Chuyên đề Trình bày thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty dệt may Việt Nam

Có đáp ứng được các yêu cầu của các công ty đối tác hay không? + Có giao hàng đúng thời hạn hay không? Tại Mỹ có rất nhiều nguồn thông tin có ích cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là các nguồn niên giám, các hiệp hội ngành nghề, những cơ quan chuyên cung cấp thông tin mà doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm. Cần phải lập một kế hoạch làm ăn và tiếp thị tại thị trường Mỹ và nên sử dụng người ở Mỹ có chuyên môn duyệt lại các kế hoạch này trước khi đưa vào Mỹ để đảm bảo phù hợp. Việc tổ chức cho đoàn doanh nghiệp Việt nam sang Mỹ tìm hiểu thị trường cần thu xếp cho chu đáo vì chi phí rất tốn kém. Tốt nhất là nên kết hợp đi thăm các hội chợ ngành hàng ở Mỹ. Hàng năm ở Mỹ có tới hàng ngàn buổi hội chợ triển lãm với đủ các ngành hàng của các bang trên đất Mỹ. Có thể tổ chức các đoàn tham gia hội chợ triển lãm, hoặc tham gia các hội chợ lớn như: Chicago, Atlanta.hay các hội chợ địa phương ở các tiểu bang, đồng thời các doanh nghiệp có thể mang Catalogue, hàng mẫu quảng cáo, tiếp thị vì thường các công ty trưng bày chính chính là các công ty nhập khẩu.

doc60 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Trình bày thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực sự có lợi khi xuất khẩu các sản phẩm của mình sang Mỹ. Với dân số đông thu nhập cao, và chi phí của dân cư Mỹ đầu tư vào việc mua sắm hàng may mặc thuộc loại cao trên thế giới, đây cũng là nơi thị trường mốt cũng khá phát triển. Trải qua nhiều năm xuất khẩu vào thị trường Mỹ, hiểu biết luật pháp, lối sống của người Mỹ. Đó cũng là thuận lợi rất lớn khi tiến hành xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Với đường lối đúng đắn của Đảng và chính phủ tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất cho mọi doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đặc biệt đáng chú ý là chính phủ đang thông qua cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005. Với cơ chế mới này mọi doanh nghiệp đều có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu, tiến tới xoá bỏ những rào cản pháp lý, thủ tục gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu. Khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế trong đó có thị trường Mỹ của doanh nghiệp Việt Nam sẽ thuận lợi hơn. * Việt Nam lại là một trong những nước có môi trường pháp lý; môi trường hành chính, môi trường tài chính ngân hàng; cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... ngày càng hoàn thiện. * Hàng dệt may của Việt Nam đã có nhiều cải tiến về mẫu mã lại được các khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, giá lại rẻ, cho nên đó cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc xuất khẩu. * Việt Nam đi sau trong việc hội nhập kinh tế nên có điều kiện tiếp thu, các công nghệ kỹ thuật mới và tiên tiến cũng như tiếp thu những kinh nghiệm của các nước đi trước. * Phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường có qui mô vừa và nhỏ nên có những lợi thế mà các doanh nghiệp lớn không có được như: + Linh hoạt và thích nghi dễ dàng với sự biến động của thị trường. + Có khả năng tận dụng mọi nguồn lao động khắp các miền của đất nước, từ thành thị đến nông thôn. + Không cần vốn lớn, có điều kiện tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. + Dễ đổi mới trang thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, mẫu mã để mở rộng thị trường. + Có điều kiện trợ lực tốt cho các doanh nghiệp có qui mô lớn, chẳng hạn như hoạt động dưới dạng chân rết cho các tổng công ty trong sản xuất kinh doanh. 3.2. Những mặt khó khăn: * Thị trường Mỹ quá rộng và lớn lại là thị trường áp dụng hạn ngạch, hệ thống luật pháp của Mỹ quá phức tạp, do đó đã gây trở ngại không ít trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. * Tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ lại rất cao. Nhiều nước trên thế giới có lợi thế tương tự như Việt Nam đều coi thị trường Mỹ là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu, cho nên chính phủ và các doanh nghiệp của các nước này đều quan tâm đề xuất các giải pháp hỗ trợ thâm nhập giành thị phần trên thị trường Mỹ. Đây cũng được xem là khó khănkhách quan tác động đến khả năng thâm nhập sản phẩm của Việt Nam trên thị trường này. * Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hiện nay đều phải chịu thuế suất ở mức cao từ 30% đến 90%, nên cũng khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác được ưu đãi về thuế. * Tổng công ty dệt may Việt Nam cũng bị hạn chế trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu thị trường, hình thành ý tưởng sản phẩm. Đây cũng là một khó khăn lớn. Bên cạnh đó nguyên phụ liệu cho ngành may chủ yếu lại nhập từ nước ngoài. * Do hạn chế về vốn cho nên tổng công ty vẫn chưa đủ sức để thực hiện được những hợp đồng lớn, nhất là có những lúc đơn đặt hàng nhiều. Nói tóm lại, việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn. Để tăng doanh thu cho hoạt động xuất khẩu thì đòi hỏi trong thời gian tới Tổng công ty phải có những giải pháp tận dụng những lợi thế, khắc phục những khó khăn. 4. Tầm quan trọng và khả năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ Như đã phân tích về vai trò của hoạt động xuất khẩu nói chung ở trên (chương I) thì ta đã thấy rõ, tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. Có thể nói, đẩy mạnh xuất khẩu là yêu cầu tất yếu khách quan không chỉ của các nước đang phát triển mà còn đối với tất cả các quốc gia khác trên thế giới nếu họ muốn có một sự phát triển thật sự hoàn chỉnh. Còn khi ta nói tới hoạt động xuất khẩu hàng may mặc nói riêng thì ta thấy rằng công nghiệp may mặc thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước. Ngành công nghiệp may có khả năng tạo nhiều công việc làm cho người lao động, tăng theo lợi nhuận để tích lũy làm tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp khác góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội. Xét một cách tổng thể thì công nghiệp may có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Khi ngành may là ngành công nghiệp hàng đầu của nền kinh tế, nó sẽ cần một khối lượng lớn nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tư và phát triển các ngành kinh tế này. Tầm quan trọng của ngành may mặc đặc biệt to lớn đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hóa quốc tế. Xuất khẩu hàng may mặc đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hóa sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế phát triển. Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường hàng dệt may có tiềm năng lớn của Việt Nam. Như đã phân tích về đặc điểm về thị trường hàng dệt may của Mỹ ở trên, Mỹ là một thị trường tiêu thụ hàng dệt may hết sức khổng lồ (hàng năm Mỹ phải nhập khẩu khoảng 60 tỷ USD). Đây thực sự là điều hấp dẫn các doanh nghiệp may của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty dệt may nói riêng trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của mình sang Mỹ. Mặc dù sản phẩm may mặc của Việt Nam vẫn chưa được hưởng ưu đãi từ phía Mỹ, như phải chịu thuế cao cũng như bị áp dụng nhiều biện pháp hạn chế thương mại khác nhưng các mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty vẫn được nhiều khách hàng Mỹ vẫn ký kết đặt hàng. Cho đến nay thị trường Mỹ vẫn chiếm vào hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Đó cũng là một thành công lớn của Tổng công ty trong việc phát triển thị trường Mỹ. Biểu 4: Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ (Trị giá FOB) Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu (USD) Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ (USD) Tỷ trọng % 2003 2484.260.000 1382.120.000 55,64 2004 2505.640.000 2005.620.000 80,05 2005 3066.920.000 2965.190.000 96,68 Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam - Báo cáo xuất khẩu năm 2003 - 2005. Qua bảng trên cho ta thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Tổng công ty năm 2003 là 1382.120.000 USD, chiếm 55,64% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Đến năm 2004 đã tăng lên là 2005.620.000 USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu 2505.000 USD chiếm 80,05%. Từ đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ trên tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khá mạnh, cho đến năm 2005 thì chiếm 96,68% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng công ty luôn luôn xác định thị trường Mỹ là thị trường quan trọng, cần tập trung mọi nguồn lực vào đó. Thị trường Mỹ trong tương lai vẫn là một trong những tiềm năng lớn. Thêm vào đó, Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, mặc dù ta mới biết thêm là đến cuối năm 2005 thì Việt Nam vẫn chưa được gia nhâpu tổ chức này, nhưng với hy vọng khi là thành viên của tổ chức này thì Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) được hưởng thuế suất thấp hơn nhiều so với hiện nay và theo hiệp định ATC của WTO thì các nước thành viên sẽ không phải chịu áp dụng hạn ngạch. Đó cũng là những lợi thế rất lớn đối với sản phẩm dệt may khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ là vô cùng lớn. Theo số liệu của Bộ thương mại, hàng dệt may của Việt Nam chỉ chiếm 3,2% trên thị trường Mỹ, một thị trường rộng lớn tới hơn 60 tỷ USD riêng hàng nhập khẩu. 5. Phân tích tình hình xuất khẩu của Tổng công ty vào thị trường Mỹ 5.1. Các sản phẩm chính: Kể từ khi mới thành lập cho đến nay, Tổng công ty đã xác định được hướng đi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đó là hướng vào xuất khẩu. Vì vậy các sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty đều hướng vào xuất khẩu, trong đó các sản phẩm chính để xuất khẩu là những sản phẩm may và sản phẩm dệt kim, còn sản phẩm tiêu thụ trong nước chủ yếu là các sản phẩm sợi. Biểu 5: Cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc của Tổng công ty sang thị trường Mỹ Đơn vị: 1000 USD. Mặt hàng 2003 2004 2005 1. Jacket và áo khoác các loại 89.021 90.780 95.910 2. Sơ mi 31.613 34.510 40.120 3. Quần 11.950 17.520 24.112 4. Hàng dệt kim 36.502 42.511 48.210 5. Quần áo các loại khác 12.163 10.216 13.126 Sự gia công liên tục về số lượng về các mặt hàng xuất khẩu đã làm cho doanh số và giá trị FOB xuất khẩu tăng nhanh. Đây cũng là một dấu hiệu tốt trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 5.2. Kênh tiêu thụ chính: Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 7 trên thị trường Mỹ, với tổng giá trị xuất khẩu năm 2003 đạt đến 2,48 tỷ USD, tăng 161,4% về giá trị và 131,07% về sản lượng so với năm 2002, và cho đến năm 2005 thì trị giá xuất khẩu đạt đến xấp xỉ 5 tỷ USD tăng từ 0,6 đến 0,8 tỷ USD so với năm 2004. Việt Nam đã được đánh giá là một thị trường ưa thích của các nhà nhập khẩu Mỹ vì giá cả các sản phẩm phải chăng và có chất lượng ổn định. Sơ đồ: Kênh phân phối hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Quốc gia thứ 3 (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông) Các công ty bán lẻ và cửa hàng nhỏ Mỹ Nhà sản xuất Việt Nam Nhà sản xuất Mỹ Người tiêu dùng Mỹ 2 1 Tuy nhiên, hiện nay rất ít các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ. Vì theo tập quán thương mại của Mỹ thì Mỹ thường giao dịch theo giá FOB trong khi Việt Nam chủ yếu lại gia công xuất khẩu. Chính phủ luôn có các chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu được sản phẩm của mình sang Mỹ, nhưng còn quá nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp dệt may vẫn chưa thể đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là qua kênh 3 mà xuất khẩu qua kênh 1 và 2 là rất ít. Xuất khẩu qua kênh 3 bao gồm các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông với các mặt hàng như: quần Jean, quần áo dệt kim, các loại găng tay... 5.3. Các giai đoạn chính của hoạt động xuất khẩu: * Trước kia: Hàng dệt may Việt Nam thâm nhập được vào thị trường Mỹ là cả một sự nỗ lực to lớn của không những bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính phủ, các Bộ, Ban ngành và các thành phần kinh tế có liên quan. Tuy còn gặp rất nhiều trở ngại trên con đường thâm nhập vào thị trường Mỹ, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ liên tục tăng qua các năm với một tốc độ tăng trưởng khá cao. Biểu 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ Năm 1996 23,60 +6,73 +38,89 2,15 1997 25,928 +2,328 +9,86 1,99 1998 26,40 +0,427 +1,82 1,82 1999 30,00 +3,6 +13,65 1,78 2000 49,87 +19,57 +65,23 2,62 Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam. Năm 1996, kim ngạch đạt 23,60 triệu USD với tốc độ tăng trưởng là 38,89%. Sang năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nhiều thị trường nhập khẩu hàng dệt may hạn ngạch cũng như phi hạn ngạch của Việt Nam bị giảm sút, thị trường Mỹ xem ra vẫn là thị trường khá ổn định, tuy tốc độ tăng trưởng cũng có giảm sút hơn so với các năm trước. Năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 9,86% với kim ngạch xuất khẩu đạt 25,928 triệu USD. Năm 1998 với tốc độ tăng trưởng là 1,82% và kim ngạch xuất khẩu đạt 26,40 triệu USD. Kết quả giảm sút này là do: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ kéo dài suốt từ năm 1997 đã làm cho giá cả của hàng dệt may Việt Nam vốn đã cao do chênh lệch của thuế suất, nay lại càng