- Giao quyền cho xã, thôn đi xử phạt vi phạm vệ sinh môi trường theo quyết định 3090/QĐ/UB Thành phố Hà Nội và kinh phí xử phạt sẽ để lại 100% cho xã, thôn duy trì hoạt động.
- Hiện nay, địa phương chưa có một quy định nào về vệ sinh môi trường. Việc cung cấp vệ sinh môi trường kết hợp với việc đưa ra các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc tiến hành sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặc dù hiện nay chúng ta có khá nhiều các văn bản và các quy định dưới luật để xử lý các vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trường nhưng tính hiệu lực của chúng còn kém, không chỉ đối với khu ngoại thành mà ngay cả khu vực đô thị. Đó là do một số nguyên như: Việc phổ biến luật và các quy định về bảo vệ môi trường rất hạn chế, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp, mặt khác lại chưa có các biện pháp kiểm tra, xử lý hữu hiệu. Bởi vậy việc thực hiện xử phạt những quy định về bảo vệ môi trường ở địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và có thể dẫn tới những mâu thuẫn trong xã hội nếu việc thực hiện không tốt. Do đó các xã cần có những giải pháp đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cũng như khuyến khích người dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
- Các quy định vệ sinh môi trường chỉ nên mang tính giáo dục, làm căn cứ, tiêu chuẩn cho hành vi của người dân và các cơ sở sản xuất. Việc đưa ra các quy định xử phạt mang tính hành chính chỉ nên áp dụng khi người dân có những điều kiện cần thiết để đảm bảo tuân thủ những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
69 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải tại huyện Thanh Trì – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào, tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm².
Nhiệt độ: Ngày cao nhất trong năm 390C, nhiệt độ trung bình quân năm 270C.
Độ ẩm: Cao nhất trong năm 97.5% vào các tháng(3,4,9,10). Thấp nhất trong năm 63% vào các tháng (1,11,12), độ ẩm bình quân năm 85%.
Tổng lượng mưa: lượng mưa hàng năm thường từ 1700 – 2000mm. Với số ngày bình quân 143 ngày/năm, mưa nhiều vào tháng 8 với lượng mưa bình quân 300 – 350mm. Tháng 12 hầu như không có mưa.
Lượng bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi hàng năm khoảng 938 mm, bốc hơi nhiều nhất vào tháng 7 bình quân 100 – 101 mm, bốc hơi ít nhất vào tháng 2 bình quân 50 – 51 mm.
Số giờ nắng: có khoảng 220 ngày nắng với khoảng 1640 giờ/năm.
Tốc độ gió trung bình trong năm:
+ Gió Đông Nam: 2.7m/s.
+ Gió Đông Bắc : 3.3m/s.
Đặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh và khô. Giữa hai mùa lại có 2 thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 50C.
2.1.2.3. Mạng lưới sông ngòi
Nét đặc trưng của cảnh quan Huyện Thanh Trì là một vùng nhiều sông ngòi và đầm hồ. Bao bọc xung quanh Thanh Trì là sông Hồng ở phía Đông, sông Nhuệ ở phía Tây, phía Bắc là sông Kim Ngưu, ở giữa có sông Tô, sông Sét, sông Lừ tạo nên hình ảnh rõ nét về một tứ giác nước bên cạnh những tứ giác khác của vùng Đồng Bằng Châu Thổ Bắc Bộ.
Có các con sông tiêu thoát nước thải của Thành phố và các khu công nghiệp chảy qua có chiều dài 26,7 Km.
Sông tô lịch đoạn Thanh Liệt dài 4 Km.
Sông Om (đầu nguồn sông Sét, sông Kim Ngưu đổ vào) dài 7 Km chảy qua thị trấn Văn Điểm, Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Liên Ninh, Đông Mỹ.
Sông Hòa Bình dài 7 Km chảy qua các xã Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai, Đại Áng.
Kênh tiêu 3 xã: Tứ Hiệp, Đông Mỹ, Ngũ Hiệp dài 5 Km.
Kênh tiêu 3 xã: Tân Triều, Thanh Liệt, Tả Thanh Oai dài 3,7 Km.
Bên cạnh đó với nhiều ao hồ, nguồn nước dồi dào là những điều kiện thuận lợi để Thanh Trì có một nền nông nghiệp đa dạng và lâu đời với nhiều loại sản vật có chất lượng cao.
2.2. Điều kiện kinh tế và xã hội
2.2.1. Dân số và diện tích đất tự nhiên
Hiện nay, địa bàn Huyện Thanh Trì có 1 thị trấn và 15 xã tính đến đầu năm 2004 theo số liệu NĐ 132/CP khi tách địa giới hành chính.
Dân số của Huyện Thanh Trì là 1550737 nhân khẩu, diện tích tự nhiên 6131.2ha.
Bảng 1: Bảng số liệu dân số và diện tích đất tự nhiên của Huyện Thanh Trì năm 2004.
TT
Tên thị trấn, xã
Số dân( nhân khẩu )
Diện tích( ha )
1
Thị trấn Văn Điển
10.542
91
2
Tứ Hiệp
8.754
465,9
3
Thanh Liệt
7.165 + 587KTT
351,9
4
Tam Hiệp
10.449
318,4
5
Ngũ Hiệp
10.015
320,4
6
Ngọc Hồi
8138
362
7
Liên Ninh
10.450
408,7
8
Đông Mỹ
6.135
272,1
9
Tân Triều
13.705
298
10
Tả Thanh Oai
16.720
816
11
Hữu Hòa
7.630
293
12
Vĩnh Quỳnh
19.207
650
13
Đại Áng
8.160
504,7
14
Yên Mỹ
4.467
360
15
Duyên Hà
4.536
265,9
16
Vạn Phúc
8.964
353,2
Tổng cộng:
155.737
6131,2
( Theo số liệu NĐ 132/CP khi tách địa giới hành chính đầu năm 2004 )
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
Thanh Trì là huyện sản xuất nông nghiệp, với các sản phẩm chính là lúa, ngô, đậu đỗ, rau xanh…. Nhưng trong một vài năm gần đây Thanh Trì đã và đang từng bước chuyển mình phát triển kinh tế tập trung, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, hiện đang có nhiều dự án phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ đã và đang xây dựng và đi vào vận hành trên địa bàn huyện như: Cụm công nghiệp Ngọc Hồi, Trung tâm thương mại Thanh Trì, chợ đầu mối, bến xe tải Ngũ Hiệp, Trung tâm thương mại Thủy sản Ngũ Hiệp, chợ đầu mối Cầu Bưu… Do đó huyện Ủy – Hội Đồng Nhân Dân - Ủy Ban Nhân Dân huyện xác định cơ cấu kinh tế của huyện sẽ chuyển dịch theo hướng công nghiệp (CN) – thương mại công nghiệp (TMCN) – thương mại dịch vụ (TMDV) – nông nghiệp (NN). Cụ thể kết quả về phát triển kinh tế giai đoạn năm 2000 – 2004 như sau:
Kinh tế tiếp tục tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 14%, tỷ trọng cơ cấu kinh tế có sự thay đổi rõ rệt, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 38,8% xuống 24,4%, tỷ trọng CN – TTCN – TMDV tăng từ 61,2% lên 85,6%, sản xuất CN – TTCN tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20,6%. TMDV phát triển mạnh, doanh thu TMDV hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,5%. Giá trị sản xuất/ha đất NN năm 2001 đạt 40,7 triệu đồng/năm, năm 2004 đạt 52 triệu đồng/năm tăng gần 30%. Tổng thu ngân sách hàng năm đều tăng cả về số lượng và mức thu bình quân mỗi năm tăng 15,2%.
Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất cho phát triển điện, đường, trường, trạm khang trang làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong thời kỳ đô thị hóa của thủ Đô, thúc đẩy cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển hình thành các khu công nghiệp tạo thêm việc làm cho người lao động góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.
