Chuyên đề Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh

Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn tìm hiểu thực tế. Đây là thời gian giúp sinh viên vận dụng, thử nghiệm , nâng cao những kiến thức đã học tại trường. Đồng thời bổ sung cho sinh viên những kiến thức mà chỉ có qua thực tế mới nắm bắt được. Chính vì lẽ đó mà trong quá trình thực tập em đã rất cố gắng tìm hiểu thực tế để nâng cao kiến thức nghiệp vụ với đề tài : “ Tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm “ . Công tác kế toán chi phí và tính giá thành là vấn đề quan trọng luôn được quan tâm hàng đầu bởi nó liên quan trực tiếp sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.

doc60 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong kỳ. Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Chi phí khấu hao TSCĐ: toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ cho sản xuất của công ty. Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền công ty phải trả cho nhà cung cấp điện, điện thoại, nước,... phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Chi phí khác bằng tiền: các chi phí khác bằng tiền ngoài các chi phí đã nêu trên. Phân loại theo tiêu thức này cho biết tỷ trọng của từng yếu tố chi phí, từ đó phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất mục đích. công dụng của chi phí: Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ được chia ra thành 3 khoản mục chi phí khác nhau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm chi phí về nguyên liệu chính : dây điện , vật liệu phụ như: băng dính , hộp, mác, nhãn hiệu... Chi phí nhân công trực tiếp: lương chính, lương phụ, tiền thưởng, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, chi phí cố định phát sinh trong kỳ của công nhân sản xuất. Chi phí sản xuất chung: Gồm các chi phí phát sinh phục vụ chung cho quá trình sản xuất dây gồm: vật liệu, ccdc, nhiên liệu, lương nhân viên phân xưởng và các khoản trích theo lương, khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Phân loại chi phí chi phí theo tiêu thức này có tác dụng cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì yêu cầu của bài viết là đi sâu vào việc phân tích chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm nên em sẽ tìm hiểu việc tổ chức hạch toán chi phí theo tiêu thức này. Các chi phí phát sinh được tập hợp vào từng khoản mục chi phí theo từng tháng, từng quý và cả năm. 2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm. 2.3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh là một doanh nghiệp sản xuất dây điện xe máy nên chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của công ty. Vật liệu là đối tượng lao động, một trong 3 yếu tố cơ bản của chi phí sản xuất tạo nên sản phẩm. Do vậy việc quản lý chặt chẽ là rất quan trọng, tránh được lãng phí, góp phần hạ giá thành sản phẩm, một trong những yếu tố làm cho lợi nhuận cao hơn. Nguyên liệu của công ty được chia thành: Nguyên liệu chính bao gồm dây như : dây Wave ,dây Dream... Vật liệu phụ: nhãn, mác, hộp caton,... Phụ tùng thay thế: Động cơ, bánh răng... Nhiên liệu: điện, xăng, dầu.. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán tập hợp căn cứ trên các chứng từ như: phiếu xuất kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán... Căn cứ trên các chứng từ đó kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào bên Nợ TK621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp được và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kết chuyển, phân bổ cho các đối tượng sử dụng. 2.3.2.1.1. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp. Trong các loại nguyên liệu trên thì nguyên liệu chính là đáng chú ý nhất vì tính phức tạp và sự chuyển biến của nó trong quá trình sản xuất. Quá trình hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp được cụ thể như sau: a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính: Chi phí nguyên vật liệu chính được tập hợp cho tất cả các sản phẩm là dây điện bắt đầu đưa vào sản xuất . Các loại dây nguyên liệu được các xí nghiệp thành viên mua, phân loại thành:dây đơn,dây kép...việc phân loại này phải dựa vào những tiêu chuẩn nhất định, rồi chuyển về công ty phục vụ cho quá trình sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất được nhập kho cho quá trình tiếp theo. Sau khi đã có dây thành phẩm, bước tiếp theo để tạo ra các loại sản phẩm khác nhau, dây bán thành phẩm được đưa vào kho để tiêp tục sản xuất cho kỳ sau.Từ bước này, chi phí nguyên vật liệu chính được tập hợp riêng cho từng loại thành phẩm là giá trị bán thành phẩm đem vào thành sản phẩm đó. Sau đó tiếp tục trải qua các giai đoạn còn lại của quy trình công nghệ. Nguyên tắc xuất dùng vật liệu là căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phân xưởng lập ra một phiếu yêu cầu xuất kho nguyên vật liệu ghi danh mục vật liệu cần lĩnh cụ thể về số luợng. Phòng Vật tư sau khi xem xét phiếu yêu cầu lĩnh vật liệu sẽ lập phiếu xuất vật liệu. Phiếu này lập thành 2 liên, 1 liên giữ tại phòng Vật tư, 1 liên giao cho thủ kho để xuất vật liệu và ghi thẻ kho rồi chuyển lên phòng Kế toán ghi sổ. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất vật tư, ghi sổ chi tiết vật liệu theo số lượng và địa điểm phát sinh chi phí, cuối ký căn cứ váo số lượng vật liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ để tình giá nguyên vật liệu xuất dùng. Ví dụ mẫu phiếu xuất kho như sau: (Biểu số 2.3.2-1) Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh Phiếu xuất kho Số:05 Ngày 25 tháng 2 năm 2006 Họ tên người nhận hàng: Vũ Trí Phương...... Địa chỉ: Phân xưởng sản xuất...... Lý do xuất kho: Xuất kho cho sản xuất Xuất tại kho: Vật liệu stt Tên vật tư Mã số Đơn vị tính Số lợng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Dây Wave Bộ 23193 2 Dây Dream Bộ 6588 .. ….. …. …. Cộng 34338 Xuất ngày 25 tháng 2 năm 2006. Người nhận Thủ kho ( chữ ký ) ( chữ ký ) Giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền vào cuối kỳ. Giá trị nguyên vật liệu nhập kho được tính bằng giá thực tế sản xuất tại các đơn vị thành viên cộng thêm chi phí vận chuyển. Bên cạnh các phiếu xuất kho thủ kho còn theo dõi tình hình nhập, xuất từng loại nguyên vật liệu qua thẻ kho. từ 5 đến 7 ngày, kế toán xuống kho kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, đối