Ngành may xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là gia công cho nước ngoài. Bộ thương mại quy định phải có hợp đồng cụ thể mới làm thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu. Với các quy định này, trên thực tế các doanh nghiệp may thường gặp nhiều vướng mắc, bởi vì do đặc điểm của việc gia công, khách hàng đến gia công có khi họ chỉ ký hợp đồng khống sau đó mới ký hợp đồng cụ thể .
Mặt khác doanh nghiệp may là người nhận gia công thường phải qua nhiều khâu trung gian nên có nhiều điều khoản trong hợp đồng chưa thể xác định ngay được như: Thời gian giao hàng, nhãn hiệu, mẫu mã. Có trường hợp sau khi nhập nguyên phụ liệu mới biết mặt hàng cụ thể hoặc phải thoả thuận thêm các điều khoản khác. do các quy định hiện hành buộc hai bên phải ký một hợp đồng chung mang tính đối phó. Các giấy phép xuất khẩu căn cứ theo hợp đồng nhiều khi chưa phản ánh được đúng con số thực. Đây là một thực tế mà các cơ quan quản lý cần nghiên cứu để sửa đổi cấp giấy phép xuất - nhập khẩu cho phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó việc phân bổ hạn ngạch (quota) xuất khẩu vào thị trường cần hạn ngạch (EU) hiện nay còn chưa hợp lý. Có những doanh nghiệp khả năng tìm kiếm bạn hàng còn yếu vậy mà vẫn được cấp quota với khối lượng bằng hoặc xấp xỉ bằng khối lượng của các Công ty lớn. Và bất hợp lý nhất là khối lượng này cao hơn rất nhiều so với khả năng tiêu thụ của họ. Điều này dẫn đến hiện tượng mua, bán quota, chèn ép trong sản xuất kinh doanh, gây ra nhiều tiêu cực cho xã hội. Chính vì vậy, đối với thị trường cần hạn ngạch các cơ quan chủ quản nên dựa vào năng lực thực tế về sản xuất, tiêu thụ của các đơn vị thành viên và bổ sung hạn ngạch một cách hợp lý.
91 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty may Đức Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quả sản xuất kinh doanh của Công ty, lập báo cáo tài chính mỗi năm và lập dự toán cho các năm tới.
- Phòng thời trang - kinh doanh nội địa: Chịu trách nhiệm tham mưu và tổ chức thực hiện việc nghiên cứu - sáng tác mẫu thời trang, tổ chức sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc ra thị trường trong nước bao gồm:
+ Nắm tình hình và khả năng cung cấp nguyên liệu, phụ liệu trong nước và nước ngoài, sưu tập mẫu nguyên phụ liệu để phục vụ cho việc sáng tác mẫu mốt.
+ Nghiên cứu thị trường trong nước, định kỳ lập bộ mẫu chào hàng để sản xuất và tiêu thụ trên thị trường trong nước.
+ Trình lãnh đạo công ty duyệt mẫu, lập phương án kinh doanh.
+ Xây dựng giá thành các mã hàng chuẩn bị sản xuất.
+ Lên số lượng sản phẩm cụ thể cho từng mã hàng chuẩn bị đưa vào sản xuất như: Số lượng, tỷ lệ cỡ, mầu, kích thước, yêu cầu về đóng gói, bao bì...
+ Giới thiệu hàng cho các cửa hàng, các đại lý để tiêu thụ hàng.
+ Phát triển mạng lưới bán hàng dưới nhiều hình thức khác nhau, trước mắt trong Thành phố Hà Nội tiến tới phát triển rộng ra phạm vi toàn quốc.
+ Quản lý các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý của Công ty.
+ Làm định mức và theo dõi hàng FOB
- Phòng ISO: Với nhiệm vụ là quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000 trong toàn Công ty và năm nay là ISO 9002.
* Các Xí nghiệp thành viên
- Các Xí nghiệp May: Mỗi Xí nghiệp thành viên có một Giám đốc phụ trách sản xuất chung thông qua 2 trưởng ca và một số cán bộ kinh tế, kỹ thuật hạch toán nội bộ theo quy định của Công ty. Nhiệm vụ chính của các Xí nghiệp là tổ chức và thực hiện quy trình công nghệ sản xuất từ công đoạn cắt đến may và hoàn chỉnh sản phẩm, bố trí lực lượng phù hợp để sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng.
- Xí nghiệp thêu, giặt mài và bao bì: Có nhiệm vụ thêu và giặt và bao gói các sản phẩm, đơn hàng, mã hàng mà khách hàng yêu cầu. Ngoài ra làm dịch vụ thêu hoặc giặt theo hợp đồng ký kết với các đơn vị bạn.
2.3. Quy trình công nghệ của Công ty may Đức Giang.
Quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ ngành may tương đối phức tạp, có nhiều bước công việc. Công nghệ đối với Công ty may Đức Giang là loại hình gia công hàng tiêu dùng trên máy công nghiệp, sản phẩm được sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng là chủ yếu. Các mặt hàng của Công ty may Đức Giang như quần, áo…theo nhiều chủng loại khác nhau và có một quy trình công nghệ khá hợp lý- quy trình công nghệ có dạng liên tục kế tiếp nhau theo dây chuyền nước chảy, khép kín từ khâu chuẩn bị sản xuất đến khâu nhập kho thành phẩm
Quy trình sản xuất của công ty được sắp xếp theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.2:Các công đoạn cơ bản của quy trình công nghệ ở công ty May Đức Giang
Cắt
may
Là
kcs
đóng hòm
Thêu
Giặt
kỹ thuật c.b.s.x
Quy trình công nghệ trên được diễn giải như sau:
-Bộ phận kỹ thuật là nơi chuẩn bị cho đầy đủ các điều kiện như may mẫu, ra mẫu, giác sơ đồ để chuẩn bị chuyển giao sang bộ phận cắt
- Bộ phận cắt: Nhận nguyên vật liệu và cắt thành bám thành phẩm theo mẫu sau đó chuyển cho bộ phận may.
- Bộ phận may: Nhận bán thành phẩm cắt và căn cứ vào quy trình may và sản phẩm mẫu để lắp ráp các chi tiết vào thành sản phẩm .Trong quá trình may sản phẩm có sự tham gia của thêu và giặt (theo yêu cầu của khách hàng cho từng mã hàng) sau đó chuyển sang bộ phận là thành phẩm. Các sản phẩm này được bộ phận KCS kiểm tra 100%, sản phẩm không đạt chất lượng được trả lại cho tổ sản xuất để sửa chữa. Những sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa sang bộ phận đóng hòm. Sản phẩm được đóng vào thùng carton hay sản phẩm treo container tuỳ thuộc vào từng đơn hàng nhưng được tính toán phù hợp với việc vận chuyển
Như vậy sản phẩm may phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, có sự tham gia của nhiều người, do đó công ty đã ban hành nhiều nội quy quy định chung để cho công nhân sản xuất thực hiện có sự kiểm tra, kiểm soát của các bộ phận chức năng và người quản lý
2.4 Đặc điểm sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
Công ty may Đức Giang là một doanh nghiệp chuyên gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín từ cắt, may, là, đóng gói với số lượng tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải. Hiện nay công ty gồm 6 xí nghiệp may liên hoàn khép kín, các xí nghiệp may được tổ chức theo kiểu may dây chuyền để đảm bảo tiến độ sản xuất đạt chất lượng sản phẩm và thu được hiệu quả cao.
Bộ máy tổ chức của các xí nghiệp thành viên
Các xí nghiệp may:
Giám đốc các xí nghiệp thành viên chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kế hoạch sản xuất và chất lượng sản phẩm của xí nghiệp mình.
Phó giám đốc xí nghiệp :giúp việc cho giám đốc xí nghiệp thực hiện các kế hoạch cấp trên giao.
Trưởng nhà cắt: chịu trách nhiệm về việc cắt bán thành phẩm cung cấp đầy đủ cho dây chuyền.
Tổ trưởng kỹ thuật: chịu trách nhiệm bối trí dây chuyền cho phù hợp với tay nghề và lao động của tổ.
