Đất nước ta sau khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có những bước chuyển biến đáng kể về chất. Các doanh nghiệp dù ở loại hình nào cũng đều có quyền bình đẳng như nhau và phải đối mặt với sự cạnh tranh hết sức khốc liệt. Để cạnh tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tìm mọi cách thu hút các nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng và vấn đề minh bạch về tài chính trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Do vậy kiểm toán ra đời như một nhu cầu tất yếu. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một trang mới cho thị trường kiểm toán Việt Nam.
88 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
04%
Chi phí tài chính
(7.645)
(26.821)
(19.176)
250,83%
[4]
Chi phí bán hàng
(72.759)
(79.722)
6.963
9,57%
[5]
Chi phí QLDN
(196.667)
(252.108)
(55.441)
28,2%
[5]
LN từ hoạt động kinh doanh
19.216
Thu nhập khác
36.934
35.469
(925)
2,54%
Chi phí khác
(3.390)
(5.136)
(1.746)
51,5%
[6]
Lợi nhuận thuần trước thuế
52.760
110.203
57.443
108,87%
CP thuế TNDN
-
-
-
-
LN sau thuế
52.760
110.203
57.443
108,87%
[1] Doanh thu bán hàng:
Khách hàng chủ yếu của công ty là công ty mẹ chiếm 96% trong tổng doanh thu. Trong năm công ty có khách hàng mới TLIP, tuy nhiên doanh thu bán hàng năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 22,35% tương đương với một lượng là 769.017USD chủ yếu vẫn do bán hàng cho công ty mẹ.
[2] Giá vốn hàng bán:
So vơí năm 2006 giá vốn hàng bán năm 2007 tăng lên 21,1% tương đương với một lượng là 657.210USD chủ yếu là do sự tăng lên của số lượng hàng bán, không có sự tăng lên đáng kể nào của yếu tố nguyên vật liệu
[3] Lãi gộp:
Lãi gộp tăng chậm so với năm 2006 chủ yếu do sự tăng lên của doanh số bán.
[4] Chi phí tài chính:
So với năm 2006 chi phí tài chính năm 2007 tăng lên 19.176USD tức là tăng 250,83% chủ yếu do lãi suất của khoản vay ngắn hạn của BOMT số tiền là 1.900USD từ tháng 5 năm 2006.
[5] Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nhìn chung tăng lên không đáng kể. Sự tăng lên của chi phí bán hàng chủ yếu do tăng doanh số bán hàng.
[6] Chi phí khác:
So với năm 2006 chi phí khác năm 2007 tăng lên một lượng là 1.746USD hay tăng lên 51,5% chủ yếu là do giá trị của nguyên vật liệu không mang tính chất thương mại nhận từ công ty mẹ.
Sau khi tìm hiều hoạt động kinh doanh, rà soát BCĐKT, BCKQKD của khách hàng KTV phát hiện những vấn đề cần chú ý được thể hiện trong bảng đánh giá rủi ro.
Bảng 10: Bảng đánh giá rủi ro khách hàng B
Công ty TNHH B Tham chiếu: A200
Kỳ kế toán: 31/12/07 Người lập : MTH
XÁC ĐỊNH RỦI RO Ngày lập : 3/2008
Người soát xét: LTT
______________________________________________________________________
* Rủi ro về nguyên tắc kế toán:
Gía trị hàng tồn kho không được ghi nhận phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam.
*Rủi ro về các ước tính kế toán
Gía trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho không được tính toán chính xác
Dự phòng trợ cấp mất việc làm không được tính toán chính xác
Gỉa định của chi phí trả trước dài hạn không chính xác và phù hợp với chuẩn mực
*Rủi ro về trình bày thông tin kế toán:
Các bên có liên quan có thể được trình bày không chính xác và không đầy đủ
* Rủi ro về quá trình ghi nhận thông tin
Tính không đầy đủ và không phù hợp, không đúng thời gian trong ghi nhận các nghiệp vụ mua, sản xuất, tính giá hàng tồn kho.
Tính không chính xác, không đầy đủ của quy trình sản xuất và tính giá.
Tính không chính xác, không đầy đủ, không đúng thời gian của dữ liệu vể việc vận chuyển hàng hoá
Tính không đầy đủ, không chính xác của quy trình hoá đơn và các bút toán nhật ký
2.2.2.2. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán công ty TNHH B
* Xác định khoản mục chứa sai sót
Sau khi thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán KTV nhận thấy việc tính giá hàng tồn kho cụ thể là việc tính giá thành có khả năng chứa đựng sai sót. Vì vậy trong giai đoan thực hiện kiểm toán KTV thực hiện các trắc nghiệm đối với các khoản mục chi phí cấu thành nên giá trị hàng tồn kho.
* Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ
KTV tiến hành phân tích sự hợp lý của các khoản mục chi phí theo tháng để thấy được sự biến động của các loại chi phí cấu tạo nên giá thành. Đối với khách hàng B KTV không đủ thông tin để xây dựng các ước tính một cách chính xác vì vậy KTV chỉ sử dụng thủ tục phân tích như một công cụ để khoanh vùng rủi ro và giúp KTV có cái nhìn tổng quan về những biến đổi của từng khoản mục chi phí. Đối với việc phân tích giá thành, KTV không chỉ phân tích biến động của tổng chi phí mà chia nhỏ thành các tiểu khoản chi phí, việc này giúp KTV đánh giá cụ thể hơn nguyên nhân biến động của tổng giá thành. KTV cũng tiến hành phân tích biến động mỗi loại chi phí theo từng tháng để dự đoán chính xác hơn xu hướng biến động và khoanh vùng được trọng điểm hơn khả năng xảy ra sai sót ở trong khoảng thời gian nào để tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết như phỏng vấn khách hàng và kiểm tra các chứng từ tài liệu có liên quan.
Tất cả các công việc được trình bày trên giấy tờ làm việc Z300.
Bảng11: Bảng phân tích giá thành khách hàng A
Công ty TNHH B Tham chiếu: Z300
Kỳ kế toán: 31/12/07 Người thực hiện: NTH
Phân tích giá thành Ngày thực hiện : 3/2008
Người soát xét : LTT
_____________________________________________________________________
Mục đích:
Đảm bảo giá thành không bị ảnh hưởng trọng yếu
Công việc thực hiện:
Thu thập thông tin trên sổ kế toán và các tài liệu có liên quan
Phân tích biến động của giá thành hàng tháng
Trao đổi với kế toán, kiểm tra các tài liệu có liên quan khi phát hiện vấn đề bất thường
*Chi phí tiền lương:
Sự tăng lên của chi phí tiền lương từ tháng 4 đến tháng 6 vì tuyển thêm nhân viên trong giai đoạn này. Chi phí tiền lương là chi phí lớn nhất và khá ổn định vì trên thực tế những chuyên gia người Nhật đến Việt Nam và công ty không tiếp tục tuyển dụng.
