Thời gian thực tập tại công ty Sách và Thiết bị trường học Hải phòng tôi nhận thấy: Công ty đã thực sự quan tâm tới công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tôi đã tiếp thu được những bài học quý giá thực tế hoạt động kế toán tại doanh nghiệp, xoá bỏ dần khoảng cách giữa lý thuyết với thực tiễn tổ chức công tác kế toán. Bài chuyên đề này của tôi là kết quả của quá trình học tập, tiếp thu kiến thức tại nhà trường và tìm hiểu thực tế trong quá trình thực tập.
76 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Sách và thiết bị trường học Hải phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân xưởng xén kẻ giấy vở, kế toán sẽ phân bổ chi phí sản xuất chung theo số giấy xuất kho cho sản xuất. Cụ thể, xét từng khoản mục chi phí sau:
2.1.3.1. Chi phí nhân công phân xưởng.
Chi phí nhân công phân xưởng gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích khác theo lương như BHXH, BHYT, KTCĐ của quản đốc, đốc công, phụ tá, nhân viên thống kê…tại phân xưởng. Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng là tiền lương trả theo thời gian, để tính lương kế toán căn cứ vào hệ số lương, thời gian làm việc, cấp bậc, trách nhiệm và hiệu quả của công việc. Các chứng từ kế toán sử dụng ở đây là: Bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ.
Hệ số lương đã được công ty xác định theo quy định của Nhà nước, được ghi vào QĐ số 08/2001- của công ty, là văn bản về định mức tiền lương, tiền công và tiêu hao nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất.
TK và sổ kế toán sử dụng: 334,338,627.
TK 627 của công ty được mở để tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng (nhưng không mở các sổ chi tiết TK 627 theo từng khoản mục chi phí).
Tiền lương phải trả cho nhân viên trong phân xưởng tính theo công thức sau
Tiền làm thêm, phụ cấp trách nhiệm
Tiền lương cơ bản = hệ số lương + 210.000đ
Hệ số lương
Số ngày hưởng lương thời gian
210.000
Hệ số lương
Tiền lương thực tế
22
= x x +
Ví dụ: Ông Lê Tiến Hùng là quản đốc phân xưởng phân xương in.
Hệ số lương 2,26
Ngày làm việc thực tế: 22 ngày.
Làm thêm tháng 4 năm 2003: 3 ngày (thứ 7, chủ nhật) tính bằng 2 ngày thường.
Hệ số trách nhiệm 0,1
Hưởng phụ cấp tháng 4 là 100% phụ cấp cho người làm từ 15 ngày trở lên là 100.000đ.
(22+3,2)+0,1x210.000 +100.000
Tiền lương thực tế
2,26 x 210.000
22
=
= 604.036 + 21.000 + 100.000
= 725.036 đ
Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định như phần chi phí nhân công trực tiếp. Việc tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng cũng tương tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: cuối kỳ kế toán thu nhập những chứng từ như bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ của từng phân xưởng, tính lương và làm bảng thanh toán lương cho nhân viên phân xưởng. Phản ánh tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng vào sổ NKC. Cuối tháng, các khoản chi phí nhân viên phân xưởng được thể hiện trong "Bảng phân bổ tiền lương và BHXH"(Biểu số 6). Từ tài liệu của sổ NKC, kế toán sẽ ghi sang sổ cái TK 627 cho từng phân xưởng, sổ cái TK 334 và TK 338 theo định khoản:
Nợ TK 627 12.181.100
TK 627-PX in 11.158.518
TK 627-PX xén kẻ 1.022.582
Có TK 334 9.013.100
Có TK 338 3.168.000
TK 3382 333.174
TK 3383 2.501.052
TK 3384 333.474
2.1.3.2. Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung tại các phân xưởng được phòng kế hoạch vật tư lập dự toán cụ thể trên cơ sở kế hoạch sản xuất. Các loại vật liệu phục vụ sản xuất chung là: xăng, dầu mỡ các loại, giấy mực… công cụ, dụng cụ như: dao, kéo, dụng cụ thiết bị điện.
Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung dựa trên các chứng từ gốc là các phiếu xuất kho dùng cho quản lý phân xưởng. Để hạch toán, kế toán sử dụng tài khoản 627,152,153. Khi phát sinh nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu,công cụ, dụng cụ cho sản xuất chung kế toán sẽ xác định giá trị thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn như đối với nguyên vật liệu trực tiếp. Sau đó phản ánh vào sổ NKC theo trình tự nghiệp vụ phát sinh và định khoản từng nghiệp vụ cụ thể đó.
Riêng đối với công cụ, dụng cụ theo dự toán cụ thể được lập căn cứ vào kế hoạch sản xuất, khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ theo kế hoạch mà tiến hành tập hợp hay phân bổ cho chi phí sản xuất trong kỳ. Cụ thể:
Nếu công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn như: băng tải, bóng đèn máy phơi, cao su offset, đế phim… thì khi xuất dùng, kế toán theo dõi bằng TK 142(142.1)-chi phí trả trước. Cuối tháng phân bổ chi phí sản xuất chung từng kỳ theo tỷ lệ qui định. Căn cứ số liệu từ sổ NKC, khoảng 5 ngày/lần, kế toán sẽ ghi vào sổ cái các TK 627,152,153,142.1 theo từng trình tự nghiệp vụ kế toán phát sinh theo định khoản.
Ví dụ: Nợ TK 627 989.400
TK 627-PX in 906.342
TK 627-PX xén kẻ 83.058
Có TK 153 989.400
( hoặc có TK 1421)
Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý, để thể hiện số liệu vào "Bảng phân bổ nguyên liệu- vật liệu, CCDC "(Biểu số 4) phục vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.1.3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ.
Theo QĐ 1062-14/11/1996 của Bộ Tài chính:"Mọi TSCĐ trong DNNN có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải được huy động sử dụng tối đa, phải trích khấu hao, phải thu hồi đầy đủ vốn trên cơ sở tính đúng, tính đủ nguyên giá theo quy định hiện hành".
TSCĐ trong công ty được theo dõi cụ thể từng loại trên sổ TSCĐ mở vào đầu năm. Sổ này theo dõi nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao trung bình năm.
Mức tính khấu hao bình quân hàng năm được tính trên cơ sở: Nguyên giá(hoặc giá trị còn lại) của TSCĐ và thời gian sử dụng(năm). Trong đó thời gian sử dụng được xác định đối với từng loại TSCĐ theo khung thời gian sử dụng(tối đa, tối thiểu).Nhà nước quy định, cách tính:
Thời gian sử dụng TSCĐ(năm)
Thời gian sử dụng tối thiểu+ Thời gian tối đa
2
=
Từ đó công ty xác định được thời gian sử dụng của từng loại TSCĐ.
Ví dụ:
Máy ép nhựa thuỷ lực: 10 năm
Máy cắt giấy: 10 năm
Nhà xưởng: 25 năm.
Trên cơ sở đó, kế toán sẽ xác định: Mức khấu hao trung bình hàng năm.
