Chuyên đề Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mì ăn liền ở Công ty Lương thực cấp 1 Lương yên

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2 I. Chi phí sản xuất phân loại chi phí sản xuất và vấn đề 2 II. Giá thành sản phẩm các loại giá thành sản phẩm doanh nghiệp 6 III. Sự cần thiết khách quan phải hạch toán chi phí sản xuất và giá thành đầy đủ chính xác cho các doanh nghiệp 7 IV. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành 8 V. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất – phương pháp tính giá thành sản phẩm 10 IV. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 18 PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN Ở CÔNG TY LƯƠNG THỰC CẤP I LƯƠNG YÊN 26 I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 26 II. Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty lương thực cấp I Lương Yên 35 PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Kế Toán- một môn khoa học cũng đã có sự thay đổi,phát triển không ngừng về nội dung, phương pháp .để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất xã hội.Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí,đIều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kế toán với tư cách là công cụ quản lí kinh tế ngày càng được khai thác tối đa sức mạnh nhằm điều chỉnh và kiểm soát sự vận hành của nền kinh tế trong thời đại mới. Đi đôi với sự đổi mới trong cơ chế quản lí kinh tế, sự đổi mới của hệ thống kế toán doanh nghiệp đã tạo ra cho kế toán một bộ mặt mới, khẳng định được vị trí,vai trò của kế toán trong các công cụ quản lí. Trong công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành quan trọng. Các thông tin ở các mức độ khác nhau của phần hành đã giúp Nhà nước quản lí tốt các doanh nghiệp; đối với các doanh nghiệp để quản lí tốt chi phí, giá thành sản phẩm nhằm mang lại nhiều lợi nhuận cho hoạt động sản xuất kinh của mình; đối với bên thứ ba là tìm cơ hội làm ăn, đầu tư, hợp tác liên doanh . Xuất phát từ tầm quan trọng đó của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, sau hai tháng thực tập tại Công ty Lương thực cấp 1 Lương yên, với kiến thức thu nhận được trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường và với sự hướng dẫn giúp đỡ của thầy giáo Thái Bá Công và các anh chị trong phòng kế toán Công ty, tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: " Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mì ăn liền ở Công ty Lương thực cấp 1 Lương yên ". Trong phạm vi bản chuyên đề này, tôi xin được trình bày một số vấn đề chính như sau: Phần I: Một số vấn đề lí luận về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mì ăn liền ở Công ty Lương thực cấp 1 Lương yên Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mì ăn liền ở Công ty Lương thực cấp I Lương Yên.

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mì ăn liền ở Công ty Lương thực cấp 1 Lương yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cấp bậc. Ví dụ: Trích Bảng thanh toán lương tháng12/2001 của Tổ trộn: Anh Lê Tiến Thành Số ngày tham gia sản xuất: 22 ngày Mức độ hoàn thành định mức sản xuất : 107% Lương cơ bản: 420.480 đ Phụ cấp trách nhiệm: 14.400 đ - Xác định mức lương bình quân ngày: = 39.535 (420.480 + 14.400) * 2 22 - Xác định lương sản phẩm: 39.535 * 22 * 1,07 = 930.654 Tổng số tiền lương phải trả anh Thành trong tháng 12/2001 là : 930.654 Để tập hợp chi phí nhân công ở Phân xưởng, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hàng quí căn cứ vào Bảng thanh toán lương ( được tính theo cách trên ) do Phòng tổ chức thực hiện để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng gánh chịu chi phí.Để phản ánh khoản chi phí này, kế toán cũng không sử dụng Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán thẳng vào Tài khoản 154 có chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Số liệu tiền lương phải trả cho công nhân viên phân xưởng tập hợp từ các bảng thanh toán lương quí 4/2001 ( Mẫu 06 ) như sau: Tiền lương phải trả cho công nhân : - Sản xuất gia vị: 883.144 + 949.195 + 770.980 = 2.603.319 Sản xuất mì: 9.070.842 + 10.973.135 + 9.099.419 = 29.143.396 Trong đó: Tổ cán trộn: 1.306.890 + 1.013.871 + 1.234.467 = 3.555.228 Tổ chén: 3.221.616 + 3.835.662 + 3.013.851 = 10.071.129 Tổ chiên: 1.108.303 + 1.413.140 + 1.105.182 = 3.626.625 Tổ đóng gói: 3.434.033 + 4.710.462 + 3.745.919 = 11.890.414 Kế toán chi phí và tính giá thành tập hợp trực tiếp tiền lương của công nhân sản xuất cho từng đôí tượng tập hợp chi phí trên Phiếu kế toán (Mẫu 08 ) theo định khoản sau: - Tiền lương phải trả công nhân sản xuất mì: Nợ TK 1541 29.143.396 Có TK 334 29.143.396 - Tiền lương phải trả công nhân sản xuất gia vị: Nợ TK 1542 2.603.319 Có TK 334 2.603.319 Trong yếu tố chi phí nhân công, ngoài tiền lương còn bao gồm các khoản tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất. Theo qui định hiện hành, các khoản này phải trích 25% tiền lương và tính vào chi phí sản xuất 19% ( trong đó BHXH trích 15% và BHYT trích 2% theo lương cơ bản, còn KPCĐ trích 2% theo tiền lương thực tế phải trả ). Nhưng ở Công ty, kế toán chỉ tính vào chi phí sản xuất 17% bao gồm 15% BHXH, 2% BHYT còn 2% KPCĐ tính vào chi phí quản lí doanh nghiệp. Kế toán tính các khoản phải trích BHXH, BHYT quí 4/2001 của Phân xưởng sản xuất như sau: Trích BHXH của sản xuất gia vị: (580.560 * 15%) * 3 = 261.252 Trích BHXH của sản xuất mì: (2.651.680 * 15%) * 3 = 1.193.256 Trích BHYT của sản xuất gia vị: (580.560 * 2%) * 3 = 34.833 Trích BHYT của sản xuất mì: (2.651.680 * 2%) * 3 = 159.100 Sau đó khoản chi phí này được kế toán phản ánh trên Phiếu kế toán (Mẫu 08 ) theo định khoản: Trích BHXH, BHYT tính cho: - Sản xuất mì + Nợ TK 1541 1.193.256 Có TK 338 (3383) 1.193.256 + Nợ TK 1541 159.100 Có TK 338 (3384) 159.100 - Sản xuất gia vị + Nợ TK 1541 261.252 Có TK 338 (3383) 261.252 + Nợ TK 1541 34.833 Có TK 338 (3384) 34.833 Cuối quí, căn cứ vào tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT tập hợp trên Phiếu kế toán ( Mẫu 08 ), kế toán ghi vào Sổ cái TK 1541 (Mẫu 09), TK 1542 ( Mẫu 10). Mẫu 06 BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 10/2001 TT TÊN ĐƠN VỊ LƯƠNG CƠ BẢN PHỤ CẤP TN LƯƠNG THỜI GIAN LƯƠNG SẢN PHẨM CỘNG 1 Phòng TCHC ............. ............. ............. ............. ............. 2 Phòng KD ............. ............. ............. ............. ............. 3 Phòng TCKT ............. ............. ............. ............. ............. 