Chuyên đề Tổ chức hoạt động của hải quan điện tử ở Việt Nam _ Thực trạng và giải pháp

Xây dựng và phát triển thủ tục hải quan điện tử là nhiệm vụ quan trọng của ngành Hải quan trong chiến lược phát triển và hiện đại hóa. Tuy nhiên, để thủ tục hải quan điện tử có thể phát triển nhanh và đúng mục tiêu đề ra thì ngoài sự nỗ lực của ngành Hải quan, Nhà nước cần phải triển khai nhanh Chính phủ điện tử; các bộ ngành cần phải có sự phối hợp với cơ quan hải quan trong việc xây dựng Chính phủ điện tử và các doanh nghiệp phải chủ động, tích cực tham gia thương mại điện tử và thủ tục hải quan điện tử. Có như vậy thì thủ tục hải quan điện tử mới có thể phát triển một cách đồng bộ và vững chắc. Một lần nữa em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Xuân Hương cùng các thầy cô giáo trong khoa Thương mại và kinh tế quốc tế đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.Trong bài làm có gì chưa hoàn thiện em mong cô chỉ bảo để em có thể làm tốt trong những lần tiếp theo Em xin chân thành cảm ơn!

doc42 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức hoạt động của hải quan điện tử ở Việt Nam _ Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xử lý dữ liệu. Các khâu kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu được trợ giúp bằng máy móc, hạn chế việc kiểm hóa tràn lan. Cụ thể mô hình thí điểm hải quan điện tử hiện nay được áp dụng cho các loại hình hàng hoá phương tiện sau: _ Hàng hoá xuất nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ; _ Hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công vơi thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài ; _ Hàng hoá xuất khẩu , nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu ; _ Hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất; _ Hàng hoá đưa ra đưa vào doanh nghiệp chế xuất ; _ Hàng hoá xuất khẩu , nhập khẩu tại chỗ; _ Hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư _ Hàng hoá xuất khẩu , nhập khẩu chuyển cửa khẩu _ Phương tiện vận tải đường biển, đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh , quá cảnh, chuyển cảng. 2.2.2. Quy trình thủ tục hải quan đầy đủ để thông quan hàng hoá XNK theo hợp đồng mua bán theo quyết định của Tổng cục hải quan gồm các bước sau: . Bước 1: Kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai điện tử Hệ thống tự động kiểm tra, tiếp nhận tờ khai hải quan điện tử. Trường hợp hệ thống yêu cầu, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan trong hệ thống. Công việc của bước này gồm: 1.1 Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa dữ liệu điện tử về tên hàng và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do doanh nghiệp khai báo. 1.2. Kiểm  tra sự  đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục VIII quyết định 52/2007/QĐ-BTC. Cụ thể: Căn cứ vào tên hàng và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, công chức kiểm tra đầy đủ các tiêu chí cần phải có cho mặt hàng đó như: thông tin giấy phép, thông tin cần thiết cho thủ tục miễn hoàn thuế...Trường hợp thông tin khai chưa có các tiêu chí cần có của mặt hàng, công chức hướng dẫn người khai hải quan khai đủ các thông tin này. Việc hướng dẫn được thực hiện thông qua hệ thống. 1.3. Nếu thông tin khai báo phù hợp và đầy đủ thì chấp nhận đăng ký tờ khai điện tử, cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống để hệ thống cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai. a. Trường hợp lô hàng được Hệ thống chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử thì hệ thống chuyển tự động sang bước 4 của Quy trình này. b. Đối với lô hàng hệ thống yêu cầu phải xuất trình chứng từ hoặc xuất trình chứng từ và kiểm tra thực tế hàng hóa thì hệ thống tự động chuyển sang bước 2 để kiểm tra chi tiết  hồ sơ. 1.4. Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan gửi đến chưa phù hợp theo quy định, công chức kiểm tra thông qua hệ thống hướng dẫn người khai hải quan điều chỉnh cho phù hợp hoặc từ chối đăng ký và nêu rõ lý do bằng “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử”. 1.5. Trường hợp doanh nghiệp khai tờ khai chưa hoàn chỉnh, nợ chứng từ, và các vướng mắc (nếu có) công chức vẫn thực hiện các công việc kiểm tra tại khoản 1, 2 Bước này. Sau đó báo cáo đề xuất lãnh đạo chi cục xét xét chấp nhận theo quy định và thực hiện tiếp công việc tại Khoản 3, 4 Bước này 1.6. Đối với trường hợp chậm làm thủ tục theo qui định, công chức vẫn thực hiện các công việc kiểm tra tại khoản 1, 2 bước này sau đó thông qua hệ thống báo cáo lãnh đạo Chi cục và thực hiện tiếp các công việc tại Khoản 3, 4 Bước này. Đối với trường hợp này Chi cục trưởng phải chuyển luồng kiểm tra hồ sơ giấy hoặc kiểm tra hồ sơ giấy và kiểm tra thực tế hàng hoá. Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan điện tử 2.1.  Kiểm tra chi tiết hồ sơ điện tử và nội dung kiểm tra thực hiện theo Điều 41; Điều 43 Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007. 2.2. Nếu kết quả kiểm tra phù hợp với các quy định của pháp luật thì công chức kiểm tra hồ sơ quyết định thông quan trên hệ thống. 2.3. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai, cần phải điều chỉnh thì công chức kiểm tra hồ sơ yêu cầu người khai hải quan sửa đổi bổ sung. Trường hợp có nghi vấn, công chức báo cáo đề xuất thay đổi mức độ hình thức kiểm tra trình lãnh đạo Đội, lãnh đạo Chi cục quyết định theo thẩm quyền. 2.4. Trường hợp qua kiểm tra có nghi vấn về trị giá tính thuế nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá và cần làm rõ về trị giá tính thuế sau khi cho mang hàng về bảo quản[HQ9] /giải phóng hàng, công chức kiểm tra chi tiết ghi nhận kết quả kiểm tra và nội dung nghi vấn vào hệ thống, làm tiếp các thủ tục và cho mang hàng về bảo quản/ giải phóng hàng theo quy định. Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai của người khai hải quan thì công chức ghi nhận kết quả và nội dung nghi vấn (nếu có) vào hệ thống, chuyển toàn bộ hồ sơ sang bước 3 ( nếu lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá) hoặc bộ phận chuyên trách về trị giá để kiểm tra, bác bỏ và xác định trị giá tính thuế theo qui định[HQ10] .  Căn cứ kết quả của bộ phận giá, công chức kiểm tra hồ sơ làm tiếp các thủ tục theo quy định. 2.5. Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức kiểm tra chi tiết hồ sơ cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống chuyển hồ sơ cho bước 3 của quy trình. Trường hợp Chi cục hải quan điện tử bố trí bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa tại khu vực cửa khẩu thì niêm phong hồ sơ, giao cho người khai hải quan chuyển đến bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp lô hàng phải thực hiện kiểm tra tại địa điểm làm thủ tục ngoài cửa khẩu, người khai hải quan cần được thông quan hàng hóa ngay, Công chức kiểm tra hồ sơ in hai phiếu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa” lưu cùng bộ hồ sơ chuyển cho công chức kiểm tra thực tế hàng hóa.[U11]  . Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa: 3.1. Công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện việc kiểm tra theo Điều 42, Điều 43 Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định 52/2007/QĐ-BTC và quyết định hình thức mức độ kiểm tra của Chi cục trưởng ghi tại ô số 9 Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy. Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục ngoài cửa khẩu không thể cập nhật ngay thông tin vào hệ thống, công chức ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa” đã được in trước tại bước 2. Công chức kiểm tra thực tế hàng hóa có trách nhiệm phải nhập kết quả kiểm tra hàng hóa vào hệ thống theo nội dung đã ghi trên phiếu.   3.2. Nếu kết quả kiểm tra tra thực tế hàng hoá phù hợp với các quy định của pháp luật thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định thông quan trên hệ thống. 3.3. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá không đúng so với khai báo của người khai hải quan thì đề xuất  biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo đội nghiệp vụ thông quan để xem xét quyết định theo quy định. 3.4. Nếu lô hàng thuộc trường hợp bác bỏ trị giá khai của người khai hải quan nêu tại khoản 4 Bước 2 thì ghi nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá chuyển toàn bộ hồ sơ về bước 2. Bước 4: Xác nhận Đã thông quan điện tử; Giải phóng hàng; Hàng mang về  bảo quản; Hàng chuyển cửa khẩu. 4.1. Công chức được giao nhiệm vụ xác nhận Đã thông quan điện tử/ Giải phóng hàng/ Cho phép đưa hàng về bảo quản/ Hàng chuyển cửa khẩu thực hiện việc xác nhận đúng nội dung quyết định trên hệ thống vào tờ khai hải quan điện tử in. Công chức xác nhận vào 02 bản Tờ khai hải quan điện tử in, lưu 01 bản, trả người khai hải quan 01 bản, đồng thời cập nhật thông tin xác nhận vào hệ thống. 4.2. Chi cục hải quan điện tử chủ động bố trí công chức thực hiện các bước nghiệp vụ trong quy trình, đối với bước nghiệp vụ số 1, 2, 4 có thể do từng công chức thực hiện hoặc do một công chức thực hiện. Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá nếu hàng hoá được thông quan ngay thì một công chức kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện bước nghiệp vụ số 4. Bước 5: Quản lý hoàn chỉnh hồ sơ 5.1. Chi cục hải quan điện tử chủ động bố trí giao cho công chức theo dõi các lô hàng đã được thông quan/ giải phóng/ cho mang về bảo quản/ Hàng chuyển cửa khẩu mà còn nợ các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan. 5.2. Công chức đã giải quyết thủ tục cho lô hàng nêu trên phải tiếp nhận chứng từ, hoàn thiện hồ sơ hải quan và chuyển bộ phân lưu trữ theo quy định. 2. Xác nhận thực xuất 2.2.1. Việc xác nhận thực xuất được thực hiện tự động thông qua hệ thống, đối với các trường hợp cần xác nhận thực xuất cho lô hàng xuất khẩu, người khai hải quan phải khai bổ sung thông tin về vận tải đơn hoặc chứng từ có giá trị tương đương vận tải đơn, hoặc hoá đơn tài chính (đối với hàng hóa xuất khẩu bán vào khu phi thuế quan). Hệ thống tự động trả lời người khai hải quan “Thông báo đã thực xuất”. 2.2.2. Khi người khai hải quan đề nghị xác nhận thực xuất vào tờ khai hải quan điện tử in, công chức được phân công xác nhận thực xuất căn cứ thông tin thực xuất trên hệ thống ký, đóng dấu số hiệu công chức vào ô 30 trên tờ khai hải quan điện tử in (Bản của người khai HQ). 2.2.3. Trường hợp hệ thống yêu cầu người khai hải quan xuất trình một trong các chứng từ quy định tại Khoản 1 Điều 48 Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định 52/2007/QĐ-BTC, công chức được phân công  kiểm tra đối chiếu chứng từ với các thông tin của tờ khai trên hệ thống. Nếu kết quả kiểm tra phù hợp thì cập nhật kết quả xác nhận thực xuất vào hệ thống, lưu chứng từ theo bộ hồ sơ hải quan, xác nhận thực xuất vào tờ khai hải quan điện tử in. 2.3. Kết quả đạt được tại các tỉnh thành phố thực hiện thí điểm khai hải quan điện tử Tổng cục Hải quan cho biết, đến nay hải quan điện tử cơ bản đáp ứng được các mục tiêu đặt ra và mang lại lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thủ tục hải quan điện tử đã đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi sự điều chỉnh và thay đổi cần thiết để phù hợp với quy luật phát triển chung của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Năm 2010, ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh triển khai thủ tục hải quan điện tử theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Các kết quả đạt được cụ thể như sau: _Trong giai đoạn I (2005 - 2009) theo QĐ 149/2005/QĐ-TTg. Kết quả, thủ tục hải quan điện tử được triển khai trên 3 loại hình: hợp đồng, gia công, sản xuất kinh doanh tại Hải Phòng và Tp Hồ Chí Minh. Đã có 669 doanh nghiệp tham gia, 22.163 tờ khai được thông quan, kim ngạch xuất khẩu đạt 117.675.880.146 USD. Mô hình thông quan chủ yếu là Chi cục hải quan điện tử độc lập. Mức độ tự động hóa được áp dụng phương thức quản lý dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro để đánh giá độ tuân thủ và phân luồng hàng hóa. _Trong giai đoạn II (từ 2009 đến nay) theo QĐ 103/2009/QĐ-TTg, được triển khai trên các loại hình: hợp đồng, gia công, sản xuất kinh doanh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Mức độ tự động hóa được áp dụng ở nhiều khâu từ tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ, tính thuế... Hơn 1.111 doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử, chiếm tỉ lệ 2,63% số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan. Số lượng tờ khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử là 73.000 tờ, chiếm tỉ lệ 4,1% lượng tờ khai với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 13.645 triệu USD, chiếm tỉ lệ 16,38% kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn. Thời gian thông quan trung bình  đối với luồng xanh từ 3-15 phút; luồng vàng điện tử từ 10-20 phút; luồng vàng giấy từ 10-60 phút; luồng đỏ  phụ thuộc thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa thuộc các loại hình khác nhau Đáng chú ý là hệ thống quy trình thủ tục hải quan điện tử đã bao trùm lên các khâu: trước, trong và sau thông quan. Đã mở rộng thủ tục hải quan