Chuyên đề Tổ chức lao động và kế toán tiền lương ở Công ty Thương mại Tổng hợp Vĩnh Phúc

Lao động giữ vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Việc hạch toán chi phí về lao động là một bộ phận công việc phức tạp trong hạch toán chi phí kinh doanh. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống do đó công tác tổ chức lao động và kế toán tiền lương là một phần hành kế toán quan trọng, góp phần quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng lao động, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Việc tính toán và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương làm hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động và cho toàn doanh nghiệp. Như vậy một chính sách tiền lương đúng đắn sẽ là cơ sở, động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vận dụng linh hoạt chính sách tiền lương ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào phương pháp tổ hcức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và phụ thuộc vào tính chất công việc.

doc74 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức lao động và kế toán tiền lương ở Công ty Thương mại Tổng hợp Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ chức bảo quản dự trữ hàng hoá, đảm bảo cho lưu thông hàng hoá được thường xuyên liên tục và ổn định giá cả thị trường. - Kinh doanh, bán buôn bán lẻ các loại hàng hoá tiêu dùng, tư liệu sản xuất, thiết bị phương tiện đi lại cho các cơ sở sanr xuất kinh doanh, cá nhân. - Làm nghĩa vụ nộp nghận sách với Nhà nước thông qua các chỉ tiêu nộp ngân sách đối với nhà nước hàng năm. - Tổ chức liên, liên kết làm đại lý cho các đơn vị sản xuất, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân trong và ngoài nước. - Tổ chức lưu thông, cung cấp các mặt hàng ưu đãi cho miền núi do Nhà nước chỉ đạo và điều tiết. - Thực hiện văn minh thương nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty và không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động trong công ty. Ngoài ra công ty còn bố trí sử dụng lao động hợp lý, có hiệu quả mở rộng các hình thức khoán thu theo định mức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chế độ chính sách tổ chức các phong trào thi đua chống các biểu hiện tiêu cực tham nhũng buôn lậu trong công ty. Bảng số 01: Kết quả hoạt động kinh doanh. STT chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 A Tổng doanh thu Trđ 186742 194952 208480 B Chỉ tiêu lao động tiền lương 1 Tổng số lao động Người 196 205 220 2 Tổng quỹ lương Trđ 1125,152 1.356,6 1547,4 3 Lương bình quân (người / tháng) Đồng 456.000 510.1356,6 619.000 C Chỉ tiêu tài chính 1 Lợi nhuận trước thuế Trđ 2 Lợi nhuận sau thuế Trđ Đánh giá Biểu đồ lương bình quân. Nhận xét : Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh và biểu đò lương bình quan ta thấy công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc đang trên đà phát triển cùng với đội ngũ công nhân viên ngày càng giỏi với trình độ chuyên môn của mình. 3. Mạng lưới kinh doanh. Sơ đồ số 08: mạng lưới kinh doanh Công ty Công ty Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên Trung tâm T. Mại Vĩnh Yên các cửa hàng 4. Tình hình lao động và tổ chức bộ máy : * Về tình hình lao động; Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty hiện nay là 220 người trong đó có 92 người là nam và 128người là nữ. Công ty có vị trí rất thuận lợi trong kinh doanh, được sự quan tâm lãnh đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc , sự giúp đỡ hiệu quả của các ngành trong tỉnh và của thị uỷ UBND thi xã Vĩnh Yên, đặc biệt được sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám hiệu sở thương mại du lịch Vĩnh Phúc và sự cố gắng của 220 cán bộ Đảng viên, nhân viên cho nên công ty cơ bản hoan thành các chỉ tiêu chủ yếu mà UBND tỉnh và sở thương mại du lịch Vĩnh Phúc giao cho, đã đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên ngày một hoàn thiện hơn và nâng cao. * Về tổ chức Bộ máy: Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc là đơn vị trực thuộc sở thương mại du lịch Vĩnh phúc có tổ chức bộ máy tính giảm, gọn nhẹ cơ cấu tổ chức công ty gồm; - Ban giám đốc gồm có: một giám đốc và 3 phó giám đốc. + Giám đốc: là người đứng đầu công ty có thẩm quyền cao nhất, là người được nhà nước giao nhiệm vụ quản lý và điều hành công ty, phải chịu trách nhiệm kinh doanh của công ty, theo đúng pháp luật, chấp hành nghiem chỉnh các chính sách, chế độ của nhà nước. + Phó giám đốc; Là người giúp việc của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được phân công, phó giám đốc là ngơươù có thẩm quyền ra lệnh cho các phòng ban chức năng và các trung tâm vê những phần việc liên quan đến trách nhiệm của minh. . Phó giám đốc 1: Phụ trách tổng thể. . Phó giám đốc2: Phụ trách về vốn. . Phó giám đốc 3: Phụ trách về vấn đề kinh doanh. - Các phòng ban chức năng giúp việc: + Phòng kinh doanh xuất- nhập khẩu có chức năng giúp giám đôc công ty từ công tác chuẩn bị đến công tác triển khai các hợp đồng kinh tế, khai thác các nguồn hàng và địa điểm tiêu thụ hàng hoá, tổ chức phát triển mạng lưới kinh doanh của công ty như: mạng lứi bán hàng, đại lý công tác xuất nhập khẩu hàng hoá. + Phòng tổ chức hành chính quản lý về tiền mặt nhân sự tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác của công nhân viên. + Phòng kế toán quản lý toàn bộ vốn của công ty chịu trách nhiệm trước giám đốc về thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của nhà nước, kiểm tra thường xuyên các chỉ tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, thông qua việc giám đốc bằng tiền để giúp cho giám đốc nắm được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời phải phản ánh ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty vào các sổ sách có liên quan theo đúng chế độ của nhà nước, đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch khai thác thị trường có hiệu quả nhất, ngoài ra còn giám sát hướng dẫn nghiệp vụ đối với hệ thống kế toán trong công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty thương mại tổng hợp vĩnh Phúc 5. đặc điểm vấn đề kinh doanh: vốn của công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc được hình thành chủ yếu do vốn vay ngân hàng và từ các nguồn khác, công ty có trách nhiệm trả gốc và lãi ngân hàng. Tổng vốn của công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc tính đến thời điểm Quý I/ năm 2003 là :5.617.450.000đ. trong đó: Vốn lưu động : 3.772.215.000đ Vốn cố định : 1.845.235.000đ. 6 . Tổ chức công tác kê toán và bộ máy kế toán. 6.1. Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tại công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc tổ chức theo hình thức kê toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán công t. Tại các đơn vị trực thuộc công ty có bộ phận kế toán thống kê, các đơn vị trực thuộc gửi quyết toán lên công ty vào ngày 25 hàng tháng. Sơ đồ 10 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán thống kê Kế toán thanh toán tiền lương Kế toán tiền mặt thanh toán công nợng Thủ quỹ Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kế toán thống kê các đơn vị trực thuộc Kế toán trưởng của công ty chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán của công ty và chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra công việc các nhân viên kế toán trong phòng, hàng quý có nhiệm vụ lập báo cáo và duyệt các báo cáo đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà nước về thông tin kinh tế do mình cung cấp. - Kế toán tổng hợp : Tổng hợp các tài khoản của công ty và các đơn vị trực thuộc. - Theo dõi việc kê khai thuế GTGT của công ty và các trung tâm, đôn đốc các trung tâm nộp thuế thời hạn. - kế toán tài sản cố định : có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động , tính trích khấu hao của tài sản cố định của công ty hiện có. - Kế toán thanh toán tiền lương : có nhiệm vụ tính toán và thanh toán tiền lương , BHXH, BHYT, thống kê lao động tiền lương. - Kế toán ngân hàng: theo trên TK 112 : tiền gửi ngân hàng - Kế toand tiền mặt kiêm thanh toán công nợ : chịu trách nhiệm về phiếu thu , phiếu chi tiền mặt phát sinh và thanh toán các khoản công nợ - Thủ quỹ : có nhiệm vụ thu , chi tiền mặt ở công ty. 6.2. Tổ chức sổ sách kế toán: Hiện nay ở công ty áp dụng hình thức kế toán nhận ký chứng từ. Hình thức này hợp với doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều và điều kiện kế toán thủ công, để chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Tuy nhiên đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán phải cao. Do đó công ty đã áp dụng hình thức này. Toàn bộ công tác kế toán từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp, lập báo cáo kiểm tra đều thực hiện ở phòng kế toán ở công ty, kế toán đạt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 01/01 đến 31/12, để quản lý có hiệu quả thì phòng kế toán của công ty phải có mối quan hệ mật thiết với các phòng ban khác ở công ty. Sổ sách trong hình thức này gồm có: - Sổ nhật ký chứng từ : Nhật ký chứng từ được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau và có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý và lập các bảng tônge hợp cấn đối. NKCT được mở theo số phát sinh bên có của tài khoản đối ứng với bên nợ các tài khoản liên quan. Kết hợp giữa ghi theo thời gian và hệ thống giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán phân tích. - Sổ cái : Mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng trong đó bao gồm : số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Sổ cái được ghi theo số phát sinh bên nợ của tài khoản đối ứng với bên có của TK liên quan. Các chứng từ sử dụng gồm có: + Bảng chấm công + Bảng thanh toán lương. + Phiếu thu, chi. + Phiếu nghỉ ốm. + Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, bảng trích BHXH. Hình thức nhật ký chứng từ của công ty Chứng từ gốc Bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo kế toán Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bnảg kê Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Đối chiếu kiểm tra II. thực trạng về tổ chức lao động và kế toán tiền lương ở công ty thương mại tổng hợp vĩnh phúc 1. công tác tổ quản lý chung về tổ chức lao động và kế toán và tiền lương ở công ty thương mại vĩnh phúc. 1.1. Đặc điểm của đối tượng : đối tượng của côngn tác quản lý tiền lương và các khoản phải trích theo lương chính là lực lượng lao động và tiền lương của công ty , muốn phản ánh đúng về bản chất tiền lương thì phải xuất phát từ người lao động , nếu người lao động làm càng nhiều ( nhưng phải có hiệu quả) thì hưởng tiền lương càng cao và ngược lại , công ty muốn sáng tạo của người lao động . 1.2. Tình hình chung về công tác quản lý. Công ty thương mại tổng hợp vĩnh phúc là doanh nghiệp kinh doanh thương mại chủ yếu mua và bán , số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là 220 người. Để quản lý về mặt số lượng , doanh nghiệp sử dụng sổ danh sách lao động( lập cho toàn công ty và lập riêng cho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng lao động hợp lý trong công ty phần nào thông qua bảng cơ cấu lao động sau: Bảng số 2 Cơ cấu lao động ở công ty STT Phân loại Số lượng Tỷ trọng % I Tổng số lao động 220 100 1 Theo giới tính - Nam 92 41,8 - Nữ 128 58,2 2 Theo hình thức làm việc - Lao động gián tiếp 45 20,5 - Lao động trực tiếp 175 79,5 3 Theo trình độ - Đại học trở lên 121 55 - Trung cấp và cao đẳng 38 17,3 - Tốt nghiệp PTTH 61 27,7 II Lao động là Đảng viên 56 25,5 III Độ tuổi - Dưới 30 tuổi 75 34,1 - Từ 31 - 45 92 41,8 - Từ 46 - 55 53 24,1 Qua những số trong bảng trên đây có thể thấy rằng công tác quản lý lao động trong công ty rất chặt chẽ. Chất lượng lao động ngày càng cao tỷ lệ lao động, có tình độ đại học và trên đại học là 55%, được bố trí sắp xếp hợp lý với khả năng trình độ từ cơ quan công ty đến các trung tâm; với đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm nên đã đưa công ty phát triển khá mạnh. Bên cạnh đó, đội ngũ lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ 79,5%. Các công nhân viên có tay nghề thành thạo về kinh doanh buôn bán, đã có kinh nghiệm trong nhiều năm công tác cho nên những năm gần đây công ty luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao và ngày càng trên đà phát triển. Việc quản lý lao động ở công ty không chỉ thực hiện ở phòng tổ chức hành chính mà còn ở dưới các bộ phận. Các bộ phận có nhiệm vụ nắm rõ qulân sóo hàng ngày, tình hình nghỉ phép, nghỉ ốm... của từng người lao động. Cuối tháng các đơn vị trực thuộc gửi báo cáo lên phòng tổ chức hành chính, từ các báo cáo này cuối năm phòng tổ chức hành chính lập “báo cáo lao động” trong năm của toàn công ty. 1.3. Nguyên tắc chung trả lương cho cán bộ công nhân viên: Việc trả lương trong công ty phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Việc trả lương theo đúng quy định của Nhà nước. Lương cho cán