Chuyên đề Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

Là một trong những phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán quan trọng thủ tục phân tích đã ngày càng trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong kiểm toán. Vận dụng thủ tục phân tích giúp cho KTV và công ty kiểm toán xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của cuộc kiểm toán. Từ đó đưa ra những bằng chứng kiểm toán có chất lượng và độ tin cậy cao. Đặc biệt, khi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động hiệu quả thì việc vận dụng thủ tục phân tích sẽ giúp kiểm toán giảm bớt các thử nghiệm kiểm toán khác. Từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao tính cạnh tranh. Với những kiến thức đã có kết hợp với thực tế thu được trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam, em đã đi sâu vào tìm hiểu quy trình vận dụng thủ tục phân tích tại Công ty. Đồng thời, em đã mạnh dạn nêu lên một số nhận xét, kiến nghị và giải pháp thực hiện nhằm đóng góp phần nào vào việc hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại VAE.

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra một chương trình kiểm toán chung cho các cuộc kiểm toán. Theo đó, trong giai đoạn này KTV phải thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Xác định các khoản mục có chứa sai sót cần kiểm tra Sau khi thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ, KTV xác định khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro để tiến hành thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán BCTC. Tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam, KTV thường thực hiện thủ tục phân tích trên BCĐKT và BCKQKD của khách hàng, đặc biệt là các khoản mục trên BCKQKD do các khoản mục này dễ ước tính hơn các khoản mục trên BCĐKT, chúng là chỉ tiêu thời kỳ và là số tích lũy qua các tháng, trong khi số dư của tài khoản trên BCĐKT là chỉ tiêu thời điểm. Vì vậy, việc thực hiện thủ tục phân tích các khoản mục trên BCKQKD sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Những khoản mục hay được xem xét là khoản mục doanh thu và chi phí. - Bước 2: Xác định các số ước tính của KTV Số ước tính của KTV đóng vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới kết quả của thủ tục phân tích. Việc xây dựng số ước tính được dựa trên số liệu năm trước có điều chỉnh theo nhiều nguồn thông tin KTV thu thập được. Vì vậy, khi xây dựng số ước tính KTV cần kiểm tra độ tin cậy, hợp lý và khả năng dự đoán của nguồn thông tin đó. Khi tiến hành so sánh số ước tính và số liệu ghi sổ, KTV cần quan tâm tới tính thường xuyên của các quan hệ được nghiên cứu và các biến động bất thường xảy ra. - Bước 3: Xác định chênh lệch có thể chấp nhận (Threshold) Mỗi khoản mục trên BCTC của khách hàng đều có một mức chênh lệch có thể chấp nhận được phân bổ. Cách xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được này tùy theo từng cuộc kiểm toán, từng loại hình doanh nghiệp, từng tài khoản cụ thể và theo xét đoán của KTV. Việc tính toán chênh lệch có thể chấp nhận được dựa trên các chỉ số sau: + Giá trị trọng yếu chi tiết (MP): được xác định dựa trên mức trọng yếu. Theo tài liệu của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam: MP = 80% x Mức trọng yếu KTV chọn khoản mục doanh thu làm căn cứ để xác định mức trọng yếu. Mức trọng yếu = 2% x Doanh thu + Chỉ số về độ tin cậy (R): Chỉ số này được xác định khi KTV hoàn thành thủ tục kiểm soát. Dựa vào sự đánh giá hệ thống KSNB và những hiểu biết ban đầu về tình hình kinh doanh của khách hàng, KTV lựa chọn mức độ tin cậy đối với khoản mục được phân tích. R = 1 : Mức độ tin cậy cao R = 2 : Mức độ tin cậy trung bình R = 3 : Mức độ tin cậy thấp + Số lượng các tiểu mục: Số lượng các tiểu khoản trong khoản mục. - Bước 4: Xác định số chênh lệch trọng yếu để kiểm tra KTV tiến hành so sánh mức chênh lệch giữa giá trị ước tính của KTV và giá trị trên sổ sách với mức chênh lệch có thể chấp nhận được. Nếu mức chênh lệch này cao hơn thì KTV có thể đánh giá chênh lệch là trọng yếu, khi đó KTV phải xác định nguyên nhân chênh lệch, thực hiện các thủ tục để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán, tiến hành điều chỉnh trên BCTC. Ngược lại, nếu mức chênh lệch không trọng yếu, KTV không cần phải kiểm tra thêm hay điều chỉnh trên BCTC đối với khoản mục được phân tích. - Bước 5: Tìm hiểu nguyên nhân gây chênh lệch trọng yếu Trước hết KTV cần xem xét đầy đủ nguyên nhân gây nên chênh lệch trọng yếu, có còn yếu tố nào ảnh hưởng đến việc ước tính khoản mục nữa hay không, đồng thời thảo luận với khách hàng để tìm hiểu các nguyên nhân đó. Kết hợp lời giải thích của khách hàng với tìm hiểu thực tế, KTV tiến hành đánh giá kết quả thu thập được. - Bước 6: Đánh giá kết quả thu được KTV đưa ra kết luận về khả năng còn hay không còn tồn tại sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới BCTC của khoản mục. 1.3.2 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính đối với khách hàng của Công ty 1.3.2.1 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính đối với Công ty ABC Bước 1: Xác định các khoản mục có chứa sai sót cần kiểm tra Qua kết quả phân tích sơ bộ KTV xác định các khoản mục chứa rủi ro và số dư của tài khoản đó. Trong cuộc kiểm toán BCTC tại Công ty ABC, KTV xác định khoản mục doanh thu là khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro, chính vì vậy KTV quyết định thực hiện thủ tục phân tích chi tiết đối với khoản mục doanh thu của Công ty ABC. Bảng 1.10 Chương trình kiểm toán tài khoản doanh thu CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ T10 Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy – P.Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội Khách hàng: Công ty XYZ Người lập: PVQ Ngày: Kỳ hoạt động: Năm 2009 Người soát xét: NTHV Ngày: Nội dung: Chương trình kiểm toán tài khoản doanh thu Mục tiêu: Thông qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rà soát nhanh việc ghi chép chứng từ sổ sách, kiểm toán viên phải cân nhắc và lựa chọn mục tiêu kiểm toán. Mục tiêu phải đảm bảo các cơ sở dẫn liệu liên quan đến tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, tính đánh giá và tính trình bày cụ thể là: Doanh thu thấp hơn thực tế: + Tình đầy đủ: hàng hoá đã xuất hoặc dich vụ đã thực hiện nhưng chưa ghi sổ doanh thu + Ghi chép: Doanh thu ghi sổ thấp hơn thực tế + Tính đúng kỳ: Hàng hoá đã xuất hoặc dịch vụ đã thực hiện kỳ này daonh thu ghi vào kỳ sau. Hàng bán trả lại ghi sổ cao hơn thực tế: + Tính hiện hữu: Ghi giảm doanh thu nhưng chưa trả lại hàng + Ghi chép: DT ghi giảm cao hơn thực tế + Tính đúng kỳ: Hàng trả lại kỳ sau DT ghi sổ kỳ này. Số dư tài khoản DT: + Phản ánh giá trị : Doanh thu ròng không được đánh giá đúng + Trình bày: DT trình bày không hợp lý. Xác định tất cả doanh thu và nợ phải thu của khách hàng trong kỳ phải được ghi chép đầy đủ, đúng kỳ và thuộc về Công ty. Tất cả các nghiệp vụ xuất bán phải được viết hóa đơn và phải được thanh toán. Xác định doanh thu được ghi nhận và hạch toán hợp lý với chính sách kế toán của Công ty trên cơ sở nhất quán; đảm bảo rằng chính sách kế toán là có thể chấp nhận được và tuân thủ theo chế độ và chuẩn mực kế toán. Xác định việc trình bày doanh thu tuân thủ luật pháp và chuẩn mực kế toán. Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu 4 THỦ TỤC PHÂN TÍCH / ANALYTICAL PROCEDURES 4.1 Xem xét tính hợp lý và nhất quán với các năm trước của từng loại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. 4.2 So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa kế hoạch và thực hiện. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các chênh lệch. 4.3 So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa các tháng (quý) trong năm/kỳ. Xem xét xem sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với tình hình kinh doanh của đơn vị hay không (về tình hình thị trường nói chung, các chính sách bán hàng, tình hình kinh doanh của đơn vị nói riêng). Chú ý so sánh doanh thu các tháng cuối năm với các tháng đầu năm. 4.4 Ước tính doanh thu căn cứ vào mức giá bình quân nhân với số lượng hàng bán, hay nhân với số lượng hội viên, số lượng phòng cho thuê hoặc diện tích đất cho thuê (Nếu không tính được tổng thể thì có thể chọn một số hợp đồng lớn). So sánh số ước tính và số trên sổ để phát hiện xem có biến động bất thường hay không? Nếu có, trao đổi với đơn vị, hoặc kiểm tra chi tiết các lĩnh vực còn nghi vấn. 4.5 Đối với doanh thu xây dựng, so sánh tỷ lệ lãi gộp của từng hợp đồng xây dựng xem có phù hợp với tỷ lệ trên dự toán công trình hoặc tình hình kinh doanh thực tế không. 4.6 So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của năm nay với năm trước. Xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này (về giá cả, số lượng hàng bán và giá vốn hàng bán liên hệ thêm ở chương trình giá vốn hàng bán). 4.7 Xem xét ảnh hưởng của kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi tiết. (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ I - VAE) Bước 2: Xác định các số ước tính của KTV Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, KTV sử dụng các chỉ tiêu phân tích số tuyệt đối và số tương đối để phân tích tình hình biến động của doanh thu trong năm 2008 và 2009. Công ty ABC cung cấp rất nhiều sản phẩm khác nhau cho khách hàng, vì vậy, việc ước tính doanh thu tại doanh nghiệp là điều không đơn giản. KTV sẽ tiến hành ước tính từng loại doanh thu, sau đó tổng hợp số ước tính và đem so sánh với giá trị ghi sổ. Trước khi tiến hành ước tính doanh thu, KTV tiến hành phân tích doanh thu giữa hai kỳ kế toán. Bảng 1.11 Biến động doanh thu tại Công ty ABC CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ T100 Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy - P.Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội Khách hàng: Công ty ABC Người lập: NTTH Ngày: Kỳ hoạt động: Năm 2009 Người soát xét: NTHV Ngày: Nội dung: Biến động doanh thu Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh thu bán bộ nhựa thành phẩm 147.366.728.913 227.770.268.911 -80.403.539.998 -35,30 Doanh thu bán khung sơn 111.632.681.295 187.492.246.673 -75.859.565.378 -40,46 Doanh thu bán bộ đèn thành phẩm 20.577.505.321 40.791.946.039 -20.214.440.718 -49,55 Doanh thu bán sơn 24.009.084 116.810.521 -92.801.437 -79,45 Doanh thu bán bầu lọc gió 733.656.690 5.292.851.042 -4.559.194.352 -86,14 Doanh thu bán động cơ 44.232.255.015 97.914.067.541 -53.681.812.526 -54,83 Doanh thu bán đầu xilanh 22.310.574.041 31.633.878.179 -9.323.304.138 -29,47 Tổng 346.877.410.359 591.012.068.906 -244.134.658.547 -41,31 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ I - VAE) Trên cơ sở các thông tin thu được, KTV tiến hành ước tính doanh thu đối với từng loại sản phẩm của Công ty ABC. Cơ sở ước tính doanh thu dựa trên số liệu năm 2008 có điều chỉnh theo tình hình thực tế số lượng tiêu thụ và giá bán từng loại sản phẩm. Số ước tính doanh thu của KTV được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 1.12 Số ước tính doanh thu của Công ty ABC Chỉ tiêu Số ước tính Số thực tế Doanh thu bán bộ nhựa thành phẩm 147.267.132.010 147.366.728.913 Doanh thu bán khung sơn 111.558.239.588 111.632.681.295 Doanh thu bán bộ đèn thành phẩm 20.563.648.367 20.577.505.321 Doanh thu bán sơn 23.992.916 24.009.084 Doanh thu bán bầu lọc gió 733.162.643 733.656.690 Doanh thu bán động cơ 44.202.468.882 44.232.255.015 Doanh thu bán đầu xilanh 22.295.177.726 22.310.574.041 Tổng 346.643.822.132 346.877.410.359 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ I - VAE) Số ước tính của KTV : 346.643.822.132 đồng Số thực tế trên báo cáo : 346.877.410.359 đồng Chênh lệch: 346.877.410.359 - 346.643.822.132 = 233.588.227 (đồng) Bước 3: Xác định chênh lệch có thể chấp nhận (Threshold) - Giá trị trọng yếu chi tiết (MP): MP = 80% x Mức trọng yếu = 80% x 2% x Doanh thu - Chỉ số về độ tin cậy (R): Trong trường hợp này KTV đánh giá mức độ tin cậy của khoản mục doanh thu là trung bình. Chính vì vậy R=2. - Số lượng các tiểu mục: KTV không phân tách các tiểu khoản trong khoản mục doanh thu. Vì thế số tiểu mục bằng 1. Chỉ số Threshold có thể được tính như sau: Threshold = 45% x MP = 45% x 80% x 2% x Doanh thu = 0,45 x 0,8 x 0,02 x 346.877.410.359 = 2.497.517.355 đồng Bước 4: Xác định số chênh lệch trọng yếu để kiểm tra KTV tiến hành so sánh giữa số chênh lệch ước tính với chênh lệch có thể chấp nhận (Threshold): 233.588.227 đồng < 2.497.517.355 đồng. Bước 5: Tìm hiểu nguyên nhân gây chênh lệch trọng yếu Như vậy có thể kết luận rằng, chênh lệch giữa giá trị ước tính và giá trị ghi sổ của khoản mục doanh thu là không trọng yếu. Bước 6: Đánh giá kết quả thu được Qua thủ tục phân tích chi tiết doanh thu ta thấy khoản mục doanh thu không tồn tại sai