2.3. Cơ sở hạ tầng
2.3.1. Hệ thống đường giao thông
Huyện Thanh Trì là đầu mối giao thông phía Nam của Thành phố Hà Nội, có nhiều loại hình giao thông:
Đường bộ.
Đường Quốc lộ 1A dài 8 Km, đoạn thị trấn Văn Điểm dài 2 Km được mở rộng 41m, đoạn từ thị trấn Văn Điểm đến giáp huyện Thường Tín dài 6 Km, mặt đường rộng từ 15- 17m.
Cao tốc 1B chạy qua địa bàn huyện nối Hà Nội với các tỉnh phía Nam và phía Bắc.
Đường 70A, đoạn từ Quốc lộ 1A đến thị xã Hà Đông dài 9 Km.
Đường 70B từ Quốc lộ 1A đến đê sông Hồng dài 7 Km, mặt cắt 13m.
Đường liên xã: gồm 15 tuyến đường liên xã với chiều dài trên 50 Km, mặt cắt bình quân từ 4 – 8m. Đường liên xã đều đã được trải nhựa và bê tông hóa.
Hệ thống đường giao thông liên thôn, ngõ xóm được trải nhựa, đổ bê tông, lát gạch nhưng mặt cắt đường nhỏ hẹp, hạn chế tốc độ hiệu đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Đường sắt.
- Có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa phận huyện Thanh Trì từ cầu Văn Điển đến hết địa phận xã Liên Ninh với chiều dài khoảng 7km có Ga Văn Điển.
Đường sông.
- Trên địa bàn huyện Thanh Trì có nhiều sông nhưng phần lớn là sông nhỏ chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. Đáng kể nhất là đoạn sông Hồng chảy qua địa phận 3 xã ngoài đê.
2.3.2. Nước sạch
Tình hình sử dụng nước sạch của dân cư trong địa bàn Huyện đang ngày càng được cải thiện, do nhu cầu về nước sạch ngày một cao cũng như chất lượng phải được đảm bảo, tỉ lệ hộ sử dụng nước máy đã tăng lên cao nhưng nguồn nước ngầm cung cấp của các nhà máy có nguy cơ nhiễm mặn, nhiễm amoniac, nhiễm sắt vì qua thăm dò, khảo sát và đánh giá của các chuyên gia thì nguồn nước ngầm ở Huyện Thanh Trì có chứa hàm lượng kim loại nặng trong nước cao hơn 50% đặc biệt là hàm lượng As. Nên các nhà máy không nâng công suất mà vẫn giữ nguyên do đó vấn đề cung cấp nước sạh cho đời sống nhân dân cũng đang là một bài toán khó cần được giải quyết. Vì vậy tỉ lệ hộ sử dụng nước mưa tăng lên thay thế cho việc giảm sử dụng nước giếng khoan như trước đây.
Toàn huyện có 30 trạm cấp nước sạch với công suất: 27.800m3 /ngày đêm. Trong đó:
+ Có 29 trạm cấp nước sạch mini với công suất: 22.800m3 /ngày đêm.
+ Có 1 nhà máy nước sạch thị trấn Văn Điểm với công suất: 5.000m3 /ngày đêm.
2.3.3. Điện nông thôn
- Tổng số 52 trạm biến áp với tổng công suất 13.900 KVA.
- Cải tạo lưới điện nông thôn các xã đã được đầu tư cải tạo 100%. Có 4 xã đã bán giao cho ngành điện quản lý.
- Ở các xã và đường liên xã được chiếu sáng bằng đèn tròn hoặc đèn neong để đảm bảo giao thông và sinh hoạt của nhân dân trong các xã.
2.4. Y tế
- Các bệnh viện trên địa bàn huyện.
+ Bệnh viện 103, bệnh viện Y học dân tộc, bệnh viện nông nghiệp I, bệnh viện K, bệnh viện bỏng quốc gia.
+ Bệnh viện Thanh Trì: 150 giường bệnh.
Các bệnh viện sẽ xây dựng mới và mở rộng.
+ Bệnh viện nội tiết Trung ương.
+ Bệnh viện tư nhân Hải Châu.
+ Bệnh viện K.
+ Mở rộng bệnh viện bỏng Quốc gia.
- Mạng lưới y tế xã: Các trạm y tế xã đã được đầu tư khang trang, đảm bảo đủ điều kiện khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đầu tư, nâng cấp đảm bảo các trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia.
2.5. Hiện trạng phát sinh rác thải trên địa bàn huyện Thanh Trì
2.5.1. Các thành phần môi trường tự nhiên trên địa bàn huyện Thanh Trì đang bị ô nhiễm
Huyện Thanh Trì đang trong quá trình đô thị hóa từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần các ngành nông nghiệp. Chính sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đã tạo điều tiền đề cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân. Nhưng không một hoạt động phát triển nào lại không có những tác động tiêu cực đến môi trường làm cho môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt….
2.5.1.1. Không khí bị đặc quánh bởi các cơ sở sản xuất kinh doanh
Huyện Thanh Trì có nghĩa Trang Văn Điển, là nơi Hà Nội thuê đất để chôn và thiêu với một khối lượng quá đông. Khi thiêu đã phát ra các khí rất độc như S, P, SO2… với nồng độ cao gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống quanh khu vực đó chưa kể đến là sự phát tán trong không khí còn ảnh hưởng, lan tỏa rất nhanh đến một diện rộng hơn. Ngoài nghĩa trang Văn Điển, ven đường Phan Trọng Tuệ và khu công nghiệp mới Ngọc Hồi có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp với lượng chất thải, khí thải ra hàng ngày rất lớn như: Nhà máy Pin Văn Điển, Nhà máy Phân Lân Văn Điển, Nhà máy Sơn, Nhà máy Bột Giặt Nét…. nhiều nhà máy sản xuất không có hệ thống xử lý khí thải, khí thải nhiều khi không qua một phương tiện xử lý nào hoặc nếu có thì rất ít được xả trực tiếp ra ngoài không khí ảnh hưởng đến người dân.
Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí của người dân khu vực dọc đường Phan Trọng Tuệ này cũng hết sức báo động. Bụi và mùi nồng nặc bốc ra từ các Nhà máy Phân Lân, Xà Phòng,… khiến cho không khí của khu dân cư xung quanh bị đặc lại. Được biết việc di dời các Nhà máy sản xuất công nghiệp tại Huyện Thanh Trì chưa có tính thực thi vì Huyện mới chỉ có khu công nghiệp Ngọc Hồi. Để vào khu công nghiệp này, các doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lớn. Để đảm bảo đời sống, sinh hoạt của người dân nơi đây, Ủy Ban Nhân Dân Huyện Thanh Trì và các cơ quan chức năng nên nhanh chóng kiểm tra và có biện pháp khắc phục tạo ra một môi trường không khí trong sạch hơn.
2.5.1.2. Ô nhiễm môi trường đất
Thanh Trì là một Huyện nông – công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp còn là hoạt động chính của Huyện đặc biệt Thanh Trì còn là vùng trồng rau và cung cấp rau chủ yếu cho Hà Nội và một số khu vực lân cận. Do người dân ở đây có trình độ nhận thức chưa cao, bên cạnh đó lại chạy theo mục tiêu là tăng năng suất cây trồng cao để thu được nhiều tiền hơn. Vì vậy họ đã sử dụng rất nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật với hàm lượng cao vượt qua nhiều lần tiêu chuẩn cho phép và còn sử dụng một số loại thuốc cấm. Gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đất làm cho đất trở nên suy thoái, thoái hóa, bạc màu, cằn cỗi…chi phí để cải tạo đất càng tốn kém hơn mà chất lượng rau xanh lại không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời một số xã người dân vẫn chưa có ý thức họ đổ rác bừa bãi, rác chất thành đống không hề xử lý, các bãi chôn lấp rác thì được hình thành một cách tự phát không tuân theo các quy hoạch, quy trình công nghệ, kỹ thuật, không đảm bảo đúng theo các tiêu chuẩn vệ sinh gây ô nhiễm nguồn đất tại đấy và khu vực dân cư xung quanh, ảnh hưởng tới môi trường sống, sức khỏe của con người.