bộ công nhân viên không thấp hơn lương tối thiểu do Nhà nước quy định. - Ngoài mức lương đang hưởng theo quy định của Nhà nước các cán bộ công nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp được hưởng theo số lương riêng của công ty (hệ số này căn cứ vào tay nghề chuyên môn và thời gian công tác) dựa trên cấp bậc công việc đang làm và các chỉ tiêu kế haọch được giao. - Chế độ lương khoán trên doanh số gắn liền với nhiệm vụ của người lao động với doanh thu của đơn vị trên cơ sở quỹ lương, được duyệt, việc phân phối tiền lương cho người lao động được áp dụng dưới hình thức hưởng theo doanh thu nếu bán được nhiều thì hưởng nhiều và ngược lại. Công nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý, nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo được thực hiện chế độ lương khoán, lương thời gian và được hưởng đầy đủ các khoản đãi ngộ khác theo chế độ hiện hành. 2. Hình thức trả lương và các phương pháp tính toán, phân bổ tiền lương ở công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc. Hiện nay theo chế độ kế toán hiện hành có rất nhiều hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên và người lao động. Nhưng tại công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc áp dụng theo hình thức trả lương sau: 2.1. Lương khoán trên doanh số tập thể: * Đối tượng áp dụng: Được áp dụng cho một đơn vị trực thuộc công ty như: Các trung tâm, kế toán căn cứ vào doanh thu, lượng bán được trong tháng và bảng chấm công của các công nhân viene để tính và trả lương. hàng ngày cửa hàng trưởng căn cứ vào thành thạo tay nghề cũng như nghệ thuật bán hàng của nhân viên để phân công công tác bán hàng sao cho hợp lý để mang lại sự hài lòng của khách hàng, mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Cuối ngày bán cửa hàng trưởng chấm công và tổng hợp doanh số bán của từngd loại mặt hàng. Cuối tháng tổng kết vào bảng chấm công và tổng hợp doanh số bán gửi lên phòng kế toán để tính và trả lương. - Chứng từ xác định tiền lương là dựa vào bảng tổng hợp doanh số bán chỉ tiêu kế hoạch và bảng chấm công. + Chỉ tiêu kế hoạch l à do công ty giao cho các trung tâm, cửa hàng nếu cửa hàng nào vượt quá chỉ tiêu kế hoạch sẽ được thưởng 0,2% doanh số bán và ngược lại sẽ bị trừ, phần khen thưởng thi đua. + Bảng chấm công: Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, ngừng việc, nghỉ BHXH để căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong công ty. + Bảng tổng doanh số bán: Dùng để ghi chép phản ánh quá trình bán hàng trong tháng. Tính lương phải trả cho nhân viên: Tiền lương = Trong đó: = x Doanh số bán = khối lượng bán x đơn giá. Bảng số 3 Đơn giá khoán cho từng loại mặt hàng. Đơn giá khoán Loại mặt hàng 0,001 Các loại xe máy như: Wave à, Future 0,008 Điện gia dụng như: tủ lạnh, tivi, quạt điện... 0,01 Xi măng sắt thép, các loại mũ bảo hiểm 0,02 Các loại dầu nhờn Bảng số 4: chỉ tiêu kế hoạch cho tháng 3/2003. trung tâm điện máy - cửa hàng số 1 Mặt hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Xe Wave à Chiếc 315 10.900.000 3.433.500.000 Xe Future Chiếc 60 213.990.000 1.439.400.000 Mũ bảo hiểm Chiếc 375 80.000 30.000.000 Dầu nhờn Hộp 600 22.000 13.200.000 Cộng 4.916.100.000 Bảng số 5: Bảng chấm công Bảng số 6 Trung tâm điện máy Vĩnh Yên cửa hàng số 1 Bảng tổng hợp doanh số bán Tháng 3/ 2003 Ngày Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Từ 1 - 5 Xe Wave à Chiếc 65 10.900.000 708.500.0000 Xe Future Chiếc 8 23.990.000 191.920.000 Mũ bảo hiểm Chiếc 76 80.000 6.080.000 Dầu nhờn Hộp 90 22.000 1.980.000 Từ 6 -10 Xe Wave à Chiếc 62 10.900.000 675.800.000 Xe Future Chiếc 9 23.990.000 215.910.000 Mũ bảo hiểm Chiếc 68 80.000 5.440.000 Dầu nhờn Hộp 85 22.000 1.870.000 Từ 11 -15 Xe Wave à Chiếc 48 10.900.000 523.200.000 Xe Future Chiếc 14 23.990.000 335.860.000 Mũ bảo hiểm Chiếc 68 80.000 5.440.000 Dầu nhờn Hộp 69 22.000 1.518.000 Từ 16 -20 Xe Wave à Chiếc 54 10.900.000 588.600.000 Xe Future Chiếc 12 23.990.000 287.880.000 Mũ bảo hiểm Chiếc 65 80.000 5.200.000 Dầu nhờn Hộp 70 22.000 1.540.000 Từ 21 -25 Xe Wave à Chiếc 52 10.900.000 566.800.000 Xe Future Chiếc 11 23.990.000 263.890.000 Mũ bảo hiểm Chiếc 62 80.000 4.960.000 Dầu nhờn Hộp 59 22.000 1.298.000 Từ 26 -30 Xe Wave à Chiếc 47 10.900.000 512.300.000 Xe Future Chiếc 7 23990.000 167.930.00 Mũ bảo hiểm Chiếc 47 80.000 3.760.000 Dầu nhờn Hộp 120 22.000 2.640.000 Cộng 5.080.316.000 Sau lập bảng chấm công và tổng hợp doanh sóo bán kế toán tính lương và trả lương cho công nhân viên. * Tính lương nghỉ phép: Trong tháng có 2 nhân viên đi họp và việc công nhưng đều hưởng lương, ta tính lương cho 2 nhân viên đó như sau: Lương họp (việc công) = x Số ngày họp (việc công) Anh Trần Anh Tuấn trong tháng nghỉ 3 ngày việc cong nên lương việc công là: Lương việc công = x 3 = 73.950đ. Anh Dương Hồng Minh nghỉ 2 ngày đi họp Lương họp = x 2 = 47.400 * Tính lương bình quân của cả cửa hàng: Sau khi dựa vào tổng hợp doanh bán kế toán tiền lương sẽ tính được tổng lương cho cả cửa hàng: Xe Wave à = 3.575.200.000 x 0,001 = 3.575.200đ Xe Futere = 1.463.390.000 x 0,001 = 1.463.390đ Mũ bảo hiểm = 30.880.000 x 0,01 = 308.800đ Dầu nhờn = 10.846.000 x 0,02 = 216.920đ Tổng cộng 5.564.310đ = = 21.651đ Tiền lương khoán của anh Trần Anh Tuấn = 21.651 x 27 = 584.577đ. Tương tự cũng tính đối với các nhân viên khác. Do Trần Anh Tuấn là cửa hàng trưởng nên được hưởng lương trách nhiệm là 2% tổng doanh thu. Lương trách nhiệm: 2 x 5.564.310 = 111290đ. * Tính lương do vượt quá chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra: Do cửa hàng đã hoàn thành nhiệm vụ được giao nên được hưởng tiền thưởng cho cả cửa hàng là: 5.080.316.000 = 4.916.100.000 = 164.216.000đ. = 36.500đ. Vậy ta tính được tổng số tiền lương được lĩnh cả tháng của từng nhân viên: * Anh Trần Anh Tuấn có tổng số lương là: 73.950 + 584.577 + 111.290 + 36.500 = 806.317đ. Các khoản BYT, BHXH trừ vào lương: Nộp 1% BHYT = 1% x 290.000 x 2,55 = 7.395 Nộp 5% BHXH = 5% x 290.000 x 2,55 = 36.975 Tổng 44.370 Tổng lương thực lĩnh của Trần Anh Tuấn là: 806.317 - 44.370 = 761.947đ. Từ đó ta lập bảng thanh toán tiền lương cho cả cửa hàng như sau: Bảng 7: Bảng thanh toán tiền lương 2.2. Hình thức trả lương theo thời gian. * Đối tượng áp dụng: Được áp dụng cho những người làm công tác quản lý, công tác hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm: Các cán bộ phòng ban, công nhân viên văn phòng... * Công thức tính lương trả cho