Từ những vấn đề lý luận thực tiễn đã nghiên cứu, cùng với sự phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1995 - 2001 xin đưa một số kiến nghị sau:
a. Về chiến lược phát triển thị trường du lịch trên địa bàn Hà Nội.
Số khách du lịch quốc tế, trong nước đến Hà Nội vẫn có xu hướng tăng mạnh theo từng năm dẫn đến doanh thu du lịch từ khách quốc tế, trong nước tăng theo. Để duy trì và tăng hơn nữa số lượng khách cần có những biện pháp nhằm khai thác tối đa mọi nguồn khách và chuẩn bị đón tiếp khách chu đáo đã góp phần không nhỏ trong việc làm tăng doanh thu qua các năm cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
- Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất kỹ thuật để đón khách quốc tế, khách trong nước, có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây mới các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tại các khu du lịch trên địa bàn Hà Nội như Hồ Tây, Hồ Gươm, Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, phố cổ. đồng thời xây dựng đan xen các khu vui chơi giải trí như công viên nước Hồ Tây, sàn nhảy, sân tenis.
- Xác định "sản phẩm du lịch" của Hà Nội có thể bán trên thị trường du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế cũng như trong nước góp phần không nhỏ trong việc làm tăng doanh thu bán hàng.
- Đa dạng hoá các loại hình vui chơi giải trí trong và ngoài khách sạn, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách.
- Đặt đại diện ở một số thị trường du lịch trọng yếu của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng nhằm tuyên truyền quảng cáo, từng bước định hướng nguồn khách du lịch đến, đồng thời tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong lĩnh vực du lịch cũng như kinh nghiệm trên thị trường.
b. Về mặt tổ chức thống kê nghiên cứu thị trường du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội.
- Nhanh chóng xây dựng và thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành du lịch một cách hoàn chỉnh.
- Hiện đại hoá nâng cao chất lượng hệ thống thông tin chuyên ngành du lịch từ dưới lên trên, có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan để thu thập thông tin bằng các phương pháp gián tiếp và trực tiếp nhằm cung cấp một cách đầy đủ cho các đơn vị kinh doanh du lịch, để từ đó các đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất cho mình.
c. Một số vấn đề cần giải quyết.
Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới việc giải quyết vấn đề xuất nhập cảnh còn rất khó khăn nhất là các thủ tục hành chính đó là một trong những trở ngại đối với việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng như phần trên đã trình bày thì doanh thu chủ yếu là doanh thu khách quốc tế. Chính vì vậy lượng khách quốc tế vào Hà Nội tăng lên dẫn đến doanh thu khách quốc tế cũng tăng lên. Tuy nhiên trong thời gian gần đây vấn đề này đã được giải quyết phần nào điều này được minh chứng là doanh thu du lịch của khách quốc tế hàng năm tăng lên rõ rệt.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích biến động doanh thu du lịch thời kỳ 1995 - 2001 và dự đoán doanh thu du lịch thời kỳ 2002 - 2003 trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghìn năm hình thành và phát triển, là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, trung tâm kinh tế và giao dịch quốc tế của các nước và đồng thời là nơi du lịch hay nói cách khác là trung tâm du lịch, là nơi thu hút khách du lịch trong nước và là điểm dừng chân của hầu hết khách du lịch quốc tế tới Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Ngành du lịch thủ đô những năm gần đây phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng góp phần đưa Hà Nội từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Năm 1992 Hà Nội đón được 200 nghìn khách quốc tế và doanh thu đạt 300 tỷ đồng, cho đến năm 2000 riêng doanh thu khách sạn, nhà hàng đã tăng lên 1.333 tỷ đồng, số lượng đơn vị kinh doanh tăng lên gấp 11 lần, số khách đến du lịch Hà Nội cũng tăng nhanh. Cơ sở hạ tầng cũng được nâng cấp đáng kể, đội ngũ nhân viên tiếp viên tận tình chu đáo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách, hệ thống du lịch như: bưu điện, khách sạn, nhà hàng đã có từng bước phát triển nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của khách. Tuy nhiên khi đi sâu nghiên cứu ta thấy du lịch Hà Nội tuy có nhiều thuận nhưng cũng không ít khó khăn cần khắc phục.
b. Thuận lợi.
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của đất nước, thủ đô Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng là một thành phố cổ kính, xinh đẹp trong khu vực. Nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, Hà Nội có một hệ sinh thái phong phú bao gồm cây xanh, hồ nước với những điểm di tích, danh thắng đã trở nên quen thuộc cùng khu phố cổ tồn tại, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phát triển, là đầu mối giao thông của cả nước, là trung tâm của tuyến được bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ cùng hệ thống truyền thông hiện đại. về kinh tế, thành phố là một cực trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là khu vực đang thu hút mạnh các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.
Với những lợi thế trên đây, Hà Nội có đủ điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh, đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, đồng thời hoà nhập với trào lưu phát triển du lịch khu vực và thế giới để đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cơ trong khu vực. Tuy nhiên bên cạnh tranh thuận lợi du lịch Hà Nội cũng còn có những khó khăn tồn tại.
c. Khó khăn.
Bên cạnh cơ hội thuận lợi, trong lộ trình đưa du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn vẫn chịu sự chi phối của những khó khăn từ khâu chính sách vĩ mô đến khâu tổ chức thực hiện ở tầm vi mô mà chúng ta không thể không tính đế đó là: Sự cạnh tranh của du lịch Hà Nội còn rất hạn chế, trình độ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ xúc tiến du lịch, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp và đặc biệt là thiếu vốn cho đầu tư phát triển du lịch. Đồng thời, ở trong nước nhận thức về du lịch thiếu thống nhất trong các cấp, các ngành và dân cư đối với việc xây dựng bảo vệ, khai thác, chỉ đạo, quản lý thực hiện quy hoach, kế hoạch phát triển du lịch. cơ chế, chính sách đầu tư còn nhiều bất cập. Những vấn đề trên đã và đang là những khó khăn hiện nay, đòi hỏi du lịch Hà Nội cần vượt qua để có thể đứng vững và giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thương trường du lịch trong nước và quốc tế.
2. Kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội.
2.1. Hoạt động khách sạn du lịch.
2.1.1 Màng lưới.
1) Màng lưới lao động.
a. Số doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Hoạt động du lịch bao gồm lữ hành, lưu trú, vận chuyển và những dịch vụ phục vụ khách du lịch. Do nhu cầu dịch vụ du lịch ngày càng tăng, nên các hoạt động du lịch ngày càng nhiều.
- Tính đến ngày 31/12/2000 trên địa bàn Hà Nội có 259 doanh nghiệp hoạt động du lịch tăng 9% so với năm 1998 trong tổng số theo:
+ Sở hữu: có 92 doanh nghiệp nhà nước tăng 15% so với năm 1999, 105 công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân tăng 41% so với năm 1996.
+ Khu vực: có 120 doanh nghiệp thuộc khu vực trong nước chiếm 92,5% trong tổng số, 20 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Phân bố địa lý: có 221 doanh nghiệp trong nội thành chiếm 85,32% tổng số. Trong 120 doanh nghiệp thuộc khu vực trong nước co 85 doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư kinh doanh ăn uống thương nghiệp đơn thuần sang dịch vụ khách sạn, hoặc mở rộng thêm hoạt động này. các nhà khách tu tạo thành khách sạn nên hoạt động khách sạn du lịch trở nên khá sôi động. Tuy nhiên so với khu vực ngoài quốc doanh các doanh nghiệp nhà nước có khó khăn về vốn, về lao động, vê lao động có kế toán nên phát triển chậm hơn. Còn các doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn có nguồn vốn hy động được rất linh hoạt, có cơ chế hoạt động năng động nên có tốc độ phát triển nhanh hơn nhiều.
b. Số lao động hoạt động khách sạn, du lịch.