* Chi phí khấu hao
Từ tháng 7/2007 một số máy móc bắt đầu đi vào hoạt động>> CP khấu hao tăng lên
*Chi phí lặt vặt bằng tiền:
Chi phí lặt vặt bằng tiền tăng lên chủ yếu do tiền ăn trưa cho công nhân địa phương (8.000VNĐ/người). Thức ăn được cung cấp bởi một công ty khác và viết hoá đơn thanh toán vào cuối mỗi tháng.
*Tiền thuê nhà máy
Là tiền thuê khu đất cũ. Công ty chuyển đến khu đất mới từ 9 tháng 1 năm 2007. Tiền thuê đất trả trước đã được phân bổ đến ngày 31/12/07.
*Chi phí vận chuyển:
Tất cả các chi phí vận chuyển (cho mua nguyên vật liệu) được tính vào chi phí sản xuất chung thay vào tính vào giá mua nguyên vật liệu. Thực tế chi phí vận chuyển hàng tháng từ 2000USD đến 2.500USD>> Không trọng yếu. Vì vậy chúng ta chấp nhận cách xử lý công việc của kế toán công ty.
Kết luận:
Sự biến động của các chi phí là hợp lý, việc tính giá của công ty không bị ảnh hưởng trọng yếu.
Qua phân tích và trao đổi với kế toán, KTV nhận thấy các khoản mục chi phí biến động qua các tháng là hợp lý. Do đó có thể kết luận việc tính giá thành của công ty không bị ảnh hưởng trọng yếu.
2.2.2.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán công ty B
Bảng 12: Bảng soát xét BCĐKT khách hàng B
Công ty TNHH B Tham chiếu : A600
Kỳ kế toán: 31/12/07 Người lập : MTT
SOÁT XÉT BCĐKT Ngày lập : 3/2008
Người soát xét : LTT
_____________________________________________________________________
Chỉ tiêu
31/12/06
31/12/07
Chênh lệch tuyệt đối
Chênh lệch tương đối
Ghi
chú
TÀI SẢN
1,570,651
4,080,624
2,509,973
62%
Tài sản ngắn hạn
1,140,084
1,135,204
(4,880)
Tiền
365,940
95,159
(270,781)
285%
(A)
Khoản phải thu
58,696
326,729
268,033
82%
Phải thu thương mại
10,641
20,448
9,807
48%
Phải thu nội bộ
47,351
306,054
258,703
85%
(B)
Phải thu khác
704
227
(477)
210%
Hàng tồn kho
703,733
680,270
(23,463)
3%
(C )
Hàng đang đi đường
55,799
125,560
69,761
56%
Nguyên vật liệu
542,863
387,197
(155,666)
40%
(C )
Công cụ dụng cụ
82,766
124,085
41,319
33%
Hàng hóa dở dang
29,197
44,587
15,390
35%
Thành phẩm
13,283
23,344
10,061
43%
Hàng đang chuyển
-
718
718
100%
Dự phòng giảm giá HTK
(20,175)
(25,221)
(5,046)
20%
TSNH khác
11,715
33,046
21,331
65%
TS dài hạn
430,567
2,945,420
2,514,853
85%
Ký cược ký quỹ dài hạn
16,083
18,083
2,000
11%
TSCĐ hữu hình
408,788
387,924
(20,864)
5%
Nguyên giá
723,963
719,456
(4,507)
1%
(D)
Hao mòn luỹ kế
(315,175)
(331,532)
(16,357)
5%
TSCĐ vô hình
5,696
4,224
(1,472)
35%
Nguyên giá
10,306
10,306
-
0%
Hao mòn luỹ kế
(4,610)
(6,082)
(1,472)
24%
XDCB dở dang
-
1,530,000
1,530,000
100%
(E)
Chi phí trả trước dài hạn
-
1,005,189
1,005,189
100%
(F)
NGUỒN VỐN
1,570,651
4,080,624
2,509,973
62%
Nợ phải trả
1,088,775
2,527,898
1,439,123
57%
Phải trả ngắn hạn
1,088,775
2,527,898
1,439,123
57%
Vay ngắn hạn
500,000
1,520,000
1,020,000
67%
(G)
Phải trả thương mại
41,443
28,983
(12,460)
43%
(H)
Thuế và các khoản phải nộp NS
7,424
6,549
(875)
13%
(K)
Phải trả CNV
-
958
958
100%
(L)
Chi phí trả trước
38,756
55,820
17,064
31%
(M)
Phải trả nội bộ
500,656
915,000
414,344
45%
(N)
Phải trả khác
496
588
92
16%
Vốn CSH
481,876
1,552,726
1,070,850
69%
Vốn góp
500,000
1,500,000
1,000,000
67%
(O)
Lợi nhuận chưa pp
(18,124)
52,726
70,850
134%
(A) Tiền:
Trong năm công ty đã trả trước phí thuê đất và chi trả cho việc xây dựng nhà máy>> tiền giảm là hợp lý
(B) Khoản phải thu
Sự tăng lên của doanh số bán chịu cho nhà đầu tư Summiden 306.000USD vào tháng 12 năm 2007 và 47.000USD tháng 12/2006>>TK phải thu tăng lên là hợp lý
(C) Hàng tồn kho
Trong năm công ty thận trọng hơn trong việc đặt mua nguyên vật liệu, thời gian mua hàng giảm từ 90 ngày năm 2006 xuống còn 60 ngày>> HTK giảm xuống là hợp lý
(D) Tài sản cố định
Công ty đã đầu tư cho máy móc 117.000USD và nội thất văn phòng 28.000USD trong thời gian đó công ty đã xoá sổ hợp đồng thuê…..Sau đó công ty chuyển chuyển nhà máy tới vị trí mới. Điều đó làm giảm xuống nguyên giá tài sản cố định hữu hình>> Hợp lý
(E) Xây dựng cơ bản dở dang
Trình bày nguyên giá của nhà máy đang được xây dựng chưa hoàn thành 100% tại ngày 31/12/07>> Hợp lý
(F) Chi phí trả trước dài hạn
Trình bày trả trước cho phí thuê đất 1.004.000USD>> Hợp lý
(G) Vay ngắn hạn
Trình bày khoản vay từ BOTM để tài trợ cho việc xây dựng>>Hợp lý
(H) Phải trả thương mại
Sự giảm xuống của khoản phải trả thương mại do ngừng mua nguyên vật liệu từ Simoda. Công ty chủ yếu mua nguyên vật liệu từ nhà đầu tư>>Biến động giảm là hợp lý.
(K) Thuế và các khoản phải nộp ngân sách
Trình bày khoản thuế thu nhập cá nhân phải trả cho tháng 12/2007>>KTV đã kiểm tra và khẳng định khoản thuế này là hợp lý, hợp lệ.
(L) Phải trả công nhân viên
Tiền lương thường được trả vào ngày 25 hàng tháng.
(M)Trả trước
Sự tăng lên của khoản trả trước chủ yếu do sự tăng lên của khoản trợ cấp mất việc (1 tháng lương cho một năm làm việc)>>Hợp lý.
