Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để hoàn thiện hệ thống phân tích biến động doanh thu tại Khách sạn Hoà Bình

Do biến động doanh thu trong các năm của dãy số thời gian diễn ra khá mạnh , tốc độ phát triển và lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân không đồng đều giữa các năm . Do đó trong quá trình dự đoán cần phải chọn ra phương pháp thích hợp nhất đảm bảo tính chính xác thực tế . Trong quá trình dự đoán doanh thu khách sạn do nguồn số liệu không thu thập đầy đủ với nhiều hạn chế , sự biến động doanh thu khá phức tạp và đặc điểm kinh doanh ngành khách sạn luôn chịu ảnh hưởng mạnh của các tác động ngẫu nhiên nên việc ngoại suy hàm xu thê rất khó khăn và không mang tính thực tế cao các hàm đều không mang độ chính xác cần thiết cho phép thực hiện qúa trình nghiên cứu . Do đó trong khâu dự đoán , phương pháp dự đoán nên vận dụng để nghiên cứu doanh thu đó là phương pháp dự đoán doanh thu thông qua bảng BB . Trên cơ sở số liệu có được ta sẽ dự đoán doanh thu theo quí của các năm nghiên cứu tại khách sạn Hoà Bình .

doc81 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để hoàn thiện hệ thống phân tích biến động doanh thu tại Khách sạn Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ của hiện tượng kỳ nghiên cứu y1: mức độ của hiện tượng kỳ gốc cố định Mối quan hệ giữa 2 lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối : Giữa lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn và định gốc có quan hệ tổng . (i = 1,2, . . .,n) - Lượng tăng ( hoặc giảm )tuyệt đối bình quân : là trung bình cộng của các lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn Chỉ tiêu này được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu sự biến động của tổng doanh thu . Nó giúp ta thấy được sự tăng giảm tuyệt đối của tổng doanh thu qua hai thời kỳ mà ta chọn để nghiên cứu . Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta sẽ tính toán lượng tăng giảm tuyệt đối lien hoàn , định gốc hay bình quân . Tốc độ phát triển : Tốc độ phát triển là số tương đối phản ánh tốc độ và xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian . Tốc độ phát triển liên hoàn ( ti ) : phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa 2 thời gian liền nhau Trong đó: yi : Mức độ của hiện tượng ở thời gian i yi-1 : Mức độ của hiện tượng ở thời gian i-1 Tốc độ phát triển định gốc ( Ti) : phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài ; thường lấy mức độ đầu làm gốc cố định . (i =2 ,3 ,. . . n) Trong đó : yi : mức độ của hiện tượng thời gian thứ i y1 : mức độ của hiện tượng ở thời gian đầu tiên Mối quan hệ giữa 2 loại tốc độ phát triển : Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc t2.t3.t4tn = Tn (i = 2,3,4,n) Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời kỳ đó Tốc độ phát triển bình quân : là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn Khi sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân , chỉ nên tính với những hiện tượng phát triển theo xu hướng nhất định ( cùng tăng hoặc cùng giảm ) . Chỉ tiêu tốc độ phát triển vận dụng nghiên cứu xu hướng phát triển của tổng doanh thu . Cũng như chỉ tiêu về lượng tăng giảm tuyệt đối , việc tính toán tốc độ phát triển liên hoàn , định gốc , bình quân sẽ phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu . Phương pháp biểu diễn xu hướng biến động doanh thu : Sự biến động của doanh thu qua thời gian chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ngoài các nhân tố chủ yếu , cơ bản quyết định xu hướng biến động của doanh thu ( xu hướng được hiểu là chiều hướng biến đổi chung nào đó , một sự biến hoá kéo dài theo thời gian và xác định tính quy luật về sự vận động của doanh thu theo thời gian ) , còn có những nhân tố ngẫu nhiên làm cho doanh thu phát triển lệch ra khỏi xu hướng cơ bản . Tác động của những nhân tố này theo hướng ngược nhau và độ lớn không giống nhau . Việc xác định xu hướng biến động cơ bản của doanh thu có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu chiến lược kinh doanh . Vì vậy cần sử dụng một số phương pháp thích hợp nhằm loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động của doanh thu . Trong nghiên cứu doanh thu thống kê thường sử dụng các phương pháp : Phương pháp hồi quy: Phương pháp hồi quy được sử dụng để biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên , mức độ tăng giảm thất thường . Nội dung của phương pháp này là người ta tìm một phương trình hồi quy được xây dựng trên cơ sở dãy số thời gian gọi là hàm xu thế . Hàm xu thế tổng quát có dạng .: Trong đó : yt : mức độ lý thuyết a0 . . .an : là các tham số của phương trình hồi quy và thường được xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất . Tức là : t : thứ tự thời gian . Để lựa chọn phương trình đúng đắn đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biên động của hiện tượng qua thời gian đồng thời kết hợp với một số phương pháp khác . Một số dạng phương trình hồi quy thường gặp : Phương trình đường thẳng : Phương trình này được sử dụng khi lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau ( sai phân bậc một xấp xỉ nhau ). Các tham số a0 ,a1 được xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất : a0 ,a1 thoả mãn hệ phương trình sau : Phương trình Parabol bậc 2 : Phương trình này được sử dụng khi các sai phân bậc hai ( tức là sai phân cúâi phân bạc một ) sấp sỉ bằng nhau . Các tham số a0 ,a1,a2 được xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất : a0 ,a1 ,a2 thoả mãn hệ phương trình sau đây: Phương trình hàm mũ : Phương trình được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau Các tham số a0, a1 thoả mãn hệ phương trình : Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ : Sự biến động của một số hiện tượng kinh tế xã hội có tính thời vụ do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán của dân cư của từng khu vực . Du lịch là một lĩnh vực mà hoạt động của nó biểu hiện rất rõ nét bằng hiện tượng cầu du lịch lên xuống đột ngột làm cho cung dịch vụ không thực hiện được trong khoảng thời gian và địa điểm xác định . Nghiên cứu biến động thời vụ chỉ là một trong 3 thành phần của biến động theo thời gian . Mục đích của việc nghiên cứu biến động thời vụ của tổng doanh thu khách sạn là để phát hiện ra quy luật về sự biến động của chỉ tiêu này , để chủ động hơn trong công tác quản lý và có kế hoạch bố trí công việc thích hợp . Phương pháp thường dùng là để tính các chỉ số thời vụ . Nội dung phuơng pháp : Tuỳ theo đặc điểm về sự biến động