Cùng với sự đối mới của đất nước. Hải Dương cùng đã từng bước chuyển đổi mình và đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Hải Dương được như ngày nay là do sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của các nhà lãnh đạo tỉnh đã không ngừng mở rộng quan hệ thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư và tỉnh, phát triển công nghiệp và nhiều ngành kinh tế mũi nhọn. Và chúng ta không thể không công nhận vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã đóng góp một phần rất quan trọng vào sự phát triển đó. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một nguồn vốn vô cùng cần thiết đối với thành phố trẻ Hải Dương. Qua những số liệu đã được phân tích trong bài nhờ vào các phương pháp thống kê mà ta đã thấy được nguồn vốn đầu tư xây dựng của Hải Dương biến động như thế nào trong những năm vừa qua và những năm tới, nguồn vốn đó có tiếp tục đáp ứng được yêu cầu đặt ra của cấp lãnh đạo phát triển Hải Dương không.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997-2004 dự đoán đến năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rang bị các xí nghiệp hiện có. Nhiệm vụ tính toán hiệu quả tài chính ở giai đoạn thiết kế và chọn các phương án tối ưu xây dựng các xí nghiệp, các công trình. Xác định hiệu quả ở giai đoạn thiết kế và chọn các phương án tối ưu xây dựng các bộ và các ngành giúp cho việc chọn đúng hướng đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo phát triển có kết quả cho nên kinh tế quốc dân, tăng phúc lợi vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Phương án được tiếp nhận cần phải mang lại hiệu quả cao nhất không chỉ cho ngành đó, hoặc đối với từng doanh nghiệp mà còn phải nâng cao hiệu quả tài chính đầu tư xây dựng cơ bản vừa tính toán ở khâu cơ sở - nơi dự kiến thực hiện đầu tư vốn, đồng thời cũng được xem xét ở các ngành liên quan.
Vì hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là một phần của hoạt động đầu tư nên một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư cũng được áp dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm:
- Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư (còn gọi là hệ số thu hồi vốn đầu tư): chỉ tiêu này phản ảnh mức độ lợi nhuận thuần thu được từ một đơn vị đầu tư được thực hiện, ký hiệu là RR:
+ Nếu tính cho từng năm hoạt động:
RRi =
Wipv: là lợi nhuận thuần thu được năm i tính theo mặt bằng giá trị khi các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
Ivo: là tổng số vốn đầu tư thực hiện tính đến thời điểm các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
+ Nếu tính cho toàn bộ công cuộc đầu tư thì tính chỉ tiêu mức thu nhập thuần toàn bộ công cuộc đầu tư tính cho một đơn vị đầu tư (npv) như sau:
npv =
NPV: tổng thu nhập thuần của cả một dự án đầu tư tính ở mặt bằng thời gian khi kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
- Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời tự có: Vốn tự có là một bộ phận của vốn đầu tư, là một yếu tố cơ bản để xem xét tiềm lực tài chính cho việc tiến hành các công cuộc đầu tư của các cơ sở không được ngân sách tài trợ. Nếu vốn phải đi vay ít, tổng tièn trả lãi vay ít tỷ suất sinh lời vốn tự có càng cao và ngược lại.
Ta có công thức tính:
+ Nếu tính cho một năm hoạt động: Re =
+ Nếu tính cho toàn bộ cuộc đầu tư: npve =
- Trong đó: Ei là vốn có trong năm i
Epv là vốn có bình quần của cả một thời kỳ đầu tư tính ở mặt bằng thời gian khi công cuộc đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
- Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: là thời gian mà các kết quả của quá trình đầu tư cần hoạt động để thu hồi vốn đã bỏ ra từ lợi nhuận thuần thu được. Công thức tính như sau:
Trong đó: : là lợi nhuận thu được bình quân một năm
T : là thời gian thu hồi vốn đầu tư theo tháng, quí, năm
- Số lần quay vòng của vốn lưu động: vốn lưu động quay vòng càng nhanh, càng cần ít vốn và do đó càng tiết kiệm vốn đầu tư. Trong những điều kiện không đổi thì tỷ suất sinh lời vốn đầu tư càng cao. Nó được tính bởi công thức sau:
Trong đó: Oi là doanh thu thuần năm i
: là vốn lưu dộng bình quân năm
Mô hình
Tiêu dùng
Có việc làm
_
+
+
+
+
Thuế
Tiết kiệm
_
+
+
Xuất khẩu
Thu nhập
Thất nghiệp
Mức lương
+
_
+
Tiêu dùng nhà nước
Mức giá
Nhập khẩu
+
+
+
Đầu tư
_
+
Tỷ giá hối đoái thực
+
+
Tỷ lệ lãi suất thực
Lượng cung tiền danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
_
+
Lượng cung
tiền thực
_
Dấu (+) biểu thị sự thay đổi của yếu tố thứ nhất sẽ làm thay đổi yếu tố thứ 2 theo cùng hướng.
Dấu (-) biểu thị sự thay đổi yếu tố thứ 2 theo chiều ngược lại với sự thay đổi của yếu tố thứ nhất.
II. Một số phương pháp thống kê vận dụng để phân tích tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1. Cơ sở lựa chọn phương pháp thống kê để phân tích tình hình thưc hiện và dự đoán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Khái niệm, ý nghĩa của phân tích và dự đoán thống kê phân tích và dự đoán thống kê là nêu một cách tổng hợp bản chất cụ thể và tính qui luật của các hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể, qua biểu hiện bằng số lượng và tính toán các mức độ của hiện tượng và tương lai nhằm đưa ra các căn cứ cho hoạt động quản lý.
ý nghĩa:
- Căn cứ vào kết quả sử lý số liệu và phân tích sơ bộ ở phần trên kết hợp với mục tiêu nghiên cứu, ta thành lập các bài toán thống kê đặc trưng, trong đó các ý nghĩa thực tế của các chỉ tiêu thống kê hoặc các nội dung kinh tế xã hội được chuyển hoá và mô tả bằng những thuật ngữ toán học. Chẳng hạn như bài toán phân tích, kiểm định tính độc lập hay phụ thuộc vào các đặc điểm số lượng hay đặc điểm thuộc tính.
- Nêu rõ nội dung, đặc điểm của phương pháp phân tích thống kê được sử dụng, những điều cần lưu ý, chương trình máy tính cần dùng và các lệnh cần thiết, cách nhập các số liệu cần dùng cho phương pháp. Vì việc phân tích càng đi sâu càng phong phú nên thông thường trong mô hình toán học cần sử dụng một số phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp làm bộc lộ những khía cạnh khác nhau của bản chất hiện tượng, làm cho hiệu quả phân tích càng cao.
