Chuyên đề Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần Cao Hà

Những lý luận chung về vốn kinh doanh khẳng định vai trò của vốn kinh doanh trong sự phát triển mạnh hay yếu của mỗi doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là trung tâm hướng tới mọi hoạt động, là yếu tố cần có đầu tiên của Công ty. Để có một lượng vốn lớn không phải một sớm một chiều là có ngay mà cần phải có thời gian huy động. Nên cần có bộ máy quản lý phù hợp và sự lựa chọn sáng suốt của ban lãnh đạo để huy động vốn cho kịp thời. Thông qua việc tìm hiểu đánh giá thực trạng vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Cao Hà cho ta thấy trong năm 2002 Công ty làm ăn đã có hiệu quả hơn so với năm 2001. Điều này chứng minh Công ty đã có nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc sử dụng vốn kinh doanh, mặc dù Công ty mới được thành lập vào tháng 10 năm 2001.Không những thế, Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ CNV của Công ty đã linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh, nhiệt tình trong công việc đã từng bước dẫn dắt công ty đi lên.

doc64 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần Cao Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.262.200 -100 9. Các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính 184.413 - -14.413 -100 10. Chi phí bất thường 1.184 - -1.183 -100 11. Lợi nhuận bất thường 183.230 - -183.230 -100 12. Tổng LN trước thuế 9.592.615 135.350.931 125.758.316 1310,8 13. Thuế TN DN phải nộp 3.069.637 43.312.298 40.242.661 1310,8 14. Lợi nhuận sau thuế 6.522.978 92.038.633 85.515.655 1310,8 Số tuyệt đối = năm 2002 - năm 2001 Số tương đối = Năm 2002 x 100% - 100 Năm 2001 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cao Hà được thể hiện qua một số chỉ tiêu chính : Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh : Chỉ tiêu doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng, thể hiện một cách trực tiếp nhất toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của Công ty có mức tăng trưởng rất tốt. Năm 2002 Công ty đạt mức doanh thu khá cao : 3.908.546.911đ tăng 3.035.118.018đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 347,5% so với năm 2001. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán và lợi nhuận trong năm tăng. Điều này cho thấy Công ty đang từng bước nâng cao khả năng thu, mở rộng hoạt động sản xuất, cải tiến năng lực sản xuất. * Giá vốn hàng bán cũng là một trong những nhân tố quan trọngvà chủ yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí thu mua là rất quan trọng. Giá vốn hàng bán năm 2002 tăng 2.426.694.271 đồng so với năm 2001 với tốc độ tăng 294,1%. Tuy nhiên điềunày cũng là hợp lý vì trong năm 2002 doanh nghiệp bán được số lượng hàng lớn nên giá vốn hàng bán tăng đồng thời doanh thu cũng tăng theo. * Chỉ tiêu lợi nhuận gộp phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty. Năm 2001 là 48, 222, 486 đồng đến năm 2002 đã tăng lên : 656.646.233 đồng tức là tăng 608.423.747 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 1261,7%. Tỷ lệ tăng này chứng tỏ công ty đã có sự điều chỉnh thích hợp để hiệuquả kinh doanh tốt hơn. Chi phí bán hàng của Công ty năm 2001 là 27.195.008 đồng song trong năm 2002 thì doanh nghiệp không có khoản này nên tốc độc giảm 100%. Điều này cho thấy trong năm 2002 chi phí bán hàng gộp vào chi phí quản lý doanh nghiệp. * Cho nên, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 là 238.033.102 đồng tăng 226.415.008 đồng tương ứng với tốc độ tăng 1948,8%. * Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2002 tăng lên 364.203.747 đồng so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ tăng là 3870,6%. Điều này cho thấy trong năm 2002 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất hiệu quả ngày càng phát triển. * Hoạt động tài chính : Năm 2002 chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp là 238.262.200 đồng tương ứng với tốc độ tăng 100%, những khoản thu nhập hoạt động tài chính thì doanh nghiệp chưa có nên lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính là 238.262.200 đồng tương tứng với tốc độ giảm 100%. Điều này cho thấy donah nghiệp đã đầu tư tài chính dài hạn. Lợi nhuận tư được vào những năm tiếp sau. * Hoạt động bất thường : Năm 2001 thu nhập bất thường là 184.413 đồng trong đó chi phí bất thường là 1183 đồng và lợi nhuận thu được là 183.230 đồng. Trong năm 2002 thì các khoản thu nhập bất thường là không có cho nên tốc độ giảm là 100% hoạt động bất thường chiếm tỷ lệ nhỏ cho nên không ảnh hưởng mấy đến hoạt động của doanh nghiệp. * Tổng lợi nhuận trước thuế : Năm 2002 là 135.350.931 đồng tăng thêm 125.758.316 đồng so với năm 2001 tương ứng với tốc độ tăng 1310%. Nguyên nhân tổng lợi nhuận tăng là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng. Mức lợi nhuận của Công ty luôn tỷ lệ thuận và làm ảnh hưởng đến doanh thu (trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi). Nếu doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng tăng và ngược lại. * Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp : Mỗi doanh nghiệp hoạt động đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là một khoản để nộp cho nhà nước nhằm góp phần xây dựng đất nước. Năm 2002 thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 43.312.298 đồng tăng 40.242.661 đồng so với năm 2001 với tốc độ tăng 1310%. Nguyên nhân : Trong năm 2002 tổng lợi nhuận tăng mà thuế thu nhập doanh nghiệp là phần thuế tính lợi nhuận trước thuế (thu nhập trước thuế). * Lợi nhuận sau thuế : Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất. Năm 2002 lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Cao Hà là 92.038.633 đồng tăng 85.515.655 đồng so với năm 2001 tương ứng tốc độ tăng 1310%. