Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại Thuốc lá thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, cạnh tranh đang trở nên vô cùng gay gắt, các doanh nghiệp đua nhau đầu tư nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá bán, đa dạng hoá sản phẩm làm sao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Như vậy khách hang là người được lợi do được thoả mãn nhu cầu. Tại sao các doanh nghiẹp lại phải luôn cố gắng kéo khách hàng về phía mình? Vì khách hàng là thượng đế, khách hàng là người tiêu dàng sản phẩm của doanh nghiệp, khách hàng là người trả lương cho doanh nghiệp, là trung tâm của những chính sách, những chiến lược của doanh nghiệp, họ đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp – khách hàng là điều kiện để tồn tại và phát triển. Kiếm được khách hàng đã khó, giữ được khách hàng còn khó hơn. Chính vì vậy, việc duy trì và củng cố mối quan hệ với khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra không chỉ đối với công ty mà đối với tất cả các doanh nghiệp khác. Để duy trì lượng khách hàng này Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: - Tăng cường hoạt động giao dịch, tiếp xúc với khách hàng. - Tổ chức tốt công tác sau bán, chăm sóc khách hàng

doc80 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại Thuốc lá thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 tỷ đồng và lực lượng lao động trên 12.000 người, hàng năm VINATABA đã đạt doanh thu khoảng 13.000 tỷ đồng, nộp Ngân sách Nhà nước khoảng 3.000 tỷ đồng. Chính việc mang thương hiệu mạnh của Tổng Công ty đồng thời dựa trên truyền thống vế uy tín và chất lượng mà sản phẩm thuốc lá VINATABA đã trở thành sản phẩm có doanh số tiêu thụ lớn nhất Việt Nam. Tổng công ty thuốc lá Việt Nam luôn chào đón và sẵn sàng hợp tác với các đối tác có quan tâm đến đầu tư và phát triển sản xuất thuốc lá tại Việt Nam. “Vươn lên lớn mạnh cùng đất nước” – đó là khẩu hiệu hành động, tiêu chí phát triển lâu dài của VINATABA. 1.3.2 Thị phần của Công ty trên thị trường Hiện nay sản phẩm thuốc lá của Công ty được tiêu thụ nhiều ở miền Bắc từ Hà Tĩnh trở ra. Công ty có 92 khách hàng cấp 1 ở 29 tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hoà Bình, Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An... Khách hàng của Công ty gồm nhiều loại hình doanh nghiệp như Doanh nghiệp Nhà nước (Công ty Bách hoá Hà Nội, Trung tâm thương mại Intimex, Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không...), Doanh nghiệp tư nhân (DNTN Ngô Tuyết, DNTN Liên Dung, DNTN Vân Chi ở Hà Nội; DNTN Thành Trung ở Hoà Bình, DNTN Anh Tú ở Hà Tây...); Công ty TNHH (Tài Thắng, Hoàng Giang, Việt Thắng ở Hà Nội; Công ty Tiến Đạt ở Lạng Sơn...) Theo ước tính thì hàng năm thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng gần 2 tỷ bao thuốc lá (chưa thống kê lượng thuốc lá nhập lậu được tiêu thụ) trong đó thị phần của thuốc lá Vinataba các loại chiếm khoảng trên dưới 20%, ta thấy Vinataba là loại thuốc lá được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường, điều đó đã khẳng định tính cạnh tranh vượt trội của sản phẩm. Chiếm được một thị phần khá lớn như vậy đã khó, nhưng duy trì và tăng thị phần lại càng khó khăn hơn. Bởi hiện nay ngày càng có nhiều loại thuốc lá xuất hiện trên thị trường, điều đó làm thị trường ngày càng bị chia nhỏ hơn. Công ty sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh mới, muốn tồn tại và khẳng định vị thế của mình là mục tiêu mang tính chiến lược của Công ty. 1.3.3. Sản phẩm nhiệm vụ của Công ty là kinh doanh mua bán thuốc lá bao các loại cho nên sản phẩm chính của Công ty là thuốc lá bao các loại. Bao gồm các loại sau: VINATABA Sài Gòn, VINATABA Tổng Công ty, VINATABA Premium, Marlboro, Aroma, Aroma PN. Ngoài ra công ty còn kinh doanh các sản phẩm khác như: Vinawa, Kem đánh răng, Rượu vang...Trong số đó, sản phẩm chủ yếu mà Công ty kinh doanh là thuốc lá Vinataba, còn thuốc lá Marlboro và thuốc lá Aroma là sản phẩm Công ty nhận bán hộ cho Công ty Phillip Morris Việt Nam. Công ty Thương mại Thuốc lá là một thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nên các nhà cung cấp cho Công ty chính là các nhà máy thuộc Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam bao gồm các nhà máy thuốc lá: Sài Gòn, Thăng Long, Bắc Sơn và Thanh Hoá. 1.3.4. Nguồn vốn Quy mô của nguồn vốn phản ánh quy mô của doanh nghiệp và quy mô cơ hội doanh nghiệp có thể khai thác được. Với nguồn vốn dồi dào doanh nghiệp sẽ có điều kiện để phân bổ đầu tư vào các hoạt động kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả hơn. Bảng 1: Tình hình vốn của Công ty Thương mại Thuốc lá Đơn vị tính: VNĐ Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I. Nguồn vốn kinh doanh 20.265.111.566 24.026.261.252 24.175.382.152 1. Vốn cố định 6.987.401.278 10.748.550.964 10.897.671.864 - Ngân sách 783.381 783.381 783.381 - Tự bổ sung 6.986.617.897 10.747.767.585 10.896.888.483 2. Vốn lưu động 13.277.710.288 13.277.710.288 13.277.710.288 - Ngân sách 12.099.249.767 13.090.441.424 13.090.441.424 - Tự bổ sung 1.178.460.520 187.268.860 187.268.860 II. Nguồn vốn ĐT XDCB 69.663.954 69.663.954 69.663.954 - Ngân sách 8.415.843 8.415.843 8.415.843 - Tự bổ sung 61.248.111 61.248.111 61.248.111 III. Các quỹ 30.415.660.470 30.952.328.841 35.346.096.041 - Quỹ ĐT phát triển 24.153.184.581 23.588.154.300 26.555.344.524 - Quỹ dự phòng TC 4.327.877.996 5.718.513.804 6.809.621.295 - Quỹ KT, PL… 1.934.597.894 1.645.660.736 1.981.130.225 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Qua bảng cơ cấu nguồn vốn trên ta thấy Công ty Thương mại Thuốc lá có sức mạnh về tài chính, có nguồn vốn kinh doanh khá lớn và không ngừng được tăng lên qua các năm với các nguồn huy động khá phong phú. Điều đó phần nào đã đáp ứng được nhu cầu kinh doanh trong thực tế. Quỹ đầu tư phát triển tăng lên chứng tỏ công ty luôn chú trọng đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh của mình, quỹ dự phòng tài chính cũng được đảm bảo để có thể ứng phó với những trường hợp rủi ro hay khi có những khó khăn bất ngờ xẩy ra. Quỹ khen thưởng phúc lợi cũng tăng lên, tình hình đãi ngộ với công nhân viên tương đối tối cả về mặt vật chất và tinh thần. 1.4. Một số thành tựu mà Công ty đạt được trong những năm qua Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực phấn đấu của Ban lãnhh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn Công