Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 – 2007 và dự báo cho năm 2010

- Một số giải pháp cụ thể cho những ngành công nghiệp trọng điểm:  Công nghiệp chế biến nông – lâm sản: là ngành công nghiệp mũi nhọn mang tính chiến lược của tỉnh, cần tập trung thay đổi công nghệ chế biến chè xuất khẩu, chế biến giấy và các sản phẩm bằng giấy, chế biến gỗ xuất khẩu,  Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản: Tập trung đầu tư khai thác các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, thoả mãn nhu cầu cho một số ngành chế biến và xuất khẩu (khai thác đá và các mỏ khác). Cần có các chính sách khuyến khích đầu tư nhất là vốn đầu tư nước ngoài với công nghệ cao nhằm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, ngoài ra khai thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái. Theo đó, cần đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại cho ngành chế biến, tạo thêm công ăn việc làm cho dân cư nơi khai thác. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Quan tâm đầu tư phát triển ngành sản xuất vật tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và các khu vực lân cận, làm tăng tích luỹ cho ngân sách địa phương. Tập trung đầu tư cho các sản phẩm mũi nhọn, có nhu cầu và sức cạnh tranh cao như: xi măng, gạch nung Đi đôi với sản xuất là việc bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử, đảm bảo an ninh quốc phòng.

doc63 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 – 2007 và dự báo cho năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới công nghệ… đã có nhiều tiến bộ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Tuy công nghiệp tỉnh Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã có sự phát triển đa dạng về ngành nghề. Các địa phương đã bước đầu chú ý phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống như sản xuất đồ mộc dân dụng, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Công nghiệp phát triển đã chuyển được một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp, đồng thời thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển. Ngành công nghiệp cũng đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: Năm 2003, cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành (%) như sau: Nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 40,84% ; Công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 25,73 ; Dịch vụ chiếm 33,43%. Năm 2007, cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành (%) như sau: Nông lâm nghiệp và thuỷ sản giảm xuống còn 36,58% ; Công nghiệp và xây dựng tăng lên 29,49%; Dịch vụ tăng lên 33,93%. Như vậy trong vòng 5 năm, nền kinh tế tỉnh Yên Bái đã có sự chuyển dịch theo đúng định hướng đề ra, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản giảm, nhường chỗ cho ngành công nghiệp và xây dựng Bảng 2.1: Số liệu về GTSXCN tỉnh Yên Bái qua 5 năm (2003 – 2007) Đơn vị: Triệu Đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 791.068 952.255 1.061.687 1.191.585 1.318.842 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành 864.587 1.029.194 1.163.923 1.458.812 1.672.948 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2006, 2007) Đồ thị 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 - 2007 Theo biểu đồ trên ta thấy, đường biểu thị giá so sánh đi lên chứng tỏ số lượng sản phẩm công nghiệp tăng dần qua các năm. Mặt khác, đường biểu thị giá hiện hành cao hơn hẳn so với đường giá so sánh, như vậy giá sản phẩm công nghiệp qua các năm có sự thay đổi tăng lên. Để đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự đầu tư theo cả chiều rộng và chiều sâu từ nguồn vốn đầu tư công nghiệp của tỉnh. Qua đó, số cơ sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh cũng có nhiều thay đổi do các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Bảng 2.2: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 - 2007 Đơn vị: Cơ sở Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng 5.629 6.070 6.017 6.708 8.226 THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Khu vực kinh tế nhà nước 19 18 19 17 17 - Nhà nước Trung ương 5 6 9 8 8 - Nhà nước địa phương 14 12 10 9 9 Khu vực kinh tế ngoài nhà nước 5.606 6.048 5.994 6.687 8.205 Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 4 4 4 4 4 THEO NGÀNH CÔNG NGHIỆP Khai thác 87 125 120 130 120 Chế biến 5.535 5.936 5.890 6.520 8.043 Sản xuất và phân phối điện, nước, gas 7 9 7 58 63 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2006, 2007) Trong 5 năm, số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng lên nhanh chóng, nhưng có sự khác nhau giữa các ngành, các thành phần kinh tế. Năm 2007 số cơ sở đã lên đến 8.226 cơ sở, tăng 46,14% so với năm 2003. - Nếu chia theo thành phần kinh tế ta thấy: + Số cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước: có tỷ trọng đứng thứ 2 trong tổng số cơ sở toàn tỉnh, tuy vậy lại có xu hướng giảm đi qua các năm. Trong nội bộ khu vực này cũng có sự thay đổi khác nhau, số cơ sở doanh nghiệp nhà nước trung ương tăng lên, còn số cơ sở doanh nghiệp nhà nước địa phương lại giảm xuống. Đồ thị 2.2: Cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu vực kinh tế Nhà nước + Số cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu vực ngoài nhà nước: Có tỷ trọng cao nhất trong tổng số cơ sở, và tăng nhanh chóng qua các năm. Năm 2007 có 8.205 cơ sở, tăng 46,4% so với năm 2003. + Số cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng thấp nhất và không có thay đổi trong 5 năm. - Nếu chia theo ngành công nghiệp cấp I: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trong cả 3 ngành đều tăng trong giai đoạn 2003 – 2007. Ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành công nghiệp chế biến, tiếp đến là ngành công nghiệp khai thác và cuối cùng là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Tuy vậy, về tốc độ tăng thì ngành điện nước lại có phần tăng nhanh chóng hơn cả, nhất là từ năm 2006, tốc độ phát triển liên hoàn là 8,286 lần (hay 828,6%). 