Bước sang năm mới và đặc biệt là khi Việt Nam đã hội nhập WTO, NHCT nói chung và NHCT Cầu Giấy nói riêng đứng trước những cơ hội và khó khăn mới. Những cơ hội này xuất phát từ những cải cách của Chính phủ đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng chứng từ nói riêng.Nhưng cũng chính thay đổi này đòi hỏi những đổi mới nhất định về cơ chế hoạt động, nhân lực . của ngân hàng để thích nghi.
Ở Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy hoạt động tín dụng chứng từ ngày càng phát triển tuy vậy ở đây những các yếu tố tác động đên hoạt động tín dụng chứng từ lại chưa được xem xét một cách cẩn thận.Các yếu tố tác động thì rất nhiều,qua bài viết này em hy vọng có thể sẽ giúp cho ngân hàng có một cái nhìn khác về yếu tố tỷ giá, một yếu tố tác động lớn tới hoạt động tín dụng chứng từ để từ đó có thể kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tỷ giá trong hoạt động tín dụng chứng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười yêu cầu mở L/C là nhà nhập khẩu còn người hưởng thụ là nhà xuất khẩu.Như vậy về bản chất L/C là một bức thư do một ngân hàng viết ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu cam kết trả cho nhà xuất khẩu một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện là nhà xuất khẩu phải thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong L/C.
L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.Một khi L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận thì dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan.Điều này hàm ýý, khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều khoản quy định trong L/C thì NHPH phải trả tiền vô điều kiện cho nhà xuất khẩu mặc dù trên thực tế hàng hóa không hoàn toàn đúng như đã ghi trên chứng từ.Như vậy việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hóa,nếu hàng hóa không khớp với chứng từ thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau không liên quan đến NHPH.Chỉ trong trường hợp chứng từ không phù hợp với các điều khoản của L/C mà ngân hàng vẫn cứ thanh toán cho người xuất khẩu thì ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bởi vì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán lại tiền cho NHPH.
Như vậy trong giao dịch L/C tất cả các bên tham gia chỉ căn cứ vào chứng từ mà không hề căn cứ vào hàng hóa dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có thể có liên quan.
Trong thực tế, một số nhà nhập khẩu có thể sử dụng L/C như là công cụ dự phòng để cụ thể hóa chi tiết hóa hoặc bổ xung những điều khoản mà hợp đồng thương mại còn sót, ngoài ra còn để đính chính sửa chữa những nội dung bất lợi trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết.Tuy nhiên việc làm này chỉ tránh được việc phải mở một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng còn nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu ra tòa trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng
2.3.Các loại L/C.
Trong thanh toán Quốc tế có rất nhiều loại L/C:
+ L/C có thể huỷ ngang ( Revocable L/C )
+ L/C không thể huỷ ngang ( Irrevocable L/C )
+ L/C xác nhận( Confirmed irrevocable L/C
+ L/C có điều khoản đỏ (Red - Clause L/C )
+L/C tuần hoàn ( Revolving L/C )
+L/C dự phòng ( Standby L/C )
+L/C đối ứng ( Reciprocal L/C )
+L/C có thể chuyển nhượng ( Transferable L/C )
+L/C giáp lưng ( Back to back L/C )
+L/C thanh toán dần ( Deffered payment L/C )
+Thư tín dụng có thể hủy ngang ( Revocable Credit ) :
Là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở tín dụng có thể tự ý sửa đổi hay hủy bỏ bất cứ lúc nào L/C đã phát hành mà không cần báo trước cho người hưởng (người xuất khẩu). Tuy nhiên khi hàng hóa đã giao, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ thì lệnh này không có giá trị nghĩa là khi đó các ngân hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, coi như không có việc hủy bỏ này. Loại L/C này không tạo ra sự cam kết mang tính chất pháp lý về việc thanh toán của ngân hàng vì vậy quyền lợi của người xuất khẩu không được bảo đảm. Do đó loại L/C này rất ít được sử dụng. Hiện nay hầu như chỉ còn tồn tại trên lý thuyết.
+ Thư tín dụng không thể hủy ngang ( Irrevocable L/C ):
Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ xung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó trừ khi có sự thỏa thuận khác của các bên tham gia L/C. L/C không thể hủy bỏ là loại L/C được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế. Nó là loại L/C cơ bản nhất.
+Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận ( Confirmed irrevocable L/C ) :
Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được, một ngân hàng khác đứng ra đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người hưởng trong trường hợp ngân hàng phát hành bị phá sản hay gặp các rủi ro khác nên không có khả năng thanh toán. Nguyên nhân phát sinh loại L/C này là vì người hưởng không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành. Họ yêu cầu một ngân hàng khác có khả năng thanh toán xác nhận L/C đó. Ngân hàng xác nhận có thể do người hưởng chỉ định hay do ngân hàng phát hành lựa chọn nhưng phải được sự đồng ý của người hưởng. Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng loại 1 có đủ tín nhiệm và khả năng thanh toán. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận giống như ngân hàng mở L/C, do đó ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí xác nhận và có khi phải đặt cọc tiền tới 100% trị giá L/C tại ngân hàng xác nhận. Do có 2 ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nên thư tín dụng loại này là loại bảo đảm nhất cho người xuất khẩu.
+Thư tín dụng chuyển nhượng ( Transferable L/C ) :
- Là thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó qui định quyền của ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Nghĩa là khi người hưởng thứ nhất không tự cung cấp được hàng hóa mà chỉ là người môi giới, thì người này có thể chuyển nhượng từng phần hay toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho người cung cấp hàng hóa (người hưởng lợi thứ 2). L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần nghĩa là người hưởng thứ 2 không thể chuyển nhượng cho người hưởng lợi thứ 3. Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo các điều khoản của thư tín dụng gốc. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu. Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng.
- Người hưởng ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với người nhập khẩu. Người được chuyển nhượng được phép thay mặt người hưởng lợi thứ nhất để lập chứng từ hóa đơn giao hàng có liên quan. Chứng từ này được xem như chứng từ gốc để làm cơ sở nhận tiền. Hoặc người hưởng lợi thứ nhất có thể lập lại chứng từ trên cơ sở chứng từ do người được chuyển nhượng lập nên.
- Trường hợp người hưởng lợi thứ hai không giao hàng hoặc không giao đúng hàng hay chứng từ không hoàn hảo, thì người hưởng thứ nhất phải chịu trách nhiệm về phía xuất khẩu theo hợp đồng đã ký.
+Thư tín dụng tuần hoàn ( Revolving L/C ) :
Là loại L/C không thể hủy bỏ. Sau khi sử dụng xong hoặc khi đã hết thời hạn hiệu lực, nó tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. Thư tín dụng tuần hoàn được áp dụng trong trường hợp hai bên mua bán mặt hàng có khối lượng lớn có quan hệ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ thường xuyên, giao nhiều lần trong năm với số lượng đều đặn. L/C loại này có tính chất ưu đãi với nhà nhập khẩu, vì nó cho phép nhà nhập khẩu không bị đọng vốn, cách tuần hoàn này sẽ đơn giản hóa thủ tục mở L/C. Thư tín dụng tuần hoàn có thể là có tích lũy hay không tích lũy :
*Thư tín dụng tuần hoàn tích lũy : Cho phép chuyển số dư trong giai đoạn đầu sang và được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo và cứ như vậy cộng dồn cho đến L/C cuối cùng.
*Thư tín dụng tuần hoàn không tích lũy : Không cho phép chuyển số dư của giai đoạn đầu sang giai đoạn sau.
