Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng bước vào thời kỳ đổi mới trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến đổi. Mặc dù phải đương đầu với nhiều thử thách, công nghiệp Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nó thể hiện qua tốc độ tăng trưởng cũng như sự thay đổi cơ cấu phù hợp. Tuy chưa thực hiện được mục tiêu đề ra, nhưng trong bối cảnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, việc đạt được những thành tựu như vậy là cố gắng hết sức nỗ lực của ngành công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Hy vọng rằng, trong tương lai, công nghiệp Hà Nội sẽ ngày càng phát triển và vẫn giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của thành phố nói riêng và của cả nước nói chung.

doc78 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31685 CN Ngoài NN 3068 77822 KV ĐTNN 13 11798 Tổng 5624 205570 Dự đoán lao động CN theo ngành kinh tế Đơn vị: Người Ngành kinh tế LĐCN tăng so với năm 2001 Dự đoán LĐCN năm 2002 CNKT -47 5559 CNCB 5576 195048 C N Điện ga & nước 91 4963 Tổng 5624 205570 Từ kết quả trên ta thấy sang năm 2002 Công nghiệp Hà Nội sẽ giải quyết được 5624 việc làm trong đó tập trung CN Ngoài NN (3068. Người) tiếp đó là CNNNTW (1833. Người), CNNNĐF (710. Người), thấp nhất là khu vực có VĐTNN (13. Người), Nếu xét theo thành phần kinh tế thì ngành CNCB là ngành giải quyết được nhiều lao động nhất (5576. Người), ngành công nghiệp khai thác lại giảm nguyên nhân có thể là do lao động ngành này chuyển sang ngành kinh tế khác. 2. Phân tích thống kê Tài sản cố định Tài sản cố định là một yếu tố quan trọng phản ánh tập trung nhất trình độ kỹ thuật công nghệ cũng như mức độ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Tổng giá trị tài sản cố định theo giá còn lại của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Hà Nội cho đến 31/12/2000 là 11376767 triệu đồng. Bảng 21 : Tỷ trọng giá trị tài sản cố định theo giá còn lại của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có đến 31/12/2000 Đơn vị: Tr.đồng Giá trị TSCĐ (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Nhà nước TW 3955700 34,77 Nhà nước địa phương 1708854 15,03 Ngoài nhà nước 1223409 10,75 Khu vực có vốn ĐTNN 4488804 39,45 Tổng số 11376767 100 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội Do kết quả đầu tư trong những năm qua, giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp công nghiệp ngày càng tăng lên. Nhưng nói chung, mức trang bị tài sản cố định cho một doanh nghiệp của Hà Nội nhìn chung là thấp, điều đó nói lên thực trạng kỹ thuật chưa phải ở tình trạng tiên tiến, nếu không muốn nói là lạc hậu. Bên cạnh đó, mức trang bị tài sản cố định cho mỗi doanh nghiệp giữa các khu vực lại có sự khác biệt tương đối lớn. Cao nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 39,45 tỷ đồng/doanh nghiệp, tiếp đó là doanh nghiệp Nhà nước trung ương 34,77 tỷ đồng /doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước địa phương 15,02 tỷ đồng. Mức trang bị tài sản cố định của một hộ sản xuất chỉ là 76,1 triệu đồng. Điều này nói lên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ kỹ thuật công nghệ vượt xa các doanh nghiệp Nhà nước và ngoài Nhà nước. 3. Phân tích thống kê vốn sản xuất. Chúng ta đều biết rằng vốn có vai trò vô cùng quan trọng, đáp ứng cho sự tăng trưởng phát triển của mọi nền kinh tế. Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội năm 2000, Đảng ta ghi rõ “Chính sách tài chính Quốc gia hướng vào việc tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, điều tiết quan hệ tích luỹ tiêu dùng theo hưóng tăng dần tỷ lệ tích luỹ ”.Tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là những vấn đề đang được chính phủ, cùng mọi ngành, mọi cấp quan tâm.Có huy độngvốntừ bên ngoài, phát triển nhanh chóng nguồn vốn trong nước mới có thể đáp ứng đựơc nhu cầu phát triển và tăng trưởng kinh tế. Tổng vốn sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội cho đến ngày 31/12/2000 là: 22736394 (tr.đ). Bảng 21: Tỷ trọng vốn sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp theo thành phần kinh tế có đến ngày 31/12/2000. Thành phần kinh tế Vốn (tr.đ) Tỷ trọng (%) Nhà nước TW 9723402 42,77 Nhà nước địa phương 292937311 12,92 Ngoài nhà nước 2278750 10,02 Khu vực có vốn ĐTNN 7796931 34,29 Tổng số 22736394 100 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội Qua bảng trên ta có thể thấy, với chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động tối đa nguồn lực trong nước của chính phủ đã làm cho vốn sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên. Tuy vậy lượng vốn vẫn còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, thực tế lượng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước TW ,là doanh nghiệp có tỷ trọng vốn chiếm nhiều nhất (42,77%) chỉ là 57877,392 (tr.đ/dn) chưa kể đến các doanh nghiệp ngoài nhà nước thì lượng vốn trung bình trong 1 doanh nghiệp là 141,757(tr.đ/dn), trong khi đó luợng vốn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 77969,31(tr.đ/dn) gấp 1,35 lần so với các doanh nghiệp nhà nước TW. Đối với thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế hộ sản xuất thì thực trạng vốn và trang thiết bị còn thấp, lượng vốn 1 hộ sản xuất là 36,752 (tr.đ/hộ). Điều đó cho thấy mức trang bị vốn cho mỗi doanh nghiệp giữa các khu vục có sự khác biệt đáng kể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với lượng vốn lớn, máy móc, trang thiết bị đựơc cung cấp đầy đủ và hiện đại góp phần đáp ứng đuợc nhu cầu của quá trình sản xuất , với lượng vốn còn khiêm tốn các doanh nghiệp nhà nước TW chưa được trang bị như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài, trình độ kỹ thuật, công nghệ còn thua kém rất nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên đây ta mới chỉ nghiên cứu tổng quan về vốn của các doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội, như vậy, mới chỉ phản ánh về mặt lượng.