2.1.2. Công nghiệp phát triển tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động Hiện nay sự phát triển của ngành công nghiệp đã tạo thêm được việc làm cho nhiều người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ta có thể thấy cụ thể thông qua bảng sau: Bảng 2.3: Số lao động thuộc ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 – 2007 Đơn vị: Người 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 18.902 19.977 19.953 21.034 24.925 PH¢N THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Khu vùc kinh tÕ nhµ nưíc 5.581 3.541 3.640 4.372 4.825 - Trung ương quản lý 1.165 1.163 1.670 1.622 1.625 - Điạ phương quản lý 4.416 2.378 1.970 2.750 3.200 Khu vùc kinh tÕ ngoµi nhµ nưíc 13.084 16.253 16.100 16.372 19.803 Khu vùc kinh tÕ cã vèn ®Çu tư nưíc ngoµi 237 183 213 290 297 PHÂN THEO NGÀNH CÔNG NGHIỆP C«ng nghiÖp khai th¸c 2.122 2.582 2.392 2.099 2.322 C«ng nghiÖp chÕ biÕn 15.938 16.584 16.732 17.875 21.389 C«ng nghiÖp sản xuất & PP ®iÖn, khÝ ®èt vµ nưíc 842 811 829 1.060 1.214 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2006, 2007) Bảng 2.4: Số lao động trong ngành Công nghiệp tỉnh Yên Bái tăng thêm năm 2007 so với năm 2003 Giá trị tuyệt đối (Người) Giá trị tương đối (%) Tổng số 6.023 31,86 PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Khu vực Kinh tế nhà nước -756 -13,55 -Trung ương quản lý 460 39,48 - Điạ phương quản lý -1.216 -27,54 Khu vực Kinh tế ngoài nhà nước 6.719 51,35 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 60 25,32 PHÂN THEO NGÀNH CẤP I Công nghiệp khai thác 200 9,43 Công nghiệp chế biến 5.451 34,20 Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt 372 44,18 Qua bảng tính toán trên ta có thể thấy lượng lao động có việc làm nhờ ngành công nghiệp phát triển tăng lên rõ rệt qua từng năm. Năm 2003, lượng lao động hoạt động trong ngành công nghiệp là 18.902 người, đến năm 2007 đã tăng thêm 6.023 người, tăng 31,86%. Trong những năm gần đây, tỉnh có nhiều chính sách khuyến khích công nghiệp phát triển, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, số cơ sở sản xuất cũng tăng, nhờ đó thu hút được lao động vào làm trong các cơ sở này. Tuy nhiên, số lao động tăng lên ở các khu vực kinh tế lại không giống nhau, cụ thể: - Số lượng lao động hoạt động trong các doanh nghiệp nhà nước năm 2007 giảm 756 người so với năm 2003 do việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đang được tỉnh triển khai mạnh mẽ. Vì vậy, số cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu vực kinh tế Nhà nước giảm. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của khu vực ngoài Nhà nước, làm cho số lao động hoạt động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại tăng nhanh. Năm 2007 số lao động trong khu vực này tăng thêm 6.719 người so với năm 2003. Hiện nay tỉnh có rất nhiều các chính sách để đa dạng hoá mọi nguồn vốn, trong đó cũng đặc biệt chú ý đến việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, là một tỉnh miền núi chưa có nhiều yếu tố cạnh tranh nên chưa thu hút được nhiều nguồn vốn của nước ngoài, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong 5 năm (2003 – 2007) chỉ tăng thêm 60 người và chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. - Nếu phân theo ngành cấp I thì ta thấy số lượng lao động trong cả ba ngành đều tăng lên, tăng cao nhất đương nhiên vẫn là lao động hoạt động trong ngành chế biến, năm 2007 tăng thêm so với năm 2003 là 5.451 người, tương ứng tăng 34,2% bởi công nghiệp chế biến vẫn là một trong những thế mạnh của tỉnh. Tiếp đó là công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước, tăng thêm 372 người, như vậy ta thấy ngành này cũng thu hút nhiều lực lượng lao động. Trong những năm gần đây, tỉnh đã chú ý đến việc quy hoạch các khu khai thác khoáng sản trong địa bàn tỉnh, chứ không còn sự khai thác tràn lan như các năm trước đây. Lao động trong ngành khai thác tăng thêm 200 người, chủ yếu là các lao động có trình độ thấp. 2.2. Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 – 2007 và dự báo tới năm 2010 2.2.1. Các hướng phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 – 2007 Phân tích biến động giá trị sản xuất công nghiệp chung toàn ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái * Khái niệm: Giá trị sản xuất công nghiệp: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tạo ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ trong thời gian nhất định. Giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá thực tế và giá cố định. Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm: giá trị của nguyên vật liệu, năng lượng, phụ tùng thay thế, chi phí dịch vụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động, thuế sản xuất và giá trị thặng dư tạo ra trong cấu thành giá trị sản phẩm công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp gồm các yếu tố sau: - Giá trị thành phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu của doanh nghiệp, của khách hàng đưa đến gia công, đã kết thúc khâu chế biến cuối cùng và đã làm xong thủ tục nhập kho. - Giá trị dịch vụ công nghiệp cho bên ngoài doanh nghiệp. - Giá trị phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi đã được tiêu thụ. - Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo dở dang trong doanh nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm giá trị của các hoạt động sau: - Giá trị sản xuất công nghiệp khai thác mỏ: Là giá trị các hoạt động khai thác hầm lò lộ thiên bằng giếng các khoáng sản tự nhiên ở dạng cứng, lỏng, khí và các hoạt động phụ được tiến hành tại các mỏ để sản xuất ra các nguyên liệu thô. - Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến: là giá trị các hoạt động làm thay đổi về mặt vật lý, hoá học của vật liệu hoặc thay đổi các thành phần cấu thành của nó để tạo nên các sản phẩm mới. Các hoạt động lắp ráp làm thay đổi hình thái ban đầu của sản phẩm. Các hoạt động gia công làm tăng giá trị sản phẩm như: sơn, tôi, mạ kền, đánh sóng, nhuộm màu, chạm khắc… - Giá trị sản xuất công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước là giá trị các hoạt động sản xuất ra điện, khí đốt, nước và các hoạt động đưa điện, khí đốt, nước từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng (không bao gồm hoạt động tưới tiêu trong nông nghiệp và hoạt động xử lý nước thải). * Phương pháp tính: Giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá sử dụng cuối cùng, bao gồm các yếu tố: Theo giá cơ bản, gồm: Doanh thu thuần của hoạt động sản xuất công nghiệp. Trợ cấp nhà nước. Chênh lệch của sản phẩm trung gian, công cụ mô hình tự chế. Chênh lệch thành phẩm tồn kho. Chênh lệch hàng gửi bán. Thuế sản xuất khác. Theo giá sản xuất cộng thêm thuế sản phẩm. Theo giá sử dụng cuối cùng cộng thêm cước vận tải và phí thương nghiệp. Ý nghĩa: Giá trị sản xuất công nghiệp phản ánh quy mô về kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp; là cơ sở tính các chỉ tiêu VA, NVA, các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; được dùng để tính GDP, GNI của nền kinh tế quốc dân. Bảng 