2.5.1.3. Ô nhiễm môi trường nước
Nhiều năm nay, người dân sống ở khu vực phía Nam dọc Cầu Tó xuống gần thị Trấn Văn Điển thuộc Huyện Thanh Trì theo đường Phan Trọng Tuệ phải dùng nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh. Không chỉ có vậy, hiện khu vực này còn đang bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất lân cận… Khu dân cư trên thuộc địa phận 2 xã Tam Hiệp và Vĩnh Quỳnh nhiều năm nay vẫn phải dùng nước giếng khoan để ăn uống, sinh hoạt. Bên cạnh đó lại có nghĩa Trang Văn Điển sinh hoạt người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì hàng ngàn ngôi mộ trôn ở đây ảnh hưởng đến quá trình thẩm thâu nên nguồn nước giếng khoan bơm lên có váng và hơi nhớt. Nguồn nước còn có nồng độ Fe, N2, P cao quá tiêu chuẩn cho phép, người dân còn tận mắt chứng kiến trong bể lọc nước giếng khoan màng Fe bám vàng khè cả lưới chắn. Nước bơm lên thường có màu vàng và mùi tanh nên rất nguy hiểm khi sử dụng, quần áo cũng bị vàng và dễ hư hỏng khi giặt. Người dân vẫn phải dùng nước giếng khoan, mặc dù thành phố đã đầu tư kinh phí xây dựng trạm nước khoan nên có hệ thống lọc nước tương đối tốt đảm bảo vệ sinh nước sạch sinh hoạt nhưng chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của người dân thôn Huỳnh Cung mà không cung cấp đủ nguồn nước cho dân. UBND xã đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên về nhu cầu được sử dụng nước sạch của dân song tình hình vẫn chưa có chuyển biến gì…
Thanh Trì có mạng lưới các con sông tiêu thoát nước thải của thành phố và khu công nghiệp nên toàn bộ các nguồn nước thải công nghiệp của các nhà máy hoạt động trong các lĩnh vực hóa chất, cơ khí nồng độ của nước thải mang tính độc hại cao và nước thải sinh hoạt của toàn thành phố đều đổ vào các con sông chảy trên địa bàn huyện gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước các con sông, nước có màu đen kịt, mùi hôi thối, ô nhiễm kim loại nặng không sử dụng được cho sinh hoạt.
Thanh Trì còn có rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp hầu hết các nhà máy chưa có hệ thống xử lý nước thải ví dụ như: Công ty Bột Giặt Nét hiện nhà máy không có hệ thống xử lý nước thải nên dùng máy bơm xả hết vào khu dân cư. Vào những ngày mưa nước xà phòng nổi bọt cao hàng trăm mét tràn hết ra đường Phan Trọng Tuệ, tràn hết cả vào nhà dân.
2.5.2. Phát sinh chất thải rắn ở Huyện Thanh Trì
Với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, khối lượng và thành phần chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp tăng lên không ngừng theo tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hóa dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động nhiều đến yếu tố môi trường, ngành công nghiệp phát triển gây ô nhiễm do tăng lượng chất thải nguy hại, ngành thương mại và dịch vụ phát triển dẫn đến gia tăng lượng rác thải. Cũng như sự gia tăng dân số, gia tăng dân số bao gồm gia tăng tự nhiên và cơ học sẽ dẫn tới tăng mật độ dân số. Lượng chất thải tăng tỷ lệ thuận với gia tăng dân số. Hiện trung bình một cư dân Hà Nội thải ra khoảng 0,85 kg rác mỗi ngày tăng 0,44 kg so với thời điểm năm 1996. Còn ở Thành Phố Hồ Chí Minh trung bình một cư dân thải ra 1 kg rác mỗi ngày. Con số này dự tính sẽ còn tiếp tục tăng nữa. Trung bình một ngày Huyện Thanh Trì thải ra 1258,689 tấn rác, nguồn phát sinh chủ yếu là rác thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% trọng lượng chất thải rắn bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện và đang ngày càng gia tăng vào cuối thập niên này.
2.5.2.1. Phát sinh chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động của con người ở các khu dân cư, cơ quan trường học, ….
Thành phần của chất thải sinh hoạt bao gồm chất thải hưu cơ như lá cây, thức ăn thừa,… chất thải vô cơ như giấy, bìa các tông, vỏ chai, vỏ bia,…
Thành phần rác thải của địa phương được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. Thành phần rác thải cơ bản
STT
Các thành phần cơ bản
%
Ghi chú
1
Chất hữu cơ (rau quả, lá cây, thức ăn thừa …)
55,5
2
Giấy.
3,8
3
Plastic, nilon, cao su, đồ da.
9,2
4
Gỗ vụn, giẻ rách.
4,06
5
Xương, vỏ trai, ốc.
1,2
6
Gạch, đá sỏi, bêtông, xỉ than, đất.
9,43
7
Thủy tinh.
2,3
8
Kim loại, vỏ đồ hộp.
0,4
9
Các loại tạp chất khó phân loại.
+ Độ pH trung bình: 6,5 – 7.
+ Độ ẩm : 67%.
+ Tỷ trọng 0,38 – 0,416 tấn/m3.
14,21
( Nguồn: Công ty môi trường đô thị Hà Nội – 2003 )
Đặc trưng cơ bản của rác thải là thành phần hữu cơ chiếm tỷ trọng khá cao trên 50%, đặc tính của loại chất thải này dễ phân hủy nên đòi hỏi phải thu gom và xử lý kịp thời để tránh ô nhiễm và phát sinh bệnh tật.
Các thành phần vô cơ như giấy, bìa các tông, vỏ bia, thủy tinh… đều có thể tái chế, tái sử dụng nên được thu mua ngay tại các hộ gia đình.
Thanh Trì còn là nơi trồng rau và cung cấp rau cho Thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận nên ở đây sử dụng rất nhiều loại phân tươi thải ra từ chăn nuôi,… để bón cho cây trồng.
2.5.2.2. Phát sinh chất thải xây dựng
Chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình sữa chữa, cải tạo xây dựng các công trình kiến trúc… như đất phế thải, đá sỏi, bêtông, xỉ than…Mới chỉ có đất phế thải là được xí nghiệp môi trường Đô Thị thu gom một phần đến bãi đổ của Thành phố, còn các phế thải còn lại đều được đổ ra các ao, sông, các bãi đất trống gây ô nhiễm môi trường, thu hẹp diện tích đất.
2.5.2.3. Phát sinh chất thải công nghiệp
Ở Thanh Trì có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển rất đa dạng và phong phú về loại hình ngành nghề như công nghiệp hóa chất, cơ khí, luyện kim, dệt nhuôm, nhựa, xà phòng, công nghiệp thực phẩm, điện tử,… các cơ sở này thuộc nhiều thành phần kinh tế do các ngành, cấp quản lý khác nhau như Nhà nước, tư nhân, địa phương. Tổng lượng chất thải phát sinh hàng năm từ các cơ sở này rất lớn, chất thải chứa một hàm lượng kim loại nặng và một số thành phần chất thải công nghiệp nguy hại không phân hủy được như trong ngành công nghiệp điện tử, hóa chất, cơ khí… ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
2.5.2.4. Phát sinh chất thải bệnh viện
Chất thải bệnh viện phát sinh ra trong cơ sở y tế từ các hoạt động khám chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, xét nghiệm, chuẩn đoán, các hoạt động trong công tác phòng bệnh và nghiên cứu…
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế có một trong các thành phần như máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan tổ chức của cơ thể người được cắt bỏ trong điều trị, bơm kim tiêm, các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất, các chất đồng vị phóng xạ dùng trong y tế…
Ở Huyện Thanh Trì có nhiều bệnh viện như bệnh viện nông nghiệp I, bệnh viện Văn Điển, Bệnh viện Y học dân tộc, Bệnh viện nội tiết Trung Ương, bệnh viện Tư Nhân Hải Châu, bệnh viện K và mỗi xã đều có một trạm y tế. Nhưng chất thải rắn tại các bệnh viện cũng chưa được thu gom, phân loại đúng quy cách, thiếu đồng bộ giữa thu gom, phân loại và tiêu hủy. Nhiều nơi có thu gom nhưng việc phân loại tiến hành chưa đúng dẫn tới nhiều chất thải y tế nguy hoại được thu gom lẫn vào trong chất thải chung, nhiều khi rác được đưa ra khỏi bệnh viện lại được tập kết chung với rác thải sinh hoạt thông thường nên chúng được xử lý theo cách thông thường, không được xử lý đúng theo quy định.