Để nghiên cứu về mặt chất, chúng ta cần đi sâu phân tích chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp. II.Phân tích thống kê chỉ tiêu kết quả sản xuất 1. Phân tích thống kê giá trị sản xuất Phân tích tình hình sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp hiện nay là chỉ tiêu giá trị sản xuất. 1.1 Phân tích xu thế biến động giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội 1.1.1 Phân tích xu thế biến động giá trị sản xuất chung toàn ngành Thực hiện đường lối CNH - HĐH do Đại hội VIII của Đảng đề ra, trong những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, công nghiệp Hà Nội đã có nhiều khởi sắc và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Trong thời kỳ này (1997 - 2001) tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội đạt 12,03 %/năm. Tình hình biến động giá trị sản xuất chung toàn ngành qua các năm trong giai đoạn 1995 - 2001 được biểu hiện ở bảng sau: Bảng 1: Tình hình biến động giá trị sản xuất chung toàn ngành công nghiệp thời kỳ 1997 - 2001 (theo giá cố định 1994). Năm GTSX CN (triệu đồng) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (triệu đồng) 1997 12172312 - - 1998 13865308 13,9 1692996 1999 14912886 7,55 1047578 2000 17297827 15,99 2384941 2001 19175217 10,85 1877390 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội Từ số liệu trên, ta có: * Tốc độ phát triển bình quân của toàn ngành là: = = = 1.1203 ( lần ) Tốc độ tăng ( giảm ) bình quân của toàn ngành: = - 1 = 0,1203 (lần) hay 12 ,03(%). * Lượng tăng tuyệt đối bình quân của toàn ngành là: = = = 1750726,25 ( triệu đồng ). Năm năm qua giá trị sản xuất công nghiệp có lượng tăng khá cao, trung bình 1750726,25 (triệu đồng/năm). Có được kết quả này là do sự cố gắng của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhờ thực hiện một số chương trình quốc gia lớn về nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình nước sạch đô thị và nông thôn,... đã kéo theo nhiều ngành công nghiệp có liên quan tăng trưởng sản xuất ở mức đáng kể. Hơn nữa, cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn và đặc biệt là việc tháo gỡ kịp thời khó khăn của các cơ sở trong sự chỉ đạo của thành phố đã góp phần quan trọng để ổn định và tăng trưởng sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ tăng cũng như lượng tăng tuyệt đối có xu hướng tăng hoặc giảm qua các năm là không ổn định (Giá trị sản xuất năm 1998 so với 1997 tăng 13,90%, tương ứng 1692996 triệu đồng; 1999/1998 tăng 7,55%, tương ứng 1047578 triệu đồng; 2000/1999 tăng 15,99%, tương ứng 2384941 triệu đồng; 2001/2000 tăng 10,85%, tương ứng 1877390 triệu đồng) . Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cũng như toàn thành phố cần phải có những giải pháp cụ thể giải quyết tình trạng này, để công nghiệp thành phố ngày càng phát triển. So sánh giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội trong vùng đồng bằng sông Hồng sẽ cho ta thấy rõ được vai trò của công nghiệp Hà Nội trong quá trình phát triển kinh tế của vùng này. Bảng 2: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (Giá cố định 1994) 1995 Tỉ trọng (%) 1996 Tỉ trọng (%) 1997 Tỉ trọng (%) 1998 Tỉ trọng (%) Hà Nội Hải Phòng Ninh Bình Hà Nam Nam Định Thái Bình Hưng Yên Hải Dương Bắc Ninh Vĩnh Phúc Hà Tây 8463881 3013073 401404 229053 854948 971967 286074 2067153 453726 325414 1430568 45.757 16.289 2.176 1.238 4.622 5.254 1.546 11.175 2.452 1.759 7.733 10351001 3779941 552464 292452 990449 1074534 354745 2734899 480214 374915 1787257 45.433 16.598 2.425 1.284 4.349 4.718 1.557 12.009 2.108 1.646 7.848 12172312 5395195 677888 318844 1079735 1186921 613952 3399393 569381 892434 2099489 42.582 18.993 2.421 1.122 3.801 4.178 2.161 11.967 3.004 3.141 7.391 13865308 6191299 754199 424216 1247955 1250063 964479 3749519 635012 2548648 2289856 40.876 18.252 2.223 1.250 3.679 3.685 2.843 11.053 1.872 7.513 6.751 Tổng 1849726 100 22772871 100 28405544 100 33920554 100 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội Qua số liệu bảng trên, ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất vùng đồng bằng sông Hồng (gần 50%). Cụ thể là: Năm1995 chiếm 45,757 trong tổng số, năm 1996 chiếm 45,453%, năm 1997 chiếm 42,852%, năm 1998 chiếm 40,876%. Như vậy, có thể nói, công nghiệp Hà Nội giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng và của cả nước nói chung. 1.1 2. Phân tích xu thế biến động giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế Nét mới trong sản xuất công nghiệp của thành phố 5 năm qua là các khu vực và các thành phần kinh tế đều tăng trưởng khá. Công nghiệp Nhà nước trung ương nhờ có ưu thế về vốn lớn và công nghệ hiện đại, lại được bổ sung hàng năm bằng vốn đầu tư từ ngân sách khá lớn (2880 tỷ đồng trong 4 năm) nên vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và giữ được vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển công nghiệp của thành phố. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong công nghiệp và đã góp phần vào duy trì tốc độ tăng trưởng cao của toàn ngành. Bảng 3 : Giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế ( theo giá cố định 1994 ) Đơn vị: (Tr. đồng) TPKT Năm CN NNTW CN NN ĐP CN Ngoài NN KV có vốn đầu tư nước ngoài 1997 5642359 1610845 1223112 3695996 1998 6228527 1725691 1374439 4536651 1999 6573386 1854244 1578309 4913321 2000 7499590 2093553 1870097 5834605 2001 8365928 2497926 2231584 6079779 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội Bảng 4 : Tình hình biến động giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế thời kỳ 1997-2001 ( theo giá cố định 1994 ). Năm Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng) CNNN TW CNNN ĐP CN ngoài NN KV vốn ĐT nước ngoài CNNN TW CNNN ĐP CN ngoài NN KV vốn ĐT nước ngoài 1998 1999 2000 2001 10.4 5.5 14.1 11.6 7.1 7.4 12.9 19.3 12.4 14.8 18.5 19.3 22.7 8.3 18.8 4.2 568168 344859 926123 866419 114846 128553 239309 404373 151327 203870 291770 361505 840655 376661 921284 245174 Chung 10.3 11.6 16.2 13.3 680892 221770 252118 595945 Từ bảng số liệu trên ta thấy: Công nghiệp Nhà nước TW vẫn giữ được mức tăng trưởng bình quân 2 con số (tốc độ tăng bình quân là 10,3%) như tốc độ thời kỳ trước đó. Sở dĩ được như vậy là do nhiều ngành công nghiệp then chốt vẫn tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong cơ cấu công nghiệp thủ đô. Năm 2001, giá trị sản xuất bình quân 1 doanh nghiệp nhà nước TW đạt 49,797 tỷ đồng và doanh thu 68,120 tỷ đồng so với 40.327 tỷ đồng và 50,04 tỷ đồng năm 1999. Thời kỳ từ 1991 - 1995 Công nghiệp Nhà nước địa phương thuộc sự quản lý của thành phố, đã gặp phải rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, máy móc thiết bị thì lạc hậu. Nhưng từ 1997 - 2000 thành phố đã đầu tư cho khu vực này 670 tỷ đồng. Bình quân 1 doanh nghiệp đầu tư 6,3 tỷ đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn huy động các nguồn vốn tự có, vốn vay để đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị và hiện đại hoá quy trình công nghệ. Điều đó đã