chiếu phiếu xuất kho, phiếu nhập kho với thẻ kho. Sau đó kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết vật liệu cho tường loại vật liệu. Cuối tháng tổng hợp trên từng trang sổ để tính ra giá trị thực tế của từng loại vật liệu xuất dùng cho sản xuất và các nhu cầu khác. Cụ thể mẫu sổ chi tiết vật liệu như sau: ( Biểu số 2.3.2-2 ) Sổ chi tiết vật liệu Tháng 2 năm 2006 Tên vật liệu: dây Ware Đơn vị tính: Bộ Đơn vị: 1000đ Chứng từ Trích yếu Đơn giá Nhập Xuất Tồn stt N/T SL TT SL TT SL TT Tồn đầu tháng 29,5 70 2065 Nhập kho 30 280 8400 Xuất cho sản xuất 29,9 103 3080 Xuất cho sản xuất 29,9 135 4037 Xuất cho sản xuất 29,9 62 1854 Tổng 280 8400 300 8970 70 2065 Tồn cuối tháng 40 1196 Các sổ chi tiết vật liệu khác lập tương tự. Sau đó từ sổ chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết. Để phục vụ cho công tác tính giá trị nguyên liệu chính tập hợp riêng cho từng sản phẩm và công tác tính giá thành sản phẩm sau này, kế toán mở sổ theo dõi chi tiết nguyên liệu chính theo từng bước quy trình công nghệ trong đó tổng giá trị của nó không đổi trong đó nguyên liệu sản xuất dây điện nhận về được đưa trực tiếp vào sản xuất, bán thành phẩm. Kế toán lập bảng chi tiết theo dõi kêt quả thu hồi. ( Biểu số 2.3-3 ) Bảng kết quả thu hồi bán thành phẩm Tháng 2 năm 2006 stt Tên nguyên liệu Lượng vào (dây) Lượng thu hồi(dây) Hao Lượng (dây) % 1 Dây Ware 310 301.6 8.4 2.71 2 Dây Dream 7209 6920.5 288.5 4.002 3 Dây kép 1617 1536.2 80.8 4.997 Tổng 9136 8758.3 377.7 4.134 Căn cứ vào lượng thu hồi thực tế saukhi sản xuất, và giá trị nguyên vật liệu đưa vào sản xuất kế toán tình được giá trị của bán thành phẩm theo công thức: Giá trị đơn vị của bán thành phẩm = Tổng giá trị nguyên liệu đầu vào Khối lượng thu hồi sau sấy Ví dụ: Giá 1 bộ dây Ware bán thành phẩm là: 9269000/301.6=30733(đồng) Kết quả tính toán trên là căn cứ quan trọng trong việc xác định giá trị bán thành phẩm. Nếu tiến hành sản xuất dây kế toán tiếp tục theo dõi cho quy trình sản xuất, kết thúc quy trình này sẽ tạo ra bán thành phẩm. Giá trị của bán thành phẩm được cộng thêm phần nguyên liệu phụ Ngoài nguyên liệu chính công ty còn sử dụng một số nguyên liệu phụ bổ trợ thêm cho sản phẩm. b. Hạch toán chi phí vật liệu phụ: Chi phí vật liệu phụ bao gồm cả chi phí về dây và bao bì đóng gói. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu phụ được trình bày trên bảng tổng hợp chi tiết vật liệu phụ như sau: ( Biểu số 2.3.2-4 ) Mẫu sổ theo dõi chi tiết vật liệu phụ xuất dùng trong sản xuất Tháng 2 năm 2006 Stt Tên vật liệu ĐVT Số lượng Đơn giá(đ) Thành tiền 1 Dây đơn Kg 13.2 339106.9 4476210 2 Dây kép Kg 5 501050 2505250 3 Dắc Kg 2 23700 47400 4 Cốt kg 7900 57 450300 5 Nhãn Tờ 2400 57 136800 6 Băng dính trắng Hộp 7380 1982 14627160 7 Băng dính đen Hộp 8564 2535 14964170 8 Hộp cát tông Hộp 8299 1982 16448518 …. ….. Tổng 58046678 c. Hạch toán chi phí nhiên liệu. Tổng chi phí nguyên vật liệu Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của toàn công ty Chi phí nhiên liệu được công ty tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí nhiên liệu phục vụ quá trình sản xuất. Với khoản chi này kế toán tập hợp phản ánh trên nhật ký chứng từ số 3 để theo dõi và cuối tháng phân bổ cho các sản phẩm. Chỉ tiêu được kế toán dùng để phân bổ là khối lượng sản phẩm hoàn thành cuối tháng của từng loại. Cụ thể như sau: Chi phí nhiên liệu phân bổ sản phẩm = x Khối lượng thành phẩm sản xuất của sản phẩm 2.3.2.1.2. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu trực tiếp. Việc tính toán để xác định giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng trong tháng được thể hiện trên bảng kê số 3 _ bảng tính giá thành thực tế của vật liệu ở và công cụ dụng cụ. Sau khi đã xác định trị giá thực tế của hàng xuất trong tháng, kế toán lập bảng phân bổ NVL, CCDC. Toàn bộ công tác phân bổ nguyên vật liệu xuất dùng được ghi trên bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ. ( Biểu số 2.3.2-5 ) Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh Bảng kê số 3 Tính giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 2/2006 STT Chỉ tiêu TK 152- NVL TK 153-CCDC 1 Số dư đầu tháng 5568517137 207855907 2 A. Số FS trong tháng 2226408887 32085881 3 Từ NKCT số 1( ghi Có TK111) 108895518 12105881 4 Từ NKCT số 5( ghi Có TK331) 1584290350 19980000 5 Từ NKCT số 7( ghi Có TK154) 544524400 0 6 Từ các NKCT khác 28698619 0 7 B. Cộng SD đầu tháng và FS trong tháng 7834926024 239941788 8 C. Hệ số chênh lệch 0 0 9 D. Xuất dùng trong tháng 3013464575 23101545 10 E. Tồn kho cuối tháng 4821461449 216840243 Kế toán ghi sổ Ngày…tháng…năm 2006 Kế toán trưởng ( Biểu số 2.3.2-6 ) Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh Trích: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng2/2006 stt TK ghi Có TK152 TK153 TK ghi Nợ 1 TK621- CPNVLTT 2959780280 9720000 2 TK622-CPSXC 11483281 11330054 3 TK641-CPBH 40940014 1086400 4 TK642-CPQLDN 1261000 965091 Tổng 3013464575 23101545 Kế toán ghi sổ Ngày... tháng...năm 2006 Kế toán trưởng Cuối tháng, kế toán tổng hợp và ghi vào bảng kê số 4 _ Tập hợp chi phí theo phân xưởng. Sau đó, dựa vào Bảng kê số 4 để ghi vào NKCT số 7, ghi vào sổ Cái TK 621 ( Biểu số 2.3.2-7 ) Sổ Cái TK 621 “ Chi phí NVL trực tiếp” STT Ghi có các TK đối ứng với ghi Nợ TK này ……… Tháng 2 1 TK 152 2.959.780.280 Cộng phát sinh Nợ 2.959.780.280 Cộng phát sinhCó 2.959.780.280 Kế toán ghi sổ Ngày… tháng ….năm 2006 Kế toán trưởng 2.3.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, sản phẩm của công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh luôn đảm bảo chất lượng, số lượng nhằm tạo uy tín và mở rộng thị trường. Công ty rất coi trọng việc sử dụng tiền lương như một công cụ tích cực để khuyến khích nâng cao năng suất lao động, tiết kiêm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Hình thức trả lương áp dụng tại công ty là lương khoán sản phẩm cho từng bước của quá trình công nghệ. Trên cơ sở định mức kỹ thuật, đơn giá hiện hành, mức sản xuất và tiêu thụ của công ty trong một khoảng thời gian. Ba phòng Tài chính kế toán, phòng Kinh tế thị trường, Hành chính tổng hợp sẽ bàn bạc thống nhất về đơn giá tiền lương rồi trình giám đốc duyệt. Hàng tháng, dựa vào khối lượng công việc đã thực hiện được, phòng Hành chính tổng hợp lập bảng thanh toán lương làm theo sản phẩm. Tiền lương Công khoán trên Đơn giá Khối lượng sản phải trả công = một tấn x một công x phẩm (Tấn) nhân sản xuất sản phẩm Sau khi đã tính toán tiền lương phải trả công nhân sản xuất, tổng hợp tiền lương của toàn công ty, bảng thanh toán tiền lương được gửi sang phòng Tài chính kế toán. Cuối tháng, kế toán dựa vào bảng thanh toán tiền lương của công ty và các số liệu trên nhật ký chứng từ số1, phần Nợ TK338 ( tiền công nhân nợ) để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Để theo dõi khoản mục này, kế toán mở TK622 – chi phí nhân công trực tiếp. Trong quá trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được trích theo tỷ lệ quy định của Nhà nước và theo chế độ hiện nay công ty đang áp dụng: BHXH được trích hàng tháng theo tỷ lệ 20% trên tổng lương cơ bản. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu nhập của người lao động. BHYT được trích hàng tháng theo tỷ lệ 3% trên tổng lương cơ bản. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất, 1% trừ vào thu nhập của người lao động. KPCĐ được trích 2% trên tổng lương thực tế. Trong đó cả 2% đều tính vào chi phí sản xuất. Hiện nay công ty gồm có 40 cán bộ công nhân viên trong đó: Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10 người. Bộ phận sản xuất trực tiếp: 25 người. Bộ phận phục vụ sản xuất: 5 người. Mức lương tối thiểu của một công nhân được áp dụng là:800 000 đồng. Quỹ lương cơ Mức lương tối Hệ số lương Số công nhân bản của từng = thiểu của một x bình quân của x của từng bộ bộ phận công nhân công nhân phận Hệ số lương cấp bậc bình quân của công ty tính theo năm công tác. ( Biểu số 2.3.2-8 ) Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh Trích: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Tháng 2/2006 stt Ghi Có các TK TK334 TK338 Tổng cộng Đối tượng sử dụng Lương Các khoản phụ cấp Công có KPCĐ BHXH BHYT Cộng Có 1 TK627- CPSXC 158844600 158844600 3176892 23826690 3176892 30180474 189025074 2 TK622-CPNCTT 11660800 11660800 233216 1749120 233216 2215552 13876352 3 TK641-CPBH 15389200 15389200 307784 2308380 307784 2923948 18313148 4 TK642-CPQLDN 34583300 34583300 691666 5187495 691666 6570827 41154127 Tổng cộng 220477900 220477900 4409558 33071685 4409558 41890801 262368701 Kế toán ghi sổ Ngày... tháng... năm 2006 Kế toán trưởng Cuối tháng, căn cứ vào số liệu tổng cộng trên bảng phân bổ số 1- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH để ghi vào bảng kê số 4 – Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng, Bảng kê số 5 – Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Sau đó dựa vào Bảng kê số 4 và Bảng kê số 5 để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7, từ Nhật ký chứng từ số 7 ghi vào sổ cái TK622. ( Biểu số 2.3.2-9 ) Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh Trích sổ cái TK622 Năm 2006 stt Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này Tháng 1 ...... Tháng 2 1 TK 334 158844600 2 TK338 30180474 Cộng phát sinh Nợ 189025074 Cộng phát sinh Có 189025074 Dư cuối tháng Nợ Có Kế toán ghi sổ Ngày 29 tháng 2 năm 2006 Kế toán trưởng 2.3.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Tại công ty chi phí sản xuất chung phát sinh sẽ được tập hợp theo từng yếu tố cụ thể, cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể theo từng tiêu thức thích hợp. Khoản mục này bao gồm những mục như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất nói chung, khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Tập hợp tất cả các khoản chi phí trên kế toán đưa vào tài khoản 627, cuối kết chuyển vào tài khoản 154 để tình giá thành sản phẩm. Quá trình hạch toán được thực hiện như sau: Chi phí nhân viên phân xưởng. Chi phí nhân viên phân xưởng là toàn bộ các khoản thù lao phải trả cho cán bộ quản lý phân xưởng ( Quản đốc, Thủ kho,..) và các khoản trích theo lương của những đối tượng này. Số tiền lương của bộ phận này được tính theo hệ số lương cơ bản mà không căn cứ vào khối lượng công việc thực tế. Các khoản trích theo lương là 19% của tiền lương trong đó BHXH 15%, KPCĐ 2%, BHYT 2%. Kế toán căn cứ vào số lượng cán bộ, hệ số lương để tính các khoản mục cho chi phí sản xuất chung. Toàn bộ các khoản chi phí trên trên được tâp hợp trong Bảng phân bổ tiền lương và BHXH và được tập hợp riêng để kết chuyển vào chi phí sản xuất chung. Chi tiết chi phí nhân viên phân xưởng được cụ thể qua biểu sau: ( Biểu số 2.3.2- 10 ) Bảng chi tiết chi phí nhân viên phân xưởng Tháng 2 năm 2006 ĐVT: Đồng STT Diễn giải TK đối ứng TK 627 Nợ Có 1 Tiền lương 334 11660800 2 Các khoản trích theo lương 338 11660800 - BHXH 3383 1749120 - KPCĐ 3382 233216 - BHYT 3384 233216 Kết chuyển vào chi phí SX chung 154 13876352 Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ. Do giá trị công cụ dụng cụ của công ty là nhỏ, vì vậy khi xuất công cụ dụng cụ để sản xuất sản phẩm kế toán áp dụng phương pháp phân bổ một lần trực tiếp vào sản phẩm. Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ được kế toán ghi vào khoản mục chi phí công cụ sản xuất thuộc chi phí sản xuất chung. Chi phí vật liệu gián tiếp ở công ty là những chi phí vật liệu dùng cho toàn bộ phân xưởng như: Chổi quét dọn phân xưởng, bóng đèn, dây điện dùng để lắp cho các phân xưởng, đồ dùng bảo hộ lao động, chi phí vật tư xuất dùng để sửa chữa máy móc thiết bị ở phân xưởng,... khoản chi phí này trong chi phí sản xuất chung được kế toán chi phí căn cứ trên các chứng từ, tài liệu như: Phiếu xuất, bảng kê, bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ,... Cuối tháng ghi vào Bảng tổng tổng hợp chi phí sản xuất chung ( Biểu số 2.3.2-12 ) cho khoản mục chi phí dụng cụ sản xuất và khoản mục chi phí vật liệu. Theo định khoản: Nợ TK627: 11.483.281 Có TK 152: 11.483.281 Nợ TK 627: 11.330.054 Có TK 153: 11.330.054 Chi phí khấu hao TSCĐ: TSCĐ của công ty phần lớn là các TSCĐ có giá trị tương đối lớn nhưng do thời gian sử dụng quá lâu, chỉ có một số máy móc được trang bị thêm vào năm 1999 bằng nguồn vốn tự bổ sung của công ty. Nhìn chung, TSCĐ ở công ty rất ít biến động tăng giảm. Việc tính và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện hàng tháng và tiến hành trích khấu hao theo tỷ lệ đã được bộ Tài chính phê chuẩn. Số khấu hao phải tính hàng tháng và công ty áp dụng phương pháp