ty, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam, Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hiện nay, với việc vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường, đồng thời thực hiện chủ trưởng cải tiến quản lý kinh tế và các chính sách kinh tế của Nhà nước. Công ty đã dần tạo được uy tín đối với khách hàng và thực hiện ký kết nhiều hợp đồng mới. Trên cơ sở đó phát triển kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Thứ nhất, sản phẩm VINATABA là sản phẩm độc quyền phân phối của Công ty. Công ty đã góp phần đưa Vinataba thành thương hiệu thuốc lá có uy tín trên thị trường Việt Nam trong nhiều năm nay và chiếm thị phần lớn ở thị trường. Bởi ngoài chất lượng được khẳng định thì điều góp phần vào thành công của sản phẩm trên thị trường còn phụ thuộc rất nhiều vào việc kinh doanh phân phối, marketing cho sản phẩm và Công ty thương mại thuốc lá đã thực hiện tốt việc đó. Thứ hai, bên cạnh coi trọng mặt hàng kinh doanh truyền thống Công ty đã thực hiện thành công hướng đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, phát triển thêm nhiều loại mặt hàng mới là kinh doanh nước khoáng đóng chai và kinh doanh vận chuyển, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước. Thứ ba, hoạt động kinh doanh của Công ty thương mại thuốc lá ngày càng có hiệu quả thể hiện ở số liệu tài chính qua các năm. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng trưởng tốt, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên gấp đôi trong vòng 4 năm, nộp Ngân sách Nhà nước hàng năm trên 30 tỷ đồng. Thứ tư, Công ty đã đề xuất cho Tổng công ty các ý kiến về mức giá sản phẩm hợp lý dựa trên những nghiên cứu về thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời còn chủ động áp dụng được đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hạ chi phí kinh doanh như: tiết kiệm chi phí bán hàng, giảm chi phí lưu kho, vận chuyển, tăng năng suất lao động... Đây là một điểm mạnh rất cơ bản về khai thác các yếu tố nội lực của Công ty trong những năm qua. Thứ năm, Công ta đã đa dạng hoá các hình thức bán hàng và thanh toán như: bán hàng theo đại lý, uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá, bán hàng thanh toán trả chậm theo thời hạn... nên ngày càng thu hút được nhiều bạn hàng và tạo được uy tín đối với họ. Thứ sáu, hoạt động kinh doanh của Công ty là tương đối ổn định trong vài năm trở lại đây. Doanh thu của Công ty đều ổn định ở mức cao qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng Công ty đã có chỗ đứng khá vững vàng trên thị trường, đã có một lượng khách hàng ổn định, thương hiệu đã được khẳng định. Thứ bảy, năng suất lao động trong Công ty ngày càng cao. Nhờ đó mà tình hình thu nhập, lương của người lao động được cải thiện. Mặc dù, thời gian 2005 Công ty còn phải dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và chuyển đổi sang hình thức công ty mẹ - công ty con theo Quyết định của Tổng công ty. Nhưng không vì thế mà năng suất lao động bị giảm sút. Mà trái lại, năng suất lao động ngày càng cao hơn. Đây là kết quả của sự nỗ lực chung của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Bảng 2: Một số chỉ tiêu tài chính trong 3 năm gần đây Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Sản lượng 300.072.116 349.824.709 368.539.813 Trong đó: Vinataba 255.638.430 309.726.770 336.074.417 Doanh thu 2.137.314.105.349 2.534.345.947.963 2.733.734.970.647 Trong đó: Thuốc lá bao 2.113.845.394.187 2.503.083.634.042 2.702.468.375.886 Giá trị thế chấp 58.333.675.365 79.500.617.760 79.856.862.975 Nộp ngân sách 32.547.926.424 21.319.604.846 20.327.970.928 Lợi nhuận trước thuế 19.510.327.827 19.340.606.464 15.060.937.368 Thu nhập bình quân 2.422.164 2.945.649 3.433.690 Quỹ lương chi cho người LĐ 9.955.493.238 15.598.858.162 22.204.253.148 Vốn chủ sở hữu 38.549.102.508 46.194.513.374 47.833.200.406 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán 1.5. Những mặt hạn chế Thứ nhất, tình hình tiêu thụ VINATABA của Công ty phụ thuộc cơ bản vào nhu cầu thị trường trong khi các nhà máy lại sản xuất theo kế hoạch Tổng Công ty giao nên cung cầu mất cân đối tại một số thời điểm làm ảnh hưởng đến khâu điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thứ hai, Thiếu vốn là vấn đề của nhiều doanh nghiệp và Công ty thương mại thuốc lá cũng vậy. Công ty vẫn còn cần bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh và cần khai thác ưu đãi tín dụng để tăng số vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thứ ba, công tác tiếp thị, khuyếch trương sản phẩm chưa thực sự được đầu tư thích đáng, do đó chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường. Thứ tư, có thể thấy rằng việc tiêu thụ hàng hoá của Công ty chủ yếu là ở thị trường khu vực phía bắc, Công ty chưa khai thác và phát triển hết tiềm năng thị trường miền Nam và miền Trung. Thị trường nước ngoài rộng lớn với nhiều cơ hội và thách thức thì Công ty cũng chưa khai thác được. Thứ năm, Công tác nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm thường xuyên. Công ty đã tiến hành công tác xác định nghiên cứu thị trường, nghiên cứu chính sách kinh tế nhưng chưa sâu sát và đồng bộ, chưa được đầu tư thích đáng. 1.6. Nguyên nhân - Thông tin về khách hàng, lượng tiêu thụ dự kiến của thị trường tuy đã được thường xuyên báo cáo lên Tổng công ty nhưng các nhà máy sản xuất lại chưa nắm bắt đầy đủ. Thêm vào đó tình hình sản xuất nguyên liệu trong nước chưa ổn định, tình hình nguyên liệu nhập khẩu giá ngày càng cao nên các nhà máy sản xuất không theo đúng được với kế hoạch đã đề ra. - Mặc dù, sản phẩm thuốc lá là sản phẩm đặc biệt, Nhà nước kinh doanh độc quyền, kiểm soát chặt chẽ nhưng không vì thế mà môi trường cạnh tranh giảm sút (do đầu tư hạn chế), thị trường có thể biến động nhanh chóng, việc thu thập thông tin từ các nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các chính sách của Nhà nước rất quan trọng. Trong đó bao gồm các thông tin vè thị trường tiêu thụ, thông tin về giá cả của các đối thủ cạnh tranh còn chưa đầy đủ và thiếu chính xác. Khâu thu thập thông tin từ Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam chưa được quan tâm. Công việc thu thập thông tin lộ rõ nhược điểm khiến cho chất lượng báo cáo phân tích tài chính còn nhiều hạn chế. - Việc thu hồi công nợ của khách hàng nhiều lúc bị chậm trễ do nhiều nguyên nhân khác nhau cho nên dẫn đến tình trạng nhiều thời điểm Công ty thiếu vốn. Trên thực tế Công ty vẫn