Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ thời kỳ 2004-2007

Dù mới thành lập được hơn 4 năm, nhưng công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ đã thu được những thành tựu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đóng góp vào sự phát triển chung khu vực Quảng Ninh và của đất nước. Trong báo cáo thực tập tại công ty, em đã đưa ra một số lập luận phân tích bằng phương pháp thống kê về tình hình TSCĐ và sử dụng TSCĐ . Tuy trong những năm này hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nâng cao song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Để có sự thành công, hoàn thành mục tiêu chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì cần phải có sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu riêng của từng bộ phận, từng khâu, từng cá nhân trong doanh nghiệp đó.

doc65 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ thời kỳ 2004-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư tốt nhất. 2.3. Thống kê hiện trạng TSCĐ: Thống kê hiện trạng tài sản cố định có nhiệm vụ phản ánh đúng và kịp thời trạng thái hiện tại TSCĐ, cũng là năng lực sản xuất hiện tại của TSCĐ của từng doanh nghiệp, từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhân tố cơ bản làm thay đổi trạng thái TSCĐ là do sự hao mòn. Có hai hình thức hao mòn TSCĐ: - Hao mòn vô hình: là hao mòn xuất hiện do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho ra đời một tài sản cố định cùng loại với tài sản cố định mà doanh nghiệp đang sử dụng nhưng có giá rẻ hơn, có công suất và chất lượng sản phẩm sản xuất ra cao hơn. Loại hao mòn này phụ thuộc vào nhịp độ phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự tăng năng suất của những TSCĐ cùng loại. - Hao mòn hữu hình: là hao mòn vật chất do quá trình sử dụng TSCĐ hoặc do tác động của thiên nhiên làm cho năng lực sản xuất của TSCĐ bị giảm sút dần hoặc bị hư hỏng. Thống kê trạng thái tài sản cố định có các chỉ tiêu sau: * Hệ số hao mòn tài sản cố định đầu kỳ hay cuối kỳ (): (đối với TSCĐ hữu hình) Hệ số hao mòn TSCĐ là tỷ số giữa tổng số hao mòn TSCĐ (giá trị TSCĐ đã bị hao mòn) đầu hay cuối kỳ với giá trị ban đầu (hoặc giá trị khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ có vào đầu hay cuối kỳ. HM: Tổng số hao mòn Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ ở các thời điểm thường là đầu hay cuối kỳ nghiên cứu, nó biểu hiện tỷ lệ giá trị TSCĐ đã chuyển vào giá trị sản phẩm và đã được thu hồi, có quan hệ tỷ lệ nghịch với trạng thái TSCĐ. Hoặc có thể tính hao mòn hữu hình theo phương pháp sau: + So sánh thời gian sử dụng thực tế với thời gian sử dụng định mức của TSCĐ. + So sánh khối lượng sản phẩm sản xuất ra tính từ khi đưa TSCĐ vào hoạt động với khối lượng sản phẩm định mức trong thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ đó. Từ hệ số hao mòn hữu hình của TSCĐ có thể xác định hệ số còn hoạt động được của TSCĐ theo công thức: Hệ số còn hoạt động = 1 - Hệ số hao mòn hữu hình được của TSCĐ của TSCĐ 2.4. Thống kê biến động TSCĐ trong kỳ nghiên cứu: TSCĐ của doanh nghiệp là bộ phận luôn có sự biến động theo thời gian do sự biến động của qui mô sản xuất kinh doanh và nhu cầu đổi mới công nghệ. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động TSCĐ: * Hệ số tăng TSCĐ: Hệ số tăng = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ TSCĐ Giá trị TSCĐ có cuối kỳ * Hệ số giảm TSCĐ: Hệ số giảm = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ TSCĐ Giá trị TSCĐ có đầu kỳ Các hệ số tăng và giảm TSCĐ tcho biết thông tin về tình hình biến động TSCĐ theo công dụng và theo nguồn hình thành tài sản. * Hệ số đổi mới TSCĐ: Hệ số đổi mới TSCĐ là tỷ số giữa giá trị ban đầu (hoặc khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ mới đưa vào hoạt động trong kỳ với giá trị ban đầu (hoặc giá trị khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ có vào cuối năm. Hệ số = Giá trị TSCĐ mới đưa vào hoạt động đổi mới Giá trị TSCĐ có cuối kỳ Chỉ tiêu này phản ánh phần TSCĐ hoàn toàn mới trong toàn bộ TSCĐ có vào cuối kỳ. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với trạng thái TSCĐ. * Hệ số loại bỏ tài sản cố định: Hệ số loại bỏ TSCĐ là tỷ số giữa TSCĐ bị loại bỏ do hao mòn, cũ kỹ trong kỳ theo giá trị ban đầu (hoặc giá trị khôi phục) hoàn toàn với giá trị ban đầu (hoặc giá trị khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ có đầu kỳ. Hệ số = Giá trị TSCĐ bị loại bỏ do hao mòn, cũ kỹ loại bỏ Giá trị TSCĐ có đầu kỳ Chỉ tiêu này phản ánh phần giá trị TSCĐ cũ, bị loại bỏ do hao mòn, cũ kỹ trong toàn bộ TSCĐ có vào đầu kỳ. Nó tỷ lệ nghịch với trạng thái TSCĐ. 2.5. Thống kê khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp: Khấu hao TSCĐ là sự tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian sử dụng của tài sản đó. Trong đó, thời gian sử dụng của TSCĐ là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh (được tính bằng nhiều cách khác nhau). * Theo quyết định của bộ Tài chính năm 2003 thì mức khấu hao TSCĐ được tính theo ba phương pháp: - Phương pháp khấu hao đường thẳng (hay phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian): số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụngTSCĐ. hay = K.h : Mức khấu hao TSCĐ trích bình quân hàng năm n : số năm dự kiến khấu hao TSCĐ Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại. - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian dự kiến sử dụng tài sản: = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao ở thời điểm đầu năm i nhanh Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao bình quân x hệ số điều chỉnh n = 4 năm à Hệ số điều chỉnh = 1,5 4 < n = 6 năm à Hệ số điều chỉnh = 2 n > 6 à Hệ số điều chỉnh = 2,5 Theo phương pháp này, những năm cuối khi mức khấu hao năm bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. TSCĐ trích khấu hao theo phương pháp này phải thoả mãn điều kiện là TSCĐ đầu tư mới đồng thời là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm. - Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được tính theo công thức: : Mức khấu hao năm thứ i : Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ (sản lượng theo công suất thiết kế) : Khối lượng sản phẩm TSCĐ sản xuất ra ở năm i Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ. Theo phương pháp này, TSCĐ được trích khấu hao phải trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, phải