2.5: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo giá so sánh 1994 phân theo thành phần kinh tế Năm Tổng số Khu vực kinh tế trong nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Khu vực kinh tế Nhà nước Khu vực kinh tế ngoài nhà nước Tổng Trung ương quản lý Địa phương quản lý Tổng Tập thể Tư nhân Cá thể Hỗn hợp Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng) 2003 791.068 527.000 236.513 290.487 247.905 29.406 24.806 79.654 114.039 16.163 2004 952.255 456.611 265.835 190.776 475.921 38.767 39.974 101.482 295.698 19.723 2005 1.061.687 425.067 260.156 164.911 606.431 52.956 38.023 128.875 386.577 30.189 2006 1.191.585 537.842 292.142 245.700 610.861 62.124 36.935 161.785 350.017 42.882 2007 1.318.842 581.557 307.512 274.045 706.719 69.404 33.031 213.026 391.258 30.566 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (%) 2003 100 66,6 29,9 36,7 31,3 3,7 3,1 10,1 14,4 2,1 2004 100 48,0 27,9 20,1 50,0 4,1 4,2 10,7 31,0 2,0 2005 100 40,0 24,5 15,5 57,1 5,0 3,6 12,1 36,4 2,9 2006 100 45,1 24,5 20,6 51,3 5,2 3,1 13,6 29,4 3,6 2007 100 44,1 23,3 20,8 53,6 5,3 2,5 16,2 29,6 2,3 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2006, 2007) Năm 2003: Năm 2007: Đồ thị 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế năm 2003, 2007 Theo bảng số liệu trên ta thấy: Giá trị sản xuất công nghiệp Yên Bái trong giai đoạn 2003 – 2007 tăng dần qua các năm, trong đó: - Khu vực kinh tế nhà nước: giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp so với các khu vực khác qua các năm. Nếu như năm 2003, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 66,6% trong tổng số của toàn ngành thì đến năm 2007 chỉ còn 44,1%. Năm 2003, khu vực kinh tế nhà nước có cơ cấu chiếm tỷ trọng cao nhất 66,6%, năm 2005, có tỷ trọng thấp nhất là 40%. - Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: Trái ngược với khu vực kinh tế nhà nước khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng có vai trò quyết định và củng cố chỗ đứng cho mình, tỷ trọng của khu vực này tăng dần qua các năm, năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này chiếm 31,3% trên tổng số giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành, đến năm 2007 đã tăng lên đến 53,6%, cao hơn cả khu vực kinh tế nhà nước. Năm 2005 là năm khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp so với toàn ngành cao nhất trong các năm, chiếm 57,1% - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Mới bắt đầu được quan tâm đầu tư từ năm 1999, nên giá trị sản xuất của khu vực này còn chưa cao, song lại có tốc độ phát triển tương đối ổn định. Năm 2003, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp là 2,1%, đến năm 2006 tăng lên 3,6%, năm 2007 cơ cấu giảm xuống chỉ còn 2,3%. Đặc điểm biến động của giá trị sản xuất công nghiệp trong giai đoạn 2003 – 2007 Theo xu thế chung của đất nước, giai đoạn 2003 – 2007 là giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái. Để có thể phân tích kỹ hơn ta sử dụng các chỉ tiêu tính toán sau: Bảng 2.6: Tình hình biến động của giá trị sản xuất chung toàn ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 – 2007 theo giá so sánh 1994 CT Năm Giá trị sản xuất CN (Triệu đồng) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (Triệu đồng) Tốc độ phát triển (lần) Tốc độ tăng (giảm) (lần) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2003 791.068 - - - - - - 2004 952.255 161.187 161.187 1,204 1,204 0,204 0,204 2005 1.061.687 109.432 270.619 1,115 1,342 0,115 0,342 2006 1.191.585 129.898 400.517 1,122 1,506 0,122 0,506 2007 1.318.842 127.257 527.774 1,107 1,667 0,107 0,667 - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: (triệu đồng/năm) - Tốc độ phát triển bình quân: (lần/năm) - Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân: (lần/năm) Theo tính toán trên ta thấy: Lượng tăng bình quân hàng năm của giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái khá cao, trung bình 131.943,5 triệu đồng/năm; Tốc độ tăng bình quân là 0,136 lần/năm hay 13,6%/năm. Điều đó cho thấy việc thực hiện các biện pháp đổi mới, cải cách hành chính, thực hiện Luật doanh nghiệp đã thu được những kết quả đáng kể đối với sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên lại có dấu hiệu của sự chững lại, có sự giảm sút qua các năm. Nếu như năm 2004 tốc độ tăng liên hoàn là 0,204 lần hay 20,4% tương ứng tăng 161.187 triệu đồng. Đến năm 2007 giảm chỉ còn 0,107 lần hay 10,7% tương ứng tăng 127.257 triệu đồng. Nguyên nhân là do khu vực kinh tế nhà nước hoạt động không hiệu quả. Mặc dù tốc độ tăng trưởng công nghiệp có giảm nhưng giá trị 1% hàng năm vẫn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Bảng 2.7: Giá trị tuyệt đối của 1% tăng của giá trị sản xuất công nghiệp Chỉ tiêu Năm Giá trị sản xuất công nghiệp (Triệu đồng) Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng liên hoàn (Triệu đồng) 2003 791.068 - 2004 952.255 7.910,68 2005 1.061.687 9.522,55 2006 1.191.585 10.616,87 2007 1.318.842 11.915,85 Được như kết quả trên là do các doanh nghiệp đã quan tâm đổi mới thiết bị, hiện đại hoá dây truyền công nghệ dù còn hạn chế về vốn đầu tư. Nhờ đó, đã từng bước tạo dựng được năng lực cạnh tranh, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng chỗ đứng trên thị trường. Tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị kinh tế và xuất khẩu như: Chè đen, các sản phẩm từ gỗ rừng trồng, đá Granit,…Thêm vào đó là những chính sách khuyến khích và ưu đãi ngành công nghiệp của Uỷ ban nhân dân tỉnh: các quyết định cổ phần hoá các đơn vị sản xuất công nghiệp, quyết định về việc miễn thuế doanh thu, thuế lợi tức để khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu mới, chính sách ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu chè, quy hoạch phát triển rừng… Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của giá trị sản xuất công nghiệp Để phân tích biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng ta có các loại phương pháp như: Mở rộng khoảng cách thời gian; Dãy số bình quân trượt; Hàm xu thế; Biểu hiện biến động thời vụ. Do tính chất của nguồn số liệu thu thập được, ta lựa chọn phương pháp hàm xu thế để phân tích. Với số liệu thu thập được như trên, ta biểu diễn trên đồ thị với trục hoành là thứ tự thời gian và trục tung là giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh. Qua đồ thị ta thấy các mức độ có xu hướng tăng lên, và qua tính toán, lượng tăng tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Do đó, có thể một trong hai loại hàm sau: hàm xu thế tuyến