Trong xu thế phát triển toàn cầu hoá hiện nay, chỉ có phát triển công nghiệp là con đường duy nhất giúp nước ta tiến kịp xu thế của thời đại, hội nhập với thế giới và khu vực. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa rất quan trọng. Tập trung phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là ngành mũi nhọn trong quá trình phát triển của nền kinh tês của Đảng và nhà nưóc là một đường lối đúng đắn, bởi vì công nghiệp đóng vai trò là đầu tầu kéo các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Vì vậy phát triển công nghiệp phải đi trước một bước.
Trên cơ sở kiến thức lý luận chung học được tại trường ĐH Kinh tế Quốc Dân và qua thời gian thực tập tại Vụ Công Nghiệp- Tổng cục Thống Kê, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập này, tuy nhiên với khả năng có hạn mà vấn đề em nghiên cứu lại quá rộng lớn nên chắc chắn rằng chuyên đề không thoát khỏi những thiếu sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến và nhận xét để có thể nâng cao được kiến thức và sự hiểu biết hơn về đề tài cũng như các lĩnh vực khác.
106 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp Việt Nam thời kỳ 1998-2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng trưởng của các thành phần kinh tế như sau .
Biểu3:tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế .
TPKT
Năm
Nhà nước
Ngoài nhà nước
có VĐTNN
(tỉ. đ)
(%)
(tỉ.đ)
(%)
(tỉ.đ)
(%)
1998
-
-
-
-
-
-
1999
3745
53.91
3625
10.91
10157
21
2000
10755.55
14.69
8118.7
21.93
10134
17.32
2001
14319.13
17.05
4215.54
9.34
10513.3
15.32
bq
9606.56
12.26
5319.74
13.90
10268.1
17.85
Qua số liệu biểu 2 và biểu 3 ta có nhận xét sau:
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1998-2001 tăng 17.85% .Xét về số tương đối thì năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 21%(1999/1998).Năm có tốc độ tăng tưởng thấp nhất là 15.32%(năm2001/2000).Còn xét về số tuyệt đối thì năm tăng nhiều nhất là 10513.3 tỉ đồng (năm 2001)còn năm tăng ít nhất là 10157 tỉ đồng (năm 1999).Ta thấy sự biến động trên của khu vựckinh tế này tương đối đồng đều cả về số tương đối và tuyệt đối .
- Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực nhà nước hàng năm tăng 13.38%,trong hai năm 2000và 2001 tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế này khá cao (năm 2000 tốc độ tăng trưởng là 14.69%, năm 2002 tốc độ tăng trưởng là 17.05%), Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do khu vực kinh tế nhà nước đang dần làm ăn có hiệu quả ,những doanh nghiệp kém hiệu quả đã bị phá sản khi chuyển sang nền kinh tế thị trường ,nguyên nhân khác nữa là do khu vực này đã tiến hành cổ phần hoá những doanh nghiệp không cần thiết phải gữ lại dưới hình thức sở hữu nhà nước .
-Tốc độ tăng trưởng của khu vực ngoài nhà nước cũng tương đối cao, nhưng không ổn định :năm thấp nhât tăng 9.34% (năm2001/2000), năm cao nhất tăng 21.93%(năm 2000/năm 1999).Tốc độ tăng bình quân của thời kỳ này là 13.90%.Nguyên nhân của sự tăng trưởng cao của khu vực kinh tế này là do luật doanh nghiệp đã được đổi mới nên đã phát huy được hiệu quả ,hàng vạn doanh nghiệp mới được ra đời theo luật doanh nghiệp 2000 đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động ,góp phần nâng cao giá trị sản xuất của khu vực này cũng như của toàn ngành công nghiệp .
Các thành phần kinh tế có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các ngành: công nghiệp khai thác, công nghiệp ché biến ,công nghiệp điện ga nước.Số liệu bảng sau cho ta biết điều này
Bảng 4:Giá trị sản xuất phân theo ngành thời kỳ 1998-2002
Năm
Ngành
1998
1999
2000
2001
cn khai thác
21118
24581
26657.7
29749.8
cn chế biến
120666
133702
159724.4
182772.6
cn điện ga
9440
10467
11945
13883.7
tổng số
151223.3
168749.4
198326.1
226406.2
Từ số liệu bảng 4 ta tính lượng tăng giảm tuyệt đối và tốc độ phát triển Giá trị sản xuất của mỗi ngành như sau.
Biểu 5:Lượng tăng giảm tuyệt đối và tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành .
Ngành
Năm
cn khai thác
cn chế biến
cn điện ga nước
(tỉ.đ)
(%)
(tỉ.đ)
(%)
(tỉ.đ)
(%)
1998
-
-
-
-
-
-
1999
3463
16.39
13036
10.8
1027
10.83
2000
2076.7
8.44
26022.4
19.46
1478
14.12
2001
3092.1
11.6
23048.2
14.43
1938.7
16.23
bq
2877.2
12.1
20702.2
14.84
1481.28
14.39
Qua bảng 4 và bảng 5 ta có nhận xét sau:
-Ngành công nghiệp chế biến luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao: Năm 1999 tăng chỉ có 10.8% nhưng đến năm 2000ngành này đã đạt tốc độ tăng trưởng 19.46%,nguyên nhân có sự khác biệt lớn này là do rất nhiều nhân tố khác nhau nhưng có hai nguyên nhân chính là do năm 1999 ngành này còn chịu ảnh hưởng của của khủng hoảng tài chính trong khu vực chưa phục hồi được ,nhưng đến năm 2000 thì sự ảnh hưởng này là không lớn lắm, nền kinh tế đã phục hồi và ngành công nghiệp chế biến đã đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nội bộ ngành. Mức độ tăng trưởng bình quân của ngành này giai đoạn 1998-2001 là 14.84%, ta thấy đây là một sự tăng trưởng tương đối cao so với các ngành khác trong cả nước .
Ngành công nghiệp điện ga và nước có tốc độ tăng trưởng bình quân trong vòng 4 năm trở lại đây là 14.39%. Năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất là năm 2001 (tốc độ tăng trưởng đạt 16.23% tương ứng với 1938.7 tỉ đồng). Năm có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là năm 1999 (tốc độ chỉ đạt 10,83 %).Tốc độ tăng của giá trị sản xuất công nghiệp ,điện ga ,nước liên tục tăng ,năm 2000 tốc độ tăng trưởng là 14.12%(tăng 2.29%so với năm 1999),nam 2001 tốc độ tăng trưởng là 16.23%(tăng 2.11%so với năm 2000).
-Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp khai thác là 12.42%. Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, đặc biệt trong năm 2000 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt có 8.44%.Nguyên nhân của sự tăng trưởng thấp này là do sản lượng khai thác dầu thô -một ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành này thấp do sự cố dầu vào tháng 3,4,5trong năm ,sản lượng khai thác của ngành dầu khí năm 2000 ước tính đạt 16.3triệu tấn (tăng 1.1 triệu tấn so với nam 1999)nhưng thực tế con số này không đạt được con số như vậy .Năm 2001 ngành đã tăng trưởng trở lại với tốc độ tăng là 11.6%.
1.2Phân tích quy mô và tốc độ tăng giá trị tăng thêm.