xác định được tổng khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ và công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm không thấp hơn 50% công suất thiết kế. * Trong phần khấu hao TSCĐ gồm có một số chỉ tiêu rất quan trọng: - Tổng mức khấu hao tài sản cố định (M): Tổng mức khấu hao TSCĐ là toàn bộ giá trị của TSCĐ chuyển vào sản phẩm và sẽ được thu hồi trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ. M : Tổng mức khấu hao : Giá trị ban đầu (khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ : Giá trị ban đầu loại bỏ : Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dự kiến trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ : Chi phí hiện đại hoá TSCĐ dự kiến trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ Tổng mức khấu hao TSCĐ gồm hai bộ phận quan trọng: + Tổng mức khấu hao cơ bản ( ) + Tổng mức khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá ( ): Mức khấu hao cũng bao gồm hai bộ phận: + Mức khấu hao cơ bản năm ( ) + Mức khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá năm ( ): - Tỷ suất khấu hao tài sản cố định (k): Tỷ suất khấu hao tài sản cố định là tỷ lệ phần trăm giữa mức khấu hao năm với giá trị ban đầu (hoặc giá trị khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ. Tương tự tổng mức khấu hao và mức khấu hao, tỷ suất khấu hao cũng bao gồm hai bộ phận: +Tỷ suất khấu hao cơ bản: + Tỷ suất khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá: - Quỹ (vốn) khấu hao tài sản cố định (V): Quỹ (vốn) khấu hao là giá trị tài sản cố định đã được khấu hao và được tích luỹ đén thời điểm nghiên cứu. Quỹ khấu hao được sử dụng để tái sản xuất giản đơn TSCĐ và để bù đắp những chi phí sửa chữa lớn, hiện đại hoá TSCĐ. 2.6. Thống kê tình hình trang bị và tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp: * Thống kê tình hình trang bị tài sản cố định cho lao động của doanh nghiệp: Đánh giá tình hình trang bị TSCĐ cho lao động được thực hiện thông qua tính và so sánh chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho công nhân sản xuất của doanh nghiệp ( ): : Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ : Số lao động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất, kinh doanh càng cao từ đó tạo điều kiện cho việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. * Thống kê tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp: Việc đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ được thực hiện thông qua tính và so sánh một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ, gồm các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. - Nhóm chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp của TSCĐ: +) Năng suất tài sản cố định ( ): Q: chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh. chỉ tiêu này được tính bằng sản phẩm hiện vật, sản phẩm quy chuẩn và tính bằng tiền tệ. Q có thể là giá trị sản xuất GO, giá trị gia tăng VA, giá trị gia tăng thuần NVA, doanh thu DT, doanh thu thuần DT’… +) Suất tiêu hao TSCĐ ( ): +) Tỷ suất lợi nhuận hay mức doanh lợi TSCĐ ( ): M: Lợi nhuận hay lãi kinh doanh. - Nhóm chỉ tiêu hiệu quả gián tiếp của TSCĐ: +) Hiệu năng (hay năng suất) mức khấu hao TSCĐ ( ): : Tổng mức khấu hao TSCĐ trích trong kỳ. +) Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi) tính trên mức khấu hao TSCĐ (): Nếu kết quả so sánh tốc độ phát triển của ,, , và lớn hơn 100 phản ánh tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu được cải thiện hơn so với kỳ gốc, nguyên nhân là do tốc độ phát triển của Q và M lớn hơn tốc độ phát triển của , . CHƯƠNG III VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ YÊN THỌ THỜI KỲ 2004-2007 I. Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ: 1. Quá trình thành lập: Công ty Cổ phần Cơ khí Yên Thọ (YMC) được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, được Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 22.03.000177 lần đầu vào ngày 25-11-2003, chính thức đi vào hoạt động tháng 11/2004. Dựa trên cơ sở nhu cầu của thị trường về cơ khí chế tạo và cơ khí xây dựng ngày càng nhiều trong khi các cơ sở về cơ khí trong nước không đủ đáp ứng hết( đặc biệt là trong tỉnh Quảng Ninh), và dựa trên năng lực các thành viên tham gia sáng lập của công ty, ngày 25-11-2003 công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ đã chính thức ra đời với 6 thành viên trong ban quản trị: Đinh Hoàng Liên ( chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc) Ngô Thành Bách ( thành viên kiêm phó giám đốc kỹ thuật) Đặng Hồng Chương( thành viên kiêm phó giám đốc tổ chức) Phạm Hữu Trình( thành viên kiêm kế toán trưởng) Nguyễn Thị Ngân( thành viên) Phạm Hữu Tiến( thành viên) Ban đầu, hoạt động của công ty chỉ gồm 3 phân xưởng với hạng mục chính là cơ khí gia công thùng và gầm ô tô và sản xuất nhà thép tiền chế ( chủ yếu là xe tải nặng). 2. Lịch sử hoạt động: ( từ năm 2004 đến năm 2007) Sau những bước đi chập chững ban đầu, trong bối cảnh cả nước đổi mới và hội nhập, bằng nỗ lực của chính mình cùng sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự động viên khích lệ của bạn bè, đến nay công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường và đã đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế của vùng Đông Bắc. Cùng với việc cung cấp cho thị trường các sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành hợp lý, công ty đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Năm 2004, là giai đoạn khởi đầu của công ty với rất nhiều khó khăn như: các vấn đề về lao động( trình độ, năng lực, số lượng thích hợp…), vấn đề kỹ thuật, vấn đề đầu ra cho sản phẩm, các nguồn nguyên liệu cho sản xuất…. Ban đầu thì đối với công ty, việc để có được một hợp đồng sản xuất là rất khó khăn vì là đơn vị mới thành lập nên về cả mặt kinh nghiệm sản xuất và quảng bá trên thị trường đều không thể so sánh với các đơn vị khác. Trong năm này, công ty chủ yếu là tập trung vào lĩnh vực sản xuất nhà thép tiền chế phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và các xưởng nhỏ, thêm vào đó là một số đơn hàng chế tạo thùng xe tải cho công ty than tại địa bàn của công ty. Nhưng với sự cố gắng của toàn thể công ty cùng sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước… công ty đã vượt qua thời kỳ này để hoàn thành mục tiêu của ban quản trị đề ra. Công ty đã có được một số hợp đồng về sản xuất nhà thép tiền chế và đóng