tính và hàm mũ. - Hàm xu thế tuyến tính: Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau: Thay số vào ta có: Suy ra: Ta có mô hình tuyến tính: Mô hình này cho SE = =13.310,161 - Hàm xu thế hàm mũ: Áp dụng phần mềm SPSS ta có: b=720207,1304 b=1,1327 Ta có mô hình: =720207,1304*1,1327 Mô hình này cho SE == 27.394,242 Qua tính toán ta thấy SE của hàm xu thế tuyến tính nhỏ hơn nên chọn hàm xu thế tuyến tính làm xu thế phát triển của giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái. =720207,1304*1,1327 Phân tích biến động cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái * Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế Trong giai đoạn 2003 – 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái đều tăng trưởng ổn định ở tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã dần chiếm ưu thế hơn so với khu vực kinh tế nhà nước. Khu vực kinh tế nhà nước tuy về tốc độ tăng trưởng có giảm dần qua các năm, nhưng giá trị sản xuất trong khu vực này hàng năm vẫn tăng đều và ổn định. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất qua các năm đều tăng nhưng có chiều hướng giảm dần. Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái theo giá so sánh 1994 phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Khu vực kinh tế nhà nước 527.000 456.611 425.067 537.842 581.557 -Trung ương quản lý 236.513 265.835 260.156 292.142 307.512 - Địa phương quản lý 290.487 190.776 164.911 245.700 274.045 Khu vực kinh tế ngoài nhà nước 247.905 475.921 606.431 610.861 706.719 - Tập thể 29.406 38.767 52.956 62.124 69.404 - Tư nhân 24.806 39.974 38.023 36.935 33.031 - Cá thể 79.654 101.482 128.875 161.785 213.026 - Hỗn hợp 114.039 295.698 386.577 350.017 391.258 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16.163 19.723 30.189 42.882 30.566 Tổng số 791.068 952.255 1.061.687 1.191.585 1.318.842 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2006, 2007) Đồ thị 2.4: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái theo thành phần kinh tế giai đoạn 2003 - 2007 Bảng 2.9: Tình hình biến động của giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 của khu vực kinh tế nhà nước CT Năm Lượng tăng (giảm) liên hoàn (Triệu đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn (Lần) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (Lần) Trung ương quản lý Địa phương quản lý Trung ương quản lý Địa phương quản lý Trung ương quản lý Địa phương quản lý 2003 - - - - - - 2004 29.322 -99.711 1,124 0,657 0,124 -0,343 2005 -5.679 -25.865 0,979 0,864 -0,021 -0,136 2006 31.986 80.789 1,123 1,490 0,123 0,490 2007 15.370 28.345 1,053 1,115 0,053 0,115 Khu vực kinh tế nhà nước: - Do Trung ương quản lý: năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng so với năm 2003 là 12,4%, tương ứng tăng 29.322 triệu đồng. Năm 2005, khu vực này lại có tốc độ giảm so với năm 2004 là 2,1 % tương ứng giảm 5.679 triệu đồng, các năm tiếp theo, giá trị sản xuất của khu vực này có tăng lên nhưng rất chậm. Đến năm 2007, tốc độ tăng giá trị sản xuất so với năm 2006 là 5,3% tương ứng tăng 15.370 triệu đồng. - Do địa phương quản lý: hai năm 2004, 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp do địa phương quản lý có tốc độ giảm so với năm trước. Năm 2004 giảm so với năm 2003 là 34,3% tương ứng giảm 99.711 triệu đồng. Năm 2005 giảm nhẹ hơn so với năm trước, giảm 13,6% tương ứng giảm 25.865 triệu đồng. năm 2006 và 2007, Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp này có tốc độ phát triển tăng hơn năm trước, tuy vẫn không nhiều. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 11,5% tương ứng tăng 28.345 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý không được đổi mới công nghệ, thiết bị nên nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, phải giải thể. Ngoài ra, do tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê… sáp nhập với doanh nghiệp trung ương, chuyển đổi hình thức sở hữu nên mức tăng trưởng giảm. Nhìn chung, khu vực kinh tế nhà nước trong những năm gần đây đã mất dần vị trí chủ đạo trong nền kinh tế, nhường lại vị trí cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Bảng 2.10: Tình hình biến động của giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 của khu vực kinh tế ngoài nhà nước CT Năm Lượng tăng (giảm) liên hoàn (Triệu đồng) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (Lần) Tập thể Tư nhân Cá thể Hỗn hợp Tập thể Tư nhân Cá thể Hỗn hợp 2003 - - - - - - - - 2004 9.361 15.168 21.828 181.659 0,318 0,611 0,274 1,593 2005 14.189 -1.951 27.393 90.879 0,366 -0,049 0,270 0,307 2006 9.168 -1.088 32.910 -36.560 0,173 -0,029 0,255 -0,095 2007 7.280 -3.904 51.241 41.241 0,117 -0,106 0,317 0,118 Khu vực kinh tế ngoài nhà nước được chia làm ba nhóm: Tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp. Khu vực này có số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp và số lao động đông nhất. Năm 2003, có 5.606 cơ sở với 13.084 lao động. Đến năm 2007 đã tăng lên 8.226 cơ sở với 19.803 lao động, dần chiếm vị trí then chốt chủ đạo trong toàn ngành công nghiệp. Tuy nhiên các thành phần kinh tế trong khu vực này lại phát triển không đồng đều, và không ổn định. - Thành phần kinh tế tập thể là khu vực có số lượng doanh nghiệp không nhiều, công tác quản lý còn hạn chế nên tốc độ tăng trưởng còn bấp bênh không ổn định. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp trong khu vực này tăng cao nhất, lượng tăng tuyệt đối liên hoàn là 14.189 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng liên hoàn là 36,6%. Năm 2007 là năm giá trị sản xuất tăng chậm nhất, lượng tăng tuyệt đối liên hoàn chỉ còn 7.280 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng liên hoàn là 11,7%. - Thành phần kinh tế tư nhân: là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp tư nhân có sự đầu tư chưa thoả đáng, dẫn đến thua lỗ, phá sản. Một số lượng không nhỏ doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả thì chuyển sang công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Vì thế nên tỷ trọng của thành phần kinh tế này ngày càng suy giảm trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Theo bảng tính toán trên ta cũng thấy được, năm 2004, lượng tăng tuyệt đối liên hoàn là 15.168 triệu đồng, tốc độ tăng liên hoàn là 61,1%. Đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp có lượng tăng tuyệt đối liên hoàn là – 3.904 triệu đồng hay giảm 10,6% so với năm 2006. - Thành phần kinh tế cá thể: Là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khu vực