Thư tín dụng tuần hoàn theo 3 cách : Tuần hoàn tự động, tuần hoàn không tự động và tuần hoàn hạn chế.
+Thư tín dụng giáp lưng ( Back to back L/C ) :
Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình, người xuất khẩu dùng L/C này để làm căn cứ mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu. L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.
Nhìn chung, L/C gốc và L/C giáp lưng giống nhau nhưng xét riêng chúng có những điểm cần phân biệt :
+ Người hưởng lợi (xuất khẩu) của L/C gốc lại là người xin mở L/C giáp lưng
+ Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc.
+ Kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng dùng để trả chi phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ.
+ Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc.
Nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc với L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề liên quan đến vận đơn và các chứng từ hàng hóa khác. Loại L/C giáp lưng thường được áp dụng trong việc mua bán chuyển khẩu, tái xuất hay trong trường hợp người mua hàng của khách nước ngoài nhưng họ không thể mở L/C trực tiếp cho người ấy hưởng. Vì vậy phải thông qua trung gian đứng ra mua hộ. Để có thể áp dụng loại L/C này yêu cầu 2 thư tín dụng gốc và giáp lưng phải được thực hiện thông qua 1 ngân hàng trực tiếp phục vụ nhà xuất khẩu (theo L/C gốc). Tuy vậy, trong buôn bán giữa ta với các nước khác, khi sử dụng trung gian, ta có thể áp dụng loại L/C này.
+Thư tín dụng đối ứng ( Reciprocal L/C ) :
Đây là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó đã mở ra. L/C đối ứng được áp dụng trong phương thức mua bán đổi hàng hay thương mại gia công, nó đảm bảo quyền lợi cho người gia công hàng kém bởi vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng do người đặt hàng qui định nên nhìn chung chỉ có người đặt hàng tiêu thụ. Trong quan hệ giao dịch này người bán đồng thời là người mua và ngược lại. Như vậy bên nhập khẩu nguyên liệu mở cho bên xuất khẩu 1 L/C bảo đảm thanh toán giá trị nguyên liệu nhập khẩu và L/C này chỉ có hiệu lực khi bên xuất khẩu về phần mình cam kết nhập khẩu lại những thành phẩm được sản xuất ra từ nguyên liệu đó bằng việc mở lại L/C đối ứng cho bên xuất khẩu thành phẩm và L/C đối ứng này chỉ có hiệu lực nếu thành phẩm được sản xuất chính là nguyên liệu cung cấp trên. Vì vậy trong L/C ban đầu thường được ghi " L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại 1 L/C đối ứng với nó để cho người mở L/C này hưởng" và trong L/C đối ứng phải ghi câu " L/C này đối ứng với L/C số .. mở ngày...qua ngân hàng". 2 L/C đối ứng nhau tuy đối tượng thanh toán khác nhau nhưng các L/C này đều có những điều kiện cơ bản chung dựa trên cơ sở là hợp đồng thương mại mà 2 bên đã ký. Mỗi một L/C vừa có tính chất độc lập về đối tượng thanh toán vừa mang tính chất ràng buộc về nội dung pháp lý của quá trình thanh toán qua lại đó.
+Thư tín dụng dự phòng ( Stand by L/C ) :
* Định nghĩa: Thư tín dụng dự phòng là 1 thư tín dụng mà một ngân hàng ( Ngân hàng phát hành) mở ra theo yêu cầu của khách hàng, trong đó ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho người thụ hưởng khi người này xuất trình chứng từ yêu cầu thanh toán và những chứng từ chứng minh việc không thực hiện những nghĩa vụ của người yêu cầu mở thư tín dụng, với điều kiện còn trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Như vậy trong thư tín dụng dự phòng sẽ bao gồm 3 hợp đồng độc lập
Hợp đồng giữa người mở và người thụ hưởng( HĐ mua bán - HĐ dịch vụ)
Hợp đồng giữa người mở và ngân hàng phát hành
Hợp đồng giữa ngân hàng phát hành và người thụ hưởng
3.Tỷ giá và các vấn đề liên quan.
3.1.Lý thuyết về tỷ giá hối đoái.
3.1.1.Khái niệm:
Khái niệm 1:tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước kia
VD:một chiếc xe hơi Anh bán với giá 20000 USD nhưng có thể thanh toán bằng đồng VN,một nhà nhập khẩu xe của Việt Nam đã mua chiếc xe với giá 320000000 VND.Như vậy 1 USD có giá trị 16000 VND hay tỷ giá hối đoái giữa VND và USD là 15000/1.
Khái niệm 2:tỷ giá hối đoái là sự so sánh tương quan giá trị giữa hai đồng tiền của hai quốc gia đây là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước.
VD: một chiếc quần ở Việt Nam có giá 300000 VND,cũng chiếc áo đó ở Mỹ có giá 30 USD trong cùng thời điểm.Trong trường hợp này tỷ giá hối đoái là USD/VND=30/300000=1/10000.
Khái niệm trên đây ra thấy :tỷ giá hối đoái cho biết tương quan sức mạnh kinh tế của hai quốc gia.
3.1.2.các phương pháp yết giá (2 phương pháp).
Phương pháp yết giá gián tiếp: là phương pháp lấy đồng nội tệ làm đơn vị để so sánh với đồng tiền ngoại tệ.Hiện nay một số nước trên thế giới sử dụng phương pháp này như: Anh, úc ,Mỹ….
R(i/j)( 1.i=x.j( 1 nội tệ =x ngoại tệ
Trong đó : đồng i là đồng tiền nội tệ còn gọi là đồng tiền yết giá
đồng j là đồng ngoại tệ còn gọi là đồng tiền định giá.
Phương pháp yết giá trực tiếp: là phương pháp lấy đồng tiền ngoại tệ làm đồng tiền yết giá còn đồng nội tệ là đồng định giá.Hầu hết các nước còn lại sử dụng cách yết giá này.
Theo nghị định số ND63/1998 của chính phủ Việt Nam thì tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng tiền tệ của Việt Nam.Như vậy Việt Nam sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp.
3.2.Các loại tỷ giá.
Tỷ giá hối đoái chính thức:là tỷ giá hối đoái do ngân hàng trung ương thông báo chính thức nó phản ánh chính thức về giá trị của đồng nội tệ.Tỷ giá này là cơ sở cho các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh và tính toán các quan hệ trao đổi như thuế xuất khẩu nhập khẩu,trả nợ nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái được sử dụng hàng ngày trong các hoạt động giao dịch.Tỷ giá này chỉ phản ánh tỷ lệ trao đổi tuyệt đối giữa các đồng tiền mà không hề đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền được điều chỉnh bởi chỉ số giá cả giữa hai nước.Tỷ giá thực phản ánh tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
EPPP=E*Pt/Ph
Trong đó E:tỷ giá hối đoái danh nghĩa đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ
Pt :giá cả hàng hóa trung bình ở nước ngoài thông thương lấy chỉ số CPI
Ph :giá cả hàng hóa trung bình ở trong nước thông thương lấy chỉ số CPI
EPPP: tỷ giá hối đoái thực.
Tỷ giá hối đoái trung bình danh nghĩa: là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi giá trị danh nghĩa mà một đồng tiền đối với các đồng tiền khác mà nó có quan hệ thương mại.