(N) Phải trả nội bộ
Phải trả nội bộ công ty gồm SDV Japan 820.000USD, Ymazi 20.000USD, SDV Thai Lan 74.000USD.
(O) Vốn góp
Công ty được chấp nhận tăng vốn pháp định lên thành 1.500.000USD và có thêm một nhà đầu tư Ymazi
Bảng 13: Bảng soát xét BCKQKD khách hàng B
Công ty TNHH A Tham chiếu: A601
Kỳ kế toán: 31/12/07 Người lập : MTT
Phân tích soát xét BCKQKD Ngày lập : 3/2007
Đơn vị: USD Người soát xét: LTT
________________________________________________________________
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch tuyệt đối
Chênh lệch tương đối
Ghi
chú
Doanh thu thuần
3.439.932
4.208.949
769.017
18%
(A)
Gía vốn hàng bán
(3.144.709)
(3.772.934)
(628.225)
17%
Lãi gộp
295.223
436.015
140.792
32%
Tỷ lệ lãi gộp
9%
10%
(B)
Doanh thu tài chính
1.064
1.491
428
29%
(C)
Chi phí tài chính
-
(26.821)
(26.821)
100%
(D)
Chi phí bán hàng
(72.759)
(79.722)
(6.964)
9%
(E)
Chi phí QLDN
(196.667)
(252.108)
(55.441)
22%
LN từ HĐKD
26.861
78.855
51.994
66%
Thu nhập khác
36.934
35.458
(1.476)
4%
Chi phí khác
(3.390)
(43.462)
(40.072)
92%
LNKT trước thuế
60.404
70.851
10.447
15%
Thuế TNDN
-
-
-
LNKT sau thuế
60.404
70.851
10.447
15%
(A) Doanh thu
Trong năm doanh thu bán cho SDV Japan tăng ( Năm 2007: 4.000.000USD, năm 2006: 3.300.000USD)>> Doanh thu trong năm tăng là hợp lý
(B) Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp tăng lên chủ yếu do tăng doanh số bán làm giảm định phí đơn vị cho mỗi sản phẩm>> Hợp lý
(C) Chi phí tài chính
Chi phí tài chính chủ yếu bao gồm 25.000USD tiền lãi tiền vay ngắn hạn từ BOTM>> KTV đã kiểm tra các chứng từ có liên quan chứng minh CP này là hợp lý
(D) Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng tăng lên 10% thấp hơn rất nhiều so với sự tăng lên của doanh thu (22%) chủ yếu là do sự thay đổi nhà cung cấp phương tiện vận tải>> Hợp lý.
(E) Chi phí quản lý doanh nghiệp
Sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu do sự tăng lên của khoản thuế thu nhập cá nhân phải trả cho Tổng giám đốc 17.000USD>>Đã kiểm tra đây là khoản chi phí hợp lý hợp lệ
Đối với khách hàng B không có vấn đề nào ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của khách hàng B và không có sự kiện nào phát sinh sau ngày lập BCTC ảnh hưởng đến kết luận của KTV. Do vậy sau khi thực hiện thủ tục soát xét đối với BCĐKT, BCKQKD KTV nhận thấy các bằng chứng thu được trong giai đoạn trước là đầy đủ và hợp lý để đưa tới kết luận BCTC của khách hàng không chứa đựng các sai sót trọng yếu.
2.2. So sánh việc vận dụng thủ tục trong kiểm toán báo cáo tài chính khách hàng A và khách hàng B
Qua nghiên cứu quy trình vận dụng thủ tục phân tích đối với hai khách hàng A và B có thể nhận thấy phương pháp kiểm toán của NEXIA ACPA là tương đối giống nhau. Đối với cả hai khách hàng đều thủ tục phân tích được vận dụng trong cả 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Những thông tin thu thập được gồm: giấy phép đầu tư, loại hình kinh doanh, tổng vốn đầu tư và vốn pháp định, chính sách kế toán áp dụng…Phương pháp phân tích chủ yếu là phân tích xu hướng, được thực hiện bằng cách tính ra chênh lệch tuyệt đối và chênh lệch tương đối giữa năm kiểm toán và năm trước giữa các chỉ tiêu trên BCTC của khách hàng (trong cả giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán). Tuy nhiên nó cũng có những điểm khác biệt nhất định, phù hợp với mỗi khách hàng trong điều kiện cụ thể.
Đối với khách hàng B vì thời gian kiểm toán có hạn nên KTV đã không tiến hành tính toán các tỷ suất tài chính như đối với khách hàng A, đó là một trong những hạn chế do số lượng nhân viên không đủ đáp ứng sự tăng nhanh của số lượng khách hàng sẽ được trình bày trong phần giải pháp. Đối với khách hàng A do đã thực hiện kiểm toán giữa kỳ ( tháng 10 năm 2007) nên KTV có thể nắm bắt được những vấn đề tồn tại trong hệ thống kế toán của khách hàng, vì vậy KTV có thể đưa ra kế hoạch kiểm toán cụ thể đối với từng khoản mục được trình bày ở giấy tờ làm việc E200. Còn khách hàng B vì chưa có đủ thông tin nên sau khi rà soát sơ bộ BCTC do khách hàng cung cấp KTV chỉ có thể khoanh vùng những khoản mục có chứa đựng rủi ro được trình bày trên giấy tờ làm việc D200.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của hai khách hàng đều được đánh gía là tốt, thủ tục phân tích được áp dụng một cách triệt để nhằm thu thập bằng chứng có tính thuyết phục cao mà tiết kiệm được thời gian và chi phí. Sau khi thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV xác định khoản mục doanh thu của khách hàng A và tính giá thành của khách hàng B chứa đựng những rủi ro. KTV tiến hàng thủ tục phân tích để quyết định những công việc tiếp theo cần tiến hành. Đối với việc phân tích khoản mục doanh thu của khách hàng A, KTV tính ra các ước tính kế toán và so sánh với số liệu của khách hàng thấy mức chênh lệch nhỏ hơn mức chênh lệch có thể chấp nhận do vậy KTV khẳng định khoản mục doanh thu không bị ảnh hưởng trọng yếu. Còn đối với khách hàng B, đối với khoản mục giá thành do không có đầy đủ thông tin để xây dựng các ước tính nên KTV tiến hành phân tích biến động của từng khoản mục chi phí theo tháng để có thể phát hiện dấu hiệu bất thường và kết hợp đồng thời với kiểm tra chi tiết để tìm hiểu nguyên nhân của những biến động đó. Qua đó cho thấy việc vận dụng linh hoạt thủ tục phân tích linh hoạt cùng với thủ tục kiểm tra chi tiết tại NEXIA ACPA đã đem lại những bằng chứng kiểm toán cần thiết để các KTV đưa ra ý kiến.
