Chúng ta đã xác định được các chỉ tiêu GO, VA và IC ở chương II và việc tính toán cho thật chính xác, sát thực của các doanh nghiệp xây dựng cũng cần một khối lượng số liệu tin cậy. Việc tính toán các chỉ tiêu đó cho các doanh nghiệp xây dựng chúng ta phải dựa vào báo cáo thống kê định kỳ theo Quyết định số 01/QĐ - TCTK ngày 5/1/1995 của Tổng cục Thống kê và chế độ báo cáo hiện hành của bộ tài chính.
Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng thường phát sinh nhiều chi phí mà trong phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thường không đề cập hết được. Bên cạnh những chi phí sản xuất chính còn nhiều khoản các chi phí khác thì các doanh nghiệp thường đưa tất cả vào yếu tố chi phí khác bằng tiền, trong yếu tố đó chi phí khác bằng tiền bao gồm cả chi phí trung gian, chi tền lương cho người lao động và cả giá trị tăng thêm. Chẳng hạn, chỉ tiêu chi phí sử dụng máy bao gồm cả chi phí chung và bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí dịch vụ thuộc chi phí trung gian, chi tiền lương cho người lao động thuộc giá trị tăng thêm. Vì vậy, muốn tính được chính xác thì phải tiến hành bóc tách được các chỉ tiêu yếu tố chi phí khác bằng tiền để đưa về chỉ tiêu IC, VA mà trong đó có chứa cả chi phí trung gian và giá trị tăng thêm.
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xác định các chỉ tiêu giá tri sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h toán giá trị khối lượng xây lắp:
Được tính vào giá trị sản lượng xây lắp trong kỳ gồm có:
(i). Nguyên tắc trực tiếp có ích: Chỉ gồm những kết quả trực tiếp có ích của công tác xây lắp.
Kết quả lao động có ích của đơn vị xây lắp bao gồm những công trình, HMCT, bộ phận công trình hoặc công việc xây lắp hoàn thành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ghi trong thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công đã được bên giao thầu xác nhận hoặc nghiệm thu. Trường hợp có thay đổi hoặc bổ sung thiết kế thì phải có hợp đồng bổ sung. Những khối lượng thi công vượt thiết kế phải có sự thoả thuận của bên giao thầu.
(ii). Nguyên tắc thời điểm: Chỉ tính những thành quả của lao động sản xuất xây lắp thực hiện trong kỳ báo cáo. Không được chuyển khối lượng thực hiện kỳ này sang kỳ sau.
(iii). Nguyên tắc toàn bộ kết quả sản xuất: bao gồm giá trị khối lượng hoành thành và giá trị khối lượng dở dang trong kỳ bằng chênh lệch cuối kỳ trừ đi chênh lệch đầu kỳ.
(iv). Nguyên tắc toàn bộ giá trị sản phẩm: gồm giá trị các cấu kiện, kết cấu, nguyên liệu, kể cả giá trị cấu kiện, kết cấu, nguyên vật liệu do bên A cung cấp (nếu có), đã kết cấu nên thực thể công trình, HMCT.
(v). Giá trị sản xuất kinh doanh phụ và xây lắp phụ các ngành khác do đơn vị xây lắp thực hiện nhưng không tổ chức hạch toán riêng, không có cơ sở để bóc tách riêng được.
Không được tính vào giá trị sản lượng xây lắp trong kỳ gồm có:
(i). Những khối lượng phải phá đi làm lại do không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế do đơn vị thi công gây ra.
(ii). Khối lượng sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này.
(iii). Giá trị của bản thân máy móc thiết bị lắp đặt.
2.2.1.3. Tính toán giá trị công tác xây lắp của các công trình, hạng mục công trình đầu tư bằng vốn của dân
Các công trình hạng mục công trình được đầu tư bằng vốn của dân thường có qui mô nhỏ (nhà ở, nhà trọ, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng sản xuất kinh doanh,...). Phương thức giao nhận thầu cũng đơn giản, ví dụ như bên chủ đầu tư thanh toán khối lượng công trình cho đơn vị xây dựng theo đơn giá nhân công tổng hợp 1 m2 sàn cho công xây, một buồng/phòng cho công tác lắp đặt thiết bị điện dân dụng hoặc thiết bị vệ sinh; hoặc đôi khi cũng có thể là hình thức chìa khoá trao tay. Khối lượng công việc thường được xác định theo dạng khái toán, sơ bộ. Phương thức cung ứng vật tư cũng rất đa dạng: có thể do bên chủ đầu tư cung cấp toàn bộ hoặc những loại vật tư chủ yếu, hoặc chủ đầu tư giao khoán cho đơn vị xây dựng mua toàn bộ...
