Với lợi thế của một quốc gia biển và giàu đất ngập nước, nước ta có tiềm năng lớn về phát triển thủy sản. Thời gian qua, ngành thủy sản nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh; đóng góp quan trọng vào thị phần xuất khẩu của đất nước; tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông ngư nghiệp trên cả nước; góp phần xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng nông thôn Chính vì thế, thủy sản được Chính phủ xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.
Bên cạnh những thuận lợi, sản xuất thủy sản thường chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, đặc biệt về mặt thị trường và môi trường. Cho nên, để bảo đảm tăng trưởng kinh tế hiệu quả và ổn định, hướng tới phát triển một nghề cá bền vững và có trách nhiệm, ngành Thủy sản đã thực thi nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, cũng như áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản trong quá trình sản xuất thủy sản. Cùng với ngành Thủy sản, các bộ ngành khác, các tổ chức khoa học trong cả nước và quốc tế đã có nhiều nghiên cứu đóng góp cho các hoạt động nói trên.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của nước ta, với mức tiêu thụ bình quân từ 70 – 75 kg/người/năm. Tuy nhiên so với tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản thì Việt Nam mới chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Vì thế trong thời gian tới Nhật Bản vẫn là thị trường lớn của Việt Nam, và các doanh nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng thị phần trển thị trường này.Không những thế, trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam còn phải mở rộng thị trường sang các nước khác nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển
74 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ruyền thống, từ đó mở rộng thị trường sang các quốc gia khác trên thế giới.
2.4. Đánh giá hoạt động xuát khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
2.4.1.Những thành tựu đã đạt được
Nghành thuỷ sản ở nước ta trong những năm qua đã có những bước tiến bộ vượt bậc,sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu không những tăng về số lượng mà chất lượng cũng ngày càng được nâng cao.Trong năm 2005 là năm thắng lợi của thuỷ sản Việt Nam,và thuỷ sản Việt nam đã có mặt tại 108 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau đây là những thành tựu mà ngành thuỷ sản Việt Nam đã đạt được:
Trong những năm qua,cùng với đánh bắt thuỷ sản thì nuôi trồng thuỷ sản cũng đã phổ biến ở các địa phương.Thuỷ sản đánh bắt được đã tăng nhanh về số lượng, khoảng 1,5-1,6 triệu tấn /năm.Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá. Bên cạnh đó, Nghề nuôi trồng hải sản đã có bước phát triển khá, tăng nhanh cả diện tích nuôi trồng lẫn sản lượng, ở cả 3 vùng nước lợ, mặn, ngọt (sản lượng nuôi trồng đã tăng 16%/năm). Nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cớ cấu kinh tế nông thôn ven biển; chất lượng và giá trị của sản phẩm nuôi trong thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao, nhất là tôm. Đến năm 2003, sản lượng nuôi trồng đạt 1,1 triệu tấn, gấp 1,9 lần so với năm 1998.
Ngoài ra,năng lực chế biến cũng được nâng cao rõ rệt. Đã có một số công nghệ cao trong chế biến và nuôi trồng như công nghệ sản xuất giống, vì vậy mà chất lượng hàng thuỷ sản ngày càng được đảm bảo.Cơ sở vật chất cho ngành chế biến thuỷ sản cũng đã được đầu tư nhiều.Năm 2000 nước ta co 272 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong đó co 246 cơ sở chế biến đông lạnh với tổng công suất là 2000 tấn/ngày. Đến cuối năm 2002, có 235 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh với tổng công suất là 3147 tấn/ngày. Và đa ssố các cơ sở chế biến này đều có nhà xưởng,nhà kho, trang thiết bị, dụng cụ vệ sinh.. Đến nay, đã có 390 nhà máy chế biến thuỷ hải sản, trong đó hàng trăm nhà máy được công nhận đạt tiêu chuẩn, và 60% cơ sở chế biến được công nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành. Năm 2003, xuất khẩu hải sản đạt trên 2 tỷ USD; gấp 3,9 lần năm 1998.
Trong những năm gần đây,bên cạnh nhưng thị tr ường truyền thông nh ư Nhật bản, Mĩ thì xuất khẩu thuỷ sản cũng đang mở rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, nhờ đó đã hình thành được thế chủ động và cân đối về thị trường ,không còn lệ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống như trước kia nữa.Cơ cấu thị trường đã có sự thay đổi.Ngoài 2 thị trường thuỷ sản lớn là Nhật Bản và Mĩ thì thuỷ sản Việt nam cũng đang dần có chỗ đứng tại thị trường EU và thị trường trung Quốc, Hồng Kông.EU là thị trường lớn đầy tiềm năng về mặt hàng thuỷ sản,nhưng đây cũng là thị trường rất khắt khe và khó tính về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.Tuy nhiên ta đã chủ động thực hiện các quy định cũng như yêu cầu của thị trường này.Chính vì vậy mà thuỷ sản Việt Nam ngày càng có chỗ đứng tại thị trường này.
Bên cạnh những thành tựu trên thì việc áp dụng KHKT vào ngành thuỷ sản cũng đã đạt được những thành tựu to lớn .Năm 2003, Bộ Thuỷ sản đã ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ và chuyển giao công nghệ vào sản xuất như : sử dụng lưới vây, máy dò cá ngang để phát hiện và khai thác cá ngừ có hiệu quả, sinh sản nhân tạo giống tôm he Nhật Bản ,hoàn thiện sản xuất thức ăn công nghiệp chất lượng cao cho một số đối tượng thuỷ văn nuôi xuất khẩu (tôm, cá) , kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm đạt tiêu chuẩn thịt trắng phục vụ xuất khẩu , sản xuất giống nhân tạo và nuôi bào ngư vành tai thương phẩm, sản xuất giống tôm he chân trắng, nghiên cứu một số bệnh virút thường gặp trên tôm sú (P.monodon) ở các giai đoạn khác nhau và biện pháp phòng bệnh, sản xuất giống nhân tạo cua biển, nuôi tôm sú năng suất cao…
Trên đây là những thành tựu mà ngành thuỷ sản đã đạt được.Trong thưòi gian tới, ngành thuỷ sản sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành thuỷ sản, đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản để vẫn giữ vững vai trò là ngành kinh tế chủ đạo của nước ta, tạo tiền đề để các ngành khác cùng phát triển.
2.4.2. Những mặt còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thì xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật bản của nước ta vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Để đạt được mục tiêu phát triển thì nagnhf thuỷ sản Việt Nam cũng đang từng bước cô gắng khắc phục những mặt còn yếu kém.