Mô hình nghiên cứu thống kê
Xác định mục tiêu nghiên cứu phân tích đối tượng, xác định nội dung vấn đề nghiên cứu
Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu thống kê - Định hướng các công tác điều tra
Điều tra thống kê
Xử lý số liệu ban đầu
- Trình bày số liệu
- Phân tích thống kê sơ bộ
Chọn các chương trình nhập và xử lý
số liệu
trên máy vi tính
Lựa chọn các phương pháp thống kê
thích ứng
Phân tích, tổng hợp giải thích các kết quả. Chọn các mô hình mới
Báo cáo truyền đạt các kết quả nghiên cứu
Với những chỉ tiêu thống kê vốn đầu tư xây dựng cơ bản như qui mô vốn, cơ cấu vốn… và yêu cầu phân tích biến động vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Hải Dương giai đoạn 1997-2004 và dự đoán đến năm 2007 ta lựa chọn phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống kê để thấy được sự biến động trong hiện tại và tương lai của vốn. Ngoài ra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch qui mô và cơ cấu vốn đầu tư ta vận dụng bảng thống kê để sắp xếp tài liẹu có hệ thống, hợp lý, rõ ràng. Đồ thị thống kê giúp ta nhận thức được những đặc điểm của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng.
2. Phương pháp thống kê phân tích tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản
2.1. Phương pháp dãy số thời gian để phân tích tình hình biến động vốn đầu tư xây dựng cơ bản
2.1.1. Vai trò, ý nghĩa của dãy số thời gian vận dụng vào phân tích tình hình biến động qui mô và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Qui mô và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thường xuyên biến động qua thời gian. Để nghiên cứu sự biến dộng này ta dựa bào dãy số thời gian bởi vì dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Ví dụ có tài liệu khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua một số năm như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Năm
1997
1998
1999
Khối lượng vốn đầu tư XDCB
654.582
728.448
775.468
Để vạch rõ được xu hướng và tính quy luật của sự biến động hay phát triển của vốn đầu tư XDCB đồng thời để dự đoán được khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong tương lai thì dãy số thời gian là một công cụ đắc lực.
Trong ví dụ trên thì dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thu được là một số tuyệt đối và nó được gọi là mức độ của dãy số. Độ dài giữa các năm nghiên cứu liền nhau là khoảng cách thời gian. Trong khoảng cách này vốn có thể tăng hoăc giảm nhưng tại những thời điểm nhất định khối lượng của vốn đầu tư XDCB bao gồm toàn bộ khối lượng trong khoảng thời gian đó.
Khi áp dụng dãy số thời gian phân tích biến động của vốn đầu xây dựng qua các năm phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa khối lượng vốn trong dãy số. Khoảng cách thời gian là bằng nhau.
2.1.2. Một số chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian của qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Để phản ánh được tình hình biến động qua các năm của qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản ta áp dụng các chỉ tiêu sau của dãy số thời gian.
*) Mức độ trung bình theo thời gian
Cũng vào số liệu thu nhập được về qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản là dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà ta có các công thức khác nhau. áp dụng chỉ tiêu này để phân tích qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản nó phản ánh được mức độ đại biểu của qui mô vốn qua thời gian.
- Nếu số liệu thu thập được của vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một dãy số thời kỳ. Thì áp dụng công thức:
yi (i = 1, 2…n) là qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản của dãy số thời kỳ
- Nếu số liệu thu thập được của vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một dãy số thời điểm có các khoảng cách thời gian bằng nhau thì ta có công thức sau đây để tính mức độ trung bình.
Trong đó: yi (i = 1, 2, …, n) là qui mô vốn đầu tư XDCB của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau.
- Nếu số liệu thu thập được của qui mô vốn đầu tư XDCB là một dãy số thời điểm có khoảng cách có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính:
Trong đó ti lần lượt là độ dài thời gian có qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
áp dụng chỉ tiêu này vào phân tích biến động qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản ta sẽ thấy được tại những thời điểm nhất định, qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng hay giảm đi so với mức độ trung bình đánh giá được quá trình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các năm.
*) Phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản giữa 2 thời điểm nghiên cứu. Nếu vốn đầu tư mà tăng len thì trị số của chỉ tieu này mang dấu (+) và ngược lại mang dấu (-).
Vì phân tích tình hình biến dộng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ta có các chỉ tiêu tính lượng tăng, giảm sau:
- Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (hay từng năm) là hiệu số giữa qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm nghiên cứu và qui mô vốn đầu tư XDCB đứng trước. Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng hoặc giảm qui mô vốn đầu tư XDCB giữa 2 năm liền nhau.
di = yi - yr-1 (r = 2, 3,…, n)
di: lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn
- Lượng tăng hoặc giảm tuyệt dối định gốc (hay tính dồn) là hiệu số giữa qui mô vốn đầu tư XDCB kỳ nghiên cứu và qui mô vốn đầu tư XDCB kỳ được chọn làm gốc, kỳ gốc này là năm đầu tiên trong dãy số thời gian mà ta nghiên cứu. Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng hoặc giảm tuyệt đối các qui mô vốn đầu tư XDCB trong một thời gian dài:
Di = yi - y1 (i = 2, 3, …, n)
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình là mức trung bình của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn.
*) Phân phối vốn đầu tư xây dựng cơ bản dựa vào tốc độ phát triển
Để phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của vốn đầu tư XDCB qua thời gian ta áp dụng phân tích dựa vào tốc độ phát triển, được biểu hiện bằng lần hoặc %.
- Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động qui mô vốn đầu tư giữa hai thời gian liền nhau.
ti = (i = 2, 3…, n)
ti: Tốc độ phát triển liên hoan của thời gian i so với thời gian i-1
yi-1: vốn đầu tư XDCB ở thời gian i-1
yi: vốn đầu tư XDCB ở thời gian i
- Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của vốn đầu tư XDCB trong một thời gian dài
Ti = (i = 2,3 …, n)
Ti : Tốc độ phát triển định gốc
y1 : Qui mô vốn đầu tư XDCB của năm đầu tiên trong dãy số thời gian.
Để biết được mối quan hệ giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc ta có:
Tính các tốc độ phát triển liên hoàn của vốn đầu tư XDCB bằng tốc độ phát triển định gốc của vốn đầu tư XDCB. Và thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian gần nhau. Mối quan hệ này phản ánh đầy đủ và chính xác sự phát triển của nguồn vốn đầu tư XDCB mà ta phân tích trong bài.
* Phân tích quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản dựa vào tốc độ tăng hoặc giảm.
- Nó được xác định bằng các tốc độ tăng giảm như: tốc độ tăng (giảm) liên hoàn.Tốc độ tăng (giảm) định gốc và tốc độ tăng giảm trung bình.
Với chỉ tiêu này ta sec biết được quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản giữa hai thời gian là tăng (+) hay (-) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm.
* Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân tích dựa vào giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm).
