Chuyên đề Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Sơn Tổng hợp Hà nội

Trong thời gian thực tập ở Công ty sơn Tổng hợp Hà nội nhờ sự hướng dẫn tận tình của Thầy cô giáo, của ban giám đốc Công ty- các phòng ban có liên quan và đặc biệt là cán bộ nhân viên phòng Kế toán- Tài vụ, cùng với sự nỗ lực cố gắng của ban thân tôi đi sâu nghiên cứu thực tế kế toán và hoàn thành bản báo cáo thực tập về đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sơn Tổng hợp Hà nội”. Qua đó mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét và một số đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng. Song do trình độ còn hạn chế, kiến thức ít ỏi, thời gian thực tập chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô giáo các cán bộ nhân viên, đặc biệt là phòng kế toán Công ty để bản báo cáo này phong phú về lý luận và sát với thực tế của Công ty. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và các phòng ban chức năng và đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán tài vụ Công ty Sơn tổng hợp Hà nội và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi thực hiện bản báo cáo này.

doc78 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Sơn Tổng hợp Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p ghi: Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành của Bộ tài chính. - Cột 1: Ghi ngày, tháng ghi sổ. - Cột 2+3: Ghi sổ và ngày, tháng lập của chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ. - Cột 4: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Cột 5: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào sổ cái - Cột 6: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng. - Cột 7: Ghi số tiền phát sinh các tài khoản ghi Nợ. - Cột 8: Ghi số tiền phát sinh các tài khoản ghi Có. Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang. Về nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên trong trường hợp một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi sổ cái, đơn vị có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó. 7.3 Hình thức chứng từ ghi sổ 7.3.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: - Ghi theo trình từ thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. 7.3.2 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 7.3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của tài khoản trên bảng cân đối phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. 7.4 Hình thức nhật ký chứng từ 7.4.1 Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ (NKCT) Tập hợp và hệ thống báo cáo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Kết hợp việc hạch toán tổng hợp với hạch toá chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu số in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chi tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo Tài chính. 7.4.2 Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ - Bảng kê - Sổ cái - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết 7.4.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào những chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán. Chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chi tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Phần II: Tình hình hạch toán và tính giá thành sản phẩm ở công ty sơn tổng hợp hà nội 1.Đặc điểm chung của công ty sơn tổng hợp hà nội: 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam. Công ty được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/9/1970 với tên gọi ban đầu là Nhà máy Sơn mực in Tổng hợp Hà Nội và đến năm 1992 công ty mới có tên gọi như ngày nay. Tên giao dịch quốc tế: HANOI SYNTHETIC PAINT COMPANY (HasynpaintCo) Hiện nay, trụ sở chính đồng thời là cơ sở sản xuất của công ty đặt tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Từ khi mới thành lập cơ sở vật chất ban đầu của công ty còn rất nghèo nàn và thô sơ, sản phẩm chủ yếu là sơn gốc dầu và mực in để phục vụ cho các nhà in báo của Đảng và nhà nước. Từ 1971, Nhà máy Sơn mực in đã mạnh dạn lắp một nồi nấu nhựa Alkyd cỡ 300 lít, gia nhiệt bằng than và sơn Alkyd cũng có mặt từ đó tuy nhiên chất lượng còn kém. Năm 1974, Nhà máy Sơn mực in mở rộng cả về phạm vi, qui mô sản xuất và cơ sở vật chất. Cũng trong thời điểm này, sản phẩm sơn Alkyd của nhà máy đã chiếm ưu thế trong làng sơn Việt Nam. Từ sau 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổng cục Hoá chất được tiếp nhận thêm một số cơ sở sản xuất sơn ở miền Nam như Xí nghiệp Sơn á Đông, sơn Việt Điểu. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất này có sản lượng không lớn vì vậy Nhà máy sơn mực in vẫn là con chim đầu đàn trong ngành sơn của Tổng cục Hoá chất. Trong thời gian tiếp theo, Nhà máy Sơn mực in đã sớm trở thành trung tâm ứng dụng nhiều công trình nghiên cứu của các viện, các trường đại học, đặc biệt là các đề tài của Viện Hoá Công nghiệp. Để hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu được áp dụng nhanh chóng vào sản xuất, nhà máy Sơn mực in ngoài việc sản xuất nâng cao sản lượng sơn và mực in hàng năm, nhà máy đã cho lắp đặt thêm các máy móc và thiết bị như: Năm 1979: Lắp đặt một hệ thống tổng hợp nhựa phenol. Năm 1982: Xây dựng xưởng sản xuất bột ôxit sắt. Năm 1984: Xây dựng xưởng cao su vòng hoá. Từ hệ thống sản xuất nhựa của các xưởng này nhà máy đã cho ra đời thêm nhiều sản phẩm mới như sơn Alkyd - melamin, sơn chống hà, sơn cách điện. Thời kỳ sau 10 năm đổi mới (từ 1989 đến nay), với sự đầu tư đúng hướng từng bước chẵc chắn, nhờ đó công ty đã có mức tăng trưởng bình quân 20%/năm và đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường sơn Việt Nam mà thời điểm này đã có nhiều hãng sơn nước ngoài tham gia. Năm 1992 được xem là cái mốc khá quan trọng đối với sự hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty mạnh dạn lập dự án vay 55.000USD đầu tư công nghệ mới vào dây chuyền sản xuất sơn Alkyd - sản phẩm truyền thống được thị