Nguyên giá (hay giá trị còn lại)
Mức khấu hao trung bình hàng năm
Thời gian sử dụng( thời gian sử dụng còn lại)
=
Kế toán phân bổ mức tính khấu hao năm cho từng quý. Do hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ nên quý 2 và quý 3 công việc nhiều hơn và dồn dập để chuẩn bị cho thi học kỳ, thi tốt nghiệp và khai giảng năm học mới. Vì thế mức khấu hao phải tính phân bổ cho quý 2 và 3 chiếm 70% mức khấu hao trung bình năm. Còn quý 1 và 4 chiếm tỷ lệ 30% còn lại. Cụ thể tỷ lệ như sau: quý 1: 10%, quý 2: 30%, quý 3: 40%, quý 4: 20%. Công ty tiến hành lập "Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ" theo từng quý.(Biểu số 8)
Trong bảng, việc phân bổ số khấu hao cho các đối tượng sử dụng ở công ty được tiến hành như sau: Số khấu hao máy móc thiết bị dùng trong sản xuất được hạch toán vào TK 627 cụ thể cho từng phân xưởng, số khấu hao cho quản lý và bán hàng được hạch toán vào TK 642,641.
Để xác định mức khấu hao TSCĐ cho từng tháng trong quý, kế toán phải xem xét, phân bổ trên cơ sở cường độ hoạt động của máy móc, thiết bị, TSCĐ trong từng tháng trong quý. Điều này dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và các hoạt động có tính thời vụ. Ví dụ: Trong quý 2, tháng 4 là tháng bắt đầu khởi điểm cho thời vụ sản xuất của công ty. Nhưng mạnh nhất là tháng 5 và 6, vì vậy tỷ lệ khấu hao phân bổ cho tháng 4 là 25% mức khấu hao quý 2, 35% cho tháng 5 và tháng 6 là 40%.
Tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động cụ thể để tiến hành xác định số khấu hao phù hợp cho từng tháng theo tỷ lệ thích hợp.
Theo bảng phân bổ khấu hao TSCĐ cho năm 2003- Quý 2, ta có số khấu hao phải trích cho tháng 4/2003 như sau:
Số khấu hao phải trích(4/2003)=25% x 121.240.837 30.000.000đ
Phân xưởng In: 20.000.000đ
Phân xưởng xén kẻ:10.000.000đ
Số liệu tính toán trên sẽ được kế toán phản ánh vào sổ NKC và định khoản. Sau đó, kế toán sẽ ghi vào sổ cái các TK 627 và 214 theo định khoản trên.
Nợ TK 627 30.000.000
TK 627-PX in 20.000.000
TK 627- PX xén kẻ 10.000.000
Có TK 214 30.000.000
2.1.3.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
Chi phi dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền là các khoản chi như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh…, chi phí khác bằng tiền như: tiếp khách, văn phòng phẩm, chống mối mọt, photo tài liệu… dùng cho quản lý phân xưởng. Các khoản chi phí này có thể tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng vì: các chi phí như điện, nước, điện thoại mỗi phân xưởng đều có đồng hồ đo riêng và máy điện thoại riêng. Các khoản chi phí khác đều có chứng từ hoá đơn thanh toán, ví dụ: hoá đơn thanh toán tiền chi tiếp khách, tiền mua văn phòng phẩm..
Khi có nghiệp vụ phát sinh về những chi phí này, kế toán sẽ căn cứ vào các giấy tờ, hoá đơn, biên lai để phản ánh nghiệp vụ vào sổ NKC theo trình tự. Sau đó ghi sang sổ cái TK 627 của từng phân xưởng và sổ cái TK 111(Sổ cái TK 331 nếu chưa thanh toán) theo định khoản:
Nợ TK 627 110.978.093
TK 627- PX in 88.011.471
TK 627- PX xén kẻ 22.966.622
Có TK 111 110.978.093
(Có TK 331 Nếu có)
Toàn bộ các khoản chi phí kể trên bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL - CCDC , chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền đều được tập hợp trên tài khoản 627 theo từng phân xưởng, từng nghiệp vụ cụ thể và theo trình tự phát sinh.
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm in i
Kích cỡ trang in thực tế của sản phẩm(i)
Cuối tháng, toàn bộ chi phí sản xuất chung của phân xưởng in được phân bổ cho từng loại sản phẩm in theo từng trang in quy chuẩn(14,5 x 20,5) bằng cách xác định hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung.
14,5 x 20,5
=
Số trang in thực tế của sản phẩm in(i)
Hệ số phân bổ chi phí SXC cho sản phẩm(i)
Chi phí SXC phân bổ cho sản phẩm(i)
Chi phí SXC của PX in
Tổng trang quy đổi
= x x
Ví dụ: sách ôn tập toán 9 HP có khối lượng in lớn trong tháng 4/2003.
14,5 x 20,5
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung
14,5 x 20,5
= = 1
120.796.331
Chi phí SXC phân bổ cho sách Ôn tập Toán 9
26.382.560
= x 1 x 9.012.285
= 41.264.038
Số giấy sử dụng sản xuất sản phẩm(i)
Tại phân xưởng xén kẻ giấy vở, tiêu thức phân bổ là: lượng giấy xuất cho xén kẻ trong kỳ:
Chi phí SXC của PX xén kẻ
Chi phí SXC phân bổ cho sản phẩm (i)
Tổng lượng giấy xuất kho
= x
Ví dụ:
34.072.262
Chi phí SXC phân bổ cho vở 84 trang
43.788.278
= x 4.090.910
= 3.183.193
Số liệu về chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm ứng với từng phân xưởng được kế toán phản ánh trong "Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm"(Biểu số 9). Bảng này để tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm tại biểu số 10.1,10.2.
Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp cuối kỳ
Sau khi đã tập hợp riêng và đầy đủ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo ba khoản mục là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ(Chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất)
Để tập hợp chi phí sản xuất công ty mở TK 154-chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sổ cái TK 154 mở cho từng phân xưởng cụ thể, gồm:
Sổ cái TK 154- PX in.
Sổ cái TK 154- PX xén kẻ.
Trình tự tập hợp cụ thể như sau:
Cuối tháng, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp từ TK 621 sang TK 154 tuần tự theo từng phân xưởng.
Nợ TK 154- PX in 228.091.662
Có TK 621- PX in 228.091.662
Nợ TK 154- PX xén kẻ 106.222.549
Có TK 621- PX xén kẻ 106.222.549
Cuối tháng, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp từ TK 622 sang TK 154
Nợ TK 154- PX in 27.557.737
Có TK 622- PX in 27.557.737
Nợ TK 154- PX xén kẻ 2.527.263
Có TK 622- PX xén kẻ 2.527.263
Cuối tháng, kết chuyển chi phí sản xuất chung từ TK 627 sang TK 154
Nợ TK 154- PX in 120.796.331
Có TK 627- PX in 120.796.331
Nợ TK 154- PX xén kẻ 34.072.262
Có TK 627- PX xén kẻ 34.072.262
Song song với việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, kế toán căn cứ vào số liệu tổng cộng theo từng loại sản phẩm trên các biểu số 4,7,9 lập.
" Bảng tập hợp chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm in "(Biểu số 10.1).
"Bảng tập hợp chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm xén kẻ"(Biểu số 10.2).
Cách lập: từ biểu số 4 kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng loại sản phẩm của từng phân xưởng sang biểu số 10.1 và 10.2 ứng với từng loại. Tương tự làm với biểu số 7,9.
Biểu số 10.1 và 10.2 sử dụng rất thuận lợi khi tính giá thành từng loại sản phẩm(Biểu số 13.1 và 13.2).