Cứ 1% tăng lên của tốc độ tăng giảm quy mô vốn đầu tư thì tương ứng với một giá trị tuyệt đối. Giá trị đó chính bằng quy mô vốn đầu tư XDCB của các năm trong dẫy số thời gian chia cho 100. Chỉ tiêu này chỉ xem xét trên góc độ tốc độ tăng giảm liên hoàn của vốn đầu tư XDCB chỉ không tính cho tăng giảm định gốc. Vì giá trị tuyệt đối luôn là một số không đổi bằng Y1/100, phản ánh sự biến động
* Xác định phương trình hồi qui của quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Sự biến động đó qua thời gian có dạng:
Trong đó: quy mô vốn đầu tư XDCB
a0, a1 … ,an: các tham số
t: thứ tự thời gian
Một số dạng phương trình mà ta cần tính toán khi viết vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Phương trình đường thẳng:
Để xác định các tham số a0 và a1 ta có:
ồy = na0 + a1 ồt
ồty = a0ồt + aiồt2
Phương trình Parabol bậc 2:
Xác định a0 và a1, a2 cùng được xây dựng trên hệ phương trình
ồ= na0 + ai ồt + a2 ồ t3
ồty = a0 ồt + aiồ t2 + a2 ồ t3
ồt2 y = a0.ồt2 + ai ồt3 + a2ồt4
Với tài liệu thu thập được và với phương pháp tính toán tiền ta sẽ thu được một kết quả chính xác nhất sự biến động của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Với các chỉ tiêu của dãy số thời gian phân tích biến động của quy mô vốn cơ bản qua các năm cho ta bao quát được toàn bộ tổng thể và đi đến kết luận đúng nhất cho nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Để lựa chọn được đúng dạng phương trình hồi quy mà quy mô vốn biến động đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm của hiện tượng qua thờigian, đồng thời kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác như dựa vào đồ thị thống kê, dựa vào bảng thống kê để thấy rõ hơn quy luật biến động của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
2.2. Phương pháp dự đoán thống kê để phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản
2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của phân tích và dự đoán thống kê
a. Khái niệm của phân tích và dự đoán thống kê:
Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể, tính quy luạt của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định biểu hện bằng số lượng tính toán mức độ trong tương lai của hiện tượng nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý
Nói một cách cụ thể, phân tích thống kê là xác định các mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm phương pháp nghiên cứu. Còn dự đoán thống kê là hình thức dự đoán tình huống có thể xảy ra trong tương lai của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội gắn với việc đề ra các nguyên tố, lập dự toán và vận hành nó.
b. ý nghĩa của phân tích và dự đoán thống kê
Phân tích và dự đoán thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp luận phong phú mà qua thống kê ta có thể vạch ra được những nguyên nhân chính, phụ để tạo nên kết quả thông qua việc phân tích ảnh hưởng các nhân tố để việc sử dụng các nguồn nhân lực, các yếu tố đầu vào thông qua việc xác định các mối liên hệ, các quy luật chung của hệ thống.
Thông qua kết quả phân tích ta xây dựng các dự đoán thống kê bằng nhiều phương pháp khác nhau nhằm xác định các mục tiêu phát triển, các nguồn tiềm năng, xây dựng các phương án để phục vụ cho việc ra quyết định quản lý.
Vai trò của phân tích và dự đoán thống kê ngày càng trở nên quan trọng quản lý kinh tế nói riêng và trong bộ máy nhà nước nói chung. Phân tích và dự đoán thống kê là một thể thống nhất, cùng phục vụ cho việc kế hoạch hoá và xây dựng các quyết định quản lý. Do vậy trong nhiều trường hợp nếu chỉ có phân tích thôi thì chưa đủ, mà còn phải tiến hành nghiên cứu những gì của hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai.
Trong quá trình phân tích và dự đoán, phương pháp tiếp cận theo cả hai hướng: hướng phân tích và hướng tổng hợp.
Theo hướng phân tích đối tượng nghiên cứu được tách ra nhiều yếu tố cấu thành, các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của đối tượng cùng được chia ra thành nhiều nguyên nhân nhỏ hơn, nhằm tạo ra khả năng nghiên cứu một cách sâu sắc và chi tiết đối tượng. Do sự phân nhỏ đối tượng nghiên cứu cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng mà qua đố ta có thể thấy được đâu là nhân tố có ảnh hưởng trội nhất đến sự biến động của hiện tượng.
Mức độ chi tiết của việc phân tích nhân tố chi tiết phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích thống kê và khả năng thực tế của việc phân tích nhân tố, vì trong nhiều trường hợp điều đó lại có khả năng làm "nhiều" các quyết định quản lý.
Theo hướng tổng hợp có thể có một số cách làm khác nhau. Người ta có thể khảo sát sự biến động chung của cả đối tượng nghiên cứu xây dựng các mô hình biến động của chúng trên một quy mô lớn hay một thời kỳ dai, nhằm phân tích quy luật của chúng. Cũng có thể nghiên cứu đối tượng trong mối liên hệ lẫn nhau với một số nhân tố chủ yếu khác hay các hiện tượng quá trình khác. Người ta cũng có thể kết hợp nhiều nhân tố nhỏ thành các nhóm nhân tố ảnh hưởng có cùng tính chất chung trội hơn nào đó để khảo sát sự tác động theo hướng chủ yếu khác nhau. Hoặc biến các nhân tố khác nhau thành các nhân tố có thể so sánh được.
Khi phân tích và dự đoán, đòi hỏi phải sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau. Bởi vì mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, điều kiện vận dụng riêng. Các hiện tượng và quá trình kinh tế ngày càng diễn ra phức tạp hơn, do đó đòi hỏi phải biết sử dụng một cách kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu chính của việc nghiên cứu. Đặc biệt trong lĩnh vực dự đoán thống kê thì vấn đề trên lại trở nên quan trọng. Nghiên cứu các trạng thái trong tương lai, trong điều kiện không ổn định là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng các công cụ dự đoán một cách hợp lý, linh hoạt và kết hợp một cách khoa học thì mới mang lại độ chính xác cao.
Trong dự đoán thống kê, nguồn thông tin chủ yếu là thông tin kinh tế. Ngoài ra còn sử dụng nguồn thông tin bổ xung bằng các nguồn khác như sử dụng thông tin khách hàng, dân cư… Yêu cầu của thông tin khi phân tích và dự đoán là phải chính xác, đầy đủ đảm bảo so sánh được và kịp thời. Do chu trình quản lý ngày càng rút ngắn do sự phát triển của xã hội và của thị trường, do đó yêu cầu phải ra các quyết định thật nhanh và chính xác muốn vậy thông tin cần phải kịp thời và phải chính xác hơn phục vụ cho phân tích và dự đoán làm cơ sở cho ra quyết định quản lý. Đặc biệt trong dự đoán, do bản thân các phương pháp dự đoán hiện đại đòi hỏi cung cấp thông tin mới nhất để mô hình dự đoán có thể thích nghi được với sự biến động thực tế.
Trong phân tích và dự đoán thống kê bất kỳ hiện tượng nào, đều đòi hỏi ta phải có cách nhìn toàn diện, phải nghiên cứu hiện tượng đó trong mối liên hệ với các nhân tố khác.
c. yêu cầu trong phân tích và dự đoán thống kê
Đảm bảo các kết quả đúng đắn, khách quan, phân tích và dự đoán thống kê phải tuân theo một số yêu cầu sau đây:
Thứ nhất: phải tiến hành trên cơ sở phân tích kỷ luật xã hội. Tất cả các hiện tượng có tính chất và xu hướng biến động khác nhau, có thể tăng lên là tốt nhưng ngược lại cũng tốt. Vì vậy thông qua phân tích và lý luận ta có thể hiểu được tính chất xu hướng của hiện tượng, trên cơ sở đó dùng số liệu và phương pháp phân tích khẳng định tính chất cụ thể của nó.