khấu hao bình quân để tính, theo công thức: Mức khấu hao bình quân = Do đặc thù sản xuất của ngành là nên công ty chỉ chỉ tiến hành trích khấu hao vào 6 tháng cuối năm và mức tính không cố định. Khi nào số luỹ kế tính khấu hao bằng mức tính khấu hao trung bình năm thì thôi. Nếu cuối năm chưa trích hết thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp với số đã đăng ký. Mức khấu hao sẽ được kế toán TSCĐ tổng hợp và được phản ánh ở bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. ( Biểu số 2.3.2-11 ) Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh Trích: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ stt Chỉ tiêu Tỷ lệ KH (%) Nơi sử dụng TK627 TK641 TK642 Toàn doanh nghiệp Nguyên giá Khấu hao I TSCĐ hữu hình 35296111961 350413857 174080941 125989032 1 Nhà cửa - VKT 16609839155 44344481 3099650 34578164 2 Máy móc thiết bị 16636161340 170981291 170981291 3 Phương tiện VT-TD 1714385062 113885650 91410868 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 270698518 21202435 21202435 5 Tài sản khác 65027886 II TSCĐ vô hình 52511000 1 Quyền sử dụng đất 52511000 Cộng 35348622961 174080941 147191467 Cuối tháng, kế toán căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ đẻ ghi vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ theo định khoản: Nợ TK 627: 174.080.941 Có TK 241: 174.080.941 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài tính vào chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí về điện, nước, xăng, dầu,... phục vụ cho sản xuất. Công ty sử dụng công tơ đo điện để theo dõi lượng điện thực dùng, từ đó làm căn cứ thanh toán tiền điện cho nơi cung cấp. Cuối tháng kế toán căn cứ vào số liệu tổng hợp phần Nợ TK627 – chi phí sản xuất chung thể hiện trên Nhật ký chứng từ số 1 để ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài theo định khoản ; Nợ TK627 : 11.132.000 Nợ TK133(1331): 1.113.200 Có TK111 : 12.245.200 Chi phí bằng tiền khác: Các chi phí bằng tiền khác được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung ở công ty bao gồm: chi phí bồi dưỡng ca đêm, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, tiền công tác phí... Cuối tháng kế toán căn cứ vào số liệu tổng hợp phần Nợ TK627 thể hiện trên Nhật ký chứng từ số 1 để ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho khoản mục chi phí bằng tiền khác, theo định khoản: Nợ TK627: 16.188.360 Có TK111: 16.188.360 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào số liệu trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ công cụ dụng cụ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Nhật ký chứng từ số 1 để ghi vào Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng mục với yêu cầu của kế toán quản trị của công ty. ( Biểu số 2.3.2 – 12 ) Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh Trích: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Chi phí nhân viên phân xưởng 11.660.800 2 BHXH,BHYT,KPCD 2.215.552 3 Chi phí vật liệu 11.483.281 4 Chi phí khấu hao 174.080.941 5 Chi phí bằng tiền khác 16.188.360 Cộng 215628934 Kế toán ghi sổ Ngày … tháng … năm 2006 Kế toán trưởng Cuối tháng, căn cứ vào số liệu tổng công trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung để ghi vào Bảng kê số 4. Sau đó dựa vào Bảng kê số 4 để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7, từ Nhật ký chứng từ số 7 ghi vào sổ cái TK 627. ( Biểu số 2.3.2-13 ) Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh Trích: Sổ cái TK 627 Năm 2006 ĐVT: đồng stt Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này Tháng 1 …… ....... Tháng 2 1 TK 111 27320360 2 TK152 11483281 3 TK 153 11330054 4 TK214 174080941 5 TK 334 11660800 6 TK 338 2215552 Cộng phát sinh Nợ 238090988 Cộng phát sinh Có 238090988 Dư cuối tháng Nợ Có Kế toán ghi sổ Ngày....tháng.... năm 2006 Kế toán trưởng 2.3.3. Tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang. 2.3.3.1. Tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty. Cuối tháng, sau khi đã có chứng từ liên quan: Các bảng phân bổ, các Nhật ký chứng từ,... kế toán tiến hành tập hợp chi phí vào Bảng kê số 4 – Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo phân xưởng, Bảng kê số 5 – Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp,... Sau đó chuyển sang Nhật ký chứng từ số 7 ( đây là Nhật ký chứng từ dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty và dùng để phản ánh phát sinh bên Có TK154, TK621, TK622, TK627...Và dùng để ghi Nợ các TK154, TK621, TK 622, TK627. Từ Nhật ký chứng từ số 7 ghi vào sổ cái TK154, TK621, TK622, TK627. ( Biểu số 2.3.3-1 ) Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh Trích: sổ cái Tk154 Năm 2006 ĐVT: Đồng Stt Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này Tháng 1 ...... ….. Tháng 2 1 TK 621 2959780280 2 TK 622 189025074 3 TK 627 238090988 Cộng phát sinh Nợ 3386896342 Cộng phát sinh Có 3386896342 Dư cuối tháng Nợ  1011200 677786 Có 2.3.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty. Để phục vụ tốt cho công tác tính giá thành sản phẩm mỗi doanh nghiệp cần chọn cho mình một phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho phù hợp đảm bảo vừa phản ánh đúng giá trị thực tế của sản phẩm làm dở, vừa đơn giản, gọn nhẹ trong quá trình tính toán. Tuỳ vào quy trình sản xuất, đặc điểm kết cấu của sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp có cách đánh giá khác nhau. Do đặc điểm của quy trình công nghệ tại công ty là quy trình phức tạp kiểu liên tục, chu trình sản xuất ngắn ngày, chu trình sản xuất từ sản xuất đến hoàn thành. Ngoài ra, do đặc điểm của chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trong lớn trong tổng chi phí ( khoảng 84.5% ), sản phẩm dở đầu kỳ và cuối kỳ ít và tương đối ổn định nên công ty coi toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm dở là chi phí sản phẩm dở dang. Chi phí này tính theo công thức: Chi phí tính Chi phí Chi phí Chi phí nguyên Cho SP làm = tính cho + nguyên vật - vật liệu chính dở cuối kỳ SP làm liệu chính tính cho Sp dở đầu kỳ phát sinh thành phẩm Khoản chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được thể hiện trên cột tồn, dòng tồn cuối kỳ của sổ chi tiết Nhập – Xuất – Tồn bán thành phẩm và sổ tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn bán thành phẩm và được ghi vào cột chi