Qua hai phần lý luận và thực tiễn cho thấy tổ chức hợp lý trong quá trình hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn nữa hoạt động tiêu thụ của mình, đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, không ngừng nâng cao đời sống của người lao động.
Tổ chức hợp lý quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ sẽ đóng góp vào việc hoàn thiện bộ máy kế toán của đơn vị giúp doanh nghiệp tiết kiệm được những yếu tố không cần thiết mà vẫn đảm bảo tính chính xác kịp thời của báo cáo kế toán.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán của xí nghiệp Bia- Quang Trung tôi đã đi sâu vào tìm hiểu về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm của xí nghiệp cho thấy xí nghiệp đã phát huy những mặt mạnh song bên cạnh đó cũng có một số vấn đề tồn tại mà không tránh khỏi. Để khắc phục những phần nào, những điểm nào chưa hoàn thiện tôi đã đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện hơn phần kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm của xí nghiệp.
Do kiến thức chưa được sâu rộng nên chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của thày cô giáo và sự giúp đỡ của các phòng ban trong xí nghiệp đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này./.
70 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở xí nghiệp Bia- Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t kho.
Quá trình nhập kho thành phẩm: Sau khi sản phẩm sản xuất hoàn thành được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) xác nhận đạt yêu cầu về kỹ thuật sản phẩm đó mới được nhập kho thành phẩm. Thủ kho xí nghiệp sẽ viết phiếu nhập kho và được viết thành hai liên, trong đó một liên lưu gốc tại kho, một liên gửi lên phòng kế toán để ghi thẻ kho. Việc nhập kho thành phẩm được diễn ra giữa hai bên, thủ kho và tổ trưởng phân xưởng thông qua “sổ nhập kho thành phẩm” và được ký xác nhận của người nhập.
Ví dụ: Trích số liệu tháng 01 năm 2002
Biểu số 03: sổ nhập kho thành phẩm (bia chai).
Ngày tháng
Ca
Số lượng chai
Lượng két
Ký tên người nhập
Mã số
Ngày
43
44
45
12/01/2001
15/01/2001
17/01/2001
..........
..........
.........
Tổng
1
3
2
1000
200
1500
111.476
50
10
75
4.644.84
Căn cứ “sổ nhập kho thành phẩm” (theo từng ngày), định kỳ 10 ngày thủ kho cộng số lượng thành phẩm nhập kho và gửi cho phòng kế toán để viết phiếu nhập kho thành phẩm một lần cho 10 ngày. Phiếu nhập kho thành phẩm (Biểu số 04)
Biểu số 04: Phiếu nhập kho
Ngày 15 tháng 01 năm 2002
Họ tên người giao hàng:
Nhập tại kho:
Số TT
Tên qui cách sản phẩm
ĐVT
Số lượng
Giá đơn vị
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
Bia chai
Cộng
chai
1.398
1.398
1462.24
2.045.973
2.045.973
Cộng thành tiền (bằng chữ): (Hai triệu không trăm bốn mươi lăm nghìn chín trăm bảy mươi ba đồng chẵn).
Thủ trưởng đvị Kế toán trưởng PT cung tiêu Người giao Thủ kho
Sơ đồ 26: Sơ đồ luân chuyển chứng từ nhập khothànhphẩm
Phiếu nhập kho
Sổ nhập kho TP
KCS
Thành phẩm
Phòng kế toán
Thủ kho
Quá trình xuất kho thành phẩm: Do đặc điểm tổ chức tiêu thụ thành phẩm của xí nghiệp được chia thành 3 hình thức, bán lẻ, bán buôn, bán đại lý
*Trường hợp bán lẻ: Căn cứ vào nhu cầu và số tiền thành toán nhân viên bán hàng viết hoá đơn bán lẻ (xem biểu số 05). Hoá đơn bán lẻ được lập thành 3 liên.
+ 1 liên lưu tại quầy làm chứng từ hạch toán.
+ 1 liên thủ kho giữ để ghi sổ sau đó chuyển trả khách hàng.
+ 1 liên giao cho phòng bảo vệ để kiểm tra việc khách hàng mang hàng ra khỏi xí nghiệp có đúng với hoá đơn không.
Trích số liệu ngày 08 tháng 01 năm 2002
Biểu số 05: Hoá đơn bán lẻ
Họ tên người mua hàng:
Địa chỉ:
Số TT
Tên hàng và qui cách phẩm chất
ĐVT
Số lượng
Giá đơn vị
(đồng)
Thành tiền
1
Bia hơi nạp CO2
Cộng
Kg
21
21
2.134
44.814
44.814
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): (Bốn mươi bốn nghìn tám trăm mười bốn )
Người nhận hàng Đã nhận đủ tiền Người viết hoá đơn
* Trường hợp bán buôn và bán đại lý: Căn cứ vào giấy nộp tiền mà khách hàng nộp tại quỹ hoặc khi có lệnh xuất, kế toán viết hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (biểu số 06), có ghi số lượng, giá đơn vị và hình thức thanh toán. Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho được lập thành 3 liên.
+ 1 liên gốc lưu phòng kế toán.
+ 1 liên dùng làm chứng từ thanh toán sau này.
+ 1 liên giao cho khách hàng.
Đồng thời viết phiếu xuất kho (Biểu số 07) làm 4 liên.
+ 1 liên gốc lưu phòng kế toán.
+ 1 liên giao khách hàng.
+ 1 liên thủ kho giữ làm căn cứ ghi sổ.
+ 1 liên giao phòng bảo vệ.
Trường hợp khách hàng trả tiền ngay: Kế toán cũng viết phiếu xuất kho theo trình tự như trên đồng thời viết phiếu thu lập thành 2 liên:
+ 1 liên gốc lưu tại phòng kế toán.
+ 1 liên giao cho khách hàng sau đó khách hàng chuyển sang thủ quỹ để ghi nộp tiền.
Ví dụ: Trích số liệu ngày 12 tháng 01 năm 2002
Biểu số 06: Hoá đơn Bán hàng
Ngày 12 tháng 01 năm 2002
Họ tên người nhận hàng: Bùi Thị Lương
Địa chỉ:Thị xã Hoà Bình
Lý do xuất kho: Bán hàng
Xuất tại kho:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
Số TT
Tên hàng hoá dịch vụ
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
01
Bia nạp CO2
100
2.134
213.400
Cộng tiền bán hàng hoá dịch vụ
213.400
Tổng số tiền (viết bằng chữ): (Hai trăm mười ba nghìn bốn trăm đồng chẵn)
PT cung tiêu Người giao hàng Thủ kho KT trưởng Thủ trưởng đvị
Sơ đồ 27: Sơ đồ luân chuyển xuất kho thành phẩm
Phòng kếtoán
Thủ kho
Quầy bán lẻ
Bảo vệ
Phiếu xuất kho
Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
Khách hàng
Hoá đơn bán lẻ
Biểu số 07: Phiếu xuất kho
Ngày 12 tháng 01 năm 2002
Họ tên người nhận hàng: Bùi Thị Lương
Lý do xuất kho: Bán hàng
Xuất tại kho:
STT
Tên, nhãn hiệu, qui cách vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
2
Bia chai
Vỏ chai
Cộng
chai
chai
125
125
1462.24
550
182.780
68.750
251.530
Cộng thành tiền (bằng chữ): (Hai trăm năm mươi mốt nghìn sáu trăm tám mươi tám đồng)
Thủ trưởng đơn vị KT trưởng PT cung tiêu Người nhận Thủ kho
Căn cứ vào hoá đơn, phiếu xuất kho kế toán ghi:
Nợ TK 111: 251.688
Có TK 511: 251.688
2.3. Kế toán chi tiết thành phẩm.
Việc theo dõi ghi chép và hạch toán chi tiết thành phẩm ở xí nghiệp bia Quang Trung được tiến hành kết hợp giữa kho và phòng kế toán.
