Qua lý thuyết và thực tế về tiền lương và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, em thấy rằng với các DN, kế toán tiền lương là một phần hành rất quan trọng trong công tác hạch toán CPSX, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của DN. Tuy nhiên, việc hình thành và vận dụng chế độ hạch toán tiền lương để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ CNV là công việc rất khó khăn bởi nó bị chi phối của nhiều yếu tố.
Công ty TNHH Tấn Cường thực hiện việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương sao cho có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, như đã biết tiền lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố này không cố định, vì thế chế độ tiền lương không thể phù hợp với tất cả các đối tượng, các yếu tố, các giai đoạn. Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty cũng không thể tránh khỏi những điều chưa hợp lý, vì vậy công tác này luôn được chú ý điều chỉnh, hoàn thiện và tìm ra những hướng tốt.
Chuyên đề này của em là kết quả của việc tìm hiểu chế độ lao động, tiền lương trong thời gian thực tập tại Công ty. Do trình độ và thời gian có hạn nên việc thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô trong khoa, các cô chú phòng kế toán của Công ty để em có thêm hiểu biết và đề tài thêm hoàn thiện hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của nhiều người có liên quan để hoàn thành chuyên đề của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS - TS. Ngô Thế Chi, cùng các thầy cô trong khoa, đồng cảm ơn các cô, chú phòng kế toán của Công ty TNHH Tấn Cường./
63 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tấn Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 TK 338
q.toán các khoản cho người lao động
BHXH DN đã chi
BHXH
trả CNV Trích BHXH
BHYT, KPCĐ
vào chi phí
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan liên quan
Chi tiêu KPCĐ để lại DN
chương ii
tình hình thực tế về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh tấn cường
2.1) Đặc điểm tình hình chung của Công ty TNHH Tấn Cường.
2.1.1) Quá trình hình thành và phát triển.
Tiền thân của Công ty là DN tư nhân, được hình thành từ năm 1997. Đến ngày 20/03/2000 Công ty được thành lập thông qua sự đồng ý của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội và lấy tên là Công ty TNHH Tấn Cường.
Địa chỉ giao dịch của Công ty: Kim Giang - Thanh Xuân - Hà Nội.
Địa chỉ làm việc: Kiều Mai - Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội.
Lúc mới thành lập Công ty có số vốn là 5 tỷ VND, là Công ty TNHH nên toàn bộ số vốn đó là vốn chủ sở hữu, do 3 thành viên góp vốn.
Ngành nghề sản xuất chính của Công ty là in ấn, sản xuất bao bì carton các loại.
Trong nền kinh tế thị trường, với quy luật cạnh tranh gay gắt, Công ty đã thực hiện đúng đắn các hợp đồng đã ký kết đúng số lượng, chất lượng và thời gian nên số khách hàng của Công ty ngày càng tăng. Chính vì thế sản lượng, doanh thu hàng năm của Công ty đều có sự tăng lên đáng kể, đời sống cán bộ CNV được cải thiện, khuyến khích công nhân làm việc hăng say, có hiệu quả. Với phương châm “Quản lý nhân viên bằng tình cảm” nên bầu không khí làm việc trong Công ty luôn có sự thoải mái, công nhân phát huy hết khả năng để đạt được năng suất lao động cao nhất. Trong quá trình hoạt động SXKD, Công ty luôn đặt chữ tín lên hàng đầu và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chính sách của Đảng và pháp luật. Việc thực hiện hạch toán trong Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán, lập và nộp đúng hạn các báo cáo lên cấp trên. Là một Công ty mới thành lập nên theo Luật Doanh nghiệp thì Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để củng cố và phát triển Công ty trong thời gian tới.
Sau đây là một vài chỉ tiêu kinh tế quan trọng mà Công ty đã thực hiện trong thời gian 2 năm vừa qua:
Kết quả qua 2 năm đầu hoạt động SXKD
Đơn vị: Đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
1
Tổng nguồn vốn
11.101.301.981
15.326.791.381
2
Tổng doanh thu
6.615.764.868
8.510.007.031
3
Lợi tức gộp
20.832.299
47.769.510
Dự kiến kế hoạch doanh thu trong năm sau là 10 tỷ VND, lợi nhuận đạt 100.000.000 VND.
Những thuận lợi và khó khăn của Công ty:
- Những thuận lợi:
Công ty nằm trên địa bàn rộng, thoáng, thích hợp cho công việc sản xuất bao bì. Khách hàng của Công ty có một số khách hàng truyền thống lớn, ít nhất mỗi tháng cũng đạt trung bình doanh thu là 500.000.000 VND. Vì là khách hàng lớn nên đơn đặt hàng thường với số lượng nhiều, hơn nữa khả năng thu hồi công nợ không có gì khó khăn, khách hàng trả tiền tháng một lần hết số phát sinh của tháng trước. Cũng do là khách hàng truyền thống, nên tình hình sản xuất của Công ty rất ổn định. Đội ngũ công nhân đều là con em của nông dân các tỉnh nên rất chịu khó học hỏi và làm việc.
- Những khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó cũng còn tồn tại những mặt hạn chế như: Trong cơ chế cạnh tranh mới có rất nhiều “đối thủ” cùng ngành nghề, vì thế giá bán hàng của Công ty chưa đạt cao, lợi nhuận mỏng manh, có như vậy thì Công ty mới có thể đứng vững, tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu chính của Công ty thường mua đắt hoặc phải nhập khẩu cho nên giá thành không hạ được.
Là Công ty do các thành viên góp vốn, phải tự chủ hoàn toàn về mọi mặt, nhất là vốn. Vì vậy, vốn của Công ty còn eo hẹp, Công ty không vay vốn của Ngân hàng mà toàn bộ là nguồn vốn tự có dẫn đến việc quay vòng vốn cũng gặp không ít khó khăn.
Về máy móc trang thiết bị, hiện nay TSCĐ của Công ty tương đối ổn định nhưng so với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề thì máy móc, thiết bị của Công ty còn chưa đạt, đặc biệt là máy tạo sóng. Đó cũng là nguyên nhân chính làm cho năng suất lao động chưa được cao, không đáp ứng được tiến độ đề ra.
Xu hướng phát triển của Công ty là thay đổi, đầu tư thêm máymóc, thiết bị. Thực hiện tốt các chế độ đối với người lao động, duy trì phong trào thi đua liên tục trên mọi lĩnh vực.
2.1.2) Đặc điểm tổ chức SXKD của Công ty TNHH Tấn Cường.
Trong Công ty có 2 phân xưởng: Một phân xưởng chạy sóng, một phân xưởng in ấn, bao gồm bộ phận làm sóng giấy, tổ in, tổ cắt, làm bế, là rãnh và tổ dán.
Quy trình tổ chức sản xuất bao bì carton được thực hiện theo trình tự sau:
* Cắt khổ: Đây là công việc đầu tiên của dây chuyền sản xuất bao bì carton ở Công ty. Giấy cuộn được nhập về, sau đó được kéo lên một băng chuyền và đưa qua một máy cắt khổ. Tại đây giấy sẽ được cắt ra theo những kích thước đã được quy định trước, tuỳ theo yêu cầu sản xuất.
Đặc điểm của máy cắt là để điều chỉnh, để chia cắt giấy cuộn theo các kích thước khác nhau.
* Tạo phôi: Nếu phân theo độ dày, mỏng của sản phẩm thì bao bì carton sóng ở Công ty có 2 loại là 5 lớp và 3 lớp. Sau khi giấy đã được cắt nhỏ, nó sẽ được phân loại để làm các lớp khác nhau trong tấm bìa. Nếu là bìa carton 3 lớp thì có 3 loại giấy tương ứng tạo nên là giấy mặt, giấy sóng và giấy đáy. Nếu là bìa carton 5 lớp thì phải có 4 loại giấy là giấy mặt, giấy sóng, giấy vách, rồi lại một lớp giấy sóng nữa và cuối cùng là một lớp giấy đáy.
