Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành công trình xây dựng cơ bản ở chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hóa

Khối lượng chứng từ tại Chi nhánh là rất lớn bao gồm chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng Chi nhánh và chứng từ phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tại các đội. Tại văn phòng Chi nhánh hay các đội đều có trình tự luôn chuyển chứng từ theo quy định của Bộ tài chính. Tuy nhiên các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ chi phí sản xuất trong tháng không được sắp xếp theo từng công trình riêng biệt. Để phục vụ tốt hơn cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì hàng tháng kế toán cần sắp xếp chứng từ theo từng công trình riêng biệt, tránh ghi nhầm, ghi thiếu. Mỗi quý kế toán Chi nhánh xuống các đội kiểm tra tình hình hoạt động của đội nói chung cũng như tình hình luôn chuyển chứng từ nói riêng một lần. Sau một quý lượng chứng từ tại các đội là rất lớn, thời gian chứng từ phát sinh đã dài, vì vậy việc kiểm tra chứng từ kế toán không đạt được độ chính xác cao. Chi nhánh nên định kỳ hàng tháng kiểm tra chứng từ kế toán nhằm phát hiện những sai sót sớm, tránh thiệt hại trong sản xuất.

doc60 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành công trình xây dựng cơ bản ở chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh sử dụng TK 627 Kết cấu TK 627. Bên Nợ: - Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ (tiền lương công nhân quản lý đội, trích BHXH, BHYT, KPCĐ). Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Phân bổ TK 627 không có số dư cuối kỳ. TK 627 được mở chi tiết. - TK 6271: Chi phí nhân viên - TK 6272: Chi phí vật liệu - TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. - TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định. - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. - TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Trình tự hạch toán cụ thể: Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất chung kế toán ghi: Nợ TK 627 (chi tiết) Có TK152, 153. Định kỳ căn cứ vào bảng khấu hao tài sản cố định, kế toán chi phí sản xuất tính chi phí khấu hao cho sản xuất chung. Nợ TK 627 (6274) Có TK 214 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và căn cứ khoản trích theo lương, kế toán chi phí sản xuất tính chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý. Nợ TK 627 (Chi tiết) Có TK 334 Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý. Có TK 338 Trích 19% trên tổng tiền lương phải trả (công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý). Căn cứ vào các phiếu chi phát sinh các khoản chi phí bằng tiền khác, kế toán ghi: Nợ TK627 (chi tiết) Có TK 111, 112, 141 Khi phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung như: Nguyên vật liệu thừa nhập lại kho, kế toán ghi: Nợ TK 152, 111, 138 Có TK 627 (chi tiết) Các khoản chi phí mua ngoài như Tiền điện, nước… Nợ TK 627 Nợ TK 133 Có TK 111, 113, 331 2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá. 2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá việc thanh toán sản phẩm xây dựng hoàn thành là theo điểm dừng kỹ thuật, kỳ tính giá thành xây dựng hoàn thành là quý. Do đó, để xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối quý - khối lượng dở dang cuối quý là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định. Công thức tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Giá trị thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Xây dựng dở dang đầu kỳ + giá trị thực tế phát sinh trong kỳ x Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ + giá trị dự toán của khối lượng xây lắp lượng xây lắp dở dang cuối kỳ VD: Công trình Cầu tào xuyên Giá trị thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = 167.428.598 + 19.457.716.000 x 870.152.369 18.421.002.314 + 870.152.369 = 885.217.414đ 2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp * Đối tượng tính giá thành sản phẩm Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá dựa trên cơ sở đối tượng tập hợp cho phí, đối tượng tính giá thành cuối cùng là từng công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên do đặc điểm của ngành xây lắp là quy trình sản xuất phức tạp, liên tục, thời gian sản xuất kéo dài qua nhiều kỳ nên đối tượng tính giá thành nhỏ nhất là từng giai đoạn công việc hoàn thành. Đối với các đơn đặt hàng thì toàn bộ chi phí liên quan tới thi công lắp đặt đơn đặt hàng đó đều được tập hợp theo đơn đặt hàng. Khi đơn đặt hàng hoàn toàn thì số chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Đối với phần việc tính giá thành thực tế thì đối tượng là từng phần việc có kết cấu riêng, dự toáng riêng và đạ tới một điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo quy định trong hợp đồng. * Phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm: Chi nhánh công ty cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng công trình. Toàn bộ chi phí phát sinh thực tế cho từng công trình từ khi khởi công xây dựng cho đến khi hoàn thành bàn giao chính là giá thực tế của công trình đó. Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá trị khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Tuy nhiên, ngoài việc tính giá thành khi công trình đã hoàn thành, cuối mỗi quý Chi nhánh phải tính cả khối lượng công tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công trình xây lắp trong kỳ báo cáo được xác định theo công thức VD: Giá thành thực tế công việc hoàn thành: = 167.428.598 + 19.457.716.000 - 855.217.414 = 18.769.927.180đ 3. Sổ sách liên quan: - Phiếu xuất kho - Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Bảng tổng hợp xuất vật tư - Bảng phân bổ NVL, CCDC. - Bảng phân bổ tiền lương. - Bảng kê chi phí khấu hao và trích sửa chữa lớn TSCĐ. - Bảng kê dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. - Bảng phân bổ khấu hao và trích trước sửa chữa lớn. - Sổ chi tiết các TK 621, 622, 623, 627, 154 - Bảng tính giá thành công trình, hạng mục công trình. Và một số sổ sách khác có liên quan 4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ của kế toán chi phí