Chuyên đề Tổ chức kế toán Tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông

Với vai trò là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có ảnh hưởng to lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết cách sử dụng các nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả nhất. Đó là yêu cầu rất lớn đặt ra không chỉ cho riêng Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông mà còn là yêu cầu với mọi đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh. Bí quyết dẫn tới thành công của Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông hiện nay một phần chính là nhờ việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của mình, trong đó có việc sử dụng hiệu quả TSCĐ nói chung và TSCĐ HH nói riêng. Chúng ta cùng hy vọng công ty sẽ ngày càng hoàn thiện về bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác hạch toán kế toán đặc biệt là công tác tổ chức hạch toán TSCĐ để đạt được mục tiêu chung đã đề ra là xây dựng Công ty “An toàn- Ổn định- Phát triển- Hiệu quả” và để công ty luôn là một trong những doanh nghiệp mạnh của cả nước. Thời gian thực tập tại Công ty đã giúp cho em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời quá trình thực tập thực tế cũng giúp em học hỏi được nhiều điều bổ ích từ sự vận dụng linh hoạt chế độ kế toán cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị. Tuy đã có nhiều cố gắng, song với kiến thức còn hạn chế nên bài chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ kế toán để bài chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, đặc biệt là phòng tài chính kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo -Th.s Dương Nhạc đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này.

doc84 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức kế toán Tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giá TSCĐ theo nguyên giá và theo giá trị còn lại. 2.2.2.2.1 Đánh giá TSCĐ HH theo nguyên giá Nguyên giá TCSĐ là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ và đưa tài sản đó vào quá trình sử dụng. Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế + Các khoản thuế không hòan lạị + Chi phí liên quan trực tiếp TSCĐ hữu hình của công ty tăng lên chủ yếu là do mua sắm và do đầu tư xây dựng cơ bản . Ví dụ: Ngày 14/2/2007, công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông mua 1 dây chuyền sản xuất thiết bị chiếu sáng mới dùng cho phân xưởng sản xuất thiết bị chiếu sáng. Tổng giá mua: 550 triệu, thuế GTGT: 55triệu. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt: 3.500.000, phí lắp đăt chạy thử trả bằng tiền mặt: 3.000.000đ. Nguyên giá của TSCĐ được xác định là: (1) Giá mua: = 550.000.000đ (2) Phí vận chuyển = 3.500.000đ (3) Phí lắp đặt chạy thử = 3.000.000 đ Căn cứ vào nghiệp vụ trên do dây chuyền sx mua về dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên nguyên giá được xác định như sau: Nguyên giá = (1) + (2) + (3) = 556.500.000đồng Số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 55.000.000đ số thuế này được phản ánh vào tài khoản 1332 thuế GTGT được khấu trừ TSCĐ. Trong 3 tháng nếu số thuế này chưa được hoàn lại hết thì cơ quan đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế trên 2.2.2.2.2 Đánh giá TSCĐ HH theo giá trị hao mòn Trong quá trình sử dụngTSCĐ bị hao mòn dần về vật chất, giá trị. Công ty cần phải xác định được giá trị hao mòn để đảm bảo cho việc quản lý TSCĐ được chặt chẽ, chính xác. Để tính toán khấu hao TSCĐ, công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Ví dụ: ở ví dụ trên, thời gian sử dụng tài sản trên là 10 năm, thời gian bắt đầu tính khấu hao là tháng 3 năm 2007. Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng. Vậy mức khấu hao phải trích trong năm 2007 cho tài sản này là: 556.500.000 10năm x 12 tháng x 10 tháng = 46.375.000đồng 2.2.2.2.3 Đánh giá TSCĐ HH theo giá trị còn lại Trong thời gian sử dụng TSCĐ, giá trị hao mòn luỹ kếgày càng tăng lên, giá trịcòn lại được phản ánh trên sổ kế toán và báo cáo tài chính ngày càng giảm đi. Kế toán theo dõi ghi chép giá trị còn lại nhằm cung cấp số liệu cho công ty xác định phần vốn đầu tư còn lại ở TSCĐ cần phải được thu hồi, đồng thời đánh giá hiện trạng TSCĐ để đề ra các quyết định đầu tư bổ sung, sửa chữa TSCĐ. Việc đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại được áp dụng theo đúng quy định của nhà nước. Cụ thể: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ. VD: 1dây chuyền sản xuất thiết bị chiếu sáng được công ty mua vào ngày 14/02/2007 có nguyên giá là:543.500.000đ, đã khấu hao đến hết năm 2007 là 46.375.000đồng. Vậy giá trị còn lại của dây chuyền sản xuất đó tại thời điểm (1/1/2008) : 556.500.000đ – 46.375.000đ = 510.125.000đ. 2.2.3 Tổ chức kế toán TSCĐ HH tại công ty 2.2.3.1 Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ HH tại công ty Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình kỹ thuật công nghệ, căn cứ vào yêu cầu quản lý TSCĐ, công ty tổ chức hạch toán ghi chép sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Tài khoản kế toán sử dụng : TK 211 Tài sản cố định hữu hình trong đó : + TK 2112 Nhà cửa vật kiến trúc. +TK 2113 Máy móc thiết bị sản xuất +TK 2114 Phương tiện vận tải truyền dẫn +TK 2115 Thiết bị quản lý. TK 211 còn được mở chi tiết theo từng phân xưởng: Ví dụ TK 2113 mở chi tiết theo từng phân xưởng như sau: 2113.1 Máy móc thiết bị sản xuất – Phân xưởng thuỷ tinh 2113.2 Máy móc thiết bị sản xuất – Phân xưởng compact 2113.3 Máy móc thiết bị sản xuất – PX bóng đèn 2113.4 Máy móc thiết bị sản xuất – Phân xưởng phích nước 2113.5 Máy móc thiết bị sản xuất – Phân xưởng cơ động 2113.6 Máy móc thiết bị sản xuất – Phân xưởng huỳnh quang 2113.7 Máy móc thiết bị sản xuất – Phân xưởng thiết bị chiếu sáng 2113.8 Máy móc thiết bị sản xuất – Ban tư vấn chiếu sáng. Các TK khác mở chi tiết tương tự như trên. Các chứng từ kế toán sử dụng : + Biên bản giao nhận tài sản cố định + Biên bản thanh lý tài sản cố định +Các hoá đơn GTGT . +Phiếu thu, chi. +Giấy đề nghị thanh toán. * Tại bộ phận kế toán Để thực hiện kế toán chi tiết TSCĐ, ngoài các chứng từ trên kế toán công ty còn quản lý chi tiết TSCĐ bằng sổ TSCĐ và thẻ TSCĐ. Sổ TSCĐ được công ty lập để theo dõi toàn bộ tài sản của công ty chi tiết theo nguồn hình thành theo các chỉ tiêu: số thẻ, tên TSCĐ, nước sản xuất, ngày, tháng, năm đưa vào sử dụng. Thẻ TSCĐ được mở để theo dõi chi tiết từng TSCĐ hiện có của công ty, tình hình thay đổi nguyên giá , giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Căn cứ lập thẻ TSCĐ: - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ. Mỗi khi TSCĐ tăng thêm