kinh tế ngoài nhà nước, và có tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Năm 2004, thành phần kinh tế này có lượng tăng tuyệt đối liên hoàn thấp nhất, 21.828 triệu đồng, tốc độ tăng liên hoàn 27,4%. Hai chỉ tiêu này tăng dần qua các năm và cao nhất là năm 2007 với lượng tăng tuyệt đối liên hoàn là 51.241 triệu đồng, tốc độ tăng liên hoàn tương ứng đạt 31,7%. - Thành phần kinh tế hỗn hợp: Là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Tuy nhiên, lại có xu hướng giảm qua các năm: Năm 2004, lượng tăng tuyệt đối liên hoàn cao nhất, 181.659 triệu đồng tương ứng tăng 159,3%, năm 2006 giảm mạnh xuống – 36.560 triệu đồng tức – 9,5%. Năm 2007, lượng tăng tuyệt đối có tăng lên đôi chút là 41.241 triệu đồng, tốc độ tăng liên hoàn là 11,8%. Nguyên nhân là do chưa được đầu tư đúng mức và định hướng rõ ràng… Tóm lại: khu vực kinh tế ngoài nhà nước mặc dù có quy mô từng doanh nghiệp thì nhỏ bé, nhưng với lực lượng cơ sở đông đảo đã góp phần giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động, sản phẩm sản xuất đáp ứng đầy đủ nhu cầu thường xuyên của người dân. Nhờ vậy mà công nghiệp ngoài nhà nước ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu nền công nghiệp của tỉnh. Bảng 2.11: Tình hình biến động của giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài CT Năm Lượng tăng (giảm) liên hoàn (Triệu đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn (Lần) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (Lần) 2003 - - - 2004 3.560 1,220 0,220 2005 10.466 1,531 0,531 2006 12.693 1,420 0,420 2007 -12.316 0,713 -0,287 TB 3.600,75 1,221 0,221 Là khu vực mới hình thành, lượng vốn đầu tư chưa nhiều nên có tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp. Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn trung bình trong 5 năm là 3.600,75 triệu đồng, tốc độ tăng liên hoàn trung bình là 22,1%. Năm 2007, có sự giảm lượng tăng tuyệt đối liên hoàn xuống còn –12.316 triệu đồng, tốc độ tăng liên hoàn là – 28,7%. * Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành cấp I Để phân tích sâu hơn tình hình biến động của giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2003 – 2007, ta có bảng số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp được phân theo ngành cấp I như sau: Bảng 2.12: Giá trị sản xuất công nghiệp Yên Bái theo giá so sánh 1994 phân theo ngành cấp I Năm Tổng Giá trị sản xuất công nghiệp (Triệu đồng) Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (%) Khai thác Chế biến Điện, nước và khí đốt Khai thác Chế biến Điện, nước và khí đốt 2003 791.068 81.631 483.942 225.495 10,32 61,18 28,51 2004 952.255 97.113 609.641 245.501 10,20 64,02 25,78 2005 1.061.687 108.957 719.181 233.549 10,26 67,74 22,00 2006 1.191.585 92.278 875.877 223.430 7,74 73,51 18,75 2007 1.318.842 125.354 956.084 237.404 9,50 72,49 18,00 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2006, 2007) Đồ thị 2.5: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái phân theo ngành cấp I Bảng 2.13: Tình hình biến động GTSXCN theo giá so sánh 1994 phân theo ngành cấp 1 Năm Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (Triệu đồng) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (Lần) Khai thác Chế biến Điện, nước, khí đốt Khai thác Chế biến Điện, nước, khí đốt 2003 -   - -  - -  - 2004 15.482 125.699 20.006 0,190 0,260 0,089 2005 11.844 109.540 -11.952 0,122 0,180 -0,049 2006 -16.679 156.696 -10.119 -0,153 0,218 -0,043 2007 33.076 80.207 13.974 0,358 0,092 0,063 TB 10.930,8 118.036 2.977,25 0,129 0,187 0,015 - Công nghiệp chế biến: Trong ba ngành công nghiệp cấp I của tỉnh Yên Bái, ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất, trung bình trong 5 năm là 18,7% cao hơn so với tốc độ tăng bình quân toàn ngành, tương ứng với lượng tăng là 118.036 triệu đồng. Đây cũng là ngành có tỷ trọng lớn nhất. Giá trị sản xuất liên tục tăng, năm 2003 tỷ trọng của ngành này là 61,18% thì đến năm 2007 đã tăng lên 72,49%. Công nghiệp chế biến của tỉnh Yên Bái phát triển theo chiều rộng với ngành nghề đa dạng, chủng loại sản phẩm phong phú. Trong ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2007, giá trị sản xuất của ngành này là 284.984 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,81% trong toàn ngành chế biến. Tiếp đến là công nghiệp sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, chiếm tỷ trọng 26,42%. Sau nữa là công nghiệp sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy, sản xuất gỗ và lâm sản, sản xuất các sản phẩm từ kim loại,… Sự phát triển ngành chế biến là do biết tận dụng những lợi thế về nguyên liệu từ ngành nông lâm nghiệp chuyển sang. Đi sâu vào phân tích ta thấy, trong những năm qua công nghiệp chế biến của tỉnh Yên Bái chủ yếu phát triển theo chiều rộng với ngành nghề đa dạng và nhiều chủng loại sản phẩm. Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến chè là một ngành được tỉnh rất quan tâm và tạo điều kiện như cho vay vốn và vật tư để các doanh nghiệp phát triển sản xuất, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giá cả hợp lý hơn nên đã khuyến khích được người sản xuất đầu tư nhiều hơn vào trồng chè để cung cấp nguyên liệu thường xuyên cho nhà máy. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến chè của tỉnh vẫn mang nặng tính thủ công, khả năng cạnh tranh với sản phẩm chè của các vùng lân cận còn yếu, thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng là một thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là công nghiệp sản xuất xi măng (nhà máy xi măng Yên Bình, Yên Bái với công suất lớn). - Công nghiệp khai thác: là ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai, sau công nghiệp chế biến, bình quân là 12,9% tương ứng với lượng tăng 10.930,8 triệu đồng. Tuy vậy, đây lại là ngành có tỷ trọng thấp nhất. Trong giai đoạn 2003 – 2007, công nghiệp khai thác có tốc độ tăng trưởng thấp và không ổn định. Năm 2003, tốc độ tăng liên hoàn là 19% tương ứng lượng tăng là 15.482 triệu đồng. Đến năm 2006, tốc độ giảm mạnh xuống – 15,3%, tức giảm 16.679 triệu đồng. Năm 2007, ngành công nghiệp khai thác có chút khởi sắc, tăng 35,8% so với năm 2006, tương ứng tăng 33.076 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng không đồng đều này là do thiết bị máy móc còn lạc hậu, chủ yếu là khai thác thủ công, khoáng sản có nhiều loại khác nhau nhưng phân tán và có quy mô nhỏ, điều kiện khai thác không thuận lợi gây nhiều khó khăn cho ngành. Trong ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp khai thác đá và các mỏ khác chiếm tỷ trọng cao nhất toàn ngành và là ngành mũi nhọn của tỉnh. Năm 2007, giá trị sản xuất của ngành này là 122.066 triệu đồng, chiếm 97,38% cơ cấu toàn ngành khai thác. Trong những năm gần đây, tỉnh đã có những biện pháp nhằm quản lý việc khai thác các tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, ngành công nghiệp khai thác đã bắt đầu đi vào ổn định và ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành này. - Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước: Do có lợi thế nhiều sông, suối, độ dốc lớn là tiềm năng phát triển thuỷ điện, đặc biệt có thuỷ điện Thác Bà với công suất 108MW. Là ngành công nghiệp có tỷ trọng đứng thứ hai nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân lại thấp nhất, 1,5% tương ứng lượng tăng 2.977,25 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng lên xuống bấp bênh qua các năm. Năm 2004, tốc độ tăng liên hoàn là 8,9% tương ứng lượng tăng 20.006 triệu đồng. Năm 2005, 2006 là hai năm giá trị sản xuất của ngành này có tốc độ giảm xuống – 4,9% và – 4,3%. Năm 2007, tốc độ tăng liên hoàn so với năm 2006 là 6,3% tức là tăng 13.974 triệu đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 - 2007 Mọi hiện tượng kinh tế - xã hội đều chịu sự ảnh hưởng và tác động của rất nhiều các yếu tố từ khách quan đến chủ quan, giá trị sản xuất công nghiệp cũng không phải là một ngoại lệ. Nó chịu tác động của rất nhiều yếu tố như: Tổng nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp, số vốn cố định, số lao động trong ngành, máy móc thiết bị, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển… Ta có thể sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích các yếu tố định lượng ảnh hưởng đến nó, qua đó tìm ra được yếu tố cơ bản nhất, tác động lớn nhất đến sự tăng hay giảm của giá trị sản xuất công nghiệp, như vậy có thể giúp các doanh nghiệp có thể khắc phục hay phát huy lợi thế từ các yếu tố đó, từ đó tìm ra hướng phát triển phù hợp cho mình. Trong phương pháp này, ta sử dụng số liệu của hai năm 2004, 2006 để phân tích. Bảng 2.14: Các chỉ tiêu phân tích (theo giá hiện hành) Năm Chỉ tiêu Công thức tính Đơn vị 2004 2006 I (lần) Giá trị sản xuất công nghiệp GO Triệu đồng 1.029.194 1.458.812 429.618 1,4174 Vốn cố định Triệu đồng 680.082 1.509.982 829.900 2,2203 Tổng vốn Triệu đồng 896.024 1.971.256 1.075.232 2,2000 Số lao động bình quân Người 19.977 21.034 1.057 1,0529 Năng suất lao động bình quân Triệu đồng / Người 51,5189 69,3549 17,8360 1,3462 Năng suất sử dụng tổng vốn Triệu đồng / Triệu đồng 1,1486 0,7400 -0,4086 0,6443 Năng suất sử dụng vốn cố định Triệu đồng / Triệu đồng 1,5133 0,9661 -0,5472 0,6384 Mức trang bị vốn cố định cho một lao động Triệu đồng / Người 34,0432 71,7877 37,7444 2,1087 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái) a) Mô hình 1: Phân tích biến động giá trị sản xuất công nghiệp do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Năng suất lao động bình quân: Số lao động bình quân: - Về số tương đối: 1,4174 = 1,0529 x 1,3462 (41,74%) ( 5,29%) (34,62%) - Về số tuyệt đối: 429.618 = 73.309 + 356.309 (Triệu đồng) (Triệu đồng) (Triệu đồng) Nhận xét: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2006 tăng so với năm 2004 là 41,74% tương ứng 429.618 triệu đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do tổng số lao động tăng làm cho giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,29% tương ứng tăng 73.309 triệu đồng. Do năng suất lao động tăng làm cho giá trị sản xuất công nghiệp tăng 34,62% tương ứng tăng 356.309 triệu đồng. Như vậy nhân tố chính quyết định đến việc tăng giá trị sản xuất công nghiệp là do năng suất lao động của doanh nghiệp. b) Mô hình 2: Phân tích biến động của giá trị sản xuất công nghiệp do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Năng suất sử dụng tổng vốn: Tổng vốn: - Về số tương đối: 1,4174 = 2,2 x 0,6443 (41,74% ) (120%) (-35,57%) - Về số tuyệt đối: 429.618 = 795.671 – 366.053 (Triệu đồng) Nhận xét: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2004 so với năm 2006 tăng 41,74% tương ứng tăng 429.618 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do tổng vốn tăng làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 120% tương ứng tăng 795.671 triệu đồng. Do năng suất sử dụng nguồn vốn giảm làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giảm 35,57% tương ứng giảm 366.053 triệu đồng. Như vậy: Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng do ảnh hưởng của tổng vốn tăng, tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn chưa đạt hiệu quả cao làm ảnh hưởng khiến cho giá trị sản xuất công nghiệp giảm sút. c) Mô hình 3: Phân tích biến động của giá trị sản xuất công nghiệp do ảnh hưởng của ba nhân tố: Năng suất sử dụng vốn cố định: Mức trang bị vốn cố định cho một lao động: Số lao động bình quân: - Về số tương đối: 1,4174 = 1,0529 x 2,1087 x 0,6384 (41,74%) (5,29%) (110,87%) (-36,16%) - Về số tuyệt đối: 429.618 = 73.307 + 728.461 – 372.150 (Triệu đồng) Nhận xét: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2004 so với năm 2006 tăng 41,74% tương ứng tăng 429.618 triệu đồng do ảnh hưởng của ba nhân tố: Do tổng số lao động tăng làm cho giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,29% tương ứng tăng 73.307 triệu đồng. Do mức trang bị vốn cố định cho một lao động tăng làm cho giá trị sản xuất công nghiệp tăng 110,87% tương ứng tăng 728.461 triệu đồng. Do năng suất sử dụng vốn cố định giảm nên làm cho giá trị sản xuất công nghiệp giảm 36,16% tương ứng giảm 372.150 triệu đồng. Như vậy: Nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến việc tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh chính là do mức trang bị vốn cố định cho một lao động tăng lên nhanh chóng trong hai năm. Tuy nhiên, năng suất sử dụng vốn cố định lại giảm làm cho giá trị sản xuất công nghiệp cũng giảm theo. Qua những phân tích ở trên ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp tăng chủ yếu do tổng vốn đầu tư qua các năm tăng lên. Tuy nhiên, mức tăng của giá trị sản xuất công nghiệp vẫn chưa cao do ảnh hưởng của hai nhân tố chính là năng suất sử dụng tổng vốn và năng suất sử dụng vốn cố định giảm dần qua các năm. Do vậy, để giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh hơn, trong thời gian tới cần phải tìm ra các giải pháp khắc phục nhược điểm trên. 2.2.2. Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp Yên Bái đến năm 2010 theo giá so sánh 1994 Theo số liệu sơ bộ có được và các bước phân tích như trên, để có thể ước tính cho giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2010, ta vận dụng một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn như: Dự đoán dựa vào lượng tăng tuyệt đối bình quân; Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân; Dự đoán dựa vào hàm xu thế. Dự đoán dựa vào lượng tăng tuyệt đối bình quân Lượng tăng tuyệt đối bình quân: (Triệu đồng) Mô hình dự đoán: (với l = 1,2,3) - Dự đoán GO năm 2008 (l = 1): (Triệu đồng) - Dự đoán GO năm 2009 (l = 2): (Triệu đồng) - Dự đoán GO năm 2010 (l = 3): (Triệu đồng) Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân Tốc độ phát triển bình quân: (lần) Mô hình dự đoán: (với l = 1,2,3) - Dự đoán GO năm 2008 (l = 1): (Triệu đồng) - Dự đoán GO năm 2009 (l = 2): (Triệu đồng) - Dự đoán GO năm 2010 (l = 3): (Triệu đồng) Dự đoán dựa vào hàm xu thế Theo tính toán ở phần trên, ta đã tìm ra được hàm xu thế dùng để phân tích là hàm xu thế hàm mũ: =720207,1304*1,1327 Kết quả dự đoán qua phần mềm SPSS, ta được kết quả như sau: Năm Dự đoán điểm (triệu đồng) Dự đoán khoảng ( triệu đồng) (Khoảng tin cậy 95%) Cận dưới Cận trên 2008 1.521.441,213 1.335.153,461 1.733.720,827 2009 1.723.408,153 1.482.138,953 2.003.952,233 2010 1.952.185,624 1.641.449,490 2.321.745,954 Để lựa chọn mô hình dự đoán tốt nhất, ta chọn mô hình có SE min. Bảng 2.15: Lựa chọn mô hình dự đoán tốt nhất cho GO N¨m GO l t ∑(yt-t)2 l t ∑(yt-t)2 t t ∑(yt-t)2 2003 791.068 -4 791.068 0 -4 791.916,6 720.113,0746 1 815.812,5 612.288.939,1 2004 952.255 -3 923.011,5 855.182.292 -3 899.617,3 2.770.732.551 2 924.109,2 792.184.374,5 2005 1.061.687 -2 1.054.955 45.319.824 -2 1.021.965 1.577.821.564 3 1.046.782 222.156.938,3 2006 1.191.585 -1 1.186.899 21.963.282 -1 1.160.952 938.352.213,5 4 1.185.739 34.171.319,95 2007 1.318.842 0 1.318.842 0 0 1.318.842 0 5 1.343.143 590.531.991,1 Tæng 922.465.399 5.287.626.441 2.251.333.563 SE 17.535,349 41.982,641 27.394,242 Qua bảng tính toán trên ta thấy SE của mô hình 1 là nhỏ nhất nên ta lấy kết quả dự đoán dựa vào lượng tăng tuyệt đối bình quân là chính xác nhất. GO = 1.450.785,5 (Triệu đồng) GO = 1.582,729 (Triệu đồng) GO = 1.714.672,5 (Triệu đồng) CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI 3.1. Những hạn chế còn tồn tại Qua những phân tích ở trên ta thấy rằng, giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái mặc dù có tốc độ tăng trưởng tăng đều qua các năm, tuy vậy, kết quả sản xuất còn chưa tương xứng với công sức và nguồn vốn bỏ ra của các doanh nghiệp, hiệu quả cũng vẫn còn thấp chưa đạt đến mục tiêu đã đề ra. Tỷ trọng cơ cấu công nghiệp trong GDP còn chưa cao, sự phát triển công nghiệp còn chậm hơn so với các ngành kinh tế khác. Doanh nghiệp công nghiệp tuy số lượng ngày càng tăng, nhưng quy mô còn nhỏ bé, trang thiết bị lạc hậu, chậm đổi mới trong công nghệ, công tác quản lý và tổ chức kinh doanh còn yếu,… đó chính là nguyên nhân dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp kém hiệu quả. Một số dự án đầu tư của doanh nghiệp còn thiếu sự tính toán, cân nhắc, chưa thống nhất trong chỉ đạo điều hành nên khi vận hành khai thác còn gặp nhiều lúng túng… Một số doanh nghiệp khác phải giải thể hoặc chuyển vùng, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn chậm phát triển, chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư. Các sản phẩm công nghiệp chất lượng nhìn chung còn thấp, giá thành lại cao nên sức cạnh tranh trên thị trường yếu, công tác tiếp thị thiếu sự đầu tư. Công tác chuyển đổi củng cố doanh nghiệp có nhiều cố gắng, song vẫn còn tồn đọng, dây dưa chưa giải quyết dứt điểm. Nhiều hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra trong các doanh nghiệp, đặc biệt là tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vốn bị thiếu hụt… Đời sống công nhân, lao động còn gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý trong các doanh nghiệp và hợp tác xã nhìn chung còn yếu, đội ngũ cán bộ thiếu nghiêm trọng, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động yếu, chưa phát huy được vị trí, vai trò của mình. 3.2. Một số giải pháp - Huy động vốn và sử dụng có hiệu quả hơn vốn đầu tư cho công nghiệp: Vốn đầu tư là yếu tố quyết định đến sự phát triển nền kinh tế nói chung và đối với công nghiệp nói riêng. Nó là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển và kết hợp các yếu tố sản xuất. Vốn đầu tư có vai trò quyết định ngành công nghiệp trọng điểm trong từng thời kỳ nhất định. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cần thực hiện đúng các yêu cầu sau: Sử dụng vốn đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài của nền kinh tế. Tập trung nguồn vốn cho phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, có thế mạnh của tỉnh như: Công nghiệp chế biến nông – lâm sản; Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng… Sử dụng vốn tập trung đầu tư vào phát triển khoa học, công nghệ. Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, sản xuất vật liệu thay thế nhập khẩu, chế tạo thiết bị máy và gia công kim loại, sản xuất thiết bị kỹ thuật điện,… Sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và phát triển ngành công nghiệp nói riêng. Nó còn là yếu tố làm tăng khả năng tính cạnh tranh trong thời đại khoa học kỹ thuật công nghệ ngày nay đang phát triển như vũ bão. Để phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện các biện pháp như: Nâng cấp hệ thống giáo dục, phổ cập giáo dục, làm cho chất lượng lao động ở các ngành nghề đều có trình độ trung học phổ thông. Phát triển các lớp đào tạo dạy nghề, phát triển nhân lực có kỹ thuật và nâng cao tay nghề kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật chính xác thiết kế công nghiệp. Khuyến khích các nhà máy, doanh nghiệp tham gia phối hợp với các trường đào tạo nghề, đào tạo trực tiếp tại chỗ. Mạnh dạn hỗ trợ cho việc thành lập các trung tâm đào tạo… Sử dụng vốn phải đảm bảo xây dựng một nền kinh tế mở và hướng mạnh vào xuất khẩu. Sử dụng vốn phải gắn lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, phát triển kinh tế đi đôi với quốc phòng và an ninh xã hội, đảm bảo các vấn đề môi trường và xã hội,… - Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá: Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đào tạo nghề cho người lao động. Dành một phần ngân sách cho đào tạo các chuyên gia đầu ngành, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề được tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Có chính sách thu hút các chuyên gia, kỹ sư giỏi đến tỉnh làm việc; phát triển mạnh đội ngũ doanh nhân, xây