2.3. Quy trình áp dụng thủ tục phân tích tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Thủ tục phân tích là một công cụ hữu dụng để đưa ra các quyết định khi các báo cáo tài chính có chứa các mối quan hệ cũng như những khoản mục bất thường. Thủ tục phân tích có thể được tiến hành từ việc so sánh một cách cơ bản các khoản mục đơn giản đến các thủ tục phức tạp các mối quan hệ. Thủ tục phân tích giúp việc xem xét kiểm tra các báo cáo tài chính một cách hiệu quả hơn đồng thời tiết kiệm được thời gian và công sức do giảm bớt được thủ tục kiểm tra chi tiết. Nhận biết được điều đó tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA thủ tục phân tích được áp dụng một cách triệt để trong cả 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
2.3.1. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:
Thông thường tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA những thông tin chung về khách hàng: loại hình công ty, cơ cấu tổ chức, giấy phép đầu tư, số vốn đầu tư và vốn pháp định, các loại hợp đồng được lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán chung(PAF). Hàng năm trước khi tiến hành kiểm toán khách hàng thì những thông tin này được cập nhật thêm và được trình bày (BIF,BAF) được trình bày trong phần D của hồ sơ kiểm toán năm (CAF). Các thông tin được thu thập gồm: môi trường, thông tin, mục tiêu và chiến lược kinh doanh, vốn đầu tư, vốn pháp định, sản phẩm chính, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà quản lý, quá trình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, chế độ kế toán chung của đơn vị ( cách ghi nhận tài sản cố định, phương pháp tính khấu hao, cách ghi nhận doanh thu, các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, sự chuẩn bị cho việc công bố và báo cáo, quản lý tiền, quản lý tài sản…). Ngoài ra Kiểm Toán Viên còn thu thập các thông tin bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các nhân tố về chính trị, nhân tố công nghệ, môi trường cạnh tranh trong cùng ngành, luật pháp liên quan đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
Việc xem xét, ghi nhận và phân tích các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách hàng là một công việc quan trọng và cần thiết. Nó giúp kiểm toán viên xác định và khoanh vùng những gian lận, sai sót trọng yếu và rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng, xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp hơn.
Sau khi thu thập thông tin phi tài chính, kiểm toán viên tiến hành so sánh và phân tích số dư năm nay so với năm trước dựa trên bảng cân đối thử và báo cáo kết quả kinh doanh mà khách hàng cung cấp tính đến thời điểm lập kế hoạch kiểm toán. Trong quá trình phân tích kiểm toán viên đặc biệt chú ý tới mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các tài khoản trên bảng cân đối kế toán cũng như giữa các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Chẳng hạn khi thấy sự tăng lên của doanh thu mà giá vốn lại giảm, chi phí bán hàng giảm…đó là một dấu hiệu bất thường. Hoặc số dư hàng tồn kho giảm đi cần đối chiếu với lượng tiền thu và các khoản phải thu..
Dựa vào những so sánh đó, Kiểm toán viên đưa ra những nhận xét sơ bộ với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị. Cả việc xem xét những biến động và việc thảo luận với ban giám đốc về sự biến động đó đều được trình bày trên giấy tờ làm việc (PBR).
Bên cạnh đó trong PBR KTV còn tiến hành phân tích các tỷ suất nhằm đưa ra những nhận định chính xác về tình hình tài chính của đơn vị: tính ra các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, tỷ suất hiệu quả hoạt động. Cuối cùng kiểm toán viên tiến hành tính toán các chênh lệch, xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu có liên quan với nhau để nhận xét, đánh giá độ tin cậy của thông tin và rủi ro dự kiến cho các tài khoản, từ đó xác định cách tiếp cận kiểm toán và thủ tục kiểm toán thích hợp trong các bước tiếp theo. Ngoài ra KTV còn quan tâm tới những thay đổi quan trọng trong kỳ có khả năng dẫn tới rủi ro, cũng như tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để cân nhắc việc tham khảo ý kiến của chuyên gia trong đánh giá.
2.3.2. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Đây là giai đoạn sử dụng phương pháp kỹ thuật cụ thể theo từng đối tượng cụ thể nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là giai đoạn triển khai cụ thể các kế hoạch kiểm toán một cách chủ động, tích cực chứ không dập khuôn máy móc. Trong giai đoạn này thủ tục phân tích được sử dụng như một thử nghiệm cơ bản bên cạnh các thủ tục kiểm tra chi tiết, nó không mang tính bắt buộc mà việc tiến hành thủ tục phân tích hay kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các số dư phụ thuộc vào quyết định của kiểm toán viên. Tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA việc sử dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán được khuyến khích nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đặc biệt khi hệ thống kiểm soát nộ bộ của khách hàng được đánh giá là hoạt động có hiệu quả và các cơ sở dẫn liệu được kiểm tra không mang tính chất trọng yếu.
Đối với những khoản mục có số dư lớn biến động phức tạp thì KTV thường tiến hành thủ tục phân tích trước khi thực hiện kiểm tra chi tiết. Thông thường KTV xây dựng mô hình ước tính dựa trên kinh nghiệm của mình, sau đó so sánh số liệu của khách hàng với số liệu ước tính. : Kiểm toán viên phân tích sự biến động (so sánh số dư tài khoản giữa các kì với nhau, so với số dự toán và so với chuẩn chung của ngành, so sánh các tỉ suất tài chính như tỉ suất khả năng thanh toán, tỉ suất thể hiện cơ cấu vốn…), trắc nghiệm sự hợp lý (so sánh giá trị thực tế với giá trị dự toán) từ đó tìm ra các xu hướng biến động và tìm ra các mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác. Nếu thấy chênh lệch trọng yếu phải tìm hiểu nguyên nhân bằng cách phỏng vấn nhân viên đơn vị, phân tích chi tiết tài liệu kế toán…từ đó KTV quyết định có thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra chi tiết để dưa ra kết luận kiểm toán đúng đắn hay không?
2.3.3. Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Giai đoạn kết thúc kiểm toán là giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong một cuộc kiểm toán vì ngay cả khi các giai đoạn khác cuộc kiểm toán được thực hiện tốt mà giai đoạn kết thúc kiểm toán lại thực hiện sơ sài thì chất lượng của cuộc kiểm toán cũng không cao. Theo chuẩn mực Việt Nam số 520 quy định: “ Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán”.
Tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn soát xét tổng thể rất được coi trọng nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán, giảm thiểu những rủi ro trong việc đưa ra ý kiến về các báo cáo kiểm toán.