phải đi vay ngân hàng, số vay tuy không lớn nhưng việc trả lãi cũng làm giảm đi lợi nhuận của Công ty, trong khi kinh doanh mặt hàng thuốc lá có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các mặt hàng khác. - Công ty là một Công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty cho nên việc quảng bá, xây dựng hình ảnh cho thương hiệu Vinataba công ty không có đủ nguồn lực để thực hiện. Muốn làm việc này phải có sự hỗ trợ của Tổng công ty, - Các phòng ban của Công ty luôn cố gắng hoàn thành tốt các công việc tuy nhiên do khối lượng công việc nhiều, số lượng nhân viên có hạn chế chưa dành được nhiều thời gian, nguồn nhân lực để tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và các khách hàng. - Trụ sở chính của công ty là ở Hà Nội nên việc kinh doanh ở thị trường miền Bắc tốt hơn ở miền Trung và miền Nam, Công ty chưa có đủ khả năng tài chính để đầu tư một lúc trên nhiều khu vực thị trường cho nên xảy ra tình trạng phát triển không đồng đều. 2. Phân tích biến động kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Thương mại Thuốc lá giai đoạn 2003 - 2007 dựa vào phân tích dãy số thời gian 2.1. Biến động của doanh thu theo thời gian Bảng 3: Biến động doanh thu của Công ty Thương mại Thuốc lá giai đoạn 2003-2007 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) (tỷ đồng) - 20,31 21,37 25,34 27,33 - Tốc độ tăng (giảm) (%) Định gốc - 5,219 24,766 34,564 74,052 - Liên hoàn - 5,219 18,577 7,853 29,345 - Tốc độ phát triển (%) Định gốc - 105,219 124,766 134,564 174,052 Liên hoàn - 105,219 118,577 107,853 129,345 114,852 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (tỷ.đ) Định gốc - 106 503 702 1.504 - Liên hoàn - 106 397 199 802 376 Doanh thu (tỷ.đồng) 2.031 2.137 2.534 2.733 3.535 1.887 CT 2003 2004 2005 2006 2007 TB Đồ thị 1: Biến động doanh thu của Công ty giai đoạn 2003-2007 Qua kết quả tính toán ta thấy doanh thu của Công ty Thương mại Thuốc lá ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng nhanh. Tốc độ phát triển của doanh thu qua các năm đều lớn hơn 1 đều đó chứng tỏ doanh thu của năm sau luôn tăng so với doanh thu năm trước, đồng nghĩa là công ty làm ăn có hiệu quả. Năm 2004 doanh thu của Công ty đạt 2137 tỷ đồng tăng so với năm 2003 là 106 tỷ đồng, tức là tăng 5,219% nhưng đến năm 2007 đã đạt mức doanh thu là 3535 tỷ đồng, tăng 802 tỷ đồng (tức là 29,345%) so với năm 2006. Lượng tăng tuyệt đối bình quân của doanh thu là 376 có nghĩa là trong thời kỳ này doanh thu tăng trung bình một năm là 376 tỷ đồng. Đây là một thành tích tốt trong năm qua thể hiện việc sản xuất kinh doanh, quản lý chi phí là có hiệu quả, quy mô kinh doanh đã được mở rộng. Với xu hướng phát triển kinh doanh đa ngành, ngoài thuốc lá điếu, trong năm 2006 các sản phẩm mới của Công ty như nước uống tinh khiết, bánh kẹo, Ngọc trà và rượu Romantic đã có được sự nhìn nhận đánh giá tốt của thị trường, đặc biệt sản phẩm nước uống Vinawa đã vinh dự được chọn là một trong số ít nước uống tinh khiết phục vụ cho Hội nghị APEC Việt Nam 2006. 2.2. Biến động của lợi nhuận theo thời gian Bảng 4: Biến động lợi nhuận của Công ty Thương mại Thuốc lá giai đoạn 2003-2007 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) (tỷ đồng) - 0,239 0,195 0,193 0,151 - Tốc độ tăng (giảm) (%) Định gốc - -18,491 -19,201 -37,082 -33,101 - Liên hoàn - -18,491 -0,879 -22,13 6,328 - Tốc độ phát triển (%) Định gốc - 81,509 80,799 62,918 66,899 Liên hoàn - 81,509 99,129 77,870 106,328 90,439 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (tỷ.đ) Định gốc - -4,426 -4,596 -8,876 -7,923 - Liên hoàn - -4,426 -0,17 -4,28 0,953 -1,981 Lợi nhuận (tỷ.đồng) 23,936 19,510 19,340 15,060 16,013 15,569 CT 2003 2004 2005 2006 2007 TB Đồ thị 2: Biến động lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2003-2007 Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong hai năm 2004 và 2006 lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm mạnh. Năm 2004 lợi nhuận là 19,51 tỷ đồng, giảm 4,426 tỷ đồng so với năm 2003, tức là giảm 18,491%. Năm 2006 lợi nhuận của Công ty là 15,06 tỷ đồng, giảm 4,280 tỷ đồng (tức là giảm 22,13%) so với năm 2005. Điều đó chứng tỏ lợi nhuận của Công ty chưa tương xứng với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù quy mô hoạt động kinh doanh của công ty rất lớn, các chỉ tiêu GO, doanh thu của Công ty đều đạt giá trị cao nhưng lợi nhuận lại ngày càng giảm xuống. Do biến động của nền kinh tế trong nước đang gặp khó khăn do chỉ số lạm phát đạt rất thấp nên việc chịu ảnh hưởng nền kinh tế đến Công ty là điều không tránh khỏi. Để xác định được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoài lợi nhuận gộp về bán hang và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính thì ta còn phải xem xét đến các yếu tố chi phí như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cùng với doanh thu hoạt động tài chính tăng lên nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại giảm đi. Nguyên nhân là do sự tăng lên đột biến của chi phí bán hàng. Việc mở rộng quy mô thị trường dẫn tới việc các chi phí về quảng cáo, tiếp thị tăng mạnh là lý do của sự gia tăng chi phí bán hàng. Doanh thu bán hàng gia tăng không đủ để bù đắp sự gia tăng quá mức của chi phí bán hàng. Thêm vào đó là sự giảm sút của lợi nhuận từ hoạt động khác. Tuy nhiên lợi nhuận này rất nhỏ, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu. Năm 2006 là năm mà Tổng công ty gặp khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là lĩnh vực thuốc lá điếu. Việc tăng thuế thu nhập đặc biệt ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm thuốc lá phổ thông và việc gia tăng số lượng thuốc lá nhập lậu trên thị trường. Sự biến động giá xăng dầu làm tăng giá nguyên vật liệu đầu vào. Thêm vào đó, các quy định của Nhà nước về tổ chức quản lý hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con còn nhiều vấn đề chưa quy định cụ thể. Tuy nhiên, đến năm 2007 lợi nhuận của Công ty đã bắt đầu gia tăng, tốc độ tăng lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 là 6,328% là do một số nguyên nhân sau: - Công ty đã có những bước phát triển và đa dạng hoá các mặt hàng để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa. - Chú trọng xây dựng thương hiệu, củng cố và cải thiện hệ thống phân phối. - Thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng. 3. Phân tích biến động kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại Thuốc lá