của hiện tượng theo thời gian người ta có các phương pháp tính chỉ số biến động thời vụ khác nhau : Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định , không có hiện tượng tăng (hoặc giảm ) rõ rệt , chỉ số thời vụ được tính theo công thức : Trong đó : It : Chỉ số thời vụ của thời gian i . yt : Số trung bình các mức độ của thời gian cùng tên i . y0 : Số trung bình các mức độ trong dãy số . Trường hợp biến động thời vụ qua các năm có sự tăng giảm rõ rệt , chỉ số thời vụ tính theo công thức : Trong đó : yij : Mức độ thực tế của thời gian i qua năm j yij : Mức độ tính toán ở thời gian i qua năm j . Phương pháp nghiên cứu biến động kết cấu tổng doanh thu Nội dung của phương pháp là dựa vào số tương đối kết cấu để xác định tỷ trọng của từng loại doanh thu trong tổng doanh thu Từ các kết quả của phương pháp này mà ta có thể thấy được loại hình dịch vụ nào được chú trọng đâù tư , loại hình nào không và từ các kết quả đó cũng cho ta thấy xu hướng vận động chung của các loại doanh thu . Doanh thu từng loại dịch vụ chiếm tỷ trọng là bao nhiêu trong tổng doanh thu và xu hướng biến động của chúng ra sao . Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu Cơ sở lý luận của phương pháp chỉ số : Chỉ số là số tương đối ( đơn vị là lần , % ) biểu hiện quan hệ so sánh 2 mức độ của hiện tượng . Đối tượng nghiên cứu của phương pháp chỉ số là những hiện tượng phức tạp , gồm các phần tử , đơn vị có đặc điểm tính chất khác nhau mà người ta không thể cộng trực tiếp để so sánh . Đặc điểm : Khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng phải chuyển các đơn vị , phần tử , hiên tượng cá biệt có tính chất , đặc điểm khác nhau thành một dạng đồng nhất có thể cộng trực tiếp chúng lại Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào việc tính toán phải giả định chỉ có một nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác thì không đổi( gọi là quyền số ) nhằm loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố này tới kết quả so sánh . Khi ta nghiên cứu sự biến động của nhân tố số lượng , người ta thường cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc . Còn khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố chất lượng thì người ta cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc . Còn khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố chất lượng thì người ta cố định nhân tố chất lượng ở kỳ báo cáo . Chỉ số có nhiều tác dụng khác nhau tuỳ theo từng loại . Chỉ số được dùng để phản ánh sự biến động của phần tử qua thời gian gọi là chỉ số thời gian ; Chỉ số phản ánh sự biến động của phần tử qua không gian gọi là chỉ số không gian ; Chỉ số phản ánh nhiệm vụ kế hoạch gọi là chỉ số kế hoạch . Ngoài ra chỉ số còn được dùng để phân tích vai trò ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng . Phân loại : Để phân loại người ta chỉ số , người ta thường căn cứ vào phạm vi tính hoặc tính chất của chỉ tiêu mà chỉ số phản ánh . Căn cứ vào phạm vi : Chỉ số đơn ( chỉ số các thể ) : nêu lên sự biến động của từng đơn vị cá biệt. Ví dụ : chỉ số giá , luợng một loại hàng hoá . Chỉ số tổng hợp : ( chỉ số chung ) là chỉ số phản ánh sự biến động của hiện tượng phức tạp gồm nhiều đơn vị hoặc phần tử khác nhau .Ví dụ : chỉ số giá tiêu dùng Căn cứ vào tính chất của các chỉ tiêu : Chỉ số chỉ tiêu chất lượng : phản ánh sự biến động của chỉ tiêu chất lượng. Ví dụ : chỉ số giá thành , chỉ số giá cả Chỉ số chỉ tiêu khối lượng : phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu khối lượng nào đó Ví dụ : chỉ số khối lượng sản phẩm sản xuất , chỉ số khối lượng hàng hoá tiêu thụ Việc phân chia này được áp dụng đối với một số chỉ tiêu thông thường trong từng mối quan hệ cụ thể . Chỉ số đơn : + Đối với chỉ tiêu giá cả : +Đối với chỉ tiêu sản lượng hàng hoá tiêu thụ Trong đó : p0 và p1 là giá cả một loại hàng hoá nào đó ở kỳ gốc và kỳ nghiên cứu . q0 và q1 : sản lượng một loại hàng hoá nào đó ở kỳ gốc và kỳ nghiên cứu. Chỉ số tổng hợp + Chỉ số phát triển : Chỉ số phát triển về giá cả : Trong đó : Ip : Chỉ số chung về giá cả p1,p0 : giá cả mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc q : lượng hàng hoá tiêu thụ của mỗi mặt hàng được cố định ở một kỳ nào đó đóng vai trò quyền số . Nếu chọn quyền số ở kỳ gốc , ta có chỉ số chung về giá cả : Nếu chọn quyền số ở kỳ báo cáo ta có chỉ số chung về giá : Nếu sự sai lệch giữa hai chỉ số trên là đáng kể thì dùng chỉ số Fisher : Chỉ số phát triển về lượng hàng hoá tiêu thụ : Trong đó : Iq : chỉ số chung về kượng hàng hoá tiêu thụ q1 , q0 : lượng hàng hoá tiêu thụ mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc p: giá bán mỗimặt hàng được cố định ở kỳ nào đó được chọn làm quyền số . Nếu chọn quyền số ở kỳ gốc , ta có lượng hàng hoá chung về lượng hàng hoá tiêu thụ : Nếu chọn quyền số ở kỳ nghiên cứu , ta có chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ : Nếu sự sai biệt giữa hai chỉ số trên là đáng kể thì ta sử dụng chỉ số Fisher: Chỉ số không gian : Chỉ số không gian với chỉ tiêu giá cả : Trong đó : pA : Giá bán lẻ của địa phương A pB : Giá bán lẻ của địa phượng B qA : lượng hàng hoá đã tiêu thu ở địa phương A qB : lượng hàng hoá đã tiêu thu ở địa phương B Chỉ số không gian về sản lượng : Trong đó : QA ,qB : Sản lượng từng loại của địa phương A và B P : Giá cố định hoặc giá bình quân của hai địa phương A và B Hệ thống chỉ số : hệ thống chỉ số là một đẳng thức nêu lên mối liên hệ với nhau giữa các chỉ số . Căn cứ để xây dựng hệ thống chỉ số đó là mối quan hệ giữa các chỉ tiêu mà ta nghiên cứu . Các loại hệ thống chỉ số : Hệ thống chỉ số của các số kế hoạch : biểu hiện mối liên hệ giữa các chỉ số kế hoạch với chỉ số phát triển , được dùng để phân tích trình độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp , của một vùng lãnh thổ . Chỉ số phát triển = Chỉ số hoàn thành kế hoạch x Chỉ số kế hoạch Với k là mức kế hoạch Hệ thống chỉ số phát triển với quyền số bất biến : Tích các chỉ số liên hoàn bằng chỉ số định gốc Hệ thống chỉ số của các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau Cơ sở hình thành hệ thống chỉ số này là mối liên hệ thực tế giữa các chỉ tiêu kinh tế , biểu hiện dưới dạng phương trình như sau : Doanh thu = giá bán lẻ đơn vị hàng hoá x lượng hàng đã tiêu thụ Ta có hệ thống chỉ số về mối quan hệ này như sau : Chỉ số doanh thu = Chỉ số giá bán lẻ các đơn vị hàng hoá x Chỉ số lượng hàng hoá đã tiêu thụ . Hay : Hệ thống chỉ số bao gồm các chỉ số nhân tố ( hay còn gọi là chỉ số bộ phận ) và chỉ số toàn bộ . Mỗi chỉ số nhân tố nêu lên sự biến động của một nhân tố cấu thành hiện tượng và ảnh hưởng của biéen động này đối với biến động của cả hiện tượng . Chỉ số toàn bộ nêu lên sự biến động của toàn bộ hiện tượng . Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu trong nghien cứu doanh thu khách sạn Các nhân tố ảnh hưởng bản thân tổng doanh thu : Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu : + Doanh thu bình quan một ngày khách = Tổng doanh thu / Tổng số ngày khách .( a) + Số ngày lưu trú bình quân một khách = Số ngày khách / số khách (b) + Số khách trong kỳ (c) : Tổng số lượt khách đến và tiêu dùng sản phẩm trong kỳ nghiên cứu . Ta có mối liên hệ : D = a.b.c Từ mối liên hệ này ta có thể xây dựng hệ thống chỉ số gồm 3 nhân tố như sau: Lượng tăng giảm tuyệt đối : D1- D0 = (a1-a0)b1c1 + (b1-b0)a0c1 + (c1-c0)a0b0 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng doanh thu bình quân một khách bằng hệ thống chỉ số cấu thành : Trong đó: x1, x0 : Doanh thu bình quân từng loại khách kỳ nghiên cứu , kỳ gốc . f1 , f0 : Số loại khách của từng ngày khách 2 kỳ nghiên cứu Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến từng bộ phận của doanh thu : + Doanh thu dịch vụ buồng : Kinh doanh cho thuê buồng là sản phẩm kinh doanh chính của khách sạn . Doanh thu buồng được xác định thông qua công suất sử dụng buồng và giá của các loại buồng mà khách sạn có . + Doanh thu ăn uống : Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu được đối với khách du lịch , do đó hoạt động kinh doanh dịchvụ ăn uống cũng là hoạt động quan trọng của công ty du lịch . Dịch vụ ăn uống bao gồm ăn theo bữa , ăn theo món , giải khát + Phân tích tình hình sử dụng lao động : Năng suất lao động của khách sạn cho biết trung bình một người lao động trong khách sạn đóng góp bao nhiêu doanh thu trong tổng doanh thu của khách sạn . Ta có công thức sau : Trong đó : D: Doanh thu khách sạn trong kỳ nghiên cứu ( tháng , quý , năm ) W : Năng suất lao động bình quân của một lao động doanh thu du lịch T: Số lao động của khách sạn trong kỳ nghiên cứu tương ứng . áp dụng phương pháp chỉ số để phân tích ảnh hưởng của sự biến động năng suất lao động và tổng số lao động đến tổng doanh thu du lịch . Ta có mô hình sau: Lượng tăng giảm tuyệt đối Ta có hệ thống chỉ số tổng hợp + Phân tích nhân tố tình hình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật Ngoài một số nhân tố trên thì doanh thu còn phụ thuộc vào việc sử dụng TSCĐ và khối lượng TSCĐ của khách sạn được đem vào sử dụng hiệu quả . Mô hình : Trong đó : D :doanh thu trong năm F: Giá trị bình quân năm của TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh du lịch HF : Hiệu suất sử dụng TSCĐ Ta có hệ thống chỉ số : lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn : Phân tích nhân tố về tiền lương: Tiền lương là một nhân tố đóng vai trò ảnh hưởng tới doanh thu . Dự trên cơ sở phương pháp chỉ số ta có mô hình sau : D = C.L Trong đó : L: Tổng quỹ lương C: Chi phí tiền lương cho một dơn vị doanh thu D: Doanh thu trong kỳ nghiên cứu . Hệ thống chỉ số : Lượng tăng giảm tuyệt đối : D1- D0 =( C1-C0 )L1 + ( L1-L0 )C0 Các phương pháp thống kê dự đoán doanh thu Trong hoạt động sôi động của nền kinh tế toàn cầu , trào lưu hợp tác quốc tế diễn ra mạnh mẽ , xu hướng toàn cầu hoá ngày càng phát triển ở mức độ cao, ngành du lịch đang dứng trước những cơ hội và thách thức mới trong việc thu hút nguồn khách quốc tế . Việc dự đoán tình hình gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong dự đoán doanh thu du lịch luôn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố , nhiều biến cố phát sinh . Vì vậy đẻ dự đoán tốt nhu cầu thị trường phải xây dựng được kế hoạch , một phương pháp khoa học . Ngày nay, người ta sử dụng một số phương pháp để dự đoán doanh thu: Phương pháp dự đoán dựa vào mô hình dãy số thời gian Cơ sở lý luận : Ngày nay , dự đoán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với viê ra quyết định trong khaỏng thời gian dài lẫn trong khoảng thời gian ngắn , nó được sử dụng rôngjrãi trong mọi lĩnh vực . Tuy nhiên người ta thường sửdụng phương pháp dự báo ngắn hạn , nó giúp chúng ta có cơ sở để lập kế hoạch ngắn hạn , cung cấp những thông tin để từ đó có thể điều chỉnh và ra các quyết địng đúng đắn . Trong khảng thời gian tương đối ngắn , các nhân tố ít có sự thay đổi do đó người ta thường sử dụng phương pháp dãy số thời gian trong dụ báo thống kê ngắn hạn . Phương pháp tiến hành trên cơ sở giả định tồn tại tính nhất quán trong sự phát triển của hiện tượng , tiến hành áp dụng các phương pháp ngoại suy (xu thế , mối liên hệ ) để xây dựng các mô hình dự đoán . Phương pháp ngoại suy bằng lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân hay tốc độ phát triển bình quân : + Ngoại suy bằng lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân : Phương pháp áp dụng khi các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau : Ta có mô hình : Trong đó : yn+L : trị số dự đoán tại thời gian n+L n : số quan sát L : tầm xa dự đoán yn : Mức độ dùng làm gốc để ngoại suy : Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân Với : Mức độ được chọn làm gốc để ngoại suy có thể chọn mức độ cuối cùng trong thời kỳ quan sát . Tuy nhiên , trị số dự đoán thường bị ảnh hưởng bởi vị trí của nó so với đường xu thế , làm cho dự đoán có sai số hệ thống . Vì vậy, người ta thường chịnh yn là số trung bình của một thời kỳ sau cùng trong thời kỳ quan sát để nhằm cho kết quả dự đoán chính xác hơn . + Dự đoán bằng tốc độ phát triển bình quân : Phương pháp áp dụng khi các tốc độ liên hoàn xấp xỉ nhau Mô hình : Trong đó : t: Tốc độ phát triển bình quân L : tầm xa của dự đoán yn : Mức độ được dùng làm gốc để ngoại suy. Tương tự như phương pháp ngoại suy bằng lượng tang giảm tuyệt đối bình quân , khi chọn yn người ta thường chọn số trung bình của một vàit thời kỳ sau cùng trong thời kỳ quan sát . + Phương pháp ngoại suy xu thế : Nội dung cơ bản của phương pháp này là căn cứ vào toàn bộ các thông tin có trong dãy số thời kỳ quan sát để thành lập một hàm xu thế , trên cơ sở đó ngoại suy một vài thời kỳ trong tương lai .Phương pháp được áp dụng trong trường hợp đòi hỏi mưc độ chính xác của kết quả dự đoán doanh thu trong thời kỳ mới dựa trên cơ sở của những thời kỳ đã qua . Khi áp dụng ngoại suy xu thế cần chú 2 trường hợp sau : + Trường hợp 1: Khi đối tượng dự đoán phát triển trong thời kỳ quan sát chịu sự tác dộng của 2 nhóm nhân tố là các nhân tố tác động mạnh , thường xuyên và nhóm các