Xí nghiệp giặt mài với những hệ thống máy móc hiện đại chuyên nghiệp giặt những bán thành phẩm của xí nghiệp trong toàn công ty , ngoài ra còn giặt gia công cho các đơn vị bạn .
Xí nghiệp thêu điện tử : có nhiệm vụ cung cấp những sản phẩm thêu cho toàn công ty ngoài ra còn giặt gia công cho các đơn vị bạn .
Xí nghiệp bao bì: sản xuất bao bì đóng gói cho sản phẩm của toàn công ty.
Đội xe có nhiệm vụ chuyên chở các sản phẩm xuống cảng.
Ban cơ điện có nhiệm vụ quản lý máy móc thiết bị và hệ thống điện trong toàn Công ty.
Các kho nghuyên phụ liệu thuộc phòng Kế hoạch-Đầu tư quản lý là nơi cung cấp nguyên phụ liệu cho các xí nghiệp thành viên.
Sơ đồ 3.3. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty may Đức Giang Đội xe
Kho
hoàn thành
XN Giặt
XN Thêu
Ban cơ
Ban điện
XN 9
XN 8
XN 6
XN 4
XN 2
XN 1
Kho
phụ tùng
Kho
phụ liệu
Kho
nguyên liệu
2.5 Thiết bị sản xuất ở Công ty May Đức Giang
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như nhu cầu cải tiến mẫu mã sản phẩm ngày một cao hơn của thị trường, thời gian qua, Công ty May Đức Giang đã không ngừng đổi mới và áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Từ chỗ chỉ có vài chục máy may vào năm 1992 đến nay công ty đã có gần 2080 máy móc thiết bị hiện đại của các nước phát triển như Nhật, Đức, ý, Mỹ,...
Bảng 3.1. Tổng số máy móc, thiết bị của Công ty tính đến năm 2001
TT
Tên máy móc thiết bị
Tên nước sản xuất
Số lượng
1
Máy 1 kim
Nhật Bản, Pháp, Đức
1218
2
Máy 2 kim
Pháp , Đức, Mỹ
137
3
Máy vắt sổ
Nhật Bản, Pháp
81
4
Máy thùa bằng
Nhật Bản
32
5
Máy đính cúc
Pháp
37
6
Máy thùa tròn
Nhật Bản
14
7
Máy đính bọ
Pháp, Nhật Bản
23
8
Máy may nẹp
Đức
18
9
Máy may vắt sàng
Đài Loan, Đức
5
10
Máy cuốn ống
Pháp
42
11
Máy bổ túi
Mỹ, CHLB Nga, Đức
5
12
Máy zic zắc
Pháp, Nhật Bản
7
13
Máy ép Simpatex
Hong Kong
3
14
Máy ép mex
Nhật Bản, Đức
4
15
Máy ép măng séc, cổ, thân
Đức
13
16
Máy thổi phom
Đức, Nhật Bản
3
17
Máy hút chỉ
Đài Loan
2
18
Máy cắt vòng
Mỹ
9
19
Máy cắt tay
Mỹ
18
20
Máy là hơi
Nhật Bản
80
21
Hệ thống nén khí
Nhật Bản, Mỹ
1
22
Trang thiết bị phụ trợ
Nhật Bản, Mỹ, Đức
327
23
Dây truyền giặt mài
Hồng Kông
1
Tổng cộng
2080
So với các ngành khác, vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị ngành may không lớn nhưng tuổi đời của thế hệ máy được thay đổi rất nhanh do tiến bộ của khoa học công nghệ. Đây là một vấn đề rất khó khăn nhất là đối với các công ty thuộc các nước đang phát triển như Việt Nam, chúng ta không có vốn để áp dụng những thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới mà sự thay đổi của chúng thì nhanh đến chóng mặt. Bên cạnh đó, về mặt xã hội cũng cần phải cân đối điều chỉnh và tận dụng lợi thế so sánh của chúng là chi phí nhân công tương đối thấp. Do vậy, với công nghệ tương đối tiên tiến, chi phí nhân công thấp không những tạo nhiều việc làm cho những lao động giản đơn mà còn giảm được chi phí sản xuất so với các nước khác tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá tiêu thụ.
Trong năm 2001, Chào mừng đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX thành công tốt đẹp, công ty đã khánh thành toà nhà công nghệ cao với dàn máy hiện đại tập trung sản xuất hàng xuất khẩu của công ty.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty may Đức Giang.
3.1 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh.
Sau khi được bổ xung ngành hàng kinh doanh xuất nhập khẩu và chuyển đổi loại giấy phép (văn bản số 12-901/TM-XNK-4/2/96 Bộ thương mại) Công ty may Đức Giang đã trở thành Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, tuy nhiên mặt hàng chủ lực vẫn là các sản phẩm may mặc.
Như vậy, Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực được Nhà nước quan tâm để đầu tư phát triển vì Dệt - May được xác định là ngành mũi nhọn của Việt Nam
- Là lĩnh vực sản xuất, gia công hàng xuất khẩu đang được Nhà nước ưu tiên phát triển. Ưu đặc điểm này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt cả trong nước và ngoài nước, giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu. Và đặc điểm nữa là chế độ tiền công lao động trong ngành may của Việt Nam tương đối rẻ so với một số nước trong khu vực.
3.2. Đặc điểm một số mặt hàng sản xuất của Công ty.
Trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, chiến lược sản xuất, kinh doanh của Công ty May Đức Giang theo phương thức đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra sự linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với nhu cầu người tiêu dùng, nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi thâm nhập vào những thị trường mới tiềm năng hơn. Hiện nay, công ty sản xuất hơn 20 chủng loại sản phẩm may mặc khác nhau. Tuy nhiên, công ty cũng xác định được sản phẩm chính của mình đó là: áo jắcket, sơmi, quần âu, áo veston.
áo jắc ket: đây là mặt hàng truyền thống của công ty. Loại sản phẩm này đòi hỏi trình độ tay nghề, máy móc kỹ thuật cao, và đây cũng là sản phẩm mũi nhọn đóng góp không nhở vào kim ngạch xuất khẩu và tiêu thụ của công ty của công ty. Hiện nay, chủ yếu hàng Jắcket là gia công cho nước ngoài , số lượng xuất FOB còn rất hạn chế. Thị trường chủ yếu về loại sản phẩm này là Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Anh, Thụy Sỹ. Trong năm 2000 vữa qua, lượng áo Jắcket xuất ra nước ngoài là : 892.597 sản phẩm.
áo sơ mi: áo sơ mi nam cũng là mặt hàng truyền thống của may Đức Giang. Về quy trình sản xuất đơn giản hơn áo jắcket nhưng yêu cầu về kỹ thuật cũng đòi hỏi tương đương. Thị trường chủ yếu xuất khẩu của ông ty là: Đức, Tây Ban Nha, Canada, Colombia, Băngladet... Số lượng xuất khẩu năm 2000 là 1.683.119 sản phẩm.
Bên cạnh hai loại sản phẩm của công ty, áo Veston, quần âu, quần jean cũng là những loại sản phẩm chính của công ty. Năm 2000 vừa qua, số lượng xuất khẩu của các loại hàng này là 433.093 chủ yêu ở các nước: Đức, Anh, Pháp, Iraq.
4. Phân tích khái quát quy mô và sự thích ứng với cơ chế thị trường của Cty.
Trong những năm qua, Công ty may Đức Giang đã từng bước cố gắng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Kể từ năm 1992 đến nay, Công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều điểm yếu nhưng cũng giúp Công ty nắm vững yêu cầu thị hiếu về hàng may mặc của người tiêu dùng. Từ đó kết hợp giữa nhu cầu thị trường hàng may mặc và năng lực sản xuất của Công ty để đề ra kế hoạch thực hiện cho các năm. Chính vì vậy, Công ty luôn thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra với kết quả năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 1998-2000
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
Doanh thu
1000đ
88.599.090
106.906.174
148.121.412
Nộp ngân sách
1000đ
1.830.000
2.678.000
3.366.762
Lợi nhuận
1000đ
2.606.875
3.233.466
5.778.263
Sản phẩm sản xuất
Chiếc
1.795.441
2.280.975
3.068.419
Qua bảng tổng kết trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, tất cả các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều có mức tăng qua các năm.