cao hơn do đồng tiền của các nước chịu khủng hoảng mất giá. Nên các sản phẩm của họ trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng của Việt Nam, hàng dệt may của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh không tương sức trên thị trường này. Đến năm 1999, thì tình hình đã được cải thiện sớm sủa hơn, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 1999: 30,00 triệu USD đạt tốc độ tăng trưởng là 13,65%. Theo dự đoán năm 1999 thì giữa Việt nam và Mỹ sẽ đi đến ký kết một hiệp định Thương mại song phương để Việt nam có thể hưởng quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) hàng dệt may vào thị trường Mỹ sẽ được thông thoáng hơn. Nhưng trên thực tế là trong năm 1999 mặc dù đã trải qua 8 vòng đàm phán nhưng vẫn chưa đi đến một thoả thuận thống nhất của hai nước trong một số vấn đề (phải sang đến năm 2000 thì Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ mới được ký kết). Và đến năm 2000 thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ là 49,87 triệu USD (tăng khoảng 65,23%). * BTA có hiệu lực từ tháng 12/2001, xuất khẩu tăng mạnh: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) đã và đang phát huy hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam đã quen và hiểu hơn về thị trường Mỹ, từ đó có cách tiếp cận phù hợp và có hiệu quả hơn với thị trường này. Nhiều doanh nghiệp của Mỹ, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đang quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam và có hướng chuyển sang mua một phần hàng từ Việt Nam thay vì từ các thị trường khác trong khu vực. Kể từ khi BTA có hiệu lực thì hoạt động xuất khẩu của hàng may mặc Việt Nam tăng mạnh. Cụ thể là: Năm 2001 : 47 triệu 2002 : 975 triệu 2003 : 1975 triệu 2004 : 2460 triệu Theo thống kê của Hải quan Hoa Kỳ thì trong 11 tháng đầu năm 2004, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 2,596 tỷ USD hàng dệt may, tăng khoảng 8,5% cùng kỳ năm trước (kim ngạch cả năm 2003 tăng 161% so với năm 2002). Thị phần hàng dệt may Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 5 vào Mỹ về quần áo chiếm khoảng 4,2% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của Mỹ vào năm 2004. Dệt may vẫn là nhóm hàng xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Tỷ trọng hàng dệt may trong tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ 11 tháng đầu năm 2004 thấp hơn không đáng kể so với tỷ trọng các năm trước. Cơ cấu các nhóm mặt hàng cũng không có thay đổi đáng kể. Trị giá các cát bị hạn ngạch trong tổng kim ngạch hàng dệt may 10 tháng đầu năm 2004 chỉ chiếm khoảng 65% so với mức trên/dưới 80% của các năm trước, và vẫn tiếp tục có xu hướng giảm. Số chủng loại hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ của năm 2004 nhiều hơn đáng kể so với các năm trước. Hiện nay đã có tới 31 cát phi hạn ngạch đạt kim ngạch trên 1 triệu USD, trong đó riêng cát 634 và 634 trong 10 tháng đầu năm 2004 đã đạt kim ngạch lần lượt là 249 triệu USD và 209 triệu USD. Biểu 7: Cơ cấu xuất khẩu giữa hàng dệt may hạn ngạch và phi hạn ngạch của Việt Nam Đơn vị: Triệu USD Chủng loại 2001 2002 2003 Tháng 1-10/03 Tháng 1-10/04 Tháng 10/04 +- % so với cùng kỳ năm 2003 Tổng kim ngạch 49.34 951.72 2484.26 2269.46 2395.64 230.09 5.56 Quần áo 47.90 895.07 2374.55 2177.61 2263.43 215.49 3.94 Hàng khác 1.44 56.66 109.71 91.85 132.21 14.60 43.94 Hàng HN 41.05 739.86 1939.76 1824.18 1563.49 106.58 -14.29 Hàng phi HN 8.32 212.03 545.03 445.72 833.09 123.64 86.91 % hàng HN 83.2 77.7 78.1 80.4 65.3 46.3 -18.81 % Hàng phhi HN 16.9 22.3 21.9 19.6 34.8 53.7 77.06 Nguồn: Văn phòng quản lý nhập khẩu dệt may (CITA). * Từ 1/1/2005 đến nay, tác động của việc xoá bỏ hạn ngạch dệt may thế giới đối với việc xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2005 ngành dệt may nói chung và Tổng công ty dệt may Việt Nam (TCTDMVN) nói riêng gặp nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất là việc bỏ chế độ hạn ngạch (từ ngày 1/1/2005) giữa các nước thành viên WTO. Điều này tạo lợi thế cho các cường quốc dệt may như Trung Quốc, ấn Độ... tăng nhanh về lượng hàng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh về giá vì không phải chịu phí quota. Trong khi đó thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ vẫn bị áp đạt hạn ngạch. Các chi phí đầu vào như xơ, sợi tổng hợp, xăng dầu phí vận chuyển, kho bãi... tăng do biến động giá dầu trên thế giới, làm giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp thuộc tổng công ty đang trong giai đoạn đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nên cũng có những biến động về lao động và đội ngũ cán bộ quản lý... Để duy trì nhịp độ phát triển, trong 6 tháng đầu năm Tổng công ty đã tập trung mọi nguồn lực vượt qua khó khăn và đạt được kết quả đáng khích lệ với 4,445,9 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp; 7,793,4 tỷ đồng doanh thu, bằng 45% và 47,3% kế hoạch năm, tăng 8,1% và 8,6% so với cùng kỳ năm 2004. Do khai thác tốt thị trường xuất khẩu hiện có, kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty đạt 224,4 triệu USD, bằng 47% kế hoạch tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó thị trường chủ lực là Mỹ tăng 14,7%; EU tăng 9,7%; Nhật Bản tăng 19%. Các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng cao là: Công ty dệt may Hà Nội, Dệt kim Đông Xuân, Dệt may Hoà Thọ, Dệt May Phong Phú, May 10, May Việt Tiến, May Nhà Bè... Trong điều kiện khó khăn, các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty đã cố gắng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD), đảm bảo việc làm cho 98.285 lao động với mức thu nhập bình quân là 1,370 triệu đồng/người/tháng. Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty 6 tháng đầu năm có tăng, nhưng thấp hơn so với kế hoạch đề ra, nói theo cách khác thì thời gian qua toàn ngành dệt may Việt nam đã dừng lại và bị tụt hậu so với yêu cầu. Bên cạnh nguyên nhân khách quan của tình hình này là do sức ép của quá trình hội nhập, sự bất lợi của Việt Nam so với các thành viên của WTO... còn có nguyên nhân chủ quan là các doanh nghiệp Việt Nam thiếu nhạy bén, phản ứng chậm khi thị trường và điều kiện kinhdoanh thay đổi, chưa chủ động tiếp cận thị trường và khách hàng. Một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa có xu hướng muốn đảm bảo an toàn, tránh rủi ro để chuyển mạnh sang sản xuất hàng gia công xuất khẩu làm cho tổng doanh thu giảm sút.Có những doanh nghiệp chưa tập trung đẩy mạnh việc công tác xuất khẩu, nên tỷ trọng doanh thu xuất khẩu thấp trong tổng doanh thu như: Dệt Vĩnh Phú, Dệt 8/3, Dệt Nam Định, công ty Len, Dệt Thắng Lợi... Biểu 8: Tình hình XK hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005 HN2005 (Cấp visa từ ngày 01/01 đến ngày 30/11 năm 2005) STT Cat. Đơn vị tính Tổng nguồn HN2005 Lượng HN đã được sử dụng năm 2004 SL đã cấp visa SL đã NK vào Hoa Kỳ Tỷ lệ HN đã sử dụng HN 2005 chưa cấp visa Kim ngạch XK (USD) Đơn giá TB (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=[5+4/3] (8) =3-4-5 (9) (10)=9/5 I. Cấp Visa theo thông báo giao hạn ngạch có tổng nguồn nhỏ: 1 333 Tá 45,750 15,551 14,571 33.90% 30, 239 2,865, 102 184.71 USD/Tá 2 434 Tá 19,719 14,596 12,585 74.02% 5, 123 3,954, 712 270.94 USD/Tá 3 435 Tá 46,158 24,224 23,964 52.48% 21,934 6,105, 651 252.05 USD/Tá 4 440 Tá 2,887 2,411 2409 83.51% 476 405,559 168.21 USD/Tá 5 448 Tá 36,955 10,455 10,424 28.29% 26,500 1,861,146 178. 