Trong những năm vừa qua ,mặc dù nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trong khu vực ,tốc độ tăng GDP giảm từ 9.3% nam 1996 xuống còn 9.2% nam 1997 ,5.8% năm 1998 và đến năm 1999 chỉ còn 4.8 % .Từ năm 2000 trở lại đây tốc độ tăng GDP đã có dấu hiệu phục hồi :năm 2000 tốc độ tăng là 6.7% ,nam 2001 tốc độ tăng là 6.8% ,năm 2002 tăng 7.3 % .Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp trong 4 năm qua vẫn đạt những kết quả to lớn ,góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân .Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp liên tục tăng điều này được thể hiện qua bảng 6 và biểu đồ 2 sau:
Bảng 6 :Tình hình biến động VA của toàn ngành công nghiệp thời kỳ 1998-2002 (giá so sánh năm 1994)
chỉ tiêu
Năm
VA
(Tỉ .đ)
(tỉ .đ)
(tỉ .đ)
(%)
(%)
(%)
1998
63003
-
-
-
-
-
1999
68836
5833
5833
9.26
9.26
630.03
2000
76196
7360
13193
10.69
20.94
688.36
2001
83641
7445
20638
9.77
32.75
761.96
bq
6879.33
9.90
Biểu đồ 2:Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp thời kỳ 1998-2002
Qua số liệu bảng 6 và và biểu đồ 2 ta thấy :
-Về quy mô giá trị tăng thêm thời kỳ 1998 -2001 tăng 20638 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 6879.33 tỷ đồng .Năm thấp nhất tăng 5833tỉ đồng ( tăng từ 54441 năm 1998 lên 59199 tỉ đồng năm 1999)năm cao nhất tăng 7445 tỉ đồng (năm 2001 so với năm 2000)
-Về tốc độ tăng trưởng: tốc độ tăng giá trị tăng thêm hàng năm tăng khá cao và tương đối ổn định: năm 1999 tăng tăng 9.26%, năm 2000 tăng 10.69%,năm 2001 tăng 9.27% ,năm 2002 tăng 10.12% ,Bình quân mỗi năm trong thời kỳ này tăng 9.96% .Ta thấy tốc độ tăng của giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng cao hơn tốc độ tăng của GDP trong thời kỳ này rất nhiều, điều này chứng tỏ ngành công nghiệp có vai trò rất to lớn trong nền kinh tế và nước ta đang chú trọng phát triển ngành công nghiệp để ngành công nghiệp để có thể đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp phát triển trong khu vực ,số liệu sau cho ta thấy tỷ trọng của giá trị tăng thêm trong GDP chiếm ngày càng lớn .
Bảng 7 :Tỉ trọng VA/GDP của ngành công nghiệp giai đoạn 1998-2001(theo giá so sánh năm 1994).
Năm
1998
1999
2000
2001
VA/GDP(%)
25.75
26.86
27.84
28.6
-
1.11
.98
0.76
Qua biểu 7 ta thấy tỉ trọng của VA công nghiệp chiếm trong GDP ngày càng lớn. Năm 1998 VAcn chỉ chiếm có 25.75% trong GDP nhưng đến năm 2001 giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp đã chiếm 28.6% trong tổng sản phẩm quốc nội .Tốc độ tăng của kết cấu VA trong GDP cũng tương đối ổn định và theo một xu hướng nhất định, điều này cho ta thấy do có chính sách đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước .Tỉ trọng đầu tư cho ngành công nghiệp tăng lên làm cho cơ cấu VA /GDP công nghiệp ngày càng cao ,điển hình là năm 1999 tăng đạt 26.86% và tăng so với năm 1998 là 1.11%.
Về tỷ trọng giá trị tăng thêm trong giá trị sản xuất ta có Bảng số liệu sau .
Bảng 8 :Tỉ trọng VA/GOcủa ngành công nghiệp tk 1998-2002.
(theo giá so sánh năm 1994)
Năm
1998
1999
2000
2001
VA/GO
36.00
35.08
36.00
36.94
-
-0.92
0.92
0.94
Qua bảng 8 ta thấy :Mặc dù tốc độ tăng giá trị tăng thêm hàng năm là khá cao song về tỉ trọng so với giá trị sản xuất vẫn còn thấp và có xu hướng ngày càng tăng nhưng tốc dộ tăng không ổn định :năm 1998 giá trị tăng thêm chiếm 36% ,đến năm 1999 giảm xuống còn 35.08% nhưng đến năm 2000 thì lại tăng lên 36%và năm 2001 tăng lên 36.94% .Nhìn ra nhiều nước trong khu vực thì tỉ lệ tăng như vậy là vẫn còn rất thấp (năm 2001 tỉ lệ VA /GO công nghiệp của của Thái Lan là 40.3% ,của philippine là 39% ,Malaysia là 38.9% ,Inđonesia là 38%).Nguyên nhân của tình trạng trên là do trình độ kỹ thuật công nghệ của nhiều ngành công nghiệp nước ta còn lạc hậu ,tiêu tốn nhiều nguyên liệu. Một nguyên nhân khác nữa là do công nghiệp chế biến nước ta (một ngành chiếm tỉ trọng lớn trong VA công nghiệp) có nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện công đoạn cuối cùng trên cơ sở linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí về nguyên vật liệu cao,chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất (có ngành chiếm tới 80%).Ngoài ra trong những năm gần đây ,có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới đi vào hoạt động ,bởi vậy những năm đầu phải chịu chi phí cao trong khi công xuất lại chưa đạt được như thiét kế nên lợi nhuận thấp ,thậm chí nhiều doanh nghiệp còn bị thua lỗ làm cho giá trị tăng thêm ngày càng thấp .Để phân tích sâu hơn về % của VA trong GO ta có bảng số liệu sau .
Bảng 9: Tỉ trọng VA/GO của từng ngành công nghiệp .
Đơn vị (%)
Năm
Ngành công nghiệp
1998
1999
2000
2001
cn khai thác mỏ
71.84
69.79
69.13
64.48
cn chế biến
35.38
34.48
32.51
31.34
sx và phân phối điện nước
54.41
52.84
53.1
51.6
Nhìn vào bảng 9 ta thấy: tỉ trong VA /GO của ngành công nghiệp khai thác là thấp nhất trong 3 ngành, và mấy năm gần đây có xu hướng giảm, nguyên nhân chính là do mỏ khai thác lộ thiên đã bị cạn kiệt, do vậy ngành phải đầu tư công nghệ hiện đại để khai thác những mỏ nằm sâu trong lòng đất do đó làm cho chi phí tăng lên và tỉ trọng VA/GO của ngành này thấp xuống. Tiếp đén là ngành sản xuất và phân phối điện nước có tỉ trong VA/GO cũng tương đối cao và ổn định (đạt khoảng 52%). Ngành công nghiệp chế biến là ngành chiếm giá trị lớn nhất trong cả 3 ngành nhưng xét về tỉ trọng VA/GO thì ngành này có tỉ trọng thấp nhất, vì ngành này có chi phí nguyên vật liệu tương đối cao do vậy làm cho giá trị tăng thên chiếm trong giá trị sản xuất thấp.
1.3Phân tích quy mô và tốc độ gia tăng của doanh thu ngành công nghiệp .
Biến động của doanh thu phản ánh qua bảng 10 và biểu đồ 3.
Bảng 10 :Tình hình biến động doanh thu công nghiệp .
chỉ tiêu
Năm
doanh thu .