nhân tố ngẫu nhiên .Khi đó mỗi mức đô của dãy số có thể tách ra làm hai phần thực hiện theo các bước : Mô hình : Sai số dự đoán : Trong đó: Sp : Sai số dự đoán n :Số các mức độ trong dãy số L : Tầm xa của dự đoán Se: Sai số chuẩn của mô hình miêu tả tính theo công thức : Với p là tham số của mô hình Khoảng dự đoán Trong đó : t : là giá trị theo bảng tiêu chuẩn T-student với n-2 bậc tự do và xác suất tin cậy (1- ) + Trường hợp 2: Khi đối tượng dự đoán biến động do ảnh hưởng của nhiều nhân tố , ngoài 2 nhóm nhân tố trên còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khác mang tính chất chu kỳ (hay có tính thời vụ ) . Doanh thu khách sạn ngoài chịu các ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên còn chịu ảnh hưởng mạnh của tinhs chất thời vụ du lịch . Mô hình : Trong đó : I tv : Chỉ số thời vụ của hiện tượng nghiên cứu Sai số dự đoán và khoảng dự đoán tính tương tự như trường hợp 1 Trong đó : SP : Sai số dự đoán : Số các mức độ trong dãy số Se : Sai số chuẩn của mô hình miêu tả L : Tầm xa của dự đoán Khoảng dự đoán : Với t : là giá trị theo bảng chuẩn T-student với n-2 bậc tự do và xác suất tin cậy (1- ). Phương pháp này so với phương pháp 1 thì đạt độ chính xác cao hơn tuy nhiên việc tính toán tương ddối phức tạp . Phương pháp bảng Buys – Ballot (BB) Ngoài các phương pháp dự đoán đã nêu còn ở trên , thống kê còn sử dụng một phương pháp tương đối quan trọng để nghiên cứu xu hướng phát triển trong tương lai . Nội dung của phương pháp này là xác định mô hình biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng trong tương lai có kết hợp cả hai thành phần là xu thế và thời vụ . Phương pháp đòi hỏi số liệu tương đối đầy đủ và tính toán tương đối phức tạp Mô hình có dạng: Y= a + bt + cJ Trong đó : a: tham số tự do b: hệ số hồi quy cJ: thành phần thời vụ Bảng B.B có dạng như sau : Tháng j Năm i 1 J M iTi 1 T1 1 T1 I Ti i Ti N Tn nTn CJ c1 cJ cm Trong đó : T: mức độ thời gian yiJ : trị số của chỉ tiêu tháng j năm i m : số tháng trong năm n: : số năm nghiên cứu Từ số liệu của bảng trên , ta tính được giá trị các thamn số của phương trình : Từ phương trình trên với các tham số đã tính được theo bảng , ta có thể dự đoán được doanh thu du lịch của các tháng trong năm tiếp theo với t là mức độ thời gian tính từ nam đầu tiên ta nghiên cứu . 1.1.2 Phương pháp dự đoán chuyên gia : Dự đoán chuyên gia là những dự đoán được dựa trên cơ sở tổng hợp và xử lý các ý kiến của chuyên gia hoặc tập thể chuyên gia , trên cơ sở thông tin vốn có của họ kinh nghiệm , cảm giác của họ . Phương pháp chuyên gia có những ưu thế hơn hẳn khi dự đoán những hiện tượng hoặc quá trình có tầm bao quát rộng , cấu trúc nội dung phức tạp , nhiều chỉ tiêu nhân tố chi phối làm xu hướng vận động cũng như hình thức biểu hiện đa dạng , khó tiếp cận bằng con đường trực tiếp để đo đạc , tính toán thông qua công cụ chính xác . Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo thu được trong quá trình hỏi ý kiến cá nhân , tập thể hoặc các nhà chuyên môn . Cũng từ đây cái khó để áp dụng phương pháp chuyên gia là làm thế nào để chọn được các chuyên gia có những hiểu biết nhất định đến đối tượng dự đoán và khách quan . Phương pháp chuyên gia có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để tiến hành dự đoán như phỏng vấn , hội đồng , chương trình , tương tác thay đổi . Trong đó phương pháp Delphi là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất và được sử dụng phổ biến nhất . Trong phương pháp này , quá trình trưng cầu diễn ra nhiều vòng , sau mỗi vòng các ý kiến đánh giá đều được tổng hợp và xử lý . Người chủ trì sẽ thông báo lại cho các chuyên gia về kêt quả từng vòng gồm giá trị của ước lượng chung , độ tản mạn của các đánh giá và ý kiến sai lệch nhất . Trong vòng trưng cầu tiếp theo , các chuyên gia nghiên cứu , hiệu chỉnh lại đánh giá của mình . Những văn bản này được thông bao lại cho tập thể chuyên gia kèm theo các thông tin hỗ trợ khác nhằm giúp các chuyen gia hiệu chỉnh ước lượng một cách khách quan , khoa học . Quá trình cứ tiếp diễn cho đến khi tìm ra câu trả lời chung có độ hội tu cao nhất . Phương pháp dự đoán chuyên gia là phương pháp hữu hiệu nhất và đôi khi là phương pháp duy nhất đọc sử dụng trong các trường hợp thông tin thiếu xác thực , thông tin ít được lượng hoá , đối với đối tượng phức tạp với độ chính xác không cao của môi trường hoạt động của nó , khi các phương pháp dự đoán khác không áp dụng được . Phương pháp chuyên gia được sử dụng để dự đoán các nhân tố ảnh hưởng và xu hướng biến động của doanh thu đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu sắc về các vấn đề có liên quan đến doanh thu và lượng thông tin đầy đủ chính xác (một yêu cầu quan trọng đối với hầu hết các phương pháp nhưng trên thực tế lại không có được ) . Vì vây khi dự báo cần thực hiện đồng thời , kết hợp nhiều phương pháp thống kê để thu được kết quả toàn diện , tổng hợp , chính xác nhất . Chương III Vận dụng một số phương pháp thống kê để hoàn thiện hệ thống phân tích biến động doanh thu tại khách sạn Hoà Bình. Phương pháp nghiên cứu biến động tổng doanh thu du lịch : Chỉ tiêu cơ bản để xác định kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu doanh thu. Dựa trên kết quả doanh thu trong trừng thời kỳ nghiên cứu để lập cơ sở cho việc lên các kế hoạch hoạt động trong thời gian tới . Khách sạn Hoà Bình trong những năm vừa qua đã thực hiện nhiều biện pháp, cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như các biện pháp kỹ thuật làm tăng doanh thu khắc phục nhưngx khó khăn đưa hoạt động khách sạn đi vào ổn định . Tình hình biến động doanh thu của khách sạn qua các năm được thể hiện trong bảng sau : Năm Doanh thu khách du lịch ( triệu đồng ) Lượng tăng giảm tuyệt đối hằng năm (triệu đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 1996 11.104 - - 1997 13.070 1.966 117,71 1998 9.259 - 3.811 70,84 1999 10.373 1.114 112,03 2000 11.419 1.046 110,09 Tổng 107.318 Các chỉ tiêu bình quân của dãy số trong khoảng thời gian 1992 – 2000 Doanh thu khách sạn bình quân : (triệu đồng) Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân : (triệu đồng) Tốc độ phát triển bình quân : hay 100,7% Qua phân tích ta thấy doanh thu bình quân hằng năm đạt 11.045 (triệu đồng ) nhưng do tình hình doanh thu biến động qua các năm là rất lớn làm cho lượng tăng giảm bình quân hằng năm có xu hướng giảm , trung bình một năm tăng 78,75 (triệu đồng) và tốc độ phát triển trung bình một năm là 100,7% . Năm 1998 doanh thu của khách sạn giảm đáng kể so với những năm trước, về lượng tuyệt đối giảm 3811 (triệu đồng ) và tốc độ phát triển chỉ còn 71% so với năm 1997 . Nguyên nhân giai đoạn này khách sạn bị cạnh tranh gay gắt của các khách sạn khác đặc biệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm cho lượng khách đến với khách sạn giảm đi dẫn đến doanh số giảm , khách sạn gặp rất nhiều khó khăn . Tuy nhiên nhờ có sự đầu tư thích đáng kịp thời khách sạn đã nâng cấp được cơ sở hạ tầng , đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao của Tổng cục du lịch cấp , có khả năng cạnh tranh với những khách sạn 3 sao vừa được xây dựng và cải tạo trên địa bàn Hà nôị do vậy doanh thu tuy có giảm so với giai đoạn trước nhưng vẫn đạt được tỷ lệ cao . Năm 1999 , 2000 là giai đoạn hồi phục và có xu hướng phát triển lớn mạnh của khách sạn , doanh thu tăng trưởng đều đặn hằng năm với tốc độ phát triển là khoảng 111% với lượng tăng hằng năm là trên 1 tỷ đồng .