- Tính đến ngày 31 - 12 - 2000 có 16.804 lao động trong 238 doanh nghiệp hoạt động du lịch tăng 120% so với năm 1998.
Biểu 01: Số lao động hoạt động khách sạn du lịch chia theo các loại hình doanh nghiệp (31 - 12 - 2000)
Số doanh nghiệp
Số lao động
% so sánh với
Tổng số
238
16.804
114,2
I. Khu vực trong nước
218
14.282
108,0
1. Doanh nghiệp nhà nước
96
12.156
100,5
+ Trung ương quản lý
38
7.892
103,6
+ Địa phương
58
4.264
95,1
2. Doanh nghiệp tư nhân
52
468
141,9
3. Công ty TNHH
70
1.658
172,7
II. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
20
2.522
192,7
Như vậy doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH nhiều (51,3% tổng số). Nhưng do cơ sở vật chất nhỏ nên tổng số lao động thu hút còn nhỏ. Khả năng các năm tới các doanh nghiệp này sẽ chính sách tốc độ tăng lao động nhanh. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng có dạng tương tự.
2) Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch.
a. Cơ sở lưu trú:
Số cơ sở lưu trú tính đến ngày 31/12/2000 toàn thành phố có 274 khách sạn tăng 105,8% so với năm 1998, tăng 112,7% so với năm 1997.
b. Số giường phục vụ khách.
Tổ số giường phục vụ khách là 12.261 giường tăng 124,1% so với năm 1997, tăng 110,5% so với năm 1998.
c. Số lượng buồng phục vụ khách.
Tổng số buồng phục vụ khách du lịch năm 2000 là 6.911 tăng 123,6% so với năm 1998 và tăng 100,7% so với năm 1999.
Với số giường phục vụ khác trên, Hà Nội có khả năng đón 400 ngàn lượt khách/năm (bình quân mỗi lượt khách lưu trú 7 - 10 ngày).
3) Diện tích kinh doanh phục vụ du lịch.
Toàn thành phố tính đến 31/12/2000 có tất cả 414.804 m2, trong đó doanh nghiệp nhà nước trung ương chiếm 50,4%, doanh nghiệp nhà nước địa phương chiếm 42,6%, các doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 4,1% và các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài 2,9%.
Diện tích nhà 372.644m2 trong đó doanh nghiệp nhà nước trung ương chiếm 51,1%, doanh nghiệp nhà nước địa phương chiếm 30,6%, các doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 11,6% và các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài 6,7%.
Trong tổng diện tích nhà có 335.143m2 sử dụng cho kinh doanh.
2.1.2. Kết quả phục vụ.
Kết quả của hoạt động du lịch thể hiện số lượt khách, ngày khách, doanh thu, hiệu quả kinh doanh và những ý kiến của khách nhận xét về ngành du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
1) Lượt khách, ngày khách phục vụ.
Biểu 02: Số lượt khách du lịch vào Hà Nội
Đơn vị tính
1999
2000
1. Tổng số lượt khách
Lượt/người
778.258
1.040.097
+ Khách quốc tế
"
287.243
490.400
Trong đó: doanh nghiệp NN
"
108.167
255.845
+ Khách trong nước
"
491.015
549.697
Trong đó: doanh nghiệp NN
"
392.046
414.483
2. Tổng số ngày khách
Ngày/khách
2.361.966
3.187.600
+ Khách quốc tế
"
980.674
1.658.775
Trong đó: doanh nghiệp NN
"
354.876
255.845
+ Khách trong nước
"
1.381.292
1.528.825
Trong đó: doanh nghiệp NN
"
913.067
414.483
- Tổng số lượt khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài
Lượt/người
15.964
20.317
- Tổng số ngày khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài
Ngày/khách
132.249
148.314
Trong năm 2000 ngành du lịch Hà Nội đã thu được một kết quả phục vụ khách khá cao về số lượt khách và số ngày khách.
Cụ thể là:
- Tổng số lượt khách năm 2000 là: 1.040.097, tăng 33,64% so với năm 1999 (778.258 lượt) và tăng 78,13% so với năm 1998 (583.897 lượt).
- Trong tổng số 1.040.097 lượt khách có có 490.400 lượt khách quốc tế tăng 70,72% so với năm 1999 (là 287.243 lượt) và tăng 140% so với năm 1998 (là 204.287 lượt).
- Số khách trong nước là 549.697 tăng 11,95% so với năm 1999 (là 491.015) và tăng 44,8% so với năm 1998 là 379.610 lượt.
- Tổng số ngày khách phục vụ khách du lịch của du lịch Hà Nội năm 2000 là 3.187.600 ngày khách, tăng 34,96% so với năm 1999 (2.361.966 ngày khách), và tăng 91,12% so với năm 1998 (1.667.775 ngày khách). Trong đó khách quốc tế năm 2000 là 1.658.775 ngày khách tăng 69,14% so với năm 1999 (980.674 ngày khách), và 118,32% so với năm 1998 (752.909 ngày khách). Khách trong nước năm 2000 là 1.528.825 ngày khách tăng 10,68% so với năm 1999 (là 1.381.292 ngày khách), và tăn 67,1% so với năm 1998 (914.865 ngày khách).
- Tổng số lượt khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài năm 2000 là 20.317 lượt người tăng so với năm 1999 (15.964 lượt người) và tăng 31% so với năm 1998 (15.509 lượt người).
- Tổng số ngày khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài năm 2000 là 148.314 ngày khách tăng 12,14% so với năm 1999 (132.249 ngày khách), và tăng 26,28% so với năm 1998 (117.450 ngày khách).
Như vậy khi đất nước mở cửa, đời sống của nhân dân được cải thiện nhu cầu đi du lịch nước ngoài của khách trong nước cũng tăng, chủ yếu là số ngày khách tăng rất nhiều, điều đó chứng tỏ mức sống của người dân đã tăng cao hơn so với thời kỳ trước. Ngoài nhu cầu ăn no, mặc ấm như trước đây, giờ đây nhu cầu đó trở thành ăn ngon, mặc đẹp, ngoài ra còn có nhu cầu đi du lịch nước ngoài cũng tăng trong những năm gần đây. Đó cũng là điều tất yéu của cuộc sống hiện nay.
2) Tình hình về khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam.
- Đánh giá chung về tình hình khách du lịch tới Việt Nam.
Nhìn chung số lượng khách tới Việt Nam ngày một tăng. khách du lịch nước ngoài là mục tiêu quan trọng của hoạt động du lịch Hà Nội, không những nó mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, mà còn mang lại cho Nhà nước như đưa ngoại tệ mạnh vào Việt Nam, tiêu thụ hàng hoá địa phương tăng lên, tạo nên nhiều mối quan hệ giữa Việt Nam với nhiều nước bằng con đường kinh tế, trước hết thu hút được nhiều vốn đầu tư của nước ngoài để xây dựng khách sạn, cơ sở du lịch, một nghề có lãi rất cao và thu hồi vốn nhanh.
Quan sát và thu thập thông tin trực tiếp từ 163 khách nước ngoài thuộc trên 20 nước (Pháp, Mỹ, Nhật, Anh, Thuỵ Sĩ, úc, Bỉ, ý...) ta có được các thông tin sau.
a. Phân loại về người đến du lịch.
- Số khách du lịch là nam 120 người (73,6%).
- Số đến Việt Nam lần đầu 110 người (67%); Lần thứ hai là 16 người; lần thứ 3 là 13 người; Lần thứ 4 là 3 người.
Riêng lần thứ 5 trở lên có 22 người (13% tổng số) số người đi với mục đích du lịch 93 người chiếm 57% tổng số, số người đi kết hợp du lịch, thương mại 61 người chiếm 37% tổng số.
Số người đi với mục đích khác 9 người bằng 6% tổng số, số người đi với chương trình có tổ chức 76%, bằng 46,6% tổng số, đi du lịch tự do 38 người băng 23,4% tổng số, đi kết hợp mục đích khác 49 người bằng 30% tổng số.