giúp một số không ít các doanh nghiệp công nghiệp địa phương tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao hơn. Do vậy, giá trị sản xuất 4 năm qua tăng đáng kể so với tốc độ chung và so với tốc độ tăng bình quân của thời kỳ 1991 - 1995. Giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp Nhà nước địa phương có tốc độ tăng bình quân đạt 11,6%. Giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh giữ được mức tăng cao(16,2%). Tuy vậy, các thành phần kinh tế khác trong khu vực này phát triển không đồng đều, cụ thể là: + Khu vực kinh tế tập thể, những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 giảm sút liên tục, đỉnh điểm đó là năm 1995, năm có mức tăng thấp nhất. Sau một vài năm củng cố chuyển đổi, kinh tế tập thể được chuyển đổi theo luật hợp tác xã đã tạo được bước phát triển mới với mức tăng trưởng khá vào những năm 1997 - 1999 và là thành phần kinh tế có tốc độ tăng cao thứ hai sau thành phần kinh tế tư nhân, đưa tỷ trọng của khu vực này trong giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế ngoài nhà nưóc từ 5% (năm 1996 ) lên 9% ( năm 1999 ). + Kinh tế cá thể được khuyến khích bằng nhiều cơ chế và chính sách của Nhà nước và của Thành phố nên từ những năm 1995 trở lại đây vẫn là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước ( Năm 1999 chiếm 53,5 tổng giá trị sản xuất của khu vực này ). Một số sản phẩm của khu vực này đã tham gia vào thị trường xuất khẩu đến các nước trong khu vực. Tuy vậy, đây lại là khu vực có mức tăng thấp nhất. + Trong những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã hình thành ngày càng nhiều các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Đây là thành phần kinh tế mới, đến nay tuy có số lượng cơ sở lớn và tốc độ tăng trưởng khá cao song tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trong thành phần kinh tế ngoài Nhà nước vẫn còn nhỏ 37,7% ( năm 1999 ). Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đã tăng dần từ 12,4% năm 1998 lên 19% năm 2001 và bình quân 1997 - 2001 tăng 16,2%. Do vậy thành phần nàyvẫn giữ vị trí quan trọng trong các ngành công nghiệp ở Hà Nội. Công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội được hình thành từ những năm đầu thập kỷ 90 cùng với sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài, tuy số lượng doanh nghiệp không nhiều nhưng hiện nay đã sản xuất ra 31,71% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp thành phố. Xu thế đầu tư trực tiếp cùng với sự chuyển dịch tài chính từ các quốc gia giàu với tỷ suất lợi nhuận thấp sang các nước thiếu vốn và tỷ suất lợi nhuận cao đang diễn ra phổ biến, đặc biệt đối với các nước trong khu vực Đông Nam á như Việt Nam. Tuy nhiên, sau thời kỳ có tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 51,3%/năm của thời kỳ 1995 - 1997, từ năm 1998 sản xuất công nghiệp của khu vực này chững lại. Nhiều công ty nước ngoài gặp khó khăn tài chính nên đã đình hoãn hoặc giảm đầu tư vào Việt Nam. Đến năm 1999 giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này chỉ tăng 8,3% so với năm 1998, và đến năm 2001 chỉ còn tăng 4,2% so với 2000 thấp hơn nhiều tốc độ tăng sản xuất công nghiệp chung của Thành phố. 1.1.3. Phân tích xu thế biến động giá trị sản xuất các ngành công nghiệp Hà Nội Tình hình biến động giá trị sản xuất các ngành công nghiệp được thể hiện qua bảng. Bảng 5: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành ( theo giá cố định 1994 ) Đơn vị : (tr. đồng) Năm GTSX CN khai thác CN chế biến CN điện ga và nước 1997 1998 1999 2000 20001 201531 234462 21024 246566 267629 10962598 12499369 13523842 15763627 17465315 1008138 1131477 1181394 1287634 1442273 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội Bảng 6: Tình hình biến động giá trị sản xuất phân theo ngành Năm Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (triệu đồng) CN khai thác CN chế biến CN điện, ga, nước CN khai thác CN chế biến CN điện, ga, nước 1997 1998 1999 2000 2001 _ 16.3 -8.7 15.2 8.5 _ 14 8.2 16.6 10.8 _ 12.2 4.4 9 12 _ 32931 -20438 32542 21063 _ 1536771 1024473 2239785 1701688 _ 123339 49917 106240 154639 Chung 7.3 12.3 9.4 16525 1625679 108534 Công nghiệp chế biến có tổng giá trị sản xuất và tốc độ tăng bình quân năm lớn nhất trong 3 ngành công nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ tăng của ngành công nghiệp chế biến cũng như công nghiệp điện ga và nước có xu thế giảm dần. Trong khi đó, ngành công nghiệp khai thác là ngành có GTSX nhỏ nhất nhưng lại là ngành có tốc độ tăng liên hoàn cao trong thời kỳ 1997 - 1998. Sở dĩ công nghiệp khai thác có được tốc độ tăng cao như vậy là nhờ vào tốc độ tăng cao của sản phẩm than. Tuy vậy, đến năm 1999 thì tốc độ tăng lại giảm đột biến với mức - 8,7(%). Các ngành có giá trị sản xuất cao trong giai đoạn này là sản xuất thực phẩm đồ uống, dệt, sản xuất tivi, thiết bị thông tin, sản xuất phân phối điện. Đây là những ngành có quy mô lớn, thu hút nhiều lao động. Nhưng các ngành có tốc độ tăng khá cao là các ngành như sản xuất kim loại, sản xuất dụng cụ y tế, chính xác. Một số ngành có giá trị sản xuất thấp và tốc độ tăng cũng thấp, đó là các ngành khai thác đá, mỏ khác, tái chế,... Vì vậy, phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao giá trị sản xuất của các ngành này, cũng có nghĩa là làm tăng tốc độ phát triển lên cao hơn đối với các ngành yếu kém. 1.2 Phân tích chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội 1.2.1. Phân tích chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế Có thể nói, công nghiệp đang ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của thủ đô. Xem xét cơ cấu kết quả sản xuất công nghiệp cho phép ta đánh giá sự chuyển dịch giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành. Thông qua chỉ tiêu giá trị sản xuất ta có thể thấy được xu hướng biến động cơ cấu công nghiệp trong giai đoạn 1997-2001. Qua bảng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo các thành phần kinh tế (bảng 3) ta có thể tính cơ cấu để đánh giá sự đóng góp của các thành phần kinh tế: Bảng 7 : Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế thời kỳ 1997 - 2001 ( theo giá cố định 1994 ) Đơn vị: % Năm Toàn ngành Chia ra CNNN TW CNNN ĐP CN ngoài NN KV có vốn ĐT nước ngoài 1997 1998 1999 2000 2001 100 100 100 100 100 46,35 44,92 44,08 43,36 43,63 13,23 12,45 12,43 12,1 13,03 10,05 9,91 10,58 10,81 11,63 30,37 32,72 32,91 33,72 31,71 Biểu đồ tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp các thành