2.6. Quản lý rác thải trên địa bàn huyện Thanh Trì
2.6.1. Mô hìmh thực hiện của huyện Thanh Trì về xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
- Mô hình cộng đồng tự quản được Xí nghiệp hỗ trợ một số phương tiện, dụng cụ, công cụ như xe thu gom rác,….
- Các đợt vệ sinh phong trào: Xí nghiệp sẽ kết hợp với chính quyền các xã để tiến hành công tác tổng vệ sinh vào chiều thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần theo tinh thần của chỉ thị 04/2003/CT – UB của UBND Thành phố Hà Nội.
- Xí nghiệp thuê thêm phương tiện vận chuyển bên ngoài với chi phí thấp hơn chi phí vận chuyển của Xí nghiệp.
- Một phần khối lượng rác được thu gom từ các mô hình cộng đồng tự quản và các đợt vệ sinh phong trào sẽ được xử lý tại chỗ.
2.6.2. Tình hình quản lý rác thải ở huyện Thanh Trì
2.6.2.1. Thu gom rác thải
Xí nghiệp MTĐT Huyện Thanh Trì đã phối hợp với UBND các xã thành lập các mô hình cộng đồng tự quản, vệ sinh phong trào để thực hiện công tác thu gom rác thải.
- Thu gom rác do Xí nghiệp MTĐT Huyện Thanh Trì đảm nhận tại một số địa bàn theo sự quy định của Thành phố.
+ Bảng 2: Sơ đồ tổ chức của Xí nghiệp MTĐT Huyện Thanh Trì
UBND Huyện Thanh Trì
Xí nghiệp MTĐT Thanh Trì
Ban Giám đốc
P.TC-HC
P.KH-KT-GC
P.TC-KT
Đội nước
Tổ nước
Đội VS
Tổ VS
+ Công tác thu gom rác của Xí nghiệp MTĐT Huyện Thanh Trì
Xí nghiệp MTĐT Huyện Thanh Trì từ năm 1998 đã có 66 cán bộ công nhân làm việc. Từ năm 1998 cho tới nay Xí nghiệp không ngừng phát triển, mở rộng phạm vi, hoạt động làm cho xã hội ngày càng thêm xanh - sạch - đẹp.
Do vậy tới nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp đã lên tới 230 người. Có 170 người là lao động trực tiếp trên địa bàn của Xí nghiệp đang quản lý và duy trì thực hiện công tác vệ sinh môi trường.
Áp dụng quy trình công nghệ cho công tác duy trì vệ sinh theo quyết định số 116/GTCC ngày 10/3/2003 của Sở GTCC Hà Nội về việc cho phép các đơn vị tham gia xã hội hóa áp dụng quy trình công nghệ như Công ty môi trường đô thị Hà Nội. Đồng thời gõ kẻng thu rác tại nhà dân, thu nhặt rác tại các thùng rác vụn vặt đặt dọc các trục đường chính, các khu tập thể, các cơ quan, đơn vị và các hộ kinh doanh đóng trên địa bàn.
Thời gian duy trì VS đường phố ban ngày từ 06giờ đến 16giờ30 chia làm 2 kíp.
+ Kíp 1: Từ 06giờ đến 10giờ30.
+ Kíp 2: Từ 13giờ đến 16giờ30.
Thời gian tua vỉa và quét gom rác thủ công trên các trục đường chính.
+ Tổ chức cho công nhân đi tua vỉa và quét gom rác thủ công vào chiều từ 16giờ30 đến 22giờ30.
+ Vào ngày lễ tết và những ngày diễn ra các sự kiện lớn thì Xí nghiệp sẽ phân ca cho công nhân làm tăng giờ.
Thời gian duy trì vệ sinh ngõ xóm từ 13giờ đến 19giờ30.
Xí nghiệp sẽ kết hợp với chính quyền các xã để tiến hành công tác tổng vệ sinh vào chiều thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần theo tinh thần của chỉ thị 04/2003/CT – UB của UBND thành phố Hà Nội.
Phương tiện: Công nhân làm việc ở Xí nghiệp MTĐT cũng như trong các mô hình vệ sinh tự quản được trang bị tất cả các dụng cụ, công cụ lao dộng như xẻng, chổi tay, xe đẩy tay, quần áo bảo hộ lao động, áo mưa, gang tay, ủng, khẩu trang…. đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như sức khỏe của người công nhân thu gom rác.
Bảng 3: Sơ đồ chu trình thu gom rác thải của Xí nghiệp.
Tích rác tại các hộ gia đình
Tích rác tại nơi công cộng
Tích rác tại các nhà tập thể
Xe đẩy tay do công nhân đi thu gom đưa đến điểm tập kết
Xe ép chở rác
Bãi chôn lấp rác
- Thu gom rác tại các tuyến đường làng, ngõ xóm sạch sẽ đảm bảo vệ sinh với các mô hình vệ sinh phong trào và vệ sinh tự quản của cộng đồng.
Trên thực tế từ khi thực hiện xã hội hóa công tác VSMT khối lượng rác thải thu gom được cũng tăng dần do khối lượng phát sinh rác thải tăng theo thời gian, giảm dần lượng rác tồn đọng, chất đống, các tuyến đường làng, ngõ xóm sạch sẽ đảm bảo chất lượng vệ sinh, hạn chế hiện tượng xả rác, ném rác bừa bãi xuống các con sông, ao, hồ, mương…
Nhưng rác thải thu gom mới chỉ đạt 85% trong tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày do ý thức người dân vẫn chưa cao nên nhiều nơi vẫn còn hiện tượng xả rác, vứt rác bừa bãi… Các mô hình cộng đồng tự quản chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết, cũng như các chính sách bồi dưỡng độc hại, tai nạn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Thu nhập của các vệ sinh viên thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy không tạo ra động lực khuyến khích họ yên tâm làm việc lâu dài và trách nhiệm với công việc còn hạn chế.
2.6.2.2. Tổ chức vận chuyển rác thải
- Vận chuyển rác thải do Xí nghiệp MTĐT đảm nhiệm.
* Hiện nay Xí nghiệp có 07 xe chuyên vận chuyển rác mỗi xe bố trí 02 người ( 1 lái xe, 1 phụ xe làm nhiệm vụ lái xe và vận hành cẩu chuyên dụng cẩu rác lên xe ôtô ).
* Địa điểm tập kết xe chở rác tại Xí nghiệp MTĐT Huyện Thanh Trì ( tại Thị Trấn – Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội ).
* Thời gian vận chuyển: Xe ôtô chở rác của Xí nghiệp đến chở rác tại các điểm cẩu rác và phân công cho các xe theo lịch trình báo trước đầu tuần.
* Vận chuyển hết rác phát sinh trong ngày theo chu trình vận chuyển đã đề ra, các xe không được tự ý bỏ điểm cẩu mà mình được phân công trách nhiệm.
Tuy nhiên trong 07 xe nói trên thì có 02 xe là Xí nghiệp đi thuê, do đó năng lực xe cụ thể của Xí nghiệp chỉ có thể đạt được 63tấn/ngày. Hơn nữa, cự ly vận chuyển xa ( xa nhất so với các đơn vị khác đổ tại bãi rác Nam Sơn ) nên các xe hoạt động hết công suất nhưng không đáp ứng được đủ nhu cầu vận chuyển và thu gom rác trên địa bàn. Đồng thời do thường xuyên phải làm việc quá tải nên ảnh hưởng đến tuổi thọ, công suất của xe làm cho xe nhanh chóng xuống cấp.
