Sau một quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở Công ty TNHH Bác Thành nói chung và công tác kế toán TSCĐ nói riêng, em đã phần nào nắm bắt được thực tế việc tổ chức một hệ thống kế toán trong một doanh nghiệp, những công việc cần làm của một phần hành kế toán, để từ đó hiểu rõ hơn về lý luận chung.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu em đã thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán TSCĐ. Việc tổ chức quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quảvà có khoa học là nhân tố quan trọng giúp cho nhà sản xuất và kinh doanh đạt được các mục tiêu của mình. Vì vậy em đã chọn đề tài: "Tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty TNHH Bác Thành" làm đề tài nghiên cứu của mình.
Đề hòan thành khóa luận tốt nghiệp này em đã nhận được sự trợ giúp rất nhiều của thầy cô trong bộ môn, các cán bộ kế toán và phòng ban liên quan, đặc biệt là sự hướng dẫn rất nhiệt tình của cô giáo Quách Thu Thủy.
Trong quá trinh thực hiện bài viết, em đã rất cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu, song do vốn kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các cán bộ trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
63 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty TNHH Bác Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x: (844) 7535581.
Email: bacthanh@. Fpt. Vn.
Giám đốc công ty: Nguyễn Đức Kiên ( sinh năm 1956)
( Số điện thoại di động: 0923 283 795)
Công ty TNHH Bác Thành ra đời vào ngày 26 tháng 12 năm 2000 theo giấy phép ĐKKD số 0102001706 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp.
Ban đầu công ty chỉ có 3 người cán bộ, với số vốn đăng ký kinh doanh là 500000000 đồng. Công ty bắt đầu hoạt động tư vấn quản lý. Trong hoạt động tư vấn quản lý, công ty tập trung vào cung cấp dịch vụ tư vấn các hệ thống quản lý và tư vấn về tài chính kế toán.
Thông qua hoạt động về tư vấn, công ty đã tiếp cận được nhu cầu về các thiết bị kỹ thuật và vật tư cho một số ngành công nghệ. Chính vì vậy công ty đã phát triển hoạt động thương mại bao gồm từ việc chọn các nhà cung cấp trong và ngoài nước, tổ chức mua và phân phối.
Qua quá trình tư vấn cho các doanh nghiệp, công ty đã phát hiện ra một số lĩnh vực hàng tiêu dùng có thể tổ chức sản xuất và mang lại hiệu quả. Vì vậy từ giũa năm 2004 công ty đã xây dựng xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và đưa vào hoạt động từ tháng 1 năm 2005.
Để đáp ứng sự mở rộng của công ty, từ tháng 5 năm 2005 công ty đã nâng mức vốn đăng ký kinh doanh lên thành 1 000 000 000 đồng.
Cũng chính trong quá trình tư vấn cho các doanh nghiệp, công ty đã phát hiện ra nhu cầu nâng cao kỹ năng làm việc cho các hạc sinh, sinh viên,sắp hoặc vừa tốt nghiệp các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Xuất phát từ nhu cầu này, từ tháng 6 năm 2004, công ty đã nghiên cứu và phát triển dịch vụ thực hành và thực tập sinh. Trải qua ba năm từ khi phát triển dịch vụ mới này, đã có hơn 1000 học viên đã trở thành khách hàng của công ty.
Cũng chính từ dịch vụ thực hành và thực tập sinh đã đem lại thuận lợi lớn trong việc tuyển chọn và tăng cường nguồn nhân lực cho công ty.
Ban lãnh đạo của công ty đã quyết định đây sẽ là hướng phát triển ưu tiên trong nảm tới.
Để hỗ trợ cho hướng hoạt động này, công ty đang nghiên cứu nhằm phát triển dự án “ Du lịch học đường” và dự án “ Kết nối đào tạo và tuyển dụng”.
Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên cùng đồng lòng nhận thức : “ Con người là nguồn lực quan trọng nhất để sáng tạo ra mọi sự phát triển”. Và vì vậy một trong những sứ mệnh của công ty là góp phần nhỏ bé của mình cho những con người- khách hàng của công ty trở nên sáng giá hơn.
2. Các lĩnh vực đăng ký hoạt động
- Tư vấn quản lý doanh nghiệp, tư vấn quản lý dự án, tư vấn đầu tư, tư vấn chuyển giao công nghệ, tư vấn đào tạo.
- Đào tạo và dậy nghề quản lý kinh doanh, kỹ thuật công nghệ, kỹ năng giao tiếp,ngoại ngữ và tin học.
- Sản xuất buôn bán vật tư, thiết bị công nghệ, hàng tiêu dùng.
- Kiểm tra chất lượng hàng hoá, thiết bị, sản phẩm, chế tạo, công trình xây dựng.
- Giám sát thi công các công trình xây dựn.
- Thi công xây lắp các công trình xây dựng.
- Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật và dây truyền công nghệ.
- Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, cho thuê văn phòng.
- Dịch vụ quảng cáo và dịch thuật.
3. Nguồn nhân lực
- Nguồn nhân lực được phát triển liên tục, hịên tại bao gồm 85 cán bộ công nhân viên:
+ Đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng là 33 người.
+ Đã tôt nghiệp Trung cấp 18 người.
+ Kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật 34 người.
4. Phân bố nhân lực tại các bộ phận
- Ban giám đốc: có 3 người, gồm giám đốc và 2 trợ lý.
- Phòng tài chính kế toán: 2 người.
- Phòng hành chính tổ chức: 3 người.
- Trung tâm tư vấn các HTQL: 7 người.
- Trung tâm tư vấn tài chính kế toán: 5 người.
- Trung tâm thực tập sinh theo chức danh: 5 người.
- Trung tâm kế toán thực hành: 9 người.
- Phòng dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin: 3 người.
- Trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối: 21 người.
- Xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: 27 người.
5. Sơ đồ tổ chức
Ban giám đốc
Phòng KTTC
Phòng HCNS
Trung tâm kế toán thực hành
Trung tâm Tư vấn các HTQL
Trung tâm Tư vấn TCKT
Trung tâm thực tập sinh theo chức danh
Phòng DV bảo trì bảo dưỡng thiết bị
Trung tâm KD XNK và phân phối
Xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
6. Chức năng của từng bộ phận
a. Ban giám đốc chịu trách nhiệm:
- Xây dưng kế hoach phát triển.
- Xây dựng và ban hành các quy chế hoạt động.
- Xem xét và phê duỵet kế hoạch hoạt động, mục tiêu của các bộ phận trong công ty.
- Giám sát hoạt động của các bộ phận.
- Cung cấp nguồn lực: nhân lực và tài chính, trang thiết bị cho các phận…
b. Phòng Kế toán- tài chính chịu trách nhiệm:
- Thực hiện các công việc về kế toán theo quy định của nhà nước và quy chế của công ty.
- Dự thảo các kế hoạch tài chính của công tỷ tình giám đốc xem xét và cho quyết định.
- Thực hiện quản lý kế toán về tài sản, hàng hoá, doanh thu, chi phí công nợ… của công ty.
- Quản lý quỹ tiền mặt của công ty.
- Thực hiện các công tác khác về kế toán tài chính được giám đốc giao.
c. Phòng hành chính- Tổ chức chịu trách nhiệm:
- Thực hiện các công tác về hành chính của công ty.
- Giúp giám đốc xây dựng các kế hoạch về tuyển dụng.
- Quản lý hồ sơ nhân sự.
- Giúp giám đốc thực hiện các chế độ của Công ty đối với cán bộ nhân viên.
d. Trung tâm Tư vấn các HTQCL chịu trách nhiệm:
- Xây dựng và cải tiến thường xuyên dịch vụ tư vấn các HTQLCL.