trường tin dùng. Chỉ sau 1 năm khi dây chuyền sản xuất đi vào hoạt động sản lượng sơn của công ty đã tăng gấp đôi (năm 1993 sản xuất được 1200 tấn sơn Alkyd). Năm 1995, công ty đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đưa trọn vẹn 5 dây chuyền thiết bị hiện đại vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Đến 31/12/1992 Nhà máy đã được thành lập lại theo quyết định số 682/QĐ/HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty Hoá chất Việt Nam và đổi tên gọi thành Công ty Sơn tổng hợp Hà nội như hiện nay. Cũng từ quyết định này Công ty đã được phép hoạt động và hạch toán kinh tế độc lập. Năm 1997, công ty đã hợp tác với công ty PPG của Mỹ để cung cấp sản phẩm dịch vụ, tư vấn kỹ thuật sơn ô tô cho hãng Ford Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, cũng trong năm này công ty đã hợp tác với hãng Kawakami của Nhật Bản cung cấp sơn xe máy cho công ty Honda Việt nam và Yamaha Việt nam, góp phần thực hiện chủ trương nội địa hoá sản phẩm của nhà nước. Công ty không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường như sơn epoxy, sơn polyurethan, sơn cao su clo hoá, sơn phản quang, sơn tường... Hàng năm công ty tiêu thụ trên 200 tấn các loại, chiếm từ 10 - 12% sản lượng tiêu thụ của Công ty. Năm 1998, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất nhựa Alkyd hiện đại với công suất 3000 tấn/năm ở giai đoạn đầu và sẽ nâng lên 6000 tấn/năm ở giai đoạn hai vào những năm 2000. Nhờ đó công suất sản xuất nhựa tăng gấp 5 lần, chất lượng tương đương với chất lượng nhựa mà trước đây công ty vẫn phải nhập ngoại. Đặc biệt, tháng 7/1999 hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002. Từ đây, các sản phẩm của Công ty tung ra thị trường đã được khẳng định hơn về chất lượng và có uy tín lớn. Trải qua hơn 30 năm kể từ ngày thành lập đến nay Công ty đã từng bước phát triển lớn mạnh cả về đội ngũ cán bộ công nhân viên và qui mô sản xuất. Công ty đã tạo được niềm tin và uy tín tốt đối với khách hàng và các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước, giữ vững và phát huy vị thế của mình trên thị trường sơn đầy biến động. 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác do đặc điểm của ngành hoá chất, sản phẩm sản xuất có nhiều loại khác nhau nên việc tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý cũng mang những đặc thù riêng và ngày càng hoàn thiện, đổi mới đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với chính sách chế độ quy định. Đảng uỷ Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty có thể biểu diễn theo sơ đồ sau Công đoàn Giám đốc Cty P.giám đốc P.giám đốc P.Kỹ thuật P.Thị trường P.Kế hoạch P.đảm bảo chất lượng P.Kế toán P.Tổ chức P. Vật tư P.Tiêu thụ Công ty đã sử dụng cơ cấu tổ chức theo chức năng hoạt động. Giám đốc: là người quản lý cao nhất. Giám đốc đại diện cho Công ty chịu trách trách nhiệm trước Tổng Công ty, Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc là người toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm quản lý sử dụng có hiệu quả các tài sản của doanh ngiệp. Phó giám đốc: có nhiệm vụ chỉ đạo và điều hành công tác theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quá trình thực hiện công việc và kết quả của công việc được giao. Song song với Ban giám đốc là Đảng uỷ và Công đoàn Các phòng ban chức năng bao gồm: Phòng đảm bảo chất lượng: xây dựng, áp dụng hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm của Công ty. Kiểm soát các thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm. Phòng kỹ thuật công nghệ: xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ sản xuất trong công ty. Nghiên cứu các yêu cầu của khách hàng để thiết kế sản phẩm cho phù hợp. Khảo sát sản phẩm mới, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng. Phòng cơ điện: lập kế hoạch và tổ chức điều hành việc sửa chữa, lắp đặt máy móc thiết bị. Thực hiện việc cải tiến máy móc thiết bị để đảm bảo đầy đủ các điều kiện kỹ thuật theo yêu cầu của công nghệ sản xuất. Phòng kế hoạch: xây dựng kế hoạch sản xuất theo năm, tháng để giao cho các đơn vị. Theo dõi, điều độ sản xuất, tiếp nhận và xem xét yêu cầu cung cấp các loại sơn. Phòng thị trường: nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch phân phối sản phẩm. Tìm kiếm và phát triển các đại lý, các cửa hàng bán lẻ thuộc công ty. Thực hiện các quá trình xúc tiến, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm. Phòng tiêu thụ: bán hàng, thông tin cho khách hàng về khả năng cung cấp sản phẩm của công ty. Điều hành hoạt động bán hàng của các cửa hàng bán lẻ thuộc Công ty. Phòng quản lý vật tư: thực hiện và kiểm soát công tác chuẩn bị tài liệu mua hàng. Lựa chọn nhà cung ứng, tổ chức tiếp nhận vật tư, đảm bảo chất lượng của nguyên liệu mua về phù hợp với những yêu cầu chất lượng sản phẩm của công ty. Phòng Tổ chức hành chính: tham mưu cho ban Giám đốc về tổ chức nhân sự và quản lý cán bộ công nhân viên, công tác văn phòng, y tế, văn thư lưu trữ. Xây dựng và ban hành cơ chế quản lý nội bộ trong Công ty, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên để giám đốc thông qua. Phòng kế toán: có trách nhiệm thống kê, hạch toán kinh tế, kiểm soát hoạt động kinh tế, tài chính của Công ty. Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh làm cơ sở để Ban giám đốc đưa ra các quyết định. Tóm lại, với cơ cấu tổ chức như trên là hợp lý và phù hợp với kế hoạch phát triển lâu dài của công ty. Trong đó các phòng ban được sự chỉ đạo thống nhất của Ban giám đốc để thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, tránh được sự chỉ đạo trùng lặp trong khâu tổ chức và chỉ đạo sản xuất, thông tin giữa cán bộ chỉ đạo và nhân viên được giải quyết nhanh hơn. 1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất và hệ thống sản xuất 1.3.1 Hệ thống sản xuất Hiện tại, Công ty có 6 phân xưởng, bao gồm: + 3 phân xưởng sản xuất sơn, + 1 phân xưởng tổng hợp nhựa làm nguyên liệu chính cho sản xuất sơn + 1 phân xưởng sản xuất thùng hộp + 1 phân xưởng cung cấp năng lượng: điện, nước… cho toàn công ty Ngoài ra các phòng ban chức năng có trách nhiệm theo dõi giám sát các phân xưởng sản xuất về kỹ thuật, chất lượng cũng như số liệu nhập kho…. 