Chuyên đề Tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong kỳ tại Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp Hà Đông

Nhìn chung công tác hạch toán kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm ở Công ty với chức năng của mình đã thực sự là công cụ đắc lực, có hiệu quả cung cấp thông tin trong việc ra quyết định điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm quản lý và bảo toàn vốn một cách an toàn và chặt chẽ. Tuy nhiên, công tác hạch toán này vẫn còn một số điểm chưa thật chính xác cần được bổ sung nhằm hoàn thiện hơn. Cụ thể như: Công ty áp dụng hình thức Nhật Ký Chung, nhưng việc ghi sổ Nhật Ký Chung chỉ đựoc ghi một lần vào cuối tháng nên số liệu không được cập nhật thường xuyên, chưa đúng với ý nghĩa của việc ghi sổ Nhật Ký Chung. Vịêc ghi sổ nhật ký của Công ty chưa thật chính xác, chặt chẽ. Chẳng hạn những nghiệp vụ về thu, chi được ghi voà sổ Nhật ký đựac biệt, đến cuối tháng từ số liệu ở sổ Nhật ký đặc biệt lại được ghi vào sổ Nhật ký chung. Điều này rất dễ gây ra nhầm lẫn, dẫn đến việc tính toán sai các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí. Theo như quy định của hình thức ghi sổ Nhật ký chung, những nghiệp vụ nào đã ghi vào nhật ký đặc biệt rồi thì không ghi lại vào sổ Nhật ký chung. Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu ở sổ Nhật ký chung và nhật ký đặc biệt để ghi vào sổ Cái. Phương hướng để hoàn thiện công tác quản lý nói chung cũng như hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm nói riêng là tiếp tục những ưu điểm hiện có, tìm những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại, bảo đảm hạch toán đúng chế độ kế toán nhà nước quy định và đáp ứng yêu cầu quản trị trong nội bộ doanh nghiệp .

doc69 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong kỳ tại Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng từ Diễn giải Phải thu khách hàng (phải trả nhà cung cấp) Ghi có TK doanh thu (ghi nợ các TK) Số hiệu Ngày tháng TK... TK... TK khác Số hiệu Ngày tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Cộng Doanh nghiệp có thể mở một hay một số Nhật ký đặc biệt như đã nêu trên để ghi chép. Trường hợp cần mở thêm các sổ Nhật ký đặc biệt khác phải tuân theo các nguyên tắc mở sổ và ghi sổ đã quy định. Sổ Cái. Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán. Đặc trưng kết cấu nội dung ghi chép trên sổ Cái của hình thức Nhật ký chung là: Sổ Cái được ghi sau sổ Nhật ký xét trên góc độ thứ tự phản ánh các nghiệp vụ phát sinh đã được chứng từ hoá. Sổ Cái ghi theo từng đối tượng ứng với mỗi tài khoản cần mở. Ghi sổ Cái được thực hiện theo từng nghiệp vụ đã ghi trên Nhật ký. Cơ sở ghi sổ Cái là sổ Nhật ký chung. Cách ghi sổ Cái: Nhặt số liệu theo đối tượng trên sổ Nhật ký để ghi vào sổ Cái của đối tượng đó. Trên sổ Cái, tài khoản cần ghi chú trang nhật ký phản ánh số liệu đã ghi để tiện kiểm tra, đối chiếu ngày cuối kỳ. Mẫu sổ Cái của hình thức Nhật ký chung được thiết kế như sau: Đơn vị... Địa chỉ... Sổ Cái Tài khoản ... Số hiệu... Năm 200N Ngày tháng vào sổ Chứng từ Diễn giải Đối chiếu Nhật ký Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Trang dòng Nợ Có Số dư đầu kỳ Cộng: Số dư cuối kỳ Sổ Cái, thẻ kế toán chi tiết. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được. Trong hình thức kế toán Nhật ký chung, có thể mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết chủ yếu sau: Sổ tài sản cố định. Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá. Thẻ kho (ở kho vật liệu, sản phẩm, hàng hoá). Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh. Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả. Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay. Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua, với Ngân sách Nhà nước, thanh toán nội bộ. Sổ chi tiết các khoản đầu tư chứng khoán. Sổ chi tiết tiêu thụ. Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh. Kết cấu của từng loại sổ, thẻ kế toán chi tiết được thiết lập phụ thuộc vào tính chất của các đối tượng hạch toán và yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý và lập Báo cáo tài chính. Mỗi đối tượng kế toán có yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý khác nhau. Do đó nội dung kết cấu các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết được quy định mang tính hướng dẫn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, các doanh nghiệp có thể mở và lựa chọn các mẫu sổ kế toán chi tiết cần thiết và phù hợp: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan ở các cột phù hợp. Cuối tháng, cuối quí phải tổng hợp số liệu và khoá các sổ, thẻ kể toán chi tiết. Sau đó căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết lập báo cáo tổng hợp chi tiết. Số liệu trên các bàng tổng hợp chi tiết phải được kiểm tra đối chiếu với số phát sinh Nợ, Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ Cái. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện sai sót thì phải sửa chữa kịp thời theo đúng phương pháp đã được quy định. Các Bảng tổng hợp chi tiết sau khi được kiểm tra, đối chiếu và chỉnh lý số liệu được sử dụng để lập các báo cáo tài chính. Qui trình hạch toán trên hệ thống sổ kế toán đã mở theo hình thức Nhật ký chung thể hiện qua sơ đồ sau: Chứng từ gốc Sổ Nhật ký Sổ Nhật ký chung Sổ (thẻ) chi tiết đặc biệt đối tượng Sổ Cái Bảng tổng hợp Chi tiết TK Bảng cân đối TK Báo cáo kế toán Ghi chú: : Ghi thường xuyên trong kỳ. : Ghi ngày cuối kỳ. : Đối chiếu số liệu cuối kỳ. Chương II Thực trạng tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty máy kéo và máy nông nghiệp Hà Đông. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý, kế toán tại công ty. Đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất tại công ty. Công ty máy kéo, và máy nông nghiệp thuộc Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp - Bộ công nghiệp. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân và thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập. Tiền thân của công ty máy kéo và máy nông nghiệp là Nhà máy Nông cụ Hà Đông, thành lập từ ngày 22-10-1960. Trải qua hơn 40 năm xây dựng, phấn đấu và phát triển, lúc đầu chỉ có 36 thiết bị cũ của Pháp để lại với 131 công nhân viên chỉ chuyên sản xuất các phụ kiện phục vụ quốc phòng và máy kéo, công cụ phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp. Đến nay công ty đã sản xuất được cày treo 5 lưỡi, bừa đĩa, máy kéo MTZ 50, máy kéo tháng tám 50 cv, các loại bơm nước chống hạn 6K18, cuốc bàn, máy kéo 12, bình bơm thuốc trừ sâu, xe vận chuyển, xe cải tiến, máy kéo bông sen 20 cv, máy gặt đập liên hợp và cải tiến và đa dạng hoá nhiều loại sản phẩm. Sản lượng bình quân trong năm của công ty được 2000 máy kéo và 100000 bình bơm thuốc trừ sâu với tổng doan thu hàng năm đạt từ 20 đến 30 tỉ đồng. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở mọi miền đất nước từ đồng bằng sông Hồng , sông Cửu Long đến Tây Nguyên và Trung du miền núi được bà con nông dân tín nhiệm sử dụng. Để đạt được những kết quả đó là cả một quá trình phấn đấu bền bỉ và sáng tạo không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên công ty. Công ty đã thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuẫt cũng như quy mô quản lý công ty. Từ một nhà máy thuộc Bộ , chuyên sản xuất các mặt hàng phụ thuộc nông nghiệp, lượng sản xuất bao nhiêu là do Bộ và Nhà nước đặt ra, doanh nghiệp chỉ biết sản xuất theo đúng kế hoạch. Nhưng đứng trước sự đổi mới của nền kinh tế thị trường, tất cả các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh độc lập, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự thay đổi cơ chế, thay đổi phương thức quản lý, phương thức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty máy kéo và máy nông nghiệp cũng hoà nhịp chung cùng với sự đổi mới kinh tế toàn xã hội. Ban giám đốc của nhà máy đã áp dụng kiểu quản lý trực tuyến chức năng để tận dụng tối đa năng lực của đội ngũ cán bộ, kỹ sư. Đồng thời do đặc điểm sản xuất của công ty là làm việc theo dây chuyền. Nguyên vật liệu chủ yếu rất thô sơ, từ gang, thép nguyên khổ qua nhiều khâu chế biến , tôi luyện để trở thành những sản phẩm tinh. Công ty bố trí 7 phân xưởng và một ngành, mỗi phân xưởng đảm nhiệm một khâu trong quá trình chế biến sản phẩm. Các phân xưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên chi phí phát sinh ở giai đoạn nào thì được hạch toán ở giai đoạn đó. Phân xưởng đúc: Tạo phôi chi tiết bằng gang. Phân xưởng rèn, dập: Rèn dập gò hàn chi tiết sản phẩm. Phân xưởng cơ khí 1: Gia công trục hộp số bánh răng. Phân xưởng nhiệt mạ: Nhiệt luyện và mạ các chi tiết. Phân xưởng Lắp ráp: Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Phân cơ khí 3: Sản xuất bình bơm thuốc trừ sâu. Phân xưởng cơ dụng: Gia công cơ khí trang bị công nghệ gồm: tiện, nguội, phay, bào, đồ gá lắp, khuôn mẫu và đảm nhiệm chế thử sản phẩm của công ty. Sửa chữa các thiết bị của toàn nhà máy. Ngành sơn: Đảm nhiệm việc sơn các chi tiết vỏ của máy kéo, các chi tiết cần làm đẹp. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Giám đốc PGĐ kỹ thuật PGĐ sản xuất PGĐ thương mại PGĐ hành chính Phòng thiết kế Phòng kỹ thuật Phòng điện cơ Phòng KCS Phòng sản xuất Phòng TCLĐ Phòng kế toán tài vụ Phòng bảo vệ Phòng kế hoạch TM Các đại lý Phòng y tế Phòng XDCB Văn phòng GĐ Phân xưởng đúc Phân xưởng rèndập Phân xưởng cơ khí 1 Phân xưởng cơ khí 3 Phân xưởng nhiệt mạ Phân xưởng lắp ráp Phân xưởng cơ dụng Công ty tiến hành sản xuất theo quy trình công nghệ chế biến liên tục gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được tập hợp chi phí phát sinh riêng và được chi tiết theo từng thứ sản phẩm. Sản phẩm sản xuất của công ty là các máy móc, thiết bị phục vụ cho nông nghiệp như máy kéo bông sen 8CV , 12CV bình bơm thuốc trừ sâu... Nên đối tượng chế biến chủ yếu là gang, thép, kim loại. Từ những nguyên vật liệu thô sơ này trải qua những quy trình công nghệ trở thành những sản phẩm tinh như trục, bánh răng... Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty máy kéo và máy nông nghiệp được biểu diễn qua sơ đồ sau: Sơ đồ quá trình công nghệ sản phẩm MK 12CV. Phân xưởng Kho đúc Kho phôi NVL Phân xưởng PX cơ khí 1 Kho bán thành Vật tư cơ khí 3 phẩm nội bộ 1 PX nhiệt luyện, nhiệt mạ Kho BTP Mua ngoài Kho BTP nội bộ 2 PX lắp ráp Kho thương phẩm Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của công ty tuần tự theo các bước sau: Bước 1: Từ các kim loại màu như: Đồng, gang, nhôm được đưa vào phân xưởng đúc để tạo phôi. Còn các kim loại như sắt, thép được đưa vào phân xưởng rèn rập để tạo phôi. + Cắt đoạn sản phẩm, rèn sơ bộ trên máy búa 100-1000 tấn. + Dập trình sản xuất trên máy dập 40-400 cân. + ủ non phôi trên lò X75 sau đó làm sạch phôi và nhập kho phôi. Bước 2: Chuyển phôi từ kho phôi xuống các phân xưởng cơ khí, tiến hành khoan, tiện, phay, bào, mài. Sau khi gia công cơ khi xong chuyển vào kho bán thành phẩm nội bộ 1. Bước 3: Chuyển xuống phân xưởng nhiệt mạ tiến hành đánh bóng, mạ phủ bề mặt, nhuộm đen sản phẩm, tôi, ram, rồi nhập kho bán thành phẩm nội bộ 2. Bước 4: Chuyển sang phân xưởng lắp ráp tiến hành lắp hoàn chỉnh một sản phẩm . Tiếp theo chuyển sang bộ phận chạy rà trước khi xuất xưởng. Chạy rà xong chuyển sang bộ phận sơn trang trí và cuối cùng nhập lên kho thương phẩm. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là một quy trình phức tạp kiểu chế biến liên tục. Quy trình chế biến sản phẩm bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn có thể gián đoạn về mặt kỹ thuật, nhiều bộ phận có quy trình công nghệ riêng được chế tạo đồng thời và lắp ráp hoàn chỉnh. Do tính chất đặc điểm của các sản phẩm khác nhau nên có cấu trúc khác nhau nhưng nhìn chung tất cả các sản phẩm đều trải qua các giai đoạn công nghệ. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ chứng từ có liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty được tập trung về phòng tài vụ và ghi sổ theo hình thức Nhật ký Chung. Kế toán hàng tồn kho được tổ chức theo phương pháp kê khai thường xuyên. Bộ máykế toán của công ty có chức năng hạch toán các chi phí phát sinh, tập hợp và xác định sản lượng thực hiện giúp cho Ban Giám đốc quản lý được kết quả sản xuất kinh doanh, quản lý việc sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả. Đồng thời phối hợp với các bộ phận phòng ban, phân xưởng có liên quan để tổ chức tốt việc hạch toán ban đầu và thực hiện chế độ quản lý tài chính. Công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính của Công ty đều do phòng tài vụ đảm nhiệm. Phòng có 10 cán bộ, nhân viên được sắp xếp phân công thực hiện các phần hành kế toán theo chức năng, nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn. Ngoài ra ở mỗi phân xưởng đều có nhân viên thống kê, theo dõi từ khi lĩnh vực tư đến sản xuất sản phẩm. Thì hạch toán của Công ty được tiến hành theo tháng. Trong kỳ, khi có các chứng từ gốc, kế toán ghi vào các sổ chi tiết có liên quan và sổ qũy tiền mặt nếu cần. Cuối kỳ tập hợp các sổ chi tiết ghi vào Nhật Ký Chung mở cho từng tài khoản, từ Nhật Ký Chung lập bảng cân đối rồi vào Sổ Cái các tài khoản và lập Báo Cáo Tài Chính (tuy gọi là hình thức Nhạt Ký Chung nhưng về kỹ thuật ghi chép gần giống hình thức Nhật ký – Chứng Từ và có sử dụng một số sổ chi tiết, bảng kê, Bảng phân bổ của hình thức này, cũng như các sổ chi tiết khác lập theo yêu cầu hạch toán và quản lý.) Sơ đồ bộ máy kế toán. Ké Toán Trưởng (phụ trách chung) Kế toán tổng hợp Kế Toán vốn bằng Tiền và tiền lương Kế toán TSCĐ và thanh toán với người bán Kế toán NVLvà CCDC Kế toán chi phí sản xuất và thanh toán với người mua Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm Thủ quỹ Thống kê tổng hợp Tình hình hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty. Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp là 1 đơn vị kinh tế hạch toán độc lập và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Sản phẩm của công ty làm ra phục vụ cho ngành nông nghiệp, ngư nghiệp của đất nước. Trải qua bao khó khăn, công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp đã dần dần trưởng thành, khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường và làm ăn ngày càng có lãi. Công ty có đội ngũ kỹ sư giỏi, cán bộ quản lý có năng lực và công nhân lành nghề có trình độ tay nghề cao. Mặt khác đứng trước sự biến động của nền kinh tế thị trường đòi hỏi công ty phải năng động, sáng tạo tìm ra phương hướng kinh doanh cho phù hợp. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, Công ty phải luôn luôn hoàn thiện bộ máy quản lý nhằm thoả mãn đến mức tối đa nhất các mục đích kinh doanh . Để đạt được điều đó thì kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Ghi chép đầy đủ chính xác kịp thời thành phẩm nhập kho, xuất kho, giá bán và các khoản chi phí khác trong quá trình tiêu thụ sản phẩm . Theo dõi và ghi chép đầy đủ hàng hoá bị trả lại, hạch toán chính xác giảm giá hàng bán để cuối tháng tính ra được kết quả tiêu thụ. Qua ghi chép phản ánh quy trình kế toán , thường xuyên kiểm tra thực hiện các chế độ quản lý kinh tế tài chính của nhà nước. Thông qua việc theo dõi phản ánh các thông tin kế toán giúp cho ban lãnh đạo công ty đưa ra các quyết định quản lý , sản xuất nhanh chóng chính xác. 1. Tổ chức hạch toán giá vốn hàng bán Công ty MK&MNN là 1 doanh nghiệp sản xuất có khối kượng hàng tồn kho rất lớn, do đó Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi hàng hoá 1 cách liên tục có hệ thống. Đồng thời do đặc điểm Công ty là doanh nghiệp sản xuất nên giá vốn hàng bán được tính theo giá thành sản xuất thực tế (bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Giá vốn hàng bán = Giá thành sản phẩm = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Cuối kỳ kết toán kết chuyển toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất vào TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, để tính giá thành thực tế (giá thành công xưởng). Tổng giá thành sản xuất thực tế = Giá thành sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá thành sản xuất thực tế = Căn cứ vào các bảng tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán lập bảng tính giá thành, bảng này được lập cho từng loại sản phẩm. VD. Lập bảng tính giá thành sản phẩm máy kéo bông sen 12. Biểu mẫu số 1 Bộ công nghiệp Công ty MK & MNN Bảng tính giá thành sản phẩm máy kéo BS12 Số lượng: 120 chiếc Tháng 3 năm 2002 Khoản mục Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản xuất thực tế Giá thành đơn vị sản phẩm Chi phí NVL TT 1.626.800 694.184.900 1.560.1698.500 760.907.200 6340893,3 Chi phí NCTT 333.932.500 159.507.100 306.132.000 187.307.600 1560896,6 Chi phí SXC 333.932.500 242.427.866 306.132.000 270.228.366 2251903,1 Tổng cộng 2.294.756.800 1.096.119.866 2.172.433.500 1.218.443.166 10153693,0 Nhìn vào bảng tính giá thành sản phẩm này, ta thấy tổng giá thành máy kéo BS12 hoàn thành nhập kho trong tháng 3 là 1.218.443.166 (đồng), giá thành 1 đơn vị sản phẩm máy kéo BS 12 là 10.153.692 (đồng). Như trên đã nói, do công ty là một doanh nghiệp sản xuất nên nhập kho giá nào thì khi xuất kho cũng xuất đúng giá đó. Đồng thời do sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú. Hàng hoá bán ra không chỉ là một chiếc máy kéo hay máy bơm hoàn chỉnh, mà bán cả những linh kiện, phụ tùng, chi tiết máy móc. Do đó để xác định giá thực tế thành phẩm xuất kho, công ty áp dụng hai phương pháp sau: - Phương pháp nhập trước xuất trước: áp dụng với những thành phẩm chi tiết như bánh lồng 12, bánh bám 12.v.v... - Phương pháp giá đơn vị bình quân: áp dụng với những thành phẩm lớn như máy kéo BS12, máy bừa, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp. VD. Trong tháng 3, giá thành một đơn vị sản phẩm máy kéo BS 12 nhập kho là 10.153.692 (đồng). Nhưng khi xuất kho, giá vốn hàng xuất bán ra được tính theo giá đơn vị bình quân là 10 triệu đồng (tính bình quân cả kỳ dự trữ). Cuối tháng, căn cứ vào phiếu nhập kho thủ kho chuyển lên, kế toán tập hợp giá vốn hàng bán cho từng sản phẩm trên cơ sở đó ghi sổ Nhật ký chung cho TK 155 - thành phẩm theo định khoản sau: Nợ TK 155: 1218.443.166 Có TK 154: 1218.443.166 Căn cứ vào phiếu xuất kho (xem biểu mẫu số 2) cũng do thủ kho chuyển lên, kế toán thành phẩm theo dõi trị giá vốn của thành phẩm giao bán trên "Bảng kê chi tiết tiêu thụ lỗ lãi" cột "Tiêu thụ trong kỳ". Số liệu của cột này dùng để ghi vào sổ Nhật ký Chung TK 632 - giá vốn hàng bán (xem biểu mẫu số 3) theo định khoản sau: Nợ TK 632:... Có 155:... Biểu mẫu số 2 Bộ tài chính số 429 Phiếu xuất kho Ngày 13/3/2002 Nợ:........... Có:........... Họ tên người nhận: A. Minh, Địa chỉ (bộ phận): Khách hàng thương mại. Lý do xuất kho: Cửa hàng sản phẩm Xuất tại kho: Thành phẩm khu A STT Tên nhãn hiệu, quy cách sản phẩm, vật tư (SP hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Rơ móc BS12 Cái 01 x 4.000.000 2 Rơ móc BS8 Cái 01 x 2.800.000 3 Bánh lồng BS8 Bộ 03 x 380.000 1.140.000 4 Bánh cày BS8 Bộ 05 x 340.000 1.700.000 5 Cày 1 lưỡi BS8 Cái 05 x 400.000 2.000.000 Cộng 11.640.000 Cộng thành tiền (bằng chữ): Mười một triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng. Xuất ngày 13/3/2002 Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Phụ trách cung