4 Xưởng sx 7.110.040 144.000 10.001.945 9.953.986 19.955.931 5 Tổ bảo vệ 717.120 28.800 3.018.909 3.018.909 6 Tổ kĩ thuật 2.338.560 4.904.946 4.904.946 7 Tổ nồi hơi 822.120 28.800 2.078.090 2.078.090 8 Tổ gia vị 580.560 28.800 883.144 883.144 9 Tổ chiên 244.000 14.400 1.108.303 1.108.303 10 Tổ cán trộn 420.480 14.400 1.306.890 1.306.890 11 Tổ chén 1.224.000 14.400 3.221.616 3.221.616 12 Tổ đóng gói 763.200 14.400 3.434.033 3.434.033 Tổng cộng ............. ............. ............. ............. ............. BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 11/2001 TT TÊN ĐƠN VỊ LƯƠNG CƠ BẢN PHỤ CẤP TN LƯƠNG THỜI GIAN LƯƠNG SẢN PHẨM CỘNG 1 Phòng TCHC ............. ............. ............. ............. ............. 2 Phòng KD ............. ............. ............. ............. ............. 3 Phòng TCKT ............. ............. ............. ............. ............. 4 Xưởng sx 7.110.040 144.000 9.294.410 11.922.330 21.216.740 5 Tổ bảo vệ 717.120 28.800 3.184.455 3.184.455 6 Tổ kĩ thuật 2.338.560 4.259.603 4.259.603 7 Tổ nồi hơi 822.120 28.800 1.850.352 1.850.352 8 Tổ gia vị 580.560 28.800 949.195 949.195 9 Tổ chiên 244.000 14.400 1.413.140 1.413.140 10 Tổ cán trộn 420.480 14.400 1.013.871 1.013.871 11 Tổ chén 1.224.000 14.400 3.835.662 3.835.662 12 Tổ đóng gói 763.200 14.400 4.710.462 4.710.462 Tổng cộng ............. ............. ............. ............. ............. BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 12/2001 TT TÊN ĐƠN VỊ LƯƠNG CƠ BẢN PHỤ CẤP TN LƯƠNG THỜI GIAN LƯƠNG SẢN PHẨM CỘNG 1 Phòng TCHC ............. ............. ............. ............. ............. 2 Phòng KD ............. ............. ............. ............. ............. 3 Phòng TCKT ............. ............. ............. ............. ............. 4 Xưởng sx 7.110.040 144.000 10.046.826 9.870.399 19.917.225 5 Tổ bảo vệ 717.120 28.800 3.325.346 3.325.346 6 Tổ kĩ thuật 2.338.560 4.917.227 4.917.227 7 Tổ nồi hơi 822.120 28.800 1.804.253 1.804.253 8 Tổ gia vị 580.560 28.800 770.980 770.980 9 Tổ chiên 244.000 14.400 1.105.182 1.105.182 10 Tổ cán trộn 420.480 14.400 1.234.467 1.234.467 11 Tổ chén 1.224.000 14.400 3.013.851 3.013.851 12 Tổ đóng gói 763.200 14.400 3.745.919 3.745.919 Tổng cộng ............. ............. ............. ............. ............. 2.3. Kế toán tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định ở Công ty có giá trị rất lớn và đa dạng về chủng loại bao gồm: - Nhà cửa: nhà làm việc, nhà kho, nhà sản xuất... - Vật kiến trúc: tường rào, hệ thống khử bụi, ống khói... - Máy móc thiết bị: thiết bị sản xuất mì, máy đóng gói gia vị... Tài sản cố định được dùng cho hoạt động sản xuất mì, gia công gia vị và kinh doanh lương thực. Để tính khấu hao tài sản cố định, kế toán thực hiện theo quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính. Khấu hao trong doanh nghiệp được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng, cụ thể: - Xác định thời gian sử dụng TSCĐ và đăng kí với cơ quan tài chính trực tiếp quản lí là Cục quản lí vốn và tài sản Nhà nước tại Doanh nghiệp (Nay là Cục tài chính Doanh nghiệp - Bộ Tài chính). Xác định mức khấu hao bình quân năm, quí theo công thức: Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ = hoặc = BQ năm (quí) Thời gian sử dụng Thời gian sử dụng còn lại Ví dụ: Căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ quí 4/2001 của Công ty ( Mẫu 11) Mức tính khấu hao bình quân năm của Thiết bị sản xuất mì 1.007.518.382 = = 201.503.676 5 Mức tính khấu hao bình quân quí của Thiết bị sản xuất mì 201.503.676 = = 50.375.919 4 Tuy nhiên, trong quí 4/2001, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đã không căn cứ vào mức khấu hao phải trích để tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ cho sản xuất mì và gia vị mà kế toán căn cứ vào "sức chịu đựng" của giá thành từng loại sản phẩm để "bốc" số chi phí khấu hao chúng, cụ thể là trích khấu hao TSCĐ cho sản xuất mì là 41.279.015; cho gia vị là 2.025.294. Sau khi "bốc" phần chi phí khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng, kế toán cuối quí tập hợp chi phí đó trên Phiếu kế toán ( Mẫu 08 ), sau đó số liệu trên Phiếu kế toán được kế toán chuyển ghi Sổ cái TK 1541( Mẫu 09), TK 1542 ( Mẫu 10 ) theo định khoản: + Nợ TK 1541 41.279.015 Có TK 214 41.279.015 + Nợ TK 1542 2.025.294. Có TK 214 2.025.294 Mẫu 11 BẢNG TĂNG GIẢM TSCĐ - KHẤU HAO TSCĐ Quí 4 năm 2001 TÊN TSCĐ NGUYÊN GIÁ GIÁ TRỊ CÒN LẠI ĐẾN 1/10/2001 THỜI GIAN SD CÒN LẠI (NĂM) KHẤU HAO BQ NĂM KHẤU HAO QUÍ 4/2001 Nhà cửa Nhà sản xuất mì 482.678.266 373.650.310 9 41.516.701 10.379.175 Nhà sx gia vị 21.680.000 15.355.222 4 3.838.806 959.702 Nhà kho NL 59.847.633 27.183.716 2 13.591.858 3.397.965 ... Vật kiến trúc HT khử bụi 42.138.000 33.368.029 7 4.766.861 1.191.715 ... Máy móc Tbị Trạm biến áp 30.950.765 15.207.144 2 7.603.572 1.900.893 Thiết bị sx mì 1.997.871.250 1.007.518.382 5 201.503.919 41.279.015 Tbị cấp nhiệt 66.098.339 33.141.985 2 16.572.493 4.143.123 Máy đóng gia vị 20.000.000 10.840.000 4 2.710.000 677.500 Máy trộn gia vị 7.000.000 4.480.000 4 1.120.000 280.000 ... 2.4. Kế toán tập hợp " chi phí sản xuất chung ": Để phục vụ cho quá trình sản xuất ở phân xưởng sản xuất mì, Công ty phải mua dịch vụ điện nước từ bên ngoài. Ngoài ra, Công ty phải trả các chi phí khác như tiền thu sử dụng vốn và các khoản chi phí khác bằng tiền... Những khoản này kế toán Công ty đều hạch toán là chi phí sản xuất chung và sử dụng Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung để tập hợp. Chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp sẽ được phân bổ cho sản xuất mì và sản xuất gia vị, trong đó cho sản xuất mì là 90% và sản xuất gia vị là 10%. Sở dĩ có được tỉ lệ phân bổ trên là do ở phân xưởng hoạt động sản xuất mì là chủ yếu và điện nước phần lớn phục vụ cho sản xuất mì. Cụ thể trong quí 4/2001, chi phí sản xuất chung tập hợp cho cả Phân xưởng như sau: - Chi phí điện nước: 7.430.800 - Chi phí khác bằng tiền: 1.861.315 Cộng 9.292.115 Chi phí sản xuất chung phân bổ cho gia vị: 9.292.115 * 10% = 929.212 Chi phí sản xuất chung phân bổ cho mì: 9.292.115 * 90% = 8.362.903 Kế toán phản ánh việc tập hợp chi phí sản xuất chung trên Phiếu kế toán ( Mẫu 08 ) cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và sau đó ghi Sổ cái TK 1541 ( Mẫu 09 ), TK 1542 ( Mẫu 10 ) và TK 627 ( Mẫu 07 ). Mẫu 07 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 - CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Quí 4 năm 2001 DIỄN GIẢI SỐ HIỆU TK SỐ TIỀN ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Số dư đầu kì Chi phí điện nước 111 7.430.800 Chi phí khác bằng tiền 111 1.861.315 Phân bổ CP sx cho gia vị 1542 929.212 Phân bổ CP sx cho mì 1541 8362903 Cộng số phát sinh 9.292.115 9.292.115 Số dư cuối