Như vậy khách đến Việt Nam lần đầu với mục đích du lịch và đi theo chương trình có tổ hức vẫn là chính, đây là nhân tố thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
Khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho đất nước. Mỗi người du lịch tới Việt Nam cũng là một quảng cáo viên về tình hình kinh tế, xã hội, đất nước con người Việt Nam cho bạn bè năm châu xa gần biết và sẽ biết đến Việt Nam. Đại đa số khách đến Việt Nam ca ngợi đất nước, con người Việt Nam, hài lòng về thái độ phục vụ của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cũng còn một số ý kiến phàn nàn về thủ tục nhập cảnh hải quan, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn quá kém, về môi trờng bị ô nhiễm của ta. Tập trung vào việc phục vụ khách du lịch, các ý kiến của khách du lịch nước ngoài cho biết:
- Có 23% ý kiến cho rằng thủ tục nhập cảnh chưa thuận lợi.
- Có 23,9% ý kiến cho rằng thủ tục hải quan chưa thuận lợi.
- Có 31,3% ý kiến cho rằng việc đi lại chưa thuận lợi hệ thống đường xá quá xấu quá bẩn, bụi...
- Có 3% ý kiến cho tằng thái độ phục vụ chưa tốt.
Thông qua các ý kiến này chúng ta phải từng bước khắc phục, hoàn thiện những gì còn thiếu sót để góp phần làm lành mạnh hoá ngành du lịch nói riêng và đất nước con người Việt Nam nói chung. Chính vì vậy mà chúng cần lắng nghe ý kiến phản hồi từ những người khách du lịch trong nước cũng như ngoài nước để từ đó có biện pháp thích hợp, góp phần khôgn nhỏ trong việc phát triển ngành du lịch nước ta đang còn non trẻ hiện nay.
3) Kết quả doanh thu của các doanh nghiệp có hoạt động du lịch.
Biểu 03: Kết quả doanh thu của các doanh nghiệp có hoạt động du lịch
Đơn vị tính
1999
2000
% so sánh
Tổng số
Tr.đ
1.202.386
1.416.607
117,8
1. Chia theo đối tượng
Doanh thu phục vụ khách quốc tế
Tr.đ
941.461
1.041.455
110,7
Doanh thu phục vụ khách DL trong nước
Tr.đ
246.220
344.404
139,9
Doanh thu phục vụ khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài
Tr.đ
20.005
29.748
148,7
2. Chia theo loại hình kinh doanh
Tr.đ
2.1. Doanh thu dịch vụ
Tr.đ
724.574
925.044
127,6
- Doanh thu cho thuê buồng
Tr.đ
512.669
650.306
126,8
- Doanh thu lữ hành
Tr.đ
73.307
133.206
181,7
- Doanh thu vận chuyển
Tr.đ
11.180
24.976
213,39
- Doanh thu vui chơi giải trí
Tr.đ
30.244
41.627
137,6
- Doanh thu dịch vụ khác
Tr.đ
97.174
104.929
107,9
2.2. Doanh thu bán hàng hoá
Tr.đ
51.469
63.474
123,3
Trong đó: Bán lẻ
Tr.đ
15.440
22.311
144,5
2.3. Doanh thu bán hàng ăn uống
Tr.đ
281.631
345.652
122,7
Trong đó: Hàng tự chế
Tr.đ
197.141
231.586
117,4
2.4. Doanh thu khác
Tr.đ
82.164
144.712
176,1
Qua biểu tính toán ở trên ta thấy tổng doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng 17,8%.
Trong tổng doanh thu du lịch năm 2000 thì doanh thu khách quốc tế là chính chiếm 73,5% tổng doanh thu, doanh thu phục vụ khách du lịch trong nước chiếm 24,31% tổng doanh thu.
- Doanh thu dịch vụ năm 2000 so với năm 1999 tăng 27,6%.
- Trong tổng doanh thu năm 2000 thì doanh thu dịch vụ chiếm 65,3% tổng doanh thu (trong đó doanh thu cho thuê buồng chiếm 45,9%, doanh thu lữ hành chiếm 9,4%, doanh thu vận chuyển chiếm 1,76%, doanh thu vui chơi giải trí chiếm 2,93%, doanh thu dịch vụ khác chiếm 7,4%).
Như vậy trong tổng doanh thu thì doanh thu của khách quốc tế là chính. Tuy nhiên so với khách quốc tế vào Hà Nội và số tiền chi tiêu của khách tại Hà Nội thì doanh thu thực tế về du lịch trên địa bàn Hà Nội còn rất thấp so với thực tế. Điều đó chứng tỏ khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội còn ít mà chủ yếu đi tham quan, du lịch ở các tỉnh khác. Chính vì vậy, Hà Nội cần phải cải tiến các hoạt động vui chơi giải trí, các khu di tích như Hồ Gươm, Hồ Tây, Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, phố cổ... để giữ được khách lưu lại tại Hà Nội nhiều ngày hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó cần phải nâng cao cơ sở vật chất ở các nhà hàng, khách sạn, thái độ phục vụ của nhân viên khách sạn, nhà hàng làm sao tạo được lòng tin khi khách đến. Điều này góp phần không nhỏ trng việc làm cho doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội tăng lên.
- Qua kết quả điều tra số liệu, phân tích trên ta thấy rằng hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội có bước biến chuyển lớn không ngừng qua các năm.
Thứ nhất: Doanh thu dịch vụ du lịch tăng khá nhanh, đa dạng trong kinh doanh, thái độ phục vụ của nhân viên du lịch có chiều hướng tốt, đã và đang làm hài lòng khách nước ngoài khi đến Hà Nội.
Thứ hai: Kinh doanh du lịch mang lại hiệu quả cao, mang lại lợi ích chung cho đất nước, đóng góp không nhỏ trong GDP, thu hồi vốn nhanh. Mặt khác còn tạo nhiều công ăn việc làm cho đất nước.
Tuy nhiên, ngành du lịch cần phải đầu tư nâng cấp một số khách sạn để có nhiều buồng, phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, đáp ứng được nhu cầu khách nước ngoài. Để thực hiện được điều này cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lữ hành và lưu trú, tận dụng buồng, giường hợp lý tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.
+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp trong việc giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh đó là các cơ quan như: hải quan, cơ quan anh ninh... tạo điều kiện thuận để thu hút khách du lịch vào Việt Nam nói chung và khách du lịch vào Hà Nội nói riêng.
Bên cạnh đó ngành du lịch cần có sự đầu tư thích đáng vào cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường, tôn tạo những cái hiện có như các khu di tích không để nó bị mai một, tạo điều kiện cho việc đi lại thuận điện, đảm bảo an ninh trật tự cho du khách đặc biệt là ở các nơi vui chơi giải trí. Điều đó đã tạo được lòng tin rất lớn đối với khách du lịch trong nước cũng như khách du lịch quốc tế. Có sự quản lý chặt chẽ việc thu nộp ngân sách, tránh tình trạng đọng thuế, nộp chậm hoặc trốn thuế doanh thu cho ngân sách nhà nước.
2.2. Hoạt động dịch vụ - cho người nước ngoài thuê nhà và nhà trọ tư nhân.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ cho người nước ngoài thuê nhà là cơ sở đại diện và làm nhà ở lâu dài, nhà trọ bình dân máy năm gần đây phát triển mạnh.
Sau đây là một số kết quả.
2.2.1. Dịch vụ cho người nước ngoài thuê nhà làm nhà ở lâu dài.
1) Cơ sở cho thuê.
Tổng số cơ sở (nhà cho thuê) là 852 cơ sở (gồm hộ cá thể, tư nhân, công ty).
- Chia thành lãnh thổ:
+ Quận Hai Bà Trưng 153 cơ sở bằng 17,9% tổng số.
