Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù tổng hợp có tác động quan trọng xuyên xuất sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nghiên cứu, phân tích tìm ra các nhân tố có tác động quyết định đến hiệu quả là nhiệm vụ mà mỗi doanh nghiệp phải thực hiện. Sử dụng các phương pháp phân tích Thống Kê trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì có thể giúp phân tích, đánh giá hoạt động , tình hình thực hiện kế hoạch của xí nghiệp, đảm bảo cung cấp số liệu cho các nhà lãnh đạo cũng như các cơ quan quản lý làm cơ sở để ra những quyết định đúng đắn và xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cho xí nghiệp. Đánh giá tiềm năng, thế mạnh của mỗi đơn vị, các nguồn lực, nhằm phát huy hết khả năng của các nguồn lực và đơn vị. Sử dụng các phương pháp Thống Kê có thể phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố chi phí, kết quả và hiệu quả, ảnh hưởng tương tác với nhau như thế nào để có thể tác động vào các nhân tố nào nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, dự báo các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên những điều kiện hiện tại vì Thống Kê là nghệ thuật ra các quyết định căn cứ vào độ biến thiên, độ chính xác của các dự báo.
90 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng phương pháp Thống Kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2003-2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng các phương pháp:
1.1. Phương pháp số tương đối, số tuyệt đối phân tích hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Trong phân tích hiệu quả sản xuất, kinh doanh phương pháp số tương đối và số tuyệt đối là 2 công cụ mạnh được sử dụng phổ biến nhất.
-Số tương đối trong Thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của hiện tượng nghiên cứu, so sánh hai mức độ cùng loại nhưng khác nhau về thời gian, không gian hoặc hai mức độ khác loại nhưng có mối liên hệ với nhau.
Số tương đối là một trong những chỉ tiêu phân tích Thống kê dùng để biểu hiện tình hình thực tế trong trường hợp cần giữ bí mật số tuyệt đối. Những con số này không trực tiếp thu thập được qua điều tra mà là kết quả so sánh 2 con số đã có, mỗi số tương đối đều có gốc so sánh tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu.
Số tương đối động thái: phản ánh sự biến động về mức độ hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó và có tác dụng xác định xu hướng biến đổi và tốc độ phát triển qua thời gian
t =
y1
y0
Trong đó: t là số tương đối động thái ( tốc độ phát triển) đơn vị lần hoặc %
y1 và y0 mức độ của hiện tượng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Cần đảm bảo tính chất có thể so sánh được của tử và mẫu số tức là các mức độ y1 và y0 phải cùng phạm vi tính, phương pháp tính, đơn vị tính
Số tương đối kế hoạch: Dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Bao gồm số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là tỷ lệ so sánh của mức độ cần đạt tới của chỉ tiêu nào đó với mức độ thực tế ở kỳ gốc
kn =
yk
y0
Trong đó: yk mức độ kế hoạch
số tương đối thực hiện kế hoạch là tỉ lệ so sánh của mức thực tế đạt được trong kỳ với mức kế hoạch của một chỉ tiêu nào đó
kt =
y1
yk
Mối liên hệ giữa 3 chỉ tiêu
t = Kn × Kt
Số tương đối kết cấu: xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận trong tổng thể có tác dụng phân tích đặc điểm cấu thành của hiện tượng và quia sự thay đổi của số tương đối kết cấu cho thấy xu hướng phát triển của hiện tượng
d =
ybộ phận
ytổng thể
Số tương đối cường độ: biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng trong điều kiện lịch sử nhất định và nó là kết quả so sánh 2 mức độ khác loại nhau nhưng có mối quan hệ với nhau
Số tương đối không gian: biểu hiện quan hệ so sánh của hai mức độ cùng loại nhưng khác nhau về không gian, hoặc giữa 2 bộ phận trong tổng thể
-Số tuyệt đối trong Thống kê biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian không gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối trong Thống kê bao hàm nội dung kinh tế xã hội trong những điều kiện thời gian, không gian và địa điểm cụ thể, những con số này không phải tuỳ ý lựa chọn mà phải qua điều tra thực tế và tổng hợp chính xác.
Số tuyệt đối chính xác là sự thực khách quan có sức thuyết phục nhất (độ lớn cụ thể), là căn cứ để phân tích Thống kê và tiến hành tính toán các mức độ khác.
Có 2 loại số tuyệt đối trong Thống kê là số tuyệt đối thời kỳ: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một độ dài thời gian nhất định. Số tuyệt đối này có sự tích luỹ về lượng qua thời gian, vì vậy có thể cộng các số tuyệt đối thời kỳ của cùng một chỉ tiêu ở các thời gian liền nhau để có số tuyệt đôid của thời kỳ dài hơn; Số tuyệt đối thời điểm: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng tại những thời điểm nhất định, phản ánh trạng thái của hiên tượng tại một thời điểm nào đó, vì vậy không thể cộng các mức độ để có chỉ tiêu cho một thời kỳ do không có sự tích luỹ qua thời gian.
Đơn vị tính của số tuyệt đối có thể là đơn vị hiện vật tự nhiên là các đơn vị phù hợp đặc điểm vật lý của hiện tượng ( cái, chiếc ), nhưng khó khăn trong việc tổng hợp do không cùng đơn vị tính, đơn vị giá trị dùng đơn vị tiền tệ (VND, USD), ngoài ra trong một số trường hợp còn sử dụng đơn vị thời gian như ngày, tháng, giờ…
Khi vận dụng số tương đối và số tuyệt đối phải xét đến đặc điểm của hiện tượng để rút ra kết luận cho đúng đắn và phải kết hợp các số tương đối và số tuyệt đối vì số tương đối được tính ra từ số tuyệt đối, các số tương đối khác nhau tuỳ thuộc vào gốc so sánh tuyệt đối khác nhau. Ý nghĩa của số tương đối phụ thuộc vào số tuyệt đối mà nó phản ánh
Lượng tăng giảm tuyệt đối: là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa 2 thời gian nghiên cứu, nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chúng mang dấu dương, và ngược lại mang dấu âm. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn () là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ trước đó (yi-1), chỉ tiêu này phản ánh mức tăng hoặc giảm tuyệt đối giữa 2 thời gian liền nhau:
(i = 2,n)
Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu và mức độ của một kỳ nào đó được chọn là gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1), Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng giảm tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài, nếu ta ký hiệu là các lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc ta có:
( i = 2,n)
Lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình () là mức trung bình của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn
Tốc độ phát triển là một số tương đối thường được biểu hiện bằng lần hoặc số phần trăm phản ánh tốc độ hoặc xu hướng biến động của hiện thượng qua thời gian, tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các tốc độ phát triển: tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa 2 thời điểm liền nhau
(i=2,n)
Trong đó: ti là tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1
Tốc độ phát triển định gốc (Ti) phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài
(i= 2,n)
Tốc độ phát triển trung bình () là trị số đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn, vì các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân ta sử dụng công thức số trung bình nhân
Tốc độ tăng, giảm phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng hoặc giảm bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. Tương ứng với các tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng giảm: Tốc độ tăng giảm liên hoàn (ai) là tỷ số giữa lượng tăng hoặc giảm liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn:
(i=2,n)
Tốc độ tăng giảm định gốc (Ai) là tỷ số giữa lượng tăng giảm định gốc với mức độ kỳ gốc cố định
Tốc độ tăng giảm trung bình () là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng giảm đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu
Khi phân tích hiệu quả sản xuất, kinh doanh chúng ta phải kết hợp cả 2 chỉ tiêu số tương đối và số tuyệt đối.