thùng xe cho một số đơn vị, bước đầu tạo ra thu nhập tương đối ổn định cho người lao động. Tuy trong năm này doanh thu của công ty không lớn và lợi nhuận sau thuế là không có nhưng đó là một bước đệm vững chắc cho sự phát triển sau này của công ty. Năm 2004 là năm khởi đầu và cũng là bước tìm tòi học hỏi về mọi mặt như: quản lý hành chính, quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm, quản bá thương hiệu… do vậy cũng có thể coi kết quả đó là một thành công ban đầu của công ty. Đó chính là những nỗ lực hết mình của ban quản trị nhằm thực hiện mục tiêu ban đầu đề ra đồng thời cũng tạo ra được uy tín của công ty và niềm tin của người lao động vào ban lãnh đạo. Giai đoạn năm 2005 đến 2006: đây là giai đoạn mà công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực với sự gia tăng doanh thu lớn, cùng với đó là thu nhập của người lao động tăng đáng kể. Trong năm, công ty đã có những thuận lợi rất lớn trong việc nhận được những hợp đồng dài hạn với giá trị hàng chục tỷ đồng ( như các công trình nhà thép tiền chế, các dây truyền sản xuất và chế biến than Quảng Ninh…), và những đơn hàng chế tạo thùng xe tải nặng cùng các máy móc hỗ trợ. Thêm vào đó là sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam và sự bình ổn về giá cả nghuyên vật liệu đầu vào trên thị trường trong nước và quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong vấn đề nguyên vật liệu cho sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Những hợp đồng giá trị lớn được ký kết của công ty đã một phần khẳng định được vị trí của công ty trên thị trường về năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm… đồng thời cũng là sự đúng đắn trong đường lối hoạt động và phát triển của ban lãnh đạo công ty. Bên cạnh những thuận lợi đó thì khó khăn mà công ty gặp phải cũng rất lớn, trong đó cơ bản là những hợp đồng lớn đó đòi hỏi phải có một công nghệ hiện đại và lao động có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm và tiến độ công việc. Với khối lượng công việc ngày càng nhiều và yêu cầu của các hợp đồng lớn nên lượng nhân công của công ty cũng tăng lên gấp hơn 3 lần so với năm 2004( từ hơn 50 người lên gần 200 người năm 2006). Các hợp đồng lớn cũng đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng lớn hơn, hệ thống máy móc nhiều và hiện đại hơn, do đó trong năm 2005 và 2006 công ty đã liên tục đầu tư xây mới một khu sản xuất và hàng loạt máy móc hiện đại( như máy cắt tôn, máy chấn tôn, máy tổ hợp dầm….). Với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể công ty và sự giúp đỡ của một số đơn vị khác nên công ty đã hoàn thành kế hoạch sản xuất cho năm 2005-2006 đề ra. Trong đó một số hợp đồng trọng điểm đã được hoàn thành đúng tiến độ như: dây truyền sàng tuyển than Cẩm Phả, hệ thống nhà xưởng của công ty Thái Bình Dương, hợp đồng chế tạo thùng xe tải nặng của công ty INDEVCO… Năm 2006, doanh thu của công ty đã tăng lên đến hơn 33 tỷ đồng và bước đầu đã tạo ra lợi nhuận sau thuế cho công ty. Cùng với việc tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty thì mức thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng đáng kể đồng thời mọi lợi ích của họ cũng được đảm bảo, từ đó tạo ra một sự gắn kết chặt chẽ giữa người lao động với tập thể công ty. Năm 2007 là năm có nhiều thuận lợi với công ty do có những tiền đề vững chắc của các năm trước cùng với uy tín trên thị trường, công ty đã có thêm nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước. Hoạt động sản xuất về cơ bản cũng như những năm trước nhưng trình độ tay nghề và cơ sở khoa học hiện đại đã khiến sản phẩm của công ty ngày càng đạt chất lượng cao( đã được sự kiểm định của cục đăng kiểm Việt Nam) và được các đối tác tin tưởng tuyệt đối. Năm này cũng là một giai đoạn khó khăn trong việc quyết định các hướng đầu tư mới và củng cố sự phát triển của công ty một cách bền vững. Giữa năm 2007, công ty đã ký kết hợp đồng góp vốn và xây dựng nhà máy đóng tàu Cẩm Phả-Quảng Ninh, bắt đầu một giai đoạn mới với những thử thách mới khó khăn hơn. Cùng với đó, một loạt các dự án mới do công ty trực tiếp thực hiện nhằm mở rộng lĩnh vực hoạt động cũng được đề cập. Mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động mạnh mẽ như: sự tăng giá của dầu mỏ thế giới, bất ổn chính trị của nhiều quốc gia, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ… và tình hình lạm phát trong nước có dấu hiệu tăng mạnh, nhưng công ty vẫn duy trì được tốc độ phát triển và ổn định về công việc cho người lao động. Năm này, doanh thu của công ty đạt mức trên 39 tỷ đồng và định hướng sẽ tiếp tục tăng vào năm 2008 bằng những hợp đồng mới và những lĩnh vực đầu tư mới vào thị trường. 3. Định hướng phát triển: Năm 2007 là một năm quan trọng trong đường lối của công ty. Cùng với sự phát triển các sản phẩm truyền thống, công ty đã và đang củng cố thêm nhiều lĩnh vực đầu tư mới. Với những tiền đề vững chắc của giai đoạn trước( năm 2004-2007) ban lãnh đạo của công ty đã mạnh dạn đề ra những kế hoạch mới. Trong phiên họp HĐQT, ban quản trị đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng cho công ty giai đoạn 2008-2010 là tăng doanh thu 30% so với 2007 trong lĩnh vực truyền thống. Cùng với đó là hoàn thành các dự án đầu tư mới là nhà máy đóng tàu Cẩm Phả, dây truyền tuyển than Hòn Gai… Năm 2008, công ty tiếp tục đầu tư thành lập công ty con chuyên về lĩnh vực tài chính và bất động sản nhằm mở rộng hạng mục đầu tư và quan hệ trên thị trường. 4. Các lĩnh vực hoạt động: 4.1. Lĩnh vực sản xuất: - Thiết kế, chế tạo, đóng mới, bảo dưỡng, sửa chữa: + Phương tiện cơ giới đường bộ: xe tải thường, xe tải tự đổ, xe téc chở nước, xe bồn trộn, xe tải chuyên dùng; + Thiết bị cơ khí động lực: máy nén khí, tổ hợp máy phát điện,... - Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị và dây chuyền phục vụ ngành khai thác và chế biến khoáng sản: + Các dây chuyền tuyển than, quặng đồng bộ, tự động hoá; + Các thiết bị nghiền sàng than, đá, quặng; + Các hệ thống vận chuyển (băng tải), hệ thống xuất hàng xuống tàu thủy; + Các loại xe goòng, vì chống phục vụ khai thác hầm lò,… - Thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng: + Các thiết bị cơ khí; + Các hệ thống điện công nghiệp; + Các hệ thống điện và tự động hóa. - Thiết kế, chế tạo, lắp dựng các kết cấu thép phi tiêu chuẩn: + Khung nhà thép tiền chế; + Thiết bị nâng hạ; + Các kết cấu thép khác dùng trong dân dụng và công nghiệp. Công ty nhập khẩu một số vật tư, vật liệu, linh kiện và thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất đồng thời phân phối tại thị trường Việt Nam: - Sắt thép đặc dụng; - Xe ô tô vận tải các loại, đặc biệt là xe chassis để đóng thành các loại xe khác nhau theo nhu cầu của khách hàng; - Các máy chế biến đá và khoáng sản: cấp liệu rung, hàm kẹp, máy búa, sàng rung,.. của một số nhà sản xuất nổi tiếng tại Thượng Hải - Trung Quốc; - Các chi tiết của hệ thống thủy lực công tác (ben) lắp cho xe tự đổ của hãng HYVA (Hà Lan); - Các loại động cơ điện liền hộp giảm tốc (cấp điện áp 3p 380AC); - Các loại bơm nước ly tâm cao áp để lắp cho xe téc rửa đường hoặc hệ thống chữa cháy; - Các loại biến tần để điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều, các loại tủ bù cho trạm điện, các chi tiết cấu thành tủ điện công nghiệp; - Băng tải cao su dùng trong công nghiệp. 