Chuyên đề Triển vọng mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Singapore

Hoà chung cùng dòng chảy của hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với trên 157 quốc gia trên thế giới trong đó quan hệ thương mại đầu tư Việt Nam- Singapore những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Và luôn được chính phủ hai nươc ưu ai lựa chọn cho chiến lược phát triển kinh tế dài lâu của đất nước. Kim nghạch xuất nhập khẩu của hai nước tăng len theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam luôn cao hơn kim nghạch xuất khẩu song cơ cấu nhập khẩu chuyển biến theo chiều hướng tích cực: tăng nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước và giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ nhằm tạo dòng vốn tích lũy làm bàn đạp thúc đẩy nên kinh tế quốc gia. Trong tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì đầu tư của Singapore đã đóng góp rất lớn cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Đã có thời gian giảm sút đầu tư và kim ngạch buôn bán hai chiều của hai nứoc tại thời điểm khủng hoảng kinh tế, nhưng yếu tố đó chi là nhất thời và sau khi hồi phục nó cang tăng nhanh hơn trước khủng hoảng.

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Triển vọng mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư từ Singapore. Thể hiện: trong những năm bắt đầu công cuộc đổi mới, khi nguồn viện trợ từ nước ngoài bị cắt giảm đột ngột, nguồn vốn đầu tư trong nước còn hạn chế thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (đặc biệt là đầu tư trực tiếp FDI) có ý nghĩa rất lớn: bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. Vốn đầu tư từ Singapore tăng mạnh qua các năm đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đạt 8,5% thời kỳ 1991-1997. Nhờ nguồn vốn đầu tư này mà nhiều nguồn lực trong nước được khai thác và phát huy tác dụng. Tính từ năm 1988 đến nay, chúng ta đã cấp giấy phép cho 8653 dự án với tổng số vốn đầu tư 150583 triệu USD. Hiện có 6720 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 65365 triệu USD, số vốn đầu tư thực hiện là 57133 triệu USD. Tính đến 31/12/2007, có 97 nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam đứng thứ hai là Singapore. Với nguồn vốn đầu tư như vậy đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tham gia phát triển nguồn nhân lực. Qua hợp tác đầu tư người lao động vừa có thu nhập lại vừa có điều kiện đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ, kinh nghiệm…giúp Việt Nam có thể hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. 2.4.2 Những khó khăn của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Singapore cũng có không ít khó khăn, đặc biệt là về phía Việt Nam. Trong quan hệ thương mại: Khó khăn thứ nhất: Có sự chênh lệch quá lớn trong kim nghạch xuất nhập khẩu 2 nước (ta nhập quá nhiều), lợi thế thường nghiêng về phía Singapore. Các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là nông sản, ít qua chế biến nên giá trị thấp. Ngược lại các sản phẩm xuất khẩu của Singapore có hàm lượng công nghệ nhiều nên giá trị cao. Điều này tạo cho Việt Nam một bất lợi: luôn ở thế nhập siêu trong quan hệ thương mại với Singapore : Năm 1992 Việt Nam mới chỉ nhập siêu 357,5 triệu USD nhưng đến năm 1995 con số này đã tăng lên gấp đôi là 746,4 triệu USD. Năm 1996 là 1035,2 triệu USD và từ năm 1998 tới nay con số nhập siêu luôn trên 1 tỷ USD. Điều này đã gây ra mất cân đối trong cán cân xuất nhập khẩu. Hơn nữa, bất lợi cho phía Việt Nam là chúng ta phải nhập hàng từ các nước khác thông qua thị trường Singapore : chủ yếu là hàng điện tử và máy móc thiết bị với giá cao khiến Việt Nam phải chi trả một khoản ngoại tệ lớn. Khó khăn thứ 2: Chất lượng hàng xuất khẩu còn kém, hiệu quả xuất khẩu chưa cao Như đã nói, các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là hàng nông sản hơn nữa lại chỉ qua sơ chế, ít qua chế biến nên chất lượng chưa được đảm bảo, giá trị xuất khẩu thấp. Ngoài ra mẫu mã hàng xuất khẩu của chúng ta còn khá đơn giản, ít chú trọng hình thức cũng làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong tương lai Việt Nam cần phải có những biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời phải cải tiến mẫu mã. Một nét điển hình đối với hàng xuất của Việt Nam sang Singapore là: không phải tất cả hàng hoá của chúng ta xuất sang đều được tiêu thụ tại thị trường Singapore mà nó còn được tiếp tục tái xuất sang các nước khác. Singapore được biết đến như cảng trung chuyển chứ không phải là cảng tiêu dùng. Ví dụ năm 1996 Việt Nam xuất sang Singapore 881,6 triệu USD thì có tới trên 50% kim nghạch ấy (441 triệu USD) đã được Singapore tái xuất sang các nước ASEAN và các nước khác. Năm 1997 trong số 1130 triệu USD kim nghạch nhập khẩu từ Việt Nam thì có tới 52,2% kim nghạch ấy (590 triệu USD) được Singapore xuất sang các nước khác. Năm 2003, một khối lượng lớn hàng Việt Nam được trung chuyển qua Singapore để sang các nước khác. Chúng ta tham khảo bảng sau: Bảng 2.2:Trung chuyển hàng hoá Việt Nam qua thị trường Singapore 2007 10 mặt hàng trung chuyển qua Singapore 2007 Khối lượng 1. Cà phê nhân 550000 tấn 2. Cao su tự nhiên 150000 tấn 3. Gạo trắng 1000000 tấn 4. Hạt tiêu 40000 tấn 5. Chè các loại 25000 tấn 6. Hải sản các loại 35 triệu USD- FOB 7. Lạc nhân 55000 tấn 8. Hạt điều chế biến 15000 tấn 9. HàngCN 45 triệu USD- FOB 10. Hàng TCMN 30 triệu USD- FOB Nguồn: Báo Ngoại Thương 2007 Nhìn vào thực trạng xuất khẩu của Việt Nam như trên cho thấy chúng ta đã mất một khoản ngoại tệ lớn vì chất lượng hàng hoá chưa cao. Chất lượng hàng hoá chưa cao nên tiêu thụ tại Singapore thì ít mà được gia công lại để xuất sang các nước khác thì nhiều. Vì vậy trong tương lai Việt Nam cần phải có chiến lược để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phải có các hoạt động xúc tiến yểm trợ, nghiên cứu và phải có chính sách thâm nhập thị trường hơp lý để vừa nâng cao tính cạnh tranh cho hàng Việt Nam vừa nhằm mở rộng thị trường tại Singapore (hiện nay hàng của chúng ta mới chỉ chiếm 0,42% tổng kim nghạch nhập khẩu của Singapore từ các nước). Vì thế Singapore vẫn còn là một thị trường mở đối với Việt Nam. Mặt khác chúng ta cần tiếp tục mở rộng quan hệ đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường khác không cần phải gia công tại Singapore. Có như vậy mới đem lại hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu của ta. Ngoài ra một khó khăn nữa trong quan hệ thương mại với Singapore là chúng ta thương nhập khẩu theo giá CIF (hàng về tận cảng) và xuất khẩu theo giá FOB (hết trách nhiệm của người bán tại lan can tàu). Nói cách khác là việc chuyên chở hàng hoá đều do Singapore đảm nhiệm, vì thế chúng ta chưa khai thác được các hàng hoá vô hình như cước phí vận tải (F), bảo hiểm (I),…tức chúng ta cũng tự đánh mất một khoản ngoại tệ trong buôn bán với Singapore. Một điều vướng mắc nữa hiện nay ở Việt Nam là hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn chỉnh và chưa đồng bộ. Hệ thống pháp lý để xử lý khi tranh chấp trong ngoại thương phát sinh còn chưa rõ ràng, thường xuyên thay đổi khiến cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu Singapore lo ngại. Về đầu tư: Khó khăn thứ 1: Những trở ngại trong quan hệ đầu tư mà chủ yếu là đối với chủ đầu tư Singapore là cơ sơ hạ tầng Việt Nam còn quá yếu kém. Như chúng ta đã biết, xuất phát điểm của Việt Nam khi tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước là từ một nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, đồng thời lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề cho nên cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém. Hơn nữa trang thiết bị lại lạc hậu là trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư Singapore khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam. Khó khăn thứ 2: Thủ tục hành chính rườm rà Mặc dù cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã bị xoá bỏ từ lâu xong tàn dư của nó thì vẫn còn, đó là sự chậm trễ trong xét duyệt các dự án. Một nhà đầu tư nói chung hay nhà đầu tư Singapore nói riêng phải chờ đợi khá lâu, phải mất khá nhiều thời gian để được xét duyệt của các cơ quan có thẩm quyền ở nhiều cấp bậc khác nhau. Bên cạnh đó là việc thi hành luật và các văn bản dưới luật còn chậm. Điều này gây trở ngại hay nói chính xác hơn là làm nản lòng các nhà đầu tư Singapore khi tiến hành các hoạt động thương mại ở Việt Nam. Khó khăn thứ 3: Hạn chế về trình độ chuyên môn của công nhân Việt Nam Trình độ chuyên môn kỹ thuật của công nhân lành nghề ở Việt Nam còn thấp. Hiện nay ở Việt Nam có một thực tế là nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm hoặc làm trái nghề trong khi đó lại thiếu rất nhiều công nhân lành nghề. Đây một phần cũng do quan niệm của người dân Việt Nam: mong muốn cho con em họ vào đại học cho dù sau này họ làm ở nghành nghề như thế nào chứ không muốn cho vào các trường dạy nghề. Mặt khác đây cũng là kết quả của việc thiếu sự hướng nghiệp của nhà nước. Do vậy ở Việt Nam tồn tại tình trạng là nơi thừa thì vẫn thừa (cử nhân) mà nơi thiếu thì vẫn thiếu (công nhân lành nghề), không chỉ gây ra sự mất cân bằng trong xã hội mà còn là trở ngại cho các nhà đầu tư Singapore ở Việt Nam. Ngoài ra trong lĩnh vực đầu tư cũng còn nhiều tồn tại: Trước hết là hình thức đầu tư: Phần lớn các dự án của Singapore ở Việt Nam đều dưới hình thức công ty liên doanh. Chủ yếu là do bên Việt Nam quan niệm chỉ có hình thức này mới đảm bảo chủ quyền quốc gia do vậy đã không khai thác triệt để 2 hình thức còn lại. Trong khi đó bản thân hình thức liên doanh này cũng có mặt hạn chế của nó. Đó là vì có hai bên quản lý mà mỗi bên có cách quản lý khác nhau nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Mặt khác trong các dự án liên doanh phía Việt Nam chủ yếu góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, phải nhờ bên nước ngoài vay vốn để góp vốn pháp định nên dễ gặp các rủi ro như: chôn vốn, chịu lãi suất cao và nếu làm ăn thua lỗ thì không những không trả được nợ mà còn chịu lỗ nên hiệu quả kinh tế đạt được không cao. Do vậy vấn đề đặt ra là phải đa dạng hoá các hình thức đầu tư, ví dụ ngoài những dự án cần thiết và có điều kiện thuận lợi để kinh doanh, nhà nước có thể cho đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài đối với những dự án công nghệ cao, xuất khẩu phần lớn sản phẩm. Đối với những lĩnh vực ta cần giữ quyền quản lý điều hành vì lý do an ninh như bưu chính, viễn thông… thì nhà nước sẽ tiến hành theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ngoài ra cần đẩy mạnh đầu tư theo các hình thức: BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao), BTO (xây dựng- chuyển giao- kinh doanh), BT (xây dựng- chuyển giao) để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng. Thứ hai là cơ cấu đầu tư còn mất cân đối: trên thực tế các dự án đầu tư của Singapore ở Việt Nam phần lớn tập trung trong lĩnh vực khách sạn, dân dụng trong khi rất nhiều nghành công nghiệp chế biến khác cũng đang cần vốn để thực hiện nhưng lại không có. Và các dự án đầu tư của Singapore ở Việt Nam chủ yếu là ở các thành phố lớn, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Do vậy nhà nước cần có các biện pháp khuyến khích đầu tư không chỉ ở các thành phố lớn mà cần khuyến khích vào cả các tỉnh vùng sâu, vùng xa… CHƯƠNG 3 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM-SINGAPORE TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ SINGAPORE 3.1. Những cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam Singapore trong hội nhập kinh tế quốc tế 3.1.1. Cơ hội Tuy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại nhưng chính phủ của cả hai nước Việt Nam và Singapore đều quyết tâm đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt giữa hai quốc gia, do vậy chắc chắn trong tương lai không xa quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore sẽ phát triển hơn nữa và tiến xa hơn nữa. Trong những năm gần đây, kim nghạch buôn bán giữa hai nước không ngừng tăng, mỗi năm tăng bình quân khoảng 25%, một dấu hiệu cho thấy quan hệ trao đổi buôn bán đang trên đà phát triển. Về nhập khẩu: Singapore chủ trương đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Ngoài những mặt hàng truyền thống như gạo, cao su, cà phê, dầu thô… Singapore còn muốn nhập một số sản phẩm tiêu dùng như: vải vóc, quần áo, đồ ăn đã chế biến… đặc biệt là hạt điều là mặt hàng mới nổi trong thời gian qua. Ở Việt Nam, do nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá nên trong những năm tới Việt Nam vẫn có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị của Singapore- một đất nước có ngành công nghiệp cao. Theo Việt Nam News Agency năm 2006, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore tăng đáng kể. Singapore hiện là khách hàng lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc). Năm 2002, thương mại hai chiều đạt 3,495tỉ USD. Vào năm 2006, con số đạt được đã lên tới 5,4 tỉ USD. Trong lĩnh vực đầu tư, Singapore hiện đang đứng thứ hai trong số 60 nhà đầu tư ở Việt Nam. Năm 1997, 1998, một số nhà đầu tư Singapore ở Việt Nam gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Vì đầu tư mạnh vào bất động sản ở Việt Nam nên họ đã chịu ảnh hưởng khá nặng nề khi nền kinh tế suy thoái. Song Singapore đã nhanh chóng phục hồi và dự báo trong tương lai tình hình sẽ sáng sủa hơn. Hơn nữa Hiệp định thương mại Việt Nam- Mỹ làm cho thị trường Việt Nam sôi động và hấp dẫn hơn. Và Singapore vẫn sẽ là một trong những qốc gia đâu tư hàng đầu vào Việt Nam. Về hợp tác hàng không, có liên doanh xây dựng khu sân bay tại Thành phố Hồ Chí Minh, tăng số ghế của các chuyến bay giữa hai nước, đào tạo cán bộ Việt Nam thông qua Quỹ hỗ trợ Đông Dương. Gần đây nhất có chương trình “ Bốc thăm trúng thưởng chuyến du lịch Singapore” hợp tác giữa Tổng Cục Du lịch Singapore hợp tác cùng Công Ty Du Lịch Lữ Hành Saigon Tourist vào năm 2004. Trong lĩnh vực vận tải biển, hãng tàu Straits Shipping Pte hợp tác với công ty vận tải ngoại thương Sài Gòn (Transimex Sài Gòn) thực hiện vận chuyển contennơ trên tuyến thành phố Hồ Chí Minh- Singapore và từ Singapore đi tới các cảng Châu Âu. Đây là một bước ngoặt to lớn bởi vì vận tải biển đối với Việt Nam là một lĩnh vực còn rất non trẻ trong khi đó Singapore là một đối tác đầy kinh nghiệm. Do vậy, chúng ta có thể học hỏi thêm rất nhiều khi hợp tác với họ. Một thành tựu quan trọng nữa trong quan hệ thương mại Việt Nam- Singapore là sự phát triển của khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP) ở tỉnh Bình Dương được coi không chỉ là biểu tượng cho sự hợp tác hai bên Việt Nam- Singapore mà còn là dấu hiệu của sự thành công. Được cấp giấy phép năm 1996 và hoạt động trong thời hạn 50 năm, khu công nghiệp hiện đã thu hút được gần 30 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn xấp xỉ 300 triệu USD. 90% diện tích khu công nghiệp được sử dụng trong khi tỉ lệ trung bình của một khu công nghiệp chỉ là 46%. VSIP là nơi có 115 dự án với tổng trị giá 600 triệu USD, phần lớn là đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu, công tác xây dựng giai đoạn 3 đã được tiến hành để mở rộng diện tích từ 300 ha như hiện nay lên 500 ha. Là mô hình mẫu, VSIP là khu công nghiệp đầu tiên có trung tâm tự đào tạo nguồn nhân lực cho mình. Ở khu cũng có các dịch vụ hàng đầu, thủ tục hải quan ngay tại khu và các chính sách bảo vệ môi trường khác…. Vì vậy, triển vọng của mối quan hệ Việt Nam-Singapore nói chung cũng như triển vọng mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Singapore nói riêng là rất to lớn. Hai nước có nhiều điểm tương đồng nhưng đồng thời mỗi nước cũng có thế mạnh riêng của mình để bổ sung cho nhau. Với chính sách mở cửa, đa dạng hoá đa phương hoá quan hệ đối ngoại, cùng nỗ lực cho mối quan hệ láng giềng thân thiện và sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, chắc chắn tương lai của mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Singapore sẽ tốt đẹp và mối quan hệ ấy sẽ bền chặt cùng với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của hai quốc gia. Ngày 7.11.2006 Việt Nam chính thức được kết nạp vào tổ chức WTO sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khi tham gia vào tổ chức WTO Việt Nam sẽ được hưởng một mức thuế nhập khẩu vô cùng dễ chịu hơn chước đây va các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tào điều kiện cho Việt Nam mở rông thị trường xuất khẩu- mở rộng các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ra bên ngoài biên giới quốc gia. Và như vậy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Singapore sẽ được đưa lên tầm cao mới quan hệ kinh tế này không chỉ bó hẹp trong phạm vi của hai nước mà còn phát triển cao hơn nữa. Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề quan trọng để phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế, từ đó nâng cao chất lượng công nghệ, nâng cao trình độ nhà quản lý và nâng cao chất lượng lao động. Như vậy khả năng thu hút vốn FDI của các nhà đầu tư Singgapore được nâng cao hơn. Việc gia nhập tổ chực kinh tế thế giới WTO có tác động thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế tạo điều kiện cho ta triển khai và phát triển các đường lối đối ngoại. Nâng cao các mối quan hệ than thiết với các quốc gia bạn hàng lâu năm như Nhật bản , Singapore… Tóm lại khi Việt Nam gtham gia hội nhập kinh tế quốc tế thì mối quan hệ của Việt Nam- Singapore được đưa lên một tầm cao mới. Hai nước có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực hơn, như các lĩnh vực công nghệ cao..Lúc này hàng hóa Việt Nam sẽ không phải thong qua Sing để xuất khẩu đi nước khac mà thay vào đó la hợp tác trong sản xuất tiêu thụ và lợi nhuận cũng vì thế mà tăng cao hơn rất nhiều. Cả hai nước đều có vùng biển thuận lợi đối với vân tải biển, trong đó Singapore là một nước đã phát huy được tiềm năng này và nếu như hai bên hợp tác và cùng với vị thế khi Việt Nam khi vừa tham gia vào WTO va Liên Hợp Quốc thì Việc hai nước trở thành trung tâm cảng biển Châu Á và thế giới la điều không quá khó. Cùng với cơ chế luật pháp và cơ chế hành pháp được thông thoáng thì trong tương lai Singapore vẫn là nước đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. 3.1.2 Thách thức: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường trong nước do thuế nhập khẩu phải cắt giảm. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, DN với DN. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài .Vì thê mà môi quan hệ kinh tế Việt Nam-Singapore sẽ gặp nhiều bất lợi từ sự cạnh tranh cua các nước khác. - Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi VN phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. - Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền. Có nhe thế mới vừa hội nhập vừa giữ lại bản sắc phù hợp với nghị quýet của đảng và nhà nước. Như vậy, gia nhập WTO vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên. Cơ hội và thách thức không phải “nhất thành bất biến” mà luôn vận động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ở đây, nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là quyết định nhất 3.2. Một số giải pháp và kiên nghị nhằm thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam-Singapore. 