Trước tiên là về nguyên liệu. Sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch về cơ bản chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. . Do chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp manh mún và thị trường nông nghiệp nhỏ bé, trong khi lại đáp ứng đối tượng công nghiệp, Việt Nam cần có một quá trình để hình thành thị trường nguyên liệu thuỷ sản. Thời gian ra đời thị trường này sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song, sẽ rút ngắn rất nhiều nếu DN, nhà nước và người sản xuất cùng bắt tay tổ chức các chợ nguyên liệu theo hình thức đấu giá; hình thành các hội sản xuất nguyên liệu. Ngoài ra, khai thác hải sản chưa được đầu tư đồng bộ, nhất về hậu cần dịch vụ công nghệ khai thác và bảo quản trên tàu. Việc tổ chức các đoàn đội khai thác gắn kết khai thác với thu mua chế biến xuất khẩu mới chỉ dừng lại ở một bộ phận rất nhỏ. Vì vậy tỷ lệ sản phẩm khai thác hải sản đưa vào chế biến xuất khẩu tuy đã tăng lên nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta.
Ngoài ra cơ cấu xuất khẩu hàng thuỷ sản của ta còn đơn giản. Các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu hàng đông lạnh và ướp đông,các mặt hàng tươi sống thuy có tăng lên nhưng không đáng kể.Những mặt hàng mà Nhật Bản chủ yếu xuất sang Nhật Bản vẫn là tôm, nhuyễn thể, cá ngừ, nghêu, hàng khô, bào ngư. Các mạt hàng này thường có giá trị không cao, do đó mà kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản không tăng cao. Đây là nguyên nhân chính làm cho kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chỉ chiếm 1 tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật bản.
Không chỉ thế, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chưa nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường Nhật bản. Điều này đã gây cho các doanh nghiệp nước ta không ít khó khăn. Nguyên nhân là do chi phí khảo sát thị trường Nhật Bản rất tốn kém, không những thế Việt nam thiếu cơ quan thương mại đặt tại Nhật Bản để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thu thập thông tin thị trường. Hoạt động xuc tiến thương mại còn hạn chế, nhà nước chưa có chương trình tổng thể xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Theo Bộ Thủy sản, thời gian qua, các hoạt động xúc tiến thương mại của ngành chưa tương xứng với yêu cầu. Công tác xúc tiến thương mại chủ yếu vẫn là các hoạt động hội chợ, triển lãm, mua ấn phẩm, thông tin, thiếu các hoạt động chuyên sâu nghiên cứu phát triển thị trường, các chiến lược, sách lược phát triển thị trường cho từng sản phẩm.
Các cơ sở đóng tầu phần lớn là quy mô nhỏ, phân tán và công nghệ lạc hậu. Kinh phí đầu tư để đoỏi mới thiết bị rất tốn kém, thế nên nhiều doanh nghiệp không có khả năng. Nhân lực thì ít ỏi, tay nghề thì chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, hạn chế việc tiếp thu công nghệ mới.
Hệ thống bến cảng thì vẫn còn manh mún, chưa xây dựng được hệ thông bến cảng tập trung cho từng vùng lãnh thổ làm cơ sỏ cho việc hình thành các cụm công nghiệp thuỷ sản lớn của cả nước trong tương lai.
Nguồn nhân lực cuả ngành thủy sản tuy trình độ đã tăng lên nhưng tỉ trọng lao động có tay nghề cao vẫn chiếm tỉ trọng ít, chủ yếu là tay nghề trung bình, do đó nó cũng ảnh hưởng đến năng suất xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.Không chỉ yếu ở khâu sản xuất, mà ở khâu quản lý cũng còn yếu. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và điều hành giữa các chương trình phát triển thuỷ sản, trong khi đó yêu cầu quản lý đối với sản phẩm là suyên xuốt không thể tách rời.Vì vậy trong sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu, từ đó gây nên sự mất khoa học trong sản xuất. Không những thế,công tác đào tạo cán bộ cả về kỹ thuật, cả về quản lý vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng.
Vì vậy, để khắc phục được những mặt còn tồn tại trên, trong thời gian tới ngành thuỷ sản phải đề ra một chương trình hành động cụ thể, những chính sách nhằm đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật bản.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010
3.1.1. Mục tiêu phat triển của thuỷ sản Việt Nam đến 2010
Theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 có quy định mục tiêu tổng quát của ngành thuỷ sản đến năm 2010 là : Xây dựng ngành thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao, có kim ngạch xuất khẩu lớn, có khả năng tự đầu tư phát triển, góp phần đáng kể phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhất là các vùng ven biển, hải đảo.
● Một số chỉ tiêu tăng trưởng thời kỳ 2006 – 2010 :
- Sản lượng tăng với tốc độ bình quân 3,8%/năm;
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm;
- Lao động nghề cá tăng bình quân 3%/năm.
● Tổng sản lượng thuỷ sản đến năm 2010 đạt 3,5 – 4 triệu tấn. Trong đó:
- Sản lượng nuôi trồng đạt 2 triệu tấn;
- Sản lượng khai thác hải sản đạt 1,5 – 1,8 triệu tấn;
- Sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn.
● Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 4 tỷ USD.
● Số lao động nghề cá năm 2010 đạt 4,7 triệu người.
Riêng đối với thị trường Nhật Bản, Việt Nam đang cố gắng xuất khẩu thuỷ sản đạt 1- 1.2 tỉ USD vào năm 2010.
Để đạt được con số này, từ nay đến 2010, thủy sản Việt Nam cần duy trì thị phần 25-30% kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản, đồng thời, tiếp tục đa dạng hoá và phát triển các mặt hàng thuỷ sản mới. Ngoài tôm đông lạnh dự kiến sẽ vẫn chiếm thị phần lớn nhất, tiếp đến là mực, cá đông lạnh, Việt Nam cần đưa vào xuất khẩu các dạng thuỷ sản khác như tôm, cá sống; các sản phẩm đồ hộp tôm, mực, cá và các sản phẩm chế biến sẵn, đóng gói nhỏ, các sản phẩm phối chế...
Đối với mực, dự báo nhập khẩu mực đông lạnh của Nhật Bản đạt khoảng 46.000-48.000 tấn vào năm 2005 và 62.000-67.000 tấn năm 2010.
3.1.2. Định hướng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản đến năm 2010
Về quan điểm phát triển thì phát triển ngành thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong các năm tới.