+ Quận Đống Đa 204 cơ sở bằng 24% tổng số.
+ Quận Hoàn Kiếm 110 cơ sở bằng 12,9% tổng số.
+ Quận Ba Đình 185 cơ sở bằng 21,7% tổng số.
+ Quận Tây Hồ 120 cơ sở bằng 14% tổng số.
+ Quận Thanh Xuân 80 cơ sở bằng 9,3% tổng số.
Trong tổng số có 782 cơ sở thuộc sở hữu tư nhân bằng 91,7%. Sở hữu Nhà nước chiếm 8,3%.
- Số cơ sở cho thuê chia theo quốc tịch người thuê nhà như sau:
Người Pháp thuê 102 cơ sở bằng 11,9%.
Người Hàn Quốc thuê 180 cơ sở bằng 21,1%.
Người úc thuê 193 cơ sở bằng 22,6%.
Người Mỹ thuê 470 cơ sở bằng 5,5%
Người Nhật thuê 157 cơ sở bằng 18,4%
Các nước khác 173 cơ sở bằng 20,5%
2) Số buồng và diện tích cho thuê.
- Tổng số buồng cho thuê là 8.052 buồng, diện tích 212.594m2.
+ Quận Hai Bà Trưng 1.322 buồng, diện tích 34.272m2.
+ Quận Đống Đa 1.878 buồng, diện tích 48.828m2.
+ Quận Hoàn Kiếm 1.651 buồng, diện tích 42.926m2.
+ Quận Ba Đình 1.209 buồng, diện tích 31.434m2.
+ Quận Tây Hồ 1.040 buồng, diện tích 27.040m2.
+ Quận Thanh Xuân 1.012 buồng, diện tích 27.994m2.
3) Kết quả dịch vụ cho thuê nhà.
Doanh thu bình quân tháng của 852 cơ sở là 576.432 USD.
Ước tính cả năm 8.761.485 USD tương đương 132 tỷ đồng.
Số phải nộp mỗi tháng là 4,5 tỷ đồng, ước tính cả năm phải nộp là 32,8 tỷ đồng chiếm 23,3% tổng số.
Thời gian thuê bình quân 22 tháng và hầu hết các cơ sở cho thuê đều có giấy phép cho thuê.
Dịch vụ cho thuê nhà hiện nay là dịch vụ có tính chi phí thấp nhất và mang lại lợi nhuận tương đối cao. Tính cho một cơ sở mỗi tháng thu được 6,5 triệu đồng lãi gộp.
Nhu cầu thuê nhà ở lâu dài của các hãng, người nước ngoài tại Hà Nội vẫn còn tiếp tục tăng trong khi đó khả năng đáp ứng của Nhà nước có hạn. sự phát triển của các dịch vụ cho thuê nhà của các cơ sở trên đã giảm bớt sự căng thẳng về nhu cầu khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự phục vụ khách, đã góp phần tăng thêm thu nhập cho chủ nhà, có sự đóng góp thoả đáng của Nhà nước. Dịch vụ trên hiện tại vẫn cần thiết và có ích nên khả năng vẫn tiếp tục phát triển và cần được Nhà nước quản lý, tạo điều kiện thuận lợi.
2.2.2. dịch vụ cho người nước ngoài thuê làm cơ quan đại diện.
Từ khi Nhà nước có Luật đầu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, nhiều nước và tổ chức kinh tế đã đặt nhiều trụ sở đại diện tại Hà Nội. Trong khi nhu cầu trụ sở đại diện tăng, điều kiện nhà ở của thành phố có hạn nhà nước đã cho phép các cơ quan, hộ dân có điều kiện có thể dành diện tích cho thuê và đóng góp nghĩa vụ với Nhà nước.
- Tính đến hết năm 2000 có 135 cơ sở cho thuê, nói cách khác là cơ sở cho người nước ngoài thuê nhà đặt làm văn phòng đại diện, trong đó quận Hoàn Kiếm 62 cơ sở bằng 45,9% tổng số, tập trung chủ yếu ở phường Trần Hưng Đạo (42 cơ sở). Quận Hai Bà Trưng 38 cơ sở bằng 28,1%. Còn lại phân bổ rải rác ở các quận còn lại.
- Trong tổng số cơ sở cho thuê, số cơ sở thuộc sở hữu Nhà nước là 40%, số cơ sở thuộc sở hữu tư nhân, cá thể là 60%.
- Chia theo quốc tịch, số cơ sở cho thuê làm văn phòng đại diện gồm: Nhật 24 cơ sở, Mỹ 15 cơ sở, Pháp 20 cơ sở, úc 15 cơ sở, Đức là 12 cơ sở, Hàn Quốc 10 cơ sở, các nước khác 24 cơ sở.
- Tổng diện tích cho thuê 19.974m2 trong đó diện tích chính là 15.324m2.
Doanh thu bình quân 1 tháng là 105.889 USD, ước tính cả năm là 1.270.668 USD, trong đó quận Hoàn Kiếm 835.668 USD, quận Hai Bà Trưng 297.000 USD, huyện Từ Liêm 138.000 USD.
- Tổng doanh thu ước tính năm quy tiền Việt Nam là 17.774 triệu đồng. Tổng số tiền phải nộp bình quân 1 tháng là 315 triệu đồng, trong đó nộp ngân sách bình quân 1 tháng là 250 triệu đồng. ước tính phải nộp cả năm 2000 là 3.780 triệu đồng, trong đó nộp ngân sách cả năm là 3.000 triệu đồng bằng 79,3% tổng số nộp.
- Tỷ lệ nộp chiếm 27% tổng doanh thu, trong đó nộp ngân sách bằng 28,5% tổng doanh thu.
Việc giành cơ sở cho người nước ngoài thuê làm cơ quan đại diện là cần thiết và có ích, không những làm giảm sự căng thẳng về nhu cầu thuê nhà của các cơ quan đại diện nước ngoài mà còn làm tăng thêm thu nhập cho chủ nhà, tăng thu cho ngân sách.
Đối với cơ sở cho thuê thuộc sở hữu Nhà nước thì dịch vụ này đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên mà Nhà nước chưa có điều kiện lo được. Mặt khác cũng là nguồn đóng góp đáng kể cho Nhà nước. Vì vậy đây là dịch vụ cần khuyến khích và cần quản lý chặt chẽ.
2.2.3. Cơ sở nhà trọ thời điểm 31 - 12 - 2000.
Việc giao lưu kinh tế giữa Hà Nội và các tỉnh được mở rộng lưu lượng khách vãng lai và người sản xuất kinh doanh ở tỉnh ngoaì Hà Nội ngày một tăng, do đó nhu cầu về nhà trọ ngày càng nhiều. Điều đó tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển của loại hình nhà trọ. Sau đây là kết quả điều tra nhà trọ năm 2000.
Trong tổng số 609 cơ sở trong đó cơ sở Nhà nước là 46 bao gồm:
- Hoàn Kiếm : 94 cơ sở
- Ba Đình : 41 cơ sở
- Hai Bà Trưng : 38 cơ sở
- Đống Đa : 197 cơ sở
- Huyện Gia Lâm : 104 cơ sở
- Huyện Từ Liêm : 30 cơ sở
- Quận Tây Hồ : 55 cơ sở
- Quận Cầu Giấy : 30 cơ sở
Tổng diện tích cho thuê: 15.297m2
Giá thuê bình quân một ngày/người: 60.000 đồng cao nhất là 120.000 đồng, thấp nhất là 20.000 đồng/ngày.
Tổng doanh thu bình quân một tháng là 1.958 triệu đồng, ước tính cả năm 18.696 triệu đồng.
Số phải nộp bình quân một tháng là 350 triệu đồng trong đó nộp ngân sách là 300 triệu. Cả năm 4.200 triệu đồng và nộp ngân sách 3.600 triệu đồng.
