Chuyên đề Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam

Thương hiệu là tài sản vô hình trong bản thống kê kế toán của doanh nghiệp. Việc nhận thức tầm quan trong của thương hiệu đối với việc cạnh tranh là thực sự cần thiết trong thời đại ngày nay khi mà xu hướng toàn cầu hoá tạo ra nhiều cơ hội và thử thách lớn đối với nền kinh tế của từng quốc gia. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường buộc các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đối với việc đầu tư phát triển thương hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Ngành nông sản Việt Nam bước ra thị trường thế giới, một điều tất yếu không thể tránh khỏi là sẽ gặp rất nhiều trở ngại, thủ thách lớn, phải chịu sức ép cạnh tranh trên thị trường do vậy cần phải làm sao để ngành nông sản phát triển và đứng vững trên thị trường. Chỉ có cách xây dựng thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh thì ngành nông sản mới phát huy được hết tiềm lực vốn có của mình và có thể khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Đề án này đã phần nào nói nên được những thực trạnh về năng lực cạnh tranh của ngành nông sản và đè ra được một số giải pháp hữu hiệu cho việc phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, đó là một điều rất thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và đối với nông sản nói riêng. Vì vậy trong thời gian tới cần rất nhiều các chính sách cũng như cần sự trợ giúp của nhà nước để phát triển cho ngành nông sản - ngành kinh tế chủ chốt trong nền kinh tế đất nước. Trong không khí sôi động của hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông sản cần chuẩn bị cho mình những yếu tố cần thiết khi bước vào thị trường nước ngoài và việc phát triển thương hiệu nông sản là một chiến lược trọng yếu trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành nông sản, lấy nông sản là một hình ảnh cho thương hiệu Việt Nam và là một ngành chủ chốt để phá triển kinh tế, xây dựng đất nước giầu mạnh, văn minh và hiện đại.

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cải thiệp và nâng cao hệ thống thu thập thông tin để có thể có những quyết định đúng đắn, nắm bắt được sự biến động của thị trường một cách nhanh nhất, từ đó mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh doanh, tìm kiếm thị trường, đối tác, khách hàng mới và khuyếch trương nhãn hiệu riêng cho sản phẩm nông sản. Sự hỗ trợ của chính phủ. Trong những năm qua, trước tình hình giá cả nông sản có nhưng biến động liên tục, gây bất lợi cho cả người sản xuất và các đơn vị hoạt động xuất khẩu, để tháo gỡ khó khăn cho người sản xuất và nhà xuất khẩu thì Chính phủ cũng đã nhiều lần trợ giúp về vốn và lãi xuất để dự trữ nhằm giảm áp lực bán và tăng giá bán trên thị trường. Một điều dễ nhận thấy là trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách trợ cấp tài chính xuất khẩu tương đối hiệu quả. Các dình thức trợ cấp xuất khẩu bao gồm giảm thuế xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu các thiết bị máy móc chế biến hàng nông sản nhằm nâng cao chất lượng của mặt hàng này, giảm thuế nhập khẩu các nguyên liệu dùng cho chế biến trong nước, thực hiện các loại tín dụng thương mại ưu đãi, giảm thuế quan bảo hộ và tránh hạn ngạch xuất - nhập khẩu để giảm bớt sức hấp dẫn của thị trường nội địa, tăng tính hấp dẫn của thị trường ngoài nước.Kim nghiệp về giảm thuế cho ngành nông sản ở một số nước cho thấy hiệu qua sản xuất cung như xuất khẩu tăng nhanh, đây là một yếu tố tích cực mà Việt Nam cần học hỏi đòng thời Cính phủ cũng nên tạo một cở chế phân chia đất đai cụ thể, trợ giúp về vốn và giống, để khuyến khích nông dân tích cực tham gia sản xuất nâng cao sản lượng hàng năm. Khả năng tìm đầu ra của nông sản. Tìm đầu ra cho nông sản là vấn đề được nhiều cơ quan chức năng quan tâm, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhà nước đã có chiến lượng lâu dài được quy hoạch tốt cho việc giải quyết đầu ra cho nông sản và coi đó là trách nhiệm quan trọng của mình. Cùng với vấn đề tiêu thụ nông sản thì các cán bộ cấp cao cũng kiến nghị với Chính phủ phải tính toán, cơ cấu lại sản lượng hàng nông sản xuất khẩu. Thực tế cho thấy Chính phủ đã làm điều này từ nhiều năm trước, nhưng muốn chuyển đổi được cơ cấu phải có thời gian để nông dân tin và làm theo. Trong mấy năm gần đây, Chính phủ cũng đang tích cực tìm đầu ra cho nông sản nhất là gạo, điều, chè, cà phê, mía. Mười tháng đầu năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu được 112.000 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạch xuất 178 triệu USD. Đây là mức cao cao nhất từ trước tới nay, vượt qua cả tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2005 (đạt 152 triệu USD®). Tuy đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu hạt tiêu, xong Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu hạt tiêu đen có chất lượng thấp, giá thành không cao. Theo bộ thương mại, đến năm 2010 Việt Nam dự kiến xuất khẩu 150 nghìn tấn và đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 250-300 triệu USD, tăng bình quân 14,6%/ năm. Diện tích trồng hạt tiêu phấn đấu đến năm 2010 duy trì ở mức trên 50 nghìn ha, cơ cấu giống sẽ từng bước được thay đổi để tăng tỷ trọng sản lượng hạt tiêu trắng phục vụ xuất khẩu. Nói tóm lại. thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trong thời gian qua là vấn đề rất được quan tâm, thực tế cho thấy rằng trong quá trình hội nhập kinh tế, các mặt hàng nông sản của Việt Nam kể cả tiêu tụ trong nước lẫn xuất khẩu đã và đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt. Khi nói đến cạnh tranh là phải nói tới vấn đề chất lượng, mẫu mã, vệ sinh, … trong những vấn đề này, diều được người mua quan tâm trước tiên là giá cả. trên thị trường, người mua thường so sánh giá cả mặt hàng cùng loại để đi đến quyết định mua hay không mua. Như vậy, giá cả là nội dung đầu tiên mà các nhà doanh nghiệp và người sản xuất cần quan tâm trong sự cạnh tranh để giành thị phần trên thị trường. V. Đánh giá về khả năng cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam. 5.1 Thành tựu. Trước hết, về điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thuận lợi cho những cây nông sản phát triển, đặc biệt là cà phê, cao su ở mảnh đất Tây Nguyên màu mỡ. Bên cạnh đó đã hình thành được những vùng chuyên canh, sản xuất hàng nông sản tập trung tạo ra nguồn sản lượng lớn (hiên nay đang đứng vị trh thứ 3 thế giới) nhờ đó tạo nguồn thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến với số lượng cao theo yêu cầu kỹ thuận chế biến. Mặt khác nó còn thuận tiện cho việc bố trí, xây dưng các nhà máy chế biến phù hợp, gần vùng nguyên liệu. Về năng suất, nhìn chung hàng nông sản Việt Nam hiện nay có năng suất cao hơn so với các nước trên thế