Đây là dấu hiệu đáng mừng tạo đà phát triển mạnh trong những năm tiếp theo , do đó cần phải xây dựng những chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể phát huy hết khả năng của khách sạn và đáp ứng tốt hơn những nhu cầu trong tương lai . Nghiên cứu biến động thời vụ của doanh thu khách sạn : Đối với khách sạn do chịu ảnh hưởng mạnh của thị trường khách du lịch do đó doanh thu của khách sạn mang biểu hiện thời vụ tương đối rõ nét . Nghiên cứu biến động của doanh thu tạo cơ sở nghiên cứu thực hiện kế hoạch hoạt động giảm chi phí và đáp ứng nhu cầu thực tế dự kiến trước trong thời vụ kinh doanh . Số liệu doanh thu quý của khách sạn Hoà Bình qua các năm 1996 – 2000: Năm Quí 1996 1997 1998 1999 2000 I 3604,3 4436,8 3025,3 3439,2 3842,6 II 2085 2435,2 1683,2 1942,8 2016,2 III 1912,4 2139,3 1557,45 1791,84 1866,3 IV 3502,26 4058,7 2993,1 3200,16 3693,94 Tổng 11104 13070 9259 10374 11419 Chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau : Trong đó : : số trung bình các mức độ theo quý : số trung bình tất cả các mức độ trong dãy số I i : Chỉ số thời vụ quý i áp dụng công thức tính chỉ số thời vụ ta có : Quí I i I 3669,64 1,33 II 2032,84 0,74 III 1853,46 0,67 IV 3489,32 1,26 Chung 2761,3 Nhận xét : Doanh thu khách sạn biến động theo thời vụ , tập trung vào quí I và quí IV . Chỉ số thời vụ quí I và IV khá cao xấp xỉ 1,3 hay doanh thu quý I và IV vượt mạnh hơn so với doanh thu trung bình năm khoảng 1,3 lần hay tăng 30% . Nguyên nhân là do lượng khách đến khách sạn chủ yếu là khách công vụ và khách du lịch . Thời điểm từ tháng 10 đến tháng 2 là thời điểm nghỉ đông ở các nước Châu âu do đó khách thường tập trung đi du lịch nghỉ mát , thời gian này ở Việt nam thời tiết tương đối mát mẻ ,thuận lợi cho việc đi lại , tham quan các danh lam thắng cảnh , đồng thời đây là thời gian diễn ra nhiều lễ hội rất phù hợp với nhu cầu của khách du lịch quốc tế là tìm hiểu bản sắc văn hoá truyền thống của nưóc đến du lịch do đó vào thời điểm này lượng khách du lịch đến thăm quan đến thăm quan tại Hà nội nơi có truyền thống văn hoá lâu đời thường chiếm tỷ lệ lớn trong năm .Đây cũng là thời điểm diễn ra các hoạt động kinh tế sôi nổi , có nhiều cơ hội làm ăn hợp tác , thăm dò thị trường của lượng khách thương gia .Bằng các biện pháp kinh doanh của mình , khách sạn đã thu hút được lượng lớn khách du lịch đến khách sạn làm tăng doanh thu một cách rõ rệt so với các quý khác . 2.Phân tích kết cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tại khách sạn Hoà bình : Doanh thu của khách sạn được xem xét trên rất nhiều khía cạnh , mỗi mặt hoạt động cho ta một kết quả doanh thu khác nhau để hình thành nên tổng thể doanh thu trong năm . Doanh thu có thể được phân theo loại hình dịch vụ mà khách sạn kinh doanh hoặc phân theo đặc điểm của lượng khách đến với khách sạn ( quốc tịch , mục đích ) với những đặc điểm tiêu dùng khác nhau . Nghiên cứu kết cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của từng mặt hoạt động giúp ta nhận thức rã hơn vai trò của các hoạt động và sự tác động của các nhân tố đến doanh thu theo các mặt tích cực và tiêu cực . Từ đó tạo cơ sở cho việc lên kế hoạch hoạt động của khách sạn trong những năm tiếp theo , hạn chế được những tiêu cực , phát huy mặt tích cực hình thành chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với thực tế nhu cầu thị trường , đẩy mạnh khả năng cạnh tranh , tối ưu hoá nguồn lực của khách sạn . Hoạt động phân tích doanh thu diễn ra trên nhiều mặt : Phân tích kết cấu doanh thu theo loại hình hoạt động : Theo số liệu bảng trên ta thấy : Trong các loại hình dịch vụ thì doanh thu về buồng chiếm tỷ trọng cao nhất sau đó đến doanh thu ăn uống , doanh thu cho thuê văn và cuối cùng là doanh thu các dịch vụ bổ sung . Doanh thu buồng có xu hướng giảm cả về số tuuyẹt đối và về mặt tỷ trọng theo các năm . (năm 2000 chỉ đạt 4750,5 (triệu đồng ) chiếm tỷ trọng 0,41 trong khi năm 1996 doanh thu buồng đạt tới 6881,5 (triệu đồng ) chiếm tỷ trọng 62%) .Nguyên nhân công suất buồng của khách sạn trong không tăng cao so với những năm trước trong khi đó giá buồng có xu hướng ngày càng giảm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường ( gía buồng bình quân năm 1996 là 73$ trong khi năm 2000 giá buồng giảm xuống còn khoảng 30$ ) . Giá ăn uống và cơ cấu tiêu dùng thay đổi theo hướng tích cự đối với khách sạn , dịch vụ ăn uống phát triển hơn và ngày càng được mở rộng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách làm cho doanh thu ăn uống có xu hướng tăng lên cao hơn so với những năm trước ( doanh thu ăn uống năm 2000 đạt 3512,37 (triệu đồng ) chiếm tỷ trọng 40% trong khi năm 1996 chỉ đạt 1812,81 ( triệu đồng ) chiếm tỷ trọng 16% trong tổng doanh thu ) .Ngoài ra , khách sạn còn mở rộng quan hệ, ký kết hợp đồng với bên ngoài tổ chức tiệc , hội nghị tạo điều kiện phát triển dịch vụ ăn uống tại khách sạn , đa dạng hoá được các loại hình dịch vụ ăn uống . Doanh thu cho thuê văn phòng giảm , doanh thu các dịch vụ khá tăng lên nhưng nhìn chung hoạt động dịch vụ chưa phát huy hết công suâts , khả năng thu hút khách sử dụng dịch vụ còn kém , chi phí hoạt động ở mức cao ,cơ sở vật chất hạ tầng không mang tính hiện đại bắt kịp với khả năng phát triển hiện nay do đó tuy dịch vụ có tăng về mặt doanh thu nhưng nó vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ . Đây là điều cần phải chú ý của khách sạn đối với các loại hình dịch vụ của mình . Doanh thu bán hàng hoá chiếm tỷ lệ thấp do hiện nay ở khách sạn dịch vụ này không được khuyến khích phát triển , có quá ít