điện tử cho hàng gia công, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa xuất nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Doanh nghiệp được hưởng sự ưu tiên về thủ tục và được cơ quan Hải quan hỗ trợ kịp thời trong quá trình khai báo cũng như làm thủ tục. Số lượng giấy tờ phải nộp, xuất trình giảm hẳn so với thủ tục hải quan truyền thống. Thời gian thông quan trung bình được rút ngắn, chi phí thông quan hàng hóa giảm. Doanh nghiệp và cơ quan Hải quan có khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình luân chuyển của bộ hồ sơ cũng như việc thực hiện thủ tục hải quan của nhân viên cấp dưới. Thông tin khai hải quan cũng trở nên nhất quán, chuẩn hóa cả từ phía doanh nghiệp và hải quan, tạo thuận lợi cho công tác quản lý khâu thông quan và các khâu sau. Thực hiện thủ tục hải quan điện tử mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí làm thủ tục hải quan vì có thể chủ động trong quá trình khai báo hải quan và sắp xếp thời gian đi nhận hàng và xuất hàng.Doanh nghiệp có thể đăng ký thủ tục hải quan điện tử tại bất kỳ Chi cục hải quan điện tử nào và được chấp nhận làm thủ tục hải quan điện tử ở các Chi cục khác thay vì phải làm đăng ký tại từng Chi cục như trước đây; cũng có thể khai báo bất kỳ lúc nào và được quyền ưu tiên thứ tự kiểm tra đối với các lô hàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa... _Ví dụ cụ thể tại cục hải quan Thành phố Hồ Chí Minh:Theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, kể từ khi triển khai thí điểm TTHQĐT từ năm 2005 đến nay, đã có 350 DN được cấp giấy công nhận tham gia TTHQĐT tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Sau gần 4 năm triển khai, Chi cục HQĐT TP. Hồ Chí Minh đã làm thủ tục cho 103.166 tờ khai, với kim ngạch XNK đạt 11,15 tỷ USD. Tổng số thuế, lệ phí các loại đã thu nộp vào ngân sách là 9.338 tỷ đồng. Trung bình số lượng tờ khai làm thủ tục trong ngày khoảng 140 tờ khai. Thời gian làm thủ tục trung bình đối với luồng Xanh là từ 10-20 phút; luồng Vàng là 30-40 phút; luồng Đỏ là từ 1-2 giờ. So sánh với thủ tục hải quan truyền thống, thời gian thực hiện TTHQĐT được rút ngắn ít nhất khoảng ½ đến hơn 1 ngày cho một lô hàng.  Theo số liệu của Cục Hải quan TPHCM, số lượng doanh nghiệp tham gia HQĐT tính đến thời điểm này là 409 đơn vị, chiếm 10% kim ngạch xuất nhập khẩu và 7% số thu của toàn cục. So với các tỉnh, thành hiện đang áp dụng HQĐT, số lượng doanh nghiệp của TPHCM tham gia HQĐT cao nhất cả nước  _Còn tại cục hải quan Thành phố Hải Phòng: Tính đến nay có hơn 524 DN thường xuyên làm thủ tục XNK hàng hoá tại Chi cục HQĐT Hải Phòng đối với 3 loại hình hàng hoá XNK là gia công, nhập kinh doanh và sản xuất XK. Tính đến ngày 8.4.2010, Chi cục HQĐT Hải Phòng đã thu nộp ngân sách hơn 896 tỷ đồng, đạt 28,4% so với chỉ tiêu được giao là 2.560 tỷ đồng. Các mặt hàng XK chủ yếu tại đây bao gồm: vôi sống, gioăng đệm cao su, khăn bông… Mặt hàng NK chủ yếu là thép phế liệu, quạt cây, quạt treo tường, đá Granite… Trong đó, mặt hàng may mặc, giày dép, quần áo… chiếm đa số trong các loại mặt hàng gia công và sản xuất XK. 2.4. Định hướng đến năm 2011 và những năm tiếp theo Bước sang năm 2011, Tổng cục Hải quan sẽ triển khai HQĐT cho tất cả các loại hình quy định tại Thông tư số 222/2009/TT-BTC gồm: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa; Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài; Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; Hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp ưu tiên; Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư; Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ; Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại; Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Mục tiêu: Đưa Hải quan điện tử sánh ngang các nước tiên tiến Tổng cục Hải quan cho biết, đến năm 2015, sẽ phấn đấu đưa HQĐT đạt trình độ ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại thời điểm 2010. Đồng thời, đảm bảo hệ thống thủ tục HQĐT tích hợp đầy đủ với các chức năng: xử lý tờ khai HQĐT, Manifest điện tử, thanh toán điện tử, các giấy phép điện tử. HQĐT sẽ trở thành một phương thức phổ biến tại các địa bàn trọng điểm có quy mô và lưu lượng hàng hóa XNK lớn. Để đưa HQĐT sánh ngang các nước khu vực, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục triển khai mở rộng HQĐT theo lộ trình đã phê duyệt. Thí điểm hệ thống thanh toán điện tử và Manifest điện tử để kết nối với hệ thống thông quan điện tử. Thực hiện theo đúng kế hoạch, tiến độ xây dựng cơ chế một cửa quốc gia và tham gia vào cơ chế một cửa ASEAN theo Hiệp định của Chính phủ đảm bảo triển khai tự động hóa khâu cấp phép và ghép nối vào hệ thống tự động hóa hải quan. Đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm chất lượng triển khai những cấu phần trọng tâm của dự án World Bank (trong đó có gói thầu tái thiết kế quy trình và mua sắm, lắp đặt, triển khai vận hành hệ thống CNTT hải quan), đảm bảo khớp nối và tích hợp với hệ thống thông quan điện tử tới năm 2013. 2.5. Một số khó khăn gặp phải khi triển khai thực hiện hoạt động hải quan điện tử 2.5.1. Các chương trình phần mềm chưa hoàn thiện _ Trên hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử hiện tại chỉ tiếp nhận được thông tin khai báo nợ C/O, các chứng từ khác DN không khai báo nợ được Chẳng hạn, về sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan, theo quy định tại mục V- quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK, NK theo hợp đồng mua bán quy định: “Trường hợp Chi cục trưởng đồng ý cho sửa đổi, bổ sung mà người khai hải quan in tờ khai hải quan điện tử bổ sung, công chức thực hiện phải xác nhận vào tờ khai hải quan điện tử bổ sung, đồng thời ghi ô ghi chép khác tại tờ khai điện tử in nội dung “có tờ khai hải quan điện tử bổ sung đính kèm, số điều chỉnh...” ký tên, đóng dấu số hiệu công chức vào cuối nội dung xác nhận”. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi khai báo hoặc sau khi có kết quả phân luồng, DN in tờ khai và phát hiện có sai sót, nên gửi thông tin sửa chữa tờ khai. Trên thực tế có nhiều trường hợp DN sửa chữa tờ khai nhiều lần. Toàn bộ thông tin sửa chữa, bổ sung tờ khai đều được ghi nhận lại trên hệ thống. Nếu quy định DN phải in tờ khai sửa chữa, bổ sung mỗi lần có sửa chữa và công chức hải quan phải đóng dấu xác nhận lên tờ khai sẽ gây khó khăn cho cả DN và hải quan. Liên quan đến phần mềm thủ tục hải quan điện tử, theo phản ánh của cơ quan Hải quan và DN có vướng mắc trong quy định gửi thông tin đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản. Theo quy định, người khai hải quan tạo thông tin đề nghị đưa hàng về bảo quản tại địa điểm của người khai hải quan tại tiêu chí “ghi chép khác” của tờ khai hải quan điện tử. Tuy nhiên, trên phần mềm khai hải quan điện tử tại DN không có dữ liệu “ghi chép khác” để người khai hải quan có thể tạo các thông tin theo quy định. Một vướng mắc khác là trong trường hợp DN nợ chứng từ. Bởi vì, trên hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử hiện tại chỉ tiếp nhận được thông tin khai báo nợ C/O, các chứng từ  khác DN không khai báo nợ được. Bên cạnh đó, hệ thống cũng không cho phép theo dõi và tự động cảnh báo trong trường hợp hết thời hạn cho nợ chứng từ nhưng DN chưa bổ sung. _ Vấn đề rớt mạng khi thực hiện thủ tục hhải quan điện tử: hiện tại, hệ thống hạ tầng mạng đang sử dụng để triển khai hải quan điện tử được ngành hải quan thuê của Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) nên khó chủ động trong việc quản lý. Bên cạnh đó, các dữ liệu hải quan điện tử lại phải kết nối với Tổng cục Hải quan, trong khi nơi đây tập trung dữ liệu của nhiều địa phương nên việc nghẽn mạng rất dễ xảy ra. Việc rớt mạng thường xuyên gây khó khăn cho cả doanh nghiệp làm thủ tục lẫn nhân viên hải quan. Mỗi tháng mạng hải quan điện tử rớt từ 2-3 lần. Mỗi lần rớt, doanh nghiệp phải chuyển sang khai trên giấy. Tuy nhiên, ngành hải quan lại quy định chỉ được khai trên giấy sau bốn giờ từ thời điểm mạng lỗi. Điều này làm tăng chi phí cho doanh nghiệp vì để kịp tiến độ thông quan, doanh nghiệp phải huy động thêm người hoặc thuê dịch vụ làm. Về phía ngành hải quan, mỗi lần mạng rớt là nhân viên hải quan phải làm nhiều việc hơn so với bình thường. Theo đó, sau khi mở sổ tay để doanh nghiệp kê khai, nhân viên hải quan sẽ phải nhập dữ liệu trở lại vào hệ thống, tốn thời gian, công sức Phần mềm hải quan điện tử cũng được cho là chưa hoàn thiện khi thiếu sót một số danh mục. Ví dụ như danh mục về phí bốc dỡ hàng tại cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng… 2.5.2. Trục trặc khi tính toán Đại diện Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn cho biết khi làm thủ tục khai báo hải quan điện tử để nhập khẩu một lô hàng, đã được cấp số tiếp nhận, nhưng khi ra cảng làm thủ tục nhận hàng, nhân viên hải quan lại thông báo vẫn chưa nhận được hồ sơ khai báo điện tử của lô hàng trên và đề nghị doanh nghiệp về làm lại. Hoàn thành việc khai báo lần thứ hai, có số tiếp nhận trong tay, công ty ra cảng làm thủ tục thông quan hàng bình thường. Tuy nhiên, khi kiểm tra danh sách nợ thuế trong hạn, công ty lại phát hiện lô hàng trên còn nợ thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Như vậy, lô hàng này bị áp thuế hai lần với cả hai sắc thuế trên. 2.5.3. Năm hạn chế của hải quan điện tử cần khắc phục Theo tổng hợp về tình hình thực hiện dự án thí điểm thủ tục hải quan điện tử, Tổng cục Hải quan cho rằng có 5 hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. _Thứ nhất, mô hình thủ tục hải quan điện tử đang vận hành thí điểm tại TP.HCM và Hải Phòng mới được xây dựng và hoạt động độc lập tại 1 Chi cục Hải quan điện tử, không có sự nối kết, liên thông với toàn bộ hệ thống xử lý dữ liệu của các đơn vị khác, nên việc kết hợp hoạt động nghiệp vụ giữa các chi cục hải quan khác không dễ dàng, khó đáp ứng yêu cầu khi số lượng doanh nghiệp và hàng hoá tăng lên trong giai đoạn thí điểm mở rộng. _Thứ hai, mức độ xử lý tự động của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa thực hiện được hoàn toàn các khâu trong quá trình ra quyết định thông quan, vẫn cần có sự tham gia của công chức hải quan vào việc kiểm tra chính sách mặt hàng, phân luồng, tính thuế, hoàn thuế… _Thứ ba, mặc dù hiện giờ thủ tục hải quan đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho các bên tham gia nhưng mức độ điện tử hoá chưa được như dự kiến ban đầu. Hiện nay mới điện tử hoá được các chứng từ thuộc quản lý của cơ quan Hải quan, còn những chứng từ thuộc sự quản lý của các ngành khác như giấy phép của các Bộ, ngành, giấy chứng nhận xuất xứ nhập khẩu, giấy nộp tiền vào Kho bạc (chứng từ nộp thuế); giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm)… vẫn chưa điện tử hoá được. Hệ quả là hồ sơ điện tử mới điện tử hoá được một phần, kéo theo thủ tục hải quan điện tử chưa thể hiện được đúng bản chất. _Thứ tư, đối tượng tham gia thực hiện thí điểm mới chỉ là các doanh nghiệp được lựa chọn theo tiêu chí của Hải quan, do đó vẫn hạn chế số lượng doanh nghiệp tham gia. Điều này có mặt tích cực là giúp cho việc thí điểm đạt kết quả tốt, nhưng không tạo hiệu ứng lan truyền trong cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan ngôn luận trên cả nước, vì thế, không nhận được sự ủng hộ cao và đánh giá đúng về hiệu quả của thủ tục hải quan điện tử. _Thứ năm, thủ tục hải quan điện tử mới chỉ thực hiện đối với 3 loại hình thủ tục và 1 chế độ quản lý hải quan (hàng hoá xuất khẩu - nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, hàng hoá gia công, hàng hoá nhập sản xuất xuất khẩu và hàng hoá chuyển cửa khẩu) nên chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu thực hiện thủ tục hải quan của đa số doanh nghiệp bởi hoạt động xuất nhập khẩu trên thực tế liên quan đến nhiều loại hình quản lý của hải quan, dẫn đến một doanh nghiệp không thể hoàn toàn thực hiện thủ tục hải quan điện tử mà vẫn phải thực hiện thủ tục hải quan truyền thống đối với những loại hình chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử. PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ THỜI GIAN TỚI Dự báo về tình hình Xuất Nhập Khẩu hàng hoá qua hải quan Việt Nam thời gian tới 3.1.1. Vài nét về tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 6 tháng đầu năm 2010 Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/06/2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 64,27 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2009. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 06/2010 vẫn tiếp tục ở trạng thái nhập siêu với mức thâm hụt là 536 triệu USD, tăng 26,8% so với kỳ 2 tháng trước. Tính đến hết kỳ 1 tháng 6/2010, nhập siêu của cả nước là 6,09 tỷ USD, bằng 20,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. 3.1.2 Dự báo về tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá qua Việt Nam năm 2010: _ Về xuất khẩu:Dự báo kim ngạch XK năm 2010 tăng 6% Bộ Công Thương nhận định,  triển vọng phục hồi kinh tế thế giới từ nay đến 2010 sẽ giúp XK của Việt Nam tăng hơn so với 2009. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 60 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2009. Theo các chuyên gia, năm 2010 sẽ là  một năm mà các mặt hàng chủ lực XK của VN sẽ phát triển mạnh, gồm: nông lâm sản, gạo, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, cao su... + Dệt may - ngành được coi là một trong những "đại gia" XK của VN được cho là có rất nhiều dấu hiệu sáng sủa cho XK. Đánh giá về tình hình XK dệt may năm 2010, ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN cho biết,  mục tiêu XK của ngành dệt may năm 2010 được đặt ra ở mức 10 - 10,5 tỷ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2009. Theo ông Ân, cơ sở để ngành đặt mục tiêu tăng trưởng là do dấu hiệu đơn đặt hàng từ hai thị trường chủ lực hiện nay là Mỹ và EU đã khôi phục khá mạnh. Nhiều DN đã nhận được các đơn hàng cho hai quý đầu năm 2010. + Mặt hàng gạo cũng được dự báo là sẽ có nhu cầu tăng mạnh.  Hiệp hội Lương thực VN (VFA),  cho biết đã khuyến nghị DN XK gạo cần liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh; nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm. Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong khuyến cáo, nhu cầu gạo thế giới ngày một tăng, nhưng các nước nhập khẩu dù thiếu ăn vẫn lấy rào cản về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm làm rào cản gia nhập thị trường của gạo VN. Do vậy, nông dân cần chú trọng khâu sản xuất an toàn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. + Với mặt hàng thuỷ sản, một trong những "đặc sản" của XK thì năm 2010 được dự báo là sẽ có nhiều khó khăn nhất trong các mặt hàng chủ lực. Đó là từ 1/1/2010, quy định của EC về hoạt động đánh cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) sẽ chính thức có hiệu lực. Chắc chắn điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho các DN thuỷ sản và người nông dân VN bởi từ hàng trăm năm nay, đa số các ngư dân VN đều đánh bắt cá xa bờ. Tuy nhiên, theo các DN khó khăn thì phải khắc phục, điều này sẽ làm cho hoạt động sản xuất, đánh bắt, XK hàng thuỷ sản của VN trở lên chuyên nghiệp hơn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện Quy chế chứng nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác để phổ biến cho DN XK thủy sản và ngư dân, tạo điều kiện cho thuỷ sản tiếp tục phát huy thế mạnh của mình. + Ngành gỗ, một ngành cũng được coi là thế mạnh của XK, khi mỗi năm đóng góp cho kim ngạch XK khoảng gần 3 tỉ USD. Đáng mừng là sau một thời gian giảm kim ngạch XK do tác động của khủng hoảng kinh tế, từ quý IV/2009, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này đã bắt đầu tăng trở lại. Ông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ dự báo, năm 2010 kim ngạch sẽ đạt 3 tỷ USD. +Mặt hàng cao su, các chuyên gia cũng dự báo, lượng cao su XK của VN trong năm 2010 sẽ đạt 700.000 tấn, tăng 17% so với năm 2009 với kim ngạch ước đạt 1,4 tỷ USD. Những nhận định sáng sủa trên một lần nữa khẳng định năm 2010 sẽ là năm bứt phá của XK. Tuy nhiên, để có thể biến những cơ hội thành những hợp đồng kinh tế giá trị hay không lại phụ thuộc phần lớn vào hành động của các DN XK VN. _ Về nhập khẩu: Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009. Cụ thể, nhập khẩu ở từng nhóm hàng như sau: Nhóm hàng vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị _ Sắt thép: Cùng với triển vọng lạc quan của nền kinh tế, dự báo tiêu thụ sắt thép trong năm 2010 cũng sẽ tăng khá, nhưng nhờ có thêm nhiều nhà máy sản xuất thép trong nước đi vào sản xuất, gia tăng sản lượng và lượng tồn kho hiện là khá lớn nên nhập khẩu sắt thép năm 2010 có thể sẽ giảm khoảng 2,5%, còn 9,3 triệu tấn nhưng do giá tăng lên kim ngạch vẫn tăng gần 5%, lên 5,5 tỷ USD. _ Xăng dầu: Nhờ nguồn cung từ nhà máy lọc dầu Dung Quất nên nhập khẩu xăng dầu năm 2010 cũng sẽ giảm khoảng 33%, xuống còn 8,5 triệu tấn, nhưng do giá tăng cao nên kim ngạch nhập khẩu chỉ giảm khoảng 17%, xuống 5,2 tỷ USD. Giá nhập khẩu xăng dầu năm 2010 dự kiến là 611 USD/tấn, tăng 24% so với giá nhập khẩu trung bình năm 2009. _ Phân bón: Sản lượng sản xuất ở trong những gia tăng, lượng hàng tồn kho nhiều khiến nhập khẩu phân bón trong năm 2010 giảm 16%, xuống còn 3,7 triệu tấn với kim ngạch 1,3 tỷ USD, giảm 18% về lượng và giảm 8% về kim ngạch. _ Hóa chất, sản phẩm hóa chất: Dự báo kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này sẽ tiếp tục đà gia tăng, ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng hơn 9% so với năm 2009. _ Chất dẻo, sản phẩm chất dẻo: Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này sẽ tiếp tục gia tăng. Dự báo nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu năm 2010 đạt khoảng 2,3 triệu tấn với kim ngạch 3,2 tỷ USD, tăng gần 5% về lượng và tăng gần 14% về trị giá so với năm 2009. _ Bông, vải, sợi và NPL dệt may: Cùng với sự phục hồi của xuất khẩu hàng dệt may, dự báo nhập khẩu vải, NPL dệt may, bông, sợi cũng sẽ tăng nhẹ. Cụ thể năm 2010 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009. _ Gỗ nguyên liệu: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2010 sẽ đạt khoảng 1,1 tỷ USD, tăng gần 22%. _ Linh kiện điện tử, vi tính và sản phẩm: Xuất khẩu nhóm hàng này bứt phá mạnh cùng sẽ khiến nhập khẩu các mặt hàng là linh kiện cũng sẽ tăng theo. Dự tính kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2010 đạt khoảng 4,6 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2009. Nhóm hàng tiêu dùng Với những giải pháp nhằm hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, dự báo nhập khẩu nhóm hàng này năm 2010 sẽ giảm mạnh. Cụ thể: _Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ giảm còn 950 triệu USD, giảm 25%; _ Kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô năm 2010 cũng sẽ giảm còn 1,5 tỷ USD, giảm gần 17% so với năm 2009. _ Sữa và sản phẩm sữa. Giá trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng cộng với nhu cầu nhập khẩu vẫn ở mức cao nên dự báo kim ngạch nhập khẩu mặt háng sữa và sản phẩm sữa năm 2010 đạt khoảng 560 triệu USD, tăng gần 9% so với năm 2009. Các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam năm 2009 và dự báo 2010 Tên hàng ĐVT Năm 2009 2009 so 2008 Dự báo 2010 2010 so 2009 Lượng Trị giá % lượng % trị giá Lượng Trị giá % lượng % trị giá Hàng thủy sản USD 282.479 -7,70 300.000 6,20 Sữa và SP sữa USD 515.772 -3,40 560.000 8,58 Hàng rau quả USD 279.059 35,90 320.000 14,67 Lúa mỳ Tấn 1.484.187 345.268 111,79 17,99 1.400.000 350.000 -5,67 1,37 Dầu mỡ động thực vật USD 495.578 -25,53 550.000 10,98 Bánh kẹo và các sản phẩm làm từ ngũ cốc USD 115.507 