Chỉ tiêu hiệu quả dạng thuận:
Ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả đầy đủ dạng thuận là cho biết cứ 1 đơn vị yếu tố chi ra trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả.
Chỉ tiêu hiệu quả dạng nghịch:
Ý nghĩa của các chỉ tiêu hiệu quả đầy đủ dạng nghịch cho biết để tạo ra 1 đơn vị kết quả cần phải tiêu hao mấy đơn vị yếu tố chi phí. Các chỉ tiêu này thường có tên gọi là suất tiêu hao
1.2. Phương pháp chỉ số
Là một phương pháp không những nêu lên các biến động tổng hợp của hiện tượng phức tạp mà còn có thể phân tích sự biến động này theo sự ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành, ví dụ như phân tích biến động của năng suất lao động bình quân chịu ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành là năng suất lao động cá biệt và kết cấu lao động. Thực chất phương pháp này là nêu lên các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của hiện tượng, phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong quá trình biến động dựa trên cơ sở việc phân tích 1 chỉ tiêu tổng hợp phản ánh cho hiện tượng kinh tế phức tạp thành các nhân tố cấu thành. Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng phương pháp chỉ số, để phản ánh các nhân tố biến động như thế nào cần cố định một nhân tố, chỉ giả định 1 nhân tố thay đổi, khi đó ta có thể thấy nhân tố này thay đổi ảnh hưởng như thế nào đến chỉ tiêu tổng hợp. Có hai quan điểm thường được sử dụng về nhân tố cố định(quyền số): quan điểm của Laspeyres sử dụng kỳ gốc làm quyền số, quan điểm của Paasche sử dụng kỳ nghiên cứu làm quyền số. Quyền số nà nói lên tầm quan trọng, vai trò của mỗi phần tử trong tổng thể, nó được sử dụng để chuyển các phần tử vốn không trực tiếp cộng được với nhau thành dạng chung để tổng hợp và thiết lập các quan hệ so sánh. Phương pháp chỉ số được vận dụng trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh chủ yếu phân tích các chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ như GO,VA, lợi nhuận…các chỉ tiêu tương đối cường độ năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn… qua hai kỳ nghiên cứu hay phân tích biến động qua không gian của các chỉ tiêu VA, lợi nhuận, cường độ năng suất lao động, nêu lên kế hoạch thực hiện, tình hình thực hiện kế hoạch, hoàn thành kế hoạch… Có hai dạng chỉ số:
-Chỉ số phát triển: So sánh hai chỉ tiêu ở hai thời kỳ khác nhau
-Chỉ số không gian: So sánh hai chỉ tiêu ở hai không gian khác nhau
2. Vận dụng phương pháp Thống Kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ đứng sau dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỷ trọng 13-19 % tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp 1 phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
May mặc là ngành kinh tế gắn liền với nhu cầu thiết yếu của con người. Nền kinh tế-xã hội-văn hóa càng ngày càng phát triển, nhu cầu đối với sản phẩm may mặc của con người ngày càng đa dạng, gia tăng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã đồng thời yêu cầu về chất lượng ngày càng cao. Do đó ngành may mặc luôn có nhiều cơ hội để phát triển đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội đó, thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng may mặc là rất lớn, nhất là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng may xuất khẩu, do sự cạnh tranh và yêu cầu về sản phẩm trên thị trường nhất là các thị trường lớn như EU, Nhật, Đức.. là rất cao. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp may xuất khẩu nói chung và xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì nói riêng luôn phải tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm được điều đó trước hết mỗi doanh nghiệp phải lập ra những chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp phù hợp. Yêu cầu đặt ra là phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó có các biện pháp thích hợp tác động để nâng cao hiệu quả.
Số liệu Thống kê doanh nghiệp của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì cho phép phân tích các chỉ tiêu hiệu quả:
Trong đó các chỉ tiêu biểu hiện kết quả là: GO, VA, NVA, DT, Lợi nhuận (M)
Các chỉ tiêu biểu hiện chi phí: Tổng vốn (TV), Tài sản cố định (K), Khấu hao tài sản cố định (C1), Quỹ phân phối lần đầu (V) số lao động bình quân (), Chi phí trung gian (IC)
Các chỉ tiêu dạng thuận:
Bảng 1: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả-chi phí của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 so với năm 2003
Chỉ tiêu
Công thức
Đơn vị
tính
Kỳ
gốc
Kỳ
báo cáo
i
(lần)
Giá trị sản xuất
GO
Tỷ đồng
61.849
79.541
1.286
Giá trị tăng thêm
VA
Tỷ đồng
27.167
34.426
1.267
Giá trị tăng thêm thuần
NVA
Tỷ đồng
23.549
29.349
1.246
Doanh thu
DT
Tỷ đồng
63.629
81.491
1.281
Lợi nhuận
M
Tỷ đồng
0.863
1.135
1.315
Tổng vốn bình quân
Tỷ đồng
34.536
38.805
1.124
Vốn cố định bình quân
Tỷ đồng
16.345
17.086
1.045
Vốn lưu động bình quân
Tỷ đồng
18.190
21.7192
1.194
TSCĐ
K
Tỷ đồng
16.305
16.992
1.042
Khấu hao TSCĐ
C1
Tỷ đồng
3.618
5.077
1.403
Chi phí trung gian
IC
Tỷ đồng
34.682
45.115
1.301
số lao động bình quân
người
1700
1800
1.059
Tổng quỹ lương
V
Tỷ đồng
22.686
28.214
1.244
Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính năm 2003-2004 của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Hiệu quả sử dụng tổng vốn bình quân của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Bảng 2: Hiệu quả sử dụng tổng vốn bình quân của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Chỉ tiêu
công thức tính
Đơn vị tính
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
i
(lần)
Năng suất tổng vốn tính theo GO
1.79
2.05
1.145
Năng suất tổng vốn tính theo VA
0.787
0.887
1.127
Năng suất tổng vốn tính theo NVA
0.682
0.756
1.108
Năng suất tổng vốn tính theo DT
1.84
2.1
1.141
Tỷ suất lợi nhuận của tổng vốn
0.025
0.0292
1.170
Số vòng quay của tổng vốn
Vòng (lần)
1.84
2.1
1.141
Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính năm 2003-2004 của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Tình hình sử dụng Tổng vốn của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì được phản ánh thông qua 6 chỉ tiêu: Năng suất tổng vốn tính theo GO, Năng suất tổng vốn tính theo VA, Năng suất tổng vốn tính theo NVA, Năng suất tổng vốn tính theo DT, tỷ suất lợi nhuận của tổng vốn, và số vòng quay của tổng vốn. Cả 6 chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển i > 1 phản ánh tình hình sử dụng tổng vốn của xí nghiệp may kỳ báo cáo nhanh hơn kỳ gốc, là do tốc độ phát triển của GO (1.286), VA (1.267), NVA (1.246), DT (1.281), M(1.315) lớn hơn tốc độ phát triển của tổng vốn bình quân (1.124). Các chỉ tiêu năng suất tổng vốn cho biết cứ 1 tỷ đồng tổng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy tỷ đồng kết quả. Chỉ tiêu năng suất tổng vốn theo GO cho biết cứ 1 tỷ đồng tổng vốn đầu tư vào sản xuất thì tạo ra 2.05 tỷ đồng GO (năm 2004), tăng so với năm 2003 0.145 lần hay bằng 0.26 tỷ đồng, tương tự cứ 1 tỷ đồng tổng vốn sẽ tạo ra 0.887 tỷ đồng VA, tăng so với năm 2003 0.127 lần tương ứng với 0.1 tỷ đồng, tạo ra 0.756 tỷ đồng NVA, tăng 0.108 lần so với năm 2003 bằng 0.074 tỷ đồng, tạo ra 2.1 tỷ đồng DT tăng 0.141 lần so với năm 2003 tương ứng với 0.26 tỷ đồng. cứ 1 tỷ đồng vốn đầu tư vào sản xuất tạo ra 0.0292 tỷ đồng lợi nhuận tăng 0.17 lần so với năm 2003 tương đương với 0.0035 tỷ đồng. Chỉ tiêu số vòng quay của tổng vốn cho biết trong kỳ tổng vốn cua xí nghiệp may quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng vốn càng cao. Ở đây, tốc độ chu chuyển tổng vốn của xí nghiệp may năm 2004 là 2.1 vòng tăng 0.141 lần so với năm 2003 hay tăng 0.26 vòng, phản ánh hiệu quả của vốn tăng. Như vậy hiệu quả xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì đã sử dụng tổng vốn đạt hiệu quả hơn so với năm 2003
Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (RDT) và số vòng quay của tổng vốn (LTV) đến tỷ suất lợi nhuận của tổng vốn: RTV = RDT . LTV
Theo số liệu của bảng 1 ta có
RDT =
M
DT
Ta có: RDT1= 0.0139; RDT0 = 0.0135
Theo số liệu của bảng 2 ta có: LTV1= 2.1(vòng); LTV0 = 1.84 (vòng)
Hệ thống chỉ số:
(lần)
(lần)
(lần)
DRTV= 0.0042 = 0.00085 + 0.00335 (tỷ đồng)
Kết quả cho thấy: tỷ suất lợi nhuận tổng vốn của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 tăng 1.17 lần so với năm 2003 tương ứng với mức tỷ suất lợi nhuận là 0.0042 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nguyên nhân:
Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của xí nghiệp năm 2004 tăng 1.0299lần so với năm 2003 làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng vốn tăng 0.00085 tỷ đồng
Do số vòng quay của tổng vốn năm 2004 tăng 1.134 lần so với năm 2003 làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng vốn tăng 0.00335tỷ đồng.
Nhận thấy rằng tỷ suất lợi nhuận tổng vốn chịu ảnh hưởng của số vòng quay của tổng vốn nhiều hơn chịu ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vì vậy xí nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn hay nói cách khác muốn nâng cao tỷ suất lợi nhuận tổng vốn thì cần phải tăng tốc độ chu chuyển của tổng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 so với năm 2003
Chỉ tiêu
công thức tính
Đơn vị tính
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
i
(lần)
Năng suất vốn cố định tính theo GO
3.784
4.655
1.23
Năng suất vốn cố định tính theo VA
1.662
2.015
1.212
Năng suất vốncố định tính theo NVA
1.44
1.718
1.193
Năng suất vốn cố định tính theo DT
3.893
4.769
1.225
Tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định
0.053
0.066
1.25
Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính năm 2003-2004 của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Tình hình sử dụng vốn cố định của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì được phản ánh thông qua 5 chỉ tiêu: Năng suất vốn cố định tính theo GO, Năng suất vốn cố định tính theo VA, Năng suất vốn cố định tính theo NVA, Năng suất vốn cố định tính theo DT, tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định. Cả 5 chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển i > 1 phản ánh tình hình sử dụng vốn cố định của xí nghiệp may kỳ báo cáo nhanh hơn kỳ gốc, là do tốc độ phát triển của GO (1.286), VA (1.267), NVA (1.246), DT (1.281), M(1.315) lớn hơn tốc độ phát triển của vốn cố định bình quân (1.045). Tương tự như chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn, các chỉ tiêu năng suất vốn cố định cho biết cứ 1 tỷ đồng vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy tỷ đồng kết quả..Dựa vào tốc độ phát triển thu được ta thấy rằng hiệu quả sử dụng của vốn cố định của xí nghiệp may kỳ báo cáo tăng so với kỳ gốc.
Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích ảnh hưởng của 2 nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (RDT) và năng suất vốn cố định tính theo doanh thu (HVcd) đến tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
RVcd = RDT . HVcd
Dựa vào số liệu từ bảng 1 và bảng 3 ta có:
RDT1= 0.0139; RDT0 = 0.0135
HVcd1= 4.769; HVcd0 = 3.893
Ta có hệ thống chỉ số:
(lần)
(lần)
(lần)
DRVcd= 0.013 = 0.002 + 0.011 (tỷ đồng)
Kết quả tính toán cho thấy: Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 tăng 1.25 lần so với năm 2003 tương ứng với mức tỷ suất lợi nhuận vốn cố định là 0.013 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nguyên nhân:
Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của xí nghiệp năm 2004 tăng 1.0299 lần so với năm 2003 làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn cố định tăng tương ứng là 0.002 tỷ đồng.
Do năng suất vốn cố định tính theo doanh thu của xí nghiệp năm 2004 tăng 1.2075 lần so với năm 2003 làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn cố định tăng 0.011 tỷ đồng.