Tỷ giá hối đoái kinh doanh:là tỷ giá hối đoái do các ngân hàng thương mại công bố áp dụng trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ.Tỷ giá này có hai loại: tỷ giá mua(buying rate), tỷ giá bán(selling rate).Các tỷ giá này có sự phân biệt giữa các hình thức tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái chéo:về cơ bản đây là kỹ thuật tính toán các loại tỷ giá mà đồng tiền của nước đó chưa chuyển đổi trên thị trường ngoại hối quốc tế thông qua một đồng tiền khác làm trung gian.Bằng phương pháp này chúng ta có thể tính toán một cách trực tiếp các loại tỷ giá trao đổi cũng như dự đoán được xu hướng vận động của tỷ giá thông qua tương quan cung cầu ngoại tệ hà hoạt động kinh doanh chênh lệch ngoại hối.
Tỷ giá hối đoái xuất khẩu và nhập khẩu:là tỷ giá hối đoái dùng trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhập khẩu để các nhà kinh doanh xuất, nhập khẩu tính toán tỷ giá sao cho có lợi nhất.
Tỷ giá hối đoái thị trường tự do hay tỷ giá hối đoái “chợ đen”: là tỷ giá hối đoái không chính thức hình thành trên thị trường tự do.có thể nói những nghiên cứu đã chỉ rõ tỷ giá hối đoái thị trường tự do là tỷ giá hối đoái phản ánh sát thực quan hệ cung cầu trên thị trường.
3.3.Các yếu tố tác động lên quá trình hình thành tỷ giá.
Lạm phát: là nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái theo chênh lệch lạm phát.Lýý thuyết ngang giá sức mua—PPP chỉ ra sự vận động trong trung dài hạn của tỷ giá.Về cơ bản nếu chênh lệch lạm phát giữa 1 quốc gia tăng(giảm) thì tỷ giá hối đoái tăng(giảm) tương ứng với các yếu tố khác không đổi.
IVND=IUSD + E*VND/USD – EVND/USD
EVND/USD
Trong đó IVND ,IUSD là lạm phát của VN,USD
E*VND/USD là tỷ giá kỳ vọng trong tương lai
EVND/USD là tỷ giá hối đoái
Lãi suất: là yếu tố tác động trực tiếp trên nhiều loại thị trường như : thị trường tiền tệ,thị trường vốn.Đặc biệt thị trường ngoại hối sẽ cân bằng khi các khoản tiền gửi của mỗi loại tiền đều có tỷ suất sinh lời kỳ vọng như nhau.Lý thuyết ngang bằng lãi suất (IRP-Interest rate rarity)đã chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái thông qua công thức:
RVND = rUSD + E*VND/USD - EVND/USD
EVND/USD
Trong đó rUSD,rVND là lãi suất của USD,VN.
Về cơ bản, nếu chênh lệch lãi suất giữa hai quôc gia(VN và Mỹ) tăng(giảm) thì tỷ giá hối đoái tăng(giảm) tương ứng với các yếu tố khác không đổi.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế:khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tăng thì người dân có xu hướng thích dùng hàng ngoại hơn làm cho cầu ngoại tệ tăng cao lúc đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng tăng tương đối.Nhưng tỷ giá tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa như: sự can thiệp của các lực lượng trên thị trường và chính phủ.
Trạng thái của cân bằng thanh toán: nếu cán cân thanh toán của một nước thặng dư thì cầu ngoại tệ có xu hướng giảm so với cung nên tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Hiệu ứng “bầy đàn” – một biểu hiện của quy luật tâm ly: tỷ giá hối đoái có những bước đi ngẫu nhiên mà các quy luật kinh tế khó thể nghiên cứu chính xác.hiệu ứng “bầy đàn” tác động liên tục đến sự hình thành tỷ giá,nó tạo nên công cụ cho người đầu cơ ngoại tệ.Lòng tin của các nhà đầu tư,các nhà kinh doanh ngoại tệ và người dân sẽ quyết định đến sự hình thành tỷ giá.
3.4.Các chế độ tỷ giá hối đoái.
Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: là chế độ tỷ giá hối đoái theo đó ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định ở mức mà họ cho là phù hợp với các nền tảng cơ bản của nền kinh tế.
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi: là chế độ tỷ giá hối đoái theo đó ngân hàng trung ương không can thiệp vào thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái được xác định và vận động một cách tự do trên thị trường.
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý: : là chế độ tỷ giá hối đoái theo đó các lực lượng thị trường quyết định sự hình thành và vận động của tỷ giá hối đoái,đồng thời ngân hàng trung ương có can thiệp vào thị trường nhưng không làm thay đổi xu hướng vận động quá mức của tỷ giá.
4.Rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng chứng từ.
4.1.Khái niệm rủi ro tỷ giá.
Theo quan niệm của các học giả Mỹ “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” “rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất”. Rủi ro thường được đo lường bằng độ chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế với mức lợi nhuận dự kiến. Đối với ngân hàng rủi ro có thể hiểu là mối đe dọa bị tổn thất một phần vốn của mình và không đạt được thu nhập hay đòi hỏi các khoản chi phí bổ xung để thực hiện các nghiệp vụ tài chính nhất định.
Rủi ro tỷ giá phát sinh khi ngân hàng kinh doanh mua bán cho chính mình hay nói cách khác rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà NHTM giữ dưới dạng tài sản có,tài sản nợ hoặc cả hai tức là tạo trạng thái ngoại hối mở(open or unhedged position) để đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi
4.2.Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung và họat động tín dụng chứng từ nói riêng.
Nhà kinh doanh ngoại hối chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy trì trạng thái ngoại hối mở (open position ).Trạng thái ngoại hối mở của một ngoại tệ là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ (nội và ngoại bảng)của ngoại tệ đó tại một thời điểm.Tất cả các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ(hiện tại và tương lai) đều tạo ra trạng thái ngoại tệ,trong đó thông qua giao dịch mua bán là chủ yếu.Chính vì vậy,trong thực tế chỉ cần quản lý tốt trạng thái mua bán ngoại tệ cũng đủ để ngăn ngừa rủi ro tỷ giá phát sinh.
Đối với mỗi ngoại tệ,tại một thời điểm nếu tổng tài sản có lớn hơn tổng tài sản nợ(nội và ngoại bảng) thì ngoại tệ đó ở trạng thái trường.Khi đồng tiền này lên giá làm phát sinh lãi ngoại hối,và ngược lại khi đồng tiền nàygiảm giá sẽ phát sinh lỗ ngoại hối.Nếu tổng tài sản có nhỏ hơn tổng tài sản nợ thì ngoại tệ đó ở trạng thái đoản,khi đồng tiền này lên giá sẽ phát sinh lỗ ngoại hối và ngược lại khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lãi ngoại hối.
Tóm lại,nếu không duy trì trạng thái ngoại hối mở thì nhà kinh doanh không chịu rủi ro tỷ giá hoặc duy trì trạng thái ngoại hối mở nhưng tỷ giá không biến động thì rủi ro tỷ giá cũng không phát sinh.Tuy nhiên,một thực tế là: đã là nhà kinh doanh ngoại hối thì động cơ kiếm lãi chủ yếu thông qua việc tạo trạng thái và tỷ giá biến động càng nhanh, càng mạnh, càng khó dự đoán thì cơ hội kiếm lãi dành cho nhà kinh doanh càng nhiều.5.Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung và của L/C nói riêng.
5.1.Đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại.
Trước đây khi Việt Nam chỉ đặt quan hệ ngoại giao và thương mại với các nước phe XHCN(tức có cùng chế độ chính trị) và phát triển kinh tế theo mô hình các nước XHCN.Ngân hàng nhà nước thực hiện độc quyền trong quản lý ngoại thương ngoại hối(nghiêm cấm mọi hành vi tàng trữ,mua bán, kinh doanh ngoại tệ vàng), tất cả các hành vi này đều được thực hiện qua ngân hàng ngoại thương trung ương.