tiêu (ký, họ tên) Người nhận (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Biểu mẫu số 3. Nhật ký chung TK 632 Tháng 3/2002 Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi chú SH NT N C N C Bán vật tư 632 154 250.000 Bán vật tư 632 154 37.000 Bán sản phẩm 632 155 271.823.266 Bán sản phẩm 632 157 30.315.374 Kết chuyển giá vốn 911 632 302.425.840 Cộng phát sinh 302.425.840 302.425.840 2. Tổ chức hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm. 2.1. Các phương thức tiêu thụ và trình tự tiến hành tiêu thụ tại Công ty. Công ty máy kéo và máy nông nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm, máy móc, công cụ, dụng cụ phục vụ cho nông nghiệp. Do đặc điểm mặt hàng sản xuất của công ty như vậy nên đối tượng khách hàng của công ty là những người nông dân, thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước từ miền Bắc, miền Trung, miền Nam cho đến các tỉnh vùng sâu, vùng xa, các tỉnh miền núi Tây Nguyên. Với thị trường tiêu thụ rộng lớn như vậy nên phương thức tiêu thụ của công ty cũng rất đa dạng như bán buôn, bán lẻ, gửi bán đại lý, bán theo các dự án của Nhà nước về công nghiệp hoá và phát triển nông thôn. Mỗi một phương thức tiêu thụ lại có một phương pháp hạch toán doanh thu tiêu thụ khác nhau. Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo Nhà nước về phát triển và công nghiệp hoá nông nghiệp, công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng sản xuất máy móc công cụ nông nghiệp cho các dự án phát triển nông thôn. Ngoài ra công ty còn ký hợp đồng với các hội như hội nông dân Quảng Bình, hội nông dân Phú Thọ, sản xuất các loại máy móc công cụ trợ giúp bà con nông dân để tăng năng suất lao động. Theo phương thức này, hàng bán sẽ được chuyển cho bên mua theo địa điểm, thời gian ghi trên hợp đồng. Khi được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao thì số hàng này mới được coi là tiêu thụ. Trình tự hạch toán như sau: VD: Tháng 3/2002 công ty giao lô hàng trị giá 560 000 000 (đồng) cho hội nông dân Quảng Bình theo hợp đồng số 000356. Trình tự hạch toán được tiến hành như sau: Khi xuất chuyển đến cho khách hàng kế toán ghi: Nợ TK 157: 560 000 000 (đồng) Có TK 155: 560 000 000 (đồng) Khi khách hàng chấp nhận thanh toán, kế toán ghi: + trị giá vốn của hàng bán: Nợ TK 632: 420.000.000đ Có TK 157: 420.000.000đ + Phần giảm giá cho khách hàng: Nợ TK 811: 16.800.000đ Có TK 111,112: 16.800.000đ Doanh thu tiêu thụ: Nợ TK 111,112: 560.000.000đ Có TK 511: 532.000.000đ Có TK 3331: 2.800.000đ b. Phương thức tiêu thụ trực tiếp. Khi khách hàng đến mua hàng, phòng kế hoạch thương mại viết hoá đơn (GTGT) lập thành 4 liên, liên 3 được giao cho phòng tài vụ. - Nếu khách hàng thanh toán ngay, kế toán vốn bằng tiền sẽ viết phiếu thu hoặc đợi nhận giấy báo có của ngân hàng, ghi vào sổ quỹ tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng theo định khoản: Nợ TK 111, 112 Có TK 511 Sau đó chuyển cho kế toán thành phẩm lưu giữ, cuối tháng kết hợp với thẻ kho lập "Bảng kê chi tiết tiêu thụ lỗ lãi". - Nếu khách hàng nhận nợ và được Công ty chấp nhận, kế toán theo dõi thanh toán với người mua sẽ vào "Thẻ khách hàng" cuối tháng lập "Bảng kê số 11". Phần "Ghi nợ TK 131, có các TK" của bảng này được dùng để ghi vào Nhật ký Chung theo định khoản: Nợ TK 131 Có TK 511 Trường hợp này sẽ được trình bày rõ hơn ở phần kế toán theo dõi thanh toán với người mua. - Cuối tháng kế toán tập hợp các hoá đơn xuất bán trực tiếp để lập "Báo cáo bán hàng" theo dõi doanh thu tiêu thụ của từng thứ sản phẩm theo phương thức giao bán trực tiếp. Mỗi sản phẩm được ghi một dòng, theo dõi về đơn giá, số lượng xuất bán và doanh thu trong kỳ theo công thức: Doanh thu = Số lượng x Đơn giá Số liệu tổng hợp của bảng này cùng với báo cáo bán hàng của đại lý gửi về được dùng để đối chiếu với số liệu của Nhật ký Chung TK 511. Ngoài ra số liệu này còn dùng để lập "Tờ khai thuế GTGT". - Trị giá vốn của thành phẩm giao bán trực tiếp được kế toán thành phẩm theo dõi trên "Bảng kê chi tiết tiêu thụ lỗ lãi", cột "Tiêu thụ trong kỳ". Số liệu của cột này được dùng để ghi vào Nhật ký Chung TK 632 theo định khoản : Nợ TK 632 Có TK 155 Toàn bộ quá trình hạch toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức bán trực tiếp được thể hiện qua ví dụ sau: VD: ngày 13/3/2002, Anh Minh mua một lô hàng trị giá 1.164.000 đồng, theo hoá đơn GTGT số 149 (biểu mẫu số 04), thuế GTGT (5%) là 58.200 đồng. Anh Minh chấp nhận thanh toán ngay 50% bằng tiền mặt theo phiếu thu số 37 (biểu mẫu số 05), còn lại trả sau 15 ngày. Kế toán ghi "Thẻ khách hàng" (biểu mẫu số 06), mở cho khách hàng này, cuối tháng lập "Bảng kê số 11" rồi vào Nhật ký Chung TK 511. Kế toán ghi các bút toán như sau: - Xuất kho sản phẩm giao cho khách hàng: Nợ TK 632: 873.000đ Có TK 155: 873.000đ - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: Nợ TK 111: 582.000đ Nợ TK 131: 582.000đ Có TK 511: 1.129.080đ Có TK 3331(33311): 34.920đ Biểu mẫu 04 Hoá đơn bán hàng Mẫu số 01 GTKT - 3LL (Thuế suất GTGT 5%) ĐQ/99 - B Ngày 13 tháng 3 năm 2002 Số 149 Đơn vị bán hàng: Công ty máy kéo và máy nông nghiệp Địa chỉ: Thị xã Hà Đông - Hà Tây. Điện thoại: Mã số: 05 00236405 Họ tên người mua hàng: Anh Minh Đơn vị: Hà Đông Địa chỉ: Khách hàng thương mại SốTK: Hình thức thanh toán: STT Tên hàng hoá,dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Rơ móc BS12 Cái 01 4.000.000 2 Rơ móc BS8 Cái 01 2.800.000 3 Bánh lồng BS8 Bộ 03 380.000 1.140.000 4 Bánh cày BS8 Bộ 05 340.000 1.700.000 5 Cày một lưỡi BS8 Cái 05 400.000 2.000.000 Cộng tiền hàng: 1.164.000 Thuế suất GTGT 5% Tiền thuế GTGT: 58.200 Tổng cộng tiền thanh toán: 1.222.200 Số tiền viết bằng chữ: Một triệu hai trăm hai mươi hai nghìn hai trăm đồng. Người mua hàng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Biểu mẫu số 05 Đơn vị: ................ Mẫu số 01 - TT Địa chỉ: .............. Số đăng ký doanh nghiệp: ........... Phiếu thu Quyển số: ........ Ngày 13 tháng 03 năm 2002 Số: 37 Nợ TK 111: 582.000đ Có TK 511: 552.900đ Có TK 3331:29.100đ Họ tên người nộp tiền: Anh Minh Địa chỉ: Hà Đông Lý do nộp: Trả tiền hàng Số tiền: 582.000đ Viết bằng chữ: Năm trăm tám mươi hai nghìn đồng. Kèm theo: ...... Chứng từ gốc: ........... Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Người nộp (Ký, họ tên) Người lập biểu (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký , họ tên) Biểu mẫu số 06 Bộ CNN Thẻ khách hàng Tên khách hàng: A.Minh Cty MK và MNN - HD TK: 131 Địa chỉ: Hà Đông Niên độ: 2002 Điện thoại: Số hiệu TK: CT Diễn giải Phát sinh Số dư N S N C N C Tháng 3 13/3 149 Phụ tùng máy kéo 582.000 Thuế VAT 5% 29.100 28/3 32 Trả tiền hàng (TK111) 611.100 611.100 611.100 Tháng 3 Cuối tháng căn cứ vào các thẻ đã lập trong tháng kế toán tiến hành vào "Bảng kê số 11" của tháng 3/2002, mỗi khách hàng ghi một dòng, cuối bảng có dòng cộng và tính ra số dư cuối tháng của TK 131. Bảng này được dùng để ghi vào Nhật ký Chung TK 131, TK 151 và các TK khác có liên quan. Cuối tháng kế toán tập hợp trên sổ quỹ ghi vào Nhật ký Chung TK 511 cũng theo định khoản trên. Đồng thời tập hợp các hoá đơn đã thanh toán hoặc đã nhận nợ, lập "Báo cáo bán hàng" tháng 3/2002, theo dõi doanh thu của các sản phẩm giao bán trực tiếp (theo biểu mẫu số 07), doanh thu bán hàng theo phương thức này là 351.063.900đồng Biểu mẫu số 07 Báo cáo bán hàng Tháng 3/2002 STT Tên sản phẩm Giá bán Số lượng Thành tiền 1 Gầm máy kéo 12 lái vô lăng 7.100.000 05 35.500.000 2 Phay đất 12 1.900.000 11 20.900.000 3 Rơ móc BS12 4.000.000 08 32.000.000 4 Rơ móc BS8 2.800.000 14 39.200.000 5 Bánh lồng BS8 380.000 03 1.140.000 6 Bánh cày BS8 340.000 07 2.3803.000 7 Cày 1 lưỡi BS8 400.000 22 8.800.000 8 Bơm thuốc trừ sâu BS12 84.000 30 2.520.000 ... ..... ..... ..... ..... Cộng 351.063.900 Trị giá vốn của số sản phẩm này được phản ánh trên "Bảng kê chi tiết tiêu thụ lỗ lãi" tháng 3/2002, cột "Tiêu thụ trong kỳ" cuối tháng ghi vào Nhật ký Chung TK 632 và TK 155 theo định khoản (Xem biểu mẫu số 03): Nợ TK 632: 263.297.925 Có TK 155: 263.297.925 c. Phương thức gửi bán qua đại lý. Căn cứ vào yêu cầu của đại lý, hoá đơn GTGT cũng được lập thành 4 liên. Liên 3 được lưu giữ ở phòng tài vụ để kế toán tiêu thụ theo dõi tình hình tiêu thụ của từng đại lý. Hoá đơn GTGT được dùng để ghi vào "Báo cáo bán hàng đại lý..." (xem biểu mẫu số 08), mở cho từng đại lý theo chỉ tiêu số lượng và giá trị (xác định theo giá bán chưa có thuế) cho từng loại sản phẩm. Phương pháp lập "Báo cáo bán hàng đại lý ..." như sau: - Cột "Tồn đầu kỳ" được chuyển từ cột "Tồn cuối kỳ" của báo cáo tháng trước chuyển sang. - Cột "Lĩnh trong kỳ" tổng hợp lượng xuất cho đại lý trong tháng và tính ra giá trị lượng hàng căn cứ trên giá bán chưa có thuế. - Cột "Bán trong kỳ" số liệu căn cứ vào tình hình tiêu thụ trong tháng đại lý báo về và số tiền nhận được (chỉ khi nhận được doanh thu đại lý gửi về thì hàng gửi bán mới coi là tiêu thụ). - Cột "Hàng trả lại " phản ánh số hàng bị đại lý gửi trả trong tháng. Chỉ tiêu số lượng của cột này dùng để ghi vào cột "Hàng bị trả lại TK 157" trên bảng kê chi tiết tiêu thụ lỗ lãi. - Cột "Tồn cuối kỳ" xác định số lượng tồn cuối kỳ theo công thức: Số lượng tồn cuối kỳ = Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng lĩnh trong kỳ - Số lượng bán trong kỳ - Số lượng hàng trả lại Sau đó tính gia giá trị tồn cuối kỳ. Biểu mẫu số 08 Báo cáo bán hàng đại lý Tháng 3/2002 STT Tên sản phẩm Giá Tồn đầu kỳ Lĩnh trong kỳ Bán trong kỳ Hàng bị trả lại Tồn cuối kỳ SL Gía thành SL Gía thành SL Gía thành SL Gía thành SL Gía thành 1 Gầm máy kéo 12 lái vô lăng 7.100.000 9 63.900.000 6 42.600.000 1 7.100.000 14 99.400.000 2 Gầm xe vận chuyển 6.900.000 2 13.800.000 1 6.900.000 1 6.900.000 3 Gầm máy kéo bi nội 2 tốc độ 5.200.000 17 88.400.000 3 15.600.000 1 5.200.000 19 98.800.000 4 Gầm máy kéo bi nội 1 tốc độ 5.200.000 11 57.200.000 11 57.200.000 5 Phay xích 2 tốc độ 2.000.000 5 10.000.000 2 4.000.000 7 14.000.000 6 Phay xích 1 tốc độ 1.950.000 5 9.750.000 5 9.750.000 7 Cày chảo 1.200.000 3 3.600.000 1 1.200.000 1 1.200.000 3 3.600.000 8 Cày trụ 900.000 1 900.000 1 900.000 9 Bánh lồng BS12 600.000 13 7.800.000 2 1.200.000 11 6.600.000 10 Bánh bám BS12 600.000 12 7.200.000 12 7.200.000 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 1.423.959.700 178.163.500 38.406.400 1.563.716.800 Doanh thu bán hàng: 38.406.400 Trừ % triết khấu(4%): 1.536.256 Thuế GTGT 5%: 1.920.320 Số tiền phải nộp: 36.870.144 + 1.920.320 = 38.790.464 Biểu mẫu số 09 Bảng kê chi tiết tiêu thụ đại lý TK 157 Tháng 3 năm 2002 STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Trị giá vốn 1 Gầm MK 12 lái vô lăng 01 5.714.274 5.714.274 2 Gầm xe VC không đèn 01 5.684.932 5.684.932 3 Gầm MK 12 01 1.533.236 1.533.236 4 Cày chảo 01 1.171.053 1.171.053 5 Bánh lồng BS12 02 525.313 1.050.626 6 Gầm MKBS8 01 2.762.788 2.762.788 7 Cày BS8 01 343.183 343.183 8 Bừa BS8 01 160.080 160.080 9 Bơm thuốc trừ sâu 12lít 35 95.535 3.343.125 Cộng 30.315.374 Doanh thu bán hàng và thuế GTGT do đại lý tiêu thụ thực tế công ty đã nhận được bằng tiền mặt hoặc qua ngân hàng, nên các số liệu này dùng để ghi sổ quỹ rồi vào Nhật ký Chung các TK liên quan theo định khoản: Nợ TK 111: 38.790.320 Nợ TK 641: 1.536.400 Có TK 511: 38.406.400 Có TK 3331: 1.920.320 - Trị giá vốn của lượng hàng đại lý đã tiêu thụ được trên đây được xác định trên "Bảng kê chi tiết tiêu thụ đại lý TK 157" tháng 3/2002 với số liệu là 30.315.374 đồng (xem mẫu biểu 09), dùng để ghi Nhật ký Chung TK 157 và TK 632 theo định khoản Nợ TK 632: 30.315.374 Có TK 157: 30.315.374 * Như vậy kế toán bán hàng tháng 3/2002 cho thấy: Doanh thu bán hàng trực tiếp (thành phẩm và vật tư): 315.063.900 Doanh thu bán hàng qua đại lý : 38.406.400 Trong đó: đã thu bằng tiền mặt = 344.254.100 Thu bằng TGNH = 25.036.200 Bán chịu = 20.180.000 Trị giá vốn hàng bán tương ứng là: Bán trực tiếp = 271.823.266 + 287.200 = 272.110.466 Bán qua đại lý = 30.315.374 Căn cứ vào các số l iệu và chứng từ này, kế toán mở và ghi Nhật ký Chung TK 511, TK 632, TK 157 tháng 3/2002. Biểu mẫu số 10: Nhật ký chung TK 157 Tháng 3/2002 Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi chú SH NT N C N C Dư đầu kỳ 157 1.139.167.959 Bán trong kỳ 632 157 30.315.374 Xuất hàng gửi đại lý 157 155 142.530.853 Cộng phát sinh 142.530.853 30.315.314 Dư cuối kỳ 1.251.383.438 Biểu mẫu số 11 Nhật ký chung TK 511 Tháng 3/2002 Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi chú SH NT N C N C Thu tiền bán hàng 111 511 344.254.100 Thu tiền bán hàng 112 511 25.036.200 Bán chịu 131 511 20.180.000 Chiết khấu bán hàng 511 521 403.600 K/c doanh thu thuần 511 911 389.066.700 Cộng phát sinh 389.470.300 389.470.300 2.2. Kết toán các khoản giảm trừ doanh thu. Khi sản phẩm đã được xác định là tiêu thụ thì cũng chưa hẳn là quá