Tất cả các loại giấy đã được phân loại như trên sẽ được cho chạy qua một máy gọi là máy sóng. Máy này có nhiệm vụ tạo sóng cho lớp giấy sóng, sau đó các lớp này sẽ được ghép lại với nhau khi chạy qua một băng chuyền, ở giữa các lớp giấy đó sẽ được quét một lớp hồ sóng làm từ bột sắn thông qua một hệ thống ở trong máy.
* Cán giấy: Để tạo được sự liên kết giữa các lớp và cho ra các tấm bìa carton thì phôi phải được chạy qua một hệ thống gọi là máy cắt lằn ngang và dọc. Hệ thống này không những có tác dụng cán cho giấy bằng phẳng mà còn làm cho hồ sóng giữa các lớp giấy chín thông qua các giây may so được đốt nóng bằng cuộn điện sẽ truyền nhiệt cho các thanh lăn.
Như vậy, kết thúc giai đoạn này sẽ cho ra một dải bìa carton chạy trên một băng chuyền. Muốn có những tấm bìa thì dải này sẽ được cho chạy qua một máy cắt và cắt ra những tấm có kích thước theo yêu cầu.
* In lưới: In lưới là một công đoạn đòi hỏi nhiều nhân công nhất ở Công ty, đây là một dạng in thủ công và mất nhiều thời gian. Nếu như một tấm bìa carton có bao nhiêu màu thì phải có bấy nhiêu khuôn in và mỗi lần in chỉ cho phép in được một màu. ở công đoạn này, bìa carton sẽ được in theo mẫu mã mà khách hàng yêu cầu.
* Máy bế hoặc máy bổ: Đây là những máy có tác dụng tạo thành các nếp gấp hay sẽ có các rãnh để người thợ gập theo những nếp này và tạo nên chiếc hộp.
* Gim, dán cạnh hộp: Đây là công đoạn cuối cùng để tạo nên chiếc hộp bao bì carton hoàn thiện. Toàn bộ giai đoạn này cũng được làm thủ công.
Trước khi nhập kho thành phẩm thì toàn bộ bộ phận KCS của Công ty sẽ kiểm tra chất lượng của sản phẩm.
Giấy cuộn các loại
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất bao bì carton
Máy cắt khổ
Giấy vách
Giấy mặt
Giấy sóng
Giấy đáy
Giấy sóng
Máy sóng
Phôi 3 lớp hoặc 5 lớp
Máy cán lặn dọc
Máy cán lằn ngang
In lưới
Máy bế hoặc máy bổ
Gim, dán cạnh hộp
KCS
Nhập kho thành phẩm
2.1.3) Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Tấn Cường.
Công ty TNHH Tấn Cường là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo 1 cấp. Đứng đầu là Giám đốc, chỉ đạo trực tiếp các phòng, ban, phân xưởng.
Sơ đồ 3: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tấn Cường
Giám đốc
Phòng Kế hoạch
Phòng Kỹ thuật
Phòng Kinh doanh
Phòng Tổ chức, hành chính
Phòng Kế toán
Quản đốc Phân xưởng in ấn
Quản đốc Phân xưởng chạy sóng
Bộ phận KCS
Bộ phận KCS
Nhân viên
Nhân viên
* Giám đốc là người đứng đầu Công ty, người có trách nhiệm:
- Điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty.
- Quyết định các phương án sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư và phát triển năng lực sản xuất của công ty.
- Quyết định các vấn đề về cán bộ, lao động, tiền lương, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.
- Xây dựng quy chế lao động, tiền lương, khen thưởng kỷ luật áp dụng trong Công ty.
- Tạo điều kiện cần thiết để kế toán trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng chế độ tài chính do Nhà nước quy định.
* Phòng Tổ chức hành chính: Làm nhiệm vụ tổ chức, quản lý, sắp xếp cán bộ trong công ty. Xây dựng cơ chế bộ máy quản lý phù hợp với từng thời kỳ sản xuất, nghiên cứu đánh giá năng lực cán bộ, đề xuất với giám đốc điều động, đề bạt cán bộ phù hợp với năng lực và trình độ của từng người. Quản lý tình hình sử dụng số lao động, ngày công và giờ làm việc.
* Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của Công ty một cách đầy đủ, kịp thời theo đúng phương pháp quy định, nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, đặc biệt là để phục vụ cho quản lý tài chính và điều hành Công ty của giám đốc. Cụ thể là theo dõi kịp thời, liên tục các hệ thống, các số liệu về sản lượng, tài sản, tiền vốn và các quỹ hiện có của Công ty, tính toán các CPSX để lập biểu giá thành, thực hiện tính toán lãi - lỗ, các khoản thanh toán với Nhà nước theo đúng chế độ kế toán và thông tin kinh tế của Nhà nước. Tổ chức thu chi tiền mặt, thu chi tài chính và hạch toán kinh tế. Quyết toán tài chính và lập báo cáo hàng quý theo quy định. Thực hiện về kế hoạch vốn cho sản xuất, hạch toán kế toán.
* Phòng Kinh doanh: Lập kế hoạch và tổ chức công tác kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm thông tin đầu vào, đầu ra, tiếp thị, tiếp nhận các hợp đồng sản xuất, đề ra kế hoạch về tiền vốn,...
* Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệm đo đạc, tính toán kích thước các loại thùng, cung cấp đầy đủ vật tư, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng và thực hiện một số công việc khác.
* Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật của máy móc thiết bị ở Công ty, đảm bảo sự vận hành của toàn bộ quy trình công nghệ, bộ phận KCS có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Ngoài các phòng, ban, Công ty còn có 2 quản đốc phân xưởng: một phụ trách in ấn, một phụ trách chạy sóng.
+ Cơ cấu bộ phận kế toán:
Công ty có bộ phận kế toán theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán của Công ty được tập trung ở phòng Kế toán.
Phòng Kế toán của Công ty bao gồm 3 người: Một là kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và 2 kế toán viên.
Kế toán trưởng đảm nhận các phần việc: Kế toán TSCĐ, kế toán vốn và nguồn vốn, kế toán bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả.
Kế toán viên, một theo dõi công nợ, thanh toán; một kế toán quỹ tiền lương, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Sơ đồ 4: Cơ cấu bộ phận kế toán Công ty TNHH Tấn Cường
Kế toán trưởng
Bộ phận Kế toán thu nhập & phân phối kq
Bộ phận Kế toán vốn & nguồn vốn
Bộ phận Kế toán
TSCĐ
Bộ phận Kế toán theo dõi công nợ, kế toán thanh toán quỹ
Bộ phận Kế toán quỹ tiền lương, tập hợp chi phí và tính giá thành sp
. Nhiệm vụ của phòng Kế toán: Tổ chức thống kê, ghi sổ ban đầu chính xác, thống nhất; tổng hợp chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của các phân xưởng, phản ánh chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm; theo dõi tình hình TSCĐ, tình hình công nợ, tình hình tiêu thụ; tính lương phải trả cho CNV và phân bổ chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ vào các đối tượng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm; quản lý lượng tiền mặt trong Công ty, chịu trách nhiệm thu hồi tiền bán hàng và các khoản thu khác, đồng thời cũng tiến hành chi tiền mặt, rút tiền gửi ngân hàng về qũy tiền mặt.