Năm 1999/1998:
+ Doanh thu tăng: 18.307.084 nghìn đồng (+20.66%)
+ Nộp ngân sách tăng 848.000 nghìn đồng (+46.34%)
+ Lợi nhuận tăng 626591 nghìn đồng (+24.04%)
+ Sản phẩm sản xuất tăng 485.534 chiếc (+27.04%)
Năm 2000/1999:
+ Doanh thu tăng 41.215.238 nghìn đồng (+38.55%)
+ Nộp ngân sách tăng 688.762 nghìn đồng (+25.72%)
+ Lợi nhuận tăng 2.544.797 nghìn đồng (+78.70%)
+ Sản phẩm sản xuất tăng: 787.444 chiếc (+34.52%)
Công ty May Đức Giang bước vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh trong điều kiện bối cảnh gặp nhiều khó khăn. Là đơn vị mới thành lập, cơ sở vật chất nghèo nàn thiếu thốn mà lại phải vật lộn với nhiều tác động phức tạp trong cơ chế thị trường thời mở cửa của nước nhà , với ý chí quyết tâm và tinh thần đoàn kết gắn bó cao độ của tập thể Cán bộ CNV với đơn vị mà trong những năm thực hiện công ty luôn phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Qua bảng kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trên ta có thể thấy được tốc độ phát triển sản xuất của Công ty May Đức Giang là rất nhanh chóng.
Về doanh thu năm 1998 là 88.599.090 nghìn đồng. Đây là một thành quả đáng khích lệ vì sau năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á, thị trường hàng hoá nói chung và ngành dệt may trên thế giới có nhiều biến động, ngay trong nước phải điều chỉnh lại một số kế hoạch và chiến lược phát triển chung mà công ty vẫn duy trì được tốc độ phát triển tương đối đều đó là một thắng lợi lớn.
Năm 1999 tổng doanh thu là 106.906.174 nghìn đồng tăng 18.307.084 nghìn đồng (+20.66%) so với năm 1998. Trong đó, doanh thu xuất khẩu bán FOB là 49.993.788 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 46.76% so với tổng doanh thu cả năm 1999. Nộp ngân sách hàng năm tăng 848.000 nghìn đồng ( +46%) so với năm 1998
Bên cạnh những thuận lợi đạt được, công ty cũng gặp phải không ít khó khăn về nguồn nguyên, phụ liệu đầu vào do phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp nước ngoài ....
Năm 2000 quả là một năm đáng nhớ đối với toàn bộ Công ty, sau một năm làm việc nỗ lực , công ty đã được tặng thưởng danh hiệu là Công ty dẫn đầu ngành may năm 2000 với Tổng doanh thu là 148,121,412 nghìn đồng tăng 41.215.238 nghìn đồng (+38.55%) so với năm 1999. Đây là môt sự phát triển vượt bậc so với những năm trước. Lợi nhuận là 5.778.263 nghìn đồng tăng 2.544.797 nghìn đồng so với năm 1999.
Qua việc so sánh kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của công ty trong một số năm hoạt động, ta thấy kết quả năm sau đều cao hơn năm trước điều đó khẳng định đường lối xu hướng đi lên , tinh thần tiến công, dám nghĩ, dám làm của tập thể lãnh đạo và mỗi Cán bộ CNV toàn công ty, và củng cố khẳng định đường lối chủ trương biện pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh đúng dăns có hiệu quả.
- Công ty luôn hoàn thành và vượt mức kế hoạch các chi tiêu và nộp ngân sách cho Nhà nước hàng năm.
5. Phân tích tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Do đặc thù của doanh nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu là gia công cho khách hàng trong và ngoài nước (chiếm khoảng 60% doanh thu). Chính vì vậy, Số lượng sản phẩm Công ty tiêu thụ còn rất khiêm tốn (chiếm 30% doanh thu). Điều này được thể hiện rõ qua biểu sau:
Bảng 3.3. Tình hình thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu của Công ty năm 1999 và 2000 ( quy đổi ra sản phẩm sơ mi)
TT
Tên nước nhập khẩu
Năm 1999
Năm 2000
Số lượng (chiếc)
Giá trị (1000đ)
Số lượng (chiếc)
Giá trị (1000đ)
1
Đức
917.400
43.112.800
1306.970
56.692.523
2
áchentina
21.600
1.017.920
-
-
3
Pháp
39.979
1.884.048
17.500
759.104
4
Ba Lan
6.000
282.755
-
-
5
Hà Lan
47.040
2.216.805
1108
48.062
6
Anh
22.982
1.083.047
6.008
260.611
7
áo
194
9.140
510
22.123
8
Phần Lan
19.454
916.995
3.650
158.327
9
Bỉ
-
-
409.005
17.741.571
10
Thụy Điển
-
-
3.564
154.597
11
Tây Ban Nha
-
-
3.756
162.925
12
CH Séc
-
-
14.676
636.606
13
Thụy Sỹ
-
-
188.935
8.195.507
14
Nga
90.273
4.254.203
100.210
4.346.848
15
Canađa
12.000
565.510
6.233
270.371
16
Đài Loan
30.006
1.414.060
82.111
3.561.760
17
Singapore
-
-
48.460
2.102.069
18
Hồng Kông
83.468
3.933.511
-
-
19
Nhật Bản
-
-
9.360
406.012
20
I Rắc
-
-
26.606
1.154.100
21
Palestin
4.000
188.502
-
-
Qua số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài .
+ Năm 2000, Công ty đã thâm nhập được vào một số nước trong thị trường EU và thị trường không hạn ngạch như Nhật Bản, Singapore, I rắc...
Bên cạnh đó Công ty cũng để mất một số khách hàng như Achentina, Ba Lan, Hồng Kông...
+ Năm 2000, công ty ký hợp đồng xuất sang Côlômbia với tổng giá trị là: 441.625 USD gồm 49.783 áo sơ mi.
+ Thị trường Đức là thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng cao về số lượng sản phẩm của Công ty.
+ Ngoài một số thị trường có dung lượng lớn như Đức, Nga, Bỉ... Còn lại qui mô của thị trường còn nhỏ.
Bên cạnh việc tham gia thực hiện chiến lược “Hướng vào xuất khẩu” đến nay ngoài việc tổ chức giới thiệu và bán sản phẩm ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty ở Thành phố Hà Nội, Công ty cũng có số lượng cửa hàng đại lý của Công ty ở các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Thanh hoá...
Bang 3.4. Doanh thu của các cửa hàng giới thiệu bán sản phẩm của Công ty trong hai năm1999-2000
TT
Tên cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm
1999
2000
1
Số 6 – Lê Thánh Tông
-
73.255.581
2
Số 37 – Ngô Quyền
925.860.745
782.840.616
3
Số 25 – Trần Phú
101.965.592
146.188.890
4
Số B14 – Phạm Ngọc Thạch
120.621.897
108.018.777
5
Số 64 – Quán Sứ
139.863.589
110.695.996
6
Số 59 - Đức Giang
175.549..972
181.654.595
Tổng cộng
1.463.861.795
1.402.654.455
Qua việc phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa của công ty ta thấy sản phẩm của công ty mặc dù có chất lượng cao song mới chỉ được tiêu thụ mạnh ở Hà Nội chứ chưa thâm nhập được vào thị trường các tỉnh và thành phố khác. Năm 2000 so với năm 1999 có một sự sụt giảm trong doanh thu tiêu thụ của các của hàng. Có thể rằng ở các thành phố khác, khách hàng chưa biết nhiều về Công ty May Đức Giang. Do vậy công ty cần có kế hoạch nghiên cứu thêm các thị trường trong nước để mở rộng thị trường hơn nữa. Hiện nay, công ty đang có các liên doanh ở một số tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Yên Bái, Thanh Hoá... công ty cần có biện pháp thông qua các liên doanh này để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Đây là những thị trường tiêu thụ tương đối lớn và dễ tính. Đồng thời làm được như vậy, công ty sẽ hạn chế được chi phí quảng cáo và giữ được giá thành ổn định chung trên khắp thị trường.