- Tìm kiếm khách hàng, thương thảo các hợp đồng và trình Giám đốc xem xét, ký kết.
- Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký kết.
e. Trung tâm Tư vấn TCKT chịu trách nhiệm:
- Xây dựng và tiến thường xuyên dịch vụ tư vấn tài chính cho doanh nghiệp
- Tìm kiếm khách hàng, thương thảo các hựp đồng và trình Giám đốc xem xts, ký kết.
- Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký.
f. Trung tâm Kế toán thực hành chịu trách nhiệm:
- Phát triển các dịch vụ đào tao thực hành về kế toán doanh nghiệp.
- Thực hiện các hoạt động quản bá.
- Thực hiện đào tạo về thực hành kế toán.
g. Trung tâm Thực tập sinh theo chức danh chịu trách nhiệm:
- Xây dựng và phát triển các chương trình Thực tập sinh theo chức danh.
- Thực hiện các hoạt động quảng bá.
- Thực hiện hướng dẫn Thực tập sinh.
h. Trung tâm dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị CNTT chịu trách nhiệm:
- Thực hiện việc bảo trì các thiết bị CNTT của công ty.
- Tìm kiếm khách hàng, thương thảo, trình Giám đốc ký các hợp đồng thuộc lĩnh vực bảo trì, bảo dưỡng thiết bị CNTT.
- Thực hiện các hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị CNTT do Công ty đã ký kết với khách hàng.
i. Trung tâm kinh doanh thương mại chịu trách nhiệm:
- Tìm kiếm nhu cầu khách hàng, tìm kiếm khách hàng, lập các dự án, kế hoạch kinh doanh trình Giám đốc xem xét, quyết định.
-Tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu từ nước ngoài và nguồn hàng háo trong nước trình Giám đốc xem xét, lựa chọn các nhà cung cấp.
- Soạn thảo các dự thảo hợp đồng để Giám đốc xem xét, ký kết.
- Thực hiện các hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng mua hàng trong nước công ty đã ký kết.
-Thực hiên quản lý hàng hoá, bán hàng theo khung giá quy định, thu tiền.
- Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng.
k. Xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:
- Tìm kiếm nhu cầu khách hàng, tìm kiếm khách hàng,lập kế hoach sản xuất kinh doanh trình Giám đốc công ty xem xét, quyết định.
- Tìm kiếm nguồn cung cấp vật tư, thương thảo trình Giám đốc công ty ký kết các hợp đồng mua vật tư và các dịch vụ phục vụ cho sản xuất.
- Tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sán phẩm theo kế hoach dự kiến.
- Quản lý vật tư và thiết bị máy móc.
- Quản lý thành phẩm.
7. Những điểm nổi bật của công ty
- Các dịch vụ được phát triển lien hoàn hỗ trợ lẫn nhau tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty.
- Môi trường làm việc thúc đẩy sáng tạo, thành quả hoạt động quyết định thu nhập của nhân viên.
- Là công ty đầu tiên tạiViệt Nam phát triển dịch vụ Thực hành và Thực tập sinh.
8. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng
Nhiệm vụ chính của công tác kế toán là xây dựng hệ thống tài khoản sử dụng trong đơn vị sao cho bao quát được hết các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh theo từng đối tượng kế toán.
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định số 1141 TC/ CĐKT ban hành ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cả nước.
9. Hình thức kế toán áp dụng
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Kết hợp với việc ghi chép theo trình tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng.
Hệ thống sổ sách được áp dụng bài bản theo hướng dẫn của chế độ kế toán. Với việc ghi chép hệ thống sổ nhật ký chung được tiến hành như sau:
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán phù hợp.
Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cộng số liệu trên sổ cái, lập Bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ thẻ, kế toán chi tiết
Bảng cân đối số phất sinh
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
10. Thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty TNHH Bác Thành
Công ty TNHH Bác Thành hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chủ yếu về vốn cố định sẽ cao hơn rất nhiều so với vốn lưu động. Vì vậy việc đầu tư vào TSCĐ sẽ được công ty quan tâm thoả đáng. Cụ thể:
Bảng số 01: Tình hình TSCĐ ở Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
TSCĐ
16.126
46,18
16.803
56,36
677
0,18
TSLĐ
12.579
43,82
13.012
43,64
433
-0,18
Tổng tài sản
28.705
100
29.815
100
1.110
0
(Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Bác Thành ngày 31/12/2007)
Từ số liệu trên ta thấy TSCDD năm 2007 tăng 677 triệu đồng tương đương 0,18% so với năm 2006, chứng tỏ công ty đã chú trọng đầu tư vào TSCDD hơn. Song trong thực tế thì công ty vẫn còn một số TSCĐ cũ hỏng lạc hậu đã khấu hao hết nhưng chưa được thanh lý. Vì vậy, công ty cần tiến hành thanh lý các tài sản kém hoặc không còn giá trị sử dụng nhằm tránh lãng phí của cải của công ty.
10.1. Phân loại tài sản cố định
TSCĐ gồm nhiều loại, do đó phải phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm quản lý và sử dụng tài sản một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời theo dõi được tình hình biến động của mỗi loại tài sản về mặt giá trị và hiện vật.
* Theo hình thái biểu hiện TSCĐ
Cách phân loại này cho biết kết cấu TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật của công ty. Từ đó, thấy được công ty có những loại TSCĐ nào, tỷ trọng của từng loại trong tổng số là bao nhiêu để tiện theo dõi và quản lý.
Bảng số 02:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
4.059
25,17
4.392
26,14
333
8,20
2. Máy móc thiết bị
342
2,12
431
2,57
89
26,02
3. P/T vận tải truyền dẫn
10.272
63,7
9.978
59,38
-294
-2,86
4. Thiết bị dụng cụ QL
1.026
6,36
1.484
8,83
458
44,64
5. TSCĐ khác
427
2,65
518
3,08
91
21,31
Tổng tài sản
16.126
100
16.803
100
677
4,20
(Nguồn số liệu : Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Bác Thành ngày 31/12/2007)
Dựa vào số liệu trên ta thấy các loại TSCĐ đều tăng về giá trị, tổng TSCĐ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 677 triệu tương ứng là 4,20%. Sự tăng này là do các tài sản cố định đều tăng lên, đặc biệt là thiết bị dụng cụ quản lý. Còn phương tiện vận tải truyền dẫn có xu hướng giảm nhưng mức độ không đáng kể. Chứng tỏ công ty đã có những cải tiến lớn trong phương pháp quản lý nhằm thúc đẩy hiệu quả sử dụng TSCĐ.
* Theo nguồn hình thành
TSCĐ của công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành cho biết mức độ độc lập kinh doanh của Công ty cao hay thấp. Đồng thời từ đó Công ty cũng cần có kế hoạch tận dụng tối đa nguồn vốn ngân sách để tăng quy mô vốn kinh doanh hơn nữa.
Bảng số 03 :
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nguồn vốn tự có
12.957
80,35
13.021
77,49
64
0,49
Nguồn vốn tự bổ sung
3.169
19,65
3.782
22,51
613
19,34
Tổng tài sản
16.126
100
16.803
100
677
4,20
Từ bảng số liệu ta thấy vốn cố định tăng lên chủ yếu là do vốn tự bổ sung tăng lên. Chứng tỏ công ty đã ngày càng năng động hơn trong sản xuất kinh doanh và dần giữ thế chủ động về tài chính.