. Hình thức kế toán Công ty áp dụng: Hình thức sổ kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này quy định cụ thể phạm vi trách nhiệm của từng nhân viên kế toán. Kế toán trưởng còn quy định rõ các loại chứng từ sổ sách được ghi chép, lưu trữ, trình độ thực hiện và thời hạn hoàn thành từng công việc, điều đó đảm bảo cho các khâu luôn có sự phân công và phối hợp chặt chẽ với nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Sơ đồ 5; Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Kế toán - chứng từ ghi sổ tại Công ty TNHH Tấn Cường
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng từ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng tháng
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Trình tự ghi sổ:
- Hàng tháng căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi Sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Cuối mỗi tháng thì thực hiện khoá sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái lập Bảng đối chiếu số phát sinh.
Khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho mà Công ty đang áp dụng:
Công ty áp dụng phương pháp kiểm kê đinh kỳ. Phương pháp này không phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất kho vật tư, hàng hoá ở các tài khoản hàng tồn kho (152, 153, 156). Các tài khoản này chỉ phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Hàng ngày việc nhập hàng được phản ánh ở tài khoản 611 - “Mua hàng” , cuối kỳ kiểm kê hàng tồn kho sử dụng công thức cân đối để tính giá trị hàng xuất kho theo công thức:
Trị giá vốn thực tế vật tư, hàng hoá xuất kho
=
Trị giá vốn thực tế vật tư, hàng hoá tồn đầu kỳ
+
Trị giá vốn thực tế vật tư, hàng hoá nhập trong kỳ
-
Trị giá vốn thực tế vật tư, hàng hoá tồn cuối kỳ
2.2) Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tấn Cường.
2.2.1) Khái quát tình hình và công tác quản lý lao động, tiền lương của Công ty.
2.2.1.1) Số lượng lao động:
Công ty có 117 người đều có trình độ chuyên môn cao. Cụ thể các cán bộ quản lý công ty và nhân viên quản lý phân xưởng đều có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Trình độ tay nghề của công nhân được đào tạo từ bậc 8 đến bậc 3. Số công nhân bậc 7- 8 chiếm 20%, đây là những công nhân có tay nghề, trình độ in ấn cao, biết phân biệt màu sắc, chỉnh màu theo yêu cầu. Công nhân bậc 4 - 6 chiếm 50%, còn lại là công nhân bậc 1 - 3 chiếm 30%.
Do trình độ đồng đều tạo cho việc quản lý, phân công trách nhiệm tới từng bộ phận, phòng ban được thông suốt, thúc đẩy công việc SXKD có hiệu quả.
Có thể khái quát cơ cấu lao động của Công ty qua số liệu sau:
Cơ cấu lao động của Công ty TNHH Tấn Cường.
Stt
Phân loại lao động
Số lượng lao động (người)
Tỷ lệ
(%)
1
Nhân viên quản lý DN
10
8,5
2
Nhân viên hành chính, bảo vệ, nấu ăn
9
7,6
3
Nhân viên quản lý phân xưởng
8
6,8
4
Công nhân trực tiếp sản xuât
90
76,92
Tổng số
117
100
Cơ cấu lao động đó được thể hiện trên biểu đồ như sau:
Biểu đồ số lượng lao động của Công ty TNHH Tấn Cường
Đơn vị: người
Qua đó ta thấy cơ cấu lao động của Công ty là khá phù hợp với quy mô sản xuất hiện nay của Công ty.
2.2.1.2) Thời gian lao động:
Là công ty sản xuất bao bì, để đảm bảo thực hiện theo đúng tiến độ, công ty làm việc 48 giờ trong 1 tuần 6 ngày. Nhưng do yêu cầu của công việc sản xuất, công nhân của Công ty vẫn làm thêm giờ cả chủ nhật và được hưởng tiền lương theo quy định.
2.2.1.3) Quỹ lương của Công ty:
* Nguồn hình thành: - Quỹ tiền lương theo đơn giá sản phẩm bao bì
- Quỹ tiền lương từ các HĐKD, dịch vụ, đại lý.
- Quỹ tiền lương năm trước để lại (nếu có).
* Sử dụng tổng quỹ lương:
- Căn cứ vào kết quả SXKD hàng tháng, Công ty sẽ trả tiền lương cho cán bộ CNV bằng (=) 78% quỹ lương sản phẩm, lương khoán.
- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương bằng 10%.
- Quỹ khuyến khích lao động có trình độ tay nghề cao bằng 2%.
- Quỹ dự phòng cho năm sau bằng 10% (nếu năm đó sản xuất có lãi).
2.2.1.4) Các hình thức trả lương:
Với công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương được trả theo theo phương pháp sản phẩm cá nhân trực tiếp. Công ty áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm, đây là hình thức tiền lương căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương tính cho một sản phẩm.
Bên cạnh đó công ty cũng còn áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian, hình thức này phụ thuộc vào thời gian lao động thực tế trong tháng, tiếp theo là hệ số lương (do công ty quy định) và tiền lương bình quân 1 ngày, phụ thuộc vào mức lương bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất và số ngày công chế độ.
Bản chất của tiền lương theo thời gian cũng bắt nguồn từ tiền lương theo sản phẩm, tức là công ty căn cứ vào bảng tổng lương phải trả cho công nhân sản xuất ở phân xưởng, tổ để tính tiền lương bình quân 1 công nhân. Mặt khác, nó lại biểu hiện ra ngoài là dựa vào số ngày lao động thực tế của lao động gián tiếp và lao động quản lý để xác định lương theo thời gian.
2.2.1.5) Quy định thanh toán:
Từ ngày 1 -3 hàng tháng, các tổ sản xuất và các phòng ban chức năng bình xét kết quả làm việc của mỗi công nhân theo các nội dung tập hợp lên phân xưởng.
Từ ngày 4 - 7 các phân xưởng làm lương cho CNV.
Ngày mùng 8 nộp lên kế toán tiền lương xem xét và trình giám đốc duyệt.
2.2.2) Tổ chức tính lương cho CNV của Công ty.
2.2.2.1) Tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất:
a) Tổng hợp lương của lao động trực tiếp sản xuất
Lao động làm việc ở các tổ, phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm, vì thế trước tiên phải tập hợp tính lương của các lao động trực tiếp. Phòng tổ chức lao động sau khi lập bảng kê các phân xưởgn sóng, phân xưởng in phải tổng hợp lại để có:
Bảng tổng hợp lương tháng 2/2003
Stt
Tên đơn vị
Tổng lương sp
Số người trực tiếp sx
Lương sp bquân
1
Phân xưởng sóng
16.989.900
30
566.330
2
Tổ in Thi
13.931.029
25
557.214
3
Tổ in Bình
17.803.397
20
890.169
4
Tổ in Hoa
10.112.356
15
674.157
Tổng số
58.836.682
90
653.747
Cơ sở để ghi vào Bảng lương tổng hợp là các bảng kê ở các tổ và phân xưởng. Ví dụ như bảng kê lương tổ in Thi như sau:
Biểu số 1
Bảng kê lương tổ in Thi
Stt
Họ và Tên
Lương cấp bậc
Ngày công
Lương sp
Lương TNTT
Công
CN
Ca 3
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14.