giới, chất lượng khá tốt, có hương vị riêng là một lợi thế mà các nước khác ít có được. Vì vậy, trong một vài năm qua một số thương hiệu nông sản Việt Nam đã hình thành và có vị trí tương đối vững chắc trên thị trường cả trong nước và quốc tế như thương hiệu cà phê Trung Nguyên, gạo tám Cần Thơ va Hải Hậu (Nam ĐịnhN) là những minh chứng sống động. Chỉ trong vòng vài năm các thương hiệu này đã phát triển bền vũng và có đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực, khẳng định được vị trí ở thị trường trong nước và quốc tế. Nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế là điều kiện mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu nông sản, đồng thời buộc Việt Nam phải nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế… Sản phẩm nông nghiệp đã có mặt ở nhiều thị trường các nước trong khu vực và quốc tế. Một số sản phẩm xuất khẩu chiếm một thị phần quan trọng trên thị trường quốc tê như gạo đứng thứ 2 thế giới, chiếm 20% thị phần gạo thế giới. Cà phê đứng thứ 2 và chiếm 10% thị phần thế giới, hạt điều đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Một số sản phẩm đã bắt đầu xâm nhập vào các thị trường khó tính như rau sang Nhật Bản và Trung Quốc, lợn sữa đi Singapo, Hồng Công, dứa hộp đi Mỹ, thuỷ sản đi EU. Mặt hàng rau quả xuất khẩu cũng tăng, dự kiến năm 2010 ngành rau quả sẽ đạt 20 triệu tấn / năm trên tổng diện tích 1, 3 triệu ha, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả lên hơn một tỷ USD. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn cho rằng: cần tập trung hơn nữa chất lượng rau quả để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó với sự quan tâm của Nhà Nước bằng những chính sách quản lý xuất khẩu cụ thể, giúp đỡ người sản xuất và chế biến về chính sách vốn đã tạo thuận lợi việc cải thiệt chất lượng, đầu tư trang bị máy móc, thiết bị, kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường. 5.2. Những vấn đề còn tồn tại. Bên cạnh những cái đạt được thì khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam còn nhiều những khó khăn tồn tại sau: Mặc dù năng suất cao, chất lượng nông sản tốt song không đồng đều, tỷ lệ phế phẩm cao, chế biến nông sản theo phương pháp thủ công là chủ yếu, phần lớn thiết bị dây chuyền lạc hậu, không đồng bộ. Do vậy tiêu hao nguyên liệu cao dẫn đến hiệu quả thấp, giá thành chế biến cao, khả năng cạnh tranh vì thế còn yều kém. Mặc dù có một số công nghệ mới tiên tiến, hiện đại được nhập ngoại nhưng còn rất ít. Một tồn tại không chỉ đối với hàng nông sản mà đối với nhiều mặt hàng kấnc của Việt Nam là năng lực quản lý sản xuất chế biến, xuất khẩu… chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là khâu Marketing. Mối liên hệ kinh tế sống còn giữa các khâu chế biến, xuất khẩuvà cung ứng dịch vụ đầu vào chưa được thiết lập để đảm bảo sự ổn định về số lượng, chất lượng theo yêu câu của thị trường. Khả năng hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và quốc tế còn yếu đang là thách thức cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản phẩm thấp, giá thành cao nên khả năng cạnh tranh kém cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn quy mô xuất khẩu như rau, quả, thịt…. Một số sản phẩm chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô nên giá thường thấp hơn giá quốc tế. Một số sản phẩm xuất hiện ở thị trường trong nước nhưng giá cao như đường, sữa, bông… Quan hệ sản xuất cần được cải thiệt để tiếp tục phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất mới. Hộ gia đình hiện nay là chủ lực, nhưng để sản xuất với quy mô lớn thì kém hiệu quả vì đất ít, vốn ít, công nghệ kỹ thuật đơn giản. Hợp tác xã đã được chuyển đổi nhiều nhưng nặng về hình thức. Nông, lâm trường quốc doanh đã có những chuyển biến mạnh nhưng hiệu quả còn kém. Sản xuất nông sản theo kiểu tranh trại đã hình thành và phát triển khá nhanh nhưng vẫn còn quá ít. Trước những vấn đề còn tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu nông sản, cần phải có những giải pháp đúng đắn, thích hợp để nhanh chóng cải thiệt được tình trạng cạnh tranh, nâng cao thương hiệu nông sản Việt nam, đưa hàng nông sản của Việt Nam hội nhập với thế giới góp phần phát triển nền kinh tế đất nước ngày càng giầu mạnh hơn Chương III: Thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam. I. Thương hiệu của ngành nông sản. Với một nền kinh kế mà 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp thì chừng nào nông dân chưa giầu mành thì đất nước chưa ấy chưa phát triển nhanh chóng được. Mà muốn nông dân giầu mạnh thì phải làm cho sản phẩm của trở thành hàng hoá bán chạy. Sản phẩm đó chính là hàng nông sản. Vì vậy phải làm cho sản phẩm nông sản của nông dân có mặt ở khắp các thị trường trong nước và quốc tế bằng việc xây dựng những thương hiệu có tiếng tăm trên thị trường nội địa và thế giới, từ đó tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thế giới. Đây là một chiến lược hàng đầu để thúc đẩy nền kinh tế nói chung và ngông sản nói riêng phát triển và hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua các thị trường ngày một tăng lên, chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với vị trí xuất khẩu nông sản như vậy đã đặt ra vấn đề bức thiết là xây dựng và phát triển, bảo vệ thương hiệu nông sản tên thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong thời gian qua cả nước và từng địa phương đã phát động chương trình xây dựng phát triển thương hiệu, chương trình sinh viên với thương hiệu. Nhiều nhà doanh nghiệp đã đầu tư cải tiến chất lượng, xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín với khách hàng, nhiều đài báo nói về thương hiệu, cả nước có chương trình về xây dựng thương hiệu cho ngành nông và thương hiệu quốc gia. Đó là những cố gắng, nỗ lực của các doanh nghiệp, hiệp hội… trong việ nâng cao ý thức xây dựng, phát triển bảo vệ thương hiệu Việt. Tuy vậy, nhìn chung nhiều mặt hàng của Việt Nam chưa có thương hiệu riêng, một số sản phẩm của nước ta đã bị nước ngoài đăng ký thương hiệu (thuốc lá vinatabat, petro Viet Nam…). Mặt hàng nông sản cũng không thoát khỏi tình trạng này. Nhiều mặt hàng nông sản của nước ta không thua kém gì mặt hàng của nước khác, nhưng giá bán không cao vì không có thương hiệu hay thương hiệu không mạnh nên bị các nước ép gía. Theo hiệp hội trái cây Việt Nam, hiện chỉ có 15 hội viên trong tổng số 53 hội viên có thương hiệu đã đăng ký bảo hộ. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp dưới sự giúp đỡ của Nhà Nước và các tổ chức khác cần quan tâm đầu tư cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam. Xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu nói chung và thương hiệu nông sản Việt Nam nói riêng là vấn đề bức thiết hiện nay. Quá trình này đòi hỏi tập trung sức lực và tâm huyết của nhiều cơ quan hiệp hội, các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế và tất nhiêu còn là nỗ lực rất lớn của dianh nghiệp. II. Một số thương hiệu nông sản nổi tiếng trong những năm gần đây. Trong vài năm gần đây các doanh nghiệp nông sản đã chú trọng hơn đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu và đã đạt được những thành tựu nhất định. Một số thương hiệu nổi tiếng của ngành nông sản như: cà phê Trung Nguyên, Gạo tám xoan Hải Hậu, Gạo Sohafarm, thanh long Bình Thuận, cà phê Buôn Mê Thuật, vải thiều Lục Ngạn, bưởi Năm Roi -Vĩnh Long… 2.1 Thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Với một slogo rất ấn tượng dễ nhớ:” Khơi nguồn sáng tạo”, cà phê trung nguyên đã có một thương hiệu vững chắc trên thị trương trong nước và quốc tê.Cứ nói đến cà phê là ngươi ta lại liên tưởng đến một cà phê Trung Nguyên với hương vị đậm đà khó quên. Trung Nguyên được xem như lá cờ đầu của doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu, là một ví dụ điển hình cho việc xây dựng, phát triển thương hiệu.Còn qua sớm để nói cà phê Trung Nguyên là một thương hiệu thành công nhất trong việc xây dựng thương hiệu nhưng Trung Nguyên đã có những chính sáng xây dựng thương hiệu đáng để các doanh nghiệp tham khảo và học hỏi: Tiên phong: là một trong những nhân tố giúp Trung Nguyên trở nên nổi tiếng. Trong nhưng ngày đầu của việc xây dựng thương hiệu tại Việt Nam, nhất là trong ngành nông sản, Trung Nguyên đã phát triển khái niệm thương hiệu đầu tiên với màu sắc, logo, khẩu hiệu… và đặc biệt là hệ thống cửa hàng cà phê theo kiểu “ nhượng quyền”. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống bán lẻ các quán cà phê đã làm nên một phong cách riêng đã làm dấy lên một phong trào cà phê Trung Nguyên như một điều gì đó mới mẻ chưa từng có trước đây và đủ thu hút sự tò mò của người tiêu dùng. Có thể nói là một văn hoá cà phê mới: cách thức uống cà phê với tên gọi rất hiện đại trong một Menu có nhiều lựa chọn, bàn ghế và tranh trí theo phopng cách Trung Nguyên… tất cả đã tạo cho Trung Nguyên một sự khác biệt trong bối cảnh quán / văn hoá cà phê vỉa hè vốn tồn tại nhiều năm nay. Nhưng hoạt động này hoàn toàn phù hợp với xu hướng hiện đại hoá và dễ dàng được giới tiêu dùng trẻ đón nhận. Tính khác biệt của Trung Nguyên nhanh chóng được nhận biết khá rộng và có vị trí nhất định trong nhận thức của người tiêu dùng. Đây có thể xem là một thành công khá lớn của Trung Nguyên Trung Nguyên rất giỏi trong việc tận dụng sự ủng hộ của chính phủ và quan hệ với giới truyền thông. Với ưu thế của người tiên phong trong chính sách hỗ trợ thương hiệu Việt của chính phủ, Trung Nguyên thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của báo giới và chính báo chí đã góp phần tích cực trong việc quảng bá thương hiệu đến quần chúng. Một hình thức quảng bá tin cậy và không mất tiền. Chưa sẵn sàng cho việc mở rộng quá nhanh chóng, Trung Nguyên phải đối mặt vơi chính sự “phát triển nóng” của mình với sự tăng trưởng quá nhanh của các quán cá phê Trung Nguyên. Việc các quán cà phê không ngừng mọc lên, bao gồm cả hoạch định và tự phát, đã dẫn đến không thể kiểm soát. Việc này có thể thấy được qua tính không nhất quán tại các quán cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên, từ trang trí, giá bán, cách phục vụ…Có vẻ như doanh nghiệp đã ngủ quên trên sự phát triển của số lượng các đại lý mà quên chuẩn bị một chiến lược thích hợp để đảm bảo tính nhất quán. Lúng túng trong định vị: Việc xuất hiện cà phê Trung Nguyên hiện đại và khác biện trong thời gian đầu đã tạo nên một hình ảnh cà phê cao cấp nơi người tiêu dùng. Tuy nhiên việc thiếu kiểm soát do phát triển nóng như đã nói trên, đã làm hình ảnh cà phê Trung Nguyên suy giảm, đặc biệt là sự xuất hiện của một số trào lưu cà phê cao cấp ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… kiến Trung Nguyên không còn là một thương hiệu độc tôn trên thị trường nội địa và phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn cả trong nước và ngoài nước. Việc suy giảm tính “ cao cấp” là điều đáng tiếc so với công sức tạo dựng và dẫn đến bối rối trong việc định vị thương hiệu Trung Nguyên! Cũng có lẽ thế mà công ty đã đưa ra thương hiệu cafe hoà tan G7. Rõ ràng gặt hái được nhiều thành công nhờ tiên phong và tạo sự khác biệt nhưng vẫn còn nhiều khó khăn đang chờ ở phía trước mà Trung Nguyên phải đối mặt và cần được giải quyết. 2.2.Thương hiệu gạo Việt. Việt Nam là một nước xếp thứ hạng cao trên thế giới về xuất khẩu gạo. Nếu nói gạo là thực phẩm góp phần tạo nên bản sắc của người Việt thì cũng không sai. Tổ tiên ta đã xây dựng cơ đồ hàng ngàn năm cùng với nên văn minh lúa nước bắt nguồn từ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngày nay, những cánh đồng lúa thấm đẫm mồ hôi của những người nông dân trải dài trên ba miền của đất nước vẫn đem đến cho từng gia đình người Việt những hạt gạo dẻo thơm trong từng bữa cơm gia đình đầm ấm. Trên bản đồ xuất khẩu gạo của thế giới trong nhiều năm qua, gạo Việt Nam là một trong những thương hiệu hàng đầu, có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các cường quốc xuất khẩu gạo như Thái Lan, ấn Độ. Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu được hơn 5 triệu tấn gạo, đem về 1, 3 tỷ USD. Cuối tháng 2/2006, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đã ký kết với các đối tác nước ngoài xuất khẩu 2, 4 triệu tấn gạo giao trong quý II. Và nhiều hợp đồng khác đang chờ ký. Dự báo thị trường xuất khẩu gạo năm 2006 sẽ rất sôi động so với năm 2005. Tuy nhiên ngay tại thị trường trong nước, chúng ta chưa có một thương hiệu nào đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của hàng triệu gia đình Việt Nam, giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới luôn thấp hơn thị trường Thái Lan. Đã đến lúc gạo Việt Nam phải có chất lượng cao và đồng nhất, mang tính cạnh tranh cao để tiến tới xây dựng thương hiệu chung “ gạo Việt Nam”. Đây là một bài toán khó cho các ngành chức năng. Để giải được bài toán này thì trước hết phải quan tâm đến chất lượng của gạo. Chưa giải quyết được vấn đề chất lượng của gạo thì khó có thể xây dựng và bảo vệ được thương hiệu gạo Việt trên thị trường thế giới. Từ những năm 1990, gạo có xuất xứ từ Cần Thơ đã được các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu đi nhiều nước dưới thương hiệu ARI, với giá lên đến 300USD/tấn. Trong khi đó cũng cùng chủng loại các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu với giá chưa đến 200USD/ tấn, thậm chí còn không bán được. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa có thương hiệu trong khi đó doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ngoài xuất khẩu với thương hiệu ARI, rất nổi tiếng trên thị trường thế giới nên được người tiêu dùng chấp nhận một cách dễ dàng. Từ năm 1995, Nông Trường Sông Hậu là đơn vị đã ý thức vấn đề xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Nông trường đã tự thiết kế mẫu mã, bao bì và thương hiệu gạo Nàng Thơm sông Hậu để giới thiêụ ra thị trường, tiếp theo là gạo Hoa Hồng, gạo Hoa Sứ và gần đây nhất là gạo sohafarm của nông trường Sông Hậu đã được giới thiệu và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Gạo Hải Hậu (Nam Định) cũng là một thương hiệu nổi tiếng trong nước từ rất lâu. Mô hình hoạt động của Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu, tỉnh Nam Định, liên kết chặt chẽ giữa nhà nông, các nhà khoa học, các thương nhân và chính quyền địa phương để phát triển thương hiệu gạo Tám xoan Hải Hậu trở thành một rong những thương hiệu đứng đầu về mặt hàng xuất khẩu gạo. Hiệp hội gạo Tám Xoan Hải Hậu đang hoàn thành thủ tục đề nghị Cục sở Hữu Trí tuệ công nhận bảo hộ tên gọi, xuất sứ gạo tám xoan Hải Hậu nhằm xây dựng thương hiệu cho loại nông sản truyền thống này. III.Vai trò của thương hiệu trong viêc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản. Trong 20 năm qua nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà các doanh nghiệp Việt Nam đã khá thành công trong việc đưa một số mặt hàng như: gạp, cà phê, chè … vào thị trường Châu Âu và một số thị trường lớn khác, nhiều mặt hàng khác cũng đang được mở rộng, nhưng mặt trái của vấn đề này là cá doanh nghiệp quá chú trọng về số lượng trong khi vấn đề thương hiệu chưa quan tâm. Cụ thể ở Việt Nam, đến cuối năm 2002, Cục sở hữu Công Nghiệp đã cấp trên 100.000 thương hiệu, nhưng chỉ có 1600 là của các doanh nghiệp Việt Nam so với con số gần 90.000 doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trên cả nước, con số này là quá ít. Việt Nam là một nước có gần 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, một đất nước có nhiều đặc sản nổi tiếng của từng địa phương như Chè Tân Cương, Nhãn Lồng Hưng Yên, Bưởi Năm Roi Binh Minh, Nước Mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuật… đã đem lại nguồn kinh tế lớn cho từng địa phương và đất nước. Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam không ngừng tăng năng suất, vươn lên vị trí hàng đầu trong xuất khẩu gạo, hồ tiêu, cà phê… đã xây dựng được thương hiệu ở đẳng cấp quốc tế với mục tiêu xuất khẩu sản phẩm đén các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Nhờ việc quân tâm một cách cụ thể tới việc xây dựng thương hiệu, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới và đem lại một nguồn lợi nhuận đáng kể cho nền kinh tế đất nước. Thương hiệu là tài sản vô hình vô cùng quý giá đối với từng doanh nghiệp, từng ngành sản xuất và với từng quốc gia. Nhờ thương hiệu mà khách hàng có thể biết đến sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường như thế nào. Trong 10 năm gần đây, nhờ việc tập trung cố gắng không ngừng xây dựng một thương hiệu nông sản nổi tiếng, có vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế mà các sản phẩm nông sản của Việt Nam được nhiều người tiêu dùng cả ở thị trường trong nước và quốc tế như một mặt hàng có chất lượng cao và giá rẻ. Những mặt hàng xuất khẩu mạnh như gạo, cà phê, chè, hạt tiêu… đều đã mang về cho nền kinh tế đất nước cả giá trị về vật chất và giá trị tiềm ẩn, đó là giá trị thương hiệu Việt, được nhiều nước trên thế giới biết đến với hình ảnh một đất nước Việt Nam hoà bình và thân thiện. Hàng nông sản Việt Nam bước ra thị trường thế giới đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng nông sản của các nước khác vốn có truyền thống trong xuất khẩu nông sản như Thái Lan, ấn Độ…, do vậy việc xây dựng thương hiệu là hết sức cần thiết để hàng nông sản Việt Nam có thể đủ sức cạnh tranh với các nước khác và giành được thị phần về tay mình. Những sản phẩm tốt cũng không thể tự tạo cho mình đến tay người tiêu dùng mà không cần các hoạt động quảng bá thương hiệu. Quan niệm “ Hữu xạ tự thiên hương” không còn phù hợp với nhu cầu phát triển thương hiệu hiệu quả và nhanh chóng trong hiện trạng cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. Vì vậy, xây dựng thương hiệu nông sản cần phải được coi là chiến lược hàng đầu với sự phối hợp của các khâu từ khâu chọn giống cây trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch, và quản lý sau thu hoạch. Chiến lược này phải được cụ thể hoá trong hành động, liên kết được các nhà khoa học, nhà nông dân, nhà kinh doanh, các nhà tiếp thị quảng cáo, các ngân hàng và cơ quan chức năng cùng góp sức xây dựng một Việt Nam phồn thịnh hơn với niềm hãnh diện của những tên tuổi nông sản Việt Nam nổi tiếng. Trong hành trình tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam đã có thêm được nhưng chương trình tài trợ, đầu tư lớn từ phía nước ngoài. Và các mặt hàng trong nước xuất khẩu cũng tăng cả về lượng và chất. Hàng nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập cũng có nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng gặp phải nhiều thách thức khi mà hàng nông sản từ nước ngoài tràn vào Việt Nam đã làm cho hàng nông sản trong nước phải đương đầu với cá đối thủ cạnh tranh lớn. Vì vậy, cần tạo lập nên một thương hiệu mạnh mẽ cho hàng nông sản trong nước, sản xuất cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề chất lượng và hình thức, mẫu mã như vậy mới có thể cạnh tranh với hàng nông sản của nước ngoài. Những thương hiệu nổi tiếng trong ngành nông sản như cà phê Buôn Mê Thuật, gạo Hải Hậu, chè Thái Nguyên, cà phê Trung Nguyên với những chiến lược đúng đắn trong việc tạo lập và bảo vệ thương hiệu, khai thác khách hàng nên đã có một thị phần tương đối rộng lớn ở trong nước và đã dần xâm nhập vào thị trường ngoài nước với sức cạnh tranh tương đối cao. Nông sản là một trong những mặt hàng chủ lực trong nền kinh tế quốc dân, chiếm một phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này rất được các đơn vị chức năng và chính phủ quan tâm, nhằm phát triển hơn nữa thị trường xuất khẩu cho hàng nông sản. Do vậy, thương hiệu đóng một vai trò rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Việc xây dựng một thương hiệu mạnh có sức cạnh tranh với hàng nông sản của các nước là một vấn đề không đơn giản vì vậy cần phải có sự phối hợp của từng bộ phân để tạo ra được một sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức canh tranh trên thị trường, như vậy mới có thể có hi vọng phát triển tốt ngành nông sản trong quá trình hội nhập. Thương hiệu không chỉ tạo nên giá trị vật chất trong trong gian đoạn trước mắt mà nó còn tạo nên những giá trị bên trong nổi bật giúp cho ngành nông sản phát triển lâu dài. Nhờ thương hiệu mà thị trường quốc tế đã biết đến nền kinh tế nói chung và ngành nông