+ ở kho: Việc hạch toán chi tiết được thực hiện trên sổ kho. Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho để ghi vào sổ kho. Sổ kho được mở cho cả năm để theo dõi tình hình nhập - xuất- tồn kho thành phẩm. Căn cứ vào số liệu trên sổ kho kế toán ghi vào “Báo cáo mặt hàng nhập- xuất” (Biểu số 08) dùng để theo dõi tình hình nhập- xuất kho thành phẩm về mặt số lượng trong định kỳ 10 ngày hoặc cả tháng.
Định kỳ 10 ngày kế toán cộng số liệu tổng nhập- xuất từng mặt hàng, căn cứ vào số liệu đã tính để ghi vào bảng “Báo cáo kho” (Biểu số 09) để thủ kho tính ra số tồn kho để ghi vào sổ kho.
Định kỳ 10 ngày thủ kho gửi các bảng báo cáo trên kèm theo chứng từ nhập- xuất kho cho phòng kế toán kiểm tra đối chiếu.
Ví dụ: Trích số liệu tháng 01 năm 2002
( Trang sau)
Biểu số 08: Báo cáo mặt hàng nhập- xuất
Tháng 01 năm 2002
Loại hàng: Bia chai
Ngày
Số CT
Xuất hàng
Bia chai
Vỏ chai
Két gỗ
Ghi chú
2/1
3/1
016052
016054
105
107
Lương bán hàng
Toàn PKD
.......
Tổng xuất
Nhập hàng
N.V.Trường
Đỗ Mạnh Cường
.......
Tổng nhập
700
1200
107.286
1398
1030
111.476
Biểu số 09: Báo cáo kho
Kỳ I + II từ 1/1 đến 20/1/2002
Tên hàng
ĐV
Tồn đầu
N. mua
Nhập sx
Tổng nhập
X.
bán
X. TK
X. sx
T. xuất
Tồn cuối
Bia chai
.....
5103
23348
32529
27865
645
26
28536
3993
Kế toán Ngày tháng năm
Người lập biểu
+ ở phòng kế toán: Sử dụng chi tiết thành phẩm theo dõi nhập - xuất- tồn kho thành phẩm theo dõi về chỉ tiêu số lượng và giá trị cơ sở để ghi số ngày căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi định kỳ 10 ngày một lần, kế toán đối chiếu số liệu nhập, xuất, tồn kho với thủ kho thành phẩm
Biểu số 10: sổ chi tiết thành phẩm tài khoản 155
Chứng từ
Diễn giải
ĐVT
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày tháng
SL
Giá tiền
SL
Giá tiền
SL
Giá tiền
24
47
11/01
20/01
Bia chai
Bia hơi
Cộng
chai
lít
505
505
738.431.2
738.431.2
500
500
1.067.000
1.067.000
Căn cứ vào sổ chi tiết kế toán ghi:
Nợ TK: 739.068
Có TK 154: 739.068
Khi có phiếu xuất kho kế toán ghi:
Nợ TK 632: 1.067.000
Có TK 155: 1.067.000
2.4. Kế toán tổng hợp thành phẩm.
Để có số liệu tổng hợp thành phẩm cuối tháng (quí) kế toán thành phẩm lập số tổng hợp nhập, xuất kho thành phẩm kế toán sử dụng tài khoản sau:
Nợ TK 155: Thành phẩm
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 632: Giá vốn hàng bán.
Để có số liệu ghi vào nhật ký chứng từ, cuối kỳ kế toán căn cứ vào sổ chi tiết thành phẩm để lập bảng tổng hợp thành phẩm. Trên bảng này thành phẩm nhập, xuất, tồn kho được phản ánh hai chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Ví dụ: Số liệu bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm từ ngày 01/01/2002 đến ngày31/01/2002 theo mẫu sau:
In xuất nhập hàng
Tên hàng: Bia chai
Số lượng tồn đầu kỳ: 5.103.00 Thành tiền: 7.468.240.5
Ngày FS
Tên khách hàng
N/ Xuất
SLượng
Đ.giá
Thành tiền
01/01/02
14/06/02
20/01/02
24/01/02
26/01/02
31/01/02
Dịch bia chai
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán
…………….
Tổng nhập
Bia, vỏ chai vỡ
Xuất khác
Giá vốn hàng bán
……………
Tổng xuất
Nhập
Nhập
Nhập
Xuất
Xuất
Xuất
1.296.00
295.00
379.00
111.476
421.00
100.00
106.605
107.483
1462.24
1462.24
1462.24
1462.24
1462.24
1462.24
1462.24
1462.24
1.895.063
431.361
554.189
16.780.666
615.603
146.224
1.559.479
…………..
157.165.942
Tổng (Nhập hàng- Xuất hàng): 4.193
Số lượng tồn cuối kỳ: 9.296.00 Thành tiền : 13.592.983
III. Kế toán doanh thu tiêu thụ.
3.1. Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm ở xí nghiệp Bia- Quang Trung.
Trong nền kinh tế thị trường với hàng loạt sản phẩm bia của các công ty trong và ngoài nước, đòi hỏi xí nghiệp Bia- Quang Trung phải có biện pháp tổ chức tiêu thụ sao cho thuận tiện và có hiệu quả nghĩa là được thị trường chấp nhận cả về phương diện giá cả, chất lượng, mẫu mã.
Quá trình tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của thành phẩm, hàng hoá thông qua quan hệ trao đổi. Trong quan hệ này xí nghiệp chuyển giao cho người mua số tiền hàng tương ứng với giá trị của số thành phẩm đó.
Công tác tiêu thụ thành phẩm được xác định là một khâu đặc biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Sản phẩm bia là sản phẩm duy nhất của xí nghiệp, đáp ứng nhu cầu giải khát của người tiêu dùng. Do vậy khả năng tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ. Trong mùa hè, nhiệt độ cao nhu cầu dùng nước giải khát của người tiêu dùng tăng nhanh, khả năng tiêu thụ bia tăng vọt. Ngược lại vào mùa đông thời tiết giá lạnh, nhu cầu tiêu thụ bia lại giảm rõ rệt. Mặt khác sản phẩm bia gồm hai loại:
+ Bia hơi
+ Bia chai
Trong đó mặt hàng bia hơi không cho phép dự trữ dài ngày, nếu dự trữ quá thời hạn chất lượng sẽ giảm sút. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất, dự trữ bảo quản và tiêu thụ của xí nghiệp.
Hơn nữa sản phẩm bia không phải là sản phẩm độc quyền, xí nghiệp hoạt động trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp sản xuất bia và các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát trong và ngoài tỉnh.