4.2. Lĩnh vực thương mại: Hoạt động nhập khẩu, bên cạnh việc cung cấp vật tư, vật liệu, linh kiện và thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất, công ty còn cung cấp cho thị trường Việt Nam những sản phẩm do nước ngoài sản xuất với chất lượng tốt và giá cả hợp lý: - Sắt thép đặc dụng; - Xe ô tô vận tải các loại, đặc biệt là xe chassis để đóng thành các loại xe khác nhau theo nhu cầu của khách hàng; - Các máy chế biến đá và khoáng sản: cấp liệu rung, hàm kẹp, máy búa, sàng rung,.. của một số nhà sản xuất nổi tiếng tại Thượng Hải - Trung Quốc; - Các chi tiết của hệ thống thủy lực công tác (thuỷ lực ben) do hãng HYVA (Hà Lan) sản xuất để lắp cho xe tự đổ; - Các loại động cơ điện liền hộp giảm tốc (cấp điện áp 3p 380AC); - Các loại bơm nước ly tâm cao áp để lắp cho xe téc rửa đường hoặc hệ thống chữa cháy; - Các loại biến tần để điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều, các loại tủ bù cho trạm điện, các chi tiết cấu thành tủ điện công nghiệp; - Băng tải cao su dùng trong công nghiệp. Công ty còn là nhà phân phối và đại lý tại địa bàn Quảng Ninh cho một số nhà sản xuất và sản phẩm Việt Nam: - Động cơ điện Việt-Hung; - Nhà máy Cao su 75 Bộ Quốc phòng; - Tấm lợp kim loại mạ màu, cán sóng Việt-Pháp (ViFa). Công ty có máy cán sóng và máy uốn vòm tự động ngay tại Yên Thọ-Đông Triều-Quảng Ninh nên có thể đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của khách hàng về chiều dài sản phẩm; - Tấm lợp Tôn mát; - Tấm lợp Javta; - Tấm ốp nhôm-composite (AL-Glory) để trang trí ngoại thất công trình. 4.3. Lĩnh vực nhập khẩu: Công ty chuyên về nhập khẩu một số vật tư, vật liệu, linh kiện và thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất đồng thời phân phối tại thị trường Việt Nam: - Sắt thép đặc dụng; - Xe ô tô vận tải các loại, đặc biệt là xe chassis để đóng thành các loại xe khác nhau theo nhu cầu của khách hàng; - Các máy chế biến đá và khoáng sản: cấp liệu rung, hàm kẹp, máy búa, sàng rung,.. của một số nhà sản xuất nổi tiếng tại Thượng Hải - Trung Quốc; - Các chi tiết của hệ thống thủy lực công tác (ben) lắp cho xe tự đổ của hãng HYVA (Hà Lan); - Các loại động cơ điện liền hộp giảm tốc (cấp điện áp 3p 380AC); - Các loại bơm nước ly tâm cao áp để lắp cho xe téc rửa đường hoặc hệ thống chữa cháy; - Các loại biến tần để điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều, các loại tủ bù cho trạm điện, các chi tiết cấu thành tủ điện công nghiệp; - Băng tải cao su dùng trong công nghiệp. 5. Mô hình hoạt động của công ty: Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ từ khi ra đời đến nay đã hoạt động theo hình thức cổ phần theo đúng mô hình của Nhà nước quy định. Toàn thể công ty gồm có 4 phòng ban, một kho và 3 phân xưởng chính, hoạt động theo đúng nguyên tắc và chức năng mà ban quản trị đề ra: Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 1 trợ lý giám đốc. Phòng kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính Các phân xưởng và kho Mô hình hoạt động của công ty: Hội đồng quản trị Giám đốc Trợ lý giám đốc Phòng kế toán tài chính Phó giám đốc tổ chức Phó giám đốc sản xuất Các phân xưởng chính Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Kho II. Một số phương pháp thống kê sử dụng để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ: 1. Thực trạng thống kê và yêu cầu của các phương pháp thống kê sử dụng ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ: Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ là công ty hoạt động dưới hình thức cổ phần theo đúng quy định của pháp luật, do đó mọi hoạt động của công ty đều mang tính chất công khai và yêu cầu hiệu quả tối đa. Do mới thành lập nên hoạt động thống kê của công ty còn đơn giản và chưa có một bộ phận chuyên môn để đảm nhiệm. Hoạt động thống kê của công ty vẫn chủ yếu do các cán bộ phòng kế toán – tài chính thực hiện nên còn nhiều thiếu sót và chưa đảm bảo được tính hiệu quả thực sự của thống kê. Tuy vậy, hoạt động thống kê vẫn được lãnh đạo của công ty hết sức quan tâm và luôn chỉ đạo thực hiện tốt. Chính điều đó đã giúp cho lãnh đạo công ty nắm bắt chính xác và nhanh chóng tình hình của công ty không chỉ là về TSCĐ mà cả về lao động, sản xuất, kinh doanh… Hiện tại, công ty sử dụng một số phương pháp thống kê chủ yếu như là: phương pháp chỉ sô, dãy số thời gian… Để phân tích các yếu tố của TSCĐ thì các phương pháp thống kê được sử dụng ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ phải đảm bảo các yêu cầu: Tính khả thi: các phương pháp thống kê đưa ra phải có tính khả thi, tức là phải đảm bảo là thực hiện đượcvề các mặt: số liệu cho việc tính toán, thời gian tính toán, kinh phí cho công tác thống kê… Tính hiệu quả: các phương pháp thống kê đưa ra kết quả phải đảm bảo hiệu quả trong việc phân tích tình hình không chỉ về TSCĐ và cả về lao động, sản xuất, kinh doanh… giúp cho việc nhận định, quản lý và hoạch định chính sách của lãnh đạo công ty. Tính chính xác: các số liệu đưa ra phải đảm bảo chính xác để phục vụ cho việc tính toán và phân tích, không chỉ số liệu mà các phương pháp thống kê đưa ra tính toán cũng phải đúng quy trình, cách thức và kết quả phải chính xác để cho việc sử dụng tạo ra hiệu quả tối đa. Tính so sánh: các số liệu tính toán phải đảm bảo tính so sánh cho các trường hợp cần thiết… Tính linh hoạt: các phương pháp thống kê phải đảm bảo tính linh hoạt, tức là có thể sử dụng đối với nhiều loại số liệu không chỉ cho TSCĐ mà cho cả lao động, sản xuất, kinh doanh… đồng thời trong những trường hợp cần thiết thì có thể thay thế bằng phương pháp khác để đạt hiệu quả tối đa. Do đó, đối với công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ thì em sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp chỉ số và dãy số thời gian, đồng thời sử dụng thêm một số mô hình kinh tế để phân tích về tình hình sử dụng TSCĐ của công ty. 2. Phân tích quy mô, biến động tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ: Phân tích quy mô và biến động TSCĐ của công ty, em đã sử dụng số liệu về giá trị của TSCĐ và đó là giá ban đầu hoàn toàn. Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ từ năm 2004 đến 2007 ta có bảng số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh và biến động TSCĐ của doanh nghiệp: Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh và biến động TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 - 2007 STT Chỉ tiêu Đvt Năm 2004 2005 2006 2007 1 Giá trị sản xuất (GO) Tr.đ 542 12,430 28,288 30,576 2 Doanh thu - 745 15,327 33,598 39,733 3 TSCĐ - Giá trị tài sản cố định Tr.đ 4,801 6,852 15,471 20,573 - Nhà cửa, vật kiến trúc - 2,575 3,225 6,698 6,857 - Máy móc thiết bị - 1,566 2,616 7,039 10,553 - Phương tiện vận tải - 625 945 1,455 2,741 - Thiết bị dụng cụ QL - 35 66 248 377 - Tài sản vô hình - 33 45 Mức khấu hao - 403 1,470 3,357 6,991 (Nguồn: Báo cáo tài chính và kế toán TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 - 2007) Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ là một doanh nghiệp công nghiệp, việc sản xuất của công ty phụ thuộc rất nhiều vào tài sản cố định do đó công ty luôn quan tâm tới việc gia tăng và cải tiến tài sản cố định. Nghiên cứu vấn đề này ta tiến hành thống kê quy mô tài sản cố định trong giai đoạn 2004 – 2007. Dựa vào các số liệu ở bảng 1, qua tính toán ta được các số liệu về quy mô và sự biến động TSCĐ ở bảng dưới: Bảng 2: Quy mô tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 - 2007 Năm Giá trị (Trđ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (Trđ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) 2004 4,801 - - - - 2005 6,852 2,051 142.72 42.72 48.01 2006 15,471 8,619 225.79 125.79 68.52 2007 20,573 5,102 132.98 32.98 154.71 Để phân tích quy mô và biến động của nó dựa vào bảng trên, ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian (phân tích mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian) 2.1. Dãy số thời gian: Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu mà được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Xét về mặt cấu tạo, dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Dãy số thời gian ở trên có khoảng cách thời gian là một năm. Các số liệu của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số. * Phân loại - Dãy số tuyệt đối Dãy số thời kỳ: là những dãy số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Dãy số thời điểm: là những số tuyệt đối thời điểm nó phản ánh quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Đặc điểm tồn tại của hiện tượng qua thời gian + Số tuyệt đối thời kỳ: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một độ dài thời gian nhất định. Số tuyệt đối thời kỳ là kết quả tổng hợp mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định. Các số tuyệt đối thời kỳ của cùng một chỉ tiêu có thể cộng được với nhau; thời kỳ càng dài trị số của nó càng lớn. +Số tuyệt đối thời điểm: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu vào một thời điểm nhất định. Nhiều chỉ tiêu khác như số công nhân ngày đầu tháng, số nguyên vật liệu ngày cuối tháng …đều biểu hiện bằng số tuyệt đối thời điểm. Số tuyệt đối thời điểm không cộng được với nhau. - dãy số tương đối: Các mức độ là các số tương đối được sắp xếp theo thời gian. - dãy số bình quân : Các mức độ của dãy số là các số bình quân. *. Một số yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ của dãy số. Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất. Phạm vi của hiện tuợng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí: phạm vi hành chính của một địa phương hoặc số đơn vị thuộc hệ thống quản lý. Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là đối với dãy số thời kỳ. 2.2. Phân tích quy mô và biến động TSCĐ: Bảng 2 phần giá trị TSCĐ là dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau nên giá trị tài sản cố định trung bình trong giai đoạn này được tính theo công thức: trđ Ngoài ra còn có những số liệu sau: - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: trđ - Tốc độ phát triển bình quân: - Tốc độ tăng (giảm) bình quân: Từ những số liệu tính toán được ta thấy, ở đầu kỳ nghiên cứu năm 2004 giá trị tài sản cố định của công ty là 4,801 trđ và đến cuối kỳ nghiên cứu giá trị toàn bộ tài sản cố định là 20,573 trđ tức là tăng 15,772 trđ. Tuy nhiên trong cả thời kỳ, giá trị tài sản cố định tăng ở các thời điểm là khác nhau. Cụ thể, giá trị TSCĐ của công ty tăng 2,051 trđ trong năm 2005 và tăng 8,619 trđ trong năm 2006. Nguyên nhân là do trong các năm này, công ty luôn có sự đầu tư xây dựng mới TSCĐ để theo kịp sự phát triển của ngành cơ khí và để đảm bảo sản xuất cho những hợp đồng lớn. Như vậy, tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất, nhu cầu quản lý và nguồn vốn của công ty mà giá trị TSCĐ đã có sự tăng giảm tuỳ thuộc theo nhu cầu. 3. Phân tích cơ cấu và tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ trong giai đoạn 2004-2007: Để phân tích các yếu tố cơ cấu và hiệu quả sử dụng TSCĐ, đối với công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ em sử dụng phương pháp chỉ số và một số mô hình để tính toán và phân tích. 3.1. Chỉ số thống kê: a)“Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của 1 hiện tượng nghiên cứu.” Chỉ số trong thống kê được xác định bằng cách thiết lập quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở 2 thời gian hoặc không gian khác nhau nhằm nêu lên sự biến động qua thời gian hoặc sự khác biệt về không gian đối với hiện tượng nghiên cứu. Chỉ số thống kê được biểu hiện bằng số tương đối nhưng cũng cần phân biệt số chỉ số và tương đối trong thống kê. Chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của cùng 1 hiện tượng còn số tương đối nói chung có thể biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của cùng hiện tượng hoặc của 2 hiện tượng khác nhau. Do vậy, có thể nhận thấy số tương đối động thái, số tương đối không