Thứ hai: Phải căn cứ vào toàn bộ sự kiện và đặt chúng vào trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau
Thứ ba: Đối với những hiện tượng có tính chất hình thức khác nhau, có các thông tin ở các mức độ khác nhau, nên phải áp dụng các phương pháp khác nhau.
2.2.2. Một số phương pháp phân tích và dự đoán thống kê quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Việc phân tích dãy số thời gian về tình hình biến động của vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã giúp ta dự đoán được hiện trạng tiếp theo của vốn một cách dễ dàng hơn. Như ta đã biết các phương pháp phân tích của dãy số thời gian sẽ giúp ta dự đoán dựa vào đó ta tiến hành dự đoán trong tương lai đối với mặt khác dự đoán thống kê cũng có một số phương pháp riêng không dựa vào phương pháp của dãy số thời gian như dựa vào mô hình san bằng mũ. Dự đoán sẽ giúp ta thấy được trong tương lai nguồn vốn này sẽ tăng lên hay giảm đi.
Sau đây là một số chỉ tiêu dùng để dự đoán quy mô vốn đầu tư XDCB.
* Dự đoán dựa vào lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối bình quân
Mô hình dự đoán:
Trong đó: yn là quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản của năm cuối cùng trong dẫy số thời gian.
Với phương pháp này ta có thể dự đoán một cách đơn giản và dễ dàng quy mô vốn những năm tiếp theo. Những năm càng gần với năm cuối của dãy số thì càng có độ chính xác cao. Vì vậy h chỉ có thể là bằng số năm trong dãy số cho cho 3.
* Dự đoán và phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản dựa vào tốc độ phát triển trung bình.
Công thức:
yn: tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm cuối cùng.
: dự đoán tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản
* Dự đoán dựa vào hàm xu thế
Dự đoán bằng cách ngoại suy phương trình hồi quy: các mô hình đem ra dự đoán nếu có SE nhỏ nhất sẽ sử dụng để dự đoán tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Trong đó: t' = t + 1
t: số thời gian có trong dãy số thời gian
* Dự đoán bằng mô hình san
Để phản ánh sự biến động của vốn đầu tư xây dựng cơ bản những phương pháp nêu trên có mô hình cứng nhắc kém nhậy bén nó là những mô hình đơn giản có cùng quyền số trong quá trình tính toán. Như vậy ta cần phải xây dựng một mô hình mới xem trọng lwongj vốn cuối cùng của dãy số hơn là lượng vốn của những năm trước để mô hình có khả năng thích nghi với sự biến động của hiện tượng. Do vậy ta sử dụng phương pháp san bằng mũ để dự đoán tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của những năm tiếp theo trong dãy số để thu được một kết quả chính xác hơn cho nguồn vốn đầu tư trong tương lai.
KL: tính các chỉ tiêu của dãy số thời gian kết hợp với phân tích và dự đoán thống kê giúp ta có thể nhìn nhận một cách khách quan về quá trình biến động của vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Với yêu cầu phân tích biến động vốn đầu tư xây dựng cơ bản ta áp dụng phương pháp DSTG và kết hợp với dự đoán thống kê. Để đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch quy mô vốn đầu tư trong bài viết ta có sử dụng cả phương pháp bảng thống kê và đồ thị thống kê biểu diễn sự biến động của vốn đầu tư một cách thuyết phục nhất.
3. Một số phương pháp thống kê trình bầy số liệu của vốn đầu tư xây dựng cơ bản
3.1. Phương pháp bảng thống kê
Để trình bầy số liệu một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng thì bảng thống kê là một phương pháp đắc lực giúp cho vấn đề nghiên cứu trở lên sinh động, có sức thuyết phục
Quy mô vốn đầu tư XDCB phân theo hình thức quản lý
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Hình thức quản lý
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Trung ương quản lý Địa phương quản lý Đầu tư nước ngoài
ồ
3.2. Phương pháp đồ thị
Đồ thị thống kê trình bày đặc điểm số lượng vốn đầu tư XDCB, nó sẽ thu hút được người đọc, giúp ta nhận thức được đặc điểm cơ bản của quy mô vốn đầu tư. Đồ thị thông kê được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích tình hình biến động vốn đầu tư XDCB sẽ thu được một kết quả đúng đắn nhất.
Chương iii
Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích
tình hình biến động vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh hải dương giai đoạn 1997 – 2004
I. Khái quát về nguồn vốn đầu tư xây dựng của tỉnh Hải Dương
Hải Phòng có thế mạnh của một thành phố Cảng, Hạ Long là thành phố du lịch giàu tiềm năng, còn Hải Dương cách dây dăm bảy năm chỉ là tỉnh thuần nông, nằm lọt giữa trọng điểm phát triển kinh tế của Đồng Bằng Bắc Bộ. Thế mạnh bao đời nay của tỉnh vẫn là cây lúa và một số cây đặc sản không có giá trị cao. Làm thế nào để xây dựng Hải Dương thành một tỉnh giàu tiềm năng kinh tế, phát triển ổn định và nâng cao đời sống nhân dân luôn là nỗi trăn trở của các cấp lãnh đạo. Đại hội Đảng bộ Tỉnh Hải Dương lần thứ XIII đã đề ra mục tiêu: "Phát triển kinh tế một cách bền vững, với mức tăng trưởng cao hơn thời kỳ 1997 - 2000 và cao hơn mức bình quân cả nước, từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, đảm bảo các yếu tố để phát triển bền vững và có hiệu quả, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào những năm sau….". Muốn phát triển kinh tế, không thể không phát triển cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Để đến hôm nay, Hải Dương đã được những thành công đáng kể với tốc độ phát triển cao, tạo ra những chuyển biến lớn về kinh tế, xã hội, về quy hoạch và đầu tư xây dựng…Muốn đánh giá đúng sự đổi thay của Hải Dương.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, Hải Dương cùng cả nước bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế, tốc độ đầu tư xây dựng tăng mạnh, các đô thị phát triển nhanh, đặc biệt là thành phố Hải Dương.
Bước sang thế kỷ XXI, Hải Dương đã nhìn nhận và xác định rõ mục tiêu phát triển bền vững. Quan điểm của lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã có chuyển biến lớn do sự đòi hỏi cấp thiết của tốc độ phát triển kinh tế và xã hội, do các bất cập trong quy hoạch, đầu tư xây dựng dần dần bộc lộ dần đến một số hậu quả khó khắc phục. Với sự chỉ đạo sâu sát và quyết tâm đổimới, tỉnh uỷ, UBND tỉnh và ngành xây dựng Hải Dương đã đưa ra tiêu chí công tác quy hoạch phải đi trước một bước.
1.1. Đặc điểm về nguồn vốn đầu tư xây dựng của tỉnh Hải Dương.