Để có thể quản lý được tốt chi phí sản xuất kinh doanh, thuận tiện trong công tác quản lý kinh tế, từ số liệu của các chứng từ, hoá đơn, giấy tờ, sổ cái, sổ nhật ký chung, kế toán tiến hành tổng hợp theo nội dung kinh tế như: lương, khấu hao, vật tư, thuế… để lập bảng"Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh tháng 4/2003"(Biểu số 11)
Trong đó, những nội dung chi phí phát sinh được hạch toán ứng với khoản mục chi phí nào thì ghi vào cột đó. Sau đó công dồn theo từng khoản mục, cụ thể theo từng phân xưởng để thể hiện chi phí phát sinh.
Bảng này được lập ra theo yêu cầu của Ban lãnh đạo để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán đã đề ra, đặc biệt là có thể nhìn nhận thấy các nội dung phát sinh chi phí để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế của công ty. Việc ứng dụng máy vi tính trong hạch toán và lưu trữ tài liệu ở công ty mặc dù chưa ứng dụng phần mềm kế toán chuyên dụng, song rất thuận tiện trong công việc tổng hợp, hạch toán đạt hiệu quả tốt, lập các biểu bảng nhanh, rõ ràng, đễ đối chiếu kiểm tra.
Tổ chức tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất không dừng lai ở tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ và phân tích chi phí sản xuất, mà mục đích cuối cùng là xác định được giá thành sản phẩm.
Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý của công ty. Hiện nay, công ty đã có những quy định chặt chẽ về hạch toán giá thành, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang để thực hiện kế hoạch hoá giá thành đã đặt ra. Với mục tiêu tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường công ty không chỉ phải cạnh tranh với các tỉnh bạn mà ngay với các tư nhân trong chính thành phố Hải Phòng, vì vậy công ty luôn cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt quan tâm thực hiện tốt kế hoạch tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
2.2.1. Kỳ hạn tính giá thành của công ty.
Từ đặc điểm tổ chức sản xuất hàng loạt theo yêu cầu, theo đơn đặt hàng, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tổ chức hai phân xưởng kiểu song song, chu kỳ sản xuất ngắn. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất mang tính thời vụ, tập trung vào một số tháng trong năm từ tháng 4 đến tháng 10… Yêu cầu quản lý và hạch toán đòi hỏi phải chi tiết, cụ thể. Công ty đã phân tích các đặc điểm yêu cầu đó và xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm sản xuất hoàn thành đã qua KCS kiểm tra đạt yêu cầu và nhập kho. Cụ thể tháng 4/2003:
Các sản phẩm in:
Sách ôn tập Toán 9 HP
Sách ôn tập Tiếng Việt 9 HP
Sách ôn tập Tiếng Anh 9 HP
Giấy thi
……………….
Các sản phẩm xén kẻ:
Vở thếp ép bìa nhũ 120 trang
Vở thếp bìa Đại bàng bóng 120 trang
Vở 84 trang.
……………
Như vậy, đối tượng kế toán tập hợp chi phí trong công ty đồng thời cũng là đối tượng tính giá thành. Việc xác định hai đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành như vậy không chỉ thuận tiện trong quản lý chi phí mà trong cả hạch toán giá thành. Kỳ tính giá thành của công ty là 1 tháng. Bên cạnh đó công ty còn tính giá thành luỹ kế theo quý và theo năm để phục vụ việc lập các báo tài chính.
Đơn vị sử dụng để tính giá thành là: đồng( VNĐ) đối với các loại sản phẩm.
2.2.2. Công tác kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang.
Để có thể đưa ra một kết quả giá thành đúng đắn, phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, công ty luôn coi trọng công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang, công tác này được tiến hành vào cuối tháng.
Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo yêu cầu của thị trường và theo đơn đặt hàng. Hoạt động sản xuất diễn ra mang tính thời vụ cao. Vì thế, vào các thời điểm cuối tháng các sản phẩm dở dang của công ty thường là các sản phẩm đã sản xuất xong, chỉ còn công đoạn bó gói, nhập kho, cũng có thể là các sản phẩm còn năm trên dây chuyền công nghệ tai một khâu nào đó(với những đơn đặt hàng khối lượng lớn, thời gian sản xuất dài). Công ty quy đinh: Các nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất mà trong kỳ chưa đưa vào sản xuất, cuối kỳ vẫn tồn tại dưới dạng nguyên vật liệu thì tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Mặt khác, tính thời vụ cũng quyết định thời gian hoàn thành sản phẩm của công ty. Ví dụ như: thang4 công ty phải nhanh chóng in xong Sách ôn tập tốt nghiệp lớp 5, lớp 9 để phục vụ học sinh ôn tập kịp thời cho kỳ thi tốt nghiệp. Loại sách này cũng không thể in sớm trước tháng 3, do quy định bí mật về các môn thi tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng cuối tháng 4 công ty phải hoàn thành toàn bộ. Như vậy, các sản phẩm Sách ôn tập tốt nghiệp cuối kỳ sẽ không có sản phẩm dở dang. Đối với sản phẩm xén kẻ các tháng trong quý 2, quý3 khối lượng công việc lớn, để chuẩn bị cho năm học mới, luôn có sản phẩm dở dang trên dây truyền công nghệ.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng được tiến hành dựa trên:
Biên bản kiểm kê kho tại từng phân xưởng: do quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê tại phân xưởng và một cán bộ phòng kế hoạch vật tư đảm nhiệm. Xác định số lượng sản phẩm dở dang thực tế, nguyên vật liệu còn chưa đưa vào sản xuất.
Sau đó, biên bản kiểm kê tại kho của từng phân xưởng sẽ được chuyển về phòng kế toán công ty. Tại đây, kế toán sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý. Sau đó áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo qui định của công ty đối với từng phân xưởng để xác định giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cụ thể như sau:
Đối với phân xưởng in giấy chiếm 60% trong tỷ trọng giá thành sản phẩm. Công ty quy định tỉ lệ như sau:
Trong một khối lượng SPDD + 60% là thuộc về NVL trực tiếp
( cụ thể giấy)
+ 40% còn lại là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Công thức tính như sau: tính cụ thể cho từng loại sản phẩm.
100%
100%
DĐK + C
60%
Q + q
DCK= x q x
Trong đó: DĐK , DCK : là giá trị SPDD đầu kỳ và cuối kỳ.
Q : số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ.
100%
q : Số lương SPDD trong kỳ.
60%
: là hệ số tổng giá trị SPDD trên chi phí NVL tính cho SPDD
C : là chi phí NVL chính(NVL trực tiếp) trong kỳ.
Ví dụ: In giấy thi tháng 4/2003 có số liệu sau:
Giá trị SPDD đầu kỳ: 3.578.000
Chi phí NVL trong kỳ: 30.550.630
Hoàn thành : 385.000 tờ, dở dang: 2.000 tờ.
100%
3.578.000+30.550.630
Vậy:
60%
385.000+2.000
DCK = x 2.000 x
= 293.959(đ)
Tại phân xưởng xén kẻ công ty quy định áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vì khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ lệ 90% tỷ trọng trong giá thành, gồm chủ yếu là giấy, mực. Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm. Công thức tính như sau:
DĐK + C
Q + q
DCK = x q
Ví dụ: Tính giá trị SPDD cuối kỳ của vở 84 trang. Biết
Giá trị SPDD đầu kỳ của vở 84 trang là: 3.597.410đ
Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ: 4.497.410đ
Sản phẩm hoàn thành trong kỳ : 5.000 sản phẩm
Số lượng SPDD cuối kỳ: 2.200 sản phẩm.