sản Việt Nam nói riêng là một nền kinh tế tiềm ẩn sự phát triển bùng nổ trong tương lai. Hàng nông sản được thị trường trên thế giới đón nhận và tin tưởng về chất lượng và giá cả. Nông dân cũng như nhà kinh doanh nhận thức rõ hơn về giá trị của thương hiệu và tích cực đầu tư một khoản tài chính lớn để xây dựn thương hiệu riêng cho chính mình. Trong năm vài năm gần đây, nhiều chương chình xây dựng thương hiệu cho ngành nông sản đã được tổ chức nhằm trang bị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng căn bản về xây dựng quảng bá và bảo vệ thương hiệu cho ngành nông sản. Hiện đã có hơn 30 sản phẩm nông sản được xây dựng thương hiệu như: thanh long Bình Thuận, nho Ninh Thuận, vải thiều Lục Ngạn, Bưởi Năm Roi – Vĩnh Long, sầu riêng Chín Hoá- Bến Tre, cà phê Buôn Mê Thuật… và một số loại nông sản chế biến của các công ty như Vinamilk, An Tường, Hạ Long, Miliket… tất cả đã thể hiện được ưu thế của mình trong việc sản xuất và tiêu thụ với một thương hiệu đứng vững trên thị trường. Tóm lại, thương hiệu đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất kinh doanh. Nó góp phần lớn vào thành công của doanh nghiệp, là tài sản vô cùng quý giá đối với doanh nghiệp nói riêng và với nền kinh tế nói chung. Việc xây dựng thương hiệu cho ngành nông sản là việc cấp bách trong thời điểm hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO, mở ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản nhưng cũng gặp nhiều thách thức lớn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Chương IV: Các giả pháp phát triển thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản. I.Các giải pháp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh. 1.1 Nâng cao chất lương hàng nông sản. Việc phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản phải bắt đầu từ khâu đầu tiên. Đó là nâng cao chất lương cho mặt hàng nay khi đưa ra tiêu thụ ở các thị trường trong nước cũng như quốc tế. Trong tình hình hiện nay và trước mắt, ngành nông sản vẫn là khâu giải quyết công an việc làm cho người nông dân và đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên có thể thấy rằng nền nông nghiệp chưa phát triển đúng tầm của một nền kinh tế nông nghiệp hiện đạt. Đó là sự phát triển chưa đồng bộ giữa các khâu trước, trong và sau khi thu hoạch khiến cho chất lượng và giá trị nông sản của chúng ta chưa xứng tầm với tiềm năng vốn có. Tiến tới quá trình hội nhập, rõ ràng chúng ta phải quan tâm hàng đầu đến chất lượng sản phẩm, chế biến, bảo quản và xây dựng thương hiệu hang nông sản Việt Nam. Trong đó chất lượng sản phẩn là tiêu chí hàng đầu quyết dịnh đến các tiêu chí khác. Muốn có một sản phẩm nông sản tốt thì trước hết các khâu trước thu hoạch là quan trọng nhất, nó đóng vai trò gần như quyết đinh đến các khâu khác vì sản phẩm tốt, an toàn, tiêu chuẩn thì công nghệ bảo quản thuận lợi. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm tốt cũng là một tiêu chí quan trọng để khách hàng nước ngoài biết đến thương hiệu hàng Việt Nam. Muốn vậy chúng ta cần xây dựng các vùng chuyên canh phục vụ, xây dựng các phòng ban kiểm tra chất lượng nông sản hiện đại, đủ năng lực để phân tích các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng, chất phụ gia, chất kích thích, độc tố, thực phẩm chiếu xạ và nông sản chuyển gen. Có như vậy, nông sản hàng hoá Việt Nam mới có chất lượng và giá trị cao, có cơ hội cạnh tranh với hang nông sản của các nước trong khu vực và thế giới. Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu nổi tiếng của Việt Nam thì gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu cao và có vị trí hàng đầu về xuất khẩu trên thế giới. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 đạt hơn 5 triệu tấn, quý I năm 2006 đạt 2, 4 triệu tấn. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển là rất lớn tuy nhiên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn Thái Lan. Vì vậy đã đến lúc gạo Việt Nam phải có chất lượng cao và đồng nhất mang tính cạnh tranh cao và tiến tới xây dựng thương hiệu “ gạo Việt Nam”. So sánh tương quan gạo trong nước với gạo Thái Lan 5 năm trước đây, 1 tấn gạo Việt Nam cùng phẩm cấp thì gạo Việt Nam thua khoảng 20USD/ tấn, thậm chí có khi lên tới 40USD/ tấn. Những năm gần đây, chúng ta đã thực hiện cải tiến về công nghệ hạt giống. Năm 2004 chính phủ đã có pháp lệnh về giống cây trồng vì thế đã khắc phục được rất nhiều những nhượng điểm về giống. Đến năm 2005, gạo Việt Nam chỉ còn chênh lệch so với gạo Thái Lan 4USD/ tấn. Để mở rộng thị phần, gạo Việt Nam phải nâng dần về chất lượng, phẩm cấp hạt gạo lên mới có thể cạnh tranh được với các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Cần phải có cơ chế phù hợp trong công tác giống, các bộ khoa học kỹ thuật phải đi sâu hơn nữa trong việc hướng dẫn bà con sử dụng giống. Số các loại giống phải co bóp lại, tuỳ theo thổ nhưỡng, thuỷ lợi của từng vùng mà trồng giống lúa thích hợp. Việc nâng cao chất lượng và phát triển thương hiệu cũng cần phải quan tâm đặc biệt đến khâu quản lý tiêu thụ, bảo quản hàng hoá. Các khâu về đóng gói, mẫu mã, bao bì phải được xem là một trong những khâu quyết định đến việc bảo quản chất lượng. Thương hiệu gạo Sohafarm là một ví dụ điển hình trong việc thiết kế mẫu mã, bao bì trong quá trình tiêu thụ. Nó làm thay đổi cả một tập quan tiêu dùng gạo của người Việt và nâng lên một nét văn hoá mới trong tiêu dùng gạo, từ việc mua gạo không có bao bì đóng gói, nguồn gốc không rõ ràng dẫn đến chất lượng gạo không ổn định, chuyển sang việc mua gạo có thương hiệu, đóng gói chuyên nghiệp có thể yên tâm về tiêu chuẩn chất lượng và đặc tính của sản phẩm theo những nhu cầu riêng của từng gia đình. Thêm vào đó, việc đóng gói từng sản phẩm gạo trong những bao bì chuyên nghiệp, tiện dụng, đẹp mắt và đầy đủ thông tin sẽ giúp cho bất kỳ ai trong gia đình có nhu cầu cũng có thể dễ dàng tìm mua được đúng loại gạo ưa thích. Xây dựng thương hiệu gạo đủ manh ở thị trường nội địa là một bước đi cần thiết trước khi muốn mở rộng thì trường xuất khẩu gạo được chế biến hoàn chỉnh và mang thương hiệu có giá trị thương phẩm cao. Gạo đã luôn có mặt trong bữa cơm gia đình từ bao đời nay để trở thành gạch nối giữa hiện tại và quá khứ qua nhiều thế hệ người Việt, tạo nên một phần văn hoá truyền thống không thể thiếu trong tâm hồn chúng ta. Xây dựng thương hiệu gạo Việt cũng là góp phần lưu giữ những truyền thống tốt đẹp ấy và quản bá hình ảnh một đất nước Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hoá lâu đời và đẹp đẽ. Như vậy, trong qúa trình phát triển thương hiệu ngành nông sản, chất lượng sản phẩm nông sản rất quan trọng. Nó tạo nên niềm tin, một ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng nhờ vậy hàng hoá sẽ được nhiều người biết đến, thương hiệu được mở rộng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 1.2. Cải tiến công nghệ, kỹ thuật. Ngày nay, khoa học công nghệ đóng một phần rất quan trọng trong cuộc sống và trong sản xuất của con người. Nó làm cho cuộc sống trở nên văn minh và hiện đại hơn, giúp cho sản xuất tạo ra được nhiều sản phẩm với chất lượng cao, có tính khoa học hơn. Trong những năm qua, ngành nông sản cũng ứng dụng những khoa học tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi, từ đó làm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hình ảnh người nông dân gặt lúa bằng tay được thay thế bằng hình ảnh người nông dân trên chiếc máy gặt lúa. Các công đoạn trong gieo trồng phần lớn đều được thay thế bằng máy móc. Nhờ vậy đã tiết kiệm được thời gian, công sức của người sản xuất và cho năng suất cao hơn. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sản xuất nông nghiệp là một mục tiêu hàng đầu để phát triển nền kinh tế. Mặc dù đã có ý thức trong việc trang bị những máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông sản nhưng hầu hết những trang thiết bị đều lạc hậu do vậy không mang hiệu quả cao trong sản xuất. Điển hình như những nhà máy đường ở Việt Nam, công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra chất lượng kém, quy trình bảo quản không đúng kỹ thuật do vậy không thể cạnh tranh với cá loại đường nhập khẩu với giá rẻ chất lượng cao. Đã có nhiều nhà máy đường quốc doanh bị phá sản do làm ăn thất bại, sản phẩm không đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, mặc dù Nhà Nước đã có nhiều trợ giúp về vốn nhưng do quản lý kém, công nghệ lạc hậu nên nhiều doanh nghhiệp làm ăn vẫn không có hiệu quả. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, việ đổi mới công nghệ là rất quan trọng. Đó là một chính sách mang tính chiến lước để phát triển ngành nông sản, vì vậy cần phải làm một cách nhanh chóng. Việc cải tiến công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gồm những giả pháp sau: Thực hiện chuyển đổi công nghệ trong sản xuất, thay thế dần những công nghệ lạc hậu bằng những công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện sản xuất để nâng cao nâng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Áp dụng đồng bộ các kỹ thuật tiến bộ về giống có năng suất và chất lượng cao, các biện pháp trong thâm canh, bảo quản, chế biến, nhất là công nghệ sinh học, phòng ngừa sâu bệnh cho các loại cây trồng, quy trình sản xuất hữu cơ, quy trình sản xuất an toàn ở từng địa phương, cơ sở sản xuất để tạo ra hàng hoá có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng mô hình sản xuất hữu cơ, an toàn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, tập trung vào mặt hàng rau, gạo, chè cà phê, thịt. Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông lâm sản phục vụ xuất khẩu. Đưa khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất, trồng trọt. Phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật cho người nông dân từ quá trình tìm giống cây trồng, chăm sóc, thu hoạch đến tiêu thụ sản phẩm. Tập trung nghiên cứu giống cây trồng, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nghiên cứu các biện pháp thâm canh, quy trình sản xuất sạch, an toàn, euy trình sản xuất hữu cơ, phát triển nông nghiệp làm khô, bảo quản chế biết biến nông sản để tạo bước nhảy vọt về chất lượng, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, trước hết ưu tiên cho nhân và sản xuất giống như: rau, gạo, chè, điều, hoa quả… để phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Hiện nay, phương tiện vận chuyển và chế biến nông sản của Việt Nam còn rất yếu kém. Hàng hoá được vận chuyển bàng các phương tiện thô sơ, không có hệ thống kho lạnh tại nơi thu hoạch, dẫn đến chất lượng nông sản không đảm bảo đồng thời tăng giá thành. Vì vậy cần phải quan tâm đến khâu vận chuyển và bảo quản hàng hoá bằng những phương tiện hiện đại hơn. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra thị trường nước ngoài chủ yếu dưới dạng hàng thô, chưa qua chế biến. Đó là do chúng ta chưa có nhũng trang thiết bị kỹ thuật để chế biến sản phẩm, một phần những công nghệ nhập ngoại không phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam, do vậy không mang được hiệu quả cao. Vì vậy áp dụng khoa học kỹ thuật phải phù hợp với môi trường sản xuất. Cần tạo cho người nông dân ý thức về đổi mới, áp dụng những tiến bộ khoa học trong sản xuất. Có như vậy mới mang lại hiệu quả cao trong thu hoạch cả về chất lượng và số lượng. Đầu tư nâng cấp và đổi mới thiết bị đảm bảo đạt trình độ tiên tiến, hiện đại với quy mô thích hợp, tập trung và đồng bộ trong các khâu làm khô nông sản, sơ chế, bảo quản, chế biến, vận chuyển. Nhanh chóng khắc phục tình trạnh thiếu đồng bộ về thiết bị và công nghệ. Đây là giải pháp quan trọng nhất quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, cần được quan tâm, chỉ đạo và thực hiện tốt. Việc áp dụng khoa học tiến bộ cần có sự giúp đỡ rất lớn của Nhà Nước, các kỹ sư nông nghiệp. Nhà Nước hỗ trợ về vốn cho người nông dân, các nhà khoa học giúp người nông dân có những kiến thức cần thiết trong sản xuất như hướng dẫn họ gieo trồng, chăm sóc và bảo quản sản phẩm của mình, nghiên cứu thành phần đất, thuốc bảo vệ cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn cách phòng ngừa các rủi ro trong reo trồng và sản xuất. Có như vậy mới giúp người nông dân nâng cao được kiến thức và tạo động lực cho họ hăng say sản xuất. Để sản phẩm nông sản có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, mở rộng được hơn nữa thị phần của mình thì việc tranh bị khoa học kỹ thuật tiên tiên là hết sức cần thiết trong thời đại ngày nay, khi mà Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, phải chịu rất nhiều những thử thách trong việc phát triển nền kinh tế. Trang bị khoa học kỹ thuật tiến bộ là để bước lên một tầm cao mới trong sản xuât nói chung và trong sản xuất nông sản nói riêng. Hàng nông sản sẽ chịu rất nhiều áp lực do cạnh tranh khốc liệt gây ra. Do vậy, để đứng vững trên thị trường, không còn cách nào khác là phải tự đổi mới chính bản thân mình. Tiếp thu những tiến bộ trong sản xuất nông sản của các nước tiến bộ trên thế giới để nâng cao trình độ trong sản xuất nông sản của Việt Nam. 1.3. Quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam. Quảng bá sản phẩm là một phần quan trọng để phát triển thương hiệu. Nhờ quảng báQ, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được nhiều người biết đến, quan tâm. Ngày nay, công tác quảng bá thương hiệu càng trở nên rầm rộ, với nhiều hình thứ đa dạng, phong phú nhằm chiếm được tình cảm của khách hang và mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ. Trong các mặt hàng nông sản của Việt Nam, nông sản được coi là mặt