giai đoạn 2003 – 2007 dựa vào phương pháp hồi quy tương quan Sử dụng phần mềm SPSS, xác định hàm xu thế tốt nhất bằng cách chọn hàm hồi quy có sai số chuẩn SEmin và hệ số tương quan Rmax 3.1. Hồi quy chỉ tiêu doanh thu theo thời gian Bảng 5: Các dạng hàm xu thế biến động doanh thu Dạng hàm Hàm xu thế Hệ sô TQ(R) Sai số mô hình (SE) Tuyến tính = 1512 + 360 t 0,90564 212,397 Parabol = 2109 – 151 t + 85 t2 0,97664 129,13581 Hyperbol = 3232 – 1398/t 0,57383 451,376 Bậc ba = 1673 + 462 t – 148 t2 + 26 t3 0,98342 154,18449 Nhận xét: Kết quả tính toán 4 dạng hàm trên cho thấy: dạng hàm parabol có hệ số tương quan tương đối lớn (0,97664) và sai số mô hình tương đối nhỏ (129,13581) so với các dạng hàm khác nên hàm xu thế mô tả gần dúng nhất xu thế biến động của doanh thu là: = 2109 – 151 t + 85 t2 Các tính toán và đồ thị của phần trên như sau: Dependent variable.. DT Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,95165 R Square ,90564 Adjusted R Square ,87418 Standard Error 212,39774 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 1298881,6 1298881,6 Residuals 3 135338,4 45112,8 F = 28,79186 Signif F = ,0127 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 360,400000 67,166063 ,951649 5,366 ,0127 (Constant) 1512,800000 222,764629 6,791 ,0065 Dependent variable.. DT Method.. INVERSE Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,75752 R Square ,57383 Adjusted R Square ,43177 Standard Error 451,37607 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 822998,92 822998,92 Residuals 3 611221,08 203740,36 F = 4,03945 Signif F = ,1380 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -1398,350053 695,752544 -,757516 -2,010 ,1380 (Constant) 3232,579857 376,428632 8,587 ,0033 Dependent variable.. DT Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,98825 R Square ,97664 Adjusted R Square ,95327 Standard Error 129,43581 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 1400712,7 700356,37 Residuals 2 33507,3 16753,63 F = 41,80326 Signif F = ,0234 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -151,314286 211,556428 -,399551 -,715 ,5487 Time**2 85,285714 34,593175 1,377223 2,465 ,1326 (Constant) 2109,800000 277,608882 7,600 ,0169 Dependent variable.. DT Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,99168 R Square ,98342 Adjusted R Square ,93370 Standard Error 154,18449 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 1410447,1 470149,05 Residuals 1 23772,9 23772,86 F = 19,77672 Signif F = ,1635 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 462,285714 991,457904 1,220682 ,466 ,7222 Time**2 -148,714286 367,995085 -2,401489 -,404 ,7555 Time**3 26,000000 40,631181 2,212958 ,640 ,6376 (Constant) 1673,000000 758,487405 2,206 ,2710 3.2. Hồi quy chỉ tiêu lợi nhuận theo thời gian Bảng 6: Các dạng hàm xu thế biến động lợi nhuận Dạng hàm Hàm xu thế Hệ sô TQ(R) Sai số mô hình (SE) Tuyến tính = 22 - t 0,4782 3,10792 Parabol = 28 – 6 t + 0,77 t2 0,63001 3,20523 Hyperbol = 13 + 9/t 0,71323 2,30399 Bậc ba = 38 – 20 t + 6 t2 – 0,58 t3 071882 3,95155 Nhận xét: Kết quả tính toán 4 dạng hàm trên cho thấy: dạng hàm hyperbol có hệ số tương quan tương đối lớn (0,71323) và sai số mô hình tương đối nhỏ (2,30399) so với các dạng hàm khác nên hàm xu thế mô tả gần dúng nhất xu thế biến động của doanh thu là: = 13 + 9 t Các tính toán và đồ thị của phần trên như sau: Dependent variable.. LN Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,69152 R Square ,47820 Adjusted R Square ,30426 Standard Error 3,10792 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 26,555962 26,555962 Residuals 3 28,977427 9,659142 F = 2,74931 Signif F = ,1959 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -1,629600 ,982809 -,691519 -1,658 ,1959 (Constant) 22,839000 3,259610 7,007 ,0060 Dependent variable.. LN Method.. INVERSE Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,84453 R Square ,71323 Adjusted R Square ,61765 Standard Error 2,30399 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 39,608312 39,608312 Residuals 3 15,925077 5,308359 F = 7,46150 Signif F = ,0718 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 9,700842 3,551374 ,844532 2,732 ,0718 (Constant) 13,520149 1,921429 7,037 ,0059 Dependent variable.. LN Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,79373 R Square ,63001 Adjusted R Square ,26001 Standard Error 3,20523 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 34,986426 17,493213 Residuals 2 20,546963 10,273482 F = 1,70275 Signif F = ,3700 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -6,285600 5,238785 -2,667286 -1,200 ,3531 Time**2 ,776000 ,856633 2,013819 ,906 ,4606 (Constant) 28,271000 6,874447 4,112 ,0544 Dependent variable.. LN Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R ,84783 R Square ,71882 Adjusted R Square -,12471 Standard Error 3,95155 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 39,918679 13,306226 Residuals 1 15,614710 15,614710 F = ,85216 Signif F = ,6420 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -20,097500 25,409760 -8,528349 -,791 ,5740 Time**2 6,043250 9,431229 15,683005 ,641 ,6372 Time**3 -,585250 1,041324 -8,005199 -,562 ,6740 (Constant) 38,103200 19,439033 1,960 ,3003 4. Phân tích biến động kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại Thuốc lá giai đoạn 2003 – 2007 dựa vào hệ thống chỉ số Lấy năm báo cáo là năm 2007 và năm gốc là năm 2006. 4.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu Mô hình 1: Phân tích sự biến động của doanh thu theo ảnh hưởng của các nhân tố: hiệu suất của tổng vốn và tổng vốn bình quân Bảng 7: Một số nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu Công ty ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 ∆ i (%) Tổng doanh thu 2.733 3.535 802 129,345 Tổng vốn bình quân 24,026 24,175 0,149 100,62 113,752 146,225 32,474 128,547 Hệ thống chỉ số: IDT = 1,293 = 1,285 x 1,006 Biến động tương đối: (lần) hay 29,3% (lần) hay 28,5% (lần) hay 0,6% Lưọng tăng (giảm) tuyệt đối: (3535 – 2733) = (3535 – 2750) + (2750 – 2733) 802 = 785 + 17 tỷ đồng Lượng tăng (giảm) tương đối: 0,293 = 0,287 + 0,006 29,3% 28,7% 0,6% Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy doanh thu của Công ty năm 2006 tăng 29,3% hay tăng 802 tỷ đồng so với năm 2006 do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Do hiệu suất của tổng vốn năm 2007 tăng 28,7% so với năm 2006 làm cho doanh thu năm 2007 cũng tăng 28,5% hay 785 tỷ đồng so với năm 2006 - Do tổng vốn bình quân năm 2007 tăng 0,6% làm cho doanh thu năm 2007 cũng tăng 0,6% tức là tăng 17 tỷ đồng so với năm 2006. Phân tích trên đã cho ta thấy mỗi đồng vốn Công ty Thương mại thuốc lá bỏ ra có hiệu quả như thế nào. Từ đó, Công ty cần có các sách lược cụ thể để thu hút vốn đầu tư không chỉ từ nguồn ngân sách nhà nước hay huy động trong nước mà còn huy động và phát huy tốt nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 4.