01 USD/Tá II. Cấp visa tự động: 6 200 Kgs 161,252 97,584 93,699 60.52% 63, 668 383,290 3.93 USD/Kgs 7 301 Kgs 314,333 56,321 56,321 17.92% 258, 012 158,964 2.82 USD/Kgs 8 332 Tá đôi 109,684 21,341 18954 19.46% 88,343 92,317 4.33 USD/Tá đôi 9 334/335 Tá 741,567 602,464 576,259 81.24% 139, 103 64,705,090 107.4 USD/Tá 10 338/339 Tá 15,103,366 176,751 13,317,995 12,882,267 89.35% 1,608,620 571,322,625 42.9 USD/Tá 11 340/640 Tá 2,282,946 36,829 2,040,009 1,955,559 90.97% 206,108 122,563,618 60.08 USD/Tá 12 341/641 Tá 1,020,163 933,129 829,383 91 47% 87,034 41,943,314 13 342/642 Tá 620,905 473,360 434,391 76 24% 147,545 24,482,994 51.72 USD/Tá 14 345 Tá 167,923 72,629 71,493 43 25% 95,294 5,675,707 78.15 USD/Tá 15 347/348 Tá 7,666,005 6,175,902 5,617,724 80 56% 1,490,103 416,126,938 67.38 USD/Tá 16 351/651 Tá 596,799 418,469 336,789 70 12% 178,330 19,387,631 46.33 USD/Tá 17 352/652 Tá 2,267,643 1,307,959 1,137,917 57 68% 959,684 18,149,846 13.88 USD/Tá 18 359-C/659-C Kgs 342,803 110,379 61,026 32 20% 232,424 1,978,910 17.93 USD/Kgs 19 359-C/659-S Kgs 603,432 466,094 400,483 77 24 % 137,338 17,172,681 36.84 USD/Kgs 20 447 Tá 60,052 31,343 27,654 52 19% 28,709 4,674,671 149.15 USD/M2 21 620 m2 8,524,789 6,929,026 4,178,998 81 28 % 1,595,763 1,521,744 7.73 USD/Tá đôi 22 632 Tá đôi 123,789 26,473 24,854 21 51 % 96,623 204,611 59.79 USD/Tá 23 638/639 Tá 1,375,101 1,346,596 1,297,558 97 93 % 28,505 80,509,282 64.09 USD/Tá 24 645/646 Tá 175,276 103,037 98,369 58 79% 72,239 6,603,380 69.45 USD/Tá 25 647/648 Tá 2,230,991 2,136,243 1,994,599 95 75% 94,748 148,352,663 Tổng kim ngạch xuất khẩu: 1.561,202,473 Ghi chú: - Điều chỉnh số liệu lượng HN đã sử dụng nưam 2004 (cột 4) theo thư điện tử của hải quan Hoa Kỳ 04/5/2005 - Số lượng đã nhập khẩu vào Hoa kỳ (cột 6) tính đến ngày 29/11/05 Bên cạnh những bất cập kể trên, nhờ có nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp trong sản xuất và điều hành kiên quyết kịp thời của Tổng công ty, cho đến cuối năm 2000 thì giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tổng công ty đạt 9.685,4 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,139 tỷ USD tăng 9,7%. 6. Đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. * Mô hình SWOT: O T O1: Nếu thuế ưu đãi của Mỹ S O2: Thu nhập dân cư tăng T1: Đối thủ có kỹ thuật cao T2: Bãi bỏ thuế quan; hạn ngạch S1: Tài chính của các DN dệt may tương đối tốt S2: Giá cả có thể cạnh tranh W W1: Phải nhập khẩu nguyên liệu W2: Tiêu thụ gián tiếp Có phương án sau: S1O1: ý tưởng mở rộng, thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ S2O2: Mở rộng thị trường bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm W1O2: Chỉ thâm nhập vào thị trường hàng hóa cao cấp W2O2: Gia công hàng bán. * Cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ: Từ 1/1/2005 hàng dệt may Việt Nam, ngoài việc phải cạnh tranh quyết liệt với hàng dệt may của Trung Quốc thì phải cạnh tranh mệt mỏi hơn vì Việt Nam vẫn phải chịu hạn ngạch, trong khi 150 nước khác được xuất khẩu không hạn chế vào thị trường này. Do không còn hạn ngạch, mặt bằng giá nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ sẽ giảm đáng kể. Theo một số dự đoán, giá trung bình cho mỗi m2 tính trung bình cho 29 chủng loại được đưa vào lịch tự do hoá theo WTO, đến cuối năm 2003 giá của Trung Quốc giảm 58% so với giá năm 2001 và giá của thế giới nói chung giảm 3%. Theo phân tích của Trung tâm thương mại thế giới, mức độ giảm giá sẽ khác nhau với từng chủng loại.Dự đoán giá của các cát hàng Trung Quốc vào thị trường Mỹ sẽ giảm từ 19,5% đến 45%, với các cát 347; 348; 647; 345; 648; 339; 338. Theo thương vụ Việt Nam tại Mỹ, nếu dự đoán trên là đúng thì những cát này của Việt Nam sẽ phải gặp sự cạnh tranh rất khốc liệt từ Trung Quốc và sẽ không tránh khỏi phải giảm giá. Những cát "nóng" của Việt Nam hiện nay cũng là những cát "nóng" của các nước cạnh tranh khác như Trung Quốc. Đây là những cát về quần áo, chưa kể những mặt hàng dệt may khác, hàng có sử dụng sợi tơ tằm. Nếu Việt Nam cạnh tranh không tốt thì cát "nóng" này có thể trở thành cát "nguội" và không sử dụng hết hạn ngạch. Một số cát phi hạn ngạch hiện nay thậm chí có nguy cơ tụt giảm kim ngạch. Lý do cơ bản mà theo phân tích của các nhà nghiên cứu thị trường, nếu giá của Việt Nam không hấp dẫn thì các nhà nhập khẩu Mỹ có khả năng chuyển sang nhập từ các nước khác thay vì cho nhập từ Việt Nam. Trươc đây họ không làm được như vậy vì các nước này không có đủ hạn ngạch để xuất khẩu. Một khối lượng đáng kể hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Mỹ thông qua nước thứ ba như: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc kể cả những công ty ở nước này đang phát triển như Srilanka, các công ty này có khách hàng nhập khẩu truyền thống ở Mỹ. Một phần do ở Việt Nam có giá gia công rẻ và chất lượng may tốt, một phần do khó khăn về hạn ngạch ở các nước khác hay ở chính nước họ nên họ phải mua hoặc đặt gia công ở Việt Nam để xuất vào Mỹ. Vấn đề đặt ra ở đây là, khi các nước khác không còn bị hạn chế bởi hạn ngạch thì các công ty trước đây đã mua hoặc đặt gia công hàng may mặc ở Việt Nam, nay có tiếp tục mua hoặc đặt gia công ở Việt Nam để xuất vào Mỹ nữa hay không. Chương III Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ Để thực hiện tốt trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước với các doanh nghiệp dệt may thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, đòi hỏi cả hai phía phải cùng nhau nỗ lực cùng nhau cố gắng. 1. Những kiến nghị với Nhà nước 1.1. Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác thương mại quốc tế: Để mở rộng quan hệ hợp tác thương mại quốc tế trên thế giới thì trước hết chúng ta cần phải xem xét khả năng hội nhập của mình và đánh giá chính xác các bạn hàng quốc tế. Bộ thương mại tăng cường đàm phán thương mại để mở rộng thị trường và giành nhiều ưu đãi cho việc xuất khẩu hàng dệt may. Bên cạnh đó Bộ Thương mại nên khuyến khích các doanh nghiệp dệt may mở các văn phòng đại diện, đại lý ở nước ngoài để đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Phát huy vai trò tích cực của các cơ quan thương vụ, Tham tán thương mại ở các đại sứ quán Việt Nam tại các nước trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành dệt may nước ta trong thời gian tới.Nên thành lập câu lạc bộ 100 doanh nghiệp hàng dệt may xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam để cổ vũ, tập hợp những điển hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam để từ đó giới thiệu khách hàng trong và ngoài nước. 1.2. Về thương mại và hải quan -Ưu tiên phân bổ quota cho các đơn hàng FOB sử dụng nguyên liệu nội địa. Hiệp hội dệt may Việt nam được tham gia vào việc thảo luận xây dựng các qui chế phân bổ quota. - Để tăng sức cạnh tranh về giá cho sản phẩm dệt may, đề nghị Chính phủ trợ giá xuất khẩu tương đương 10% ngoại tệ thực thu qua xuất khẩu. Đặc biệt là trong thời điểm hàng dệt may Việt Nam hiện vẫn phải chịu thuế suất nhập khẩu vào thị trường Mỹ là cao, Chính phủ cần khuyến khích các doanh nghiệp khẩn trương thiết lập các kênh tiêu thụ xuất khẩu vào Mỹ bằng cách trợ giá 15% trên số ngoại tệ thực thu từ việc xuất khẩu vào Mỹ cho đến khi được hưởng chế độ quan hệ Thương mại bình thường (NTR). - Cho phép việc kinh tế kỹ thuật dệt may được phối hợp cùng với cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế để áp mã thuế phù hợp với các loại nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu cho ngành dệt may. 1.3. Về ưu đãi đầu tư - Đối với 10 cụm công nghiệp dệt may mới: + Chính phủ chỉ đạo các Tỉnh, thành phố cấp đất (không thu phí) để xây dựng các cụm công nghiệp dệt may nói trên. + Các tỉnh thành phố phối hợp với Tổng công ty dệt may Việt Nam xây dựng hạ tầng và quy hoạch sản xuất ở các cụm này. + Đối với các doanh nghiệp mới thành lập trong các cụm này được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, cụ thể là: * Giảm 50% phí hạ tầng trong 5 năm đầu. * Miễn thuế thu nhập (thuế lợi tức) trong 5 năm đầu và được giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. - Kêu gọi rộng rãi đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Riêng đối với ngành may xuất khẩu thì cần được ưu tiên trong việc thành lập các liên doanh may xuất khẩu vào thị trường Mỹ và cam kết cấp quota vào Mỹ (nếu có) tương ứng với số thực xuất trong các năm được hưởng chế độ phí quota. Đề nghị Chính phủ nên tham khảo ý kiến của Hiệp hội dệt may Việt Nam về chính sách đối với đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may. - Đối với các dự án Vinatex, đề nghị Chính phủ ủy quyền cho HĐQT Tổng công ty Dệt may Việt Nam được xem xét quyết định về việc mua máy đã qua sử dụng. Uỷ quyền cho HĐQT chỉ định thầu và duyệt giá đối với các thiết bị mua thẳng từ nhà chế tạo. 1.4. Những chính sách chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu Để khuyến khích xuất khẩu hàng dệt may, Chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm mở rộng xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường. Nhưng có lẽ, các doanh nghiệp Việt Nam còn khá rụt rè trong việc tung vốn ra để mở rộng kinh doanh. Do vậy chính sách hỗ trợ vốn bằng nhiều hình thức khác nhau có lẽ là một biện pháp hữu hiệu nhất đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. Trợ cấp xuất khẩu là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp Nhà nước tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu và do đó đẩy mạnh được xuất khẩu. Bên cạnh đó Nhà nước miễn giảm thuế và hoàn lại thuế cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong những bước đầu ra thị trường còn ít bạn hàng kinh doanh nhưng sản phẩm có chất lượng và có tiềm năng chiếm được một vị trí nhất định trong tương lai. Ưu tiên cho ngành dệt may có vay vốn đầu tư ưu đãi của ngân sách với lãi suất 50% năm và thời hạn vay từ 10 - 12 năm để tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị cho ngành dệt may. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may trong những năm tới thì Chính phủ cần cải tiến chế độ phân bổ hạn ngạch. Đặc biệt, cần ổn định hạn ngạch cho các doanh nghiệp đã thực hiện tốt hạn ngạch được cấp, nếu ngược lại sẽ mất thị trường và những khách hàng truyền thống. Việc tổ chức đấu thầu hạn ngạch cần hết sức thận trọng vì lợi ít, nhưng hại nhiều. Chỉ nên đấu thầu phần hạn ngạch hàng năm tăng thêm và với một số mặt hàng bị hạn chế (khoảng 3 - 4 mặt hàng). Đối tượng dự thầu phải là những doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng có uy tín đạt chất lượng cao qua các năm. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đánh giá thực lực việc thực hiện hạn ngạch. Chỉ cấp hạn ngạch cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã qua các thị trường có hạn ngạch. Liên bộ chỉ cấp các hạn ngạch cho các chủng loại hàng các năm qua sử dụng hết hạn ngạch. Các chủng loại hạn ngạch khác lâu nay dư thừa nhiều nên để các phòng quản lý xuất nhập khẩu ở 3 khu vực cấp giấy phép xuất khẩu (E/L) tự động. Tổ chức điều hành liên bộ theo dõi và thông báo ngừng cấp E/L hết hạn ngạch (hiện nay đã nối mạng hệ thống cấp E/L trên toàn quốc). Xúc tiến thương mại bằng các phương pháp và khả năng cũng là một trong những biện pháp tăng cường thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may. Giới thiệu cho doanh nghiệp của Việt Nam về thị trường của Châu Âu, từ hệ thống thuế quan phổ cập các biện pháp phi hạn ngạch, giá cả hàng dệt may. Ngược lại, thông tin cho phía khách hàng Châu Âu hiểu biết rõ về thị trường, chủng loại, mẫu mã, giá cả hàng dệt may của Việt Nam. 2. Những kiến nghị với Tổng công ty 2.1. Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Mỗi doanh nghiệp thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam cần phải luôn nghiên cứu thật kỹ thị trường và tự đánh giá nghiêm túc thực lực của doanh nghiệp mình, nhất là về năng lực quản lý, tổ chức điều hành xuất khẩu, khả năng tiếp thị tài chính và sức cạnh tranh của sản phẩm. Cần khai thác mọi thông tin có liên quan đến thị trường Mỹ từ các nguồn như: Tổ chức xúc tiến thương mại, tham tán thương mại, mạng Internet, những việt kiều đang sinh sống và làm ăn tại Mỹ, các thương gia nhà doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam... trong thời gian gần đây ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều hội thảo về Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. ở đó có rất nhiều chuyên gia kinh tế có cả những luật sư Mỹ nói chuyện về cách thức tiếp cận thị trường này, về đặc tính của người Mỹ cần chú ý trong đàm phán thương lượng và đặc biệt là những bước đi cụ thể khi thâm nhập vào thị trường này như: thủ tục nhập khẩu, cách lập hóa đơn, giới thiệu các kênh phân phối, lập kế hoạch tiếp thị, giao tiếp và đàm phán... Các doanh nghiệp may Việt Nam nên theo dõi và tranh thủ cơ hội để cử người của mình tham dự các cuộc hội thảo đó. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt nam cần phải có những nhân viên của mình chuyên trách về thị trường Mỹ. Mỗi năm cần cử người sang Mỹ nhiều lần, cần có những hiểu biết về thị trường Mỹ, biết các đối tác Mỹ cần gì và nhất là phải bỏ thời gian để tìm hiểu những lĩnh vực mà công ty mình đang quan tâm đến. Các doanh nghiệp cũng nên lưu ý đến các tập đoàn bán lẻ, nên biết cách xử lý các thông tin thương mại như là phải biết mình sẽ cạnh tranh với ai, sản phẩm như thế nào, giá cả ra sao, sản phẩm của mình có đáp ứng được những nhu cầu của thị trường hay không, các sản phẩm nào có thể tiếp thị và phát triển trên thị trường, các sản phẩm nào cần phải hạn chế hay loại bỏ... ba yếu tố mà các doanh nghiệp của Việt Nam nên nắm kỹ khi bước vào thị trường Mỹ là phải trả lời được các câu hỏi như: doanh nghiệp của mình có thể sản xuất được các mặt hàng có chất lượng cao với giá cả cạnh tranh hay không. + Có đáp ứng được các yêu cầu của các công ty đối tác hay không? + Có giao hàng đúng thời hạn hay không? Tại Mỹ có rất nhiều nguồn thông tin có ích cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là các nguồn niên giám, các hiệp hội ngành nghề, những cơ quan chuyên cung cấp thông tin mà doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm. Cần phải lập một kế hoạch làm ăn và tiếp thị tại thị trường Mỹ và nên sử dụng người ở Mỹ có chuyên môn duyệt lại các kế hoạch này trước khi đưa vào Mỹ để đảm bảo phù hợp. Việc tổ chức cho đoàn doanh nghiệp Việt nam sang Mỹ tìm hiểu thị trường cần thu xếp cho chu đáo vì chi phí rất tốn kém. Tốt nhất là nên kết hợp đi thăm các hội chợ ngành hàng ở Mỹ. Hàng năm ở Mỹ có tới hàng ngàn buổi hội chợ triển lãm với đủ các ngành hàng của các bang trên đất Mỹ. Có thể tổ chức các đoàn tham gia hội chợ triển lãm, hoặc tham gia các hội chợ lớn như: Chicago, Atlanta...hay các hội chợ địa phương ở các tiểu bang, đồng thời các doanh nghiệp có thể mang Catalogue, hàng mẫu quảng cáo, tiếp thị vì thường các công ty trưng bày chính chính là các công ty nhập khẩu. 2.2. Một số biện pháp duy trì và phát triển thị trường. 2.2.1. Nâng cao sức cạnh tranh. Do mặt bằng giá nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ sẽ giảm mạnh, cho nên điểm mấu chốt để duy trì và mở rộng thị trường dệt may vào Mỹ vẫn là nâng cao sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp của Việt Nam cần phải tích cực cải tiến quản lý sản xuất kể cả trong khâu cung ứng nguyên phụ liệu để giảm giá thành sản xuất, nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm, đảm bảo thời gian giao hàng, đồng thời luôn phát huy lợi thế đội ngũ công nhân may khéo tay để tạo ra các sản phẩm có chất lượng từ bậc trung trở lên để cạnh tranh, nhất là để thâm nhập vào các thị trường ngách tại Mỹ. Theo báo cáo của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sức cạnh tranh của hàng dệt may được đánh giá trên nhiều phương diện. Trong thời kỳ hậu hạn ngạch giá cả và thời gian thực hiện hợp đồng sẽ là yếu tố quyết định tồn tại trên thị trường. Chính vì vậy ở một số nước doanh nghiệp đang đưa ra nhiều kiến nghị để chính phủ giúp đỡ phát triển ngành dệt may hậu hạn ngạch, ví dụ như: những điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu nguyên liệu, chính sách và thủ tục hoàn thuế đối với phần nguyên liệu nhập khẩu. 2.2.2. Liên kết sản xuất Do không còn hạn ngạch, nên các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ có xu hướng sẽ tập trung nhập hàng ổn định từ một số nhà cung cấp nhất định để dễ quản lý chất lượng và tạo ra sức ép giảm giá, thay vì cho phân tán nhập từ nhiều nhà sản xuất khác nhau ở nhiều nước khác nhau như hiện nay. Nhiều nghiên cứu cho thấy sau khi bỏ hạn ngạch, các nhà bán lẻ sẽ chú trọng nhập hàng từ các nhà máy có từ 1000 công nhân trở lên. Do vậy các doanh nghiệp may ViệtNam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải tổ chức liên kết sản xuất hoặc thậm chí sáp nhập để có thể trở thành đối tác chiến lược và lâu dài của các nhà nhập khẩu Mỹ. Đây cũng là một lý do giải thích tại sao những mặt hàng mà Việt nam có qui mô sản xuất lớn như: Dệt may, giày, dép... có thể thâm nhập được vào những hệ thống bán lẻ lớn của Mỹ còn những mặt hàng khác có quy mô sản xuất nhỏ hoặc manh mún thì hầu như không có cơ hội. 2.2.3. Phát triển sản xuất linh hoạt Phát triển sản xuất linh hoạt "lean manufacturing" để phù hợp với xu hướng bán lẻ linh hoạt "lean retailing" đang diễn ra tại hầu hết các nước công nghiệp. Bán lẻ linh hoạt có nghĩa là các cửa hàng chỉ bán những hàng hóa có khả năng bán chạy, không bán những hàng không được khách hàng ưa thích để giảm lượng hàng tồn kho cuối kỳ; hàng hóa sẽ được bổ sung hàng tuần, thay vì cho đặt một đơn hàng lớn nhập về kho rồi phân phối cho các cửa hàng trong hệ thống của mình, các hãng bán lẻ sẽ đặt nhiều đơn hàng nhỏ với thời gian giao hàng kế tiếp nhau, và tới nhiều địa chỉ khác nhau để tránh đọng vốn, giảm chi phí nhập khẩu và phân phối cho bản thân mình, đồng thời dồn những chi phí đó sang cho các nhà cung cấp.Phương thức kinh doanh này đòi hỏi các nhà cung cấp nước ngoài phải có năng lực tổ chức sản xuất để có thể sản xuất được nhiều chủng loại thành phẩm hơn, với số lượng mỗi chủng loại ít hơn nhưng vẫn đảm bảo được đơn giá sản xuất ở mức như: sản xuất hàng loạt các đơn hàng có số lượng lớn, đảm bảo thời gian giao hàng thường là ngắn hơn nhiều và phải có khả năng trao đổi những thông tin thường xuyên hàng tuần với các nhà nhập khẩu/bán lẻ. Trung quốc đã rất thành công trong việc chú trọng phát triển một hệ thống cung cấp chuỗi theo chiều sâu (Supply chain), tạo nên sự hấp dẫn đối với người mua nước ngoài không chỉ vì giá thấp, mà còn việc đảm bảo giao hàng đúng thời hạn. Gía thành sản phẩm giảm không chỉ ở khâu sản xuất cuối cùng mà đã được tiết kiệm ở tất cả các khâu như: sản xuất và mua nguyên liệu, vận chuyển trong nội địa, giao hàng và vận tải quốc tế... 2.2.4. Phát triển quan hệ kinh doanh chiến lược với các hãng bán lẻ lớn Trong một báo cáo của OECD về những thay đổi và điều chỉnh cần thiết khi bản đồ thế giới về ngành dệt may thay đổi có đề cập đến vai trò chi phối của các hãng bán lẻ lớn. Các tổ chức bán lẻ lớn ở các nước tiêu dùng ngày càng có ảnh hưởng và chi phối sản xuất. Để tồn tại trong thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt này, hàng hoá phải được sản xuất một cách chuyên môn hóa, các sản phẩm phải có tên tuổi (brand - name) và phải đáp ứng được các phân khúc thị trường chi tiết. Các nhóm bán lẻ lớn tập trung nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng, mẫu mốt và thị hiếu để đặt hàng với các đối tác sản xuất, do vậy có khả năng chi phối đối với các nhà sản xuất. Tuy nhiên các nhà sản xuất nước ngoài cũng sẽ có lợi khi hợp tác với những nhóm bán lẻ lớn do họ không phải đầu tư nghiên cứu thị trường và sản phẩm, và có thể tập trung nguồn lực cho sản xuất. Đối với các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng, do không có khả năng nghiên cứu thị trường, không có thương hiệu sản phẩm riêng, cho nên phát triển mối quan hệ kinh doanh chiến lược với các tập đoàn bán lẻ của Mỹ là hướng đi thích hợp nhất hiện nay. 2.2.5. Linh hoạt trong quản lý hạn ngạch: Ngoài việc tiếp tục đẩy nhanh quá trình đàm phán để gia nhập sớm WTO và đàm phán lại Hiệp định dệt may với Hoa Kỳ, Bộ Thương mại sớm ần theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng hạn ngạch, nhất là trong thời gian những tháng đầu năm 2006 để điều chỉnh kịp thời cách phân bổ hạn ngạch cho phù hợp với thực tế sử dụng, kể cả có thể cấp hạn ngạch tự động cho những cát "nguội". 2.2.6. Một số biện pháp xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ; Do đại đa số các doanh nghiệp nhập khẩu ở Mỹ đã quan tâm đến ngành dệt may Việt Nam và đánh giá Việt Nam có thể cạnh tranh được với Trung Quốc, nên việc quảng bá xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ không còn là vấn đề lớn. Các hoạt động xúc tiến thương mại ngành dệt may tại Mỹ trong các năm tới nên tập trung vào việc hỗ trợ các nhà sản xuất Việt Nam tiếp xúc và thiết lập quan hệ kinh doanh với các công ty nhập khẩu của Mỹ. Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) cần làm đầu mối tổ chức cho các doanh nghiệp trong ngành tham gia thường xuyên ít nhất là hội chợ quốc tế hàng may mặc tại Lasvegas. Nguồn kinh phí hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia cần hỗ trợ ổn định ít nhất là chi phí gian hàng trong thời gian dài (có thể là 3 - 5năm) để Vitas có thể ký hợp đồng thuê diện tích và dàn dựng gian hàng ổn định lâu dài, vừa tiết kiệm chi phí vừa tăng hiệu quả tham gia. Tham gia thường xuyên với vị trí gian hàng cùng một chỗ tốt sẽ có tác dụng tăng dần lượng khách tham gia vào dịch vụ sau mỗi kỳ tham gia. Các chi phí tham gia khác do các doanh nghiệp tham gia tự tục hoàn toàn hoặc được nhà nước hỗ trợ một phần. Thành phần các công ty tham dự mỗi kỳ có thể khác nhau, nhưng sự hiện diện của Việt Nam thì kỳ nào cũng có. Hội chợ quốc tế hàng dệt may tại Lasvegas là hội chợ lớn nhất của Mỹ về quần áo và phụ kiện may mặc. Hội chợ này được tổ chức mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8. Hội chợ gồm 4 khu chuyên ngành: Magic (quần áo nam), Wwmagic (quầo áo nữ); Magic Kids (quần áo trẻ em); The Edge (quần áo thời trang trẻ). Thường xuyên có khoảng 3.000 công ty của Mỹ và các nước trưng bày trên 5.000 nhãn hiệu quần áo. 2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu thường xuyên đối với Tổng Công ty. Tổng công ty luôn phải chú ý đến công tác đào tạo và đào tạo lại, tổ chức thường xuyên các cuộc thi tay nghề, thợ giỏi nhằm động viên, khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với việc khoán sản phẩm, Tổng công ty cần kiểm tra chất lượng sản phẩm, tránh hiện tượng chạy theo số lượng mà xem nhẹ chất lượng. Cùng với việc đầu tư về máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng người lao động thì các doanh nghiệp may cần chú ý đến nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, lựa chọn những nhà cung ứng nguyên phụ liệu có chất lượng tốt, hợp với thị hiếu của từng thị trường nhất là đối với thị trường dệt may của Mỹ. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định cuối cùng đến sự tồn tại của một doanh nghiệp trong thời buổi hiện nay, chất lượng sản phẩm theo quan điểm hiện đại là một khái niệm rộng. Trong ngành may mặc, nó bao gồm cả phần mẫu mã sản phẩm. Vấn đề chất lượng sản phẩm chưa bao giờ lại được quan tâm như hiện nay trong lịch sử của sự phát triển kinh tế hàng hoá. Chất lượng sản phẩm là do người tiêu dùng quyết định, sản phẩm có chất lượng tốt nhất đó là sản phẩm thoả mãn được nhiều nhất nhu cầu của khách hàng. Khi họ được thoả mãn, họ sẽ chọn sản phẩm và có thể nhiều lần sau đó họ vẫn chọn những sản phẩm đó. Trên thực tế thì vấn đề chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề được Tổng công ty dệt may Việt Nam quan tâm và đầu tư đúng mức. Chất lượng sản phẩm với hàng may mặc thể hiện trên cả bình diện đẹp và bình diện bền. Sản phẩm đẹp là sản phẩm hợp thời trang, phù hợp với truyền thống văn hoá, cách ăn mặc của người tiêu dùng, chính vì vậy, khái niệm đẹp là một khái niệm tương đối, một sản phẩm có thể là đẹp ở thị trường này nhưng lại có thể không đẹp ở thị trường khác, hoặc thậm chí không thể chấp nhận được. Chính vì vậy, việc nắm bắt nhu cầu thị trường để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao là rất quan trọng. Và để thực hiện điều này thì Tổng công ty nên triển khai xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2006 và kế hoặch 5 năm 2006-2010 trong các đơn vị thành viên, cùng các đơn vị rà soát dự báo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2005, thống nhất kế hoạch năm 2006 để Tổng công ty giao cho các đơn vị vào tháng 12/2005. Tập trung thực hiện nhanh các dự án đầu tư để đưa vào hoạt động; đẩy mạnh công tác quản lý kỹ thuật; duy trì lịch bảo trì; bảo dưỡng thiết bị; cần làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, và coi đây là những khâu mấu chốt để nâng cao năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm. Viện Mẫu thời trang; Viện Nghiên cứu kỹ thuật dệt may; Phòng Thiết kế mẫu tại các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu phát triển các mặt hàng có giá trị cao, có tính khác biệt chiếm ưu thế cạnh tranh. Ban Kỹ thuật - công nghệ, môi trường khẩn trương xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật chủ yếu để Tổng công ty ban hành, áp dụng thống nhất, kiểm tra chặt chẽ chi phí, hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực Tổng công ty Dệt may Việt Nam cần phải thực hiện nhiều biện pháp để tăng khả năng sản xuất phục vụ cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu, trong đó chính sách phát triển nguồn nhân lực cũng cần được chú trọng đầu tư và phải là yếu tố mang tính quyết định để khẳng định hơn nữa vai trò của mình trong công cuộc phát triển ngành dệt may Việt Nam. Trong