3.2.1. Giải pháp: 3.2.1.1. Giải pháp của chính phủ. Mở rộng các lĩnh vực đầu tư nước ngoài, cổ phần hóa đa dạng hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Khuyến khích mạnh hơn kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp. Tạo lập môi trường cạch tranh lành mạnh, xóa bao cấp, giảm bảo hộ, hạn chế kiểm soát độc quyền trong nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Việt Nam đã và đang cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. Việt Nam đã và đang tiếp tục dỡ bỏ nhiều thủ tục phiền hà về vấn đề sử dụng đất sản xuất kinh doanh. Nhà nước tiếp tục thực hiện cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ kết nối hai nên kinh tế Việt Nam- Singapore, cùng nhau phát triển ngày càng vững mạnh mối quan hệ này. Thiết lập các chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo Việt Nam-Singapore trong quan hệ hợp tác về kinh tế va chính trị. Thúc đẩy các bộ ban ngành co chức năng xúc tiên nâng cao quan hệ Việt Nam-Singapore thông qua các hội chợ kinh tế, thong cac cuộc họp baóp xúc tiến đầu tư… 3.2.1.2. Giải pháp của doanh nghiệp Hội nhập nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng là một xu hướng khách quan trong quá trình phát triển. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải biết nắm bắt, tận dụng triệt để các cơ hội, các lợi thế đồng thời có những thay đổi, điều chỉnh nhằm hạn chế tối đa những rủi ro, bất lợi mà quá trình hội nhập kinh tế đem lại. Và nâng cao các mối quan hệ chiến lược lâu năm. * Doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) đã và đang tìm hiểu, nắm vững luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp mình trước thị trường thế giới. Mặt khác, vẫn quan tâm đến vấn đề quan trọng của hội nhập đó là bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp hay các giải pháp hữu ích của doanh nghiệp mình. Trong chính sách thị trường DNVN đã bắt đầu biết chú trọng đến vấn đề nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, phân tích, dự báo thị trường trong nước và thế giới khi hội nhập, tranh thủ những hiểu biết về khách hàng trong nước, khách hàng truyền thống, giữ vững thị phần nội địa và mở rộng ra thị trường quốc tế. Các DNVN do vốn kinh doanh hạn hẹp, khi tham gia hội nhập đã bắt đầu biết đến và chú trọng tranh thủ được các nguồn vốn từ bên ngoài chủ động liên doanh, liên kết kinh tế để tăng vốn đầu tư, tranh thủ công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến. Hội nhập sẽ làm thay đổi nhóm khách hàng, thay đổi thị trường và sức cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt, do đó các doanh nghiệp đã ngày càng quan tâm hướng tới những tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đưa ra, nhằm tạo uy tín trước khách hàng và bạn hàng . Các doanh nghiệp hiên nay đã chú ý đến chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý và tay nghề cho công nhân trong các doanh nghiệp. * Nâng cao vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tổ chức thực hiện và hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hội nhập tốt. Trong việc xây dựng, nâng cao vai trò của nhà nước và ban hành pháp luật, nhà nước cần từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế, tránh cho doanh nghiệp những liệu pháp sốc, những ngỡ ngàng khi hội nhập. Hệ quả của sự hội nhập có thể làm cho doanh nghiệp phát triển tốt, không phát triển được hoặc bị đào thải khỏi thương trường vì vậy mà DN thấy rằng cần nghiên cứu, đánh giá đúng về khả năng thích ứng của DNVN trong sự tác động nhiều chiều của các nhân tố khách quan, chủ quan, giúp doanh nghiệp lường trước được những thách thức, phát huy thế mạnh. * Mở rộng lĩnh vực kinh doah dựa trên thế mạnh làm tiền đề phát huy tối đa khả năng cua DNVN, và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế với Singapore và các nước trên thế giới. 3.2.2 Kiến nghị : Trong xu thế mở cửa hội nhập như hiện nay thì việc mở rộng và hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới là vô cùng cần thiết. Trong khi đó, Singapore là một nước công nghiệp phát triển, là trung tâm thương mại dịch vụ của khu vực Đông Nam Á và của thế giới. Vì vậy việc phát triển quan hệ với Singapore, một mặt giúp Việt Nam có thể học tập từ nền kinh tế Singapore, mặt khác lại góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa hai quốc gia trong khối ASEAN để tạo nên một ASEAN bền vững, phát triển. Để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore trong những năm tới đây, chúng ta cần phải phát huy những lợi thế đồng thời giảm bớt những khó khăn, trở ngại cho mối quan hệ hai nước. Trước hết một số giải pháp cho quan hệ thương mại giữa hai quốc gia sẽ là: Thứ nhất: Quản lý nhập khẩu từ Singapore (hạn chế nhập siêu). Như đã biết Singapore là một nước có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo rất phát triển trong khi đó ngành này ở Việt Nam vẫn đang còn rất yếu kém. Chúng ta có thể nhập khẩu từ Singapore các mặt hàng của ngành công nghiệp nước này như các máy móc hiện đại phục vụ cho ngành công nghiệp, thiết bị lọc dầu, điện tử… để trang bị tốt cho công cuộc phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Dự tính trong những năm tới máy móc thiết bị phụ tùng sẽ chiếm khoảng 42% cơ cấu nhập khẩu từ thị trường này. Một điều cần hết sức chú ý trong việc nhập khẩu máy móc từ Singapore: không phải chúng ta nhập khẩu toàn bộ máy móc mà phải nhập khẩu máy móc có chọn lọc, chất lượng từ Singapore, phải tránh tình trạng nhập các công nghệ lạc hậu, phế thải từ các nước tiên tiến trung chuyển qua Singapore. Có như vậy Việt Nam mới tránh không trở thành bãi rác thải công nghệ của các nước phát triển. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng ở mức tối đa để tiết kiệm cho đất nước. Chỉ nên nhập những mặt hàng tiêu dùng thật sự cần thiết, và trong những năm tới chúng ta cố gắng nhập hàng tiêu dùng chiếm xấp xỉ 70% và có thể ít hơn nữa. Đối với mặt hàng vật tư hàng hoá như xăng dầu, phân bón, thép xây dựng, xi măng… Nhà nước chủ trương chỉ cấp giấy phép nhập khẩu cho những mặt hàng có chủng loại, quy cách trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đủ cho tiêu dùng. Dự kiến vật tư hàng hoá trong các năm tới sẽ chiếm 58% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam. Đối với mặt hàng ô tô xe máy nguyên chiếc: Chúng ta cần hạn chế thông qua việc điều chỉnh thuế nhập khẩu để bảo vệ ngành lắp ráp trong nước chưa phát triển. Để hạn chế mức nhập siêu chính phủ cần áp dụng tỉ giá hối đoái linh hoạt để điều tiết nhập khẩu và xuất nhập khẩu: Ví dụ: ngân hàng sẽ áp dụng một tỉ giá ưu đãi đối với những doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thuộc diện khuyến khích như máy móc thiết bị, linh kiện… Thứ hai: Tăng cường biện pháp khuyến khích hàng xuất khẩu Trong những năm tới đây, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang Singapore các mặt hàng truyền thống như: gạo, cà phê, cao su, dầu thô… nhưng chúng ta vẫn phải đặt ra ở đây là: Chúng ta phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Singapore. Trước hết chúng ta phải đầu tư nghiên cứu kỹ thị trường Singapore thông qua các cuộc triển lãm, quảng cáo để giới thiệu sản phẩm đồng thời tìm hiểu kỹ nhu cầu thị hiếu của người dân Singapore từ đó tìm cách sản xuát các mặt hàng thoả mãn nhu cầu ấy. Nhà nước cần khuyến khích cho vay vốn để thực hiện các công trình dự án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc nghiên cứu chất lượng sản phẩm là phải cải tiến mẫu mã,kiểu dáng, bao bì sản phẩm sao cho phù hợp. Về mẫu mã chúng ta cần phải học hỏi nhiều từ hàng hóa của Trung Quốc. Hơn nữa chúng ta cần phải tăng cường đầu tư cho thiết bị đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu để đảm bảo hàng Việt Nam luôn đạt tiêu chuẩn quốc tếvà còn ao hơn các tieur chuẩn này. Các phương tiện vận chuyển, kho cảng, bến bãi cũng phải đầu tư tốt để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Và luôn luôn coi việc đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu để đạt chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó cần giảm giá sản phẩm: tức chúng ta phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, giảm chi phí trong sản xuất lưu thông và giảm tối đa nhập khẩu hàng hoá vô hình như: chi phí vận tải, bảo hiểm (bằng cách nhập hàng theo giá FOB và xuất hàng theo giá CIF), đồng thời chúng ta cần phải đặt đại diện tại Singapore (theo lời mời của họ) như thế giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ được ổn định hơn. Đồng thời phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu bằng cách khuyến khích các mặt hàng xuất khẩu đã qua chế biến, giảm xuất khẩu hàng sơ chế để nâng cao kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam. Để đầu tư khâu chế biến cần có một chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế doanh thu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong nước, khuyến khích họ áp dụng công nghệ hiện đại đầu tư vào khâu chế biến để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đi đôi với đó là việc phải áp dụng nâng thuế suất đối với hàng thô và sơ chế. Mục tiêu đặt ra trong những năm tới đối với Việt Nam là xuất khẩu sản phẩm qua chế biến cần phải đạt từ 80% trở lên, còn lại là sản phẩm sơ chế. Có như vậy kim nghạch xuất khẩu mới có thể tăng lên. Bên cạnh đó cần phải chú trọng khuyến khích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp làm gia công, mở rộng gia công các mặt hàng như dệt may, giày dép, lắp ráp điện tử…để hàng Việt Nam không phải gia công lại. Ngoài ra chúng ta cũng cần chú trọng đến kênh tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Singapore: kênh tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Singapore ngoài các kênh tiêu thụ nội địa còn có kênh trung chuyển hàng hoá. Kênh này cũng có tầm quan trọng tương đối lớn. Việt Nam cần phải có cái nhìn đúng đắn về kênh trung chuyển này. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam vẫn đang có tâm lý “dị ứng” với việc sử dụng công ty trung gian trong kinh doanh xuất khẩu vì DN quan niệm rằng: bán hàng tới tận tay người tiêu dùng mới có hiệu quả cao, còn việc bán qua trung gian thì sẽ vô hình mất đi một khoản ngoại tệ. Quan niệm này không hoàn toàn đúng bởi vì bạn hàng của các kênh trung chuyển hàng hoá tại Singapore phần lớn là các công ty đa quốc gia, công ty chế biến hàng đầu trên thế giới có trụ sở làm ăn tại Singapore. Họ có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp khu thế giới. Ngoài ra họ còn có tiềm năng về vốn, kinh nghiệm. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam không thể tự tìm các thị trường và cũng không đủ sức để quảng bá các sản phẩm vào những thị trường mới này. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh và mạnh mẽ sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm mới, nhãn mác (thương hiệu) mới và cần có thêm nhiều thị trường tiêu thụ . Vì vậy chúng ta có thể thông qua họ để thâm nhập vào các thị trường mới, đưa hàng hóa của Việt Nam vào những khu vực thị trường khó tính mà trước mắt chúng ta chưa thể có điều kiện vươn tới được. Vấn đề đặt ra là cần phải có đối sách phù hợp, lựa chọn đúng sản phẩm, đúng bạn hàng và có phương thức kinh doanh phù hợp, linh hoạt thì chắc chắn hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nân cao len rất nhiều. Bên cạnh các biện pháp khuyến khích chúng ta cần phải có các biện pháp tài chính tín dụng khuyến khích cho xuất khẩu, đó là: Nhà nước cần phải tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp có các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu : thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi về vốn vay đầu tư sản xuất hoặc mua hàng xuất khẩu đồng thời phải khuyến khích các doanh nghiệp tự tìm nguồn vốn thông qua hợp tác kinh tế từ các đối tác Singapore. Nhà nước cũng cần phải sử dụng tỉ giá hối đoái linh hoạt để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu: ngân hàng nên thu mua ngoại tệ thu được từ xuất khẩu và cấp hoá đơn đặc biệt cho họ. Khi doanh nghiệp cầcó nhu cầu, họ có thể xuất hoá đơn để mua lại ngoại tệ với tỉ giá ưu đãi. Khi không có nhu cầu, doanh nghiệp có toàn quyền chuyển nhượng hoá đơn này.Việc áp dụng chính sách tỉ giá hối đoái linh hoạt một mặt chúng ta đã khuyến khích xuất khẩu và mặt khác hạn chế được các khoản nhập khẩu dùng tiền Việt không có nguồn gốc xuất khẩu nên sẽ hạn chế được tình trạng nhập siêu. Chính phủ cần phải khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các quỹ bảo hiểm xã hội để bảo hiểm cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Khi giá cả thị trường biến động theo chiều hướng đi xuống. Chính phủ cũng cần phải khuyến khích các hiệp hội , các ngành hàng: cà phê ca cao