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu kết quả biểu hiện mức độ lãi lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, là chỉ tiêu mà căn cứ vào đó doanh nghiệp phải đóng thuế lợi tức với Nhà nước. Đối với các doanh nghiệp khi tính các chỉ tiêu lợi nhuận người ta thường tính các chỉ tiêu lãi gộp, lãi thuần. Chỉ tiêu để doanh nghiệp đóng thuế với Nhà nước là chỉ tiêu lãi thuần. Thực lãi thuần là số tiền mà doanh nghiệp còn lại sau khi đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với Nhà nước. Phương pháp chỉ số thống kê là phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận của Công ty trong những năm vừa qua Mô hình 1: Phân tích biến động của lợi nhuận theo ảnh hưởng của các nhân tố: Tổng doanh thu bán hang, tỷ suất các khoản giảm trừ trong tổng doanh thu, tỷ suất giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu và tỷ suất chi phí tiêu thụ trong tổng doanh thu. Để phân tích sự biến động của tổng lợi nhuận theo ảnh hưởng của các nhân tố trên ta sử dụng phương trình kinh tế sau: M = DT – GT – GV – C Hay: M = DT. (1 – TGT – TGV – TC) Trong đó: GT: Các khoản giảm trừ doanh thu DV: giá vốn hàng bán C: tổng chi phí tiêu thụ TGT, TGV, TC: tỷ suất các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí tiêu thụ trong tổng doanh thu Bảng 8: Một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Công ty ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 ∆ i (%) Tổng lợi nhuận 15,060 16,013 0,953 106,328 Tổng doanh thu 2.733 3.535 802 129,345 Các khoản giảm trừ 2,337 0,655 -1,682 28,027 Giá vốn hàng bán 2.474 3.108 634 125,627 Tổng chi phí tiêu thụ 239,047 410,909 168,729 169,837 0,0009 0,0002 -0,0007 21,669 0,905 0,879 -0,026 97,125 0,088 0,116 0,028 131,306 Từ kết quả bảng trên áp dụng phương pháp phân tích thay thế liên hoàn ta có: - Biến động tuyệt đối của tổng lợi nhuận: ∆M = M1 – M0 = 16,013 – 15,060 = 0,953 tỷ đồng - Do ảnh hưởng của tổng doanh thu: = 4,8922 tỷ đồng - Do ảnh hưởng của tỷ suất các khoản giảm trừ trong tổng doanh thu: = 2,4745 tỷ đồng - Do ảnh hưởng của tỷ suất tổng giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu: = 91,91 tỷ đồng - Do ảnh hưởng của tỷ suất tổng chi phí tiêu thụ trong tổng doanh thu: = -98,98 tỷ đồng - Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: 0,953 = 4,8922 + 2,4745 + 91,91 + (-98,98) tỷ đồng Từ kết quả tính toán ta thấy: tổng lợi nhuận của Công ty năm 2007 tăng 0,953 tỷ đồng so với năm 2006 do ảnh hưởng của bốn nhân tố: - Do tổng doanh thu của Công ty tăng 802 tỷ đồng làm cho lợi nhuận của Công ty tăng 4,8922 tỷ đồng. - Do tỷ suất các khoản giảm trừ trong tổng doanh thu giảm 0,0007 lần làm cho tổng lợi nhuận của Công ty tăng 2,4745 tỷ đồng. - Do tỷ suất giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu giảm 0,026 lần làm cho tổng lợi nhuận của Công ty tăng 91,91 tỷ đồng. - Do tỷ suất tổng chi phí tiêu thị trong tổng doanh thu tăng 0,028 lần làm cho tổng lợi nhuận của Công ty giảm 98,98 tỷ đồng. Như vậy, nhân tố chủ yếu làm tăng lợi nhuận của Công ty là tỷ suất giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu giảm, tiếp đó là do tổng doanh thu tăng và tỷ suất các khoản giảm trừ giảm. Nhân tố làm giảm lợi nhuận của Công ty là tỷ suất chi phí tiêu thụ trong tổng doanh thu. Việc tỷ suất chi phí tiêu thụ trong tổng doanh thu tăng chứng tỏ tổng chi phí tiêu thụ của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 168,729 tỷ đồng. Lợi nhuận của Công ty sẽ còn tăng cao hơn nữa nếu Công ty thực hiện các biện pháp giảm chi phí tiêu thụ. Mô hình 2: Phân tích biến động của lợi nhuận theo ảnh hưởng của các nhân tố về tình hình thu nhập của người lao động Bảng 9: Các chỉ tiêu trong mô hình Chỉ tiêu Đ.vị Năm 2006 Năm 2007 ∆ i (%) Lợi nhuận tỷ. đ 15,060 16,013 0,953 106,33 Tổng thu nhập lần đầu của lao động tỷ. đ 24,164 39,415 15,251 163,11 Lao động BQ trong năm Người 637 917 280 143,96 tỷđ/tỷđ 0,623 0,406 -0,217 65,19 tỷđ/ng 0,038 0,043 0,005 113,31 Lợi nhuận của Công ty tăng do ảnh hưởng của 3 nhân tố: - Tỷ suất lợi nhuận tính trên thu nhập lần đầu của lao động (RV) - Thu nhập bình quân một lao động () - Số lao động bình quân trong năm () Ta có phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa chúng là: Hay: Hệ thống chỉ số: Biến động tương đối: ∆IM = IM – 1 = 1,063 – 1 = 0,063 lần hay 6,3% =– 1 = 0,652 – 1 = -0,348 lần hay giảm 34,8% =– 1 = 1,132 – 1 = 0,132 lần hay 13,2% =– 1 = 1,441 – 1 = 0,441 lần hay 44,1% Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Lượng tăng (giảm) tương đối: 0,063 = -0,568 + 0,189 + 0,442 6,3% = -56,8% + 18,9% + 44,2% Nhận xét: Qua kết quả tính toán ta thấy lợi nhuận của Công ty năm 2007 tăng 0,953 tỷ đồng so với năm 2006, nguyên nhân là do: - Do tỷ suất lợi nhuận tính trên thu nhập lần đầu của lao động năm 2007 giảm 56,8% so với năm 2006 làm cho lợi nhuận của Công ty giảm 8,552 tỷ đồng. - Do thu nhập bình quân một lao động năm 2007 tăng 18,9% so với năm 2006 làm cho lợi nhuận của Công ty tăng 2,856 tỷ đồng. - Do số lao động bình quân toàn Công ty năm 2007 tăng 44,2% so với năm 2006 làm cho lợi nhuận tăng 6,649 tỷ đồng. 5. Dự đoán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thương mại thuốc lá đến năm 2010 5.1. Dự đoán doanh thu 5.1.1. Dự đoán bằng ngoại suy hàm xu thế Phần trên ta đã tìm được hàm xu thế mô tả biến động của doanh thu giai đoạn 2003-2007 là hàm parabol : = 2109 – 151 t + 85 t2 Giả sử trong những năm tới đây doanh thu Công ty không có sự biến động đáng kể nào, sử dụng phần mềm SPSS dự đoán đến năm 2010 ta có: Bảng 10: Dự đoán doanh thu Công ty đến năm 2010 bằng phương pháp ngoại suy hàm xu thế Năm Dự đoán diểm (tỷ đồng) Dự đoán khoảng (tỷ đồng) Cận dưới Cận trên 2008 4272 2954,293 5590,107 2009 5229 2946,918 7512,281 2010 6357 2770,5 9944,643 5.1.2. Dự đoán bằng san bằng mũ a. Mô hình đơn giản Từ số liệu bảng 10 về vốn đầu tư qua các năm tiến hành dự đoán bằng mô hình giản đơn bằng phần