thời gian tới Tổng Công ty cần thực hiện một số biện pháp: - Tăng cường đầu tư vào việc đào tạo lại nguồn nhân lực. Cần có chính sách thu hút người học và cần quan tâm hơn tới công tác nghiên cứu khoa học công nghệ dệt may. - Để có thể tiếp nhận các công nghệ phù hợp, nhập các trang thiết bị thích hợp thì việc củng cố các Viện nghiên cứu và sử dụng các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành là rất cần thiết, kể cả việc thuê các chuyên gia nước ngoài nhằm đảm bảo cho các dự án đầu tư được triển khai thực hiện có hiệu quả. - Huy động nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả để bổ sung cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, hoặc thực hiện các dự án đầu tư mới sau khi đã qua khoá đào tạo ngắn hạn về quản lý hoặc kỹ thuật. - Củng cố các trường đào tạo, trung tâm đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo (kể cả việc thuê các chuyên gia đào tạo nước ngoài) để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong thời gian tới. - Xây dựng cơ chế ứng xử mới cả về tinh thần và vật chất (thực chất là nền văn hoá doanh nghiệp) nhằm thu hút mọi nguồn chất xám cho phát triển Tổng công ty Dệt may. - Cần kết hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo và các tổ chức khác nhằm thu hút học sinh vào học các ngành may, công nghệ may ở các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề từ đó có thể làm cơ sở cho việc phát triển lực lượng và lao động trí tuệ của Tổng công ty. - Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu bằng cách trao đổi giảng viên, cán bộ nghiên cứu, trao đổi sinh viên, hợp tác đào tạo cho các sinh viên năm cuối. 2.5. Cần nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp của Mỹ Các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam luôn cần tìm hiểu và nghiên cứu các luật lệ của Mỹ cả ở Liên bang và từng tiểu bang để nắm bắt được cung cách làm ăn của người dân Mỹ. Mỹ có cả một hệ thống pháp luật về tm vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật Thương mại UCC (Uniform Comercial Code) được coi là hệ thống xương sống của pháp luật về thương mại của Mỹ. Vậy muốn xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ, thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần quan tâm đến luật về trách nhiệm sản phẩm. Theo luật này, các nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm với người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá sản xuất và bán ra trên thị trường Mỹ. Có những đạo luật qui định chặt chẽ và cụ thể về an toàn sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm lưu hành trên thị trường Mỹ như: các đạo luật liên bang về thành phẩm, sợi dễ cháy, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng… Luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng bao gồm có bảo hành rõ ràng cụ thể và bảo hành ngầm, là các cam kết hiện thực và các cam kết vô hình luôn luôn phiền phức và gây phức tạp cho các nhà kinh doanh. Do đó, không ít nhà xuất khẩu do không cẩn thận, không nghiên cứu thấu đáo đã phải trả giá quá đắt cho những vụ kiện cáo của người tiêu dùng. Vì thế, các doanh nghiệp của Việt Nam cần phải hết sức thận trọng, tìm hiểu thật kỹ các luật kinh doanh của Mỹ, nếu cần có thể thuê cả luật sư Mỹ mặc dù giá dịch vụ tư vấn ở Mỹ là rất cao. Thường thì để an toàn, các nhà xuất khẩu thường mua bảo hiểm về thương mại của những công ty bảo hiểm nổi tiếng, đây là một trong những biện pháp tốt nhất để thành công và đứng vững trên thị trường Mỹ. Kết luận Trong hơn 10 năm qua, nhờ thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp dệt may đã không ngừng phát triển cả về quy mô, năng lực sản xuất, trình độ, trang thiết bị, không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng gắn với thị trường xuất khẩu như: thị trường Mỹ; thị trường EU… đây là những thị trường mà ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ, sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, điều này đã cho ta thấy ngành công nghiệp dệt may thực sự đã trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn. Điều này càng được khẳng định qua tốc độ tăng khá nhanh về kim ngạch xuất khẩu trong khi nước ta vẫn chưa được hưởng quy chế ưu đãi tối huệ quốc. Là một tập đoàn dệt may hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đến nay Tổng Công ty dệt may Việt Nam đã và đang không ngừng phát triển và trưởng thành, luôn có một vị trí quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng Dệt - May, đóng góp cho sự phát triển không chỉ cho toàn ngành Dệt - May nói chung. Sự phát triển của Tổng công ty đã thể hiện một hướng kinh doanh đúng và có hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế ngày càng phát triển và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, việc khẳng định được vị trí của mình trên thị trường quốc tế là một điều không phải dễ dàng. Chính vì vậy, Tổng công ty cần phải luôn luôn hoàn thiện mình về tất cả mọi mặt như: hoàn thiện cơ chế quản lý; nâng cao năng lực và khả năng nắm bắt thị trường… luôn luôn đổi mới chiến lược kinh doanh; đầu tư thêm máy móc, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, đặc biệt luôn chú ý đến thị trường Mỹ - một thị trường đầy tiềm năng to lớn. Qua quá trình thực tập tại Tổng công ty Dệt may Việt Nam đã mang lại cho em rất nhiều những kiến thức thực tế về ngành may mặc. Với đề tài: "Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty Dệt may Việt Nam" thể hiện kết quả nghiên cứu và phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty. Với hạn chế về mặt thời gian cũng như về trình độ kiến thức còn ít cho nên đề tài này chắc sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự ủng hộ và những đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để giúp em hoàn thiện đề tài này một cách tốt hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. cô Lê Thị Anh Vân đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị, các cô chú cán bộ trong Ban Kế hoạch - Thị trường của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam đã tạo mọi điều kiện và hướng dẫn em tiếp xúc làm quen với thực tế về ngành may mặc Việt Nam./. Tài liệu tham khảo Tài liệu của Tổng công ty Dệt may Việt Nam Sách "Kinh tế quốc tế" - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Sách "Khoa học quản lý" - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tạp chí "Dệt may Việt Nam" các số 2002-2005 Báo "Thời báo Kinh tế Việt Nam" các số 2002-2005 Tạp chí "Thương mại Việt Nam" năm 2004-2005 Mạng Internet - các trang: www.vinatex.com.vn www.vietnam-ustrade.org www.mot.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC708.doc
Tài liệu liên quan