(tỉ đồng)
(tỉ.đ)
(tỉ.đ)
(%)
(%)
(tỉ.đ)
1998
215229.8
-
-
-
-
-
1999
262620.4
47390.6
47390.6
22
22
2152.29
2000
345097.4
82477
129867.6
31.41
60.34
2626.2
2001
432614
82516.7
217384.2
25.36
101
3450.97
bq
72461.4
26.2
(Số liệu năm 2001 là số liệu ước tính)
Biểu đồ 3: Biểu đồ doanh thu ngành công nghiệp thời kỳ 1998-2001
Qua bảng 10 và đồ thị 3 ta thấy doanh thu ngành công nghiệp tăng rất nhanh: năm 1998 doanh thu của ngành chỉ đạt 215229.8 tỉ đồng nhưng đến năm 2001 doanh thu đã tăng lên đến 432614 tỉ đồng (gấp 2.01 lần năm 1998). Như vậy chỉ trong vòng có 4 năm trở lại đây doanh thu của ngành đã tăng 217384.2 tỉ đồng với tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 26.2% tương ứng 72461.4 tỉ đồng. Đặc biệt năm 2000 doanh thu của ngành tăng 31.41% đây là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 4 năm qua. Doanh thu công nghiệp tăng cao ở cả 3 khu vực: khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, điều này được thể hiện trong bảng số liệu sau :
Bảng 11:Doanh thu công nghiệp phân theo khu vực .
Năm
TP kinh tế
1998
1999
2000
2001
Khu vựcDNNN
93506.2
92744.1
113279
127257.6
-TW
6318.4
62937.8
76312.5
83691.9
-Địa phương
29687.8
29806.3
36966.5
43565.7
Khu vực ngoài nhà nước
44144.4
59074.8
87541.3
106555.2
-Hợp tác xã
1206.6
1348.6
2135
2707.4
-Tư nhân
4456.8
5112.9
14437.6
18062.88
-Hỗn hợp
14.76.3
17432
36012.9
41479.6
-Cá thể
24404.7
35181.3
34955.8
44305.3
KV có VĐTNN
77579.3
110801.5
144277.
198801.2
Tổng số
215229.86
262620.3
345097.4
432614
Bảng12: Tốc độ tăng liên hoàn doanh thu công nghiệp thời kỳ 1998-2002
Bình quân
1998
1999
2000
2001
Toàn ngành
26.55
-
22
31,41
25,36
*Khu vực doanh
nghiệp Nhà Nước
10.82
-
-0,81
22,14
12,34
- TW
9.45
-
-1,38
21,25
9,67
-Địa phương
13.63
-
0,4
24
17,85
* Khu vực ngoài quốc doanh
34.14
-
33,82
48,2
21,72
-Hợp tác xã
30.92
-
11,77
58,31
26,71
-Tư nhân
28.93
-
14,72
49,32
25,11
-Hỗn hợp
20.74
-
23,84
25,98
15,98
-Cá thể
34.47
-
44,45
35,8
26,74
* Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
36.84
-
42,82
30,21
37,7
Qua bảng 11 và 12, ta có nhận xét:
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn giữ được tốc độ tăng trưởng rất cao, có năm tốc độ tăng trưởng cao nhất là 42,82%, tốc độ tăng bình quân 1 năm của thời kỳ 1998-2001 là 36.84%. Đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất và tương đối ổn định so với các thành phần kinh tế khác: Năm 1999 tăng 42,82%, năm 2000 tăng 30,21%, năm 2001 tăng 37,79%.
Tốc độ tăng của khu vực ngoài cũng khá cao và tốc độ tăng cũng tương đối đều cho các thành phần kinh tế. Trong đó thành phần kinh tế cá thể có tốc độ tăng bình quân cao nhất và đang có xu hướng giảm: Năm 1999 tăng 44,2%, năm 2000 tăng 35,8%, năm 2001 tăng 26,74%. Thành phần kinh tế hợp tác xã có tốc độ tăng trưởng không ổn định nhất: năm 1999 tốc độ tăng chỉ có 11,77% nhưng đến năm 2000 tốc độ tăng doanh thu của thành phần này lên đến 58,31%, năm 2001 tốc độ tăng lại giảm xuống còn 26,81%. Tốc độ tăng bình quân của thành phần kinh tế này là 30.92%. Thành phần kinh tế tư nhân có tốc độ tăng bình quân là 28,93%, do có luật doanh nghiệp mới ra đời nên từ đầu năm 2000 trở lại đây doanh thu của thành phần kinh tế này có tốc độ tăng trưởng kinh tế này rất cao.
2.Phân tích kết cấu của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp .
Cơ cấu kinh tế là vấn đề không một quốc gia nào trên thế giới không quan tâm vì nó quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế và hiệu quả sản xuất của xã hội đó .Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành ,lĩnh vực ,bộ phận kinh tế .Xem xét cơ cấu các chỉ tiêu giá trị sản xuất ,giá trị tăng thêm ,doanh thu của ngành công nghiệp cho phép chúng ta đánh giá sự chuyển dịch giữa các thành phần kinh tế ,giữa các ngành ,giữa các vùng :xem xét mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế với nhau .Qua 4 năm ,Từ 1998 đến năm 2001 cơ cấu giữa các khu vực (các thành phần) kinh tế và ngành diễn ra khá nhanh.
2.1Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành :
a.Chuyển dịch cơ cấu ngành của giá trị sản xuất .
Bảng 13 : Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành thời kỳ 1998-2002.
đơn vị %
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Công nghiệp khai thác
13.97
14.57
13.24
13.14
Công nghiệp chế biến
79.79
79.23
80.78
80.72
Công nghiệp điện ga và nước
6.24
6.2
5.98
6.14
Tổng số
100
100
100
100
Biểu đồ 4:Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành
Qua bảng 13 và biểu đồ 4 ta thấy :
Công nghiệp chế biến là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong 3 ngành công nghiệp cấp I . Giá trị sản xuất do ngành này sản xuất ra chiếm khoảng 80% của toàn ngành công nghiệp ,tiếp đến là ngành công nghiệp khai thác chiếm khoảng 13.5%giá trị sản xuất công nghiệp ,ngành có giá trị nhỏ nhất là ngành công nghiệp điện ga và nước (chỉ chiếm khoảng 6.5%).
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành (ngành cấp I)diễn ra không ổn định :
Tỷ trọng giá trị sản xuất có xu hướng giảm ở các ngành công nghiệp khai thác, tỷ trọng của ngành này giảm liên tiếp từ năm 1998 đến năm 2001 (từ 13.97% xuống còn 13.14% giá trị sản xuất công nghiệp), trong khi đó ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp điện, ga và nước lại có xu hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể: ngành công nghiệp chế biến năm 1998 chiếm tỉ trọng là 79.79%, năm 1999 chiếm79.23%, năm 2000 chiếm 80.78%, năm 2001 giảm xuống còn 80.72%. Ngành công nghiệp điện ga và nước năm 1998 chiếm tỉ trọng là 6.24% ,năm 1999 chiếm tỉ trọng là 6.2%,năm 2000 chiếm 5.97% nhưng đến năm 2001 lại tăng nên 6.14% và 6.22% .
Năm 2000 có sự thay đổi đáng kể nhất giữa 3 ngành (so với năm 1999): tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng 1.6% (chiếm 80.78%), tỉ trọng của ngành công nghiệp khai thác giảm 1.2%, ngành điện ga và nước giảm 0.2% .