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước theúe tăng dẫn đến lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên. 2.2. Thực trạng về tổ chức quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng VKD : 2.2.1. Thực trạng về tổ chức nguồn vốn kinh doanh : Vốn là điều kiện khôg thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, quản lý vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quản lý nguồn vốn phải xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới cách thức lựa chọn nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong mọi doanh nghiệp, vốn .... bao gồm 2 bộ phận : Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Để xem vốn của Công ty Cổ phần Cao Hà được hình thành từ những nguồn nào ta đi vào phân tích. Bảng 2 : nghiên cứu về nguồn vốn kinh doanh năm 2001 - 2002 Đơn vị tính : Đồng Nguồn vốn Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối % A - Nợ phải trả 1545.005.591 3.362.354.062 1.817.348.471 117,6 1. Vay ngắn hạn 1438.750.000 2441.845.000 1.003.095.000 69,0 2. Phải trả cho người bán 116.380.456,5 209.815.234 93.434.777,5 80,3 3. Người mua trả tiền trước 0 711.755.000 711.755.000 100 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước -12.241.065,5 -8.009.572 4.231.493,5 - 34,6 5. Phải trả công nhân viên 2.116.200 6.948.400 4.832.200 228,3 B - Nguồn vốn chủ sở hữu 3.931.541.107 1.801.985.945 3.870.471.838 98,5 1. Nguồn vốn kinh doanh 3.960.030.299,5 5.643.030.364,5 1.683.000.065 42,5 2. Chênh lệch tỷ giá -33.312.500 -33.312.500 0 0 3. LN chưa phân phối 4.796.307,5 77.268.080,5 72.471.773 1.511 4. Vốn ĐTXDCB 0 2.155.000.000 2.115.000.000 100 Tổng cộng 5.476.519.698 11.164.340.007 5.687.820.309 103,9 - Cột (1) & cột (2) tính bình quân giữa đầu kỳ & cuối kỳ theo từng mục tương ứng. - Cột (3) = Cột (2) - Cột (1) Cột (4) = Cột (3) x 100% Cột (1) Qua bảng phân tích trên ta thấy : Tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2002 là 11.164.340.007 đồng tăng 5.687.820.309 đồng so với năm 2001 tốc độ tăng 103,9%. Nguyên nhân có thể là do nợ phải trả tăng hoặc nguồn vốn chủ sở hữu tăng hoặc cả hai đều tăng. Tuy nhiên đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bây giờ ta đi vào phân tích để xem cơ cấu nguồn vốn như thế nào ? Nguồn nào là chủ yếu, nguồn nào là thứ yếu ? Nợ phải trả : Năm 2002 là : 3.362.354.062 đồng, chiếm tỷ trọng 30% trong tổng nguồn vốn ta có thể khẳng định đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đối với nguồn vốn kinh doanh. So với năm 2001 thì số tiền tăng thêm là 1.817.348.471 đồng với tỷ lệ tăng 117,6%. Nguyên nhân nợ phải trả tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu tăng của tài sản. Trong nợ phải trả thì vay ngắn hạn ngân hàng là chủ yếu. Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính cho các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn. Không một doanh nghiệp nào là không vay vốn của ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại, nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Nguồn vay này có thể đảm bảo đủ vốn cho các dự án mở rộng hạơc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Tuy vậy, nguồn vay này chỉ nên chiếm khoảng 20% đến 40% trong tổng nguồn vốn là tốt nhất vì nguồn này cũng có những hạn chế nhât định như : Điều kiện tín dụng sự kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất) và nguồn vốn vay quá cao nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả thì sẽ dẫn tới phá sản. ở Công ty Cổ phần Cao Hà nguồn vay ngắn hạn năm 2002 chiếm 21,9% là khá lý tưởng. Năm 2002 là 2.441.845.000đ tăng thêm 1.003.095.000đ so với năm 2001 tương ứng với tốc độ tăng 69,7%. Nguyên nhân là để đáp ứng nhu cầu tăng của tài sản. Phải trả cho người bán năm 2002 là 209.815.234 đồng tăng 93.434.777,5 đồng so với năm 2001 với tốc độ tăng 80,3%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã mua thêm hàng hoá. Qua đây cho ta thấy, doanh nghiệp cũng có uy tín trên thương trường nên người bán mới cho doanh nghiệp nợ như vậy. Người mua trả tiền trước là 711.755.000 đồng tương ứng với tốc độ tăng 100%. Nguyên nhân : là do người mua đã đặt hàng trước. Đây là điều kiện có lợi cho doanh nghiệp vì mặt hàng của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Với số tiền trả trước đó doanh nghiệp được chiếm dụng và sử dụng để quay vòng vốn nhanh. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước : Đối với doanh nghiệp phần lớn các khoản thuế phải nộp là những khoản chi của doanh nghiệp. Vì vậy khi quyết định phương án kinh doanh, doanh nghiệp phải tính tới tác động của thuế và số tiền thuế phải nộp cho từng mặt hàng và từng ngành nghề kinh doanh. ở Công ty Cổ phần Cao Hà số thuế phải nộp năm 2002 là 8.009.572 đồng tăng thêm 4.231.493,5 đồng với tốc đột ăng 34,57% so với năm 2001. Nguyên nhân : Năm 2001 doanh nghiệp mua hàng hoá vào nhưng chưa bán được. Sang năm 2002 số hàng đó đã được bán đi. Khoản phải trả công nhân viên : năm 2002 là 6.948.400 đồng tăng thêm 4.832.200 đồng với tốc đột ăng 228,3% so với năm 2001. Điều này là không tốt cho doanh nghiệp. Vì vậy là vấn đề tế nhị, nó liên quan đến cuộc sống của công nhân viên trong Công ty. Công ty nên trả cho công nhân viên đều mỗi tháng để đảm bảo đời sống cho công nhân. Được như vậy họ sẽ hăng say làm việc, phấn đấu và hoàn thành công việc tốt hơn. Nguồn vốn chủ sở hữu : Năm 2002 là 7.801.985.945 đồng chiếm tỷ trong 70% trong tổng nguồn vốn. Đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến nguồn vốn kinh doanh. So sánh năm 2001 và năm 2002 ta thấy : Năm 2002 nguồn vốn chủ đã tăng thêm 3.870.471.838 đồng với tốc độ tăng 98,5%. Nguyên nhân nguồn vốn chủ tăng là để đáp ứng nhu cầu tăng của tài sản và mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong nguồn vốn chủ thì nguồn vốn kinh doanh chiếm chủ yếu, năm 2002 là 5.643.030.364,5 đồng tăng thêm 1683.000.065 đồng so với năm 2001 với tỷ lệ tăng 42,5%. Nguyên nhân : Năm 2002 doanh nghiệp đã đầu tư thêm vào sản xuất kinh doanh và mở rộng ngành nghề. Nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và để chu chuyển vòng quay của vốn. Trong 2 năm 2001 và 2002 chênh lệch tỷ giá không có biến động gì vẫn là 33.312.500 đồng. Có nghĩa là trong 2 năm 2001, 2002 đồng ngoại tệ tổng doanh nghiệp khi quy đổi ra Việt Nam đồng thị bị giảm. Quĩ lợi nhuận chưa phân phối năm 2002 là 77.268.080,5 đồng tăng 72.471.773 đồng so với năm 2001 với tốc độ tăng 1510,99%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn để tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Đây là nguồn vốn nội bộ, nó giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Còn về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2002 là 2.115.000.000đ tương ứng với tốc độ tăng 100%. Nguyên nhân : Trong năm 2002 doanh nghiệp đã mở rộng ngành nghề và đầu tư vào ngành xây dựng cơ bản cho nên cần một lượng vốn lớn. Tóm lại, cơ cấu tổ chức quản lý nguồn vốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần Cao Hà khá hợp lý. Với nguồn vốn chủ sở hữu chiếm chủ yếu, doanh nghiệp đã tự mình đứng vững trên thương trường, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.2. Thực trạng về tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh : 2.2.2.1. Đối với vốn cố định : 2.2.2.1.1. Tổ chức và quản lý vốn cố định Đẻ củng cố và hoàn thiện công tác quản lý vốn cố định có nhiều biện pháp trong đó phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định là biện pháp có ý nghĩa quan trọng. Thông qua phân tích thấy rõ ưu nhược điểm trong việc đầu tư vốn để tăng tài sản cố định. Trên cơ sở đó có biện pháp thúc đẩy Công ty cải tiến phương hướng đầu tư cho hợp lý. Mặt khác, việc phân tích còn chỉ rõ ưu điểm và tồn tại về sử dụng tài sản cố định giúp doanh nghiệp có biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Tài sản cố định là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong việc mua sắm và đổi mới tài sản cố định bằng nguồn vốn của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể thanh lý nhượng bán tài sản cố định theo giá thoả thuận. Thực tế đó dẫn đến cơ cấu và quy mô trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp sau mỗi tời kỳ đều có biến động. Sự tăng giảm của từng loại tài sản cố định có ảnh hưởng không giống nhau đến tình hình sản xuất kinh doanh. Do đó khi trang bị thêm tài sản cố định, doanh nghiệp cần nghiên cứu tác dụng tích cực của từng loại để đầu tư theo hướng có lợi nhất. Bảng 3 : nghiên cứu đánh giá biến động của vốn cố định năm 2001 - 2002 Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối % 1. Nguyên giá TSCĐ 4.166.741,133 4.354.823.254 188.082.221 4,5 2. Giá trị hao mòn luỹ kế 34.331.791,5 98.739.688 64.407.896,5 187,6 3. Vốn cố định (1-2) 4.132.409.341,5 4.256.083.666 123.674.224,5 3 Qua bảng phân tích trên ta có thể rút ra được một số nhận xét sau : Về nguyên giá tài sản cố định năm 2001 là 4.166.741.133 đ sang năm 2002 Công ty đã đầu tư thêm vào nguyên giá tài sản cố định là 188.082.221 đ với tỷ lệ tăng 4,5% so với năm 2001. Điều đó chứng tỏ Công ty đã chú trọng đến đầu tư máy móc, thiết bị đổi mới công nghệ, quy trính . Đây được xem là một thành tích đáng ghi nhận của Công ty bởi việc đầu tư vào tài sản cố định sẽ góp phần tăng năng suất lao động, tiết kiệm tối đa các chi phí và đảm bảo cho Công ty phát triển lâu dài. Vì nguyên giá tài sản cố định tăng nên giá trị hao mòn lũy kế cũng tăng theo. Cụ thể năm 2001 là : 34.331.791,5đ và đến năm 2002 là 98.739.688đ tăng thêm 64.407.896,5 đ với tốc độ tăng 187,6%. Vốn cố định năm 2001 là 4.123.409.341,5đ sang năm 2002 đã tăng them 123.674.324,5đ tương ứng với tốc độ tăng 3%. Vì vốn cố định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế, cho nên nếu nguyên giá tài sản cố định tăng có nghĩa là vốn cố định tăng và ngược lại. Nếu vốn cố định càng ít đi có nghĩa là tài sản cố định đã sắp hết thời gian hoạt động. Song thực tế thì vốn cố định luôn chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì khi thiếu tài sản cố định doanh nghiệp lại đầu tư tiếp vốn cố định. Tóm lại, trong năm 2002 tài sản cố định của Công ty có những thay đổi đáng kể. Mặt tốt là : Đầu tư thêm một số tài sản cố định cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi và hiệu quả. Tuy nhiên việc đầu tư thêm vào vốn cố định sẽ làm cho chu kỳ quay vòng vốn của Công ty bị chậm dẫn đến lợi nhuận cũng sẽ bị giảm. 2.2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty ta dựa vào các chỉ tiêu phản ánh trên biểu đồ sau : Bảng 4 : đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2001 - 2002 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối % 1. Doanh thu thuần đ 873.428.893 3.908.546.911 3.035.118.018 347,5 2. Lợi nhuận HĐKD đ 9.409.384 373.613.131 364.203.747 3870,6 3. NGTSCĐ bình quân đ 4.166.741.133 4.354.823.354 188.082.221 4,5 4. Vốn cố định bình quân đ 4.132.409.341,5 8.799.507,765 4.667.098.423,5 112,9 5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1:3) hệ số 0,2096 0,8975 0,6879 328,2 6. Hiệu suất sử dụng VCĐ (1:4) hệ số 0,2114 0,4442 0,2328 110,1 7. Hàm lượng VCĐ (3 :1) hệ số 4,7312 2,2514 -2,4798 -52,4 8. Tỉ suất lợi nhuận VCĐ (2:3) hệ số 0,00228 0,04246 0,04018 1762,3 Qua bảng tính toán trên ta có thể rút ra những nhận xét về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong 2 năm 2001 - 2002 thông qua một số chỉ tiêu. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty trong năm 2001 là : 0,2096 đồng có nghĩa là cứ 1 đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia vào chu kỳ sản xuất thì tạo ra được 0,2096 đồng doanh thu thuần nhưng năm 2002 chỉ tiêu này đã tăng lên là 0,8975 đồng tức là cứ 1 đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia vào quy trình sản xuất thì tạo ra được 0,8975 đồng doanh thu thuần. Như vậy, hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong năm 2002 tăng lên so với năm 2001 là : 0,6879 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 328,2%. Nguyên nhân là do trong năm 2002 tốc độ tăng doanh thu thuần nhanh hơn tôc độ tăng nguyên giá tài sản cố định bình quân. Hiệu suất sử dụng vốn cố định : Năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 0,2114 đồng lên 0,4442 đồng có nghĩa là đã tăng 0,2328 đồng tương ứng với tốc đột ăng 110,1%. Như vậy cứ 1 đồng vốn cố định năm 2002 đã tạo ra được 0,4442 đồng doanh thu thuần và tăng thêm 0,2328 đồng so với năm 2001. Nguyên nhân là do tốc độ doanh thu thuần tăng nhanh ơn tốc độ vốn cố định bình quân. Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định : Năm 2001 để tạo ra 1 đồng DTT cầnphải bỏ ra 4,7312 đồng vốn cố định sang năm 2002 cứ 1 đòng DTT chỉ cần có 2,2514 đồng vốn cố định. So sánh năm 2001 và năm 2002 ta thấy : Năm 2002 đồng vốn cố định sử dụng đã có hiệu quả hơn năm 2001 cụ thể là giảm đi 2,4798 đồng với tỷ lệ giảm 52,4%. Nguyên nhân là do tốc độ DTT tăng nhanh hơn so với tốc độ vốn cố định bình quân. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định : Năm 2001 là 0,00228 đ sang năm 2002 đã tăng lên 0,04246đ. Có nghĩa là trong năm 2002 cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh thì có 0,04246 đ lợi nhuận, tăng thêm 0,04018đ so với năm 2001 và tốc độ tăng là 1762,3%. Nguyên nhân tăng của chỉ tiêu này là do năm 2002 tốc độ lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng nhanh hơn tốc độ vốn cố định để tăng lợinhuận. Tuy đạt được kết quả về sử dụng vốn cố định song Công ty cũng phải luôn lưu ý, xem xét quy mô toàn diện về tình hình thị trường, phương hướng sản xuất và các nguồn tài trợ để điều chỉnh cơ cấu vốn cố định hợp lý hơn. Công ty phải lựa chọn những phương pháp khấu hao phù hợp với nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, Công ty cũng phải đánh giá lại tài sản thường xuyên đối với những tài sản bị hao mòn vô hình để những tài sản đó không bị mất giá hoặc có thể thay thế nếu thấy cần thiết. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị hiện có của đơn vị. Chế độ thưởng phạt về bảo quản sử dụng thiết bị, máy móc, khuyến khích việc nghiên cứu để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất kinh doanh. 2.2.2.2. Đối với vốn lưu động 2.2.2.2.1. Tổ chức và quản lý sử dụng vốn lưu động Quản lý và sử dụng vốn lưu động hợp lý vốn lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Một số Công ty đã bất lực trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ vốn lưu động. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ. Vậy vì sao ta phải quản lý và quản lý vốn lưu động như thế nào ? Quản lý tiền mặt vì tiền mặt gắn liền với các khoản như : trả lương cho CNV mua hàng hoá, mua NVL, trả tiền thuế, trả nợ... Không những thế, tiền mặt có ưu thế trong hoạt động thương mại như được hưởng chiết khấu, mở chiến dịch Marketing đối với đối thủ cạnh tranh... Tuy nhiên tiền mặt là tài sản không sinh lãi do vậy khi quản lý thì việc tối thiểu hoá tiền mặt là mục tiêu quan trọng nhất. Cho nên phải tổ chức và quản lý tiền mặt cho phù hợp. Quản lý các khoản phải thu : Để thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp có thẻ sử dụng chiến lược về chất lượng sản phẩm, về quản cáo, về giá cả, về dịch vụ giao hàng và cácdịch vụ sau khi mua bán như vận chuyển, lắp đặt... Tuy nhiê, trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là một việc không thể thiếu. Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tín dụng thương mại có tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả tiền chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hoá của doanh nghiệp hơn, từ đó làm cho doanh thu tăng. Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng thì tất nhiên doanh nghiệp bị chậm trễ trong việc trả tiền và tièn có giá trị theo thời gian nên doanh nghiệp sẽ quy định giá cao hơn. Không những thế, tín dụng thương mại làm giảm được chi phí tồn kho của hàng hoá, làm cho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn và hạn chế phần nào về hao mòn vô hình song đồng thời nó cũng làm tăng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp và làm tăng các khoản đòi nợ. Nếu thời hạn cấp tín dụng càng dài thì chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra càng lớn. Hơn thế nữa, nếu người mua kéo dài thời gian thanh toán hoặc không trả tiền thì lợi nhuận bị giảm và rủi ro càng lớn. Với những tác động nêu trên buộc các nhà quản lý phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm để quyết định có nên cấp tín dụng hay không ? Từ đó tổ chức và quản lý cho tốt. Quản lý dự trữ, tồn kho : Trong quá trình luân chuyển của vốn lựu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Hàng hoá tồn kho có 3 loại : Nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. Do vậy, nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn và gây ra hàng loạt các hậu quả tiêp theo. Cho nên người quản lý phải lập kế hoạch, dự tính nguyện vật liệu tồn kho để khỏi bị lãng phí hoặc làm chậm quy trình hoạt động. Tồn kho trong quá trình sản xuất là các loại nguyên liệu năm tại từng công đoạn của dây chuyền sản xuất, đó là những bán thành phẩm. Đây là bước tiếp nối để quá trình sản xuất được liên tục. Nếu dây truyền sản xuất càng dài và càng có nhiều công đoạn sản xuất thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Khi tiến hành sản xuất xong, hầu như các doanh nghiệp chưa thể tiêu thụ hết sản phẩm, phần thì do có "độ trễ" nhất định giữa sản xuất và tiêu dùng, phần do phải có đủ lô hàng mới xuất được... Những doanh nghiệp mà sản xuất mang tính thời vụ và có quy trình chế tạo tốn nhiều thời gian thì dự trữ, tồn kho sản phẩm sẽ lớn. Hàng hoá dự trữ đối với các doanh nghiệp sản xuất gồm 3 bộ phận như trên nhưng thông thường chủ yếu là giành cho nguyên vật liệu dự trữ còn đối với các doanh nghiệp thường nghiệp (chuyên kinh doanh hàng hoá) thì dự trữ nguyên vật liệu cũng chính là dự trữ hàng hoá để bán. Để thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Cao Hà ta xem xét bảng sau : Bảng 5 : bảng nghiên cứu đánh giá biến động của vốn lưu động năm 2001 - 2002 Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối % I - Tiền 446.018.962 349.985.412,5 -96.033.549,5 - 21,5 1. Tiền mặt tại quỹ (cả ngân phiếu) 443.913.187 348.221.583,5 -94.991.603,5 -21,4 2. Tiền gửi ngân hàng 2.805.775 1.763.829 -1.041.946 37,1 II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 III- Các khoản phải thu 17.607.054 123.453.879,5 105.846.825,5 601,2 1. Phải thu của khách hàng 3.234.545 116.654.197,5 113.419.652,5 3506,5 2. Thuế GTGT được khấu trừ 14.372.509 6.799.682 -7.572.827 -52,7 IV- Hàng tồn kho 861.538.488,5 1.810.688.746 949.150.257,5 110,2 1. Hàng hoá tồn kho 861.538.488,5 1.810.688.746 949.150.257,5 110,2 V- Tài sản cố định khác 18.945.852 80.704.204 61.758.352 326 1. Tạm ứng 0 42.812.500 42.812.500 100 2. Chi phí trả trước 18.945.852 3.789.704 18.945.852 100 VI- Chi sự nghiệp 0 0 0 0 Tổng cộng 1.344.110.356,5 234.832.242 1.020.721.885,5 76 Nhìn vào bảng tính toán trên ta thấy : Tổng vốn lưu động năm 2002 tăng lên là : 2.364.832.242 . So với năm 2001 thì số vốn lưu động tăng thêm là 1.020.721.885,5đ tương ứng với tỷ lệ tăng 76%. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm các khoản phải thu tăng nhanh và tỷ trọng hàng tồn kho lớn. Trong vốn lưu động thì khảon tiền mặt trong năm 2002 giảm 96.033.549,5 đ so với năm 2001 với tốc độ giảm 21,5%. nguyên nhân tiền mặt giảm là do tiền tại quỹ và tiềngửi ngân hàng giảm. Trong năm 2002 doanh nghiệp đã dùng một lượng tiền là 96.033.549,5 đồng để chi trả các khoản như : phải trả người bán, trả công nhân viên, tạm ứng... điều này làm cho khả năng thanh toán của Công ty bị giảm. Đối với các khoản phải thu : Năm 2002 (123453789,5 đ) tăng lên so với năm 2001 là 105.846.825,6 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 601,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải thu của khách hàng đã tăng lên rất cao. Năm 2001 phải thu của khách hàng là 116.654.1945đ tăng thêm 113.419.652,5 đồng với tốc độ tăng 3506,5% so với năm 2001. Như vậy là Công ty đã tin tưởng vào bạn hàng của mình. Điều này là không tốt bởi nó sẽ ảnh hưởng dến biệc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong khi đó thuế giá trị gia tăng được khấu trừ giảm : Năm 2002 là 6.799.682 đ giảm 7.572.827 đ so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ giảm 52,7%. Điều này cũng là lẽ tất nhiên vì trong năm 2002 doanh nghiệp bán được hàng nên số thuế khấu trừ phải giảm và bù vào đoa lfc các khoản phải thu. Chỉ tiêu hàng tồn kho của Công ty cũng tăng lên rất nhiều. Cụ thể năm 2001 là 861.538.488,5 đ và năm 2002 đã tăng lên 1.810.688.746đ. So với năm 2001 thì năm 2002 số lượng hàng hoá tồn kho đã tăng thêm 949.150.257,5đ tương ứng với tôc độ tăng 110,2%. Nguyên nhân làm cho hàng tồn kho tăng vì số hàng hoá của doanh nghiệp tồn kho quá nhiều. Điều này làm ứ đọng vốn lưu động và giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngoài ra, tài sản lưu động khác trong năm 2002 là 80.704.204đ tăng thêm 61.758.352đ với tốc độ tăng 326% so với năm 2001. Nguyên nhân chủ yếu là 42.812.500đ tương ứng với tốc đột ăng 100% so với năm 2001 và nguyên nhân thứ yếu nữa là chi phí trả trước tăng thêm 18.945.852 đ với tốc độ tăng 100%. Qua việc phân tích trên ta thấy, vốn lưu động của Công ty chủ yếu nằm trong khoản hàng tồn kho và các khoản phải thu. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần giải quyết vấn đề hàng tồn kho trước như là giảm lượng hàng hoá nhập kho. Sau đó là các khoản phải thu vì trong kinh doanh điều làm các doanh nghiệp lo lắng là các khoản nợ không có khả năng thanh toán và phải chuyển vào tìa khoản 139 dự phòng nợ phải thu khó đòi. 2.2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Cao Hà sử dụng như thế nào ta dựa vào bảng phân tích sau : Bảng 6 : đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2001 - 2002 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối % 1. Doanh thu thuần đ 873.428.893 3.908.546.917 3.035.118.018 347,5 2. Lợi nhuận HĐKD đ 9.409.384 373.613.131 364.203.747 3870,6 3. Vốn cố định bình quân đ 1.344.110.356,5 2.364.832.242 1.020.721.885,5 76 4. Số vòng quay VLĐ (1:3) vòng 0,65 1,65 1 153, 5. Kỳ luân chuyển VLĐ (360 : 4) ngày 554 218 -336 -60,6 6. Hàm lượng VLĐ (3:1) hệ số 1,54 0,6 -0,94 -61 7. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (2 :3) hệ số 0,007 0,158 0,151 2157 Qua bảng tính toán trên ta có thể rút ra những nhận xét về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong 2 năm 2001 - 2002 thông qua 1 số chỉ tiêu sau: Số vòng quay vốn lưu động của Công ty trong năm 2002 là 1,65 vòng., tăng thêm 1 vòng so với năm 2001, với tốc độ tăng 153,8%. Nguyên nhân là do tốc độ chỉ tiêu doanh thu thuần tăng nhanh hơn tốc độ của vốn lưu động bình quân số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ thời gian thu hồi vốn càng nhanh. Điều này đã làm chi kỳ luận chuyển của vốn lựu động tăng lên. Cụ thể năm 2001 là 554 ngày và năm 2002 còn 218 ngày. So sánh ta thấy năm 2002 kỳ luân chuyển vốn lưu động của Công ty đã giảm xuống 336 ngày với tốc độ giảm 60,6%. Qua những số liệu trên, ta thấy tỏng năm 2002 Công ty đã cố gắng khắc phụcnhược điểm năm 2001 đó là : làm cho chu kỳ luân chuyển vốn lưu động có hiệu quả hơn. Chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động : Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng và thông qua đó ta biết được để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Trong năm 2002 để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần phải có 0,6 đồng vốn lưu động (có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu thuần thì cs 60% là đồng vốn lưu động). Nguyên nhân làm giảm hàm lượng vốn lưu động trong doanh thu thuần là do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động : Năm 2001 là 0,007 có nghĩa là cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,007đ lợi nhuận. Chỉ tiêu này đã tăng lên trong năm 2002 là 0,158 có nghĩa là cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh thì tạo ra dược 0,158 đ lợi nhuận, tăng thêm 0,151 đồng so với năm 2001, tương ứng với tốc độ tăng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân. Tóm lại, năm 2002 Công ty đã cố gắng khắc phục được những điểmyếu của năm 2001 và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng tốt hơn. Song số vòng quay vốn lưu động trong năm là rất thấp Công ty nên chú ý có những biện pháp để khắc phục vấn đề này. 2.2.2.3. Đối với khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ và ĐTNH - hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng TS Tổng nợ phải trả Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng TSLĐ Tổng nợ ngắn hạn Trong quá trình hoạt động của Công ty, khả năng thanh toán là điều kiện để xem doanh nghiệp đó có khả năng trang trải các khoản nợ hay không. Từ đó các nhà đầu tư có phương án đầu tư cho thích hợp còn các chủ nợ xem doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu thanh toán khi đến kỳ không. Để xem khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Cao Hà tốt hay xấu ta xem bảng sau : Bảng 7 : nghiên cứu đánh giá biến động về khả năng thanh toán năm 2001 - 2002 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối % 1. TSCĐ và ĐTNH đ 1.344.110.356,5 2.364.832.242 1.020.721.885,5 76 2. Hàng tồn kho đ 861.538.488,5 1.810.688.746 949.150.257,5 110,2 3. Tổng tài sản đ 5.476.519.698 11.164.340.007 5.687.820.309 103,9 4. Nợ ngắnhạn đ 1.545.005.591 3.362.354.062 1.817.348.471 117,6 5. Nợ phải trả đ 1.545.005.591 3.362.354.062 1.817.348.471 117,6 6. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Hệ số 3,54 3,32 -0,22 -6,2 7. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số 0,87 0,7 -0,17 -19,5 8. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số 0,31 0,16 -0,15 -48,4 Với những số liệu trên ta có thể rút ra được một số nhẫn ét và đánh giá về khả năng thanh toán ở Công ty Cổ phần Cao Hà dựa vào một số chỉ tiêu sau : Hệ số khả năng thanh toán tổng quát thì khá cao. Năm 2001 là 3,54đ. Có nghĩa là cứ 1 đồng vốn vay thì có 3,54 đồng đảm bảo nhưng đến năm 2002 thì giảm xống còn 3,32đ có nghĩa là cứ 1 đồng vốn đi vay thì có được 3,32đ được đảm bảo. So với năm 2001 thì năm 2002 giảm 0,22 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 6,2%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tải sản thấp hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả. Tuy khả năng thanh toán tổng quát có giảm song hệ số năm 2001 - 2002 đều lớn hơn 1. Có nghĩa là : Công ty vẫn có khả năng thanh toán được các khoản nợ nhưng phải sử dụng đến cả vốn cố định. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty năm 2002 là 0,7đ có nghĩa là cứ 1 đồng vốn vay thì có 0,7đ được đảm bảo giảm 0,17đ. So với năm 2001 tươngứng với tốc độ giảm 19,5%. Nguyên nhân khả năng thanh toán hiện thời giảm là do tốc độ tăng của tài sản lưu động thấp hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán của 2 năm đều nhỏ hơn 1 điều này chứng tỏ là khả năng thanh toán hiện thời của Công ty cũng chưa được đảm bảo. Đây là một vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý trong thời gian tới. Những tỷ số chủ yếu trên đã cho biết tình hình chung về tài chín của doanh nghiệp. Hầu hết các tỷ số tài chính năm 2002 đều thấp hơn nhiều so với năm2001. Điều này phản ảnh khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang yếu dần đi. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng bộ hàng loạt các biện pháp nhằm tăng dầu các hệ số khả năng thanh toán như : doanh nghiệp cần phải điều chỉnh cơ cấu tài sản lưu động về hàng tồn kho tăng thêm tiền hoặc các khoản đầu tư ngắn hạn... Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2001 là 0,31 đ có nghĩa là cứ 1 đồng vốn đi vay thì có 0,31 đồng được đảm bảo nhưng năm 2002 là 0,16 đồng có nghĩa là cứ 1 đồng vốn vay thì có 0,16 đồng được đảm bảo. So sánh ta thấynăm2002 thấp hơn năm 2001 là 0,15 đồng tương ứng với tốc độ gảim 48,4%. Nguyên nhân là do hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên đáng kể những với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của các khoản nợ 7,4%. Trong khi đó thì tiền lại giảm còn các khoản phải thu và tài sản lưu động khác thì cũng tăng lên phần nào. Tóm lại, trong 2 năm 2001 - 2002 hệ số khả năng thanh toán nhanh cách khoản nợ ngắn hạn. Công ty nên có các giải pháp để nâng cao các giải pháp để nâng cao khả năng thanh toán nhanh. 2.2.4. Đối với vốn kinh doanh Bảng 8 : Tổng hợp các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh Số TT Chỉ tiêu Đ.vị tính Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1 Doanh thu thuần đ 873.428.893 2.908.436.911 3.035.118.018 347,5 2 Vốn chủ sở hữu bình quân đ 3.931.514.107 7.801.985.945 3.870.471.838 98,5 3 Vốn kinh doanh bình quân đ 5.476.519.698 11.164.340.007 5.687.820.309 103,9 4 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh đ 9.409.384 373.613.131 364.203.747 3.870,6 5 Giá thành toàn bộ đ 864.019.509 3.489.933.780 2.25.914.271 304 6 Vòng quay toàn bộ vốn (1 : 3) vòng 0,159 0,35 0,191 120,1 7 Tỷ suất LN doanh thu (4 : 1) hệ số 0,011 0,096 0,085 772,7 8 Tỷ suất LN vốn CSH (4 : 2) hệ số 0,002 0,048 0,046 2.300 9 Tỷ suất LN VKD (4 : 3) hệ số 0,002 0,033 0,031 1.500 10 Tỷ suất LN giá thành toàn bộ (4 : 5) hệ số 0,011 0,107 0,096 872,7 Từ những số liệu trên ta có thể đưa ra một số nhận xét về vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Cao Hà. Vòng quay toàn bộ vốn : Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Trong năm 2002 số vòng quay toàn bộ vốn của Công ty là 0,35 vòng, tăng thêm 0,19 vòng so với năm 2001, tương ứng với tốc độ tăng 118,8%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân 243,6%. Vòng quay toàn bộ vốn trong Công ty 2 năm qua còn rất chậm là do doanh nghiệp mới thành lập vào tháng 10/2001, và một lý do nữa là trong năm 2002 doanh nghiệp đã đầu tư vào ngành xây dựng. Công ty nên chú ý đến vòng quay của vốn vì vòng quay nhanh có nghĩa là thu hồi được vốn nhanh. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu của Công ty tăng lên rất đáng kể. Năm 2002 là 0,096 đồng, có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có 0,096 đồng lợi nhuận, trong đó tăng thêm 0,085 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 772,7% so với năm 2001. Nguyên nhân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận doanh thu của Công ty tăng lên là vì tốc độ tăng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, có nghĩa là trong 2 năm giá hàng bán của Công ty bỏ ra là khá cao. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh : Năm 2002 là 0,033 đồng, có nghĩa là trong năm 2002 cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra 0,033 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này so với năm 2001 đã tăng thê là 0,031 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 1.550%. Nguyên nhân tốc độ tăng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân 3.766,7%. Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH : Năm 2001 là 0,002 đồng, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn CSH bỏ vào sản xuất kinh doanh thì có 0,002 đồng lợi nhuận. Năm 2002 là 0,048 đồng, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn CSH đưa vào sản xuất kinh doanh thì có 0,048 đồng lợi nhuận. Năm 2002 tăng thêm 0,046 đồng, với tốc độ tăng khá cao 2.300% so với năm 2001. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng gấp nhiều lần so với tốc độ tăng của vốn CSH bình quân. Cuối cùng là tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ : Năm 2002 là 0,107 đồng, có nghĩa là cứ một đồng chi phí thì thu được 0,107 đồng lợi nhuận, tăng thêm 0,096 đồng với tốc độ tăng 872,7% so với năm 2001. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá thành toàn bộ. Đây là điều có lợi cho doanh nghiệp vì sang năm 2002 chi phí bỏ ra ít hơn năm 2001 mà lợi nhuận lại nhiều hơn. Qua những phân tích trên ta có thể đánh giá tình hình vốn kinh doanh trong Công ty như sau : Nhìn chung năm 2002 kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tron Công ty tăng lên rất nhanh so với năm 2001. Tuy nhiên về số vòng quay vốn là rất chậm, điều này làm cho lợi nhuận vốn kinh doanh cũng giảm theo Công ty cần quan tâm hơn nữa về vấn đề vòng quay cuả vốn, đặc biệt là về quản lý và sử dụng vốn lưu động. Phần III Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Cao Hà 1. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới Một yếu tố quyết định sự thành bại của một donh nghiệp trên thị trường là chiến lược phát triển Chiến lược phát triển đúng sẽ đảm bảo khả năng cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp và bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Chiến lược của doanh nghiệp được thể hiện bằng các kế hoạch có kỳ hạn và các mảng hoạt động khác nhau. Có thể nói kế hoạch hóa tài chính là trọng tâm của kế hoạch hóa hoạt động doanh nghiệp. Cùng với kế hoạch hóa tài chính, các kế hoạch khác sẽ được lập để đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu mong muốn. ở đây ta xét xem Công ty cổ phần Cao Hà lập kế hoạch hoạt động như thế nào ? (xem bảng 9) Nhìn chung kế hoạch kinh doanh xăng dầu của Công ty cổ phần Cao Hà trong 3 năm 2003, 2004, 2005 có những bước chuyển biến khả quan. Tốc độ tăng trưởng cũng như phát triển ngày càng tăng và quy mô được mở rộng. Qua đây cho ta thấy Công ty đã chú trọng vào việc nghiên cứu thị trường và đề ra được những phương án thích hợp. Hiện nay giá xăng trên thị trường đã tăng thêm 300 đ/lít, bên cạnh đó thì lượng ô tô, xe máy không giảm. Điều này sẽ làm cho doanh thu của Công ty tăng lên và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đạt được cao hơn mức dự tính. Bảng 9 : Dự kiến kế hoạch kinh doanh hoạt động xăng dầu Doanh thu Thời gian Xăng M92 Xăng M90 Dầu DIEZEL Dầu Caltex S/c máy cho thuê kho Số lượng Đơn giá Doanh thu Số lượng Đơn giá Doanh thu Số lượng Đơn giá Doanh thu Năm 2003 444.000 5.300 2.353.200.000 108.000 5.100 550.800.000 576.000 4.100 2.361.600.000 95.000.000 12.000.000 Năm 2004 504.000 5.300 2.671.200.000 132.000 5.100 673.200.000 600.000 4.100 2.460.000.000 95.000.000 12.000.000 Năm 2005 600.000 5.300 3.180.000.000 168.000 5.100 856.800.000 624.000 4.100 2.558.400.000 95.000.000 12.000.000 Chi phí Thời gian Giá vốn hàng bán Lương CNV Khấu hao TSCĐ Chi phí khác Tổng cộng Năm 2003 5.180.400.000 74.000.000 48.375.381 24.000.000 5.326.775.381 Năm 2004 5.703.000.000 74.000.000 48.375.381 24.000.000 5.849.375.381 Năm 2005 6.470.400.000 74.000.000 48.375.381 24.000.000 6.616.775.381 Kết quả kinh doanh Thời gian Doanh thu Chi phí Kết quả Năm 2003 5.372.600.000 5.326.775.381 45.824.619 Năm 2004 5.911.400.000 5.849.375.381 62.024.619 Năm 2005 6.702.200.000 6.616.775.381 85.424.619 Bảng 10 : Dự kiến kế hoạch kinh doanh dự án xây dựng Doanh thu Thời gian Từ chuyển quyền sử dụng đất Doanh thu thu trước Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất D.tích đất khai thác Giá chuyển quyền sử dụng Doanh thu Tỷ lệ D.tích đất khai thác Giá chuyển quyền sử dụng Doanh thu 2003 1.800 2.500.000 4.500.000.000 50% 6.300 2.500.000 7.875.000.000 12.375.000.000 2004 6.300 2.500.000 7.875.000.000 50% 9.900 2.500.000 12.375.000.000 20.250.000.000 2005 9.900 2.500.000 12.375.000.000 12.375.000.000 Thời gian Hoạt động sinh thái Doanh thu thu trước Doanh thu bán nhà sinh thái D.tích đất khai thác Giá bán Doanh thu Tỷ lệ D.tích đất khai thác Giá chuyển quyền sử dụng Doanh thu 2003 50% 1.128 2.800.000 1.579.200.000 1.579.200.000 2004 1.128 2.800.000 1.579.200.000 50% 3.948 2.800.000 5.527.200.000 7.106.400.000 2005 3.948 2.800.000 5.527.200.000 5.527.200.000 Thời gian Hoạt động sinh thái Hoạt động cho thuê nhà ăn Doanh thu hoạt động cho thuê D.tích sàn cho thuê Giá cho thuê Doanh thu D.tích sàn cho thuê Giá cho thuê Doanh thu 2003 50% 1.128 2.800.000 1.579.200.000 2004 1.128 2.800.000 1.579.200.000 50% 3.948 2.800.000 7.106.400.000 2005 3.948 2.800.000 5.527.200.000 5.527.200.000 Chi phí Kết quả Thời gian CP đầu tư XD cơ sở hạ tầng Chi phí hoạt động Tổng cộng Thời gian Doanh thu Chi phí Kết quả 2003 25.617.008.688 25.617.008.688 2003 13.954.200.000 25.617.008.688 -11.662.808.688 2004 37.259.685.741 37.259.685.741 2004 29.135.640.000 37.259.685.741 -8.124.045.741 2005 961.933.389 961.933.389 2005 24.993.000.000 961.933.389 24.031.066.611 Vì mới bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên 2 năm 2003, 2004 kết quả là âm. Có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí nhưng chưa thu được vốn về. Đây cũng là lẽ tất nhiên vì đặc điểm của ngành xây dựng là lượng vốn bỏ vào ban đầu lớn, có thời gian thu hồi vốn chậm nhưng lợi nhuận thì rất cao. Qua bảng dự kiến kế hoạch kinh doanh dự án xây dựng chi tiết này ta thấy Công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư một lượng vốn lớn vào ngành XDCB. Công ty đã rất mạo hiểm nhưng trong kinh doanh sự mạo hiểm cũng rất cần thiết vì có nghĩa là sẽ mang lại lợi nhuận cao cho Công ty. Tóm lại, phương hướng hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo là : - Xúc tiến chương trình hợp tác để tạo nguồn vốn, tranh thủ sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật công nghệ của các dự án đầu tư. - Từng bước mở rộng sản xuất, cung ứng nhiều sản phẩm cho xã hội. - Khai thác triệt để, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực về máy móc thiết bị, lao động, tài sản, duy trì ổn định trong hoạt động cua Công ty. - Nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Từng bước tăng cường thu hút vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị theo hướng hiện đại, bổ sung trang bị trong qui trình sản xuất. - Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, nâng cao trình độ lao động trong điều kiện sản xuất mới. 2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Cao Hà : Qua việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Cao Hà cùng với những thuận lợi và khó khăn trong Công ty em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. 