Những đặc điểm này đặt ra cho xí nghiệp một bài toán cực kỳ nan giải. Đòi hỏi phải có lời giải đáp đúng đắn, chính xác, phải tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm như thế nào? Với công trình sản xuất hiện có để chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường bia đầy sôi động quyết liệt.
Để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng xí nghiệp tổ chức tiêu thụ thành phẩm theo những phương thức chủ yếu sau:
+ Bán lẻ: Xí nghiệp tổ chức một quầy bán lẻ ngay tại xí nghiệp, khách hàng nộp tiền và nhân viên bán hàng sẽ viết hoá đơn bán lẻ gửi cho khách hàng lấy tại kho. Công việc của tổ bán hàng giống như công việc của phòng kế toán. Xí nghiệp quản lý cửa hàng thông qua sổ sách do nhân viên bán hàng lập.
+ Bán đại lý: Để có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn, một trong các biện pháp xí nghiệp quan tâm là tăng cường bán hàng qua các đại lý. Xí nghiệp mở đại lý tới từng khu vực dân cư, đưa hàng đủ về số lượng, đúng chất lượng, chủng loại, thời gian cho khách hàng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, chi phí thấp nhất. Đây cũng là hình thức tiêu thụ chính của xí nghiệp. Đối với các đại lý, trước hết khách hàng có nhu cầu mở đại lý sẽ đến xí nghiệp làm thủ tục, hợp đồng thoả thuận giá cả và tiền lắp đặt thiết bị. Khi đại lý có nhu cầu về bia, nhân viên kế toán viết hoá đơn kiêm phiếu xuất kho và phiếu xuất kho cho nhân viên tiêu thụ có trách nhiệm gửi hàng cho các đại lý, theo dõi một cách thường xuyên liên tục tình hình thực hiện nhiệm vụ và thanh toán của đại lý.
3.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm.
Hiện nay ở xí nghiệp Bia- Quang Trung thành phẩm khi xuất giao cho khách hàng và đại lý luôn được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán do đó thành phẩm khi xuất bán được coi là tiêu thụ.
Để phản ánh và giám đốc tình hình tiêu thụ, kế toán sử dụng:
TK 511- Doanh thu bán hàng
TK 531- Hàng bán bị trả lại
TK 131- Phải thu của khách hàng
TK 333- Thuế và các khoản phải nộp
TK 632- Giá vốn hàng bán
Ví dụ: Trích số liệu tháng 01 năm 2002
Biểu số 11: Sổ chi tiết tài khoản
Từ ngày 01/01/2002 đến 31/01/2002
Số TK: 511 Tên TK: Doanh thu bán hàng
Số dư đầu tháng (Có):
STT
Ngày
Diễn giải
Đối ứng
Tên TK đối ứng
FS nợ
FS có
1
2
..
44
45
01/01
02/01
...
29/01
30/01
Bán hàng
Bán hàng
.......
K/c hàng bán trả lại
K/c DT thuần
131tl
131g
.....
531
911
Trường SĐ
Giác
..…
HBBTL
XĐKQKD
………
3.598.600
326.105.829
700.000
1.150.000
………..
Tổng (Nợ- Có)
540.244.500
540.244.500
Số dư cuối hiện nay: 0
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ xuất kho, kế toán không phản ánh giá vốn của hàng xuất bán mà chỉ ghi chéo số lượng và giá của thành phẩm xuất bán. Trường hợp thành phẩm xuất bán thu tiền ngay, căn cứ vào các chứng từ xuất kho kế toán cũng ghi sổ theo định khoản, Đồng thời căn cứ vào phiếu thu để ghi sổ chi tiết tài khoản 131.
Toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ chi tiết tài khoản 511 (Biểu số 11), căn cứ vào sổ này để ghi vào sổ cái TK 511 (Biểu số 12).
Ví dụ: Trích số liệu tháng 01 năm 2002
Biểu số 12: Sổ cái tài khoản
Từ ngày 01/01/2002 đến 31/01/2002
Số TK 511 Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng
Số dư đầu năm (Có): 0 Số dư đầu tháng (Có): 0
STT
Đ. ứng
Tên TK đối ứng
FS Nợ
FS Có
1
2
3
4
131
333
531
911
Phải thu của khách hàng
Thuế,các khoản phải nộp
Hàng bán bị trả lại
Xác định kết quả KD
210.540.071
3.598.600
326.105.829
540.244.500
Cộng phát sinh trong tháng:
540.244.500
540.244.500
Số dư cuối hiện nay: 0
Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm ở xí nghiệp để khuyến khích khách hàng mua nhiều nhằm chiếm lĩnh thị trường, tạo uy tín xí nghiệp đã áp dụng các khoản chiết khấu, hàng bán trả lại, đây là các khoản làm giảm doanh thu bán hàng. Đồng thời với việc theo dõi doanh thu bán hàng, kế toán còn theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu.
IV. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
4.1. Chiết khấu bán hàng.
Để khuyến khích tiêu thụ thành phẩm, theo qui định của xí nghiệp nếu khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán tiền đúng thời hạn sẽ được hưởng một khoản gọi là chiết khấu bán hàng (Kế toán hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính). Phần ưu đãi có thể trả bằng tiền hoặc trừ thẳng vào giá bán sản phẩm.
Cụ thể:
* Đối với bia hơi:
+ Nếu khách hàng mua từ 5.000 lít/ tháng thì được hưởng mức chiết khấu là 150 đồng/ 1 lít.
+ Nếu khách hàng mua 2.000 lít/ tháng thì mức chiết khấu là 120 đồng/ 1 lít.
+ Nếu khách hàng mua từ 1.000 đến dưới 2.000 lít/ tháng thì được hưởng chiết khấu là 100 đồng /1 lít.
+ Nếu khách hàng mua dưới 1.000 lít/ tháng thì mức chiết khấu được hưởng một khoản là 50 đồng/ 1 lít.
Thời hạn mà xí nghiệp thanh toán khoản chiết khấu vào đầu của tháng sau.
* Đối với bia chai:
+ Nếu là bộ phận bán hàng mức chiết khấu là 50 đồng/ chai.
+ Nếu là hai quầy dịch vụ và cán bộ tiêu thụ bia chai (khi họ hưởng mức lương khoán) thì chiết khấu là 100 đồng/ 1 chai.
+ Nếu là cán bộ công nhân viên (không thuộc những diện trên) thì được hưởng chiết khấu là 70 đồng/ 1 chai.
Thời hạn mà xí nghiệp thanh toán chiết khấu cho cán bộ công nhân viên vào đầu tháng sau.
Ví dụ: Trích số liệu tháng 01 năm 2002
Biểu số 13: Bảng tính tiền Chiết khấu bán hàng
Bia hơi- Bia chai
STT
Họ tên
Địa chỉ
Lượng BH
Lượng BC
Mức CK
T.Tiền
1
2
3
4
5
6
7
Bùi Văn Dân
Phan Thị Cúc
Trần Thị Mơ
Phạm M.Diện
Hoàng Thị Lý
Bùi Thị Lương
....
Tổng
Gia Lâm
Sông Đà
Lạc Sơn
CB vật tư
CH Dvụ
Bán hàng
......
7200
460
500
700
2.800
1.040
50
50
50
70
100
50
360.000
23.000
25.000
49.000
280.000
52.000
.....