1.1.1. Khái quát về tỉnh Hải Dương
Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm đường bộ, đường sắt, đường sông nối với các tỉnh, thành phố và các cảng biển thành phố. Hải Dương là trung tâm tỉnh, cách Hà Nội 60km, cách Hải Phòng 60km, cách Hạ Long 80km. Hải Dương là vùng đất văn hiến lâu đời với 1118 di tích lịch sử, văn hoá, có 127 di tích được xếp hạng, trong đó, di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được xếp hạng đặc biệt cấp quốc gia. Nhiều danh nhân của dân tộc đã gắn bó với mảnh đất Hải Dương như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Mạc Đĩnh Chi….
- Hải Dương có dân số trên 1685 triệu người, diện tích 1662 km2. Gồm 1 thành phố, 11 huyện (trong đó có 2 huyện miền núi), 238 xã, 11 phường, 14 thị trấn và 40 thị tư. Hải Dương là tỉnh có truyền thống hiếu học và nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng lao động kha cao.
- Từ năm 1991 đến nay, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Hải Dương cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 9,2%/năm. Năm 2000 GDP gấp 2,4 lần năm 1990, thu thập bình quân đầu người tăng 2,3 lần.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh tăng từ 20 - 30%/năm. Trong 2 năm 2001 - 2002 đã huy động được 6,711 tỷ đồng vốn đầu tư, trong đó có 124 dự án đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh với tổng vốn 2,678 tỷ đồng. Đến cuối năm 2003, Hải Dương thu hút được 40 dự án đầu tư nước ngoài từ 18 quốc gia với tổng vốn đăng ký 520 triệu USD.
Đại Hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII đề ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2005:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 9 - 10%/năm. Đến năm 2005, cơ cấu kinh tế nông - lâm - thuỷ sản: 30%, công nghiệp, xây dựng: 40%; dịch vụ: 30%; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 12 - 13%/năm.
- Hải Dương có nhiều lĩnh vực mũi nhọn: Xi măng; Nhiệt điện; sứ, gốm, đá mài, cao lanh, lương thực thực phẩm.
1.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
* Những thuận lợi:
- Với cơ chế đổi mới, thông thoáng của Nhà nước, tỉnh Hải Dương đã "trải khảm đỏ", tạo điều kiện tối đa về các quy định, chính sách và cơ chế thực hiện cho các nhà đầu tư. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm đổi mới là rất lớn.
- Tỉnh đã ban hành "quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp" và "quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các cụm công nghiệp và làng nghề". Thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài và trong nước bỏ vốn.
- Quy định về ưu đãi thuế đất và miễn giảm tiền thuê đất, về thuế thu nhập doanh nghiệp, vốn tín dụng và các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, đền bù giải phóng mặt bằng…Mọi chính sách đã tạo điều kiện cho nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được đầu tư nhiều vào Hải Dương.
- Mục tiêu quy hoạch đã được những kết quả mang tính đột phá: các khu đô thị mới hấp dẫn, kết hợp với các khu chức năng của đô thị đã được tiến hành, hỗ trợ lẫn nhau, tạo sự phát triển đồng bộ, tạo động lực, nguồn vốn cho đầu tư phát triển đô thị: khu đô thị mới phía Đông Thành phố Hải Dương gắn với khu văn hoá thể thao; khu thương mại du lịch và văn hoá đô thị mới phía Tây thành phố Hải Dương, các khu dân cư phát triển tại thành phố và các thị trấn, huyện lỵ, khu du lịch sinh thái, văn hoá thế thao và một số dự án lớn: sân gôn "ngôi sao Chí Linh", khu du lịch văn hoá Chí Lih…với phương châm: "Lấy đô thị nuôi đô thị" đảm bảo nguồn lực và phát triển đồng bộ.
- Đồng thời 5 khu công nghiệp, 15 cụm công nghiệp và một số cụm làng nghề đã được hình thành và phát triển tốt theo đúng quy hoạch được duyệt. Hải Dương đã quy hoạch, phát triển đô thị của tỉnh. Cụ thể là mở rộng không gian đô thị thành phố Hải Dương từ 3000ha lên 6000ha, triển khai xây dựng các khu thương mại, dịch vụ và đô thị mới theo tiêu thuẩn hiện đại để đến năm 2010 trở thành đô thị loại 2. Từng bước nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội, thị trấn Sao Đỏ thành thị xã trong thời gian tới.
- Dân số của Hải Dương khoảng 40 vạn người, hiếu khách, nhiệt tình, có trình độ hiểu biết. Lao động của Hải Dương có chất lượng cao. Đấy là tất cả những thuận lợi mà nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản sẽ được sử dụng có hiệu quả nhất. Song song với những thuận lợi thì nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn gặp phải một số khó khăn.
* Những khó khăn.
- Thiếu các quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; kèm theo điều lệ quản lý quy hoạch được phê duyệt; thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị chưa được đặt ra và thựchiện một cách nghiêm túc.
- Lực lượng cán bộ làm công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn thiếu và yếu về chuyên môn, đặc biệt ở cấp chính quyền cơ sở (UBND thành phố, huyện). Kinh phí dành cho công tác quy hoạch còn hạn hẹp, phân bổ chưa hợp lý.
- Công tác quản lý đầu tư xây dựng cũng còn nhiều bất cập, sự phối hợp đồng bộ của các ngành chức năng chưa cao. Việc tuyên truyền phổ biến, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong xây dựng cho các chủ đầu tư, người dân cũng cần được đặt ra và thực hiện đồng thời với việc tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm đảm bảo sự nghiêm minh.
- Ngành xây dựng vẫn không tránh khỏi những căn bệnh trầm kha như nợ khó đòi, sản xuất kinh doanh thua lỗ, bỏ thầu giá thấp để kiếm đủ việc cho công nhân, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên không cao…Mỗi đơn vị không có được bước chuyển biến rõ rệt trong sự phát triển cả về lượng và chất.
Những khó khăn trên không phải là của các ngành kinh tế Hải Dương mà nó còn ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một bước cản lớn đến số lượng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tuy khó khăn có khác phục được chúng ta phải có thời gian: đào tạo đội ngũ quản lý, nâng cao ý thức người dân tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
1.2. Khái quát về tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hải Dương.
Tổng nguồn vốn dầu tư xây dựng cơ bản của Hải Dương từ năm 1997 - 2004 thu được là rất lớn. Nguồn vốn đó đã được các cấp chính quyền các nhà doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý. Nguồn vốn đầu tư do công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Trung bình hàng năm vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng cao. Vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm 60% vì Hải Dương đang xây dựng các khu công nghiệp lớn, đến nay Hải Dương có 6 khu công nghiệp. Dự án sẽ mở rộng, quy hoạch bổ sung 13 khu công nghiệp mới và mở rộng một số khu công nghiệp đến năm 2010.