Tỷ giá trong thời gian này cũng được thực hiện độc quyền do nhà nước áp đặt.Và lúc này nhà nước áp đặt một cơ chế đa tỷ giá: tỷ giá giữa các nước trong phe XHCN được thực hiện theo các hiệp định, còn với các nước ngoại phe XHCN thì đơn phương tuyên bố tỷ giá bằng cách tính tỷ giá dựa vào đồng Rupee của ấn độ.
Chính cách làm này của Ngân Hàng Nhà Nước khiến cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ không trở thành một hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh doanh đối ngoại.Tỷ giá trong thời gian này chỉ là một công cụ bút toán, kê biên tài sản mà thôi.Sau đại hội Đảng VI, ngân hàng nhà nước thực hiện cơ chế một tỷ giá: tỷ giá này không cố định mà điều chỉnh linh hoạt theo cơ chế thị trường.Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ kinh doanh đối ngoại một mặt do chủ trương, chính sách của nhà nước, mặt khác do tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa.Do vậy, hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng cũng không ngừng được mở rộng.Sự giao lưu hàng hóa không còn bị giới hạn bởi thị trường được mở rộng hơn bao giờ hết..Khi các hoạt động kinh doanh đối ngoại khác của ngân hàng như: nhờ thu,tín dụng chứng từ, chuyển tiền…phát triển,nhu cầu ngoại tệ cũng tăng lên rất nhiều cả về số lượng và chủng loại.Và ngược lại, khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ của một NHTM phát triển tốt thì đó cũng là một yếu tố quan trọng thu hút nhiều khách hàng hơn nữa đặt quan hệ kinh doanh đối ngoại với ngân hàng mình.
5.2.Đối với ngân hàng.
Thông qua hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngân hàng có thể thu được những khoản lợi nhuận đáng kể từ: lợi nhuận kinh doanh chính từ hoạt động này và các khoản phí phát sinh xoay quanh hoạt động này, đồng thời tăng cường sức mạnh khả năng phòng chống rủi ro, khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ một mặt đảm bảo chắc chắn việc thực hiện thanh toán cho các khách hàng của ngân hàng giữa cac nước được trôi chảy, thỏa mãn tối đa nhu cầu càng cao của khách hàng, mặt khác góp phần tích cực vào việc đa dạng hóa các loại hình nghiệp vụ của ngân hàng(phát triển các hình thức thanh toán quốc tế, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác)
Cùng với các hoạt động kinh doanh đối ngoại khác,kinh doanh ngoại tệ đã góp phần không nhỏ cho các ngân hàng trong nước, các ngân hàng ở các quốc gia khác nhau trên thế giới có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau và trở thành bạn hàng lâu năm của nhau.
5.3.Đối với nền kinh tế.
Kinh doanh ngoại tệ ra đời và phát triển theo sát sự đòi hỏi của hoạt động thương mại quốc tế.Ngân hàng cung cấp vốn ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường.Ngân hang sẽ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp cả trong những lúc thị trường sẵn ngoại tệ cũng như khi thị trường khan hiếm để doanh nghiệp có thể thanh toán đúng hạn với đối tác của mình.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ vì thế đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển.Đặc biệt, đối với một nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế như Việt Nam, hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp phần thúc đẩy mở rộng mối quan hệ kinh tế nội địa với kinh tế thế giới bên ngoài,dần khẳng định và nâng cao vị thế quốc gia trên thế giới.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦU GIẤY.
1.Thực trạng hoạt động tín dụng chứng từ tại NHCT Cầu Giấy.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động tín dụng chứng từ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của tỷ giá.Đặc biệt đối với một ngân hàng mới thành lập như NHCT cầu giấy, một đơn vị mà lượng dự trữ ngoại tệ chưa nhiều.Thực tế doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động tín dụng chứng từ nói riêng đã chứng minh nguồn thu từ chênh lệch tỷ giá chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu về kinh doanh ngoại tệ.Bên cạnh công tác đầu tư tín dụng chi nhánh đã tăng cường mở rộng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại đến nay đã mở trên 200L/C nhập trên 50 L/C xuất với giá trị khoảng 35triệu USD. Phục vụ kịp thời các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu làm tốt nhiệm vụ thanh toán quốc tế trực tiếp với nước ngoàI của chi nhánh cấp 1 được giao.
Bên cạnh việc hoàn thiện những nghiệp vụ đã có như mua bán ngoại tệ nghiệp vụ tín dụng chứng từ thanh toán séc…thì phòng kinh doanh đối ngoại đã mở rộng và phát triển thêm các dịch vụ mới như dịch vụ chuyển tiền thanh toán nhanh Western Union đồng thời làm tốt công tác tư vấn cho khách hàng liên quan đến thanh toán quốc tế.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng thanh toán xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2007:
Loại sản phẩm
Tháng 3 năm 2007
3 tháng năm 2007
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
L/C nhập
0
-
17
1431992
Nhờ thu
5
225397.2
9
300225.9
TTR
16
430446.3
49
843695.6
L/C xuất
0
-
0
-
Nhờ thu
0
-
1
2082.28
Bảo lãnh
9
1986081.2
65
30591468.
Theo bảng trên ta thấy tình hình hoạt động 3 tháng đầu năm 2007 của NHCT cầu giấy là khá tốt.cụ thể:
L/c nhập 3 tháng đầu năm là 17 món với giá trị là 1431992.14 tăng115,46% giá trị so với cùng kỳ năm trước,nhưng số món lại giảm 4 món.Điều đó cho thấy những món của L/C đã ngày càng có giá trị,
Nhờ thu nhập 3 tháng đầu năm là 9 món với giá trị là 300225.9 trong khi 3 tháng đầu năm 2006 là 14 món với giá trị là 615781.5 như vậy là đã giảm cả về giá trị và số món cụ thể là 51% giá trị và 5 món.
Nhờ thu xuất 3 tháng đầu năm 2007 là 1 món với giá trị 2082.28 trong khi 3 tháng đầu năm 2006 là 88719.6 với 5 món như vậy là đã giảm 97% một trong những lý do là chu trương ngân hàng chuyên dần sang các dịch vụ khác.
Nghiệp vụ bao lãnh của ngân hàng cũng chiếm một phần rất lớn vớí 30591468.399 với tổng số 65 món như vậy đã tăng 68% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả hoạt động:
Mặc dù mới đi vào hoạt động đồng thời vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng khác nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, NHCT cầu giấy đã đạt được mức đầu tư tín dụng tăng trưởng cao nhất toàn hệ thống.Cụ thể, ngân hàng đã đạt được một số chỉ tiêu như sau:
Chỉ tiêu lợi nhuận hạch toán nội bộ tính đến hết năm 2006 đạt 105%
Chỉ tiêu dư nợ cho vay và đầu tư đạt 700460.00 triệu đồng vượt kế hoạch 50.460.00 triệu đồng chỉ tiêu huy động vốn đạt 112% kế hoạch Trung ương giao.
2.Áp dụng mô hình để phân tích.
Ta sẽ xem xét sự tác động của tỷ giá tác động tới hoạt động tín dụng chứng từ ở ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy thông qua một số mô hình kinh tế lượng với các chuỗi số liệu sau:
Chuỗi số liệu về kết quả doanh thu của hoạt động tín dụng chứng từ ở ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 3 năm 2007
Chuỗi số liệu về tỷ giá xuất và tỷ giá nhập của các đồng ngoại tệ như USD, EURO, JPY từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 2 năm 2007.
chỉ số giá tiêu dùng của VN từ năm 2004 đến tháng 3 năm 2007.
