Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm là vấn đề vừa có tính chất kinh tế quan trọng, vừa mang tính xã hội cấp bách, giải quyết việc làm tốt, có hiệu quả không chỉ là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện thành công sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mà còn góp phần đặc biệt vào việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Giải quyết việc làm chính là sự quan tâm đến con người không chỉ với tư cách là một nguồn lực phát triển mà còn mang tính nhân đạo, nhân văn, tính xã hội sâu sắc.
Trong những năm vừa qua, trong quá trình chuyển đổi cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động, mặc dù vậy thách thức còn lớn, nhiệm vụ còn nặng nề.
Tỉnh Hoà Bình là một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên phong phú, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Vì vậy, nó chứa đựng nhiều tiềm năng trong việc giải quyết việc làm. Nhưng cũng vì vậy vấn đề việc làm của tỉnh Hoà Bình cũng như của cả nước trở nên gay gắt hơn. Người lao động từ bên ngoài đổ vào đặc biệt ở nông thôn với đủ mọi thành phần, mọi sắc tộc. Tỉnh Hoà Bình đang đứng trước thời cơ mới với những khó khăn mới.
Thời gian qua, với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, của tỉnh uỷ, UBND cùng các ban ngành chức năng, tỉnh Hoà Bình đã thu được những thành tựu đáng kể trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, cho đến nay còn nhiều vấn đề tiếp tục nghiên cứu đào sâu suy nghĩ để giúp tỉnh đạt được những mục tiêu đề ra.
Trong thời gian tới, với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh Hoà Bình, nếu chính quyền địa phương có những chính sách hợp lý, biện pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc khai thác các tiềm năng đó thì sẽ giải quyết tốt việc làm cho người lao động, tạo đà cho sự phát triển mọi mặt của tỉnh.
Mặc dù rất cố gắng song vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đề khó khăn, nan giải và do khả năng kiến thức có hạn, vì vậy, bài viết của em không tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong trường; các cô, chú, anh chị ở Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hoà Bình và tất cả các bạn.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú, các anh chị ở Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hoà Bình đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em thu nhập số liệu, hoàn thành tốt đợt thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: GS - TS - Phạm Đức Thành đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành bài viết này.
77 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng sản xuất, từ chỗ lao động chưa có đủ việc làm dẫn đến có việc làm thường xuyên đồng thời thu hút thêm lao động mới vào làm việc.
Vốn vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm thực tế phần nào đã tháo gỡ khó khăn về vốn kinh doanh đối với các cơ sở kinh tế tạo ra sự thúc đẩy và khôi phục một số ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời. Qua nguồn vốn vay hỗ trợ việc làm các đoàn thể tổ chức quần chúng từ trung ương đến các địa phương đã phát huy vai trò, thế mạnh trong công tác tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân đặc biệt là bà con nông dân và các đối tượng chính sách xã hội đã giải quyết phần lớn số lao động dôi dư, tạo thêm việc làm cho số người thiếu việc làm từ đó giúp họ ổn định đời sống, tăng thu nhập.
Theo kết quả điều tra cho thấy, tại thời điểm 6/2001 thông qua việc vay vốn nhiều dự án sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả khá, sản xuất ổn định, mức thu nhập của người lao động từ 45000-500000 đồng/người/tháng. Một số dự án tiêu biểu như dự án" Sửa chữa ô tô" đã thu hút 20 lao động và có mức thu nhập cao của ông Đoàn Duy Thiểu bình quân đạt 800000 đồng/người/tháng. Dự án " chế biến chè xuất khẩu" của công ty TNHH Giang Sơn đã thu hút 200 lao động và giải quyết cho 180 người có công ăn việc làm ổn định.
Để đạt được kết quả như trên, các chủ dự án đã biết phát huy tốt nguồn vốn tự có của gia đình cộng với vốn vay, mặt khác với sự nhạy bén và khả năng trong kinh doanh cùng với sự quản lý vốn chặt chẽ nên đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Ưu thế của nguồn vốn được thể hiện rõ nét trong vai trò tạo việc làm cho người lao động nhiều dự án tuy có số lượng vốn vay không lớn nhưng đã góp phần giả quyết việc làm tại chỗ cho rất nhiều người lao động trong khu vực, đồng thời cũng tạo ra thu nhập ổn định điển hình như dự án " Sản xuất gạch " của hợp tác xã Đoàn Kết, thị trấn Kỳ Sơn đã giải quyết cho khoảng 18 lao động chưa có việc làm nay đã có việc làm ổn định và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân.
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Hoà Bình đang là vấn đề nan giải, mỗi năm có khoảng gần 4000 người bước vào độ tuổi lao động cùng với số chưa tạo được việc làm cuả năm trước nên sức ép về việc làm rất lớn trong các năm qua các chương trình và dự án với mục tiêu tạo việc làm cho người lao động góp phần nâng cao thu nhập ổn định đời sống đã cho ta thấy nỗ lực của các ngành, các cấp cũng như nhân dân toàn tỉnh nhưng đó vẫn chưa phải điểm dừng mà trong những năm tiếp theo cần cos gắng hơn nữa để giải quyết nhiều việc làm mới cho người lao động sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội, tự nhiên và con người của tỉnh.
Chính sách về lao động là chính sách về con người, nó đòi hỏi phải có sự đầu tư công sức của các cấp, các ngành trong toàn tỉnh chính sách về giải quyết việc làm không chỉ liên quan đến thu nhập, đến đời sống cảu người lao động mà còn liên quan đến tất cả các mặt hoạt động khác của xã hội như an ninh trật tự toàn xã hội, văn hoá tinh thần. Thất nghiệp, không có thu nhập chính đáng, đời sống khó khăn là nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội. Do vậy sức ép về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động là hết sức gay gắt, nó góp một phần trong tiếng chuông báo động vì sự
bùng nổ dân số.
IV. MộT số kết quả và hạn chế
1. Kết quả giải quyết việc làm
Những năm qua, nhờ quan điểm đúng đắn của các cấp đảng uỷ,chính quyền, thông qua các trương trình với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, các ngành nhiều lao động đã được giải quyết công ăn việc làm, hạ tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh.Các kết quả cụ thể được biểu hiện qua các thống kê sau:
Bảng 22: Kết quả thực hiện chương trình giải quyết việc làm thông qua vốn vay 120 giai đoạn 1998- 2000
Huyện, Thị xã
Số dự án
Số vốn vay
( triệu đồng)
Số lao động
thu hút có việc làm
Toàn tỉnh
2506
18407,3
15035
Thị xã Hoà Bình
491
5506,82
4682
Huyện Kim Bôi
397
2879,08
3457
Huyện Lạc Thuỷ
246
1980,30
1635
Huyện Lạc Sơn
355
1600,10
975
Huyện Lương Sơn
93
1384,00
1107
Huyện Kì Sơn
214
1277,10
873
Huyện Yên Thuỷ
238
1164,00
610
Huyện Tân Lạc
202
926,02
525
Huyện Đà Bắc
68
898,00
460
Huyện Mai Châu
220
791,70
713
Nguồn: Số liệu báo cáo tổng kết 5 năm cho vay vốn quỹ quốc gia giải
quyết việc làm tỉnh Hoà Bình.