6.396.300
Cuối tháng căn cứ vào số hàng đại lý đã tiêu thụ và thanh toán cho xí nghiệp để xác định số tiền phải trả cho từng đại lý. Kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết TK 811, căn cứ vào sổ chi tiết TK 811 để ghi vào sổ cái TK 811 và kết chuyển số tiền chi phí cho hoạt động tài chính đã chấp thuận cho người mua sang TK 911-Xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 911-Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811- Chi phí cho hoạt động tài chính.
4.2. Hàng bán bị trả lại.
Tại xí nghiệp Bia- Quang Trung, mọi trường hợp hàng xuất khỏi kho đều coi là tiêu thụ nhưng ở xí nghiệp có tình trạng sản phẩm bán cho khách hàng khi không bán được khách hàng mang trả lại xí nghiệp. Hàng bán trả lại sẽ được kiểm tra xem đúng hàng của xí nghiệp không, kiểm tra chất lượng thành phẩm nếu vẫn đạt chất lượng thì tiến hành thủ tục nhập hàng lại kho. Lúc đó thủ kho viết phiếu nhập kho.
Cuối tháng toàn bộ doanh thu hàng bán trả lại được ghi vào sổ chi tiết tiêu thụ để làm cơ sở ghi giảm doanh thu bán hàng, kế toán hạch toán như sau:
+ Hàng mang về nhập kho
Nợ TK 155- Thành phẩm
Có TK 632- Giá vốn hàng bán
+ Thanh toán với người mua số tiền hàng trả lại
Nợ TK 531- Hàng bán trả lại theo giá bán
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
+ Cuối kỳ kết chuyển sang TK 511
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng
Có TK 531- Hàng bán bị trả lại.
V. Kế toán các khoản thanh toán trong tiêu thụ.
Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm ngoài việc theo dõi doanh thu bán hàng thì việc theo dõi các khoản thanh toán trong tiêu thụ cũng rất quan trọng. Đó là những khoản thanh toán với ngân sách, thanh toán với khách hàng.
5.1. Thanh toán với ngân sách.
Căn cứ vào biểu tính thuế qui định của Nhà nước, sản phẩm của xí nghiệp trong giai đoạn hiện nay được xem như là một mặt hàng cao cấp. Theo chế độ qui định thì đây là mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia:
Giá tính thuế Doanh số bán
tiêu thụ = --------------------
đặc biệt 1 + Thuế xuất
Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế x Thuế xuất
Ví dụ: Trích số liệu tháng 01 năm 2002
220.429.500
Bia hơi = -------------------------- = 146.953.000 đ
1 + 50 %
319.815.000
Bia chai = --------------------------- = 182.751.428,5 đ
1 + 75 %
Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ngân sách Nhà nước về số lượng tiêu thụ bia trong tháng 3 của xí nghiệp là:
Bia hơi = 146.953.000 x 50 % = 73.476.500 đ
Bia chai = 182.751.428,5 x 75 % = 137.063.571 đ
Cộng 210.540.071 đ
Trên cơ sở đó xí nghiệp lập tờ khai tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp kèm theo uỷ nhiệm chi nộp cho ngân sách Nhà nước. Tờ khai thuế thuế tiêu thụ đặc biệt được lập thành ba liên: 1 liên lưu tại xí nghiệp, 1 liên lưu tại cục thuế, 1 liên gửi ngân hàng làm thủ tục nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho ngân sách Nhà nước.
+ Kế toán ghi sổ chi tiết TK 333 theo định khoản:
Nợ TK 333: 210.540.071
Có TK 112: 210.540.071
+ Cuối kỳ kết chuyển sang TK 511
Nợ TK 511: 210.540.071
Có TK 333: 210.540.071
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 333 để lập sổ cái TK 333
Biểu số 14: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
********
Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt
Tháng 01 năm 2002
Tên cơ sở: Xí nghiệp Bia- Quang Trung Mã số: 0500268157015
Địa chỉ: Đường Tô Hiệu- Thị xã Hà Đông- Hà Tây
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Số lượng
Doanh số bán
Giá tính thuế TTĐB
Thuế xuất (%)
Số thuế TTĐB phải nộp
A
B
1
2
3
4
5=3x4
1
2
SPA: B. hơi
SPB: B. chai
Cộng
73.476,5
106.605
220.429.500
319.815.000
540.244.500
146.953.000
182.751.428
329.704.428
50
75
73.476.500
137.063.571
210.540.071
* Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có): ……………... * Số thuế tiêu thụ đặc biệt kỳ trước chuyển qua:
+ Nộp thừa (-): ......................
+ Nộp thiếu (+): ......................
* Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp kỳ này: 210.540.071
(Bằng chữ : Hai trăm mười triệu năm trăm bốn mươi nghìn không trăm bảy mươi mốt đồng chẵn).
Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nơi nhận tờ khai: Ngày 20 tháng 01 năm 2002
-Cơ quan thuế: Thay mặt cơ sở
-Địa chỉ: (Ký tên, đóng dấu)
-Ngày cơ quan thuế nhận tờ khai: ..................................................................
-Người nhận (Ký, ghi rõ họ tên): ....................................................................
Yêu cầu kê khai: + Hàng tháng (hoặc định kỳ theo qui định của cơ quan thuế) cơ sở sản xuất, kinh doanh căn cứ vào bảng hoá đơn hàng hoá, dịch vụ để kê khai vào các chỉ tiêu tương ứng gửi cơ quan thuế.
+ Ghi theo từng loại hàng hoá, dịch vụ theo nhóm thuế xuất.
Ví dụ: Chỉ tiêu hàng hoá, dịch vụ đối với cơ sở sản xuất bia ghi theo loại bia hộp, bia chai, bia hơi,... theo nhóm thuế xuất tương ứng của từng loại.
+ Cột 2: Ghi doanh số bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt.
Doanh số bán (cột 2)
+ Cột 3 = ----------------------------
1 + Thuế xuất
5.2. Kế toán thanh toán với khách hàng:
Để hạch toán các khoản nợ phải thu của khách hàng, kế toán sử dụng TK 131”Phải thu của khách hàng”. TK này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ.
Sổ chi tiết thanh toán với người mua được dùng theo dõi thanh toán với khách hàng mua sản phẩm, sổ này được mở chi tiết với từng khách hàng. Phương pháp ghi sổ căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào sổ tương ứng với các nghiệp vụ cho phù hợp theo mẫu sau:
Biểu số 15: Sổ chi tiết thanh toán với người mua- TK 131
Tháng 01 năm 2002
Tên khách hàng: Bùi Văn Dân- Châu Quì- Hà Nội
Số dư đầu kỳ: 1.543.450
STT
Ngày
Diễn giải
Đ.ứng
Tên TK đối ứng
FS Nợ
FS Có
1
2
....
9
...
15
5/1
5/1
.....
17/1
.....
31/1
Thu tiền bia
Bán hàng
........
Thu tiền bia
.......
C/k hàng bán
111
511
111
521
Tiền mặt
Bia hơi
.......
Tiền mặt
.......
CKBH
1.875.000
1.875.000
1.500.000
360.000
Tổng (Nợ- Có): - 85.000
Số dư cuối hiện nay: 792.950
Để có số liệu đưa vào sổ cái TK 131 kế toán phải lập một sổ trung gian đó là hoá đơn bán hàng (Biểu số 16).