Như đã nêu ở phần cơ cấu tổ chức, Công ty đã có phòng thời trang và kinh doanh nội địa . Nhiệm vụ đặt ra cho phòng là đi sâu nghiên cứu chi tiết thị trường nội địa, tổ chức việc thực hiện nghiên cứu, sáng tác mẫu mốt thời trang, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ra thị trường trong nước nhưng cho đến nay, hiệu quả hoạt động của phòng còn thấp, tốc độ thực hiện chưa cao nên không có cơ sở tiến hành đồng bộ công tác thiết kế mẫu mã bao bì, sáng tác sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng theo từng mùa vụ và theo từng địa bàn. Đây là một trong những nhược điểm của Công ty mà trong thời gian tới cần đưa biện pháp khắc phục.
Bên cạnh đó, trên thị trường công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ sau:
+ Ngay với các công ty may khác trong nước như May 10, Chiến Thắng, Thăng Long, Việt Tiến, các công ty liên doanh khác...
+ Với sản phẩm may mặc nhập lậu từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan..
Như vậy, muốn tồn tại và phát triển, trước hết công ty cần phải xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chi tiết và xem xét kỹ theo từng lĩnh vực mặt hàng cũng như từng đối thủ cạnh tranh.
Đối với công ty may Đức Giang, lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước còn quá nhỏ so với tổng sản lượng sản xuất của Công ty nên giá bán của Công ty chỉ thực hiện theo một khung giá nhưng trong cùng chủng loại lại được xây dựng theo những giá khác nhau để tăng cạnh tranh. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4: Giá một số sản phẩm chủ yếu của Công ty may Đức Giang và một số doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn Hà Nội.
Đơn vị: Đồng
Tên sản phẩm
Cty May Đức Giang
Cty May Chiến Thắng
Cty May Thăng Long
Cty
May 10
Sơ mi nam dài tay
60.000
57.000
65.000
95.000
Sơ mi nam ngắn tay
55.000
45.000
55.000
70.000
Sơ mi nam vải bò
60.000
50.000
65.000
80.000
Sơ mi nam vải tơ tằm
65.000
70.000
80.000
120.000
Jacket nam vải Micrô 5 lớp
200.000
160.000
180.000
165.000
Jacket nam vải Micrô 2 lớp
150.000
110.000
125.000
100.000
Jacket nam vải Tici 3 lớp
130.000
110.000
120.000
100.000
Jacket nam vải Tici 2 lớp
110.000
90.000
110.000
90.000
Jacket nam tráng nhựa 3 lớp
130.000
115.000
140.000
110.000
Jacket nam 3 lớp tráng cao su
125.000
-
110.000
110.000
Quần âu vải Kaki
90.000
80.000
100.000
125.000
Quần âu vải tuýt si
75.000
70.000
80.000
100.000
Quần Jcan
85.000
150.000
120.000
-
Quần TF
55.000
50.000
50.000
-
áo Jilê nam 3 lớp
70.000
-
60.000
-
(Nguồn:Bảng giá sản phẩm tổng công ty dệt may Việt Nam-Vinatex)
* Nhận xét: Qua bảng thống kê trên, ta có thể đánh giá được giá của Công ty may Đức Giang như sau:
+ Đối với sản phẩm Sơ mi: Giá của các sản phẩm sơ mi nói chung của Công ty đều thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị thường. Điều này có thể nói Công ty đã áp dụng chính sách định giá thấp, nhằm thúc đẩy tiêu thụ, nhanh chóng khai thác tiềm năng của thị trường trên địa bàn trọng điểm là thành phố Hà Nội với mục đích tăng thị phần của Công ty. Với sản phẩm Sơ mi nam, Công ty thu lại phần lợi nhuận không đáng kể mà chủ yếu để tăng sản lượng tiêu thụ và lôi kéo khách hàng đến với Công ty.
+ Đối với sản phẩm Jacket: Do đã có nhiều năm làm hàng Jacket phục vụ thị trường nước ngoài theo phương thức gia công xuất khẩu với chất lượng cao cũng như chủng loại hình dáng, kiểu cách phong phú đa dạng về màu sắc kích cỡ nên Công ty áp dụng chính sách bán với giá cao hơn đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu của mình. áp dụng chính sách này, Công ty đã thu được nhiều lợi nhuận và nhanh chóng thu hồi vốn kinh doanh để tiếp tục tái sản xuất mở rộng.
+ Đối với các sản phẩm khác: Công ty đã áp dụng chính sách ấn định một mức giá cố định ngang bằng và thấp hơn với các đối thủ của mình trên thị trường. Mục đích của Công ty là làm sao tiêu thụ được càng nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu của thị trường càng tốt nhằm tăng doanh thu, tăng thị phần của Công ty.
III– một số hướng phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đức Giang trong những năm qua.
1. Phân tích doanh thu của công ty may Đức Giang giai đoạn 1996-2001.
Phân tích xu hướng biến động của doanh thu tiêu thụ.
Bảng 3.5 Một số chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian về doanh thu.
Năm
Dthu
(tỉđ)
y
lượng tăng giảm tuyệt đối (tỉđ)
tốc độ phát triển (%)
tốc độ tăng (%)
giá trị tuyệt đối 1% tăng
di=yi-yi-1
Di=yi-y1
ti=
Ti=
ai
=ti-100
Ai
=Ti-100
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
39,254
40,114
62,934
88,599
106,906
148,121
197,3
-
0,86
22,82
25,665
18,307
41,215
49,179
-
0,86
23,68
49,345
67,672
108,867
158,046
-
102,19
156,88
140,78
120,66
138,55
133,22
-
102,19
160,33
225,7
273,34
377,34
502,62
-
2,19
56,88
40,78
20,66
38,55
33,22
-
2,19
60,33
125,7
173,34
277,34
402,62
-
0,3925
0,4011
0,6293
0,8859
1,0691
1,4812
Từ số liệu bảng trên ta có thể tính được:
Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân:
`d = = =26,341 (tỉ đ)
Tốc độ phát triển trung bình:
`t ==130,88(%)
Tốc độ tăng trung bình:
`a=`t –100%=130,88%-100%=30,88%
Qua bảng tính toán trên cho ta thấytrong giai đoạn 1995-2001chỉ tiêu doanh thu của công ty may Đức Giang thường xuyên tăng lên với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 30,88%. Riêng năm 1999 doanh thu của công ty tăng chậm lại (18,307 tỉ đồng tương ứng với tốc độ tăng 20,66%) là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu á làm cho tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty ở thị trường Singapore, Hàn Quốc... chậm lại và năm 2001 do sự cạnh tranh gay gắt của một số công ty trong cùng khu vực như may Thăng Long, may 10 nên cũng làm cho doanh thu của công ty tăng chậm lại (49,179 tỉ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 33,2%).
Nhưng ta thấy giá trị tuyệt đối của 1% tăng trưởng thì vẫn gia tăng liên tục.
Năm 1996 giá trị tuyệt đối của 1% doanh thu tương ứng với 0,392 tỉ đồng.
Năm 1997 giá trị tuyệt đối của 1% doanh thu tương ứng với 0,401 tỉ đồng.
Năm 1998 giá trị tuyệt đối của 1% doanh thu tương ứng với 0,629 tỉ đồng.
Năm 1999 giá trị tuyệt đối của 1% doanh thu tương ứng với 0,885 tỉ đồng.
Năm 2000 giá trị tuyệt đối của 1% doanh thu tương ứng với 1,069 tỉ đồng.
Năm 2001 giá trị tuyệt đối của 1% doanh thu tương ứng với 1,484 tỉ đồng.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ
2.1Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Doanh thu (DT).