có hiệp hội vicofa, điều có vinacas…. tự nguyện thành lập các quỹ bảo hiểm riêng cho mình. Điều này giúp các doanh nghiệp an tâm và ổn định kinh doanh xuất khẩu. Bên cạnh các biện pháp tài chính tín dụng khuyến khích trong xuất khẩu chúng ta cũng cần phải chú ý tới vấn đề nâng cao tay nghề, chất lượng của đội ngũ cán bộ làm ngoại thương: họ cần phải am hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu, có trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và đặc biệt phải biết tiếng Anh để các hợp đồng được ký với Singapore đều chặt chẽ. Ngoài ra việc cải cách hệ thống thuế quan cũng rất quan trọng. Việc quản lý các hoạt động thương mại ở Việt Nam còn khá chặt thể hiện: thuế xuất nhập khẩu một số nghành hàng ở Việt Nam còn rất cao và có nhiều mức thuế khác nhau gây nhiều trở ngại cho các công ty xuất nhập khẩu. Thuế xuất nhập khẩu là biện pháp hữu hiệu để quản lý các hoạt động ngoại thương đồng thời đem lại nguồn thu cho chính phủ, bổ sung cho ngân sách đất nước. Song việc đánh thuế ở mức quá cao lại gây ra tác dụng tiêu cực là hạn chế các hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy Việt Nam cần phải cải cách hệ thống thuế hợp lý hơn, ví dụ luật thuế giá trị gia tăng được quốc hội thông qua và ban hành năm 1999 quy định mức thuế 0% với tất cả hàng hoá xuất khẩu. Thêm vào đó Việt Nam tham gia hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) buộc Việt Nam phải dần dần cắt giảm nhiều hạng mục thuế. Việc cắt giảm thuế này chắc chắn sẽ gây khó khăn hơn cho nền sản xuất trong nước vì phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập đặc biệt là hàng hóa từ các nước ASEAN. Nhưng đây là cơ hội vàng để hàng Việt Nam tự khẳng định chất lượng sản phẩm của mình. Thực tế ở Singapore cho thấy chính phủ này hoàn toàn nới lỏng hoạt động thương mại và thuế quan. Chính phủ chỉ đánh thuế nhẹ một số mặt hàng cấm như rượu, bia, thuốc lá, ô tô… còn đa số các mặt hàng khác thi không phải chịu thuế. Chính sách này không những đã giúp Singapore đứng vững trên thị trường quốc tế mà còn trở thành một trong bốn con rồng Châu Á. Áp dụng đối với Việt Nam, chính phủ Việt Nam cần phải thực hiện tự do hoá các hoạt động thương mại hơn nữa. Song song với các biện pháp trên thì hệ thống pháp lý cũng cần được cải tiến hơn nữa, nhất là việc xử lý các tranh chấp quốc tế. Đồng thời chính phủ cần phải đưa ra các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thương mại một cách cụ thể để doanh nghiệp Việt Nam và Singapore tìm hiểu.các Luật thuế nhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu cũng phải rõ ràng cụ thể . Trong đầu tư, một số biện pháp để khuyến khích đầu tư là: Thứ 1: Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc xây dựng một hệ thống chính trị xã hội ổn định, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về đầu tư và thu hút đầu tư: Đây là điều kiện tiên quyết cho mọi nhà đầu tư. Chính trị có ổn định thì các doanh nghiệp mới có thể phát triển và sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Việt Nam đã được biết đến là một đất nước với một hệ thống chính trị xã hội ổn định hấp dẫn các nhà đầu tư Singapore, vì vậy chúng ta cần tiếp tục duy trì phát triển nó. Về hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế,chính sách đầu tư, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung và của Singapore nói riêng phát triển theo đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xây dựng hệ thống pháp luật cần phải theo hướng ổn định, thống nhất, rõ ràng và đầy đủ. Ngoài ra việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư theo hướng thiết lập một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư trong nước và các nhà lẫn đầu tư nước ngoài, bình đẳng trong sản xuất và kinh doanh. Bởi vì hiện nay còn có sự phân biệt trong giá mặt bằng, giá điện nước, điện thoại…Đây cũng là yêu cầu, mong muốn của các nhà đầu tư Singapore. Do vậy chúng ta cần tiếp tục giảm chi phí đầu tư và tiến tới việc áp dụng một giá, áp dụng thống nhất theo quyết định số 53/ 1999/ QĐ-TTG ngày 26/3/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ. Thứ hai: Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại hơn: đây cũng là vấn đề mà chính phủ Việt Nam đã và đang rất quan tâm. Thực trạng về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam là điều lo ngại lớn đối với các nhà đầu tư Singapore tại Việt Nam do vậy chính phủ cần phải đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, bến cảng, kho bãi, các khu công nghiệp…nhằm tạo cơ sở cho các công ty trong và ngoài nước có điều kiện lắp đặt máy móc thiết bị và nhanh chóng bước vàosan xuất kinh doanh. Đồng thời cần phải có các chính sách khuyến khích hơn nữa đối với các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thu hút các nguồn vốn viện trợ ODA và tiến hành giải ngân một cách nhanh chóng có hiệu quả. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ một mặt thu hút các nhà đầu tư, mặt khác sẽ tạo ra thuận lợi cho chúng ta trong công cuộc tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Thứ ba: Cải cách thủ tục hành chính Việt Nam cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải tiến thủ tục cấp giấy phép đầu tư, tránh làm lãng phí nhiều thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư. Trong các năm qua, chúng ta đã áp dụng chính sách “ một cửa” là uỷ ban hợp tác và đầu tư SCCI (nay là bộ kế hoach và đầu tư MPI) nên quá trình của việc xét duyệt dự án có nhiều thuận lợi hơn. Song thời gian phê duyệt dự án còn dài và thường qúa thời hạn quy định mà chủ yếu là do tệ nạn quan liêu của chính quyền địa phương gây nên. Do đó Việt Nam cần tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính mà đàu tiên cần phải tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở TW và địa phương, phân định rõ quyền hạn trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Mặt khác cần xoá bỏ các giấy phép, thủ tục không cần thiết, đơn giản các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian để dự án nhanh chóng được triển khai, thực hiện. Có như vậy Việt Nam mới luôn là thị trường có tính hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư Singapore. Thứ tư: Đào tạo nguồn nhân lực: Singapore là một quốc gia thiếu nhân lực trầm trọng. Mục đích của việc đầu tư của các nhà đầu tư Singapore vào Việt Nam là để sử dụng nguồn nhân lực rẻ và dồi dào