Để đạt được mục tiêu nước ta là nước công nghiệp vào năm 2020 thì tỉ trọng trên của ngành công nghiệp chế biến vẫn còn thấp, đòi hỏi phải tăng nhanh trong thời gian tới .
Qua phân tích trên và qua số liệu bảng 13 ta thấy: sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp diễn ra chậm, nhưng ngành đã hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn có năng lực lớn. Điều này được thể hiện qua biểu sau .
Biểu 14: Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành
MN
Ngành
1998
1999
2000
2001
C
Công nghiệp khai thác
14
14.6
13.2
13.1
11
Khai thác than
1.4
1.2
1.2
1.2
12
Khai thác dầu thô và khí tự nhiên
11.2
12.2
10.9
10.8
13
Khai thác quặn kim loại
0.1
0.1
0.1
0.12
14
Khai thác đá và các mỏ khác
1.3
1.0
1.1
1.0
D
Công nghiệp chế biến
79.8
79.2
80.8
10.7
15
Sản xuất thực phẩm và đồ uống
24.1
22.4
20.1
21.3
16
Sản xuất thuốc lá ,thuốc lào
3.2
2.8
2.9
2.7
17
Dệt
5.5
5.0
4.8
4.9
18
Sản xuất trang phục ,thuộc và nhuộm lông thú
3.1
3.1
3.1
3.1
19
Thuộc,sơ chế da ,sản xuất va ly ,túi sách, dày dép
4.7
4.6
4.5
4.3
20
Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre nứa
2.0
1.9
1.9
1.7
21
Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy
2.1
2.1
2.1
2.1
22
Xuất bản ,in và sao các bản ghi
1.2
1.2
1.1
1.1
23
Sản xuất than cốc sản phẩm dầu mỏ tinh chế
0.1
0.1
0.1
0.12
24
sản xuất hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất
5.4
5.7
6.1
6.0
25
Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic
2.9
3.2
3.5
3.4
26
Sản xuất các sản phẩm từ khoáng chất và khoáng phi kim loại
9.1
8.8
8.9
9.0
27
Sản xuất kim loại
2.7
3.0
3.1
3.0
28
Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (trừ mmtb)
2.8
3.0
3.2
3.1
29
Sản xuất mmtb chưa được phân vào đâu
1.4
1.3
1.2
1.3
30
Sản xuất tb văn phòng và máy tính
0.2
1
2.6
2.3
31
Sản xuất mmtb điện
.5
1.7
1.9
1.8
32
Sản xuất radio,tivi,thiết bị truyền thông
2.3
2.4
2.4
2.2
33
Sản xuất dụng cụ y tế ,tb chính xác ,dụng cụ quang học đồng hồ
0.2
0.2
0.2
0.3
34
Sản xuất xe có động cơ và rơmooc
1.1
1.1
1.1
1.2
35
Sản xuất phương tiện vận tải khác
2.2
2.7
3.6
3.4
36
Sản xuất giường tủ ,bàn ghế và các sản phẩm chưa được phân vào đâu.
1.9
2.0
2.2
2.1
37
Tái chế
0.1
0.1
0.1
0.2
E
Công nghiệp điện ,gas,nước
6.2
6.2
6.0
6.1
40
Sản xuất điện ,khí đốt hơi nước và nước nóng
5.6
5.6
5.5
5.6
41
Khai thác lọc và phân phối nước
0.6
0.6
0.5
0.5
Tổng số
100
100
100
100
Qua biểu trên ta thấy sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp vẫn chưa hình thành được một ngành công nghiệp mũi nhọn, có năng lực lớn, nhưng qua 4 năm cũng đã hình thành một số ngành chủ lực như: khai thác dầu khí chiếm 11.2 %; chế biến thực phẩm, đồ uống chiếm 20.1%, dệt, da dầy, may mặc chiếm 2.4%, sản xuất hoá chất, cao su, plastic chiếm 9.6%, sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại chiếm 8.9%. Những ngành công nghiệp chế biến này vừa giải quyết nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, vừa góp phần giải quyết việc làm cho toàn xã hội vì đều là những sản phẩm thu hút nhiều lao động. Ngoài ra, một số sản phẩm công nghệ cao cũng bước đầu được hình thành và phát triển như :sản xuất ô tô ,thiết bị chính xác ,máy móc điện tử và viễn thông, máy tính ,mạng máy tính văn phòng ...
b.Chuyển dịch cơ cấu ngành của giá trị tăng thêm .
Bảng 15:Bảng cơ cấu giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế
Năm
Ngành công nghiệp
1998
1999
2000
2001
Công nghiệp khai thác
24.08
24.98
24.18
24.18
Công nghiệp chế biến
67.76
66.98
67.57
68.49
Sản xuất và phân phối điện
8.16
8.04
8.25
8.58
Tổng số
100
100
100
100
Qua bảng 15 :cơ cấu giá trị tăng thêm theo các ngành công nghiệp ta thấy :cơ cấu của các ngành đang có sự thay đổi ,nhưng sự thay đổi này diễn ra rất chậm theo hương tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến đang chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị tăng thêm ,năm 1998 ngành này chiếm tỉ trọng là 67.76% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp ,nhưng năm 2001 con số này là 68.49% đây là thành quả của chính sách đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỉ trọng đầu tư cho công nghiệp chế biến tăng nên làm cho cơ cấu giá trị tăng thêm của ngành này chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị tăng thêm công nghiệp trong cả nước .
Ngành công nghiệp khai thác và ngành công nghiệp điện, gas, nước có tỉ trọng giá trị tăng thêm không ổn định .Cụ thể :ngành công nghiệp khai thác năm 1998 chiếm tỉ trọng là 24.08% ,năm 1999 chiếm tỉ trọng là 24.98% ,năm 2000 giảm xuống còn 24.18% năm 2001 tỉ trọng là 22.93%.Ngành sản xuất và phân phối điện năm 1998 tỉ trọng giá trị tăng thêm trong tổng giá trị tăng thêm công nghiệp cả nước là là 8.16%,năm 1999 giảm xuống còn 8.04%,năm 2000 tăng nên 8.25%, năm 2001 là 8.58%. Mặc dù đây là hai ngành có cơ cấu giá trị sản xuất thấp (ngành công nghiệp khai thác khoảng 13.5%, ngành công nghiệp điện gas,nước khoảng 6%) nhưng chi phí trung gian của hai ngành này nhỏ do vậy làm cho giá trị tăng thêm của hai ngành này lớn và nó chiếm tỉ trọng cao hơn tỉ trọng của giá trị sản xuất ( VA= GO - IC).
2.2 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu giữa các thành phần kinh tế .
Cũng như sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu các ngành kinh tế thì cơ cấu giữa các thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp cũng có sự chuyển dịch tích cực bước đầu tạo ra cơ cấu hợp lý .
a. Phân tích cơ cấu giá trị sản xuất .
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành công nghiệp .Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo chỉ tiêu này diễn ra khá nhanh ,điều này được thể hiện qua số liệu bảng 16 và biểu đồ 5:
Bảng 16 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế thời kỳ 1998-2001.
Năm
TPKT
1998
1999
2000
2001
Nhà nước
45.93
43.38
42.2
43.4
Tập thể và tư nhân
22.09
21.94
22.58
21.8
Có VĐTNN
31.98
34.68
35.22
34.8
tổng số
100
100
100
100
Biểu đồ 5 :Cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế tk 1998-2001.