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
Nguyễn Tuấn Hùng
Nguyễn Văn Hưng
Nguyễn Kế Tiền
Lê Đức Khanh
Triệu Thu Phương
Đỗ Hà Xuyên
Bùi Lan Anh
Dương Hùng Hoà
Trương Ngọc Anh
Nguyễn Thị Thuỷ
Nguyễn Thị Thuý
Dương Công Thắng
Trịnh Hoài Thu
Nguyễn Thuý Hằng
Phạm Thị Thuận
Nguyễn Thị Hồng
Đỗ Thu Hằng
Nguyễn Thị Hoa
Dương Hồng Hoa
Đặng Trần Khôi
Trịnh Vinh Quang
Vũ Văn Ngọc
Hoàng Văn Trung
Nguyễn Thị Hương
Phạm Thị Hương
Trần Thị Xuân
Lê Ngọc Xuyến
194.400
194.400
256.320
184.320
194.400
233.280
256.320
256.320
256.320
256.320
313.920
256.320
256.320
256.320
233.280
233.280
233.280
184.320
233.280
194.400
256.320
256.320
233.280
256.320
313.920
256.320
256.320
22
24
24
22
22
25
23
24
23
24
23
24
24
22
22
22
23
24
24
22
22
24
24
24
17
23
24
2
2
2
2
1
2
2
2
2
2
1
2
2
1
2
2
2
2
2
2
1
2
2
2
1
2
2
424.520
506.348
513.827
419.274
369.950
509.345
528.630
1.175.932
422.494
717.417
431.150
510.250
518.770
493.150
358.640
587.865
975.370
413.190
608.113
405.182
363.635
627.535
780.630
1.061.760
200.000
640.847
627.965
65.374
Cộng
6.505.920
13.931.029
65.374
Người lập biểu
b) Phương pháp tính lương theo sản phẩm:
Tiền lương được trả theo công thức:
T = Vđg x q
Trong đó: T là tiền lương của người lao động nào đó
Vđg là đơn giá tiền lương sản phẩm (đối với làm khoán là TL khoán)
q là số lượng sản phẩm hoặc việc khoán đã hoàn thành.
Kết quả sản xuất của từng công nhân trong tháng được thể hiện ở bảng ghi năng suất cá nhân (Biểu số 2).
Ví dụ tính lương cho anh Dương Hùng Hoà ở tổ in Thi:
Công ty TNHH Tấn Cường Biểu số 2
Họ tên: Dương Hùng Hoà
Đơn vị: Phân xưởng in
Bộ phận: Tổ in Thi
Bảng ghi năng suất cá nhân
Ngày công nghỉ
Loại sản phẩm
ốm
Con ốm
Phép
Thời gian
Sản phẩm
Mắm 15X 1L Phương Trang
Sim 2L
Carton 5 lớp
1
1003
2
1005
3
998
4
1002
5 CN
6
1200
7
1210
8
1213
9
1
10
1
11
1205
12 CN
13
1199
14
1198
15
899
16
970
17
987
18
1004
19 CN
20
627
21
630
22
632
23
625
24
628
25
633
26 CN
632
27
640
28
642
29
647
30
652
31
Cộng
2
7858
1225
7620
Người lập biểu
Biểu số 4
đơn giá tiền lương công nhân sản xuất bao bì carton
Stt
Nội dung công việc
Đơn vị tính
Năng suất (ca)
Tiền lương (đồng)
1
Vận hành máy sóng xếp gọn theo yêu cầu để cho máy kẻ
m2
3430
35
2
Vận hành máy kẻ dọc + ngang (đã tính vận chuyển phôi)
m2
780
26
3
Vận hành máy bổ
m2
1001
20
4
In lưới
- Mắm 15x1L
- Sim 2L
hộp
hộp
1000
1350
54
40
5
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
hộp
4
6
Pha mực in, chụp lưới
hộp
5
7
VSCN + nấu nước
hộp
3
8
Gim, bó buộc
hộp
1100
18
9
Dán hộp Mắm 15x1L Phương Trang
hộp
750
24
10
Nhân viên kinh tế + chế bản
hộp
5,5
11
Carton 5 lớp:
-Máy sóng
- Máy bổ
- Máy kẻ dọc -ngang
- In
m2
m2
m2
hộp
52
30
34
52
Như vậy, ta căn cứ vào Bảng chấm công, Bảng ghi năng suát cá nhân, đơn giá tiền lương của từng công đoạn sản xuất trong Bảng ghi đơn giá tiền lương của công nhân sản xuất, ta có thể tính được lương của anh Dương Hùng Hoà như sau:
- Lương sản phẩm của anh Dương Hùng Hoà:
7858 x 54 = 424.332
7225 x 40 = 289.000
6988 x 50 = 349.400
632 x 50 x 200% =63.200
Tổng cộng = 1.125.932 đ
- Trong tháng anh Hoà còn được hưởng 2 ngày công thời gian (in hàng mẫu) với lương khoán là 25.000đ/ngày: 25.000 x 2 = 50.000đ
Vậy tổng lương của anh Hoà là: 1.125.932 + 50.000 = 1.175.932đ
Tương tự cách tính như trên, ta cũng có thể tính được số lương của tất cả CNV còn lại của tổ in Thi.
Ta có Bảng thanh toán lương tháng 2/2003 của tổ in Thi như sau: (Biểu số 5)
2.2.2.2) Tổ chức tính lương cho lao động quản lý và lao động gián tiếp.
Lương thời gian được áp dụng cho lao đọng quản lý và lao động gián tiếp. Để tính được lương thời gian, cần dựa vào lương sản phẩm bình quân tháng của công nhân trực tiếp sản xuất.
* Theo quy định của Công ty, lương bình quân tháng của công nhân được xác định theo công thức:
Lương bình quân tháng của công nhân trực tiếp sản xuất
=
Tổng tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sx trong tháng
Tổng số người tham gia lao động trực tiếp trong tháng
Từ số liệu của “Bảng tổng hợp lương” tháng 2/2003, ta có:
Lương sp bình quân tháng của công nhân sản xuất
=
58.836.682
=
653.741 (đ)
90
* Đối với lao động gián tiếp như bảo vệ, tạp vụ, nấu ăn,... thì lương thời gian đựơc tính công thức:
Lương thời gian của lao động gián tiếp
=
Lương bquân tháng của công nhân sx
x
Số ngày lao động thực tế
x
Hệ số lương được hưởng
Số ngày trong tháng
Số ngày trong tháng thông thường là 30 ngày hoặc 31 ngày, riếng tháng 2 do nghỉ tết nên lấy số ngày trong tháng là 25 ngày.
Hệ số lương được hưởng do công ty quy định, hệ số cao hay thấp là phụ thuộc vào chức vụ, tính chât công việc, thời gian công tác.
Căn cứ vào Bảng chấm công của nhân viên gián tiếp (Biểu số 6), và căn cứ vào hệ số lương được hưởng ta tính được lương của chị Hồng - làm tạp vụ - như sau:
Số ngày lao động thực tế của chị Hồng là 24 ngày, hệ số lương là 0,8.
Lương thời gian T2/2003 của chị Hồng
=
653.741
x 24 x 0,8 = 502.073 (đ)
25
* Đối với lao động quản lý như: Giám đốc, cán bộ làm việc ở các phòng ban, quản đốc phân xưởng thì lương thời gian lại được tính theo công thức:
Lương thời gian của lao động quản lý
=
Lương bquân tháng của công nhân sx
x
Số ngày lao động thực tế
x
Hệ số lương được hưởng
Số ngày lao động theo chế độ
Số ngày lao động theo chế độ là 26 hoặc 27. Tháng 2 có nghỉ tết nên công ty lấy số công lao động theo chế độ là 22 ngày.
Ví dụ, lương của Giám đốc Trần Ngọc Chinh được tính như sau, biết hệ số lương là 2,5, ngày lao động thực tế là 23.