mềm SPSS ta có: Results of EXSMOOTH procedure for Variable DT MODEL= NN (No trend, no seasonality) Initial values: Series Trend 2594,00000 Not used DFE = 4. The 10 smallest SSE's are: Alpha SSE 1,000000 1168619,0000 ,9000000 1220377,5266 ,8000000 1286459,2711 ,7000000 1363861,1140 ,0000000 1434220,0000 ,6000000 1446828,5105 ,5000000 1526529,3633 ,1000000 1553783,3575 ,4000000 1591068,9406 ,2000000 1617473,9966 Với mô hình đơn giản giá trị cho ta 10 giá trị SSE. Với = 1 cho ta giá trị SSE nhỏ nhất = 1168619. b. Mô hình xu thế tuyến tính không có biến động thời vụ Results of EXSMOOTH procedure for Variable DT MODEL= HOLT (Linear trend, no seasonality) Initial values: Series Trend 1843,00000 376,00000 DFE = 3. The 10 smallest SSE's are: Alpha Gamma SSE ,9000000 ,0000000 317064,65547 ,8000000 ,0000000 317171,93925 1,000000 ,0000000 321490,00000 ,7000000 ,0000000 321767,36310 ,6000000 ,0000000 331525,70730 ,5000000 ,0000000 348424,81250 ,8000000 ,2000000 364292,88403 ,7000000 ,2000000 364776,86844 ,6000000 ,2000000 366908,61366 ,9000000 ,2000000 367130,47801 Với = 0,9 và = 0,0 cho SSE = 317064,65547 min và nhỏ hơn rất nhiều so với mô hình đơn giản. Do đó, ta tiến hành dự đoán theo mô hình Holt với = 0,9 và = 0,0. Bảng 11: Dự đoán doanh thu đến năm 2010 bằng phương pháp san bằng mũ Năm Dự đoán (tỷ đồng) 2008 3870 2009 4246 2010 4622 5.1.3 Dự đoán bằng phương pháp Box Jenkins Dãy số thời gian 5 năm về doanh thu không phải là dãy số thời gian dừng. Để sử dụng mô hình dừng phải khử xu thế bằng toán tử d với d=1. Lần lượt chạy mô hình với d=1 và p,q lần lượt = 0,1,2. Từ đó chọn ra kết hợp p,q nào có SSE nhỏ nhất để tiến hành dự đoán. Từ bảng số liệu về vốn FDI và phần mềm SPSS ta có: P=0; d=1; q=2 cho SSE = 419,723 nhỏ nhất. Nên ta tiến hành dự đoán với mô hình ARIMA( 0,1,2) Bảng 12: Dự đoán doanh thu đến năm 2010 bằng phương pháp Box- Jenkins Năm Dự đoán điểm Dự đoán khoảng Cận dưới Cận trên 2008 3721 1701,445 5742,495 2009 4123 887,783 7359,878 2010 4123 -976,696 9224,358 5.2. Dự đoán lợi nhuận 5.2.1. Dự đoán bằng ngoại suy hàm xu thế Phần trên ta đã tìm được hàm xu thế mô tả biến động của lợi nhuận giai đoạn 2003-2007 là hàm hyperbol : = 13 + Giả sử trong những năm tới đây lợi nhuận Công ty không có sự biến động đáng kể nào, sử dụng phần mềm SPSS dự đoán đến năm 2010 ta có: Bảng 13: Dự đoán lợi nhuận Công ty đến năm 2010 bằng phương pháp ngoại suy hàm xu thế Năm Dự đoán diểm (tỷ đồng) Dự đoán khoảng (tỷ đồng) Cận dưới Cận trên 2008 15,817 10,596 21,038 2009 15,576 10,291 20,861 2010 15,396 10,061 20,731 5.2.2. Dự đoán bằng san bằng mũ a. Mô hình đơn giản Từ số liệu bảng 10 về vốn đầu tư qua các năm tiến hành dự đoán bằng mô hình giản đơn bằng phần mềm SPSS ta có: Results of EXSMOOTH procedure for Variable LN MODEL= NN (No trend, no seasonality) Initial values: Series Trend 18,75020 Not used DFE = 4. The 10 smallest SSE's are: Alpha SSE ,0000000 48,81179 ,1000000 52,94930 ,2000000 55,43618 ,6000000 56,44827 ,5000000 56,47530 ,3000000 56,49723 ,4000000 56,65516 ,7000000 56,96301 ,8000000 58,33382 ,9000000 60,85568 Với mô hình đơn giản giá trị cho ta 10 giá trị SSE. Với = 0 cho ta giá trị SSE nhỏ nhất = 48,81179. b. Mô hình xu thế tuyến tính không có biến động thời vụ Results of EXSMOOTH procedure for Variable LN MODEL= HOLT (Linear trend, no seasonality) Initial values: Series Trend 24,92638 -1,98075 DFE = 3. The 10 smallest SSE's are: Alpha Gamma SSE ,0000000 1,000000 7,91649 ,0000000 ,8000000 7,91649 ,0000000 ,6000000 7,91649 ,0000000 ,4000000 7,91649 ,0000000 ,2000000 7,91649 ,0000000 ,0000000 7,91649 ,1000000 ,0000000 8,62402 ,1000000 ,2000000 8,79038 ,1000000 ,4000000 8,96181 ,1000000 ,6000000 9,13867 Với = 0,0 và = 1,0 cho SSE = 7,91649 min và nhỏ hơn rất nhiều so với mô hình đơn giản. Do đó, ta tiến hành dự đoán theo mô hình Holt với = 0,0 và = 1,0. Bảng 14: Dự đoán lợi nhuận Công ty đến năm 2010 bằng phương pháp san bằng mũ Năm Dự đoán (tỷ đồng) 2008 13,042 2009 11,061 2010 9,08 5.2.3 Dự đoán bằng phương pháp Box Jenkins Dãy số thời gian 5 năm về doanh thu không phải là dãy số thời gian dừng. Để sử dụng mô hình dừng phải khử xu thế bằng toán tử d với d=1. Lần lượt chạy mô hình với d=1 và p,q lần lượt = 0,1,2. Từ đó chọn ra kết hợp p,q nào có SSE nhỏ nhất để tiến hành dự đoán. Từ bảng số liệu về vốn FDI và phần mềm SPSS ta có: P=2; d=1; q=0 cho SSE = 1,2414 nhỏ nhất. Nên ta tiến hành dự đoán với mô hình ARIMA(2,1,0) Bảng 15: Dự đoán lợi nhuận đến năm 2010 bằng phương pháp Box- Jenkins Năm Dự đoán điểm Dự đoán khoảng Cận dưới Cận trên 2008 12,011 6,669 17,352 2009 12,950 5,422 20,479 2010 9,111 -3,745 21,967 6. Một số kiến nghị và giải pháp 6.1. Kiến nghị 6.1.1. Đối với Nhà nước Thuốc lá là mặt hàng không khuyến khích phát triển nhưng cũng không phải là mặt hàng cấm sản xuất kinh doanh. Nhà nước kiểm soát các nguồn cung cấp, độc quyền quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá. Sản xuất thuốc lá điếu thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, hạn chế kinh doanh; đầu tư trang bị, mua sắm máy móc thiết bị, nguyên liệu, giấy cuốn điếu thuốc lá phải được quản lý chuyên ngành để kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn đầu tư tràn lan làm tăng sản lượng thuốc lá điếu. Quản lý, tổ chức kinh doanh sản phẩm thuốc lá phải tập trung, thống nhất đầu mối thông qua doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Quy định lời in cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá thực hiện có lộ trình theo Công ước khung (FCTC), in lời cảnh báo trên bao thuốc lá chiếm khoảng 30% diện tích vỏ bao thuốc lá với nội dung: “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi”. Chúng ta cũng biết rằng hiện tại tình trạng buôn bán thuốc lá nhập lậu, hiện tượng sản xuất và kinh doanh thuốc lá giả diễn ra tràn lan trên thị trường. Điều đó không những gây ra ảnh hưởng trong xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành thuốc lá trong đó có Công ty Thương mại Thuốc lá. Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ nguồn cung ứng sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trên thị trường thực hiện kiểm soát tiêu thụ kể cả trong bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá. Thực tế trong các năm qua, nhiều lô hang thuốc lá nhập lậu bị tịch thu đã không bị tiêu huỷ mà phải đem tái xuất vì không có kinh phí thực hiẹn tiêu huỷ. Đã có trường hợp, các lô hang tái xuất quay trở về nhâpj khẩu bất hợp pháp vào Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước nên có quy định đảm bảo nguồn kinh phí để tiêu huỷ các loại thuốc lá bất hợp pháp bị tịch thu. 6.1.2. Đối với Doanh nghiệp - Cần chú trọng hơn nữa đến hoạt động Marketing, lập thêm các kênh phân phối đa dạng hơn nữa để tạo ra một hệ thống phân phối hiệu quả. - Cần huy động vốn hơn nữa từ nhiều nguồn để có thể phát triển nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả. - Công ty cần đầu tư nghiên cứu thị trường trong nước và cả nước ngoài để có những phương hướng phát triển thị trường trong tương lai. Bởi trong xu thế hội nhập Công ty có thể hướng tới xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. - Trong công tác nhân sự cần phải chú trọng hơn nữa tới việc nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động tạo ra hiệu quả cao trong công tác sử dụng lao động. 6.2. Giải pháp 6.2.1. Tăng cường nghiên cứu và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện, mở rộng cách thức thâm nhập và phát triển thị trường Trong kinh doanh ai cũng hiểu ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu thị trường. Nếu không có thị trường thì sản phẩm kinh doanh không thể tiêu thụ được, Công ty không thể tồn tại và phát triển được. Việc kinh doanh bao giờ cũng bắt đầu từ thị trường và cuối cùng cũng quay trở lại phục vụ thị trường. Vì vậy việc nghiên cứu mở rộng thị trường là rất cần thiết. Làm tốt công tác này giúp cho Công ty Thương mại Thuốc lá có khả năng thực hiện những hợp đồng kinh doanh tốt, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu thị trường ở Công ty từ trước đến nay vẫn do các bộ phận trực tiếp kinh doanh đảm nhận, đặc biệt là phòng thị trường. Việc nghiên cứu thị trường này được thực hiện theo hai phương pháp chủ yếu là nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thị trường thực tế. Công ty thường xuyên cử cán bộ thị trường đi tìm hiểu về tình hình thị trường trong nước. Tuy nhiên, để tăng số lượng và chất lượng thông tin, công ty cần chú trọng hơn đến công tác này. Để thực hiện tốt mục tiêu củă mình Công ty cần xác định cho mình nhiệm vụ cụ thể như sau: - Tổ chức tốt kênh thông tin để thu thập đầy đủ thông tin về thị trường và việc xử lý thông tin một cách nhanh chóng, két hợp năng lực phán đoán và dự báo chính xác để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn. - Tăng cường mối quan hệ vơi Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam để chính họ giới thiệu bán hàng nước ngoài cho Công ty. - Công ty cần tiếp tục cử cán bộ trực tiếp sang khảo sát thị trường, đàm phán trực tiếp với các doanh nhân nước ngoài để nắm bắt được nhu cầu của khách hang trên thị trường cũng như nắm bắt về giá cả, về dung lượng thị trường… để từ đó có thể lựa chọn được mặt hàng kinh doanh, đối tượng giao dịch, phương thức giao dịch sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. 6.2.2. Nâng cao khả năng khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn * Tăng cường khả năng thu hồi vốn Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Để thực hiện điều này Công ty cần phải quản trị tốt các khoản tiền mặt và khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt giúp Công ty giảm lượng vốn ứ đọng, vốn chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng một cách kịp thời việc thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin với các nhà cho vay. * Sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nâng cao khả năng sinh lời của Công ty cụ thể là nâng cao doanh thu, lợi nhuận và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh. Để nâng cao khả năng sinh lời của Công ty thì biện pháp hữu hiệu nhất là gia tăng lợi nhuận. Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của hai nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Như vậy để gia tăng lợi nhuận Công ty phải tăng doanh thu và giảm chi phí. - Trước tiên khi tham gia bất kỳ một dự án kinh doanh nào dù lớn hay nhỏ, Công ty cũng phải đánh giá, xem xét đến khả năng của Công ty để đảm bảo rằng không tốn kém công sức và tiền của một cách lãng phí. - Trước khi ký kết hợp đồng kinh doanh cần nghiên cứu kỹ thị trường cung ứng sản phẩm sao cho việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá đảm bảo chất lượng nhưng giá cả lại hợp lý nhất. 6.2.3. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý Công ty có lợi thế là có mặt hang chủ lực chiếm được thị phần khá cao trên thị trường nên chính sách giá cả của Công ty cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến giá cả của thị trường. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều các đối thủ mới gia nhập thị trường có tiềm lực mạnh nên việc định giá cho sản phẩm của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam cũng cần tham khảo những đề xuất của các đơn vị kinh doanh. Chính vì vậy Công ty Thương mại thuốc lá tuy không sản xuất ra sản phẩm nhưng cũng cần xây dựng chính sách giá để có đề xuất lên Tổng Công ty. Từ đó lựa chọn một mức giá phù hợp đảm bảo cho thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá, mở rộng thị trường. Trong cơ chế thị trường giá cả phải linh hoạt, nhạy bén, song cũng cần ổn định ở mức cần thiết. Chính vì vậy, phải lưu ý một số vấn đề sau: - Mức giá hợp lý cơ bản phải được tính trên cơ sở giá cả thị trường và chi phí sản xuất kinh doanh. - Chính sách giá cả không nên cứng nhắc, có thể lấy lãi của sản phẩm hàng hoá này bù lỗ cho sản phẩm hàng hoá kia, lãi của thời vụ này bù lỗ cho thời vụ khác mà tổng lợi nhuận kinh doanh không giảm, vẫn đảm bảo được yêu cầu ổn định và phát triển thị trường. Nhưng đôi khi giá bán thấp lại không mang lại hiệu quả mong muốn cho Công ty. Do vậy việc sử dụng công cụ giá cần linh hoạt, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng đối tượng và từng mặt hang có như vậy mới mang lại hiệu quả cao. Để thực hiện tốt chính sách giá cả công ty cần phải giải quyết được một vấn đề lớn đó là tối thiểu hoá chi phí kinh doanh, Công ty cần thực hiện hai biện pháp: * Tổ chức tốt công tác thu mua sản phẩm đầu vào: Chi phí cho công tác thu mua bao gồm: lượng tiền trả cho nhà cung ứng (chi phí này bằng giá bán đơn vị sản phẩm mua vào) và chi phí mua hàng (chi phí bỏ ra để thực hiện công tác mua hang). Như vậy, để giảm chi phí thu mua, công ty cần thực hiện tốt việc xác định khối lượng mua hang trong một lần sao cho hợp lý vừa tận dụng được hết các chi phí liên quan đến