Như vậy, cho thấy ảnh hưởng của năng suất vốn cố định tính theo doanh thu của xí nghiệp có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn cố định hơn là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Bảng 3:Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 so với năm 2003
Chỉ tiêu
công thức tính
Đơn vị tính
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
i
(lần)
Năng suất vốn lưu động tính theo GO
3.34
3.66
1.096
Năng suất vốn lưu động tính theo VA
1.49
1.58
1.06
Năng suất vốn lưu động tính theo NVA
1.29
1.35
1.047
Năng suất vốn lưu động tính theo DT
3.5
3.75
1.071
Tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động
0.047
0.052
1.106
Số vòng quay của vốn lưu động
Vòng (lần)
3.5
3.75
1.071
Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính năm 2003-2004 của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Tình hình sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì được phản ánh thông qua 6 chỉ tiêu: Năng suất vốn lưu động tính theo GO, Năng suất vốn lưu động tính theo VA, Năng suất vốn lưu động tính theo NVA, Năng suất vốn lưu động tính theo DT, tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động, và số vòng quay của. vốn lưu động Cả 6 chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển i > 1 phản ánh tình hình sử dụng tổng vốn của xí nghiệp may kỳ báo cáo nhanh hơn kỳ gốc, là do tốc độ phát triển của GO (1.286), VA (1.267), NVA (1.246), DT (1.281), M(1.315) lớn hơn tốc độ phát triển của tổng vốn bình quân (1.194). Các chỉ tiêu năng suất vốn lưu động cho biết cứ 1 tỷ đồng vốn lưu động đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy tỷ đồng kết quả. Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động cho biết trong kỳ vốn lưu động của xí nghiệp may quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Bảng 4: Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 so với năm 2003
Chỉ tiêu
công thức tính
Đơn vị tính
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
i
(lần)
Năng suất chi phí trung gian tính theo GO
1.78
1.76
0.988
Năng suất chi phí trung gian tính theo VA
0.78
0.763
0.978
Năng suất chi phí trung gian tính theo NVA
0.68
0.65
0.956
Năng suất chi phí trung gian tính theo DT
1.835
1.8
0.981
Tỷ suất lợi nhuận của chi phí trung gian
0.024
0.025
1.041
Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính năm 2003-2004 của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính năm 2003-2004 của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Tình hình sử dụng chi phí trung gian của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì được phản ánh thông qua 5 chỉ tiêu: Năng suất chi phí trung gian tính theo GO, Năng suất chi phí trung gian tính theo VA, Năng suất chi phí trung gian tính theo NVA, Năng suất chi phí trung gian tính theo DT, tỷ suất lợi nhuận của chi phí trung gian. 4 chỉ tiêu đầu: Năng suất chi phí trung gian tính theo GO, Năng suất chi phí trung gian tính theo VA, Năng suất chi phí trung gian tính theo NVA, Năng suất chi phí trung gian tính theo DT có tốc độ phát triển i 1 Là do tốc độ phát triển của lợi nhuận M(1.315) lớn hơn tốc độ phát triển của chi phí trung gian. Như vậy tuy rằng chi phí trung gian bỏ vào sản xuất cho kết quả về GO, VA, NVA, DT nhỏ hơn năm 2003 nhưng lợi nhuận của xí nghiệp may thu được lại lớn hơn.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Bảng 5: Hiệu quả sử dụng TSCĐ của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 so với năm 2003
Chỉ tiêu
công thức tính
Đơn vị tính
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
i
(lần)
Năng suất TSCĐ tính theo GO
3.79
4.68
1.23
Năng suất TSCĐ tính theo VA
1.67
2.026
1.21
Năng suất TSCĐ tính theo NVA
1.44
1.73
1.2
Năng suất TSCĐ tính theo DT
3.88
4.79
1.23
Tỷ suất lợi nhuận của TSCĐ
0.053
0.066
1.33
Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính năm 2003-2004 của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Tình hình sử dụng TSCĐ của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì được phản ánh thông qua 5 chỉ tiêu: Năng suất TSCĐ tính theo GO, Năng suất TSCĐ tính theo VA, Năng suất TSCĐ tính theo NVA, Năng suất TSCĐ tính theo DT, tỷ suất lợi nhuận của TSCĐ. Cả 5 chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển i > 1 phản ánh tình hình sử dụng TSCĐ của xí nghiệp may kỳ báo cáo nhanh hơn kỳ gốc, là do tốc độ phát triển của GO (1.286), VA (1.267), NVA (1.246), DT (1.281), M(1.315) lớn hơn tốc độ phát triển của . TSCĐ K (1.042) Các chỉ tiêu năng suất TSCĐ cho biết cứ 1 tỷ đồng TSCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy tỷ đồng GO, VA, NVA, DT, M. Cho thấy trong năm 2004 xí nghiệp may đã đầu tư thêm vào mua sắm TSCĐ, khoản đầu tư này làm cho tốc độ tăng của các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh tăng nhanh hơn so với năm 2003, cụ thể cứ 1 tỷ đồng đầu tư vào TSCĐ tạo ra 4.68 tỷ đồng GO, tăng 0.23 lần so với năm 2003 tương ứng với 0.89 tỷ đồng, tương tự như vậy 1 tỷ đồng TSCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh làm tăng thêm chỉ số về kết quả sản xuất. Tạo ra 0.066 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 0.33 lần so với năm 2003 hay tăng 0.008 tỷ đồng.
Hiệu quả Khấu hao TSCĐ của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Bảng 6: Hiệu quả khấu hao TSCĐ của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 so với năm 2003
Chỉ tiêu
công thức tính
Đơn vị tính
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
i
(lần)
Năng suất khấu hao TSCĐ tính theo GO
17.094
15.666
0.916
Năng suất khấu hao TSCĐ tính theo VA
7.509
6.78
0.903
Năng suất khấu hao TSCĐ tính theo NVA
6.509
5.781
0.888
Năng suất khấu hao TSCĐ tính theo DT
17.586
16.051
0.913
Tỷ suất lợi nhuận khấu hao TSCĐ
0.238
0.223
0.939
Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính năm 2003-2004 của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Tình hình sử dụng khấu hao TSCĐ của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì được phản ánh thông qua 5 chỉ tiêu: Năng suất khấu hao TSCĐ tính theo GO, Năng suất khấu hao TSCĐ tính theo VA, Năng suất khấu hao TSCĐ tính theo NVA, Năng suất khấu hao TSCĐ tính theo DT, tỷ suất lợi nhuận khấu hao TSCĐ. Cả 5 chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển i < 1 phản ánh tình hình khấu hao TSCĐ của xí nghiệp may kỳ báo cáo chậm hơn kỳ gốc, là do tốc độ phát triển của GO (1.286), VA (1.267), NVA (1.246), DT (1.281) nhỏ hơn tốc độ phát triển của chỉ tiêu khấu hao TSCĐ (1.403) Các chỉ tiêu năng suất khấu hao TSCĐ cho biết cứ 1 tỷ đồng đầu tư mua TSCĐ được khấu hao tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả: GO, VA, NVA, DT, M. Kết quả cho thấy tốc đọ khấu hao TSCĐ của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 chậm hơn so với năm 2003
Hiệu quả sử dụng lao động của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng lao động của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 so với năm 2003
Chỉ tiêu
công thức tính
Đơn vị tính
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
i
(lần)
Năng suất lao động bình quân tính theo GO
0.036
0.044
1.222
Năng suất lao động bình quân tính theo VA
0.016
0.019
1.1875
Năng suất lao động bình quân tính theo NVA
0.014
0.0163
1.164
Năng suất lao động bình quân tính theo DT
0.037
0.045
1.216
Tỷ suất lợi nhuận của lao động bình quân
0.0005
0.0006
1.2
Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính năm 2003-2004 của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Hiệu quả sử dụng lao động của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì được phản ánh thông qua 5 chỉ tiêu: Năng suất lao động bình quân tính theo GO, năng suất lao động bình quân tính theo VA, năng suất lao động bình quân tính theo NVA, năng suất lao động bình quân tính theo DT, và tỷ suất lợi nhuận của lao động bình quân. Cả 5 chỉ tiêu này đều có tốc đọ phát triển i > 1 phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 tăng nhanh hơn năm 2003. Do tốc độ phát triển của GO(1.286), VA (1.267), NVA (1.246), DT (1.281), M (1.315) nhanh hơn tốc độ phát triển của số lao động bình quân (1.059), Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân cho biết cứ 1 lao động của xí nghiệp may trong một năm tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả sản xuất: GO, VA, NVA, DT, M. Phân tích chỉ tiêu này để có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh như đào tạo nâng cao tay nghề công nhân hay các biện pháp quản lý mới.
Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự biến động tỷ suất lợi nhuận của lao động cũng như vai trò, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ứng với sự biến động đó ta sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của tỷ suất lợi nhuận của lao động do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (RVcd) và mức trang bị vốn cố định cho 1 lao động (MVcd)
W = RVcd . MVcd
Theo số liệu bảng 1 ta có:
MVcd =
Vcd
L
MVcd1 = 0.0095; MVcd0 = 0.0096
Theo số liệu của bảng 3 ta có: RVcd1= 0.066; RVcd0 = 0.053
Hệ thống chỉ số:
(lần)
(lần)
(lần)
DRl = 0.0001 = 0.000097 + 0.000003 (tỷ đồng)
Ta thấy rằng: Tỷ suất lợi nhuận của lao động xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 tăng 1.2 lần so với năm 2003 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của xí nghiệp năm 2004 tăng 1.19 lần so với năm 2003 làm tỷ suất lợi nhuận của lao động tăng tương ứng 0.000097 tỷ đồng
Do ảnh hưởng của mức trang bị vốn cố định cho 1 lao động năm 2004 tăng 1.006 lần, làm cho tỷ suất lợi nhuận của lao động tăng thêm 0.000003 tỷ đồng. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định có ảnh hưởng lớn đến tỷ suất lợi nhuận của lao động hơn là mức trang bị vốn cố định cho 1 lao động.
Hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 so với năm 2003
Chỉ tiêu
công thức tính
Đơn vị tính
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
i
(lần)
Năng suất quỹ phân phối lần đầu tính theo GO
2.723
2.819
1.034
Năng suất quỹ phân phối lần đầu tính theo VA
1.197
1.220
1.019
Năng suất quỹ phân phối lần đầu tính theo NVA
1.038
1.040
1.002
Năng suất quỹ phân phối lần đầu tính theo DT
2.803
2.888
1.0295
Tỷ suất lợi nhuận của quỹ phân phối lần đầu
0.038
0.040
1.059
Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính năm 2003-2004 của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Hiệu quả sử dụng quỹ phân phối lần đầu của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì được phản ánh thông qua 5 chỉ tiêu: Năng suất quỹ phân phối lần đầu tính theo GO, năng suất quỹ phân phối lần đầu tính theo VA, năng suất quỹ phân phối lần đầu tính theo NVA, năng suất quỹ phân phối lần đầu tính theo DT, tỷ suất lợi nhuận của quỹ phân phối lần đầu. Kết quả cho thấy cả 5 chỉ tiêu có tốc độ phát triển i > 1 phản ánh tình hình sử dụng quỹ phân phối lần đầu của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 nhanh hơn so với năm 2003 do tốc độ phát triển của GO(1.286), VA(1.267), NVA (1.246), DT (1.281), M(1.315) nhanh hơn tốc độ phát triển của quỹ lương. Đây là điều kiện cần để nâng cao đời sống của công nhân, do điều kiện để tăng mức lương là tốc độ tăng của kết quả sản xuất nhanh hơn tốc độ tăng của lao động và quỹ lương.
3. Phân tích Thống Kê hiệu quả kinh tế tổng hợp của hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Để phân tích hiệu quả kinh tế tổng hợp của hoạt động sản xuất kinh doanh ta phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sau:
-Phân tích nguyên nhân gây biến động hiệu suất sử dụng tổng vốn hay năng suất tổng vốn theo doanh thu (HTV) do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Hiệu suất sử dụng vốn cố định hay năng suất vốn cố định theo doanh thu (HVcd) và tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn (dVcd)
HTV= HVcd..dVcd
Từ số liệu bảng 1:
dVcd =
Vcd
TV
Ta có: dVcd1 =0.44; dVcd0 = 0.47
Từ bảng số liệu 3:HVcd1 = 4.769; HVcd0 = 3.893
Hệ thống chỉ số:
(lần)
(lần)
(lần)
DHtv = 0.26 = 0.39 + - 0.13 (tỷ đồng)
Từ kết quả thu được ta nhận thấy rằng: Hiệu suất sử dụng tổng vốn năm 2004 tăng 1.141 lần so với năm 2003 tương ứng với 0.26 tỷ đồng, là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2004 tăng 1.23 lần so với năm 2003 làm cho hiệu suất sử dụng tổng vốn tăng 0.39 tỷ đồng
Do tỷ trọng của vốn cố định trong cơ cấu tổng vốn năm 2004 giảm 0.07 lần làm cho hiệu suất sử dụng tổng vốn giảm 0.13 tỷ đồng. Như vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, xí nghiệp may Thanh Trì cần đầu tư vào vốn cố định, vì giảm tỷ trọng vốn cố định trong cơ cấu làm cho hiệu quả sử dụng tổng vốn giảm
-Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định, tỉ trọng vốn cố định trong tổng vốn và tổng vốn bình quân đến sự biến động của lợi nhuận.
M = HVcd.dVcd.TV
Từ số liệu của bảng 3 ta có: HVcd1 = 0.066; HVcd0 = 0.053
Từ số liệu của bảng 1 ta có: dVcd1 = 0.44; dVcd0 = 0.47
= 38.805; = 34.536 (tỷ đồng)
Hệ thống chỉ số:
(lần)
(lần)
(lần)
DM = 0.272 = 0.23 + - 0.062 + 0.104 (tỷ đồng)
Lợi nhuận của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 tăng 1.315 lần so với năm 2003 tương ứng với 0.272 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
Do tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của xí nghiệp năm 2004 tăng 1.254 lần so với năm 2003 làm cho lợi nhuận tăng tương ứng 0.23 tỷ đồng
Do Tổng vốn của năm 2004 tăng 1.120 lần so với năm 2003 làm cho lợi nhuận tăng 0.104 tỷ đồng
Do tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn giảm làm cho lợi nhuận của xí nghiệp giảm 0.062 tỷđồng
Như vậy do giảm tỷ trọng của vốn cố định trong cơ cấu tổng vốn làm cho tốc độ tăng lợi nhuận của xí nghiệp giảm, để tăng hiệu quả sử dụng tổng vốn và tăng lợi nhuận, xí nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn và tăng tỷ trọng vốn cố định trong cơ cấu tổng vốn.
III. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
1. Phương pháp phân tích ở trạng thái tĩnh.
Phân tích ở trạng thái tĩnh là phương pháp phân tích theo các tiêu chuẩn có sẵn, tại một thời điểm xác định được đưa ra để đánh giá một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không. Các chỉ tiêu phân tích tổng hợp và có phạm vi về không gian và thời gian rộng hơn.