phần kinh tế Rõ ràng sự tăng trưởng và phát triển của sản xuất công nghiệp Hà Nội mấy năm qua là khá toàn diện với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Trong đó, công nghiệp Nhà nước trung ương chiếm tỷ trọng lớn: Năm 1997: 46,35%; 2001: 43,46%. Công nghiệp Nhà nước trung ương vẫn chiếm giữ hầu hết các ngành sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp có vị trí chiến lược. Nhiều sản phẩm công nghiệp Nhà nước trung ương vẫn tăng lên cả về số lượng, chất lượng và chủng loại đã làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Công nghiệp Nhà nước địa phương tuy có nhiều khó khăn cả về đầu vào và đầu ra của sản phẩm nhưng vẫn giữ được tỷ trọng khá và tương đối ổn định trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Năm 1997 chiếm 13,3%, năm 2001 chiếm 13,03% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn Hà Nội. Trên cơ sở phát huy lợi thế về nguyên liệu và nguồn lao động tại chỗ, công nghiệp Nhà nước địa phương đã góp phần cùng với công nghiệp Nhà nước trung ương giữ vai trò chủ động trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Công nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp nhất so với các thành phần kinh tế khác, nhưng tỷ trọng này cũng tương đối ổn định. Năm 1997: 10,05%, năm 2000:10,81%. Với chính sách đẩy mạnh thu hút vốn FDI, thực hiện cổ phần hoá, kích thích cho khu vực tư nhân phát triển nên GTSX công nghiệp Nhà nước có xu hướng giảm xuống, khu vực đầu tư nước ngoài tăng lên. Năm 1997: 19,130,03%, năm 2000: 33,72%. Tuy nhiên đến năm 1999 thì cơ cấu giữa các thành phần kinh tế chuyển dịch rất chậm. Các thành phần kinh tế gần như giữ nguyên. Trong đó công nghiệp Nhà nước trung ương và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng lớn của công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quyết định duy trì nhịp độ tăng trưởng của công nghiệp Hà Nội ngay cả trong điều kiện của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 1.2.2. Phân tích chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội theo ngành Dựa vào số liệu bảng 4 ta tính được cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành. Bảng 8: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành cấp I thời kỳ 1997-2001 (theo giá cố định năm 1994) Đơn vị % Năm Tổng số CN khai thác CN chế biến CN điện ga & nước 1997 100 1,66 90,06 8,28 1998 100 1,69 90.15 8,16 1999 100 1,43 90,68 7,91 2000 100 1,43 91,13 7,44 2001 100 1,39 91,08 7,35 Từ bảng số liệu trên đây cho thấy, thời kỳ 1997-2001 cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội theo ngành chuyển dịch không đáng kể. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng các ngành đều có xu hướng vươn lên để khẳng định vị trí của mình. Công nghiệp chế biến là ngành có tỷ trọng lớn nhất. Với sự phát triển tương đối ổn định của công nghiệp chế biến, nhiều sản phẩm tiêu dùng đã đáp ứng đủ nhu cầu xã hội, khả năng xuất khẩu của một số sản phẩm chế biến như dệt may, giầy dép, linh kiện điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ đã được khẳng định trong thời gian qua. Có thể nói, sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Hà Nội thời kỳ này là chậm, các ngành kinh tế kỹ thuật nặng về phát triển theo chiều rộng, các ngành công nghiệp chế biến phát triển chậm. Các doanh nghiệp trên thực tế ít chú trọng hướng ngoại, mà thường nhằm vào sản xuất thay thế nhập khẩu. Thị trường nội địa tuy lớn nhưng sức mua kém nên thực chất là nhỏ, có nhiều mặt hàng cũng không cạnh tranh được với hàng ngoại trên thị trường nội địa. Những ngành và sản phẩm cần nhiều lao động, đầu tư ít, có khả năng xuất khẩu như thực phẩm chế biến, sành sứ,... nhưng lại phát triển bấp bênh, chủ yếu là gia công xuất khẩu. Kim ngạch khá, nhưng ngoại tệ thực thu lại ít, các doanh nghiệp Nhà nước tuy góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế nhưng nhìn chung hoạt động chưa hiệu quả. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhưng tỷ trọng xuất khẩu không tương ứng. 1.3. Cơ cấu các yếu tố trong giá trị sản xuất tạo ra Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tạo ra năm 1998 thì yếu tố doanh thu công nghiệp chiếm 98,4%, còn lại các yếu tố khác chỉ chiếm hơn 1%. Như vậy, có thể nói yếu tố doanh thu công nghiệp quyết định nội dung chỉ tiêu giá trị sản xuất. Trong khi sản xuất tăng, có nghĩa là sản xuất và tiêu thụ công nghiệp nhìn chung là tốt. Trong giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội tạo ra năm 1998 thì tỷ trọng giá trị tăng thêm đạt 59,9%. So sánh với các tỉnh và thành phố khác cũng như với tỷ trọng chung của cả nước thì tỷ trọng này là tương đối cao (công nghiệp cả nước là 32,8%). Sở dĩ đạt được như vậy là do trình độ kỹ thuật công nghiệp của nhiều ngành được nâng cao, nhiều ngành đã thực hiện được từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Vì vậy tỷ trọng giá trị tăng thêm trong giá trị sản xuất giữa các ngành công nghiệp cũng khác nhau. Những ngành, những doanh nghiệp thực hiện công nghệ từ nguyên liệu ban đầu đến thành phẩm cuối cùng có tỷ trọng giá trị tăng thêm cao, trong khi đó những ngành những doanh nghiệp chỉ thực hiện những công đoạn cuối cùng của sản xuất thì tỷ trọng giá trị tăng thêm thấp. Điều này được thể hiện ở bảng sau. Bảng 9: Tỷ trọng GTSX, CPTG và GTTT ngành công nghiệp năm 1998 Đơn vị % GTSX CPTG GTTT Tổng số Khai thác than KT đá, mỏ khác SX thực phẩm, đồ uống SX thuốc lá Dệt SX trang phục Thuộc da, sản xuất valy, túi Chế biến gỗ, lâm sản SX giấy, SP từ giấy Xuất bản, in SX hoá chất SX SP từ cao su, plastic SX SP từ khoáng phi KL SX kim loại SX SP từ KL SX TB MM SX TB VP SX MM TB điện SX tivi, thiết bị thông tin SX dụng cụ y tế, chính xác SX xe động cơ SX phương tiện vân tải khác SX giường tủ, SP khác Tái chế SX phân phối điện SX phân phối nước 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 40.10 58.70 57.78 45.49 48.56 64.06 56.05 25.42 37.42 19.47 31.53 33.54 54.82 41.61 19.28 35.95 29.83 32.55 24.58 31.56 40.27 19.36 30.70 77.29 74.39 59.90 41.30 42.22 54.51 51.44 35.94 43.95 74.58 62.58 80.53 68.47 66.46 45.18 58.39 80.72 64.05 70.17 67.45 75.42 68.44 59.73 80.64 69.30 22.71 25.61 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội 1.4 Dự đoán giá trị sản xuất CN của Hà Nội năm 2002 Dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân. Từ = Ta có yn + h = yn + h x Trong đó: là lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân yn + h: là giá trị dự đoán h: là khoảng cách thời gian dự đoán Dự đoán GTSX của toàn ngành. Lượng tăng tuyệt đối bình quân của toàn ngành là: = = = 1750726,25 (triệu đồng). GTSX CN dự đoán của Hà Nội năm 2002 là: 19175217 + 1750726,25 = 20925943,25 (Tr. đồng). Dự đoán GTSX theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Tr.