Lương thời gian T2/2003 của GĐ
=
653.741
x 23 x 2,5 = 1.708.641 (đ)
22
Sau đây là Bảng thanh toán lương do tổ quản lý (Biểu số 7):
2.2.2.3) Tổ chức thanh toán lương cho CNV:
Hiện nay Công ty thanh toán lương cho cán bộ CNV được thực hiện mỗi tháng 2 kỳ. Tạm ứng kỳ I vào ngày 15 hàng tháng, khi đến ngày tạm ứng lương cho CNV, các bộ phận phải lập Bảng tạm ứng lương cho bộ phận của mình.
Bảng tạm ứng lương kỳ i Tháng 2/2003
(Tổ quản lý)
Stt
Họ và Tên
Hệ số lương
Số tiền tạm ứng
Ký nhận
1
2
3
4
.
.
.
Trần Ngọc Chinh
Nguyễn Văn Lương
Nguyễn Thái An
Đinh Thị Lan
.
.
.
2,5
2,2
2,2
1,5
.
.
.
400.000
400.000
400.000
400.000
.
.
.
Tổng cộng
Hà Nội ngày 15/02/2003
Người lập biểu
Trên cơ sở Bảng lương tạm ứng của từng bộ phận, kế toán tiền lương trình cho Kế toán trưởng, Giám đốc ký duyệt, sau đó chuyển cho kế toán thanh toán viết phiéu chi tạm ứng cho CNV.
2.2.2.4) Trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ:
* Trích nộp BHXH: Căn cứ vào Bảng tổng hợp thanh toán lương hàng tháng, kế toán tiền lương và BHXH tiến hành trích 15% lương cơ bản (lương cấp bậc) của cán bộ CNV, và 15% lương cơ bản từ Bảng phân bổ tiền lương, kế toán định khoản và đưa vào Sổ cái tài khoản 338. Cuối quý dựa vào mức phải trích nộp, kế toán tiến hành các thủ tục nộp tiền cho BHXH Quận bằng tiền mặt (111) hoặc chuyển khoản (112). Các giấy tờ cần thiết nộp cho BHXH Quận là danh sách lao động toàn Công ty, trong đó thể hiện sự tăng, giảm lao động quý này so với quý trước của từng người. Tờ séc chuyển khoản ghi rõ số tiền bảo hiểm mà công ty nộp cho BHXH Quận và Bảng thanh toán BHXH toàn công ty trong quý cùng các Chứng từ gốc liên quan.
* Trích nộp BHYT: Hiện nay số trích nộp BHYT, do công ty thực hiện hàng tháng căn cứ vào số lương cấp bậc, lương thực tế (được ghi ở cột lương tháng trong Bảng thanh toán) và tỷ lệ trích lệ trích BHYT. Sau khi thanh toán, kế toán tiền lương nhập số liệu vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH và ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, vào Sổ cái TK 3382, 3383, 3384, 622, 6271, 6421.
BHYT mà Công ty phải nộp là dưới hình thức mua thẻ BHYT cho toàn bộ CNV trong công ty. Việc mua thẻ BHYT được thực hiện từ tháng đầu của năm. Tỷ lệ trích BHYT là 3% trên tổng quỹ lương, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất, 1% khấu trừ vào lương của CNV.
* Trích nộp KPCĐ: Được Công ty quyết toán với công đoàn cấp trên theo năm. Theo đó mỗi tháng, Công ty trích 2% KPCĐ trên lương thực tế của CNV (lấy từ cột lương tháng trong Bảng thanh toán lương). Cuối năm Công ty quyết toán số phải nộp KPCĐ cho Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
2.2.2.5) Thanh toán BHXH cho CNV trong kỳ:
Trong tháng CNV bị đau ốm, tai nạn, .... thì những ngày nghỉ không làm việc sẽ không được hưởng lương theo thời gian mà sẽ được hưởng lương BHXH do BHXH cấp Quận trả. Trong trường hợp này kế toán tiền lương và BHXH phải thu thập các chứng từ sau: Sổ khám chữa bệnh, biên lai thu viện phí, phiếu nghỉ hưởng BHXH, từ đó làm căn cứ lập “Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH” , phản ánh số ngày nghỉ ốm, tai nạn,... theo chế độ và tiền trợ cấp cho những ngày nghỉ đó, sau đó nộp cho BHXH Quận chờ xét duyệt.
Khi CNV ốm đau, tai nạn lao động hoặc con ốm thì người lao động sẽ được đi khám bệnh theo thẻ BHYT đã được công ty mua. Hiện nay người lao động đi khám đã có thẻ BHYT được Nhà nước đài thọ 80% số tiền khám, chữa bệnh, còn 20% do tự người lao động bỏ ra. Căn cứ vào kết luận của bác sĩ được ghi trong Sổ khám bệnh, bộ phận y tế của Công ty sẽ viết phiếu nghỉ hưởng BHXH rồi gửi cho kế toán tiền lương và BHXH.
Trong tháng 2/2003 kế toán tiền lương nhận được phiếu nghỉ hưởng lương BHXH của anh Dương Hùng Hoà.
Công ty TNHH Tấn Cường
Đơn vị: Phân xưởng in
Bộ phận: Tổ in Thi
phiếu nghỉ hưởng bhxh
Họ tên: Dương Hùng Hoà
Tuổi: 35
Tên cơ quan y tế
Ngày, tháng, năm
Căn bệnh
Lý do
Số ngày cho nghỉ
Y bác sĩ ký tên, đóng dấu
Số ngày thực nghỉ
Xác nhận của phụ trách bộ phận
Tổng số
Từ ngày
Đến ngày
Bệnh viện
6/2/2003
22/2/2003
Viêm họng hạt đợt cấp
Viêm màng mắt trái
Nghỉ công tác
Nghỉ công tác
3
3
6/2/2003
22/2/2003
8/2/2003
24/2/2003
3
3
Căn cứ vào phiếu nghỉ hưởng BHXH và các chứng từ khác có liên quan, kế toán tiền lương và BHXH lập Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH cho từng người với mức hưởng như sau, với số ngày làm việc của công ty là 26 ngày:
- Trường hợp nghỉ ốm, con ốm dưới 1 tháng:
Mức lương hưởng BHXH
=
Lương cấp bậc 1 tháng
x
Số ngày duyệt nghỉ
x 75%
26
Ví dụ: Anh Dương Hùng Hoà có mức lương cấp bậc là 256.320 đối với 6 ngày nghỉ hưởng BHXH, anh được trợ cấp 75% lương cấp bậc:
256.320
x 75% x 6 = 44.363 (đ)
26
- Trường hợp nghỉ ốm, trông con ốm trên 1 tháng:
Mức lương hưởng BHXH
=
Lương cấp bậc 1 tháng
x
Số ngày duyệt nghỉ
x 70%
26
> Sau đây là một Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
phiếu thanh toán trợ cấp bhxh
(Nghỉ ốm, trông con ốm)
Họ và tên: Dương Hùng Hoà Tuổi: 35
Nghề nghiệp, chức vụ: Công nhân
Đơn vị công tác: Công ty TNHH Tấn Cường
Thời gian đóng BHXH: 2 năm
Tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ: 156.500đ
Số ngày được nghỉ: 6 ngày
Trợ cấp: Mức 75%: 7393 x 6 ngày = 44.363 (đ)
Mức 70% hoặc 65%: ......x......ngày = ....... (đ)
44.363 (đ)
Bằng chữ: Bốn mươi bốn ngàn ba trăm sáu mươi đồng chẵn.
Hà Nội, ngày 08/03/2003
Người lĩnh tiền Kế toán BCH công đoàn cơ sở Giám đốc
Từ phiếu Thanh toán trơ cấp BHXH kế toán tiền lương tập hợp để ghi vào Bảng thanh toán BHXH. Đây là căn cứ để thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương cho người lao động, lập báo cáo quyết toán BHXH với BHXH cấp Quận nơi Công ty đóng trụ sở chính (thường báo cáo theo quý).