( Trang sau)
Biểu số 16: Hoá đơn bán hàng
Tháng 01 năm 2002
Tên khách hàng: Bùi Văn Dân- Châu Quì- HN Số dư đầu kỳ: 1.543.450
STT
Ngày
Tên khoản mục
Loại
Số lượng
Đơn giá
T.Tiền
1
2
...
18
21
05/01/02
18/01/02
...
29/01/02
30/01/02
Bia hơi
Tiền mặt
......
Bia hơi
Tiền mặt
Mua hàng
Trả tiền
.....
Mua hàng
Trả tiền
625.0
537.5
3.000.00
3.000.00
1.875.000
1.875.000
1.612.500
2.000.000
Tổng
Dư nợ hiện nay: 1.155.950
387.500
Ngày tháng năm 2002
Lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
VI. Hạch toán lãi (lỗ) tiêu thụ.
6.1. Hạch toán và kết chuyển giá vốn hàng bán.
Xí nghiệp hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng TK 632 “Giá vốn hàng bán” để phản ánh.
+ Khi xuất thành phẩm đi tiêu thụ, kế toán ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 155- Thành phẩm
+ Phản ánh doanh thu tiêu thụ, ghi :
Nợ TK 111,112,131- TM, TGNH, phải thu của k/hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng
Có TK 333.2 – Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
+ Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán vào TK 911, kế toán ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632- Giá vốn hàng bán
+ Kết chuyển doanh thu vào TK 511, kế toán ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng
Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
6.2. Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Các chi phí bán hàng cần thiết phải phân loại tổng hợp theo đúng nội dung qui định. Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp.
Thực tế kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở xí nghiệp Bia- Quang Trung không mở các tài khoản 641- Chi phí bán hàng, TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh được theo dõi trên các sổ chi tiết TK 627.
Sổ chi tiết TK 627 bia chai (627bc): Phản ánh và theo dõi các nghiệp vụ xuất kho thành phẩm bia chai cho tiếp khách, giới thiệu sản phẩm.
Sổ chi tiết TK 627 bia hơi (627bh): Phản ánh các khoản chi phí thuộc về chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp như: công tác phí, chi mua văn phòng phẩm, chi phí khai trương đại lý,....
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ liên quan đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi sổ:
+ Nợ TK 627bc- Trường hợp xuất bia chai
Có TK 155- Thành phẩm
+ Nợ TK 627bh- Trường hợp xuất bia hơi
Có TK 154- Sản phẩm dở dang
+ Nợ TK 627c- Chi phí sản xuất chung
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ chi tiết TK 627 liên quan. Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết TK 627 để ghi vào sổ cái TK 627 (Biểu số 17).
( Trang sau)
Ví dụ: Trích số liệu tháng 01 năm 2002
Biểu số 17: Sổ cái tài khoản 627
Số TK 627 Tên TK: Chi phí sản xuất chung
Số dư đầu năm: Có 0 Số dư đầu kỳ : 0
TT
Ngày
Đ.
ứng
Tên TK đối ứng
FS Nợ
FS Có
1
2
3
4
5
6
7
8
08/01
10/01
12/01
13/01
15/01
20/01
30/01
30/01
155
111
154
111
112
142
214
338
Thành phẩm
Tiền mặt
Chi phí SXKD dở dang
Tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng
Chi phí trả trước
hao mòn TSCĐ
Phải trả phải nộp khác
893.503
14.492.122
28.907.140
33.502.000
100.000.000
6.683.875
10.254.100
174.224.540
Phát sinh trong kỳ:
184.478.640
184.478.640
Số dư hiện nay: 0
Ngáy tháng năm 2002
Lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
6.3. Xác định kết quả kinh doanh.
Cuối kỳ kế toán căn cứ vào sổ chi tiết mở riêng cho từng sản phẩm, để mở sổ tổng hợp tiêu thụ sản phẩm chung cho hai loại bia hơi và bia chai (Biểu số 18).
Biểu số 18: Sổ tổng hợp tiêu thụ thành phẩm
Tháng 01 năm 2002
STT
Khoản mục
Bia hơi
Bia chai
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đơn vị tính
Sản lượng
Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chiết khấu bán hàng
Hàng bán bị trả lại
Lít
73.476,5
220.429.500
156.820.894
73.476.500
4.264.200
Chai
106.605
319.815.000
156.016.418
137.063.571
2.132.100
3.598.600
Sau khi lập song sổ tổng hợp tiêu thụ thành phẩm, kế toán định khoản như sau:
+ Nợ TK 632: 312.837.312
Có TK 155bh: 156.820.894
Có TK 155bc: 156.016.418
+ Nợ TK 911: 312.837.312
Có TK 632 : 312.837.312
+ Nợ TK 511: 214.138.671
Có TK 333: 210.540.071
Có TK 531: 3.598.600
+ Nợ TK 511: 326.105.829 K/c doanh thu bán hàng
Có TK 911: 326.105.829
+ Nợ TK 711: 1.920.000 K/c thu nhập hđtc
Có TK 911: 1.920.000
+ Nợ TK 911: 6.396.300 K/c chi phí hoạt động tài chính
Có TK 811: 6.396.300
+ Nợ TK 911: 8.792.217 K/c lãi kinh doanh
Có TK 421: 8.792.217
Việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh kế toán ghi vào sổ cái TK 911- Xác định kết quả kinh doanh (Biểu số 19).
Ví dụ: Trích số liệu tháng 01 năm 2002
Biểu số 19: Sổ cái tài khoản 911
Từ ngày1/ 01/2002 đến 31/ 01/2002
Số TK: 911 Tên TK: Xác định kết quả kinh doanh
Số dư đầu năm: 0 Số dư đầu tháng: 0
STT
Đ. ứng
Tên TK đối ứng
FS nợ
FS có
1
2
3
4
5
511
711
632
811
421
Doanh thu bán hàng
Thu nhập hoạt động TC
Giá vốn hàng bán
Chi phí hoạt động tài chính
Lãi chưa phân phối
312.837.312
6.396.300
8.792.217
326.105.829
1.920.000
Cộng phát sinh trong kỳ:
328.025.829
328.025.829
Số dư cuối hiện nay: 0
Biểu số 20: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Tháng 01 năm 2002
Đơn vị: Xí nghiệp Bia- Quang Trung Mẫu số B02- DN
Chỉ tiêu
Mã số
Tháng 01 năm 2002
Doanh thu
- Các khoản giảm trừ (04+05+06)
+ Giảm giá
+ Giá trị hàng hoá bán bị trả lại
+ Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu phải nộp
1. Doanh thu thuần (01- 03)
2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi tức gộp (07-10)
4. Chi phí bán hàng
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
6. Lợi tức thuần từ HĐKD (11- (20+21))
- Thu nhập hoạt động tài chính
- Chi phí hoạt động tài chính
7. Lợi tức hoạt động tài chính (30- 31)
- Các khoản thu nhập bất thường
- Chi phí bất thường
8. Lợi tức bất thường (40- 41)
9. Tổng lợi tức trước thuế (22+32+42)
01
03
04
05
06
07
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
540.244.500
214.138.671
3.598.600
210.540.071
326.105.829
312.837.312
13.268.517
13.268.517
1.920.000
6.396.300
- 4.476.300
8.792.217
Nhận xét chung
Xí nghiệp Bia- Quang Trung là một doanh nghiệp phát huy tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã linh hoạt đưa ra biện pháp kinh tế có hiệu quả và hoà nhập với nền kinh tế thị trường, là một doanh nghiệp tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Những thành quả đã đạt được là nhờ việc thực hiện tốt công tác quản lý của ban lãnh đạo và mọi cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp nói chung và bộ phận kế toán tiêu thụ nói riêng đã có những đóng góp không nhỏ.