Qua đây ta thấy rằng nhu cầu về nhà trọ là không nhỏ, cho nên việc phát triển nhà trọ của Hà Nội là cần thiết và đã đáp ứng yêu cầu trọ tương đối thoả mãn. Tuy nhiên nhiều hộ kinh doanh dịch vụ này chưa có giấy phép, tổng số có 382 cơ sở có giấy phép, chiếm 49,3% còn lại 50,7% kinh doanh không có giấy phép, không đóng thuế trong đó nhiều nhất là quận Đốg Đa và huyện Gia Lâm.
Để quản lý và bảo về an toàn cho khách trọ các nhà trọ còn phải có giấy phép kinh doanh và làm nghĩa vụ thuế cho Nhà nước.
Tóm lại, dịch vụ cho người nước noài thuê nhà và làm văn phòng đại diện và việc phát triển nhà trọ là cần thiết. Chính vì vậy mà Nhà nước cần tạo điều kiện trong việc cấp giấy phép, đặc biệt là cần có sự quản lý chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này, đồng thời có chính sách hợp lý trong quản lý và tận thu ngân sách cho Nhà nước. Mặt khác Nhà nước không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này về vốn và có chính sách ưu đãi về thuế.
III. Việc nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội.
1. Sự cần thiết nghiên cứu doanh thu du lịch.
Như chúng ta đã biết doanh thu du lịch là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ nghiên cứu do hoạt động phục vụ các loại bao gồm các chi phí của khách về dịch vụ và hàng hoá trừ những chi phí cho vận tải hành khách quốc tế..
Việc làm ăn có hiệu quả hay không của các công ty kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó doanh thu là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của các công ty du lịch. Tuy nhiên doanh thu vẫn chưa phản ánh hết được doanh nghiệp làm ăn lỗ hay lãi, lãi nhiều hay ít, làm ăn có hiệu quả không? Chính vì vậy việc nghiên cứu doanh thu du lịch rất quan trọng và nó được thể hiện ở một số vấn đề sau.
- Thứ nhất phả ánh doanh thu ngoài việc phản ánh kết quả hoạt động chung nó còn phản ánh chất lượng và mức độ phục vụ; nó còn phản ánh sự thay đổi trình độ hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Thứ hai: Doanh thu du lịch là một trong những điều kiện để tính các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu hiệu quả...
- Thứ ba: Phân tích cơ cấu doanh thu có thể cho thấy xu hướng kinh doanh của từng đơn vị kinh doanh du lịch.
Qua việc nghiên cứu doanh thu du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch để từ đó Nhà nước có thể kiểm soát được doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả, kiểm soát được nguồn thu từ đó tránh được tình trạng trốn thuế, chú trọng, mở rộng, đầu tư thích đáng vào doanh nghiệp làm ăn cso hiệu quả như tăng cường an ninh cho du khách, đơn giản hoá mọi thủ tục xuất nhập cảnh. Hỗ trợ các doanh nghiệp làm ăn chưa có hiệu quả về vốn, tích cực xây dựng các khu vui chơi giải trí, làm cho du khách ở lại lâu hơn và tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép, về vốn để cải tạo lại cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là khi nước ta sắp tới tổ chức Sea Gemes vào năm 2003 đấy là một trong những thuận lợi đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
2. Thực trạng nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thông tin như hiện nay thì việc nghiên cứu doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội khá đơn giản, từ đó Nhà nước có chính sách phù hợp trong phát triển du lịch trong thời gian tới.
Việcthu thập số liệu về doanh thu du lịch ở các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội do Phòng Thương mại giá cả Cục Thống kê Hà Nội quản lý. Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội hàng tuần, hàng tháng, hàng quý báo cáo lên phòng giá cả của Cục Thống kê Hà Nội từ đó biết được số liệu về doanh thu hàng quý, hàng năm, từ đó biết được doanh thu du lịch hàng tháng, quý, năm tăng hay giảm, tăng hay giảm do nguyên nhân nào, nhân tố nào quyết định thật sự đến sự tăng, giảm của doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội. Từ đó Nhà nước có chính sách phù hợp cho việc phát triển kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ nghiên cứu được các đơn vị kinh doanh du lịch có giấy phép kinh doanh, còn các đơn vị chưa có giấy phép kinh doanh thì chúng ta chưa quản lý được. Nó góp phần không nhỏ trong việc định hướng phát triển du lịch ở các quận, huyện của thành phố Hà Nội. Chính vì vậy mà Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan cần có biện pháp thích hợp trong việc quản lý các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
IV. Sự cần thiết của việc sử dụng dãy số thời gian và dự đoán thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội.
1. ý nghĩa và tầm quan trọng.
Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường trong những năm qua ở Việt Nam thì việc sử dụng các phương pháp thống kê để nhiệm vụ và phân tích doanh thu du lịch, đặc biệt là vận dụng dãy số thời gian và dự đoán thống kê, nó đóng vai trò quan trọng đối với các công ty, xí nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội. Nhờ có dự đoán thống kê mà các cơ quan xí nghiệp có nhiều thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, ban hành thực thi các chính sách quản lý kinh tế - xã hội. Thông qua các số liệu dự đoán thống kê mà các cơ quan xí nghiệp nhanh chóng phát hiện những sai sót để nhằm phục vụ cho việc kinh doanh và quản lý kinh tế xã hội đạt nhiều hiệu quả.
Vận dụng phương pháp dãy sóo thời gian và dự đoán là phương pháp quan trọng đối với bất kỳ một công ty kinh doanh du lịch nào nghiên cứu về doanh thu du lịch. Trong tình hình hiện nay việc phân tích và dự đoán doanh thu du lịch là hết sức quan trọng để từ đó có thể đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh chất lượng phục vụ và sự phát triển trình độ hiện đại của cơ sở vật chất kỹ thuật và mức độ phục vụ. Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của doanh thu, hiểu rõ xu hướng, tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán doanh thu du lịch trong thời gian tới và phân tích được hiệu quả trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch, đồng thời thấy được xu hướng vận động của từng đơn vị cũng như ngành.
2. Phân tích và dự đoán thống kê doanh thu du lịch ở Cục Thống kê Hà Nội.
Cục Thống kê Hà Nội là cơ quan thu thập và tổng hợp số liệu từ các đơn vị cơ sở, sau đó báo cáo lên Tổng cục thống kê theo những biểu mẫu nhất định. Do vậy từ trước đến nay Cục Thống kê Hà Nội chỉ dừng lại ở chế độ báo cáo chứ không đi sâu phân tích cụ thể các chỉ tiêu hay các chỉ tiêu chi tiết về doanh thu du lịch. Do có kết luận đúng đắn về hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội. Cục Thống kê Hà Nội cần thu thập đầy đủ và chi tiết hơn, đồng thời vận dụng các phương pháp thống kê. Khi nghiên cứu xu hướng phát triển và tình hình hoàn thành kế hoạch để có thể nghiên cứu và phân tích, dự đoán chính xác hơn cho các năm tiếp theo.
Chương III
Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn (1995 - 2001) và dự đoán doanh thu du lịch (2002 - 2003)
I. Một vài nét sử dụng thông tin trong phân tích và dự đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội.
Để sử dụng các phương pháp thống kê nghiên cứu doanh thu du lịch cần phải có một số lượng thông tin tươưng đối đầy đủ chi tiết, toàm diện. Nhưng trên thực tế sóo liệu thống kê hiện nay không đầy đủ chi tiết, thiếu tính so sánh được với nhau qua thời gian và không gian, một số trường hợp do thu thập được quá chậm đã mất tính thời sự, thiếu chính xác, thậm chí nguồn số liệu của các cơ quan quản lý như số liệu của Sở Du lịch, Cục Thống kê cũng thiếu tính đồng bộ.