và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Nhưng khi đã bước sang thế kỷ 21- thế kỷ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức đi cùng đó là hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu đòi hỏi về nhân lực ngày càng cao hơn, đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ kỹ thuật tốt để xử lý các máy móc thiết bị hiện đại. Do vậy chính phủ cần phải đào tạo kỹ năng cho người lao động để làm sao có thể nắm bắt sử dụng thành thạo được công nghệ nước ngoài khi chuyển giao sang Việt Nam. Ngoài giáo dục những kiến thức cơ bản, cần phải có chủ trương giáo dục hướng nghiệp ngay từ cấp phổ thông và kết hợp với đào tạo tay nghề. Chúng ta có thể phối hợp, hợp tác với Singapore trong các chương trình đào tạo kĩ thuật, nhân viên chuyên môn để nâng cao tay nghề cũng như nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại tiên tiến. Bên cạnh đó cần phải chú trọng và thúc đẩy đào tạo nhân tài, đào tạo các chuyên gia kinh tế có kĩ thuật để nâng cao năng lực của họ ngang tầm thế giới, có như vậy mới có thể đẩy mạnh công cuộc Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Cần phải đào tạo nhân lực mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam từ đó hàng Việt Nam mới có thể đứng vững và phát triển trên thị trường quốc tế cũng như thị trường Singapore. Thêm vào đó Việt Nam cần phải có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư ở tất cả các hình thức đầu tư cũng như tất cả các lĩnh vực đầu tư để phát huy hết mặt mạnh của tất cả các hình thức đầu tư, cân đối cơ cấu đầu tư để phát triển một cách đồng đều và toàn diện các diện các lĩnh vực từ đó tạo nên sự ngang bằng về mức đọ phát triển của các ngành. Cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư Singapore đầu tư vào các khu chế suất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao. Các khu chế suất, khu công nghiệp được hình thành sẽ là tác nhân thu hút các hoạt động đầu tư khác. Các khu công nghệ cao sẽ giúp Việt Nam thu hút việc chuyển giao công nghệ thong qua cá dự án FDI. Các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất thế giới đầu tư vào các nghành sản xuất ở Việt Nam sẽ làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Ví dụ: Việt Nam- Singapore có hình mẫu là khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Sự thành công của khu công nghiệp Việt Nam- Singapore sẽ là kiểu mẫu cho các khu công nghiệp khác của Singapore ở Việt Nam ứng dụng thực hiện, mở đường cho các nhà đầu tư mới của Singapore đầu tư vào Việt Nam. Cần tiếp tục hợp tác với Singapore ở cả nhiều nghành khác nhau: Nghành dầu khí: Vì Singapore là trung tâm lọc dầu đứng thứ ba trên thế giới và có nghành chế tạo dàn khoan dầu ngoài khơi đứng thứ hai trên thế giới, do vậy việc hợp tác với Singapore thì Việt Nam sẽ có cơ hội đem lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời một số tổng công ty và các công ty dầu khí lớn của Việt Nam cũng nên xem xét khả năng đặt đại diện ở Singapore để có chỗ đứng vững chắc hơn nữa trên thị trường dầu khí quốc tế và để tạo một khung giá ổn định cho xuất khẩu dầu thô. Dịch vụ vận tải biển: Việt Nam có bờ biển dài hơn 3600km thuận lợi cho việc phát triển cảng biển và dịch vụ vận tải biển. Trong khi đó Singapore là một nước đi trước nên chúng ta có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm của Singapore để xây dựng một số cảng trọng điểm và các công trình khác để phát triển nghành vận tải biển của Việt Nam. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng: Đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam song chúng ta cũng có thể học hỏi Singapore trong việc xây dựng, quản lý các công ty chứng khoán, giao dịch chứng khoán… Như chúng ta biết Singapore là trung tâm tài chính ngân hàng hàng đầu thế giới do đó chúng ta có thể học hỏi cách xây dựng mạng lưới các ngân hàng và công ty tài chính, quản lý đầu tư và buôn bán ngoại tệ… Trong lĩnh vực hàng không: Việt Nam rất cần sự đầu tư của Singapore để phát triển cơ sở hạ tầng các sân bay lớn. Việt Nam cũng cần hợp tác hơn nữa với Singapore trong lĩnh vực này. KẾT LUẬN Hoà chung cùng dòng chảy của hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với trên 157 quốc gia trên thế giới trong đó quan hệ thương mại đầu tư Việt Nam- Singapore những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Và luôn được chính phủ hai nươc ưu ai lựa chọn cho chiến lược phát triển kinh tế dài lâu của đất nước. Kim nghạch xuất nhập khẩu của hai nước tăng len theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam luôn cao hơn kim nghạch xuất khẩu song cơ cấu nhập khẩu chuyển biến theo chiều hướng tích cực: tăng nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước và giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ nhằm tạo dòng vốn tích lũy làm bàn đạp thúc đẩy nên kinh tế quốc gia. Trong tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì đầu tư của Singapore đã đóng góp rất lớn cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Đã có thời gian giảm sút đầu tư và kim ngạch buôn bán hai chiều của hai nứoc tại thời điểm khủng hoảng kinh tế, nhưng yếu tố đó chi là nhất thời và sau khi hồi phục nó cang tăng nhanh hơn trước khủng hoảng. Trong tương thời gian tới đây Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Singapore, hợp tác một cách toàn diện cả về chiều ộng lẫn chiều sâu, trên tất cả các lĩnh vực để phát triển đồng đều các ngành và để đạt được mục tiêu phấn đấu của đảng và nhà nước là từ nay đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại tiên tiến, cơ cấu các ngành trong nền kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh ngày càng vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Để đạt được những điều này chúng ta cần tiếp tục khắc phục các mặt hạn chế của mình và hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Singapore hơn nữa. Hiện nay khi mà Việt Nam đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO thì cơ hội mở ra cho sự phát triển của hai nên kinh tế là vô cùng lớn lao. Khi nhân công lao động Việt Nam kết hợp cùng với vốn và công nghệ của Singapore cùng vị trí địa ly của hai quốc gia sẽ tạo nên một liên minh kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế giới. VÀ quan hệ hợp tác đầu tư ngày càng phát triển. Với niềm tin tưởng mạnh mẽ vào triển vọng sáng sủa của hai quốc gia, đây sẽ là động lực cho sự phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Singapore và mối quan hệ ấy sẽ còn tiếp tục phát triển vì hoà bình ổn định và thịnh vượng của cả hai quốc gia cũng như cả khu vực Đông Nam Á và thế giới. Chúng ta không thể quên lời nhận định của Tan Seng Chye- đại sứ quán Singapore “ Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho Singapore”. Thực tế đã chứng minh như vậy và chúng ta sẽ tiếp tục phấn đấu để Việt Nam mãi mãi là điểm đến hấp dẫn cho Singapore và quan hệ kinh tế- thương mại hai nước sẽ ngày càng bền chặt. PHỤ LỤC THAM KHẢO Phụ lục1 Một số chỉ tiêu kinh tế của Singapore Năm 2004 2005 2006 2007 1. Tốc độ tăng trưởng hàng năm(%) GDP thực tế 5,8 5,7 6,2 6,5 GDP danh nghĩa 9,6 9,2 10,3 10,5 Cầu trong nước 6,1 4,6 6,5 6,7 Tiêu dùng tư nhân 6,0 6,0 6,2 6,3 Tiêu dùng chính phủ 5,2 5,4 4,8 4,7 Tổng đầu tư cố định 6,4 2,9 5,1 6,0 Xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ 5,0 4,8 5,9 6,2 Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ 2,7 4,9 3,8 4,2 Sản lượng tư bản -5,1 -4,9 -3,8 -3,7 Sản lượng công nghiệp 4,4 4,7 5,3 5,5 Sản lượng dịch vụ 6,3 6,6 6,7 6,9 2. Giá cả(1985=100) Chỉ số giá cả tiêu dùng 140,4 145,4 147,4 148,7 Biến động hàng năm(%) 3,1 3,6 3,3 3,4 3. Dân số và lao động Dân số (triệu người) 3,1 3,1 3,12 3,2 Tốc độ tăng(%) 1,2 1,2 1,23 1,2 Lao động( triệu người) 1,8 1,8 185 1,9 Tốc độ(%) 2,4 2,1 2,5 2,7 4. Tài chính Tỉ giá hối đoái($$, USD) 1,6 1,5 1,6 1,5 Biến động năm(%) -0,4 -0,4 -0,3 -0,3 5. Kinh tế đối ngoại(tỷ USD) Xuất khẩu hàng hoá 96,4 102,6 107,4 109,4 Tốc độ năm (%) 6,1 6,5 6,7 6,9 Nhập khẩu hàng năm 105,8 109,5 113,8 115,3 Tốc độ năm (%) 5,1 3,5 3.7 4,8 Cân đối thương mại -0,9 -6,8 -5,5 -4,3 Cân đối tài khoản vãng lai 5,9 7,4 7,9 7,2 Dự trữ ngoại tệ 56,9 59,7 62,3 60 Biến động năm (%) 7,2 4,9 5,0 5,6 Nguồn: Tư liệu kinh tế 7 nước thành viên ASEAN Phụ lục 2: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Việt Nam Chỉ tiêu 2006 2007 Tăng trưởng GDP (%) 8,2 8,5 Chỉ số sản xuất công nghiệp (%) 17,0 17,1 Tỷ lệ thất nghiệp (% khu vực thành phố) 4,8 4,6 Chỉ số giá tiêu dùng (%) 7,5 12,6 Cán cân thương mại (tỷ USD) -5,1 -14,2 Xuất khẩu (tỷ USD) 39,8 48,5 Nhập khẩu (tỷ USD) 44,9 62,7 Nợ nước ngoài (tỷ USD) 19,2 22,4 % tỷ lệ nước ngoài so với GDP 31,5 31,6 Dự trữ, bao gồm vàng (tỷ USD) 11,5 21,6 Tăng trưởng tín dụng (%) 25,4 53,9 Lãi suất ngắn hạn (%-3 tháng) 7,9 8,9 Phụ lục 3: Các mặt hàng xuất khẩu năm 2007 sang Singapore TÊN HÀNG 2007 So với năm 2006 (%) LƯỢNG (TẤN) TRỊ GIÁ (USD) CÀ PHÊ 16.361 6.900.589 -51.89% CAO SU 63.176 36.350.693 52.20% CHÈ 945 1.140.227 -22.77% DẦU ĂN 372 155.952 -94.37% DẦU THÔ 4.650.859 949.478.803 1.35% DÂY ĐIỆN & DÂY CÁP ĐIỆN 1.526.692 84.38% ĐỒ CHƠI TRẺ EM 29.418 33.52% GẠO 97.363 17.902.005 -52.78% GIẦY DÉP CÁC LOẠI 8.025.348 4.05% HẢI SẢN 35.547.670 52.04% HÀNG DỆT MAY 18.171.699 -2.32% HÀNG RAU QUẢ 3.400.519 87.51% HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 6.388.575 21.22% HẠT ĐIỀU 281 1.164.822 240.27% HẠT TIÊU 8.231 10.850.732 -48.22% LẠC NHÂN 11.310 5.573.730 -1.61% SẢN PHẨM GỖ 4.848.045 -44.44% SẢN PHẨM NHỰA 7.345.198 38.73% SẢN PHẨM SỮA 438.711 -13.49% THAN ĐÁ 2.734 105.259 -47.37% ĐỜNG TINH 405 96.450 -69.78% MÁY VI TÍNH VÀ LINH KIỆN 4.202.180 -32.68% MỲ GÓI 154.505 -39.14% QUẾ 29 42.930 -38.37% THIẾC 263 864.456 -70.67% XE ĐẠP&PHỤ TÙNG XE ĐẠP 47.083 22.40% TỔNG SỐ 1.260.714.621 7.77% Phụ lục4: Các mặt hàng nhập khẩu năm 2007 từ Singapore TÊN HÀNG 2007 So với năm 2006 (%) LƯỢNG (TẤN) TRỊ GIÁ (USD) CHẤT DẺO NGUYÊN LIỆU 158.779 120.571.361 36.20% CLINKER 0 0 -100.00% LINH KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ VI TÍNH 248.532.219 3.46% MÁY MÓC,T/BỊ/PHỤ TÙNG 394.345.066 32.88% NPL DỆT MAY DA 8.016.104 18.14% ÔTÔ DẠNG CKD,SKD 0 0 -100.00% ÔTÔ NGUYÊN CHIẾC CÁC LOẠI 108 (chiếc) 4.429.997 6.51% PHÂN BÓN CÁC LOẠI 361.105 48.406.191 3.86% SẮT THÉP CÁC LOẠI 85.009 41.404.231 0.32% TÂN DỰƠC 41.663.101 -4.12% XĂNG DẦU CÁC LOẠI 5.353.841 1.120.261.063 14.09% XE MÁY DẠNG CKD,SKD 100 (bộ) 52.586 92.55% TỔNG SỐ 2.027.681.919 3.89% Phụ lục 5. Các mặt hàng nhập khẩu từ Singapore trong tháng 4/2008 Mặt hàng Tháng 4/2008 (nghìn USD) So với tháng 4/2007 (%) Tổng 860.014 56,32 Xăng dầu các loại 405.206 56,63 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 104.535 144,77 Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện 91.857 43,77 Chất dẻo nguyên liệu 42.546 46,94 Kim loại thường khác 25.743 82,64 Hóa chất 18.164 38,61 Các sản phẩm hóa chất 16.408 41,74 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 8.399 38,05 Giấy các loại 7.866 20,87 Sắt thép các loại 7.732 39,67 Phân bón các loại 5.314 55,74 Tân dược 4.570 126,69 Nguyên phụ liệu dược phẩm 3.415 161,29 Nguyên phụ liệu thuốc lá 3.180 58,29 Bột giấy 2.559 286,56 Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu31,36 1.178 -30,87 Vải các loại 1.110 31,36 Gỗ và sp gỗ 844 -36,45 Nguyên phụ liệu, dệt may, da giày 520 -18,23 Ôtô nguyên chiếc các loại 435 -18,23 Dầu động thực vật 345 -4,17 Linh kiện và phụ tùng xe máy 336 - Bông các loại 334 -,60,47 Sữa và sp sữa 238 -53,06 Sợi các loại 225 - (Vinanet) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế quốc tế- GS-TS ĐỖ ĐỨC BÌNH, PGS-TS NGUYỄN THƯỜNG LẠNG 2.Giáo trình kinh tế ngoại thương- GS- PTS Bùi Xuân Lưu- NXB Giáo Dục Trường Đại Học Ngoại Thương-1995 3.Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương Số 2- 1998 4.Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN- NXB Thống Kê 1998. 5.Cộng hoà Singapore- 30 năm xây dựng và phát triển- NXB Chính Trị Quốc Gia 1993 6.Thành công của Singapore trong phát triển kinh tế- NXB Chính Trị Quốc Gia 1993 7.Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á 1998 8.Tạp chí Ngoại Thương- Số 9, Số18 năm 2003 9. Báo Vietnam News. 10 Báo Vietnam Investment Reviews. 11. Thời báo kinh tế Sài Gòn. 12.Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII 13.Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 14.Báo Viet Tra de 15. Báo Vietnamnet 16.Trang web của bộ Thương mại www.mot.gov.vn 17.Trang web của bộ Kế hoạch và Đầu tư www.mpi.gov.vn 18.Tạp chí kinh tế thế giới, số tháng 19.Tạp chí đầu tư và phát triển Việt Nam 20. Trang web của Tổng cục Thống kê Việt Nam www.gso.gov.vn 21.Trang web của Bộ ngoại giao Việt Nam www.mofa.gov.vn/ 22. Trang Web

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28493.doc
Tài liệu liên quan