Nhằm đẩy mạnh đổi mới và quản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới và hoà nhập vào nền kinh tế thị trường, Chính phủ đã đưa ra 6 tiêu chí về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để phân loại các doanh nghiệp nhà nước. Một doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả khi đảm bảo được các tiêu chuẩn:
-Bảo toàn và phát triển đượcvốn sản xuất, trích khấu hao TSCĐ theo đúng quy định hiện hành. Theo tiêu chuẩn này xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì đảm bảo đủ tiêu chuẩn là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, do năm 2003 tổng vốn của xí nghiệp là 34.536 tỷ đồng, năm 2004 tổng vốn kinh doanh của xí nghiệp là 38.805 tỷ đồng tăng 1.124 lần. So với số vốn thành lập khoảng 29 tỷ đồng cho thấy xí nghiệp đã bảo toàn và phát triển có hiệu quả vốn kinh doanh. Các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu là 0.01934 (năm 2003) 0.019941(năm 2004) cho thấy lợi nhuận của xí nghiệp so với doanh thu tăng. Phương pháp khấu hao TSCĐ của xí nghiệp là phương pháp khấu hao tuyến tính.
-Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thu sử dụng vốn và thành lập đủ các quỹ doanh nghiệp: dự phòng tài chính, trự cấp mất việc làm cho người la, đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi…Là lá cờ đầu trong ngành dệt may xuất khẩu, xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2004 có mức lãi là 1.135 tỷ đồng tăng 1.315 lần so với năm 2003, xí nghiệp đã thành lập các quỹ như trợ phòng về trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ quan lý của cấp trên, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Tổng quỹ đến cuối năm 2003 là 1.926 tỷ đồng, cuối năm 2004 là 1.291 tỷ đồng, trong đó năm 2003 giảm 0.194 tỷ đồng cho khen thưởng và phúc lợi, đồng thời tăng 0.877 tỷ đồng cho ccác quỹ phát triển kinh doanh, dự phòng và phúc lợi, khen thưởng. Năm 2004 giảm 0.145 tỷ đồng cho quỹ khen thưởng, phúc lợi, tăng 0.913 tỷ cho các quỹ phát triển kinh doanh, tài chính, khen thưởng…
-Trả đầy đủ các khoản nợ đến hạn. Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì Năm 2004 tổng các khoản nợ đến cuối kỳ là 22 tỷ, trong đó nợ ngắn hạn là 17 tỷ, dài hạn là 5 tỷ, không có nợ quá hạn. Khả năng thanh toán nợ hiện hành năm 2004 là 0.96 lần, năm 2003 là 1.56 lần, trong đó nợ ngắn hạn năm 2004 là 1.23 lần, năm 2003 là 1.11 lần. khả năng thanh toán nợ dài hạn năm 2004 là 5.35 lần, năm 2003 là 3.66 lần.
-Nộp đầy đủ tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định
-Nộp đầy đủ các khoản thuế theo đúng luật định. Tổng thuế phải nộp năm 2004 là 1.5 tỷ, đã nộp 1.61 tỷ do nợ kỳ trước 0.150 tỷ, còn nợ đến cuốikỳ 0.037 tỷ.
-Trả lương cho người lao động tối thiểu bằng mức bình quân của các doanh nghiệp trên cùng địa bàn, hiện nay mức lương bình quân của xí nghiệp là 960.000đồng, là một mức tương đối cao trong địa bàn Thành phố Hà Nội
Như vậy so sánh các kết quả hoạt động của xí nghiệp với các tiêu chuẩn đưa ra ta thấy xí nghiệp may xuất khẩu là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Mặc dù với cơ cấu kinh tế thị trường ngày càng gay gắt, cùng với quá trình mở cửa, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, Xí nghiệp đã luôn chú trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .
2. Phương pháp phân tích ở trạng thái động
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dưới dạng động là phương pháp so sánh trị số của các chỉ tiêu hiệu quả tính được theo thời gian. Bằng cách sử dụng số tương đối và số tuyệt đối phân tích như trên (Phần II.1) đã phản ánh hiệu quả tăng của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì.
IV. Vận dụng phương pháp Thống Kê phân tích ảnh hưởng của hiệu quả đến kết quả và chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì.
1. Ảnh hưởng của hiệu quả đến kết quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhân tố cư bản làm tăng kết quả sản xuất kinh doanh. Mức tăng, giảm của kết quả sản xuất, kinh doanh tỷ lệ thuận với các chỉ tiêu hiệu quả đầy đủ dạng thuận. Có thể sử dụng phương pháp chỉ số nhân tố để phân tích ảnh hưởng của hiệu quả đến kết quả:
Số tương đối:
Số tuyệt đối D KQ(H) = (H1-H0)CP1 = DH.CP1
Nếu Ikq(H) > 100, DKQ(H)> 0 Phản ánh nhờ phấn đấu nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí nên đã làm tăng kết quả sản xuất kinh doanh. Mức tăng, giảm của kết quả sản xuất kinh doanh theo ảnh hưởng đồng bộ của hiệu quả sử dụng yếu tố chi phí và qui mô yếu tố chi phí được xác định thông qua việc phân tích các nhân tố rút ra từ phương trình hiệu quả đầy đủ dạng thuận.
Từ công thức ta có KQ = H.CP
Sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận đến Tổng vốn ta có:
=>
IM = %
DM = (H1-H0) = DH. = 10.089 tỷ đồng
Như vậy nhờ việc phấn đấu nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì đã tăng lợi nhuận được 10.089 tỷ đồng.
Tương tự như vậy, chúng ta có thể phân tích ảnh hưởng của hiệu quả sản xuất kinh doanh đến kết quả sản xuất kinh doanh dựa vào mô hình liên hệ với chi phí.
2. Ảnh hưởng của hiệu quả đến chi phí sản xuất kinh doanh
Mức tiết kiệm ( hay lãng phí ) chi phí sản xuất kinh doanh ( chi phí theo nguồn lực và chi phí thường xuyên) tỷ lệ nghịch với các chỉ tiêu hiệu quả đầy đủ dạng nghịch. Nếu chỉ tiêu hiệu quả đầy đủ dạng nghịch càng giảm tới mức tối thiểu cần thiết theo điịnh mức hoặc theo chuẩn mực so sánh thì suất tiêu hao chi phí càng thấp và do đó mức hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh càng cao. Mô hình này cho phép xác định quy mô chi phí tiết kiệm được do giảm suất tiêu hao chi phí:
Số tương đối:
Số tuyệt đối: DCP(H’) = (H’1 – H’0) KQ1 = DH’. KQ1
Nếu ICP(H’) <100, DCP(H’)<0 phản ánh nhờ phấn đấu nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí nên doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh. Phân tích ảnh hưởng của suất tiêu hao lợi nhuận đến tổng vốn ta có
%
D = (H’1 – H’0)M = DH’.M = -0.07.1.135 = -0.079 tỷ đồng.