3.597.410 + 4.497.410
Vậy:
5.000 + 2.200
DCK = x 2.200
= 2.473.417(đ)
Việc đánh giá sản phẩm dở dang được kế toán thực hiện cụ thể cho từng loại sản phẩm theo từng phân xưởng cụ thể. Sau đó để thuận tiện cho công tác tính giá thành, kế toán lập "Bảng kiểm kê sản phẩm dở dang"(Biểu số 12). Bảng này được lập cho từng phân xưởng và cụ thể cho từng loại sản phẩm.
2.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm của công ty.
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành thực tế sản phẩm trong kỳ. Phương pháp này được lựa chọn áp dụng, xuất phát từ mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành trong công ty. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định vừa theo từng loại sản phẩm vừa theo phân xưởng, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm đã hoàn thành, đạt tiêu chuẩn chất lượng và nhập kho. Như vậy việc áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn là rất thuận lợi. Mặt khác, phương pháp này lại có ưu điểm là: đơn giản, dễ tính toán, dễ đối chiếu, kiểm tra. Cách tính như sau:
Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ
Giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ
Chi phí sản xuất trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm
= + -
Tổng giá thành sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm
Tổng sản lượng
=
Phương pháp này được áp dụng đối với từng phân xưởng, xác định tổng giá thành sản xuất của từng phân xưởng, tổng giá thành của từng loại sản phẩm trong một phân xưởng và giá thành đơn vị trong từng loại sản phẩm đó.
Ví dụ: trong phân xưởng in tháng 4/2003, chủ yếu in các loại sách ôn tập tốt nghiệp. Các loại sách này đều không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Tổng giá thành sản phẩm PX in
= 86.548.712 + 376.445.730 - 3.270.487
= 459.723.955
Trong đó: sách ôn tập Toán 9 HP có:
Chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ là 64.244.700, bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 17.787.228
Chi phí nhân công trực tiếp: 5.193.434
Chi phí sản xuất chung: 41.264.038
Giá trị SPDD cuối kỳ: 0
Số lượng sản xuất hoàn thành thực tế: 14.820 cuốn. Vậy
Tổng giá thành Sách ôn tập Toán 9 HP: 64.244.700đ
64.244.700
Giá thành đơn vị 1 cuốn sách ôn tập Toán 9HP
14.820
= = 4.335(đ)
Tương tự tính với phân xưởng xén kẻ giấy vở.
Xác định giá thành của vở 84 trang tháng 4/2003 như sau(đ/vị: đồng)
Giá SPDD đầu tháng tính theo chi phí NVL trực tiếp là: 3.597.410
Chi phí sản xuất trong tháng tập hợp gồm:
Chi phí NVL trực tiếp: 4.497.410
Chi phí nhân công trực tiếp: 107.003
Chi phí sản xuất chung: 3.183.193
Tổng chi phí: 7.787.606
Giá trị SPDD cuối kỳ đánh giá theo chi NVL trực tiếp: 2.473.417
Vậy:
Tổng giá thành sản xuất Vở 84 tr = 3.597.410 + 7.787.606 - 2.473.417
= 8.911.599(đ)
Biết trong tháng sản xuất hoàn thành, đạt chất lượng nhập kho: 5000 cuốn.
8.911.599
5.000
Giá thành đơn vị Vở 84 tr = = 1.782( đ/ cuốn)
Để thuận tiện cho công tác tính toán, kiểm tra và cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm, kế toán lập bảng tính giá thành theo từng phân xưởng. Bảng tính sẽ thể hiện toàn bộ các nội dung cần thiết về các khoản mục chi phí, giá thành sản xuất toàn phân xưởng, giá thành sản xuất từng loại sản phẩm và giá thành đơn vị.
Biểu số 13.1: Bảng tính giá thành hàng ấn phẩm tháng 4/2003
Phân xưởng in
Biểu số 13.2: Bảng tính giá thành hàng giấy vở tháng 4/2003
Phân xưởng xén kẻ.
Những nội dung trên là toàn bộ tình hình thực tế về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của ở Công ty Sách và Thiết bị trường học Hải Phòng. Qua đó, thể hiện phần nào nội dung, trình tự tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Trên cơ sở những lý luận đã nghiên cứu và thực tế tìm hiểu về đề tài này tại công ty, tôi có rút ra một số nhận xét và đưa ra giải pháp trước một số mặt còn tồn tại mà công ty cần giải quyết nhằm đạt được kế hoạch hạ giá thành mà công ty đã đặt ra và hoàn thiện hơn phần hành kế toán.
Phần III
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty sách và thiết bị trường học Hải Phòng.
Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Những kết quả đạt được.
Về tổ chức bộ máy kế toán và quản lý chi phí.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức hợp lý có hiệu quả. Cán bộ kế toán có chuyên môn kinh nghiệm, có lòng yêu nghề, tận tuỵ vì công việc. Việc phân công phân nhiệm mỗi cán bộ kế toán chịu một mảng hoạt động của công ty, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người làm công tác kế toán với công việc vì khối lượng công việc mỗi người đảm nhiệm rất lớn. Mặt khác cách phân công như vậy thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm toán nội bộ. Hiện nay, Công ty có ứng dụng máy, song chỉ sử dụng thay cho thao tác thủ công, giảm khối lượng công việc, chưa sử dụng phần mềm kế toán.
Việc quản lý chi phí sản xuất trong Công ty rất chặt chẽ trên cơ sở định mức, dự toán được lập(QĐ 08/2001/TH Công ty Sách và thiết bị trường học HP), nhất là quản lý về vật tư. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty là theo kế hoạch mang tính thời vụ hàng năm, theo đơn đặt hàng.Từ khi có đơn đặt hàng, đến khi xuất vật tư đưa vào sử dụng phải thông qua giai đoạn như: Lập kế hoạch sản xuất, lập lệnh sản xuất bao gồm cả lệnh xuất vật tư, lập phiếu xuất kho…Việc quản lý như vậy là chặt chẽ, cụ thể, tránh được tình trạng lãng phí vật tư không kiểm soát được.
Việc áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và hình thức kế toán "Nhật ký chung" vừa mới mẻ vừa tạo sự thuận lợi cho công ty khi ứng dụng phần mềm kế toán. Đây chính là nét linh động trong công tác định hướng của Ban lãnh đạo.
Về thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Khoản mục chi phí sản xuất chung về khấu hao TSCĐ: Công ty khấu hao TSCĐ rất cụ thể, từ khấu hao bình quân năm đến số phải trích khấu hao cho từng quý tính theo tỷ lệ %, từng tháng. Cách tính khấu hao như vậy rất tiến bộ, mang tính sáng tạo, thể hiện rõ đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo tính thời vụ. Tuy nhiên theo yêu cầu của kế toán nói chung và kế toán chi phí nói riêng là phải cụ thể, chi tiết, chính xác, hợp lý. Công ty có thể áp dụng cách tính khấu hao khác cụ thể hơn để đưa lai kết quả chính xác hơn.
Về công tác kiểm kê đánh giá SPDD.