sót trọng yếu nào ảnh hưởng tới BCTC của đơn vị. Vì vậy, KTV không cần phải kiểm tra thêm hay điều chỉnh trên BCTC đối với khoản mục doanh thu. 1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính đối với Công ty XYZ Bước 1: Xác định các khoản mục có chứa sai sót cần kiểm tra Sau khi thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ, KTV nhận thấy doanh thu là khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy KTV lựa chọn khoản mục doanh thu để thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán. Bước 2: Xác định các số ước tính của KTV Do đặc thù sản phẩm của Công ty XYZ là dược phẩm bao gồm rất nhiều chủng loại nên KTV không thể tiến hành ước tính doanh thu theo từng loại sản phẩm. Đây lại là sản phẩm thiết yếu phục vụ cho một số đối tượng nhất định không có sự ảnh hưởng, biến động bất thường lớn nên KTV đã dựa vào doanh thu năm 2008 kết hợp với các thông tin từ thực tế hoạt động năm 2009 để đưa ra số ước tính doanh thu. Số ước tính của KTV : 194.992.439.972 đồng Số thực tế trên báo cáo : 196.471.677.031 đồng Chênh lệch: 196.471.677.031 - 194.992.439.972 = 1.479.237.059 (đồng) Bước 3: Xác định chênh lệch có thể chấp nhận (Threshold) - Giá trị trọng yếu chi tiết (MP): Mức độ trọng yếu = 2% x Doanh thu Mức độ trọng yếu chi tiết MP = 80% x Mức độ trọng yếu - Chỉ số về độ tin cậy (R): Dựa vào sự đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ từ giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán và những hiểu biết của KTV về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, KTV chọn mức độ tin cậy đối với khoản mục doanh thu là R=2. - Số lượng các tiểu mục bằng 1. Chênh lệch có thể chấp nhận được: Threshold = 45% x MP = 45% x 80% x 2% x 196.471.677.031 = 1.414.596.075 đồng Bước 4: Xác định số chênh lệch trọng yếu để kiểm tra KTV tiến hành so sánh giữa số chênh lệch ước tính với chênh lệch có thể chấp nhận (Threshold): 1.479.237.059 đồng > 1.414.596.074 đồng. Bước 5: Tìm hiểu nguyên nhân gây chênh lệch trọng yếu Do chênh lệch ước tính của KTV với số liệu báo cáo của đơn vị lớn hơn mức chênh lệch có thể chấp nhận nên khoản mục doanh thu chứa đựng sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới BCTC. KTV nghi ngờ doanh thu có thể bị khai khống do khách hàng muốn làm đẹp BCTC của mình. Từ đó, KTV đưa ra các thủ tục kiểm tra chi tiết cho khoản mục doanh thu. Sau khi rà soát các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu, KTV phát hiện Công ty có một hợp đồng bán thuốc cho Bệnh viện huyện D trong tỉnh trị giá 70.000.000 đồng, giá vốn là 45.000.000 đồng vào ngày 27/12/2009. Cuối kỳ, hàng hóa chưa chuyển giao cho khách hàng nhưng kế toán đơn vị đã ghi nhận doanh thu bằng bút toán sau: Nợ TK 632 : 45.000.000 Có TK 156 : 45.000.000 Nợ TK 131 - D : 77.000.000 Có TK 511 : 70.000.000 Có TK 3331 : 7.000.000 Sau khi thảo luận, Ban giám đốc đơn vị đã thống nhất điều chỉnh theo bút toán: Nợ TK 156 : 45.000.000 Nợ TK 421 : 25.000.000 Nợ TK 3334 : 7.000.000 Nợ TK 3331 : 7.000.000 Có TK 131 - D : 77.000.000 Có TK 821 : 7.000.000 Sau khi điều chỉnh, chênh lệch giữa số ước tính của KTV với số liệu của đơn vị là 1.479.237.059 - 70.000.000 = 1.409.237.059 đồng < 1.414.596.074 đồng. Đây là chênh lệch có thể chấp nhận được nên KTV kết luận không có sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới BCTC của khách hàng. Bước 6: Đánh giá kết quả thu được Qua thủ tục phân tích chi tiết doanh thu ta thấy khoản mục doanh thu không còn chứa đựng những sai phạm mang tính trọng yếu. 1.4 Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 1.4.1 Thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính Trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán, KTV phải áp dụng thủ tục phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị. Các kết luận rút ra từ kết quả áp dụng thủ tục phân tích sẽ củng cố cho các kết luận đã hình thành trong khi kiểm tra từng yếu tố riêng biệt của các thông tin tài chính và giúp KTV đi tới một kết luận tổng quát về tính hợp lý của các thông tin tài chính. Thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán còn giúp KTV đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán. Quá trình vận dụng thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam bao gồm các bước như sau: - Bước 1: So sánh các thông tin - Bước 2: Phân tích kết quả 1.4.2 Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính đối với khách hàng của Công ty 1.3.2.1 Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính đối với Công ty ABC Trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán, KTV tiến hành so sánh các thông tin trình bày trên BCTC đã được điều chỉnh với số liệu của kỳ trước bằng việc sử dụng phân tích xu hướng hoặc phân tích tỷ suất. Đồng thời, KTV cũng phát hiện những sai phạm chưa được tìm ra trong các giai đoạn trước của cuộc kiểm toán để đưa ra ý kiến về sự trình bày trung thực và hợp lý các thông tin trên BCTC của đơn vị. Công ty ABC là khách hàng lâu năm của VAE, do đó KTV đã nắm rõ tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức của khách hàng. KTV đánh giá rủi ro kiểm toán thấp nên ở giai đoạn Kết thúc kiểm toán, KTV không thực hiện thủ tục phân tích soát xét. Hơn nữa, qua phân tích sơ bộ ban đầu từ giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán, KTV nhận thấy rằng những vấn đề cần lưu ý, các khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro đều đã được giải thích hợp lý. Do vậy, KTV tiến hành lập BCKT và Thư quản lý. 1.3.2.1 Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính đối với Công ty XYZ Bước 1: So sánh các thông tin Cũng giống như trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán, trong giai đoạn này KTV sử dụng phân tích ngang để đánh giá lại các số liệu trên BCĐKT và BCKQKD đã được kiểm toán. Thông qua đó KTV có thể hiểu biết toàn diện và chính xác những biến động đối với tất cả các khoản mục trên BCTC và đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trình bày trên BCTC của Công ty XYZ. Bước 2: Phân tích kết quả Bảng 1.13 Nội dung phân tích soát xét BCTC của Công ty XYZ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà - Số 165 - Đường Cầu Giấy - P.Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội Khách hàng: Công ty XYZ Người lập: PVQ Ngày: Kỳ hoạt động: Năm 2009 Người soát xét: NTHV Ngày: Nội dung: Thủ tục phân tích - Bảng cân đối kế toán Nội dung phân tích soát xét Bảng cân đối kế toán Vốn bằng tiền cuối năm 2009 tăng 1.767.933.465 đồng tương ứng 257,66% do cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của Công ty tăng lên. Năm 2009, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều tiến triển, doanh thu tăng lên do đó tiền cũng tăng lên. Công nợ phải thu cuối năm 2009 tăng so với đầu năm số tiền 69.614.774.436 đồng tương đương 193,63%, công nợ khách hàng trả trước tăng 62.483.206.996 đồng tương đương 508,81%. Tỷ lệ công nợ phải thu khách hàng so với tổng tài sản của Công ty là tương đối lớn chiếm 63%, công nợ khách hàng trả trước chiếm 44%. Công ty đang chiếm dụng vốn của khách hàng đồng thời cũng bị khách hàng chiếm dụng một lượng vốn tương đối lớn. Có tình trạng trên là do Công ty thực hiện thanh toán công nợ với khách hàng qua Bảo hiểm xã hội tỉnh và thực hiện quyết toán hàng quý nhưng đến thời điểm kiểm toán đơn vị vẫn chưa nhận được đối chiếu BHXH quý IV năm 2009. Hàng tồn kho cuối năm 2009 tăng so với đầu năm là 7.337.813.174 đồng tương đương tăng 29,39%. Hàng tồn kho của đơn vị chủ yếu là công cụ dụng cụ và hàng hóa phục vụ cho hoạt động kinh doanh của, khi doanh thu về cung cấp hàng hóa và dịch vụ tăng thì hàng tồn kho sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Chi phí khấu hao TSCĐ không được trích lập đúng theo quy định do Công ty chưa áp dụng nhất quán phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng TSCĐ là chưa phù hợp với quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính => KTV đưa ra ý kiến ngoại trừ về khoản mục này. Phải trả người lao động cuối năm 2009 tăng 1.594.211.064 đồng tương ứng tăng 150,09%. Do doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động nên đã thuê thêm nhân công phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời khoản phải trả người lao động tăng là do chính sách tăng lương của Công ty trong điều kiện tình hình kinh doanh phát triển. Vay và nợ dài hạn cuối năm 2009 giảm 4.141.403.000 đồng so với đầu năm tương ứng giảm 57,94% do doanh nghiệp đã trang trải một phần các khoản vay nợ dài hạn và các khoản vay nợ dài hạn đã chuyển thành vay nợ ngắn hạn dẫn đến khoản vay nợ ngắn hạn tăng. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu cuối năm 2009 đều tăng so với đầu năm. Điều này là do doanh nghiệp đã quan tâm chú trọng đến các hoạt động nhằm nâng cao quy mô và chất lượng của doanh nghiệp. Nội dung phân tích soát xét Báo cáo kết quả kinh doanh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng so với năm 2008 là 42.430.356.965 đồng tương ứng tăng 27,54%. Tình hình kinh tế đã phục hồi tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh làm tăng doanh thu. Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2009 giảm một lượng là 544.462.718 đồng so với năm 2008 tương ứng giảm 10,70% chủ yếu là giảm hàng bán bị trả lại. Giá vốn hàng bán năm 2009 tăng so với năm 2008 một lượng là 32.988.948.746 đồng tương đương tăng 27,12%. Điều này là phù hợp phù hợp với việc tăng doanh thu khi giá vốn hàng bán tăng xấp xỉ tỷ lệ tăng doanh thu. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 giảm so với năm 2008 một lượng là 330.510.911 đồng tương ứng giảm 40,51% phù hợp với chi phí tài chính giảm 819.306.606 đồng tương ứng giảm 33,19%. Chi phí bán hàng năm 2009 giảm 8.015.455.878 đồng so với năm 2008 tương đương giảm 54,65%. (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ I – VAE) 1.5. Nhận xét và so sánh việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại hai khách hàng ABC và XYZ do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện Thủ tục phân tích áp dụng trong cuộc kiểm toán BCTC tại hai khách hàng ABC và XYZ về cơ bản là giống nhau và tuân theo quy trình chung được thiết kế bởi VAE. Tuy nhiên, do mỗi khách hàng có những đặc thù riêng về loại hình tổ chức, lĩnh vực hoạt động, hệ thống kế toán và KSNB nên thủ tục phân tích trong tưng trường hợp cũng được vận dụng khác nhau. Giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán BCTC Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn này ở hai công ty là tương đối giống nhau do đều là khách hàng lâu năm của VAE. KTV đã hiểu khá rõ tình hình hoạt động của khách hàng nên không mất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB mà quan tâm đến những thay đổi được áp dụng trong kỳ của doanh nghiệp, việc phân tích sơ bộ cũng tương đối đơn giản. Sau khi tiến hành phân tích sơ bộ, KTV nhận định ở hai công ty ABC và XYZ, khoản mục doanh thu chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy, trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán BCTC tại hai khách hàng này, khoản mục doanh thu được tiến hành phân tích chi tiết. Giai đoạn Thực hiện kiểm toán BCTC Trong giai đoạn này, việc áp dụng thủ tục phân tích chi tiết ở cả hai công ty đều theo quy trình chung của VAE. Tuy nhiên, với đặc điểm riêng biệt của từng công ty mà việc vận dụng có sự khác nhau đối với khoản mục doanh thu. Sau khi KTV tiến hành ước tính và so sánh số chệnh lệch giữa giá trị ước tính và giá trị ghi sổ với chênh lệch có thể chấp nhận được, Công ty ABC với mức chênh lệch nhỏ hơn nên khoản mục doanh thu được xác định là không tồn tại sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới BCTC của Công ty, KTV không cần thực hiện thêm thủ tục kiểm tra hay điều chỉnh trên BCTC đối với khoản mục doanh thu. Trong khi đó, Công ty XYZ với mức chênh lệch lớn hơn chênh lệch có thể chấp nhận nên cần tìm hiểu nguyên nhân gây chênh lệch trọng yếu, từ đó đưa ra các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục doanh thu và tiến hành thảo luận với khách hàng điều chỉnh trên BCTC cho phù hợp. Giai đoạn Kết thúc kiểm toán BCTC Đối với khách hàng ABC, KTV đánh giá rủi ro kiểm toán thấp nên không thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán. Đối với khách hàng XYZ, KTV đánh giá rủi ro kiểm toán cao nên đã áp dụng thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn này để so sánh thông tin và phân tích kết quả dựa trên BCTC đã điều chỉnh. CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.1 Nhận xét về thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 2.1.1 Những ưu điểm trong thực tế vận dụng thủ tục phân tích ở các giai đoạn của quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính Trong chương trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam nói riêng và các công ty kiểm toán độc lập nói chung, thủ tục phân tích đóng vai trò rất quan trọng và được áp dụng một cách khoa học trong cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán, bao gồm: thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán và thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán. Giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán Bằng việc thu thập các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính về khách hàng kết hợp với thủ tục phân tích ngang, phân tích dọc và phân tích chéo các chỉ tiêu tổng hợp trên BCĐKT và BCKQKD, KTV đã đưa ra nhận định toàn diện về doanh nghiệp: - Nội dung của các BCTC. - Các thông tin chung về ngành nghề kinh doanh của khách hàng; - Những biến động trọng yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những thay đổi trong chính sách kế toán và bộ máy quản lý của khách hàng; - Sự tồn tại và hoạt động có hiệu lực của hệ thống KSNB của đơn vị; - Khả năng hoạt động liên tục của khách hàng; - Nhận diện những biến động bất thường từ đó thiết lập số lượng và các thủ tục phân tích chi tiết cho giai đoạn Thực hiện kiểm toán. Giai đoạn Thực hiện kiểm toán KTV thực hiện thủ tục phân tích các chỉ tiêu trên BCĐKT và BCKQKD, trong đó đặc biệt tập trung vào các khoản mục trên BCKQKD, do số liệu trên BCĐKT chỉ phản ánh hiện trạng kinh tế của đơn vị tại thời điểm báo cáo trong khi BCKQKD phản ánh số liệu tích lũy cả kỳ kế toán. Các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động cung cấp cho KTV cái nhìn một cách tổng quát tình hình kinh doanh trong kỳ của khách hàng. Việc vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán có ý nghĩa rất lớn: - Cung cấp cho KTV những bằng chứng kiểm toán hữu ích và có độ tin cậy cao do chính KTV thu thập. - Thủ tục phân tích chỉ đơn thuần tập trung vào một số khoản mục trọng yếu trên BCĐKT và BCKQKD, việc phân tích tương đối đơn giản, trong khi thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết số lượng mẫu đòi hỏi phải rất lớn. - Thủ tục phân tích tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức so với các thủ tục kiểm tra chi tiết mà hiệu quả vẫn cao. Trong các cuộc kiểm toán, KTV đã dựa trên một sườn chung là thủ tục phân tích trong chương trình kiểm toán VAE rồi vận dụng linh hoạt vào từng khách hàng khác nhau với những đặc thù riêng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. VAE cũng kết hợp khéo léo giữa thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm tra chi tiết. Việc này đem lại hiệu quả rất lớn, một mặt bằng chứng kiểm toán sẽ có tính thuyết phục cao hơn do nó thu được từ nhiều thủ tục khác nhau, mặt khác do tiếp cận theo nhiều hướng KTV sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động của công ty, từ đó dễ dàng tư vấn một cách thiết thực hơn cho khách hàng. Giai đoạn Kết thúc kiểm toán Thủ tục phân tích soát xét BCTC giúp KTV có cái nhìn toàn diện về các khoản mục trên BCTC và đánh giá tổng quát lần cuối những bằng chứng kiểm toán thu được trước khi đưa ra kết luận kiểm toán cuối cùng. Hơn nữa, nó là một phần quan trọng trong công tác kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán tại VAE. Giấy tờ làm việc của các KTV được kiểm tra lần đầu tiên bởi trưởng nhóm kiểm toán và cuối cùng là soát xét của Phó Tổng Giám đốc và Tổng Giám đốc. Thông qua sự đánh giá khách quan từ nhiều người, lại là những người có trình độ chuyên môn cao sẽ giảm thiểu rủi ro phát hiện xuống mức thấp nhất đồng thời tình hình tài chính cũng như BCTC của khách hàng sẽ được nhìn nhận trung thực hơn. Đặc biệt, khi vận dụng thủ tục phân tích, kết quả công việc được VAE lưu trên hồ sơ kiểm toán tương đối rõ ràng và khoa học. Những tài liệu của khách hàng từ những thông tin phi tài chính như các chính sách kế toán đến những thông tin tài chính như BCTC, kết quả thu được sau khi phân tích đều được trình bày trên giấy tờ làm việc một cách đầy đủ, cụ thể. Mọi chương trình kiểm toán thiết kế cho từng khoản mục đều có thủ tục phân tích. Giấy tờ làm việc về thủ tục phân tích được đánh số tham chiếu thuận lợi cho công tác soát xét chất lượng kiểm toán sau này. 2.1.2 Những tồn tại trong thực tế vận dụng thủ tục phân tích ở các giai đoạn của quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính Thứ nhất, thủ tục phân tích sơ bộ và phân tích soát xét được thực hiện chủ yếu đối với BCĐKT và BCKQKD còn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không được xem xét. Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn BCTC năm mà tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập, trình bày và nộp hằng năm. Do đó, KTV cần thiết thực hiện các thủ tục phân tích trên BCTC này. Nếu như KTV chỉ sử dụng các tỷ suất từ các thông tin trên BCĐKT và BCKQKD để đưa ra đánh giá về thực trạng tài chính của khách hàng thì không thấy được những vấn đề liên quan đến sự vận động, luân chuyển các dòng tiền. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vừa là công cụ phân tích vốn bằng tiền vừa là công cụ phân tích khả năng thanh toán của khách hàng rất hữu hiệu. Do đó, KTV cần thiết phải thực hiện các thủ tục phân tích tỷ suất trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xác định các rủi ro một cách đầy đủ, chính xác và có được cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính của khách hàng. Thứ hai, trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích tại đơn vị được thực hiện bằng phân tích ngang, phân tích dọc và phân tích chéo. Phân tích chéo liên quan đến việc tính các tỷ suất về khả năng thanh toán. Phân tích ngang mang tính chất giản đơn qua so sánh số liệu năm hiện tại với số liệu các năm trước để xác định xu hướng biến động các chỉ tiêu qua các năm. Việc phân tích ngang này chỉ cho thấy sự biến động của từng khoản mục riêng lẻ mà không cho biết mối quan hệ của khoản mục đó với các chỉ tiêu kinh tế khác và nguyên nhân dẫn đến sự biến động này. Phân tích dọc hay phân tích tỷ suất trong kiểm toán BCTC là việc so sánh mối quan hệ giữa các số dư tài khoản thông qua các tỷ suất tài chính và so sánh tỷ suất giữa các kỳ kế toán, so sánh với số liệu ngành và đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, tại VAE phân tích dọc chủ yếu chỉ tập trung vào nghiên cứu biến động tỷ suất theo chuỗi thời gian, không phân tích thông qua các đơn vị cùng ngành nghề. Do vậy nhiều khi KTV không thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng. Thứ ba, khi ước tính số dư các tài khoản như doanh thu, giá vốn hàng bán hay chi phí hoạt động, KTV thường mới chỉ ước tính giá trị cho cả kỳ kế toán. Việc ước tính số dư cho từng tháng, quý gắn với biến động cụ thể trong từng khoảng thời gian sẽ có thể cho kết quả ước tính chính xác hơn. Ngoài ra, trong khi thực hiện thủ tục phân tích, chỉ có các chênh lệch trọng yếu mới được kiểm tra, nhưng trong nhiều trường hợp, những chênh lệch nhỏ hơn mức độ trọng yếu lại cho thấy khả năng tồn tại sai phạm mà tổng ảnh hưởng của nó lại là trọng yếu. Việc không đi sâu xem xét các sai phạm nhỏ mà tổng của nó có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của khách hàng do đó có thể dẫn đến sai lầm trong kiểm toán. Thứ tư, trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán, chỉ có một số rất ít thường không quá ba khoản mục được chọn để thực hiện thủ tục phân tích, chủ yếu là các khoản mục trên BCKQKD như doanh thu, giá vốn hàng bán hay chi phí quản lý. Các khoản mục khác hoặc do bản thân nó là khoản mục không trọng yếu hoặc do số dư trên tài khoản không lớn thường không được chú ý đến. Mặc dù việc thực hiện cũng đòi hỏi thêm thời gian và công sức nhưng bỏ qua phân tích những khoản mục này nhiều khi làm cho KTV đưa ra những nhận định sai lầm do không thấy được các sai phạm nhỏ nhưng lũy kế liên quan tới nhiều khoản mục trở thành sai phạm trọng yếu. Thứ năm, tại VAE thủ tục phân tích trên thực tế chỉ được thực hiện và cụ thể hóa trên hồ sơ kiểm toán đối với khách hàng có quy mô lớn và mức độ phức tạp tương đối cao. Còn đối với các khách hàng có quy mô vừa và nhỏ, thủ tục phân tích thường chỉ được thực hiện bằng phán xét trực quan hay tư duy nghề nghiệp của KTV không thể hiện trên giấy tờ làm việc, hoặc nếu có thì cũng không đầy đủ quy trình. Điều này làm giảm thiểu rất lớn tính hiệu quả của thủ tục phân tích và việc giám sát, đánh giá thủ tục này cũng ít nhiều bị hạn chế. Thứ sáu, bản thân trong tiềm thức của các KTV, các thủ tục kiểm tra chi tiết thường quan trọng hơn và thủ tục phân tích chỉ đơn thuần là một thủ tục bổ trợ. Hơn nữa, các loại hình thủ tục phân tích được sử dụng còn tương đối nghèo nàn với các tỷ suất cổ điển như tỷ suất khả năng thanh toán, tỷ suất khả năng sinh lời, vòng quay hàng tồn kho… Việc so sánh với số liệu bình quân ngành, các đối thủ cạnh tranh, và nghiên cứu mối quan hệ với các thông tin phi tài chính còn ít được sử dụng trong quá trình vận dụng thủ tục phân tích. 2.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại 2.1.3.1 Nguyên nhân khách quan Hệ thống số liệu ngành, dữ liệu thống kê của Việt Nam còn hạn chế Công tác thống kê tại Việt Nam còn nhiều bất cập, dữ liệu chung của ngành còn hạn chế. Do đó trong một cuộc kiểm toán, nhiều khi TV đã tính toán ra số liệu đơn vị nhưng không thể đưa ra nhận xét về mức độ tương đối hay vị trí của khách hàng trong tổng thể hay với các đối thủ cạnh tranh vì không có số liệu bình quân của ngành. Hạn chế vốn có của bản thân thủ tục phân tích Bản thân thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán vẫn còn tồn tại những hạn chế cố hữu, chưa có được một hệ thống các chỉ tiêu hay tỷ suất trọn vẹn, hợp lý để đánh giá hiệu quả một hiện tượng kinh tế. Hệ thống kiểm soát nội bộ không hữa hiệu Mỗi hệ thống KSNB dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu cũng không thể ngăn ngừa hay phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra, đó là những hạn chế cố hữu của nó. Do đó, KTV không nên phụ thuộc nhiều vào tính hữu hiệu của hệ thống này. Hơn nữa, ngay cả khi hệ thống KSNB trong doanh nghiệp tồn tại và hoạt động có hiệu lực, thủ tục phân tích còn có thể giúp công ty kiểm toán giảm bớt các thử nghiệm kiểm toán khác, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. Vì vậy việc thực hiện và phát huy tối đa tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC nhằm hạn chế những rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là một điều tất yếu và cần thiết. Thời gian cuộc kiểm toán Trong một cuộc kiểm toán có quy mô nhỏ, số lượng KTV tham gia ít và yêu cầu phải hoàn tất cuộc kiểm toán trong thời gian ngắn. Sự thiếu hụt về nhân lực, sự bó buộc về thời gian và sức ép hoàn thành kế hoạch khiến cho KTV nhiều khi không thể thực hiện trọn vẹn và kỹ lưỡng các thủ tục phân tích thiết yếu. 2.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân từ phía Công ty - Công tác kế hoạch chưa được quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh. - Tầm quan trọng và thiết thực của thủ tục phân tích chưa thực sự được đề cao, nó chỉ được coi là thủ tục bổ trợ bên cạnh thủ tục kiểm tra chi tiết. Trình độ chuyên môn của đội ngũ KTV Đặc điểm này hạn chế tác dụng của nhiều phương pháp kiểm toán, trong đó có cả thủ tục phân tích. Trong một số cuộc kiểm toán, KTV tham gia còn thiếu kinh nghiệm, hạn chế về chuyên môn nghề nghiệp có thể đưa ra kết luận thiếu chính xác. 2.2 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 2.2.1 Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam 2.2.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính Sự ra đời, tồn tại và phát triển của dịch vụ kiểm toán là một quy luật tất yếu gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán của các quốc gia bản địa chịu sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các công ty, tập đoàn nước ngoài. Trong bối cảnh đó, việc đẩy nhanh sự phát triển và nâng cao trình độ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán tiếp cận ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt với sự kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đang từng bước tăng trưởng và phát triển để hội nhập với nền kinh tế thế giới trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, trong sự hội nhập ấy có nhiều cơ hội nhưng cũng tồn tại nhiều thách thức mà mỗi quốc gia thành viên phải tìm cách vượt qua để đạt được thành công như mong đợi. Để thực hiện được điều đó, một trong những công việc cấp bách là phải đổi mới, hoàn thiện các chính sách kinh tế phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và tuân thủ các quy định, luật lệ chung của thế giới nhằm xây dựng một thị trường tài chính năng động, hiện đại, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Việt Nam đã ban hành Luật kế toán, kiểm toán, ban hành các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Tuy nhiên, việc hướng dẫn cũng như thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế và chưa hoàn chỉnh, vì vậy, yêu cầu đặt ra là chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy quá trình hoàn thiện các quy định và chế độ kế toán theo đúng mục tiêu đề ra. Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng các công ty kiểm toán. Đặc biệt, sự hiện diện của các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới tại Việt Nam đã cho thấy tiềm năng về sự phát triển của dịch vụ này rất lớn. Tuy nhiên, điều này đã tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ đòi hỏi các công ty kiểm toán phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí để tồn tại trong môi trường hiện nay. Một trong những biện pháp quan trọng mà các công ty kiểm toán thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra là không ngừng xây dựng, hoàn thiện và vận dụng một cách hiệu quả, khoa học các phương pháp kiểm toán. Trong đó, thủ tục phân tích là một trong những thủ tục hữu hiệu được KTV và công ty kiểm toán sử dụng phổ biến khi tiến hành cuộc kiểm toán BCTC. Thủ tục phân tích là một phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu quả cao, chi phí thấp, nó có thể giúp KTV xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các cuộc kiểm toán, cung cấp cho KTV một số lượng đáng kể các bằng chứng mang tính đánh giá khái quát về một loại tài khoản, một nhóm nghiệp vụ và trợ giúp cho các KTV trong quá trình soát xét lại toàn bộ công việc trước khi lập Báo cáo kiểm toán. Khi hệ thống KSNB trong doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động có hiệu lực, thủ tục phân tích có thể giúp công ty kiểm toán giảm bớt các thử nghiệm kiểm toán khác. Từ đó, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán, giúp các công ty kiểm toán nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, việc hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam là một yêu cầu tất yếu. Qua nghiên cứu thực trạng vận dụng thủ tục phân tích, VAE đã nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa to lớn của việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC và đã thu được những kết quả như mong đợi. VAE đã vận dụng thủ tục phân tích tương đối linh hoạt ở tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán BCTC, nhất là đối với các khoản mục trọng yếu. Tuy nhiên, những tồn tại trong việc vận dụng thủ tục phân tích đã hạn chế không ít tác dụng của thủ tục này. Điều đó đòi hỏi VAE phải nỗ lực không ngừng nhằm khắc phục nhược điểm để hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm thiểu chi phí kiểm toán. Xuất phát từ những lý do trên, có thể khẳng định rằng hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC đối với các công ty kiểm toán nói chung và đối với Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam nói riêng là một điều tất yếu. 2.2.1.2 Phương hướng hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính Để nhằm hoàn thiện và phát huy tối đa tác dụng của việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam, một số phương hướng cần thực hiện là: Một là, xây dựng phương pháp kiểm toán chất lượng cao, đa dạng và phù hợp với từng loại hình khách hàng, xây dựng một quy trình cụ thể, khoa học về việc áp dụng thủ tục phân tích khi thực hiện kiểm toán. Điều này tạo điều kiện cho VAE thu hút, mở rộng được nhiều đối tượng khách hàng, đem lại nhiều cơ hội thành công, tăng lợi thế cạnh tranh cho Công ty. Việc xây dựng và đổi mới phương pháp kiểm toán cần được tiến hành thường xuyên cho phù hợp với sự thay đổi và phát triển không ngừng của môi trường kinh tế. Hai là, ban hành các chính sách, quy định pháp lý về kế toán, kiểm toán thống nhất với thông lệ quốc tế và phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam. Điều này đang được các cơ quan chức năng gấp rút thực hiện nhằm rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC trên cơ sở tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận tại Việt Nam và quốc tế, đồng thời phát huy tác dụng của nó với mục tiêu giảm chi phí kiểm toán ở mức thấp nhất có thể mà vẫn nâng cao được chất lượng kiểm toán. Ba là, xây dựng hệ thống số liệu hoàn chỉnh hỗ trợ đắc lực cho việc áp dụng các loại hình phân tích. Hiện nay, Việt Nam chưa có một hệ thống dữ liệu thống kê hoàn chỉnh về các số liệu ngành và các công ty trong cùng ngành để tiến hành việc so sánh. Vì vậy, hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC hướng tới việc xây dựng hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh. Các dữ liệu bao gồm các thông tin bình quân, các chỉ tiêu thống kê và tổng hợp trong nhiều năm của ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của khách hàng kiểm toán, số liệu kế hoạch của khách hàng, số liệu ước tính của KTV… Từ việc so sánh số liệu của khách hàng với số liệu của ngành, thủ tục phân tích sẽ đưa ra những dấu hiệu chính xác hơn, cung cấp bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy hơn cho KTV. Bốn là, tăng cường nhận thức cho KTV thấy được tác dụng to lớn của thủ tục phân tích và vận dụng nó một cách nghiêm túc, hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Xuất phát từ tầm quan trọng của thủ tục phân tích, để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, các công ty cần đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của các KTV trong việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC. Đồng thời, các KTV cũng phải đảm bảo về mặt trình độ, đạo đức nghề nghiệp để vận dụng có hiệu quả thủ tục phân tích nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán. 2.2.2 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện Trên cơ sở phương hướng đã đề ra, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thực hiện sau đây: Thứ nhất, thủ tục phân tích sơ bộ và phân tích soát xét được thực hiện chủ yếu đối với BCĐKT và BCKQKD còn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không được xem xét. Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là Báo cáo bắt buộc và khuyến khích các doanh nghiệp lập. Do đó, KTV cần thiết và nên thực hiện các thủ tục phân tích trên BCTC này. Chỉ có kết hợp phân tích các tỷ suất trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới có được cái nhìn sâu sắc về bản chất của khả năng thanh khoản, mới chứng tỏ rằng khách hàng có đáp ứng các khoản nợ hiện tại và thực hiện những cam kết khác với chủ nợ khi những khoản nợ này đến hạn. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vừa là công cụ phân tích vốn bằng tiền vừa là công cụ phân tích khả năng thanh toán của khách hàng rất hữu hiệu. KTV do đó cần thực hiện các thủ tục phân tích các tỷ suất trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xác định các rủi ro một cách đầy đủ và chính xác. Một số tỷ suất xác định trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Tỷ suất lưu chuyển tiền hoạt động kinh doanh = Tiền thu hoạt động kinh doanh Tiền chi hoạt động kinh doanh Tỷ suất lưu chuyển tiền hoạt động đầu tư = Tiền thu hoạt động đầu tư Tiền chi hoạt động đầu tư Tỷ suất lưu chuyển tiền hoạt động tài chính = Tiền thu hoạt động tài chính Tiền chi hoạt động tài chính Tỷ suất khoản phải thu / lưu chuyển tiền Tỷ suất khoản phải trả / lưu chuyển tiền Tỷ suất hàng tồn kho / lưu chuyển tiền Thứ hai, để kiểm tra tính hợp lý chung của các tài khoản trên BCTC từ đó đưa ra kết luận xác đáng, KTV cần kết hợp so sánh trên nhiều phương diện như sau: - So sánh giữa chỉ tiêu đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành. Bằng việc so sánh với các đơn vị trong cũng ngành, nó giúp KTV hiểu rõ hơn công việc kinh doanh của khách hàng, đánh giá được thế mạnh tài chính và triển vọng trong tương lai của Công ty khách hàng. - Kết hợp so sánh thông tin tài chính với thông tin phi tài chính. Các thông tin tài chính được lượng hóa bằng các đơn vị tiền tệ. Các thông tin phi tài chính là các cơ sở dữ kiện kinh tế kỹ thuật do hệ thống hạch toán nghiệp vụ, thống kê cung cấp. Việc so sánh thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính là việc KTV xem xét mối quan hệ giữa các thông tin này, từ đó có thể giúp KTV phát hiện những sai sót và bất hợp lý trong BCTC. - So sánh số liệu của khách hàng với số liệu ước lượng của KTV. Đây là hình thức mà KTV ước tính số dư của một tài khoản nào đó bằng cách liên hệ với các tài khoản trong BCĐKT hoặc trên BCKQKD sau đó so sánh với số liệu của khách hàng. Từ đó khoanh vùng các khoản mục có rủi ro cao. Việc điều tra nguyên nhân chênh lệch sẽ được tiến hành khi chênh lệch cao hơn số tiền mà KTV cho rằng không chấp nhận được hoặc chênh lệch cao hơn một tỷ lệ phần trăm cố định. - So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán, hay số liệu năm trước của đơn vị. Bằng việc so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch hoặc dự toán sẽ giúp KTV phát hiện những chênh lệch lớn giữa số liệu kế hoạch và dự toán. Từ đó KTV thấy được những sai sót trong BCTC hoặc những biến động lớn về sản xuất kinh doanh cần kiểm tra. Thứ ba, đồng thời với việc thực hiện so sánh số liệu từ nhiều nguồn, KTV cần sử dụng triệt để các tỷ suất tài chính, đặc biệt cần xem xét một số chỉ tiêu quan trọng khác như: các tỷ suất thanh toán từ xử lý số liệu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tỷ suất cấu trúc tài sản và nguồn hình thành vốn, đòn bảy tài chính… Việc kết hợp xem xét nhiều chỉ tiêu sẽ giúp KTV đánh giá tình hình tài chính của khách hàng trên nhiều góc độ khác nhau và độ chính xác sẽ cao hơn. Thứ tư, Công ty cần thực hiện thủ tục phân tích trên số lượng tài khoản nhiều hơn, đặc biệt là các tài khoản có số dư không quá lớn, không quá trọng yếu nhưng có mối liên hệ mật thiết, có ảnh hưởng lũy kế đến các khoản mục trọng yếu. Thứ năm, công tác cụ thể hóa kết quả công việc vào hồ sơ kiểm toán tại VAE nói chung tương đối hiệu quả, khoa học. Tuy nhiên, để tăng cường hơn nữa hiệu quả khi so sánh số liệu của khách hàng kiểm toán với số liệu kế hoạch hay số liệu ngành… có thể thiết kế bổ sung mẫu giấy tờ làm việc như sau: Bảng 1.14 Bảng so sánh chỉ tiêu ngành Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Chênh lệch ngành Đơn vị Ngành Chênh lệch Đơn vị Ngành Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 2 3 4=3-2 5=3/2 6 7 8=7-6 9=7/6 10=7-3 11=7/3 KẾT LUẬN Là một trong những phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán quan trọng thủ tục phân tích đã ngày càng trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong kiểm toán. Vận dụng thủ tục phân tích giúp cho KTV và công ty kiểm toán xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của cuộc kiểm toán. Từ đó đưa ra những bằng chứng kiểm toán có chất lượng và độ tin cậy cao. Đặc biệt, khi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động hiệu quả thì việc vận dụng thủ tục phân tích sẽ giúp kiểm toán giảm bớt các thử nghiệm kiểm toán khác. Từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao tính cạnh tranh. Với những kiến thức đã có kết hợp với thực tế thu được trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam, em đã đi sâu vào tìm hiểu quy trình vận dụng thủ tục phân tích tại Công ty. Đồng thời, em đã mạnh dạn nêu lên một số nhận xét, kiến nghị và giải pháp thực hiện nhằm đóng góp phần nào vào việc hoàn thiện vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại VAE. Trong Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót do trình độ kiến thức và thực tiễn của bản thân còn hạn chế, đặc biệt là thời gian nghiên cứu và tài liệu tham khảo hạn hẹp. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo Phương Hoa và các thầy cô giáo của khoa Kế toán để hoàn thiện Chuyên đề này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và các anh chị phòng Nghiệp vụ Kiểm toán I Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình./. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Phạm Ngọc Diệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TS. Nguyễn Quang Quynh và TS. Ngô Trí Tuệ (Đồng chủ biên, 2006) Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. GS.TS. Vương Đình Huệ (Chủ biên, 2004) Giáo trình Kiểm toán NXB Tài chính, Hà Nội. Tài liệu do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam cung cấp. Hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và quốc tế. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Một số website: www.vacpa.org.vn www.kiemtoan.com www.kiemtoantre.com Một số tài liệu tham khảo khác. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Sinh viên: Phạm Ngọc Diệp Lớp: Kiểm toán 48A Trường Đại học Kinh tế Quốc dân NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Sinh viên: Phạm Ngọc Diệp Lớp: Kiểm toán 48A Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31563.doc
Tài liệu liên quan