Cuối quý, sau khi tập hợp được tất cả những đối tượng hưởng BHXH trong quý, Công ty gửi Bảng thanh toán BHXH cho BHXH cấp Quận đề nghị xét duyệt và thanh toán. Khi đã được BHXH cấp Quận xác nhận số thực chi, cơ quan này sẽ trả tiền BHXH cho Công ty bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Căn cứ kết quả xét duyệt của BHXH Quận, kế toán trưởng duyệt chi và giao cho thủ quỹ chi trả cho người lao động.
Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương và các chứng từ có liên quan để tổng hợp, xác định số phân bổ chi phí nhân công vào chi phí SXKD của đối tượng sử dụng lao động có liên quan, cụ thể ta có bảng sau (Biểu số 8):
Sau khi kế toán tính toán, định khoản thì đưa vào các sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái tài khoản 334, 138, 111,....
> Sau đây là một Sổ cái tài khoản 334:
Công ty TNHH Tấn Cường
sổ cái tài khoản 334 - phải trả cnv
Tháng 2/2003
Dư đầu kỳ: 72.961.000
Ngày
Số
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
4/2
1249
Chi tiền ăn trưa CNV từ 25/1 đến 2/2
1111
4.140.500
6/2
1402
Chi tiền lương sản phẩm T1/2003
1111
107.439.668
6/2
1416
Chi lương CNV T1/2003
1111
28.589.917
12/2
1469
Chi tiền ăn trưa CNV từ 4/2 đến 11/2
1111
3.145.000
13/2
1516
Chi thưởng tết âm lịch 2003
1111
96.000.000
20/2
1592
Chi bồi dưỡng làm thêm giờ
1111
1.024.000
23/2
1595
Chi tiền ăn trưa CNV từ 12/2 đến 22/2
1111
3.045.000
27/2
1620
Tính lương vào CPSX T2/03 tại Cty
622
152.205.967,5
27/2
1666
Tính lượng vào CPSX T2/03 tại Cty
6271
10.147.064,5
27/2
1734
Tính lượng vào CPSX T2/03 tại Cty
6421
40.588.258
28/2
1858
Thu hộ đoàn phí công đoàn
3388
1.264.800
28/2
1867
Thu BHXH T2/2003
3383
2.497.400
28/2
1890
Thu BHYT T2/2003
3384
501.900
PS Nợ: 247.818.185
PS Có: 202.941.290
Dư cuối kỳ: 28.084.105
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2003.
Kế toán trưởng Người lập biểu
> Sau đây là một Sổ cái Tài khoản 3382 - KPCĐ:
Công ty TNHH Tấn Cường
sổ cái tài khoản 3382 - kpcđ
Tháng 2/2003
Số Ctừ
Ngày Ctừ
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
1756
1757
1758
.
.
.
27/02/03
27/02/03
27/02/03
.
.
.
Trích KPCĐ 2% lương thực tế
Trích KPCĐ 2% lương thực tế
Trích KPCĐ 2% lương thực tế
.
.
.
622
6271
6421
.
.
.
1.924.349,44
171.076,44
696.481,06
.
.
.
Tổng
Số dư đầu kỳ: ...............
Số dư cuối kỳ: ..............
> Sau đây là một Sổ cái tài khoản 3383 - BHXH:
Công ty TNHH Tấn Cường
sổ cái tài khoản 3383 - bhxh
Tháng 2/2003
Số Ctừ
Ngày Ctừ
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
1760
1761
1762
1763
.
.
.
27/02/03
27/02/03
27/02/03
27/02/03
.
.
.
Trích BHXH 15% lương thực tế
Trích BHXH 15% lương thực tế
Trích BHXH 15% lương thực tế
Trích BHXH 15% lương thực tế
.
.
.
622
6271
6421
138
.
.
.
3.090.096
362.232
1.412.424
1.621.584
.
.
.
Tổng
Số dư đầu kỳ: ...............
Số dư cuối kỳ: ..............
> Sau đây là một Sổ cái tài khoản 3384 - BHYT:
Công ty TNHH Tấn Cường
sổ cái tài khoản 3384 - bhyt
Tháng 2/2003
Số Ctừ
Ngày Ctừ
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
1764
1765
1766
.
.
.
27/02/03
27/02/03
27/02/03
.
.
.
Trích BHYT 2% lương thực tế
Trích BHYT 2% lương thực tế
Trích BHYT 2% lương thực tế
.
.
.
622
6271
6421
.
.
.
618.019,2
72.446,4
282.848,8
.
.
.
Tổng
Số dư đầu kỳ: ...............
Số dư cuối kỳ: ..............
chương iii
một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh tấn cường
3.1) Nhận xét khái quát về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tấn Cường.
3.1.1) Những ưu điểm:
Công ty TNHH Tấn Cường là một DN tư nhân, có đầy đủ tư cách pháp nhân, đã đứng vững và trưởng thành trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Được hình thành cách đây không lâu nhưng sản phẩm của công ty luôn được bạn hàng đánh giá cao về chất lượng, uy tín và giá cả. Doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, thu nhập bình quân hàng tháng ngày càng cao so với mặt bằng thu nhập cảu dân cư, đồng thời Công ty còn tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm con người với một mức sống đảm bảo.
Để có được kết quả trên, phần lớn là nhờ vào sự ăn khớp nhịp nhàng của cả hệ thống, trong đó Giám đốc là người có năng lực điều hành quản lý, còn người lao động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, công việc của mình, thêm vào đó là sự việc tính toán CPSX hợp lý để giảm giá thành sản phẩm cũng là đòi hỏi từ 2 phía: Khách hàng và Công ty.
Đối với Công ty, giảm giá thành đồng nghĩa với giảm giá bán và sẽ cạnh tranh được với công ty khác, giảm thiểu CPSX, trong đó có chi phí về lao động sống, nghĩa là bố trí, sắp xếp lao động phù hợp với năng lực. Tính toán và trả lương cho người lao động thoả đáng với công sức mà họ bỏ ra, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty. Công ty xây dựng mức đơn giá tiền lương khoa học, hợp lý vừa thể hiện được số lương phải trả CNV, vừa giúp Công ty xem xét đánh giá mức độ tiết kiệm chi phí lao động, từ đó có những quyết định phù hợp, kịp thời.
Công tác quản lý lao động tại Công ty rất chặt chẽ và hợp lý, Công ty theo dõi thời gian làm việc của CNV qua Bảng chấm công, ngày 25 của tháng Phòng Tổ chức hành chính sẽ tổng hợp ngày công lao động của toàn Công ty trên sổ theo dõi ngày công lao động. Đây là căn cứ chi trả lương thời gian và lương sản phẩm cho người lao động. Rõ ràng để trả lương cho người lao động vừa đầy đủ, vừa công bằng thì không thể không coi trọng việc quản lý lao động, Công ty đã thực hiện tốt vấn đề này - đó là điều đáng mừng cho Công ty.
Hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trựctiếp sản xuất là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu “làm theo khả năng, hưởng theo năng lực” của một xã hội hiện đại. Công ty không hạn chế một mức lương tối đa cho người lao động, mà mức lương cao hay thấp là phụ thuộc vào kết quả lao động nhiều hay ít của họ. Chính vì vậy, động lực kinh tế thúc đẩy khiến người lao động làm việc hăng say, không ngừng nâng cao năng suất lao động, có những sáng kiến mới làm lợi cho công ty. Còn đối với lao động gián tiếp và lao động quản lý thì trả lương theo thời gian dựa vào lương sản phảm bình quân ngày công của công nhân sản xuất, số ngày công lao động thực tế và hệ số lương được hưởng. Việc trả lương chia làm 2 lần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người lao động.