Khu công nghiệp trọng điểm là khu công nghiệp Đại An nằm trên địa bàn cá xã tứ Minh (TP. Hải Dương) và Lai Cách (Cẩm Giàng), có tổng diện tích 170,8ha. Với diện tích lớn như vậy, khu công nghiệp này có thể thu hút nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đa ngành như sản phẩm dệt may, hàng tiêu dùng, chế biến nông sản, thực phẩm, phụ tùng và lắp máy, sản xuất và lắp ráp điện tử, thủ công mỹ nghệ…
ở đây, không có các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nặng và công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Đến cuối năm 2004 Công ty cổ phần Đại An đã đầu tư khoảng 75 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tàng, chiếm 87% tổng vốn đầu tư giai đoạn 1. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư xây dựng nhà xưởng và bước vào sản xuất như Công ty Sumidenso (Nhật Bản), Công ty Orisel (Hàn Quốc)…
Khu công nghiệp trọng điểm Nam Sách tại các xã ái Quốc, Nam Đồng (Nam sách) nằm ở giao điểm giữa đường 5 và đường 183, có diện tích 64ha. Trong đó, diện tích xây dựng các nhà máy 44,25ha. Tại đây sẽ thu hút các nhà máy sản xuất sản phẩm may mặc, dệt, giầy, bao bì, giấy, chế biến nông sản, lâm sản và các ngành nghề khác. Đến cuối năm nay, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Quang - Hải Dương đã đầu tư hơn 70 tỷ đồng xây dựng hạ tầng, chiếm hơn 90% tổng vốn đầu tư toàn bộ khu công nghiệp. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã hợp đồng, thuê lại hơn 90% diện tích đất để xây dựng nhà xưởng. Đã có 1 số doanh nghiệp xây dựng nhà máy và chính thức đi vào sản xuất như Công ty TNHH Haivina (Hàn Quốc)…, Khu công nghiệp Phúc Điền (Cẩm Giàng) đã triển khai bồi thường cho giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Tuy mới thực hiện 50 tỷ đồng, chiếm gần 1/3 tổng vốn đầu tư nhưng đã có một số nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến thuê đất với tổng diện tích 17ha.
Khu công nghiệp Phú Thái được Chính Phủ đồng ý đưa vào danh mục các khu công nghiệp tập trung trong cả nước và Bộ xây dựng đang xem xét thoả thuận quy hoạch. Có 72 ha đến nay các nhà đầu tư đã thuê hết diện tích để xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ sản xuất kinh doanh khu công nghiệp Tân Trường đã được bộ xây dựng thẩm định xong quy hoạch đang lập dự trình các bộ ngành trung ương…
Khu công nghiệp phía tây Hải Dương là một trong các khu công nghiệp chiến lược của Tỉnh giai đoạn 2000 - 2002. Khu công nghiệp đầu tư chiều sâu. Khu công nghiệp phía Tây cùng với Công ty ôtô Ford Việt Nam sẽ tạo nên nguồn thu lớn, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được sử dụng phần lớn ở trong các khu công nghiệp này. Phần còn lại của xây dựng cơ bản là cho dịch vụ và nông lâm thủy sản. Trong đó phần lớn là dịch vụ. Chiếm 30%. Một số khu du lịch nổi tiếng của Hải Dương là "Sân gôn Chí Linh", khu du lịch Chí Linh chiếm số vốn lớn. Vốn đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu tập trung vào một số cây quả được đặc sản và cây rau quả, hoa quả trồng công nghiệp…
II. Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương năm 1997 - 2004 và dự đoán đến năm2007.
Trong những năm gần đây vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Hải Dương có nhiều bước thay đổi lớn. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng nhanh năm 2004 là: 3.060.000 (triệu đồng) hơn năm 1997 là 200%. Một số ngành kinh tế thu hút nhiều vốn đầu tư xây dựng cơ bản là: Ngành công nghiệp, vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; nông nghiệp và lâm nghiệp; các hoạt động kinh doanh…Với chính sách đổi mới, đầu tư của các nước ngoài vào Hải Dương cùng chiếm một phần lớn trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Hải Dương.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo khu vực của Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2004 cho ta thấy vốn đầu tư ngày càng tăng theo thời gian.
Bảng 3.1. Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo khu vực kinh tế.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
KV.KT
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Nông, lâm, thuỷ sản
166.258
204.936
238.643
256.342
267.787
276.900
283.200
291.100
Công nghiệp và xây dựng
999.941
1.220.012
1.197.576
1.178.780
1.183.437
1.500.602
1.506.602
1.788.387
Dịch vụ
500.337
589.100
6.7.528
628.234
643.500
645.198
1.469.198
1.526.513
Tổng số
1.666.536
2.014.048
2.043.738
2.063.356
2.093.009
2.349.260
3.253.000
3.606.000
************************Bảng 3.2
Căn cứ vào dữ liệu của bảng 3.1 và bảng 3.2 ta có thể nhận thấy nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Hải Dương phân theo khu vực có xu hướng tăng dần từ các năm 1997 đến năm 2004. Với bảng 3.2 ta thấy được rõ hơn về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân bổ cho từng ngành kinh tế cũng có xu hướng tăng dần từ các năm 1997 đến năm 2004. Để đưa ra một kết luận đúng đắn về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản những năm vừa qua và dựa vào đó để ta dự đoán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản những năm tiếp theo. Vạch rõ xu hướng và tính quy luật của nguồn vốn đầu tư, một số giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả nhất và sâu sắc nhất.
2.1. Phân tích đặc điểm biến động quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng phương pháp dãy số thời gian.
Qua số liệu về quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện mà ta thu thập được qua các năm từ năm 1997 đến năm 2004. Ta tiến hành phân tích đặc điểm biến động của quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản với các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.
Bảng 3.3. Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Tổng vốn
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
1.666.536
2.014.048
2.043.738
2.063.356
2.093.009
2.393.009
2.349.260
3.606.000
2.1.2. Mức độ trung bình qua thời gian của quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
y = =
= = 2.386.118,38 (triệu đồng)
Từ năm 1997 đến năm 2004 trung bình 1 năm Hải Dương nhận được 2.386.118,38 (triệu đồng) số vốn này đủ để Hải Dương xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, tăng doanh thu tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp
2.1.2. Phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối.
Bảng 3.4. Lượng tăng, giảm tuyệt đối của quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Quy mô
Lượng tăng, giảm tuyệt đối
Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn
Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc
1997
1.666.536
1998
2.014.048
347.512
347.512
1999
2.043.738
29.690
377.202
200
2.063.356
19.618
396.820
2001
2.093.009
29.653
426.473
2002
2.349.260
256.251
682.724
2003
3.253.000
903.740
1.586.464
2004
3.606.000
353.000
1.939.464
Lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối đều tăng thời gian trước luôn luớn hơn thời gian sau. Chứng tỏ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng được đầu tư nhiều hơn vào Hải Dương
2.1.3. Phân tích quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản dựa vào tốc độ phát triển.
Bảng 3.5. Tốc độ phát triển quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đơn vị: Lần
Năm
Quy mô
Tốc độ phát triển
Liên hoàn
ti =
Định gốc
Ti =
Trung bình
1997
1.666.536
-
-
1998
2.014.048
1,21
1,21
1999
2.043.738
1,01
1,23
2000
2.063.356
1,01
1,24
2001
2.093.009
1,01
1,26
2002
2.349.260
1,12
1,41
2003
3.253.000
1,38
1,95
2004
3.606.000
1,11
2,16
Tốc độ phát triển của vốn đầu tư xây dựng cơ bản là rất cao. Hàng năm nguồn vốn được đầu tư cho tỉnh trung bình tăng 12%. Đây là một điều đáng mừng vì tiềm năng của tỉnh sẽ được khai thác một cách triệt để.