* Theo tình hình và mục đích sử dụng TSCĐ
Cách phân loại này cho biết tỷ trọng của TSCĐ cũng như vốn cố dịnh được dùng vào mục đích kinh doanh là bao nhiêu? Từ đó thấy được hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng số 04:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
- TSCĐ dùng vào mục đích SXKD
14.728
91,33
15.291
91,00
563
3,82
TSCĐ dùng vào hoạt động phúc lợi
36
0,22
39
0,23
3,00
8,33
TSCĐ chờ thanh lý
1.362
8,45
1.473
8,77
111
8,15
Tổng TSCĐ
16.126
100
16.803
100
677
4,20
(Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Bác Thành ngày 31/12/2007)
Từ số liệu trên ta thấy TSCĐ dùng vào mục đích kinh doanh là chủ yếu song tốc độ tăng lại chậm. Trong khi tốc độ tăng của TSCĐ dùng vào hoạt động phúc lợi và TSCDD chờ thanh lý lại tăng nhanh. Chứng tỏ mức độ trang bị máy móc thiết bị mới là chưa cao. Công ty cần chú ý hơn nữa đến việc đổi mới trang thiết bị trong sản xuất kinh doanh phù hợp với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế cũng như tốc độ tăng TSCĐ nói chung.
10.2. Hạch toán chi tiết
ở công ty, do số lượng TSCĐ rất lớn, chủng loại đa dạng đòi hỏi kế toán phải hạch toán chi tiết TSCĐ. Tại công ty TSCĐ được quản lý cả về mặt giá trị và hiện vật.
Về mặt hiện vật, xuất phát từ việc phân cấp quản lý mô hình tổ chức của công ty có các đơn vị chi nhánh trực thuộc thì việc quản lý TSCĐ được giao trực tiếp cho các phòng ban chức năng và đối tượng sử dụng quản lý. Vì tài sản của công ty chủ yếu là kho tàng, bến bãi, máy móc, phương tiện vận tải… Khi có sự cố hỏng hóc đối với tài sản lớn thì giám đốc các chi nhánh có trách nhiệm lập dự toán và có công văn xin công ty được sửa chữa. Còn đối với các tài sản có giá trị thấp thì các giám đốc chi nhánh tự quyết định sửa chữa.
Về mặt giá trị: Phòng kế toán quản lý cụ thể và phó phòng kế toán chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản của công ty, ở các chi nhánh để sát với công tác kế toán thì các cán bọ kế toán theo dõi và mở sổ chi tiết TSCĐ, gửi báo cáo hàng quý, hàng năm lên cho kế toán của công ty. Kế toán tiến hành tập hợp, kiểm tra, ghi tăng, giảm TSCĐ, tính toán và phân bổ khấu hao cho phù hợp.
Trong quá trình hoạt động TSCĐ của công ty luôn có sự biến động. Để quản lý TSCĐ kế toán cần phải theo dõi, quản lý chặt chẽ, phản ánh mỗi trường hợp biến động của TSCĐ. Kế toán của công ty không thực hiện đánh số hay mã hoá mà theo dõi TSCĐ trên danh mục TSCĐ.
TSCĐ sau khi mua sắm, đầu tư, xây dựng cơ bản bàn giao cho các bộ phận, phòng ban sử dụng. Tại nơi cơ sử dụng việc bảo quản TSCĐ của công ty không theo dõi trên sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng mà chỉ quản lý bằng hiện vật, chịu trách nhiệm vật chất qua các chứng từ giao nhận TSCĐ như: biên bản giao nhận TSCĐ.
Xuất phát từ mô hình kế toán vừa tập trung, vừa phân tán nên công việc kế toán TSCĐ tập trung chủ yếu trên phòng kê toán phụ trách. Công việc chính của kế toán TSCĐ tại công ty là tập trung số liệu TSCĐ tăng, giảm của toàn công ty và theo dõi TSCĐ ở văn phòng công ty tại các đơn vị tực thuộc kế toán TSCĐ có trách nhiệm theo dõi, mở sổ sách, thiết lập các chứng từ ban đầu. Việc hạch toán chi tiết TSCĐ tại công ty được thực hiện chi tiết qua thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ.
Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp, thẻ TSCĐ sẽ được lập sau khi kế toán TSCĐ có đầy đủ hồ sơ, chứng từ TSCĐ đó và tiến hành nhập số liệu vào máy.
Khi có các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan để lập thẻ TSCĐ theo đối tượng ghi TSCĐ. Các chứng từ bao gồm:
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành.
Sau đây là mẫu thẻ TSCĐ và sổ chi tiết tăng, giảm TSCĐ
Biểu 08:
Công ty TNHH Bác Thành
Thẻ tài sản cố định
Mã tài sản: Tên tài sản: Máy tính Compap
Loại tài sản: Thiết bị quản lý Bộ phận quản lý: Phòng kinh doanh
Ngày nhập: 25/10/2007 Năm sử dụng: 2007
Quy cách: 01 Ngày thanh lý:
Ghi Nợ TK: 642.4 Mức khấu hao: 276.500
Nguyên giá: 16.590.000 Giá còn lại:
Ngày 26 tháng 10 năm 2007
Người lập thẻ
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
Biểu 09:
Công ty TNHH Bác Thành
Sổ chi tiết tăng, giảm tài sản cố định
(Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/12/2007)
Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình
Dư nợ đầu ngày: 3.086.219.096
Phát sinh nợ: 71.950.000
Phát sinh có : 221.471.290
Dư nợ cuối ngày : 2.936.697.806
Ngày
Số chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
PS Nợ
PS Có
05/10
TS 01/03
Thanh lý tài sản ở kho của công ty
214.4
152.081.000
20/10
TS 04/050
Mua máy tính phục vụ cho phòng kinh doanh
111.1
16.590.000
25/10
TS 09/044
Mua máy điều hoà phục vụ cho phòng quản lý
111.1
12.560.000
05/11
TS 08/064
Mua máy in Lazer
111.1
5.300.000
20/11
TS 02/04
Thanh lý xe tải Daihasu
214.1
58.690.290
28/11
TS 07/09
Mua máy photocopy
111.1
20.800.000
15/12
TS 08/035
Thanh lý máy điều hoà một chiều
214.1
10.700.000
20/12
TS 11/047
Mua dụng cụ văn phòng phục vụ phòng kế otans
111.1
5.500.000
25/12
TS 08/09
Thanh lý máy in
11.200.000
Ngày tháng năm
Kế toán ghi sổ
Kế toán trưởng
10.3. Hạch toán tổng hợp
TSCĐ có đặc điểm là thời gian sử dụng lâu dài, giá trị lớn. Do vậy, trong các doanh nghiệp TSCĐ không biến động nhiều lắm, các nghiệp vụ kế toán chủ yếu là tăng, giảm, khấu hao, sửa chữa được tiến hành giữa các quý trong năm, khấu hao tính theo quý. Trong báo cáo này em xin lấy số liệu và các nghiệp vụ chủ yếu trong quý IV năm 2007
a. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ:
TK sử dụng: TK 211: TSCĐ Hữu hình
TK 211 ở công ty được chi tiết thành 5 tiểu khoản cấp 2
- TK 211.1: nhà cửa, vật kiến trúc
- TK211.2: Máy móc thiết bị
- TK 211.3 : Phương tiện vật tả
- TK 211.4: Thiết bị dụng cụ quản lý
- TK 211.8: TSCĐ khác.
Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản, các chứng từ liên quan đến việc tăng TSCĐ.