Bộ máy kế toán của Công ty đơn giản, gọn nhẹ và làm việc có hiệu quả, thực hiện các phần hành kế toán đầy đủ, thu thập, xử lý, cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo công ty.
Nhìn chung, tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty tương đối nề nếp, quy củ. Công ty cần phát huy hơn nữa các ưu điểm. Tuy nhiên bên cạnh đó nhược điểm cũng vẫn còn mà công ty không thể bỏ qua.
3.1.2) Những nhược điểm:
Thứ nhất, Công ty có đề ra chế độ khen thưởng cũng như sử dụng quỹ khen thưởng, nhưng thực tế quỹ này không được sử dụng thường xuyên. Tiền thưởng thực chất là khoản tiền lương nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Đây là khoản thu nhập thêm nhằm khuyến khích người lao động trong SXKD. Vì vậy công ty cần phải có biện pháp khắc phục hơn nữa việc sử dụng quỹ này để khuyến khích người lao động làm việc hăng say hơn.
Thứ hai, Công ty vẫn chưa thực hiện việc trích tiền lương nghỉ phép cho cán bộ CNV. Tiền lương nghỉ phép của cán bộ CNV của công ty phát sinh tháng nào thì được tính hết vào chi phí của tháng đó, vì thế dẫn đến việc tính giá thành không chính xác, gây biến động lớn và ảnh hưởng đến kết quả SXKD của Công ty.
Thứ ba, việc theo dõi kết quả lao động của công nhân được thể hiện ở Bảng ghi năng suất lao động của cá nhân. Nhược điểm của bảng này là chỉ ghi đơn thuần về mặt số lượng mà không có sự xác nhận về mặt chất lượng và thiếu thông tin như đơn giá, thành tiền để từng tổ hay cá nhân có thể thấy ngay giá trị kết quả lao động của mình.
Thứ tư, việc bố trí thời gian lao động ở Công ty. Xem Bảng chấm công ta vẫn thấy Công ty huy động công nhân làm việc cả ngày chủ nhật ở một số tổ. Nguyên nhân là do để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Việc huy động công nhân làm thêm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của người lao động và do đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ. Mặt khác, tiền công thanh toán cho các ngày làm thêm cao gấp 2 lần tiền công thanh toán cho họ những ngày lao động bình thường. Điều này dẫn đến làm tăng chi phí nhân công, tăng giá thành sản phẩm và làm giảm lợi nhuận của công ty. Như vậy, trong điều kiện bình thừơng công ty không nên huy động công nhân làm thêm.
Thứ năm, đối với nghiệp vụ thanh toán BHXH cho cán bộ CNV của Công ty: Khi công ty nộp Bảng thanh toán BHXH lên BHXH Quận, và được BHXH Quận thanh toán cho công ty theo đúng số tiền phải trả, kế toán tiền lương nhận tiền về đề nghị thủ quỹ viết phiếu thu và nhập quỹ tiền mặt. Sau đó thủ quỹ sẽ chi trả tiền BHXH cho CNV, ở đây kế toán không sử dụng đến tài khoản 3383 - BHXH để phản ánh số tiền phải trả BHXH cho CNV, số tiền đã trả BHXH và số tiền BHXH còn phải trả CNV. Ngược lại, kế toán tiền lương lại lấy tài khoản 334 - Phải trả CNV để phản ánh tình hình thanh toán BHXH cho CNV. Sổ cái TK334 có khối lượng nghiệp vụ nhiều mà còn phải theo dõi cả việc thanh toán BHXH, trong khi công ty có mở Sổ cái TK 3383 lại chỉ để theo dõi việc trích BHXH và nộp BHXH thôi. Điều này cho thấy công tác quản lý thanh toán các khoản BHXH cho CNV của Công ty chưa khoa học, hợp lý. Để treo các khoản BHXH phải trả CNV trên TK334 sẽ khó khăn cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát các khoản đó.
Kế toán tiền lương và BHXH ở Công ty định khoản nghiệp vụ trên như sau:
- Nộp Bảng thanh toán BHXH cho BHXH Quận, kế toán ghi:
Nợ TK 138 “phải thu khác”
Có TK 334 “phải trả CNV”
Khoản BHXH phải thanh toán cho CNV chính là khoản phải thu từ BHXH Quận
- Nhận tiền mặt từ BHXH Quận về nhạp quỹ của Công ty, kế toán ghi:
Nợ TK 111 “tiền mặt”
Có TK 138 “phải thu khác”
- Thanh toán, chi trả BHXH cho CNV bằng tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 334 “phải trả CNV”
Có TK 111 “tiền mặt”
Thứ sáu, Như phần thực tế đã trình bày, tuy lao động gián tiếp và lao động quản lý đều hưởng lương theo thời gian, song việc tính lương thời gian cho 2 loại lao động này lại không giống nhau, cụ thể:
Lương thời gian của lao động gián tiếp
=
Lương bquân tháng của công nhân sx
x
Số ngày lao động thực tế
x
Hệ số lương được hưởng
Số ngày trong tháng
và
Lương thời gian của lao động quản lý
=
Lương bquân tháng của công nhân sx
x
Số ngày lao động thực tế
x
Hệ số lương được hưởng
Số ngày lao động theo chế độ
Việc phân chia 2 cách tính lương như trên là chưa phù hợp với Bộ Luật lao động của Nhà nước quy định, vì Luật lao động quy định chung cho mọi lao động (không phân biệt lao động quản lý hay lao động gián tiếp) phải đảm bảo làm việc 26 hoặc 27 ngày công/tháng chứ không có lao động nào phải lao động 30 hoặc 31 ngày công/tháng. Vấn đề này đề nghị Công ty xem xét lại quy định để áp dụng cho phù hợp hơn.
3.2) Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tấn Cường.
Những hạn chế nêu trên phần nào đã gây trở ngại cho công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty chưa phát huy hết vai trò, tác dụng của nó là công cụ phục vụ quản lý kinh tế. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, em xin mạnh dạn nêu ra một số phương hướng, biện pháp khắc phục những hạn chế đó. Mong rằng đề xuất sau là những gợi ý để công ty xem xét trong thời gian tới.
ý kiến 1: Vấn đề thưởng - phạt.
Tuy Công ty có đề ra chế độ khen thưởng và cũng sử dụng chúng, nhưng trên thực tế quỹ này không được sử dụng thường xuyên. Hơn nữa, quỹ tiền thưởng của Công ty lại lại được trích từ quỹ tiền lương dưới hình thức bổ sung thu nhập cho CNV là chưa hợp lý. Để tiền lương thực hiện đúng chức năng của nó, để công việc SXKD có hiệu quả, để khuyến khích tinh thần lao động thì công ty nên quan tâm hơn đến vấn đề tiền thưởng.
- Về việc trích quỹ tiền thưởng: Theo như cơ chế tài chính hiện hành, việc trích lập quỹ khen thưởng nằm trong kế hoạch phân phối lợi nhuận của DN. Lợi nhuận của DN sau khi đã nộp thuế thu nhập DN, nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trừ các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của DN, trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, phần còn lại để lập quỹ khen thưởng phúc lợi.
Khi tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, kế toán ghi:
Nợ TK 421: Lợi nhuân chưa phân phối.
Có TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi.
- Về việc sử dụng quỹ khen thưởng: Công ty sử dụng quỹ này để thưởng thi đua vào dịp cuối mỗi năm, thưởng sáng kiến, thưởng chế tạo sản phẩm mới, thưởng điển hình,....