Như vậy nhờ phán đấu nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí nên xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì đã tiết kiệm được 0.079 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh
Xác định theo phương pháp so sánh chi phí có tính đến hệ số điều chỉnh là chỉ số kết quả sản xuất kinh doanh:
Số tương đối:
Số tuyệt đối: DCP = (CP1 – CP0 ).IKQ. = DCP.IKQ
Nếu ICP <100, DCP < 0 Ta thấy rằng nhờ phấn đấu nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí nên doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh
Phân tích ảnh hưởng của suất tiêu hao lợi nhuận đến tổng vốn ta có:
%
D = ().IM = D.IM = 4.268.1.315 =5.617 tỷ đồng
Như vậy nhờ nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn bình quân xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì đã tiết kiệm được chi phí sản xuất
Tương tự như vậy, chúng ta có thể phân tích ảnh hưởng của hiệu quả sản xuất kinh doanh đến chi phí sản xuất kinh doanh.
Xem xét các mối quan hệ tương tác giữa hiệu quả, chi phí, kết quả có thể giúp cho doanh nghiệp xem xét các tác động giữa các nhân tố để nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
V. Phương hướng và biện pháp phát huy các măt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Hiện nay trong lĩnh vực may mặc có rất nhiều doanh nghiệp lớn và truyền thống lâu năm như Công ty may 10, Công ty may Đức Giang, Công ty May Hồ gươm… đang rất có uy tín trên thị trường kể cả quốc tế và nội địa. Với xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, một doanh nghiệp còn non trẻ nhưng đã và đang trên đà phát triển mạnh và khẳng định mình, xí nghiệp đã biết phát huy những thế mạnh của mình. Đầu tư thiết bị tiên tiến hiện đại, chú trọng chất lượng sản phẩm. Xây dựngcác hệ thống quản lý về chất lượng, tráchnhiệm xã hội, môi trường. Xí nghiệp đã gây dựng được uy tín trên thương trờng, luôn ký được nhiều đơn hàng, được khách hàng lớn tin cậy và hợp tác lâu dài như khách hàng Gap, Nike, Namkang, Columbia… Có được sự thành công trong cạnh tranh là nhờ có định hướng chiếnn lược trong kinh doanhcủa lãnh đạo xí nghiệp. Xí nghiệp luôn trú trọng mở rộng sản xuất, phát triển nguồn nhân lực cũng như đầu tư chiều sâu trang thiết bị nhằm tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, giảm tuyệt đối sai hỏng trong quá trình gia công nhờ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Áp dụng các phương pháp của thống kê chất lượng sản phẩm, Thống Kê sản lượng theo giờ do cán bộ điều tra, sử dụng tối ưu nguồn lực vào sản xuất. Mỗi sản phẩm làm xong công đoạn nào đều có bộ phận OTK kiểm tra nhằm giảm thiểu thời gian hao phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.Công nhân báo cáo sản lượng hàng ngày, ngoài ra còn có cán bộ chuyền từng giờ cập nhật sản lượng theo từng người và khoán dựa vào dây truỳen sản xuất.
Hiện nay ngoài hai phân xưởng lớn chuyên sản xuất hàng Jacket, Xí nghiệp đã tiến hành đầu tư mở rộng thêm 2 phân xưởng mới chuyên sản xuất hàng dệt kim và hàng dán. Xí nghiệp không chu trọng sản xuất hàng sơmi do mặt hàng này đã có một số doanh nghiệp lớn có tiếng như công ty may 10, Công ty may Việt Tiến … đang rất có uy tín, nhằm giảm sự cạnh tranh. Các mặt hàng hiện nay của xí nghiệp đang sản xuất như hàng dán, dệt kim, là 2 mặt hàng mới có tính chiến lược trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Xí nghiệp đã đa dạng hoá loại hình sản phẩm, đáp ứng về sự cạnh tranh về chất lượng, tiến độ, và chủng loại mà thị trường đang cần.
-Để nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thương trường Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì đã vạch ra những định hướng và chiến lược kinh doanh nhằm phát huy các mặt lợi thế và giảm các yếu tố tiêu cực. Vì chiến lược trong kinh doanh là một nhân tố quyết định đến thành bại trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Thường xuyên giữ mối quan hệ ổn định với khách hàng truyền thống, duy trì và phát huy những mặt hàng thế mạnh của xí nghiệp
Duy trì tốt hoạt động của phòng xuất nhập khấu- kinh doanh thị trường để tìm kiếm các nguồn hàng mới, đẩy mạnh chào hàng theo giá FOB, phát triển thêm cácthị trường mới và thị trường nội địa.
Đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư thiết bị và nhân lực đáp ứng mọi yêu cầu để xâm nhập vào thị trường Mỹ và một số thị trường mới nhưng rất lớn và tiềm năng, có rất nhiều cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh trong xí nghiệp.
-Nhằm phát triển xí nghiệp ngày càng bền vững và hiệu quả ban giám đốc xí nghiệp đã xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh như sau:
Định ra kế hoạch chiến lược trước mắt và lâu dài
Đặt mục tiêu cho từng giai đoạn và phấn đấu đạt mục tiêu đã được đề ra. Các bước trong qúa trình hoạch định chiến lược được coi trọng bởi quá trình này được thực hiện như một hệ thống vòng lặp khép kín nhằm không ngừng nâng cao và cải thiện ở mỗi bước tuỳ theo đặc thù của công việc mà các thành viên tham gia có khác nhau. Nhưng để xây dựng chiến lược cần có sự quyết tâm của lãnh đạo xí nghiệp và tất cả các phòng ban phân xưởng. Xây dựng chiến lược cần gắn liền với việc hoạch định chất lượng tức là tìm phương thức để đạt mục tiêu đề ra
Với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, xí nghiệp thực hiện kế hoạch chiến lược theo phương pháp: Plan – Do – check – Action ( lập kế hoạch - thực hiện – Kiểm tra – hành động khắc phục) đó là cơ sở để tiến hành hoạch định các công việc có liên quan đến hệ thống chất lượng. Thời gian cho chiến lược kế hoạch ngắn hạn được giới hạn ở mức quí, dài hạn là xây dựng các kế hoạch 3 năm hay 5 năm, 10 năm.
Để đạt được mục tiêu chiến lược lâu dài, Ban giám đóc xí nghiệp đã đề ra mục tiêu chiến lược từ năm 2004-2008 như sau:
Năm 2004: Xí nghiệp sẽ đi vào ổn định sản xuất, không đầu tư mở rộng sản xuất, trú trọng đầu tư chiều sâu, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân rtăng từ 18 đến 22% , 9 tháng đầu năm xí nghiệp đã đầu tư
STT
Nội dung đầu tư
Số tiền (VND)
1
Mua sắm đầu tư thiết bị máy móc chuyên dung nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
4.122.706.513
2
Thay mới toàn bộ hệ thống đường dây điện cả 4 phân xưởng
318.002.190
3
Đầu tư hệ thống đường ống dẫn nước sạch từ nhà máy nước Pháp Vân về xí nghiệp
188.153636
Xí nghiệp rất trú trọng vấn đề đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên, 10 cán bộ kỹ thuật đã được đi học Khoa công nghệ dệt may trường đại học Bách khoa. Toàn bộ kinh phí do xí nghiệp trả
Chăm lo đời sống và ổn định tư tưởng cán bộ công nhân viên yên tâm công tác gắn bó với xí nghiệp
Năm 2005-2006: Xí nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất phát triển thêm nhà xưởng thu hút thêm khoảng 800 lao động, tiếp tục đầu tư tb công nghệ mới. Mở rộng và phát triển thị trường nội địa đảy mạnh sản xuất kinh doanh theo phương thức FOB, phấn đấu doanh số theo phương thức này đạt 30% tổng doanh số.