4,90 122.000 5,62 Thức ăn chăn nuôi USD 1.765.454 1,04 1.900.000 7,62 NPL thuốc lá USD 321.573 30,60 300.000 -6,71 Clinker Tấn 3.354.422 133.334 -9,21 -19,24 3.300.000 140.000 -1,62 5,00 Xăng dầu các loại Tấn 12.705.744 6.255.487 -1,99 -42,96 8.500.000 5.200.000 -33,10 -16,87 Khí đốt hóa lỏng Tấn 775.159 437.492 14,80 480.000 9,72 SP từ dầu mỏ khác USD 547.502 1,00 600.000 9,59 Hoá chất USD 1.624.704 -8,49 1.800.000 10,79 Các SP hoá chất USD 1.579.949 -1,52 1.700.000 7,60 NPL dược phẩm USD 168.677 7,00 190.000 12,64 Tân dược USD 1.096.713 26,91 1.200.000 9,42 Phân bón các loại Tấn 4.518.932 1.414.919 48,91 -3,92 3.700.000 1.300.000 -18,12 -8,12 Thuốc trừ sâu và NL USD 488.494 3,11 520.000 6,45 Chất dẻo NL Tấn 2.192.902 2.813.160 25,23 -4,48 2.300.000 3.200.000 4,88 13,75 SP từ chất dẻo USD 1.093.672 -4,60 1.200.000 9,72 Cao su Tấn 313.325 409.799 68,52 -17,55 320.000 450.000 2,13 9,81 Sản phẩm từ cao su USD 260.505 6,30 280.000 7,48 Gỗ và SP gỗ USD 904.799 -17,60 1.100.000 21,57 Giấy các loại Tấn 1.032.477 770.606 14,07 2,30 1.100.000 820.000 6,54 6,41 Sản phẩm từ giấy USD 324.286 89,20 370.000 14,10 Bông Tấn 303.093 392.271 1,18 -16,00 320.000 450.000 5,58 14,72 Sợi Tấn 503.069 810.781 21,50 4,57 520.000 900.000 3,37 11,00 Vải USD 4.226.363 -5,19 4.650.000 10,02 NPL dệt may, da giầy USD 1.931.906 -17,97 2.100.000 8,70 Đá quý, kim loại và sản phẩm USD 492.103 82,80 900.000 82,89 Sắt thép Tấn 9.748.715 5.360.906 17,97 -20,23 9.300.000 5.500.000 -4,60 2,59 Sản phẩm từ sắt thép USD 1.362.447 -2,20 1.420.000 4,22 Kim loại thường khác Tấn 550.172 1.624.965 25,96 -8,95 525.000 1.700.000 -4,58 4,62 Sản phẩm kim loại thường khác USD 209.189 15,00 210.000 0,39 Máy vi tính, SP điện tử USD 3.953.966 6,45 4.600.000 16,34 Máy móc thiết bị USD 12.673.170 -9,44 14.200.000 12,05 Dây và cáp điện USD 399.701 -19,00 420.000 5,08 Ô tô nguyên chiếc Chiếc 80.596 1.268.628 57,85 22,00 56.000 950.000 -30,52 -25,12 Linh kiện, phụ tùng ô tô USD 1.802.239 -6,04 1.500.000 -16,77 Xe máy nguyên chiếc Chiếc 111.466 132.806 -13,63 -4,57 140.000 5,42 Linh kiện, phụ tùng xe máy USD 621.166 -0,55 590.000 -5,02 Phương tiện vận tải khác và phụ tùng USD 616.166 -30,70 760.000 23,34 Hàng hóa khác USD 7.625.350 -6,50 8.600.000 12,78 Tổng USD 69.948.809 -13,34 Nguồn: 3.2 Giải pháp hoàn thiện ứng dụng hải quan điện tử tại Việt Nam _Một là, hoàn thiện cơ sở pháp lý: Tổng cục Hải quan phải tiến hành rà soát các quy trình nghiệp vụ và đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn phù hợp để triển khai mở rộng HQĐT theo mô hình 3 khối và thực hiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan nên xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong thực hiện thủ tục HQĐT và trình Bộ Tài chính cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thủ tục HQĐT. _Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro như tổ chức tập huấn về quản lý rủi ro cho cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tại các Cục Hải quan dự kiến triển khai; xây dựng hồ sơ doanh nghiệp tham gia thủ tục HQĐT; xây dựng hồ sơ rủi ro cấp Tổng cục; xây dựng hồ sơ rủi ro cấp cục.Mở rộng phạm vi áp dụng quản lí rủi ro trong kiểm tra sau thông quan với phương tiện vận tải ,hàh khách xuất nhập cảnh,nâng cao chất lượng thu thập xử lí thông tin nghiệp vụ hải quan .Một số nội dung chính cần tiến hành : + Xây dựng cơ sở pháp lí :ban hành và thực hiện các văn bản quy định ở cấp bộ về áp dụng quản lí rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan ,thu thập xử lí thông tin nghiệp vụ hải quan ,ban hành thông tư liên tịch với các bộ ,ngàh liên quan về trao đổi cung cấp thông tin nghiệp vụ hải quan . + Xây dựng và nâng cấp hệ thống quản lí rủi ro: nâng cấp hoàn thiện hệ thông quản lí rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại (bao gồm các loại hình xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công với nước ngoài.....) +Xây dựng nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ: nâng cấp hệ thống thông tin hỗ trợ quản lí rủi ro đáp ứng yêu cầu cho các lĩnh vực nghiệp vụ sau: đánh giá, phân loại rủi ro trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại, phương tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh: thông tin lược khai hàng hóa quan dữ liệu điện tử; phục vụ kiểm tra sau thông quan; cung cấp kết quả phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ hoạt đông kiểm soát hải quan. Cơ sở dữ liệu và công cụ đáp ứng một bước các yêu cầu phân tích của các cấp ,đơn vị hải quan +Xây dựng đội ngũ quản lí rủi ro: kiện toàn về tổ chức nhân sự và trang thiết bị của hải quan các cấp, đơn vị thực hiện công tác thu thập xử lí thông tin nghiệp vụ hải quan và quản lí rủi ro _Ba là, hoàn thiện bộ máy tổ chức và đào tạo nhân lực: để triển khai thực hiện mở rộng thủ tục hải quan điện tử. Tổng cục Hải quan sẽ kiện toàn tổ chức bộ máy cấp Cục và chi cục; xây dựng phương án bố trí, sử dụng nguồn nhân lực của Tổng cục, Cục Hải quan để triển khai thủ tục HQĐT.Xây dựng lực lượng hải quan chính quy có tính kỉ luật cao,thành thạo về chuyên môn theo chức trách được phân công,hoạt động minh bạch,liêm chính, có trình độ hiểu biết đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ công tác, làm chủ được các trang thiết bị kĩ thuật hiên đạị. Đào tạo nhân lực phục vụ cho triển khai hải quan điện tử + Phân loại đối tượng đào tạo :Vì trong công tác mỗi người có giữ một trách nhiệm khác nhau nên những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cũng rất khác nhau, chẳng hạn như đối với cán bộ kĩ thuật thì có thể chỉ cần biết đến những vấn đề cài đặt, bảo trì hệ thống nhưng đối với cán bộ lãnh đạo thì lại cần hiểu biết một cách tổng quan, có thể họ không biết về cài đặt nhưng lại phải biết cách tổ chức triển khai hệ thống, cán bộ nghiệp vụ thì lại cần sử dụng hệ thông một cách thành thạo.Vì vậy, phân loại đúng đối tượng đào tạo rất quan trọng , đây chính là cơ sở để đưa ra được các yêu cầu, nội dung đào tạo. + Về hình thức đào tạo: Việc đa dạng hóa hình thức đào tạo nhằm mục đích: trong một thời gian ngắn nhất có thể tạo ra được một nguồn lực đủ mạnh, tiết kiệm được chi phí và thời gian đào tạo, giúp cho hải quan địa phương chủ động trong việc đào tạo .khuyến khích mỗi cán bộ tự trang bị cho mình kiến thức và nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác ,cụ thể có các hình thức đào tạo sau *) Tổ chức đào tạo tại chỗ tập trung: do cơ quan hải quan kết hợp với giảng viên của các trường đại học các chuyên gia trong và ngoài nước tổ chức thực