và tính giá thành tại Chi nhánh Bảng tổng hợp xuất NVL, CCDC, Bảng phân bổ tiền tiền lương… Chứng từ ghi sổ Bảng cân đối kế toán Sổ cái TK 621, 622, 623,627, 154 Các báo cáo kế toán Thẻ tính giá thành Sổ chi tiết TK 621,622,627 Bảng tổng hợp chi phí Sổ đăng ký CTGS Chú ý: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu phức tạp * Từ cách tập hợp trên Chi nhánh có cách vào sổ như sau: Phiếu xuất kho: Dùng để theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hành hoá xuất kho cho các đội, các bộ phận sử dụng của Chi nhánh công ty, dùng làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phía bên trái của phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của đơn vị, bộ phận xuất kho. Phiếu xuất kho lập được cho nhiều hoặc một thứ vật tư, công cụ, dụng cụ… cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng. Khi lập phiếu xong phải ghi rõ họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận); số ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và kho xuất vật tư, công cụ, dụng cụ. - Cột A, B, C: ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất, đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ… Ví dụ: Xi măng Bỉm Sơn, đơn vị tính: tấn - Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu) như xuất xi măng với số lượng 30 tấn. - Cột 3, 4: kế toán ghi đơn giá và tính thành tiền của từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ. Đơn giá xi măng = 712.000/tấn. Thành tiền (cột 4 = cột 3 x cột 2) = 30 x 712.000 = 21.360.000 Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của vật tư, công cụ, dụng cụ… thực tế đã xuất kho. Dòng “Tổng số tiền ghi bằng chữ”: Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho lập thnàh 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần). Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt (ghi rõ họ tên) giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng Đơn vị: Cn ctcp cđ&xd tại thanh hoá Địa chỉ: Thiệu Đô-Thiệu Hoá Thanh Hoá Mẫu số: 02 - VT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính Phiếu xuất kho Ngày 20 tháng 06 năm 2008 Số: 27 Tên người nhận: Anh Cường Địa chỉ: Đội thi công Cửa Đạt Lý do xuất kho: Thi công công trình Cửa Đạt Xuất tại kho: Chị Quế. STT Diễn giải Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C 1 2 3 4 1 Xi măng bỉm sơn Tấn 30 712.000 21.360.000 2 Thép f6 ữf8 Kg 2000 7.220 14.440.000 3 Xuất Dầu Diezel Lít 100 4.827,27 482.727 4 Xuất Dầu máy Lít 80 13.500 1.080.000 Cộng 37.362.727 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Ba mươi bảy triệu, ba trăm sáu hai nghìn, bảy trăm hai bảy đồng chẵn. Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Xuất ngày 20 tháng 06năm 2008 Trong quá trình thi công, kế toán Chi nhánh theo dõi việc nhập, xuất vật tư để vào bảng kê vật tư Bảng kê phiếu nhập Tác dụng: dùng để theo dõi những lần nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Căn cứ ghi: Căn cứ vào các phiếu nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Phương pháp ghi: - Cột A, B: ghi số hiệu và ngày tháng của chứng từ - Cột C: ghi tên quy cách, nhãn hiệu vật tư - Cột D: ghi đơn vị tính của vật tư Ví dụ: xi măng Bỉm Sơn, đơn vị tính là Tấn - Cột 1: ghi số lượng nhập - Cột 2, 3: ghi đơn giá và thành tiền của vật tư nhập vào Ví dụ: xi măng số lương nhập 30 tấn, đơn giá 712.000 Cột 3 = cột 1 x cột 2 = 30 x 712.000 = 21.360.000 Bảng kê phiếu nhập Quý II năm 2008 Chứng từ Tên, quy cách, nhãn hiệu vật tư Đơn vị tính Số lượng nhập Đơn giá Thành tiền SH NT A B C D 1 2 3 27 20/06 Nhập Xi măng Bỉm Sơn Tấn 30 712.000 21.360.000 27 20/06 Nhập Thép f6 ữf8 Kg 2000 7.220 14.440.000 27 20/06 Nhập dầu diezel do Lit 100 4.827,7 4.827.270 27 20/06 Nhập dầu máy Lit 80 13.500 1.080.000 ………………………. Tổng 11.654.327.086 Người lập Kế toán trưởng Từ các phiếu xuất kho lập được bảng kê phiếu xuất Bảng kê phiếu xuất dùng để theo dõi lượng vật tư xuất kho trong kỳ - Cột A, B, C: ghi số hiệu, ngày tháng chứng từ và tên quy cách, nhãn hiệu vật tư xuất trong kỳ. - Cột D: ghi đơn vị tính của vật tư - Cột 1, 2,3: ghi số lượng, đơn giá và thành tiền của vật tư xuất kho trong kỳ Ví dụ: xuất xi măng số lương nhập 30 tấn, đơn giá 712.000 Cột 3 = cột 1 x cột 2 = 30 x 712.000 = 21.360.000 Đơn vị: Chi nhánh ct cp CĐ & XD tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Bảng kê phiếu xuất Quý II năm 2008 Chứng từ Tên, quy cách, nhãn hiệu vật tư Đơn vị tính Số lượng xuất Đơn giá Thành tiền SH NT A B C D 1 2 3 27 20/06 Xuất Xi măng Bỉm Sơn cho công trình Cửa Đạt Tấn 30 712.000 21.360.000 27 20/06 Xuất Thép f6 và f8 cho công trình Cửa Đạt Kg 2000 7.220 14.440.000 27 20/06 Xuất dầu diezel cho công trình Cửa Đạt Lit 100 4.827,27 4.827.270 27 20/06 Xuất dầu máy cho công trình Cửa Đạt Lit 80 13.500 1.080.000 ………………………. Tổng 8.981.034.390 Người lập Kế toán trưởng Bảng phân bổ tiền lương Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương do kế toán tiền lương cung cấp, kế toán chi phí sản xuất tiến hành các nghiệp vụ cần thiết để tính chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình hay hạng mục công trình - Cột A: ghi số thứ tự - Cột B: Ghi tên các tổ cần phân bổ - Cột 1: ghi tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất - Cột 2: ghi tiền lương công nhân quản lý - Cột 3: ghi số tiền tổng cộng. Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & XD tại thanh hoá Địa chỉ: thiêu đô- thiệu hoá- thanh hoá Bảng phân bổ tiền lương Công trình Cửa Đạt Quý II năm 2008 STT Tên công trình Tiền lương công nhân trực tiếp Tiền lương công nhân quản lý Tổng A B 1 2 3 1 Tiền lương tổ 1 150.470.870 25.700.750 176.171.620 2 Tiền lương tổ 2 45.000.000 8.780.000 53.780.000 ................. … … … Tiền lương tổ 5 30.750.000 8.300.280 39.050.280 …………... … … … Tổng 1.297.343.797 96.450.280 1.393.794.077 Người lập Kế toán trưởng Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phát sinh thì hạch toán vào tài khoản có liên quan. Cuối tháng kế toán đội lập các bảng kê như sau: Bảng kê chi phí khấu hao và trích trước sửa chữa lớn TSCĐ Tác dụng: tập hợp chi phí khấu hao và trích trước sửa chữa lớn TSCĐ Phương pháp ghi: - Cột A, B: ghi số thứ tự và tên máy thi công - Cột 1: ghi mức khấu hao của từng loại máy thi công Ví dụ: máy ủi mức khấu hao là 2. 