dựng nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng và năng động, thích ứng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh việc đào tạo, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động cũng hết sức quan trọng và cấp bách. Trước hết là việc làm cho công nhân kỹ thuật và sinh viên mới ra trường. Bằng việc thu hút các chuyên gia giỏi, các nhà quản trị của các ngành công nghiệp mũi nhọn, từ đó phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh để thu hút lao động. - Khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất: Trang thiết bị và công nghệ lạc hậu dẫn đến việc lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng và làm ô nhiễm môi trường. Tập trung đổi mới thiết bị công nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến; đưa thiết bị công nghệ hiện đại vào một số lĩnh vực sản xuất tỉnh có lợi thế để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong đó chủ yếu hướng vào công nghệ chế biến nông, lâm sản: trước hết là đổi mới thiết bị công nghệ chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng, hoa quả (nhất là dứa); chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng với công nghệ tiên tiến trong nghiền siêu mịn, đá mỹ nghệ, ốp lát, sản xuất sứ điện kỹ thuật và thuỷ điện… Phấn đấu mỗi năm đầu tư đổi mới từ 15 – 20% thiết bị công nghệ lạc hậu trong các ngành sản xuất của tỉnh. Cần có những biện pháp quản lý nhằm hạn chế tiêu cực, đồng thời nâng cao năng lực lựa chọn, và chuyển giao công nghệ. Với việc chuyển giao công nghệ, cần có một cơ chế khuyến khích và điều tiết có hiệu quả nhằm kích thích doanh nghiệp chuyển giao công nghệ có hiệu quả. Để đạt được điều này, chính quyền địa phương cần ban hành và thực hiện một hệ thống quản lý và giám sát chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực quản lý của doanh nghiệp. - Triển khai mạnh mẽ việc thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước, kiểm tra, đánh giá đúng thực tế hiệu quả sản xuất kinh doanh, vốn, trang thiết bị công nghệ của doanh nghiệp để có thể kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng ưu đãi ở mức cao nhất. Thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đổi mới cơ cấu và phương pháp đầu tư, hiện đại hoá thiết bị, máy móc, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Tiếp tục chuyển đổi cơ chế quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, sắp xếp, sáp nhập, liên doanh, cổ phần hoá… kiên quyết giải thể những doanh nghiệp thua lỗ nhiều năm liền. Chú ý khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân, quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển… - Một số giải pháp cụ thể cho những ngành công nghiệp trọng điểm: Công nghiệp chế biến nông – lâm sản: là ngành công nghiệp mũi nhọn mang tính chiến lược của tỉnh, cần tập trung thay đổi công nghệ chế biến chè xuất khẩu, chế biến giấy và các sản phẩm bằng giấy, chế biến gỗ xuất khẩu,… Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản: Tập trung đầu tư khai thác các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, thoả mãn nhu cầu cho một số ngành chế biến và xuất khẩu (khai thác đá và các mỏ khác). Cần có các chính sách khuyến khích đầu tư nhất là vốn đầu tư nước ngoài với công nghệ cao nhằm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, ngoài ra khai thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái. Theo đó, cần đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại cho ngành chế biến, tạo thêm công ăn việc làm cho dân cư nơi khai thác. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Quan tâm đầu tư phát triển ngành sản xuất vật tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và các khu vực lân cận, làm tăng tích luỹ cho ngân sách địa phương. Tập trung đầu tư cho các sản phẩm mũi nhọn, có nhu cầu và sức cạnh tranh cao như: xi măng, gạch nung… Đi đôi với sản xuất là việc bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử, đảm bảo an ninh quốc phòng. C - KẾT LUẬN Qua những phân tích bằng phương pháp thống kê giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Yên Bái cho thấy: tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh có xu hướng tăng trưởng nhanh và ổn định, đây chính là tiền đề cho việc phát triển một nền kinh tế trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo đường lối và chủ trương của Đảng. Cũng có thể nói, thống kê công nghiệp mang một vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển và hoạch định sản xuất cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nó cung cấp số liệu cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho các năm tới, ta cần phải đi vào nghiên cứu sâu hơn đến mọi khía cạnh của vấn đề để có thể giải quyết một cách hiệu quả nhất. Quan trọng hơn cả là cần phải có đầy đủ các thông tin và những con số xác thực nhất phản ánh được đúng thực trạng. Là một sinh viên chuyên ngành thống kê, em nhận thấy được nhiệm vụ của mình trong việc thu thập và xử lý số liệu để cung cấp thông tin chính xác nhất cho hoạt động quản lý kinh tế xã hội. Em mong rằng với đề tài này, em có thể đóng góp một chút sức lực vào công cuộc hoàn thiện phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Yên Bái trong giai đoạn sắp tới, để cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các cán bộ cục Thống kê tỉnh Yên Bái để chuyên đề của em có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Trần Ngọc Phác, PGS.TS Trần Thị Kim Thu (2006), Giáo trình Lý thuyết thống kê, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 2. GS.TS Phạm Ngọc Kiểm, PGS.TS Nguyễn Công Nhự (2004), Giáo trình thống kê kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 3. TS Phan Công Nghĩa (2002), Giáo trình thống kê kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 4. PGS.TS Nguyễn Công Nhự (2004), Giáo trình thống kê công nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 5. Niên giám thống kê Tỉnh Yên Bái 2006, 2007 6. Một số báo cáo thống kê chính thức của nghiệp vụ thống kê công nghiệp, thống kê thương mại qua các năm từ 2003 - 2007, Cục Thống Kê Tỉnh Yên Bái. 7. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Yên Bái lần thứ XVI. 8. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008, 2009 tỉnh Yên Bái. 9. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Yên Bái. 10. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2010. 11. Bản tin công thương Yên Bái. 12. Một số thông tin trên website báo điện tử Yên Bái.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21458.doc
Tài liệu liên quan