Không những thế, phải phát triển ngành thuỷ sản nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt mọi tiềm năng về đất đai, mặt nước và lao động, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học – công nghệ sản xuất; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, có cơ cấu hợp lý giữa khai thác với nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
Về định hướng phát triển trong thời gian tới, thì xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản vẫn tiêp tục được nâng cao. Ngoài việc củng cố vững chắc thị trường Nhật Bản, cần mở rộng thị trường sang nhiều nước khác nữa. Cụ thể trong thời gian tới, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản có định hướng như sau:
Tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Hiện nay các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm xuất sang thị trường Nhật Bản. Các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cải thiện và đang dần đáp ứng được yêu cầu cảu thị trường.
● Đa dạng cơ cấu sản phẩm thuỷ sản chế biến, đồng thời phát triển sản xuất một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao. Cụ thể là tăng tỉ trọng xuất khẩu hàng thuỷ sản tươi sống, giảm tỉ trọng hàng đông lạnh cì trên thị trường Nhật, hàng tươi sống thường có giá cao hơn các loại khác từ 20 – 25 %. Ngoài ra còn phải tăng tỉ trọng hàng thuỷ sản cao cấp và hàng thuỷ sản ăn liền để đáp ứng được nhu cầu của thị trường Nhật Bản.
● Đồng thời với phát triển khai thác xa bờ hợp lý, ổn định khai thác vùng ven bờ, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, nhất là nuôi trên biển, nhằm khai thác tiềm năng còn lớn, giải quyết việc làm lao động nông thôn ven biển, có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển bền vững, đồng thời là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu cho xuất khẩu.
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
3.2.1.Giải pháp về nguyên liệu
Một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản đó chính là nguyên liệu chế biến. Nhất là khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là thị trường mà có yêu cầu rất khắt khe đối với hàng thuỷ sản thì việc lựa chọn nguyên liệu là vô cùng quan trọng.Nguyên liệu chê biến là khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành thuỷ sản. Muốn chuỗi giá trị này tăng thì công tác đảm bảo nguyên liệu phải tốt. Hiện nay ở nước ta, việc bảo đảm nguyên liệu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.Hạn chế lớn nhất hiện nay của ngành thuỷ sản, bắt nguồn từ năng lực cung cấp nguyên liệu chất lượng cao và sự ổn định về số lượng cho chế biến. ''Cái dở của chúng ta là giá nguyên liệu khá cao so với các nước khác, điều này đẩy giá hàng thuỷ sản lên.Nguyên liệu thì dồi dào nhưng nhiều khi các doanh nghiệp vẫn thiếu nguyên liệu cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Để nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào, cần có những biện pháp sau:
- Tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực khai thác thuỷ sản để một mặt đảm bảo đủ nguyên liệu chế biến xuất khẩu, mặt khác đa dạng hoá chủng loại sản phẩm xuất sang Nhật. Với nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiện, thì nuôi trồng thuỷ sản được ưu tiên số một để bù đắp cho khai thác.
- Trên tàu cá, phương tiện vận tải thuỷ sản; cảng cá, bến cá, chợ thuỷ sản đầu mối; cơ sở thu gom thuỷ sản, kho thuỷ sản, cơ sở chế biến thuỷ sản phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để bảo quản nguyên liệu thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; không sử dụng phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng để bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản.
- Chủ động giải quyết yêu cầu về số lượng và chất lượng con giống là vấn đề có vai trò quyết định đối với sự phát triển hiệu quả và bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản. Tiến hành triển khai các chương trình sản xuất giống nhằm khai thác nguồn gen thuỷ sản, đảm bảo sử dụng nguồn gen bản địa và các giống nhập nội phục vụ tốt việc đa dạng hoá sản phẩm nuôi, kết hợp phát triển nuôi trồng với bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo sản xuất đủ giống, giống sạch bệnh đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng và nâng cấp các phòng thí nghiệm để có khả năng nghiên cứu tốt hơn các vấn đề có liên quan đến sản xuất giống thuỷ sản. Tăng cường vai trò hợp tác quốc tế trong đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu về giống thuỷ sản. Ngoài ra tập trung nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất giống đối với những đối tượng có lợi thế thị trường, những đối tượng nuôi trồng mới có giá trị và chú ý các đối tượng bản địa để làm phong phú mặt hàng xuất khẩu, giảm bớt rủi ro khi bệnh dịch xảy ra, hạn chế rào cản của các nước nhập khẩu và bảo vệ đa dạng sinh học các giống loài động vật thuỷ sinh.
-Bảo quản thức ăn công nghiệp để nuôi thuỷ sản. Thức ăn đóng vai trò hết sức quan trọng trong nuôi thuỷ sản, nó chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí nuôi và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thuỷ sản nuôi. Sự thất thoát về số lượng và suy giảm chất lượng của thức ăn trong quá trình bảo quản cũng làm ảnh hưởng tới quá trình nuôi và ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản được nuôi trồng. Vì vậy cần phải có các biện pháp để bảo quản thức ăn thuỷ sản thât tốt. Các động vật như chim, chuột, côn trùng, mối mọt đều có ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn. Ngoài ra, Các yếu tố môi trường như mưa, trời ẩm, nhiệt độ và ánh sáng mặt trời cũng gây tác hại đáng kể.
- Chính phủ cần Khuyến khích việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để chế biến tái xuất khẩu, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu và sử dụng có hiệu quả công suất của các cơ sở chế biến đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cung cấp các thông tin về thị trường nguyên liệu để các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc sản xuất và xuất khẩu.
3.2.2. Giải pháp về đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản
Mục tiêu của khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 là :
- Sản lượng khai thác hải sản đến năm 2010 giữ mức 1,5 – 1,8 triệu tấn (Vịnh Bắc Bộ 0,27 triệu tấn, vùng biển miền Trung 0,37 triệu tấn, vùng biển Đông Nam Bộ 0,71 triệu tấn, vùng biển Tây Nam Bộ 0,2 triệu tấn, vùng giữa biển Đông, cá nổi đại dương và hợp tác khai thác ở vùng biển quốc tế 0,25 triệu tấn).
- Số lượng tàu thuyền đánh cá đến năm 2010 giữ ở mức 50.000 chiếc, trong đó : Số lượng tàu có công suất máy lớn hơn 75 CV : 6.000 chiếc; Số lượng tàu có công suất náy từ 46 – 75 CV : 14.000 chiếc; Số lượng tàu có công suất máy từ 21 – 45 CV : 20.000 chiếc; Số lượng tàu có công suất máy từ 20 CV trở xuống : 10.000 chiếc.
- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 đạt 2 triệu tấn. Trong đó : nuôi nước ngọt đạt 0,98 triệu tấn, nuôi mặn lợ đạt 1,02 triệu tấn (nuôi biển đạt 0,2 triệu tấn). Diện tích đưa vào nuôi trồng thuỷ sản từ 1,1 – 1,4 triệu ha. Trong đó : diện tích nuôi nước ngọt từ 0,5 – 0,6 triệu ha, diện tích nuôi mặn lợ từ 0,6 – 0,8 triệu ha
Muốn thực hiện được mục tiêu đó thì giải pháp đưa ra cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cụ thể như sau :
3.2.2.1. Đầu tư những phương tiện đánh bắt hiện đại
Qua 10 năm đổi mới, năng lực tàu thuyền khai thác hải sản đã phát triển nhanh. Năm 1986, toàn ngành thuỷ sản có 31.680 tàu thuyền máy với tổng công suất 537.500 CV, 29.000 phương tiện thủ công bao gồm bè mảng và thuyền gỗ từ 1 - 3 tấn/chiếc. Ðến nay số tàu thuyền có 72 nghìn chiếc tàu thuyền máy với tổng công suất 2,5 triệu CV và 29 nghìn thuyền thủ công.
Vì vậy cần phải đầu tư những phương tịên đánh bắt hiện đại, có kho bảo quản thuỷ sản trên tầu để có thể đánh bắt xa bờ nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu thuỷ sản cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu
- Trước hết phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về hoạt động khai thác xa bờ của các viện nghiên cứu hải sản, cải thiện quy trình phổ biến thông tin giữa các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngư dân nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác về ngư trường, đàn cá, mùa vụ ? và ngư cụ sử dụng cho hoạt động khai thác xa bờ.
- Khuyến khích và tăng cường mối quan hệ hợp tác, điều phối giữa các tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Biện pháp này giúp giảm chi phí nhiên liệu, thông tin về ngư trường, thị trường và đảm bảo có sự ứng cứu lẫn nhau khi gặp nạn.
- Ðầu tư và hỗ trợ tài chính cho việc cải thiện các thiết bị hoa tiêu, do tìm luồng cá; áp dụng các phương pháp đánh bắt hiện đại đạt các chuẩn mức về độ an toàn cao hơn cho các tàu thuyền đánh bắt xa bờ và cả các thuỷ thủ làm việc trên tàu. Ðầu tư và hỗ trợ tài chính, tư vấn kỹ thuật để cải thiện các động cơ, đầu tư thêm thiết bị phụ trợ cho hoạt động đánh bắt.
- Ðảm bảo việc cập cảng liên tục, đều đặn đối với các loại tàu đánh bắt xa bờ nhằm giúp cho ngư dân tiêu thụ sản phẩm nhanh với mức giá hợp lý.
- Ðầu tư xây mới và nâng cấp các cảng cá phục vụ tốt hơn cho việc cặp cảng khi các tàu về. Cải thiện các thiết bị xử lý, làm lạnh và kho bảo quản cá tại các cảng cá, đảm bảo việc bốc xếp thuận tiện, nhanh chóng; phát triển hệ thống dây truyền làm lạnh không gián đoạn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, góp phần cải thiện giá bán hải sản của ngư dân.
- Xây dựng một hệ thống tiêu thụ theo ngành dọc có sự quản lý hữu hiệu của Nhà nước, tránh tình trạng để tư thương, đầu nậu ép giá. Cải tiến và sắp xếp lại các đầu mối tiêu thụ cá thông qua việc bố trí tập trung tại một số cảng cá. Từng bước thiết lập hệ thống bán đấu giá trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm cải thiện tốt hơn hoạt động tiêu thụ thuỷ sản trong thời gian tới
3.2.2.2.Nâng cao năng lực đánh bắt thuỷ sản
Mặc dù trong tháng 10, số phương tiện tham gia khai thác giảm, chỉ chiếm khoảng 70 – 80% tổng số tàu thuyền, nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu tăng cao, hiêu quả đánh bắt bị giảm sút. Tuy vậy các địa phương đã hướng dẫn bà con ngư dân có các giải pháp tập trung sản xuất với mô hình đội tàu, tăng thời gian bám biển, giúp nhau tìm kiếm ngư trường, chuyển sang nghề câu; phối hợp tổ chức dịch vụ tàu thu mua sản phẩm, cung ứng nhiên liệu, vật tư cho các tàu đánh bắt xa bờ nhằm tiết kiệm chi phí nên sản lượng khai thác so với cùng kỳ năm 2004 vẫn tăng, sản lượng đánh bắt chủ yếu là cá nổi, với một số nghề chính như nghề câu cá ngừ đại dương, vây cá cơm, mành đèn...
- Tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu nghề khai thác ven bờ theo hướng ổn định sản lượng khai thác đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chuyển từ khai thác ven bờ sang nghề khai thác xã bờ, nghề nuôi trồng thuỷ sản hoặc dịch vụ, du lịch
- Tiếp tục cải tiến nghề nghiệp và công nghệ khai thác hải sản, từng bước xây dựng đội tàu đánh cá xa bờ để khai thác hợp lý nguồn lợi ven bờ đi đôi với khai thác có hiệu quả nguồn lợi hải sản xa bờ, nhằm tăng nhanh tỷ trọng sản lượng hải sản có giá trị xuất khẩu trong tổng sản lượng hải sản khai thác.
- Tăng cường trang thiết bị và phương tiện bảo quản trên các tàu cá, từng bước đầu tư đóng mới đội tàu chuyên môn hóa để bảo quản, vận chuyển sản phẩm hải sản cung cấp các dịch vụ ngoài khơi; xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cảng cá, chợ cá để thay đổi công nghệ bảo quản sau thu hoạch, nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến xuất khẩu
3.2.2.3.Nuôi trồng có hiệu quả
Về Nuôi trồng thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản cho biết, đến thời điểm này các địa phương đã hoàn thành việc thu hoạch tôm sú, qua đánh giá sơ bộ tình hình nuôi tôm sú năm 2005, sản lượng đạt khá, nhưng lợi nhuận không cao do giá nhiên liệu, hoá chất, thức ăn tăng, trong khi đó giá nguyên liệu bán ra không ổn định. Giá tôm sú thương phẩm liên tục tăng, hiện giá tôm sú tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Sóc Trăng… đã tăng. Nguyên nhân giá tôm tăng là do các doanh nghiệp đã tăng cường thu mua để đảm bảo đủ nguyên liệu xuất khẩu trong khi đây đang là thời điểm kết thúc vụ tôm chính, nhiều nơi không còn tôm để bán, mặt khác do các công ty thiếu tôm nguyên liệu để thanh toán với những hợp đồng đã ký. Hiện một số đơn vị chế biến tôm xuất khẩu đang bị các nhà nhập khẩu Nhật Bản phản ứng vì giao hàng chậm.