Trong giai đoạn này người soát xét phân tích lại số dư của các khoản mục trên BCTC trong mối quan hệ vốn có giữa các khoản mục đó và đánh giá tính hợp lý. KTV tiến hành so sánh số dư năm nay sau khi điều chỉnh với số dư năm ngoái, tính ra chênh lệch tuyệt đối và chênh lệch tương đối. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường thì yêu cầu KTV thực hiện kiểm toán khoản mục đó giải thích rõ ràng, nếu KTV không thể giải thích thì phải tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung. Trong giai đoạn này KTV đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng thông qua xem xét các hoạt động có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của khách hàng bằng việc lập bảng hỏi về các giả định hoạt động liên tục. Ngoài ra KTV còn có thể hiểu kỹ lưỡng hơn về hoạt động của công ty thông qua việc gửi thư xác nhận đến bên thứ ba có liên quan. Nguy cơ rắc rối về tài chính phải được KTV quan tâm trong việc ước lượng rủi ro kiểm toán cũng như mối quan hệ với giả thiết về hoạt động liên tục của Ban giám đốc trong quá trình lập báo cáo tài chính…Sau khi soát xét báo cáo tài chính lần cuối đảm bảo không còn sai sót trọng yếu nào trong BCTC của khách hàng.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA
3.1. Đánh giá chung
3.1.1. Ưu điểm
Là một công ty mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Đó là do công ty có đội ngũ nhân viên trình độ cao, phương pháp kiểm toán tiên tiến và việc áp dụng thủ tục phân tích một cách hiệu quả trong quá trình kiểm toán khách hàng. Phương pháp kiểm toán của NEXIA ACPA được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết kiểm toán, tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán và quy định về kế toán, kiểm toán hiện hành ở Việt Nam hiện nay và thủ tục phân tích được sử dụng như là một công cụ hữu hiệu và khoa học trong cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán đã giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
3.1.1.1. Về đội ngũ nhân viên:
NEXIA ACPA là một công ty có chế độ đãi ngộ và các chính sách nâng cao năng lực nhân viên tốt. Hàng năm công ty có tổ chức tuyển dụng thu hút những sinh viên có thành tích học tập tốt tại trường đại học, đặc biệt khuyến khích những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. Bên cạnh đó công ty thường xuyên có các khóa đào tạo nâng cao trình độ nhân viên và tạo điều kiện để nhân viên có thể tham gia các chương trình học ACCA, MBA. Vì vậy tuy mới thành lập nhưng công ty đã nhanh chóng thu hút được đội ngũ nhân viên trẻ có năng lực cao và đầy tâm huyết. Đó là điều kiện tiên quyết giúp công ty phát triển cũng như việc áp dụng thủ tục phân tích một cách có hiệu quả trong quá trình kiểm toán khách hàng. Đặc biệt trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và soát xét cuối cùng thủ tục phân tích được thực hiện bởi những KTV có kinh nghiệm nhằm mục đích hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng kiểm toán.
3.1.1.2 Về giấy tờ làm việc
Tại NEXIA ACPA việc ghi chép giấy tờ làm việc rất được chú ý vì vậy trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích KTV ghi chép dễ hiểu, logic. Thông qua giấy tờ làm việc KTV có thể dễ dàng thâu tóm được vấn đề và đưa ra các kết luận, đặc biệt việc đánh tham chiếu giúp việc tìm kiếm các thông tin có liên quan trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa việc ghi chép giấy tờ làm việc chuẩn còn giúp cho cuộc kiểm toán năm sau thực hiện dễ dàng hơn, các thông tin chung về hoạt động kinh doanh của khách hàng được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung tạo điều kiện cho KTV năm sau có thể tiếp cận nhanh hơn với khách hàng.
3.1.1.3. Vận dụng linh hoạt thủ tục phân tích
Tại NEXIA ACPA thủ tục phân tích được sử dụng trong cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán, áp dụng với hầu hết các khoản mục trong báo cáo tài chính thông qua các loại hình phân tích khác nhau. Trong giai đoạn lập kế hoạch KTV tiến hành rà soát sơ bộ BCĐKT, BCKQKD và tính ra các tỷ suất về cơ bản đã đạt được sự hiểu biết về nội dung của BCTC, thấy được những biến động trọng yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi chính sách kế toán, bộ máy quản lý của khách hàng, đánh giá khả năng hoạt động cuả khách hàng. Từ đó KTV có thể khoanh vùng những khoản mục chứa đựng rủi ro để thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Công ty đã kết hợp khéo léo giữa thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán. Trên thực tế tại NEXIA ACPA thủ tục phân tích được áp dụng nhiều trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các khoản mục thường được áp dụng như tài sản cố định, chi phí trả trước dài hạn, chi phí trả trước ngắn hạn, doanh thu, các khoản mục chi phí…Việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn này giúp thu được những bằng chứng kiểm toán hữu ích và có tính thuyết phục cao và còn giúp tiết kiệm chi phí, thời gian. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán thủ tục phân tích đã được công ty áp dụng tốt và rất được coi trọng vì NEXIA ACPA luôn mong muốn giảm thiểu rủi ro để tạo uy tín với khách hàng. Tuy nhiên thủ tục phân tích không phải được áp dụng một cách máy móc mà tùy từng khách hàng với mức độ phức tạp khác nhau mà mức độ áp dụng thủ tục phân tích cũng khác nhau. Với những khách hàng với quy mô nhỏ, nghiệp vụ phát sinh ít thì KTV thường ít sử dụng thủ tục phân tích mà thiên về kiểm tra chi tiết còn đối với những khách hàng quy mô lớn, nghiệp vụ phát sinh nhiều và có nhiều biến động bất thường thì KTV thường thực hiện thủ tục phân tích nhằm khoanh vùng sai phạm trước khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết. Việc này đem lại hiêụ quả rất lớn, giúp thu được những bằng chứng có tính thuyết phục cao do nó thu được từ các thủ tục khác nhau, đồng thời giúp cho KTV có một cái nhìn tổng quát và sâu về những biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.
3.1.1.4. Về việc phân công công việc giữa các kiểm toán viên
Trong một cuộc kiểm toán việc phân công công việc cho các KTV phù hợp với năng lực từng người là một điều hết sức quan trọng, nó đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy NEXIA ACPA rất chú trọng tới vấn đề này. Thông thường đối với thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và trong giai đoạn soát xét thường được thực hiện bởi những KTV có kinh nghiệm. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thì thủ tục phân tích được thực hiện bởi nhân viên cấp dưới nhưng đều được giám sát bởi trưởng nhóm kiểm toán. Cách phân công công việc như vậy đã giúp nhân viên phát huy năng lực, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm đảm bảo chất lượng kiểm toán và đúng thời hạn.
3.1.1.5. Về hệ thống kiểm soát chất lượng
Một yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của công ty trong những năm qua đó là công ty đã thiết kế một hệ thống kiểm soát chất lượng tốt. Trong đó có sự kiểm tra của các trưởng nhóm kiểm toán đối với các thành viên trong nhóm, của chủ nhiệm kiểm toán đối với công việc của nhóm kiểm toán và cuối cùng là của chủ phần hùn đối với báo cáo kiểm toán nhằm hạn chế tối đa những sai sót có thể có trong báo cáo kiểm toán.Việc kiểm tra này là độc lập nên đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá.