Mỗi xe ôtô chuyên dùng thường xuyên phải làm việc 1,5 ca/ngày không có ngày nghỉ, có ngày phải làm việc đến 3 ca/ ngày do xe khác bị hỏng phải đi sữa chữa, bảo dướng, khảm xe. Tình trạng như vậy kéo dài do các ngày trước tồn đọng rác. Mặt khác theo như định mức được tính toán theo cự ly vận chuyển và tình trạng thực tế của mỗi xe thì bình quân mỗi xe của Xí nghiệp làm việc 1 ca/ngày.
Vận chuyển rác ở khu vực tự quản.
Ở khu vực tự quản rác thải được thu gom sau đó tập trung tại địa điểm đã quy định và thuê các phương tiện của Xí nghiệp đến vận chuyển.
2.6.2.3. Tình hình xử lý rác thải
- Lượng rác thải sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển đến thẳng bãi chôn lấp của Thành phố ( Nam Sơn – Sóc Sơn ) để thuê xử lý.
- Rác thải được thu gom bởi cộng đồng một phần sẽ được xử lý tại chỗ.Nhưng do thiếu hướng dẫn đầy đủ về kỹ thuật chôn lấp đảm bảo vệ sinh nên việc xử lý rác tại chỗ của cộng đồng chủ yếu là chôn lấp rác gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Bảng 4: Sơ đồ tác động tổng hợp của bãi chôn lấp rác thải.
Chôn lấp rác
Vận chuyển
Hoạt động chôn lấp
Khí tạo thành
Khí thải
Bụi
Ồn
Tai nạn
Mùi
Nước thải
Ổ bệnh
Cháy
Nổ
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm nước
Ô nhiễm đất
Sức khoẻ cộng đồng
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Toàn Huyện đã tham gia xã hội hóa công tác VSMT với sự phối hợp chặt chẽ của UBND các xã tổ chức ra các đội vệ sinh viên thực hiện công tác thu gom rác hàng ngày, cộng đồng tham gia tích cực trong các mô hình vệ sinh phong trào, vệ sinh tự quản.
3.1. Về kinh tế
3.1.1. Chi phí thu gom
bảng 8: Tổng kết khối lượng rác được thu gom từ công tác xã hội hóa ở Huyện Thanh Trì năm 2007.
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Phong trào
Tự quản
Phong trào
Tự quản
Phong trào
Tự quản
Phong trào
Tự quản
Khối luợng rác
628,3
812,8
589,6
890,9
609,7
920,2
617,4
1125,1
( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 – XNMTĐT huyện Thanh Trì )
Tổng khối lượng rác được thu gom năm 2007: 14246 tấn.
Khối lượng rác thu gom từ các đợt vệ sinh phong trào: 2445 tấn.
Khối lượng rác thu gom từ mô hình cộng đồng tự quản: 3749 tấn.
Xí nghiệp đã hỗ trợ cho phong trào vệ sinh tự quản: 60 chiếc xe
119 chiếc xẻng
Tổng giá trị hỗ trợ :
60 x 1.600.000đ/xe + 119 x 10.000d/chiếc = 97.190.000đ/năm.
Chi phí thu gom rác
C = Cnc + Csx + Cql
Cnc: Chi phí nhân công
Csx: Chi phí sản xuất
Cql: Chi phí quản lý
- Chi phí nhân công: 170 người
Cnc = Lương + phụ cấp
Lương bình quân năm của công nhân bao gồm cả bảo hiểm
170 x 600.000đ/tháng x 12 = 1.224.000.000
Phụ cấp = phụ cấp trung bình tháng 1 công nhân x số công nhân x 12.
Phụ cấp trung bình năm của công nhân
170 x 90.000đ/tháng x 12 = 183.600.000đ/năm
Vậy chi phí nhân công là:
Cnc = 1.224.000.000 + 183.600.000
= 1.407.600.000
- Chi phí sản xuất.
Csx= Ccc + Cbh
Ccc: Chi phí dụng cụ, phương tiện.
Cbh: Chi phí bảo hộ
Chi phí dụng cụ, phương tiện.
Bảng 9: Chi phí dụng cụ bình quân 1 năm cho 1 lao động
Dụng cụ lao động
SL/năm
Đơn giá
Thành tiền
1
Xẻng
4 chiếc
10.000
40.000
2
Chổi dài
30 chiếc
4.000
120.000
3
Chổi ngắn
20 chiếc
3.000
60.000
4
Kẻng gõ rác
1 chiếc
20.000
20.000
5
Cán chổi + cán xẻng
8 chiếc
3.000
24.000
Chi phí dụng cụ bình năm:
264.000đ/người/năm x 170 = 44.880.000đ/năm
Chi phí phương tiện xe gom ( hai công nhân sử dụng 1 chiếc, khấu hao 18 tháng ).
85 chiếc x 1.600.000đ/chiếc : 18 x 12 = 90.666.667đ/năm
Chi phí sữa chữa xe:
85 chiếc x 5.000đ/xe/tháng x 12 = 5.100.000đ/năm
- Chi phí bảo hộ lao động:
Bảng 10: Chi phí bảo hộ lao động trung bình năm cho 1 lao động
STT
Dụng cụ bảo hộ
SL/năm
Đơn giá
Thành tiền
1
Quần áo bảo hộ
2 bộ
100.000
200.000
2
Áo phản quang
1 bộ
120.000
120.000
3
Khẩu trang
12 cái
2.000
24.000
4
Găng tay
6 đôi
4.000
24.000
5
Giầy vải
1 đôi
15.000
15.000
6
Mũ
1 cái
30.000
30.000
7
Quần áo mưa
1/2 bộ
100.000
50.000
8
Ủng cao su
1/2 đôi
30.000
15.000
Tổng
458.000
Chi phí bảo hộ trung bình 1 năm
458.000đ/người/năm x 170 = 77.860.000đ/năm
Csx = 44.880.000 + 90.666.667 + 5.100.000 + 77.860.000 = 218.506.667đ/năm.
- Chi phí quản lý
Chi phí quản lý = 10% chi phí lương công nhân
Cql = 10% x 1.407.600.000 = 140.760.000đ/năm
Vậy chi phí thu gom của Xí nghiệp là:
Ctg = Cnc + Csx + Cql
= 1.766.866.667đ/năm
Bảng11: Chi phí thu gom rác thác năm 2007 của Xí nghiệp môi trường đô thị Huyện Thanh Trì.
STT
Chi phí
Thành tiền
1
Chi phí công nhân:
Lương
Phụ cấp
1.407.600.000
1.224.000.000
183.600.000
2
Chi phí sản xuất:
dụng cụ
Phương tiện
Bảo hộ
218.506.667
44.880.000
95.766.667
77.860.000
3
Chi phí quản lý
140.760.000
4
Tổng
1.766.866.667
Vậy chi phí thu gom 1 tấn rác là:
1.766.866.667 : 14246 = 124.025đ/tấn
Lợi ích của việc thực hiện xã hội hóa khâu thu gom là tiết kiệm chi phí cho Xí nghiệp.
- Khối lượng rác thu được trong các đợt vệ sinh phong trào là 2445 tấn. Vậy chi phí tiết kiệm được cho Xí nghiệp là 2245 x 124.025 = 278.436.125đ/năm.
- Khối lượng rác thu được trong các mô hình cộng đồng tự quản là 3749 tấn. Vậy chi phí tiết kiệm được là 3749 x 124.025 = 464.969.725đ/năm nhưng Xí nghiệp đã hộ trợ 97.190.000 do đó số tiền tiết kiệm được là: 464.969.725 – 97.190.000 = 367.779.725đ/năm.
Trước khi thực hiện xã hội hóa thì chi ngân sách của Nhà nước cho khâu thu gom là 1.766.866.667đ/năm
Sau khi thực hiện xã hội hóa thì chi ngân sách của Nhà nước cho khâu thu gom là 1.120.650.817đ/năm.