Sau 5 năm triển khai việc cho vay vốn quốc gia giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi, tỉnh đã xét duyệt quyết định cho vay 2506 dự án với tổng số vốn là 18407 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 15035 lao động, giúp 605 số người lao động vượt khỏi tình trạng thiếu việc làm, 40% lao động có việc làm mới.Trong đó,tập trung 80% cho sản xuất nông nghiệp thu hút khoảng 9000 người, còn lại 20% thu hút khoảng 6000 lao động trong các nghề sản xuất vật liệu xây dựng. Như vậy, mỗi năm giải quyết được 3000 người có việc làm.
Bảng 23: Kết quả thực hiện chương trình 327 tỉnh Hoà Bình
Kết quả
Giải quyết việc
làm cho người
lao động
Số năm
thực hiện
Số dự án
đầu tư
Số vốn
đầu tư
Bảo vệ
rừng
Chăm sóc
Rừng ( ha)
Khoanh nuôi
tái sinh
rừng ( ha )
Trồng cây
ănquả( ha)
1996
20
8880
16808
2007
1345
4440
1997
32
12588
41561
1810
10393
1007
6294
1998
36
15725
48103
2782
1210
740
7862
1999
20
12241
39351
3486
160
6120
2000
16
12500
44352
4550
3551
205
6658
Cộng
124
61934
190175
14635
15154
3487
31374
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình 327 của ban quản lý
chương trình 327 tỉnh Hoà Bình.
Từ các chương trình 327, trong 5 năm đã thu hút tạo việc làm cho 31374 người, trong đó có 95% là lao động nông nghiệp.Như vậy, Bình quân mỗi năm đã giải quyết được 6274 lao động có việc làm chưa kể các công trình khác như: xây dựng trạm xá, trường học, nhà ở, giao thông... của chương trình 327.
Ngoài ra, công tác định canh, định cư, giãn chuyển dân từ năm 1996 đến 2000 là 2794 hộ, giải quyết việc làm cho11425 người.
Trung tâm dịch vụ việc làm,1999-2000 cũng đã tư vấn việc làm cho 12110 người, đào tạo bồi dưỡng nghề cho 3224 người, giới thiệu việc làm cho 503 người.
Trong 2 năm từ 1999-2000, việc thực hiện nghị quyết 02 của tỉnh uỷHoà Bình về công tác xoá đói giảm nghèo đã thu được những kết quả góp phần tăng việc làm cho người lao động, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn:giải quyết được 48016,7 tỷ đồng cho 40101 lượt hộ nghèo vay sử dụng vào chăn nuôi 75%, trồng trọt 18%, dịch vụ khác 7%.
Bảng 24: Số doanh nghiệp và lao động của các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hoà Bình từ năm 1996 đến năm 2000.
Năm
Tổng cộng
Khu vực quốc doanh
Ngoài quốc doanh
Vốn đầu tư
DN
LĐ
DN
LĐ
DN
LĐ
DN
LĐ
1996
115
12663
89
11936
25
549
1
117
1997
121
11141
90
10290
29
674
2
177
1998
123
12501
88
11337
32
714
3
450
1999
137
12831
96
11390
38
820
3
621
2000
136
13111
97
11610
36
776
3
725
Tổng
632
62246
460
56563
160
3533
12
2090
Nguồn: Số liệu báo cáo sổ kế hoạch Đầu tư tỉnh Hoà Bình.
Qua bảng ta thấy:
Các doanh nghiệp có biến động nhưng không lớn đã dẫn tới số lao động được giải quyết việc làm cũng ít thay đổi.Đặc biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất ít:tính đến hết năm 1997 chỉ có 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút có 725 lao động.Mỗi năm, các doanh nghiệp trong tỉnh chỉ bố trí được khoảng trên10.000 lao động có việc làm.
Ngoài các trương trình giải quyết việc làm cho người lao động thì từ 1996 đến 2000 uỷ ban nhân dân tỉnh đã quyết định thành lập được 6 công ty lớn: - Công ty chế biến ép ván sàn
Nhà máy đường
Nhà máy xi măng Lương Sơn
Công ty dệt may xuất khẩu 3-2
Nhà máy gạch tuy-nen
Công ty PACIFIC
và một số tở hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thị xã.Các đơn vị này đã thu hút gần 3000 lao động có việc làm, và hàng năm đã giải quyết được hơn 4000 lao động không có công ăn việc làm.
Về xuất khẩu lao động đây cũng là một lĩnh vực để tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.Mặc dù nhu cầu đi xuất khẩu lao động của lực lượng lao động rất lớn, ngưng do có những khó khăn trong việc liên hệ với các đơn vị xuất khẩu lao động để tìm đầu ra, mặt khác chất lượng lao động thấp chưa đáp ứng được thị trường lao động trong và ngoài nước nên số lượng người lao động đạt thấp. Để khắc phục tình trạng đó được sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân tỉnh,ngành đã phối hợp xúc tiến làm thủ tục và đã được bộ lao động thương binh xã hội cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động cho doanh nghiệp của tỉnh để chủ động thực hiện công tác này, nhưng năm 2001 toàn tỉnh cũng mới chỉ giới thiệu được 32 lao động đi lao đông nước ngoài.
2.Hạn chế trong giải quyết việc làm cho người lao động ở
tỉnh Hoà Bình.
*Về chính sách.
Chưa có văn bản hướng dẫn đồng bộ và kịp thời của các ngành trung ương và của tỉnh về trương trình giải quyết việc làm.
Chưa có sự phối hợp thống nhất đồng bộ và kịp thời của các sở ban ngành, các cấp chính quyền huyện, thị chưa thường xuyên kiểm tra đôn đốc giải quyết kịp thời những khó khăn ách tắc cho cơ sở.
Thực hiện chưa tốt chính sách nông-lâm-ngư nghiệp kết hợp vừa sản xuất vừa chế biến, lồng sản xuất nông nghiệp với thủ công nghiệp khôi phục phát triển nghề gia truyền, truyền thống.
Chưa thực hiện tốt hơn công tác mở rộng sản xuất công nghiệp, củng cố, phát triển các doanh nghiệp,các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ,các tổ hợp, hợp tác xã...chưa tổ chức công tác tuyên truyền sâu rông vấn đề xác định giải quyết việc làm là của các cấp các ngành, các tổ chức xã hội nhằm đẩy lùi và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định kinh tế chính trị xã hội.
*Về cơ cấu kinh tế:
Công nghiệp phát triển chậm, sản xuất mang tính chất manh mún, tập trung phần lớn ở thị xã, thị trấn, thiếu trang thiết bị hiện đại.
Chưa cân đối hợp lý do các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa thiên nhiên khắc nghiệt, thường xảy ra thiên tai, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giao tông đi lại khó khăn, dân số tăng tự nhiên cao, tâm lý xã hội và một số vấn đề khác đã tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng lao động và giải quyết việc làm.