phí làm dở cuối kỳ trong bảng tính giá thành. ( Biểu số 2.3.3-2 ) Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn bán thành phẩm Tháng 2 năm 2006 stt Tên Nhập Xuất Tồn SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT 1 Dây đơn 15 228000 Dư đầu kỳ 14775 224550850 Phát sinh 14770 15198 224474460 Tồn cuối kỳ 20 304390 2 Dây kép Dư đầu kỳ 50 783200 Phát sinh 11264 176463756 11290 15664 176846560 Tồn cuối kỳ 24 373396 Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh Trích Nhật ký chứng từ số 7 Phần I – Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Tháng 2 năm 2006 TT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ TK152 TK153 TK214 TK334 TK338 TK621 TK622 TK627 Các TK phản ánh ở NKCT số 1 Tổng cộng chi phí 1 TK154 2959780280 189025074 238090988 3386896342 2 TK621 2959780280 2959780280 3 TK622 158844600 30180474 189025074 4 TK627 11483281 11330054 174080941 11660800 2215552 28433560 239204188 5 TK641 118820 1086400 22474782 15389200 2923948 41993150 6 TK642 1261000 965091 147191467 34583300 6570827 190571685 Cộng A 12863101 13381545 343747190 220477900 41890801 2959780280 189025074 238090988 28433560 7007470719 TK 111 40997200 12921000 39789541 1036460 94744201 Cộng B 40997200 12921000 39789541 1036460 94744201 Cộng ( A+B) 12863101 13381545 343747190 261475100 54811801 2999569821 189025074 239127448 28433560 7102214920 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng 2.4.Tính giá thành sản phẩm tại công ty. 2.4.1. Đối tượng tính tính giá thành và kỳ tính giá thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản ký kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của giá thành sản phẩm, công tác giá thành được quan tâm đúng mức. Bởi vì có tính toán chính xác giá thành sản phẩm, công ty mới đánh giá được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để từ đó đề ra biện pháp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Quy trình công nghệ sản xuất ở công ty là quy trình công nghệ sản xuất liên tục, quy trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Bán thành phẩm không bán ra ngoài, sản phẩm của công ty trở thành hàng hoá bán ra thị trường khi nó hoàn thành giai đoạn cuối cùng của cộng nghệ sản xuất. Do vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh là các loại dây thành phẩm. Việc sản xuất dây diễn ra liên tục với khối lượng lớn, vì vậy thành phẩm được nhập kho thường xuyên. Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hiệu quả của chỉ tiêu giá thành, công ty xác định kỳ tính giá thành là một tháng. Đơn vị được sử dụng để tính giá thành là đồng/bộ đối với các loại dây thành phẩm. 2.4.2. Phương pháp tính giá thành và trình tự tính giá thành. Xuất phát từ đối tượng tập hợp chi phí là toàn doanh nghiệp, cuối tháng căn cứ vào kết quả chi phí sản xuất kinh doanh đã được tập hợp, kế toán giá thành tiến hành tính giá thành dây thành phẩm theo từng loại. Trong quá trình tính, kế toán giá thành phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ phát sinh trực tiếp cho đôi tượng nào được tính cho đối tượng đó: chi phí dây kếp loại 1 dùng để sản xuất bộ dây được tập hợp trực tiếp cho dây đơn, chi phí hộp caton, nhãn mác dùng để đóng gói. Khoản mục chi phí về nhiên liệu, tiền lương, chi phí sản xuất chung được tập hợp toàn công ty sau đó cuối tháng tiến hành phân bổ cho các đối tượng theo sản lượng thành phẩm thực tế hoàn thành trong kỳ. Phương pháp sử dụng để tính giá thành là phương pháp giản đơn. Z = Dđk + C - Dck Trong đó: Z là tổng giá thành sản phẩm. Dđk là chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ. C là chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Dck là chi phí sản phẩm là dở cuối kỳ. Căn cứ vào bảng kê số 4, kế toán xác định được chi phí sản xuất trong tháng của toàn công ty. Căn cứ vào các sổ cái các TK621, TK622, TK627, TK154..., kế toán giá thành tập hợp chi phí theo từng khoản mục của toàn công ty rồi tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo số lượng sản xuất thực tế trong tháng. Chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ cho mỗi loại sản phẩm được lấy từ Bảng tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ theo từng sản phẩm. Chi phí phân bổ cho sản phẩm j = Tổng chi phí cần phân bổ Tổng khối lượng sản xuất toàn công ty x Khối lượng sản xuất sản phẩm j Chi phí nhiên liệu, nhân công trực tiếp chi phí xuất chung, từ những khoản chi phí này được tập hợp chung để phân bổ cho từng loại sản phẩm theo công thức: Kế toán tính giá thành đơn vị theo công thức: Tổng giá thành Gía thành đơn vị = Tổng khối lượng sản xuất ( Biểu số 2.4.2- 1) Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh Trích: Bảng tính giá thành Tháng 2 năm 2006 stt Sản phẩm sản xuất Số lượng CPNVLTT CPNCTT CPSXC Giá thành sản xuất Giá thành đơn vị 1 Dây đơn 6882 185696664 3441100 3441100 192578864 27982,97937 2 Dắc 29657 766787978 14828640 14828640 796445258 26855,21995 3 ... Tổng 2959780280 189025074 238090988 3386896342 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Trên đây là toàn bộ tình hình thực tế công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty, qua đó có thể là rõ phần nào nội dung, trình tự của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.5. Công tác phân tích các chỉ tiêu chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty. Để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý làm việc và đưa ra những quyêt định nhanh chóng, chính xác thì việc cung cấp các chỉ tiêu, thông tin về chi phí và giá thành thôi là chưa đủ. Nếu muốn có chiến lược phát triển tốt trong tương lai, muốn doanh nghiệp tiết kiệm những chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận thì tất yếu phải phân tích một cách kỹ lưỡng các chỉ tiêu, thong tin về chi phí và giá thành sản phẩm. Công ty rất quan tâm, chú ý đến việc phân tích các thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc phân tích này thường được dựa trên sự so sánh các chỉ tiêu cùng kỳ với những chỉ tiêu kế hoạch đề ra đầu kỳ. Ta có bảng số liệu sau: ( Biểu số 2.5-1) Bảng phân tích chi phí Khoản mục chi phí Số liệu kế hoạch Số liệu thực tế Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ CP NVL TT 2970456130 87.57% 2959780280 87.39% -10675850 -0.32% CP NC TT 197785618 5.83% 189025074 5.58% -8760544 -0.26% CP