người lao động: Tiền lương = x SNLV Trong đó: 290.000: mức lương tối thiểu HSL: hệ số lương PCTN: phụ cấp trách nhiệm do công ty quy định NSLV: số ngày làm việc thực tế Phụ cấp trách nhiệm tính cho người lao động được căn vào chức vụ công việc, trình độ chuyên môn của người lao động do công ty quy định. * Quy định phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên quản lý: Bảng số 8 Phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên quản lý PCTN Chức danh quản lý 1,0 Giám đốc công ty 0,7 Phó giám đốc, chủ tịch công đoàn 0,5 Giám đốc các trung tâm, trưởng phòng, kế toán trưởng 0,3 Phó giám đốc các trung tâm, phó phòng * Đồng thời công ty còn trả lương theo các trường hợp sau: - Nghỉ lễ tết theo quy định của Nhà nước, nghỉ phép được trả lương cơ bản không hệ số của công ty. - Trong trường hợp phải ngừng việc do khách quan mang lại như: mất điện... thì người lao động được trả 100% lương (phải có biên bản bên phòng kỹ thuật và giám đốc duyệt mới được thanh toán lương) - Ngoài ra công ty còn áp dụng các hình thức khen thưởng cho người lao động như trong quá trình làm việc cán bộ công nhân viên quản lý đưa ra các biện pháp bán hàng hữu hiệu, tìm được các nguồn tiêu thụ hàng hoá mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty. Khen thưởng từ 40.000 - 60.000 đồng/người. - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương. - Phiếu chi. Bảng thanh toán lương: dùng để thanh toán tiền lương, phân phối cho người lao động theo mức lương quy định. ở những bộ phận này hàng tháng mỗi phòng có một bảng chấm công riêng, trưởng phòng, phó phòng có nhiệm vụ chấm theo dõi thời gian làm việc công nhân viên trong phòng để lập bảng cams công, còn chứng từ có liên quan cho trưởng phòng tổ chức xem xét và ký duyệt. Sau khi ký duyệt trưởng phòng tổ chức chuyển bảng chấm công, các giấy tờ khác về phòng kế toán tiền lương, lập bảng tính trả lương cho từng phòng ban và từng công nhân viên. Bảng 9: Bảng chấm công Thông qua bảng chấm công tháng 3/2003 của phòng kinh doanh, kế toán tính lương cho công nhân viên: * Cô Hà Thị Lãm có số tiền lương là Tiền lương \= x 22 = 870.000 Do cô Lãm là trưởng phòng nên được hưởng phụ cấp trách nhiệm với hệ số 0,5 Tiền lương phụ cấp trách nhiệm = 290.000 x 0,5 = 145.000 Các khoản khấu trừ. - Trừ 5% BHXH = 5% x 290.000 x 3,0 = 43.500 - Trừ 1% BHYT = 1% x 290.000 x 3,0 = 8.700 Tổng 487.200 Tổng số tiền thực lĩnh của cô Lãm kỳ II là: 870.000 +145.000 - 487.200 = 527.800 * Anh Ngô Xuân Trường có tiền lương là: Tiền lương = x 22 = 516.200 Do quá trình làm việc Anh Trường đã đưa ra biện pháp mới nhằm mang lại lợi nhuận cao cho công ty, nên anh được thưởng với số tiền là: 50.000 Tổng lương = 516.200 + 50.000 = 566.200 - Trừ 5% BHXH = 5% x 290.000 x 1,78 = 25.810 - Trừ 1% BHYT = 1% x 290.000 x 1,78 = 5.162 - Tạm ứng lương kỳ i = 50% x 290.000 x 1,78 = 258.100 Tổng 289.072 Tổng số tiền thực lĩnh của anh Trường kỳ II là: 516.200 + 50.000 - 289.072 = 277.128 Đối với các nhân viên khác trong phòng kinh doanh cách tính lương tương tự. Sau khi tính lương cho các cá nhân kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương. 3. Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng làm hai kỳ: Kỳ i: Tạm ứng lương vào ngày 25 hàng tháng Kỳ II: Thanh toán tiền lương thực lĩnh kỳ II vào ngày 10 hàng tháng. * Kỳ tạm ứng: Căn vào quyết định của giám đốc kế toán tiền lương tiến hành trả tiền tạm ứng cho công nhân viên theo công thức sau: Tạm ứng kỳ I = 50% x 290.000 x HSL. Tiền tạm ứng được chia theo phòng ban, căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương tiến hành lập phiếu chi và thủ quỹ tiến hành chi. Công ty thương mại Tổng hợp Vĩnh Phúc Quyển sổ: phiếu chi Số: Nợ: TK 334 Có TK 111 Họ và tên người nhận : Hà Thị Lãm Địa chỉ : Phòng kinh doanh Lý do chi : Trả lương kỳ i 3/2003 cho CBCNV Số tiền : 1.834.250 (Viết bẵng chữ) : Một triệu tám trăm ba mươi bốn nghìn hai trăm năm mươi đồng chẵn Kèm theo: Chứng từ gốc Đã nhận đủ tiền Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập Thủ quỹ Người nhận * Kỳ II: Căn cứ vào bảng lương tháng của từng phòng ban, kế toán tiền lương tiến hành tổng hợp thanh toán tiền lương, sau khi được sự đồng ý của giám đốc, kế toán trưởng để thanh toán số tiền thực lĩnh kỳ II của công nhân viên và được xác định như sau: = - - Do đặc điểm của ngành kinh doanh nên số lượng lao động ngoài danh sách được bổ xung liên tục nhằm giảm bớt chi phí bán hàng và bán được nhiều hàng mang lại lợi nhuận cao. Nên công ty đã ký hợp đồng ngắn hạn với một số công nhân viên ngoài danh sách. Do đặc điểm như vậy nên họ không được hưởng các khoản chế độ cũng không phải chi các khoản BHXH, BHYT trừ vào lương, mà hầu như lương của họ dựa trên lương khoán theo doanh số. 4. Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương. Bảng phân bổ được lập theo từng tháng, cơ sở lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương dựa trên bảng phân tích lương tháng và được dùng để tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Công ty thương mại Tổng hợp Vĩnh phúc bảng phân bổ lương Tháng 3/2003 STT Ghi Có các TK Ghi Nợ các Tk TK 334 Cộng 1 TK 641 - chi phí bán hàng 10.075.947 10.075.947 Cộng 10.075.947 10.075.947 5. Kế toán tiền lương và BHYT, BHXH, KPCĐ ở công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc việc thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên được sử dụng trên TK 334, 335, 338 và được khái quát trên sơ đồ sau: sơ đồ hạch toán TK 112 Rút tiền gửi NH về quỹ tiền mặt TK 111 Chi trả lương cho nhân viên HĐNH TK 111 Tiền lương phải trả cho nhân viên HĐNH TK 641 TK 334 Chi trả lương cho CBCNV Tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên TK 338 BHXH, BHYT khấu trừ vào lương TK 141 Tạm ứng cho CBCNV TK 431 Tính thưởng cho CBCNV VD1: Vào ngày 30/3/2003 kế toán tiền lương tính lương cho công nhân viên ở phòng kinh doanh và trung tâm điện máy Vĩnh Yên cửa hàng số 1. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương kế toán ghi Nợ TK 641: 10.075.947 Có TK 334: 10.075.947 Bút toán này được phản ánh trên NKCT số 7 Công ty thương mại Tổng hợp Vĩnh phúc nhật ký chứng từ số 7 Ghi Có TK 334 Tháng 3/2003 STT Ghi Có các TK Ghi Nợ các Tk TK 334 Cộng 1 TK 641 10.075.947 10.075.947 Cộng 10.075.947 10.075.947 VD2: ngày 30/3/2003 rút quỹ tiền mặt trả lương cho công nhân viên ở phòng kinh doanh và trung tâm điện máy Vĩnh Yên - cửa háng số 1. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương kế toán ghi: Nợ TK 334 :10.075.947 Có TK 111 : 10.075.947 Bút toán này được phản ánh trên sổ cái. Công ty thương mại Tổng hợp Vĩnh Phúc Sổ cái TK 334: Phải trả CNV Tháng 3/2003 Số dư đầu Nợ Có Ghi Có TK đối ứng ghi Nợ các TK này T1 T2 T3 ... T12 TK 111 10.075.947 Cộng số phát sinh Nợ 10.075.947 Cộg số phát sinh Có 10.075.947 Số dư cuối tháng Nợ Có Ngày 30/3/2003 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 6. Trích Nộp, thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ Căn cứ vào tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy đinh hiện hành kế toán tiền lương trích 25% Trong đó: - 19% tính vào chi phí + 15% BHXH + 2% BHYT + 2 KPCĐ - 6% trừ vào lương + 1% BHYT + 5% BHXH Trình tự hạch toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được khái quát trên sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán TK 111 TK 338 TK 641 Khi nộp, chi BHXH Trích BHXH, BHYT KPCĐ vào chi phí TK 334 BHXH trừ vào lương Bệnh viện Vĩnh phúc phiếu nghỉ ốm Họ và tên : Nguyễn Thuý Hằng 36 tuổi Đơn vị công tác : Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc Lý do nghỉ : Bản thân ốm Số ngày nghỉ : 04 ngày Từ ngày 10/3/2003 đến 13/3/2003 Ngày Xác nhận của đơn vị Bác sỹ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Công ty thương mại Tổng hợp vĩnh Phúc phiếu chi Quyển sổ Số Nợ: TK 138 Có: TK 111 Họ và tên người nhận : Nguyễn Thuý Hằng Địa chỉ : Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc Lý do chi : Tiền hưởng BHXH do nghỉ ốm Số tiền : 70.392 (Viết bằng chữ) : Bảy mươi nghìn ba trăm chín mươi hai đồng. Đã nhận đủ tiền Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập Thủ quỹ người nhận Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc Phiếu nghỉ hưởng bhxh Số: Họ và tên: Nguyễn Thuý Hằng Tổng cơ quan y tế Ngày tháng năm Lý do Tổng số Từ ngày Đến hết ngày Y, bác sỹ đóng dấu Số ngày thực nghỉ Xác nhận của đơn vị A 1 B 2 3 4 C 5 D Bệnh viện Vĩnh Yên Bản thân ốm 04 10/3 04 phần thanh toán Số ngày nghỉ tính BHXH Lương bình quân một ngày % tính BHXH Số tiền hưởng BHXH 1 2 3 4 04 23.464 75% tổng lương 70.392 Ngày: 30/3/2003 Trưởng ban BHXH (Ký, họ tên) Kế toán BHXH (Ký, họ tên) Công ty thương mại Tổng hợp Vĩnh Phúc bảng trích bhxh Tháng 3/2003 STT Họ và tên Lương cơ bản Trích 19% BHXH A Phòng kinh doanh 1 Hà Thị Lãm 3,0 165.300 2 Hoàng Ngọc Biên 2,85 157.035 3 Ngô Xuân Trường 1,78 98.078 4 Nguyễn Kim Liên 1,78 98.078 5 Nguyễn Thu Hường 1,78 98.078 6 Lê Tuyết Mai 1,46 98.078 B Trung tâm điện máy VY - cửa hàng số 1 80.446 1 Trần Anh Tuấn 2,55 2 Dương Hồng Minh 2,45 140.505 3 Nguyễn Thị Thuý 1,64 134.995 4 Nguyễn Trung Việt 1,78 90.364 5 Hoàng Văn Hồng 1,78 98.078 6 Lưu Thanh Hoà 1,64 90.364 7 Đỗ Văn Tuý 1,84 101.384 8 Nguyễn Quang Hiếu 1,47 80.997 9 Kim Thị Duyên 2,04 112.404 Cộng 1.644.184 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc Bảng phân bổ BHXH Tháng 3/2003 STT Ghi Có các TK Ghi Nợ các TK KPCĐ TK3382 BHXH TK3383 BHYT TK3384 Cộng 1 TK641 173.072 1.298.040 173.072 1.644.184 Cộng 173.072 1.298.040 173.072 1.644.184 Ngày 30 tháng 3 năm 2003 Người lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) VD3: Ngày 30/3/2003 kế toán tiền lương tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho CNV trong công ty và trích các khoản BHXH, BHYT trừ vào lương. Căn cứ vào bảng trích BHXH và bảng thanh toán tiền lương kế toán ghi: a) Nợ TK641: 1.644.184 Có TK338: 1.644.184 b) Nợ TK334: 519.216 Có TK338: 519.216 Bút toán này được phản ánh trên NKCT số 7 Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc Nhật ký chứng từ số 7 Ghi Có TK: 338 Tháng 3/2003 STT Ghi Có các TK Ghi Nợ các TK TK338 Cộng 1 TK641 1.644.184 1.644.184 Cộng 1.644.184 1.644.184 Đã ghi sổ Cái Ngày 30 tháng 3 năm 2003 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc sổ cái TK 338 - Các khoản phải trả Tháng 3/2003 Số dư đầu kỳ Nợ Có Ghi Có TK đối ứng ghi Nợ các TK này T1 T2 T3 ... T12 TK111 1.644.184 Cộng số phát sinh Nợ 1.644.184 Có 1.644.184 Số dư cuối tháng Nợ 1.644.184 Có Ngày 30 tháng 3 năm 2003 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) III. Công tác phân tích về tổ chức lao động và kế toán tiền lương ở Công ty Thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh (Bảng số 1- trang 27) cho ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, càng tự khẳng định vị trí của mình trên thương trường, doanh thu của công ty luôn biến động trong chiều hướng đi lên, năm sau cao hơn năm trước, cùng với tăng doanh thu thì tổng quỹ lương và lương bình quân cũng tăng theo. Ta có thể lập bảng so sánh các chỉ tiêu trong 2 năm gần đây để khẳng định được tình hình thay đổi của công ty: Đơn vị tính: 1000đ STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 2002/2001 Số tiền % 1 2 3 4=3-2 5=3/2x100 1 Tổng doanh thu (D) 194.952.000 20.848.000 +13.528.000 +6,9 2 Tổng quỹ lương (L) 1.356.600 1.547.400 +190.800 +14,1 3 Tổng số lao động 205 220 +15 +7,3 4 Lương bình quân/năm (I) 6.120 7.428 +1.308 +21,4 5 NSLĐ bình quân việc nhân viên (W) 950.985 947.636 -3.349 -0,35 Nhìn vào bảng trên ta thấy công ty đã vượt chi tuyệt đối tổng quỹ lương là 190.800.000đ (DL = L1 - L0 = 1.547.400.000 - 1.356.600.000 = 190.800.000đ) Là do công ty sử dụng lao động năm 2002 nhiều hơn năm 2001 (số lượng lao động năm 2002 so với năm 2001 tăng 15 người hay tăng 7,3%). Công ty chi tăng quỹ lương là rất hợp lý bởi vì những mặt hàng thương mại mà công ty kinh doanh rất thiết thực với đời sống nhân dân, nên được người dân sử dụng ngày càng nhiều, để đáp ứng kịp thời những nhu cầu sinh hoạt của khách hàng công ty quyết định tăng số lượng lao động để phục vụ các yêu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn. Quỹ tiền lương là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Doanh thu bán hàng năm 2002/2001 tăng 13.528.000.000đ hay tăng 6,9% làm cho tổng quỹ lương tăng: (DD = x I0 - L0 = - 1.356.600.000 Doanh thu tăng như vậy là nhờ vào sự năng động của ban giám đốc và sự phấn đấu hết sức của mỗi cá nhân, họ luôn tìm các nguồn hàng và địa điểm tiêu thụ hàng để từ đó đưa ra các biện pháp bán hàng hữu hiệu nhất. Họ không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghệ thuật bán hàng, họ coi việc bán hàng là “làm dâu trăm họ” làm thế nào để tạo ấn tượng và sự thoải mái cho khách hàng “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. - Do NSLĐ bình quân năm 2002/2001 giảm 3.349.000đ hay giảm 0,35% làm