Hiện nay, phương pháp đánh giá SPDD Công ty đang áp dụng là phù hợp, mang tính sáng tạo riêng có. Trong phân xưởng xén kẻ, giấy là nguyên vật liệu chính chiếm tới 90%, nên việc áp dụng phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(nguyên vật liệu chính) là phù hợp. Còn tại phân xưởng in, xuất phát từ đặc điểm của phân xưởng là nguyên vật liệu chính(giấy) chỉ chiếm 60%, nếu áp dụng phương pháp đánh giá SPDD hoàn toàn theo chi phí là không chính xác. Vì vậy, công ty đã tính thêm hệ số tổng chi phí trên tổng chi phí NVL chính và đưa ra kết quả đúng. Đây là một sáng tạo trong công việc của Ban lãnh đạo, giúp cho công việc xác định đánh giá SPDD nhanh chóng và hiệu quả, nhưng lại mang tính chủ quan lớn.
Tuy nhiên theo tôi nghĩ đó là một phương pháp nhưng với hệ thống định mức mà công ty xây dựng, thì việc đánh giá giá trị SPDD có thể áp dụng phương pháp khác để đưa ra kết quả chính xác hơn.(Trình bày ở phần nguyên tắc hoàn thiện)
Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành.
Kỳ tính giá thành của công ty là 1 tháng, bên cạnh đó còn tính giá thành luỹ kế theo quý, năm để phục vụ việc lập báo cáo tài chính của công ty.
Phương pháp tính giá thành: Công ty áp dụng phương pháp giản đơn, các chỉ tiêu được tính cụ thể, phản ánh trung thực.
Việc tổ chức thông tin cung cấp cho các nhà Quản trị.
Phòng kế toán thực hiện đối chiếu số liệu giữa các sổ Nhật ký chung với các Sổ cái, giữa các chứng từ, sổ chi tiết, giữa phòng kế toán với các phòng ban khác theo định kỳ 10 ngày/1 lần. Việc lập báo cáo, lập thuyết minh báo cáo tài chính được phân công rõ ràng cho kế toán tổng hợp, kế toán trưởng trực tiếp tham gia, kiểm tra. Các báo cáo được lập nhanh kịp thời, chính xác để giúp tham mưa cho Giám đốc định hướng sản xuất kinh doanh. Khi cần thiết, phải lập báo cáo nhanh, kế toán chỉ việc đối chiếu phát sinh và lập báo cáo khẩn trương, kịp thời.
Riêng đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, công ty quy định cụ thể về lưu trữ các chứng từ: chứng từ gốc được cán bộ kế toán sản xuất lưu, còn số liệu được lưu trên máy tính để dễ kiểm tra, đối chiếu và thu thập khi cần thiết. Khi có yêu cầu về số liệu, phải đưa kịp thời về các khoản chi phí và giá thành, xác định nhanh giá bán để phục vụ việc ra quyết định sản xuất kinh doanh.
Mặt tồn tại.
Về tổ chức bộ máy kế toán và quản lý chi phí.
Việc quản lý của Công ty là tương đối chặt chẽ, cụ thể, tránh được tình trạng lãng phí vật tư không kiểm soát được. Tuy nhiên, cũng có hạn chế ở chỗ: nếu có sự thay đổi từ phía bạn hàng về mẫu mã, hay loại nguyên vật liệu khác thì việc thay đổi sản xuất gặp khó khăn, chậm trễ về thời gian vì phải lập kế hoạch sản xuất mới, tính lại số lượng rồi mới xuất kho vật tư.
Xét về các định mức của Công ty( trong QĐ 08/2001-TH) tôi nhận thấy đối với vật tư, chưa thể hiện chất lượng của từng loại vật tư trong định mức mà chỉ nêu chung.
Ví dụ: kẽm( dùng cho chế bản trong phân xưởng in) có định mức: 1 bản điazo/ khuôn.
Máy 16 trang: 1 khuôn( 800 x 1030)/ tờ in
Máy 8 trang :1 khuôn( 550 x 650)/ tờ in.
Như vậy là chưa xét đến chất lượng bản kẽm theo từng nơi sản xuất, cung ứng để lập định mức, dự toán hợp lý nhằm quản lý chặt chẽ chi phí.
Về phương pháp tập hợp chi phí và nội dung các khoản mục chi phí.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong công ty bao gồm: lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất, các khoản tính theo lương. Công ty thực hiện khoán sản phẩm đối với công nhân sản xuất, như vậy lương chính sẽ tính trên cơ sở khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương cho sản phẩm đó. Tuy nhiên, trong thời điểm hoạt động sản xuất nhiều ở các tháng thời vụ, các phân xưởng muốn hoàn thành công việc đều phải làm thêm giờ. Tiền làm thêm được tính: 1,5 ngày thường, bằng 2 ngày thường nếu làm vào ngày lễ và chủ nhật, phụ cấp làm đêm tính 30% ngày thường hoặc 40% vào ngày lễ. Phụ câp làm thêm là tính theo thời gian. Như vậy, cùng một hoạt động làm thêm, công ty đã tính cả lương sản phẩm, cả lương thời gian cho nhân công. Việc này vừa không khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động trong thời gian làm thêm lại vừa vi phạm qui định của Nhà nước là " Phụ cấp làm thêm giờ không tính cho công nhân khoán sản phẩm" làm cho giá thành càng tăng thêm.
Vào các tháng không phải thời vụ, công nhân sản xuất được nghỉ hoặc được làm một số đơn đặt hàng số lượng nhỏ. Công ty tính lương cho công nhân trong các tháng nghỉ là không ổn định, chênh lệch lớn( bằng 70% tiền lương). Bên cạnh đó,tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất không được thực hiện trích trước mà tính theo thực tế. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tăng giá thành sản xuất, làm giá thành không ổn định.
Tài khoản sử dụng và sổ kế toán.
Các tài khoản được sử dụng là hợp lý đối với việc hạch toán. Tuy nhiên một số tài khoản Công ty nên mở chi tiết để thuận tiện hơn cho công việc và đảm bảo việc cung cập thông tin được cụ thể, chính xác.
Ví dụ: Tài khoản 627.
Nội dung các tài khoản chi phí trong chi phí sản xuất chung của công ty như vậy là đầy đủ, trọn vẹn nếu công ty mở tài khoản chi tiết cho từng nội dung này và mở theo từng phân xưởng thì việc hạch toán sẽ rất cụ thể, phản ánh chính xác nghiệp vụ phát sinh theo từng phân xưởng.
Một số tài khoản công ty nên mã hoá để thuận tiện trong việc sử dụng máy vi tính. Ví dụ: TK 152, TK 153.
Về sổ sách kế toán trong công ty hiện nay mở theo mẫu sổ của QĐ 1141/TC/CĐKT về chế độ sổ đối với hình thức Nhật ký chung. Công ty thực hiện theo quy định về mở sổ, ghi sổ, quản lý sổ.
Một số mặt tồn tại khác.
Hàng năm công ty đều lập kế hoạch về sản xuất và mức hạ giá thành chung, mức hạ cá biệt cho một số loại sản phẩm sản xuất theo thời vụ. Công ty cũng đã cố gắng rất nhiều để thực hiện kế hoạch hạ giá thành đó. Tuy nhiên, còn một số tồn tại sau mà trong khi nghiên cứu, tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tôi đã nhận thấy.
Công ty không thu hồi phế liệu sản xuất, cũng không tận dụng phế liệu để sản xuất sản phẩm phụ. Như vậy sẽ lãng phí và không làm giảm giá thành.