2.1.1Phân tích ảnh hưởng của giá bán và lượng bán đến tổng doanh thu qua hai năm 1999-2000.
Ta có phương trình phân tích: DT=ồpq
Bảng 3.6 Tổng doanh thu qua hai năm 1999-2000.
Chỉ tiêu
Sphẩm
Doanh thu (trđ)
Giá p (trđ/sp)
Lượng q (sp)
p0q1
(trđ)
1999
2000
1999
2000
1999
2000
+Jắcket
+Sơ mi
+Quần áo khác.
Tổng
69.727
25.741
11.438
106.906
100.708
36.445
10.968
148.121
0,15
0,05
0,04
0,17
0,055
0,045
464.847
514.820
285950
592.400
0,05
0,04
88.860
33.131,8
11.438
133.429,8
Trong đó:
p0,p1 lần lượt là giá từng loại sản phẩm tiêu thụ 1999 và 2000.
q0,q1 lần lượt là lượng từng loại sản phẩm tiêu thụ 1999 và 2000.
Hệ thống chỉ số phân tích như sau:
= = x
Thay số vào ta có
Biến động tương đối:
= x
1,368 = 1,11 x 1,248
(36,8%) (+11%) (+24,8%)
Biến động tuyệt đối:
DT1 - DT0 = (ồp1q1 - ồp0q1) + (ồp0q1 - ồp0q0)
148.121-106.906 = 148.121-133.429,8 + 133.429,8 - 106.906
41.215trđ +14.619trđ +26.253,8trđ
Như vậy qua phân tích ta thấy
Tổng doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 là 38,6% tương ứng với 41.215trđ là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+Do giá bán sản phẩm tiêu thụ tăng (Jắcket tăng từ 0,15trđ/sản phẩm lên 0,17 trđ/sản phẩm; sơ mi tăng từ 0,05trđ/sản phẩm lên 0,055 trđ/sản phẩm; quần áo khác tăng từ 0,04trđ/sản phẩm lên 0,045 trđ/sản phẩm ) làm cho doanh thu tăng 11% tương ứng với 14.691,2trđ
+Do lượng bán sản phẩm tiêu thụ biến động (Jắcket tăng từ 464.847 sản phẩm lên 592.400 sản phẩm; sơ mi tăng từ 514.820 sản phẩm lên 662.636 sản phẩm; quần áo khác giảm từ 285.950 sản phẩm lên 243.733 sản phẩm ) làm cho doanh thu tăng 24,8% tương ứng với 26.523,8trđ.
2.1.2Phân tích ảnh hưởng của hệ số tiêu thụ hàng hoá (a), tỷ suất hàng hoá của giá trị sản xuất (b), giá trị sản xuất (GO) đến doanh thu.
Bảng 3.7 Một số chỉ tiêu phân tích doanh thu.
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
Doanh thu DT (trđ)
Giá trị sản xuất GO (trđ)
Giá trị sản phẩm hàng hoá Qh (trđ)
Hệ số tiêu thụ hàng hoá a=DT/Qh
Tỷ suất hàng hoá của giá trị sản xuất b = Qh/GO
106.906
88.684
80.241
1,332
0,905
148.121
103.654
91.703
1,615
0,885
Hệ thống chỉ số phân tích như sau:
= = x x
Thay số vào ta có :
Biến động tương đối:
= x x
1,386 = 1,212 x 0,987 x 1,169
(+38,6%) (+21.2%) (-2.2%) (+16,9%) Biến động tuyệt đối:
DT1 - DT0 = (a1-a0).b1.GO1 + (b1-b0).a0.GO1 + (GO1-GO0).a1.b1
148.121-106.906 = (1,615-1,332)x0,885x103.654 + (0,885-0,905)x1,332 x103.654
+ (103.654-88.684)x1,332x0,905
41.215trđ +25.960,7trđ -2.761,3trđ +18.015,6trđ
Kết qủa tính toán cho thấy:
Tổng doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 là 38,6% tương ứng với 41.215trđ là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+Hệ số tiêu thụ hàng hoá tăng 21,2% làm cho tổng doanh thu tăng 25.960,7trđ.
+Tỷ suất hàng hoá của giá trị sản xuất giảm 2,2% làm cho tổng doanh thu tăng 2.761,3trđ.
+Giá trị sản xuất GO tăng 16,9% làm cho tổng doanh thu tăng 18.015,6trđ.
2.1.3.Phân tích ảnh hưởng của hệ số quay kho hàng hoá (lk) và tổng giá vốn hàng bán đến doanh thu.
Bảng 3.7 Một số chỉ tiêu phân tích DT.
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
1.Tổng doanh thu DT (trđ)
2.Tổng giá vốn hàng bán GV (trđ)
3.Hệ số quay kho hàng hoá lk= DT/GV
106.906
75.248
1,421
148.121
89.352
1,658
Hệ thống chỉ số phân tích như sau:
= = x
Thay số vào ta có:
Biến động tương đối:
= x
1,368 = 1,167 x 1,187
(+36,8%) (+16,7%) (+18,7%)
Biến động tuyệt đối:
DT1-DT0 = (lk1-lk0)xGV1 + (GV1-GV0) x lk0
148.121-106.906 = (1,658-1,412)x89.352 + (89.352-75.248)x1,412
41215trđ = 21.176,4trđ + 20.038,6trđ
Kết qủa tính toán cho thấy:
Tổng doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 là 38,6% tương ứng với 41.215trđ là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+Hệ số quay kho hàng hoá tăng 16,7% làm cho tổng doanh thu tăng 21.176,4trđ.
+Tỷ giá vốn hàng bán tăng 18,7% làm cho tổng doanh thu tăng 20.038,6trđ.
2.2Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần (DT')
2.2.1Phân tích tố ảnh hưởng
Ta biết:
DT'=ồDT –
Giảm giá hàng bán
–
hàng bán bị trả lại
–
Các khoản giảm trừ khác
Hay DT' = DT - GG - HTL - GTK
Ta có DT' = DT (1 - - - )
Hoặc DT' = DT( 1 - TGG - THTL - TGTK )
Trong đó: TGG ,THTL,TGTK lần lượt là tỉ suất giảm giá hàng bán, tỉ suất hàng bán bị trả lại và tỉ suất các khoản giảm trừ khác trong tổng doanh thu.
Bảng 3.8.Một số chỉ tiêu phân tích doanh thu thuần qua hai năm 1999-2000
Chỉ tiêu
1999
2000
Chênh lệch (±) trđ
Tỷ suất so doanh thu (lần)
Chênh lệch (lần)
1999
2000
1.Tổng dthu(trđ).
2.Giảm giá hàng bán (trđ)
3.Hàng bán bị trả lại (trđ)
4.Giảm trừ khác (trđ)
5.Doanh thu thuần (trđ)
106.906
8.210
6.696
90.090
2000
148.121
10.720
6.601
127.500
3.300
41.215
2.600
-95
37.410
1.300
1
0,076
0,0626
0,8427
0,0187
1
0,0724
0,0446
08608
0,0203
-
-0,0036
-0,018
-0,0187
0,0016
Phân tích mức biến động của tổng doanh thu thuần bằng phương pháp thay thế liên hoàn.
Mức biến động tuyệt đối của doanh thu thuần (DT')
DDT' = dt'1-DT'0 = 127.500-90.090=37.410trđ.
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố :
+Do doanh thu :
DDT'(DT) = DDTx(1-TGG0-THTL0-TGTK0 )
= 41.215.(1-0,076-0,0626-0,0187) = 34.731,8trđ.
Doanh thu tăng đã làm cho DT' tăng 34.731,8trđ.
+Do tỷ suất giảm giá hàng bán TGG:
DDT'() = -DTGG x DT1 = -(-0,0036)x148.121 = 533,2trđ.
Tỷ suất giảm giá hàng bán giảm 0,0036 lần đã làm cho DT' tăng 533,2trđ.
+Do Tỷ suất hàng bán bị trả lại:
DDT'() = -DTHTL x DT1 = -(-0,0187)x148.121 = 2769,2trđ.