3.1.2 Nhược điểm
3.1.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Mục tiêu ở giai đoạn này là sự hiểu biết sơ bộ của KTV đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Công ty đã tiến hành thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên cũng như hầu hết các công ty kiểm toán ở Việt Nam, NEXIA ACPA chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc khảo sát và thu thập thông tin. Thông tin mà KTV thu thập được chủ yếu do khách hàng cung cấp, thời gian thu thập ít dẫn đến chất lượng thông tin thu thập được không cao. Hơn nữa trong quá trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng KTV không đánh giá khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng so với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành.
Sau khi thu thập thông tin KTV thực hiện phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng, bao gồm: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên công ty đã không tiến hành phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong khi đây là một công cụ hữu ích trong việc phân tích vốn bằng tiền và phân tích khả năng thanh toán.
Phân tích tỷ suất cũng chưa được áp dụng đối với tất cả các khách hàng của công ty trong khi đây là một công cụ hữu dụng để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng
Hơn nữa việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch không được thực hiện với tất cả các khách hàng của công ty. Trên thực tế công ty chỉ áp dụng thủ tục này đối với một số khách hàng có quy mô lớn điều này làm giảm hiệu quả của thủ tục phân tích trong việc giúp KTV đánh giá chính xác hơn những rủi ro tiềm tàng trước khi thực hiện kiểm toán.
3.1.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này KTV tiến hành phân tích đối với những khoản mục được đánh giá là chứa đựng nhiều rủi ro được chỉ ra trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. KTV tiến hành tính ra các ước tính kế toán dựa trên kinh nghiệm và tùy từng khoản mục, sau đó KTV so sánh với số liệu của khách hàng để xác định chênh lệch, nếu là sai lệch trọng yếu thì sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán khác để thu thập bằng chứng kiểm toán. Tuy nhiên việc áp dụng mức chênh lệch có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục chưa được công ty áp dụng đầy đủ. Hiện nay công ty mới chỉ xác định mức chênh lệch có thể chấp nhận được đối với tất cả các khoản mục. Nhưng trong nhiều trường hợp, những chênh lệch nhỏ hơn mức độ trọng yếu lại cho thấy khả năng tồn tại những sai phạm mang tính dây chuyền mà tổng ảnh hưởng của nó là trọng yếu. Ngoài ra công ty còn xác định mức chênh lệch có thể bỏ qua bằng cách so sánh chênh lệch với số dư (hoặc tổng số phát sinh) của khoản mục đó, nếu chênh lệch này chiếm tỷ lệ nhỏ từ 3% đến 5% thì KTV có thể bỏ qua thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục ấy. Điều này có thể vẫn chứa đựng rủi ro đối với những khoản mục lớn thì tỷ lệ 3%-5% cũng có thể ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của khách hàng VD: khoản mục TSCĐ.
3.1.2.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Ở giai đoạn này, thủ tục phân tích được công ty vận dụng khá tốt. Việc soát xét BCTC trong giai đoạn kết thúc kiểm toán được tiến hành độc lập bởi những KTV có kinh nghiệm, nhờ đó KTV có thể phát hiện các thiếu sót và thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán.
Tuy nhiên, với một số khách hàng nhỏ công ty không sử dụng phân tích dọc mà chủ yếu là phân tích ngang, điều này hạn chế công ty đưa ra các ý kiến tư vấn tài chính cho khách hàng.
Việc kiểm tra chéo giữa hai văn phòng còn hạn chế.
3.2. Tính tất yếu của việc hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty NEXIA ACPA
Như chúng ta đã biết Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hàng loạt các sự kiện diễn ra đánh dấu những bước phát triển trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới do đó ngày càng thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó cũng đòi hỏi thị trường tài chính Việt Nam phải lành mạnh hơn, và hoạt động Kiểm Toán cần phải ngày càng trở nên hoạt động hiệu quả hơn để không những cung cấp dịch vụ tốt nhất ở Việt Nam mà còn vươn ra thị trường Thế Giới. Cũng trong điều kiện đó sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán ngày càng trở nên gay gắt. Muốn tồn tại và phát triển được các công ty kiểm toán không còn sự lựa chọn nào khác là phải không ngừng nâng cao chật lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí để có thể có mức phí kiểm toán hợp lý.
Mặt khác công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA mới thành lập hơn 3 năm tuy đã đạt được những thành tựu nhất định, số lượng khách hàng tăng nhanh trong năm qua. Tuy nhiên muốn phát triển lâu dài và bền vững NEXIA cần phải hoàn thiện chương trình kiểm toán của mình đồng thời vận dụng một cách hiệu quả chương trình kiểm toán đó vào trong thực tế. Hiện nay số lượng nhân viên của Công ty còn hạn chế so với sự tăng nhanh của khách hàng (đặc biệt sau khi công ty được Bộ Tài Chính cho phép kiểm toán các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán) do vậy cần thiết phải vận dụng linh hoạt và triệt để thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng nhằm giảm đáng kể thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư, giảm chi phí nhân lực và thời gian.
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại công ty NEXIA ACPA
3.3.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
* Về thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng:
Việc thu thập thông tin tại NEXIA ACPA trong thời gian tới cần được quan tâm hơn, nên kéo dài thời gian thu thập thông tin, xây dựng khung thông tin cần thu thập để KTV dễ dàng thu thập được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập kế hoạch. Công ty cũng nên tổ chức những lớp đào tạo nhằm hướng dẫn cho những nhân viên cách thu thập thông tin chẳng hạn kỹ năng về phỏng vấn khách hàng. KTV cũng cần quan tâm đến hơn đến việc phân tích 5 sức mạnh: sự gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh, mối đe doạ của việc xuất hiện những sản phẩm thay thế, sức mạnh thoả thuận của người mua, sức mạnh thoả thuận của nhà cung cấp, sự ghanh đua của các đối thủ cạnh tranh hiện tại nhằm đánh giá khả năng hoạt động và phát triển trong tương lai của khách hàng.
* Về phạm vi áp dụng:
Thủ tục phân tích trong giai đoạn này được KTV áp dụng kết hợp cả phân tích ngang và phân tích dọc thông qua thủ tục BPR. Tuy nhiên trên thực tế thủ tục phân tích không được áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch với tất cả các khách hàng mà chỉ áp dụng với những khách hàng có quy mô lớn ở một số năm nhất định. Điều này làm giảm hiệu quả của việc vận dụng thủ tục phân tích. Trong thời gian tới công ty nên đưa vào thủ tục PBR với tất cả các khách hàng nhằm đánh giá chính xác rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kiểm toán khách hàng. Tồn tại này một phần do trong thời gian qua số lượng khách hàng của Công ty tăng lên rất nhiều trong khi số lượng nhân viên tăng lên không đáng kể. Trong điều kiện đó, thời gian kiểm toán bị rút ngắn và một số thủ tục kiểm toán có thể bị giảm bớt điều đó làm ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Để khắc phục điều này trong thời gian tới Công ty phải tăng số lượng nhân viên, không ngừng cải tiến chương trình kiểm toán cho phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế nhằm đảm bảo tăng cả số lượng khách hàng lẫn chất lượng kiểm toán.