Chính sách thưởng, phạt của công ty không khuyến khích tiết kiệm vật tư: nếu sản xuất bị hang, công ty sẽ phạt bằng giá trị vật tư, coi như xưởng mua lại vật tư. Còn nếu sau khi sản xuất hoàn thành, tại phân xưởng có vật tư tiết kiệm được, công ty mua lại bằng 70% giá trị, cho nên vật tư thừa bị xưởng sản xuất bán ra ngoài. Như vậy là chưa tiết kiệm được vật tư để hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, khi có ảnh hưởng của nhân tố khách quan như chất lượng nguyên vật liệu không tốt từ người cung cấp, thời tiết, khí hậu gây giấy ẩm viết nhoè hoặc gây khô hanh… sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm in vì vậy cần sản xuất bù, công ty đã không xác định lượng vật tư cụ thể để bù do khách quan đó.
Tiền lương nhân viên phân xưởng bằng 25% lương công nhân sản xuất trực tiếp như vậy chứng tỏ bộ phận hành chính quản lý phân xưởng rất cồng kềnh. Cụ thể một phân xưởng có tới 8 người quản lý, phụ tá và thống kê trong khi đã có các tổ trưởng sản xuất là những công nhân sản xuất giỏi.
Phụ cấp làm thêm giờ tính cả cho công nhân hưởng khoán sản phẩm trái với quy định. Số chi phí trả phụ cấp làm thêm lớn, vượt quá mức kế hoạch. Theo quy định thông tư số 18 ngày 02 tháng 06 năm 1993 Bộ LĐTBXH: một công nhân chỉ được phép làm thêm 200 giờ/năm, nhưng thực tế số giờ làm thêm luôn là 400-500 giờ/năm.
Trên đây là một số ý kiến nhận xét đóng góp của tôi về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty và những tồn tại về quản trị chi phí sản xuất có ảnh hưởng không tốt tới kế hoạch hạ giá thành được nhận thấy thông qua hoạt động kế toán, mà công ty cần khắc phục. Do thời gian thực tập ở công ty ngắn và với kiến thức còn hạn chế, tôi chưa thể có được sự đánh giá toàn diện về công tác kế toán của công ty.
Với tư cách là một sinh viên thực tập, được sự giúp đỡ của cô giáo và các cô chú trong công ty, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty.
Sự cần thiết và các nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty hiện nay cho phép tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm. Nhưng xét trên bình diện quản trị ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn, thì công ty nên lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí các đơn đặt hàng.
Việc lựa chọn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng sẽ thống nhất về đối tượng kế toán và phương pháp tập hợp đối với từng khoản mục chi phí( CPNVL, CPNCTT, CPSXC). Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm cũng rất phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng.
Cách thức tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng sẽ rất thuận lợi nếu kế toán thực hiện lập phiếu tính giá thành của từng đơn đặt hành. Cụ thể ở phần 2.6.
Mở tài khoản chi tiết và lập danh mục vật tư hàng hoá.
Để công tác hạch toán kế toán được thuận tiện, việc kiểm tra và quản lý được dễ dàng hơn và phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định, công ty nên tiến hành mở sổ chi tiết TK 627.
Hiện nay TK 627 công ty đã mở chi tiết cho từng phân xưởng. Song để quản lý chi phí và nhìn nhận nội dung của từng loại khoản mục cụ thể, đáp ứng nhu cầu hạch toán chi tiết TK 627 nên mở như sau:
TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng.
TK 6272 : Chi phí vật liệu.
TK 6273 : Chi phí công cụ dụng cụ.
TK 6274 : Chi phí khấu hao tài sản cố định.
TK 6278 : Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác băng tiền.
Trong đó mỗi tài khoản, lại mở chi tiết cho từng phân xưởng, ví dụ:
TK 62711 : Chi phí nhân viên phân xưởng in.
TK 62712 : Chi phí nhân viên phân xưởng xén kẻ.
Tương tự đối với các tài khoản 6272,6273,6274,6278.
Đối với TK 152, TK 153 công ty đã tiến hành theo dõi đối với từng loại nguyên vật liệu cụ thể. Nhưng trong điều kiện áp dụng máy vi tính và sắp tới là sử dụng phần mệm kế toán, công ty nên tiến hành chi tiết và mã hoá từng loại vật tư. Việc này có thể thực hiện như sau:
TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu.
TK 1521 : Nguyên liệu, vật liệu chính.
TK 15211 : Giấy
TK 15211A : Giấy Việt trì định lượng 100g/ m 2
TK 15211B : Giấy Việt trì định lượng 180g/ m 2
TK 15211C : Giấy Bãi bằng định lượng 87g/ m 2
TK 15212 : Mực
TK 15212 : Mực TQ đen
TK 15213 : Kẽm
…………………..
TK 1522 : Nguyên liệu, vật liệu phụ
Tương tự danh điểm với công cụ dụng cụ (TK 153) như trên.
Việc mở tài khoản chi tiết như trên và việc lập danh điểm (mã hoá) đảm bảo việc cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể về chi phí phát sinh. Công việc này hoàn toàn có thể thực hiện được và ngay từ các chứng từ ban đầu cần tổ chức định khoản theo các tài khoản chi tiết.
Việc tập hợp và phân bổ khấu hao TSCĐ
Hiện nay, cách tập hợp chi phí và phân bổ khấu hao TSCĐ ở công ty theo thời vụ như vậy là tiến bộ, có mối quan hệ giữa khấu hao TSCĐ phải trích với khối lượng công việc hoạt động sản xuất. Tuy nhiên khấu hao đó còn mang nặng tính chủ quan thể hiện qua việc phân bổ tỷ lệ % cho các quý, các tháng và cho từng phân xưởng. Theo tôi có thể lựa chọn sản lượng sản xuất kế hoạch làm tiêu thức phân bổ.
Thực tế cách phân bổ theo sản lượng kế hoạch hoàn toàn thực hiện được vì hoạt động của công ty mang tính thời vụ cứ đến thời vụ hàng năm xác định được tại thời điểm này sản xuất sản phẩm nào là phù hợp. Ví dụ: Tháng 4, in sách ôn tập, in giấy thi, xén kẻ vở… theo các đơn đặt hàng. Mặt khác sản phẩm của công ty là các sản phẩm phục vụ ngành giáo dục. Như vậy thông qua thu nhập, phân tích các chỉ tiêu về số lượng học sinh các cấp, khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty để lập kế hoạch sản xuất, in ấn và xén kẻ. Như vậy, việc lập kế hoạch sản xuất xác thực là điều có thể thực hiện được.
Từ đó, công ty tiến hành phân bổ khấu hao theo tiến độ sản xuất của từng phân xưởng, căn cứ vào thời kỳ sao cho hợp lý. Tiêu thức phân bổ là sản lượng sản xuất kế hoạch. Cụ thể như sau:
Trước tiên, xác định mức khấu hao trung bình hàng năm của từng phân xưởng, căn cứ vào danh mục các loại TSCĐ của từng phân xưởng, nguyên giá( giá tri còn lại), thời gian sử dụng TSCĐ đó.