SXC 224025266 6.60% 238090988 7.03% 14065722 0.42% Tổng cộng 3392267014 100.00% 3386896342 100.00% -5370672 -0.16% Dựa vào bảng phân tích chi phí tháng 2 năm 2006 ta nhận thấy: Sự biến động của giá thành kế hoạch đề ra đầu tháng là 3.392.267.014 đồng nhưng trong quá trình sản xuất giá thành thực tế là 3.386.896.342 đồng, trong đó chênh lệch tuyệt đối giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành kế hoạch là -5.370.672 đồng như vậy so với kế hoạch tổng giá thành thực tế đã giảm tuyệt đối là 5.370.672 đồng và tương đối là 0.16%. Từ kết quả trên cho thấy công ty đã thực hiện tốt công tác hạ giá thành sản phẩm. Tuy mức độ hạ chưa cao song trong cơ chế thị trường hiện nay vấn đề cạnh tranh luôn là đề tài quan tâm, mỗi doanh nghiệp đều phải cố gắng thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để thu hút khách hàng nên việc hạ giá thành này giúp cho công ty thực hiện được yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, việc so sánh này chưa cho phép đánh giá chính xác các nguyên nhân là tăng giá thành cũng như các mức độ tác động từng yếu tố tới toàn bộ tổng giá thành. Vì vậy, ta hãy đi tìm hiểu tình hình biến động của từng khoản mục chi phí so với kế hoạch đề ra của nó. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là khoản mục giảm đáng kể trong các khoản mục chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo giá dự toán là 2.970.456.130 đồng nhưng trên thực tế là 2.959.780.280 đồng. Giảm tuyệt đối là -10.675.850 đồng và tương đối là -0.32%. Sở dĩ có kết quả này là do công ty đã thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu chính bằng cách giảm định mức hao hụt trong quá trình chế biến bán thành phẩm và nâng cao trách nhiệm quản lý vật liệu. Bên cạnh đó, do giá dây điện trong thời gian này hạ hơn so với dự tính là một nguyên nhân khiến cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hạ. Khoản chi phí nhân công trực tiếp. Tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cũng hạ so với kế hoạch là -8.760.544 đồng tương ứng với tỷ lệ -0.26%. Điều này cho thấy công tác quản lý nhân công của công ty khá chặt chẽ, nhân công được sử dụng hợp lý, phù hợp với năng lực và trình độ dẫn đến việc tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên việc giảm chi phí nhân công so với kế hoạch còn do công ty mới nhập một số máy móc mới khiến cho năng suất lao động của công nhân cao, chi phí nhân công trực tiếp giảm. Khoản mục chi phí sản xuất chung. Từ số liệu trên bảng, ta thấy chi phí sản xuất chung thực tế đã cao hơn dự toán là 14.065.722 đồng tăng tương đối là 0.42%. Khoản mục này tăng hơn so với kế hoạch cho thấy công ty không thực hiện tiết kiệm một số mục chi phí như chi phí về tiền điện thoại, tiền điện. Đặc biệt tiền điện thoại trong tháng phát sinh quá lớn ảnh hưởng đến chi phí sản xuất chung tăng quá cao. Ban lãnh đạo cấn có biện pháp quản lý mới. Như vậy, xét về tổng thể việc sản xuất trong tháng 2 năm 2006 của Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh giảm so với kế hoạch đầu tháng là -0.16%. Tuy chưa phải là cao nhưng nó cũng đánh giá khả năng quản lý khá tốt của công ty. Trong đó về chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp công ty cần tiếp tục phát huy để hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên bên bên cạnh đó công ty vẫn bộc lộ hạn chế trong việc quản lý chi phí sản xuất chung khiến cho khoản chi phí này tăng cao so với kế hoạch. Công ty cần quản lý tốt mới tạo được năng lực cạnh tranh trên thị trường về giá cả - một nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. phần 3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh. 3.1. Đánh giá chung về công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh. Trải qua hơn 7 năm tồn tại và phát triển, công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh đã trưởng thành và tự khẳng địng vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Để có được thành công đó chính là sự cố gắng hết mình của ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong quá trình phát triển đó, công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ hợp lý, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hoạch toán, cung cấp thông tin kế toán tương đối đầy đủ và chính xác. Với đặc điểm là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động tập trung nên việc tổ chức công tác kế toán tập trung là hoàn phù hợp. Các nhân viên thống kê phân xưởng được bố trí ở các phân xưởng thực hiện nhiệm vụ hoạch toán ban đầu, thu nhập và kiểm tra chứng từ định kỳ gửi lên phòng tài chính kế toán xử lý. Từ đó tạo cơ sở kiểm tra, giám đốc tình hình sử dụng vật tư lao động, tiền vốn thu nhập,... xử lý và cung cấp những thông tin của các hoạt động kinh tế tài chính diễn ra trong toàn công ty giúp cho giám đốc công ty kịp thời ra những quyết định quản lý. Công tác kế toán tài chính ở công ty được thực hiện đúng chính sách, chề độ về quản lý kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá trình sản xuất kinh doanh đều được công ty lập chứng từ làm cơ sở pháp lý cho mọi số liệu phản ánh trên tài khoản, bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng từ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp, và các báo cáo kế toán. Các chứng từ kế toán được tập hợp kịp tời và đúng theo quyết định số1141/TCQĐ/CĐKT ngày 01/01/1995 do bộ Tài chính ban hành. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Công tác tổ chức luân chuyển chứng từ tương đối tốt, đã đảm bảo được tính chính xác của số liệu. Đối với riêng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty, qua qúa trình tìm hiểu thực tế em thấy có một vài ưu-nhược điểm sau: 3.1.1.