cho tổng quỹ lương tăng: (DW = x I0 - = x 6.120.000 - Tiền lương bình quân của một nhân viên năm 2002/2001 tăng 1.308.000đ hay tăng 21,4% làm cho tổng quỹ lương tăng: (DI = L1 - = 1.547.400.000 Có được điều này một phần là do sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân người lao động, một phần là sự giúp đỡ của công ty đã tạo điều kiện để họ phát huy hết khả năng của mình trong công việc. Xét về mặt quan hệ tốc độ của các chỉ tiêu thì lương bình quân một nhân viên tăng nhanh nhất (21,4%), tổng số lao động tăng 7,3%, doanh thu bán hàng tăng 6,9% và NSLĐ bình quân giảm 0,35%. Điều này cho ta thấy nếu xét về lâu dài thì sẽ làm tăng đòn bẩy kinh tế của tiền lương, sẽ là điều rất tốt tới hoạt động kinh doanh của công ty, lương bình quân ngày một tăng lên sẽ kích thích được tính sáng tạo và sự nhiệt tình của người lao động trong công việc. Còn về mặt tinh thần thì ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đã nhận thức đúng đắn quy luật vận động của nền kinh tế thị trường từ đó rút ra: “Tiền lương là thước đo hiệu quả kinh doanh thương mại”. Cùng với việc bố trí sắp xếp lao động hợp lý, tính toán trả lương cho người lao động một cách thoả đáng góp phần nâng cao trình độ kinh doanh, tiết kiệm hao phí lao động từ đó mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Do vậy việc tính toán và chi trả cho người lao động luôn là một yếu tố mà giám đốc và ban lãnh đạo luôn coi trọng. Cùng với việc tính toán và chi trả lương cho người lao động thì việc quản lý, sử dụng hợp lý, lực lượng lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa người lao động, tư liệu lao động và môi trường sẽ góp phần tăng hiệu suất lao động, tăng doanh thu và đạt kết quả cao trong kinh doanh. Thấy đựoc tầm quan trọng công tác quản lý lao động công ty đã cố gắng ngày một hoàn thiện công tác quản lý lao động sao cho hợp lý hơn. Số cán bộ công nhân viên của năm 2002 so với năm 2001 tăng 15 người tương ứng tỷ lệ tăng 7,3%. Xét về cơ cấu giới tính trong đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty thì nữ là 128 người (chiêms 58,2%). Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh công việc bán hàng là chủ yếu nên việc phân bố lao động theo giới tính nữ nhiều hơn anm là hoàn toàn hợp lý. còn số ngày công làm việc của nhân viên bán hàng ( hưởng lương theo doanh số khoán) công ty không hẳn bắt buộc nhân viên phải làm đủ 30 ngày /tháng nhưng do hình thức trả lương này là nếu ai làm nhiều thì hưởng nhiều và ngược lại nên công ty luôn khuyến khích nhân viên đi làm thường xuyên liên tục vì công việc bán hàng không nên để gián đoạn. Như ta đã biết nhu cầu hay thị hiếu của con người không theo một chu kỳ nhất định mà nó có thể phát sinh bất cứ lúc nào, chính vì thời gian làm việc của công nhân viên liên tục như vậy cũng là yếu tố làm cho doanh thu tăng lên và lương bình quân của một nhân viên tăng lên. Phần thứ ba: một số ý kiến nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động và kế toán tiền lương ở công ty thương mại tổng hợp vĩnh phúc I. Nhận xét chung. Trải qua thời kỳ quản lý bao cấp đến thời kỳ quản lý theo cơ chế thị trường. Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc đã gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhất là trong thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý nhà nước. Nhưng đến nay công ty đã có mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên địa bàn tỉnh và tỉnh bạn ngày càng lớn mạnh từng bước đứng vững trên thị trường. Có được kết quả đó là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo công ty trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng kế toán. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay để hoà nhập vào thị trường trong nước, cũng như quốc tế. Công ty thương mại tổng hợph Vĩnh Phúc bằng mọi cách hoà nhập bước đi của mình cùng với nhịp điệu phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt, việc linh hoạt nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế, cũng như quản lý kinh doanh thực sự là đòn bẩy cho quá trình phát triển công ty. Cùng với sự đổi mới biện pháp kinh doanh, tiếp cận thị trường và nỗ lực của công ty.Vì vậy công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh cụ thể đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, tạo công ăn việc làm, không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Còn về tình hình quản lý và sử dụng lao động: Công ty không những chú trọng đến việc tăng năng suất tối đa tiết kiệm chi phí hạ giá thành tăng lợi nhuận mà công ty còn rất quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyện vọng của cán bộ công nhân. Chính vì thế mà đội ngũ cán bộ, đội ngũ công nhân viên luôn nhiệt tình với công việc, không ngừng sáng tạo, ngày càng đưa ra nhiều ý kiến thiết thực góp phần phát triển công ty. công ty đã tận dụng hết khả năng phát huy sáng tạo của người lao động và kích thích người lao động nhiệt tình hăng say với công việc của mình và đền bù xứng đáng cho họ bằng cách tăng thêm tiền thưởng cho người lao động. Về tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong quá trình áp dụng chế độ kế toán mới công ty gặp nhiều khó khăn do phải tiếp cận với các khái niệm mới. Nhưng bộ máy kế toán được áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo có hiệu quả của chế độ kế toán mới vào điều kiện cụ thể ở công ty. Nên công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiền lương nói riêng ở công ty đã đi vào nề nếp và dần ổn định và việc áp dụng tiền lương khoán cho từng đối tượng trực tiếp kinh doanh là khoa học, hợp lý phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế cũng như điều kiện thực tế của công ty. Từ đó giúp cho việc thực hiện bán hàng trên thị trường một cách chính xác, trung thực giảm được chi phí và có hiệu quả. Bộ máy kế toán phù hợp với công vịêc và phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi thành viên trong bộ phận kế toán, hình thức kế toán mà công ty áp dụng phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của công ty, điều này chứng tỏ các cán bộ kế toán của công ty có trình độ chuyên môn khá vững vàng. Việc tổ chức công tác kế toán tiền lương có thể nói đã được thống nhất từ giám đốc quản lý cho toứi các cán bộ công nhân viên. Các nội dung phần hành kế toán được giao cho từng người cụ thể do vậy ho có thể quản lý các chưngs từ ghi sổ và kiểm tra đối chiếu với tổng số tiền mà kế toán đã ghi trên các tài