2.1.Ta xem xét đến L/C xuất.
Dạng hàm lý thuyết:
Ta sẽ phân tích LC xuất phụ thuộc vào chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá xuất đồng USD, tỷ giá xuất JPY, tỷ giá xuất EUR
Mô hình:
LCX=LCX(USDX,JPYX,EURX,CSGTD)
Trong đó LCX là giá trị LC xuất
USDX là tỷ giá xuất đồng đô la mỹ.
JPYX là tỷ giá xuất đồng yên nhật.
EURX là tỷ giá xuất đồng bảng anh.
CSGTD là chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam.
Các biến nội sinh( biến được giải thích): đó là các biến mà về bản chất chúng phản ánh, thể hiện trực tiếp sự kiện hiện tượng kinh tế và giá trị của chúng phụ thuộc vào giá trị của các biến khác có trong mô hình.
Biến nội sinh trong mô hình là LCX
Các biến ngoại sinh( biến giải thích): là các biến độc lập với các biến khác trong mô hình, giá trị của chúng được xem là tồn tại bên ngoài mô hình. Các biến ngoại sinh trong mô hình là USDX, JPYX, EURX, CSGTD.
ĐỀ XUẤT HÀM CỤ THỂ:
Hàm tuyến tính: hàm này phản ánh quan hệ tỷ lệ không đổi giữa các biến.
LCX=a0 + a1*USDX + a2*JPYX + a3*EURX + a4*CSGTD + U
Hàm lôga tuyến tính: hàm này phản ánh quan hệ giữa các loga cơ số tự nhiên của các biến.
Ln(LCX)=b0 + b1*ln(USDX) + b2*ln(JPYX) + b3*ln(EURX) +
+ b4*ln(CSGTD) + V
Trong đó U,V là các nhiễu ngẫu nhiên.
đối với chuỗi số liệu về LC xuất và các chuỗi khác ta có
Ta thấy LCX có tính chu kỳ tuy nhiên có những khoảng thời gian có sự thay đổi mạnh rất có thể là do có sự tác động của tỷ giá.Ta sẽ xem xét cụ thể trong các phần tiếp theo.
ước lượng mô hình ta được kết quả: (bảng1)
Ln(LCX)=b0 + b1*ln(USDX) + b2*ln(JPYX) + b3*ln(EURX) +
+ b4*ln(CSGTD) + V
Ta kiểm định sự khác không của các hệ số của mô hình:
+ Ho : C(5) =0
H1 : C(5) # 0
ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.0000 bác bỏ giả thiết H0
-> hệ số C(5) có ý nghĩa thực sự
+ Ho : C(4) = 0
H1 : C(4) # 0
ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.004624 bác bỏ giả thiết H0
-> hệ số C(4) có ý nghĩa thực sự
+ Ho : C(3) = 0
H1 : C(3) # 0
ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.0000 bác bỏ giả thiết H0
-> hệ số C(3) có ý nghĩa thực sự
+ Ho : C(2) = 0
H1 : C(2) # 0.
ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.01648 bác bỏ giả thiết H0
->hệ số C(2) có ý nghĩa thực sự
+ Ho : C(1) = 0
H1 : C(1) # 0.
ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.02456 bác bỏ giả thiết H0
->hệ số C(1) có ý nghĩa thực sự
Ta kiểm tra các khuyết tật của mô hình.
+ kiểm định phương sai sai số của mô hình bằng kiểm định WHITE:
H0 :b1=b2=…=b4=0 (phương sai sai số đồng đều)
H1: b21+b22 +…+b42 # 0 (phương sai sai số thay đổi)
nhìn vào bảng trên ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.587328>0.05
-> không có cơ sở bác bỏ H0
-> phương sai sai số đồng đều
+kiểm định tự tương quan ta dựa vào kiểm định BG:
H0 :không có sự tương quan bậc 1
H1 :có tự tương quan bậc1
nhìn vào bảng trên ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.042<0.05
-> giả thiết H0 bị bác bỏ hay mô hình có tồn tại tự tương quan
+kiểm định dạng hàm của mô hình dựa vào kiểm định Gamsey
H0 :dạng hàm đúng
H1 :dạng hàm sai
ta thấy kiểm định F có Pvalue = 0.1670>0.05
-> không có cơ sở bác bỏ H0
-> dạng hàm đúng
sửa mô hình (sửa tự tương quan):
ta thấy kiểm định F có Pvalue = 0.1468>0.05
-> không có cơ sở bác bỏ H0 hay mô hình không có tự tương quan
khi xem xét các kiểm định WHITE và Gamsey ta thấy phương sai sai số đồng đều và dạng hàm là dạng hàm đúng
Như vậy ta được mô hình về LC xuất là:
LOG(LCX) = -0.201945*LOG(USDX) - 0.674521OG(JPYX) - 0.4527*LOG(EURX) - 2.1675*LOG(CSGTD) + 30.1648
Ta sẽ hồi quy từng loại ngoại tệ tác động tới LCX
+đối với đồng JPY:
LOG(LCX) = -0.94539*LOG(JPYX) + 10.6687155
ta thấy tỷ giá nhập JPY có tác động đến LCX, khi tỷ giá JPYN tăng lên 1 đơn vị thì làm cho LCX giảm đi -0.945.còn khi loại bỏ tỷ giá nhập JPY thì LCX luôn là 10.668.
+ đối với đồng USD:
LOG(LCX) = -0.851028226*LOG(USDX) + 28.34493573
ta thấy tỷ giá nhập USD có tác động đến LCX, khi tỷ giá USDN tăng lên 1 đơn vị thì làm cho LCX giảm đi -0.851.còn khi loại bỏ tỷ giá nhập USD thì LCX luôn là 28.34.
+đối với đồng EUR:
LOG(LCX) = -0.8629543839*LOG(EURX) + 18.76122568
ta thấy tỷ giá nhập EUR có tác động đến LCX, khi tỷ giá EURN tăng lên 1 đơn vị thì làm cho LCX giảm đi -0.862.còn khi loại bỏ tỷ giá nhập JPY thì LCX luôn là 18.76.
+hồi quy đồng thời cả 3 loại ngoại tệ: (bảng 2)
LOG(LCX) = -0.38320*LOG(USDX) - 0.5775888624*LOG(EURX) - 1.115566123*LOG(JPYX) + 28.95187168
Theo các mô hình hồi quy trên ta thấy:Các loại tỷ giá xuất của các ngoại tệ có tác động ngược chiều với LCX tức là:
Với đồng USD ta có hệ số b1=- 0.2019<0 tức là khi tỷ giá giữa đồng USD và VND tăng lên 1 thì sẽ làm LCX giảm đi 0.2019 và ngược lại
Với đồng JPY ta có hệ số b2=- 0.6745<0 tức là khi tỷ giá giữa đồng JPY và VND tăng lên 1 thì sẽ làm LCX giảm đi 0.6745 và ngược lại
Với đồng EUR ta có hệ số b3=- 0.4527<0 tức là khi tỷ giá giữa đồng EUR và VND tăng lên 1 thì sẽ làm LCX giảm đi 0.4527 và ngược lại.Điều đó cho thấy các loại tỷ giá xuất của các ngoại tệ có tác động ngược chiều với LCX.nhưng sự tác động này là rất khác nhau. Đồng JPY có tác động nhiều nhất tới LCX(-0.6745) và đồng USD tác động ít nhất đến LCX(- 0.2019)
Khi ta hồi quy từng loại ngoại tệ tác động LCX ta thấy đồng JPY tác động nhiều nhất đến LCX(-0.945) sau đó là đồng EUR(-0.8629) và tác động ít nhất đến LCX là USD(-0.851)
Tương tự khi ta hồi quy cả 3 tỷ giá cùng tác động tới LCX mà không có yếu tố chỉ số giá tiêu dùng ta được kết quả: hệ số của EURX=-0.577, của JPYX=-1.1155, của USDX=-0.3832 ta cũng nhận được kết quả tương tự đồng JPY tác động nhiều nhất, sau đó là đồng EUR và cuối cùng là đồng USD.