* Về phương pháp áp dụng
Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả của thủ tục phân tích thì KTV cần tiến hành phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong giai đoạn lập kế hoạch nhằm đánh giá khả năng thanh toán, thực trạng tài chính, khả năng tạo tiền của khách hàng. Thông qua đó KTV có thể đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng nhằm dự kiến những rủi ro có thể gặp phải.
Cũng như hầu hết các công ty kiểm toán khác ở Việt Nam NEXIA ACPA gặp phải khó khăn trong việc so sánh số liệu của khách hàng với các chỉ tiêu bình quân của ngành. Để khắc phục điều này Công ty nên thiết kế một hệ thống dữ liệu lưu trữ tài liệu về những công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực là khách hàng của Công ty trong một hệ thống, trong đó tính ra các tỷ suất và nhận xét về khả năng hoạt động của từng khách hàng để KTV có thể dễ dàng thống nhất trong công việc, xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với từng loại khách hàng cụ thể. Hệ thống thông tin này cần được thiết kế hết sức cẩn thận và thường xuyên cập nhật với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
Hơn nữa việc tính ra các tỷ suất trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán vẫn chưa áp dụng nhiều điều đó hạn chế trong việc đánh giá chính xác về thực trạng tài chính của khách hàng như: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời…Vì vậy trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả của thủ tục phân tích công ty cần quy định về việc phân tích các tỷ suất trong giai đoạn lập kế hoạch.
Để thấy được xu hướng biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng Công ty NEXIA ACPA nên thực hiện phân tích ngang và phân tích dọc với số liệu của nhiều kỳ liên tiếp.
3.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Theo lý thuyết thì mức trọng yếu phải được KTV đánh giá cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá cho từng khoản mục trên BCTC. Tại NEXIA ACPA việc xác định mức chênh lệch có thể chấp nhận đối với từng khoản mục chưa được thực hiện đầy đủ mà chỉ xác định mức chênh lệch đối với tất cả các khoản mục. Trong khi tiến hành thủ tục phân tích, chỉ có những chênh lệch có giá trị cao hơn mức trọng yếu mới được kiểm tra. Nhưng đối với mỗi khoản mục khác nhau thì tính chất khác nhau và mức độ phát sinh khác nhau, nên có thể với một số tiền nhất định là không trọng yếu vơi khoản mục này nhưng lại là trọng yếu đối với khoản mục khác. Vì vậy việc xác định mức trọng chêng lệch có thể chấp nhận đối với tất cả các khoản mục có thể dẫn đến sai lầm trong kiểm toán. Do vậy, trong khi thực hiện thủ tục phân tích kiểm toán cần lập riêng mức trọng yếu cho từng khoản mục cụ thể dựa vào kinh nghiệm của mình.
Như chúng ta đã biết các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh là những chi tiêu mang tính chất thời kỳ nên việc tiến hành thủ tục phân tích với các chỉ tiêu này thường mang nhiều ý nghĩa.
3.3.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Đối với một số khách hàng nhỏ, KTV đã không sử dụng phân tích dọc mà chỉ sử dụng phân tích ngang. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các các công ty kiểm toán như hiện nay thì cần hết sức thận trọng trong giai đoạn soát xét cuối cùng này làm giảm khả năng rủi ro tới mức tối thiểu đồng thời có thể cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích trong thư quản lý. Vì vậy công ty cần cân nhắc sử dụng phân tích tỷ suất trong giai đoạn soát xét cuối cùng đối với hầu hết các khách hàng để có thể đưa ra các ý kiến tư vấn cho khách hàng.
Về việc soát xét chất lượng kiểm toán trong giai đoạn kết thúc kiểm toán cũng có thể cân nhắc việc kiểm tra chéo giữa hai văn phòng Hà Nội và văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh. Việc kiểm tra chéo như vậy có thể nâng cao chất lượng kiểm toán đồng thời tạo điều kiện để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau theo định hướng chung về quy trình kiểm toán của công ty đặc biệt trong điều kiện văn phòng tại TP Hồ Chí Minh mơi thành lập, chủ yếu là nhân viên mới.
3.4. Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp
3.4.1. Xây dựng hành lang pháp lý cho ngành kế toán - kiểm toán
Như chúng ta đã biết thủ tục phân tích chủ yếu dựa vào hệ thống sổ sách, báo cáo mà khách hàng cung cấp vì vậy muốn nâng cao hiệu quả của việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại NEXIA ACPA hay bất kỳ công ty kiểm toán nao khác thì cần phải xây dựng một cơ sở pháp lý, chế độ kế toán phù hợp,
Cùng vơi sự phát triển của kiểm toán tại Việt Nam, bộ tài chính đã ban hành một hệ thống chuẩn mực khá đầy đủ trong thời gian qua. Tuy nhiên hệ thống pháp luật liên quan tói hoạt động kế toán, kiểm toán của Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và thường xuyên thay đổi. Việc áp dụng vào thực tiễn chưa hiệu quả do nhiều cá nhân, doanh nghiệp chưa quan tâm thực hiện ví dụ văn bản pháp luật về việc bắt buộc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong tất cả các doanh nghiệp đã được ban hành từ lâu nhưng đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa vận dụng đầy đủ. Vì vậy trong thời gian tới cân nâng cao hiệu lực pháp lý đối với luật kế toán- kiểm toán, hoàn thiện chuẩn mực trên cơ sở chiến lược phát triển lâu dài, cần hoàn thiện cơ chế kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán.
Các cơ quan chức năng cũng cần xây dựng các cơ chế giám sát chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán đồng thời quy định trách nhiệm của kiểm toán viên sau kiểm toán để đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán cung cấp cho khách hàng là tốt nhất.
3.4.2. Xây dựng hệ thống thông tin ngành
Việc thống kê các thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế chưa được thống kê đầy đủ ở Việt Nam trong thời gian qua. Vì thế KTV rất khó thu thập được những thông tin chung của các nghành để tiến hành phân tích đặc biệt trong điều kiện thời gian dành cho cuộc kiểm toán bị hạn chế. Vì thế trong thời gian tới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm toán nói chung và việc áp dụng thủ tục phân tích nói riêng thi các cơ quan có chức năng cần xây dựng một trung tâm thông tin ngành để thống kê những thông tin chung và dự đoán xu hướng thay đổi của từng ngành, xây dựng các chỉ tiêu bình quân ngành.
3.4.3. Nâng cao năng lực kiểm toán viên, trao đổi kiến thức trong nhóm kiểm toán
Thủ tục phân tích có thực hiện một cách hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, kinh nghiệm và khả năng xét đoán của kiểm toán viên. Trong phần giải pháp này em xin trình bày hai vấn đề:
Thứ nhất: Đối với việc đào tạo chuyên ngành kế toán kiểm toán trong các trường đại học hiện nay còn mới mẻ, số lượng cũng như đào tạo chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh các môn chuyên ngành thì cũng cần phải quan tâm tới những môn liên quan đến phân tích hoạt động kinh doanh, tăng cường các hoạt động ngoại khoá giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với môn học dễ dàng hơn.