Qua bảng 16 và biểu đồ5 ta thấy :
- Thành phần kinh tế Nhà nước có tỉ trọng giá trị sản xuất trong cả ba khu vực, khu vực này luôn chiếm trên 40% giá trị sản xuất toàn ngành. Năm 1998 chiếm tỉ trọng là 45.93%, đây là năm khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, năm 2000 khu vực này chiếm có 42.2% giá trị sản xuất công nghiệp trong cả nước, đây là năm chiếm tỉ trọng thấp nhất.Ta thấy tỉ trọng giá trị sản xuất của khu vực này có xu hướng giảm, nguyên nhân chính là do khu vực kinh tế này chỉ giữ các ngành sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp có vị trí chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân, còn các doanh nghiệp khác thì khu vực kinh tế này tiến hành giải thể.
- Khu vực ngoài nhà nước: do khu vực này khó khăn cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm nên tỉ trọng của khu vực kinh tế này chiếm thấp nhất (khoảng 22%). Năm chiếm tỉ trọng thấp nhất của khu vực này là năm 2001 (21.8%), năm cao nhất là năm 2000 (22.58%).Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế này cũng có xu hướng giảm: năm 1998 chiếm 22.09%,năm 1999chiếm 21.94%(giảm 0.15%),năm 2001 chiếm 21.8% (giảm 0.29%so với năm 1998).
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp .Năm 1998 khu vực này chiếm 31.98%,năm 1999 chiếm 34.68%,năm 2000chiếm 35.22%,năm 2001 chiếm 34.8%.Như vậy tỉ trọng giá trị sản xuất của khu vực này tăng lên rất nhanh, điều đó cho ta thấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp nước ta .
b.Phân tích cơ cấu doanh thu .
Cơ cấu doanh thu công nghiệp được thể hiện qua bảng 17 và biểu đồ 6 sau:
Bảng 17 :Cơ cấu doanh thu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế .
Năm
TPKT
1998
1999
2000
2001
Khu vực doanh nghiệp nhà nước
43.44
35.31
32.83
32.87
-TW
29.65
23.96
22.11
22.25
-Địa phương
13.79
11.35
10.71
10.62
Khu vực ngoài quốc doanh
20.5
22.49
25.37
26.87
-Hợp tác xã
0.56
0.81
0.61
0.78
-Tư nhân
2.07
1.95
4.18
5.23
-hỗn hợp
6.54
6.64
10.43
10.02
-Cá thể
11.34
13.4
10.13
10.84
-Khu vực có vốn đầu tư NN
36.06
42.19
41.8
40.26
Tổng số
100
100
100
100
Biểu đồ 6 :Cơ cấu doanh thu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế .
Qua bảng 17 và biểu đồ 6 ta có nhận xét:
- Khu vực doanh nghiệp nhà nước năm 1998 chiếm tỉ trọng rất cao (43.44%),trong đó doanh thu công nghiệp TW chiếm 29.65%,địa phương chiếm 13.79%.Nhưng trong những năm tiếp theo tỉ trọng này đã giảm dần :năm 1999chiếm 35.31%(giảm 8.13% so với năm 1998),năm 2000 chiếm 32.83%(giảm 2.48% so với nam 1999),năm 2001 chiếm 32.87%(tăng 0.04%so với nam 2000). Nguyên nhân tỉ trọng doanh thu của khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm là do số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nên đã bị giải thể và nhà nước đã tiến hành cổ phần hoá những doanh nghiệp không cần thiết. Nhà nước chỉ quản lý những doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy mà tỉ trọng doanh thu của doanh nghiệp trung ương đã giảm đi rất nhiều: năm 1999 tỉ trọng doanh thu của khu vực công nghiệp TW là 29.65%, nhưng đến năm 2001 tỉ trọng này chỉ còn 21.11% (giảm 8.54%so với năm 1999). Mặc dù tỉ trọng doanh thu công nghiệp của khu vực nhà nước có giảm đi nhiều nhưng Vẫn chiếm tỉ trong lớn trong nền kinh tế quốc dân .
- Công nghiệp ngoài quốc doanh tuy có nhiều khó khăn cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm nhưng vẫn giữ được tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Năm 1998 chiếm 20.5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước (trong đó: Hợp tác xã chiếm 0.56%, tư nhân chiếm 2.07%, hỗn hợp chiếm 6.54%, cá thể chiếm 11.34%), nhưng đến năm 2001 tỉ trọng này đã nên đến 26.87%(trong đó: hợp tác xã chiếm 0.78%,tư nhân chiếm 5.23%, hỗn hợp chiếm 10.02%,cá thể chiếm 10.84%).Ta thấy công nghiệp ngoài quốc doanh đã rút ngắn khoảng cách tỉ trọng trong tổng doanh thu công nghiệp trong cả nước so với khu vực nhà nước. Đó là một cố gắng lớn của các tỉnh, thành phố trong đầu tư phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh dựa trên cơ sở phát huy lợi thế về nguồn nguyên liệu và nguồn lao động tại chỗ. Công nghiệp quốc doanh đã góp phần cùng với công nghiệp trung ương giữ vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước .Tuy nhiên với chính sách đẩy mạnh thu hút vốn FDI, thực hiện cổ phần hóa, kích thích cho khu vực tư nhân phát triển nên công nghiệp nhà nước đã có xu hướng giảm xuống, khu vực đầu tư nước ngoài tăng nên. Công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm dần, do khó khăn chung về cơ sở vật chất kỹ thuật ,vốn và thị trường .Nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiêm hữu hạn có quy mô lớn vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao ở các thành phố như Hà Nội,Hải Phòng ,Thành phố Hồ Chí Minh...Công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá đa dạng và từng bước tự điều quy mô và phương án sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường nên đứng vững và tăng trưởng khá. ở nhiều tỉnh và thành phố khác, công nghiệp ngoài quốc doanh với các hình thức đa dạng, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ đã từng bước thoát ra khỏi tình trạng trì trệ ,không ổn định và khởi sắc trong một số ngành ,lĩnh vực nhất là ngành công nghiệp chế biến ở nông thôn. Trong khu vực ngoài quốc doanh, thành phần kinh tế cá thể vẫn giữ vai trò chủ đạo chiếm khoảng 12%.
-Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: do có chính sách thu hút vốn FDI nên khu vực này đã mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cả về số lượng và chất lượng ,đồng thời nó cũng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng doanh thu của ngành công nghiệp trong cả nước: năm 1998 chiếm tỉ trọng 36.06%,năm 1999 chiếm 42.19%,năm 2000 chiếm 41.8%, năm 2001 chiếm 40.26%. Chính tốc độ tăng trưởng cao và tỉ trọng lớn của công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quyết định duy trì nhịp độ tăng trưởng của ngành công nghiệp nước ta .
3.Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất của ngành công nghiệp
Ngày nay, sự phát triển kinh tế thế giới đã đạt đến mức biên giới quốc gia chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính, sự giao lưu kinh tế đã liên kết các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau thành một thị trường thống nhất, bối cảnh quốc tế và khu vực đã mở cho nước ta nhiều thuận lợi để phát triển quá trình công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước.