Với nguồn số liệu như vậy, việc phân tích, dự đoán thống kê doanh thu du lịch tại Hà Nội còn nhiều hạn chế: các chỉ tiêu phân tích chỉ dừng ở mức khái quát, thiết các chỉ tiêu phân tích chi tiết. Việc đánh giá, phân tích và dự báo doanh thu du lịch chỉ dừng lại ở mức độ là nhiều báo cáo, phân tích tìh hình, đôi khi mang tính chất mô tả, chưa phân tích sâu sắc chi tiết...
Trước tình hình thực tế về thông tin doanh thu du lịch trong những năm qua không cho phép tiến hành sử dụng tất cả các phương pháp đã trình bày ở chương I, chương II để phân tích toàn diện doanh thu du lịch mà chỉ có thể sử dụng một số phương pháp như: dãy dố thời gian, dự đoán.
Số liệu thu thập được chỉ bao gồm số chỉ tiêu:
- Doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội theo từng tháng từ năm 1995 - 2000 và tổng doanh thu theo năm giai đoạn 1995 - 2001.
- Số khách, số ngày khách giai đoạn 1995 - 2000.
- Số lao động phục vụ dịch vụ du lịch từ năm 1995 đến 2000.
Sau đây xin trình bày một số nội dung phân tích như đã trình bày ở các chương trước.
II. Biến động tổng doanh thu và kết cấu qua thời gian.
A. Nghiên cứu biến động tổng doanh thu phục vụ khách.
Chỉ tiêu doanh thu là chỉ tiêu cơ bản để xác định kết quả hoạt động du lịch. việc nghiên cứu chỉ tiêu này có tác dụng lập kế hoạch để phát triển du lịch một cách tốt nhất.
Du lịch Hà Nội tuy là một ngành non trẻ nhưng lại là một ngành đầy triển vọng, một ngành trong tương lai sẽ là ngành mũi nhọn của Thủ đô, doanh thu của ngành chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu GDP. Sau đây là tình hình biến động của doanh thu khách du lịch tại Hà Nội qua các năm:
Biểu 04: Doanh thu phục vụ khách du lịch giai đoạn 1995 - 2001
Năm
Tổng doanh thu phục vụ khác du lịch (triệu đồng)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (triệu đồng)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
1995
895.160
1996
913.649
18.489
102,065
1997
1.049.869
136.220
114,909
1998
1.134.457
84.588
108,057
1999
1.202.386
67.929
105,987
2000
1.416.607
214.221
117,816
2001
1.563.892
147.285
110,397
Tổng
7.176.020
Với số liệu ở trên chúng ta có thể tính được một số chỉ tiêu sau:
- Doanh thu du lịch bình quân năm:
1.168.002,9 (triệu đồng/năm)
- Lượng giảm tuyệt đối bình quân năm:
111.455,333 (triệu đồng/năm)
- Tốc độ phát triển bình quân năm:
= 1,0974 lần hay 109,74%
Qua kết quả tính toán ta thấy doanh thu phục vụ khách du lịch trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 1999 - 2001 liên tục tăng. Doanh thu về khách du lịch trung bình mỗi năm trong giai đoạn này là 1.168.002,9 triệu đồng/năm với tốc độ phát triển bình quân là 109,74% và trung bình mỗi năm tăng 111.455,333 triệu đồng/năm. lượng tăng tuyệt đối cao đặc biệt là năm 2000 do có sự thay đổi theo hướng tốt lên của các thủ tục xuất nhập cảnh, các nơi tham quan đã được Đảng và Nhà nước đầu tư có chiều sâu, là năm đầu tiên của thiên niên kỳ mới và có một số sự kiện quan trọng về kinh tế và chính trị đặc biệt trong năm này.
Qua đó ta thấy rằng doanh thu du lịch từ năm 1995 - 2001 biến động mạnh, các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn chênh lệch nhau khá lớn, lúc đầu tăng, sau đó giảm nhanh và tăng nhanh... Do đó để nghiên cứu xu hướng phát triển cơ bản của tiêu doanh thu phục vụ khách du lịch có thể sử dụng hàm parabol: = a0 + a1 + a2t2
Với số liệu ở biểu 1 các tham số a0, a1, a2 được xác định bởi hệ phương trình sau đây:
Giải hệ phương trình ta được
a0 = 858.838,54
a1 = 17.744,03
a2 = 11.908,96
= 858.838,54 + 17.744,03t + 11.908,96t2
B. Nghiên cứu kết cấu doanh thu du lịch qua các năm.
Nghiên cứu kết cấu doanh thu du lịch có vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu kết quả kinh doanh, qua đó ta thấy được tỷ trọng của từng doanh thu bộ phận, trong cơ cấu tổng doanh thu. Nó giúp cho các nhà hoạch định chiến lược đúng đắn để nâng cao tổng doanh thu và lợi nhuận cho công ty du lịch. ta có bảng kết cấu doanh thu được trình bày dưới đây:
Qua bảng kết cấu doanh thu du lịch theo đối tượng phục vụ từ năm 1995 - 2001 trên địa bàn Hà Nội cho ta thấy phần lớn doanh thu là doanh thu phục vụ khách quốc tế, còn lại là doanh thu phục vụ khách trong nước, điều này được thể hiện là doanh thu phục vụ khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu thấp nhất là 62,4% năm 1995 cao nhất là 78,3% năm 1999. Chính vì nguồn thu chủ yếu là khách quốc tế nên chúng ta cần phải có chính sách thu hút khách nước ngoài như: quảng cáo trên mạng, đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh, tôn tạo những cái vốn có của mình như chùa, lăng,... và đặc biệt là đảm bảo an ninh cho du khách ở các nơi nghỉ mát, khu di tích...
Tuy nhiên bên cạnh đó việc doanh thu từ khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong khi đó khách nội địa chiếm tỷ trọng nhỏ và đang giảm dần trong kết cấu tổng doanh thu du lịch.
Nguyên nhân này có thể do số lượng khách quốc tế đến Hà Nội ngày một nhiều, khách quốc tế tăng nhanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và tỷ trọng đó ngày càng cao. Như năm 1999 chiếm 79% và năm 2001 chiếm gần 74% trong tổng doanh thu. Khách trong nước tuy có tăng lên nhưng mức chi tiêu thấp làm cho doanh thu phục vụ khách trong nước qua các năm vẫn tăng nhưng tăng chậm dẫn đễn tỷ trọng tổng doanh thu có xu hướng giảm dần.
Như vậy qua biểu kết cấu doanh thu du lịch theo loại hình hoạt động từ năm 1995 - 2001 trên địa bàn Hà Nội cho ta thấy: Doanh thu dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất cụ thể là thường chiếm trên 60% tổng doanh thu, trong đó cao nhất là 71,19% vào năm 1995, thấp nhất là 60,26% năm 1999. Song lại đang có xu hướng giả, dần trong kết cấu tổng doanh thu. Bên cạnh đó doanh thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ, thấp nhấy là 2,95% vào năm 1995, cao nhất là 13,1% vào năm 1998, điều này chứng tỏ rằng doanh thu khác có chiều hướng tăng qua các năm. trong khi đó doanh thu bán hàng không biến động nhiều và chiếm khoảng 20%.