Tỷ suất hàng bán bị trả lại giảm 0,0187 lần đã làm cho DT' tăng 2.769,2trđ.
+Do TGTK:
DDT'() = -DTGTK x DT1 = -(0,0016)x148.121 = -236,99trđ.
Tỷ suất các khoản giảm trừ khác tăng 0,0016 lần đã làm cho DT' giảm 236,99trđ.
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố ằ37.410trđ = DDT'.
2.2.2.Phân tích ảnh hưởng của giá bán (p), lượng sản phẩm tiêu thụ(q),và các khoản giảm trừ tính trên 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ (t) đến doanh thu thuần.
Ta có phương trình phân tích: DT'=ồ(p-t).q
Với ti =
Bảng 3.9.Các chỉ tiêu phân tích doanh thu thuần qua hai năm
1999-2000
Sản phẩm
Lượng tthụ (sp)
Giá đơn vị (trđ/sp)
Giảm trừ trên 1 đơn vị sản phẩm (trđ/sp)
Các khoản giảm trừ (trđ)
1999
(q0)
2000
(q1)
1999
(p0)
2000
(p1)
1999 (t0)
2000
(t1)
1999
(GT0)
2000
(GT1)
-Jắcket
-Sơ mi
-Quần áo khác
464.847
514.820
285.950
592.400
662.636
243.733
0,15
0,05
0,04
0,17
0,055
0,045
0,0091
0,0121
0,0114
0,0085
0,0091
0,0156
4.210,72
6.208,51
3.253,31
5.011,68
6.029,13
3.801,92
Hệ thống chỉ số phân tích như sau:
= = x x
Thay số ta có :
Biến động tương đối :
= x x
1,415 = 1,091 x 1,011 x 1,283
(+41,5%) (+9,1%) (+1,1%) (+28,3%)
Biến động tuyệt đối:
37.409,78trđ = 10.626,84trđ + 1.319,67trđ + 25.463,27trđ
Kết qủa tính toán cho thấy:
Doanh thu thuần năm 2000 tăng so với năm 1999 là 41,5% tương ứng với 37.409,78trđ là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+Giá bán sản phẩm tăng (thể hiện chất lượng được nâng cao) làm cho doanh thu thuần tăng 9,1% tương ứng 10.626,84trđ.
+Do các khoản giảm trừ tính trên một đơn vị sản phẩm tiêu thụ dã làm cho DT' tăng 1,1% tương ứng 1.319,67trđ.
+ Do lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nên làm cho DT' tăng 28,3% tương ứng 25.463,27trđ.
2.3.Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường
Bảng 3.10. Doanh thu theo thị trường của công ty may Đức Giang
1999-2000
Chỉ tiêu
1999
2000
So sánh 2000/1999
±
%
Tổng Doanh thu
-Doanh thu từ xuất khẩu
+Doanh thu gia công
+Doanh thu bán FOB
-Doanh thu nội địa
106.906
103.294
53.300
49.994
3.612
148.121
144.424
76.740
67.684
3.697
41.215
41.130
23.440
17.690
85
38,6
39,8
44,0
35,4
2,4
Nhận xét:
Tổng doanh thu tiêu thụ năm 2000 so 1999 tăng 38,6% tương ứng 41.215trđ là do :
+Doanh thu từ xuất khẩu tăng 39,8% tương ứng với 41.130trđ nên đã làm cho tổng doanh thu tiêu thụ tăng 41.130trđ.
+Doanh thu nội địa tăng 2,4% tương ứng với 85trđ nên đã làm cho tông doanh thu tiêu thụ tăng 85trđ.
*Phân tích kỹ hơn đến Doanh thu xuất khẩu thì ta thấy
Tổng doanh thu xuất khẩu năm 2000 so 1999 tăng 36,8% tương ứng 41.130trđ là do :
+Doanh thu gia công tăng 44% tương ứng với 23.440trđ nên đã làm cho tổng doanh thu tiêu thụ tăng 23.440trđ.
+Doanh thu bán FOB tăng 35,4% tương ứng với 17.690trđ nên đã làm cho tông doanh thu tiêu thụ tăng 17.690trđ.
2.4.Phân tích doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng.
Bảng 3.11.Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng ở công ty may Đức Giang qua hai năm 1999-2000.
Đơn vị:trđ
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
So sánh 2000/1999
Tuyệt đối
%
Doanh thu tiêu thụ.
+Jắcket
+Sơ mi
+Quần áo khác
106.906
69.727
25.741
11.438
148.121
100.708
36.445
10.986
41.215
30.981
10.704
-470
36,8
44,4
41,6
-4,1
Nhận xét:
Tổng doanh thu tiêu thụ năm 2000 so với năm 1999 tăng 36,8% tương ứng với 41.215 trđ là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+Thứ nhất là do doanh thu tiêu thụ áo Jắcket tăng 44,4% tương ứng 30.981trđ nên làm cho tổng doanh thu tiêu thụ tăng 30.981trđ.
+Thứ hai là do doanh thu tiêu thụ áo Sơ mi tăng 41,6% tương ứng 36.445trđ nên làm cho tổng doanh thu tiêu thụ tăng 36.445trđ.
+Thứ ba là do doanh thu tiêu thụ các loại quần áo khác giảm 4,1% tương ứng 470trđ nên làm cho tổng doanh thu tiêu thụ giảm 470trđ.
Như vậy ta có nhận xét doanh thu tiêu thụ tăng chủ yếu là do doanh thu từ áo jắcket.Đay là nhân tố tích cực.
2.5.Phân tích ảnh hưởng của tình hình tiêu thụ đén lợi nhuận.
Phương trình phân tích:
M = DT - GT - GV - C.
Trong đó:
GT: Tổng các khoản giảm trừ .
GV: Tổng giá vốn hàng bán .
C: Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp..
Có M = DT x ( 1 - - - ) .
M = DT x (1 - TGT - TGV - TC )
Ta có bảng phân tích sau:
Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu phân tích lợi nhuận .
Chỉ tiêu
1999
2000
Chênh lệch (±) trđ
Tỷ suất so Dthu (lần)
Chênh lệch (lần)
1999
2000
Tổng Dthu(trđ).
Tổng giảm trừ (trđ)
Tổng giá vốn (trđ)
Tổng chi phí bán hàng và chi phí QLDN (trđ)
Lợi nhuận (trđ)
106.906
13.672,54
75.248
14.752
3.233,46
148.121
14.842,73
89.352
38.148
5.778,27
41.215
1.170,19
14,104
23,396
2.544,81
1
0,0279
0,7039
0,138
0,1302
1
0,1002
0,0632
0,0257
0,039
-
0,0723
-0,1007
-0,1123
-0,0913
Phân tích mức biến động của lợi nhuận bằng phương pháp thay thế liên hoàn .
*Mức biến động tuyệt đối của lợi nhuận (M).
DM = M1 - M0 = 5.778,27-3.233,46=2.544,81trđ.
*Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như sau :
+Do doanh thu tiêu thụ :
DM(DT) = DDT x (1 - TGT 0 - TGV 0 - TC 0)
= 41.2 x (1 - 0,0279 - 0,7093 - 0,138) = 5.366,19trđ.
Doanh thu tiêu thụ tăng đã làm cho lợi nhuận tăng 5.366,19trđ.
+Do tỷ suất các khoản giảm trừ trong doanh thu:
DM () = =-Dx DT1 = -0,0723 x 41.215 = -2.947,84trđ.
Tỷ suất các khoản giảm trừ trong doanh thu tăng 0,0723 lần đã làm cho lợi nhuận giảm 2.794,84trđ.
+Do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
DM () = -DTC x DT1 = - (-0,1123)x 41.215 = 4.628,44trđ
Tỷ suất chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 0,1123 lần làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 4.628,44 trđ.
+Do tổng giá vốn hàng bán
DM () = DxDT1 = -0,1008x 41.215 = -4.150,35trđ.
Tỷ suất giá vốn hàng bán giảm 0,1007 lần làm cho lơi nhuận giảm 4.150,35trđ.
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố ằ2.544,81 trđ = DM.