Xu hướng phát triển khoa học công nghệ thế giới đã giúp công nghiệp nước ta tiếp cận nhanh vào kỹ thuật mới .Những thành công bước đầu trong những năm thực hiện đường lối của đảng đã tạo tiền đề chính trị và xã hội, vật chất và tinh thần cũng như tích luỹ thêm được kinh nghiệm quản lý điều hành kinh tế vĩ mô. Chính sách kinh tế đúng đắn, cùng với nội lực sẵn có sẽ tạo tiền đề cho quá trình phát triển nhanh của ngành công nghiệp Việt Nam . Với các nguồn tài nguyên sãn có thì dân số và nguồn lao đọng là một động lực phát triển cực kì quan trọng, quyết định tất cả sự phát triển kinh tế - xã hội.
Những thiếu hụt trong nhân tố con người càng quan trọng bao nhiêu thì sự yếu kém trong nhân tố con người càng gây hậu quả tiêu cực bấy nhiêu. Nếu không khắc phục sự yếu kém này thì nền kinh tế không tránh khỏi bị rơi vào tình trạng trì trệ. Nhưng để bù đắp được những thiếu hụt về nhân tố con người khônhg thể ngày một ngày hai được mà phải trong thời gian dài.
Trong 4 năm (1998 -2001). ngành công nghiệp Việt Nam đã tạo ra rất nhiều việc làm cho lao động. Lao động trong công nghiệp ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng, số lượng lao động trong ngành công nghiệp tăng đều ở cả ba khu vực.Bảng 18 cho ta thấy điều này:
Bảng 18:Lao động công nghiệp phân theo khu vực thời kỳ 1998 -2002.
Đơn vị :1000 người
Năm
Khu vực
1998
1999
2000
2001
2002
tổng số
2742.089
2974.737
3307.367
3614.952
3914.933
KVNN
787.431
809.962
819.850
831.246
840.472
KVNQD
1700.946
1872.396
2123.658
2386.906
2619.849
KVCVĐTNN
253.712
292.379
363.859
396.800
454.612
áp dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của giá trị sản xuất qua thời kỳ 2000-2001 từ đó thấy dược nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự tăng (giảm ) của giá trị sản xuất ngành công nghiệp .Từ nguồn số liệu bảng 2 và bảng 18 ta có bảng tính toán một số chỉ tiêu phục vụ cho phân tích biến động giá trị sản xuất do ảnh hưởng của năng suất lao động ,năng suất lao động và kết cấu lao động .
Bảng 19:Một số chỉ tiêu năng suất lao động thời kỳ 2000-2001
Chỉ tiêu
khu vực
khu vực doanh nghiệp nhà nước
102.24
118.23
84986.6
khu vực ngoài quốc doanh
21.26
20.68
50745.6
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
188.67
199.5
74864.25
chung
59.96
62.63
210596.52
*Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân ,tổng số lao động tới giá trị sản xuất ngành công nghiệp .
Theo số liệu trên ta có kết quả tính toán sau :
Số tương đối : 1.14159 = 1.0569 * 1.080
Số tuyệt đối : 28080 = 12184 + 15896
Nhận xét: Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp theo giá cố định năm 2001 so với năm 2000 tăng từ 198326.1tỉ đồng lên 226406.2 tỉ đồng tức là tăng 14.159% hay 28080 tỉ đồng là do hai nhân tố :
+Do năng suất lao động bình quân toàn ngành tăng 5.69% làm cho giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12184 tỉ đồng.
+ Do tổng số lao động toàn ngành công nghiệp tăng 8% làm cho giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên 15896 tỉ đồng .
Cả hai nhân tố đều ảnh hưởng tốt đến giá trị sản xuất công nghiệp trong đó tổng số lao động chiếm nhiều hơn ,điều đó cho thấy ngành công nghiệp chú trọng phát triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu để giải quyết nhiều việc làm cho người lao động , điều đó phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay.
* Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động cá biệt ,kết cấu lao động và tổng số lao động tới giá trị sản xuất của ngành công nghiệp .
Trong đó :
Từ đó ta có :
Số tương đối : 1.1415 = 1.0752 * 0.9715 *1.093
Số tuyệt đối :
=
28080 = 15833.37 - 6181.52 + 18428.15
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp theo giá cố định năm 2001 so với năm 2000 tăng từ 198326.1 tỉ đồng lên 226406.2 tỉ đồng tức là tăng 14.15% hay 28080 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 3 nhân tố :
Thứ nhất: do năng suất lao động cá biệt của các thành phần kinh tế tăng lên 7.52% làm cho giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định tăng 15833.37 tỉ đồng .Đây là nhân tố có ảnh hưởng tốt đến giá trị sản xuất của ngành .
Thứ hai: do kết cấu lao động của các thành phần kinh tế thay đổi .cụ thể khu vực ngoài quốc doanh có năng suất lao động thấp đã chiếm tỉ trọng cao lên so với năm 2000 làm cho giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định giảm 6181.52 tỉ đồng .
Thứ ba :do tổng số lao động toàn ngành công nghiệp tăng lên 9.3% làm cho giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên 18428.15 tỉ đồng .
4.Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu công nghiệp năm 2002,2003
Việc đưa ra nhận xét mang tính quy luật ,phản ánh xu thế của hiện tượng, Dự báo sự phát triển của hiện tượng trong tương lai là rất cần thiết sau mỗi quá trình phân tích thống kê .Qua những phân tích trên và dựa vào dãy số thời gian về giá trị sản xuất, doanh thu công nghiệp thời1996-2001 ta có thể dự báo cho hai chỉ tiêu này vào năm 2002 và 2003.
4.1Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002,2003.
Bảng 20: Tình hình biến động giá trị sản xuất công nghiệp năm 1996-2002.
Nâm
giá trị sản xuất
(tỉ đồng)
lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (tỉ đồng )
tốc độ phát triển liên hoàn (%)
1996
118097
-
-
1997
134420
16323
13.82
1998
151223
16803
12.5
1999
168749
17526
11.6
2000
198361.1
29612.1
17.5
2001
226406.2
28045.1
14.1
bq
21661.84
13.9
a.Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân .
ta có mô hình dự đoán :
(tỉ đồng )
dự báo năm 2002
(tỉ đồng )
Dự báo cho năm 2003:
(tỉ đồng ).
b.Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình .
Mô hình dự đoán có dạng như sau:
Với =(lần)
Dự đoán cho năm 2002
(tỉ đồng)
Dự đoán cho năm 2003
(tỉ đồng)
4.2Dự báo doanh thu công nghiệp năm 2002 và 2003.
Bảng 21: Tình hình biến động doanh thu công nghiệp thời kỳ 1995-2001
Năm
doanh thu
(tỉ đồng)
Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (tỉ đồng )
tốc độ phát triển liên hoàn (%)
1996
148014.084
-
-
1997
176474.369
28166
19.22
1998
215229.8
38755.5
21.96
1999
262620.4
47390.6
22
2000
345097.4
82477
31.41
2001
432614
87516.7
25.36
bq
56920
23.93
a .dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân .
Mô hình dự đoán:
(tỉ đồng)
dự báo năm 2002:
(tỉ đồng )
Dự báo cho năm 2003:
(tỉ đồng ).
b.Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình .
Mô hình dự đoán có dạng như sau:
Với =(lần)
Dự đoán cho năm 2002
(tỉ đồng)
Dự đoán cho năm 2003:
(tỉ đồng)
III. Đánh giá kết quả sản xuất công nghiệp Việt Nam thời kỳ 1998 – 2002
1. Kết quả đạt được:
Sản xuất công nghiệp qua 5 năm 1998 – 2001 đã đạt được những thành tựu lớn, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng và truyền đạt cơ cấu kinh tế chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Sản xuất liên tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Năm thấp nhất tăng11,89%( 1999/1998) , năm cao nhất tăng 17,82%(2000/1999). Bình quân 4 năm tăng 13,98%. Cả 3 khu vực kinh tế đều tăng( doanh nghiệp nhà nước tăng 13,38%, doanh nghiệp tập thể và tư nhân tăng12,9%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nươc ngoài tăng17,7%).