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Phiếu cho
Căn cứ vào các chứng từ, hoá đơn giá trị gia tăng, các hoá đơn vận chuyển, từ đó kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập bản giao nhận TSCĐ, hạch toán tăng TSCĐ. Ví dụ: TSCĐ tăng do mua sắm. TSCĐ tăng do xây dựng cơ bản bàn giao….
Biểu 10:
Công ty TNHH Bác Thành
Giấy đề nghị trang bị TSCĐ
Kính gửi: ông giám đốc
Tên tôi là: Lê Thế Phương
Làm ở bộ phận: Kinh doanh
Do yêu cầu công tác quản lý và sử dụng số liệu tại phòng kinh doanh rất cần một chiếc máy vi tính hiện đại, có nhiều tính năng và tác dụng. Đề nghị giám đốc phê duyệt.
Sau khi mua về sẽ có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ để làm thủ tục thanh toán
Ngày 21/11/2005
Thủ trưởng đồng ý
Phòng kế hoạch
Người đề nghị
Biểu 11: Mẫu phiếu chi
Công ty TNHH Bác Thành
Phiếu chi
Mgày 22/10/2005
Người nhận tiền: Lê Hoàng Ngọc
Địa chỉ: Công ty hỗ trợ phát triển tin học
Về khoản: Thanh toán tiền hàng máy tính compap EVO D380
Số tiền: 16.590.000
Bằng chữ : Mưới sáu triệu năm trăm chín mươi nghìn đồng
Kèm theo 1 chứng từ gốc
Thủ trưởng
Kế toán trưởng
Người nhận tiền
Thủ quỹ
Biểu 12: Mẫu hoá đơn giá trị gia tằng (GTGT)
Công ty TNHH Bác Thành
Hoá đơn GTGT
Mẫu số: 01 GTGT – 3LL 02-B
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 22 tháng 10 năm 2005
Đơn vị bán hàng: Công ty chi phí phát triển tin học
Địa chỉ: 79 Bà Triệu - Hà Nội
MST: 0100364579
Họ và tên Người mua hàng: Công ty TNHH Bác Thành
Địa chỉ: 473 Minh Khai – Hà Nội. TK:
Hình thức thanh toán: /CK Mã số: 0100107691
Tỷ giá: 15.473 VNĐ/USD
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
B
C
1
2
3= 1x2
01
Compaq FVO
Bộ
01
15.800.000
15.800.000
Cộng tiền hàng: 15.800.000
Thuế suất GTGt: 5% Tiền thuế GTGT: 790.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 16.590.000
(Bằng chữ: Mười sáu triệu năm trăm chín mươi nghìn đồng)
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
TSCĐ được trang bị bằng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng và phiếu chi
Kế toán TSCĐ tại công ty định khoản:
Nợ TK 211: 15.800.000
Nợ TK 133: 790.000
Có TK 111: 16.590.000
Biểu số 14: Mẫu sổ cái TK 211
Công ty TNHH Bác Thành
Sổ cái tài khoản
Từ ngày: 01/10/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khaorn 211 – Tài sản cố định hữu hình
Dư nợ đầu kỳ: 3.086.219.096
Dư có đầu kỳ:
Dư nợ cuối kỳ: 2.936.697.806
Dư có cuối kỳ:
Tổng cộng: 71.950.000
Ngày
Số chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
PS Nợ
PS Có
Số trang trước chuyển sang
05/10
TS 01/03
Thanh lý TS tại kho công ty
214.1
811
152.018.000
25.852.000
20/10
TS 04/050
Mua máy tính phục vụ cho phòng kinh doanh
111.1
16.950.000
25/10
TS 09/044
Mua máy điều hoà phục vụ cho phòng quản lý
111.1
12.560.000
05/11
TS 08/064
Mua máy tin laser
111.1
5.300.000
20/11
TS 02/04
Thanh lý xe tài Daihasu
214.1
811
46.952.232
11.738.058
28/11
TS 07/09
Mua máy photocopy
111.1
20.800.000
15/12
TS 08/035
Thanh lý máy điều hoà một chiều
214.1
10.700.000
20/12
TS 11/047
Mua dụng cụ văn phòng phục vụ phòng kế toán
111.1
5.500.000
25/12
TS 08/09
Thanh lý máy in
111.1
11.200.000
Ngày tháng năm
Kế toán ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
TSCĐ được trang bị bằng nguồn vốn của công ty nên không ghi bút toán điều chỉnh nguồn vốn. Đồng thời với việc hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ thì phải ghi sổ chi tiết cho TSCĐ này, kế toán tiến hành lập hồ sơ TSCĐ gồm: hoá đơn GTGT biên bản giao nhận TSCĐ, phiếu nhập kho TSCĐ… Đồng thời phân loại TSCĐ theo tiêu thức phân loại rồi ghi tăng TSCĐ trên sổ TSCĐ ở công ty.
Biểu số 15: Mẫu biên bản giao nhận TSCĐ
Công ty TNHH Bác Thành
Biên bản giao nhận TSCĐ
Ngày 25/12/2007
Căn cứ vào quyết định số .........về việc bàn giao TSCĐ
Bên giao nhận TSCĐ
Ông:...............................Đại diện bên giao.
Ông: Lê Quang Minh: Trưởng phòng tổ chức hành chính
Đại diện cho bên nhận
Địa điểm giao nhận: phòng tổ chức hành chính
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ: Máy tính compaq EVO
STT
Tên TS
Nước SX
Năm SX
Năm SD
Giá mua
NG
GTHM
01
Máy tính
Nhật
2005
2007
16.590.000
16.590.000
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Người nhận
Người giao
Số hiệu kế toán tổng hợp tăng TSCĐ ở Công ty được ghi vào Bảng kê tăng TSCĐ trong kỳ
STT
Tên TSCĐ
Đơn vị mua
Mua mới
Mua cũ
NG
Ghi chú
….
……….
……….
………..
………..
…………
……….
21
Máy tính compaq
Phòng KD
X
15.800.000
……
……………
………..
………….
………….
…………….
…………..
Cộng
138.697.000
Biểu số 16: Mẫu sổ nhật ký chung
Công ty TNHH Bác Thành
Sổ Nhật ký chung
Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/12/2007
Ngày
Số chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
PS Nợ
PS Có
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
05/10
TS 01/03
- Thanh lý TS tại kho công ty
214.1
211.2
152.018.000
152.018.000
20/10
TS 04/050
- Mua máy tính phục vụ cho phòng kinh doanh
- Thuế VAT đầu vào
211.4
133.2
111.1
111.1
152.018.000
790.000
152.018.000
790.000
25/10
TS 09/044
- Mua máy điều hoà phục vụ cho phòng quản lý
- Thuế VAT đầu vào
211.4
133.2
111.1
111.1
11.418.182
1.141.818
11.418.182
1.141.818
05/11
TS 08/064
Mua máy tin laser
- Thuế VAT đầu vào
211.4
133.2
111.1
111.1
4.818.182
481.818
4.818.182
481.818
20/11
TS 02/04
Thanh lý xe tài Daihasu
- Chi phí khác
- Phương tiện vận tải
- Chi phí khác
- Chi phí thanh lý
- Thu thanh lý
- Thu nhập khác
- Thuế VAT
211.4
811
811
111.1
211.4
111.1
711
3331
46.952.232
11.738.058
10.000
12.500.000
56.690.290
10.000
11.363.364
1.136.636
28/11
TS 07/09
Mua máy photocopy
- Thuế GTGT
- Thanh toán tiền mua máy
211.4
133.2
111.1
18.909.091
1.890.909
20.800.000
15/12
TS 08/035
Thanh lý máy điều hoà
- Chi phí khác
- Thiết bị dụng cụ quản lý
- Chi phí khác
- Chi phí thanh lý
214
811
811
211.4
111.1
10.700.000
21.600
21.600
10.700.000
43.200
20/12
TS 11/047
Mua dụng cụ văn phòng
- Thuế GTGT
- Thanh toán tiền mua
211.4
133
111.1
5.000.000
500.000
5.500.000
25/12
TS 08/09
Thanh lý máy in
214.1
211.2
11.200.000
11.200.000
…………….