hàng xuất khẩu có số lượng lớn nhất và mang lại nhiều ngoại tệ nhất cho nền kinh tế.Vì vậy, việc quảng bá thương hiệu cho ngành nông sản là một chiến lược tất yếu và rất quan trọng cần được sự quan tâm đặc biệt từ mọi phía. Việc quảng bá thương hiệu cần phải quan tâm đến những vấn đề sau: Dự báo thị trường: đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Quá trình nghiên cứu, dự báo thị trường chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc đưa ra các quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, công tác dự báo thị trường cho mặt hàng nông sản còn kém, dẫn đến tình trạng sản xuất “theo đuôi” thị trường, cụ thể như hiện nay Việt Nam xuất khẩu cà phê tương đối mạnh, mặc dù giá cà phê trên thị trường liên tục tăng, nhưng chúng ta chỉ tập trung sản xuất loại cà phê nhân giá trị thấp và chỉ bán ở dạng thô. Do đó, khi cà phê được mùa thì nông dân bán sản phẩm của mình với giá rất thấp gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc nghiên cứu dự báo thị trường cần phải được xem xét tỉ mỉ, chính xác để hướng dẫn người nông dân cũng như doanh nghiệp có những quyết định phù hợp trong trồng trọt và sản xuất. Thiết kế logo, nhãn hiệu, slogan là hình ảnh để tạo nên thương hiệu. Việc thiết kế hình ảnh cho thương hiệu phải mang một sự khác biệt, một nét riêng gắn với truyền thống, lịch sử, văn hoá của từng địa phương như vậy mới dễ gây được sự chú ý, tạo nên hình ảnh tốt đẹp nhất, thuyết phục nhất đối với khách hàng qua những thiết kế bao bì hấp dẫn lôi cuốn và những thông điệp quảng bá thuyết phục tạo giá trị tinh thần cho sản phẩm. Ví dự như việc quảng bá thương hiệu “ gạo Sohafarm” của Nông Trường Sông Hậu là một hình ảnh đặc biệt đã được các nhà làm quảng cáo chuyên nghiệp nâng lên thành những tác phẩm mang đậm nét văn hoá đậm chất thuần Việt. Trong một tổng thể hình tròn, kiểu khắc chữ chắc khoẻ, giản dị kết hợp với hình ảnh cánh cò trắng tung bay trên nên xanh mướt của cánh đồng lúa gợi cho người xem liên tưởng đến hình ảnh cánh đòng lúa Miền Tây phì nhiêu màu mỡ, một hình ảnh mang đậm chất thơ. Ngoài hình ảnh, người thiết kế quảng cáo còn gây ấn tượng với khách hàng bằng những câu chữ đem đén sự cảm nhận tinh tế nhất “ hạt dẻo hạt thơm, đong đầy hạnh phúc” từ những bưa cơm đầm ấm trong gia đình người Việt Nam. Đối với cà phê Trung Nguyên, nét riêng trong quản bá thương hiệu là tính tiên phong, tạo nét văn hoá hiện đại mới mẻ trong thưởng thức cà phê, từ đó thu hút được đông đảo khách hàng quan tâm và từ đó đi sâu vào trong tiềm thức của người tiêu dùng. Quảng bá thương hiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng: Ngày nay báo chí, truyền hình là một công cụ quảng bá hữu hiệu nhất và nhanh nhất tới người tiêu dùng. Trong thời đại bùng nổ của thông tin, việc quan trọng nhất là phải làm sao đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, làm cho họ biết đến sản phẩm để tìm mua, và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là một giải pháp được lựa chọn hàng đầu để đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiêp. Mặt hàng nông sản của Việt Nam được coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới, nhưng việc không quan tâm đến quảng bá, “ đánh bóng” thương hiệu của mình nên giá trị hàng nông sản xuất khẩu thấp, có sức cạnh tranh kém trên thị trường. Vì vậy cần tích cực hơn nữa trong việc quảng bá thương hiệu của hàng nông sản, các doanh nghiệp cần phải hợp tác với giới truyền thông từ đó có thể quảng bá hình ảnh của mình trên thị trường quốc tế, mở rộng các kênh phân phối sản phẩm nhằm nâng cao được vị thế của mình trong cạnh tranh và để người tiêu dùng biết đến một sản phẩm nông sản Việt Nam chất lượng và có giá trị tinh thần cao. 1.4. Bảo vệ thương hiệu nông sản Bảo vệ thương hiệu là một phần quan trong của việc phát triển thương hiệu. Bảo vệ thương hiệu giúp cho vị trí của doanh nghiệp trên thị trường được củng cố vững chắc hơn, sản phẩm của doanh nghiệp được bảo vệ khỏi việc làm hàng nhái, tránh được các vụ kiện về giá bán trên thị trường. Hiện nay, hầu như các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đều không đăng ký thương hiệu, điều đó đã dẫn đến tình trạnh các vụ kiện bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như vụ kiện cá basa, cá tra khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Việc xuất khẩu nông sản bị hạn chế khi không đăng ký thương hiệu, các mặt hàng nông sản xuất khẩu phải lệ thuộc vào một số doanh nghiệp nước ngoài. Theo điều tra của câu lạc bộ xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam, đã có 9 trong tổng số 11 công ty thuộc bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thông đã đăng ký thương hiệu đã đăng ký cho 107 mặt hàng nông sản, nhưng chỉ có 4 sản phẩm được đăng ký thương hiệu quốc tế. Nhiều năm qua, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, cao su, chè, cà phê, hạt tiêu đã được tổ chức sản xuất và tiêu thụ tốt, tăng nhanh sản lượng, nhưng do hàng nông sản của Việt Nam chưa có thương hiệu rõ ràng, đa số người nước ngoài chưa biết đến sự tồn tại của hàng nông sản Việt Nam, có lúc gạo ngon của Việt Nam lại đóng gói mang thương hiệu của Thái Lan. Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế, chỉ riêng mặt hàng cà phê, Việt Nam đã thiệt hại 100 triệu USD mi năm do không bán trực tiếp được cho công ty chế biến chè hàng đầu thế giới mà phải tiêu thụ qua trung gian… Do vậy, cần phải có chính sách đầu tư thích đáng cho thương hiệu ngành nông sản. Mặt hàng nào có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu, có lợi thế cạnh tranh cần tập trung đầu cơ, tạo cơ chế chính sách ưu đãi, tìm cách thúc đẩy mặt hàng đó, nhanh chóng đăng ký thương hiệu trên thế giới và có những chính sách bảo vệ thương hiệu. ë những thị trường mà việc dành lại thương hiệu không phù hợp với nhu cầu lắm và việc chi phí giành lại thương hiệu tốn kém, chúng ta có thể nhượng quyền thương hiệu để tập trung bảo vệ thương hiệu ở những thị trường quan trọng hơn. Việc đăng ký và bảo vệ thương hiệu là cần thiết trong thời đại ngày nay, tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần nhanh chóng đăng ký thương hiệu của mình trên thị trường để tránh hiện tượng các sản phẩm bị đánh cắp thương hiệu, nạn hàng nhái hàng giả có thể tràn về Việt Nam. Vấn đề bảo vệ thương hiệu được coi là một chiến lược quan trong giúp nâng cao thương hiệu nông sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Như vậy mới giúp cho hàng nông sản có thể thâm nhập vào những thị trường có sức cạnh tranh mạnh mẽ… II. Những đề xuất với Nhà Nước. Phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản cần có sự giúp hỗ trợ rất lớn từ phía các cơ quan chức năng. Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với người nông dân, hỗ trợ về vốn và trang bị kỹ thuật khuyến kích họ tăng gia sản xuất để phát triển nền kinh tế đất nước. Mô hình liên kết “ 4 nhà” (Nhà Nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) trong sản xuất nông sản đang dược nhiều ngành, địa phương, doanh nghiệp, nông dân quan tâm. Thực hiện mối liên kết “ 4 nhà” tong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, vai trò, lợi ích của các bên tham gia đều tăng lên. Nông dân có điều kiện tiếp cận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và yên tâm đầu tư cho sản xuất bởi bài toán khó là đầu ra cho nông nghiệp đã được giải quyết khi mà chất lương sản phẩm làm ra tăng lên. Các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, chủ động trong chế biến và tiêu thụ nông sản. Nhà nước, nhà khoa học nâng cao vai trò quả lý, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật - khoa học đưa sản xuất lên tầm cao mới đòng thời kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu của mình. Nhà nước cần tăng cường đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp. Cần xây dựng hệ thống tưới tiêu phù hợp, hiệu quả để cho người nông dân dễ dàng hơn trong sản xuất. Khuyến kích hình thành nền những trang trại trong sản xuất nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh sản xuất nông sản, xây dựng như khu và nhà nước có thể hỗ trợ về vốn cho việc hình thành kinh tế trang trại. Nâng cao vai trò quản lý là điều mà nhà nước cần phải quan tâm. Nhà nước cần cải cách hành chính cho phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường, giúp đỡ doanh nghiệp trong việc phát triển và bảo vệ thượng hiệu. Cần có một hành lang pháp lý phù hợp để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản. Cần có một hệ thống pháp luật để các doanh nghiệp, các hiệp hội hoặc các đợn vị hành chính địa phương có thể đăng ký quyền sở hữu và sử dụng nhãn hiệu cho các chủng loại đặc trưng cho địa phương mình mà qua đó có thể tiếp tục xây dựng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế. Các chính sách khác về nông nghiệp như: đất đai, trang trại, bảo hộ giống, cải thiện hệ thống thuế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và các vaans đề liên quan khác cũng cần được đổi mới. Nhà nước cần coi thương hiệu của doanh nghiệp như là tài sản quốc gia, cần hỗ trợ doanh ngiệp trong vệc xây dựng thương hiệu, làm cho người nông dân hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu, nâng cao kiến thức về thương hiệu cho người nông dân và doanh nghiệp. Nhà nước thực thi nghiêm minh, xử lý thích đáng nạn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái thương hiệu bởi vì không thể tạo được thương hiệu nếu không chống được nan hàng lậu, hàng giả,, hàng nhái tràn ngập thị trường. Phát triển cân đối có quy hoạch các vùng hàng hoá đặc trưng như: Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, các vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Đối với những vùng ven biển Nhà nước cần hỗ trợ đưa khoa học và kỹ thuật chống ngập cát, chống ngập mặt, chống nước mặt xâm chiếm, ứng dụng khoa học kỹ thuật lọc nước mặt, nước phù sa phục vụ dân sinh chăn nuôi, trồng trọt. Đào tạo nguồn nhân lực về tổ chức, quản lý, quy hoạch sản xuất, kinh doanh, cải cách hành chính, kiến thức về thị trường, kỹ thuật công nghệ, nghệ thuật kinh doanh, phương pháp điều tra, phân loại, đánh giá kỹ năng cạnh tranh của từng sản phẩm, dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương để có biện pháp hữu hiệu tăng cường nănng lực cạnh tranh. Như vậy, việc phát triển thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam có đóng góp rất lớn của Nhà nước với vai trò là người quản lý vĩ mô nền kinh tê.Việc phát triển thương hiệu nông sản cần được thực hiện đồng bộ giữa các ngành để đem lại hiệu quả cao nhằm nâng cao được khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước góp phầp lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. KẾT LUẬN Thương hiệu là tài sản vô hình trong bản thống kê kế toán của doanh nghiệp. Việc nhận thức tầm quan trong của thương hiệu đối với việc cạnh tranh là thực sự cần thiết trong thời đại ngày nay khi mà xu hướng toàn cầu hoá tạo ra nhiều cơ hội và thử thách lớn đối với nền kinh tế của từng quốc gia. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường buộc các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đối với việc đầu tư phát triển thương hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Ngành nông sản Việt Nam bước ra thị trường thế giới, một điều tất yếu không thể tránh khỏi là sẽ gặp rất nhiều trở ngại, thủ thách lớn, phải chịu sức ép cạnh tranh trên thị trường do vậy cần phải làm sao để ngành nông sản phát triển và đứng vững trên thị trường. Chỉ có cách xây dựng thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh thì ngành nông sản mới phát huy được hết tiềm lực vốn có của mình và có thể khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Đề án này đã phần nào nói nên được những thực trạnh về năng lực cạnh tranh của ngành nông sản và đè ra được một số giải pháp hữu hiệu cho việc phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, đó là một điều rất thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và đối với nông sản nói riêng. Vì vậy trong thời gian tới cần rất nhiều các chính sách cũng như cần sự trợ giúp của nhà nước để phát triển cho ngành nông sản - ngành kinh tế chủ chốt trong nền kinh tế đất nước. Trong không khí sôi động của hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông sản cần chuẩn bị cho mình những yếu tố cần thiết khi bước vào thị trường nước ngoài và việc phát triển thương hiệu nông sản là một chiến lược trọng yếu trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành nông sản, lấy nông sản là một hình ảnh cho thương hiệu Việt Nam và là một ngành chủ chốt để phá triển kinh tế, xây dựng đất nước giầu mạnh, văn minh và hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO Các loại sách: Giáo trình quản trị kinh doanh của Viện đại học mở Hà Nội năm 2005 2. Giáo trình Marketing cảu trường kinh tế quốc dân. 3. Giáo trình “ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” NXB chính trị quốc gia. 4. Giáo trình “ kinh tế đầu tư” của trường kinh tế quốc dân. 5. Sách “ kinh tế và hội nhập” của NXB trẻ. 6. Sách “ xây dựng thương hiệu nông sản” NXB thành phố Hồ Chí Minh. Các tạp chí: Thời báo kinh tế. Các báo về Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.C Báo về Thương hiệu và hội nhập. Tạp chí phát triển kinh tế. Tạp chí doanh nghiệp. Tạp chí kinh tế và phát triển các báo về cạnh tranh. tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 11/2003 Các trang web sử dụng: MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0601.doc
Tài liệu liên quan