kì 2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Phân xưởng: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào số liệu trên các chứng từ gốc, các tài liệu liên quan tiến hành tập hợp trực tiếp các chi phí liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí và phân bổ gián tiếp các chi phí đồng thời liên quan đến nhiều đối tượng, thể hiện trên Phiếu kế toán ( Mẫu 08 ). Phiếu kế toán có kết cấu như Sổ Nhật kí chung. Trên Phiếu kế toán đồng thời ghi nhiều nghiệp vụ liên quan đến các phần hành kế toán khác không riêng chỉ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trích Phiếu kế toán lập cho quí 4/2001 CÔNG TY LƯƠNG THỰC CẤP 1 LƯƠNG YÊN Mẫu 08 PHIẾU KẾ TOÁN Quí 4/2001 DIỄN GIẢI SỐ HIỆU TK SỐ TIỀN NỢ CÓ NỢ CÓ .. Chi phí điện nước tập hợp 627 7.430.800 111 7.430.800 Chi phí khác bằng tiền 627 1.861.315 111 1.861.315 Xuất nguyên liệu cho sx gia vị 1542 37.114.850 1521 37.114.850 Xuất bao bì cho sản xuất gia vị 1542 7.364.525 1522 7.364.525 Tiền lương CN sản xuất gia vị 1542 2.603.319 334 2.603.319 Trích BHXH của CN sx gia vị 1542 261.252 3383 261.252 Trích BHYT của CN sx gia vị 1542 34.833 3384 34.833 Khấu hao TSCĐ tính cho sx gia vị 1542 2.025.294 214 2.025.294 Phân bổ CPSX cho sx gia vị 1542 929.2112 627 929.212 Xuất nguyên liệu cho sx mì 1541 491.456.656 1521 491.456.656 Xuất bao bì cho sx mì 1541 23.881.575 1522 23.881.575 Xuất nhiên liệu cho sx mì 1541 48.933.168 1523 48.933.168 Tiền lương CN sx mì 1541 29.143.396 334 29.143.396 Trích BHXH của CN sx mì 1541 1.193.256 3383 1.193.256 Trích BHYT của CN sx mì 1541 159.100 3384 159.100 Phân bổ CP sx cho sx mì 1541 8.362.903 627 8.362.903 Khấu hao TSCĐ tính cho sx mì 1541 41.279.015 214 41.279.015 Nhập kho NL số gia vị hoàn thành 1521 50.333.285 1542 50.333.285 Nhập kho TP số mì hoàn thành 155 644.409.069 1541 644.409.069 Cuối quí kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào Phiếu kế toán mở Sổ cái TK 1541 ( Mẫu 09 ), TK 1542 ( Mẫu 10 ) để ghi chép phục vụ cho việc quản lí chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành của từng loại sản phẩm sản xuất hoàn thành trong quí. Mẫu 09 SỔ CÁI TK 154 - 1541 CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG MÌ Quí 4/2001 C DIỄN GIẢI SỐ HIỆU TK SỐ TIỀN T ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì Xuất nguyên liệu sx mì 1521 491.456.656 Xuất bao bì đóng gói mì 1522 23.881.575 Xuất nhiên liệu sxmì 1523 48.933.168 Tiền lương CN sx mì 334 29.143.396 Trích BHXH CN sx mì 3383 1.193.256 Trích BHYT CN sx mì 3384 159.100 Khấu hao TSCĐ tính cho mì 214 41.279.015 Phân bổ CP sx cho sx mì 627 8.362.903 Nhập kho mì hoàn thành 155 644.409.069 Cộng số phát sinh 644.409.069 644.409.069 Dư cuối kì Mẫu 10 SỔ CÁI TK 154 - 1542 CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG GIA VỊ Quí 4/2001 C DIỄN GIẢI SỐ HIỆU TK SỐ TIỀN T ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì Xuất nguyên liệu sx gia vị 1521 37.114.850 Xuất bao bì đóng gói gia vị 1522 7.364.525 Tiền lương CN sx gia vị 334 2.603.319 Trích BHXH CN sx gia vị 3383 261.252 Trích BHYT CN sx gia vị 3384 34.833 Khấu haoTSCĐ tính cho gia vị 214 2.025.294 Phân bổ CP sx cho sx gia vị 627 929.212 Nhập kho gia vị hoàn thành 1521 50.333.285 Cộng số phát sinh 50.333.285 50.333.285 Dư cuối kì 3. Tổ chức kế toán tính giá thành tại Công ty: Sau quá trình gia công, chế biến tại Phân xưởng sản phẩm bao gồm gia vị mì và mì ăn liền. Gia vị mì hoàn thành có thể nhập kho nguyên liệu hoặc bán ra ngoài nên phải được tính giá thành và giá thành đơn vị.Tuy nhiên thành phẩm mì là mì với các loại phẩm cấp khác nhau, mà mỗi loại phẩm cấp cũng đòi hỏi được tính giá thành. 3.1. Kế toán tính giá thành gia vị mì: Để tính giá thành gia vị mì, kế toán sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Do thời gian gia công chế biến ngắn, giá trị sản phẩm làm dở không có, nên kế toán căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất được tập hợp và phân bổ trong quí để tính giá thành gia vị theo công thức: Z sản xuất = C TK Trong đó: Z sản xuất: Là tổng giá thành sản xuất C TK: Là chi phí sản xuất trong kì Như vậy giá thành sản xuất gia vị là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kì để sản xuất gia vị. Ở Công ty, kế toán không lập Bảng tính giá thành gia vị mà mọi việc tính toán được ghi chép ở một sổ riêng. Cụ thể trong quí 4/2001, căn cứ vào Phiếu kế toán ( Mẫu 08 ), kế toán tập hợp chi phí sản xuất gia vị: - Chi phí nguyên liệu 37.114.850 - Chi phí bao bì đóng gói 7.364.525 - Chi phí về: Tiền lương 2.603.319 BHXH 261.252 BHYT 34.833 - Chi phí về khấu hao TSCĐ 2.025.294 - Chi phí sản xuất chung 929.212 Cộng 50.333.285 Tổng giá thành sản xuất gia vị quí 4/2001 chính là tổng chi phí sản xuất gia vị trong quí là 50.333.285 Giá thành đơn vị một gói gia vị được xác định theo công thức: = Giá thành một Tổng giá thành sản xuất gia vị gói gia vị Số gói gia vị hoàn thành Trong quí 4/2001, căn cứ vào Phiếu nhập kho, số gia vị hoàn thành là 1.935.800 gói 50.333.285 Giá thành một gói gia vị = = 26 1.935.800 Sau khi tính được giá thành gia vị, kế toán ghi vào Phiếu kế toán (Mẫu 08 ) và sau đó vào Sổ cái TK 1542 ( Mẫu 10 ) theo định khoản: Nợ TK 1521 50.333.285 Có TK 1542 50.333.285 3.2. Kế toán tính giá thành mì: Trong cùng dây chuyền sản xuất mì, thành phẩm tạo ra là các loại mì gói, mì cân, mì cục, mì vụn khô, mì vụn dầu với phẩm chất khác nhau. Nên để tính giá thành từng loại mì, kế toán Công ty đã sử dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số. Đối với thành phẩm mì, kế toán cũng không đánh giá sản phẩm làm dở do chu khì sản xuất ngắn, hơn thế giá trị sản phẩm làm dở không đáng kể và hiếm khi có sản phẩm làm dở. Vì vậy, toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được chính là tổng giá thành của liên sản phẩm mì Phương pháp tính giá thành theo hệ số được áp dụng ở Công ty như sau: - Sản phẩm tiêu chuẩn được lựa chọn ở Công ty là mì cân. - Để tính hệ số qui đổi cho mì cục, mì vụn khô, mì vụn dầu kế toán căn cứ vào giá bán 1kg của từng loại mì ở trên với giá bán 1kg mì cân. Hệ số qui đổi của mì gói là 0,07 vì mỗi gói mì có trọng lượng là 70gr Cũng như tính giá thành gia vị, việc tính giá thành liên sản phẩm mì hay giá thành từng loại mì được thực hiện ngoài hệ thống sổ kế toán đã ban hành, kế toán tính giá thành không lập Bảng tính giá thành theo mẫu biểu qui định mà chỉ ghi chép tính toán trên một quyển sổ riêng. Căn cứ vào Phiếu kế toán ( Mẫu 08 ), kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tập hợp tổng chi phí sản xuất mì quí 4/2001 như sau: - Chi phí nguyên liệu 491.456.656 - Chi phí bao bì đóng gói 23.881.575 - Chi