Cộng chuyển sang trang sau
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Kế toán ghi sổ
Kế toán trưởng
b. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
TSCĐ giảm chủ yếu là do nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh, chuyển thành công cụ, dụng cụ
TK sử dụng: TK 211
Ví dụ: Ngày 19/5/2007: Công ty thanh lý một ô tô tải
- NG: 58.690.290đ
- Giá trị hoa mòn luỹ kế: 46.952.232đ
- Giá trị còn lại: 11.738.058đ
Giá trị thanh lý thu hồi được 750.000 đ, Chi phí thanh lý là 450.000
Biểu 17: Mẫu biên bản thanh lý TSCĐ
Công ty TNHH Bác Thành
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------***-------
Báo cáo xin thanh lý TSCĐ
Kính gửi: …..
Công ty chúng tôi hiện có một xe ô tô chở dầu Daihasu bị hư hỏng, công ty không dừng nữa.
Nay chúng tôi làm công văn này xin đề nghị xin thanh lý để thu hồi vốn mua thiết bị mới phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Ngày 20/11/2007
Giám đốc công ty
Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ số 03 và các chứng từ có liên quan.
Kế toán ghi giảm TSCĐ theo định khoản:
Nợ TK 214: 58.690.290
Có TK 211: 58.690.290
Căn cứ vào phiếu chi số 34, kế toán phản ánh chi phí nhượng bán theo định khoản sau:
Nợ TK 811: 1.000.000
Có TK 111: 1.000.000
Căn cứ vào phiếu thu số 31, kế toán phản ánh thu nhập về nhượng bán như sau:
Nợ TK 111: 12.500.000
Có TK 711: 12.500.000
TSCĐ thanh lý đã khấu hao hết nên cuối tháng kế toán không kết chuyển chi phí nhượng bán TSCĐ. Sau đó kế toán ghi nhật ký chứng từ theo mẫu.
Biểu 18: Mẫu phiếu kế toán khác.
Công ty TNHH Bác Thành Số phiếu TLTS/04
Phiếu kế toán khác
Ngày 20/11/2007
Số tiền: 58.690.290
Viết bằng chữ: Năm mươi tám triệu sáu trăm chín mươi nghìn hai trăm chín mươi đồng.
Kèm theo:……. chứng từ gốc.
TK Nợ
TK Có
Số tiền
Diễn giải
214.1
211.4
46.952.232
811
211.4
11.738.058
Thanh lý xe chở dầu Daihasu
Ngày…. tháng…. năm…..
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
Biểu 19: Mẫu biên bản xin thanh lý TSCĐ.
Công ty TNHH Bác Thành
Biên bản thanh lý TSCĐ
I- Ban thanh lý TSCĐ bao gồm:
Ông: Nguyễn Đức Kiên - Giám đốc
Ông: Lê Viết Quân
Bà: Bùi Thu Hương
II- Tiến hành thanh lý
- Tên TSCĐ: xe tải chở dầu Daihasu
- Số hiệu
- Nước sản xuất: Nhật
- Năm sản xuất: 2000
- Năm đưa vào sử dụng: 2002
- Số thẻ:
- Nguyên giá: 58.690.290
- Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý 46.952.232
- Giá trị còn lại của TSCĐ: 11.738.058
III- Kết luận của ban thanh lý TSCĐ
TSCĐ này trong khấu hao chưa hết, song về tình trạng thực tế đã bị hỏng nhẹ, tuy còn sử dụng được nhưng hiệu quả không cao, không đáp ứng được yêu cầu của việc vận chuyển dầu, làm ảnh hưởng đến công tác kinh doanh, thanh lý là hợp lý.
IV- Kết quả thanh lý TSCĐ
- Chi phí thanh lý: 1.000.000
- Giá trị thu hồi: 12.500.000
- Đã ghi giảm thẻ TSCĐ ngày 23/11/2007.
Ngày 23/11/2007
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Biểu 20: Mẫu phiếu thu về thanh lý.
Công ty TNHH Bác Thành Số 216
Phiếu thu
Ngày 25/11/2007
Họ và tên người nộp tiền: Lê Thu Phương
Địa chỉ: 31 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
Lý do nộp: Thu tiền thanh lý xe ô tô chở dầu Dai hasu
Số tiền: 12.500.000đ
Bằng chữ: Mười hai triệu năm trăm nghìn đồng chẵn.
Kèm theo 01 chứng từ gốc.
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Người lập
Đã nhận đủ số tiền: 12.500.000 (Mười hai triệu năm trăm nghìn đồng)
Ngày 25/11/2007
Biểu 21: Mẫu số theo dõi TSCĐ theo đơn vị sử dụng.
Công ty TNHH Bác Thành
Bộ phận sử dụng: Phòng hành chính
TT
Tên tài sản
Năm sản xuất
Năm sử dụng
Nguyên giá
Nguyên giá còn lại
1
Máy vi tính Pentim II
1999
2001
13.427.400
9.846.760
2
Máy Fax Canon
2001
2002
14.962.000
3
Máy vi tính Compaq
2002
2005
12.068.094
10.660.897
4
Máy điều hòa
2004
2007
1.206.940
10.889.789
c. Khấu hoa TSCĐ.
Theo quyết định 206 trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần, phần hao mòn này sẽ dịch chuyểnvào chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức trích khấu hao.
Để tính và trích khấu hao, công ty đã sử dụng các chứng từ sau:
- Bảng tính và phân bổ khấu hao
- Hồ sơ TSCĐ tăng
- Các quyết định của ban giám đốc.
Với mỗi nhóm TSCĐ khác nhau thì có tỷ lệ khấu hao khác nhau, mức trích khấu hao của công ty như sau:
Loại TSCĐ
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải truyền dẫn
Thiết bị dụng cụ QL
TSCĐ khác
Mức trích khấu hao
10
20
15
17
17
Hàng năm kế toán lập bảng đăng ký khấu hao gửi cục quản lý vốn tài sản, Sở tài chính… để xin khấu hao. Căn cứ vào bảng trích khấu hao và sổ chi tiết TSCĐ kế toán Công ty TNHH Bác Thành lập bảng trích và phân bổ khấu hao cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ. Số tiền thu được từ khấu hao TSCĐ sẽ được bổ sung vào quỹ khấu hao cơ bản đế tiếp tục đầu tư TSCĐ.
Ví dụ: Ngày 05/12/2007 công ty mua một máy tính Compat trị giá 23.725.000 đ giao cho văn phòng quản lý sử dụng. Dự kiến số năm sử dụng là 5 năm. Khi đó số khấu hao trung bình hàng năm mà công ty phải trích là:
Mức khấu hao năm =
23.725.000
= 4.745.000đ
5
Mức khấu hao quý =
4.745.000đ
= 1.186.250đ
4
Mức khấu hao tháng =
1.186.250đ
= 395.417đ
3
Theo cách tính trên hàng quý công ty trích 1.186.250đ và hàng tháng công ty trích 395.417đ tiền khấu hao máy tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty.
Định kỳ, căn cứ vào bảng đăng ký mức trích khấu hao kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của công ty vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Biểu 22: Mẫu bảng phân bổ khấu hao.