*Về dân số:
Công tác kế hoạch hoá trong mhững năm gần đây có những chuyển biến tốt tác động đến đời sống của người dân. Nhưng xét trên toàn diện, dân số vẫn tăng cao tạo nên sức ép về việc làm do tỷ lệ tăng dân số vượt quá tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
Do biến động của các đơn vị tham gia xây dựng nhà nước thuỷ điện Hoà Bình một bộ phận công nhân hết việc làm đã về nghỉ chế độ 176 xin cư trú ở Hoà Bình dẫn đến thất nghiệp tự nhiên tăng dần.
Hệ thống đào tạo của tỉnh chưa được đầu tư đúng mức, việc thực hiện sắp xếp lại sản xuất theo các quyết định 217, 109, 176, dẫn tới một số lao động mất việc làm.
Nguồn lao động dồi dào nhưng cơ cấu, chất lượng lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
*Về tâm lý xã hội:
Việc thoát ly, đi học nghề và tham gia sản xuất công nghiệp có nhiều hạn chế do nhận thức của nhân dân chưa cao bởi đặc thù của tỉnh miền núi chiếm 85,6% dân số nông thôn, dân tộc ít người, dân chí còn ở trình độ thấp ngân sách hầu hết do trung ương hỗ trợ vì vậy việc đầu tư cho sản xuất chủ yếu dựa vào nhà nước.
Giao thông mới chỉ được đầu tư ở các xã vùng thấp gần trục đường quốc lộ 6A, còn lại đường xá chủ yếu là đường đất đi lại khó khăn do ngân sách hạn chế nên việc đầu tư khó khăn.
phần ba:Phương hướng và giải pháp giải quyết việc
làm trên địa bàn tỉnh hoà bình
I. Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
hoà bình
1. Phương hướng phát triển kinh tế.
Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hoà bình giai đoạn 2001-2010 đặt con người vào vị trí trung tâm nhằm bảo đảm quyền cơ bản nhất của con người là tự do lao động và có quyền có việc làm theo định hướng. Đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất khai thác có hiệu quả nguồn nội lực,ngoại lực để xây dựng hạ tầng. Đồng thời phải tập trung giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, bài trừ tệ nạn xã hội, chú ý cải thiện đời sống cho người lao động. Đồng thời phải đào tạo lại lao động hoặc đào tạo lao động mới để phù hợp cho từng công việc trong tất cả các lĩnh vực.
1.1- Về sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp.
Phát triển nội lực gắn liền với hội nhập quốc tế, trước hết ưu tiên phát triển các ngành mà tỉnh có ưu thế về nguyên liệu, năng lượng, lao động có thị trường ổn định, khả năng thu hồi vốn nhanh và có khả năng hợp tác gọi vốn bên ngoài, công nghệ tiên tiến đảm bảo đủ sức cạnh tranh về chất lượng và giá cả.
Phát triển sản xuất gắn liền với công bằng xã hội, đẩy mạnh công nghiệp nông thôn theo hướng khuyến khích các làng nghề, các ngành nghề truyền thống, vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, chế biến nông lâm sản, thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn.
Trong giai đoạn 2001 - 2010 tập trung vào phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, tạo sự liên kết giữa các xí nghiệp công nghiệp nhỏ với nhau và giữa công nghiệp lớn với công việc vừa và nhỏ. Phát triển mạng lưới công nghiệp chế biến nhỏ nông thôn. Hình thành những liên hợp gắn nguyên liệu với chế biến, đảm bảo thoả đáng lợi ích của người chế biến nguyên liệu.
Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn như chế biến nông lâm sản, điện tử, may mặc, da giầy hướng về xuất khẩu. Tập trung tạo dựng và hình thành khu sản xuất công nghiệp Lương sơn làm nòng cốt cho phân bố lao động vào các công việc trên địa bàn tỉnh.
Trong giai đoạn 2001 - 2005 dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp tăng trung bình 18,7% trong đó: công nghiệp quốc doanh 18,4%; công nghiệp ngoài quốc doanh 22,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,6%.
Trong giai đoạn 2006 - 2010 dự kiến: Lao động công nghiệp tăng 7-8%; GDP công nghiệp tăng trung bình 10% - 14%.
Trong giai đoạn 2001 - 2010 phải phấn đấu phát triển được một số sản phẩm chủ yếu: cung cấp mía năm 2000 là 100.000 tấn, năm 2001 là 120.000 tấn, năm 2005 là 150.000 tấn và năm 2010 là 260.000 tấn đường cho nhà máy; Cây lạc năm 2000 là 4500 ha, năm 2001 là 5000 ha, năm 2005 là 6500 ha, và năm 2010 khoảng 13.000 ha. Cây ăn quả năm 2000 là 8000 ha, năm 2001 là 10.000 ha, năm 2005 là 15.000 ha và năm 2010 là 35.000 ha.
Với phương hướng trên thì cần thiết phải thu nạp một lực lượng lao động vào đó, đồng thời đó cũng là cách tạo việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho người dân có mức sống cao hơn.
1.2 - Về thương mại - dịch vụ.
Khuyến khích tăng nhanh khối lượng lưu thông hàng hoá đi đôi với việc đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Trong thời gian tới củng cố và tăng cường phát triển hệ thống thương mại đa thành phần: Quốc doanh, tập thể và tư nhân. Củng cố hệ thống dịch vụ thương nghiệp ở thị trấn, thi xã đảm bảo bán sản phẩm công nghiệp và mua gom nông sản. Phát triển mạng lưới chợ nông thôn, chợ vùng cao tạo ra môi trường thuận lợi cho giao lưu hàng hoá, kích thích hình thành các vùng chuyên canh, phát triển sản xuất
Mở rộng trao đổi hàng hoá trong tỉnh, ngoài tỉnh. Khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu làm cầu nối cho phát triển sản xuất.
Quan hệ chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh để đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại và giải quyết vấn đề lao động, việc làm của tỉnh theo hướng hợp tác và xuất khẩu sức lao động.
1.3 - Về sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp tập trung chuyển đổi từ tự cung, tự cấp, khép kín sang kinh tế hàng hoá chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp với từng vùng sinh thái, hình thành các vùng chuyên canh, tạo ra một số nông sản đủ lớn làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp chế biến, bán ra ngoài tỉnh và cho xuất khẩu.
Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đảm bảo an ninh lương thực giảm dần tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi. Trong nội bộ ngành trồng trọt, giảm dần tỷ trọng sản xuất lương thực, tăng dần tỷ trọng sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả. Từng bước đưa công nghiệp nhỏ và dịch vụ về nông thôn tạo ta kết cấu hạ tầng mới nhằm nâng cao ăng suất lao động, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho khu vực nông thôn. Khuyến khích nông thôn làm giầu bắng lao động, đất đai và vốn của mình tích cực liên doanh, liên kết gọi vốn bên ngoài nhằm tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Phương hướng phát triển ngành trồng trọt giai đoạn 2001-2010 với mục đích tạo ra cho người lao động có việc làm.