3.1.2. Chi phí vận chuyển
Xí nghiệp vận chuyển 8 chuyến/ngày.
Còn thuê phương tiện ngoài vận chuyển 3 chuyến/ngày
Cvc = Ckh + Cbd + Cnl + Cnc + Cbh + Cpđ
Cvc: Chi phí vận chuyển
Ckh: Chi phí khấu hao
Cnl: Chi phí nguyên liệu
Cnc: Chi phí nhân công
Cbh: Chi phí bảo hộ
Cpđ: Lệ phí đường
Ckh: Theo Xí Nghiệp MTĐT Huyện Thanh Trì thì khấu hao cho phương tiện vận chuyển trung bình năm là: 429.500.000
- Cbd: Chi phí hao mòn, sữa chữa, bảo dưỡng.
+ Chi phí hao mòn: 5 bộ x 17.000.000đ/bộ = 85.000.000đ/năm
+ Chi phí sữa chữa, bảo dưỡng theo tính toán của Xí Nghiệp MTĐT Huyện Thanh Trì là 145.500.000đ/năm
Cbd = 145.500.000 + 85.000.000 = 230.500.000đ/năm
- Cnl: Theo tính toán của Xí Nghiệp MTĐT Huyện Thanh Trì chi phí nguyên liệu là 298.735.620đ/năm
- Cnc = Cnc1 + Cnc2 + Cnc3
+ Cnc1: Lương của 5 lái xe
Cnc1 = 5 x ( 3,37 + 19% ) x 540.000 x 12 = 115.344.000đ/năm
3,37: là hệ số lương của 5 công nhân lái xe
19%: là mức bảo hiểm người công nhân được hưởng
+ Cnc2: Lương của 5 công nhân bốc xúc
Cnc2 = 5 x ( 3,11 + 19% ) x 540.000 x 12 = 106.920.000đ/năm
3.11: là hệ số lương của 5 công nhân bốc xúc
19%: là mức bảo hiểm người công nhân được hưởng
+ Cnc3: Phụ cấp của 5 công nhân lái xe và 5 công nhân bốc xúc
Cnc3 = 10 x ( 108.000 + 167.000 ) x 12 = 33.000.000đ/năm
108.000: là phụ cấp lưu động
167.000: là phụ cấp độc hại
Vậy Cnc = 255.264.000
- Cbh: Theo Xí Nghiệp tính toán của Xí nghiệp MTĐT Huyện Thanh Trì chí phí bảo hộ trung bình 1 năm cho 1 công nhân là 345.000đ/năm.
Cbh = 10 x 345.000 = 3.450.000đ/năm
- Cpđ: Lệ phí đường
Cpđ = 8 chuyến x 55.000đ/chuyến x 365 = 160.600.000đ/năm
Tổng chi phí vận chuyển
Cvc = 1.378.049.620đ/năm.
Bảng 12: Chi phí vận chuyển rác do XNMTĐT huyện Thanh Trì thực hiện
STT
Chi phí
Thành tiền
1
- Chi phí khấu hao
4290500.000
2
Chi phí bảo dưỡng:
+ Chi phí hao mòn
+ Chi phí sữa chữa, bảo dưỡng
230.500.000
85.000.000
145.500.000
3
- Chi phí nguyên liệu
298.735.620
4
Chi phí nhân công:
+ Lương của 5 lái xe
+ Lương của 5 bốc xúc
+ Phụ cấp
255.264.000
115.344.000
106.920.000
33.000.000
5
- Chi phí bảo hộ
3.450.000
6
- Lệ phí đường
160.600.000
Tổng
1.378.049.620
Trong năm 2007 Xí nghiệp vận chuyển 9857tấn. Vậy chi phí vận chuyển 1tấn rác thải của Xí Nghiệp là:
1.378.049.620 : 9857 = 139.804đ/tấn
Số rác thải còn lại là 14246 – 9857 = 4371 tấn đã được Xí Nghiệp thuê phương tiện vận chuyển bên ngoài với mức giá 126.4đ/tấn.
Xí nghiệp đã tiết được 1 khoản tiền từ việc thuê phương tiện vận chuyển ngoài:
( 139.804 – 126.4 ) x 4371 = 58.588.884đ/năm.
3.1.3. Chi phí xử lý
Rác thải sau khi được thu gom bởi Xí Nghiệp sẽ được vận chuyển thẳng đến bãi rác Nam Sơn của Thành Phố để thuê xử lý theo đơn giá quy định của Thành Phố là 14.590đ/tấn. Nhưng do thực hiện xã hội hóa nên khối lượng rác được thu gom từ các đợt vệ sinh phong trào và mô hình tự quản đã được cộng đồng xử lý một phần với khối lượng 3862,4tấn.
Vậy số tiền tiết kiệm được cho Xí Nghiệp là:
14.590 x 3862,4 = 56.352.416đ/tấn
Sau khi thực hiện xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường đã tiết kiệm cho ngân sách Nhà Nước một khoản tiền là 716.157.150 triệu đồng, từ các hoạt động thu gom 646.215.8550 triệu đồng với chi phí tiết kiệm được từ các đợt vệ sinh phong trào 278.436.125 triệu đồng và chi phí tiết kiệm từ các mô hình cộng đồng tự quản 367.779.725 triệu đồng, hoạt động vận chuyển tiết kiệm được 58.588.884 triệu đồng từ việc thuê phương tiện vận chuyển bên ngoài, hoạt động xử lý tiết kiệm được 56.352.416 triệu đồng co cộng đồng tự xử lý một phần khối lượng rác thu gom được trong các đợt vệ sinh phong trào và mô hình cộng đồng tự quản. Có thể thấy công tác thu gom đã tiết kiệm cho ngân sách rất lớn, nó đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức và huy động sự tham gia rộng rãi hơn nữa của người dân trong công tác thu gom rác thải. Chi phí tiết kiệm từ khâu vận chuyển do thuê phương tiện bên ngoài cho thấy sẽ hiệu quả hơn khi khu vực tư nhân tham gia vào dịch vụ vận chuyển giảm chi phí vận chuyển. Chi phí tiết kiệm từ khâu xử lý của cộng đồng là 56.352.416 triệu đồng nhưng thực sự vẫn chưa hiệu quả do việc xử lý của cộng đồng chủ yếu là chôn lấp rác lại thiếu hướng dẫn đầy đủ về kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Mặt khác quỹ đất đang ngày càng thu hẹp nên biện pháp xử lý rác thải tại chỗ chỉ là tạm thời không mang tính hiệu quả lâu dài cần có các biện pháp khác thay thế.
3.2. Về xã hội
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân cũng như toàn cộng đồng tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường của địa phương. Bộ mặt Huyện sẽ có những thay đổi đáng kể và đảm bảo sức khỏe của người dân và người lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh do ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt và trong sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động.
- Ý thức tự giác của người dân được nâng cao hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường như: đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi ra đường, tự giác đóng tiền dịch vụ vệ sinh thu rác đầy đủ, nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm trong việc kiểm tra, nhắc nhở lực lượng thu gom, vận chuyển rác làm tốt công tác vệ sinh môi trường.
- Động viên khuyến khích, tạo niềm tin cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế khác tham gia tích cực trong việc đầu tư thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
- Tạo dựng phong trào quần chúng rộng rãi tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan làng xóm, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng làng, xã xứng đáng là địa phương văn hóa mới.
- Tạo thêm việc làm cho bộ phận dân cư trong xã.
3.3. Về môi trường
- Từng bước cải thiện môi trường làng, xóm, giảm đến mức tối thiểu lượng rác thải tồn đọng trong ngày gây mất vệ sinh môi trường.
- Mở rộng diện người dân được cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường. Thực hiện mục tiêu thu gom 90 – 100% khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn Huyện.
- Giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường như: ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai… do hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày của người dân.