Nuôi cá nước ngọt đang phát triển mạnh nhiều hình thức nuôi phong phú như nuôi cá ao hồ nhỏ, nuôi đăng quầng, nuôi cá mặt nước lớn ở hồ chứa thuỷ lợi, nuôi cá lúa kết hợp, nuôi lồng. Hiện nay, do dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp làm cho các thực phẩm như cá đồng tiêu thụ tốt. Để đẩy mạnh nuôi trồng,các doanh nghiệp và nhà nước phải cùng phối hợp với nhau
- Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng hải sản trên biển, hải đảo, nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của các địa phương ven biển, đưa nghề nuôi hải sản trên biển trở thành một ngành chủ lực tạo sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ".
- Ngành thuỷ sản phải thường xuyên kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống và các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, quản lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản, giảm đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường, xây dựng và áp dụng các mô hình nuôi thuỷ sản sạch, nuôi thuỷ sản sinh thái.
- Ðầu tư nâng cấp và xây dựng mới một số xí nghiệp sản xuất thức ăn công nghiệp, sản xuất bột cá; nhập khẩu nguyên liệu và công nghệ cần thiết để sản xuất thức ăn công nghiệp trong nước với chất lượng tốt, giá thành hợp lý, đáp ứng 60% nhu cầu nuôi thuỷ sản vào giai đoạn 2000 - 2005, đáp ứng 80% nhu cầu nuôi thuỷ sản vào giai đoạn 2006 - 2010. Đồng thời cung cấp đầy đủ và đồng bộ các vật tư, thiết bị đáp ứng yêu cầu nuôi trồng thuỷ sản.
- phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ở tất cả các loại mặt nước, trong đó chú trọng nuôi trồng hải sản trên biển ở vùng ven bờ, gắn với mô hình quản lý cộng đồng, hình thành các hình thức tổ chức kinh tế tập thể, đảm bảo giải quyết việc làm cho lao động đánh cá chuyển nghề, vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Hình thành những vùng nuôi công nghiệp tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu
3.2.3.Các giải pháp về sản xuất và chế biến
3.2.3.1.Các doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ trong sản xuất và chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
- Phải xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất giống, nhân giống thủy sản; các chương trình sản xuất giống nhằm khai thác, sử dụng nguồn gen bản địa và giống nhập nội phục vụ đa dạng hóa sản phẩm nuôi để đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất xuất khẩu.
- Đầu tư trang thiết bị cho dây chuyền sản xuất thuỷ sản, để nâng cao năng suất xuất khẩu của các doanh nghiệp.
3.2.3.2.Nâng cao năng lực chế biến thuỷ sản ở các doanh nghiệp
Trước tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với mặt hàng thuỷ sản trên thị trường thế giới thì yêu cầu về chất lượng ngày càng được chú trọng. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản có tốt hay không se quyết định đén sự thành công của doanh nghiệp. Nhất là đối với thị trường Nhật Bản, khi mà tiêu chuẩn về chất lượng là rất khắt khe. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam phaỉ nâng cao năng lực chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật bản. Muốn vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam cần có những biện pháp sau:
- Hiện nay Nhật Bản đang tích cực đưa tiêu chuẩn HACCP áp dụng đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khảu thuỷ sản của nước ta phải thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.
- Ðầu tư xây dựng mới một số cơ sở chế biến đi đôi với mở rộng, nâng cấp đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị, thực hiện đầu tư chiều sâu cho số cơ sở chế biến thủy sản hiện có, có đủ điều kiện mở rộng nâng cấp, trên cơ sở tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế của từng cơ sở, nâng công suất chế biến lên 1000 tấn sản phẩm/ngày vào năm 2000 và 1500 tấn sản phẩm/ngày vào năm 2005; đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, phấn đấu đến năm 2001 các cơ sở chế biến thủy sản đều được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu;
- Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thủy sản chế biến có giá trị gia tăng, đưa tỷ trọng mặt hàng có giá trị gia tăng từ 17,5% hiện nay lên 25% đến 30% vào năm 2000 và 40% đến 45% vào năm 2005.
3.2.3.3.Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thuỷ sản
- Các doanh nghiệp phải có các biện pháp để phòng ngừa dư lượng kháng sinh. Hiện nay với yêu cầu ngày càng khắt khe đối với tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm đối với măth hang thuỷ sản, thì nhieu nước như Mĩ, EU đã hạ thấp dư lượng kháng sinh có trong thuỷ sản, chỉ còng khoảng 0,3 ppb. Điều này đã làm điêu đứng các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam bởi chúng ta chưa o đủ năng lực kỹ thuật để phát hiện dư lượng lháng sinh thấp như vậy. Vì vậy cần phải có chính sách đồng bộ của các cơ quan có lien quan để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra phải tích cực cải tiến chất lượng của chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong vùng nuôi
- Chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản : Các doanh nghiệp và nhà nước cần hỗ trợ các địa phương thực hiện việc áp dụng các quy trình nuôi trồng an toàn , xây dựng vùng nuôi an toàn, loại trừ việc sử dụng các chất kháng sinh bị cấm , việc đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản và việc ngâm nước nhằm gian lận thương mại. Đồng thời các cơ quan chức năng phải tiênd hành kiểm giám sát thường xuyên đối với các doanh nghiệp để ngăn chặn tình trạng tôm bơm nước, những hàng thủy sản kém chất lượng.
- Ở các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp cần phải thực hiện các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Ngoài ra tiến hành phân loại doanh nghiệp về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tương ứng với chủng loại và nhóm sản phẩm.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần phải thực hiện đúng kỹ thuật bảo quản, có như vậy hàng thuỷ sản mới để được lâu mà không sợ bị hỏng. Các phương pháp bảo quản thuỷ sản bao gồm : các phương pháp ướp lạnh, ướp đá, đóng hộp, đông lạnh, sấy khô, hun khói, nghĩa là áp dụng nguyên lý kiểm soát hoạt tính của nước.
Ðóng hộp là phương pháp xử lý bằng nhiệt liên hoàn có độ axit thấp trong thiết bị gia nhiệt trên 100oC và áp suất cao. Phương pháp vô trùng này cho phép sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài môi trường, thời hạn sử dụng trên một năm vì chúng hạn chế hoạt động của vi sinh vật. Tuy nhiên thời hạn bảo quản sinh hoá lại là vấn đề khác.