Bảng 25: Phương hướng phát triển nghành trồng trọt giai đoạn 2001- 2010
Đơn vị : tấn
Chỉ tiêu
2001
2005
2010
Lúa
167
180
202
Ngô
40
57.5
75
Khoai lang
18
22.5
30
Sắn
74.5
45.6
38
Mía
364
450
700
Lạc
4.2
6.5
11.3
Nguồn: Báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2. Dự báo nguốn lao động và giải quyết việc làm trong thời gian tới
Bảng 26 :Hướng phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2010
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
2010
1.Dânsố TB
Người
780000
800000
805360
815360
836041
874468
Mứcgiảm sinh
%
0.6
0.6
0.5
0.4
0.3
0.15
Tỷ lệ tăng DS tự nhiên
%
2,00
1,88
1,35
1,31
1,28
1,00
2. Lao động
Người
Số người trong độ tuổi lao động
Người
462400
470955
479667
488540
497578
526429
Số người hoạt động kinh tế
Người
412507
420562
428882
437245
445829
473786
Số người được giải quyết việc làm
Người
13475
14500
15000
15500
16000
21000
Tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn
%
75
76
77
78.5
80
85
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị
%
5,8
5,6
5,4
5,2
5,0
4,0
Tỷ lệ lao động được đào tạo
%
12
13
14
15
16
22
Nguồn: theo số liệu kế hoạch thực hiên hội nghị lần thứ IV về tích
cực giải quyết vấn đề lao động việc làm Sở LĐ TBXH tỉnh Hoà Bình.
Qua bảng số liệu tính toán trên cho biết sự phân bố nhân lực thấy rắng lao động trong độ tuổi lao động của tỉnh Hoà Bình so với tổng dân số chiếm hơn 50%. Điều đó chứng tỏ nguồn lực lao động rất dồi dào và nhu cầu về việc làm cũng là một vấn đề cần đưọc quan tâm. Như vậy hàng năm ngoài việc cho số lao động hiện tại khoảng hơn 300000 người có việc làm thường xuyên còn phải giải quyết số làm việc làm mới mỗi năm khoảng 14000-15000 lao động.
Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi các cấp các ngành của tỉnh cần có những giải pháp thiết thực tạo công ăn việc làm cho người lao động.
II. dự báo xu hướng giải quyết việc làm
1. Chương trình phát triển kinh tế có liên quan đế việc làm
Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giứ đều coi vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
ở nước ta khi chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trườngcó sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế đã phát triển đáng kể nhưng cũng từ đây vấn đề việc làm cũng trở nên nóng bỏng. Thói quen nhà nước hoá việc làm, tâm lý ỷ lại của người dân phổ biến. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường những đơn vị kinh tế làm ăn liên tục thua lỗ thu hẹp sản xuất, thậm chí phải giải thể.Xuất phát từ sức ép về lao động việc làm của chính phủ đã ban hành quyết định số 126/1998 QĐ-TTG ngày 11/7/1998 của chính phủ phê duyệt chương trình giải quyết việc làm.
Tỉnh Hòa Bình đã có kế hoạch số 62 ngày 13/9/1998 về kế hoạch thực hiện chương trình việc làm, ngày 27/2/99 UBND tỉnh đã có quyết định số 08/QĐ-UB ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết 06 của bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá 9 với mục tiêu phát triển kinh tế ở các địa phương như sau:
Chương trình xoá đói giảm nghèo
Phấn đấu đến năm 2005 hạ tỷ lệ đói nghèo xuống còn 10% và đến năm 2010 còn 5%.
Chương trình cơ khí hoá: phát triển cơ khí hoá và công cụ phục vụ cho nông nghiệp, lâm nghiệp, dân số sản xuất trang bị những máy móc loại vừa và nhỏ như máy kéo, san ủi, cây bừa... cơ khí hoá lĩnh vực tưới tiêu, lam đất, đào hố...
chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng:
Trạm xá hoàn thiện việc xây dựng các trạm xá ở các xã, phòng khám đa khoa khu vực, đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Trường học: xây dựng trường lớp theo hướng kiên cố, chú trọng vùng sâu , vùng xa, vùng cao phấn đấu đến năm 2005 có 80% trường học kiên cố vững chắc đến năm 2010 phải đạt 100%.
Điện hạ thế: phấn đấu đến năm 2005 quyết tâm cấp điện cho 82 xã còn lại bằng lưới điện, thuỷ điện nhỏ, thuỷ điện mini.
2- Mục tiêu, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm ở Hoà Bình giai đoạn 2001-2005.
2.1.- Quan điểm giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động, giúp cho người lao động lập nghiệp tại quê hương. Triệt để sử dụng sức lao động nhằm khai thác tối đa tiềm năng nguồn lao động, kết hợp chặt chẽ giữa tiềm năng lao động với các loại hình kinh tế khác nhằm phát huy nội lực là chính.
Gắn liền giữa việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, lao động với phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng đầu tư hợp tác đối ngoại, tạo nhiều việc làm mới, giảm nhanh số lao động thất nghiệp và thiếu việc làm ở các khu vực và thành phần kinh tế trong toàn tỉnh. Đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, có chính sách khuyến khích lao động thành thị cũng như nông thôn, mỗi người có ít nhất một nghề và sống bằng chính nghề đó.
Phát triển kinh tế hộ gia đình, hình thức này thực chất là sự khôi phục lại kinh tế hộ gia đình trong điều kiện phát triển hàng hoá nhiều thành phần và mở rộng quan hệ quốc tế. ở đây, người lao động chủ động tận dụng được vốn tư liệu sản xuất, thời gian lao động, kinh nghiệm truyền thống, mặt hàng để tạo ra việc làm đồng thời tạo ra sản phẩm tăng thu nhập cho người lao động.
Phát triển các doanh nghiệp vừa là nhỏ trên địa bàn tỉnh: đây là hình thức mới xuất hiện sau khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi cơ chế. Hình thức này mở rộng rất phù hợp với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường nhiều thành phần. Đặc biệt, hình thức này rất phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh nơi chỉ thích nghi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nó phù hợp với khả năng huy động vốn, kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý. Mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ cần thuê 20 -30 lao động, song với nhiều doanh nghiệp như vậy sẽ giải quyết được một số lượng lớn lao động trong xã hội.
Hình thức tạo việc làm tại nhà: hình thức này rất phù hợp với điều kiện của tỉnh ta hiện nay, nếu hình thức này được đầu tư hợp lý thì các cơ sở có kiều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm việc làm góp phần vào công tác giải quyết việc làm tại nhà cho phần lớn lao động nữ, người đã quá tuổi lao động hay lao động thủ công thô sơ không có trình độ.
Giải quyết việc làm cho các đối tượng đặc biệt. Đất nước ta đã trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc và lâu dài, tuy chiến tranh kết thúc đã lâu nhưng hậu quả của nó còn ảnh hưởng đến ngày nay. Trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có những đối tượng là thương binh, bệnh binh, tàn tật, con em gia đình thương binh liệt sỹ, người có công với cách mạng. .. hiện nay đang trong tuổi lao động hoặc hết tuổi lao động nhưng có nhu cầu việc làm vì lý do cuộc sống họ cũng cần được quan tâm, tạo điều kiện để xây dựng cuộc sống ổn định trong xã hội.