3.3. Một số giải pháp
3.3.1. Giải pháp trưyền thông
Xã hội ngày nay là xã hội công nghiệp ngày càng phát triển, trong đó thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của mỗi người dân. Thông thường chúng ta vẫn thường xuyên tiếp cận với các thông tin về môi trường nói riêng và các thông tin khác nói chung qua các phương tiện thông tin đại chúng như: sách, báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình… cùng các phương tiện khác.
Mặt khác vấn đề rác thải là một vấn đề xã hội hoàn toàn bắt nguồn từ các hoạt động sống của con người, mà cụ thể hơn vấn đề này hoàn toàn quyết định bởi ý thức của mỗi người dân. Vì vậy, công tác quản lý rác thải nói chung và công tác xã hội hóa VSMT nói riêng có hiệu quả thì bằng cách nào đó cần phải thay đổi nhận thức của mỗi người và dần thay đổi đến hành vi của họ. Mà biện pháp hiệu quả hơn cả để nâng cao nhận thức của cộng đồng đó là công tác truyền thông.
Công tác truyền thông phải nhằm vào các đối tượng sau:
Chính quyền địa phương.
Tổ vệ sinh viên của các thôn.
Cộng đồng địa phương.
Tuy nhiên chương trình truyền thông được thiết kế phải phù hợp cho mỗi nhóm đối tượng, nghĩa là phải cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu. Muốn thế chúng ta phải sử dụng kiểu tiếp cận đa diện, lồng ghép, bao gồm các phương tiện truyền thông có ảnh hưởng sâu rộng như: Đài phát thanh địa phương, tờ rơi kết hợp tổ chức làm vệ sinh công cộng vào các ngày cuối tuần theo chỉ thị 04/CT – UB.
Riêng đối với các tổ vệ sinh viên của mỗi thôn cần phải truyền thông bằng cách mở các khóa tập huấn đào tạo về công tác thu gom và công nghệ xử lý chất thải tại chỗ. Khóa học sẽ do các chuyên viên kỹ thuật của Xí nghiệp MTĐT thiết kế và đảm nhận dưới sự hỗ trợ một phần kinh phí của Huyện và đóng góp của các xã. Nhằm tiến tới xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trên cả nước, các vấn đề môi trường vô cùng rộng lớn và phức tạp đặc biệt trong vấn đề XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Các vấn đề liên quan đến rác thải sẽ được giải quyết khi có sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng. Sự tham gia này phải được xác định ngay từ đầu cụ thể khi họ có đủ quyền lực và kiến thức thì cộng đồng sẽ có thể góp phần quyết định những việc làm liên quan đến họ nhằm đảm bảo cho họ quyền được sống trong một môi trường trong lành, được hưởng lợi ích do môi trường đem lại.
3.2.2. Giải pháp thể chế
Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sẽ càng được giải quyết triệt để và hiệu quả hơn nếu có sự phối hợp về mặt kỹ thuật của Xí nghiệp MTĐT. Mặc dù tiềm lực kinh tế - xã hội của mỗi địa phương là có nhưng do trang trải cho nhiều nhiệm vụ nên công tác vận chuyển chất thải từ mỗi địa phương đến bãi chôn lấp chung của Thành phố vẫn cần được Nhà nước hỗ trợ. Để giảm bớt gánh nặng hơn nữa cho Nhà nước trong công tác vệ sinh môi trường cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức tập thể, cá nhân có khả năng và tiềm lực kinh tế tham gia vào công tác đấu thầu, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn Huyện.
Việc thực hiện chuyển trách nhiệm quản lý chất thải cho các xã và tư nhân hóa đòi hỏi phải thực hiện qua các bước:
Bước 1:
Mỗi xã có trách nhiệm thu phí từ những người sử dụng dịch vụ như hộ gia đình, các hộ kinh doanh, cơ quan đóng trên địa bàn xã…
Xã cùng thôn phải có trách nhiệm thu gom, vận chuyển rác thải đến điểm tập kết rác quy định.
Xí nghiệp MTĐT Huyện Thanh Trì vận chuyển rác từ các điểm tập kết rác của các thôn đến bãi chôn lấp và xử lý rác thải.
Bước 2: Huy động tham gia xã hội hóa
Cho phép các công ty tư nhân cung cấp dịch vụ quản lý chất thải rắn trên địa bàn Huyện.
Xí nghiệp MTĐT Huyện Thanh Trì sẽ được tách ra để trở thành một công ty độc lập. Xí nghiệp sẽ ký hợp đồng với từng xã, khu vực sản xuất, kinh doanh… cung cấp dịch vụ vận chuyển và xử lý chất thải. Xí nghiệp sẽ là một công ty hạch toán độc lập giảm dần sự hỗ trợ từ ngân sách của Huyện.
Bước 3:
Cho phép một số công ty tham gia thực hiện dịch vụ vận chuyển rác và xử lý chất thải. Ủy ban Huyện sẽ thành lập bộ phận quản lý để giám sát việc thực hiện của các công ty.
3.2.3. Giải pháp kinh tế
- Hỗ trợ của nhà nước: Việc thực hiện XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đòi hỏi phải huy động một nguồn vốn lớn, sự tham gia của người dân là rất cần thiết nhưng chưa đủ. Vì vậy cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia vào dưới các hình thức hỗ trợ về trang thiết bị, cho vay với mức lãi suất ưu đãi thấp…
- Huy động vốn cho công tác VSMT: Một vấn đề cơ bản để thực hiện được công tác xã hội hóa vệ sinh môi trường trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải là vốn. Nguồn vốn này được huy động tử các nguồn sau:
+ Ngân sách Nhà nước.
+ Từ các hoạt động môi trường.
+ Đóng góp của nhân dân và các cơ quan, tổ chức kinh tế, xã hội.
+ Hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.
Nên sử dụng các công cụ kinh tế nhằm khuyến khích những hành vi tích cực đối với môi trường và có những biện pháp đích đáng như xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định VSMT.
Mà công cụ kinh tế phù hợp và hiệu quả hơn cả là sử dụng ngồn xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định VSMT để gây quỹ nhằm khích lệ động viên kịp thời những cá nhân, tập thể và đặc biệt là những vệ sinh viên có những thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường.
3.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ: Giải quyết vấn đề môi trường của Nhà nước sẽ có tính đột phá nếu áp dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học và công nghệ một cách đồng bộ và hiệu quả. Bộ phận quản lý môi trường của thành phố, quận, huyện có nhiệm vụ xúc tiến hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ, xây dựng danh mục ưu tiên, huy động lao động… với các cơ quan chức năng của Nhà nước về môi trường, nhằm giải quyết vấn đề môi trường vừa có hiệu quả cao với việc áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ. Các nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Lập danh mục các vấn đề ô nhiễm môi trường ưu tiên giải quyết.
+ Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật tạo chuyển biến căn bản cho công tác môi trường. Quan tâm xây dựn các địa điểm thu gom rác chung từ các tổ dân, thôn, xóm đến phường, xã.
+ Khuyến khích, quảng bá áp dụng các kỹ thuật mới giải quyết ca vấn đề môi trường như: Năng xuất xanh, sản xuất sạch, tái chế,… Với nguyên tắc tập trung giải quyết các vấn đề ô nhiễm tại nguông phát sinh, kiểm tra tính khả thi về môi trường của các dự án mới, chú trọng khả năng tái sinh rác thải.
+ Ưu tiên các phương án gây ít ô nhiễm, sử dụng tái chế, không gây ảnh hưởng nhiều tới môi trường xung quanh.
3.4. Kiến nghị
3.4.1. Đề xuất đối với tổ chức thu phí dịch vụ vệ sinh và hợp đồng dịch vụ
3.4.1.1 Tổ chức bộ phận thu tiền chống thất thu, thất thoát
Ban chỉ đạo kết hợp với UBND các xã họp và thống nhất chỉ đạo các tổ trưởng và trưởng, phó thôn, kết hợp với nhân viên thu tiền tiến hành thu phí vệ sinh của các hộ gia đình và người dân sinh sống trong địa bàn tránh thất thu, thất thoát.