công ty thành lập ban nghiệm thu kiểm nhận TSCĐ. Ban này có nhiệm vụ cùng với đại diện bên giao TSCĐ lập và kí vào biên bản giao nhận TSCĐ. Biên bản này lập cho từng đối tượng TSCĐ. Với những loại TSCĐ cùng loại giao nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển đến thì lập chung một biên bản, sau đó kế toán giao cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng của từng TSCĐ. Hồ sơ này gồm có (biên bản giao nhận TSCĐ, hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho nếu có của đơn vị bán, phiếu chi, các bản sao tài liệu kế toán). Khi có giảm TSCĐ do thanh lý , nhượng bán công ty lập ban kiểm định TSCĐ và cùng với bên nhận TCSĐ kí xác nhận vào biên bản thanh lý TSCĐ. Hội đồng kiểm định TSCĐ: ban giám đốc, ban vật tư thiết bị, ban tài chính kế toán sẽ tiến hành đánh giá lại TSCĐ theo hiện trạng, tình trạng kỹ thuật , giá trị còn lại của TSCĐ. VD: Ngày 14/2/2007 theo hoá đơn mua 1 dây chuyền sản xuất thiết bị chiếu sáng mới công ty đã trả bằng tài khoản. Căn cứ vào hoá đơn GTGT biên bản giao nhận TSCĐ,giấy báo nợ của ngân hàng, phiếu chi tiền mặt 55 kế toán định khoản , mở thẻ TSCĐ số 181 ghi vào sổ TSCĐ (ghi tăng) của công ty. Đơn vị: Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông. Địa chỉ: 87-89 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Thẻ tài sản cố định Mẫu số 02/TSCĐ Số:181 Lập ngày 14/02/2007 - Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 09 ngày 14/02/2007 - Tên, kí hiệu , quy cách (cấp hạng) TSCĐ: dây chuyền SX thiết bị chiếu sáng. - Nước sản xuất: Singapo Năm sản xuất: 2003 - Bộ phận quản lý sử dụng : Phân xưởng thiết bị chiếu sáng. Năm đưa vào sử dụng T3/2007 - Công suất thiết kế:……….. - Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày … tháng… năm…….. Chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên gíá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn GBN 22, PC55 2/2007 Mua 1 dây chuyền SX thiết bị chiếu sáng. 556.500.000 2007 46.375.000 46.375.000 Cộng 556.500.000 46.375.000 46.375.000 - Lý do đình chỉ ………………………………………. Người lập thẻ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Công tác kế toán tài chính chi tiết TSCĐ ở công ty không những đáp ứng được yêu cầu quản lý chi tiết TSCĐ theo nguồn hình thành, theo loại, theo giá trị còn lại , theo ngưyên giá mà còn giúp cho việc sử dụng TSCĐ và bảo toàn vốn cố định ở công ty đạt hiệu quả cao. Sổ nguồn vốn T02/2007 Ngày tháng Tên tài sản Thông số kỹ thuật Nguồn hình thành Ghi chú Ngân sách Bổ sung vay …….. 02/2007 … ………….. 1 dây chuyền SX thiết bị chiếu sáng ……………. ………… 556.500.000………… Cộng …………. * Tại các phân xưởng : đầu kỳ kế toán phải gửi tài liệu về tình hình sử dụng máy móc thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh lên phòng kế toán của công ty, kế toán công ty sẽ tổng hợp, trích và phân bổ khấu hao. Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh cho toàn công ty, lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theo quy định. Các phân xưởng sử dụng sổ “ TSCĐ theo đơn vị đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phận quản lý. * Cuối tháng kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ: được ghi dựa trên số liệu từ sổ thẻ chi tiết TSCĐ: Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ Tháng 2 năm 2007 Đơn vị tính: đồng S T T Tên TSCĐ Nguyên giá Phân theo nguồn hình thành Ngân sách Bổ sung Vay A TSCĐ tăng trong kỳ 822.202.521 … … … I Do đầu tư mua sắm 822.202.521 … … … 1 Dây chuyềnSXTB chiêú sáng 556.500.000 556.500.000 2 Hoàn thành XD nhà xưởng 265.702.521 265.702.521111 1111111111111111 II Do điều chỉnh nguyên giá 0 B TSCĐ giảm trong kỳ 1.202.149.539 … … … I Do thanh lý, nhượng bán … … … … 1 Máy tính AT 486 21.500.000 21.500.000 … … … … … … Ngày 28 tháng 02 năm 2007 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng 2.2.3.2 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ HH tại công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông 2.2.3.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng Để thực hiện kế toán tổng hợp , kế toán TSCĐ HH công ty sử dụng các tài khoản như sau: TK 211, TK241,và một số TK liên quan khác như: TK411,TK 414, các tài khoản này đều được phản ánh trên sổ cái TK , các bảng kê TK . TK 211 được mở chi tiết như trên. 2.2.3.2.2 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ HH a) TSCĐ HH của công ty tăng do mua sắm. Trong trường hợp này căn cứ vào nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc thiết bị sản xuất. Giám đốc sẽ ra quyết định mua sắm. Sau đó công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với bên cung cấp TSCĐ. Khi các TSCĐ nói trên đưa bản nghiệm thu và bàn giao máy móc thiết bị, đồng thời bên bán sẽ viết hoá đơn làm cơ sở để thanh toán. Đây là một trong những căn cứ cùng với các chứng từ ghi nhận chi phí phát sinh có liên quan để tính nguyên giá TSCĐ và kế toán ghi vào sổ và thẻ kế toán có liên quan. Các chứng từ sử dụng trong trường hợp này gồm: - Hợp đồng kinh tế mua sắm TSCĐ - Biên bản giao nhận TSCĐ - Hoá đơn GTGT - Tài liệu kỹ thuật TSCĐ (nếu có). - Phiếu chi. Căn cứ vào các chứng từ trên Kế toán công ty xác định nguyên giá và hạch toán như sau : Nợ TK211 Có TK liên quan (111, 112,141). Trường hợp nếu TSCĐ của ông ty đươc mua sắm bằng nguồn vốn quỹ đầu tư phát triển , nguồn vốn đầu tư XDCB… các quỹ của công ty thì đồng thời với việc ghi tăng nguyên giá TSCĐ thì phải ghi bút toán kết chuyển nguồn vốn kinh doanh: Nợ TK 411 Có TK liên quan. Ví dụ: Tháng 2/ 2007 công ty mua 1 dây chuyền sản xuất thiết bị chiếu sáng, hình thức thanh toán bằng tài khoản. Trị giá mua của dây chuyền trên hoá đơn GTGT là 550 triệu, thuế GTGG (10%) là: 55 triệu.TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển. Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 00773, hoá đơn vận chuyển, lắp đặt, kế toán xác định nguyên giá của dây chuyền sản xuất thiết bị chiếu sáng như trên là: 556.500.000đồng. Kế toán đã lập biên bản giao nhận TSCĐ số 45 ngày 14/2/2007 để đưa dây chuyền sản xuất vào sử dụng. Hoá đơn (GTGT) Mẫu số: 01/GTGT (Liên 2: Giao khách hàng) Ký hiệu AA/2007 Ngày 14 tháng 2 năm 2007 No007773 Đơn vị bán hàng: Công ty Hỗ trợ phát triển công nghệ và thương mại Địa chỉ: 158 Xuân Diệu- Hà Nội. Số tài khoản:1791.4 Indovina Bank Hà Nội Điện thoại: MS: 0100516528 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Việt Đơn vị:Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông Địa chỉ: Hạ Đình-Thanh Xuân-HN .Số tài khoản:102010000079107 Công Thương Đống Đa,HN Hình thức thanh toán:chuyển khoản MS: 0100101072-1 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 01 Dây chuyền SX thiết bị chiếu sáng Chiếc 01 550.000.0000 550.000.000 Cộng tiền hàng 550.000.000 Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT 55.000.000 Tổng cộng tiền thanh toán 605.