2.6 Phân tích ảnh hưởng tổng hợp của tình hình tiêu thụ và tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất đến sự biến động của lợi nhuận.
Ta có phương trình phân tích sau đây:
M = RDT x LTV x MTV x T.
Trong đó :
RDT: Mức doanh lợi của doanh thu.
LTV: Số vòng quay của tổng vốn.
MTV: Mức trang bị vốn cho một lao động.
T : Số lao động bình quâ toàn công ty.
Ta có bảng phân tích sau :
Bảng 3.13 Một số chỉ tiêu phân tích lợi nhuận.
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
Tổng doanh thu (trđ)
Tổng vốn sản xuất kinh doanh (trđ)
Số lao động bình quân T (người)
Lợi nhuận M (trđ)
Số vòng quay của tổng vốn LVT= (vòng)
Mức doanh lợi của doanh thu RDT=
Mức trang bị vốn cho một lao động MTV=(trđ/ng)
106.906
65.930
2.706
3.233,46
1,622
0,03
24,346
148.121
75.342
2.818
5.778,27
1,966
0,039
26,736
Hệ thống chỉ số phân tích như sau :
= = x xx.
Thay số vào ta có :
Biến động tương đối:
= x x x .
1,787 = 1.3 x 1,2121 x 1,0974 x 1,0414.
78,7% = 30% 21,21% 9,74% 4,14%.
Biến động tuyệt đối:
2.544,81trđ = 1.333,1trđ + 777,53trđ + 325,26trđ + 132,78trđ .
Kết quả tính toán cho thấy:
Lợi nhuận công ty may Đức Giang năm 2000 so 1999 tăng 78,7% tương ứng 2.544,81 trđ là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+Mức doanh lợi của doanh thu tăng 30% nên làm cho lợi nhuận tăng 1.333,1trđ.
+Số vòng quay của tổng vốn tăng 21,21% nên làm cho lợi nhuận tăng 777,53 trđ.
+Mức trang bị vốn cho một lao động tăng 9,74% nên làm cho lợi nhuận tăng 325,26trđ.
+Tổng số lao động toàn công ty tăng 4,14% nên làm cho lợi nhuận tăng 132,78 trđ.
Như vậy : Qua tất cả các hướng phân tích về doanh thu tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận công ty may Đức Giang qua hai năm 1999-2000 chúng ta đã hiểu được thực trạng kết qủa sản xuất kinh doanh của công ty may Đức Giang .
Nhận xét chung:
- Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty May Đức Giang nói riêng đã thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm công ty trực tiếp tiêu thụ trên thị trường còn hạn chế. Đây cũng là đặc điểm chung của lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu ở nước ta hiện nay.
- Tác động của cơ chế thị trường đến công ty qua khâu tiêu thụ không lớn lắm vì công ty chỉ trực tiếp tiêu thụ 35% trong tổng số sản phẩm sản xuất tại công ty.
- Từ năm 1993, công ty có mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại địa bàn Hà Nội. Song hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm do quy mô mang lại còn thấp vì số lượng cửa hàng còn ít so với thị trường tiềm năng rộng lớn của công ty. Bên cạnh đó, chất lượng phục vụ của các cửa hàng chưa cao nên ít ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm cuả công ty.
Sau đây chúng ta sẽ tiến hành dự báo cho doanh thu tiêu thụ của công ty may Đức Giang trong hai năm 2002 và 2003.
III- dự báo doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty may Đức Giang cho hai năm 2002-2003.
Doanh thu Công ty may Đức Giang từ 1995-2001
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
DThu (tỉ đ)
39.254
40.114
62.934
88.599
106.906
148.121
197.3
Với một dãy số thời gian ta có thể dự đoán cjo những khoảng thời gian tiếp theo nhưng có một lưu ý, đó là khoảng thời gian dự đoán không đựoc dài quá số lượng các mức độ trong dãy số thời gian. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo cho tính chính xác của kết quả dự đoán.
Vì vậy chúng ta sẽ tiến hành dự đoán doanh thu của công ty may Đức Giang trong hai năm 2002-2003.
Nhận xét về dãy số thời gian trên:
Trước hết ta có các trị số sau :
2 =860 3 =22.790 4 =26.665
5 =17.307 6 =41.215 7 =49.179
Ta thấy các lượng tăng giảm tuyệt đối không xấp xỉ bằng nhau, vì vậy ta không thể áp dụng phương pháp dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình.
Tiếp theo ta có:
t2 =1,0227 t3 =1,5677 t4 =1,4237
t5 =1,1923 t6 =1,3855 t7 =1,3320
Ta thấy các tốc độ phát triển liên hoàn không xấp xỉ nhau vì vậy ta không thể áp dụng phương pháp dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình.
Chúng ta đã biết với mỗi một dãy số thời gian ta đều có thể tìm được một mô hình hồi quy có dạng =f(t). Vì vậy với dãy số thời gian trên đây, ta nhận thấy số liệu doanh thu có sự biến động theo chiều hướng tăng dần và dựa vào phép thăm dò đồ thị ta có thể xác định được phương trình hồi quy là phương trình tuyến tính
Chúng ta sẽ tiến hành dự báo dựa vào ngoại suy hàm xu thế.
Chúng ta coi biến t là biến thứ tự thời gian. Ta thay t’= t sao cho
Chúng ta có bảng sau:
Dthu (y) (tỉ đ)
Năm
t’
t’2
t’y
39.254
1995
-3
9
-117.762
40.114
1996
-2
4
-80.228
62.934
1997
-1
1
-62.934
88.599
1998
0
0
0
106.906
1999
1
1
106.906
148.121
2000
2
4
296.242
197.3
2001
3
9
591.9
ồy= 683.228
ồt’= 0
ồt2=28
ồt’y=734.124
Phương trình hồi quy có dạng: y = a0+a1t’.
Ta có hệ phương trình chuẩn từ phương pháp bình phương nhỏ nhất .
na0+a1t’=y 7a0 = 683.228 a0=97,604
t’a0+a1t’2=t’y 28a1 = 734.124 a1= 26,2187
Vậy ta có : ŷt’ = 97,604 + 26,2187 t’
Dự báo cho năm 2002
Ta có mô hình ŷt’ = 97,604 + 26,2187(t’+h)
Năm 2002 thì t’+h = 3+1=4
Năm 2003 thì t’+h = 3+2=5
Kết qủa dự báo:
Ŷ2002 = 97,604 + 26,2187*(3+1) = 202,419 (tỷ đồng ).
Ŷ2003 = 97,604 + 26,2187*(3+2)=228,698 (tỷ đồng).
Đến đây, chúng ta đã thấy rõ được hiện trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Đức Giang. Trong thời gian tới, công ty cần phải làm gì? xúc tiến công việc cũng như xem xét định hướng kinh doanh trong những năm sắp tới và những giải pháp, biện pháp điều kiện mà công ty cần phải làm, cần phải có để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
iv- một số giải pháp và kiến nghị
1.giải pháp
Với mục tiêu thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, chiếm thị phần cao trên trường quốc tế, góp phần cùng Việt Nam hoà nhập nhanh chóng với các nước trong khu vực và thế giới bằng lĩnh vực xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường may mặc Việt Nam, Công ty May Đức Giang cần phải có những giải pháp có tính khả thi cao và có giá trị dài hạn cho sự phát triển bền vững và thực hiện được những mục tiêu đã đề ra.
Từ sự phân tích nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Đức Giang với những tiền đề cần thiết mà công ty đã có để đạt được những mục tiêu trên theo tôi cần có các giải pháp:
Giải pháp về tạo nguồn lực tài chính( Vốn): Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất xã hội. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của chúng ta hiện nay, vốn càng có vai trò quan trọng hơn lúc nào hết. Trong đó, dựa vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhưng phát huy nội lực, bằng vốn huy động trong nước là quan trọng nhất. Để có được nguồn lực tài chính tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, một mặt các hạot động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong nội bộ ngành phải tạo ra lợi nhuận trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh của mình, mặt khác phải có các cơ chế thích hợp để thu hút vốn, tạo sự liên kết kinh tế về vốn giữa các doanh nghiệp . Ngoài ra, nên có các cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Để có được nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty có thể huy động từ các nguồn sau:
+ Nhận sự đầu tư về máy móc thiết bị của khách hàng sau đó trả nợ dần bằng sản phẩm hay tiền công gia công cho khách hàng.