Ban chỉ đạo kết hợp với UBND xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục nhân dân chấp hành các quy định của Thành Phố và giữ gìn vệ sinh môi trường.
3.4.1.2. Bố trí lao động
Nhân viên thu phí vệ sinh là thành viên của tổ.
Nhân viên thu phí vệ sinh là người thuộc địa bàn, am hiểu địa bàn, có trình độ văn hóa, có khả năng giải thích và vận động nhân dân đóng dịch vụ vệ sinh thu rác.
Chính quyền địa phương tổ chức cho nhân viên thu phí dịch vụ vệ sinh đăng ký công khai, ra mắt họat động ở các tổ dân cư và khi đi làm nhiệm vụ phải đeo phù hiệu, có dán ảnh, số hiệu và tên.
Các lao động thực hiện công tác duy trì vệ sinh môi trường là người địa phương, địa phương sẽ có hợp đồng lao động cụ thể đối với từng lao động.
3.4.2. Nguyên tắc xác định mức thu phí
Căn cứ vào hoạt động sản xuất và hoạt động thu gom chất thải rắn hiện nay và mức thu phí vệ sinh của các địa phương và lượng rác thải của các nhóm đối tượng. Mức phí vệ sinh có thể được chia theo các nhóm sau:
Nhóm 1: Đối với các hộ không tham gia sản xuất thì vẫn duy trì mức phí là 2000đ/người/tháng.
Nhóm 2: Đối với hộ sản xuất ngành nghề truyền thống được chia làm 2 loại:
+ Đối với hộ làm thuê 10.000đ/hộ/tháng.
+ Đối với hộ làm chủ sử dụng 4 – 5 lao động mức thu là 12.000đ/hộ/tháng.
- Nhóm 3: các cơ quan, trường học, xí nghiệp, nhà máy… Tiền phí thu được tính theo lượng rác thải bình quân mỗi tháng với mức phí là: 60.000đồng/m3.
3.4.3. Mức phạt đối với các hộ sản xuất kinh doanh, các cơ sở
- Giao quyền cho xã, thôn đi xử phạt vi phạm vệ sinh môi trường theo quyết định 3090/QĐ/UB Thành phố Hà Nội và kinh phí xử phạt sẽ để lại 100% cho xã, thôn duy trì hoạt động.
- Hiện nay, địa phương chưa có một quy định nào về vệ sinh môi trường. Việc cung cấp vệ sinh môi trường kết hợp với việc đưa ra các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc tiến hành sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặc dù hiện nay chúng ta có khá nhiều các văn bản và các quy định dưới luật để xử lý các vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trường nhưng tính hiệu lực của chúng còn kém, không chỉ đối với khu ngoại thành mà ngay cả khu vực đô thị. Đó là do một số nguyên như: Việc phổ biến luật và các quy định về bảo vệ môi trường rất hạn chế, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp, mặt khác lại chưa có các biện pháp kiểm tra, xử lý hữu hiệu. Bởi vậy việc thực hiện xử phạt những quy định về bảo vệ môi trường ở địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và có thể dẫn tới những mâu thuẫn trong xã hội nếu việc thực hiện không tốt. Do đó các xã cần có những giải pháp đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cũng như khuyến khích người dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
- Các quy định vệ sinh môi trường chỉ nên mang tính giáo dục, làm căn cứ, tiêu chuẩn cho hành vi của người dân và các cơ sở sản xuất. Việc đưa ra các quy định xử phạt mang tính hành chính chỉ nên áp dụng khi người dân có những điều kiện cần thiết để đảm bảo tuân thủ những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN
Mục tiêu của xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường là giảm dần bao cấp của nhà nước và tăng sự đóng góp cũng như huy động nguồn vốn hiện có trong dân. Để đạt được mục tiêu này thì công tác quản lý, tuyên truyền giáo dục ý thức người dân trong công tác vệ sinh môi trường đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù đã có sự tham gia và đóng góp của người dân trong các mô hình cộng đồng tự quản, các đợt vệ sinh phong trào nhưng tỷ lệ này vẫn chưa cao vì vậy các nhà quản lý cần có các biện pháp để nâng cao sụ tham gia và đóng góp của người dân.
Vì thời gian thực tập còn ít và chưa có kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề của em mới chỉ đi sảu nghiên cứu về hiệu quả của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trong các mô hình cộng đồng tự quản và các đợt vệ sinh phong trào trên địa bàn huyện Thanh Trì. Nên bài viết của em cần nhiều sai sót và hoàn thiện them, em mong có sụ góp ý của cán bộ công nhân viên trong huyện Thanh Trì và thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Thu Hoa, cán bộ hướng dẫn Nguyễn Duy Thuận và toàn thể cán bộ nhân viên phòng tài nguyên - môi trường và Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình phân tích chi phí lợi ích ( Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh – 2003 ).
Giáo trình kinh tế môi trường ( Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Bộ môn Kinh Tế và Quản Lý Môi Trường ).
Tài liệu của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì.
Tài liệu của phòng Quản lý tài nguyên môi trường huyện Thanh Trì.
PHỤ LỤC
Bảng 13: Thu nhập bình quân trước và sau khi thực hiện xã hội hóa ( XHH )
công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Thanh Trì.
STT
Tên xã
Mức lương bình quân tháng
Mức lương của vệ sinh viên khi thực hiện XHH
Tỷ lệ % tăng so với mức cũ
1
Xã Tam Hiệp
400.000
600.000
1,5
2
Xã Ngũ Hiệp
Chưa có số liệu
600.000
3
Xã Ngọc Hồi
400.000
6000.000
1,5
4
Xã Liên Ninh
200.000
600.000
3
5
Xã Đông Mỹ
440.000
600.000
1,36
6
Xã Tân Triều
350.000
600.000
1,71
7
Xã Tả Thanh Oai
300.000
600.000
2
8
Xã Hữu Hòa
220.000
600.000
2,72
9
Xã Vĩnh Quỳnh
200.000
600.000
3
10
Xã Đại Áng
270.000
6000.000
2,22
11
Xã Yên Mỹ
400.000
600.000
1,5
12
Xã Duyên Hà
Chưa có số liệu
600.000
13
Xã Vạn Phúc
300.000
600.000
2
14
Xã Tứ Hiệp
300.000
600.000
2
Trung bình
315.000
600.000
2,0425
(Nguồn Xí nghiệp MTĐT huyện Thanh Trì)
Bảng 14: Năng lực xe của của Xí nghiệp MTĐT huyện Thanh Trì
STT
Loại xe
Số lượng (chiếc)
Trọng tải (tấn)
Số chuyến (1ngày)
Năng lực vận tải (tấn/ngày)
Thời gian hoạt động (giờ)
Ghi chú
1
Xe ép rác HUYNDAI 29L 4405
01
5
1,5
7,5
9
2
Xe ép rác IFA 29M 0140
01
5
1,5
7,5
9
3
Xe ép rác DAEWOO
03
12
29M 5080
1,3
15,6
10
29T 0400
1,3
15,6
10
(thuê)
29T 9950
1,3
15,6
10
(thuê)
4
Xe ép rác HINO
02
8
29N 9870
2
16
14
29N 9871
2
16
14
Tổng cộng
07
10.9
( Nguồn Xí nghiệp MTĐT huyện Thanh Trì)
MỤC LỤC
Trang
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP
Sinh viên Nguyễn Thị Thu Lan nghiên cứu chuyên đề xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải tại huyện Thanh Trì – Hà Nội là 1 nghiên cứu tiếp cận khá tốt có tính thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy được những hiệu quả cũng như những tồn tại, hạn chế trong quản rác thải. Từ đó đề xuất những biện pháp, giải pháp khắc phục giúp cho hệ thống quản lý rác thải ở Thanh Trì hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ môi trường ở huyện Thanh Trì.
Trong quá trình thực tập sinh viên đã có ý thức tự giác, chủ động với tinh thần thái độ làm việc tốt để đạt kết quả cao.
Ngày tháng năm 2008
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP
Ngày tháng năm 2008
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11161.doc