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Sáu trăm linh năm triệu đồng tiền Việt Nam Người mua hàng Kế toán trưởng GĐ đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Công ty cổ phần bóng đèn phích nước rạng đông Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập –Tự do –Hạnh phúc Biên bản giao nhận TSCĐ Căn cứ vào quyết định số 133 Ngày 5 tháng 02 năm 2007 của Ban Giám đốc công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông về việc bàn giao TSCĐ. Ban giao nhận TSCĐ gồm: Ông: Lê Đức Thọ Chức vụ………………..Đại diện bên giao. Ông : Nguyễn Văn Việt Chức vụ ………………Đại diện bên nhận. Địa điểm giao nhận tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông. Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau : TT Tên số hiệu TS Nước sản xuất Năm sản xuất Năm sử dụng Công suất thiết kế Giá bán Tài liệu KT 1 Dây chuyền SX thiết bị chiếu sáng Singapo 2003 2007 605.000.000 Không Cộng 605.000.000 Tổng số tiền ghi bằng chữ : Sáu trăm linh năm triệu đồng chẵn. Đại diện bên bán Đại diện bên mua Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, hoá đơn GTGT, giấy báo nợ 34 kế toán lập định khoản như sau: - BT1: Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211 (2113.7) 550.000.000 Nợ TK 1332 55.000.000 Có TK 112 605.000.000 Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt số 55 kế toán ghi : Nợ TK 211 (2113.7) 6.500.000 Có TK 111 6.500.000 Bút toán này được phản ánh trên NKCT số 1, 2 ( ghi có TK 111, TK 112), và đến cuối tháng ghi vào sổ cái TK 211. Nhật ký chứng từ số 1 Ghi có TK 111- Tiền mặt Tháng 02/2007 STT Ngày Ghi có TK 111, ghi nợ các TK khác TK642 TK 133 TK 211 TK 811 Cộng có TK 111 1 14 6.500.000 6.500.000 … … … Cộng 6.500.000 6.500.000 Đã ghi sổ ngày 14/02/2007 Ngày14 tháng 02 năm 2007 Kế toán ghi số Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Nhật ký chứng từ số 2 Ghi có TK 112- TGNH Tháng 02/2007 STT Ngày Ghi có TK 112, ghi nợ các TK khác TK642 TK 133 TK 211 TK 811 Cộng có TK 112 1 02 55.000.000 550.000.000 605.000.000 Cộng 55.000.000 550.000.000 605.000.000 Đã ghi sổ ngày 14/02/2007 Ngày…tháng…năm…2007 Kế toán ghi số Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) - BT2: Đồng thời kết chuyển nguồn vốn kinh doanh: Nợ TK 414: 556.500.000 Có TK 411: 556.500.000 Bút toán này phản ánh trên NKCT số 10 (ghi có TK 411). Nhật ký chứng từ số 10 Ghi Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh Tháng 2/2007 Diễn giải Số dư Ghi Có TK 411, ghi Nợ TK khác Số dư cuối tháng Nợ Có TK 441 TK414 Cộng Có TK 411 Nợ Có Mua dây chuyền SX thiết bị chiếu sáng 556.500.000 556.500.000 Cộng 556.500.000 556.500.000 Đã ghi sổ ngày 14/02/2007 Kế toán ghi số Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên). Kế toán TSCĐ HH tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành: Để tiến hành xây dựng mới các công trình thì trước hết công ty phải bỏ thầu (đối với những công trình lớn) rồi ký kết hợp đồng xây lắp với những công ty xây dựng đảm nhận công việc thi công. Sau khi kết thúc quá trình thi công, công ty sẽ tiến hành lập biên bản nghiệm thu công trình để đánh giá chất lượng thi công, khi công trình đã được tổ giám định chấp nhận về chất lượng của công trình thì hai bên sẽ làm biên bản thanh lý và bàn giao công trình, đồng thời bên nhận thầu phát hành hoá đơn thanh toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành và đây là căn cứ để ghi sổ nghiệp vụ này, thủ tục giấy tờ gồm: Hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp Biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình Biên bản thanh lý hợp đồng xây lắp Hoá đơn GTGT Phiếu chi. Kế toán tiến hành định khoản : Nợ TK 211 Giá quyết toán Có TK 241(2) XDCB. VD: Ngày 27/2/2007 công ty hoàn thành công trình XD nhà xưởng, nhà xưởng này được xây dựng từ tháng 12/2006 .Với tổng giá trị quyết toán là: 265.701.521. Bản phê duyêt quyết toán , bản tính giá thành công trình bàn giao. Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình số 38 ngày 27/2/2007. Ta có mẫy bản phê duyệt quyết toán như sau: PHÊ DUYệT CHI PHí Công trình :Xây dựng nhà xưởng của công ty cổ phần BĐPNRĐ Địa điểm : Bắc Ninh. Cán bộ chủ trì : Trần Trọng. (Hợp đồng ký ngày 22/12/2006) I/ Giá thành sản xuất Nguyên vật liệu : 166.150.751 Nhân công : 46.766.842 Máy thi công : 1.217.582 Sản xuất chung : 50.084.690 II/ Thuế VAT đầu vào : 12.652.453 Tổng chi phí : 265.701.521 Bằng chữ: Hai trăm sáu mươi lăm triệu bảy trăm linh một nghìn năm trăm hai mươi mốt . Chủ công trường Kế toán trưởng Giám đốc Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do – hạnh phúc Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình Số : 38 Công trình (XCDB) Ngày 27/02/07 Hội đồng nghiệm thu: Đại diện bên A: - Giám đốc công ty:…………………... Trưởng ban - Trưởng phòng kỹ thuật: Lê Hải Uỷ viên - Cán bộ theo dõi công trình: Trần Dũng Uỷ viên - Cán bộ theo dõi kỹ thuật: Nguyễn Sơn Uỷ viên 2. Đại diện bên B: - Giám đốc: Trần Quốc Hùng. - Đội trưởng thi công: Nguyễn Tiến Cường. II. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã được kí kết về thời gian thi công xây dựng mở rộng phân xưởng sản xuất, sau khi kiểm tra chất lượng kỹ thuật đảm bảo theo thiết kế, đồng ý nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Tổng giá trị quyết toán công trình: 265.701.521 Những tồn tại: không. Biên bản được lập 06 bản, mỗi bên giữ 03 bản. Đại diện bên A Đại diện bên B Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán hạch toán như sau : Nợ TK 2112.7 265.701.521 Có TK 2412 265.701.521. Thực hiện kết chuyển nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 441 265.701.521 Có TK 411 265.701.521 Kế toán phản ánh 2 định khoản trên lên NKCT số 7 (ghi có TK 2412), NKCT số 10 (ghicó TK 411) và vào sổ cái 211 vào cuối tháng. Nhật ký chứng từ số 7 Ghi Có TK 241- XDCBDD Tháng 2/2007 S T T Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 142 241 … Các TK phản ánh ở các NKCT khác Cộng chi phí … NKCT số .. 