Các mô hình trên đều cho 1 kết quả là đồng JPY tác động nhiều nhất, sau đó là đồng EUR và cuối cùng là đồng USD. Điều này là khá chính xác vì trên thực tế ở ngân hàng công thương cầu giấy chủ yếu giao dịch bằng đồng JPY điều này khá trái ngược với các ngân hàng khác khi các ngân hàng khác chủ yếu chọn đồng USD làm ngoại tệ giao dịch chủ yếu.
Như vậy kết luận tỷ giá đồng JPY tác động nhiều nhất đến hoạt động tín dụng chứng từ là có cơ sở.
ta xem xét sự ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng đến LCX
ta xem xét hệ số của mô hình xem có ý nghĩa hay không.
Ta thấy hệ số của mô hình có ý nghĩa vì kiểm định F có Pvalue=0.0065<0.05.nên mô hình là:
LOG(LCX) = -1.323104533*LOG(CSGIATD) + 16.56234057
ta thấy hệ số chỉ số giá tiêu dùng là -1.323<0.tức là quan hệ giữa 2 biến số này là ngược chiều,khi chỉ số giá tiêu dùng tăng lên 1 thì làm cho LCX giảm đi 1.323,điều này đúng với thực tế vì khi chỉ số giá tiêu dùng tăng tức là mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn khi đó xuất khẩu sẽ giảm,tuy vầy không phải lúc nào chỉ số giá tiêu dùng tăng thì làm cho xuất giảm vì xuất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng ở đây các hệ số có ý nghĩa và mô hình được chấp nhận nên kết luận trên là được chập nhận.
2.2.Ta xem xét đến LCN:
Dạng hàm lý thuyết:
Ta sẽ phân tích LC nhập phụ thuộc vào chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá xuất đồng USD, tỷ giá xuất JPY, tỷ giá xuất EUR
Mô hình:
LCN=LCN(USDN,JPYN,EURN,CSGTD)
Trong đó LCN là giá trị LC nhập
USDN là tỷ giá nhập đồng đô la mỹ.
JPYN là tỷ giá nhập đồng yên nhật.
EURN là tỷ giá nhập đồng bảng anh.
CSGTD là chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam.
Các biến nội sinh( biến được giải thích): đó là các biến mà về bản chất chúng phản ánh, thể hiện trực tiếp sự kiện hiện tượng kinh tế và giá trị của chúng phụ thuộc vào giá trị của các biến khác có trong mô hình. Biến nội sinh trong mô hình là LCN
Các biến ngoại sinh( biến giải thích): là các biến độc lập với các biến khác trong mô hình, giá trị của chúng được xem là tồn tại bên ngoài mô hình. Các biến ngoại sinh trong mô hình là USDN, JPYN, EURN, CSGTD.
ĐỀ XUẤT HÀM CỤ THỂ:
Hàm tuyến tính: hàm này phản ánh quan hệ tỷ lệ không đổi giữa các biến.
LCN=a0 + a1*USDN + a2*JPYN + a3*EURN + a4*CSGTD + U
Hàm lôga tuyến tính: hàm này phản ánh quan hệ giữa các loga cơ số tự nhiên của các biến.
Ln(LCN)=b0 + b1*ln(USDN) + b2*ln(JPYN) + b3*ln(EURN) +
+b4*ln(CSGTD) + V
Trong đó U,V là các nhiễu ngẫu nhiên.
Đối với chuỗi số liệu về LC nhập và các chuỗi khác ta có
nhìn vào bảng trên ta thấy LCN có tính chu kỳ thỉnh thoảng một số thời kỳ có sự thay đổi mạnh rất có thể là do có sự tác động của tỷ giá và còn có thể do một số các nguyên nhân khác.Ta sẽ xem xét cụ thể trong các phần tiếp.
ước lượng mô hình ta được kết quả (bảng 3)
Ln(LCN)=b0 + b1*ln(USDN) + b2*ln(JPYN) + b3*ln(EURN) +
+ b4*ln(CSGTD) + V
Ta kiểm tra các hệ số của mô hình:
+ Ho : C(1) = 0
H1 : C(1) # 0
ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.000415 bác bỏ giả thiết H0
-> hệ số C(1) có ý nghĩa thực sự
+ Ho : C(2) = 0
H1 : C(2) # 0
ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.01546 bác bỏ giả thiết H0
-> hệ số C(2) có ý nghĩa thực sự
+ Ho : C(3) = 0
H1 : C(3) # 0
ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.0009 bác bỏ giả thiết H0
-> hệ số C(3) có ý nghĩa thực sự
+ Ho : C(4) = 0
H1 : C(4) # 0
ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.0154 bác bỏ giả thiết H0
-> hệ số C(4) có ý nghĩa thực sự
+ Ho : C(5) = 0
H1 : C(5) # 0
ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.0046 bác bỏ giả thiết H0
->hệ số C(5) có ý nghĩa thực sự
ta kiểm tra các khuyết tật của mô hình.
+kiểm định phương sai sai số của mô hình bằng kiểm định WHITE:
H0 :b1=b2=…=b4=0 (phương sai sai số đồng đều)
H1: b21+b22 +…+b42 # 0 (phương sai sai số thay đổi)
nhìn vào bảng trên ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.837842>0.05
-> không có cơ sở bác bỏ H0
-> phương sai sai số đồng đều
+kiểm định tự tương quan ta dựa vào kiểm định BG:
H0 :không có sự tương quan bậc 1
H1 :có tự tương quan bậc1
nhìn vào bảng trên ta thấy kiểm định F có Pvalue=0.188536>0.05
-> không có cơ sở bác bỏ giả thiết H0 hay mô hình không tồn tại tự tương quan
+kiểm định dạng hàm của mô hình dựa vào kiểm định Gamsey
H0 :dạng hàm đúng
H1 :dạng hàm sai
ta thấy kiểm định F có Pvalue = 0.852275>0.05
-> không có cơ sở bác bỏ H0
-> dạng hàm đúng
như vậy mô hình của LCN là:
LOG(LCN) = -0.7413287654*LOG(USDN) -0.1276185336*LOG(JPYN)
- 0.6789096758*LOG(EURN) + 1.562757788*LOG(CSGTD)+
+17.68909295
Ta hồi quy từng loại tỷ giá tác động lên LCN
+đối với đồng USD:
ta kiểm định H0 : C(1) = 0
H1 : C(1) # 0
như vậy ta bác bỏ giả thiết H0 hay hệ số H1 có ý nghĩa thực sự
ta được mô hình: LOG(LCN) = -0.14441*LOG(USDN) + 10.41052993
ta thấy tỷ giá nhập USD có tác động ít đến LCN,khi tỷ giá USDN tăng lên 1 đơn vị thì làm cho LCN giảm đi -0.144.còn khi loại bỏ tỷ giá nhập thì LCN luôn là 10.41.