khoản được chính xác, kịp thời và sửa chữa sai sót cho nên việc tính lương cho cán bộ công nhân viên được phản ánh đúng với số công làm việc thực tế đảm bảo sự công bằng cho người lao động. Tuy nhiên một công ty có thể phát triển đến đâu đi chăng nữa thì không tránh khỏi những mặt còn sai sót, yếu kém và công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc cũng vậy vẫn còn tồn tại những mặt cần giải quyết. Cụ thể là: - Trong quá trình hạch toán tiền lương trên sổ kế toán vẫn chưa thể hiện được chi phí tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ đúng với chế độ kế toán (như phần chi phí của bộ máy quản lý lao động gián tiếp), điều đó cho thấy rằng công ty không phản ánh hết bản chất của các loại chi phí. - Trong công ty vẫn còn có rất nhiều nhân viên bán hàng chưa thực sự tận tậm với công việc, trình độ chuyên môn của họ vẫn còn nhiều hạn chế. - Tuy trong quá trình kinh doanh vấn đề hạch toán kế toán với khối lượng công việc rất nhiều mà công ty vẫn chưa áp dụng hệ thống máy tính vào công tác hạch toán. - Về khoản tiền tạm ứng cho cán bộ công nhân viên công ty thường áp dụng 65% trên lương được cơ bản, việc trích trước tạm ứng đồng đều cho cán bộ công nhân viên như vậy cũng chưa sát thực tế bởi trong tháng nhân viên chỉ đi làm hơn nửa tháng mà kế toán cứ trích theo một tỷ lệ trên thì liệu có hợp lý? Và đã tiết kiệm được chi phí lương chưa? Vì tính toán tiền lương như thế sẽ làm mất đi sự công bằng cho người lao động. - Còn hệ thống sổ kế toán chưa thực sự đầy đủ vì vai trò của một số sổ chưa thể hiện đúng với chế độ hiện hành như: Công ty sử dụng Tk hạch toán và thanh toán lương với công nhân viên hợp đồng ngắn hạn trên TK 335 chưa thực sự hợp lý vì đây không phải là một khoản chi phí trích trước mà là khoản chi phí phải trả không đồng điều giữa các kỳ. - Công ty chưa thực hiện trích trước lương nghỉ phép và cách tính lương nghỉ phép cho công nhân viên là chưa hợp lý. Đó là mặt hạn chế mà công ty cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời để tạo điều kiện cho công tác quản lý chi phí tiền lương một cách tốt nhất từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định kinh doanh có hiệu quả nhất. II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động và kế toán tiền lương ở công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc. Trong nền kinh doanh thị trường nhu cầu về thông tin kế toán kịp thời chính xác và đầy đủ là hết sức cần thiết trong mỗi doanh nghiệp kế toán vai trò rất quan trọng là công cụ hữu hiệu để phục vụ quản lý doanh nghiệp với nhiệm vụ cung cấp thông tin phản ánh theo dõi chi tiết các quan hệ kinh tế dưới sự biểu hiện bằng tiền do vậy việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một việc cần làm ngay và phải làm thật tốt với những mặt còn tồn tại trên nên em xin đưa ra một số ý kiến sau: - Việc tăng doanh thu mang lại lợi nhuận cao không chỉ phụ thuộc vào mặt hàng nào đó có được thị trường chấp nhận hay không mà còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và nghệ thuật bán hàng của nhân viên. Chính vì thế mà công ty cần đào tạo, huấn luyện nhân viên bán hàng như: + cần chọn người bán hàng có phẩm chất đạo đức tốt. + Chọn người bán hàng phải có năng khiếu và thật thà trong khi bán. + Chọn nhân viên bán hàng phải có hiểu biết nhất định về mặt hàng mà mình bán. Ngoài ra công ty cần chọn người bán hàng phải có hình thức ưa nhìn nói năng nhẹ nhàng, tạo ấn tượng thoải mái cho khách hàng khi mua hàng ở công ty. - Nếu công ty phân loại chi phí rõ ràng và đúng thực chất của nó thì kế toán tiền lương sử dụng sẽ hiệu quả hơn, chính vì thế mà công ty nên đưa chi phí quản lý vào khi tính lương cho lao động gián tiếp như phản ánh chi phí tiền lương ở phòng kinh doanh nên cho vào tài khoản 642 - chi phí quản lý. - Về khoản trích tạm ứng cho cán bộ công nhân viên 50% tính trên lương cơ bản nên tính lại như sau: + Trong tháng 3/20023 chị Nguyễn Thu Hường làm thực tế là 16 ngày công trong một tháng, mà Nhà nước đã quy định nếu cán bộ công nhân viên đi làm đủ 22 ngày công trong một tháng sẽ được hưởng mức lương cơ bản là: 290.000 x HSL (Hệ số lương do công ty quy định) mà chị Hường hưởng HSL là 1,78. Như vậy nếu chị Hường đi làm đủ 22 ngày công/tháng thì sẽ được hưởng mức lương cơ bản là: 290.000 x 1,78 = 516.200 Tiền tạm ứng là: 50% x 290.000 x 1,78 = 258.100 Nhưng thực tế trong tháng chị chỉ đi làm 16 ngày công nên chị chỉ được hưởng mức lương cơ bản là: x 16 = 375.418đ Nên số tiền tạm ứng là: 50% x 375.418 = 187.709đ. Thực chất chị chỉ được tạm ứng là 187.709đ, như vậy phần chênh lệch kia kế toán tiền lương đã tạm ứng trước 258.100 thì kế toán phải đòi lại người lao động số tiền là: 258.100 - 187.709 = 70.391đ. Cứ mỗi lần có trường hợp như thế việc tính và trả lương sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho nên kế toán cần phải theo dõi sát sao hơn số ngày công đi làm thực tế của công nhân viên để cho việc tính lương được thuận lợi. Theo em công ty nên trích trước tiền lương tạm ứng trên lương làm việc thực tế, cứ chuẩn bị đến kỳ tạm ứng thì các phòng ban phải gửi ngay bảng chấm công lên phòng kế toán để kế toán tính trích trước tiền lương tạm ứng. - Về khoản tiền trích lương nghỉ phép theo em kế toán tiền lương nên trích trước tiền lương nghỉ phép (đi họp, việc công) như sau: Tỷ lệ trích trước = x 100 Và cách tính lương nghỉ đi họp, việc công theo em nên tính như sau: + Trong tháng 3/2003 anh Trần Anh Tuấn đi công tác 03 ngày vì việc công, và anh Minh nghỉ đi họp 02 ngày nên lương phép của anh Tuấn, anh Minh là: Lương phép của anh Tuấn Là 21.651 x 3 = 64.953 Khi đó anh Tuấn sẽ có tổng lương là: 64.953 + 584.577 + 111.290 + 36.500 = 797.320 Và lương thực lĩnh của anh Tuấn là: 797.320 - 44.370 = 752.950 Lương phép của anh Dương Hồng Minh 21651 x 2 = 43302 Tổng lương của anh Minh là: 43302 + 606228 + 36500 = 686.030 Lương thực lĩnh của anh Minh 686030 - 42630 = 643.400 Nếu kế toán tiền lương tính và trả lương phép đúng, đủ thì sẽ tạo được sự phấn khởi trong mỗi đợt đi công tác xa nhà, làm những công việc hao tốn nhiều sức lực như: đi giao hàng cho những khách hàng ở xa công ty, trung tâm... - Để tiếp cận với xu thế hiện đại, với tốc độ tăng của nền kinh tế thị trường công ty có thể tổ chức công tác kế toán bằng máy vi tính. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay việc thay đổi này không khỏi dẫn đến những xáo trộn trong công tác quản lý, nhưng với đội ngũ cán bộ công nhân viên như vậy em tin rằng phòng kế toán cũng như toàn cán bộ công nhân viên trong công ty sẽ làm tốt và đạt hiệu quả cao. Mặt khác công ty có thể trích một khoản tiền để thưởng cho cán bộ công nhân viên (tuỳ mức độ công ty có thể trích) như tiền ăn ca... để tăng thêm phần thu nhập cho người lao động có hư thế mới động viên kích thích được khả năng làm việc của người lao động. Nhìn chung: Công ty đã làm tốt công tác kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thực hiện theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước quy định quá trình hạch toán, sổ sách, biểu mẫu rõ ràng cụ thể chi tiết, công ty đã làm cho quá trình lưu thông hàng hoá ngày một tốt và đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy còn một số hạn chế trong cách tính lương cho cán bộ công nhân viên. Nhưng em hy vọng với tinh thần trách nhiệm và trình độ của cán bộ công nhân viên phòng kế toán và sự giám sát chặt chẽ của ban giám đốc, công ty sẽ nhanh chóng khắc phục được những nhược điểm trên và áp dụng đúng phương pháp chế độ hiện hành một cách thành thạo để hoàn thành tốt công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty. kết luận Lao động giữ vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Việc hạch toán chi phí về lao động là một bộ phận công việc phức tạp trong hạch toán chi phí kinh doanh. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống do đó công tác tổ chức lao động và kế toán tiền lương là một phần hành kế toán quan trọng, góp phần quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng lao động, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Việc tính toán và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương làm hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động và cho toàn doanh nghiệp. Như vậy một chính sách tiền lương đúng đắn sẽ là cơ sở, động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vận dụng linh hoạt chính sách tiền lương ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào phương pháp tổ hcức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và phụ thuộc vào tính chất công việc. Qua thời gian thực tập tại công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc, được sự hướng dẫn tận tình của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên công ty, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Song thời gian thực tập còn có hạn, hiểu biết thực tế còn hạn chế cho nên các ý kiến, kiến nhgị không tránh khỏi những sai sót. Em mong ý kiến đóng góp và sự quan tâm của các thầy cô giáo, các cán bộ phòng kế toán đóng góp và sự quan tâm của các thầy cô giáo, các cán bộ phòng kế toán đến chuyên đề này để công tác kế toán tiền lương ngày một tốt hơn. cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thương mại, phòng kế toán công ty. Đặc biệt là thầy giáo Lê Ngọc Giản đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Vĩnh Phúc ngày 15 tháng 07 năm 2003 Sinh viên : Đỗ Thị Anh Đào Lớp : 1 CTK2 Bảng số 5 Bảng chấm công Tháng 3/2003 Bộ phận: Trung tâm điện máy Vĩnh Yên cửa hàng số 1 STT Họ và tên Cấp bậc lương Chức vụ NGày trong tháng Cộng trong tháng Quy ra công 1 2 3 ... 29 30 31 Nghỉ Họp VC VR Số công nghỉ hưởng lương 1 Trần Anh Tuấn 2,55 Cửa hàng trưởng A VC VC VC 27 3 3 2 Dương Hồng Minh 2,45 A A A H H 28 2 2 3 Nguyễn Thị Thuý 1,64 A A A N A 28 2 4 Nguyễn Trung Việt 1,78 A N A A A 30 5 Hoàng Văn Hồng 1,78 N A A N A 28 2 6 Lưu Thanh Hoà 1,64 A A N A A 29 1 7 Đỗ Văn Tuý 1,84 A A A A A 30 8 Nguyễn Quang Hiếu 1,47 A A A N A 29 1 9 Kim Thị Duyên 2,04 A N A A N 28 2 Cộng 257 8 2 3 5 Bảng số 7: Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc Bộ phận: Trung tâm điện máy Vĩnh Yên Cửa hàng số 1 Bảng thanh toán tiền lương Tháng 3/2003 STT Họ và tên Cấp bậc lương Lương khoán doanh số Họp Việc công Trách nhiệm Thưởng Tổng lương Các khoản trừ vào lương Lương thực lĩnh SC ST SC ST SC ST 1% BHYT 5% BHXH 1 Trần Anh Tuấn 2,55 27 584.577 3 73.950 111.290 36.500 806.317 7.395 36.975 761.947 2 Dương Hồng Minh 2,45 28 606.228 2 47.400 36.500 690.128 7.105 35.525 647.498 3 Nguyễn Thị Thuý 1,64 28 606.288 36.500 642.728 4.234 23.780 614.714 4 Nguyễn Trung Việt 1,78 30 649.530 36.500 686.030 5.162 25.810 655.058 5 Hoàng Văn Hồng 1,78 28 606.228 36.500 642.728 5.162 25.810 611.756 6 Lưu Thanh Hoà 1,64 29 627.879 36.500 664.379 4.234 23.780 636.365 7 Đỗ Văn Tuý 1,84 30 649.530 36.500 686.030 5.336 26.680 654.014 8 Nguyễn Quang Hiếu 1,47 29 627.879 36.500 664.379 4.263 31.315 638.801 9 Kim Thị Duyên 2,04 28 606.228 36.500 642.728 5.916 29.580 607.232 Cộng 257 5.564.307 47.400 73.950 111.290 328.500 6.125.447 Bảng số 09 Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc Bộ phận: Phòng kinh doanh Bảng chấm công Tháng 3/2003 STT Họ và tên Cấp bậc lương Ngày trong tháng Quy ra công Ký hiệu chấm công 1 2 3 ... 29 30 31 Số công thời gian Số công nghỉ hưởng 100% lương Số công nghỉ hưởng lương Số công hưởng BHXH 1 Hà Thị Lãm 3,0 x x x x x 22 X: lương thời gian 2 Hoàng Ngọc Biên 2,85 x x x x x 22 O: ốm, điều dưỡng 3 Ngô Xuân Trường 1,78 x x x x x 22 TS: Thai sản 4 Nguyễn Kim Liên 1,78 x x x x x 22 N: Nghỉ bù 5 Nguyễn Thu Hường 1,78 x x x x x 22 H: Họp, học tập 6 Lê Tuyết Mai 1,46 x x x x x 22 Cộng Bảng số 10 Công ty thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc Bộ phận: Phòng kinh doanh bảng thanh toán tiền lương Tháng 3/2003 STT Họ và tên Cấp bậc lương Lương thời gian Phụ cấp trách nhiệm Thưởng Tổng lương Tạm ứng lương kỳ i Các khoản trừ vào lương Lương lĩnh kỳ II SC st 1 Hà Thị Lãm 3,0 22 870.000 145.000 1.015.000 435.000 % BHYT 5% BHXH 527.800 2 Hoàng Ngọc Biên 2,85 22 826.500 87.000 913.500 413.250 8.700 43.500 450.660 3 Ngô Xuân Trường 1,78 22 516.200 50.000 566.200 258.100 8.265 41.325 277.128 4 Nguyễn Kim Liên 1,78 22 516.200 516.200 258.100 5.162 25.810 227.128 5 Nguyễn Thu Hường 1,78 22 516.200 516.200 258.100 5.162 25.810 227.128 6 Lê Tuyết Mai 1,46 22 423.400 423.400 211.700 4.234 25.810 186.296 Cộng ` 3.668.500 3.950.500 1.834.250 36.685 183.425 1.896.140 Sơ đồ số 09 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty thương mại tổng hợp vĩnh phúc Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc Các phòng ban TTTM tam dương TTTM vĩnh yên ttđiện máy vĩnh yên TTTM bình xuyên TTTM lập thạch TTTM vĩnh tường TTTM xăng dàu số 1 TTTM yên lạc Các cửa hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT462.doc
Tài liệu liên quan