1 2 3 4 5 6 7 8 2112.7 265.701.521 Cộng 265.701.521 Nhật ký chứng từ số 10 Ghi Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh Tháng 2/2007 Diễn giải Số dư Ghi Có TK 411, ghi Nợ TK khác Số dư cuối tháng Nợ Có TK 441 TK414 Cộng Có TK 411 Nợ Có Công trình XD nhà xưởng hoàn thành 265.701.521 265.701.521 Cộng 265.701.521 265.701.521 2.2.3.2.3 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐHH Các nghiệp vụ giảm TSCĐ tại công ty chủ yếu là từ hoạt động thanh lý TSCĐ. Đây là những TSCĐ hư hỏng, bộ phận kỹ thuật xác định là không sửa chữa được hoặc sửa chữa không có hiệu quả và những TSCĐ đã lạc hậu về mặt kỹ thuật, không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Khi có TSCĐ giảm do thanh lý nhượng bán, công ty lập ban kiểm định TSCĐ và cùng với bên nhận TSCĐ ký tên xác nhận vào biên bản thanh lý TSCĐ. Hội đồng kiểm định gồm: + Đại diện ban giám đốc + Đại diện đơn vị sử dụng + Đại diện bên kỹ thuật + Kế toán TSCĐ. Phòng kỹ thuật công nghệ sẽ tiến hành đánh giá TSCĐ theo hiện trạng, tình trạng kĩ thuật, giá trị còn lại của TSCĐ, căn cứ vào biên bản thanh lý và nhượng bán TSCĐ, các chứng từ liên quan như phiếu thu phiếu chi, kế toán lập NKCT, ghi vào sổ TSCĐ, ghi ngày tháng năm ngừng hoạt động, lý do đình chỉ hoạt động của TSCĐ, sau đó vào thẻ TSCĐ xoá số TSCĐ trên sổ TSCĐ của công ty và lưu thẻ TSCĐ giảm vào ngăn hòm riêng. Chứng từ kế toán sử dụng: Biên bản thanh lý TSCĐ. Ví dụ: Ngày 9/2/2007 công ty quyết định thanh lý một máy tính AT 468 giá 21.500.000. công ty tiến hành lập hội đồng thanh lý TSCĐ xác định tình trạng kĩ thuật giá trị kinh tế và các chỉ tiêu khác như số thẻ, nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn của TSCĐ. Hội đồng thanh lý đã xác định nguyên giá của máy là 21.500.000, giá trị hao mòn là 21.500.000. Hội đồng thanh lý quyết định bán cho công ty Anh Việt- Hà Nội với giá 3.500.000 và thu bằng tiền mặt. Công ty cổ phần bóng đèn phích nước rạng đông Địa chỉ: 87-89 Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội Biên bản thanh lý TSCĐ Ngày 09 tháng 02 năm 2007 Số 67 Căn cứ quyết định số 2215 ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Giám đốc Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông về việc thanh lý tài sản cố định Ban thanh lý TSCĐ gồm: Ông: Bùi Ngọc Cây đại diện Công ty trưởng ban Ông: Nguyễn Xuân Thảo đại diện phòng Kế toán uỷ viên Ông: Nguyễn Tiến Dũng đại diện phòng KTCN uỷ viên Tiến hành thanh lý TSCĐ Tên, ký mã hiệu, quy cách Năm đưa vào sử dụng Nguyên giá Hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại Máy vi tính AT 468 2000 21.500.000 21.500.000 0 kết luận của ban thanh lý Máy đã lạc hậu, tốc độ xử lý thông tin chậm, không còn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Ngày 9 tháng 02 năm 2007 Trưởng ban thanh lý Kết quả thanh lý Chi phí thanh lý: 0 (viết bằng chữ) không Giá trị thu hồi: 0 (viết bằng chữ) không Đã ghi giảm thẻ TSCĐ ngày 09 tháng 02 năm 2007 Ngày 09 tháng 02 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hoá đơn (GTGT) Liên 3: dùng để thanh toán Ngày 9 tháng 02 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông. Địa chỉ: 78-79 Hạ Đình- Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại: Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty Anh Việt Địa chỉ: Hà Nội. Hình thức thanh toán: tiền mặt Mã số: Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính SL DG Thành tiền A B C 1 2 3 1 Máy tính AT 468 Cái 01 3.150.000 Cộng tiền hàng 3.181. 818 Thuế suất GTGT 10% tiền thuế GTGT 318.182 Tổng cộng tiên thanh toán 3.500.000 Viết bằng chữ: Ba triệu năm trăm nghìn đồng chẵn Người mua hàng Kế toán trưởng Giám đốc Căn cứ vào ‘’Biên bản thanh lý và nhượng bán TSCĐ’’, kế toán tiến hành định khoản và lên NKCT số 9 (ghi có TK 211). Nợ TK 214(2141.7) 21.500.000 Có TK 2112.7 21.500.000. Căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu thu tiền xác nhận việc thanh toán kế toán ghi bảng kê 1 theo định khoản: Nợ TK 111 3.500.000 Có TK 711 3.181.818 Có TK 3331 318.182 Nhật ký chứng từ số 9 Ghi Có TK 211- TSCĐ Tháng 02/2007 Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK 211- Ghi Nợ các TK Cộng có TK 211 Số hiệu Ngày tháng TK 214 TK 811 TK 09/02 Thanh lý một máy tính 21.500.000 21.500.000 Cộng 21.500.000 21.500.000 Kế toán ghi số Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Bảng kê số 1 Ghi Nợ TK 111- Tiền mặt Số dư đầu quý: STT Ngày Ghi Nợ TK 111, Ghi Có các TK Số dư cuối ngày TK 112 TK 333 TK 711 TK TK 9/02 318.182 3.181.818 3.500.000 Cộng 318.182 3.181.818 3.500.000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối tháng căn cứ vào các NKCT, bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ, kế toán lập sổ cái TK 211: Sổ cái TK 211 - Tháng 2/07 Số hiệu: 166 đvt: 1000đ NTGS NKCT Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 G - Số dư đầu năm ……. - Số dư đầu tháng ….. - Số phát sinh trong tháng 31/03 9 9/02 Thanh lý 1 máy tính AT 468 2141.7 21.500.000 31/03 1,2 14/2 Mua 1 dây chuyền SX TB chiếu sáng mới ở PX TB chiếu sáng 112 550.000.000 111 6.500.000 31/12 7 27/02 Hoàn thành XD nhà xưởng 2412 265.701.521 + Cộng số phát sinh tháng x 822.201.521 21.500.000 x + Số dư cuối tháng x …… …… x + Cộng luỹ kế từ đầu quý x x - Sổ này có 1 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang..... - Ngày mở sổ: …. Ngày tháng 02 năm 2007 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán khấu hao TSCĐH Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn bị theo thời gian. Việc xác định giá trị hao mòn tính vào chi phí sản xuất trong kì gọi là khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là để thu hồi lại, để hoàn lại nguồn vốn hình thành TSCĐ hay phần giá trị giảm của tài sản đó đã đầu tư. Mặt khác tiền khấu hao còn là nguồn quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái đầu tư TSCĐ . Do vậy để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo cho TSCĐ luôn được đổi mới phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cần thiết phải khấu haoTSCĐ dựa trên nguyên tắc : khấu hao TSCĐ tương ứng với mức độ hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu. Nếu khấu hao TSCĐ cao sẽ làm giá trị TSCĐ dịch chuyển nhanh song chi phí sản xuất tăng lên làm cho giá thành sản phẩm tăng lên một cách giả tạo không tương xứng với hao mòn TSCĐ. Từ đó làm cho gía bán sản phẩm cao, mà trong nền kinh tế thị trường giá cả xác định theo quy luật cung cầu. Giá bán lớn hơn giá thị trường sẽ gây ứ đọng vốn. Nếu khấu hao giảm làm chi phí sản phẩm giảm, giá thành sản phẩm giảm dẫn đến lãi giả , lỗ thật khi sản phẩm được tiêu thụ. Nếu khấu hao TSCĐ chính xác, hợp lý làm cho giá thành sản phẩm phù hợp với các chi phí sản xuất đã bỏ ra tạo cơ sở thu hồi vốn. Chính vì vậy công ty đã tổ chức công tác khấu hao rất chặt chẽ và hợp lý. Tại công ty, toàn bộ TSCĐ của công ty được tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính. Phạm vi tính khấu hao ở Công ty là toàn bộ TSCĐ chưa hết khấu hao. Đối với TSCĐ dã khấu hao hết mà vẫn còn sử dụng kế toán không tính và trích khấu hao những tài sản đó. Việc tính khấu hao