2.1.4. Phân tích quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản dựa vào tốc độ tăng hoặc giảm.
Bảng 3.6. Tốc độ tăng hoặc giảm của quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đơn vị: Lần
Năm
Quy mô
Tốc độ phát triển
Liên hoàn
Định gốc
Ai = Ti-1
Trung bình
1997
1.666.536
1998
2.014.048
0,21
0,21
1999
2.043.738
0,01
0,23
2000
2.063.356
0,01
0,24
2001
2.093.009
0,01
0,26
2002
2.349.260
0,12
0,41
2003
3.253.000
0,38
0,95
2004
3.606.000
0,11
1,16
Từ năm 1997 đến năm 2004 tốc độ tăng của Hải Dương về vốn đầu tư xây dựng cơ bản luôn là 0,12 lần.
2.1.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm)
(i = 2,3,…n)
Bảng 3.7. Giá trị tuyệt đối của (1% tăng giảm quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
gi
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
-
16665,36
20140,48
20437,38
20633,56
20930,09
23492,6
32530
Bảng 3.8. Bảng các chỉ tiêu phân tích biến động vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Năm
Lượng tăng giảm tuyệt đối
Tốc độ phát triển
Tốc độ tăng hoặc giảm
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm
Quy mô
1
3
4
5
6
2
1997
-
-
-
-
1.666.536
1998
347.512
1,21
0,21
16665,36
2.014.048
1999
29.690
1,01
0,01
20140,48
2.043.738
2000
19.618
1,01
0,01
20437,38
2.063.356
2001
29.653
1,01
0,01
20633,56
2.093.009
2002
256.251
1,12
0.12
20930,09
2.349.260
2003
903.740
1,38
0,38
23492,6
3.253.000
2004
353.000
1,11
0,11
32530
3.606.000
Dựa vào bảng 3.8 bảng tổng hợp tác chỉ tiêu phân tích biến động vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Ta thấy giữa các năm lượng tăng giảm tuyệt đối đều có xu hướng tăng lên điều này là do quy mô đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm luôn tăng lên chứ không giảm đi. Tốc độ phát triển qua các năm đều tăng, tốc độ tăng giảm cũng tăng riêng tốc độ giá trị tuyệt đối của 1% tăng có sự biến động tăng lên theo thứ tự thời gian.
2.1.6. Phương pháp hồi quy phân tích quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Qua phân tích và xử lý dữ liệu bằng SPSS trên máy ta thu được các kết quả sau:
Dạng hàng
Thông số
Tuyến tính
Parabol
Hệ số R2
0,78725
0,92257
SE
329069,12
222762,13
Kiểm định hệ số hồi quy
Hệ số : 0,893
Hệ số:
Mô hình 1 có SE lớn hơn SE của mô hình 2: Như vậy xu hướng biến động của vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng dần theo mô hình parabol.
Qua đó đồ thị sau ta sẽ thấy rõ hơn xu hướng biến động của vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm.
Đồ thị 1: Xu hướng biến động của vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Qua các chỉ tiêu phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên ta thấy rằng qua các năm vốn được tăng nhanh riêng năm 1998 vốn đầu tư xây dựng cơ bản có phần giảm xuống nhưng lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng hoặc giảm, giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm đều tăng. Từ năm 1999 đến năm 2004 thì quy mô vốn đều tăng nhanh. Điều này chứng tỏ Hải Dương đã sử dụng nguồn vốn có một cách có hiệu quả và triệt để. Từ năm 1997 đến năm 2004 chúng ta không những đổi mới nền kinh tế, xây dựng nhiều khu công nghiệp và đặc biệt năm 1997 Hải Dương được Nhà nước phong cấp lên thành phố của tỉnh. Nhiều khu vực đô thị mới được thành lập, nhiều nhà cao tầng được xây dựng. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được sử dụng một cách triệt để, nguồn vốn đó đã góp phần không nhỏ vào quá trình đổi mới.
Dùng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của vốn giai đoạn 1997 đến năm 2004 là một phương pháp hữu hiệu nắm bắt tình hình biến động và dự đoán được nguồn vốn đầu tư cho những năm tiếp theo.
2.2. Dự đoán thống kê vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Hải Dương đến năm 2007.
2.2.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối bình quân.
(Triệu đồng)
Ta có mô hình dự đoán: (h = 1,2,3…)
= 3606000 + 277066,29
= 3888066,29 (triệu đồng)
= 4160132,58 (triệu đồng)
= 4437198,87 (triệu đồng)
Trong 3 năm tới nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn tiếp tục tăng. Hải Dương không ngừng đổi mới và thu hút vốn đầu tư.
2.2.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình
Tốc độ phát triển trung bình:
=1,12 (lần)
Ta có mô hình dự đoán
= 3606000 * 1,12
= 4038720 (triệu đồng)
= 4523366,4 (triệu đồng)
= 5066170,36 (triệu đồng)
Theo các phương pháp dự đoán thì số liệu thu được khác nhau nhưng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn tăng qua 3 năm.
2.2.3. Dự đoán bằng mô hình san bằng mũ giản đơn.
Công thức dự đoán:
Chọn
(triệu đồng)
= 0,9 . 1840292 + 0,1 . 1840292 = 3680584 (triệu đồng)
= 0,9 . 1666536 + 0,1 . 3680584 = 1867940,8 (triệu đồng)
= 0,9 . 2014048 + 0,1 . 1867940,8 = 1999437,28 (triệu đồng)
= 0,9 . 2043738 + 0,1 . 1999437,28 = 2039307,93 (triệu đồng)
= 0,9 . 2063356 + 0,1 . 2039307,93 = 2060951,19 (triệu đồng)
= 0,9 . 2093009 + 0,1 . 2060951,19 = 2089803,22 (triệu đồng)
= 0,9 . 2349260 + 0,1 . 2089803,22 = 2323314,32 (triệu đồng)
= 0,1 . 2323314,32 + 0,9 . 325300 = 3160031,43 (triệu đồng)
= 0,9 . 3606000 + 0,1 . 3160031,43 = 3561403,14 (triệu đồng)
Như vậy năm 2005 vốn đầu tư xây dựng cơ bản sẽ là 3561403,14 (triệu đồng)
2.2.4. Dự đoán dựa vào hàm xu thế của quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến năm 2007
= 1276266,93 + 246633,65t
= 2009658,09 - 193401,04t + 48892,74t2
2 mô hình dự đoán có sai số SE1>SE2
Vậy mô hình 2 được dùng để dự đoán.