gian, số tượng đối kế hoạch là chỉ số. Còn số tương đối cường độ (ví dụ: hiệu suất vốn kinh doanh biểu hiện quan hệ so sánh giữa tổng lợi nhuận và quy mô vốn kinh doanh, là 2 mức độ của 2 hiện tượng khác nhau nên không phải là chỉ số). Các chỉ số thống kê được chia thành nhiều loại tùy theo những góc độ khác nhau. Một số cách phân loại cơ bản bao gồm: Căn cứ và đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh, phân biệt: Chỉ số phát triển: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở 2 thời gian khác nhau. Chỉ số kế hoạch: biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ thực tế và kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm chỉ số nhiệm vụ kế hoạch và chỉ số thực hiện kế hoạch. Chỉ số không gian: biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của hiện tượng ở 2 điều kiện không gian khác nhau. Căn cứ vào phạm vi tính toán chia thành 2 loại: Chỉ số đơn (cá thể): là chỉ số phản ánh biến động của từng phần tử, từng đơn vị trong 1 tổng thể. Chỉ số tổng hợp: là chỉ số phản ánh biến động chung của 1 nhóm đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể nghiên cứu. Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu, phân biệt 2 loại chỉ số: Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu khối lượng, là những chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng chung của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: chỉ số lượng hàng tiêu thụ, chỉ số sản lượng, chỉ số quy mô lao động… Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu chất lượng như chỉ số giá, chỉ số giá thành, chỉ số năng suất lao động... Trong thống kê, việc phân biệt chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu khối lượng nhiều khi mang tính chất tương đối, phụ thuộc vào vai trò và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nghiên cứu. Một chỉ tiêu vừa có thể là chất lượng lại vừa có thể là khối lượng tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu nên cần quan sát kỹ các chỉ tiêu (những nhân tố) được cấu thành trong 1 hiện tượng phức tạp đẻ vận dụng phương pháp thiết lập và phân tích chỉ số 1 cách thích hợp. Đặc điểm của phương pháp chỉ số Vận dụng tính toán trong thực tế đối với các chỉ số đơn (chẳng hạn chỉ số giá của từng mặt hàng, chỉ số khối lượng tiêu thụ của từng loại hàng hóa trên thị trường,...), sau khi đã tổng hợp được nguồn dữ liệu, có thể dễ dàng thiết lập quan hệ so sánh để phân tích cho từng đơn vị phần tử trong tổng thể. Tuy nhiên, các chỉ số thống kê sử dụng phổ biến trong kinh tế và kinh doanh lại là những chỉ số tổng hợp phản ánh cho các hiện tượng phức tạp, vì vậy khi tính các chỉ số này tổng hợp theo chỉ tiêu nghiên cứu cho 1 nhóm đơn vị được lựa chọn hoặc toàn bộ tổng thể và trên cơ sở thiết lập quan hệ so sánh. Như vậy có thể thấy rằng chỉ số là là phương pháp phân tích thống kê, nghiên cứu sự biến động của những hiện tượng kinh tế phức tạp, bao gồm nhiều phần tử mà các đại lượng biểu hiện không thể trực tiếp so sánh hoặc cộng được với nhau. Xuất phát từ yêu cầu so sánh các mức độ hiện tượng khi thiết lập chỉ số, phương pháp chỉ số bao gồm 2 đặc điểm cơ bản: Xây dựng chỉ số đối với hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển sang dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác. Khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số, việc phân tích biến động của 1 nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi. Việc giả định như vậy tạo ra khả năng loại trừ ảnh biến động của nhân tố không nghiên cứu đối với kết quả so sánh. Tác dụng của phương pháp chỉ số Phương pháp chỉ số trong thống kê có những tác dụng rất quan trọng sau: Chuyển từ hiện tượng kinh tế không thể trực tiếp cộng được với nhau về tổng thể so sánh được (cộng được). Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Đây là ý nghĩa khi vận dụng chỉ số phát triển. Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau. Tác dụng này được thể hiện qua việc vận dụng các chỉ số không gian. Biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu. Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố. Thực chất đây cũng là phương pháp phân tích mối liên hệ, nhằm nêu lên các nguyên nhân quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của mỗi nguyên nhân này. Qua các tác dụng trên cho thấy chỉ số là phương pháp không những có khả năng nêu lên biến động tổng hợp của hiện tượng phức tạp, mà còn có thể phân tích sự biến động này. 3.2. Phân tích cơ cấu TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 – 2007: Khi nghiên cứu cơ cấu TSCĐ, ta phải tiến hành phân loại TSCĐ. Có nhiều cách phân loại TSCĐ khác nhau. Ta có thể tiến hành nghiên cứu cơ cấu TSCĐ theo một số tiêu thức phân loại theo đặc tính kinh tế. Kết cấu TSCĐ phản ánh tỷ trọng của từng loại hay nhóm TSCĐ trong toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp, do đó ta vận dụng phương pháp chi số để tính được tỷ trọng của từng loại TSCĐ trong công ty với công thức: : Kết cấu của loại hay nhóm TSCĐ i trong toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp; : Giá trị của loại hay nhóm TSCĐ i K : Tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp Từ công thức trên cho thấy kết cấu tài sản cố định có thể được tính cho từng thời điểm hoặc tính bình quân cho kỳ nghiên cứu trong đó và K được tính theo nguyên giá (đối với trường hợp nghiên cứu TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ). Dựa vào bảng số liệu về giá trị tổng TSCĐ và giá trị từng loại TSCĐ của công ty, sau khi tính toán, ta có được bảng số liệu dưới đây: Bảng 3: Cơ cấu tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ trong giai đoạn 2004-2007 Năm Loại TSCĐ 2004 2005 2006 2007 Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Nhà cửa, vật kiến trúc 2,575 53.64 3,225 47.07 6,698 43.29 6,857 33.34 Máy móc thiết bị 1,566 32.61 2,616 38.18 7,039 45.50 10,553 51.29 Phương tiện vận tải 625 13.02 945 13.79 1,455 9.40 2,741 13.32 Thiết bị dụng cụ QL 35 0.73 66 0.96 248 1.60 377 1.83 Tài sản vô hình 33 0.21 45 0.22 Giá trị TSCĐ 4,801  6,852 1,5471 2,0573 Trong các loại TSCĐ của công ty thì loại TSCĐ chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2004 là nhà cửa. Nhà cửa ở đây bao gồm bộ phận quan trọng là các nhà xưởng, phòng quản lý, nhà ở cho một số cán bộ công nhân viên. Tuy tỷ trọng của bộ phận nay đang có xu hướng giảm (từ chiếm 53.64% xuống 33.34% năm 2007) song bộ phận này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị TSCĐ. Tiếp theo là bộ phận máy móc thiết bị, là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bộ phận này ngày càng có xu hướng được mở rộng, cụ thể ở năm 2004 chiếm 32.61%, được nâng lên trong năm 2006 là 45.5% và đến năm 2007 chiếm 51.29% trở thành bộ phận chiếm tỷ trọng lớn thứ nhất trong toàn bộ giá trị TSCĐ. Bộ phận phương tiện vận tải cũng giữ vai trò quan trọng và cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bộ phận này chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng giá trị TSCĐ. Bộ phận TSCĐ vô hình cũng có sự gia tăng về tỷ trọng, năm 2004 và 2005 thì nó chưa được xác định, nhưng năm 2006 thì tỷ trọng của nó chiếm 0.21% và năm 2007 là 0.22%. 