Việc xác định khối lượng giá trị khối lượng công tác xây lắp cho những công trình, hạng mục công trình đầu tư bằng vốn của dân tuỳ thuộc vào phương thức giao-nhận thầu xây lắp. Cụ thể như sau:
- Với công trình làm theo hình thức “chìa khoá trao tay”,cách tính giá trị công tác xây lắp giống như trường hợp công trình/HMCT được đầu tư bằng vốn Nhà nước hoặc vốn doanh nghiệp.
- Đối với các công trình nhận làm theo hình thức ‘đơn giá nhân công tổng hợp’, giá trị công tác xây lắp là toàn bộ số tiền thu của chủ đầu tư về tiền công và tiền nguyên vật liệu, thành phẩm, cấu kiện (cửa, vật trang trí kiến trúc...), thiết bị sản xuất hoặc thiết bị dân dụng gắn với công trình (vệ sinh, bếp, thiết bị điện chiếu sáng, thông gió, điều hoà...) do chủ đầu tư tự mua hoặc do chủ đầu tư uỷ nhiệm cho đơn vị mua đối với công trình/HMCT hoàn thành trong kỳ. Riêng phần chên lệch khối lượng dở dang trong kỳ do qui mô của các công trình này nói chung không lớn nên để đơn giản cho việc thu thập thông tín và tính toán chúng ta không tính phần này.
2.2.2. Giá trị công tác sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc
Các hoạt động sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc bao hàm những công việc xây dựng nhằm phục hồi hình dạng ban đầu, duy trì tuổi thọ của công trình và nâng cao chất lượng phụ vụ của công trình, ví dụ như: quét vôi, quét sơn tường, sơn cửa, sửa cửa, thay dầm hoặc kết cấu chịu lực, thay ngói lợp, lát nền, ốp tường, xây lại tường bị lún... Sửa chữa lớn nhà cửa vật kiến trúc không làm thay đổi lớn về kết cấu chính của công trình, không là năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình. Sửa chữa lớn nhà cửa vật kiến trúc cũng không bao gồm các công việc sửa chữa nhỏ như đảo ngói, trát vá víu những chỗ trần, tường, hè nứt... nếu những công việc này được làm riêng biệt không bao gồm trong quá trình sửa chữa lớn.
Để đơn giản, giá trị công tác sửa chữa lớn nhà cửa vật kiến trúc mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ được xác định là doanh thu về công tác sửa chữa lớn nhà cửa vật kiến trúc, không bao gồm giá trị dở dang cuối kỳ trừ đầu kỳ.
2.2.3. Doanh thu cho thuê thiết bị, máy móc thi công có người điều khiển đi kèm
Doanh thu cho thuê xe máy thi công có người điều khiển đi kèm là khoản tiền doanh nghiệp thu được thông qua việc cho các doanh nghiệp xây lắp khác thuê các phương tiện, xe máy thi công có công nhân điều khiển đi kèm.
Nếu hợp đồng cho thuê xe máy thi công có người điều khiển đi kèm kéo dài trong nhiều năm thì phải phân bổ tổng số tiền này cho số năm tương ứng.
2.2.4. Giá trị phế liệu, phế phẩm do thi công tạo ra.
Đây là khoản tiền thu được do bán phế liệu, phế phẩm tạo ra trong quá trình thi công xây lắp.
3. Giá trị KSTK-QHXD.
Giá trị sản xuất khảo sát thiết kế - Qui hoạch xây dựng bao gồm giá trị sản xuất của:
(1). Công tác khảo sát thiết kế (thiết kế công nghệ và thiết kế xây dựng) gồm: thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, và giám sát tác giả;
(2). Công tác qui hoạch xây dựng chi tiết gắn liền với công trình xây dựng.