= 2009658,05 - 193401,04 * 9 + 48892,74 * 81
= 4229360,6 (triệu đồng)
= 2009658,05 - 193401,04 * 10 + 48892,74 * 100
= 4964921,65 (triệu đồng)
= 2009658,05 - 193401,04 * 11 + 48892,74 * 121
= 5798268,2 (triệu đồng).
Theo các phương pháp khác nhau ta thu được các kết quả khác nhau theo 3 năm tới là 2005, 2006 và 2007. Như vậy ta có thể đưa ra một lựa chọn gần đúng. Bất kỳ phương pháp nào nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng lên chứ không giảm đi. Dự đoán chỉ là một phương pháp dự báo về sự biến động gần đúng chứ không phải là hoàn toàn tuyệt đối. Vì thế ta không cần quan tâm đến số liệu tuyệt đối mà chỉ cần biết xu hướng biến động của nó.
Đồ thị 2: Xu hướng biến động của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ năm1997 đến 2007
Như vậy có thể khẳng định một điều rằng với sự tăng trưởng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản đó ta có thể tiếp tục đổi mới Hải Dương, tiếp tục xây dựng các khu công nghiệp, hình thành nhiều cụm công nghiệp kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xây dựng các xí nghiệp sản xuất.
2.3. Phân tích biến động cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng phương pháp đồ thị.
Bảng 3.9. Tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo khu vực kinh tế.
Năm
KVKT
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng
Nông, lâm, thuỷ sản
0,099
0,1
0,12
0,12
0,13
0,12
0,09
0,081
0,86
Công nghiệp và xây dựng
0,6
0,61
0,59
0,57
0,57
0,64
0,46
0,5
4,54
Dịch vụ
0,301
0,29
0,29
0,31
0,3
0,24
0,45
0,419
2,91
Tổng số
1
1
1
1
1
1
1
1
8,31
Đồ thị 3: Tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành kinh tế.
III. Một số giải pháp và kiến nghị
1. Một số kiến nghị
1.1. Nhà nước phải đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.
Nhằm khắc phục lạm phát và ngăn chặn suy thoái kinh tế, chính phủ cần tiếp tục bổ sung và cụ thể hoá việc thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng dựa trên nền tảng các chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ, hợp lý mà trong đó chính sách tài chính là then chốt, tiếp tục loại bỏ những bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế. Chỉ có như vậy mới có thể nhanh chóng thoát khỏi "vòng luẩn quẩn" do lạm phát và suy thoái kinh tế tạo thành, khôi phục đà tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo lập niềm tin và kích thích công chúng đầu tư, xoá bỏ tâm lý e ngại, dè chừng của công chúng, doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động đầu tư thông qua chiến lược phát triển nền kinh tế của đất nước được cụ thể hoá tới từng tinh. Đó là cơ sở để hoạt động đầu tư xây dựng có hiệu quả.
1.2. Nhà nước cần sớm sửa đổi một số văn bản pháp quy có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
- chính phủ khẩn trương xây dựng và trình quốc hội bộ luật quản lý đầu tư xây dựng.
- Chính phủ cần sớm sửa đổi Nghị định 43/1999/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo như một số nội dung luận án đã phân tích đánh giá ở trên.
- Sửa đổi một số nộ dung trong điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng cho phù hợp với tình hình hiện nay nhất là bộ máy tài chính quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước, mặc dù đầu năm 2003 Chính phủ đã có nghị định 07/2003/NĐ-CP nhưng việc quy định chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều bất cập
1.3. Một số kiến nghị cụ thể đối với UBND tỉnh và các ngành cấp Tỉnh.
Một là, UBND tỉnh đôn đốc Sở Tài chính - Vật giá cũng như các chủ đầu tư dự án được ngân sách đầu tư vốn trong thời gian qua phải chấp hành nghiêm túc điều lệ quản lý vốn đầu tư và xây dựng.
Hai là, vốn đầu tư hàng năm thuộc ngân sách phải ghi chỉ tiêu để tập trung đầu tư dứt điểm các dự án dở dang sớm đưa vào sử dụng, có biện pháp đối với các chủ đầu tư, các nhà thầu cố tình kéo dài thời gian thi công tạo ra lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản.
1.4. Một số biện pháp kiến nghị khác.
Thứ nhất, Hiện nay chưa có một đội ngũ cán bộ chuyên làm công tác phân tích và dự báo thống kê vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Hiện nay các cán bộ đó chỉ là những người có nhiều kinh nghiệm. Do vậy cần sớm phải có các chuyên gia về lĩnh vực này, được đào tạo một cách có hệ thống.
Thứ hai, việc áp dụng các phương pháp thống kê để phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản tuy đã được triển khai nhưng còn nhiều bất cập, nó mới chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp vì vậy phải có khoa học phân tích sẽ trở nên dễ dàng, thuận tiện, đỡ tốn kém.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng.
- Xác định mục tiêu đúng đắn, rõ ràng: cơ chế quản lý đầu tư xây dựng phải đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, tham ô, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng.
- Phải có những quy định cụ thể nhằm phân định trách nhiệm và quyền hạn trong đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà nước.
2.2. Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư.
- Tài trợ vốn đầu tư để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào đối với khu công nghiệp, các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn và công trình công cộng trong khu đô thị.
- Tài trợ vốn đầu tư để mua sắm bản quyền công nghiệp, thiết bị, chuyển giao công nghệ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ để xúc tiến, tíêp thị mở rộng thị trường.
- Tiếp tục sử dụng chính sách thuế một cách linh hoạt để kích thích, mở rộng đầu tư.
Kết luận
Cùng với sự đối mới của đất nước. Hải Dương cùng đã từng bước chuyển đổi mình và đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Hải Dương được như ngày nay là do sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của các nhà lãnh đạo tỉnh đã không ngừng mở rộng quan hệ thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư và tỉnh, phát triển công nghiệp và nhiều ngành kinh tế mũi nhọn. Và chúng ta không thể không công nhận vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã đóng góp một phần rất quan trọng vào sự phát triển đó. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một nguồn vốn vô cùng cần thiết đối với thành phố trẻ Hải Dương. Qua những số liệu đã được phân tích trong bài nhờ vào các phương pháp thống kê mà ta đã thấy được nguồn vốn đầu tư xây dựng của Hải Dương biến động như thế nào trong những năm vừa qua và những năm tới, nguồn vốn đó có tiếp tục đáp ứng được yêu cầu đặt ra của cấp lãnh đạo phát triển Hải Dương không.
Ta có thể khẳng định rằng với nguồn vốn đó Hải Dương sẽ nhanh chóng đuổi kịp các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng về mọi mặt.
Để có được nguồn số liệu chính xác nhất mà em đã sử dụng để phân tích trong bài có sự đóng góp của mọi người trong phòng tổng hợp nơi em thực tập. Một lần nữa em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Hữu Chí (giáo viên hướng dẫn), các thầy cô trong khoa Thống kê đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này một cách thành công.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34199.doc