Nhiều sản phẩm quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng cao. Năm 2001 so với năm 1998 dầu thô tăng gấp 1.7 lần bình quân mỗi năm tăng 19,3%, than sạch gấp 1,3 lần tăng 8,6%/năm, điện gấp 1,4 lần tăng 11,75%/năm, thép cán gấp 2.3 lần tăng 31,87%/năm, xi măng gấp 1,65 lần tăng 18%/năm, giấy bìa gấp 1,6 lần tăng 17%/năm, sữa hộp gấp 1,32 lầntăng 9,6%/năm...
Tăng trưởng và phát triển của sản xuất công nghiệp không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng của thị trường trong nước mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ để tiếp tục đầu tư phát triển. Đầu những năm 1990, nhiều sản phẩm công nghiệp phục vụ sản xuất và tiêu dùng phải nhập khẩu như: sắt, thép,ximăng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, bột giặt, đường, sữa, bia... nhưng nay sản xuất trong nước không những đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh với hàng ngoại nhập mà bước đầu đã tham gia xuất khẩu. Nhiều sản phẩm mới chất lượng cao được bổ xung vào thị trường thay thế cho hàng nhập khẩu như ôtô, xe máy, tủ lạnh, máy giặt, máy văn phòng, mạch in điện tử, thiết bị truyền thông, sản phẩm ngành tin học...
Thị trường xuất khẩu được mở rộng và củng cố, không chỉ trong khu vực Đông Nam á mà đã vươn tới các thị trường được coi như khó tính như: Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ... những sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có giá trị lớn là: đầu thô, thuỷ hải sản chế biến, giầy dép, quần áo may sẵn...
Phát triển của ngành công nghiệp đã góp phần quan trọng đén chuyển dịch cơ cấu chung của nền kinh tế và của chính bản thân ngành công nghiệp.
Tỷ trọng ngành công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân tăng từ 19,8% năm 1991 lên 21,9% năm1995, 36,6% năm 2000 và 36,98% năm 2001. Trong nội bộ ngành công nghiệp cũng có sự chuyển dịch tích cực, bước đầu tạo ra cơ cấu hợp lý. Công nghiệp chế biến là chủ yếu, chiếm 80,5% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và chiếm 17,8% tổng sản phẩm trong nước. Tuy nhiên để đạt tới mục tiêu nước ta là nước công nghiệp vào năm 2020 thì tỷ trọng trên của ngành công nghiệp chế biến vẫn là thấp đòi hỏi phải tăng nhanh trong thời gian tới. Ngành công nghiệp khai thác trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng nhanh do được bổ xung thêm ngành khai thác dầu khí. Tỷ trọng năm 2002 của ngành này chiếm 11.98% toàn ngành công nghiệp và 9,4% tổng sản phẩm trong nước. Ngành công nghiệp điện nước chiếm 6,1% toàn bộ ngành công nghiệp.
c. Vai trò và tiềm năng của các khu vực và các thành phần kinh tế trong công nghiệp đã được phát huy .
Khu vực doanh nghiệp nhà nước: Do chủ trương sắp xếp lại sản xuất nên trong những năm qua số doanh nghiệp này giảm. Các doanh ngiệp còn hoạt động đã được củng cố và tăng cường làm cho khả năng tích luỹ của khu vực này tăng lên, sản xuất kinh doanh phát triển và đang nâng cao hiệu quả.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: là khu vực phảttiển nhanh nhất cả về số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư. Trong năm gần đây khu vực này có số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh, quy mô sản xuất được mở rộng. Những sản phẩm mới và có giá trị cao như: dầu khí, ôtô, xe máy, đồ gia dụng đắt tiền, thiết bị điện tử viễn thông phần lớn do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất và đóng giữ vai trò quan trọng tromg sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Khu vực này tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong toàn bộ ngành công nghiệp.
Khu vực ngoài quốc doanh: Trong khu vực này thì kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể, tổ chức sản xuất nhiều năm qua không ổn định, hiệu quả kém. Doanh nghiệp tư nhân và cá thể tuy chỉ chiếm 21,7% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, nhưng chiếm tới 61% lao động và 11,4% tổng nguồn vốn, là khu vực có ưu thế sử dụng nhiều lao động, dùng ít vốn, quy mô sản xuất phân tán rộng và phục vụ tại chỗ, phù hợp với thực tế hiện nay.
2. Những nguyên nhân đạt được kết quả trên:
Năm năm 1998 -2001 là thời kỳ ngành công nghiệp đổi mới tăng trưởng cao và ổn định nhất, có hiệu quả cả về mặt kinh tế xã hội kết quả đó là do những nguyên nhân cơ bản sau:
Có sự tham gia của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Kết quả của hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp đã tạo diều kiện về vốn, kỹ thuật, công nghệ để mở rộng năng lực sản xuất, ra đời những ngành công nghiệp mới( đầu khí, ôtô, điện tử, viễn thông) và nhiều sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao, tạo cho sản xuất tăng nhanh đây là nhân tố quyết định tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của toàn ngành công nghiệp những năm vừa qua.
Tác động tích cực của việc tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước.
Mặc dù việc thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước còn chậm nhưng kết quả bước đâù đã củng cố được các doanh nghiệp còn lại hoạt động có hiệu quả hơn, tổ chức quản lý hơn, thich sứng với cơ chế thị trường hơn. Khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm gần 1000 doanh nghiệp, nhưng tiềm lực về vốn, tài sản cố định, năng lực sản xuất và kết quả sản xuất vẫn tương đối khá.
Tác động của cơ chế chính sách:
Trong những năm qua đã có nhiều chính sách và biện pháp có tác đọng tích cực, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển như: chính sách kích cầu đầu tư, chính sách tài chính, thuế, chính sách xuất nhập khẩu và các biện pháp quản lý thị trường, chống hàng lậu, chống gian lận thương mại và chống hàng giả... Những chính sách và biện pháp này đẫ kịp thời tháo gỡ khó khăn giữa các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất. Các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp tư nhân cá thể đã có tác dụng khai thác năng lực tiềm tàng về sản xuất cộng nghiệp ở các địa phương, khơi dậy nhiều ngành nghề truyền thống. Những năm gần đây doanh nghiệp tư nhân đã có bước phát triển mới, nhiều công ty tư nhân đãcó quy mô vừa và lớn ra đời, có kỹ thuật công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý khá tham gia thị trưòng xuất khẩu có hiệu quả cao trong các ngành dệt, may mặc, chế biến thực phẩm...
3. Những hạn chế cần khắc phục của ngành
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được của ngành công nghiệp trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế đó là:
Ngành cơ khí chế tạo vẫn lúng túng về định hướng phát triển. Những doanh nghiệp còn tồn tại nhưng sản xuất với kỹ thuật lạc hậu, quy mô nhỏ là phổ biến. Vì vậy không làm chủ được thị trường, nhất là về cácc mặt hàng kim khí tiêu dùng, máy móc phục vụ nông nghiệp, máy chế tạo chế biến sản phẩm sau khi thu hoạch...