Từ mức khấu hao trung bình năm của từng phân xưởng, công ty tiến hành phân bổ cho các tháng như sau:
Đối với phân xưởng in: Tiêu thức phân bổ là số trang in tiêu chuẩn(14,5x20,5) kế hoạch. Từ đó tính như sau:
Tổng số KH cần phân bổ trong năm
Khấu hao TSCĐ phân bổ cho 1 trang in(14,5x20,5) kế hoạch
Tổng trang in TC quy đổi kế hoạch năm
=
Số trang in tiêu chuẩn thực hiện trong tháng
Khấu hao TSCĐ phân bổ cho 1 trang in
(14,5x20,5) kế hoạch
Số khấu hao cơ bản cần phân bổ cho 1 tháng(kế hoạch)
= x
Đối với phân xưởng Xén kẻ: Tiêu thức phân bổ được lựa chọn là số quyển sản xuất theo kế hoạch. Cách tính như sau:
Khấu hao TSCĐ phân bổ cho 1 trang in(14,5x20,5) kế hoạch
Tổng số KH cần phân bổ trong năm
Tổng quyển TC quy đổi kế hoạch năm
=
Số khấu hao cơ bản cần phân bổ cho 1 tháng(kế hoạch)
Khấu hao TCSĐ cần phân bổ cho 1 quyển(kế hoạch)
Số quyển sản xuất trong tháng
= x
Vào các tháng cuối năm, kế toán điều chỉnh những chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế sao cho phù hợp.
Về chi phí nhân công trực tiếp.
Công ty chưa trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất mà khi nào thực tế phát sinh thì mới tính. Như vậy là chưa chủ động trong khoản chi phí này và đã làm giá thành sản xuất không ổn định.
Công ty nên xác định tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép như sau:
Tổng sản lượng nghỉ phép kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất
Tổng sản lượng cơ bản(năm) của công nhân trực tiếp sản xuất
Tỷ lệ trích trước = x 100
Mức tiền lương cơ bản thực tế phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch
Tỷ lệ trích trước
= x
Công ty sử dụng TK 335- chi phí phải trả để hạch toán khoản trích này. Hàng tháng, khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 662(chi tiết liên quan)
Có TK 335
Số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế cuối năm nếu lớn hơn số trích trước, kế toán điều chỉnh:
Nợ TK 662(số thực chi > số trích trước)
Có TK 335
Số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế cuối năm nhỏ hơn số trích trước:
Nợ TK 335(số thực chi < số trích trước)
Có TK 662
Số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phải trả
Nợ TK 335
Có TK 334( chi tiết liên quan)
Đối với các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ được công ty trích theo quý. Như vậy, nếu xét về số liệu để lập quyết toán quý thì không sai, nhưng cách trích lập như vậy không phù hợp theo thông lệ. Công ty cần phải trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tháng để hàng tháng đưa ra số liệu về chi phí và giá thành sản phẩm chính xác hơn, tỷ lệ trích như công ty đang thực hiện là đúng nhưng KPCĐ nên trích theo tiền lương thực tế của cán bộ công nhân viên.
Phương pháp kiểm kê, đánh giá SPDD.
Với đặc điểm về tổ chức quản lý chi phí sản xuất theo định mức, dự toán cụ thể, thì bên cạnh phương pháp cạnh tranh SPDD mà công ty đang thực hiện, công ty có thể tổ chức đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức.
Việc tổ chức đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Vì định mức về chi phí sản xuất của Công ty gần định mức tiêu hao về nguyên vật liệu, định mức về lương công nhân trực tiếp sản xuất và dự toán chi phí sản xuất chung. Các định mức đều chia thành từng công đoạn theo quy trình công nghệ sản xuất và cụ thể từng mức độ hoàn thành trong từng công đoạn.
Kế toán căn cứ vào khối lượng SPDD kiểm kê cuối kỳ từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn cho từng đơn vị sản xuất để xác định chi phí sản xuất định mức của khối lượng SPDD từng công đoạn. Sau đó tổng hợp lại cho từng loại sản phẩm. Công thức:
DCK =q x định mức chi phí.
Trong đó: q : là số lượng SPDD cuối kỳ.
Phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất sẽ mang lại cho công ty kết quả đánh giá chính xác hơn. Điều đặc biệt là trong mỗi kết quả của từng loại sản phẩm, ta có thể nhìn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kết tinh là bao nhiêu. Từ đó sẽ có kế hoạch điều chỉnh khi cần thiết, phục vụ tốt hơn cho công tác kế toán quản trị.
Lập phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Ngoài các sản phẩm sản xuất mang tính thời vụ, công ty còn sản xuất theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, các tỉnh bạn. Mỗi đơn đặt hàng công ty đều lập kế hoạch sản xuất riêng. Khi lập kế hoạch sản xuất, cán bộ phòng kế hoạch vật tư tính toán sơ bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn đặt hàng theo định mức chi phí quy định. Tuy nhiên, thực tế công ty chưa lập phiếu tính giá thành sản xuất theo đơn đặt hàng.
Việc lập phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng là việc cần thiết, qua đó các đơn đặt hàng có thời gian sản xuất dài, trải qua nhiều kỳ thì hàng tháng ta theo dõi chi phí sản xuất trên phiếu. Khi đơn đặt hàng đó hoàn thành, ta tính tổng cộng chi phí sản xuất các tháng lại, sẽ được chỉ tiêu giá thành sản xuất đơn đặt hàng đó. Thông qua các số liệu trên phiếu, chi phí sản xuất được thống kê, quản lý chặt chẽ hơn.
Mỗi đơn đặt hàng khi đưa vào sản xuất, kế toán sẽ lập một phiếu tính giá thành riêng để tập hợp chi phí phát sinh theo từng khoản mục chi phí cho đơn đặt hàng đó. Công ty có thể lập theo mẫu sau:
Phiếu tính giá thành- đơn đặt hàng số…….
(Kế hoạch sản xuất số:……………)
Tên khách hàng:………………….Ngày đặt hàng:……………….…
Loại sản phẩm:…………………...Ngày bắt đầu:…………………..
Sản lượng sản xuất:………………Ngày hẹn giao hàng:……………
Mã số công việc:…………………Ngày kết thúc:…………………..
Ngày tháng
PX sản xuất
CPNVLTT (TK621)
CPNCTT (TK622 )
CPSXC (TK 627)
Tổng
1
2
……….
Tổng chi phí(Tổng GT)
Giá thành đơn vị.
Việc tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng như sau:
*Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Khi tiến hành ký kết hợp đồng, công ty sẽ tính trước giá bán. Nếu phù hợp và được khách hành chấp nhận thì hợp đồng được ký. Phòng kế hoạch vật tư sẽ căn cứ vào lệnh sản xuất để lập kế hoạch sản xuất, viết phiếu xuất kho vật tư cho sản xuất. Kế hoạch sản xuất được lập cho từng loại sản phẩm trên cơ sở định mức tiêu hao vật tư đã xây dựng.
Thông thường, nguyên vật liệu chính, phụ đều được đưa ngay vào từ đầu quá trình sản xuất.Vì vậy song song với việc lập kế hoạch sản xuất, công ty nên lập ngay phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng. Kế toán sản xuất sau khi nhân được giấy xuất kho chuyển đến sẽ tổng hợp và ghi vào phiếu tính giá thành của từng đơn đặt hàng tương ứng.
Chẳng hạn, hợp đồng số 29(KHSX : 29B) in sách ôn tập toán 9 HP theo yêu cầu của sở Giáo dục đào tạo HP. Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho hợp đồng này qua phiếu xuất kho:
+ phiếu xuất kho số 58 ngày 10/4/2003
Trị giá NVL chính xuất kho dùng là: 16.681.915 đ
+ Phiếu xuất kho số 62 ngày 12/4/2003
Trị giá NVL phụ xuất dùng là:654.450 đ
+ Phiếu xuất kho số 65 ngày 15/4/2003
Xuất bìa cho in HĐ 29 là: 400.863 đ
Như vậy trị giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất HĐ 29 là (16.681.915+654.450+400.863=17.737.228 đ) kế toán sẽ ghi vào phiếu tính giá thành cột CPNVLTT- TK 621.