các sản phẩm đặc sắc có thể cuốn hút khách nước ngoài . Do đó cần phải chú ý phát triển những sản phẩm mang nét đặc trưng của người Hà nội nhằm phục vụ mong muốn của khách du lịch và tăng khả năng hoạt động du lịch . Phân tích kết cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu theo loại khách tại khách sạn Hoà Bình Khách đến khách sạn Hoà Bình thuộc nhiều nước khác nhau từ khắp nơi trên thế giới : Nhật , Pháp , Anh , Mỹ , Việt nam , mỗi loại khách có số lượng và xu hướng tiêu dùng khác nhau do đó doanh thu theo các khách là rất khác nhau gây ảnh hưởng khác nhau tới tổng doanh thu . Trên cơ sở số liệu thu thập tại khách sạn để có thể khái quát người ta chia ra làm hai loại chính : khách quốc tế và khách trong nước . Phân tích doanh thu theo hai loại khách này sẽ cho ta nhận định tình hình biến động doanh thu của khách và xác định vai trò của từng loại khách trong tổng doanh thu . Phân tích hai loại doanh thu từ khách theo kết cấu : Nhìn chung doanh thu khách quốc tế và khách trong nước có xu hướng tăng lên theo các năm nhưng xét về mặt tỷ trọng doanh thu khách quốc tế giảm còn doanh thu khách trong nước có xu hướng tăng dần . Cụ thể : + Năm 1996 , 1997 Thị trường du lịch Việt nam phát triển khá mạnh , khách quốc tế đến với Việt nam với số lượng lớn , khách sạn có doanh thu khách quốc tế cao chiếm tỷ trong khoảng 95,5% . Đây cũng là thời điểm tiến hành nâng cấp khách sạn với nhiều sự cải tiến về cơ sở vật chất và dịch vụ nên đã thu hút được nhiều lượng khách đến từ các nước , giá thành , chi phí cho các mặt hoạt động tương đối cao làm doanh thu từ khách quốc tế tăng lên .Khách quốc tế đóng vai trò rất quan trọng và là thị trường chính của khách sạn , khách trong nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số khách cũng như tổng doanh thu khách sạn khoảng 6% khả năng chi tiêu và cơ cấu tiêu dùng đối với các loại dịch vụ thấp . + Năm 1998 : Doanh thu khách quốc tế và tổng doanh thu giảm xuống rõ rệt tuy nhiên doanh thu quốc tế vẫn chiếm tỷ trọng khá cao 95% . Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở Châu á vào thời điểm năm 1997 gây ảnh hưởng mạnh và trực tiếp vào thị trường du lịch vào năm 1998 . Nền kinh tế các nước Châu á vào thời điểm này bị đẩy lùi so với các năm trước đây , lượng khách du lịch quốc tế đến với Việt nam giảm đặc biệt trong đó là lượng khách đến từ Châu á . Đây là một thiệt thòi , một khó khăn lớn đối với khách sạn bởi vì trong tổng số khách đến với khách sạn thì lượng khách ỏ Châu á là lượng khách chiếm tỷ trọng cao nhất . Vào thời điểm này khách sạn phải đương đàu với rất nhiều thách thức do mới được nâng cấp cải tiến , các loại hình dịch vụ chưa đi vào hoạt động ổn định , chi phí và giá cả tương đối cao nhưng công suất hoạt động rất thấp , cơ cấu tiêu dùng của khách rất ít với các dịch vụ . Mặt khác do ảnh hưởng thì lượng khách Việt nam đến khách sạn vẫn chỉ chiếm tỷ nhỏ đồng thời chi tiêu của khách còn hạn chế rất nhiều làm doanh thu của khách trong nước cũng giảm đi so với năm trước , tỷ trọng trong tổng doanh thu khoảng 0,5% tuy nhiên có thể thấy xét về mặt kết cấu doanh thu khách trong nước lại có xu hướng tăng lên so với năm trước . Năm 1999 ,2000 : Nền kinh tế đi vào ổn định , thị trường du lịch được phục hồi và có khả năng phát triển mạnh mẽ đặc biệt . Đây là cơ hội đẻ khách sạn bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển sau cuộc khủng hoảng vừa qua . Bằng các chính sách biện pháp thích hợp khách sạn đã thu hút một lượng lớn khách đến với khách sạn ( bao gồm cả khách trong nước và khách quốc tế ) đẩy mạnh doanh thu vượt hanử so với năm 1998 . Về mặt tuyệt đối doanh thu tăng lên khá nhiều so với năm trước ở cả hai thị trường trong nước và quốc tế . Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy công suất hoạt động của các loại hình dịch vụ khách sạn đã được nâng lên . Xét về mặt tương đối doanh thu từ khách quốc tế giảm và doanh thu khách trong nước tăng . Nguyên nhân có thể thấy do điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện , số lượng người Việt nam đi du lịch và trao đổi giao lưu buôn bán giữa các miền ngày càng nhiều đồng thời cơ cấu tiêu dùng thay đổi , họ sẵnc sàng bỏ ra những khoỉan tiền lớn hơn để đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của bản thân về ăn ,uống , buồng ngủ và các loại hình dịch vụ , do vậy doanh thu từ khách trong nước tăng lên đáng kể đạt 799,33 ( triệu đồng ) chiếm tỷ trọng 6,5% trong tổng doanh thu . Nhận xét : Trong tình hình thị trường hiện nay thì thị trường khách quốc tế vẫnc là thị trường chính và là thị trường chủ đạo của khách sạn mang lại doanh số và lợi nhuận lớn cho khachs sạn , tuy nhiên điều cần chú ý đó là các biện pháp để thúc đẩy và thoả mãn tốt hơn các nhu cầu ngày càng gia tăng của khách đến với khách sạn đặc biệt là từ lượng khách trong nước bởi vì đối với khách sạn thị trường khách trong nước chính là thị trường tiềm năng và có xu hướng phát triển trong tương lai rất lớn . Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu theo loại khách : Việc phân tích kết cấu cho ta những nhận định khái quát về vai trò , xu hướng và nguyên nhân của sự biến động doanh thu theo loại khách . Để có thể xem xét và định lượng chính xác nguyên nhân và vai trò ảnh hưởng các mặt trực tiếp tác động tới sự biến động này ta cần phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu theo loại khách . Phương pháp sử dụng ở đây là phương pháp chỉ số . Tổng doanh thu chịu sự tác động của nhiều nhân tố ( cả nhân tố trực tiếp và nhân tố gián tiếp ) . Việc phân tích biến động ảnh hưởng các nhân tố đối với sự biến động của doanh thu cho phép ta xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố với sự biến động của tổng doanh thu là bao nhiêu và nguyên nhân của sự biến động đó . Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu tuy nhiên dưới đây chỉ xin trình bầy một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu . a, Phân tích nhân tố cấu thành của doanh thu : Doanh thu khách sạn theo loại khách chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố sau : Mức thu bình quân một ngày khách : T = Tổng doanh thu (D) / Tổng số ngày khách (N) Số ngày lưu trú bình quân một khách : n = Tổng số ngàyd khách (N) / Số khách (K) Số khách (K) Mối qua hệ giữa doanh thu và 3 nhân tố trên được thể hiện ở phương rình sau : D = t.n.k Từ phương trình kinh tế trên ta có thể xây dựng hệ thống chỉ số gồm 3 nhân tố như sau : Số tương đối : ID = I t x In x I k Trong đó : ID : chỉ số doanh thu du lịch It : Chỉ số doanh thu bình quân một ngày khách In : Chỉ số số ngày lưu trú bình quân Ik : Chỉ số số lượng khách trong kỳ Số tuyệt đối : Với năm 1996 là kỳ gốc , 2000 chọn làm kỳ nghiên cứu ta có tình hình biến động doanh thu như sau : Bảng 5 : Tình hình hoạt động kinh doanh tại khách sạn Hoà Bình : Nguồn khách 1996 2000 Số khách (người ) Số ngày khách (ngày) Doanh thu (trệu đồng ) Số khách (người ) Số ngày khách (ngày ) Doanh thu (triệu đồng ) Khách quốc tế 7324 16168 10659,8 8000 16800 10676 Khách trong nước 389 977 444,15 445 1246,4 742,2 Toàn bộ 7713 17227 11104 8445 18026 11419 Vận dụng các công thức tính toán ta có bảng số liệu sau : Nguồn khách D.thu bình quân 1 ngày khách Số ngày lưu trú bình quân 1996 2000 1996 2000 Khách quốc tế 0,66 0,635 2,2 2,1 Khách trong nước 0,45 0,595 2,5 2,8 Chung 0,64 0,63 2,23 2,13 Từ số liệu ở các bảng trên ta có thể phân tích : Hệ thống chỉ số : 1,028 = 0,98 x 0,995 x 1,095 2,8% -2% - 4,5% 9,5% Luợng tăng giảm tuyệt đối : = - 179,87 – 540,8 + 1044,7 Nhận xét : Doanh thu năm 2000 tại khách sạn Hoà Bình so với năm 1996 tăng lên 2,8 % hay 315 triệu do ảnh hưởng của các nhân tố như sau : Doanh thu bình quân một ngày khách của năm 2000 giảm so với năm 1996 khoảng 2% (chủ yếu là do doanh thu bình quân một khách quốc tế giảm đi 0,164 triệu ) hay về lượng tuyệt đối khoảng 0,01 triệu / ngày khách làm cho tổng doanh thu giảm đi 179,87 triệu đồng Số ngày lưu trú bình quân của khách năm 2000 giảm so với năm 1996 khoảng 4,5 % làm tổng doanh thu giảm đi một lượng 540,48 (triệu đồng ) . Số khách du lịch tăng lên 9,5 % ( hay tăng 723 khách ) làm tổng doanh thu tăng lên 1044,7 triệu đồng . Có thể thấy rằng nguyên nhân chính của việc doanh thu tăng lên chính là sự gia tăng về số lượng khách du lịch của năm 2000 so với năm 1996 . Hai nhân tố còn lại gây tác động tiêu cực tới sự biến động của tổng doanh thu , đặc biệt là nhân tố số ngày lưu trú bình quân đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc doanh thu không cao do chịu ảnh hưởng của số ngày lưu trú bình quân giảm . Để có thể hạn chế những tác động tiêu cực do số ngày lưu trú bình quân gây ra ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân của việc giảm số ngày lưu trú bình quân thông qua việc phân tích nhân tố này như sau : Phân tích các nhân tố làm giảm số ngày lưu trú bình quân một khách , để phân rtích biến động của chỉ tiêu này ta có thể vận dụng phương pháp chỉ số cấu thành khả biến , cố định và ảnh hưởng kết cấu . Trong đó : x1 ,x0 : số ngày lưu trú bình quân một khách theo từng loại khách f1,f0 : số khách từng loại khách Với số liệu ở bảng trên ta có : Loại khách Số ngày lưu trú bình quân ( x ) Số khách ( f ) x0..f1 Khách quốc tế 2,2 2,1 7324 8000 17600 Khách trong nước 2,5 2,8 389 445 1112,5 Tổng 7713 8445 18712,5 Ta có hệ thống chỉ số : 0,955 = 0,961 x 0,994 4,5% 3,9% 0,6% Số tuyệt đối : - 0,1 = - 0,086 – 0,014 Có thể thấy rằng : số ngày lưu trú bình quân một khách giảm 4,5% hay 0,1 ngày là do ảnh hưởng của hai nhân tố sau : Số ngày lưu trú bình quân một khách của từng loại thay đổi (số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế giảm xuống 0,1 ngày . của khách trong nước tăng 0,3 ngày ) làm cho số ngày lưu trú bình quân một khách giảm 3,9 % hay 0,086 ngày . Kết cấu từng loại khách thay đổi ( kết cấu khách quốc tế giảm , kết cấu khách trong nước tăng ) làm cho số ngày lưu trú bình quân một khách giảm 0,6% hay 0,014 ngày . Nhận xét : Qua quá trình phân tích ta thấy : - Tỷ trọng doanh thu khách quốc tế có xu hướng giảm , tỷ trọng doanh thu khách trong nước tăng lên . - Sự tăng lên của doanh thu theo loại khách trong giai đoạn 1996 – 2000 chủ yếu là do sự tăng lên của số khách đến với khách sạn . - Số ngày lưu trú bình quân của một khách có xu hướng giảm đi làm cho doanh thu bị hạn chế , nguyên nhân chính là do số ngày lưu trú của khách quốc tế giảm . Biện pháp khắc phục : Phân tích kết cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu khách phân theo mục đích chuyến đi : Doanh thu của từng loại khách theo mục đích chuyến đi được phân ra làm 3 loại : Khách công vụ , khách du lịch , khách khác .Doanh thu từ khách công vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong suốt thời kỳ nhưng nhìn chung nó có xu hướng ngày càng giảm , năm 1996 , 1997 doanh thu khách công vụ đạt tỷ trọng khá cao > 58% do khách công vụ có thời gian lưu trú bình quân nhiều , đồng thời khả năng chi trả cho các dịch vụ tương đối lớn để có thể đảm bảo tốt , thuận tiện cho quá trình công tác của mình . Năm 2000 doanh số thu được từ khách công vụ giảm đi chiếm tỷ trọng 0,49% do khách sạn bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường , sự xuất hiện của hàng loạt các khách sạn 4 sao , 5 sao đã thu hút rất nhiều lượng khách công vụ của khách sạn , đồng thời do sự phát triển mạnh mẽ của thị trường du lịch, lượng khách su lịch đến với khách sạn ngày càng nhiều làm doanh thu từ khách du lịch tăng lên chiếm tỷ trọng khá cao . Nhìn chung thị trương khách chủ đạo mang lại doanh thu lớn cho khách sạn trong giai đoạn này là thị trường khách công vụ , một thị trường luôn có nhu cầu đòi hỏi rất cao , thị trường tiềm năng và có khả năng phát triển mạnh đem lại nhiều lợi nhuận cho khách sạn trong tương lai là thị trường khách du lịch , đặc biệt trong giai đoạn tới từ 2000 –2010 đây là thời điểm bùng nổ thị trường du lịch ở Việt nam . Tỷ trọng doanh thu khách khác luôn ổn định trong suốt thời kỳ do đó cần có biện pháp để thu hút , kích thích sự phát triển của thị trương loại khách này . Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu cuả khách theo mục đích chuyến đi : Năm 1996 2000 Loại khách Số khách Số ngày khách Doanh thu (triệu đồng ) Số khách Số ngày khách Doanh thu(triệu đồng) Công vụ 2314 9048 6440,3 2250 7650 5138,55 Du lịch 4375 5949 3331,2 5055 8593 5138,55 Khác 1024 2230 1332,5 1140 1783 1141,9 Tổng 7713 17227 11104 8445 18026 11419 Từ bảng trên ta có : Loại khách D.thu bình quân một ngày khách (triệu đồng ) Số ngày lưu trú bình quân 1996 2000 1996 2000 Công vụ 0,71 0,67 3,91 3,4 Du lịch 0,56 0,6 1,36 1,7 Khác 0,64 O,64 2,17 1,56 Trung bình 0,64 0,63 2,23 2,13 Khi phân tích nhân tố ảnh hưởng ở đây nẫn dựa trên cơ sở lý luận như trước , với số liệu không thay đổi về mặt giá trị mức độ biến động doanh thu không thay đổi vấn đề là ta cần tìm hiểu sự biến động doanh thu do nguyên nhân nào gây ra khi đứng trên khía cạnh khách xét theo mục đích chuyến đi . Ta thấy : Doanh thu tăng 2,8% hay 315 triệu đồng là do sự tác động của các nhân tố : Doanh thu bình quân một ngày khách của các loại khách có sự thay đổi : + Doanh thu bình quân 1 ngày khách công vụ giảm 0.04 triệu /khách + Doanh thu bình quân 1 ngày khách du lịch tăng 0,04 triệu /khách . Tuy cùng thay đổi một lượng là 0,04 triệu / khách nhưng do về số tuyệt đối doanh thu bình quân một ngày khách công vụ khá cao (0,71triệu /ngày khách ) nên việc giảm doanh thu khách công vụ làm doanh thu bình quân chung một ngày khách giảm 2% làm tổng doanh thu giảm 179 triệu đồng. Có thể thấy ở đây nhân tố tác động chủ yếu làm giảm doanh thu chính là sự giảm xuống của doanh thu bình quân một ngày khách công vụ. Số ngày lưu trú bình quân thay đôi của các loại khách thay đổi : + Số ngày lưu trú bình quân của khách công vụ giảm : 0,51 ngày + Số ngày lưu trú bình quân khách du lịch tăng lên : 0,63 ngày + Số ngày lưu trú bình quân của lượng khách khác giảm : 0,41 ngày Sự thay đổi này làm doanh thu giảm đi một lượng là 4,5 % hay 540 triệu đồng . Tổng lượng khách của khách sạn trong kỳ tăng 732 khách trong đó : + Số khách công vụ giảm 64 khách + Số khách du lịch tăng 680 khách + Số khách khác tăng 116 khách Tổng số khách tăng lên làm doanh thu tăng 9,5 % về số tuyệt đối là 1044,7 triệu đồng. Đối với sự ảnh hưởng của nhân tố này thì lượng khách du lịch tăng lên đóng vai trò tích cực nhất đó là sự tăng lên của doanh thu. Đứng trên giác độ phân tích về loại khách theo mục đích chuyến đi để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự giảm xuống của số ngày lưu trú bình quân một nguyên nhân chính làm giảm doanh thu ta có : Loại khách Số ngày lưu trú bình quân Số khách x0f1 1996 2000 1996 2000 Công vụ 3,91 3,4 2314 2250 8797,5 Du lịch 1,36 1,69 4375 5055 6874,8 Khác 2,17 1,56 1024 1140 2473,8 Tổng 7713 8445 18146,1 ta có hệ thống chỉ số : 0,955 = 0,991 x 0,963 - 4,5% - 0,9% - 0,37% Về số tuyệt đối : - 0,1 = - 0,019 – 0,081 Nhận xét : Số ngày lưu trú bình quân giảm 4,5% hay 0,1 ngày là do : Số ngày lưu trú bình quân của từng loại khách thay đổi làm số ngày lưu trú bình quân giảm 0,9% hay 0,019 ngày . Số khách của từng loại khách thay đổi làm số ngày lưu trú bình quân giảm 0,37% hay 0,081 ngày . Ta có thể thấy khi xét trên phương diện loại khách theo mục đích chuyến đi thì ảnh hưởng của sự thay đổi lượng khách của từng loại khách đóng vai trò quyết định chứ không phải là số ngày lưu trú bình quân của từng loại khách . Phân tích nhân tố về tình hình sử dụng lao động đến biến động của doanh thu : Lao động là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên mọi loại doanh thu , đó chính là những người vận hành hệ thống các hoạt động tại khách sạn mang lại sức sống và là tiềm lực mạnh mẽ nhất cho sự phát triển của khách sạn . Doanh thu khách sạn biến động xét theo các nhân tố ảnh hưởng của lao động thì có hai nhân tố chính như sau : Năng suất lao động bình quân của một lao động : - Số lao động bình quân của khách sạn trong kỳ (T) Mối quan hệ giữa doanh thu và hai nhân tố trên được biểu hiện bằng phương trình : D = w.T Ta có hệ thống chỉ số như sau : số tương đối : ID = IW . IT Với : W0 ,W1 : năng suất lao động trung bình kỳ gốc và kỳ nghiên cứu T0 , T1 : Số lao động bình quân kỳ gốc và kỳ nghiên cứu D0 , D1 : Doanh thu kỳ gốc , kỳ nghiên cứu ID : Chỉ số doanh thu IW : Chỉ số năng suất lao động bình quân IT : chỉ số lao động bình quân Về số tuyệt đối : D1 – D0 =(W1 – W0 ). T1 – (T1 – T0)W0 Ta có bảng số liệu sau : Tình hình sử dụng lao động trong khách sạn : Chỉ tiêu 1996 2000 1.Tổng doanh thu (triệu đồng ) 11104 11419 2. Số lao động bình quân (người ) 220 189 3. Năng suất lao động bình quân 1 lao động (triệu /người ) 50,47 60,42 Từ số liệu trên ta có hệ thống chỉ số : 1,028 = 1,197 x 0,855 2,8% 19,7% - 14,5% Về số tuyệt đối : 315 = 1880,17 – 1564,57 Doanh thu khách sạn năm 2000 tăng so với năm 1996 là 2,8% hay 315 triệu là do : Năng suất lao động bình quân một lao động tăng lên 9,95 triệu / người làm doanh thu tăng lên 19,7 % hay tăng lên một lượng là 1880,7 triệu . Số lao động giảm đi 31 người làm doanh thu giảm đi 14,5% hay về lượng tuyệt đối giảm 1564,57 triệu . Như vậy do mức độ tăng của năng suất lao động bình quân lớn hơn so với mức giảm của số lao động bình quân làm doanh thu tăng lên . V . Dự đoán doanh thu du lịch Do biến động doanh thu trong các năm của dãy số thời gian diễn ra khá mạnh , tốc độ phát triển và lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân không đồng đều giữa các năm . Do đó trong quá trình dự đoán cần phải chọn ra phương pháp thích hợp nhất đảm bảo tính chính xác thực tế . Trong quá trình dự đoán doanh thu khách sạn do nguồn số liệu không thu thập đầy đủ với nhiều hạn chế , sự biến động doanh thu khá phức tạp và đặc điểm kinh doanh ngành khách sạn luôn chịu ảnh hưởng mạnh của các tác động ngẫu nhiên nên việc ngoại suy hàm xu thê rất khó khăn và không mang tính thực tế cao các hàm đều không mang độ chính xác cần thiết cho phép thực hiện qúa trình nghiên cứu . Do đó trong khâu dự đoán , phương pháp dự đoán nên vận dụng để nghiên cứu doanh thu đó là phương pháp dự đoán doanh thu thông qua bảng BB . Trên cơ sở số liệu có được ta sẽ dự đoán doanh thu theo quí của các năm nghiên cứu tại khách sạn Hoà Bình . Doanh thu quí từ năm 1996 – 2000 và dự báo doanh thu khách sạn năm 2001 : Năm i Quí j 1996 1997 1998 1999 2000 Cj I 3604,3 4436,8 3025,2 3439,2 3842,2 18347,7 3669,54 1365,5 II 2085 2435,2 1683,2 1942,8 2016,2 10162,4 2032,48 - 558,4 III 1912,4 2139,3 1557,45 1791,84 1866,3 9267,3 1853,46 -1077,8 IV 3502,26 4058,7 2993,1 3200,16 3693,94 17448,2 3489,64 - 584,9 11104 13070 9259 10374 11419 55226 2761,3 i.Ti 11104 26140 27777 41496 57095 163612 Với số liệu bảng trên ta lần lượt tính các hệ số a, b, cj như sau theo các công thức : Trong đó : t : mức độ thời gian yij : trị số của chỉ tiêu ở quí j năm i m : số quí trong năm n : số năm nghiên cứu Từ đó ta có phương trình : y = - 817,625 + 340,85t + cj Từ phương trình trên với t là mức độ thời gian ta có thể dự đoán doanh thu các quí năm 2001 ( t =21, 22, 23, 24 ). Bảng dự đoán doanh thu khách sạn Hoà Bình năm 2001 theo phương pháp bảng BB Quí Doanh thu Quí I 7705,725 Quí II 6074,6 Quí III 5925,2 Quí IV 6757,475 Table of Contents Bài tập đọc lớp 5 của tuần 24. Hộp thư mật. Thiết kế power point Kiểm tra bài cũ. Chào mừng dự giỏo viờn dạy giỏi Kiểm tra bài cũ.5 phut. Vi deo Đoạn phim về hai long.2 , Cho chơi 5 phỳt. Trũ chơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT129.doc
Tài liệu liên quan