đồng Thành phần kinh tế Lượng tăng tuyệt đối so với năm 2001 GTSX dự đoán năm 2002 CNNNTW 680892,25 9046820,25 CNNNĐF 221770,25 2719696,25 CN Ngoài NN 252118 2483702 KV có VĐTNN 595945,75 6675724,75 Tổng 1750753,25 20925943,25 Dự đoán GTSX theo thành phần kinh tế. Đơn vị: Tr.đồng Ngành kinh tế Lượng tăng tuyệt đối so với năm 2001 GTSX dự đoán năm 2002 CNKT 16540,25 284232,25 CNCB 1625679,25 19090994,25 CN Điện, ga & Nước 108533,75 1550806,75 Tổng 1750753,25 20925943,25 Từ kết quả trên ta thấy GTSX dự đoán của Hà Nội năm 2002 là 20925943,25 (Tr.đồng) tăng 1750753,25 (Tr.đồng) so với năm 2001, trong đó kinh tế NNTW tăng nhiều nhất (680892,25 Tr.đồng) tiếp đó là KV có VĐTNN (595945,75 Tr.đồng) thấp nhất là kinh tế NNĐF (221770,25 Tr.đồng) điều này khẳng định kinh tế NNTW vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài do được đầu tư trang bị kỹ thuật hiện đại vẫn giữ được lượng tăng cao. Công nghiệp ngoài nhà nước do chính sách mới của nhà nước và thành phố đã tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân phát triển là cho GTSX của thành phần này vẫn tăng (252118 Tr.đồng so với năm 2001). Kinh tế NNĐF tăng 221770,25 Tr.đồng so với năm 2001. Nếu xét theo ngành kinh tế ta thấy CNCB là ngành có lượng tăng giá trị lớp nhất (1625679,25 Tr.đồng so với năm 2001) tiếp đó là ngành CN Điện, ga & Nước (108533,75 Tr.đồng) tăng ít nhất là ngành CNKT (16540,25 Tr.đồng). 2. Phân tích thống kê giá trị tăng thêm (VA) Giá trị tăng thêm là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành, thành phần kinh tếvà toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định. Nó cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội. Giá trị tăng thêm của CN Hà Nội năm 1998 (theo giá thực tế) là: 10442531(Tr.đồng) chiếm 59,90% GTSX, chi phí trung gian là: 6989528(Tr.đồng) chiếm 40,10% GTSX. Ngành kinh tế VA(Tr.đồng) Tỉ trọng(%) CPTG(Tr.đồng) Tỉ trọng(%) GTSX CNKT 119396 41,15 168287 58,49 287683 CNCB 9941061 64,22 5539060 35,78 15480121 CN Điện, ga & Nước 382074 22,96 1282181 77,04 1664255 Chung 10442531 59,90% 6989528 40,10% 17432059 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội Qua bảng số liệu trên ta thấy trong cơ cấu GTSX theo ngành thì ngành CNCB là ngành có tỉ trọng chi phí trung gian thấp nhất 35,78% hay tỉ trọng VA là cao nhất 64,22% nguyên nhân là ngành này ít sử dụng chi phí sản phẩm của ngành khác để sản xuất sản phẩm của ngành mình. Đây cũng là ngành có năng xuất lao động cao. Thấp nhất là ngành CN Điện, ga & Nước. III. Phân tích thống kê chỉ tiêu hiệu quả sản xuất 1. Phân tích thống kê năng suất lao động trong công nghiệp Hà Nội Tăng năng suất lao động là mong muốn của mọi xã hội, mọi người lao động, là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi quốc gia. Khi năng suất lao động tăng, kết quả sản xuất tạo ra sẽ tăng dẫn tới tiền lương trả cho ngời lao động sẽ cao hơn, góp phần cải thiện đời sống người lao động. Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Qua số liệu về lao động và giá trị sản xuất trong phần trước ta tính được năng suất lao động sống trong bảng sau: Bảng 16 : Năng suất lao động, các chỉ tiêu phản ánh biến động năng suất lao động công nghiệp Hà Nội thời kỳ 1997-2001 Năm NSLĐ (triệu đồng/ người) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (tr.đ/ng) 1997 68,59 - - 1998 78,75 14,81 10,16 1999 81,62 3,64 2,78 2000 88,39 8,29 6,77 2001 95,9 8,49 7,51 Số liệu trong bảng cho thấy NSLĐ tính theo GO trong công nghiệp Hà Nội năm sau luôn cao hơn năm trước, có nghĩa là giá trị sản xuất do một lao động tạo ra ngày càng tăng: Từ 68,59, triệu đồng/người năm 1997 thì năm 2001 đã tăng lên và đạt 95,9 triệu đồng/người. Có được kết quả này là nhờ đường lối CNH - HĐH đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó còn là kết qủa của đầu tư năng lực sản xuất từ các nguồn vốn trong nước và nước ngoài vào các khu vực sản xuất quan trọng. Đồng thời năng lực lao động của người lao động ngày càng tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng năm sau so với năm trước đã có xu hướng giảm. Nhưng lượng tăng tuyệt đối liên hoàn vẫn tăng. Chỉ có lượng tăng tuyệt đối năm 1999 so với năm 1998 là giảm so với các năm trước - điều này là do kinh tế của khu vực ĐNA nói chung và nước ta nói riêng thời gian này đang gặp những khó khăn, đặc biệt là rơi vào khủng tài chính. 1.2 Phân tích thống kê NSLĐ theo thành phần kinh tế thời kỳ 1997-2001 Nghiên cứu năng suất lao động sống theo thành phần kinh tế giúp những nhà lãnh đạo có tầm nhìn tổng quát về khả năng sản xuất của người lao động trong từng khu vực, qua đó đưa ra các chính sách thích hợp. Bảng 17 : NSLĐ công nghiệp Hà Nội theo thành phần kinh tế thời kỳ 1997-2001 Đơn vị : Triệu đồng/người/năm Năm NNTW NNĐP Ngoài NN KV có vốn ĐTNN 1997 75,26 57,61 19,47 315,01 1998 80,35 58,56 23,62 416,24 1999 85,14 61,76 24,83 409,41 2000 94,09 66,99 25,64 493,95 2001 101,27 79,9 29,85 515,89 Qua số liệu bảng 17, ta thấy năng suất lao động tính theo GO của mọi thành phần kinh tế đều tăng lên trong các năm qua. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có năng suất cao nhất. Bởi lẽ, các doanh nghiệp này được trang bị kỹ thuật tiên tiến hơn so với các doanh nghiệp khác, mức trang bị TSCĐ/lao động cao gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp Nhà nước và ngoài Nhà nước. Bên cạnh đó, người lao động được tuyển dụng vào khu vực này đòi hỏi phải có tay nghề cao hơn, cường độ lao động cao và kỷ luật lao động rất khắt khe. Một thành phần kinh tế nữa cũng có năng suất lao động sống khá cao đó là kinh tế nhà nước TW. Trong khu vực kinh tế Nhà nước TW quản lý tập trung phần lớn máy móc thiết bị hiện đại, có nhiều ưu tiên của Nhà nước về vốn, thuế, tập hợp nhiều cán bộ quản lý có kinh nghiệm, ... do vậy có NSLĐ tương đối cao. Như vậy, căn cứ vào chỉ tiêu NSLĐ sống ta có đánh giá sau: NSLĐ công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là cao nhất và cao hơn hẳn và kinh tế ngoài Nhà nước là khu vực có NSLĐ thấp nhất là do công nghiệp ngoài Nhà nước thường là những cơ sở quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, trình độ lao động còn thấp và còn rất nhiều khó khăn khác. Bảng 18 : Tình hình biến động năng suất lao động theo thành phần kinh tế thời kỳ 1997-2001 Năm NNTW NNĐP Ngoài NN KV có vốn ĐTNN ai (%) di (Tr.