1.3.2 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sơn Đây là một quá tình sản xuất mà nó hình thành như một bộ máy liên quan đến nhiều khâu, nhiều bộ phận trong đó mỗi khâu mỗi bộ phận có chức năng riêng và có liên quan chặt chẽ với nhau, thể hiện qua sơ đồ sau: Nguyên vật liệu Dầu thảo mộc Bột màu, bột độn Nhựa thiên nhiên Nhựa tổng hợp + Dung môi Dung môi Phụ gia Rượu đa chức Muối trộn Pha chỉnh Nghiền cán Đóng hộp Nhập kho, tiêu thụ Hiện nay Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 nên từng công đoạn và khi kết thúc công đoạn đều phải qua kiểm tra chất lượng để đạt tiêu chuẩn Công ty hoặc tiêu chuẩn nhà nước. Nguyên vật liệu đưa vào sản xuất chủ yếu là dầu thảo mộc,các loại hoá chất, bột mầu, dung môi, và các loại phụ gia …các nguyên liệu này đều đã được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sản xuất. Qui trình sản xuất được tiến hành theo từng công đoạn: _ Qui trình tổng hợp nhựa Alkyd : dùng dầu thảo mộc, dung môi, rươu đa chức ,AP, các chất xúc tác đưa vào hệ thống tổng hợp nhựa AK, Sau quá trình tổng hợp nhựa ( khoảng 30 h liên tục ) sản phẩm là nhựa Alkyd đóng vai trò là chất tạo màng cho sơn Qui trình sản xuất sơn: Dùng bột màu, nhựa Alkyd, dung môi, phụ gia… qua các công đoạn muối trộn ( thiết bị khuấy) sau đó đưa vào nghiền thành Past sơn ( dạng sệt) . Sau đó dùng xăng pha sơn để pha loãng theo tỷ lệ qui định trong định mức, bổ xung thêm các loại phụ gia để thành sơn. Cuối mỗi công đoạn, bộ phận KCS của đơn vị tự kiểm tra chất lượng nếu đạt mới cho chuyển tiếp công đoạn sau. _ Sau khi pha thành sơn, bộ phận KCS của Công ty kiểm tra chất lượng, nếu đạt thì mới cho phép đóng hộp nhập kho để tiêu thụ. 1.4 Đặc điểm công tác tổ chức hạch toán kế toán: 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán: Với cách tổ chức quản lý sản xuất, quy mô và đặc điểm hoạt động của công ty, trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán đòi hỏi Công ty phải tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Tổ chức bộ máy kế toán tập trung ở Công ty đảm nhận các nhiệm vụ như: Hạch toán nhập xuất vật liệu, công cụ dụng cụ lao động, tính tiền lương phải trả, phân bổ tiền lương, tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, hạch toán về tạm ứng, thanh toán với khách hàng, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, TSCĐ, vốn kinh doanh, quỹ của Công ty và lạp ra báo cáo tài chính. Đóng hộp Việc tổ chức hạch toán kế toán tập trung ở Công ty sơn tổng hợp Hà là phù hợp với địa điểm hoạt động của Công ty, địa bàn hẹp đi lại thuận lợi nó đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất với công tác kế toán toàn Công ty. Việc kiểm tra xử lý thông tin kế toán được tiến hành kịp thời chặt chẽ, lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt kịp thời toàn bộ thông tin kế toán. Từ đó thực hiện kiểm tra và chỉ đạo sát sao hoạt động của Công ty, việc phân công lao động chuyên môn hoá và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán thực hiện được dễ dàng với bộ máy gọn nhẹ. Kế tán trưởng kiêm kế toán tính giá thành Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán tiêu thụ + TSCĐ Ké toán tiền lương + BHXH Ké toán theo dõi người bán Kế toán ngân hàng Kế toán vật liệu và tổng hợp Phòng kế toán của công ty gồm 8 người: 1kế toán trưởng, 6 kế toán viên và 1 thuỷ quỹ trong đó mỗi người được phân công một công việc cụ thể như sau: + Kế toán trưởng phụ trách chung chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán thực hiện, tổ chức và lập báo cáo tài chính, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản lý, phân công công việc cho các nhân viên kế toán. Tổ chức và phân công chức năng nhiệm vụ cho từng người, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cấp trên và Nhà nước về các báo cáo kế toán tài chính. + Một thủ quỹ theo dõi và quản lý tiền mặt. + Một kế toán theo dõi nhập xuất vật liệu, công cụ dụng cụ và tổng hợp. + Một kế toán tiền lương, thanh toán bảo hiểm xã hội. + Một kế toán thanh toán. + Một kế toán thanh toán với ngân hàng. + Một kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm và theo dõi thuế VAT phải nộp + TSCĐ. + Một kế toán theo dõi người bán hàng, theo dõi thuế VAT đầu vào được khấu trừ. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ: Hiện tại Công ty thực hiện kế toán theo hình thức nhật ký chưáng từ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Các tài khoản kế toán sủ dụng theo hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp. Sơ đồ, trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc Bảng phân bổ Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ quỹ Sổ cái Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Trình tự ghi sổ: 1. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê. Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh trong các bảng kê, nhật ký chứng từ thì đồng thời ghi vào các sổ (thẻ) kế toán chi tiết. Chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt được chi ghi vào sổ quỹ sau đó ghi vào bảng kê, nhật ký chứng từ liên quan Cuối tháng căn cứ số liệu chứng từ gốc tập hợp vào bảng phân bổ, rồi từ bảng phân bổ , bảng kê, sổ kế toán chi tiết ghi vào nhật ký chứng từ liên quan, sau đó từ các nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái Căn cứ các sổ(thẻ) kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp số liệu chi tiết Cuối tháng kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các nhật ký chứng từ với nhau, giữa các chứng từ với bảng kê, giữa sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết Căn cứ số liệu từ nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo tài chính. 2.Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sơn tổng hợp Hà nội. 2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất: Do đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quản lý và quy trình công nghệ sản xuất, việc sản xuất sơn tổng hợp các loại ở Công ty Sơn tổng hợp Hà nội có những đặc thù riêng , vì vậy chi phí sản xuất ở đơn vị bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí nhân công và những chi phí khác. Những chi phí này được phân loại thành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Công tác chi phí được quản lý theo định mức kinh tế kỹ thuật đã được Tổng công ty Hoá chất Việt nam phê duyệt. 2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của ngành hoá chất, từ tình hình thực tế và đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty là liên tục từ khi đưa vật liệu vào cho tới khi sản phẩm hoàn thành và nhập kho. Sản phẩm của Công ty là sơn tổng hợp cac loại. Do vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty chính là đối tượng tính giá thành sản phẩm. 2.3 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty sơn Tổng hợp Hà nội. Công ty sơn Tổng hợp Hà nội hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên có thể biểu hiện theo sơ đồ sau: TK 152 TK 621 TK 154 TK 632 (1) (4a) TK 155 TK 334,338 TK 622 (5) (6) (2) (4b) TK 111,112,214 TK 627 (4c) Trong đó: Xuất kho vật liệu dùng trong quá trình quản lý Tính tiền lương phải trả, trích BHXH của công nhân sản xuất, nhân viên phân xưởng. Chi phí sản xuất chung phát sinh (Trích khấu hao TSCĐ, chi bằng tiền…) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Nhập khập kho thành phẩm. Kết chuyển giá vốn hàng bán. 2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu là một yếu tố cơ bản trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của vật liệu tiêu hao cho quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩm. Vật liệu bao gồm nhiều chủng loại, chủ yếu là mua ngoài theo giá thị trường, vì vậy nó cũng gây khó khăn cho quá trình hạch toán vật liệu bởi vì trong nền kinh tế thị trường vật liệu thường có nhiều biến động về giá cả theo sự biến động về giá trên thị trường. Để theo dõi tổng quát tình hình nhập - xuất - tồn, của toàn bộ vật liệu kế toán mở tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” Để theo dõi tổng quát tình hình nhập - xuất - tồn, của công cụ, dụng cụ kế toán mở tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”. Chi phí vật liệu cho sản xuất sản phẩm ở Công ty sơn tổng hợp Hà nội bao gồm giá trị thực tế của vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm đó là: Dầu thảo mộc, nhựa thiên nhiên, xăng pha sơn, bột màu… Đối với loại chi phí này Công ty đã xây dựng định mức chi phí cụ thể công tác tập hợp chi phí vật liệu trực tiếp ở Công ty được tiến hành như sau: Trước hết phòng Kế hoạch căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức sử dụng nguyên vật liệu tiến hành giao nhiệm vụ cho các phân xưởng. Các phân xưởng căn cứ vào sản lượng và chủng loại sản phẩm được giao tiến hành lập phiêú lĩnh vật tư chuyển cho thủ kho để lĩnh vật tư sản xuất Khi xuất kho, căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư theo định mức, ( trên phiếu lĩnh vật tư theo định mức có ghi rõ ràng đơn vị sử dụng, đối tượng sử dụng, tên vật liệu, số lượng lĩnh và có đầy đủ chữ ký của người có trách nhiệm ). Thủ kho cùng với người nhận vật liệu phải tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng, sau đó người nhận vật tư phải ký xác nhận vào phiếu xuất kho số lượng thực lĩnh. Thủ kho căn cứ vào những chứng từ nhập, xuất vật liệu để ghi vào thẻ kho, cuối tháng bàn giao phiếu lĩnh vật tư, phiếu xuất kho và thẻ kho cho phòng kế toán để chấm thẻ kho và xác nhận số dư ( về mặt lượng ). Cuối quý để tính giá thành thực tế vật liêu và công cụ, dụng cụ, kế toán dùng bảng kê số 3: Định kỳ căn cứ vào các chứng từ gốc ( Phiếu lĩnh vật tư, phiếu xuất kho…) kế toán tổng hợp và phân loại theo từng loại nguyên vật liệu, căn cứ vào mục đích sử dụng định khoản ngay trên chứng từ đó, theo giá hạch toán. Sau khi tập hợp đủ chứng từ kế toán tính toán, vào bảng phân bổ số 2, cột giá hạch toán. Để tính được giá thực tế vật liệu và công cụ, dụng cụ xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng bằng cách lấy số liệu ở bảng phân bổ số 2 ( Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ) giá hạch toán nhân với hệ số chênh lệch đã tính được ở bảng kê số 3. Phiếu đề nghị lĩnh vật tư TT Tên nguyên vật liêu Đơn vị tính Số lượng 1 2 3 4 Xy len Xăng pha sơn Toluen ButylAcetat …….. Kg Kg Kg Kg ... 38.000 92.000 5.000 500 …. Cộng Kg 152.000 Dùng vào việc: Dung môi để sản xuất sơn tháng 2 năm 2002 phân xưởng Sơn Tường Người đề nghị Trưởng đơn vị Giám đốc duyệt Mẫu số:02 – VT QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 Của Bộ Tài chính Phiếu xuất kho Ngày:…tháng:…năm:… Đơn vị… Số:… Địa chỉ: … Nợ:… Có:… Họ, tên người nhận hàng: Anh Linh Địa chỉ: Phân xưởng Sơn Tường Lý do xuất kho: Dung môi để sản xuất sơn tháng 2 năm 2002 Xuất tại kho: Số 4 ( Kho Vĩnh ) Số TT Tên nhãn hiệu, qui cách phẩm chất vật tư (SP, HH) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1, Xy len Kg 38.000 38.000 2 Xăng pha sơn Kg 92.000 92.000 3 Toluen Kg 5.000 5.000 4 ButylAcetat Kg 500 500 …… Xuất, ngày….Tháng….năm 2002 Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Thủ trưởng đơn vị (Ký,họ tên ) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Bảng kê số 3 Tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ ( TK 152, 153 ) Tháng 1+2+3 năm 2002 TT Chỉ tiêu TK 152- Nguyên liệu vật liệu TK 153- Công cụ dụng cụ HT TT HT TT 1 I. Số dư đầu kỳ 18.837.322.271 18.837.322.271 134.748.149 134.748.149 2 II. Số phát sinh trong tháng 12.615.882.674 13.097.132.604 167.133.760 190.547.760 3 Từ nhật ký chứng từ số 1 ( ghi có TK 112 ) 423.727.820 471.567.331 127.415.760 150.829.760 4 Từ nhật ký chứng từ số 2 ( ghi có TK 112 ) 