TSCĐ của công ty được thực hiện hàng tháng. TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao, TSCĐ giảm trong tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao. Mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng (năm) Mức khấu hao trung bình tháng của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng x 12 tháng Số KH phải trích trong kỳ = Số KH đã trích kỳ trước + Số KH tăng trong kỳ - Số KH giảm trong kỳ Ví dụ: Trường hợp mua dây chuyền sản xuất thiết bị chiếu sáng ngày 14/02/2007. TSCĐ được đưa vào sử dụng tháng 2 năm 2007 nên đến tháng 3 kế toán mới bắt đầu trích khấu hao cho tài sản này. Mức KH 1 tháng = 556.500.000 10 năm x 12 tháng = 4.637.500 (đồng) Chứng từ để làm cơ sở hạch toán khấu hao TSCĐ là “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” (bảng phân bổ số 3). Bảng này được lập vào cuối tháng và được lập riêng tại từng phân xưởng. Do khấu hao được tính theo nguyên tắc tròn tháng nên bảng phân bổ số 3 tháng 03/2007 được lập dựa vào số khấu hao TSCĐ đã trích tháng 2 và biến động TSCĐ từ tháng 2. Với các TSCĐ tăng, giảm trong tháng 2 thì đến tháng 3 kế toán mới tiến hành trích hoặc thôi trích khấu hao. Vì vậy, khấu hao trích cho các TSCĐ trên chỉ được phản ánh tại bảng phân bổ số 3 bắt đầu từ tháng 3. Biểu số 21: Bảng phân bổ số 3- tháng 3 Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng đông Địa chỉ: Bảng tính và phân bổ KHấu hao TSCĐ Tháng 3 năm 2007 Đơn vị tính: đồng S T T Chỉ tiêu Thời gian SD (năm) Nơi sử dụng Toàn DN TK 627- CPSXC TK642-CPQLDN PXTBCS PX … Cộng Nguyên giá Số khấu hao I SốKH tháng trước 237.427.249.010 160.684.977..213 4.056.809.472 143.777.973.873 16.907.003.340 II SốKH tăngtháng này 1.822.202.521 21.312.310 4.637.500 20.139.764 1.172.546 1 Dâychuyền SX TBCS 10 556.500.000 4.637.500 4.637.500 4.637.500 … … … … … III SốKHgiảmtháng này 202.149.539 2.005.345 2.005.345 … … … … … … IV SốKHtrích tháng này 239..227.301.992 160.704.284.178 4.061.446.972 143.798.113.637 16.906.170.541 1 Nhà cửa,vật kiến trúc … … … 2 Máy móc, thiết bị … … … 3 Phương tiện vận tải … … … 4 Dụng cụ quản lý … … … Ngày 31 tháng 03 năm 2007 a) Kế toán chi tiết khấu hao tài sản cố định HH Dựa vào các chứng từ tăng giảm và chứng từ khấu hao TSCĐ, kế toán hàng ngày phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào các sổ chi tiết: Sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao TSCĐ. Sổ chi tiết tài khoản 214: được mở cho từng tháng và từng quý, dùng để theo dõi số dư, phát sinh Nợ/Có của TK 214 trong kỳ. b) Hạch toán tổng hợp khấu hao tài sản cố định Tài khoản sử dụng: TK 2141- Hao mòn TSCĐHH. Sổ tổng hợp sử dụng để hạch toán khấu hao TSCĐ: Bảng kê số 4, 5: tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Thực tế tại công ty, các chi phí phát sinh chỉ có chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp.Vì vậy trong số các bảng kê trên, kế toán chỉ sử dụng bảng kê số 4,5. Số liệu trên cột ghi Có TK 214 được lấy từ Bảng phân bổ số 3, kế hoạch trích trước hoặc phân bổ chi phí trả trước. Số liệu trên các bảng kê này sau khi khoá sổ cuối tháng được dùng để ghi vào NKCT số 7. Biểu số 23: Bảng kê số 4 Công ty cổ phần BĐPNRĐ g Granito Bảng kê số 4 Địa chỉ: Tập hợp: - Chi phí sản xuất chung (TK 627) -…… Tháng 3 năm 2007 Đơn vị: đồng S T T Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 142 214 … Các TK phản ánh ở các NKCT khác Cộng chi phí thực tế … NKCT số .. 1 2 3 4 5 6 7 8 - 627 (CPSXC) +PX TB chiếu sáng +…. 49.681.231.126 4.061.446.972 49.681.231.126 4.061.446.972 Cộng … 49.681.231.126 … … … 49.681.231.126 Biểu số 24: Bảng kê số 5 Công ty cổ phần BĐPNRĐ g Granito Bảng kê số 5 Địa chỉ: Tập hợp: - Chi phí đầu tư XDCB (TK 241) - Chi phí bán hàng (TK 641) - Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) Tháng 3 năm 2007 Đơn vị: đồng S T T Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 142 214 … Các TK phản ánh ở các NKCT khác Cộng chi phí thực tế … NKCT số 1 2 3 4 5 6 7 8 TK 642- Chi phí QLDN … 906.170.565 906.170.565 Cộng … 906.170.565 … … … 906.170.565 Ngày 31 tháng 3 năm 2007 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng NKCT số 7: được ghi vào cuối tháng dựa trên số liệu tổng hợp từ bảng kê số 4,5, 6. Phát sinh Có của TK 214 được phản ánh trên cột ghi Có TK 214, đối ứng Nợ với các TK chi phí như 641, 642, 2413… Nhật ký chứng từ số 7 Tháng 3/2007 STT TK … Các TK phản ánh ở các NKCT khác Tổng CP NKCT 1 NKCT 2 NKCT3 … 1 627 49.681.231.126 2 642 906.170.565 Cộng 50.587.401.691 Kế toán ghi số Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Sổ cái TK 214 : được ghi vào cuối tháng dựa trên số liệu tổng hợp từ NKCT số 7 (phát sinh Có), từ các NKCT khác liên quan như NKCT số 9 (phát sinh Nợ). Số liệu trên sổ cái được dùng làm căn cứ để kế toán lập các báo cáo tài chính. Sổ cái TK 214 - Tháng 3/07 Số hiệu: 153 đvt: 1000đ Ngày, tháng ghi sổ NKCT Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 G - Số dư đầu năm ……. - Số dư đầu tháng 110.138.382.487 - Số phát sinh trong tháng 31/03 9 9/02 Thanh lý 1 máy tính AT 468 2112.7 21.500.000 31/03 7 31/03 KH TSCĐ ở bộ phận QLDN và CPSXC 627 49.681.231.126 642 906.170.565 + Cộng số phát sinh tháng x 21.500.000 50.587.401.691 x + Số dư cuối tháng x 160.704.284.178 x + Cộng luỹ kế từ đầu quý x x - Sổ này có 1 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang..... - Ngày mở sổ: …. Ngày 31 tháng 03 năm 2007 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.2.5 Kế toán sửa chữa TSCĐHH a) Kế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ Các TSCĐ ở công ty có nhu cầu sửa chữa nhỏ chủ yếu là các máy móc thiết bỉ dụng cho công việc văn phòng như: Hệ thống máy vi tính, máy photocopy, máy in…và các công việc bảo dưỡng, thay thế phụ tùng nhỏ. Do vậy toàn bộ chi phí của việc sửa chữa nàyđược tập hợp trực tiếp vào tài khoản chi phí của các bộ phận có TSCĐ sửa chữa. VD: Căn cứ vào phiếu chi tiền ngày15/3/2007 thanh toán tiền bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ các máy tính của công ty số tiền là: 1.100.000đ Kế toán ghi sổ và phảnánh trên NKCT số 1 theo định khoản: Nợ TK 642: 1.100.000 Có TK 111: 1.100.000 b) Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ Tại công ty việc sửa chữa lớn TSCĐ không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn. Do vậy toàn bộ chi phí thực tế sửa chữa lớn được tính trực tiếp vào chi phí trong kỳ hoặc kết chuyển vào TK 142(142.1) rồi phân bổ dần vào các kỳ tiếp theo Việc sửa chữa lớn TSCĐ thường do công ty thuê ngoài , để tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ, công ty tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng với bên sửa chữa. Khi kết thúc quá trình sửa chữa hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng. Tài khoản sử dụng: TK 2413, “Sữa chữa lớn TSCĐ”. Ví dụ: Với trường hợp sửa chữa lớn nhà kho công ty, đây là việc sửa chữa mang tính phục hồi được tiến hành ngoài kế hoạch. Vì vậy, toàn bộ chi phí sửa chữa này được tập hợp vào TK 142 (1421)- Chi phí trả trước để phân bổ cho nhiều kỳ kế toán. Chi phí sửa chữa này được phân bổ trong 6 tháng liên tiếp tính từ tháng 3 năm 2007. Chi phí của mỗi tháng là: 48.836.822 6 tháng = 8.139.470 đồng Kế toán sẽ ghi sổ nghiệp vụ này như sau: Bút toán 1: tập hợp chi phí sửa chữa khi công việc hoàn thành Nợ TK 241 (2413): 48.836.822 đồng Nợ TK 133: 2.441.841đồng Có TK 331: 51.278.663 đồng Bút toán 2: kết chuyển chi phí sửa chữa hoàn thành Nợ TK 142 (1421): 48.836.822 đồng Có TK 241 (2413): 48.836.822 đồng Bút toán 3: kết chuyển chi phí trả trước tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp tháng 3/2007. Nợ TK 642: 8.139.470 đồng Có TK 142 (1421): 8.139.470 đồng Tại Công ty, kế toán không mở riêng sổ tổng hợp trong hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ mà các phát sinh liên quan đến TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ được phản ánh tại các sổ khác nhau: Bảng kê số 5: tập hợp chi phí sửa chữa lớn được phản ánh tại dòng ghi Nợ TK 2413, ghi Có TK liên quan. Bảng kê số 6. NKCT số 7: tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong đó có chi phí sửa chữa lớn. Cơ sở để ghi vào NKCT này là các bảng kê số 5, 6. Sổ cái tài khoản 241: dùng chung cả ba tiểu khoản 2411, 2412, 2413 Việc phản ánh chi phí sửa chữa TSCĐ vào sổ NKCT số7, bảng kê số 5 giống như hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ. 2.2.6 Công tác kiểm kê và đánh giá lại TCSĐHH Đến cuối năm 2007, công ty đã tiến hành kiểm kê TSCĐ và thấy rằng TSCĐ trên sổ sách và trên thực tế trùng khớp nhau, không có TSCĐ thừa, thiếu nên không có nghiệp vụ đánh giá lại TSCĐ. Chương III Một số ý kiến về công tác kế toán tàI sản cố định Hữu hình ở công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông 3.1. Nhận xét về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tài sản cố định nói riêng tại Công Ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông 3.1.1 Nhận xét chung về công tác kế toán ở công ty Trải qua chặng đường phát triển hơn 40 năm, Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông ngày càng phát triển về mọi mặt, trong đó có trang thiết bị, cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được bổ sung và phát triển. Vì vậy mà công tác hạch toán TSCĐ tại công ty luôn chiếm một vị trí rất quan trọng. Dưới góc dộ là một sinh viên thực tập em xin có một số nhận xét về tổ chức kế toán của công ty như sau: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công việc đồng thời phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người. Hầu hết các cán bộ trong phòng có trình dộ nghiệp vụ vững vàng, tuy nhiên với quy mô sản xuất lớn, liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm liên tục phức tạp, khối lượng công việc nhiều đòi hỏi các cán bộ phải làm việc với năng suất cao mới đảm bảo hoàn tất công việc của mình. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ (trong đó có nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ) được phản ánh một cách đầy đủ kịp thời vào sổ kế toán trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ. Việc bảo quản, lưu giữ chứng từ, sổ sách được thực hiện theo đúng quy định. Cách tổ chức sổ khoa học. Trong công ty, việc hạch toán kế toán được thực hiện nhiều trên máy tính, điều này sẽ giúp giảm nhẹ công việc của kế toán viên và số liệu được tính toán một cách chính xác. - Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, đây là hình thức kế toán tương đối phức tạp nhưng công ty lại bố trí sổ sách một cách đơn giản dễ hiểu giúp cán bộ kế toán lấy số liệu ghi vào các sổ liên quan một cách nhanh chóng và chính xác mà vẫn đảm bảo được đầy đủ thông tin kế toán. Công tác luân chuyển sổ sách số liệu và công tác kiểm tra đối chiếu diễn ra thường xuyên và kịp thời. 3.1.2 Nhận xét cụ thể về công tác kế toán tài sản cố định tại Công Ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông * Những ưu điểm: Trong những năm vừa qua, công ty đã không ngừng cải thiện công tác hạch toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong quá trình SXKD của công ty. Vì vậy việc sử dụng TSCĐ đã được cải thiện đáng kể, năng suất lao động đã tăng, khả năng cung ứng cho khách hàng cũng tăng đó cũng là tiền đề tạo điều kiện cho lợi nhuận của công ty tăng lên. TSCĐ được quản lý khoa học, chặt chẽ. Điều đó biểu hiện cụ thể qua việc quản lý tốt hồ sơ TSCĐ, mỗi TSCĐ đều có một bộ hồ sơ riêng; việc quản lý được giao trách nhiệm cho từng bộ phận sử dụng. Khi phát sinh các nghiệp vụ TSCĐ như mua sắm, điều chuyển, thanh lý… nhất là với các TSCĐ có giá trị lớn, trình tự được thực hiện đúng thủ tục và chặt chẽ. Hàng năm vào ngày cuối cùng của năm tài chính, kế toán ở công ty cũng như ở tất cả các phân xưởng đều phải lập Báo cáo kiểm kê TSCĐ trên cơ sở kiểm kê thực tế TSCĐ hiện có tại đơn vị. Mặc dù các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ phát sinh không nhiều nhưng luôn được kế toán viên phản ánh một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác và đúng với chế độ quy định. Đồng thời, việc phản ánh các nghiệp vụ về TSCĐ luôn được gắn với các nghiệp vụ liên quan đến nguồn hình thành TSCĐ đã giúp cho việc quản lý tốt TSCĐ theo nguồn hình thành. Điều này cũng được thể hiện ngay trong cách phân công công việc trong phòng kế toán- kế toán phần hành TSCĐ được kiêm luôn kế toán đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn. Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều được thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, của ngành, đảm bảo có đầy đủ các chứng từ hợp lý, hợp lệ về mua sắm, nhượng bán, thanh lý TSCĐ… Việc tổ chức sổ: cách mở sổ, ghi sổ, đối chiếu, chuyển sổ được thực hiện đúng với quy định và luôn đảm bảo tính khoa học, logic. Các nghiệp vụ phát sinh về tăng, giảm TSCĐ đều được phản ánh kịp thời trên các sổ sách kế toán thích hợp. - Công tác quản lý tài sản và vốn là công tác hết sức phức tạp và khó khăn mặc dù vậy công ty vẫn thực hiện sự bảo toàn vốn trong quá trình hoạt động, không những vậy mà vốn kinh doanh của Công ty không ngừng tăng sau mỗi kỳ hoạt động. Công tác quản lý TSCĐ ở Công ty được thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc do vậy không để xảy ra hiện tượng mất và thất thoát tài sản. Đây là thành tích không chỉ riêng của phòng kế toán mà còn có sự đóng góp của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong ý thức giữ gìn và bảo quản của công. * Những nhược điểm : Với quy mô hiện nay của công ty, cơ cấu tổ chức quản lýnói chung và bộ máy kế toán nói riêng đã đi vào nề nếp, hoạt động có hiệu quả và hợp lý. Hiệu quả của công tác kinh doanh ngày càng phát triển song bên cạnh những kết quả đạt được công ty vẫn còn những vấn đề tồn tại trong hạch toán, quản lý và sử dụng TSCĐ cần được khắc phục. 1. Với hình thức sổ nhật ký chứng từ như hiện nay, mặc dù có ưu điểm là việc kiểm tra đối chiếu sổ rất chặt chẽ, hạn chế được tới mức tối đa những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán, song lại có nhược điểm là số lượng sổ sách rất lớn, cho dù có sự trợ giúp của máy tính nhưng công việc của kế toán viên vẫn rất phức tạp. Kế toán phải mất nhiều thời gian, công sức để đối chiếu, kiểm tra sổ. Mặt khác, với hình thức sổ nhật ký chứng từ, việc áp dụng kế toán máy sẽ khó khăn hơn các hình thức sổ khác vì số lượng sổ sách theo hình thức này là rất lớn, một phần mềm máy tính không thể thiết kế được tất cả các loại sổ sử dụng được, có nhiều loại sổ sách kế toán đòi hỏi kế toán viên phải tự tập hợp, kết chuyển số liệu và tự chuyển sổ giống như thực hiện kế toán thủ công. 2. Cách đánh số thẻ TSCĐ còn chưa hợp lý. Ví dụ, tại công ty, kế toán thường đánh số theo thứ tự 1,2, 3…Cách đánh này sẽ gây nhiều khó khăn trong việc quản lý cũng như việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến từng TSCĐ vì qua đó không thể cung cấp thông tin về loại TSCĐ, thời gian bắt đầu sử dụng trong khi số lượng TSCĐ trong công ty là rất lớn. Điều đó dẫn đến khó khăn trong việc quản lý và theo dõi hạch toán TSCĐ. 3. Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ còn chưa hợp lý. Hiện nay, TSCĐ trong toàn công ty được áp dụng theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp này đơn giản dễ tính toán nhưng lại không phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng, có nghĩa nó không phản ánh đúng tỷ lệ giữa chi phí khấu hao bỏ ra với lợi ích thu được từ việc sử dụng TSCĐ. Những năm đầu máy móc thiết bị còn mới, giá trị sử dụng lớn, vì thế lợi ích tạo ra trong sản xuất kinh doanh lớn hơn. Những năm sau đó, do hao mòn hữu hình làm giá trị sử dụng của tài sản giảm nên rõ ràng lợi ích đem lại không thể bằng so với trước. Phương pháp này càng không thích hợp với các TSCĐ có hao mòn vô hình nhanh, những TSCĐ cần thiết phải thu hồi vốn sớm, hay những tài sản hoạt động không thường xuyên, liên tục. 4. Mặc dù quy định của Bộ Tài chính là khấu hao TSCĐ được tính theo nguyên tắc tròn tháng nhưng trong hạch toán TSCĐ, vẫn có một số TSCĐ mới đưa vào sử dụng kế toán đã trích khấu hao ngay trong tháng đó hoặc một số TSCĐ giảm trong tháng, thì kế toán cũng ngừng trích khấu hao tài sản đó ngay trong tháng. Theo như quy định chung tại Công ty Đá hoa Granito, khấu hao được tính theo tháng. Tuy nhiên, có những trường hợp đến cuối quý kế toán mới tiến hành trích khấu hao cho cả ba tháng. Điều này sẽ gây nên sự biến động lớn về chi phí trong kỳ kế toán. 5. Thông thường công tác sửa chữa lớn TSCĐ ở công ty đều được thuê ngoài. Do đó công ty sẽ không thực hiện lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí SXKD trong kỳ nên toàn bộ chi phí sửa chữa lớn này phát sinh ở các kỳ kế toán nào được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí của các bộ phận có TSCĐ sửa chữa lớn. Do vậy ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành sản xuất trong kỳ làm cho giá thành không ổn định giữa các kỳ kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động kinh doanh của đơn vị. 3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông Xuất phát từ những vấn đề trên, để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả của công tác hạch toán, quản lý TSCĐ. Qua thời gian thực tập tại công ty em đã tìm hiểu đi sâu nghiên cứu thực tế tại công ty, em xin đưa ra một số ý kiến chủ quan của mình nhằm góp phần hoàn thiện hơn việc tổ chức hạch toán TSCĐ của công ty. Công ty có thể đặt riêng một chương trình kế toán sử dụng cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình (hiện nay công ty đang áp dụng phần mềm access) hoặc chuyển đổi hình thức sổ theo hình thức nhật ký chung hoặc chứng từ ghi sổ. Vì hai hình thức sổ trên, khi áp dụng kế toán máy có thể phù hợp với mọi loại hình, quy mô doanh nghiệp. Cách đánh số thẻ TSCĐ: nhìn chung yêu cầu lớn nhất của việc đánh số này phải khoa học, giúp cho việc quản lý, hạch toán TSCĐ trên sổ sách được dễ dàng. Nhất là hiện nay trong toàn Công ty đang áp dụng mạng máy tính hệ thống chương trình kế toán, kế toán phải “mã hoá danh mục TSCĐ” để việc đánh số TSCĐ thống nhất trong toàn công ty. Sau đây tôi xin nêu ra một đề nghị về cách đánh số TSCĐ. Đầu tiên: kế toán quy ước lấy các chữ cái đặt cho từng nhóm TSCĐ. Cụ thể trong công ty có 4 loại TSCĐ: Biểu số 1: Ký hiệu các nhóm TSCĐ STT Nhóm TSCĐ Ký hiệu 1 Nhà cửa, vật kiến trúc A 2 Máy móc thiết bị B 3 Phương tiện vận tải C 4 Dụng cụ quản lý D Ví dụ, trường hợp công ty mua xe ôdây chuyền sản xuất ngày 14/02/2007, TSCĐ này thuộc nhóm máy móc thiết bị, bắt đầu đưa vào sử dụng từ tháng 3. Vậy kế toán sẽ đánh số thứ tự dây chuyền này là 01. Biểu số 2: Cách đánh số thẻ TSCĐ Nhóm TSCĐ Năm đưa vào sử dụng Tháng đưa vào sử dụng Số thứ tự Mã số (số thẻ TSCĐ) B 07 03 01 B070301 3. Để phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng, có nghĩa phản ánh đúng tỷ lệ giữa chi phí khấu hao bỏ ra với lợi ích thu được từ việc sử dụng TSCĐ, kế toán nên lựa chọn phương pháp tính khấu hao cho phù hợp với từng loại TSCĐ. Ví dụ với nhà cửa, vật kiến trúc, quyền sử đất hao mòn hữu hình cũng như hao mòn vô hình chậm, kế toán có thể vẫn áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. Với các loại TSCĐ là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải có hao mòn hữu hình nhanh và dụng cụ quản lý (nhất là các loại máy tính điện tử, các thiết bị tin học điện tử), phần mềm máy tính có hao mòn vô hình nhanh thì kế toán nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để có thể sớm thu hồi vốn sớm. Kế toán cần tuân thủ nguyên tắc tròn tháng khi tính khấu hao và nên trích khấu hao cho từng tháng. Nếu có mở sổ chi tiết liên quan đến khấu hao theo quý thì số liệu sẽ được tổng hợp từ các sổ chi tiết tháng. 