đ/ng) ai (%) dI (Tr.đ/ng) ai (%) di (Tr.đ/ng) ai (%) di (Tr.đ/ng) 1997 - - - - - - - - 1998 6,76 5,09 1,65 0,95 21,31 4,15 32,14 101,23 1999 5,6 4,79 5,46 3,2 5,12 1,21 -1,64 -6,84 2000 10,51 8,95 8,47 5,23 3,26 0,81 20,65 84,55 2001 7,63 7,18 19,21 12,91 16,42 4,21 4,44 21,94 Quan sát số liệu trong bảng trên ta thấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có lượng tăng tuyệt đối liên hoàn cao nhất. Nhưng tốc độ tăng liên hoàn không đều. Năm 1998/1997 và 2000/1999 có tốc độ tăng rất cao, tương ứng 32,14% và 20,65%, trong khi đó năm 1999/1998 và 2001/2000 chỉ tăng -6,84% và 4,44%. Khu vực công nghiệp ngoài nhà nước có NSLĐ thấp song tốc độ tăng liên hoàn lại tương đối cao. Khu vực công nghiệp Nhà nước địa phương là khu vực có tốc độ tăng liên hoàn thấp. Đặc biệt năm 1998/1997 chỉ tăng 1,65% với lượng tăng tuyệt đối là 0,95 trđ/ng, thấp hơn nhiều so với mức tăng chung của toàn ngành là 14,81% (tương ứng 10,16 trđ/ng) Nói chung, các thành phần kinh tế đều có NSLĐ tăng qua các năm. Như vậy lao động công nghiệp trong mỗi thành phần kinh tế ngày càng tạo ra một lượng giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước. Điều này cũng cho thấy toàn ngành công nghiệp nói chung và mỗi thành phần nói riêng đã được đầu tư trang thiết bị một cách đầy đủ hơn, năng lực quản lý cũng như năng lực của người lao động đã ngày càng được nâng cao. 13. Phân tích thống kê NSLĐ phân theo ngành Phân tích NSLĐ phân theo ngành là rất quan trọng, cho phép ta thấy được ngành nào có năng suất lao động cao hơn và cùng một số chỉ tiêu khác giúp ta đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong từng ngành, xác định ngành nào là ngành mũi nhọn trong công nghiệp Hà Nội. Bảng 19 : NSLĐ phân theo ngành thời kỳ 1997-2001 Đơn vị : Tr.đ/người/năm Năm CN khai thác CN chế biến CN điện ga & nước 1997 34,18 65,58 223,84 1998 40,42 75,64 225,89 1999 36,15 78,74 231,37 2000 43,49 85,14 263,8 2001 47,74 92,18 296,03 Nhìn vào số liệu trên ta thấy năng suất lao động công nghiệp điện, ga, nước ta là cao nhất. Nhưng nói chung, năng suất lao động của các ngành qua các năm hầu như là luôn tăng. Bảng 20 : Tình hình biến động NSLĐ sống phân theo ngành thời kỳ 1997-2001 Năm CN khai thác CN chế biến CN điện ga & nước ai (%) di (Tr.đ/ng) ai (%) di (Tr.đ/ng) ai (%) di (Tr.đ/ng) 1997 - - - - - - 1998 18,25 6,24 15,34 10,06 0,91 2,05 1999 -10,56 -4,27 4,09 3,1 2,43 5,48 2000 20,3 7,34 8,3 6,4 14,01 32,43 2001 9,77 4,25 8,27 7,04 12,22 32,234 Mặc dù NSLĐ các ngành hầu như luôn tăng trong các năm nhưng tốc độ tăng liên hoàn của các ngành lại luôn giảm dần qua các năm trừ ngành CN điện ga & nước. Trong 3 ngành thì ngành công nghiệp khai thác có tốc độ tăng liên hoàn cao nhất. Tuy nhiên đến năm 1999 thì không những không tăng mà lại giảm khá nhiều so với năm 1998 (giảm 7,69%, tương ứng 4,27 triệu đ/ng). Ngành công nghiệp chế biến thì tốc độ tăng có xu hướng giảm dần nhưng giảm tương đối từ từ. Ngành công nghiệp điện, ga và nước tốc độ tăng cũng có xu hướng giảm dần nhưng đến năm 1999 thì tốc độ tăng lại có xu hướng tăng lên. Năm 1998/1997 tăng 0,91% đến năm 2001/2000 là 12,22%. Phân tích sâu hơn ta thấy: các ngành sản xuất phân phối điện, phân phối nước có NSLĐ khá cao. Nhưng thực chất các ngành này trong chỉ tiêu giá trị sản xuất yếu tố chi phí trung gian chiếm tỷ trọng khá lớn nên làm cho NSLĐ trong ngành này bị thổi phồng lên. Các ngành sản xuất tivi, thiết bị thông tin, sản xuất thuốc lá là những ngành có năng suất lao động cao nhất mà chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành này yếu tố chi phí trung gian chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Tiếp đó là các ngành sản xuất xe động cơ, sản xuất phương tiện vận tải khác cũng có năng xuất khá cao. Các ngành có NSLĐ thấp nhất là các ngành sản xuất trang phục, chế biến gỗ, lâm sản, tái chế. Đây là các ngành chủ yếu sử dụng lao động thủ công, sản xuất nhỏ là chủ yếu, chưa chú trọng đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, do đó có NSLĐ thấp. Xét về tốc độ tăng, giảm của các ngành thì ta thấy nhìn chung nhiều ngành có NSLĐ luôn tăng nhưng tốc độ tăng giữa các năm chậm dần hoặc tốc độ tăng không theo một xu hướng nào. Bên cạnh những ngành có NSLĐ tăng liên tục qua các năm thì cũng có một số ngành NSLĐ có năm giảm so với năm trước. Ví dụ như ngành khai thác đá, mỏ khác năm 1998,1999 NSLĐ giảm liên tục hay như ngành sản xuất thiết bị máy móc năm 1997 giảm so với năm 1996, năm 1999 cũng giảm so với năm 1998. Nhận xét chung : Trong các ngành công nghiệp nhiều ngành có tốc độ tăng năm trước so với năm sau giảm dần. Có hiện tượng này là do nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân bên ngoài (tình hình kinh tế, chính trị, xã hội), có thể là nguyên nhân bên trong do bản thân các doanh nghiệp không nâng cao trình độ sử dụng lao động 1.4. Phân tích NSLĐ do ảnh hưởng bởi các nhân tố ở các phần phân tích NSLĐ trên ta đã có nhận xét tổng quan về số tuyệt đối NSLĐ công nghiệp Hà Nội luôn tăng trong thời kỳ 1995-1999. Sự tăng này là do nhiều yếu tố ảnh hưởng , những yếu tố dường như ta không thể lượng hoá hết được. Do vậy, để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ ta có thể sử dụng phương pháp chỉ số. Phân tích biến động năng suất bình quân qua 2 năm 1997 (ký hiệu là 0) và 2001(ký hiệu là 1) do ảnh hưởng bởi năng suất lao động bình quân các ngành cấp 2 và biến đổi tỷ trọng lao động trong các ngành, ta áp dụng hệ thống chỉ số sau: I(`W) = I(W) x I(d) Trong đó: W1: NSLĐ bình quân năm 2001 W0: NSLĐ bình quân năm 1997 T1: số lao động bình quân năm 2001 trong ngành cấp I T0: số lao động bình quân năm 1997 trong ngành cấp I Từ số liệu ở các bảng trên ta có Theo số liệu bảng 16: W1=95,9 (triệu đ/ng/năm) W0=68,59 (triệu đ/ng/năm) Theo số liệu bảng 1: ồW0.T0 = GO (1997) = 12172312 (trđ) ồW1.T1 = GO (2001) = 19175217 (trđ) Ta có: ồW0.T1 =WCNKT0 xTCNKT1 + WCNCB0 x TCNCB1 + WC NĐN0 x TC NĐN1 = 34,18 x5606 + 65,58 x 189472 + 223,84 x 4872 =13706273,72 (tr.