530.000đ - Cột 2: ghi số tiền trích trước để sửa chữa lớn máy thi công Ví dụ: máy ủi là 870.000đ - Cột 3: ghi tổng số tiền = cột 1 + cột 2 Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: 95- trường thi - tp thanh hoá Bảng kê chi phí khấu hao và trích sửa chữa lớn tscđ Quý II năm 2006 STT Tên máy thi công Mức khấu hao Trích trước Tổng A B 1 2 3 1 Máy ủi 2.530.000 870.000 3.400.000 2 Máy xúc đào 5.400.000 2.768.000 8.168.000 ................ Cộng 280.371.000 Người lập Kế toán trưởng Bảng kê dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung - Cột A: ghi số thứ tự. - Cột B, C: ghi số hiệu và ngày tháng của chứng từ - Cột D: ghi nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Cột E, G: ghi số hiệu tài khoản Nợ và tài khoản Có - Cột 1: ghi số tiền như tiền điện, nước 2.050.000đ - Cột E: ghi chú. Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Bảng kê dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Quý II năm 2008 STT Chứng từ Diễn giải Số Hiệu TK Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có A B C D E G 1 E 1 14 10/06 Tiền điện, nước 6277 111 2.050.000 2 26 21/06 Chi phí khác 6278 111 743.000 ............... Cộng 8.680.000 Người lập Kế toán trưởng Kế toán tập hợp các chứng từ gốc và các bảng kê lập bảng tổng hợp xuất vật tư, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng công trình. Lập xong đối chiếu với sổ chi tiết. Bảng tổng hợp kê xuất vật tư Từ bảng kê xuất vật tư kế toán đội vào bảng tổng hợp xuất vật tư Bảng tổng hợp xuất vật tư dùng để theo dõi tình hình xuất vật tư của công ty. Bản này được chia thành 7 cột và phương pháp ghi sổ các cột như sau: - Cột A, B: ghi số hiệu và ngày tháng của chứng từ liên quan đến xuất vật tư. - Cột C: ghi tên , quy cách, nhãn hiệu vật tư - Cột D: ghi đơn vị tính của các loại vật tư xuất - Cột 1: ghi số lượng vật tư xuất - Cột 2: ghi đơn giá của vật tư xuất - Cột 3: thành tiền: cột 3 = cột 1 x cột 2 Ví dụ: ngày 26/06 xuất xi măng 30 tấn đơn giá 712.000đ/ tấn theo phiếu xuất kho số 27. Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Bảng tổng hợp xuất vật tư Công trình Cửa Đạt Quý II năm 2008 Chứng từ Tên, quy cách, nhãn hiệu vật tư Đơn vị tính Số lượng xuất Đơn giá Thành tiền SH NT A B C D 1 2 3 27 20/06 Xuất Xi măng Bỉm Sơn Tấn 30 712.000 21.360.000 27 20/06 Xuất Thép f6 ữf8 Kg 2000 7.220 14.440.000 27 20/06 Xuất dầu diezel Lit 100 4.827,27 4.827.270 27 20/06 Xuất dầu máy Lit 80 13.500 1.080.000 ......................... Cộng 8.981.034.390 Người lập Kế toán trưởng Bảng phân bổ NVL, CCDC Nhằm mục đích phân bổ chi phí NVL, CCDC trong kỳ cho từng công trình, hạng mục công trình. Căn cứ vào các bảng tổng hợp xuất NVL, CCDC và các chứng từ khác có liên quan. Cột A: ghi số thứ tự của các đối tượng Cột B: ghi nợ, có các TK. Cột 1, 2: ghi giá hạch toán và giá thực tế của TK 152 Cột 3, 4: ghi giá hạch toán và giá thực tế của TK 153 Bảng phân bổ nvl, ccdc Quý II năm 2008 STT Ghi có TK Ghi nợ TK TK 152 TK 153 HT Thực tế HT Thực tế A B 1 2 3 4 1 TK 621 Công trình Cửa Đạt Công trình thuỷ điện Sê San … 53.649.386.481 8.981.034.390 8.050.536.840 … 2 TK 623 Công trình Cửa Đạt Công trình thuỷ điện Sê San … 6.369.153.214 711.431.000 1.256.012.365 … 3 TK 627 Công trình Cửa Đạt Công trình thuỷ điện Sê San … 776.814.306 100.240.000 110.272.000 … 85.487.624 10.425.000 13.587.243 … Tổng 60.795.354.000 85.487.624 Người lập Kế toán trưởng Bảng thanh toán lương Bảng thanh toán tiền lương được lập dựa trên bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ để thanh toán lương, phụ cấp, các khoản thu nhập làm thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp đồng thời là thống kê về lao động tiền lương. - Cột A, B, C: ghi số thứ tự, họ tên, bậc lương của cán bộ công nhân viên - Cột 1: ghi tiền lương được lĩnh - Cột 2: ghi số tiền tạm ứng kì 1 của cán bộ công nhân viên - Cột 3: trừ BHXH vào lương của cán bộ công nhân viên với tỷ lệ quy định là 5% tính trên mức lương được lĩnh ( cột 3 = cột 1 x 5%) ví dụ: Ông Dương Cao Cường có mức lương được lĩnh là: 1.345.000đ nên ông phải nộp BHXH là 1.345.000 x 5% = 67.250đ - Cột 4: trừ BHYT vào lương của cán bộ công nhân viên với tỷ lệ quy định là 1% tính trên mức lương được lĩnh (cột 4 = cột 1 x 1%) - Cột 5: ghi số tiền còn được lĩnh ở kỳ 2 Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Bảng thanh toán lương Tháng 06 năm 2008 Công trình Cửa Đạt TT Họ và tên Bậc lương Lương được lĩnh Tạm ứng kỳ 1 Trừ BHXH Trừ BHYT Còn lĩnh A B C 1 2 3 4 5 1 DươngCao Cường Kỹ sư 1.345.000 500.000 67.250 13.450 764.300 2 Vũ Đình Tư 4/7 784.000 500.000 39.200 7.840 236.960 3 Ngô Văn Hoà 3/7 788.000 500.000 39.400 7.880 240.720 ..................... Tổng 1.393.794.077 59.862.190 11.879.438 623.331.449 Người lập Kế toán trưởng thủ trưởng đơn vị Bảng phân bổ khấu hao và trích trước chi phí sửa chữa lớn : Dùng để phân bổ số khấu hao và chi phí trích trước sửa chữa lớn cho các đối tượng sử dụng tài sản cố định hàng tháng. - Cột A, B : ghi số thứ tự và nội dung phân bổ và trích trước chi phí sửa chữa lớn. - Cột 1: ghi mức khấu hao - Cột 2: ghi số tiền trích trước chi phí sửa chữa lớn - Cột 3: ghi tổng số tiền = cột 1 + cột 2 Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Bảng phân bổ khấu hao và trích trước chi phí sửa chữa lớn Quý II năm 2008 STT Tên máy thi công Mức khấu hao Trích trước Tổng A B 1 2 3 1 Hố móng bờ phải Đập chính 53.281.600 7.538.400 60.820.000 2 Đường RO5 6.780.000 1.478.000 8.258.000 ....................... Cộng 280.371.000 Người lập Kế toán trưởng Đồng thời kế toán tiến hành vào sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 623, 627 (chi tiết cho từng công trình) Sổ chi tiết các tài khoản Căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan như phiếu xuất kho, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ và trích trước chi phí sửa chữa lớn… - Cột A, B: ghi số hiệu và ngày tháng chứng từ. - Cột C: ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chứng từ, xác định số dư đầu kì, cộng luỹ kế từ đầu quý và xác định số dư cuối kì - Cột 1, 2: ghi số tiền phát sinh nợ, có. Cuối tháng cộng số phát sinh, tính số dư nếu dư Nợ ghi vào cột 3 hoặc dư ghi Có vào cột 4. Ví dụ: Sổ chi tiết tài khoản 621 Ngày 20/06 xuất 30 tấn xi măng với tổng số tiền là 21.360.000đ Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Sổ chi tiết tk 621 Công trình Cửa Đạt Quý II năm 2008 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có A B C 1 2 3 ....................... 