3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ: 3.3.1.Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ dựa trên hiệu năng TSCĐ và tỷ suất lợi nhuận TSCĐ: Dựa vào các số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ năm 2004 – 2007. ta phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty trong 2 năm gần đây là năm 2006 và 2007. Ta có bảng số liệu tính toán được dưới đây: Bảng 4a: Những chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2006 – 2007 Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển (%) Doanh thu Tr.đ 33,597.641 39,732.564 6,134.923 118.260 VA Tr.đ 4,479.685 5,596.136 1,116.450 124.923 NVA Tr.đ 1,122.973 -1,394.719 -2,517.692 Lợi nhuận Tr.đ 2,092.590 3,900.179 1,807.589 186.380 TSCĐ Tr.đ 15,440.590 20,528.232 5,087.642 132.950 Khấu hao TSCĐ Tr.đ 3,356.712 6,990.855 3,634.143 208.265 Hiệu năng TSCĐ tính theo doanh thu Tr.đ./Tr.đ. 2.176 1.936 -0.240 88.951 Hiệu năng TSCĐ tính theo VA Tr.đ./Tr.đ. 0.290 0.273 -0.018 93.962 Hiệu năng TSCĐ tính theo NVA Tr.đ./Tr.đ. 0.073 -0.068 -0.141 -93.418 Tỷ suất lợi nhuận TSCĐ Tr.đ./Tr.đ. 2.176 1.936 -0.240 88.951 Nhận xét: Hiệu quả trực tiếp được phản ánh qua 4 chỉ tiêu: Hiệu năng TSCĐ tính theo doanh thu Hiệu năng TSCĐ tính theo VA Hiệu năng TSCĐ tính theo NVA Tỷ suất lợi nhuận TSCĐ Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy cả 4 chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển nhỏ hơn 1 hay 100% phản ánh hiệu năng TSCĐ năm 2007 của công ty thấp hơn năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của doanh thu, VA, NVA và lợi nhuận đều thấp hơn tốc độ phát triển của TSCĐ. Kết quả tính cho thấy: Hiệu năng TSCĐ tính theo NVA năm 2007 so với năm 2006 giảm mạnh nhất (tốc độ phát triển -93.418% < 100%). Nguyên nhân của việc giảm này là do năm 2007 công ty có 1 sự đầu tư rất lớn về TSCĐ, cụ thể: tốc độ tăng của doanh thu (18.26%) nhỏ hơn tốc độ tăng của TSCĐ (32.95%). Tiếp theo là hiệu năng TCSĐ tính theo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận TSCĐ( đều có tốc độ phát triển là 88.951%), và hiệu năng TSCĐ tính theo VA có tốc độ phát triển cao nhất( đạt 93.962%) Bảng 4b:Chỉ tiêu hiệu quả tính trên KH TSCĐ Hiệu năng chi phí khấu hao theo doanh thu Tr.đ./Tr.đ. 10.009 5.684 -4.326 56.783 Hiệu năng chi phí khấu hao tính theo VA Tr.đ./Tr.đ. 1.335 0.800 -0.534 59.982 Hiệu năng chi phí khấu hao tính theo NVA Tr.đ./Tr.đ. 0.335 -0.200 -0.534 -59.635 Tỷ suất lợi nhuận tính trên mức khấu hao Tr.đ./Tr.đ. 0.623 0.558 -0.066 89.492 Hiệu quả gián tiếp phản ánh qua 4 chỉ tiêu: Hiệu năng chi phí khấu hao tính theo doanh thu Hiệu năng chi phí khấu hao tính theo VA Hiệu năng chi phí khấu hao tính theo NVA Tỷ suất lợi nhuận tính trên mức khấu hao Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy cả 4 chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển nhỏ hơn 1 hay 100% phản ánh hiệu năng chi phí khấu hao năm 2007 của công ty thấp so với năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của doanh thu, VA, NVA và lợi nhuận đều thấp hơn tốc độ phát triển của chí phí khấu hao TSCĐ. Kết quả tính cho thấy: Hiệu năng chi phí khấu hao TSCĐ tính theo NVA năm 2007 so với năm 2006 giảm thấp nhất (tốc độ phát triển -59.635% < 100%). 3.3.2.Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ do ảnh hưởng của hiệu năng chi phí khấu hao và tỷ lệ khấu hao: Xuất phát từ mối quan hệ: Hiệu năng TSCĐ = HK = Hiệu năng chi phí khấu hao x HC1 x Tỷ lệ khấu hao h Bảng 5: Các chỉ tiêu phục vụ cho quá trình tính toán Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển (%) Hiệu năng TSCĐ (HK) HK = VA/K Tr.đ./Tr.đ. 0.290 0.273 -0.018 93.962 Hiệu năng chi phí khấu hao (HC1) HC1 = VA/C1 Tr.đ./Tr.đ. 1.335 0.800 -0.534 59.982 Tỷ lệ khấu hao (h) % 21.740 34.055 0.466 156.647 Mô hình: HK1 = HC11 . h1 = HC11 . h1 x HC10 . h1 HKo HC10 . h0 HC10 . h1 HC10 . h0 Thay số vào mô hình, ta được: 0.273 = 0.273 x 0.455 0.290 0.455 0.290 Biến động tương đối (%): 93.962 = 60.982 x 59.982 (Hay - 6.074 = – 40.018 + 56.647) Biến động tuyệt đối: - 0.017 = - 0.182 + 0.165 Nhận xét: Qua kết quả tính toán ở trên chúng ta nhận thấy hiệu năng TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ năm 2007 so với năm 2006 tính theo VA giảm 6.074% (hay 0.017 trđ/trđ) là do sự tác động của hai nhân tố sau: + Thứ nhất, là do hiệu năng chi phí khấu hao tính theo VA năm 2007 so với năm 2006 giảm 40.018 % (hay 0.182 trđ/trđ) làm hiệu năng TSCĐ giảm 40.018 %. + Thứ hai là do tỷ lệ khấu hao năm 2007 so với năm 2006 tăng 56.647% (hay 0.165 trđ/trđ) làm hiệu năng TSCĐ tăng 56.647%. Như vậy kết quả phân tích cho thấy hai nhân tố đều có những tác động khác nhau đến hiệu năng TSCĐ, trong đó vì tỷ lệ khấu hao tăng lên làm tăng hiệu năng TSCĐ và hiệu năng chi phí khấu hao tính theo VA giảm làm giảm hiệu năng TSCĐ. 3.3.3. Phân tích sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố về sử dụng TSCĐ và lao động. Phân tích sự biến của doanh thu do ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố hiệu năng TSCĐ, mức trang bị TSCĐ và số lao động bình quân giai đoạn 2006 – 2007. Xuất phát từ phương trình: DT = DT x K x L = HK . MK . L K L Từ đó, ta có bảng sau: Bảng 6: Các chỉ tiêu phục vụ cho quá trình tính toán Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) Doanh thu (DT) Tr.đ 33,597.641 39,732.564 6,134.923 118.260 18.260 Hiệu năng TSCĐ (HK) Tr.đ./Tr.đ 2.175929813 1.935508312 -0.240 88.951 -11.049 Mức trang bị TSCĐ (MK) Tr.đ./ng 162.5325315 160.3768157 -2.156 98.674 -1.326 Số lao động (L) Người 95 128 33.000 134.737 34.737 TSCĐ (K) Tr.