Công ty TNHH Bác Thành
Bảng khấu hao TSCĐ
Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/12/2007
TT
Tên tài sản
Nguyên giá
Năm sử dụng
Mức khấu hao năm
Mức khấu hao tháng
Số tháng
Số tiền khấu hao
TK ghi Nợ
1
Nhà làm việc 5 tầng
261.749.720
01/01/2001
48.000.000
4.000.000
12
12.000.000
642.4
2
Nhà làm việc giám đốc
119.014.400
01/01/2001
13.355.403
1.112.950
12
0
642.4
3
Nhà kho nhiên liệu
33.000.000
01/01/2001
5.500.000
458.333
12
1.374.999
642.4
4
10 gian nhà làm việc
333.333.333
01/01/2001
47.619.048
3.968.254
12
11.904.762
642.4
5
Khu nhà tập thể cho CBCNV
57.000.000
28/09/2002
9.500.000
791.668
12
2.375.004
642.4
6
Phân xưởng sản xuất
499.558.000
10/10/2005
83.260.000
6.938.333
12
20.814.999
642.4
7
Xưởng công ty
12.254.668
30/03/2006
2.209.115
184.094
12
552.282
642.4
8
Trạm biến áp
169.809.514
30/03/2006
24.258.503
2.021.543
12
6.064.029
642.4
9
…
…
…
…
…
…
…
…
Sau đó phản ảnh hao mòn TSCĐ.
Nợ TK 6424 : 2.905.347
Có TK 214: 2.905.347
Biểu 23: Sổ cái tài khoản hao mòn TSCĐ
Sổ cái tài khoản hao môn TSCĐ
Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/12/2007
TK 2141- Khấu hao TSCĐ: Hữu hình
Dư Nợ đầu kỳ
Dư có đầu kỳ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Phát sinh
Ngày
Sổ CT
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
02/10
TS01/03
Thanh lý TS tại công ty
211.2
152.018.000
31/10
TS08/09
Khấu hao TSCĐ tháng 10
641.4
2.905.347
Khấu hao TSCĐ tháng 10
642.4
22.943.655
20/11
TS04/07
Thanh lý xe chở Daihasu
211.4
46.952.232
29/11
TS05/08
Thanh lý máy điều hòa
211
10.700.000
30/11
TS07/08
Khấu hao TSCĐ tháng 11
641.4
2.905.347
Khấu hao TSCĐ tháng 12
642.4
21.676.838
31/12
TS09/09
Khấu hao TSCĐ tháng 12
641.4
2.905.347
Khấu hao TSCĐ tháng 12
642.4
22.140.159
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
d. Kế toán sửa chữa TSCĐ.
ở công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị trong kỳ. Khi phát sinh sửa chữa TSCĐ có giá trị nhỏ thì hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất trong kỳ của bộ phận có TSCĐ đó. Còn khi chi phí sửa chữa lớn thì hạch toán vào chi phí trả trước trong kỳ rồi tiến hành phân bổ dần vào chi phí kinh doanh kế tiếp.
TSCĐ hàng ngày chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: nhân tố tự nhiên, nhân tố con người…. Nên hàng năm công ty cần phải nâng cấp, sửa chữa TSCĐ để phục vụ cho hoạt động sản xuất trong kỳ được diễn ra liên tục. Công ty tiến hành sửa chữa theo 2 phương thức: tự làm đối với các công trình nhỏ và thuê ngoài đối với công trình lớn.
TK sử dụng là: TK 642, 641 và các TK liên quan.
Chứng từ kế toán là các phiếu xuất kho, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành và các chứng từ liên quan khác.
Căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán tiến hành hạch toán cho phù hợp.
* Nếu là sửa chữa nhỏ:
Nợ TK 641, 642
Có TK liên quan: 111, 112, 152, 153.
Ví dụ: Ngày 10/11/2007 công ty tiến hành bảo dưỡng định kỳ phương tiện vận tải. Kế toán lập phiếu chi với số tiền là: 200.000đ
Căn cứ vào các chứng từ kế toán định khoản:
Nợ TK 641: 200.000
Có TK 1111: 200.000
* Nếu là sửa chữa lớn:
Tài sản của công ty chủ yếu là kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải. Khi có nhu cầu sửa chữa lớn các phòng ban sẽ lập dự toán sửa chữa lớn.
Các công trình sửa chữa lớn của công ty chủ yếu là khoán gọn vì công ty không có đội xây dựng và sửa chữa chuyên nghiệp. Khi phát sinh sửa chữa lớn kế toán tiến hành trích trước. Khi thanh toán thì kế toán sẽ thanh toán luôn một lầnvà tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu số trích trước lớn hơn số chi phí sửa chữa lớn phát sinh thì kế toán sẽ ghi giảm chi phí và ngược lại nếu số trích trước nhỏ hơn chi phí sửa chữa lớn thì kế toán sẽ tiến hành trích bổ sung. Khi phát sinh sửa chữa lớn tài sản, kế toán ghi:
Nợ TK 641, 642
Có TK 335
Khi tiến hành thanh toán và quyết toán công trình thì kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 111, 112.
Khi trích trước không chi tiết hết, kế toán ghi giảm chi phí
Nợ TK 335
Có TK 641, 642.
Khi trích trước nhỏ hơn chi phí thì kế toán trích bổ sung
Nợ TK 641, 642
Có TK 335
Kết quả kiểm kê được gih chép đầy đủ vào biên bản kiểm kê. Căn cứ vào đó để đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ của công ty.
11. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Công ty TNHH Bác Thành là công ty đầu tiên phát triển dịch vụ tư vấn thực tập sinh viên. Qua thời gian đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình. Có được sự thành công đó là nhờ sự kết hợp của rất nhiều yếu tố. Trong đó góp phần không nhỏ của việc quản lý và sử dụng tốt TSCĐ. Để làm được điều đó thì công ty phải phân tích đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ. Có như vậy công ty mới đề ra được các kế hoạch, biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của TSCĐ. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Công việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ của công ty không những là một bộ phận không thể tách rời của việc phân tích tài chính của doanh nghiệp mà còn là công cụ giúp ban lãnh đạo của công ty nắm được thực trạng và khả năng sản xuất của mình. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục những vướng mắc tồn tại của công ty mình.
Sau đây là bảng phân tích tình hình sử dụng TSCĐ trong hai năm vừa qua để thấy được một cách rõ nét tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty TNHH Bác Thành.
Bảng phân tích tình hình sử dụng TSCĐ
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Tăng, giảm
%
1. Nguyên giá TSCĐ
18.165.198
19.052.265
887.032
4,883
2. Giá trị hao mòn TSCĐ
2.039.198
2.249.875
210.024
10,330
Hệ số hao mòn TSCĐ
0,112
0,118
0,006
3. Giá trị còn lại của TSCĐ
16.126.000
16.803.755
677.000
4,198
Hệ số sử dụng TSCĐ
0,886
0,865
0,763
4. Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ
1.471.321
1.505.785
33.749
2,293
Hệ số đổi mới TSCĐ
0,081
0,078
-0,002
5. Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ
490.460
400.012
-90,365
-18,424
Hệ số loại bỏ TSCĐ
0,027
0,021
-0,006
6. Số lao động (người)
1.235
1.364
35.000
2
Mức trang bị TSCĐ/1000LĐ
9.339
9.662.982
0,285
7. Tổng tài sản
28.705.000
29.815.246
1110
3,867
Tỷ suất đầu tư TSCĐ
0,633
0,639
0,006
8. Lợi nhuận trước thuế
12.761.657
16.263.014
3.568
28,063
Sức sinh lợi của TSCĐ
0,006
0,009
0,002
9. Tổng doanh thu
6.423.540
6.532.190
108.650
1.691
Sức sản xuất của TSCĐ
0,356
0,343
-0,011
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy. Nguyên giá của TSCĐ tăng lên, mặc dù giá trị hao mòn tăng mạnh nhưng do tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ nhanh hơn nên giá trị còn lại của TSCĐ vẫn tăng. Điều này chứng tỏ rằng quy mô vốn cố định của công ty liên tục tăng và sự phát triển đó là phù hợp với quá trình phát triển chung của công ty.