Năm 2007-2008 : Đi vào ổn định sản xuất tiếp tục phát triển thị trường nội địa, phấn đấu kinh doanh FOB đạt 50% tổng sản phẩm sản xuất tại xí nghiệp . Chú trọng đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất chât lượng sản phẩm, quản lý đào tạo nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBCNV
Chuẩn bị mọi điều kiện để xâm nhập các thị trường, đáp ứng các yêu cầu cho hội nhập quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO
Tăng cường công tác quản lý chất lượng, kiểm soát tối đa quá trình chuẩn bị sản xuất và sản xuất, sản phẩm đầu ra được đảm bảo thông qua việ kiểm soát chất lượng của các quy trình hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO9000, không để xẩy ra khiếu nại của khách hàng.
Luôn luôn khuyến khích phát huy snag kiến cải tiến kỹ thuật , tổ chức quản lý sản xuất để tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tiết kiệm triệt để chi phí sản xuất
Tiếp tục xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến hiện đại như xây dựng hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA8000, Hệ thống quản ký môi trường ISO 14000, dự kiến sẽ được cấp chứng nhận vào cuối năm 2004, tiến tới xây dựng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM
Tập trung đầu tư trú trọng đến nguồn nhân lực của xí nghiệp. Đào tạo đội ngũ quản lý, đào tạo nghiệp vụ và nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần và điều kiện làm việc tốt nhất để họ an tâm gắn bó lâu dài với Xí nghiệp và hết long xây dựng Xí nghiệp
Tiếp tục đầu tư chiều sâu, luôn chú ý đầu tư trang thiết bị máy móc mới hiện đại tiên tiến, công nghệ mới hiện đại để đáp ứng yêu cầu sản xuất cải thiện điều kiện lao động của người công nhân, tạo đà cho Xí nghiệp phát triển bền vững. Tiến tới trở thành một trong những đơn vị hàng đầu và có uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực may mặc
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 5 NĂM 2004-2008
XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU THANH TRÌ
STT
Chỉ tiêu
ĐV tính
Thực hiện 2003
Mục tiêu
Tốc độ tăng trưởng bình quân
2004
2005
2006
2007
2008
1999-2003
2004-2008
1
Tổng số lao động
Người
1.650
1750
1800
2.500
2.500
2.500
10%
11%
2
Tổng giá trị KN-XK
Triệu USD
15,890
17
18
26
27
27,5
10%
13%
3
Tổng Doanh thu
Tỷ đồng
52,247
57
70
86
93
100
11%
15%
4
Tổng nộp ngân sách
Triệu đồng
380,567
400
500
1.000
1200
1.500
18%
35%
5
Tổng sản lượng sản phẩm
Triệu bộ/ chiếc
2,4
3,0
3,2
5,0
5,5
7,0
18%
25%
6
Thu nhập bình quân
1000đ/ người/ tháng
960
1.100
1200
1.400
1.600
1.700
14%
15%
VI. Kiến nghị
- Với Bộ công nghiệp và Ngành dệt may nói chung:
Phát huy vai trò của Tổng công ty dệt may Việt Nam, hiệp hội các doanh nghiệp Dệt để tổ chức mối liên hệ liên kết kinh tế và phân công chuyên môn hoá trong sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp dệt. Khuyến khích các doanh nghiệp Dệt may đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng (ISO…) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Tạo môi trường kinh doanh và để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tạo hành lanh pháp lý phù hợp, thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Thiết lập hệ thống thông tin doanh nghiệp và phân tích thị trường. cấp giấy phép xuất khẩu và phân bố hạn ngạch phù hợp
-Với Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì: cần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và thiết bị, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và giảm chi phí trung gian. Thiết lập hệ thống quản lý và hỗ trợ thông tin, tìm kiếm thị trường để mở rộng thị trường và sản phẩm. Đầu tư nâng cao tay nghề công nhân viên và bộ máy quản lý xí nghiệp. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng do chất lượng không tự nhiên sinh ra mà phải được quản lý. Sản xuất kinh doanh ngày càng phức tạp vì vậy quản lý chất lượng cũng ngày càng phức tạp theo. Chất lượng sản phẩm là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh và ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Hiệu quả và chất lượng là 2 vấn đề đi đôi và gắn liền với nhau. Không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện của sản phẩm là thực hiện qui luật phát triển văn minh tiêu dùng xã hội.
Kết luận
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù tổng hợp có tác động quan trọng xuyên xuất sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nghiên cứu, phân tích tìm ra các nhân tố có tác động quyết định đến hiệu quả là nhiệm vụ mà mỗi doanh nghiệp phải thực hiện. Sử dụng các phương pháp phân tích Thống Kê trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì có thể giúp phân tích, đánh giá hoạt động , tình hình thực hiện kế hoạch của xí nghiệp, đảm bảo cung cấp số liệu cho các nhà lãnh đạo cũng như các cơ quan quản lý làm cơ sở để ra những quyết định đúng đắn và xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cho xí nghiệp. Đánh giá tiềm năng, thế mạnh của mỗi đơn vị, các nguồn lực, nhằm phát huy hết khả năng của các nguồn lực và đơn vị. Sử dụng các phương pháp Thống Kê có thể phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố chi phí, kết quả và hiệu quả, ảnh hưởng tương tác với nhau như thế nào để có thể tác động vào các nhân tố nào nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, dự báo các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên những điều kiện hiện tại vì Thống Kê là nghệ thuật ra các quyết định căn cứ vào độ biến thiên, độ chính xác của các dự báo.
Lời cuối cùng của bài viết em xin chân thành cảm ơn cô giáo Chu Bích Ngọc,các thầy cô trong khoa Thống Kê, Cô Nguyễn Thị Chiến, các cô chú trong xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài viết này. Tuy đã có rất nhiều cố gắng và nỗ lực, nhưng bài viết chắc chắn còn nhiều sai sót, kính mong sự sửa chữa và góp ý của thầy cô và các bạn.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Thống Kê Kinh tế-tập 1 NXB Giáo Dục năm 2002
Giáo trình Thống Kê công nghiệp- NXB Thống Kê năm 2004
Giáo trình Lý thuyết Thống Kê – NXB Giáo dục Năm 1998
Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế-NXB Thống Kê năm 2004
Giáo trình Thống Kê chất lượng-NXB Thống Kê năm 1999
Tạp chí Kinh tế và phát triển
Giáo trình Thống Kê doanh nghiệp –NXB Thống Kê năm 2004
8. Luận văn các khoá trước
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36365.doc