+ Vay vốn của ngân hàng trong và ngoài nước.
+ Phối hợp liên doanh, liên kết với các địa phương cuàng góp vốn, tận dụng cơ sở vật chất cho đầu tư phát triển. Tích cực liên doanh với các công ty trong nước và nước ngoài.
+ Quan hệ tốt với các cơ quan cấp trên để có được các nguồn vốn từ ngân sách, nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức kinh tế – xã hội.
+ Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên. ( Biện pháp này công ty đã bắt đầu triển khai dưới hình thức huy động đóng góp của cán bộ công nhân viên trong công ty thông qua quỹ tiền lương).
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và cách mạng về con người là hai mặt của một quá trình phát triển thống nhất. Trong đó phải kết hợp được cả đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ cán bộ quản lý và khoa học công nghệ các cấp cùng lực lượng lao động kỹ thuật làm cho họ có đủ năng lực đáp ứng được các đòi hỏi ngày càng cao hơn của đời sống xã hội dặt ra. Với mục tiêu có được đội ngũ công nhân lành nghề, công ty có thể tổ chức tuyển dụng từ những nguồn sau:
+ Tiếp nhận công nhân tốt nghiệp trường may của Bộ Công nghiệp hoặc công nhân đã làm việc trong các công ty may khác chuyển đến.
+ Tuyển chọn những công nhân đã biết nghề may ngoài xã hội, đào tạo tiếp về may côngnghiệp và kiến thức tổng hợp về doanh nghiệp.
+Tuyển chọn các kỹ sư tốt nghiệp có trình độ cao, thông thạo về ngành may..
+ Tuyển dụng những người chưa biết nghề may để đào tạo nghề từ đầu theo mục đích công việc của công ty...
2.kiến nghị
Nhà nước, các ngành chủ quản cần xác định mục tiêu chiến lược của ngành may mặc, xác định vị trí quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân để từ đó hỗ trợ, có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng ngành may mặc.
2.1. Cần xem lại định hướng về phát triển ngành may.
Hiện nay, sự cạnh tranh không theo một hệ thống rõ ràng, giá nào cũng làm giữa các doanh nghiệp may, sự chèn ép về mọi mặt của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài: về lao động, vốn,.. làm cho tình thế của các công ty may ngày càng khó khăn. Mặc dù mọi người cho rằng tình trạng này là điều tất yếu của kinh tế thị trường nhưng chúng ta có thể thấy rằng vấn đề này có thể hạn chế được vì kinh tế thị trường của chúng ta mang một tính đặc biệt: các công ty, xí nghiệp đang hoạt động theo một trường lối chung theo sự phát triển của quy hoạch, có định hướng của Nhà nước .
Quy hoạch ngành may nói riêng thật sự cần thiết, đặc biệt là vấn đề quản lý vĩ mô, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới sự phát triển đồng bộ và cụ thể của ngành may, cơ cấu lại hệ thống tổ chức cho gọn nhẹ hơn, xem xét và điều chỉnh về luật thuế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay, những thủ tục hành chính, pháp lý vẫn còn mang nặng tính giấy tờ , do vậy, các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét và có những điều chỉnh cho hợp lý, hạn chế bớt tệ hạch sách, tham nhũng ở những cơ quan cấp trên. Bên cạnh đó, theo tôi nghĩ, nên có một sự liên kết của ngân hàng và doanh nghiệp để cùng hoạt động, tạo một sự hỗ trợ, hợp tác giữa người có vốn và người đi vay thì sẽ tốt hơn.
Theo như tôi được biết, hiện nay Bộ Thương Mại đã thành lập Cục xúc tiến Thương Mại nhằm tìm kiếm và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, điều này là rất tốt nhưng cũng cần phải thúc đẩy bộ phận này hoạt động có hiệu quả hơn nữa.
Thiết lập một hệ thống thông tin thương mại quốc gia dựa trên những thành tựu mới của kỹ thuật tin học và viễn thông để có thể hoà nhập vào hệ thống thông tin thương mại khu vực và thế giới là một điều rất cần thiết. Từ đó, giúp các doanh nghiệp cập nhật được các thông tin về thị trường, giá cả hàng hoá trên thị trường... để khỏi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Nếu không giải quyết những vấn đề trên sớm, các doanh nghiệp may trong nước dễ bị các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính - và ngành may Việt Nam khó phát triển.
2.2. Kiến nghị về việc cấp giấy phép xuất khẩu.
Ngành may xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là gia công cho nước ngoài. Bộ thương mại quy định phải có hợp đồng cụ thể mới làm thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu. Với các quy định này, trên thực tế các doanh nghiệp may thường gặp nhiều vướng mắc, bởi vì do đặc điểm của việc gia công, khách hàng đến gia công có khi họ chỉ ký hợp đồng khống sau đó mới ký hợp đồng cụ thể .
Mặt khác doanh nghiệp may là người nhận gia công thường phải qua nhiều khâu trung gian nên có nhiều điều khoản trong hợp đồng chưa thể xác định ngay được như: Thời gian giao hàng, nhãn hiệu, mẫu mã... Có trường hợp sau khi nhập nguyên phụ liệu mới biết mặt hàng cụ thể hoặc phải thoả thuận thêm các điều khoản khác... do các quy định hiện hành buộc hai bên phải ký một hợp đồng chung mang tính đối phó. Các giấy phép xuất khẩu căn cứ theo hợp đồng nhiều khi chưa phản ánh được đúng con số thực. Đây là một thực tế mà các cơ quan quản lý cần nghiên cứu để sửa đổi cấp giấy phép xuất - nhập khẩu cho phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó việc phân bổ hạn ngạch (quota) xuất khẩu vào thị trường cần hạn ngạch (EU) hiện nay còn chưa hợp lý. Có những doanh nghiệp khả năng tìm kiếm bạn hàng còn yếu vậy mà vẫn được cấp quota với khối lượng bằng hoặc xấp xỉ bằng khối lượng của các Công ty lớn. Và bất hợp lý nhất là khối lượng này cao hơn rất nhiều so với khả năng tiêu thụ của họ. Điều này dẫn đến hiện tượng mua, bán quota, chèn ép trong sản xuất kinh doanh, gây ra nhiều tiêu cực cho xã hội. Chính vì vậy, đối với thị trường cần hạn ngạch các cơ quan chủ quản nên dựa vào năng lực thực tế về sản xuất, tiêu thụ của các đơn vị thành viên và bổ sung hạn ngạch một cách hợp lý.
Kết luận
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất trong qúa trình sản xuất kinh doanh, nó là quá trình thực hiện giá trị hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm. Đây là giai đoạn cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp. Nhờ có hoạt động tiêu thụ, mục tiêu lợi nhuận, vị thế, vai trò của doanh nghiệp được thông qua.
Công ty May Đức Giang là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, ra đời trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, tuy gặp không ít khó khăn nhưng Công ty đã từng bước thành công và đang vững chắc đi lên. Các sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng tín nhiệm, Công ty luôn đảm bảo mục tiêu kinh doanh có lãi và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Có được kết quả như vậy là nhờ một phần tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ.
Sau thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty May Đức Giang, tôi đã nghiên cứu đề tài " Vận dụng một số phương pháp Thống Kê phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Đúc Giang giai đoạn 1995-2001 và dự báo giai đoạn 2002-2003". Những giải pháp đưa ra không nhằm tham vọng giải quyết được những vấn đề tồn tại của Công ty mà chỉ là những ý kiến mang tính tham khảo và mong góp phần giúp hoạt động tiêu thụ của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Công Nhự và các cô chú anh chị trong công ty Công ty May Đức Giang , những người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29140.doc