đ) Theo số liệu bảng 10, ta có: ồT0 = 177459 (người) ồT1 = 199950 (người) Thay vào hệ thống chỉ số ta có : x = 95,9 19175217/199950 13706273,72/ 199950 68,59 13706273,72/ 199950 12172256 /177459 95,9 95,9 6 8,54 68,59 68,54 68,59 = x 1,3979 = 1,399 x 0,99927 (39,79 %) (39,9 %) (-0,073 %) 27,31 (trđ) = 27,36 (trđ) -0,05 (trđ) Từ kết quả tính được, ta rút ra nhận xét : NSLĐ sống bình quân năm 2001 tăng 39,79% so với năm 1997 tương ứng 27,31(triệu đồng) là do: Bản thân NSLĐ sống bình quân các ngành cấp II tăng làm NSLĐ bình quân chung tăng 39,9 %, tương ứng 27,36 (trđ). Đây là yếu tố chủ yếu. Thay đổi kết cấu lao động làm năng suất lao động bình quân giảm 0,073%, tương ứng giảm 0,05(trđ). Như vậy mặc dù sự thay đổi kết cấu lao động làm cho năng suất lao động sống giảm nhưng do bản thân NSLĐ sống bình quân các ngành cấp II tăng làm cho NSLĐ năm 2001 vẫn tăng so với năm 1997 về số tuyệt đối là 27,3(1tr.đ) tương ứng với việc tăng 39,79 % 2. Hiệu năng sử dụng tài sản cố định Trên đây, ta mới chỉ nghiên cứu về tổng giá trị tài sản cố định của ngành công nghiệp Hà Nội. Như vậy, mới chỉ cho phép nghiên cứu về mặt lượng. Để nghiên cứu về mặt chất, chúng ta đi sâu phân tích chỉ tiêu phản ánh hiệu năng sử dụng tài sản cố định và mức trang bị tài sản cố định cho lao động. Dựa vào số liệu giá trị sản xuất, giá trị tài sản cố định và nguồn lao động ta tính được bảng sau: Bảng 22: Hiệu năng sử dụng TSCĐ và mức trang bị TSCĐ cho lao động Thành phần kinh tế (Mức trang bị TSCĐ cho lđ) tr đ/lđ (Hiệu năng sử dụng TSCĐ) Nhà nước TW Nhà nước địa phương Ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tổng 49,628 54,682 16,777 380,02 57,84 1,9859 1,225 1,5286 1,2998 1,5204 Qua số liệu bảng trên ta thấy, mức trang bị tài sản cố định cho lao động của doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là cao nhất (380,02) và cao hơn hẳn so với các thành phần kinh tế khác (gấp hơn 7,67 lần thành phần kinh tế Nhà nước TW và gấp hơn 22 lần thành phần kinh tế ngoài Nhà nước). Điều này cho thấy, một lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được trang bị về công nghệ vượt xa so với các khu vực khác. Tuy nhiên, xét về hiệu năng sử dụng tài sản cố định thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại là nhỏ nhất trong các khu vực ( 1,2998). Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là không cao. Các khu vực khác tuy mức trang bị tài sản không cao nhưng hiệu năng sử dụng tài sản lại tương đối cao, tức là với 1 triệu đồng giá trị tài sản cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra được ít giá trị sản xuất hơn so với các khu vực khác. 3. Hiệu năng sử dụng vốn Dựa vào số liệu về giá trị sản xuất, lượng vốn trang bị trong các doanh nghiệp ta có bảng sau: Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội Thành phần Hv (Hiệu quả sử dụng vốn) Nhà nước TW 1,3 Nhà nước địa phương 1,4 Ngoài nhà nước 1,22 Khu vực có vốn ĐTNN 1,33 Qua bảng trên ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước địa phương cao nhất (1,4), tức là cứ 1 đồng vốn bỏ ra các doanh nghiệp này tạo ra 1,4 đồng giá trị sản xuất, còn doanh nghiệp ngoài nhà nước với 1 đồng vốn bỏ ra chỉ tạo ra được 1,22 đồng giá trị sản xuất phản ánh hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất. Ngoài ra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả sử dụng vốn là 1,33 đứng thứ 2 sau doanh nghiệp nhà nước địa phương, đứng thứ 3 là các doanh nghiệp nhà nước TW với việc tạo ra 1,3 đồng giá trị sản xuất trên 1 đồng vốn. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước địa phương chỉ có lượng vốn là 29082,3(tr.đ/dn), một lượng vốn khá khiêm tốn thì lại có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Điều này cho thấy ưu thế của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, dễ chuyển đổi theo những biến động của thị trường. Còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù có lượng vốn khá lớn: 77969,31(tr.đ/doanh nghiệp) gấp 2,68 lần các doanh nghiệp nhà nước địa phương thì chỉ có hiệu quả sử dụng vốn là 1,33 điều này có thể là do nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang ở giai đoạn đầu tư hoặc mới đi vào hoạt động chưa sử dụng hết công suất. IV. Một số kiến nghị và giải pháp 1. Những tồn tại cần khắc phục Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hiện nay công nghiệp Hà Nội cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế và nhược điểm cần được khắc phục: - Các doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội tuy nhiều về số lượng nhưng qui mô vừa và nhỏ là chủ yếu (90% doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng và qui mô lao động dưới 300 người). Thêm vào đó lại phân bố quá dàn trải. Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước qui mô càng nhỏ và phân tán hơn nên rất khó khăn trong việc đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị và qui trình công nghệ, tìm kiếm thị trường. - Tổ chức sản xuất và phân cấp quản lý chưa hợp lý giữa doanh nghiệp Nhà nước TW và doanh nghiệp Nhà nước địa phương, dẫn đến sự lộn xộn trong sản xuất kinh doanh và sự cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí không đáng có giữa các doanh nghiệp. - Công nghiệp Hà Nội chậm đổi mới theo hướng chuyên môn hoá, tập trung hoá và hiện đại hoá. Đến nay, ngoài khu công nghiệp Sài Đồng, chưa có khu công nghiệp tập trung nào có qui mô và tầm cỡ tương ứng. Trong khi đó các khu công nghiệp cũ được hình thành trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp phân bố trong nội thành là chủ yếu bị hạn chế cả về qui mô trang thiết bị và môi trường sinh thái, nhưng lại chưa được tổ chức lại phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá công nghiệp thủ đô. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và giảm dần: tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước năm 1997 là 5,1%, năm 1998 còn 4,9%, của doanh nghiệp công nghiệp ngoài Nhà nước cả hai năm tương ứng đều 5,4%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 1997 lỗ 14 triệu USD, năm 1998 lỗ 7 triệu USD, năm 1999 còn lỗ nhiều hơn và tốc độ tăng trưởng chỉ còn 6%. - Sự hoà nhập của công nghiệp Hà Nội vào thị trường cả nước và xuất khẩu còn chậm. đến năm 1999, công nghiệp Hà Nội chỉ có 56 doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu với kim ngạch khiêm tốn. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khá đơn điệu: chủ yếu là hàng gia công dệt, may, túi xách, sản xuất thực phẩm, đồ uống, công nghiệp hoá chất, những mặt hàng mới , chất lượng cao, giá trị lớn rất ít. Nhìn chung sức cạnh tranh của hàng công nghiệp trên thị trường còn nhiều hạn chế cả về chất lượng, giá cả và chủng loại. Do vậy, sức vươn xa, lan toả của công nghiệp thủ đô còn hẹp. Nguyên nhân của những hạn chế và nhược điểm trên có nhiều song cơ bản là do công nghiệp Hà Nội cho đến nay vẫn còn thiếu nhiều yếu tố của sự tăng trưởng nhanh và vững chắc. Thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề có trình độ cao, am hiểu cơ chế quản lý mới, thiếu thị trường, nhất là thị trường ngoài nước và quan trọng hơn là thiếu cơ chế và các chính sách đòn bảy kinh tế có sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất công nghiệp. 