2.1. Giải pháp để đẩy mạnh công tác tìm kiếm các hợp đồng - Luôn giữ vững và tăng cường mối quan hệ vốn có với các bạn hàng, các thị trường khác, mở rộng thị trường hoạt động. - Tăng cường công tác quảng cáo giới thiệu về Công ty qua báo chí, truyền hình và trên mạng để từ đó khách hàng có những hiểu biết về Công ty. - Cần tăng các khoản chi phí về giao dịch môi giới. - Riêng về ngành XDCB Công ty nên thực hiện đấu thầu một cách linh hoạt, do đó Công ty phải có những cán bộ có kinh nghiệm thực tế, trình độ chuyên môn giỏi tiến hành phân tích tính toán một cách cụ thể, kỹ lưỡng từ kế hoạch đến thực hiện để đi đến quyết định chính xác trong việc bỏ thầu một cách nhanh nhất. - Do có nhiều đối thủ cạnh tranh nên Công ty cần đề ra một số biện pháp như : Rút ngắn thời gian thi công, chất lương bảo đảm, bền, đẹp, giá thành thấp, bảo hành có thời hạn... để có được tính ưu việt hơn hẳn đối với các Công ty khác, được chủ thầu tin tưởng và ký kết hợp đồng. 2.2. Nâng cao hiệu quả sự dụng tài sản Trong tài sản Công ty cổ phần Cao Hà thì TSCĐ góp một vai trò quan trọng chiếm giá trị lớn. TSCĐ dễ bị hư hỏng do ảnh hưởng của môi trường, không những thế nó còn bị hao mòn vô hình, cho nên quản lý TSCĐ là rất cần thiết, từ đó doanh nghiệp cần có những biện pháp như là : - Đối với các tài sản cũ, tài sản không cần dùng vào các dây truyền sản xuất lạc hậu, hư hỏng cần có chi phí sửa chữa hoặc thanh lý nhằm thu hồi vốn tí đầu tư mở rộng để có hiệu quả kinh doanh cao hơn. - Thực hiện hoạt động đánh giá và đánh giá lại tài sản để kịp thời xử lý những tài sản bị hao mòn vô hình, chống thất thoát vốn. - Lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp : Quá trình quản lý vốn có nhiều phương pháp tính khấu hao như : Phương pháp khấu hao lũy tiến trong khấu hao tăng, phương pháp khấu hao lũy thoái trong khấu hao giảm dần. Trong mỗi loại phương pháp tính khấu hao lại có hoàn cảnh cụ thể, người quản lý cũng nên lựa chọn phương pháp thích hợp để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, bảo toàn được vốn, vừa tránh gây ra những biến động lớn trong giá thành và giá bán sản phẩm. - Bảo hiểm tài sản : Để đảm bảo an toàn cho người và tài sản, đồng thời hạn chế mức thiệt hại nếu có sự cố xẩy ra thì việc đóng bảo hiểm là vấn đề quan trọng. Bên cạnh đó, việc tự bảo vệ tài sản, trang thiết bị bằng các phương tiện bảo hiểm cũng rất cần thiết. Công ty cũng cần nâng cao ý thức, nghiệp vụ bảo hiểm cho người lao động sản xuất, trích lập quỹ dự phòng để có thể bù đắp thiệt hại nếu rủi ro xẩy ra. 2.3. Giải pháp về vốn kinh doanh Để tiến hành được các hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có vốn, nhưng qui mô kinh doanh và kết quả về hiệu quả kinh doanh như thế nào thì vấn đề về khối lượng vốn kinh doanh lại rất quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, có nghĩa là nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Căn cứ vào tình hình thực tế về vốn và sử dụng vốn của Công ty cổ phần Cao Hà trong năm qua ta đưa ra một số biện pháp để tăng cường và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn cho Công ty. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì Công ty cũng cần chú ý đến các vấn đề như : Vòng quay vốn lưu động bởi đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Công ty cần có những biện pháp làm giảm số ngày luân chuyển vốn, làm tăng số vòng quay vốn lưu động, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Ngoài ra các khoản phải thu là một bộ phận quan trọng của vốn lưu động có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Nếu quản lý các khoản phải thu Công ty sẽ quay vòng vốn nhanh tạo điều kiện mở rộng qui mô kinh doanh. Bù đắp các khoản vay phải trả bằng các khoản thu nhập bất thường từ việc thanh lý TSCĐ đã khấu hao để thanh toán bớt các khoản vay ngắn hạn. Không những thế doanh nghiệp cũng cần phải xem xét và điều chỉnh lại lượng hàng hóa tồn kho nếu không vốn của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng, làm giảm khả năng thanh toán nhanh. Trên đây là một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Em mong rằng nó sẽ phần nào giúp ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Kết luận Những lý luận chung về vốn kinh doanh khẳng định vai trò của vốn kinh doanh trong sự phát triển mạnh hay yếu của mỗi doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là trung tâm hướng tới mọi hoạt động, là yếu tố cần có đầu tiên của Công ty. Để có một lượng vốn lớn không phải một sớm một chiều là có ngay mà cần phải có thời gian huy động. Nên cần có bộ máy quản lý phù hợp và sự lựa chọn sáng suốt của ban lãnh đạo để huy động vốn cho kịp thời. Thông qua việc tìm hiểu đánh giá thực trạng vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Cao Hà cho ta thấy trong năm 2002 Công ty làm ăn đã có hiệu quả hơn so với năm 2001. Điều này chứng minh Công ty đã có nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc sử dụng vốn kinh doanh, mặc dù Công ty mới được thành lập vào tháng 10 năm 2001.Không những thế, Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ CNV của Công ty đã linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh, nhiệt tình trong công việc đã từng bước dẫn dắt công ty đi lên. Trên góc độ nhìn nhận những khó khăn, thuận lợi của Công ty cổ phần Cao Hà em đã đưa ra một số các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các biện pháp còn rất chung, chỉ mang tính sơ lược, để có thể triển khai vào thực tế cần có sự nghiên cứu, am hiểu cụ thể hơn về lĩnh vực xây dựng cơ bản và kinh nghiệm hoạt động thực tế của những người có tâm huyết, những người lãnh đạo trong công ty. Do trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít ỏi nên bản báo cáo này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được nghe ý kiến đóng góp từ phía thầy cô giáo để bản báo cáo này đựơc hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là thầy Đỗ Duy Hưng đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành tốt bản báo cáo này. Đồng thời cho em xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị Phòng Tài chính - kế toán Công ty cổ phần Cao Hà đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề này. Hà nội, ngày 30 tháng 08 năm 2003 Học sinh : Đinh Thị ánh Công ty cổ phần cao hà cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam phòng tài chính - kế toán Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---o0o--- Nhận xét của đơn vị thực tập Phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần Cao Hà chứng nhận chị Đinh Thị ánh, học sinh lớp A15-K36 Trường Trung học Kinh tế Hà Nội đã thực tập tốt nghiệp tại Công ty. Trong thời gian thực tập học sinh Đinh Thị ánh đã chấp hành tốt nội qui cơ quan. Đồng thời đã đi vào tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh và công tác hạch toán kế toán tại đơn vị để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp chuyên đề : "Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh". Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2003 T/M phòng Tài chính kế toán Kế toán trưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH364.doc
Tài liệu liên quan