27 20/06 Xuất 30 tấn Xi măng Bỉm sơn 152 21.360.000 27 20/06 Xuất 2000 kg thép f6 ữf8 152 14.440.000 ………………… 30 30/06 Kết chuyển 154 7.525.857.315 Cộng 7.525.857.315 7.525.857.315 Người lập Kế toán trưởng Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá sổ chi tiết tk 622 Công trình Cửa Đạt Quý II năm 2008 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có A B C 1 2 3 ....................... 24 25/06 Trả lương cho nhân công trực tiếp sản xuất trong Chi nhánh thuộc tổ5 334 30.750.000 25 25/06 Trả lương cho CN thuê ngoài thuộc tổ 5 331 8.300.280 ………………………….. 35 30/06 Kết chuyển 154 1.154.748.421 1.154.748.421 1.154.748.421 Người lập Kế toán trưởng Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Sổ chi tiết TK 623 Công trình Cửa Đạt Quý II năm 2008 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có A B C 1 2 3 4 14 20/06 Xuất nhiên liệu cho máy thi công 152 111.431.000 15 21/06 Tiền lương công nhân điều khiển máy thi công 334 9.928.819 17 21/06 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 8.680.000 20 25/06 Chi phí khấu hao máy thi công 214 40.238.880 ........................ 36 30/06 Kết chuyển 154 939.580.231 Cộng 939.580.231 939.580.231 Người lập Kế toán trưởng Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Sổ chi tiết TK 627 Công trình: Cửa Đạt Quý II năm 2008 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có A B C 1 2 3 4 44 22/06 Trả lương nhân viên quản lý Chi nhánh, tổ 5 334 5.380.000 46 23/06 Khấu hao tài sản cố định 214 45.674.832 ... 52 30/06 Kết chuyển 154 1.043.748.500 Người lập Kế toán trưởng Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí nên căn cứ vào số liệu trên kế toán mở sổ chi tiết TK154 theo từng công trình hoặc hạng mục công trình như sau: Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Sổ chi tiết TK154 Công trình Cửa Đạt Quý II năm 2008 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có A B C 1 2 3 4 SD ĐK 152.228.198 30 30/06 K/c chi phí NVL trực tiếp 621 7.525.857.315 35 30/06 K/c chi phí nhân trực tiếp 622 1.154.748.421 36 30/06 K/c chi phí máy thi công 623 939.580.231 52 30/06 K/c chi phí sản xuất chung 627 1.043.748.500 Giá trị công trình hoàn thành 13621 10.107.082.024 Cộng chi phí phát sinh 10.663.934.470 10.107.082.024 SDCK 709.080.648 Người lập Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập các chứng từ ghi sổ cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ ghi sổ dung để tập hợp số liệu của một hoặc nhiều chứng từ kế toán có cùng nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh làm căn cứ ghi sổ kế toán Căn cứ để lập chứng từ ghi sổ là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán. Chứng từ ghi sổ do kế toán phần hành lập cho từng chứng từ kế toán hoặc cho nhiều chứng từ kế toán có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có thể lập từ các bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Chứng từ ghi sổ được lập hàng ngày hoặc lập định kì 3, 5, 10 ngày một lần tuỳ thuộc vào số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Số hiệu của chứng từ ghi sổ được đánh liên tục từ đầu năm tới cuối năm (nếu số lượng không chứng từ nhiều) hoặc từ đầu tháng đến cuối tháng (nếu số lượng chứng từ nhiều) và được lấy theo số thứ tự trong sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. - Ngày tháng của chứng từ ghi sổ là ngày lập chứng từ ghi sổ và được đăng ký vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Cột 1: Tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chứng từ kế toán. - Cột 2, 3: ghi số hiệu của TK ghi Nợ, số hiệu TK ghi Có của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Cột 4: ghi số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng quan hệ đối ứng Nợ, Có. - Cột 5: ghi chú Từ Chứng từ ghi sổ ta vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Chứng từ ghi sổ Ngày 25tháng 06 năm 2008 Số: 35 Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Xuất Xi măng cho CT Hố móng 621 152 21.360.000 Xuất thép f6 ữf8 CT Hố móng 621 152 14.440.000 Xuất dầu Diezel cho CT Hố móng 623 152 5.907.207 Tổng 41.707.207 Người lập Kế toán trưởng Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Chứng từ ghi sổ Ngày 25tháng 06 năm 2008 Số: 36 Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Xuất công cụ,dụng cụ cho CT Hố móng 627 153 6.231.253 Tổng 6.231.253 Người lập Kế toán trưởng Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Chứng từ ghi sổ Ngày 25tháng 06 năm 2008 Số: 37 Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất trong chi nhánh thuộc tổ 5 622 334 30.750.000 Trả lương cho công nhân điều khiển máy thi công thuộc tổ 5 623 334 9.928.819 Trả lương cho cán bộ quản lý thuộc tổ 5 627 334 5.380.000 Tổng 46.058.819 Người lập Kế toán trưởng Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Chứng từ ghi sổ Ngày 25tháng 06 năm 2008 Số: 38 Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Chi phí khấu hao máy thi công 623 214 40.238.880 Chi phí khấu hao TSCĐ 627 214 45.674.832 Tổng 85.913.712 Người lập Kế toán trưởng Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Chứng từ ghi sổ Ngày 25 tháng 06 năm 2008 Số: 39 Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Chi phí mua ngoài 623 331 8.680.000 Trả lương cho công nhân thuê ngoài thuộc tổ 5 622 331 8.300.280 Tổng 16.980.280 Người lập Kế toán trưởng Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Từ các chứng từ ghi sổ trên là căn cứ để kế toán vào sổ đăng ký CTGS Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để đăng ký tất cả các chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh. - Cột A, B: ghi số hiệu, ngày tháng, của chứng từ ghi sổ. Số hiệu của chứng từ ghí sổ được đánh liên tục từ đầu tháng đến cuối tháng - Cột 1: ghi tổng số tiền của chứng từ ghi sổ. - Cuối trang sổ phải cộng số luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ phải ghi số cộng trang trước chuyển sang. Cuối tháng, cuối quý phải cộng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ số liệu này phải bằng tổng số phát sinh Nợ và bằng tổng số phát sinh Có cuối tháng, cuối quý trên bảng cân đối số phát sinh. Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Quý II năm 2008 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền SH NT SH NT A B 1 A B 1 .................... 35 25/06 41.707.207 36 25/06 6.231.253 37 25/06 46.058.819 38 25/06 85.913.712 39 25/06 16.980.280 .................... Cộng tháng 06 10.663.934.467 ..................... Lập tháng 06năm 2008 Người lập Kế toán trưởng Sổ cái các tài khoản Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cuối quý kế toán tổng hợp vào sổ cái các TK621,TK622,TK623,TK627 tại từng đội. Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tổng hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế quy định trong hệ thống tài khoản kế toán nhằm kiểm tra sự biến động của từng loại tài sản, nguồn vốn, nguồn kinh phí trong đơn vị. Số liệu trên sổ cái được đối chiếu với số liệu trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết. Số liệu trên Sổ cái dùng để lập bảng cân đối số phát sinh và các báo cáo tài chính khác. - Căn cứ duy nhất để ghi vào Sổ cái là chứng từ ghi sổ đã đăng ký trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ cái được đóng thành quyển để ghi cho cả năm và mở riêng cho từng tài khoản, mỗi tài khoản cấp 1, cấp 2 được mở một trang hoặc một số trang tuỳ theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của tài khoản đó nhiều hay ít. - Cột A, B: ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi sổ. - Cột C: ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ ghi sổ. - Cột 1: ghi số hiệu tài khoản đối ứng Nợ hoặc đối ứng có với tài khoản này. - Cột 2, 3: ghi số tiền Nợ hoặc Có của tài khoản. Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Sổ cái TK 621 Công trình: Cửa Đạt Quý II năm 2008 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có A B C 1 2 3 ....................... 35 25/06 Xuất 30tấn Xi măng Bỉm sơn 152 21.360.000 35 25/06 Xuất 2000 kg thép f6 ữf8 152 14.440.000 ………………… 55 30/06 Kết chuyển 154 7.525.857.315 Cộng 7.525.857.315 7.525.857.315 Người lập Kế toán trưởng Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Sổ cái TK 622 Công trình: Cửa Đạt Quý II năm 2008 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có A B C 1 2 3 ....................... 37 25/06 Trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất trong chi nhánh thuộc tổ 5 334 30.750.000 39 25/06 Trả lương cho công nhân thuê ngoài thuộc tổ 5 331 8.300.280 ………………… 55 30/06 Kết chuyển 154 1.154.748.421 Cộng 1.154.748.421 1.154.748.421 Người lập Kế toán trưởng Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Sổ cái TK 623 Công trình: Cửa Đạt Quý II năm 2008 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có A B C 1 2 3 ....................... 38 25/06 Chi phí khấu hao máy thi công 214 40.238.880 25/06 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 8.680.000 ………………… 55 30/06 Kết chuyển 154 939.580.231 939.580.231 939.580.231 Người lập Kế toán trưởng Đơn vị: chi nhánh ct cp cđ & xd tại thanh hoá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Sổ cái TK 627 Công trình: Cửa Đạt Quý II năm 2008 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có A B C 1 2 3 ....................... 37 25/06 Trả lương nhân viên quản lý Chi nhánh, tổ 5 334 5.380.000 38 25/06 Khấu hao tài sản cố định 214 45.674.832 ………………… 55 30/06 Kết chuyển 154 1.043.748.500 Cộng 1.043.748.500 1.043.748.500 Người lập Kế toán trưởng Sau khi lập chứng từ ghi sổ cho các nghiệp vụ kết chuyển chi phí sản xuất vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành vào sổ cái TK 154 để theo dõi. Đơn vị: chi nhánh cty cp cơ điện & XD thanh hoá Địa chỉ: Thiệu Đô- Thiệu Hoá- Thanh Hoá Sổ cái TK 154 Quý II năm 2008 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có A B C 1 2 3 4 DD ĐK 3.237.782.398 107 30/06 K/c chi phí CT Cửa Đạt 10.663.934.467 108 30/06 K/c chi phí CT thuỷ điện Sê San 7.578.490.320 ... Giá thành khối lượng công trinh hoàn thành 632 35.748.536.862 Cộng 34.927.541.681 35.748.536.862 DDCK 2.416.787.218 Người lập Kế toán trưởng Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Sau khi có số liệu ở sổ chi tiết TK 154 và phương pháp tính giá thành sản phẩm đã định, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất và bảng tính giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành trong kỳ.Bảng tổng hợp chi phí sản xuất là căn cú để lập nên thẻ tính giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành trong kỳ. - căn cứ vào Sổ chi tiết TK 154 để lập bảng tổng hợp chi phí - Cột 1: ghi khoản mục các quý - Cột 2, 3, 4, 5: ghi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung của tưngf công trình, hạng mục công trình. - Cột 6: ghi tổng công số tiền Đơn vị: chi nhánh cty cp cơ điện & XD thanh hoá Địa chỉ: Thiệu Đô- Thiệu Hoá- Thanh Hoá Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Công trình Cửa Đạt 2 quý đầu năm 2008 Khoản mục Quý Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sản xuất chung Tổng 1 2 3 4 5 6 I 5.391.255.693 1.153.238.781 836.325.593 907.962.443 8.288.782.510 II 7.525.857.315 1.154.748.421 939.580.231 1.043.748.500 10.663.934.467 Tổng 12.917.113.008 2.307.987.202 1.775.905.824 1.951.710.943 18.952.716.977 Người lập Kế toán trưởng Bảng tính giá thành công trình, hạng mục công trình Dùng để tính giá thành từng công trình, hạng mục công trình - Cột 1: ghi số thứ tự - Cột 2: ghi tên công trình, hạng mục công trình - Cột 3: ghi chi phí dở dang đầu kỳ - Cột 4 đến cột 7: ghi chi phí phát sinh trong kỳ như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. - Cột 8: ghi tổng cộng chi phí phát sinh trong kỳ - Cột 9: ghi chi phí dở dang