hiện tại tập trung trong toàn ngành . *) Tổ chức đào tạo tại các đơn vị cơ sở: do cơ quan hải quan kết hợp với giảng viên của các trường đại học các chuyên gia trong và ngoài nước tổ chức thực hiện tại các cục hải quan địa phương. *) Tổ chức đào tạo cán bộ từ xa :do cơ quan hải quan kết hợp với các đối tác có kinh nghiệm để xây dựng những tài liệu điện tử cho phép các cán bộ hải quan tận dụng được các phương tiện điện tử như mạng diện rộng của ngành hay các dạng CD_ROM... có thể tự học. *) Tổ chức đào tạo tại nước ngoài: lựa chọn những cán bộ có năng lực của ngành để gửi đi đào tạo dài hạn, ngắn hạn tại các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước để bổ túc và nâng cao những kiến thức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lí, nghiên cứu triển khai hải quan điện tử cho Hải quan Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài. *) Tổ chức khảo sát học hỏi kinh nghiệm: tổ chức các đoàn cán bộ hỗn hợp đi thăm quan, nhiên cứu khảo sát các mô hình hải quan điện tử trong quản lí đặc biệt trong ngành hải quan ở các nước trong khối ASEAN và các khối kinh tế khác trên thế giới. _Bốn là, chuẩn bị cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ thông tin. Theo kế hoạch, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin trên cơ sở quy trình 52 sửa đổi; cài đặt và cấu hình hệ thống an ninh, an toàn, phần cứng và các phần mềm hệ thống; hỗ trợ cài đặt chương trình khai báo cho doanh nghiệp tại các Cục Hải quan.Nâng cao tính năng tác dụng của trang thiết bị kĩ thuật trong giám sát,kiểm tra hải quan.Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu,hành lí của hành khách xuất nhập cảnh phù hợp điều kiện thực tiễn của từng địa bàn.Trang bị kĩ thuật đầy đủ cho các cán bộ kiểm hóa.Trang bị đồng bộ máy soi hiện đại,quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh cho các điểm thông quan.Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động buôn bán hàng lậu,buôn bán hàng cấm và các loại tôi phạm mới. _ Năm là, nhà cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu hải quan điện tử (C_VAN) C-VAN là dịch vụ truyền, nhận thông điệp dữ liệu điện tử hải quan giữa người khai hải quan và cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử (HQĐT). Vậy để tham gia cung cấp dịch vụ C-VAN, DN cần hội đủ những điều kiện gì? Yêu cầu trước tiên là doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ C-VAN phải có 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp CNTT hoặc phát triển phần mềm và đã triển khai thành công cho một số doanh nghiệp; đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử phục vụ việc trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của DN với nhau hoặc giữa các DN với các đối tác. Theo đó, khi làm thủ tục đăng ký, DN phải cung cấp cho cơ quan Hải quan Bản sao công chứng Gấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN đầu tư trong lĩnh vực CNTT; danh sách bản sao hợp đồng hoặc bản thanh lý hợp đồng triển khai hệ thống CNTT cho 50 DN có xác nhận của tổ chức đăng cung cấp dịch cụ C-VAN, trong đó có ít nhất 1 hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử. Bên cạnh đó, DN phải có đủ năng lực tài chính để thiết lập hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức và duy trì hoạt động phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ; Có giấy bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc mua bảo hiểm về việc đền bù các khoản có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ C-VAN. Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật đạt chứng chỉ quốc tế về: quản trị các hệ điều hành, bảo mật hệ thống CNTT, quản trị cơ sở dữ liệu; Có đủ đội ngũ nhân viên triển khai với trình độ CNTT từ trung cấp trở lên. Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức về pháp luật hải quan và nghiệp vụ hải quan tổng hợp. Ngoài ra, DN cung cấp dịch vụ C-VAN phải thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật nhằm đảm bảo các yêu cầu: cho phép các bên sử dụng truy nhập dịch vụ và đảm bảo kết nối với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Thời gian dừng hệ thống để bảo trì tối đa 3giờ/1năm; đảm bảo tính an toàn, toàn vẹn, bí mật của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia; có biện pháp kiểm soát giao dịch giữa cơ quan Hải quan và các bên sử dụng dịch vụ; có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng… Đồng thời, DN phải có giải pháp lưu trữ chứng từ điện tử, kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch, lưu trữ chứng từ điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành với các yêu cầu tối thiểu sau: thông điệp dữ liệu điện tử gốc phải lưu giữ, hoặc có thể truy cập trực tuyến trên hệ thống cho tới khi giao dịch được thực hiện thành công; sau khi thực hiện thành công giao dịch, phải lưu giữ các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện giao dịch trên hệ thống trong thời gian tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm thực hiện thành công giao dịch… DN còn phải có đề án cung cấp dịch vụ C-VAN bao gồm: kế hoạch kỹ thuật, kế hoạch kinh doanh chi tiết, hợp đồng thuê hạ tầng kỹ thuật… DN được cấp chứng nhận cung cấp dịch vụ C-VAN chỉ được kết nối và bắt đầu hoạt động cung cấp dịch vụ C-VAN với người khai hải quan sau khi đã hoàn thành việc triển khai xây dựng hệ thống CNTT và được Tổng cục Hải quan kiểm tra xác nhận. Đồng thời, DN cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu; tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về viễn thông, internet và các quy định kỹ thuật, nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan ban hành; có trách nhiệm thiết lập kênh kết nối với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đảm bảo liên tục, an ninh, an toàn. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp: 3.3.1. Về phía ngành hải quan: Để thực hiện thành công thí điểm thủ tục HQĐT theo Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg, ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, định hướng triển khai thí điểm thủ tục HQĐT của Tổng cục Hải quan thì điều kiện cần có là: _Về địa bàn triển khai:  Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng và TP.HCM, trong thời gian tới, thủ tục HQĐT sẽ được thực hiện tại 8 cục hải quan  tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, trong quá trình mở rộng thí điểm thủ tục HQĐT, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính sẽ xem xét khả năng của một số Cục hải quan  các tỉnh, thành phố khác có đủ điều kiện để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai. Như vậy so với giai đoạn 2005-2009 thì địa bàn thực hiện thí điểm thủ tục HQĐT trong giai đoạn mở rộng tăng lên rất nhiều. _Về thời gian triển khai: Thí điểm thủ tục HQĐT mở rộng được thực hiện đến hết năm 2011. Đây là mốc thời gian được xác định rất quan trọng, làm cơ sở khoa học cũng như cơ sở thực tiễn để Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải pháp thực hiện cho giai đoạn tiếp theo. _Về đối tượng thực hiện thí điểm: Qua kết quả đạt được từ việc triển khai thủ tục HQĐT cho một số DN được lựa chọn (giai đoạn 2005- 2009), trong thời gian tới đối tượng DN thực hiện thủ tục HQĐT sẽ không còn hạn chế mà được mở rộng cho tất cả mọi DN có nhu cầu tham gia thủ tục HQĐT. _Về nội dung thủ tục hải quan  triển khai thí điểm: Thủ tục HQĐT trong giai đoạn thí điểm mở rộng được thực hiện trên cơ sở: Luật Hải quan; các Luật về thuế, các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các Luật về thuế; Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành; Các điều ước quốc tế có liên quan đến hải quan mà Việt Nam là thành viên. _Về loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu:  trong giai đoạn mở rộng thực hiện thí điểm, loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh sẽ gồm: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các loại hình có liên quan đến 4 loại hình, chế độ sau: Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất, chuyển khẩu; hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư; hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt. _Về mô hình thủ tục HQĐT:   Trong giai đoạn mở rộng sẽ thực hiện xử lý dữ liệu tập trung theo mô hình 03 khối: Khối 1: tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin tập trung gồm toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị để tiếp nhận, lưu trữ, xử lý và phản hồi thông tin tự động được đặt tại Trung tâm dữ liệu và Công nghệ thông tin; Khối 2: kiểm tra sơ bộ hồ sơ HQĐT, kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan được đặt tại các Chi cục HQ; Khối 3: kiểm tra thực tế hàng hóa được đặt tại các Chi cục hải quan  hoặc các điểm kiểm tra hàng hóa tập trung. _Về mô hình tổ chức thực hiện:  Theo mô hình này, hệ thống công nghệ thông tin sẽ được tập trung hóa. Việc tập trung hóa hệ thống công nghệ thông tin sẽ giúp đảm bảo tập trung hóa thông tin phục vụ cho xử lý thông quan, giảm thiểu yêu cầu đầu tư cho nhiều trung tâm, tập trung được nguồn lực duy trì vận hành, thuận tiện cho việc đảm bảo hệ thống an ninh, an toàn. Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục hải quan  và thông quan hàng hóa sẽ được tiến hành tại Chi cục. Để thực hiện hiệu quả mô hình này, Tổng cục hải quan  cũng sẽ quy hoạch lại hệ thống các Chi cục để đảm bảo vừa thuận tiện cho doanh nghiệp, phù hợp với địa bàn thực tế nhưng cũng vừa phải phù hợp với yêu cầu tập trung nguồn lực chuyên gia và phát huy được tối đa năng xuất hoạt động của hệ thống thông quan. 3.2.2. Về phía doanh nghiệp Để giúp các DN hiểu rõ về quy trình thủ tục HQĐT, ông Lê Văn Ninh, Trưởng phòng, Ban Cải cách Hiện đại hoá, Tổng cục Hải quan đã trình bày các bước mà DN cần thực hiện như: DN cần phải có máy tính, mạng và cài đặt các phần mềm do Hải quan cung cấp. Quy trình thủ tục HQĐT hoàn toàn diễn ra trên mạng. DN kê khai trên phần mềm do Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan các địa phương cung cấp hoặc DN tải miễn phí trên website của Tổng cục Hải quan hoặc các đơn vị Hải quan địa phương. Hải quan sẽ tiếp nhận và phân theo luồng: luồng xanh (những doanh nghiệp được ưu tiên, không vi phạm pháp luật, chấp hành đầy đủ thủ tục và chính sách của Nhà nước); luồng vàng (những doanh nghiệp có nghi vấn, phải in hồ sơ và đem đến cơ quan Hải quan để đối chiếu, nếu không có vi phạm sẽ được thông quan); luồng đỏ (là những doanh nghiệp vi phạm, chưa chấp hành đầy đủ các quy định). Nhưng hiện chỉ có những doanh nghiệp lớn, có nhiều tờ khai xuất nhập khẩu thực hiện HQĐT, còn các doanh nghiệp nhỏ chưa hưởng ứng. Với các doanh nghiệp nhỏ, số lượng tờ khai xuất nhập khẩu chỉ khoảng 1-2 tờ/tháng, thậm chí vài tháng mới có một tờ khai trong khi muốn thực hiện HQĐT phải đầu tư máy móc, nhân lực nên họ chưa thấy hiệu quả. Nhưng quan trọng hơn là chính sách thuế, các văn bản, chế độ thay đổi liên tục, nghiệp vụ xuất nhập khẩu vào dạng khó nên nhân viên của các doanh nghiệp ít làm thủ tục sẽ không kịp cập nhật. Để theo kịp tình hình, các doanh nghiệp này nên thông qua đại lý hải quan. Ưu điểm của các đại lý dịch vụ là được đào tạo chuyên nghiệp, có sự hỗ trợ từ phía hải quan về mặt nghiệp vụ, rành thủ tục nên quá trình thực hiện sẽ dễ dàng, nhanh chóng. Các đại lý hải quan đang được xem là “cánh tay của hải quan” và hiện được ngành này quan tâm, tạo điều kiện phát triển. KẾT LUẬN Xây dựng và phát triển thủ tục hải quan điện tử là nhiệm vụ quan trọng của ngành Hải quan trong chiến lược phát triển và hiện đại hóa. Tuy nhiên, để thủ tục hải quan điện tử có thể phát triển nhanh và đúng mục tiêu đề ra thì ngoài sự nỗ lực của ngành Hải quan, Nhà nước cần phải triển khai nhanh Chính phủ điện tử; các bộ ngành cần phải có sự phối hợp với cơ quan hải quan trong việc xây dựng Chính phủ điện tử và các doanh nghiệp phải chủ động, tích cực tham gia thương mại điện tử và thủ tục hải quan điện tử. Có như vậy thì thủ tục hải quan điện tử mới có thể phát triển một cách đồng bộ và vững chắc. Một lần nữa em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Xuân Hương cùng các thầy cô giáo trong khoa Thương mại và kinh tế quốc tế đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.Trong bài làm có gì chưa hoàn thiện em mong cô chỉ bảo để em có thể làm tốt trong những lần tiếp theo Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế hải quan phần 1_nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân 3. Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử 4. Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ban hành Quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 5. Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC về việc ban hanh quy định thí điểm thủ tục hải quan điện tử 6. Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg về việc ban hanh quy định thí điểm thủ tục hải quan điện tử 7. Thông tư 222/2009/TT-BTC hướng dẫn về thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử 8. Quyết định 103/2009/QĐ-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg. 9. 10.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26867.doc
Tài liệu liên quan