phí nhiên liệu 48.933.168 - Chi phí về: Tiền lương 29.143.396 BHXH 1.193.256 BHYT 159.100 - Chi phí về khấu hao TSCĐ 41.279.015 - Chi phí sản xuất chung 8.362.903 Cộng 644.409.069 Sau khi tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất mì, trong chi phí nguyên vật liệu có những chi phí nguyên liệu được tập hợp trực tiếp riêng cho từng loại mì. Cụ thể, gia vị xuất dùng với giá trị 40.997.710 chỉ dùng cho mì gói và mì cân nên được tập hợp riêng để tính giá thành mì gói và mì cân như sau: - Chi phí gia vị tập hợp cho mì gói là 1.300.000 - Chi phí gia vị tập hợp cho mì cân là 39.697.710 Do đó, chi phí nguyên liệu tập hợp cho liên sản phẩm để tính giá thành cho từng loại mì là: 491.456.656 - 40.997.710 = 450.458.946 Giấy OPP xuất dùng với giá trị 2.368.000 chỉ để đóng gói mì gói nên được tập hợp trực tiếp cho mì gói. Do vậy chi phí bao bì tập hợp cho liên sản phẩm mì để tính giá thành cho từng loại mì là: 23.881.575 - 2.368.000 = 21.513.575 Sau khi tính được giá thành của từng loại mì trong liên sản phẩm thì cần phải tính thêm chi phí gia vị, chi phí bao bì ( đã tính ở trên ) vào giá thành của mì gói và mì cân. Do đó chi phí sản xuất tập hợp cho liên sản phẩm mì để tính giá thành cho từng loại mì là: 644.409.069 - ( 40.997.710 + 2.368.000 ) = 601.043.359 Trong quí 4/2001 căn cứ vào Phiếu nhập kho mì, kế toán tính được số lượng mì hoàn thành nhập kho như sau: Mì cân 101.789 kg Mì gói 50.000 gói Mì cục 709 kg Mì vụn khô 411 kg Mì vụn dầu 31,5 kg Căn cứ vào Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho bán mì, kế toán tính được giá bán bình quân từng loại mì trong quí như sau: Mì cân 6.825 đ/kg Mì gói 1.800 đ/gói Mì cục 4.263 đ/kg Mì vụn khô 3.457 đ/kg Mì vụn dầu 3.170 đ/kg Kế toán tính hệ số qui đổi của từng loại mì: Hệ số qui đổi mì cân = 1 Hệ số qui đổi mì gói = 0,07 4.263 Hệ số qui đổi mì cục = = 0,63 6.825 3.457 Hệ số qui đổi mì vụn khô = = 0,51 6.825 3.170 Hệ số qui đổi mì vụn dầu = = 0,47 6.825 Kế toán tính sản lượng qui đổi của từng loại mì: Sản lượng qui đổi mì cân: 101.789 * 1 = 101.789 Sản lượng qui đổi mì gói: 50.000 * 0,07 = 3.500 Sản lượng qui đổi mì cục: 709 * 0,63 = 446,67 Sản lượng qui đổi mì vụn khô: 411 * 0,51 = 209,61 Sản lượng qui đổi mì vụn dầu: 31,5 * 0,47 = 14,805 Tổng sản lượng mì qui đổi: 105.960,805 Kế toán tính giá thành từng loại mì như sau: - Giá thành 601.043.359 * 101.789 = + 39.697.710 = 617.081.189 mì cân 105.960,805 617.081.189 Giá thành đơn vị mì cân = = 6.062,36 đ/kg 101.789 - Giá thành 601.043.359 * 3.500 = +1.300.000+2.368.000 = 23.521.247 mì gói 105.960,805 23.521.247 Giá thành đơn vị mì gói = = 470.42 đ/gói 50.000 - Giá thành 601.043.359 * 446,67 = = 2.533.671 đ mì cục 105.960,805 2.533.671 Giá thành đơn vị mì cục = = 3.573,58 đ/kg 709 - Giá thành 601.043.359 * 209,61 = = 1.188.982 đ mì vụn khô 105.960,805 1.188.982 Giá thành đơn vị mì vụn khô = = 2.892,9 đ/kg 411 - Giá thành 601.043.359 * 14,805 = = 83.980 đ mì vụn dầu 105.960,805 83.980 Giá thành đơn vị mì vụn dầu = = 2.666 đ/kg 31,5 PHẦN III MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY LƯƠNG THỰC CẤP 1 LƯƠNG YÊN I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY Công ty lương thực cấp 1 Lương yên từ khi thành lập tới nay đã trải qua bao thăng trầm, song với nỗ lực của bản thân cũng như sự giúp đỡ của các đơn vị hữu quan và đơn vị chủ quản, Công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển. Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bằng các sản phẩm có chất lượng cao và giá bán ổn định, hợp lí.Sự nhạy bén, linh hoạt trong công tác quản lí kinh tế đã giúp Công ty từng bước hoà nhập bước đi của mình với nhịp điệu phát triển kinh tế của đất nước, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó và quan trọng hơn cả là không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Bên cạnh việc hoàn thiện công nghệ sản xuất, hợp lí hoá sản xuất, nghiên cứu và vận dụng các biện pháp quản lí kinh tế, công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, Công ty đã có nhiều cố gắng đáp ứng yêu cầu quản lí của cấp trên và của bộ máy quản lí nội bộ. Dưới giác độ là một sinh viên thực tập, tôi xin có một số nhận xét về công tác hạch toán ở Công ty như sau: 1. Ở Công ty các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật một cách kịp thời và đầy đủ. Cuối mỗi kì kế toán mà theo chế độ qui định là định kì 6 tháng và 1 năm kế toán tiến hành lập và nộp Báo cáo kế toán một cách kịp thời, đầy đủ cho các đơn vị chủ quản cấp trên. 2. Bộ máy kế toán của Công ty được bố trí phân công phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ chuyên môn của từng người, đội ngũ nhân viên kế toán đều ở độ tuổi còn trẻ, nhiệt tình và trung thực. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vừa kinh doanh lương thực, vừa sản xuất chế biến lương thực thực phẩm trên nhiều địa bàn khác nhau nên khối lượng công việc hạch toán tương đối nhiều và phức tạp đòi hỏi đội ngũ nhân viên kế toán vừa đảm bảo công tác hạch toán kinh doanh đồng thời phải kiêm phần quản lí hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm... Với bộ máy kế toán gọn nhẹ và khoa học, có thể nói đó là những cố gắng hết sức to lớn của các nhân viên kế toán trong công tác quản lí hạch toán kế toán. 3. Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng Từ Ghi Sổ đã giúp cho việc ghi chép, hạch toán đơn giản, có hệ thống và dễ theo dõi; các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để phản ánh vào Chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế của từng nghiệp vụ, phản ánh đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán và ghi vào Sổ cái. Để đáp ứng và phù hợp với yêu cầu quản lí của Công ty trong giai đoạn hiện nay, Lãnh đạo Công ty đã trang bị, đầu tư máy móc thiết bị nhằm ứng dụng công nghệ tin học trong việc xử lí thông tin. Trên cơ sở thuận lợi là áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ cộng với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nên bước đầu chuyển sang xử lí thông tin kế toán trên máy vi tính đã đem lại hiệu quả cao. Việc ứng dụng tin học đã giảm bớt được khối lượng công việc ghi chép, phản ánh vào sổ sách kế toán, cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác và có hệ thống giúp lãnh đạo theo dõi kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 4. Đối với công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4.1. Tài khoản sử dụng: Tại Công ty kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không sử dụng một số tài khoản chi phí như Tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Như vậy là chưa làm đúng hệ thống tài khoản kế toán mà chế độ kế toán đã ban hành ngày 1/1/1996, đồng thời gây khó khăn cho công tác quản lí các chi phí phát sinh trong kì và khó khăn cho việc tính giá thành theo khoản mục. 4.