trình tiêu thụ đã kết thúc. Ngoài việc theo dõi tình hình thanh toán tiền hàng của người mua, kế toán còn phải phản ánh các khoản làm giảm doanh thu bán hàng có thể phát sinh. Những khoản này có thể là doanh thu bị triết khấu, bị giảm giá, doanh số của hàng bán bị trả lại. Công tác kế toán liên quan đến các nghiệp vụ này ở công ty được tổ chức như sau: a. Đối với chiết khấu bán hàng gồm có chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán. Chiết khấu thương mại thường phát sinh đối với khách mua hàng thường xuyên hoặc trị giá lô hàng lớn. Công ty thực hiện chiết khấu theo tỷ lệ % trên trị giá của hoá đơn bán hàng, xác định ngay trên hoá đơn. Lúc này doanh thu được ghi nhận là trị giá lô hàng đã trừ mức chiết khấu (doanh số thực nhận). Tuỳ theo phương thức thanh toán mà kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 111 (131) Có TK 511 - doanh số thực nhận và không cần phản ánh mức chiết khấu trên TK 521 - Chiết khấu bán hàng. Chiết khấu thanh toán được áp dụng khi người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn đối với bán hàng trả chậm. Đây thực chất là một khoản chi phí nhằm khuyến khích khách hàng trả nợ nhanh chóng, giúp hạn chế tối thiểu việc vốn của công ty bị chiếm dụng. Việc xác định và thanh toán khoản chiết khấu này được thực hiện khi khách hàng tới trả nợ và được phản ánh trên Thẻ khách hàng cũng như Bảng kê số 11. VD: Hoá đơn mua chịu số 180 ngày 18/3/2002 của khách hàng tên Hưng được thanh toán ngay trong tháng. Công ty cho khách hàng hưởng chiết khấu 2% với số tiền 423.780. Số tiền này được thể hiện trên Thẻ khách hàng mở cho khách hàng tên Hưng, cuối tháng chuyển ghi vào bảng kê 11 theo định khoản: Nợ TK 521: 403.600 Nợ TK 3331: 20.180 Có TK 131: 423.780 sau đó kết chuyển ghi giảm doanh thu trong kỳ trên Nhật ký Chung TK 511. b. Đối với doanh thu bị giảm giá. Đây là khoản tiền bán hàng công ty chấp nhận cho khách hàng hưởng do sản phẩm giao bán vi phạm các điều kiện về chất lượng, mẫu mã, thời gian... nhưng vẫn chấp nhận được. Phản ánh nội dung này kế toán sử dụng TK 532 - Giảm giá hàng bán. Nếu khách hàng đã trả tiền, khi nghiệp vụ này phát sinh công ty phải trả lại khách khoản tiền tương ứng với doanh số chấp nhận giảm giá, kế toán sẽ ghi vào sổ quỹ theo định khoản: Nợ TK 532 Có TK 111, 112 Nếu khách hàng chưa trả tiền, kế toán phản ánh khoản giảm giá này vào thẻ khách hàng, cuối tháng chuyển ghi vào BK 11 và các NKC của TK tương ứng theo định khoản: Nợ TK 532 Có TK 131 sau đó kết chuyển ghi giảm doanh thu bán hàng trong kỳ trên NKC, đồng thời kế toán cũng phải ánh khoản thuế phải nộp của doanh thu giảm giá trên các sổ kế toán tương ứng theo định khoản: Nợ TK 3331 Có TK 111, 131 c. Đối với doanh số của hàng bán bị trả lại. Nếu lỗi của Công ty trong việc giao hàng quá lớn, khách hàng không chấp nhận khoản giảm giá thì Công ty phải nhận lại số hàng vi phạm. Doanh số bị trả lại này sẽ được phản ánh trên sổ quỹ hoặc thẻ khách hàng, BK 11 và các NKC tuỳ từng trường hợp theo định khoản: Nợ TK 531 - Doanh số bị trả lại Nợ TK 3331 - Giảm thuế phải nộp Có TK 111, 112 - Nếu khách hàng đã trả tiền Có TK 131 - Nếu bán chịu Trị giá vốn của hàng bị trả lại cuối kỳ kế toán tập hợp trên thẻ kho phản ánh vào bảng kê chi tiết tiêu thụ lỗ lãi cột "Hàng bị trả lại TK 632" theo định khoản: Nợ TK 155 Có TK 632 3. Hạch toán CPBH, CPQLDN và xác định kết quả tiêu thụ. Theo quy luật của kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải làm ăn có lãi, mà muốn sản xuất kinh doanh có lãi thì phải làm sao giảm thiểu các chi phí và tăng tối đa doanh thu. Điều đó đòi hỏi kế toán phải ghi chép chính xác, kịp thời để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách trung thực chất. Từ đó xác định được kết quả sản xuất kinh doanh . Trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yếu tố tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là một trong những yếu tố quan trọng. Muốn tính được kết quả tiêu thụ sản phẩm , công ty sử dụng công thức: Kết quả doanh thu giá vốn chi phí chi phí tiêu thụ = tiêu thụ - hàng bán - bán - quản lý Sản phẩm thuần hàng doanh nghiệp Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Đối với Công ty máy kéo và máy nông nghiệp, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ được tập hợp và kết chuyển hết cho sản phẩm tiêu thụ trong kỳ gánh chịu. Về nguyên tắc, chi phí này được phân bổ cho từng loại thành phẩm tiêu thụ trong kỳ theo trị giá vốn, song thực tế kế toán thường bỏ qua thao tác này, kết chuyển luôn toàn bộ CPBH, CPQ LDN vào bên Nợ TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ của toàn bộ sản phẩm trong kỳ. CPBH, CPQLDN bao gồm những chi phí liên quan đến công tác bán hàng và quản lý chung toàn Công ty, như chi phí nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý, chi phí quảng cáo khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm, đồ dùng văn phòng và các loại chi phí mua ngoài khác... Khi phát sinh chúng được phản ánh trên các bảng phân bổ, trên sổ quỹ cuối kỳ kết chuyển ghi vào NKC TK641, NKC TK 642. Đối với Công ty chi phí bán hàng còn bao gồm cả hoa hồng chi cho đại lý được phản ánh theo định khoản: Nợ TK 641 Có TK 511 Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ CPBH, CPQLDN để xác định kết quả kinh doanh và ghi vào Nhật ký Chung TK 911 và lên Bảng cân đối. Ví dụ: Tháng 3/2002 kế toán tập được toàn bộ chi phí bán hàng với tổng số tiền là 20.145.779 và chi phí quản lý doanh nghiệp là 194.869.960 được kế chuyển sang TK 911 ghi theo bút toán sau: Nợ TK 911: 67.829.341 Có TK 641: 46.855.541 Có TK 642: 20.973.800 Để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. b. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ được tiến hành trên NKC TK 911, thực hiện kết chuyển doanh thu thuần, trị giá vốn, CPBH và CPQLDN, xác định kết quả tiêu thụ chung cho toàn bộ các sản phẩm tiêu thụ trong kỳ và cho mọi phương thức bán hàng. Kết quả tiêu thụ thể hiện bằng số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn, CPBH, CPQLDN. Tháng 3/2002 tình hình kết chuyển và xác định kết quả tiêu thụ như sau: Doanh thu thuần = 389.470.300 - 403.600 = 389.066.700 Giá vốn = 302.425.840 CPBH = 46.855.541 CPQLDN = 20.973.800 Kết quả tiêu thụ = 389.066.700 - (291.800.025 + 46.855.541 + 20.973.800) = 18.811.519 Kế toán ghi sổ NKC TK 911 và các TK có liên quan theo bút toán: - Kết chuyển doanh thu thuần Nợ TK 511: 389.066.025 Có TK 911: 389.066.025 - Kết chuyển giá vốn: Nợ TK 911: 302.425.840 Có TK: 302.425.840 - Kết chuyển CPBH, CPQLDN. Nợ TK 911: 67.829.341 Có TK 641, 642: 67.829.341 - Xác định kết quả: Nợ TK 911: 18.811.519 Có TK 421: 18.811.519 Căn cứ vào số liệu tính toán được, kế toán ghi sổ NKC TK911 - xác định kết quả kinh doanh như sau: Biểu mẫu số 12 Nhật ký chung TK 911 Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi chú SH NT N C N C Kết chuyển DT thuần 511 911 398.066.700 Kết chuyển giá vốn 911 632 302.425.840 Kết chuyển CPBH 911 641 46.855.540 Kết chuyển CPQLDN 911 642 20.973.800 Kết quả 911 421 18.811.519 Cộng phát sinh 398.066.700 398.066.700 Phân tích tình hình tiêu thụ, lợi nhuận của công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp. Có thể kết luận rằng tiêu thụ giữ một vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt với cơ chế thị trường tự do cạnh tranh như hiện nay thì tiêu thụ có quyền quyết định sản xuất. Bởi sản phẩm nào sản xuất ra tiêu thụ được thì doanh nhgiệp mới sản xuất tiếp, còn nếu không tiêu thụ được thì doanh nghiệp phải ngừng sản xuất sản phẩm đó. Vì thế tiêu thụ có tính quyết định và thúc đẩy sản phẩm là như vậy. Qua thời gian nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp, cụ thể là tháng 3 năm 2002 em thấy việc tiêu thụ của công ty diễn ra khá tốt. Công ty đã áp dụng mọi phương thức tiêu thụ như phương gửi bán đại lý, bán thẳng, bán hàng theo hợp đồng... nhằm đạt được mục đích của công ty đề ra là kinh doanh có lãi. Điều này được thể hiện ở doanh thu tiêu thụ. Trong tháng 3 năm 2002, doanh thu tiêu thụ đạt được là: 398.066.700 Chi phí bỏ ra bao gồm ( Giá vốn + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp) là: 379.255.181 Lợi nhuận gộp là: 18.811.519 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tháng 3 là: 18.811.519. Chương III Phương hướng hoàn thiên hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty máy kéo và máy nông nghiệp Hà Đông Trong nền kinh tế nói chung và trong nền kinh tế thị trường nói riêng, kế toán là công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý nền kinh tế. Bởi vì, kế toán được sử dụng một cách linh hoạt và có hiệu lực nhất để phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng, tôi xin rút ra một số ý kiến nhận xét và những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Nhận xét đánh giá ưu nhược điểm về tổ chức quá trình tiêu thụ và hạch toán tiêu thụ sản phẩm của công ty. Ưu điểm. Công ty máy kéo và máy nông nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự bù đắp chi phí và chịu trách nhiệm về tài chính. Trải qua 40 năm hoạt động, Công ty mặc dù còn chịu ảnh hưởng của cơ chế tập chung bao cấp cùng với những khó khăn vướng mắc khi tiếp xúc với cơ chế thị trường nhưng công ty đã không ngừng phát triển về mọi mặt, từng bước hoà nhập bước đi của mình trong sự phát triển chung của đất nước. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, phong phú về kích cỡ, mẫu mã, chất lượng sản phẩm tăng cao. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở mọi miền của đất nước và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người nông dân. Để đạt được những thành tựu đó là sự cố gắng không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty. Bên cạnh việc hoàn thiện nhiệm vụ được giao, Công ty còn tìm hướng đi mới phù hợp với năng lực và trình độ quản lý cũng như phù hợp với năng lực của cán bộ công nhân viên. Công ty thực hiện việc khoán sản phẩm đến từng công nhân, khuyễn khích và khen thưởng kịp thời đến từng cán bộ công nhân viên. Công ty thực hiện việc khoán sản phẩm có tác dụng giúp người công nhân hăng hái lao động, sử dụng hết công suất của máy móc, thiết bị, tiết kiệm vật tư, tiền vốn tạo điều kiện giảm chi phí và hạ giá thành vốn hàng bán. Đồng thời mở các văn phòng đại diện, đại lý tại các tỉnh miền Trung, miền Nam để sản phẩm nhanh chóng đến tay ngưòi tiêu dùng và có những chương trình khuyễn mãi và bảo hành máy nhằm khuyến khích khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm . Công ty đạt được những thành tựu đó là nhờ sự trợ giúp quan trọng của cán bộ làm công tác kế toán . Toàn bộ công tác kế toán đựoc tập trung tại phòng kế toán của Công ty, phòng kế toán được phân công theo từng công việc cụ thể, rõ ràng phù hợp với năng lực và trình độ, trung thực trong công việc đã góp phần đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý kinh doanh của Công ty. Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung, phưong pháp hạch toán có ưu điểm gọn nhẹ, dễ làm, không đòi hỏi kế toán có trình độ cao. Công tác hạch toán kế toán luôn được thực hiện theo đúng chế độ tài chính quy định, ghi chép đầy đủ, chính xác kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản lý . Điều đó được biểu hiện qua một số nét chính sau: Chứng từ ban đầu đựoc kiểm tra và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời đối tượng kế toán tiêu thụ sản phẩm và đối tưọng xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm . Phương pháp hạch toán tiêu thụ sản phẩm và phương pháp xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất . Kỳ xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thực tế tiêu thụ sản phẩm . Công tác hạch toán giá vốn hàng bán được tiến hành đúng với hình thức hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Các khoản mục giảm doanh thu đựoc hạch toán phù hợp với quá trình tiêu thụ và các phương thức tiêu thụ của công ty. Các khoản mục chi phí được hạch toán đầy đủ chính xác chi tiết và phân bổ cho từng sản phẩm . Những hạn chế. Nhìn chung công tác hạch toán kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm ở Công ty với chức năng của mình đã thực sự là công cụ đắc lực, có hiệu quả cung cấp thông tin trong việc ra quyết định điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm quản lý và bảo toàn vốn một cách an toàn và chặt chẽ. Tuy nhiên, công tác hạch toán này vẫn còn một số điểm chưa thật chính xác cần được bổ sung nhằm hoàn thiện hơn. Cụ thể như: Công ty áp dụng hình thức Nhật Ký Chung, nhưng việc ghi sổ Nhật Ký Chung chỉ đựoc ghi một lần vào cuối tháng nên số liệu không được cập nhật thường xuyên, chưa đúng với ý nghĩa của việc ghi sổ Nhật Ký Chung. Vịêc ghi sổ nhật ký của Công ty chưa thật chính xác, chặt chẽ. Chẳng hạn những nghiệp vụ về thu, chi được ghi voà sổ Nhật ký đựac biệt, đến cuối tháng từ số liệu ở sổ Nhật ký đặc biệt lại được ghi vào sổ Nhật ký chung. Điều này rất dễ gây ra nhầm lẫn, dẫn đến việc tính toán sai các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí. Theo như quy định của hình thức ghi sổ Nhật ký chung, những nghiệp vụ nào đã ghi vào nhật ký đặc biệt rồi thì không ghi lại vào sổ Nhật ký chung. Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu ở sổ Nhật ký chung và nhật ký đặc biệt để ghi vào sổ Cái. Phương hướng để hoàn thiện công tác quản lý nói chung cũng như hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm nói riêng là tiếp tục những ưu điểm hiện có, tìm những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại, bảo đảm hạch toán đúng chế độ kế toán nhà nước quy định và đáp ứng yêu cầu quản trị trong nội bộ doanh nghiệp . ý kiến đề xuất Qua thực tế công tác kế toán tại Công ty MK & MNN, em xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm như sau: ý kiến 1: Chứng từ kế toán là những bằng chứng để chứng minh các hoạt động tài chính đã thực sự phát sinh và hoàn thành. Theo quy trình hiện hành mọi hoạt động kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào chứng từ theo đúng mẫu và phương thức tính toán, nội dung ghi chép quy định. Chứng từ kế toán có thể do Công ty lập ra hoặc có thể tiếp nhậ từ bên ngoài. Chứng từ được coi là hợp pháp khi nó có đầy đủ nội dung và chữ ký của những người có liên quan. Khi lập chứng từ phải đảm bảo đủ số liên theo quy định, ghi chép rõ ràng, trung thực, không sửa chữa, trường hợp viết sai cần huỷ bỏ nhưng vẫn phải lưu lại cuống phiếu. Qua thực tế tại Công ty MK & MNN cho thấy việc luân chuyển chứng từ còn chưa theo trình tự luân chuyển chứng từ cụ thể, chính sự thiếu sót này sẽ dẫn đến sự không chính xác về thông tin và ảnh hưởng đến công tác kế toán, kiểm toán. Qua thực tế trên, theo em, kế toán trong Công ty MK &MNN cần lưu ý xem xét và có biện pháp khắc phục, việc lập và sử dụng chứng từ cần phải đảm bảo trình tự luân chuyển chứng từ góp phần phản ánh kịp thời trong thông tin tài chính. ý kiến 2: Trong công tác kế toán của công ty, việc xác định doanh thu và giá vốn thực hiện chi tiết tới từng thành phẩm, song kết quả tiêu thụ lại được xác định chung cho toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, vì vậy khó đánh giá tình hình tiêu thụ của mỗi loại, xem sản phẩm nào có lãi, sản phẩm nào thua lỗ, xác định nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục. Do vậy theo em công ty nên quan tâm thực hiện việc phân bổ CPBH, CPQLDN cho từng loại thành phẩm tiêu thụ trong kỳ theo trị giá vốn. Việc xác định kết quả tiêu thụ của từng loại thành phẩm cũng như của toàn bộ công ty được thực hiện trên "Bảng kê chi tiết tiêu thụ lỗ lãi". Căn cứ để lập bảng này dựa trên số liệu của các bảng tổng hợp doanh thu và giá vốn theo các phương thức tiêu thụ trực tiếp và gửi bán qua đại lý (với các khoản giảm trừ phải căn cứ trên hoá đơn cụ thể), kết hợp với CPBH và CPQLDN đã tập hợp được trong kỳ, từ đó xác định kết quả cho từng loại thành phẩm tiêu thụ và cho toàn bộ công ty. Ví dụ về số liệu và phương pháp lập bảng này xin xem biểu mẫu số 13. Biểu mẫu số 13 Bảng kê chi tiết tiêu thụ lỗ lãi Tháng 3/2002 Tên sản phẩm SL Doanh thu Giá vốn hàng bán CPBH, CPQLDN Lãi (+) lỗ (-) ĐG TT GT DTT ĐG TT ĐG TT + - Gầm MK12 lái VL 06 7.100.000 42.600.000 42.600.000 5.714.274 34.285.644 657.134 3.942.804 4.371.552 Bánh lồng BS12 10 600.000 6.000.000 12.000 5.988.000 525.313 5.253.130 72.972 729.720 5.150 Rơ móc BS12 01 4.000.000 4.000.000 4.000.000 3.255.312 3.255.312 2.311.271 2.311.271 -5.66.583 ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... Cộng 389.470.300 403.600 389.066.700 302.425.840 67.879.341 18.811.519 Cùng với việc bổ sung hoàn thiện kế toán tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng và công tác kế toán chung của toàn Công ty trong đó có hệ thống sổ sách kế toán, đảm bảo sự đồng bộ về sổ sách và phương pháp ghi chung. Trên đây là các ý kiến đóng góp của em với công tác kế toán của Công ty nhằm hoàn thiện thêm công tác kế toán của Công ty nói chung và công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng. Dù sau đó cũng chỉ là đề xuất của riêng em dựa trên cơ sở lý luận vận dụng vào điều kiện cụ thể của Công ty, còn mang nặng tính phương hướng nhưng em hy vọng những ý kiến đóng góp của em sẽ giúp Công ty hoàn thiện hơn công tác kế toán hạch toán tiêu thụ thành phẩm của Công ty. Kết luận Trong thời gian tìm hiểu thực tế về công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty MK&MNN em đã cập nhật, học hỏi được nhiều kiến thức thực tế và thấy được những ưu điểm nổi bật của công tác kế toán, chi phí, thu nhập và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm . Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở những kiến thức đã được học ở trường, kết hợp với thực tế công tác hạch toán của công ty, em đã đưa ra một số ý kiến, đề xuất nhỏ nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty MK&MNN Hà Đông. Do thời gian và kinh nghiệm thực tế có hạn nên trong chuyên đề này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm va hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thanh Quý, các cô chú trong Phòng Tài vụ – Kế toán và các phòng ban chức năng có liên quan trong Công ty MK&MNN Hà Đông đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Trong nền kinh tế thị trường với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp chịu sự tác động trực tiếp của quy luật cạnh tranh để tồn tại và phát triển, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải làm ăn có lãi. Điều đó yêu cầu các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc giảm chi phí, tăng doanh thu và nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin kế toán của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. Với chuyên đề “Tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm” đã khẳng định thêm tầm quan trọng của doanh thu và chi phí tiêu thụ, xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chuyên đề này đã được nhiều người nghiên cứu, không còn xa lạ đối với người học và công tác trong ngành kế toán. Để kế toán thực sự là công cụ sắc bén, có hiệu quả trong quản lý kinh tế, trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều ý kiến quan điểm đã được trình bày.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28249.doc
Tài liệu liên quan