Nguyên nhân dẫn đến doanh thu dịch vụ giảm có thể là do khách du lịch ở lại ít hơn, các khách sạn nhà hàng... chưa đủ khả năng thu hút khách du lịch ở lại lâu hơn, các khu di tích, danh lam thắng cảnh chưa được đầu tư thích đáng... dẫn đến doanh thu du lịch có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên vài năm trở lại đây doanh thu dịch vụ có chiều hướng tăng, điều đó chứng tỏ rằng khách du lịch có chiều hướng tăng lên, các nơi tham quan đã có sức thu hút đối với khách du lịch. Doanh thu bán hàng qua các năm ta thấy không biến động nhiều là do hàng hoá chưa phong phú, chưa mang đậm bản sắc dân tộc... dẫn đến chưa thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
III. Xu thế biến động doanh thu du lịch.
1. Xu hướng biến động theo hàm xu thế.
Để nghiên cứu xu hướng phát triển cơ bản của doanh thu du lịch có thể chọn các hàm xu thế: dạng tuyến tính, dạng parabol, hypecbol... Với số liệu doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội thời kỳ 1995 - 2001. Có thể biểu hiện xu hướng phát triển bằng các dạng hàm với kết quả tính toán như sau:
Dạng hàm
Tỷ số tương quan
Sai số mô hình
Hàm tuyến tính
= 715.931,02 + 113.015,71t
0,95
57.014,29
Hàm parabol
= 858.838,54 + 17.744,03t
+ 11.908,96t2
0,98
29.461,9
Hàm hypecbol
= 1.398.989,96 -
0,96
179.241,1
Qua kết quả tính toán như trên ta thấy rằng hàm parabol có sai số nhỏ nhất và tỷ số tương quan lớn nhất. Tuy nhiên hàm tuyến tính và hàm hypecbol có tỷ số tương quan khá cao song sai số của mô hình lớn hơn nhiều so với hàm parabol. Chính vì vậy mà chúng ta chọn hàm parabol để nghiên cứu xu hướng biến động cũng như để dự đoán sau này.
2. Xu hướng biến động thời vụ.
Ta quan sát biến động thực tế của tổng doanh thu du lịch qua các tháng từ 1996 - 2001. Như ta đã biến tính thời vụ trong du lịch luôn là vấn đề quan trọng, vì thế cần phải phải nghiên cứu kỹ mới có thể tìm hiểu tốt về nhu cầu để chuẩn bị kịp thời để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của khách du lịch. Để từ đó có chính sách phát triển phù hợp cho ngành du lịch Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Biểu 04: Doanh thu du lịch theo các tháng
Tháng
1996
1997
1998
1999
2000
2001
81.500
90.015
106.225
108.116
127.420
137.432
79.500
86.130
102.548
107.894
127.100
136.180
76.370
82.105
98.832
95.738
112.775
120.635
54.900
82.076
96.770
89.788
105.770
107.890
42.750
79.934
93.725
85.338
100.524
107.672
38.100
79.040
90.795
83.885
98.815
100.634
64.800
80.780
89.850
92.372
108.810
111.652
68.306
87.634
83.954
93.253
109.849
114.459
81.700
89.874
76.830
97.100
114.381
112.280
92.250
92.162
80.795
105.530
124.499
149.325
112.350
101.998
90.868
116.010
136.694
172.980
121.723
98.121
123.265
127.362
149.970
192.690
Tổng
913.649
1.049.869
1.134.457
1.206.586
1.426.607
1.563.829
Với số liệu ở bang trên ta thấy rằng doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội cùng kỳ qua các năm tăng, không có sự tăng rõ rệt, giảm rõ rệt. Chính vì vậy mà ta có thể kết luận rằng đây là dãy số thời gian có tính thời vụ với xu hướng phát triển. Khi đó chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau:
(i = ) (1)
Trong đó:
: Chỉ số thời vụ tháng i
: Số bình quân cộng của mức độ cùng kỳ i
: Số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số
= 108.451,33 (triệu đồng)
Hoàn toàn tương tự đối với .......
Thay số ta có:
= 101.122,18 (triệu đồng)
Thay số vào công thức (1) ta được biểu sau:
Biểu 05: Chỉ số thời vụ theo tháng
Tháng
(Tr.đ)
Ii (%)
108.451,33
107,24
106.558,67
105,37
97.742,50
96,66
89.532,33
88,53
84.890,50
86,94
71.878,17
80,97
91.377,33
90,36
92.360,83
91,88
95.360,83
94,30
107,426,83
106,23
121.816,67
120,46
135.521,83
134,01
Tổng
1.213.466,16
1200
Qua kết quả tính toán ở trên ta thấy rằng chỉ số thời vụ cao nhất là tháng 12 (là 134,01%), thấp nhất là tháng 6 (là 80,97%). Mặt khác ta còn thấy rằng chỉ số thời vụ cao vào tháng 1, 2, 10, 11, 12 và giảm mạnh vào tháng tháng 4, 5, 6, 7. Điều đó cho ta thấy rằng doanh thu du lịch có tính thời vụ rõ rệt, hay mang tính thời vụ rõ rệt.
Khách du lịch đến Hà Nội chủ yếu tháng 1, 2, 10, 11, 12 vì doanh thu trong các tháng này lớn hơn các tháng khác. Tại sao như vậy? Bởi vì trong những tháng này nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng có nhiều lễ hội, và đặc biệt là tết cổ truyền... Là lúc mà khách quốc tế cũng như Việt kiều ở nước ngoài về nước rất lớn. Chính vì vậy mà doanh thu tăng lên rõ rệt. Điều này được thể hiện là chỉ số thời vụ trong các tháng này tương đối lớn. Căn cứ vào chỉ số thời vụ như đã trình bày ở trên, ngành du lịch Thủ đô cũng như cả nước có kế hoạch khai thác tối đa khả năng phục vụ vào những tháng du lịch như đi nghỉ đông của khách quốc tế, Việt kiều... Bên cạnh đó cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật như khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, bố trí các tour du lịch hợp lý để đáp ứng nhu cầu khá đa dạng của khách du lịch.
IV. Dự đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội thời kỳ 2002 - 2003.
1. Dự đoán doanh thu du lịch theo năm.
Chúng ta chọn hàm parabol để dự đoán vì hàm này có tỷ số tương quan lớn nhất trong các hàm và có sai số mô hình nhỏ nhất. Vì vậy sử dụng hàm parabol để dự đoán là chính xác nhất.
yt = 858.838,54 + 17.744,03t + 11.908,96t2 + et
Sử dụng mô hình:
yn +L = f(n + L) + et
y2002 = 858.838,54 + 17.744,03 x 8 + 11.908,96 x 82
= 1.762.964,22 (triệu đồng)
y2002 = 858.838,54 + 17.744,03 x 9 + 11.908,96 x 92
= 1.938.160,57 (triệu đồng)
Khoảng dự đoán được tính theo công thức sau:
yn+L ± ta . SP
Sai số mô hình:
Trong đó:
SP : Sai số dự đoán
n : Số các mức độ trong dãy số
Se: Sai số của mô hình
L: Tầm xa dự đoán
Thay số ta có:
= 38.574,68
Với ta giá trị theo bảng t - Student, n- 2 bậc tự do và xác suất tin cậy là 0,9 và số bậc tự do là 5 ta có ta = 1,476.
Kết quả dự đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội năm 2002 - 2003 theo hàm parabol trong khoảng:
(1.762.964,22 ± 56.589,05) , (1.983.160,57 ± 56.589,05)