Thứ hai: Chính sách thu hút nhân viên giỏi của NEXIA ACPA. Như đã đề cập ở phần trên, nhìn chung Công ty đã có chính sách đãi ngộ tốt kết quả là có được những nhân viên năng lực và tâm huyết. Tuy nhiên trong điều kiện thiếu nhân lực trầm trọng như hiện nay thì Công ty cũng cần phải quan tâm đến nhân viên nhiều hơn vì có rất nhiều công ty kiểm toán khác cạnh tranh, đưa ra mức lương và thưởng cao hơn để thu hút những nhân viên có năng lực. Bên cạnh đó cần thường xuyên mở các lớp buổi giao lưu vui chơi, trao đổi kinh nghiệm giữa nhân viên trong công ty. Một vấn đề cần đề cập là với tốc độ phát triển, mở rộng của NEXIA ACPA trong thời gian qua thì số lượng nhân viên là chưa đảm bảo, điều đó gây áp lực công việc với các KTV ảnh hưởng đến sức khoẻ và hiệu quả làm việc của họ. Hiện nay NEXIA ACPA có hai văn phòng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên văn phòng TP Hồ Chí Minh mới đi vào hoạt động chưa lâu nên Công ty nên có chính sách luân chuyển nhân viên giữa hai văn phòng nhằm tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, giúp việc vận dụng chương trình kiểm toán của văn phòng này theo đúng định hướng của công ty.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nghề kiểm toán đã và đang không ngừng phát triển góp phần không nhỏ vào công tác điều tra, giám sát, quản lý nền kinh tế; đồng thời kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp tài chính kế toán.
Để có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán với chất lượng cao và chi phí thấp cho khách hàng, các công ty kiểm toán đang cố gắng áp dụng hiệu quả thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán của mình. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà việc vận dụng thủ tục phân tích tại NEXIA ACPA cũng như hầu hết các công ty kiểm toán khác ở Việt Nam hiện nay còn nhiều mặt hạn chế chưa thể phát huy hết hiệu quả của thủ tục này.
Trong báo cáo thực tập của mình em đã trình bày thực trạng vận dụng phân tích trong kiểm toán BCTC tại NEXIA ACPA từ đó đưa ra một vài giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích tại công ty. Tuy nhiên, là sinh viên năm cuối dù đã cố gắng nhưng còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên báo cáo này không tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô giáo TH.S Nguyễn Thị Mỹ và các anh chị trong công ty NEXIA ACPA để em có thể hoàn thiện báo cáo thực tập cuối khoá này.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Lê Thị Tình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Giáo trình kiểm toán tài chính, chủ biên GS.TS Nguyễn Quang Quynh, nhà xuất bản TC, năm 2001
Phân tích hoạt động kinh doanh, PGS.TS Phạm Thị Gái, nhà xuất bản Thống Kê, năm 2001
Kiểm toán–Auditing, ALVINA.ARENS-JAMESK.LOEBBECKE năm 1995
Trang web: www.mof.gov.com
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1
Bảng những hiểu biết chung về khách hàng A
Bảng 2
Bảng rà soát sơ bộ BCĐKT,BCKQKD của khách hàng A
Bảng 3
Bảng rà soát hoạt động kinh doanh- tỷ suất tài chính của khách hàng A
Bảng 4
Bảng phân tích doanh thu của công ty CPA
Bảng 5
Bảng soát xét BCĐKT khách hàng A
Bảng 6
Bảng soát xét BCKQKD khách hàng A
Bảng 7
Bảng thông tin chung về khách hàng B
Bảng 8
Bảng rà soát BCĐKT khách hàng B
Bảng 9
Bảng rà soát BCKQKD khách hàng B
Bảng 10
Bảng đánh giá rủi ro khách hàng B
Bảng 11
Bảng phân tích giá thành khách hàng B
Bảng 12
Bảng soát xét BCĐKT khách hàng B
Bảng 13
Bảng soát xét BCKQKD khách hàng B
Sơ đồ 1
Bộ máy tổ chức của công ty
Sơ đồ 2
Bộ máy kế toán công ty
Sơ đồ 3
Quy trình kiểm toán chung
Sơ đồ 4
Quy trình kiểm toán chi tiết
Sơ đồ 5
Bảng phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng
Sơ đồ 6
Bộ máy kiểm soát chất lượng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KTV
Kiểm toán viên
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
BCĐKT
Bảng cân đối kế toán
BCKQKD
Báo cáo kết quả kinh doanh
BCTC
Báo cáo tài chính
LN
Lợi nhuận
DT
Doanh thu
CP
Chi phí
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
QLDN
Quản lý doanh nghiệp
KD
Kinh doanh
TSCĐ
Tài sản cố định
XDCB
Xây dựng cơ bản
CPTC
Chi phí tài chính
BH
Bán hàng
TB
Thiết bị
GVHB
Gía vốn hàng bán
CNV
Công nhân viên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta sau khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có những bước chuyển biến đáng kể về chất. Các doanh nghiệp dù ở loại hình nào cũng đều có quyền bình đẳng như nhau và phải đối mặt với sự cạnh tranh hết sức khốc liệt. Để cạnh tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tìm mọi cách thu hút các nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng…và vấn đề minh bạch về tài chính trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Do vậy kiểm toán ra đời như một nhu cầu tất yếu. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một trang mới cho thị trường kiểm toán Việt Nam.
Sau Nghị Định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập thì hàng loạt công ty kiểm toán ra đời. Tuy nhiên một câu hỏi lớn đặt ra là liệu chất lượng của các công ty kiểm toán có thực sự đáp ứng được yêu cầu của thị trường? Làm thế nào để nâng cao chất lượng kiểm toán? Và việc xây dựng một quy trình kiểm toán phù hợp, có hiệu qủa là mối quan tâm hàng đầu của mỗi công ty kiểm toán
Thủ tục phân tích với ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn hiệu quả cao, nó là một công cụ hữu ích giúp KTV thu thập bằng chứng cũng như đưa ra các kết luận kiểm toán, giảm thiểu rủi ro cho các công ty kiểm toán.
Nhận thức được ý nghĩa của việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính. Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA - một công ty tuy mới thành lập hơn 3 năm nhưng đã đạt được những thành quả đáng kể, em đã được các anh chị trong công ty tạo điều kiệ để tiếp cận với quy trình kiểm toán của công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc Sỹ Nguyễn Thị Mỹ em mạnh dạn chọn đề tài “ Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA” trong báo cáo thực tập cuối khoá. Tuy thời gian tìm hiểu chưa nhiều, vốn kiến thức còn hạn chế nhưng em mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả vận dụng thủ tục phân tích trong công ty NEXIA ACPA nói riêng và trong công ty kiểm toán ở Việt Nam hiện nay nói chung.
Chuyên đề của em gồm có 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Phần II: Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33168.doc