Phát triển các hiệp hội nghề nghiệp: như hội làm vườn, chăn nuôi, bốc xếp các hiệp hội nay đã hỗ trợ giải quyết các yếu tố là vốn, công nghệ góp phần tích cực vào việc mở mang ngành nghề, tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động.
2.2- Mục tiêu giải quyết việc làm.
Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 đã khẳng: Trong điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, đời sống nhân dân và khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn yếu kém, vốn đầu tư cho sản xuất còn hạn chế trong lúc sức ép về nhu cầu việc làm lại là việc luôn đòi hỏi có tính cấp bách. Do đó, việc bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư cũng như việc lựa chọn áp dụng các biện pháp tổ chức, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cần phải được tiến hành theo phương châm đạt hiệu quả kinh tế và năng suất lao động lao động cao nhưng yêu cầu là đầu tư ít tốn kém và giải quyết được nhiều chỗ làm mới cho lao động.
Giải quyết việc làm gắn chắt với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mục tiêu của sự phát triển đặt ra là tập trung và phát triển kinh tế đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, chú trọng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiên đại, tạo ra những sản phẩm hàng hoá có hàm lượng chất xám cao.
Mục tiêu cụ thể về giải quyết việc làm thời kỳ từ năm 2002 đến năm 2005 cầngiải quyết việc làm cho khoảng 5-6 vạn lao đông, trong đó thanh niên đến tuổi lao động chiếm khoảng 80% còn lại là các đối tượng lao động khác và những người có việc làm ở những năm trước chuyển sang phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho 13 ngàn người lao động để đến năm 2005 tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị còn dưới 5%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt 80% cơ bản không còn sức ép về việc làm.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: << đảm bảo công ăn việc làm cho dân là một mục tiêu xã hội hàng đầu không thể để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên. Nhà nước chú trọng đầu tư tạo việc làm đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người lao động tạo thêm chỗ làm việc, tự tạo việc làm, khuyến khích các tổ chức và cá nhân cùng nhà nước tổ chức dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề. Nhà nước với sự tham gia của công đoàn các tổ chức xã hội bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động.
Vì vậy giải quyết việc làm đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm đều có cơ hội có việc làm đặc biệt là thanh niên phụ nữ, người tàn tật, là trách nhiệm của mọi người, mọi ngành, mọi cấp của nhà nước và toàn xã hội.
Mục tiêu giải quyết việc làm phải được cụ thể hoá thành chỉ tiêu tạo chỗ làm việc mới trong kế hoạch nhà nước hàng năm và 5 năm trong các chương trình, dự án của các cấp các ngành, các tổ chức xã hội và đơn vị cơ sở. Trong đó phải khai thác mọi tiềm năng để bảo đảm những điều kiện tương xứng nhằm thực hiện mục tiêu đã được xác định.
2.3 - Phương hướng
Một là : xây dưng và hoàn thiên cơ cấu kinh tế của tỉnh theo định huớngcông nghiệp hoá, hiên đại hoá gắn với việc sử dụng lao động và giải quyết việc làm một cách có hiệu quả.
Quá trình phát triển kinh tế ở tỉnh, một mặt, phải đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riêng đồng thời theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước, mặt khác phải biết khai thác phát huy hiệu quả các ngành nghề truyền thống, về lực lượng lao động trên địa bàn.
Trước hết, phải phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế với cơ cấu công nghiệp thương mại dịch vụ nông nghiệp đẩy mạnh phát triển công nghiệp thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào một số ngành mũi nhọn với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiên đại tạo ra những sản phẩm hàng hoá có hàm lượng chất xám cao.
Phát triển mạnh sản xuất kinh doanh ở tầng thấp, phát huy ngành nghề truyền thống, tận dụng những khả năng về vốn, kỹ thuật, nguyên liệu sẵn có, đặc biệt khai thác sử dụng nhiều lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm tạo ra nhiều việc làm mới. Mở rộng khu vực thương mại thực hiện kế hoạch xây dựng khu thương mại tại các chợ Phương Lâm, Tân Thịnh, Thị xã. Phát triển ngành nghề trong nông thôn nhất là những nghề truyền thống ở các địa phương, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế HTX. Đối với ngành nông lâm cần chú trọng phát triển theo hướng công nghiệp hoá để giải quyết việc làm. Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng vụ ( chủ yếu vụ đông ) mở rộng diên tích lúa lai trên diên tích sẵn có, tăng cường ngô lai trên diện tích 2 vụ lúa để đảm bảo ổn định sản xuất.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh phải là sự chuyển dịch đồng bộ trên các mặt cả về cơ cấu ngành nghề tập trung vào các ngành công nghiệp - thương mại, dịch vụ, cả về trình độ kỹ thuật, toàn bộ 9 huyện thị của tỉnh, các thành phần kinh tế. Tất cả đều nhất quán theo hướng vừa đảm bảo sự phát triển tiên tiến, hiện đại vừa khai thác được thế mạnh tiềm năng sẵn có của tỉnh vừa tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động.
Trong những năm tới, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển nhưng chủ yếu đầu tư theo chiều sâu, thiết bị công nghệ được trang bị hiện đại chủ yếu sử dụng số lao động kỹ thuật cao. Do đó phần lớn số lao động sẽ tập trung được thu hút vào các cơ sở sản xuất kinhdoanh thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Hàng năm riêng khu vực này có thể giải quyết được khối lượng lớn lao động trong đó chỉ riêng hộ kinh doanh tại nhà ( giải quyết việc làm tại chỗ ) khoảng gần 8000 người.
Hai là: Tạo vốn và phát triển quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, đồng thời khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính khác.
Trong bất kể một công việc nào điều đầu tiên nghĩ đến trước khi làm là phải có vốn đó là yếu tố hàng đâù trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Theo các nhà chuyên môn đánh giá, để đầu tư tạo ra một chỗ làm việc mới ở tỉnh thời kỳ từ nay đến 2005 cần khoảng 5 triệu đồng /năm. Như vậy muốn giải quyết cho 4000-5000 lao động cần khoảng 25000 triệu đồng và giai đoạn từ 2005 đến 2010 thì đầu tư tạo một chỗ việc làm mới cần khoảng 6 triệu đồng cho mỗi người trong mỗi năm. Để giải quyết cho 8000 lao động cần khoảng 48000 triệu đồng,với một lượng vốn lớn như vậy đòi hỏi tỉnh phải có những chính sách, chương trình để huy động khai thác vốn từ nhiều nguồn khác nhau từ mọi thành phần kinh tế trong nước, ngoài nước và của kiều bào ta ở nước ngoài.
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tập trung cho các chương trình lớn tổng thể cấp nhà nước và giải quyết việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ đào tạo cán bộ công nhân. Đây là nguồn vốn đầu tư tạo môi trường thuận lợi.
Nguồn vốn từ quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, từ ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp. .. tập trung vào công tác hỗ trợ các đơn vị và cá thể phát triển sản xuất, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động.