Ta thấy hệ số hao mòn TSCĐ của công ty năm 2006 và năm 2007 vòa khoảng 0,112 và 0,118 nhỏ hơn rất nhiều so với 1 chứng tỏ công ty đang rất chú ý đến việc đổi mới TSCĐ. Hệ số sử dụng TSCĐ xấp xỉ 1 chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ ở công ty là rất cao, hầu hết TSCĐ ở công ty đều được sử dụng hết công suất. Hệ số đổi mới và loại bỏ TSCĐ đã phản ánh được rất rõ trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật tình hình đổi mới trang thiết bị của công ty là tương đối tốt. Mức trang bị TSCĐ là tương đối cao đảm bảo được việc cơ giới hóa trong sản xuất hạn chế lao động thủ công tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Tỷ suất đầu tư TSCĐ cũng khá cao chứng tỏ việc đầu tư và sử dụng TSCĐ của công ty là phù hợp và có hiệu quả. Sức sinh lợi của TSCĐ cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận cho công ty của TSCĐ cao. Sức sản xuất của TSCĐ tuy có giảm nhưng vốn khá cao, vẫn đảm bảo cho việc sản xuất diễn ra liên tục và đồng đều.
Từ tình hình trên dẫn đến sức sản xuất của TSCĐ và sức sinh lợi của TSCĐ là tốt. Điều đó chứng tỏ rằng việc sử dụng TSCĐ ở công ty là hợp lý và việc quản lý sử dụng vốn cố định ở công ty đã đem lại kết quả đáng ghi nhận.
Qua việc phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ ở trên ta thấy việc sử dụng TSCĐcủa công ty năm sau tốt hơn năm trước. Trình độ trang bị TSCĐ của công ty không ngừng được nâng cao. Chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển, công tác hạch toán kế toán cũng như quản lý sử dụng tốt hơn vốn cố định cũng như TSCĐ. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa người lao động và thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Bách Thành.
I- Một số nhận xét về thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH Bác Thành.
Qua thời gian thực tập tại công ty, trên cơ sở kiến thức được trang bị tại nhà trường và một số hiểu biết của em về công tác kế toán, em xin đưa ra một số ý kiến nhận xét như sau:
1. Những thành tích đạt được.
Công ty TNHH Bác Thành là một công ty có tiềm năng lớn về đội ngũ cán bộ trong kinh doanh, trong những năm gần đây công ty đã đạt được những thành tích đáng kể trong kinh doanh, công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, phương tiện tiên tiến hiện đại phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do công ty kinh doanh rất nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy lượng TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng rất đa dạng và phong phú. Cho đến nay, công ty đã có một hệ thống nhà cửa, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý phong phú và hiện đại.
Trong quý IV năm 2005 công ty đã tiến hành mua sắm trang thiết bị với tổng giá trị là 71.950.000 đồng thời công ty cũng tiến hành thanh lý một số tài sản sử dụng không hiệu quả để lấy vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
* Những thành tựu trong công tác kế toán nói chung.
Công tác áp dụng hình thức kế toán và tập trung vừa phân tán, đây là hình thức tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Công ty cóđội ngũ nhân viên kế toán có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kinh tế cao. Mặt khác với hệ thống máy tính và phần mềm kế toán phù hợp đã kết hợp được giữa chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ kế toán và trình độ công nghệ cao, đã giúp cho việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin luôn đạt hiệu quả cao.
Các phần hành kế toán được phân công cho từng kế toán và phối hợp đồng bộ với nhau đảm bảo tính thống nhất về phạm vi và phương pháp ghi chép tính toán.
Việc luân chuyển chứng từ đượccông ty sử dụng và chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng mẫu và quy định của Bộ Tài chính. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên hóa đơn, chứng từ phù hợp cả về số lượng, nguyên tắc ghi chép cũng như yêu cầu của công tác quản lý chứng từ. Chứng từ là những cơ sở ban đầu để thực hiện công việc hạch toán, do đó các chứng từ đều được đánh số thứ tự theo thời gian và được kiểm tra thường xuyên về nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra các chứng từ gốc kèm theo, kiểm tra về con số, chữ ký, kiểm tra về định khoản…. Việc kiểm tra này giúp cho việc tổng hợp phân loại thông tin kinh tế để ghi sổ tổng hợp và chi tiết. Bên cạnh đó kế toán không ngừng hợp lý hóa các thủ tục lập và xử lý như các thủ tục xét duyệt, ký chứng từ đến mức tối đa, khi áp dụng luật thuế GTGT đầu ra cũng như đầu vào được chia làm hai mảng rõ rệt thuận tiện cho việc kê khai thuế và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung, với hệ thống sổ đơn giản khi thực hiện trên máy đã làm tăng thêm tính hiệu quả và giảm bớt được công việc cho kế toán. Hệ thống sổ sách, báo cáo, chứng từ, tài khoản công ty sử dụng phù hợp với chế độ kế toán ban hành.
+ Về công tác kế toán TSCĐ nói riêng.
Trong công tác phân loại, công ty đã tiến hành phân loại theo hai cách, mỗi một cách phân loại có tác dụng riêng và phù hợp với yêu cầu quản lý.
Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật: cho biết kết cấu tỷ trọng của từng nhóm TSCĐ trong công ty, từ đó có phương hướng đầu tư đúng đắn phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh.
Phân loại theo nguồn hình thành có tác dụng đánh giá doanh nghiệp có được tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hay không.
Đối với công tác chi tiết TSCĐ: Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện trên máy vi tính, các chỉ tiêu về TSCĐ như: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại đều được nhập chi tiết vào máy và được máy lưu giữ lại. Mỗi TSCĐ đều được mở một thẻ TSCĐ để tổng hợp toàn bộ TSCĐ của công ty.
Đối với công tác kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ. Mọi nghiệp vụ tăng giảm đều được thực hiện theo một trình tự nhất định có quy định thống nhất đảm bảo các chứng từ hợp lệ về mua sắm, chi phí lắp đặt chạy thử. Việc ghi sổ kế toán tiến hành kịp thời hợp lý.
Đối với công tác khấu hao: Phương pháp khấu hao đường thẳng, tuy thời gian thu hồi chậm nhưng phù hợp với kế hoạch kinh doanh.
Về công tác sửa chữa TSCĐ: Khi phát hiện có TSCĐ bị hỏng hóc công ty tiến hành sửa chữa TSCĐ với chi phí lớn đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục.
2. Một số vấn đề còn hạn chế và tồn tại.
Từ thực tế tìm hiểu công ty, em thấy rằng công ty đã có sự đầu tư rất lớn về TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh, nhưng giá trị TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi chưa được công ty quan tâm cho lắm. Tuy công ty có quan tâm đến điều kiện vật chất của nhân viên song còn rất ít. Do vậy trong thời gian tới công ty cần quan tâm hơn nữa đến điều kiện vật chất của công nhân viên để nâng cao hơn nữa đến đời sống của cán bộ công nhân viên.