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Qui trình công nghệ sản xuất mì là một qui trình phức tạp, liên tục, sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau, nhưng vì chu kì sản xuất ngắn nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất mì, theo tôi như vậy là hợp lí, đảm bảo được tính chính xác những thông tin về kế toán chi phí sản xuất. 4.3. Đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành: Do qui trình công nghệ sản xuất mì phức tạp, liên tục, chu kì ngắn nên Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại mì hoàn thành ở giai đoạn chế biến cuối cùng như mì cân, mì gói, mì cục, mì vụn khô, mì vụn dầu; trong đó mì cân và mì gói là chính phẩm, còn mì cục, mì vụn khô, mì vụn dầu chỉ là phụ phẩm. Theo tôi, đối tượng tính giá thành như vậy là chưa được hợp lí, sẽ khó khăn cho kế toán trong công tác tính giá thành mì. Theo tôi, nên chăng đối tượng tính giá thành chỉ là những sản phẩm chính như mì gói, mì cân; như vậy sẽ đơn giản hơn cho kế toán trong công tác tính giá thành mì. Kì tính giá thành: Công ty tiến hành tính giá thành theo quí. Kì tính giá thành của Công ty như hiện nay là chưa hợp lí trong điều kiện của Công ty về phương tiện hạch toán và trình độ của cán bộ kế toán. Theo tôi, Công ty nên tiến hành tính giá thành theo tháng, như vậy sẽ quản lí chi phí sản xuất chặt chẽ hơn và cung cấp thông tin kịp thời về giá thành thực tế của sản phẩm. 4.3. Kế toán tập hợp các khoản chi phí: Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ngay từ khâu đầu đã là biện pháp hữu hiệu giúp Công ty tính toán chính xác giá thành sản phẩm phục vụ yêu cầu quản lí giá thành. Nhưng ở Công ty, việc tập hợp một số chi phí không hoàn toàn chính xác, hợp lí. Đối với chi phí nguyên vật liệu, cụ thể là chi phí bao bì đóng gói, sau khi kết thúc qui trình công nghệ sản xuất mì, các vắt mì được đóng gói trong túi ni lon hoặc trong giấy OPP để bảo quản và vận chuyển mì được dễ dàng. Vì vậy, tôi cho rằng khoản chi phí bao bì này nên hạch toán vào chi phí bán hàng, tập hợp riêng cho từng loại mì. Việc hạch toán như vậy vừa đúng chế độ kế toán, vừa làm cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành mì đơn giản hơn. Đối với chi phí nhân công, theo đúng chế độ kế toán qui định, phải bao gồm cả kinh phí công đoàn trích theo tỉ lệ 2% tiền lương thực tế của công nhân viên Phân xưởng. Do khoản chi phí này phát sinh ít, nên kế toán đã đưa chi phí này vào chi phí quản lí doanh nghiệp như vậy là chưa hợp lí. Ngoài ra, kế toán cũng không tập hợp chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên Phân xưởng vào chi phí nhân công mà kế toán lại tập hợp chi phí này vào chi phí quản lí doanh nghiệp để giảm chi phí, như vậy là cũng chưa hợp lí. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ, theo nguyên tắc hàng kì phải trích đủ số khấu hao đã tính bình quân vào giá thành nhưng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty đã không làm như vậy. Việc tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ trong kì nhiều hay ít phụ thuộc vào" sức chịu đựng " của giá thành, như vậy là chưa đúng với chế độ kế toán. Cơ chế thị trường cùng với yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh đòi hỏi Công ty phải không ngừng tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nhưng đó phải là những biện pháp một mặt làm giảm chi phí, giảm giá thành, mặt khác vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ kế toán. Trong khi Công ty đang tìm cách giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm thì kế toán lại làm tăng chi phí sản xuất và giá thành lên một cách vô lí bằng cách hạch toán khoản tiền thu do sử dụng vốn Nhà nước vào chi phí sản xuất. Việc hạch toán như vậy đồng thời là sai chế độ kế toán hiện hành. 5. Kế toán tính giá thành sản phẩm: Công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty cũng còn nhiều vấn đề phải xem xét, nghiên cứu. Giá thành tại Công ty không được tính toán chi tiết theo từng khoản mục chi phí, gây khó khăn cho việc đánh giá, phân tích từng khoản mục chi phí trong giá thành. Kế toán tính giá thành không sử dụng bất kì một sổ ( bảng ) tính giá thành nào làm cho công tác quản lí giá thành của từng đối tượng tính giá thành không thực hiện được. Ngoài ra cuối mỗi kì báo cáo, sau khi đã tính toán xác định được giá thành sản phẩm cần tiến hành phân tích chỉ tiêu giá thành sản phẩm để tìm ra biện pháp hạ giá thành, đây là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp sản xuất. Thực tế hiện nay ở Công ty chưa có Bảng giá thành kế hoạch, vì vậy việc phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành chưa được tiến hành. Nghiên cứu để lập Bảng giá thành kế hoạch phù hợp là một vấn đề kế toán Công ty nên làm. Trên đây là một số ý kiến, nhận xét của tôi về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Với tư cách là một sinh viên thực tập, tôi xin có một vài ý kiến, đề xuất với mong muốn được góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty. II. NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY LƯƠNG THỰC CẤP 1 LƯƠNG YÊN Qua một thời gian ngắn tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm ở Công ty lương thực cấp 1 Lương yên, trên cơ sở kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, dưới giác độ là một sinh viên thực tập tối xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm của Công ty. 1. Về việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm mì: Sau khi kết thúc qui trình công nghệ sản xuất mì, sản phẩm thu được ở giai đoạn cuối này gồm nhiều loại như mì gói, mì cân, mì cục , mì vụn khô, mì vụn dầu. Qua tìm hiểu thực tế, tôi thấy mì gói, mì cân là những sản phẩm chính; còn mì cục, mì vụn khô, mì vụn dầu là những sản phẩm phụ của sản phẩm chính. Vì khi chiên xong, các vắt mì rất giòn, dễ bị gãy khi chuyển động trên dây chuyền, cho nên ngoài thu được vắt mì nguyên lành còn thu được mì cục và mì vụn. Do đó theo tôi đối tượng tính giá thành nên là các sản phẩm chính như mì cân, mì gói; còn mì cục và mì vụn là tính vào chi phí loại trừ được xác định theo giá bán. 2. Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Theo chế độ kế toán ban hành ngày 1/1/1996, doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí theo yếu tố hoặc khoản mục. Tuy nhiên, kế toán Công ty nên tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục để thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.1. Đối với việc xác định lại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho hoạt động sản xuất mì Ở Công ty, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ bao gồm: - Chi phí nguyên liệu - Chi phí nhiên liệu Còn chi phí bao bì đóng gói, theo tôi sẽ hạch toán vào chi phí bán hàng như sau: Nợ TK 641 23.881.575 Có TK 1522 23.881.575 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các Tài khoản chi tiết TK 6211 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất mì, TK 6212 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất gia vị. Căn cứ vào Bảng cân đối Nhập - Xuất - Tồn kho nguyên liệu, kho nhiên liệu, kế toán lập Phiếu kế toán của quí 4/2001 PHIẾU KẾ TOÁN Quí 4/2001 STT DIỄN GIẢI NỢ CÓ 08 Nợ TK 6211 460.811.122 Nợ TK 6212 37.114.850 Có TK 1521 497.925.972 09 Nợ TK 6212 7.364.525 Có TK 1522 7.364.525 10 Nợ TK 6211 48.9333.168 Có TK 1523 48.9333.168 11 Nợ TK 1541 509.744.290 Có TK 6211 509.744.290 12 Nợ TK 1542 44.479.375 Có TK 6212 44.479.375 Phiếu kế toán sau khi lập sẽ là căn cứ để ghi vào Sổ cái tổng hợp và Sổ cái chi tiết TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Quí 4/2001 SỐ DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN SỐ TIỀN PKT ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì 08 Xuất NL sx mì và gia vị 1521 497.925.972 09 Xuất BB sx gia vị 1522 7.364.525 10 Xuất nhiên liệu sx mì 1523 48.933.168 11+12 K/c CPNVLTT 154 663.087.641 Cộng số phát sinh 554.223.665 554.223.665 Dư cuối kì SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6211 CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP SẢN XUẤT MÌ Quí 4/2001 SỐ DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN SỐ TIỀN PKT ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì 08 Xuất NL sx mì 1521 460.811.122 10 Xuất nhiên liệu sx mì 1523 48.933.168 11 K/c CPNVLTT sx mì 1541 631.953.275 Cộng số phát sinh 509.744.290 509.744.290 Dư cuối kì SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6211 CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP SẢN XUẤT GIA VỊ Quí 4/2001 SỐ DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN SỐ TIỀN PKT ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì 08 Xuất NL sx giavị 1521 37.114.850 10 Xuất BB sx gia vị 1522 7.364.525 11 K/c CPNVLTT sx gia vị 1542 31.134.366 Cộng số phát sinh 44.479.375 44.479.375 Dư cuối kì 2.2. Đối với việc xác định lại chi phí nhân công trực tiếp cho từng hoạt động sản xuất: Nội dung chi phí nhân công trực tiếp ngoài tiền lương, phụ cấp và các khoản trích bảo hiểm như kế toán Công ty đã làm, còn phải bao gồm khoản trích kinh phí công đoàn tính theo 2% tiền lương thực tế của công nhân sản xuất. Theo tôi, chi phí nhân công của tổ đóng gói không tập hợp vào khoản chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán vào chi phí bán hàng, như vậy hợp lí hơn vì số công nhân này đóng gói bảo quản mì để tiêu thụ. Như vậy chi phí nhân công trực tiếp trong quí 4/2001 tập hợp được như sau: + Công nhân sản xuất mì - Tiền lương 3.555.228 + 10.071.129 + 3.626.625 = 17.252.982 - BHXH 1.888.480 * 15% * 3 = 849.816 - BHYT 1.888.480 * 2% * 3 = 113.309 - KPCĐ 17.252.982 * 2% = 345.059 Cộng 18.561.166 + Công nhân sản xuất gia vị - Tiền lương 2.603.319 - BHXH 261.252 - BHYT 34.833 - KPCĐ 2.603.319 * 2% = 52.066 Cộng 2.951.470 Để phản ánh theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp và các Tài khoản chi tiết TK 6221 - Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất mì, TK 6222 - Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất gia vị. Căn cứ vào Bảng thanh toán lương của quí 4/2001, kế toán lập Phiếu kế toán như sau: PHIẾU KẾ TOÁN Quí 4/2001 STT DIỄN GIẢI NỢ CÓ Nợ TK 6221 17.252.982 13 Nợ TK 6222 2.603.319 Có TK 334 19.856.301 Nợ TK 6221 345.059 14 Nợ TK 6222 52.066 Có TK 3382 397.125 Nợ TK 6221 849.816 15 Nợ TK 6222 261.252 Có TK 3383 1.111.068 Nợ TK 6221 113.309 16 Nợ TK 6222 34.833 Có TK 3384 148.142 17 Nợ TK 1541 18.561.166 Có TK 6221 18.561.166 18 Nợ TK 1542 2.951.470 Có TK 6222 2.951.470 Phiếu kế toán này được sử dụng để ghi vào Sổ cái tổng hợp và Sổ cái chi tiết Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Quí 4/2001 SỐ DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN SỐ TIỀN PKT ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì 13 TL phải trả CN sx 334 19.856.301 14 Trích KPCĐ CN sx 3382 397.125 15 Trích BHXH CN sx 3383 1.111.068 16 Trích BHYT CN sx 3384 148.142 17+18 K/c CPNCTT 154 21.512.636 Cộng số phát sinh 21.512.636 21.512.636 Dư cuối kì SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6221 CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP CNSẢN XUẤT MÌ Quí 4/2001 SỐ DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN SỐ TIỀN PKT ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì 13 TL phải trả CN sx mì 334 17.252.982 14 Trích KPCĐ CN sx mì 3382 345.059 15 Trích BHXH CN sx mì 3383 849.816 16 Trích BHYT CN sx mì 3384 113.309 17 K/c CPNCTT CN sx mì 1541 18.561.166 Cộng số phát sinh 18.561.166 18.561.166 Dư cuối kì SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6222 CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP CNSẢN XUẤT GIA VỊ Quí 4/2001 SỐ DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN SỐ TIỀN PKT ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì 13 TL phải trả CN sx gia vị 334 2.603.319 14 Trích KPCĐ CN sx gia vị 3382 52.066 15 Trích BHXH CN sx gia vị 3383 261.252 16 Trích BHYT CN sx gia vị 3384 34.833 18 K/c CPNCTT CN sx gia vị 1542 2.951.470 Cộng số phát sinh 2.951.470 2.951.470 Dư cuối kì 2.3. Đối với việc xác định lại chi phí sản xuất chung cho các hoạt động sản xuất: * Chi phí nhân viên Phân xưởng: Chi phí nhân viên Phân xưởng ở Công ty bao gồm các khoản tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của quản đốc, trưởng ca, thủ kho, nhân viên kĩ thuật, thợ cơ khí được tập hợp trong Tổ kĩ thuật và thợ lò ở Tổ nồi hơi; Tổ nồi hơi chỉ phục vụ cho sản xuất mì. Chi phí nhân viên Phân xưởng của Công ty thực tế không được hạch toán vào chi phí sản xuất chung mà được hạch toán gộp vào chi phí của kinh doanh lương thực. Có thể nói hạch toán như vậy là không đảm bảo tính chính xác vì nó không phản ánh đúng toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kì. Do đó căn cứ vào Bảng thanh toán lương quí 4/2001 ta có: Chi phí nhân công của Tổ nồi hơi - Tiền lương 5.732.695 - Trích BHXH 822.120 * 15% * 3 = 369.954 - Trích BHYT 822.120 * 2% * 3 = 49.327 - Trích KPCĐ 5.732.695 * 2% = 114.654 Cộng 6.266.630 Chi phí nhân công của Tổ kĩ thuật - Tiền lương 14.081.776 - Trích BHXH 2.338.560 * 15% * 3 = 1.052.352 - Trích BHYT 2.338.560 * 2% * 3 = 140.314 - Trích KPCĐ 14.081.776 * 2% = 281.635 Cộng 15.556.077 