+ đối với đồng JPY:
ta kiểm định giả thiết
H0 : C(1) = 0
H1 : C(1) # 0
như vậy ta bác bỏ giả thiết H0 hay hệ số H1 có ý nghĩa thực sự
ta được mô hình:
LOG(LCN) = -0.0356057929*LOG(JPYN) + 11.09769378
ta thấy tỷ giá nhập JPY có tác động rất ít đến LCN,khi tỷ giá JPYN tăng lên 1 đơn vị thì làm cho LCN giảm đi -0.035.còn khi loại bỏ tỷ giá nhập thì LCN luôn là 11.097.
+đối với đồng EUR:
LOG(LCN) = -0.06736505976*LOG(EURN) + 11.08936851
ta thấy tỷ giá nhập EUR động rất ít đến LCN,khi tỷ giá EUR tăng lên 1 đơn vị thì làm cho LCN giảm đi -0.067.còn khi loại bỏ tỷ giá nhập thì LCN luôn là 11.089.
+ta hồi quy ảnh hưởng của 3 loại tỷ gía tác động đến LCN: (bảng 4)
LOG(LCN) = -0.1546882476*LOG(EURN) - 1.451215601*LOG(USDN)
- 0.4203935745*LOG(JPYN) + 28.07483258
Nhận xét:
Khi hồi quy LCN với tỷ giá của các đồng như USD, JPY, EUR và chỉ số giá tiêu dùng thì thu dc hệ số của JPYN là:-0.1276,hệ số của EURN là: -0.678,hệ số của USDN là -0.741328 điều đó có nghĩa khi JPY, EUR, USD tăng thêm 1 đơn vị thì sẽ làm LCN giảm lần lượt tương ứng là: 0.1276, 0678, 0.7413.Các tác động này là khác nhau: USD tác động mạnh nhất sau đó là EUR, và ảnh hưởng ít nhất là JPY.
Khi ta hồi quy lần lượt LCN với từng tỷ giá nhập các ngoại tệ ta được kết quả: hệ số của USDN là -0.1441, hệ số của JPYN là -0.0356, hệ số của EURN là -0.06. ta cũng thấy được các tác động này là khác nhau và rất rõ nét vì ta đã tách được ảnh hưởng cụ thể của từng loại ngoại tệ tác động tới LCN cụ thể: USD tác động mạnh nhất sau đó là EUR, và ảnh hưởng ít nhất là JPY.
Nhưng khi ta gộp lại ảnh hưởng của tất cả 3 loại tỷ giá nhập ảnh hưởng tới LCN thì lại có sự thay đổi: hệ số của USDN là -1.451, hệ số của JPYN là -0.420, hệ số của EURN là -0.154 ta thấy có sự thay đổi.USDN ảnh hưởng mạnh nhất sau đó là JPYN và cuối cùng là EURN.sự thay đổi này là do có một số doanh nghiệp đổi giữa các ngoại tệ để có thể thanh toán cho các bạn hàng bên cạnh đó chính ngân hàng khi thanh toán cũng dùng đồng yên để thanh toán do trong một số tháng có tỷ giá chênh lệch lớn và cũng do một số tháng không có hoạt động LC diễn ra.
Tuy vậy ảnh hưởng của tỷ giá đồng USD đến LCN là rõ ràng và thực tế cũng chỉ ra như vậy khi thanh toán LCN ngân hàng chủ yếu là trả bằng USD vì dễ được chấp nhận và tỷ giá của nó ổn định so với các loại khác không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động LC.
ta xem xét sự tác động của CSGTD tới LCN
khi kiểm định hệ số xem có ý nghĩa hay không ta được kết quả
.
nhìn vào bảng trên ta thấy hệ số có ý nghĩa.
nên mô hình là:
LOG(LCN) = 0.4109443349*LOG(CSGIATD) + 8.520678882
Ta thấy chỉ số giá tiêu dùng có tác động đến LCN.hệ số là 0.4109
ta thấy chỉ số giá tiêu dùng có quan hệ cùng chiều với LCN, khi CSGTD tăng lên 1 thì LCN tăng lên 0.4109.còn khi không có chỉ số giá tiêu dùng thì LCN là 8.5206.tức là khi CSGTD tăng tức là người ta tiêu dùng càng nhiều thì làm cho LCN tăng.điều này là phù hợp với thực tế.
kết luận:
Qua các phân tích và các mô hình trên ta thấy các kết quả ước lượng khá sát với thực tế: tỷ giá quả thực là có tác động đến hoạt động tín dụng chứng từ.điều đó cho thấy vai trò to lớn trong công tác xác định tác động tỷ giá đến giao dịch.Từ kết quả trên ra sẽ có các biện pháp để điều chỉnh hoạt động tín dụng chứng từ.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY
Cùng với đà tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế và sự phát triển của các quan hệ kinh tế đối ngoại đất nước, mà trong tâm là XNK hàng hoá và dịch vụ tất yếu các hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động tín dụng chứng từ nói riêng của NH nước ta cũng sẽ có bước phát triển cả về quy mô khối lượng giao dịch cũng như chất lượng hoạt động kinh doanh
Tuy nhiên, việc đưa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHCT cầu giấy là cần thiết bởi vì: ngân hàng luôn phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng khách hàng ngày càng có nhiều nhu cầu đa dạng hơn đòi hỏi ngân hàng đáp ứng kịp thời
Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì phải đưa các giải pháp mang tính tổng thể, có tính đến sự tương tác của nhiều yếu tố khác nhau như các yếu tố khách quan chủ quan,các yếu tố ở tầm vĩ mô và vi mô.từ thực trạng hoạt động trong thời gian qua va định hướng cũng như bối cảnh hoạt động trong thời gian tới cùng vời những kiến thức đã học em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh danh ngoại tệ nói chung và hoạt động tín dụng chứng từ nói riêng:
1.Hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng chứng từ.
Với rủi ro về tỷ giá hối đoái: là loại rủi ro đặc trưng nhất của hoạt động tín dụng chứng từ.Các loại rủi ro giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động kinh tế, chính trị của một đất nước. Việc nắm giữ quá nhiều một loại ngoại tệ nào đó quả là mạo hiểm và khiến ngân hàng gánh chịu rủi ro ngoại hối phát sinh.
Sự biến động của tỷ giá ngân hàng không thể kiểm soát được nhưng để hạn chế thiệt hại do tỷ giá gây ra thì ngân hàng một mặt đa dạng hoá các loại ngoại tệ kinh doanh, mặt khác cần linh hoạt điều chỉnh mức trạng thái ngoại tệ tối ưu ít rủi ro nhất nhưng cũng phải có hiệu quả. Mức trạng thái rủi ro này phục thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro, vào doanh số kinh doanh thường kỳ của ngân hàng.
Ngân hàng cần sử dụng nhiều hơn nữa các công cụ phòng ngừa rui ro hối đoái. Ngân hàng cũng có thể đưa ra một thoả thuận với khách hàng rằng nếu tỷ giá biến động vượt qua một phạm vi biên độ nào đó thì sẽ chia sẻ ngân hàng cùng chịu thiệt hại hay cùng hưởng.
Với rủi ro lãi suất: so với rủi ro tỷ giá thì loại rủi ro này ít có ý nghĩa hơn nhưng với những khối lượng ngoại tệ lớn thì cũng tạo ra những thiệt hại đáng quan tâm.
2.Nâng cao hiệu quả Marketing của ngân hàng.
Hoạt động Marketing nói chung luôn có mục đích là làm thế nào để thu hút được khách hàng nhiều nhất nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Các ngân hàng thực hiện Marketing không nằm ngoài mục đích đó. Hơn nữa lĩnh vực mà ngân hàng hoạt động là các hoạt động mang tính chất dịch vụ vì thế đòi hỏi hoạt động Marketing phải mang lại hiệu quả cao nhất.như vậy Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của hoạt động tín dụng chứng từ nói riêng.
Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì điều cần làm trước tiên trong chiến lược Marketing là làm cho mọi người biết đến mình. Bởi vì muốn khách hàng đến mình thì trước hết phải cho họ biết mình có cung cấp dịch vụ đo hay không. điều này dường như chưa được chú trọng tại NHCT cầu giấy, nhiều khách hàng chưa có những hiểu biết đầy đủ về các dịch vụ kinh doanh đối ngoại cũng như kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng, họ chưa biết giá cả chất lượng dịch vụ đó ra sao.hơn nữa khi nghĩ đến các hoạt động liên quan đến ngoại tệ hay các nghiệp vụ liên quan đến đối ngoại thì họ thường nghĩ ngay đến NHNT hay các ngân hàng nước ngoài có trụ sở ở VN…Do đó NHCT cầu giấy cũng như NHCTVN cần phải đẩy mạnh hơn nữa những đợt quảng cáo trong giới doanh nghiệp XNK cũng như các cá nhân có mối quan hệ quốc tế chẳng hạn như có nhân thân ở nước ngoài để cho các doanh nghiệp và cá nhân đó biết tới mình và những hoạt động dịch vụ của mình một cách rõ ràng nhât.
Việc khuyếch trương này có thể thực hiện bằng nhiều cách như những đợt giảm lãi suất tài trợ, tín dụng cho thanh toán quốc tế hay thay đổi tạm thời về mức phí phải trả của các doanh nghiệp đồng thời có thể tuyên truyền sâu rộng những quy trình thu tục trong việc thực hiện các hoạt đông liên quan đến ngoại hối để khách hàng không có sự bỡ ngỡ có thể có trong những lần giao dịch đầu tiên, tránh được những ngi ngờ không đáng có vừa đáp ứng được việc tuyên truyền sâu rộng các hoạt động kinh doanh của mình cho khách hàng biết.
Ngoài ra cho nhánh cũng nên phát hành ra các quy trình thủ tục hết sức ngắn gọn súc tích dễ hiểu và phân phát cho khách hàng đến giao dịch tại NHCT cầu giấy đồng thời đến các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ trên địa bàn mình hoạt động
Tóm lại nếu có những chính sách giao tiếp khuyếch trương hợp lý sẽ làm cho nhiều người biết đến chi nhánh số khách hàng đến với chi nhánh sẽ tăng lên đáng kể.
3. Dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng và bạn hàng dài hạn.
Với phương châm “Ngân hàng tồn tại bởi khách hàng” chíng sách khách hàng có một vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Khách hàng luôn là mục tiêu hướng tới của Marketing. Cho dù ngân hàng có thực hiện hoạt động Marketing dưới hình thức nào đi nữa thì mục đích cuối cùng vẫn là hướng vào nhóm khách hàng lựa chọn và thoả mãn nhu cầu của nhóm khách hàng này.
Trong quá trình hoạt động tín dụng chứng từ, nhóm khách hàng lựa chọn chính là các doanh nghiệp XNK hàng hoá dịch vụ và các nhóm khách hàng tiền năng như cá nhân, người nước ngoài muốn đầu tư….Để thu hút khách hàng thì bộ phận kinh doanh ngoại hối nói chung và bộ phận hoạt động tín dụng chứng từ nói riêng của mỗi NHTM đều có những chính sách khách hàng riêng của mình và chính sách này có tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó trên thị trường.
Hiện nay, việc NHCT cầu giấy chưa thu hút được nhiều khách hàng, khả năng cạnh tranh còn kém chỉ chiếm được thị phần ít ỏi trên thị trườnglà do chi nhánh chưa thực sự chú trọng đến chính sách khách hàng chưa thực sự chủ động đi tìm khách hàng mà vẫn chỉ chờ khách hàng đến với mình.Điều này khôngcó nghĩa là các đối thủ cạnh tranh có chính sách khách hàng tốt hơn mà là do họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong hoạt động tín dụng chứng từ cũng như trong hoạt động ngoại hối khác nên có lượng khách hàng thường xuyên tương đối lớn. Nên chăng, NHCT cầu giấy nên tổ chức thường xuyên hơn nữa hội nghị khách hàng để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng cũng như nhu cầu của họ để biết mặt được, mặt chưa đượccủa bản thân chi nhánh ngân hàng từ đó đề ra những phương hướng hoạt động.mục tiêu mới nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Chi nhánh cũng nên ập trung vào một số khách hàng lớn có nhu cầu ngoại tệ thường xuyên như: công ty may chiên thắng,công ty XNK từ liêm, công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên,công ty cầu 7, công ty cầu 12…..
4.Tư vấn kịp thời và đúng lúc cho khách hàng
Hiện nay, chi nhánh chưa thực sự có một bộ phận tư vấn viên phục vụ cho hoạt động tín dụng chứng từ nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Việc hình thành và đưa vào hoạt động bộ phận này là hết sức quan trọng vì có thực hiện tư vấn kịp thời cho khách hàng thì mới tìm được niềm tin trong lòng khách hàng, tạo ra những bước đột biến trong hoạt động của chi nhánh.
KẾT LUẬN
Bước sang năm mới và đặc biệt là khi Việt Nam đã hội nhập WTO, NHCT nói chung và NHCT Cầu Giấy nói riêng đứng trước những cơ hội và khó khăn mới. Những cơ hội này xuất phát từ những cải cách của Chính phủ đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng chứng từ nói riêng.Nhưng cũng chính thay đổi này đòi hỏi những đổi mới nhất định về cơ chế hoạt động, nhân lực….. của ngân hàng để thích nghi.
Ở Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy hoạt động tín dụng chứng từ ngày càng phát triển tuy vậy ở đây những các yếu tố tác động đên hoạt động tín dụng chứng từ lại chưa được xem xét một cách cẩn thận.Các yếu tố tác động thì rất nhiều,qua bài viết này em hy vọng có thể sẽ giúp cho ngân hàng có một cái nhìn khác về yếu tố tỷ giá, một yếu tố tác động lớn tới hoạt động tín dụng chứng từ để từ đó có thể kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Hoạt động tín dụng chứng từ là một mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đạt được hiệu quả cao sẽ góp phần vào thành công chung của ngân hàng, đạt hiệu quả cao sẽ góp phần vào thành công chung của ngân hàng, đạt được mục tiêu chung về lợi nhuận, doanh thu, khách hàng, uy tín…Hoạt động này có thực hiện tốt sẽ thúc đẩy các hoạt động khác đạt chất lượng cao hơn, đưa chi nhánh tiến nhanh trên con đường hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình tài chính quốc tế, TS Hồ Diệuvà TS Nguyễn Văn Tiến – nhà xuất bản thống kê.
2.Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến – nhà xuất bản thống kê 2005.
2.Giáo trình Kinh Tế Lượng, PGS.TS.Nguyễn Quang Dong - nhà xuất bản thống kê 2003.
3.Bài giảng Lý thuyết mô hình toán kinh tế, PGS.TS.Hoàng Đình Tuấn-ĐHKTQ.
4.Tạp chí thị trường giá.
5.Tạp chí kinh tế đối ngoại
6.Chuyên san Tạp chí ngân hàng Công Thương năm 2006 và tháng 1,2,3 năm 2007
7.www.gso.gov.vn – trang web của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam.
PHỤ LỤC
Bảng1:
Bảng 2:
Bảng 3:
Bảng 4:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28978.doc