Nguồn vốn vay nước ngoài, nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế tuỳ theo quy mô, tính chất của nguồn vốn có thể đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, cho đào tạo dạy nghề cho các dịch vụ xúc tiến việc làm
Nguồn vốn từ trong dân cần được huy động đến mức cao nhất bằng các chính sách biện pháp thích hợp. Một mặt để dân tự huy động, khắc thác vốn, tạo việc làm. Mặt khác, động viên nguồn vốn nhàn dỗi trong dân để đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Ba là: Thực hiện đồng bộ chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển toàn diện kinh tế -xã hội trong tỉnh.
Như chúng ta đã biết đặc điểm kinh tế của tỉnh là chủ yếu làm nông nghiệp. Chính vì vậy, chương trình xoá đói giảm nghèo, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh hoà bình chương trình này cần được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cấp, nhiều nghành từ trung ương đến địa phương, các biện pháp bao gồm:
Chuyển mạnh mẽ cơ cấu kinh tế xã hội những vùng còn mang nặng tính chất nông thôn, tạo ra sự phân công lao động theo hướng đẩy mạnh sản xuấn hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh sản xuất các lọai rau mầu, cây ăn quả, cây cảnh. .. Đa dạng hoá các loại sản phẩm từ nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. áp dụng các phương pháp kỹ thuật sinh học, vi sinh hiện đại vào các khu nông nghiệp, để sản xuất các loại rau quả sạch đáp ứng thị hiếu xã hội ngày càng cao hiện nay.
Đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, cả dịch vụ cho sản xuất và đời sống, phát triển mạnh các nghành nghề truyền thống của cha ông ngày xưa để lại, phát huy mạnh, khai thác tốt một số cơ sở văn hoá lịch sử làm khu du lịch để tạo việc làm cho người lao động.
Từng bước thực hiện hơn nữa quá trình đô thị hoá các khu nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Xây dựng mạnh hơn nữa các cụm kinh tế, xã hội dân cư theo hướng đô thị hoá giúp đời sống nhân dân ở khu vực đó ngày càng văn minh hiện đại hơn.
Bốn là: Phát triển mạnh các hình thức quan hệ kinh tế với các nước và xuất khẩu lao động.
Xu hướng mở rộng sự hợp tác, phân công quốc tế, ngày nay Việt Nam sẵn sàng mở rộng giao lưu quốc tế, làm bạn với tất cả các nước. Nhiều nước thiếu lao động, trong khi nguồn lao động của ta là rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta phát triển mạnh quan hệ kinh tế với nước ngoài bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm giải quyết việc làm.
Những hình thức cơ bản gồm:
-Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu.
-Nhận đầu tư,hợp tác sản xuấn, gia công, dịch vụ.
-Phát triển hoạt động dịch vụ, du lịch
-Xuất khẩu lao động sang các nước.
Mỗi hình thức trên đây đều có đòi hỏi riêng, đều có tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cũng là hướng quan trọng vừa giải quyết việc làm cho người lao động, vừa góp phần nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức của người lao động. Tuy vậy, đây không thể là hướng chiến lược lâu dài của công tác giải quyết việc làm của tỉnh mà đây chỉ là vấn đề trước mắt, ngắn hạn và tập trung vào việc nâng cao trình độ lao động.
Năm là: Các tổ chức dịch vụ và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động.
- Phát triển và giải quyết tốt các trung tâm dịch vụ xúc tiến việc làm để nâng cao hiệu quả làm dịch vụ của các trung tâm xúc tiến việc làm trên địa bàn tỉnh.
` Tiến hành sắp xếp, rà xoát lại các trung tâm xúc tiến việc làm trên địa bàn tỉnh, không để quá nhiều trung tâm làm nhiệm vụ giới thiệu việc làm trên cùng một địa bàn . Cần kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các trung tâm, những trung tâm làm việc không đạt kết quả có thể yêu cầu giải thể, nếu thấy khả năng tồn tại phát triển của nó thì có thể có biện pháp hỗ trợ đầu tư giúp đỡ về mặt tài chính, mặt quan hệ để trung tâm có thể làm việc có hiệu quả giúp tỉnh giải quyết thêm được việc làm.
Bên cạnh các trung tâm giới thiệu việc làm còn có các trung tâm dạy nghề có nhiệm vụ gần tương tự nhau. Vì vậy, đồng thời cũng tiến hành kiểm tra lại tính hiệu quả về chất lượng đào tạo, về hiệu quả công tác giải quyết việc làm có đáp ứng được yêu cầu của xã hội hay không. Đối với các trung tâm dạy nghề thì cấp tỉnh trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật, cán bộ có trình độ. ..
-Tăng cường hệ thống đào tạo, dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Thời gian qua, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường đã bộc lộ sự mất cân đối về cơ cấu chất lượng lao động, xảy ra hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu lao động hiện tại số người lao động chưa có việc làm ở tỉnh khá cao nhưng tập trung chủ yếu là lao động phổ thông, trong khi đó các công ty, doanh nghiệp lại đang cần người lao động nhưng vói yêu cầu có trình độ, chuyên môn cao. nghĩa là có nơi cần lao động mà vẫn cần có người không có việc làm, vấn đề là ở trình độ, chất lượng lao động.
Việc đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn lao động có vai trò khong những trong vấn đề giải quyết việc làm của tỉnh mà còn góp phần thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển toàn diện kinh tế xã hội. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho mỗi người có thể tìm được công việc phù hợp với mình, có thu nhập cao, nâng cao đời sống của bản thân và gia đình.
Sáu là: Thực hiện kiểm kê, kiểm soát nguồn lao động
Để có được công tác giải quyết việc làm thì điều trước tiên cần thiết là phải nắm bắt được vấn đề giải quyết việc làm. Đó là nhiệm vụ của công tác kiểm kê, kiểm soát nguồn lao động do sở lao động - thương binh đảm nhận.
Mặt khác muốn giải quyết việc làm đạt hiệu quả cao thì tỉnh phải có sự quản lý lao động, nguồn lao động, nắm bắt được số người chưa có việc làm và đang cần tìm việc làm trên địa bàn tỉnh, nắm được đặc điểm của từng loại đối tượng cụ thể.
Như vậy, việc thực hiện kiểm kê, kiểm soát nguồn lao động có ý nghĩa to lớn trong công tác việc làm và giải quyết việc làm. Nó không chỉ giúp cho các ngành, các cấp có chức năng nắm được tình hình lao động, việc làm trong tỉnh mà còn giúp có những chính sách, chiến lược, phương án cụ thể tạo việc làm một cách có hiệu quả và thiết thực.
2.4. Giải pháp giải quyết việc làm
Cần đánh giá lại quỹ đất đai chưa được sử dụng, kể cả đất của nông lâm trường không có khả năng sử dụng hết để có kế hoạch chuyển giao triệt để cho các hộ gia đình khai thác phát triển sản xuất theo hướng kinh tế trang trại. Kết hợp vốn của các chương trình kinh tế xã hội như 135; chương trình xoá đói giảm nghèo. ... đồng thời có chính sách hỗ trợ về vốn, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ và bao tiêu sản phẩm để khu vực nông thôn có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo thêm việc làm mới và tăng thêm việc làm cho người lao động.
Tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư bên ngoài đồng thời chú trọng phát triển các doanh nghiệp trong tỉnh nhằm giải quyết việc làm mới cho khoảng 5000 lao động trở lên.
Đẩy mạnh chương trình xuất khẩu lao động đi các nước, phấn đấu bình quân mỗi năm từ 500-1000 người đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời chú trọng thị trường lao động trong nước, nhất là đối với các khu kinh tế phát triển; khu công nghiệp để mỗi năm đưa từ 1000-1500 lao động đi làm việc tại các khu vực này.
Giải quyết việc làm đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực, vật lực. Sự cần thiết phải đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, có kinh nghiệm và có tâm huyết để thực hiện chương trình. Mặt khác, phải tăng cường hệ thống quản lý để xây dựng và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tiếp tục đổi mới, xắp xếp các doanh nghiệp nhà nước theo hướng đa dạng hoá các hình thức sở hữu và quản lý có hiệu quả hơn. Tiếp tục chuyển đổi hợp tác xã theo luật HTX; có chủ trương thúc đẩy phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, tăng cường củng cố các nông - lâm trường, xây dựng mỗi nông - lâm trường thành trung tâm kinh tế khoa học kỹ thuật của vùng. Khuyến khích đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ. Mở rộng các mô hình hợp tác, liên doanh, liên kết của các thành phần kinh tế. Tỉnh cần có chính sách và cơ chế đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước.
Tăng cường công tác dạy nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động khu vực nông thôn, gắn dạy nghề với việc làm và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh. Khuyến khích công nhân lao động nâng cao tay nghề, có biện pháp thu hút người có tay nghề cao đồng thời bồi dưỡng, hướng dẫn cho người nghèo tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật, trong đó ưu tiên con em các dân tộc trong tỉnh.
Coi trọng công tác dạy nghề kết hợp với chuyển giao công nghệ, đồng thời đa dạng hoá các hình thức dạy nghề và học nghề nhằm giải quyết việc làm tại chỗ là chính vì đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường lao động.
2.4.1- Những giải pháp về chủ trương chính sách
Căn cừ vào chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ 12 của tỉnh Hoà Bình phấn đấu đến 2005 như sau:
- Cơ cấu kinh tế nông- lâm- công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu phát triển một cách đồng bộ
- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân từ 12-15% sản lượng lương thực quy thóc đạt 19,5-20 vạn tấn / năm trở lên.
- Thu nhập GDP bình quân đầu người là 3,3 triệu đồng / năm, tăng bình quân hàng năm là 12%.
- Giảm tỷ lệ sinh hàng năm là 1% trở lên.
- Xoá xong đói, giảm hộ nghèo từ 20% xuống 10%.
- Nâng độ che phủ rừng đạt 50%.
- Giảm tỷ lệ người thất nghiệp, giải quyết việc làm mới cho 15000-19000 lao động 2002. Tăng thời gian sử dụng làm nông nghiệp từ 70% lên 78-80%.
Để thực hiện tốt Nghị quyết trên thì cần một số giải pháp cụ thể như sau:
- Phải xây dựng hệ thống chính sách đó hướng vào sử dụng toàn bộ lao động trên cơ sở số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng tăng
- Nhà nước hỗ trợ vốn thông qua tín dụng ưu đãi cho người lao động nông thôn để họ đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, mở mang các ngành nghề phi nông nghiệp nhằm tạo ra việc làm cho bản thân và tăng sản phẩm cho xã hội. Nhà nước xây dựng các chương trình phát triển kinh tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng khu công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Đây là hình thức mới xây dựng kinh tế nhà nước trên địa bàn nông thôn. Khâu chế biến sau thu hoạch là khâu cần sự hỗ trợ đầu tư lớn của nhà nước, vì hiện nay nông sản xuất khẩu của chúng ta chưa được tinh chế bằng công nghệ hiện đại nên xuất khẩu rất hạn chế, kể cả số lượng, chất lượng và giá cả. Nhà nước ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước và địa bàn nông thôn nhằm tạo thêm việc làm phát triển kinh tế nông thôn.
- Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ( đường,điện, nước ) ở nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào nông thôn, chính sách này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất lao động, từng bước cải thiện đời sống cho cư dân trong tỉnh. Đồng thời cần cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà trong cấp giấy phép kinh doanh cho các nhà đầu tư về nông thôn, giảm thuế cho các nhà đầu tư vào các khu vực nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi trong cấp và cho thuê mặt bằng với giá ưu đãi cho các nhà đầu tư về nông thôn.
- Nhà nước cần điều chỉnh chính sách ruộng đất giúp giải quyết việc làm cho nông dân nghèo.
- Cần khuyến khích đầu tư và phát triển khoa học công nghệ ở nông thôn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ và khuyến khích giao công nghệ vào nông thôn và nông nghiệp để thu hút lực lượng lao động qua đào tạo về nông thôn làm việc.
- Phát triển các trung tâm khoa học công nghệ về nông nghiệp và nông thôn như các trạm nghiên cứu cây trồng, vật nuôi để chuyển giao giống lúa mới cho người dân.
- Tổ chức lồng ghép và thực hiện tốt các chương trình và dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo cho người lao động, ổn định thu nhập, đời sống từng bước được nâng cao cho các hộ nông dân.
- Các giải pháp trên cần được tiến hành đồng bộ để bổ sung và hỗ trợ cho nhau nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời cần nghiên cứu hoàn chỉnh các chính sách về dịch vụ việc làm, chính sách vay vốn cần tạo việc làm, chính sách hỗ trợ tài chính giải quyết việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
2.3.2- Những giải pháp có tính chiến lược
Xây dựng quỹ giải quyết việc làm theo quyết định của thủ tướng chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh xã hội trên cơ sở trích một phần ngân sách của tỉnh, sự tài trợ đóng góp của các cơ quan, xí nghiệp đóng tại địa bàn tỉnh kể cả các doanh nghiệp TW, các doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân có điều kiện, các tổ chức quốc tế, các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm đầu tư vốn vào xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng khả năng sử dụng nguồn nhân lực.
Mở rộng và đa dạng hoá hình thức đào tạo nghề và đào tạo lại nghề. Phải thấy được vai trò của nguồn nhân lực là cốt lõi của “ vốn con người”. Phát triển và mở rộng các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm với phương trâm kết hợp nghề nghiệp và đào tạo lại cho phù hợp với sự phát triển và các chương trình kinh tế ở địa phương đã được phê duyệt.
Đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế để tạo việc làm thực hiện tốt các chính sách của nhà nước về quyền và nghĩa vụ đối với người lao động. Phấn đấu giảm mức cung về lao động trên cơ sở làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, tăng đầu tư và phát triển các cơ sơ kinh tế để thu hút lao động. Chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình giải quyết việc làm như 120, 327, 747, chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc, chương trình vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
2.4.3 - Những giải pháp cụ thể
Phát triển kinh tế:Theo nghị quyết của tỉnh uỷ Hoà Bình bình quân hàng năm tăng trưởng kinh tế từ 12- 15%, sản lượng lương thực quy thóc đạt 19,5 -20 vạn tấn / năm trở lên.Thu nhập GDP bình quân đầu người là 3,3 triệu đồng / năm trở lên. Xác định sự nghiệp lao động việc làm ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào đều tuỳ thuộc chủ yếu vào mức tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế. Vì vậy, phát triển kinh tế Hoà Bình trên cơ sở tận dụng tiềm năng tự nhiên và nguồn nhân lực dồi dào phải coi là giải pháp cơ bản nhất, được tập trung ưu tiên nhất để trực tiếp tạo ra việc làm ở qui mô lớn. Coi trọng, củng cố, tăng cường hơn nữa các mối quan hệ giữa ban chỉ đạo chương trình việc làm, các tổ chức đoàn thể, tổ chức quần chúng, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, gắn trách nhiệm chung về giải quyết việc làm cho người lao động là trách nhiệm của các lớp, các ngành. Thực hiện chiến lược kế hoạch hoá gia đình nhằm mục tiêu giảm nhanh tỉ lệ phát triển dân số, tiến hành các biện pháp đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện các biện pháp hạ tỉ lệ dân số tự nhiên từ 1,88% năm 2001 xuống còn 1,8% năm 2002.
Trên cơ sở quyết định phê duyệt 12 chương trình phát triển kinh tế của UBND tỉnh đến năm 2005, 2010. Tỉnh cần quy hoạch tổ chức hệ thống giáo dục và đào tạo văn hoá nghề nghiệp, giáo dục tuyên truyền cho thanh niên và nhân dân tự tạo việc làm cho mình, cho gia đình, tham gia sắp xếp lại lực lượng lao động xã hội, xây dựng kế hoạch sử dụng lao động theo hướng chương trình của tỉnh.
Đối với khu vực nông thôn, nông - lâm nghiệp coi trọng công tác khuyến nông - khuyến lâm, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, các biện pháp thâm canh, tăng vụ, biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Phải tích cực đào tạo dạy nghề cho nguồn lao động nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo lên 20% vào năm 2005. Mỗi năm đào tạo từ 1,2 vạn đến 1,5 vạn lao động ở tất cả các nghề phục vụ cho phát triển kinh tế ở tỉnh
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giao đất khoán rừng cho hộ gia đình, tiếp tục thực hiện tốt quản lý bảo vệ vốn rừng hiện có. Thực hiện phương thức nông lâm kết hợp.
Đầu tư vốn, kỹ thuật xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống văn hoá. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao hiểu biết về khoa học, kỹ thuật và sử dụng nhiều lao động. Tăng cường đầu tư xây dựng giao thông liên xã, liên huyện, đưa điện lưới về các xã còn lại, đầu tư xây dựng trường học kiên cố, 100% các xã có trạm xá, phân khu vực xây dựng phòng khám đa khoa.
Phát triển du lịch: phát huy thế mạnh về tiềm năng du lịch của khu vực lòng hồ, chùa tiên - Lạc Thuỷ, nhà nghỉ Kim Bôi, bản Lác - Mai Châu. Xây dựng một mạng lưới dịch vụ du khách ăn, ngủ, đi lại chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên của tỉnh. Tập trung khai thác mọi nguồn lực, tạo cơ chế thúc đẩy phát triển các ngành du lịch, dịch vụ điện thoại, thương mại. ...
Trên đây là những biện pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách để giải quyết việc làm, tăng thời gian làm việc cho lao động nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình, những giải pháp đó có liên quan, tác động lẫn nhau tạo sức mạnh tổng hợp. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh uỷ, hội đồng nhân dân, chương trình giải quyết việc làm sẽ có hiệu quả, mỗi năm sẽ giải quyết được 1,7 đến 1,9 vạn lao động cơ chế làm việc mới góp phần ổn định chính trị - kinh tế - xã hội nói chung và Hoà Bình nói riêng. Thực hiện có hiệu quả chương trình việc làm của Chính Phủ và tỉnh nhà.
KếT LUậN
Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm là vấn đề vừa có tính chất kinh tế quan trọng, vừa mang tính xã hội cấp bách, giải quyết việc làm tốt, có hiệu quả không chỉ là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện thành công sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mà còn góp phần đặc biệt vào việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Giải quyết việc làm chính là sự quan tâm đến con người không chỉ với tư cách là một nguồn lực phát triển mà còn mang tính nhân đạo, nhân văn, tính xã hội sâu sắc.
Trong những năm vừa qua, trong quá trình chuyển đổi cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động, mặc dù vậy thách thức còn lớn, nhiệm vụ còn nặng nề.
Tỉnh Hoà Bình là một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên phong phú, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Vì vậy, nó chứa đựng nhiều tiềm năng trong việc giải quyết việc làm. Nhưng cũng vì vậy vấn đề việc làm của tỉnh Hoà Bình cũng như của cả nước trở nên gay gắt hơn. Người lao động từ bên ngoài đổ vào đặc biệt ở nông thôn với đủ mọi thành phần, mọi sắc tộc. Tỉnh Hoà Bình đang đứng trước thời cơ mới với những khó khăn mới.
Thời gian qua, với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, của tỉnh uỷ, UBND cùng các ban ngành chức năng, tỉnh Hoà Bình đã thu được những thành tựu đáng kể trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, cho đến nay còn nhiều vấn đề tiếp tục nghiên cứu đào sâu suy nghĩ để giúp tỉnh đạt được những mục tiêu đề ra.
Trong thời gian tới, với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh Hoà Bình, nếu chính quyền địa phương có những chính sách hợp lý, biện pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc khai thác các tiềm năng đó thì sẽ giải quyết tốt việc làm cho người lao động, tạo đà cho sự phát triển mọi mặt của tỉnh.
Mặc dù rất cố gắng song vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đề khó khăn, nan giải và do khả năng kiến thức có hạn, vì vậy, bài viết của em không tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong trường; các cô, chú, anh chị ở Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hoà Bình và tất cả các bạn.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú, các anh chị ở Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hoà Bình đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em thu nhập số liệu, hoàn thành tốt đợt thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: GS - TS - Phạm Đức Thành đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành bài viết này.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế lao động - Nhà xuất bản giáo dục 1998
2. Giáo trình dân số và phát triển
3. Sách: Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam -
Nguyễn Hữu Dũng -Trần Hữu Trung
4. Tạp chí lao động xã hội số 7/1999 và số 10/1998
5. Hệ thống văn bản pháp luật thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
về việc làm - NXB thống kê - năm 1999
6. Niên giám thống kê của tỉnh Hoà Bình năm 1989, 1994 đến 2000
7. Tài liệu của sở kế hoạch và đầu tư
8. Các báo cáo về KT-XH, dân số lao động và giải quyết việc làm của
tỉnh Hoà Bình.
9. Các báo cáo về chương trình giải quyết việc làm ở thành thị và nông
thôn thu được ở cục thống kê tỉnh Hoà Bình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0104.doc