Khi tính tiền thưởng cho CNV từ quỹ này, kế toán ghi:
Nợ TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi.
Có TK 334: Phải trả CNV.
Khi thanh toán tiền thưởng cho CNV, kế toán ghi:
Nợ TK 334: Phải trả CNV.
Có TK 111: Tiền mặt.
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
Bên cạnh việc thưởng định kỳ từ quỹ khen thưởng, công ty cần tiến hành thưởng thường xuyên cho CNV trong hoạt động SXKD như thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng do tăng năng suất lao động tính vào chi phí SXKD của công ty. Việc hạch toán được tiến hành như sau:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 6271: Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 6411: Chi phí bán hàng.
Nợ TK 6421: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 334: Phải trả CNV.
Song song với chế độ tiền thưởng là hình thức phạt nếu công nhân vi phạm định mức cho phép. Song tất cả các hình thức thưởng phạt này đều phải được quy định rõ ràng với định mức, nội dung cụ thể. Công ty cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh giúp quản lý lao động chặt chẽ hơn và nâng cao trách nhiệm người lao động trong công việc.
ý kiến 2: Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch.
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty, tuy việc bố trí các ngày nghỉ phép không thể đều đặn giữa các tháng trong năm, nhưng công ty không có trích trước khoản tiền lương nghỉ phép hàng năm của đối tượng này, nên khi công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép với số lượng đông đã ít nhiều ảnh hưởng đến CPSX và giá thành sản phẩm trong kỳ.
Để tránh được sự biến động của giá thành sản phẩm, công ty có thể trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép tính vào CPSX coi như một khoản chi phí phải trả. Cách tính như sau:
Mức trích trước tiền lương tháng kế hoạch
=
Tiền lương cơ bản thực tế phải trả công nhân trực tiếp sx
x
Tỷ lệ trích trước
Trong đó:
Tỷ lệ trích trước
=
Tổng số lương phép kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sx
x 100%
Tổng số lương cơ bản kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sx
Tài khoản sử dụng: TK 335 - “Chi phí phải trả” .
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh.
- Hàng tháng, khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 335: Chi phí phải trả.
- Số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả.
Có TK 334: Phải trả CNV.
ý kiến 3: Hiện tại, để theo dõi kết quả lao động của công nhân, công ty sử dụng Bảng ghi năng suất lao động của công nhân. Bảng này có nhược điểm là chỉ ghi đơn thuần về mặt số lượng, không có sự xác nhận về mặt chất lượng và thiếu những thông tin như đơn giá, thành tiền để từng bộ phận hay cá nhân có thể thấy ngày kết quả làm việc của mình. Để khắc phục nhược điểm này, Công ty nên sử dụng phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, thống nhất sử dụng nó cho các công nhân ở tất cả các bộ phận, cả phân xưởng trực tiếp sản xuất và gián tiếp, hợp đồng,...
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hay cá nhân người lao động, và cho thấy ngay giá trị kết quả lao động, làm cơ sở để lập Bảng thanh toán lương hoặc tiền công cho người lao động.
Phiếu này do người giao việc lập thành 2 liên: 1 liên chuyển đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động, trước khi chuyển đến kế toán tiền lương phải có đầy đủ các chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng và người duyệt (ghi rõ họ tên). Mẫu như sau:
Đơn vị:.................................. Mẫu số 06 - LĐ tiền lương
Bộ phận:................................ Ban hành kèm theo Quyết định số
Ngày .... tháng ..... năm ........ 1141/TC - QĐ/CĐKTTC
Số: .................
phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Ngày ...... tháng ...... năm .......
Tên đơn vị: ...........................................................................
Theo hợp đồng số:........... ngày ....... tháng ....... năm ........
Stt
Tên sản phẩm (công việc)
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
A
B
C
1
2
3
4
Cộng
Tổng số tiền (viết bằng chữ): .................................................................................................
Người giao việc Người nhận việc Người ktra chất lượng Người duyệt
ý kiến 4: Đối với nghiệp vụ thanh toán BHXH cho CNV
Công ty không nên sử dụng TK 334 để phản ánh tình hình theo dõi thanh toán BHXH cho cán bộ CNV, vì trong TK đó đã có quá nhiều nghiệp vụ cần theo dõi. Đưa nghiệp vụ này chuyển sang TH 3383 - “BHXH” là khoa học và hợp lý nhất. Lúc này cơ cấu của TK 3383 như sau:
TK 3383 - “BHXH”
- Số đã nộp BHXH cho BHXH Quận.
- Số đã thanh toán BHXH cho cán bộ CNV.
- Số trích BHXH hàng tháng.
- Số phải thanh toán BHXH cho cán bộ CNV.
- Số còn chưa nộp BHXH cho BHXH Quân.
- Số BHXH chưa thanh toán hết cho cán bộ CNV.
Và theo đó, kế toán sẽ định khoản nghiệp vụ kế toán này như sau:
- Căn cứ vào phiếu thu do BHXH Quận chi trả tiền BHXH cho cán bộ CNV, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 111 (1111): Tiền mặt.
Có TK 338 (3383): BHXH.
- Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt về việc trả trợ cấp BHXH cho cán bộ CNV, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 338: Phải trả khác.
Có TK 111: Tiền mặt.
ý kiến 5: Đối với việc tính lương thời gian cho lao động quản lý và lao động gián tiếp, theo em Công ty nên áp dụng một phương pháp tính chung cho 2 loại lao động, đặc biệt Công ty nên nghiên cứu xem xét lại quy định để áp dụng thích hợp, vừa đảm bảo thực hiện đúng chính sách của Nhà nước, vừa khuyến khích người lao động làm việc
kết luận
Qua lý thuyết và thực tế về tiền lương và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, em thấy rằng với các DN, kế toán tiền lương là một phần hành rất quan trọng trong công tác hạch toán CPSX, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của DN. Tuy nhiên, việc hình thành và vận dụng chế độ hạch toán tiền lương để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ CNV là công việc rất khó khăn bởi nó bị chi phối của nhiều yếu tố.
Công ty TNHH Tấn Cường thực hiện việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương sao cho có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, như đã biết tiền lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố này không cố định, vì thế chế độ tiền lương không thể phù hợp với tất cả các đối tượng, các yếu tố, các giai đoạn. Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty cũng không thể tránh khỏi những điều chưa hợp lý, vì vậy công tác này luôn được chú ý điều chỉnh, hoàn thiện và tìm ra những hướng tốt.
Chuyên đề này của em là kết quả của việc tìm hiểu chế độ lao động, tiền lương trong thời gian thực tập tại Công ty. Do trình độ và thời gian có hạn nên việc thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô trong khoa, các cô chú phòng kế toán của Công ty để em có thêm hiểu biết và đề tài thêm hoàn thiện hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của nhiều người có liên quan để hoàn thành chuyên đề của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS - TS. Ngô Thế Chi, cùng các thầy cô trong khoa, đồng cảm ơn các cô, chú phòng kế toán của Công ty TNHH Tấn Cường./
Hà Nội, tháng 4 năm 2003
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huế
tài liệu tham khảo
1. Hệ thống kế toán doanh nghiệp.
- Hướng dẫn về chứng từ kế toán.
- Hướng dẫn về sổ kế toán.
2. 162 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp, NXB Thống Kê Hà Nội, 2001.
3. Kế toán tài chính, NXB Tài chính 2001 - Học viện tài chính - Hà Nội.
4. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, NXB Tài chính.
5. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Những văn bản pháp quy, NXB Tài chính.
6. Một số sách báo, tạp chí khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36800.doc