vận chuyển, nhân lực mua hang… * Tối thiểu hoá chi phí bảo quản dự trữ: Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục, Công ty phải có kế hoạch dự trữ các loại sản phẩm ở trong kho. Chi phí phát sinh trong công tác bảo quản dự trữ hang hoá bao gồm: chi phí nhà xưởng (khấu hao, kho, bãi), chi phí cho cán bộ quản lý kho, các phương tiện phòng chống cháy nổ, các dụng cụ đựng chứa, hao hụt mất mát trong giới hạn cho phép… đặc biệt là chi phí do sự giảm chất lượng trong quá trình dự trữ. Vậy để giảm chi phí cho công tác bảo quản dự trữ hàng hoá, công ty cần thực hiện tốt một số biện pháp sau: - Giao trách nhiệm đồng thời giám sát thủ kho việc kiểm tra số lượng, chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập kho. - Thường xuyên kiểm tra, nâng cấp hệ thống kho tang, tăng cường các biện pháp chống việc hao hụt chất lượng hàng hoá, thực hiện công tác chống ẩm mốc, bảo quản tốt chất lượng hàng hoá, đồng thời có thể tăng được thời gian dự trữ. 6.2.4. Duy trì và phát triển hệ thống khách hang Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, cạnh tranh đang trở nên vô cùng gay gắt, các doanh nghiệp đua nhau đầu tư nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá bán, đa dạng hoá sản phẩm… làm sao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Như vậy khách hang là người được lợi do được thoả mãn nhu cầu. Tại sao các doanh nghiẹp lại phải luôn cố gắng kéo khách hàng về phía mình? Vì khách hàng là thượng đế, khách hàng là người tiêu dàng sản phẩm của doanh nghiệp, khách hàng là người trả lương cho doanh nghiệp, là trung tâm của những chính sách, những chiến lược của doanh nghiệp, họ đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp – khách hàng là điều kiện để tồn tại và phát triển. Kiếm được khách hàng đã khó, giữ được khách hàng còn khó hơn. Chính vì vậy, việc duy trì và củng cố mối quan hệ với khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra không chỉ đối với công ty mà đối với tất cả các doanh nghiệp khác. Để duy trì lượng khách hàng này Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: - Tăng cường hoạt động giao dịch, tiếp xúc với khách hàng. - Tổ chức tốt công tác sau bán, chăm sóc khách hàng 6.2.5. Đầu tư và phát triển nguồn nhân lực Có thể nhận định rằng: con người là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người là gốc rễ của mọi sự phát triển, mọi sự thành công của Công ty. Hiện nay, Công ty đang có một đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động, có năng lực nhưng còn thiếu kinh nghiệm. Trong nền kinh tế thị trường ngoài các kiến thức về chuyên môn, kỹ thuật các cán bộ nhân viên còn cần có khả năng về ngoại ngữ, tin học, am hiểu pháp luật và các thông lệ quốc tế, kiến thức về kinh tế, tài chính kế toán. Vì vậy công ty phải không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. 6.2.6. Phát triển sản phẩm Hiện nay sản phẩm chính mang lại doanh thu lớn nhất cho Công ty là sản phẩm thuốc lá Vinataba. Ngoài dòng sản phẩm đó công ty nên đa dạng hoá hơn nữa các sản phẩm của mình. Công ty có thể đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh dựa trên sự tăng cường các mặt hàng thuốc lá, kinh doanh thêm nhiều nhãn hiệu thuốc lá khác nữa. Cụ thể là: - Đối với các sản phẩm thuộc hệ thống các công ty trong Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam: Công ty có thể kinh doanh thêm một số sản phẩm thuốc lá khác ngoài sản phẩm Vinataba như: thuốc lá Thăng Long (của nhà máy thuốc lá Thăng Long), thuốc lá Du lịch (của nhà máy thuốc lá Sài Gòn). Đây là hai sản phẩm có số lượng tiêu thụ lớn ở khu vực phía Bắc. Hai nhà cung cấp sản phẩm này là những nhà cung cấp thường xuyên của Công ty nên công ty có thuận lợi hơn trong việc mua hàng vì đã có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp này. Hơn nữa đây là những sản phẩm có giá thành thấp 2000 – 3000đ đáp ứng được nhu cầu của những người có thu nhập thấp, thị trường sản phẩm thuốc lá giá rẻ này trước đây công ty chưa khai thác. - Đối với sản phẩm không thuộc hệ thống sản phẩm của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thì đó bao gồm các sản phẩm do các công ty liên doanh với các công ty của nước ngoài sản xuất. Các sản phẩm đó là các nhãn hiệu sản phẩm nổi tiếng trên thế giới mà cũng được ưa dung tại Việt Nam như: thuốc lá 555 của hãng BAT, Dullhill, Mild Seven (Japan Tobacco.In), đây là dòng sản phẩm có giá cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm cao cấp của khách hàng. Muốn vậy Công ty phải nghiên cứu liên hệ với các nhà sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm đó tiến hành các hoạt động hợp tác, kinh doanh. Công ty thương mại thuốc lá nên di theo hướng đa dạng hoá các loại sản phẩm, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. KẾT LUẬN Nền kinh tế thị trường với sự biến động từng ngày từng giờ luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết thích nghi với quy luật cạnh tranh củă nó nếu muốn tồn tại và phát triển. Công ty Thương mại thuốc lá mặc dù còn non trẻ chỉ với hơn 8 năm hoạt động đã thực sự khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Có được thành quả như vậy trước hết là nhờ sự quan tâm của Nhà nước và Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, song điều đáng nói hơn cả chính là do nỗ lực của Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã gắn bó và đóng góp hết sức mình để xây dựng Công ty. Qua một thời gian thực tập tại Công ty Thương mại Thuốc lá, em có thêm nhiều kiến thức, sự hiểu biết hoạt động kinh doanh thực tế của Công ty. Kết hợp với kiến thức học tập được ở trường, em đã hoàn thành được bài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề còn có nhiều điểm thiếu sót, em mong được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn nhằm hoàn thiện hơn đề tài của em./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS Trần Ngọc Phác- TS. Trần Kim Thu, Giáo trình Lý thuyết Thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. PGS. TS Nguyễn Công Nhự, Giáo trình Thống kê Công nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội 3. PSG. TS Phan Công Nghĩa, Giáo trình Thống kê Kinh tế, NXB Giáo dục. 4. Công ty Thương mại Thuốc lá, Báo cáo kết quả kinh doanh các năm, phòng Tài chính Kế toán 5. Trang Web Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam 6. Trang web Tổng cục Thống kê MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24713.doc
Tài liệu liên quan