cuối kỳ - Cột 10: ghi giá vốn của công trình, hạng mục công trình Đơn vị: CHI NHáNH CÔNG TY Cổ PHầN CƠ ĐIệN Và XÂY DựNG TạI THANH HOá Địa chỉ: thiệu đô- thiệu hoá- thanh hoá Bảng tính giá thành công trình, hạng mục công trình 2 quý đầu năm 2008 TT Tên công trình, hạng mục công trình CPDD ĐK Chi phí phát sinh trong kỳ CPDDCK Giá vốn CPNVLTT CPNCTT CPSDMTC CPSXC Tổng CP 1 Công trình Cửu Đạt 152.228.198 12.917.113.008 2.307.987.202 1.775.905.824 1.951.710.943 18.952.716.977 709.080.641 18.405.864.534 2 Công trình thuỷ điện SêSan 136.749.635 8.050.356.840 1.954.600.000 1.714.259.800 1.794.517.285 13.513.733.925 541.357.850 13.109.125.710 ... ... ... ... Tổng 3.986.170.257 53.649.386.481 10.279.801.360 6.684.743.135 12.635.715.233 83.249.646.209 14.657.458.729 72.578.357.737 Người lập Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Kế toán trưởng Phần III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây dựng cơ bản ở chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh hoá I- Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây dựng cơ bản ở chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại thanh hoá. 1. Ưu điểm: Qua thời gian thực tập ở Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá em đã thu hoạch được nhiều điều về thực tiễn công tác kế toán, đặc biệt là tổ chức kế hoạch tại doanh nghiệp xây lắp - một ngành sản xuất đặc biệt có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với đề tài "Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành công trình xây dựng cơ bản" em đã tìm hiểu công tác quản lý, công tác kế toán nói chung cũng như công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây dựng cơ bản nói riêng. Em nhận thấy: - Công ty thực hiện cơ chế đấu thầu theo quyết định 60/BXD/VTK ngày 30/3/1994 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. - Công ty thực hiện hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ theo đúng quy định. - Bộ máy kế toán gọn nhẹ, quy định làm việc khoa học, cán bộ kế toán được bố trí hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn và luôn luôn có trách nhiệm với công việc được giao. Việc hạch toán nội bộ có hiệu quả góp phần đắc lực vào công tác quản lý của Chi nhánh - Tổ chức công tác kế toán nói chung: Hệ thống chứng từ ban đầu, hệ thống sổ sách, báo cáo được tổ chức hợp pháp, hiệu quả kinh tế cao. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình XDCB được xác định phù hợp với đặc điểm của đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình XDCB, với yêu cầu và khả năng của chi nhánh. Trong kinh doanh xây dựng cơ bản hình thức trả lương theo thời gian không còn phù hợp nữa. Một số năm gần đây các doanh nghiệp xây dựng cơ bản cũng đã áp dụng hình thức khoán sản phẩm. Đây là hình thức quản lý hợp lý, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, tiền vốn và hạ giá thành sản phẩm. Phương pháp khoán sản phẩm trong xây dựng cơ bản tạo điều kiện gắn liền lợi ích vật chất từng tổ, đội, công nhân trên cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo và khả năng hiện có của chi nhánh. Chi nhánh áp dụng hình thức giao khoán xuống các đội xây dựng, hình thức này là một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với tình hình thực tế của Chi nhánh, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và tăng cường quản trị của chi nhánh. Về vật tư: Chi nhánh chịu trách nhiệm mua sắm vật tư cho thi công các công trình đúng thủ tục theo chế độ hiện hành. Về máy thi công: Chi nhánh tổ chức các đôị quản lý máy thi công riêng biệt để điều động máy thi công cho từng công trình, sau khi đã hoàn thành công việc được giao máy thi công sẽ được chuyển về kho bảo dưỡng để tiếp tục điều động cho các công trình khác. 2. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trong công tác quản lý, chi nhánh còn tồn tại những nhược điểm: - Đối với nhân công: Do đặc điểm sản xuất của ngành, Chi nhánh có khối lượng công nhân lớn, bộ máy quản lý nhỏ nên việc quản lý toàn diện các công việc không được đảm bảo. Một số khâu bị buông lỏng như: Việc bảo đảm an toàn lao động. - Về hạch toán chi phí sản xuất: Chi nhánh áp dụng việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán xây lắp hiện hành. Trong quá trình hạch toán, chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình theo các TK nên đã ảnh hưởng đến hậu quả phản hồi của thông tin kế toán trong việc so sánh với giá dự toán thi công đã lập. Ngoài những tồn tại đã nêu ở trên còn một số điểm lưu ý khác trong phần hạch toán cụ thể. Em xin trình bày những tồn tại đó và nêu ra phương hướng hoàn thiện. II- Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây dựng cơ bản ở chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại thanh hoá. 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây dựng cơ bản. 1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện. Trong cơ chế thị trường hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhiều hình thức khác nhau. Để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường đòi hỏi sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ về mặt chất lượng, kỹ thuật, thoả mãn được nhu cầu của khách hàng và đem lại cho doanh nghiệp một lợi nhuận tối đa, đó là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Để đạt được hiệu quả cao nhất với số lượng yếu tố đầu vào nhất định thì đòi hỏi công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng quan trọng đối với công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và trong ngành xây dựng cơ bản nói riêng. Việc tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm không những góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác nhằm tạo ra được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong tình hình quản lý và cấp phát vốn. Đó là một trong những vấn đề cần thiết cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi từ khâu dự toán đến khâu thực hiện thì nhà quản trị doanh nghiệp phải thu thập các thông tin về tình hình chi phí một cách chi tiết, cụ thể nhằm thu được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh. Để từ đó đưa ra những biện pháp tích cực nhằm giảm bớt chi phí không cần thiết, khai thác các tiềm năng trong Chi nhánh. Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp chủ yếu các thông tin phục vụ cho công tác quản lý, do vậy nó có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. 1.2. Nguyên tắc hoàn thiện. Việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: - Việc hoàn thiện phải phù hợp với các chính sách kinh tế, tài chính, chế độ kế toán hiện hành và bộ máy kế toán của xí nghiệp. - Việc hoàn thiện phải phù hợp đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Phải căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm để từ đó vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản, áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành. Tính toán chính xác và phân bổ cho các đối tượng chi phí hợp lý. - Việc hoàn thiện phải đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả. Tổ chức hạch toán cũng như mở sổ sách phù hợp để phản ánh một cách chính xác tình hình chi phí và tính giá thành. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán trong doanh nghiệp mình để đáp ứng được nhu cầu quản lý kinh tế đạt hiệu quả kinh tế cao. 1.3. ý nghĩa của việc hoàn thiện. Việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp không chỉ giúp cho công tác kế toán mà còn giúp cho công tác quản lý chung của Chi nhánh, do đó nó có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nhằm mục đích kiểm tra các chứng từ thông qua việc hoàn thành khâu hạch toán ban đầu, phát hiện kịp thời và ngăn chặn những sai phạm trong chính sách kinh tế tài chính. Hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Xác định một cách đúng đắn, chính xác các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để từ đó xác định giá thành sản phẩm xây lắp. Là cơ sở để xác định đúng đắn các nội dung phạm vi cấu thành nên giá thành sản phẩm. Bên cạnh những ý nghĩa đã nêu ở trên thì việc hoàn thiện còn giúp ta tìm ra được những chi phí phát sinh không hợp lý để từ đó tìm ra được những biện pháp loại trừ nhằm xác định chính xác các chi phí sản xuất phát sinh, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm xây lắp. 2. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây dựng cơ bản ở Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá. 2.1. Hoàn thiện hạch toán ban đầu. Khối lượng chứng từ tại Chi nhánh là rất lớn bao gồm chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng Chi nhánh và chứng từ phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tại các đội. Tại văn phòng Chi nhánh hay các đội đều có trình tự luôn chuyển chứng từ theo quy định của Bộ tài chính. Tuy nhiên các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ chi phí sản xuất trong tháng không được sắp xếp theo từng công trình riêng biệt. Để phục vụ tốt hơn cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì hàng tháng kế toán cần sắp xếp chứng từ theo từng công trình riêng biệt, tránh ghi nhầm, ghi thiếu. Mỗi quý kế toán Chi nhánh xuống các đội kiểm tra tình hình hoạt động của đội nói chung cũng như tình hình luôn chuyển chứng từ nói riêng một lần. Sau một quý lượng chứng từ tại các đội là rất lớn, thời gian chứng từ phát sinh đã dài, vì vậy việc kiểm tra chứng từ kế toán không đạt được độ chính xác cao. Chi nhánh nên định kỳ hàng tháng kiểm tra chứng từ kế toán nhằm phát hiện những sai sót sớm, tránh thiệt hại trong sản xuất. 2.2. Hoàn thiện phương pháp hạch toán chi phí nhân công. Nhân công xây lắp của Chi nhánh bao gồm nhân công thuộc biên chế và nhân công thuê ngoài. Để theo dõi các khoản phải trả công nhân viên thuộc biên chế, kế toán chi nhánh sử dụng TK 334 "Phải trả công nhân viên". Để theo dõi các khoản phải trả công nhân thuê ngoài, kế toán sử dụng TK 331 "Phải trả khách hàng". Khi hạch toán như vậy ta có thể thấy rõ được chi phí trả cho công nhân trực tiếp của từng công trình tránh tình trạng nhầm lẫn, khó tách biệt giữa chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí khác như: chi phí vật liệu, dịch vụ mua ngoài,...có hạch toán ở TK 331. Để khắc phục nhược điểm này Chi nhánh nên theo dõi toàn bộ các khoản phải trả công nhân viên thuộc biên chế và ngoài biên chế trên TK 334 và mở sổ chi tiết: TK 3341: Tiền lương phải trả công nhân viên trong Chi nhánh TK3342: Tiền lương phải trả công nhân viên thuê ngoài. VD: Tháng 04 quý II năm 2008 tiền lương phải trả cho: - Công nhân trực tiếp sản xuất trong Chi nhánh thuộc tổ5: 30.750.000 - Công nhân trực tiếp sản xuất thuê ngoài thuộc tổ 5: 8.300.280 Khi đó, kế toán chi phí sản xuất theo dõi chi phí nhân công trực tiếp bằng bút toán: Nợ TK 622: 39.050.280 Có TK 334: 39.050.280 Có TK 3341: 30.750.000 Có TK 3342: 8.300.280 Việc theo dõi trên TK 334 tổng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sẽ cung cấp số liệu cho kế toán chi phí sản xuất một cách tổng hợp và chi tiết số lượng phải trả công nhân xây lắp mà công ty bỏ ra trong kỳ. 2.4. Hoàn thiện phương pháp hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Việc theo dõi chấm công cho tổ máy thi công cũng như đối với các tổ sản xuất khác là chưa hợp lý, vì trong sản xuất không phải lúc nào máy thi công cũng hoạt động. Ngoài ra cùng một máy thi công trong cùng 1 kỳ có thể tham gia thi công ở nhiều công trường. Do đó nên theo dõi hoạt động của máy thi công để làm cơ sở tính lương cho công nhân điều khiển máy thi công và tính khấu hao cho máy chính xác, hợp lý hơn theo mẫu sau: Phiếu theo dõi ca thi công Tháng 04 năm 2008 Tên xe, máy: Máy ủi Mã hiệu: E652 Nước sản xuất: Nga Biển đăng ký ( Nếu có): Công xuất, trọng tải: Ngày Đối tượng sử dụng Số giờ máy thực tế hoạt động Số ca máy thực tế hoạt động Chữ ký bộ phận sử dụng máy 15/04 Công trình Cửa Đạt 7 1 20/04 Công trình Cửa Đạt 5 1 ... ... ... Tổng 105 15 Phụ trách đơn vị sử dụng (ký, họ tên) Người điều khiển xe máy (ký, họ tên) Ngoài ra, máy thi công còn là một thiết bị được sử dụng thường xuyên, thời gian khấu hao ngắn và thường bị hỏng phải sửa chữa, bảo dưỡng. Nhưng Chi nhánh không tính khấu hao theo ca máy hoạt động của từng công trình mà chi phí khấu hao và trích trước sửa chữa lớn máy thi công phân bổ cho từng công trình theo giá trị của công trình đó. Việc hạch toán này là không hợp lý và làm thiệt hại cho Chi nhánh. Chi nhánh nên tính chi phí khấu hao và trích trước sửa chữa lớn máy thi công phân bổ cho công trình theo ca máy hoạt động dựa trên phiếu theo dõi ca máy thi công. Bộ (Sở):.................................... Doanh nghiệp:....................... Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công Tháng 04 năm 2008 TT Tên xe máy thi công Tổng CP phân bổ Số ca hoạt động Số CP phân bổ cho 1 ca xe Công trình Cửa Đạt .... Số ca Chi phí MTC phân bổ 2 3 4 5 = 3:4 6 7 = 5 x 6 Máy ủi 4.563.000 30 152.100 15 2.281.500 ................. Người lập bảng (chữ ký, họ tên) Lập ngày 30 tháng 04 năm 2008 Kế toán trưởng (chữ ký, họ tên) 2.5. Hoàn thiện phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung tại công ty hiện nay được phân bổ theo giá trị của công trình, việc phân bổ này theo em là chưa hợp lý, chi nhánh nên phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp, vì ở Chi nhánh chi phí cho một công trình lớn hay nhỏ phụ thuộc vào 4 khoản mục, trong đó chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thường có biến động tỷ lệ thuận với nhau, còn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công không biến động theo một tỉ lệ nào mà phụ thuộc vào quy mô, kết cấu công trình. Theo cách phân bổ này thì chi phí sản xuất chung của công trình nào thì tỉ lệ thuận với chi phí nhân công trực tiếp của công trình đó. Chi phí sản xuất chung của công trình A = Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ kỳ này x Chi phí nhân công trực tiếp của công trình A Tổng chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ VD: Tháng 04 năm 2008 Chi nhánh có số liệu: - Tổng chi phí sản xuất chung phân bổ trong tháng: 516.938.580 - Tổng chi phí nhân công trực tiếp: 1.297.343.000 - Chi phí nhân công trực tiếp của hạng mục Hố móng 794.340.000 Chi phí sản xuất chung của hạng mục Hố móng = 516.938.580 x 794.340.000= 316.512.291 1.297.343.000 Khi đó chi nhánh sử dụng bảng phân bổ chi phí sản xuất chung như sau: Bộ (Sở):.......................... Doanh nghiệp:................ Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Tháng 04 năm 2008 A. Tổng chi phí sản xuất chung phân bổ kỳ này (nợ TK 627): 516.938.580 B. Tiêu thức phân bổ (chi phí nhân công trực tiếp): 1.297.343.000 C. Tỉ lệ phân bổ: 40%. Đối tượng phân bổ Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung phân bổ 1 2 3 Hạng mục Hố móng 794.340.000 316.512.291 Hạng mục đường R05 67.549.290 27.019.716 .... .... ... Cộng 1.297.343.000 516.938.580 2.6. Hoàn thiện hạch toán giá thành phẩm. Trước khi thi công các công trình, Chi nhánh đã tiến hành dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tuy nhiên khi hoàn thành các công trình Chi nhánh chỉ có sổ theo dõi chi phí SX thực tế và giá thành thực tế của SP theo khoản mục. Việc theo dõi, so sánh giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán không được thực hiện gây khó khăn cho hạch toán nội bộ. Kế toán chi phí SX và giá thành SP nên mở sổ theo dõi giá thành thực tế và giá thành dự toán của sản phẩm theo từng công trình. Sổ theo dõi giá thành SP theo từng công trình sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình hình thực hiện dự toán của khoản mục chi phí. Thông tin này giúp các nhà quản lý so sánh kịp thời giữa chi phí thực tế với dự toán của từng khoản mục cũng như toàn bộ công trình. Qua đó phân tích, đánh giá tìm ra nguyên nhân cho việc tăng giảm chi phí để đề ra biện pháp quản lý phù hợp hơn cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, một công ty chỉ có thể tồn tại và đứng vững được khi biết kết hợp và sử dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và sự cân đối hạch toán kinh tế. Để làm được điều này thông tin kinh tế giữ vai trò quan trọng trong việc chi phối các quyết định của nhà quản trị. Nó gắn liền với công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Chi phí sản xuất luôn gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất. Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm tạo điều kiện để doanh nghiệp xác định đúng kết quả kinh doanh của mình. Vì thế sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí sản xuất cùng với việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề thực sự cần thiết và là một nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp. Yêu cầu đặt đề ra là hoàn thiện, đổi mới không ngừng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp nói riêng và trong doanh nghiệp sản xuất nói chung để thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế mới đồng thời đây cũng là một trong những phương pháp mới kêu gọi đầu tư và ký kết các hợp đồng mới. Nhận thức được vấn đề này em đã viết chuyên đề thực tập với đề tài: "Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây dựng cơ bản" ở Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá. Quá trình học tập tại trường và thực tập ở Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá em nhận thấy: Việc trau dồi kiến thức trong những năm học là rất quan trọng vì nó là những kiến thức lý luận cơ bản để tiếp thu thực tế. Đối với mọi ngành nghề, đặc biệt là đối với ngành kế toán, việc kết hợp chặt chẽ lý luận cơ bản và thực tiễn một cách linh hoạt, phù hợp mà vẫn giữ được những nguyên tắc cơ bản của lý luận. Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của Thầy cô và các anh chị trong Chi nhánh để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình để phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về những sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Thuý Ngà, người đã hướng dẫn em trong quá trình viết bài; sự giúp đỡ quý giá của anh Lê Văn Hiền, kế toán trưởng Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá cùng các thầy cô trong khoa Tài chính- kế toán và các anh chị nhân viên phòng kế toán của Chi nhánh đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này Thanh Hoá, tháng 2 năm 2009 Học sinh Mai Thị Nga

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22505.doc
Tài liệu liên quan