Hiện nay nước ta trong giai đoạn đầu của sự đổi mới, hệ thống kế toán đã thích ứng với cơ chế kinh tế mới, doanh nghiệp có đội ngũ kế toán có trình độ và kinh nghiệm cùng với sự tổ chức chặt chẽ các phần hành kế toán đã nắm bắt và theo kịp sự đổi mới của hệ thống kế toán mới để áp dụng có hiệu quả. Trong một chừng mực nhất định kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là công cụ sắc bén để đánh giá thực trạng tài chính, tình hình hoạt động sản xuất từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm đã đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, nhiệm vụ và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế liên quan. Kế toán phản ánh trung thực số liệu, ghi chép sổ sách rõ ràng các nghiệp vụ có liên quan đến tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu quản lý.
Về kế toán thành phẩm, công tác quản lý luôn đảm bảo chặt chẽ giữa phòng kế toán và thủ kho, thường xuyên đối chiếu lượng nhập, xuất kho thành phẩm tránh mọi thiếu hụt sảy ra. Phòng kế toán luôn có số liệu tổng hợp kho thành phẩm theo từng tháng về cả mặt số lượng, giá trị và được hạch toán trên tài khoản 155- Thành phẩm.
Phần III: Phương hướng giải pháp để tăng cường hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở xí nghiệp Bia- Quang Trung.
I. Nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở xí nghiệp
Bia- Quang Trung.
Xí nghiệp Bia- Quang Trung là một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, xí nghiệp đã tự trang trải chi phí, lấy thu nhập bán hàng để bù đắp những chi phí đã bỏ ra.
Là một đơn vị kinh doanh còn rất non trẻ hoạt động trong điều kịên cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, xí nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Để đứng vững và phát triển, ban lãnh đạo xí nghiệp đã linh hoạt đưa ra nhiều biện pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục moị khó khăn hiện tại hoà nhịp sống của xí nghiệp vào nhịp sống của kinh tế thị trường. Một biện pháp mà xí nghiệp đặc biệt quan tâm và có hiệu quả là tăng cường công tác nghiên cưú, tìm hiểu thị trường và khách hàng trên cơ sở đó thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó xí nghiệp tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Có được những bước tiến đáng kể đó là nhờ đội ngũ cán bộ lãnh đạo năng động, sáng suốt, tập thể cán bộ công nhân viên lành nghề, yêu lao động luôn phấn đấu đi lên cùng sự lớn mạnh của xí nghiệp.
Hệ thống quản lý nói chung và bộ phận kế toán nói riêng không ngừng được củng cố và hoàn thiện thực sự trở thành công cụ đắc lực trong công tác quản lý và hạch toán của xí nghiệp. Trong sự cố gắng cũng như thành tích chung đó không thể không kể đến sự phấn đấu và kết quả đạt được của công tác thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.
Qua tình hình thực tế tại xí nghiệp cho thấy việc tổ chức hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Cụ thể:
+ Về hạch toán thành phẩm: đã phản ánh một cách đầy đủ các hoạt động kinh tế diễn ra liên quan đến khâu công tác kế toán này. Mọi hoạt động nhập, xuất kho thành phẩm đều được phản ánh đầy đủ trên sổ sách, chứng từ kế toán theo các qui định của xí nghiệp cũng như chế độ kế toán hiện hành. Từ việc lập chứng từ gốc ban đầu đến công tác kế toán chi tiết tổng hợp mối liên hệ giữa các sổ sách kế hoạch.Đồng thời phản ánh một cách kịp thời các hoạt động kinh tế diễn ra qua đó theo dõi được chi tiết tình hình sản xuất kinh doanh phát sinh hàng ngày. Bên cạnh đó còn phản ánh đôi nét tình hình tiêu thụ của xí nghiệp với từng khách hàng, từng mặt hàng về số lượng và chất lượng từ đó có kế hoạch hoạch định các biện pháp phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay.
+ Về hạch toán tiêu thụ sản phẩm: Đây là nội dung quan trọng trong công tác kế toán của xí nghiệp vì nó liên quan đến việc xác định kết quả các khoản thu nhập thực tế và phần phải nộp cho ngân sách Nhà nước, đồng thời nó phản ánh sự vận động của tài sản tiền vốn trong lưu thông. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, sản phẩm chủ yếu là bia hơi, việc tính toán và theo dõi tiêu thụ gặp ít khó khăn. Mặt khác trong công tác kế toán đã đảm bảo tiết kiệm thời gian lao động, giảm bớt thời gian cho công tác hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp nhờ được trang bị máy tính với trương trình kế toán khoa học, chính xác.
+ Về theo dõi tình hình công nợ: Xí nghiệp có rất nhiều bạn hàng, ngoài những khách hàng đến mua hàng và thanh toán ngay tại xí nghiệp còn có một khối lượng khách hàng đại lý thường đến nhận hàng trước, thanh toán sau.
Điều này đã đặt ra cho công tác kế toán xí nghiệp một trách nhiệm rất nặng nề, thường xuyên phải kiểm tra theo dõi một lượng tài sản khá lớn của mình nhưng vẫn còn đang trong qui trình thanh toán. Xí nghiệp đã tìm ra và hoàn thành biện pháp phải đảm bảo nguyên tắc lợi ích của xí nghiệp không bị vi phạm, đồng thời không bị mất bạn hàng. Cơ chế bán hàng của xí nghiệp là cơ chế mở. Do đó các khách hàng đến mua hàng được phục vụ rất nhanh chóng, đảm bảo các thủ tục nhanh gọn, phù hợp với khách hàng.
Bộ máy kế toán của xí nghiệp tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc và phù hợp với chuyên môn của mỗi người.
II.Phương hướng giải pháp để tăng cường hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm làm cho kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả nhất. Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp Bia- Quang Trung và phân tích tình hình thực tế công tác kế toán nói chung, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nói riêng. Em xin nêu ra một số nhận xét còn tồn tại và hướng đề xuất về công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm như sau:
Thứ nhất: Xí nghiệp cần mở thêm TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Phương pháp xác định dựa vào thành phẩm tồn kho để lập dự phòng, nguyên tắc tính dự phòng.
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho thực hiện vào cuối niên độ kế toán.
+ Khi tính dự phòng các doanh nghiệp phải kiểm kê tất cả hàng tồn kho để lập dự phòng, theo nguyên tắc tính dự phòng.
+ Chỉ tính dự phòng cho những mặt hàng mà giá trị thị trường giảm xuống so với giá gốc, không lấy tăng giá của mặt hàng này bù cho phần giảm giá của mặt hàng khác.
+ Mức dự phòng được tính trên cơ sở chênh lệch giữa giá gốc và giá thị trường.
+ Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá số lượng hàng tồn kho thực tế của từng loại vật tư hàng hoá, kế toán tính, xác định mức trích lập dự phòng cho niên độ kế toán như sau:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp (642.6)
Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Cuối niên độ kế toán sau, kế toán tiến hành hạch toán hoàn nhập toàn bộ khoản dự phòng đã lập cuối niên độ kế toán trước vào thu nhập bất thường.
Nợ TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 721- Các khoản thu nhập bất thường
+ Đồng thời tính xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới phải lập cho niên độ kế toán sau.
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Ví dụ: Bảng xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Hàng tồn kho
Số lượng
Đơn giá ghi sổ
Đơn giá thời điểm KK
Chênh lệch
Mức trích lập
Nguyên vật liệu chính
1.000
1.000.000
900.000
-100.000
100.000
Nguyên vật liệu phụ
1.000
100.000
110.000
+10.000
Thứ hai: Chi phí bán hàng là chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm đến công tác thu mua, bảo quản và bán hàng của đơn vị.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hàng chính và phục vụ chung khác có liên quan của doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phải được tổ chức hạch toán chi tiết theo nội dụng, tính chất khoản chi phi phí. Trên cơ sở đó đi tới giám sát và phấn đấu tiết kiệm khoản chi này.
Thực tế tại xí nghiệp không có sổ kế toán TK 641- Chi phí bán hàng, TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp để tập hợp chi phí. Tất cả các khoản chi phí thuộc chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều được hạch toán chung trên sổ chi tiết TK 627- Chi phí sản sản xuất chung.
+ Sổ chi tiết TK 627 bc: dùng để theo dõi phản ánh các nghiệp vụ thành phẩm bia chai cho tiếp khách, xuất khác thuộc về chi phí bán hàng ,chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Sổ chi tiết TK 627 bh: dùng để theo dõi phản ánh các nghiệp vụ thành phẩm bia hơi tiếp khách xuất khác thuộc về chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Sổ chi tiết TK 627 c: phản ánh và theo dõi các nghiệp vụ phát sinh khác liên quan đến chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp như chi phí hội nghị, chi phí tổng kết năm, chi phí khai trương đại lý,... bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tính giảm trừ khoản phải thu của khách hàng.
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 627 để ghi vào sổ cái TK 627- Chi phí sản xuất chung. Với thực tế này làm cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không được hạch toán một cách chính xác và không theo dõi chi tiết cho từng khoản chi phí, không có biện pháp phấn đấu tiết kiệm.
Mặt khác theo qui định của chế độ kế toán mới thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ phát sinh phải kết chuyển hết sang TK 911 "Xác định kết quản kinh doanh”. Điều này ở xí nghiệp Bia- Quang Trung chưa được thực hiện và chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán vào TK 627, cuối kỳ kết chuyển sang TK 154 tính vào giá thành sản phẩm, do đó sản phẩm tồn kho cuối kỳ chưa tiêu thụ được, vẫn phải chịu chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ.
Để khắc phục trước hết xí nghiệp cần tổ chức hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp một cách chi tiết theo đúng nội dung các khoản chi phí. Muốn vậy xí nghiệp phải mở sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp. Cụ thể:
Sổ chi tiết TK 641- Chi phí bán hàng.
Sổ cái TK 641- Chi phí bán hàng.
Sổ TK 641dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, bao gồm các chi phí bảo quản, đóng gói, chọn lọc, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm, hàng hoá….
Ví dụ: Trích số liệu từ sổ chi tiết TK 627 của tháng 10/2001
(Trang sau)
XN CBKD LT BIA NGK QUANG TRUNG Từ ngày: 01/10/2001
Đường Tô Hiệu - Hà Đông - Hà Tây Đến ngày: 31/ 10/2001
Sổ cái tk 641
Tên tài khoản: Chi phí bán hàng
Số dư đầu năm: Có 0 Số dư đầu kỳ: (Có) 0
STT
Đối ứng
Tên tài khoản đối ứng
Phát sinh nợ
Phát sinh có
1
2
153
214
Xuất công cụ dụng cụ
Trích khấu hao TSCĐ
3.683.875
100.000.000
3.683.875
100.000.000
Phát sinh trong kỳ:
Phat sinh trong năm:
103.683.875
103.683.875
Số dư hiện nay: 0
Ngày… tháng… năm 2001
Lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
Sổ chi tiết TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Sổ cái TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Sổ tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác, có liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp.
Ví dụ: Trích số liệu từ sổ chi tiết TK 627 của tháng 10/2001
XN CBKD LT BIA NGK QUANG TRUNG Từ ngày: 01/10/2001
Đường Tô Hiệu - Hà Đông - Hà Tây Đến ngày: 31/ 10/2001
Sổ cái tk 642
Tên tài khoản: Chi phí Quản lý doanh nghiệp
Số dư đầu năm: Có 0 Số dư đầu kỳ: (Có) 0
STT
Đối ứng
Tên tài khoản đối ứng
Phát sinh nợ
Phát sinh có
1
2
112
338
Tiền gửi ngân hàng
Phải trả, phải nộp khác
38.907.140
6.500.000
38.907.140
6.500.000
Phát sinh trong kỳ:
Phat sinh trong năm:
45.407.140
45.407.140
Số dư hiện nay: 0
Ngày… tháng… năm 2002
Lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
Trên cơ sở các sổ kế toán đã mở kế toán thực hiện hạch toán từng khoản chi phí phát sinh vào các sổ có liên quan.
Về chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý còn rất cao, lý do: nguồn vốn lưu động của xí nghiệp thấp, vay vốn ngân hàng phải trả lãi. Với tư cách xí nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước có thể huy động vốn từ nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn góp, huy động vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên và bên ngoài,... Quan hệ tốt với các ngành hữu quan xin đuợc các nguồn vốn đầu tư từ các vốn hỗ trợ việc làm hay vốn dài hạn lãi xuất thấp. Từ đó chi phí quản lý doanh nghiệp mới có thể giảm được.
III.Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tiêu thụ thành phẩm là vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Do vậy tiến hành phân tích đánh giá tiêu thụ và kết qủa là cần thiết. Qua phân tích chúng ta sẽ tìm ra những mặt tồn tại chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh hợp lý, kịp thời làm tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ đồng thời tăng được doanh lợi cho doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Bia- Quang Trung.
Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Lao động
Tổng số vốn
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận
Tỷ xuất LN/DT
người
đồng
đồng
đồng
đồng
%
72
1.847.650.000
3.852.219.600
3.666.507.502
185.712.098
4,82
72
1.847.650.000
3.538.457.543
3.524.306.165
14.665.182
0.40
72
1.847.650.000
3.789.782.371
3.722.117.189
67.665.182
1.78
Để đánh giá chính xác, khoa học hiệu quả kinh doanh khối doanh nghiệp ta phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp sau:
3.1.Phân tích tình hình tiêu thụ thành phẩm.
*Hệ số tiêu thụ thành phẩm:
Doanh thu tiêu thụ
Hệ số tiêu thụ thành phẩm = -------------------------------------------
Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất.
Hệ số này cho ta biết mức độ tiêu thụ như thế nào để có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Hệ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ sản phẩm tiêu thụ nhiều, cần đẩy mạnh tiêu thụ đi đôi với đẩy mạnh sản xuất.