5. Kế toán nên trích khấu hao cho từng tháng. Nếu có mở sổ chi tiết liên quan đến khấu hao theo quý thì số liệu sẽ được tổng hợp từ các sổ chi tiết tháng. Việc sủa chữa lớn TSCĐ ở công ty hiện nay (toàn bộ chi phí sửa chữa lớn đều được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng bộ phận chịu chi phí trong kỳ (điều này ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành sản phẩm). Để khắc phục vấn đề này công ty thực hiện công tác trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất trong kỳ của các bộ phận sử dụng TSCĐ. Công tác trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có thể được thực hiện qua sơ đồ 29 sau: TK 241 (241.3) TK 335 TK 627,641,642 Chi phí chữa lớn Trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh hàng kỳ kế toán Việc thực hiện công tác trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ được dựa trên kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ của công ty. Việc trích trước này được thực hiện ở các kỳ kế toán trong 1 niên độ kế toán. Đến cuối niên độ kế toán căn cứ vào chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh và số đã trích trước kế toán có nghĩa vụ điều chỉnh cho phù hợp. Nếu chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh (kế toán ghi tăng chi phí hạch toán toàn bộ hoặc phân bổ dần vào chi phí trong kỳ). Nếu chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn chi phí thực tế phát sinh kế toán sẽ điều chỉnh giảm chi phí kinh doanh trong kỳ. Với công tác trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ này sẽ làm ổn định tình hình giá thành sản xuất giữa các kỳ, đảm bảo tính ổn định của sản xuất kinh doanh. Kết luận Với vai trò là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có ảnh hưởng to lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết cách sử dụng các nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả nhất. Đó là yêu cầu rất lớn đặt ra không chỉ cho riêng Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông mà còn là yêu cầu với mọi đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh. Bí quyết dẫn tới thành công của Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông hiện nay một phần chính là nhờ việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của mình, trong đó có việc sử dụng hiệu quả TSCĐ nói chung và TSCĐ HH nói riêng. Chúng ta cùng hy vọng công ty sẽ ngày càng hoàn thiện về bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác hạch toán kế toán đặc biệt là công tác tổ chức hạch toán TSCĐ để đạt được mục tiêu chung đã đề ra là xây dựng Công ty “An toàn- ổn định- Phát triển- Hiệu quả” và để công ty luôn là một trong những doanh nghiệp mạnh của cả nước. Thời gian thực tập tại Công ty đã giúp cho em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời quá trình thực tập thực tế cũng giúp em học hỏi được nhiều điều bổ ích từ sự vận dụng linh hoạt chế độ kế toán cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị. Tuy đã có nhiều cố gắng, song với kiến thức còn hạn chế nên bài chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ kế toán để bài chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, đặc biệt là phòng tài chính kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo -Th.s Dương Nhạc đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này. Hà nội, tháng 4 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Hạnh Mục lục Trang Mở đầu Chương I: Lí luận chung về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp sản xuất 1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1 Khái niệm, vị trí và vai trò của TSCĐ 1.1.1.1 Khái niệm TSCĐ 1.1.1.2 Vị trí, vai trò của TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.2 Phân loại và đánh giá tài sản cố định 1.1.2.1 Phân loại tài sản cố định 1.1.2.1.1 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện 1.1.2.1.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu 1.1.2.1.3 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành 1.1.2.1.4 Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng 1.1.2.2 Đánh giá tài sản cố định 1.1.2.2.1 Nguyên giá tài sản cố định (giá trị ghi sổ ban đầu) 1.1.2.2.2 Giá trị hao mòn của tài sản cố định 1.1.2.2.3 Giá trị còn lại của tài sản cố định 1.1.3 Yêu cầu quản lý tài sản cố định và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ 1.1.3.1 Yêu cầu quản lý TSCĐ 1.1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ 1.2 Tổ chức kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định 1.2.2 Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định 1.2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng 1.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng. 1.2.2.3 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình, vô hình. 1.2.3 Kế toán khấu hao TSCĐ 1.2.3.1 Khái niệm khấu hao TSCĐ 1.2.3. 2 Nguyên Tắc tính khấu hao TSCĐ 1.2.3.3 Các Phương pháp tính khấu haoTSCĐ 1.2.3.4 Kế toán tổng hợp khấu hao TSCĐ 1.2.4 Kế toán sửa chữa TSCĐ 1.2.5 Kế toán kiểm kê đánh giá lại TSCĐ Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình ở công cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông 2.1 Đặc điểm chung của công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông 2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty 2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.3 Đặc điểm tổ chức của công ty 2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.4.2 Hình thức kế toán 2.1.4.3 Một số vấn đề cơ bản khác 2.2 Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định HH ở công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông 2.2.1 Đặc điểm tài sản cố định trong công ty 2.2.2 Phân loại và đánh giá TSCĐ HH ở công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông 2.2.2.1 Phân loại TSCĐ HH 2.2.2.2 Đánh gía TSCĐ HH 2.2.2.2.1 Đánh giá TSCĐ HH theo nguyên giá 2.2.2.2.2 Đánh giá TSCĐ HH theo giá trị hao mòn 2.2.2.2.3 Đánh giá TSCĐ HH theo giá trị còn lại 2.2.3 Tổ chức kế toán TSCĐ HHtại công ty 2.2.3.1 Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ HH tại công ty 2.2.3.2 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ HH tại công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông 2.2.3.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng 2.2.3.2.2 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ HH 2.2.3.2.3 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐHH 2.2.4 Kế toán khấu hao TSCĐHH 2.2.5 Kế toán sửa chữa TSCĐHH 2.2.6 Công tác kiểm kê và đánh giá lại TCSĐHH Chương 3: Một số ý kiến về công tác kế toán tài sản cố định Hữu hình ở công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông 3.1. Nhận xét về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tài sản cố định nói riêng tại Công Ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông 3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36849.doc
Tài liệu liên quan