Ưu điểm: Về công tác hạch toán kế toán ở công ty đã có nhiều cố gắng nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay. Cùng với sự thay đổi lại hệ thống tài khoản của Nhà nước dẫn đến sự thay đổi của cách hạch toán, tính toán chi phí sản xuất kinh doanh và sổ kế toán của công ty cho phù hợp nhằm cung cấp những thông tin chính xác kịp thời giúp cho ban lãnh đạo công ty đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ. Qua đó xây dựng được kế hoạch sản xuất kỳ tiếp theo phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trong công tác quản lý chi phí của công ty đã thực hiện tốt việc quản lý nguyên vật liệu về mặt hiện vật, luôn khuyến khích tiết kiệm chi phí sản xuất. Tại phân xưởng đều bố trí nhân viên thống kê hạch toán theo dõi tình hình Nhập – Xuất – Tồn, sử dụng nguyên vật liệu một cách chặt chẽ từ khi đưa vào sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho. Công ty thường xuyên, cử nhân viên phòng Kế toán xuống kiểm kê kho và phân xưởng để theo dõi chặt tình hình nguyên vật liệu ở công ty. Tuy nhiên công ty còn những tồn tại nhất định trong quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đó là: 3.1.2 Nhược điểm Thứ nhất: Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty hiện nay, kế toán chi phí- giá thành mới chỉ xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của từng loại sản phẩm- chỉ tập hợp riêng chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất. Trong khi đó, chi phí phát sinh được kế toán tập hợp chung với chi phí sản xuất chung của phân xưởng sản xuất. Vậy là đã có sự không thống nhất giữa việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và thực tế tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên rất quan trọng trong toàn bộ công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định không đúng đối tượng kế toán chi phí sẽ dẫn đến việc tập hợp không đúng nội dung chi phí cần tập hợp cho nơi phát sinh chi phí và đối tượng gánh chịu chi phí . Từ đó làm cho các chỉ tiêu tổng chi phí, tổng giá thành cũng như giá thành đơn vị không còn trung thực hợp lý nữa, không phản ánh khách quan tình hình sản xuất của đơn vị. Trong công tác quản lý, kiểm soát chi phí , việc hạch toán chung chi phí như vậy sẽ dẫn đến những khó khăn cho người quản lý khi họ muốn biết thông tin cụ thể về các khoản chi phí phát sinh ở từng phân xưởng. Chẳng hạn như muốn kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất , người quản lý sẽ khó có được thông tin cụ thể về chi phí sản xuất phát sinh ở từng phân xưởng, từ đó khó ra được quyết định quản lý phù hợp kịp thời. Đặc biệt , việc hạch toán chung sẽ gây ra trở ngại lớn trong việc kiểm soát chi phí sản xuất chung- một khoản chi phí khó kiểm soát, rất dễ bị lạm chi- vì cách tập hợp này sẽ làm cho chi phí sản xuất chung rơi vào tình trạng “ cha chung không ai khóc” Như vậy, việc xác định không đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả công tác kế toán và công tác quản lý, kiểm soát chi phí . Xác định không đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí cũng có nghĩa là kế toán chi phí- giá thành đã không hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Thứ hai: Công ty chưa trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty là một doanh nghiệp sản xuất, công nhân trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất . Điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong những tháng công nhân nghỉ nhiều. Thứ ba: công tác tập hợp chi phí sản xuất chung chưa chính xác Công ty không tính khấu hao TSCĐ 6 tháng đầu năm, điều này làm giá thành giữa các tháng không ổn định, không phản ánh đúng chi phí bỏ ra. Thứ tư: Tiêu thức phân bổ các khoản chi phí nhiên liệu , nhân công , sản xuất chung chưa phù hợp . Nhưng thực tế trên quy trình công nghệ sản xuất cho thấy điều này chưa hợp lý.. Việc sản xuất 1 bộ dây điện xe máy phải qua nhiều công đoạn, chi phí nhân công cho nó nhiều hơn chi phí nhân công cho một bộ dây... Để đảm bảo phản ánh giá thành từng loại dây một cách trung thực, kế toán cần chọn một tiêu thức phân bổ cho phù hợp. Thứ năm: Lập phiếu tính giá thành công việc Mặc dù áp dụng phương pháp tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành theo công việc, nhưng kế toán Công ty vẫn chưa mở các phiếu tính giá thành công việc cho các loại sản phẩm. Thông tin về giá thành mới được thể hiện trên bảng tính giá thành . Nhưng số liệu này rất chung chung, không cung cấp cho người sử dụng bất kỳ thông tin cụ thể nào. Nếu muốn biết thông tin cụ thể , người sử dụng sẽ phải tra cứu, đối chiếu một loạt các sổ sách, chứng từ có liên quan khác- công việc này rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, các số liệu này lại chỉ có vào cuối tháng. Và nếu như vậy, trong tháng người quản lý muốn biết tình hình sản xuất như thế nào, chi phí sản xuất thực tế phát sinh bao nhiêu, liệu cuối tháng có hoàn thành đúng kế hoạch không , có thể hoàn thành sớm không ... thì kế toán sẽ khó có được ngay những thông tin cần thiết phục vụ lập báo cáo nhanh , đáp ứng yêu cầu quản trị. Vậy là , nếu chỉ lập bảng tính giá thành vào cuối tháng thì mặc dù khối lượng công việc ít nhưng sẽ rất bất tiện trong việc cung cấp thông tin, không đáp ứng được một trong những yêu cầu đối với kế toán là cung cấp thông tin kịp thời . Trên đây là một số ưu nhược điểm của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành . Từ thực tế tiếp xúc với công tác kế toán cùng với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập, tôi xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty . 3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ý kiến thứ nhất: xác định lại đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty là : một phân xưởng sản xuất và một phân xưởng cơ điện ( chỉ phục vụ cho sản xuất , không cung cấp dịch vụ cho bên ngoài) ; quy trình công nghệ sản xuất giản đơn , liên tục và khép kín; công ty yêu cầu được biết chi phí cho từng loại sản phẩm theo em nên xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng ( cụ thể là phân xưởng sản xuất và phân xưởng cơ điện ) trong đó phân xưởng sản xuất sẽ được chi tiết cho từng quy trình công nghệ của từng sản phẩm. Để có thể tập hợp riêng từng chi phí sản xuất cho từng phân xưởng, tạo thuận lợi cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán nên mở chi tiết các tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành : TK 621, TK 622, TK 627, TK 154. Chẳng hạn, đối với TK 621 có thể mở chi tiết như sau: TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + TK 62111: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + TK 6212: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Các TK còn lại được mở tương tự. Chi phí của từng phân xưởng sẽ được tập hợp theo từng tài khoản chi tiết tương ứng. Việc tập hợp chi phí ở phân xưởng sản xuất được tiến hành bình thường như cách thức mà kế toán công ty đang thực hiện.