Việc quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng và theo khu vực làm chưa tốt. Tình trạng “ mạnh ai nấy xin”, “ mạnh ai nấy làm” còn khá phổ biến. Điển hình của tình trạng này là việc xây dựng hàng loạt các nhà máy ximăng là đúng, các nhà máy đường, nhà máy bia, xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản. Thời gian qua tuy đã có sự điều chỉnh nhưng hậu quả để lại cho nền kinh tế không nhỏ.
Sản xuất của một số ngành còn mang tính chất gia công lắp ráp cho nước ngoài, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng cũng như thị trường tiêu thụ. Vì vậy giá trị sản xuất thì lớn, tăng trưởng cao, nhưng giá trị mới tăng thêm rất nhỏ điển hình là sản xuất thép với các liên doanh nước ngoài, sản xuất của các sản phẩm từ kim loại: sản xuất ôtô, xe máy, máy tính và các sản phẩm điện tử... Đây là một trong những nguy cơ có thể dẫn tới sự thiếu bền vững trong sản xuất công nghiệp. Ngược lại những sản phẩm khai thác, sản phẩm chế biến từ nguyên liệu của ngành nông, lâm, ngư nghiệp lại xuất khẩu ở dạng thô hoặc sơ chế là chủ yếu như: dầu thô, chè, cafe, lạc,vừng... Nhiều loại rau quả đến mùa thu hoạch không có đủ năng lực chế biến gây thiệt hại cho nông dân. Cho tới nay, hàng nông sản đã qua chế biến tinh chỉ đạt tỷ lệ dưới 10% so với giá trị nông sản cần chế biến.
Còn nhiều doanh nghiệp nhà nước, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, do địa phương quản lý đang sản xuất trong tình trạng kỹ thuật lạc hậu, kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chậm được xử lý theo các chủ trương của nhà nước( cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê). Đây cũng là một trong những trở ngại cho phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
IV. Một số đề xuất, kiến nghị góp phần đẩy mạnh kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp Việt Nam.
Từ những phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp Việt Nam thời kỳ 1998 -2001, để phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những tồn tại trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu
Chế biến nông lâm, thuỷ sản, may mặc, da giày, điện tư tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng...
Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử tự động hoá. Chú trọng công nghệ sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển vượt trội.
Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng... với bước đi hợp lý, phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ thị trường, phát huy được hiệu quả.
Phát triển rộng khắp các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành nghề đa dạng. Đổi mới nâng cấp công nghệ trong các cơ sở hiện có để nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả.Sử dụng phù hợp các công nghệ có khả năng thu hút nhiều lao đọng.
2. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường.
Thị trường luôn là yếu tố rất quan trọng không chỉ đối với sản xuất kinh doanh công nghiệp mà với cả các lĩnh vực khác bởi vì sản xuất luôn gắn với thị trường, thị trường là điều kiện để sản xuất kinh doanh tồn tại và phát triển. Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường là rất cần thiết và quan trọng, nó giúp cho việc hoạch định chiến lược phát triển của ngành phù hợp với yêu cầu thực tiễn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.
3. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế:
Quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ tác đọng tới đầu ra mà còn tác động tới cả quá trình sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp, cũng như các doanh nghiệp do đó việc mở rộng, phát triển quan hệ kinh tế quốc tế là rất cần thiết, thể hiện:
Nó thu hút khối lượng vốn đầu tư nước ngoài đi kèm nó là kỹ thuật, công nghệ) vào quá trình phát triển sản xuất công nghiệp, đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển lợi nhuận.
Nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp của nước ta trên thị trường quốc tế.
Tiếp nhận kỹ thuật công nghệ tuy chưa phải là hiện đại nhất nhưng cũng hiện đại trên công nghệ hiện có ở trong nước, đồng thời học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.
4. Đào tạo lao động, tổ chức quản lý sản xuất:
Vì lao động là một trong các yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất nên nó góp phần quan trọng hỗ trợ cho các hoạt động khác phát triển. Trình độ của người quản lý và trình độ của đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm từ đó nó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp.
5. Tăng cường đổi mới đầu tư cho ngành công nghiệp:
Công nghệ là yếu tố cơ bản của sự phát triển. Tiến bộ khao học – công nghệ, đổi mới công nghệ là động lực của sự phát triển lao động xã hội, phát triển ngành. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên liệu... nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
6. Đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy vai trò chỉi đạo của thành phần kinh tế nhà nước.
Cần mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp nhà nước để các doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp mình. Mạnh dạn giải thể hoặc cổ phần hoá những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
7. Tạo vốn và phát triển sản xuất
Muốn thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển thì cần phải có vốn. Vấn đề đặt ra là vốn lấy ở đâu? Vốn cho sản xuất công nghiệp có thể huy động từ các nguồn như: Nguồn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn từ nước ngoài là rất quan trọng song nguồn trong nước mới là quyết định.
Kết Luận
Trong xu thế phát triển toàn cầu hoá hiện nay, chỉ có phát triển công nghiệp là con đường duy nhất giúp nước ta tiến kịp xu thế của thời đại, hội nhập với thế giới và khu vực. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa rất quan trọng. Tập trung phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là ngành mũi nhọn trong quá trình phát triển của nền kinh tês của Đảng và nhà nưóc là một đường lối đúng đắn, bởi vì công nghiệp đóng vai trò là đầu tầu kéo các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Vì vậy phát triển công nghiệp phải đi trước một bước.
Trên cơ sở kiến thức lý luận chung học được tại trường ĐH Kinh tế Quốc Dân và qua thời gian thực tập tại Vụ Công Nghiệp- Tổng cục Thống Kê, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập này, tuy nhiên với khả năng có hạn mà vấn đề em nghiên cứu lại quá rộng lớn nên chắc chắn rằng chuyên đề không thoát khỏi những thiếu sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến và nhận xét để có thể nâng cao được kiến thức và sự hiểu biết hơn về đề tài cũng như các lĩnh vực khác.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của tiến sỹ Nguyễn Công Nhự- giảng viên khoa Thống Kê- Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, cô Thuận và các bác, các cô chú, các anh chị trong Vụ Công Nghiệp - Tổng cục Thống Kê đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên
Nguyễn hữu nghị
Tài liệu tham khảo.
1.Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,IX -Nxb sự thâtj.
2.Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp -nxb giáo dục 1999
3.Giáo trình thống kê kinh tế
4.Giáo trình lý thuyết thống kê .
5.Giáo trình thống kê doanh nghiệp .
6.Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam10 năm 1991-2001-Vụ Công Nghiệp .
7.Chế độ điều tra công nghiệp ngoài quốc doanh (quyết định số 147/TCTK);chế độ báo cáo thống kê công nghiệp (Qđ số 147/TCTK)
8.Chế độ báo cáo thống kê Tổng công ty.
9.Báo cáo kết quả điều tra toàn bộ công nghiệp năm 1995-Vụ Công nghiệp -Tổng Cục Thống Kê.
10.Tạp chí công nghiệp .
11.Tạp chí con số và sự kiện.
12.Niên giám thống kê năm 2001-Vụ Công Nghiệp.
13.Niên giám thống kê 1999-Tổng Cục Thống Kê.
14.Báo cáo hội nghị thống kê lần VI "phân tích thống kê"viện khoa học thóng kê.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT140.doc