*Đối với chi phí nhân công trực tiếp:
Tổng chi phí NCTT
CFNCTT định mức của đơn đặt hàng(i)
Công ty chưa tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn đặt hàng, vì vậy để tập hợp cho từng đơn đặt hàng cụ thể, kế toán căn cứ vào chi phí nhân công định mức đã tính sơ bộ cho từng đơn đặt hàng và tổng chi phí nhân công định mức trong tháng.
CFNCTT của đơn đặt hàng(i)
Tổng chi phí NCTT định mức
= x
Cụ thể trong tháng 4/2003 tổng chi phí nhân công trực tiếp theo định mức xác định là: 28.868.251 đ và chi phí nhân công trực tiếp theo định mức của đơn đặt hàng 29 là: 4.766.759 đ
Ta có:
31.755.077
CFNC thực tế của đơn đặt hàng 29
28.868.251
= x 4.766.759 = 5.243.435
*Chí phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng phân xưởng. Cuối tháng kế toán có thể phân bổ cho các đơn đặt hàng theo tổng trang in quy đối theo trang in chuẩn(14,5 x 20,5) thực tế sản xuất tại PX in. Và phân bổ theo tiêu thức số lượng giấy xuất kho cho sản xuất tại phân xưởng xén kẻ. Vậy:
120.796.331
CFSXC phân bổ cho đơn đặt hàng 29
26.382.560
= x 9.012.285 = 41.264.038
Căn cứ vào số liệu trên, kế toán ghi vào phiếu tính giá thành-ĐĐH29, cột CPSXC-TK627. Vậy phiếu tính sẽ như sau:
Phiếu tính giá thành- đơn đặt hang số 29
(Kế hoạch sản xuất số 29B)
Tên khách hàng: Sở GĐĐT-Hải phòng Ngày đặt hàng:15/3/2003
Loại sản phẩm:Sách ôn tập Toán 9HP Ngày bắt đầu: 10/4/2003
Số lượng sản xuất: 14.280 (cuốn) Ngày hẹn giao hàng: 30/4/03
Ngày tháng
Phân xưởng
TK 621
TK 622
TK 627
Tổng
15/4/03
In
17.737.228
5.243.435
41.264.038
64.244.701
Tổng chi phí
17.737.228
5.243.435
41.264.038
64.244.701
Giá thành đơn vị
1.197
354
2.784
4.335
Cuối tháng, kế toán tổng hợp các phiếu tính giá thành của các đơn đặt hàng sẽ thu được kết quả là tổng chi phí sản xuất trong kỳ và giá thành sản xuất của các sản phẩm hoàn thành.
Hiện nay, trong mỗi doanh nghiệp, kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng đặc biệt là phục vụ cho việc định hướng, ra quyết định ngắn hạn của ban giám đốc. Vì vậy, việc lập các phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng là việc công ty nên thực hiện.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện khác.
Hệ thống định mức về tiêu hao vật tư cho sản xuất của công ty hiện nay cụ thể, chi tiết song công ty chưa tổ chức theo dõi quản lý về mặt chất lượng, dẫn đến việc đã không xác định được cụ thể lượng vật tư sản xuất bù với những sản phẩm hỏng do vậy chất lượng vật tư được cung ứng, mà tính cả vào tỷ lệ bù hao: 1,5%. Vì vậy, công ty vẫn nhanh chóng tổ chức theo dõi chặt chẽ vật tư theo tiêu thức chuẩn và chất lượng.
Công ty cần tổ chức thu hồi lai phế liệu(giấy lề) để làm giảm chi phí sản xuất và tránh lãng phí. Mặt khác, cần xác định số vật liệu tiêu hao cho từng đơn đặt hàng cụ thể và chính xác hơn, tránh tình trạng còn dư vật tư và phân xưởng bán ra ngoài.
Việc ứng dụng các phần mềm kế toán- tài chính ở công ty hiện nay là cần thiết, vì góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán, bảo đảm thông tin nhanh, chính xác, bí mật tăng khả năng cạnh tranh. Với điều kiện sẵn có về máy tính, về tổ chức công tác phù hợp với kế toán máy, công ty có thể áp dụng một số phần mềm: Quicken, Misa, Effect, Fast Acounting….
Việc ứng dụng các phần mềm kế toán không phải là quá phức tạp và khó khăn nhưng cũng không phải là dễ vì đòi hỏi công ty phải mua một phần mềm với một giá và phí nhất định. Nhưng theo tôi hiện nay công ty phần mềm kế toán tại Việt Nam đã tạo ra một số phần mềm kế toán ứng dụng vào chế độ kế toán của Việt Nam một cách linh hoạt phù hợp với quy mô vừa và nhỏ của công ty mà việc thuê một lập trình viên lại không quá khó và giá lại không quá cao đối với quy mô của công ty.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất cùng với điều kiện để thực hiện mà tôi rút ra trong quá trình tìm hiểu về tổ chức công tác kế toán của công ty. Tôi kính mong những đóng góp của mình sẽ nhận được sự quan tâm, góp ý từ Ban lãnh đạo công ty để công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng thêm hoàn thiện./.
Kết luận
Nền kinh tế càng phát triển đòi hỏi doanh nghiệp càng phải linh hoạt hơn trong việc đề ra các chiến lược cạnh tranh hiệu quả để giành lấy thị phần. Với vai trò là "ngôn ngữ kinh doanh", kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn là cơ sở để đề ra các quyết định trong điều hành và quản lý doanh nghiệp. Điều đặc biệt mà doanh nghiệp cần phải quan tâm chính là việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, thực hiện tốt yêu cầu hạch toán kinh doanh, để từ đó tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng doanh thu và tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Thời gian thực tập tại công ty Sách và Thiết bị trường học Hải phòng tôi nhận thấy: Công ty đã thực sự quan tâm tới công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tôi đã tiếp thu được những bài học quý giá thực tế hoạt động kế toán tại doanh nghiệp, xoá bỏ dần khoảng cách giữa lý thuyết với thực tiễn tổ chức công tác kế toán. Bài chuyên đề này của tôi là kết quả của quá trình học tập, tiếp thu kiến thức tại nhà trường và tìm hiểu thực tế trong quá trình thực tập.
Những đề xuất của tôi trong bài này là những tồn tại tôi nhận thấy trong thực tế của doanh nghiệp, dưới góc độ của một sinh viên qua công tác kế toán. Tuy nhiên, giữa kiến thức mang tính lý luận và thực tiễn còn là một khoảng cách, những giải pháp nêu ra khó tránh khỏi chưa trọn vẹn, đầy đủ và còn mang tính lý thuyết cao. Kính mong được sự quan tâm góp ý của công ty để tôi hoàn thiện hơn về kiến thức của mình.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo PGS-thuế suất Đặng Thị Loan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, phòng kế toán Công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ hướng dẫn tôi đi sâu tìm hiểu thực tế công tác kế toán hoàn thành kế hoạch thực tập.
Hà nội, tháng 5 năm 2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33628.doc