Chi phí nhân viên Phân xưởng trong quí 4/2001 tập hợp được là 6.266.630 + 15.556.077 = 21.822.707 Trong đó phục vụ trực tiếp cho sản xuất mì là 6.266.630,phục vụ chung cho cả sản xuất mì và gia vị là 15.556.077, do đó ta phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng sử dụng. Tiêu thức phân bổ nên chọn là chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như sau: 15.556.077 Phân bổ cho sản xuất mì = = 13.421.829 * 18.561.166 21.512.636 2.134.248 2.951.470 15.566.077 15.556.0 = - Phân bổ cho sản xuất = * gia vị 21.512.636 Do đó chi phí nhân viên Phân xưởng tập hợp cho: - Sản xuất mì: 6.266.630 + 13.421.829 = 19.688.459 - Sản xuất gia vị: 2.134.248 Để phản ánh chi phí nhân viên phân xưởng, kế toán sử dụng TK 627 ( 6271 ) - Chi phí nhân viên Phân xưởng và mở chi tiết cho sản xuất mì và gia vị. * Trong quí 4/2001, ở Phân xưởng không phát sinh chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ để phục vụ chung cho Phân xưởng. * Chi phí khấu hao TSCĐ Kế toán Công ty cần tuân thủ chế độ kế toán trong việc tính đúng, tính đủ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất trong quí. Chi phí khấu hao chiếm tỉ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất của Phân xưởng, ảnh hưởng lớn tới giá thành, do vậy tính không đủ chi phí khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất sẽ làm giá thành sai lệch, ảnh hưởng tới quyết định của nhà quản lí. Để tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, kế toán Công ty cần quan tâm đến việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho cả sản xuất mì và gia công gia vị cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu thức thích hợp. Tiêu thức phân bổ có thể chọn là số giờ máy chạy cho mỗi hoạt động sản xuất hoặc chi phí nhân công trực tiếp. Ở Công ty nên chọn tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp vì nó có sẵn hàng quí, đơn giản; Nếu chọn tiêu thức là số giờ máy chạy thì tại Phân xưởng phải tổ chức thêm bộ phận theo dõi số giờ máy chạy, điều này không thuận lợi ở Công ty. Cụ thể: Nhà kho nguyên liệu và trạm biến áp 180 KVA ở Phân xưởng của Công ty được dùng chung cho cả sản xuất mì và gia công gia vị. Theo Bảng tính khấu hao TSCĐ quí 4/2001 ta có khấu hao: - Nhà kho nguyên liệu 3.397.965 - Trạm biến áp 180KVA 1.900.893 Cộng 5.298.858 Tổng tiêu thức phân bổ ( chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào Sổ cái TK 622 ) là 21.512.636 trong đó chi phí nhân công trực tiếp của sản xuất mì là 18.561.166, của gia công gia vị là 2.951.470. Khi đó Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung phân bổ cho: 5.298.858 - Sản xuất mì = * 18.561.166 = 4.571.870 21.512.636 5.298.858 - Sản xuất gia vị = * 2.951.470 = 726.988 21.512.636 Đối với những máy móc thiết bị dùng riêng cho từng hoạt động sản xuất thì chi phí khấu hao được tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất của từng đối tượng tập hợp chi phí. TSCĐ được dùng riêng cho sản xuất mì gồm nhà SảN XUấT, hệ thống khử bụi, thiết bị sản xuất mì, thiết bị cấp nhiệt với tổng mức khấu hao quí 4/2001 là: 10.379.175 + 1.191.715 + 35.375.919 + 4.143.123 = 51.089.932 TSCĐ được dùng riêng cho sản xuất gia vị gồm nhà SảN XUấT, máy đóng gói gia vị, máy trộn gia vị với tổng mức khấu hao quí 4/2001là: 959.702 + 677.500 + 280.000 = 1.917.202 Do đó chi phí khấu hao TSCĐ tập hợp cho: - Sản xuất mì: 4.571.870 + 51.089.932 = 55.661.802 - Sản xuất gia vị: 726.988 + 1.917.202 = 2.644.190 Để phản ánh chi phí khấu hao kế toán sử dụng TK 627 (6274) - Chi phí khấu hao TSCĐ, Tài khoản này cũng phải được chi tiết cho sản xuất mì và sản xuất gia vị. * Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài ở Phân xưởng bao gồm chi phí về điện, nước. Điện nước ở Phân xưởng được dùng chung cho cả sản xuất mì và sản xuất gia vị. Vì vậy chi phí điện nước phải được phân bổ cho hai đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là mì và gia vị. Tiêu thức phân bổ nên chọn là chi phí nhân công trực tiếp. Theo số liệu quí 4/2001, chi phí điện nước tập hợp được là 7.430.800. Kế toán phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như sau: 7.430.800 Phân bổ cho sản xuất mì = * 18.561.166 = 6.411.316 21.512.636 7.430.800 Phân bổ cho sản xuất gia vị = * 2.951.470 = 1.019.484 21.512.800 Để phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán sử dụng TK 627 (6277 ) - Chi phí dịch vụ mua ngoài và cũng mở chi tiết cho sản xuất mì và gia vị. * Chi phí khác bằng tiền: Chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quí 4/2001 bao gồm chi phí về lệ phí kiểm dịch, lệ phí đăng kí chất lượng, và tập hợp được là 646.000. Chi phí này phải được phân bổ cho hai đối tượng tập hợp chi phí là sản xuất mì và gia vị. Tiêu thức phân bổ nên chọn là chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán phân bổ chi phí khác bằng tiền cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như sau: 1.861.315 - Phân bổ cho sản xuất mì = * 18.561.166 = 1.605.948 21.512.636 1.861.315 - Phân bổ cho sản xuất gia vị = * 2.951.470 = 255.367 21.512.636 Để phản ánh chi phí khác bằng tiền, kế toán sử dụng TK 627 (6278) - Chi phí khác bằng tiền và mở chi tiết cho sản xuất mì và gia vị. Để phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất chung của Phân xưởng, kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Sau khi đã tính toán phân bổ các khoản mục chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí, kế toán tiến hành lập Phiếu kế toán như sau: PHIẾU KẾ TOÁN Quí 4/2001 STT DIỄN GIẢI NỢ CÓ Nợ TK 627A (62711) 19.688.459 19 Nợ TK 627B (62712) 2.134.248 Có TK 334 21.822.707 Nợ TK 627A (62741) 55.661.802 20 Nợ TK 627B (62742) 2.644.190 Có TK 214 58.305.992 Nợ TK 627A (62771) 6.411.316 21 Nợ TK 627B (62772) 1.019.484 Có TK 111 7.430.800 Nợ TK 627A (62781) 1.605.948 22 Nợ TK 6272B(62782) 255.367 Có TK 111 1.861315 23 Nợ TK 1541 83.367.525 Có TK 627A 83.367.525 24 Nợ TK 1542 6.053.289 Có TK 627B 6.053.289 Căn cứ vào Phiếu kế toán, kế toán ghi vào Sổ cái tổng hợp và chi tiết TK 627. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Quí 4/2001 SỐ DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN SỐ TIỀN PKT ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì 19 Chi phí nhân viên PX 334 21.822.707 20 Trích khấu hao TSCĐ 214 58.305.992 21 Chi phí DV mua ngoài 111 7.430.800 22 Chi phí khác 111 1.861.315 23+24 K/c CPSảN XUấTC 154 89.420.814 Cộng số phát sinh 89.420.814 89.420.814 Dư cuối kì SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627A CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TÍNH CHO SẢN XUẤT MÌ Quí 4/2001 SỐ DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN SỐ TIỀN PKT ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì 19 CPNVPX PB Sx mì 334 19.688.459 20 KHTSCĐ PB sx mì 214 55.661.802 21 CPDV mua ngoài PB sx mì 111 6.411.316 22 Chi phí khác PB sx mì 111 1.605.948 23 K/c CP sx tính cho sx mì 1541 83.367.525 Cộng số phát sinh 83.367.525 83.367.525 Dư cuối kì SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627B CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TÍNH CHO SẢN XUẤT GIA VỊ Quí 4/2001 SỐ DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN SỐ TIỀN PKT ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì 19 CPNVPX PB sx gia vị 334 2.134.248 20 KHTSCĐ PB sx gia vị 214 2.644.190 21 CPDV MN PB sx gia vị 111 1.019.484 22 Chi phí khác PB sx gia vị 111 255.367 24 K/c CP sx tính cho sx GV 1542 6.053.289 Cộng số phát sinh 6.053.289 6.053.289 Dư cuối kì 2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Phân xưởng: Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp theo từng khoản mục sẽ được kết chuyển từ các tài khoản chi phí vào TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kì. Căn cứ vào các Phiếu kế toán đã được lập, kế toán tiến hành ghi Sổ cái tổng hợp và chi tiết TK 154. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG Quí 4/2001 SỐ DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN SỐ TIỀN PKT ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì 11+12 K/c CPNVLTT 621 554.223.665 17+18 K/c CPNCTT 622 21.512.636 23+24 K/c CP sx 627 89.420.814 25 Nhập kho TP 155 611.672.981 26 Nhập kho NL 152 53.484.134 Cộng số phát sinh 665.157.115 665.157.115 Dư cuối kì SỔ CÁI TÀI KHOẢN 1541 CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH MÌ Quí 4/2001 SỐ DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN SỐ TIỀN PKT ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì 11 K/c CPNVLTT sx mì 6211 509.744.290 17 K/c CPNCTT CN sx mì 6221 18.561.166 23 K/c CP sx tính cho mì 627A 83.367.525 25 Nhập kho thành phẩm 155 611.672.981 Cộng số phát sinh 611.672.981 611.672.981 Dư cuối kì SỔ CÁI TÀI KHOẢN 1542 CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH GIA VỊ Quí 4/2001 SỐ DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN SỐ TIỀN PKT ĐỐI ỨNG NỢ CÓ Dư đầu kì 11 K/c CPNVLTT sx gia vị 1542 44.479.375 18 K/c CPNCTT CN sx gia vị 1542 2.951.470 24 K/c CP sx tính cho sx GV 1542 6.053.289 26 Nhập kho nguyên liệu 1521 53.484.134 Cộng số phát sinh 53.484.134 53.484.134 Dư cuối kì 3. Về công tác tính giá thành: Sản phẩm của Phân xưởng Công ty là mì và gia vị. Cả hai sản phẩm này đều phải lập bảng tính giá thành có chi tiết từng khoản mục. Do tính chất hai loại sản phẩm này khác nhau ( khác với gia vị, mì có sản phẩm chính và sản phẩm phụ ) nên phương pháp tính giá thành áp dụng cho mỗi loại cũng khác nhau: - Giá thành gia vị tính theo phương pháp giản đơn - Giá thành mì tính theo phương pháp loại trừ chi phí Ở Công ty đối với cả hai loại sản phẩm mì và gia vị đều không cần thiết phải đánh giá sản phẩm làm dở cuối kì ( vì chu kì sản xuất ngắn, giá trị sản phẩm làm dở không đáng kể và hiếm khi xảy ra ). Căn cứ vào Sổ cái tổng hợp và chi tiết các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154 và Phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành, kế toán mở Bảng tính giá thành gia vị và mì như sau: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT GIA VỊ Quí 4/2001 Số lượng: 1.935.800 gói KHOẢN MỤC SPLD ĐẦU QUÍ CPSẢN XUẤT TRONG QUÍ SPLD CUỐI QUÍ TỔNG GIÁ THÀNH GV GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ CPNVL trực tiếp 44.479.375 44.479.375 22.97 CPNC trực tiếp 2.951.470 2.951.470 1.52 Chi phí sản xuất 6.053.289 6.053.289 3.12 Cộng 53.484.134 53.484.134 27.63 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT MÌ Quí 4/2001 Số lượng qui đổi: 105.960,085 kg KHOẢN MỤC SPLD ĐẦU QUÍ CP SẢN XUẤT TRONG QUÍ SPLD CUỐI QUÍ TỔNG GIÁ THÀNH GV GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ CPNVL trực tiếp 509.744.290 509.744.290 4.810,72 CPNC trực tiếp 18.561.166 18.561.166 175,17 Chi phí sx 83.367.525 83.367.525 786,78 Cộng 611.672.981 611.672.981 5.772,67 KẾT LUẬN Sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và quản lý của Nhà nước, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện địa hoá đất nước. Sự đổi mời cơ chế này đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với doanh nghiệp không chỉ đổi mới bộ máy quản lý mà đặc biệt phải quan tâm đổi mới hệ thống tài chính - kế toán là công cụ quan trọng. Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty lương thực cấp I Lương Yên gặp rất nhiều khó khăn nhưng với bộ máy điều hành nhanh nhạy của Ban lãnh đạo Công ty và Tổng Công ty cùng với sự nỗ lực vươn lên đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ CNV trong Công ty đã giúp cho Công ty vượt qua mọi khó khăn và phát triển được như ngày nay. Việc thực tập tại Công ty lương thực cấp I Lương Yên, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc, Phó Giám đốc và Phòng Tài chính kế toán đã giúp cho tôi hiểu thêm rất nhiều về vai trò của công tác kế toán tài chính đối với việc quản lý tài chính nói riêng và việc quản lý kinh tế của Công ty nói chung. Hơn nữa giúp tôi đi sâu vào thực tiến thấy rõ nhũng điều khác biệt của thực tế với những lý thuyết đã học ở nhà trường. Đợt thực tập này giúp tôi hiểu rất nhiều về tầm quan trọng của ngành nghề kế toán tài chính. Do thời gian thực tập tổng hợp chưa lâu nên việc thu thập số liệu, thông tin còn chưa sâu và không tránh khỏi thiếu sót. Nhưng được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo thạc sĩ TháI Bá Công và anh chị em trong Công ty đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này. Tôi xin chân trọng cảm ơn thầy giáo, Ban lãnh đạo và các anh chị em trong Công ty, đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2 I. Chi phí sản xuất phân loại chi phí sản xuất và vấn đề quản lý chi phí sản xuất 2 II. Giá thành sản phẩm các loại giá thành sản phẩm doanh nghiệp 6 III. Sự cần thiết khách quan phải hạch toán chi phí sản xuất và giá thành đầy đủ chính xác cho các doanh nghiệp 7 IV. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành 8 V. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất – phương pháp tính giá thành sản phẩm 10 IV. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 18 PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN Ở CÔNG TY LƯƠNG THỰC CẤP I LƯƠNG YÊN 26 I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 26 II. Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty lương thực cấp I Lương Yên 35 PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1170.doc
Tài liệu liên quan