đ 15,440.590 20,528.232 5,087.642 132.950 32.950 Mô hình: DT1 = HK1 . MK1.L1 = HK1 . MK1.L1 X HK0 . MK1.L1 x HK0 . MK0.L1 DT0 HK0 . MK0.L0 HK0 . MK1.L1 HK0 . MK0.L1 HK0 . MK0.L0 Thay số vào mô hình: 39,732.564 = 39,732.564 x 44,667.993 x 45,268.401 33,597.641 44,667.993 45,268.401 33,597.641 Biến động tương đối (%): 118.26 = 88.951 x 98.674 x 134.737 (Hay 18.26 = - 11.049 -1.326 + 34.737) Biến động tuyệt đối: 6,134.92 = - 4,935.43 – 600.41 + 11,670.76 Nhận xét: Qua kết quả tính toán ở trên chúng ta nhận thấy doanh thu của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ năm 2007 so với năm 2006 tăng 18.26% (hay 6,134.92 trđ) là do sự tác động bởi 3 nhân tố sau: Thứ nhất là do biến động của hiệu năng TSCĐ năm 2007 so với năm 2006 giảm 11.049% (hay - 4,935.43 trđ) làm cho doanh thu giảm 11.049% (hay - 4,935.43 trđ). Thứ hai là do biến động của mức trang bị TSCĐ năm 2007 so với năm 2006 giảm 1.326% (hay 600.41 trđ) làm cho doanh thu giảm 1.326 % (hay 600.41 trđ). Thứ ba là do biến động của số lao động năm 2007 so với năm 2006 tăng 34.737% (hay 11,670.76 trđ) làm cho doanh thu tăng 34.737% (hay 11,670.76 trđ). Như vậy qua kết quả phân tích ở trên nhận thấy cả ba nhân tố trên thì nhân tố tăng lao động có tác động tích cực đến doanh thu và nhân tố mức trang bị TSCĐ là nhân tố có vai trò tác động giảm mức doanh thu tương đối lớn vì vậy cần hạn chế tác động này. IV. Kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp: TSCĐ là một yếu tố quan trọng không thể thiếu của một doanh nghiệp công nghiệp cũng như của nền kinh tế quốc dân, do đó chú trọng đến các yếu tố để nâng cao hiệu quả sản xuất của TSCĐ luôn là một việc làm cấp thiết và có tính dài hạn của các nhà quản lý kinh tế. Qua quá trình thực tập ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ, em thấy tuy là công ty đã có được những thành công nhất định nhưng về cơ bản tình hình sử dụng TSCĐ vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Phân tích bằng các phương pháp thống kê như ở trên đã cho thấy thực trạng là tuy doanh thu của công ty đạt rất cao và tăng dần qua các năm, nhưng lợi nhuận đạt được còn hạn chế. Nguyên nhân do các tác động liên quan của TSCĐ đến doanh thu và lợi nhuận như là: tốc độ tăng TSCĐ năm 2006 và 2007 là quá lớn và tốc độ tăng doanh thu, VA và NVA không theo kịp. Mặt khác, mức trang bị TSCĐ cho lao động có tác động làm giảm doanh thu tương đối lớn (năm 2007 so với 2006 là 1.326%). Bằng các cơ sở thực tiển phân tích ở trên và bằng kiến thức của mình, em có đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty: * Về TSCĐ: TSCĐ là một yếu tố rất quan trọng cho quá trình sản xuất của công ty, để đạt hiệu quả tối đa của việc sản xuất thì hiệu quả sử dụng TSCĐ phải luôn là cao nhất, do đó việc cầnt thiết là: - Nâng cao năng lực TSCĐ về cả chất lượng và số lượng: Công ty cần có những biện pháp khai thác tối đa hiệu quả sản xuất của TSCĐ, tận dụng tất cả các công dụng của TSCĐ để phục vụ sản xuất tránh lãng phí. Đồng thời phải tích cực tìm hiểu những công nghệ mới mà năng xuất và chất lượng sản phẩm tạo ra cao để kịp thời ứng dụng cho sản xuất. Cùng với những vấn đề trên thì luôn gia tăng lượng TSCĐ của công ty là cần thiết nhưng nó phải có một sự hợp lý, cụ thể là hợp lý giữa số lượng TSCĐ với số lao động, lượng TSCĐ với khối lượng công việc nhận được của công ty… - Chi phí hợp lý trong việc thay mới hay sửa chữa lớn TSCĐ: Đây cũng là vấn đề quan trọng trong việc sử dụng tiết kiệm mà vẫn đảm bảo hiệu quả của quá trình sản xuất. Công ty cần cân nhắc giữa việc thay mới hay sữa chữa lớn TSCĐ để giảm chi phí cho TSCĐ đồng thời tăng được doanh thu. - Bảo trì, bảo dưỡng đúng qui định cho TSCĐ để nâng cao hiệu quả và kéo dài tuổi thọ: việc làm này cần được tiến hành thường xuyên và được chỉ đạo liên tục để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra không bị gián đoạn. Bên cạnh những vấn đề về TSCĐ như trên thì đối với lao động trực tiếp sử dụng TSCĐ cũng cần có những biện pháp như: nâng cao ý thức sử dụng TSCĐ, đào tạo chuyên sâu về các loại máy móc và phân công công việc hợp lý với trình độ và khả năng người lao động… Những điều đó cũng góp phần rất lớn để tăng hiệu quả sản xuất của TSCĐ. * Về quản lý: Quản lý luôn là vấn đề khó khăn của mọi doanh nghiệp, trong đó quản lý về TSCĐ cũng là một công việc đòi hỏi rất nhiều yêu cầu, do đó cần thiết: - Đào tạo đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao để có thể xử lý kịp thời các sự cố: với những chuyên gia về TSCĐ thì việc chỉ đạo sử dụng và phát hiện các vấn đề của TSCĐ sẽ đạt kết quả cao, những sự cố cũng của việc sản xuất cũng như sử dụng TSCĐ được khắc phục triệt để nhằm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục mà ít trở ngại. - Quản lý chặt chẽ các khâu của quá trình sản xuất để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm. C. KẾT LUẬN Dù mới thành lập được hơn 4 năm, nhưng công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ đã thu được những thành tựu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đóng góp vào sự phát triển chung khu vực Quảng Ninh và của đất nước. Trong báo cáo thực tập tại công ty, em đã đưa ra một số lập luận phân tích bằng phương pháp thống kê về tình hình TSCĐ và sử dụng TSCĐ . Tuy trong những năm này hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nâng cao song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Để có sự thành công, hoàn thành mục tiêu chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì cần phải có sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu riêng của từng bộ phận, từng khâu, từng cá nhân trong doanh nghiệp đó. Dựa vào suy nghĩ của mình, em cũng đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp giúp công ty ngày càng hoàn thiện trong quản lý TSCĐ và sử dụng một cách có hiệu quả nhất tài sản quan trọng này của công ty. Tuy nhiên do giới hạn về kiến thức, thời gian, chuyên đề này vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cám ơn Th.S Chu Thị Bích Ngọc, các cán bộ công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài viết có sự tham khảo của các tài liệu: - Báo cáo tài chính của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 – 2007 và các tài liệu khác của công ty. - Giáo trình lý thuyết thống kê - Giáo trình thống kê kinh tế - Giáo trình thống kê công nghiệp - Và một số tài liệu liên quan khác. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33080.doc
Tài liệu liên quan