Cá thường được đông lạnh nguyên con, sau đó phân phối cho các cửa hàng bán lẻ hoặc bán cho người tiêu dùng dưới dạng thuỷ sản tươi để nấu và chế biến tiếp, philê cá đông khối được chế biến tiếp thành các mặt hàng như bánh cá, bao bột... Phương pháp bảo quản thuỷ sản đông lạnh phổ biến nhất là mạ băng hoặc đông rời trước khi được tiêu thụ.
Thuỷ sản sấy khô, ướp hay xông khói chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số thuỷ sản thương phẩm bởi vì sự gia nhiệt làm cho sản phẩm nóng lên đồng thời giảm sự phát triển của vi khuẩn và các men. Các sản phẩm này được bao gói để giữ ẩm và các hương vị khác của chúng
3.2.4.Các giải pháp về hoạt động thương mại thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, năm nay, VN xuất sang thị trường Nhật Bản khoảng 600 triệu USD hàng thủy sản, trong đó chủ yếu là sản phẩm tôm.Trong những năm gần đây, sản lượng tôm VN nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản đã tăng khoảng 20-30% so với trước.
Bộ Thủy sản cũng cho biết, từ nay đến 31/3/2006, Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên 30 lần đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ VN và từ ngày 29/5/2006, Nhật Bản sẽ chính thức đưa biện pháp kiểm tra ngẫu nhiên nói trên vào Luật vệ sinh an toàn thực phẩm để áp dụng.
Để tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những biện pháp cụ thể.
3.2.4.1. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước đặc biệt là Nhật Bản
Hợp tác quốc tế của ngành thủy sản những năm qua được triển khai và phát triển theo hướng mở rộng và củng cố mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, nhằm khơi nguồn vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm, phục vụ cho việc triển khai các chương trình kinh tế - xã hội thủy sản, đồng thời tích cực đưa nghề cá Việt Nam hội nhập với nghề cá khu vực và thế giới.
Hiện nay, thị trường Nhật Bản có tỷ trọng cao nhất, chiếm 31,4% giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản. Tính đến hết 11/2004, khối lượng đạt 106.610 tấn (tăng 21,6%), giá trị 680 triệu USD (tăng 31,2%). Khi gặp khó khăn do vụ kiện tôm, nhiều nước bị kiện khác (Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… ) đã chuyển hướng sang thị trường Nhật, nhưng thuỷ sản Việt Nam vẫn tăng được khối lượng và giá trị kim ngạch tại thị trường này. Đây là tín hiệu đáng mừng về năng lực tiếp thị của các DN chế biến, xuất khẩu thuỷ sản và tín nhiệm về chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam. Trong thời gian tới,bên cạnh việc mở rộng thị trường sang các EU và các nước khác thì các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn phải chú trọng vào thị trường Nhật BẢn nhằm tăng thêm thị phần trên thị trường này.
Khi tham gia hợp tác quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và khu vực thông qua các chương trình, dự án cụ thể nhằm phát triển ngành thuỷ sản, thực hiện tốt các hiệp định hợp tác nghề cá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các địa phương chủ động tìm kiếm đối tác để thu hút vốn đầu tư, công nghệ của nước ngoài nhằm tạo nguồn lực cho sự phát triển. Tích cực tìm kiếm và hợp tác với nước ngoài để xuất khẩu lao động nghề cá và hợp tác nghề cá trên tất cả các lĩnh vực.
3.2.4.2.Xây dựng thương hiệu cho hàng thuỷ sản Việt Nam
Các nhà xuất khấu khẩu thuỷ sản nên nhận thức rằng thị trường Nhật Bản rất khắt khe với chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn có liên quan. Muốn tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường Nhạt Bản thì phải bảo đảm rằng hàng đáp ứng được yêu cầu của thị trường cả về kích cỡ, cũng như độ tươi, màu sắc của sản phẩm. Sẽ rất có hiệu quả nếu như xuất sang Nhật những lô hàng đa dạng về chủng loại. Với hàng thuỷ sản của Việt Nam khi xuất sang thị trường Nhật Bản cần hoàn tất thủ tục kiểm dịch từ khi nhập khẩu để tránh mất thời gian. Từ nay đến 2010, thủy sản Việt Nam cần duy trì thị phần 25-30% kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản, đồng thời, tiếp tục đa dạng hoá và phát triển các mặt hàng thuỷ sản mới. Ngoài tôm đông lạnh dự kiến sẽ vẫn chiếm thị phần lớn nhất, tiếp đến là mực, cá đông lạnh, Việt Nam cần đưa vào xuất khẩu các dạng thuỷ sản khác như tôm, cá sống; các sản phẩm đồ hộp tôm, mực, cá và các sản phẩm chế biến sẵn, đóng gói nhỏ, các sản phẩm phối chế...
Triển vọng phát triển kinh tế Nhật trong thập kỷ này sẽ là động lực chủ yếu làm phục hồi nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu tôm vào Nhật Bản, trong khi tác động của các yếu tố khác hầu như ổn định. Dự báo lượng nhập khẩu tôm sẽ tăng bình quân 2,3-3%/năm trong giai đoạn tới.
Đối với mực, dự báo nhập khẩu mực đông lạnh của Nhật Bản đạt khoảng 46.000-48.000 tấn vào năm 2005 và 62.000-67.000 tấn năm 2010.
Tuy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng nhanh, song các doanh nghiệp của ta vẫn chưa xây dựng được một thương hiệu riêng cho doanh nghiệp mình trên thị trường Nhật Bản.Vì vậy mà sản phẩm của doanh nghiệp có sức cạnh tranh chưa cao.Do vâyj mà các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của nước ta cần phải xây dựng thương hiệu uy tín cho mặt hàng thuỷ sản Việt Nam. Muốn vậy chúng ta cần phải :
Xây dựng ,quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp để người dân Nhật Bản biết đén và quen thuộc vơi snr phẩm.
Thực hiện đồng bộ việc thiết lập hệ thống cảnh báo chất lượng gắn với thương hiệu mặt hàng thuỷ sản đó, từ đó tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng này
Các doanh nghiệp phải thuân thủ các tiêu chuẩn đối với ngành thuỷ sản mà nhà nước đã ban hành đồng thời xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cao hơn của sản phẩm bán lẻ được áp dụng tai các thị trường có thu nhập cao.
Ở An Giang đã và đang xậy xựng thương hiệu cho cá Tra và cá Basa.Theo bộ trưởng Bộ thuỷ sản Tạ Quang Ngọc, đã đến lúc đã dến lúc xây dưng thương hiệu cho cá Tra và cá Basa Việt Nam với uy tín dựa trên cơ sở đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
3.2.4.3.Tạo dựng niềm tin, uy tín trong hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản
Trong hoạt động kinh doanh thì tạo dựng uy tín, niềm tin với khách hàng là rất quan trọng. Có như vậy hai bên mới có thể hợp tác lâu dài được.