*Hệ số quay kho:
Doanh nghiệp muốn đạt được khối lượng tiêu thụ cao thì trước hết phải có đủ sản phẩm cung cấp cho tiêu thụ. Do đó hàng hoá tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ là sự phản chiếu trở lại tình hình tiêu thụ.
Doanh thu tiêu thụ
Hệ số quay kho = ----------------------------------------
Trị giá hàng tồn kho bình quân
Hệ số quay kho càng cao (nhanh) chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp lành mạnh, làm ăn phát đạt. Ngược lại, vận tốc quay chậm chứng tỏ doanh nghiệp buôn bán ế ẩm, hàng hoá sản phẩm tồn nhiều. Nó cho biết khả năng và xu thế tiêu thụ của mỗi loại hàng hoá, mức độ tiếp nhận của thị trường về sản phẩm. Từ đó quyết định mức sản xuất trong kỳ của mỗi doanh nghiệp.
3.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh.
Ngoài các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm nêu trên, để có thể so sánh được chất lượng kinh doanh giữa các kỳ của một doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp với nhau cần phải tiến hành phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Khi phân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
*Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu:
Tổng lợi nhuận
Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu = ------------------------- x 100
Tổng doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì sẽ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại.
Từ công thức này cho thấy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp một mặt phải tăng khối lượng tiêu thụ, mặt khác phải tăng số lượng sản phẩm đi đôi với hạ giá thành sản phẩm tiêu thụ. Nếu bảo đảm tốc độ tăng của tổng số lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu thì chứng tỏ khả năng sinh lợi là cao và ngược lại.
*Tỷ xuất lợi nhuận trên chi phí:
Tổng lợi nhuận
Tỷ xuất lợi nhuận / chi phí = ----------------------------------------------- x 100
Tổng chi phí (Tổng giá vốn hàng bán)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ đem lại mấy đồng lợi nhuận.
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh. Từ chỉ tiêu này cho thấy nếu trong kỳ giảm mạnh được chi phí sản xuất là biện pháp cơ bản tăng hiệu xuất sử dụng vốn sản xuất.
3.3. Phân tích các khoản phải thu.
Bên cạnh các chỉ tiêu trên để đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta phải xem xét tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền. Nghĩa là phải tính đến mức độ chiếm dụng vốn để tìm ra nguyên nhân của sự khê đọng các khoản công nợ nhằm tiến tới làm chủ về tình hình tài chính. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Doanh thu bán chịu
Hệ số nợ = --------------------------------------------
Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ
Hệ số này phản ánh tình hình phải thu (công nợ) của doanh nghiệp. Nếu hệ số này 1 thì doanh nghiệp cần có biện pháp thúc đẩy quá trình thanh toán.
3.4. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh ở xí nghiệp.
Thực chất của việc tăng hiệu quả kinh doanh là tăng chỉ tiêu lợi nhuận. Với mục tiêu không ngừng nâng cao lợi nhuận, xí nghiệp thường xuyên phân tích đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
+ Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
+ Giá bán sản phẩm
+ Giá thành sản xuất
+ Chi phí quản lý và chi phí bán hàng
Ngoài ra, lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng bởi kết cấu mặt hàng.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận cho phép ta đưa ra các biện pháp tăng lợi nhuận.
*Đẩy mạnh khối lượng sản phẩm tiêu thụ:
Với mục tiêu tăng nhanh khối lượng sản phẩm tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển cần phải đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng để có kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, tránh việc tồn kho nhiều gây ứ đọng vốn trong lưu thông và làm giảm chất lượng sản phẩm. Đồng thời cần có các biện pháp nghiên cứu cải tiến, đổi mới nâng cao chất lượng mẫu mã bao bì sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Tăng cường hơn nữa trong việc đầu tư quảng cáo giới thiệu sản phẩm quan tâm đến việc chiết khấu giảm giá cho khách hàng mua với số lượng lớn, trả tiền ngay và đưa ra các tỷ lệ chiết khấu giảm giá thích hợp.
*Về giá bán:
Định giá bán trên thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Định giá bán cao trong điều kiện trên thị trường không có sự cạnh tranh thì lợi nhuận thu được dưới dạng lợi nhuận độc quyền. Nhưng nếu định giá bán cao trong điều kiện có sự cạnh tranh thì sản phẩm tiêu thụ chậm, lợi nhuận giảm. Cho nên trong nền kinh tế thị trường, xí nghiệp cần ấn định mức giá bán cho phù hợp mà mục đích cuối cùng là đẩy mạnh doanh số bán, chiếm lĩnh thị trường, tăng lợi nhuận.
*Về giá thành sản xuất:
Giá mua nguyên liệu, vật liệu và các yếu tố đầu vào khác có ảnh hưởng đến yếu tố lợi nhuận của xí nghiệp. Nếu mua giá quá cao, giá thành sản xuất tăng, lợi nhuận giảm và ngược lại. Muốn giảm mua các yếu tố đầu vào thì xí nghiệp phải mua tận gốc, thực hiện so sánh giá bán của các nhà cung cấp để lựa chọn hàng rẻ mà chất lượng vẫn đảm bảo, mặt khác xí nghiệp cũng cần cải tiến kỹ thuật công nghệ để giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu, đồng thời sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tránh lãng phí, hạn chế tổn thất điện năng hao phí nhân công nhàn rỗi nhằm mục đích tiết kiệm chi phí hạ giá thành tạo điều kiện cho việc giảm giá bán.
*Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Những khoản chi phí này khi phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận của xí nghiệp. Vì vậy xí nghiệp cần phân tích, đánh giá tính hợp lý của từng khoản mục chi phí. Xu hướng chung xí nghiệp nên tăng chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm và giảm các khoản mục chi phí khác ở mức độ hợp lý trong tổng chi phí bán hàng.
Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, để tiết kiệm xí nghiệp cần thực hiện các vấn đề nhân sự, tổ chức sắp xếp và phân công trách nhiệm cho từng bộ phận hợp lý.
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng để từ đó đề ra những biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm là một phần không thể thiếu của công tác kế toán nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại xí nghiệp Bia- Quang Trung.
Kết luận
**********
Qua hai phần lý luận và thực tiễn cho thấy tổ chức hợp lý trong quá trình hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn nữa hoạt động tiêu thụ của mình, đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, không ngừng nâng cao đời sống của người lao động.
Tổ chức hợp lý quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ sẽ đóng góp vào việc hoàn thiện bộ máy kế toán của đơn vị giúp doanh nghiệp tiết kiệm được những yếu tố không cần thiết mà vẫn đảm bảo tính chính xác kịp thời của báo cáo kế toán.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán của xí nghiệp Bia- Quang Trung tôi đã đi sâu vào tìm hiểu về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm của xí nghiệp cho thấy xí nghiệp đã phát huy những mặt mạnh song bên cạnh đó cũng có một số vấn đề tồn tại mà không tránh khỏi. Để khắc phục những phần nào, những điểm nào chưa hoàn thiện tôi đã đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện hơn phần kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm của xí nghiệp.
Do kiến thức chưa được sâu rộng nên chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của thày cô giáo và sự giúp đỡ của các phòng ban trong xí nghiệp đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này./.
Nhận xét của xí nghiệp bia – quang trung
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0154.doc