2.Một số giải pháp Giải pháp để thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển với nhịp độ nhanh và bền vững trong thập niên đầu của thế kỷ XXI vẫn là phải nhanh chóng khắc phục bằng được những mặt yếu kém do các nguyên nhân chủ quan tạo ra. Sau đây là một số giải pháp chủ yếu: 2.1. Về cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - Phải sớm ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng hơn để thu hút các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế vào phát triển sản xuất công nghiệp thành phố, đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất. - Tăng cường hơn nữa các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài, trong đó đặc biệt quan trọng là đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm giá thuê đất, giá điện, nước, điện thoại. Đối với các khu công nghiệp và các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, thành phố cần có cơ chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước trong việc giải phóng mặt bằng, đền bù, vay vốn, chuyển đổi ngoại tệ, xuất nhập khẩu. - Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với phát triển công nghiệp thủ đô. Chính phủ và các bộ ngành ở TW cần hỗ trợ Hà Nội về cơ chế, chính sách, qui hoạch, kế hoạch, đầu tư và thị trường tương xứng với vị trí và tiềm năng của trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc. - Nên có sự khuyến khích về thuế đối với các ngành và doanh nghiệp đang sản xuất các sản phẩm xuất khẩu được ưu tiên và các ngành, doanh nghiệp đang sản xuất các sản phẩm tận dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có (các nguồn lực tự nhiên và lao động). 2.2. Giải pháp đối với từng doanh nghiệp công nghiệp - Đẩy nhanh nhịp độ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước để từ đó đổi mới cơ cấu đầu tư, phương pháp quản lý nhằm tăng hiệu quả kinh tế của thành phần kinh tế này trong cơ chế quản lý mới. - Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, giải pháp thiết thực nhất là được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp Nhà nước, nhằm khuyến khích họ đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị và qui trình công nghệ để từng bước tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp thuộc thành phần kinh tế này. - Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên mở rộng một số chính sách khuyến khích đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Nội. Tiếp tục thực hiện triệt để Luật đầu tư nước ngoài đã sửa đổi và Quyết định số 53/1999/QĐ - TTg, ngày 26 - 3 - 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài. Mục lục Kết luận Cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng bước vào thời kỳ đổi mới trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến đổi. Mặc dù phải đương đầu với nhiều thử thách, công nghiệp Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nó thể hiện qua tốc độ tăng trưởng cũng như sự thay đổi cơ cấu phù hợp. Tuy chưa thực hiện được mục tiêu đề ra, nhưng trong bối cảnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, việc đạt được những thành tựu như vậy là cố gắng hết sức nỗ lực của ngành công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Hy vọng rằng, trong tương lai, công nghiệp Hà Nội sẽ ngày càng phát triển và vẫn giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của thành phố nói riêng và của cả nước nói chung. Trên đây là toàn bộ đề tài nghiên cứu của em. Với thời gian có hạn và những hạn chế nhất định về sự hiểu biết lý thuyết cũng như thực tế, nên đề tài của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và của mọi người. Em xin chân thành cảm ơn. Mục lục Lời nói đầu 1 ChươngI: Một số lý luận cơ bản về công nghiệp 3 Khái niệm, đặc điểm, vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 3 Phân ngành công nghiệp theo ngành kinh tế quốc dân 5 Ngành công nghiệp khai thác mỏ 6 Ngành công nghiệp chế biến 6 Ngành sản xuất, phân phối điện, ga và nước 7 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất công nghiệp 7 ChươngII: Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 15 Tình hình kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội 15 Những thành tựu kinh tế xã hội chủ yếu của thủ đô Hà Nội 15 Những hạn chế và tồn tại 18 Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 19 Giai đoạn 1986 - 1990 19 Giai đoạn 1991 đến nay 21 Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 24 Phân tích thống kê chỉ tiêu giá trị sản xuất 24 Phân tích xu thế biến động giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội 24 Phân tích xu thế biến động giá trị sản xuất chung toàn ngành 24 Phân tích xu thế biến động giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế 28 Phân tích xu thế biến động giá trị sản xuất theo ngành 32 Phân tích chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp 34 Phân tích chuyển dịch cơ cấu gía trị sản xuất theo thành phần kinh tế 34 Phân tích chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành 38 Cơ cấu các yếu tố trong giá trị sản xuất tạo ra 39 Phân tích thống kê lao động công nghiệp 41 Phân tích biến động lao động công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 43 Phân tích thống kê năng suất lao động sống trong công nghiệp Hà Nội 47 Phân tích thống kê năng suất lao động sống theo thành phần kinh tế 49 Phân tích thống kê năng suất lao động sống theo ngành 51 Phân tích năng suất lao động do ảnh hưởng của các nhân tố 54 Phân tích thống kê tài sản cố định 56 Kiến nghị và giải pháp 59 Kết luận 63 Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Thống kê doanh nghiệp - Chủ biên: PGS.TS Phạm Ngọc Kiểm. Giáo trình Lý thuyết thống kê - Chủ biên: PGS.TS Tô Phi Phượng. Giáo trình Thống kê kinh tế - Chủ biên: TS Phan Công Nghĩa. Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp - Chủ biên: TS Vũ Đình Phan Số liệu thống kê công nghiệp Hà Nội 5 năm (1995 - 1999) -Cục Thống kê Hà Nội tháng 5 năm 2000. Tạp chí con số và sự kiện. Tạp chí thông tin khoa học thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33915.doc
Tài liệu liên quan