Đối với người Nhật Bản, họ rất coi trọng giờ giấc. Vì vậy Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến điều này, tiến hành giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng.
Không những thế, các doanh nghiệp cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu để tạo niềm tin cho phía đối tác.
Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam đề có quy mô vừa và nhỏ, tỉ trọng các doanh nghiệp có quy mô lớn rất ít. Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua mất nhiều cơ hội lớn khi họ không có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng của đối tác.Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật qua trung gian,chưa xuất khẩu trực tiếp. Do đó, để nâng cao khả năng thâm nhập thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải mở rộng hợp tác, lien kết với nhau tạo thành sức mạnh chung hỗ trợ cùng phát triển. Nếu đứng riêng lẻ thì khó có thể đững vững trên thị trường Nhật Bản.
3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động Marketting và hoạt động bán hàng trên thị trường Nhật Bản
3.2.4.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường Nhật Bản
Trong những năm qua, tuy tỉ trọng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là lớn, song nó vẫn chưa xứng với tiềm năng hiện có. Tring nhiều trường hợp chúng ta vẫn còn tỏ ra lung túng, chưa tìm được cách giải quyết tối ưu, việc tìm kiếm và mở rộng thị phần trên thị trường Nhật Bản là chưa cao. Nguyên nhân là do chúng ta chưa nắm bắt được thông tin từ phía Nhật Bản, chưa tìm hiểu kỹ về thị trường này. Hợc có nắm bắt được thì thông tin cũng đến chậm, làm cho nhiều doanh nghiệp nhiều phen điêu đứng. Nhiều doanh nghiệp thường tìm hiểu thông tin về thị trường và tìm kiếm bạn hàng qua các tổ chức thuỷ sản, hay qua trung gian. Chính vì vậy mà thông tin không được cập nhật kịp thời. Hình thức này thì giúp doanh nghiệp tiết kiẹm được tài chính, nhưng về lâu dài nó không tạo được sự chủ động cho doanh nghiệp, việc cập nhật thông tin không được nhanh.Do đó, trong thời gian tới, các doanh nghiệp bên cạnh việc tận dụng sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan chức năng ,các tổ chức thương mại, các doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến công tác nghiên cứu thị trường để tạo cho mình thế chủ động trong quá trình mở rộng và tìm kiếm bạn hàng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần thúc đẩy việc thành lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản.Qua đó các doanh nghiệp có thể trực tiếp giao dịch với khách hàng và có thể nắm bắt thông tin về thị trường một cách nhanh và chính xác nhất. Tuy nhiên để thực hiện được các doanh nghiệp cũng sẽ gặp không ít khó khăn.
Khi nghiên cứu thị trưòng Nhật Bản thì cần phải lưu ý nghiên cứu xu hưóng tiêu dùng của người dân Nhật bản.Ngày nay, người dân Nhật BẢn luôn bận rộn với công việc, vì vậy trong ăn uống họ thường mua những sản phẩm chế biến sắn, vừa nhanh, vừa thuận tiện.
Qua nghiên cứu thì xu hứơng tiêu dùng của thị trường Nhật Bản thì họ thường hay mua các mặt hàng thủy sản tinh chế và hàng phối chế đóng gói nhỏ cho siêu thị, tôm sống, cá ngừ tươi và đông và các đặc sản khác.Vì vậy các doanh nghiệp cần đây mạnh xuất khẩu các măth hàng này, đưa tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chiếm từ 38% đến 40% trong tổng sản phẩm xuất khẩu và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt từ 760 triệu đến 800 triệu USD vào năm 2005
3.2.4.2.Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại thuỷ sản sang thị trường Nhật bản
Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ Thương mại, Ngoại giao trong công tác xúc tiến thương mại thuỷ sản và tăng cường công tác thông tin thị trường tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật bản. Theo kế hoạch đến 2010, Bộ Thủy sản sẽ chi trên 83 tỷ đồng dành cho công tác xúc tiến thương mại, trong đó, tập trung quảng bá thương hiệu quốc gia theo nhóm sản phẩm, tại các thị trường chính là EU, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Số kinh phí này được sử dụng để quảng cáo thuỷ sản Việt Nam trên các ấn phẩm trong và ngoài nước, mua tạp chí, sách báo thương mại, xây dựng cổng điện tử (khoảng 12,5 tỷ đồng); khảo sát thị trường và kết hợp tham gia hội chợ tại Mỹ, EU, Đông Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước ASEAN, châu Phi, châu Mỹ (20,6 tỷ đồng); xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm thuỷ sản theo nhóm sản phẩm (gần 1,4 tỷ đồng); quảng bá thương hiệu quốc gia theo nhóm sản phẩm tại các thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản (42,6 tỷ đồng); tham gia các hội chợ chuyên đề; xúc tiến thương mại nội địa và xây dựng chiến lược, kế hoạch cho hoạt động xúc tiến thương mại. Các biện pháp để thúc đẩy xúc tiến thương mại thuỷ sản vào thị trường Nhật bản :
Bên cạnh việc quảng bá sản phẩm, các cơ quan có chức năng cần phải hỗ trợ doanh nghiệp để xác định được kênh phân phối vào thị trường Nhật Bản. Tăng cường xuất khẩu trực tiếp vào các siêu thị, hạn chế xuất khẩu qua trung gian để tạo dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với thị trường Nhật Bản.
3.2.5.Các biện pháp khác
●Tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá
- Tập trung vốn đầu tư xây dựng hình thành các trung tâm nghề cá lớn ở một số nơi vùng ven biển và đồng bằng Nam Bộ có điều kiện địa lý thuận lợi, cộng đồng dân cư có nghề cá là chủ yếu; đồng thời phát triển các tụ điểm nghề cá có quy mô phù hợp ở các vùng ven biển, đồng bằng, vùng núi trung du và Tây Nguyên để có thể khai thác hết tiềm năng thuỷ sản mà nước ta có, nhằm nâng cao khả năng sản xuất của doanh nghiệp
- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, tạo được những vùng sản xuất tập trung để áp dụng công nghệ tiên tiến, tạo sản lượng hàng hoá lớn và ổn định, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái để đảm bảo phát triển bền vững cho ngành thuỷ sản, nâng cao năng lực chế biến của doanh nghiệp
●Về khoa học – công nghệ
- Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học – công nghệ, đồng thời lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến của nước ngoài tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả, đồng thời phù hợp với điều kiện nghề cá nước ta trong các lĩnh vực : sản xuất giống, công nghệ nuôi hải sản trên biển; nghề khai thác xa bờ có hiệu quả; công nghệ chế biến tạo giá trị gia tăng cao; bảo quản nguyên liệu thuỷ sản sau thu hoạch; nghiên cứu nguồn lợi biển …
- Tăng cường đào tạo cán bộ khoa học, đặc biệt cán bộ khoa học đầu ngành, đảm bảo có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có đủ khả năng tiếp thu và trao đổi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong quá trình hội nhập.
- Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
● Chú trọng phát triển nguồn nhân lực
- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ngành thuỷ sản, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập quán của lao động nghề cá, phấn đấu mọi lao động nghề cá đều được huấn luyện, đào tạo về tay nghề, có khả năng đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu của thị trường xuất khẩu lao động.
- Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để bổ sung, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, đảm bảo có đủ năng lực quản lý ngành trong quá trình phát triển.
- Tăng cường về năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của các Viện nghiên cứu, trường thuộc ngành thuỷ sản, phối hợp với các Viện nghiên cứu, trường của các ngành khác để đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý và kỹ thuật về công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lý môi trường, chẩn đoán, phòng trừ dịch bệnh, sản xuất thức ăn, bảo quản sau thu hoạch; đồng thời bằng nhiều hình thức để đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật nuôi, phòng dịch bệnh cho nông dân, ngư dân.
● Về dịch vụ và chế biến : hình thành các trung tâm nghề cá lớn phải gắn với việc xây dựng các khu công nghiệp chế biến công nghệ cao để thu hút khối lượng thuỷ sản nguyên liệu lớn, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tăng giá trị cho các loại sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam.
3.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển ngành Thuỷ sản một cách đồng bộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất có tập trung, không bị manh mún, nhỏ lẻ.
- Ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thuỷ sản để các doanh nghiệp và các hộ nuôi trồng thuỷ sản, những ngư dân có thể nắm bắt thông tin một cách chính xác, tránh được những rủi ro đáng tiếc do không hiểu những văn bản ban hành.
- Nhà nước cần tổ chức điều tra, đánh giá và quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động thuỷ sản; quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; thực hiện thống kê, thông tin về hoạt động thuỷ sản.
- Nhà nước cần xác định và phân cấp quản lý vùng biển ven bờ trong hoạt động thuỷ sản; quản lý và phân cấp quản lý vùng biển để khai thác; phân tuyến khai thác; công bố ngư trường khai thác; quản lý việc giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản.
- Quản lý việc cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực thuỷ sản theo quy định của pháp luật; đào tạo, sát hạch, cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá; cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động thuỷ sản cho tàu cá nước ngoài.
- Quản lý việc thẩm định và công nhận giống thuỷ sản mới, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; kiểm tra và tổ chức phòng, trừ dịch bệnh thuỷ sản; quản lý việc bảo vệ môi trường trong hoạt động thuỷ sản.
- Nhà nước Quản lý và phân cấp quản lý tàu cá, cảng cá, chợ thuỷ sản đầu mối để thuận tiện cho các doanh nghiệp trong việc bán sản phẩm cũng như cho người dân trong tiêu dùng
- Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nũa phát triển hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản để không những mở rộng thị phần trên thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ mà còn mở rộng thị trường sang các nước như EU.
- Nhà nước cần quản lý tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Thuỷ sản; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho các hội nghề nghiệp thuỷ sản.
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuỷ sản, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trọng hoạt động thuỷ sản theo quy định của pháp luật để hoạt động của ngành thuỷ sản được diễn ra trong sạch và công bằng.
KẾT LUẬN
Với lợi thế của một quốc gia biển và giàu đất ngập nước, nước ta có tiềm năng lớn về phát triển thủy sản. Thời gian qua, ngành thủy sản nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh; đóng góp quan trọng vào thị phần xuất khẩu của đất nước; tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông ngư nghiệp trên cả nước; góp phần xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng nông thôn Chính vì thế, thủy sản được Chính phủ xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.
Bên cạnh những thuận lợi, sản xuất thủy sản thường chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, đặc biệt về mặt thị trường và môi trường. Cho nên, để bảo đảm tăng trưởng kinh tế hiệu quả và ổn định, hướng tới phát triển một nghề cá bền vững và có trách nhiệm, ngành Thủy sản đã thực thi nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, cũng như áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản trong quá trình sản xuất thủy sản. Cùng với ngành Thủy sản, các bộ ngành khác, các tổ chức khoa học trong cả nước và quốc tế đã có nhiều nghiên cứu đóng góp cho các hoạt động nói trên.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của nước ta, với mức tiêu thụ bình quân từ 70 – 75 kg/người/năm. Tuy nhiên so với tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản thì Việt Nam mới chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Vì thế trong thời gian tới Nhật Bản vẫn là thị trường lớn của Việt Nam, và các doanh nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng thị phần trển thị trường này.Không những thế, trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam còn phải mở rộng thị trường sang các nước khác nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Quản trị kinh doanh Thương Mại quốc tế của trường Đại học kinh tế quốc dân
2.Thông tin Khoa học- công nghệ kinh tế thuỷ sản
3.Tạp chí hoạt động khoa học
4.Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á
5.Các bài viết của trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
6.Tạp chí thuỷ sản
7.Tạp chí thông tin chuyên đề
8.Báo cáo của Vụ Thương Mại - dịch vụ - Bộ kế hoạch và đầu tư
9.Báo cáo của Bộ thương mại
10.Báo cáo của vị nông nghiệp và phát triển nông thôn- bộ kế hoạch và đầu tư
11.Các bài viết trên Internet
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Mô hình Chuỗi giá trị……………………………………….....
04
Bảng 2: 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2005………………………………………………
19
Bảng 3: 10 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn sang thị trường Nhât Bản trong năm 2005……………………………………....
20
Bảng 4: Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của Việt Nam…...
25
Bảng 5: Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật theo nhóm sản phẩm.
27
Bảng 6: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản………………………………………………………………….
28
Bảng 7: Những nhà sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản hàng đầu ở Việt Nam…………………………………………………………………
32
Bảng 8: Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng…………………
33
Bảng 9: Các văn bản quy định dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản của một số nước……………………………………………………………..
35
Bảng 10: Danh sách xếp hạng của các doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường……………………………………………………………….
36
Bảng 11: Số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường……
39
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của Việt Nam .....
26
Hình 2: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ………………………………………………
29
Hình 3: Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng …...
33
Hình 4: Mức đạt tiêu chuẩn trong bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp…………………………………………………………………..
36
Hình 5: Sơ đồ kênh phân phối thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản…..
40
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36271.doc