Trong quá trình thực tập tại công ty. Tuy công ty đã trang bị máy tính với phần mềm có nhiều công dụng, nhưng vẫn còn một số máy đã cũ, tốc độ truy cập thông tin còn chậm. Công ty nên thay những chiếc máy này bằng những chiếc máy có tốc độ truy cập nhanh hơn nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thu thập và xử lý thông tin.
Về công tác kế toán TSCĐ của công ty chưa có cách phân loại theo hình thức sử dụng, kế toán cần có thêm cách phân loại này.
Đối với công tác kế toán chi tiết TSCĐ: Kế toán tại công ty chưa sử dụng biện pháp đánh số TSCĐ, chưa sử dụng "Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng", do vậy công tác quản lý về mặt hiện vật chưa được đầy đủ và thống nhất giữa các bộ phận.
Việc tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ của công ty được tiến hành hàng năm nhưng công ty không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ từ đầu năm mà khi có nghiệp vụ sửa chữa lớn phát sinh mới tiến hành trích trước.
Tuy những hạn chế nêu trên là rất nhỏ, song để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty thì Công ty nên khắc phục những hạn chế trên.
II- Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Bác Thành.
Việc mở rộng quy mô TSCĐ nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng TSCĐ góp phần tăng cường hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh là mối quan tâm chung của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Điều đó đặt ra đối với công tác quản lý TSCĐ ngày càng cao và nhất thiết phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp.
Qua tình hình thực tập tại công ty, em thấy kế toán TSCĐ của công ty đã có những ưu nhược điểm nhất định nhưng đồng thời cũng bộc lộ một số tồn tại. Vì vậy phân tích về ưu nhược điểm cũng có ý nghĩa nhất định cho việc hoàn thiện kế toán TSCĐ của công ty.
III- Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Bác Thành.
Thứ nhất: Về công tác đầu tư trang thiết bị TSCĐ.
Như trên em đã phân tích, TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi của công ty dường như là không có, do vậy bên cạnh việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh công ty nên quan tâm đầu tư vào TSCĐ dùng cho phúc lợi, đồng thời quan tâm tới điều kiện vật chất của cán bộ công nhân viên.
Thứ hai: Về công tác phân loại: Công ty chưa có cách phân loại theo tình hình sử dụng, do đó công ty nên có thêm các phân loại này với cách phân loại này, công ty sẽ nắm được TSCĐ đang sử dụng là bao nhiêu TSCĐ không cần dùng là bao nhiêu, TSCĐ chưa cần dùng là bao nhiêu và từ đó có các biện pháp cần thiết đối với từng loại TSCĐ cho phù hợp công ty nên tiến hành phân loại theo hình thức sử dụng ở các chỉ tiêu sau:
- TSCĐ đang sử dụng
- TSCĐ chưa dùng
- TSCĐ không cần dùng và chờ xử lý
Thực tế tại công ty số TSCĐ chưa dùng là rất ít và hầu như là không có, vì khi mua sắm TSCĐ doanh nghiệp dùng ngay vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi phân loại theo tình hình sử dụng thì công ty có thể phân loại theo bảng sau:
Biểu 25: TSCĐ đang dùng
STT
Tên tài sản
Năm sản xuất
Năm sử dụng
Nguyên giá
1
Nhà xưởng công ty
2001
2001
499.558.000
2
Nhà làm việc 5 tầng
2001
2001
261.749.720
3
Xe Toyota
2000
2002
503.046.190
4
Máy vi tính IBM (Phòng kinh doanh)
2002
2003
13.427.400
…
…
Biểu 26: TSCĐ không dùng chờ thanh lý
STT
Tên tài sản
Năm sản xuất
Năm sử dụng
Nguyên giá
1
Xe máy Cup 81 70cc
1995
2001
17.500.000
2
Xe Toyota 4 chỗ
1996
2001
290.428.000
3
Máy pho to Torhiba
1994
2002
15.450.000
4
Máy vi tính
1998
2001
11.088.000
5
Máy in kim
1999
2002
6.917.400
Thứ ba: Việc gắn số hiệu lên TSCĐ: Để tiện lợi cho việc theo dõi và quản lý TSCĐ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên gắn số liệu lên TSCĐ, có thể thực hiện bằng cách ghi số hiệu vào dòng TSCĐ hoặc có thể ghi trên bảng, biểu số rồi gắn lên TSCĐ, tùy từng đặc điểm mỗi TSCĐ. Cụ thể doanh nghiệp có thể ghi như sau:
Số hiệu TSCĐ
Tên tài sản
Bộ phận sử dụng
MKT 01
Máy tính Compaq DVO
Phòng kế toán
MKT 02
Máy tính DNA
Phòng kế toán
…
…
…
MHC 01
Máy in Saser
Phòng hành chính
MHC 02
Máy fax canon
Phòng hành chính
…
…
…
MKDI 01
Máy tính Copaq
Phòng kinh doanh
MKDI02
Máy điều hòa
Phòng kinh doanh
…
…
…
Thứ tư: Về công tác kế toán chi tiết TSCĐ: Hiện nay kế toán chi tiết TSCĐ của Công ty chỉ phần lớn thực hiện ở phòng kế toán thông qua thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ, tại nơi sử dụng và bảo quản TSCĐ chưa có "Sổ chi tiết TSCĐ tại đơn vị sử dụng", chưa thực hiện việc đánh số TSCĐ. Theo em công ty nên thực hiện đánh số TSCĐ và sử dụng "Sổ chi tiết TSCĐ tại đơn vị sử dụng".
Thứ năm: Về công tác sửa chữa TSCĐ: Đối với nghiệp vụ sửa chữa lớn công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn từ đầu năm tài chính, không có kế hoạch sửa chữa lớn từ đầu năm mà công ty chỉ tiến hành trích trước khi có dự đoán sửa chữa lớn. Do vậy công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ để chủ động trong công tác sửa chữa và không ảnh hưởng tới chi phí phát sinh trong kỳ.
Thứ sáu: Đối với công tác kế toán tổng hợp TSCĐ: Từ ngày 12 tháng 12 năm 2003 của bộ phận tài chính đã ban hành thông tư số 206 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Quyết định này được áp dụng từ năm tài chính 2004 thay thế quyết định số 166 ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sửdụng và trích khấu hao TSCĐ. Do đó để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc chế độ kế toán của Nhà nước trong kỳ kế toán tới công ty nên thực hiện kế toán theo nội dung của thông tư 206.
Kết luận
Sau một quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở Công ty TNHH Bác Thành nói chung và công tác kế toán TSCĐ nói riêng, em đã phần nào nắm bắt được thực tế việc tổ chức một hệ thống kế toán trong một doanh nghiệp, những công việc cần làm của một phần hành kế toán, để từ đó hiểu rõ hơn về lý luận chung.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu em đã thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán TSCĐ. Việc tổ chức quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quảvà có khoa học là nhân tố quan trọng giúp cho nhà sản xuất và kinh doanh đạt được các mục tiêu của mình. Vì vậy em đã chọn đề tài: "Tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty TNHH Bác Thành" làm đề tài nghiên cứu của mình.
Đề hòan thành khóa luận tốt nghiệp này em đã nhận được sự trợ giúp rất nhiều của thầy cô trong bộ môn, các cán bộ kế toán và phòng ban liên quan, đặc biệt là sự hướng dẫn rất nhiệt tình của cô giáo Quách Thu Thủy.
Trong quá trinh thực hiện bài viết, em đã rất cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu, song do vốn kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các cán bộ trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2008
Học sinh
Lê Thị Ngọc
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36733.doc