Đối với phân xưởng cơ điện, sau khi tập hợp và tính được tổng chi phí ,kế toán tiến hành phân bổ tổng chi phí này cho từng loại sản phẩm. Tiêu thức phân bổ có thể là giờ công phục vụ: Chi phí của PXCĐ = Tổng chi phí ở PXCĐ x Số giờ công Tổng giờ công phục vụ phục vụ sản xuất PXSX Tuy nhiên do thời gian thực tập không nhiều, số liệu bị hạn chế , không có điều kiện để bóc tách số liệu chi phí theo đề xuất nên em chỉ xin trình bày ý tưởng của mình như vậy Cách thức tập hợp này đòi hỏi công tác hạch toán ghi chép chứng từ ban đầu phải rõ ràng mới cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí cho từng phân xưởng và như vậy sẽ làm tăng khối lượng kế toán . Nhưng bù lại, phương pháp tập hợp trực tiếp này sẽ cung cấp thông tin về tình hình chi phí cụ thể của từng phân xưởng , từ đó có thể xác định rõ ràng trách nhiệm của từng phân xưởng trong việc quản lý và sử dụng chi phí , tránh được tình trạng “ Cha chung không ai khóc”. ý kiến thứ hai: Hoàn thiện phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công Thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất : Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh là một doanh nghiệp sản xuất, công nhân sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất phát sinh trong tháng nào thì được tính trực tiếp chi phí cho tháng đó. Điều này sẽ làm cho giá thành sản phẩm không ổn định giữa các tháng. Để tránh tình trạng này, kế toán nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất đều đặn vào giá thành sản phẩm coi như là một khoản chi phí phải trả. Cách tính như sau: Mức trích trước tiền Tiền lương chính thực Lương nghỉ phép của = tế phải trả cho công nhân x Tỷ lệ trích trước Công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng Sản xuất Trong đó: Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 Tính số tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất , kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 334 Phần chênh lệch giữa tiền lương thực tế với tiền lương nghỉ phép trích trước được xử lý theo chế độ quy định Theo số liệu năm 2005 ta xác định được Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân = 158.444.600 x 2% = 3.176.892 sản xuất Trên cơ sở trích BHXH, BHYT theo tiền lương cơ bản và trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất , bảng phân bổ tiền lương , BHXH cần thêm cột tiền lương cơ bản và cột chi phí phải trả. ý kiến thứ ba: Hiện nay tiêu thức phân bổ công ty lựa chọn là khối lượng dây thành phẩm, nhưng trên thực tế tỷ trọng từng loại chi phí cho từng loại đây là khác nhau như đã nêu ở trên, mặt khác , tại doanh nghiệp đã xây dựng được một hệ thống giá thành kế hoạch cho từng loại dây tương đối sát với thực tế , nó phản ánh khá chính xác cho một đơn vị sản lượng. Để đảm bảo phả ánh giá thành từng loại dây một cách trung thực, theo tôi kế toán nên chọn tiêu thức phân bổ là giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế theo số liệu tháng 2/2006 khi phân bổ chi phí nhiên liệu, nhân công , chi phí sản xuất chung cho mỗi loại đây kế toán chọn tiêu thức phân bổ là giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế, căn cứ vào bảng giá thành kế hoạch các loại dây. Tổng chi phí cần phân bổ Tổng giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế Chi phí phân bổ cho dây loại i = x Gía thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế của loại dây Ta xác định chi phí phân bổ như sau: ý kiến thứ tư : Một số vấn đề nửa gây ảnh hưởng tới hiệu quả công tác kế toán tại công ty chính là khối lượng công việc quá lớn. Với đội ngũ cán bộ được tinh giảm nhưng vẫn nhận thức đầy đủ các phần việc làm thêm. Thêm vào đó, hình thức Nhật ký chứng từ đòi hỏi hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán phải tổ chức rất công phu, việc ghi chép yêu cầu quỹ thời gian rất lớn. Thực tế này đôi khi trở nên quá sức với đội ngũ nhân viên phòng kế toán, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp thông tin của bộ phận này. Giải pháp sử dụng máy vi tính được đưa ra nhằm giảm nhẹ khối lượng công việc cho các nhân viên phòng kế toán tại công ty. Ngày nay, việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán đã trở nên khá phổ biến trong các doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp lớn. Sử dụng máy vi tính giúp nhân viên kế toán giảm nhẹ được khối lượng công việc, tránh được những sai sót khi vào sổ kế toán, và có thể cung cấp thông tin kế toán chính xác, rõ ràng bất cứ lúc nào. Nhưng để có thể vi tính hoá toàn bộ quy trình công tác kế toán, Công ty nên nghiên cứu áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung vì hình thức này mẫu sổ đơn giản, đễ thiết kế, ghi chép, thuận tiện cho việc tính toán và thực hiện trên máy vi tính. KếT LUậN Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn tìm hiểu thực tế. Đây là thời gian giúp sinh viên vận dụng, thử nghiệm , nâng cao những kiến thức đã học tại trường. Đồng thời bổ sung cho sinh viên những kiến thức mà chỉ có qua thực tế mới nắm bắt được. Chính vì lẽ đó mà trong quá trình thực tập em đã rất cố gắng tìm hiểu thực tế để nâng cao kiến thức nghiệp vụ với đề tài : “ Tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm “ . Công tác kế toán chi phí và tính giá thành là vấn đề quan trọng luôn được quan tâm hàng đầu bởi nó liên quan trực tiếp sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Có thể tin tưởng rằng cùng với công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay, việc chuyển từ chế độ kế toán cũ sang chế độ kế toán mới cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay và phù hợp với những tiêu chuấn, thông lệ kế toán kinh tế, sẽ tạo nên một động lực mới giúp cho công tác hạch toán kế toán nói chung, công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh ngày càng trở nên sâu sắc, nhanh nhạy và đủ mạnh để đáp ứng tốt cho nhu cầu quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty. Do thời gian thực tập chưa nhiều, không đủ để có thể nói rằng, đề tài được viết đã phản ánh đầy đủ công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, và lý giải đầy đủ các vấn đề chủ yếu có liên quan . Em rất mong được sự đóng góp của cán bộ kế toán Công ty, các thầy cô và các bạn để Chuyên đề của em thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32857.doc
Tài liệu liên quan