2. Dự đoán doanh thu du lịch dựa vào chỉ số thời vụ.
Với bảng chỉ số thời vụ đã trình bày ở phần trên ta có thể dự báo về doanh thu phục vụ khách du lịch bằng công thức sau:
yi = x Ii
Trong đó:
yi : Doanh thu dự đoán tháng i năm dự đoán
ydđ : Doanh thu dự đoán năm dự đoán
Ii: Chỉ số thời vụ tháng i
Theo như kết quả dự đoán ở phần trớc ta có kết quả dự đoán doanh thu du lịch theo các tháng trên địa bàn Hà Nội năm 2002 - 2003 được trình bày ở biểu sau:
Biểu 06: Doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội theo từng tháng năm 2002
Tháng
It (lần)
Doanh thu dự đoán (tr.đ)
1,0724
157.550,23
1,0537
154.802,95
0,9666
142.006,76
0,8853
130.062,69
0,8394
123.319,34
0,8097
118.956,01
0,9036
132.751,21
0,9188
134.984,29
0,943
138.539,60
1,0623
156.066,40
1,2046
176.972,22
1,3401
196.952,52
Tổng
12
1.762.964,22
Biểu 07: Doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội theo từng tháng năm 2003
Tháng
It (lần)
Doanh thu dự đoán (tr.đ)
1,0724
177.228,44
1,0537
174.138,02
0,9666
159.743,58
0,8853
146.307,67
0,8394
138.722,08
0,8097
133.813,76
0,9036
149.331,99
0,9188
151.743,99
0,9430
155.843,36
1,0623
175.559,29
1,2046
199.076,26
1,3401
217.552,13
Tổng
12
1.983.160,57
Biểu 08: Dự đoán khoảng doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội năm 2002
Tháng
It (lần)
Doanh thu (tr.đ)
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
1,0724
152.834,47
162.265,98
1,0537
150.087,19
159.518,70
0,9666
137.291,01
146.722,51
0,8853
125.346,91
134.778,44
0,8394
118.603,58
128.035,09
0,8097
114.240,26
123.671,76
0,9036
128.035,46
137.466,96
0,9188
130.268,54
139.700,04
0,943
133.823,84
143.255,35
1,0623
151.350,65
160.782,15
1,2046
172.256,47
181.687,97
1,3401
192.236,76
201.668,27
Tổng
12
1.706.375,16
1.820.553,22
Biểu 09: Dự đoán khoảng doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội năm 2003
Tháng
It (lần)
Doanh thu (tr.đ)
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
1,0724
172.512,69
181.944,19
1,0537
169.422,26
178.853,774
0,9666
155.027,82
164.459,33
0,8853
141.591,92
151.023,42
0,8394
134.006,32
143.437,83
0,8097
129.098,01
138.529,51
0,9036
144.616,23
154.047,74
0,9188
147.128,23
156.559,74
0,943
151,127,60
160.559,11
1,0623
170.843,54
180.275,04
1,2046
194.360,50
203.792,01
1,3401
212.836,38
222.267,88
Tổng
12
1.922.571,50
2.035.749,57
Một số kiến nghị và kết luận
1. Một số kiến nghị.
Từ những vấn đề lý luận thực tiễn đã nghiên cứu, cùng với sự phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1995 - 2001 xin đưa một số kiến nghị sau:
a. Về chiến lược phát triển thị trường du lịch trên địa bàn Hà Nội.
Số khách du lịch quốc tế, trong nước đến Hà Nội vẫn có xu hướng tăng mạnh theo từng năm dẫn đến doanh thu du lịch từ khách quốc tế, trong nước tăng theo. Để duy trì và tăng hơn nữa số lượng khách cần có những biện pháp nhằm khai thác tối đa mọi nguồn khách và chuẩn bị đón tiếp khách chu đáo đã góp phần không nhỏ trong việc làm tăng doanh thu qua các năm cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
- Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất kỹ thuật để đón khách quốc tế, khách trong nước, có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây mới các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tại các khu du lịch trên địa bàn Hà Nội như Hồ Tây, Hồ Gươm, Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, phố cổ... đồng thời xây dựng đan xen các khu vui chơi giải trí như công viên nước Hồ Tây, sàn nhảy, sân tenis...
- Xác định "sản phẩm du lịch" của Hà Nội có thể bán trên thị trường du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế cũng như trong nước góp phần không nhỏ trong việc làm tăng doanh thu bán hàng.
- Đa dạng hoá các loại hình vui chơi giải trí trong và ngoài khách sạn, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách.
- Đặt đại diện ở một số thị trường du lịch trọng yếu của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng nhằm tuyên truyền quảng cáo, từng bước định hướng nguồn khách du lịch đến, đồng thời tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong lĩnh vực du lịch cũng như kinh nghiệm trên thị trường.
b. Về mặt tổ chức thống kê nghiên cứu thị trường du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội.
- Nhanh chóng xây dựng và thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành du lịch một cách hoàn chỉnh.
- Hiện đại hoá nâng cao chất lượng hệ thống thông tin chuyên ngành du lịch từ dưới lên trên, có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan để thu thập thông tin bằng các phương pháp gián tiếp và trực tiếp nhằm cung cấp một cách đầy đủ cho các đơn vị kinh doanh du lịch, để từ đó các đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất cho mình.
c. Một số vấn đề cần giải quyết.
Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới việc giải quyết vấn đề xuất nhập cảnh còn rất khó khăn nhất là các thủ tục hành chính đó là một trong những trở ngại đối với việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng như phần trên đã trình bày thì doanh thu chủ yếu là doanh thu khách quốc tế. Chính vì vậy lượng khách quốc tế vào Hà Nội tăng lên dẫn đến doanh thu khách quốc tế cũng tăng lên. Tuy nhiên trong thời gian gần đây vấn đề này đã được giải quyết phần nào điều này được minh chứng là doanh thu du lịch của khách quốc tế hàng năm tăng lên rõ rệt.
Qua số liệu thu thập ở trên doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1995 - 2001 ta thấy rằng tổng doanh thu du lịch qua các năm vẫn tăng nhưng tăng chủ yếu do số lượng khách tăng mạnh, số ngày khách tăng khá mạnh. Điều đó chứng tỏ rằng tổng doanh thu du lịch chưa tương xứng với lượng tăng về khách, ngày khách (số ngày lưu trú). Chính vì vậy mà chúng ta cần đầu tư thích đáng vào ngành du lịch Thủ đô nhằm tăng doanh thu cho ngành du lịch Thủ đô, như đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, bên cạnh đó phát huy hơn nữa lợi thế về tiềm năng du lịch như các khu di tích vốn có của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đặc biệt là chúng ta đang đứng trước cơ hội lớn là Sea Gemes 2003 được tổ chức tại Việt Nam mà chủ yếu là ở Hà Nội. Vì thế mà ngay từ bây giờ chúng ta cần chuẩn bị một cách chu đáo để đón tiếp một lượng khách không nhỏ trong dịp này. Đây là điều kiện thuận lợi để cho các đơn vị kinh doanh du lịch sau này. Một điều tất yếu sẽ đến khi ngành du lịch phát triển mạnh mẽ là ngành du lịch góp phần không nhỏ vào việc giải quyết vấn đề chung của xã hội là vấn đề ciệc làm, giảm bớt tình trạng thất nghiệp rất lớn hiện nay.
- Nâng cao trình độ của hướng dẫn viên du lịch, tiếp viên du lịch không những giỏi ngoại ngữ mà còn hiểu sâu về lịch sử văn hoá dân tộc, về các vấn đề khác có liên quan như thị hiếu, phong tục tập quán của khách du lịch, đồng thời nâng cao trình độ quản lý về du lịch.
- Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo sự hấp dẫn thu hút khách quốc tế làm cho du lịch Hà Nội và cả nước phát triển, sớm đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, đưa du lịch nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách quốc tế, khách trong nước về tham quan du lịch.
2. Kết luận.
Hiện nay du lịch nước ta nói chung và du lịch Hà Nội đang là một ngành kinh tế mũi nhọn và trong tương lai gần ngành du lịch còn phát triển mạnh hơn nữa.
Với tiềm năng sẵn có cộng với thế mạnh vị trí địa lý. Vì vậy mà Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách phát triển ngành du lịch phù hợp với tình hình hiện nay như tạo ra môi trường thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh để khách du lịch quốc tế có điều kiện vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Bên cạnh đó các công ty du lịch Hà Nội cần phải phát triển nhiều mặt như quảng cáo trên mạng các loại hình du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị kinh doanh du lịch.
Qua việc phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1995 - 2001 bằng phương pháp thống kê cụ thể là vận dụng phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống kê ngắn hạn đã cho chúng ta biết được thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội qua các năm. Từ đó có chính sách phát triển ngành du lịch một cách hợp lý, đưa du lịch Thủ đô phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng sẵn có, xứng đáng là đơn vị kinh doanh du lịch đứng đầu cả nước. Với sự phát triển ngành du lịch Hà Nội như hiện nay thì du lịch đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế trong thế kỷ 21.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29126.doc