6.000.000 5 Từ nhật ký chứng từ số 5 ( ghi có TK 331 ) 11.656.144.140 12.104.529.386 26.643.000 26.643.000 6 Từ nhật ký chứng từ khác ( ghi có TK 141) 536.010.714 515.035.887 13.075.000 13.075.000 7 III. Số dư + phát sinh (I+II) 31.427.054.945 31.934.454.875 301.881.909 325.295.909 8 IV. Hệ số chênh lệch 1,016 1,08 9 V. Xuất dùng trong kỳ 16.815.593.156 17.084.642.646 200.993.209 217.072.665 10 VI. Tồn kho cuối kỳ (III-V) 14.611.461.789 14.849.812.229 100.888.700 108.223.244 Bảng phân bổ nguyên vật liệu vật liệu công cụ, dụng cụ Tháng 1+2+3 năm 2002 TT Ghi có các TK Đối tượng SD (ghi nợ các TK) TK 152 TK 153 HT TT HT TT 621 Chi phí nguyên vật liệu trựctiếp 16.362.901.227 16.624.707.646 193.028.709 208.471.005 627.1 Chi phí sản xuất chung 175.553.758 175.553.758 7.964.500 8.601.660 642.1 Chi phí quản lý doanh nghiệp 56.309.700 56.309.700 511.2 Giá thành vật tư tiêu thụ 220.828.471 228.071.542 Cộng 16.815.593.156 17.084.642.646 200.993.209 217.072.665 Định khoản: Nợ TK 621 16.362.901.227 Có TK 152 16.624.707.646 Có TK 153 208.471.005 Sau đó căn cứ vào dòng, cột nợ TK 621 Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp Có các TK 152, 153 để ghi vào nhật ký chứng từ số 7 theo dòng và cột tương ứng. Từ nhật ký chứng từ số 7 lấy số liệu để ghi vào sổ cái TK 162 theo dòng cột tương ứng 2.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Hiện nay Công ty sơn tổng hợp Hà nội đang áp dụng hai hình thức tiền lương đó là lương thời gian và lương sản phẩm. Lương thời gian áp dụng cho bộ máy quản lý, chỉ đạo sản xuất sản phẩm và những công việc không có định mức hao phí nhân công. Lương sản phẩm được áp dụng cho các bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm và những công việc có định mức hao phí nhân công. Chi phí trực tiếp về nhân công của Công ty bao gồm tiền lương của công nhân các phân xưởng sản xuất của Công ty. Đơn giá nhân công được sử dụng là đơn giá nội bộ của Công ty do các phòng chức năng lập và đã được Tổng công ty Hoá chất Việt Nam duyệt. Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là các bảng chấm công hàng tháng, bảng thanh toán lương sản phẩm theo khối lượng, đơn giá, thời gian và chất lượng sản phẩm hoàn thành. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, trình độ tay nghề, cấp bặc công việc, kế toán tiến hành tính lương cho từng người cho toàn Công ty bằng cách căn cứ vào hệ số bậc lương. Ví dụ: về cách tính lương sản phẩm các phân xưởng trong công ty Sơn tổng hợp Hà nội. Bảng thanh toán lương sản phẩm Đơn vị: phân xưởng sơn cao cấp TT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Sơn ghi Alkyd (Loại 9 kg ) Tấn 11,495 72.204 829.985 2 Sơn ghi Alkyd (Loại 3 kg ) - 18,288 81.204 1.485.000 … …………… - ………. …….. ………. … …………… - ………. …….. ………. … …………… - ………. …….. ………. 6 Sơn đen Alkyd (Loại 7,5 kg ) - 1,365 82.599 112.748 7 Sơn đen Alkyd (Loại 2,5 kg ) - 2,850 91.599 261.057 Tổng 3.556.012 Người lập biểu QĐ phân xưởng Kho P. KCS P.Kế hoạch P.LĐTL Giám đốc duyệt Cuối quý kế toán tổng hợp lên bảng phân bổ tiền lương và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… tính vào giá thành sản phẩm theo quy định là 19% ( Trong đó 17% theo lương cấp bậc và 2% là theo lương thực hiện ). Bảng phân bổ tiền lương bảo hiểm xã hội (Trang sau) Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương kế toán kế toán phụ trách về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm lấy số liệu tại dòng, cột nợ TK 622 ( Chi phí nhân công trực tiếp ), cột có TK 334, 338 để nghi vào nhật ký chứng từ số 7 theo từng dòng tương ứng ở các cột có TK 334, 338. Từ nhật ký chứng từ số 7 lấy số liệu ghi vào sổ cái TK 622 theo dòng cột tương ứng ( cột nợ TK 622; có TK 334, 338 ) 2.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung: Công ty Sơn tổng hợp Hà nội tính chi phí sản xuất chung là toàn bộ những chi phí liên quan tới phục vụ và quản lý tới sản xuất của các phân xưởng sản xuất bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công các phân xưởng gửi lên, căn cứ vào các chính sách chế độ hiện hành của Nhà nước về tiền lương, quy chế tiền lương, tiền thưởng trong Công ty. Các căn cứ để tính toán như sau: - Ngày công làm việc, mức độ khối lượng hoàn thành công việc. - Chức vụ đảm nhận. - Trình độ chuyên môn - Mức phụ cấp chuẩn trong kỳ. Việc tính lương cho nhân viên quản lý phân xưởng được thể hiện trên bảng thanh toán lương của Công ty. Bảng thanh toán lương này là cơ sở để lập bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội ( Theo mẫu số 2.1 ) Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( Bảng phân bổ số 1 ) Tháng 1+2+3 năm 2002 TT Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK 334 Phải trả công nhân viên TK 334 Phải trả phải nộp khác TK 335 chi phí trả trước Tổng cộng Lương Các khoản phụ cấp Các khoản khác Cộng có TK 334 KPCĐ 3382 BHXH 3383 BHYT 3384 Cộng có TK 338 1. 622.1 Chi phí công nhân viên sản xuất sơn 507.715.517 36.047.801 543.763.318 2. 622.2 Chi phí công nhân viên trực tiếp in tôn gia công 8.803.200 625.027 9.428.227 3. 627.1 Chi phí nhân viên phân xưởng 425.383.271 30.202.212 455.585.483 4. 642.1 Chi phí nhân viên quản lý 439.205.410 1.381.007.398 31.908.468 98.783.508 471.013.878 1.479.790.906 Định khoản: Nợ TK 622 (622.1) 543.763.318 Có TK 334 507.715.517 Có TK 338 36.047.801 - Chi phí nguyên vật liệu, vật liệu sử dụng cho nhu cầu của phân xưởng và công cụ dụng cụ phục vụ cho nhu cầu quản lý của phân xưởng. Việc tập hợp chi phí này được thể hiện trên bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, như bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ (mẫu 1.3) - Chi phí khấu hao máy móc thiêt bị sản xuất và các TSCĐ khác dùng trong sản xuất. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ dựa trên cơ sở nguyên giá TSCĐ (đã được điều chỉnh trong từng thời kỳ) và tỷ lệ khấu hao hàng năm từ đó tính ra tỷ lệ khấu hao để có mức khấu hao tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. - Căn cứ vào tình hình tăng giảm TSCĐ trong kỳ, mức tính khấu hao tuỳ theo tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty để tính khấu hao quý. - Khấu hao tính vào giá thành quý I/2002 : 468.157.000đ - Định khoản Nợ TK 627 468.157.000 Có TK 214 468.157.000 Đồng thời ghi đơn : Nợ TK 009: 468.157.000 - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất sản phẩm (như chi phí điện, nước…) và các chi phí bằng tiền phục vụ cho nhu cầu quản lý và sản xuất của phân xưởng. Căn cứ vào phần ghi nợ TK 627, có TK 111 của tháng 1+2+3 năm 2002, tổng hợp lại số tiền đã chi trong quý cho công tác quản lý phân xưởng. - Tổng hợp chi phí sản xuất chung toàn Công ty. Căn cứ vào các khoản chi phí phát sinh trong quy I- 2002 kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627 1.546.545.551 Có TK 334 425.383.271 Có TK 338 30.202.212 Có TK 152 175.553.758 Có TK153 208.471.005 Có TK 214 468.157.000 Có TK 111 51.172.800 Có TK 112 99.509.138 Có TK 141 47.311.987 Có TK 155 40.784.380 Căn cứ bảng phân bổ tiền lương kế toán phụ trách về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm lấy số liệu ở các cột, dòng ghi nợ TK 627 (chi phí sản xuất chung), có các TK 334, 338, căn cứ vào bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ lấy số liệu ở các dòng, cột nợ TK 627, có TK 152, 153; căn cứ vào phần cộng của các TK 111, 214, 333.5 tại các sổ TK để tập hợp vào nhật ký chứng từ số 7 theo các dòng và cột tương ứng theo mẫu 3.1. Nhật ký chứng từ số 7 Chi phí sản xuất kinh doanh tính theo yếu tố Tháng 7+8+9 năm 2002 TT Tên các TK chi phí sản xuất kinh doanh Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí SXKD Tổng cộng chi phí Nguyên vật liệu Nhiên liệu động lực Tiền lương và các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn Khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Cộng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 TK 154 2 TK 631 3 TK 142 4 TK 335 5 TK 621 36.724.949.749 36.724.949.749 6 TK 622 1.271.428.617 77.755.395 1.349.184.012 7 TK 627 2.268.949.642 555.826.158 33.905.395 779.391.000 259.685.377 491.817.557 4.389.575.129 8 TK 641 184.764.519 11.270.635 20.909.091 153.650.603 370.594.848 9 TK 642 75.182.273 925.798.806 56.969.095 150.432.000 32.116.741 770.290.130 2.010.792.045 10 TK 631.2 108.004.000 47.592.500 2.704.892 158.301.392 11 Cộng trong tháng 39.177.085.664 2.985.410.600 18..260.641 929.823.000 312.711.200 1.415.761.290 45.003.397.166 12 Luỹ kế từ đầu năm 108.356.269.390 7.984.611.635 528.383.832 789.467.448 1.021.393.521 5.446.909.755 126.127.584 2.3.4 Đánh giá sản phẩm dở dang Xuất phát từ đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty và đặc điểm của sản phẩm sơn các loại, các khoản mục chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp đã đưọc xây dựng theo định mức, do đó trong quá trình sản xuất sản phẩm tại các kỳ tính giá thành sản phẩm thì sản phẩm làm dở của Công ty thường là không có hoặc nế có thì cũng rất ít, vì vậy công ty chỉ tổ chức đánh giá sản phẩm làm dở vào kỳ báo cáo cuối quý IV hàng năm. Công ty thành lập hội đồng bao gồm các phòng chức năng như phòng Kế hoạch, phòng KCS, phòng Vật tư, phòng Kỹ thuật Công nghệ, phòng Kế toán… để xem xét đánh giá sản phẩm làm dở, căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm làm dở năm sau, nếu cần sử dụng sản phẩm làm dở này thì hội đồng đánh giá áp dụng theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn kế hoạch năm sau không sử dụng số sản phẩm làm dở này thì cho thanh lý hoặc huỷ bỏ và giá trị sản phẩm làm dở được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm trong năm của Công ty. 3.Tính giá thành sản phẩm ở Công ty sơn tổng hợp Hà nội: 3.1 Đối tượng tính giá: Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định ở phần trên. Đối tượng tính giá thành của Công ty sơn tổng hợp Hà nội được xác định là sản phẩm đã hoàn thành, sản phẩm được tính giá thành là sơn các loại (gồm hơn 40 loại sản phẩm) Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ, kỳ tính giá thành của Công ty là một quý một lần và kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. 3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: ở Công ty sơn tổng hợp Hà nội việc tính giá thành sản phẩm được áp dụng theo phương pháp tính giá thành trực tiếp cụ thể Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty đã xây dựng định mức hao phí vật tư cho từng loại sản phẩm đơn giá từng loại vật tư là đơn giá thực tế của vật tư nhập trong kỳ. Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành trong quý kết hợp với định mức hao phí vật tư để xác định giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm đó. Bảng định mức hao phí vật liệu cho 1000 kg sơn vảng alkyd Đơn vị tính : đồng TT Tên nguyên liệu Đơn vị Định mức Đơn giá 12/01 Thành tiền 1. Bột vàng thư TQ Kg 160 21.300 3.408.000 2. Bột vàng chanh - 90 21.300 1.917.000 3. BaSO4 - 30 4.600 138.000 4. Nhựa Alkyd đậu - 520 5.200 4.398.000 5. Xy len - 55 4.028 286.000 6. Xăng pha sơn - 148 49.663 596.000 7. Tixogen - 3 54.973 156.000 8. Phụ gia - 3 57.560 166.000 9. Chất làm khô - 8 57.560 381.000 11.436.000 Ví dụ: Quý I – 2002 sản lượng sơn vàng Alkyd sản xuất được là 29.214 kg Cách xác định giá trị chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm này như sau: 29.214 Kg X 11.436.000 đ/kg = 334.091.304 đ Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được xác định như sau: căn cứ vào tổng sản lượng sơn các loại hoàn thành nhập kho và căn cứ vào chi phí đã tập hợp được trong quý từ đó phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung theo sản lượng hoàn thành của từng loại sản phẩm. Ví dụ: Quý I- 2002 tổng sản lượng sản xuất hoàn thành nhập kho là 970.000kg , chi phí nhân công trực tiếp trong quý tập hợp là 543.763.318, Vậy chi phí nhân công trực tiếp cho sơn vàng AK là 543.763.318 x 29.214 = 16.376.805 970.000 Chi phí sản xuất chung tập hợp trong quý là 1.528.709.181 Vậy chi phí sản xuất chung cho sản xuất sản phẩm sơn vàng alkyd được xác định như sau: 1.528.709.181 x 29.214 = 46.040.938 970.000 Vậy giá thành sản xuất sơn vàng alkyd trong kỳ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 334.091.304 Chi phí nhân công trực tiếp : 16.376.805 Chi phí sản xuất chung : 46.040.938 Cộng giá thành : 396.509.147 Giá thành đơn vị 1 kg sơn vàng alkyd là: 96.509.047 = 13.572 đ/kg 29.214 Trong đó nguyên vật liệu trực tiếp: 34.091.304 = 11.436 đ/kg 29.214 Nhân công trực tiếp: 6.376.805 = 560 đ/kg 29.214 Chi phí sản xuất chung: 46.040.938 = 1.576 đ/kg 29.214 Các loại sơn khác tương tự như sơn vàng alkyd. Tổng hợp lại ta có bảng chi tiết giá thành sản phẩm quí I- 2002 Bảng chi tiết giá thành sản phẩm qúi I-2002 Sản lượng 970.000 kg Tên SP TK Sơn vàng AK 29.214 kg Sơn Cthạch AK 74.273 kg Sơn XLC AK 83.231 kg Sơn đỏ ĐB 27.032 kg Sơn CRS AK 157.119 kg … Tổng cộng 790.000 kg 621 11.436 X 29.214 = 334.091.304 703.513.856 872.760.000 335.196.800 985.607.487 … 16.712.192.813 622 560 X 29.214 = 16.376.805 41.636.013 46.657.695 15.153.618 88.077.885 … 543.763.318 627 1.576 X 29.214 = 46.040.938 117.053.419 131.171.127 42.602.130 247.617.791 … 1.528.709.181 Cộng 396.509.147 862.203.288 1.050.588.822 392.952.548 1.321.303.163 … 18.784.665.312 Zđv 13.572 11.608,5 12.622,6 14.536,5 8.409 … Phần III : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty sơn tổng hợp hà nội Công ty sơn tổng hợ Hà nội là một đơn vị sản xuất thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, chịu sự chỉ đạo quản lý của nhà nước, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam nhưng công ty đã chủ động nghiên cứu từng bước thực hiện và tìm được mô hình quản lý hạch toán khoa học, hợp lý phù hợp với địa bàn hoạt động, quy mô và những đặc điểm khác của Công ty trong nền kinh tế thị trường. Chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất sơn các loại. Công ty đã sản xuất kinh doanh thực sự có lãi trong cơ chế chuyển đối (tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường ), nó được thể hiện qua kết quả báo cáo tài chính hàng năm. Những năm gần đây giá trị tổng sản lượng đã không ngừng tăng lên và tăng mạnh từ 123.669.128.000 đồng năm 2000 lên 147.311.000.000 đồng năm 2001. Năm 2002 dự kiến đưa giá trị tổng sản lượng lên 175.000.000.000 đồng. Trong quí I và II Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch. Có được kết quả đó là nhờ sự vươn lên và không ngừng đổi mới của Công ty, trước hết là sự năng động sáng tạo, lòng quyết tâm của ban Giám đốc, những người đã hết lòng tận tuỵ với Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng kế toán – tài vụ. Để đạt được những thành tích trên Công ty đã trăn trở quyết tâm tìm ra một hướng đi đúng cho mình, giảm lao động gián tiếp, hoàn thiện các phòng ban chức năng trong đó có phòng kế toán tài vụ. Về bộ máy quản lý Công ty đã tổ chức một bộ máy quản lý rất gọn nhẹ, hợp lý, thay thế dần lao động thủ công bằng việc tin học hoá các phần quản lý, phòng ban chức năng hoạt động có hiệu quả cung cấp kịp thời chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo Công ty trong việc giám sát kỹ thuật, sản xuất sản phẩm, quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty từ đó tạo điều kiện cho Công ty được chủ động trong tình hình sản xuất kinh doanh, quan hệ với khách hàng và ngày càng có uy tín trên thị trường đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh. Về tổ chức bộ máy kế toán: phòng kế toán – tài vụ của Công ty được bố trí hợp lý, chặt chẽ các công việc được giao được phân công một cách rõ ràng, cụ thể phù hợp với yêu cầu của từng bộ phận. Trình độ nghiệp vụ của kế toán viên luôn được chú ý nâng cao cả về chuyên môn cũng như tin học giúp cho kế toán trưởng thực hiện được sự lãnh đạo tập trung thống nhất. Đội ngũ kế toán viên hầu hết có trình độ năng lực, nhiệt tình và trung thực đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác kế toán xứng đáng là cánh tay đắc lực cho bộ máy quản lý của Công ty. Qua một thời gian ngăn tìm hiểu và tiếp cận với công tác quản lý, công tác quyết toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Được sự quan tâm giúp đỡ tận tuỵ của ban lãnh đạo Công ty và đặc biệt là phòng kế toán – tài vụ đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và làm quen với thực tế, củng cố thêm kiến thức đã học ở nhà trường và liên hệ với thực tiễn công tác. Tuy hiểu biết về thực tế chưa nhiều cũng như chưa có thời gian để tìm hiểu kỹ công tác kế toán của Công ty nhưng qua bản chuyên đề này tôi xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhận xét, kiến nghị về công tác kế toán của Công ty. Hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện công tác kế toán của Công ty 1. Những ưu điểm và tồn tại: Quá trình tìm hiểu thực tế và công tác quản lý công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty sơn tổng hợp Hà nội, tôi nhận thấy những ưu điểm nổi bật đặc trưng sau: Về phương pháp trình tự hạch toán và hệ thống sổ sách chứng từ. Phòng kế toán – tài vụ Công ty thực hiện tốt hình thức kế toán ( Nhật ký chứng từ ) Tận dụng được những ưu điểm của hình thức kế toán này là về cơ bản đã phản ánh được kịp thời, đầy đủ , chính xác các số liệu kế toán, kể cả các số liệu phát sinh. Hệ thống sổ sách chứng từ kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán khoa học hợp lý phù hợp với mục đích yêu cầu của chế độ kế toán mới, tổ chức công tác kế toán tài chính, kế toán quản trị một cách dễ dàng giảm bớt khối lượng ghi chép, sổ kế toán được mở rộng tương đối đầy đủ, đáp ứng đủ các thông tin ứng dụng đối với yêu cầu quản lý của Công ty và đối tượng liên quan khác. Công tác hạch toán đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính chính xác, đảm bảo độ tin cậy cho các cấp lãnh đạo và các bạn hàng. Về phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Kế toán công ty đã tổ chức tập hợp chi phí sản xuất trong từng quý một cách rõ ràng đơn giản xác định đối tượng và lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phù hợp với yêu cầu đặc điểm hoạt động của Công ty, của từng loại chi phí. Phục vụ tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, tạo điệu kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác nhanh gọn. Từ đó phản ánh trung thực chi phí sản xuất bỏ ra và hiệu quả kinh tế đối với từng loại sản phẩm. Tuy nhiên trong công tác kế toán của công ty tất yếu không thể tránh khỏi những khó khăn tồn tại nhất định đặc biệt là công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sơn Tổng hợp Hà nội: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu chủ yếu trong các đơn vị kế toán doanh nghiệp. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh của nó được phản ánh bằng nhiều loại chứng từ gốc và bắt nguồn từ các phân xưởng, thủ kho… Rồi mới chuyển về phòng kế toán – Tài vụ kiểm tra tính toán, hạch toán độc lập và phân bổ cho các đối tượng. Do tính chất phức tạp của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như trên đã trình bày cho thấy cần phải tiếp tục hoàn thiện và có những biện pháp tối ưu để chấn chỉnh một cách đồng bộ và hữu ích đối với tất cả các khâu về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quan lý, các cơ quan chức năng quan lý chặt chẽ chi phí bỏ ra, hạch toán chính xác, đúng đủ chi phí sảm xuất. Từ đó tạo cơ sở cho việc tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Để làm được đòi hỏi Công ty phải hết sức năng động trong việc áp dụng chế độ chính sách làm tốt các khâu liên quan và ảnh hưởng tới kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như việc luân chuyển chứng từ kế toán, lập chứng từ kế toán, tính toán số lượng vật liệu xuất dùng trong sản xuất sản phẩm. * Về công tác tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán theo từng phiếu xuất kho là hợp lý, phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty đảm bảo quản lý chặt chẽ chi phí phát sinh. Do việc luân chuyển chứng từ xuất vật liệu giữa thủ kho và kế toán còn chậm vì vậy kế toán chưa có thể nắm bắt thường xuyên tình hình tăng giảm của từng thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ, đồng thời việc kiểm tra phát hiện sai sót nhầm lẫn rất khó khăn, việc kiểm kê đánh giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ rất phức tạp, số liệu chưa cập nhật kịp thời. Để khắc phục được những tồn tại này tôi xin đề nghị nên áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu giúp cho việc ghi chép được dễ dàng, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu và quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật. Phòng kế toán yêu cầu thủ kho gửi chứng từ nhập xuất lên phòng kế toán hàng ngày kế toán ghi nhận được chứng từ nhập xuất sẽ tiến hành nhập số liệu trên vào máy. Máy sẽ tự xử lý số liệu có như vậy việc cập nhật số liệu mới được kịp thời, thông tin chính xác giúp Công ty có quyết định cung ứng hợp lý đảm bảo cung cấp kịp thời đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh những biến động không đáng có, tăng cường chức năng giám sát của kế toán. Mặt khác công việc sẽ giàn đều trong tháng không bị dồn vào cuối tháng, kể cả số lượng chứng từ nhập xuất nhiều công việc vẫn trôi chảy, đáp ứng được nhu cầu kịp thời của Công ty. Từ đó việc tính giá thành sát với thực tế hơn, là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. - Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Hiện tại ở Công ty để hạch toán các khoản tiền công, tiền lương của công nhân viên trong công ty kế toán sử dụng TK 334 ( Phải trả công nhân viên ). Phần Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn… của nhân viên quan rlý doanh nghiệp được tập hợp vào TK 642 ( Chi phí quản lý doanh nghiệp ), của nhân viên phân xưởng được tập hợp vào TK 627 ( Chi phí sản xuất chung ). Điều này phù hợp với chế độ kế toán mới, do vậy đảm bảo được yêu cầu tính đúng tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung Hiện Công ty đang sử dụng TK 627 ( Chi phí sản xuất chung ) để tập hợp chi phí phát sinh phục vụ cho quá trình sản xuất nhưng lại không chia ra các TK cấp II để phản ánh từng yếu tố chi phí do đó khó xác định từng yếu tố riêng biệt. Để khắc phục hạn chế này Công ty nên mở rộng các TK cấp II để phản ánh từng yếu tố chi phí như chế độ kế toán mới ban hành. Việc phân bổ khấu hao TSCĐ Công ty đã căn cứ vào kế hoạch sản xuất của năm, quý từ đó phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ theo sản lượng sản phẩm từng quý, Công ty đã trích khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ do đó đã tránh được sự biến động của các nguồn vốn khác, nên việc tính giá thành sản phẩm đã có phần chính xác. Kết luận Trong thời gian thực tập ở Công ty sơn Tổng hợp Hà nội nhờ sự hướng dẫn tận tình của Thầy cô giáo, của ban giám đốc Công ty- các phòng ban có liên quan và đặc biệt là cán bộ nhân viên phòng Kế toán- Tài vụ, cùng với sự nỗ lực cố gắng của ban thân tôi đi sâu nghiên cứu thực tế kế toán và hoàn thành bản báo cáo thực tập về đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sơn Tổng hợp Hà nội”. Qua đó mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét và một số đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng. Song do trình độ còn hạn chế, kiến thức ít ỏi, thời gian thực tập chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô giáo các cán bộ nhân viên, đặc biệt là phòng kế toán Công ty để bản báo cáo này phong phú về lý luận và sát với thực tế của Công ty. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và các phòng ban chức năng và đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán tài vụ Công ty Sơn tổng hợp Hà nội và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi thực hiện bản báo cáo này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0087.doc
Tài liệu liên quan