(3). Hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng gồm: lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi hoặc báo cáo đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm định tổng dự toán; lập hồ sơ mời thầu xây lắp và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp; lập hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị; giám sát thi công xây dựng; giám sát lắp đặt thiết bị; làm chủ nhiệm điều hành dự án cho chủ đầu tư.
và còn có thể bao gồm:
(4). Doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị khảo sát thiết kế có người điều khiển đi kèm
(5). Giá trị bán các phế liệu, phế phẩm do quá trình khảo thiết kế, qui hoạch xây dựng tạo ra.
Hoạt động khảo sát thiết kế, qui hoạch xây dựng ở đây không bao gồm:
- Lập các dự án qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cả nước, vùng liên tỉnh; vùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Lập các dự án phát triển ngành, bao gồm cả qui hoạch hệ thống các khu công nghiệp, qui hoạch sử dụng đất đai; Lập các dự án qui hoạch xây dựng gồm: qui hoạch xây dựng vùng, qui hoạch chung xây dựng đô thị và nông thôn, qui hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị – nông thôn và qui hoạch chuyên ngành (hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước, thông tin liên lạc...)
Về cách tính cũng tượng tự như đối với giá trị sản xuất xây lắp, tức là
Giá trị sản xuất KSTK-QHXD
=
Giá trị công tác KSTK-QHXD
Giá trị công tác tư vấn đầu tư và xây dựng
+
doanh thu cho thuê TB, MM có người điều khiển đi kèm
+
Giá trị phế liệu, phế phẩm do KSTK-QHXD tạo ra
+
Trong đó:
=
Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm KSTK-QHXD trong kỳ
+
Giá trị khối lượng KSTK-QHXD dở dang cuối kỳ
-
Giá trị khối lượng KSTK-QHXD dở dang đầu kỳ
Giá trị công tác KSTK-QHXD
4. Các thành phần của giá thành và giá trị dự toán xây lắp.
4.1. Chi phí vật liệu trực tiếp:
Là những chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp như: gạch, gỗ, cát, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép, tấm xi măng đúc sẵn, vì kèo,... Cần chú ý là vật liệu trực tiếp bao gồm cả
phần vật liệu do bên giao thầu cung cấp cho đơn vị và đã kết cấu vào khối lượng thực hiện trong kỳ.
4.2. Chi phí nhân công trực tiếp:
Là khoản tiền lương, tiền công phải trả cho số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài.
4.3. Chi phí sử dụng máy thi công:
Là toàn bộ chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phí khác có liên quan đến quá trình sử dụng xe máy thi công (XMTC) cho các công trình xây lắp. Chi phí sử dụng máy thi công có thể bao gồm các chi phí theo yếu tố như sau:
- Chi phí vật liệu: là chi phí về nhiên liệu như xăng, dầu, mỡ liên quan đến hoạt động của XMTC;
- Chi phí nhân công: là các khoản chi phí về tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển XMTC, phục vụ máy thi công như: vận chuyển, cung cấp nhiên liệu, vật liệu,... cho XMTC;
- Chi phí dụng cụ sản xuất: là chi phí cho các công cụ, dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động của XMTC;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là chi phí thuê ngoài sửa chữa XMTC, bảo hiểm XMTC, chi phí điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ,...;
Chi phí sử dụng máy thi công thường được chia thành hai loại: chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời;
- Chi phí thường xuyên: Là những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng XMTC được tính thẳng vào giá thành của ca máy như: tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển hay phục vụ XMTC; chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu khác dùng cho XMTC; khấu hao cơ bản và sửa chữa thường xuyên xe máy thi công; tiền thuê XMTC...;
- Chi phí tạm thời là những chi phí phải phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy móc thi công như: chi phí tháo, lắp thử máy, vận chuyển máy thi công đến công trường và di chuyển máy thi công trong quá trình sử dụng ở công trường; chi phí về xây dựng hay tháo dỡ những công trình tạm thời loại nhỏ như lều, lán,... phục vụ cho việc sử dụng XMTC. Những chi phí này có thể phân bổ dần hoặc tính trước theo kế hoạch cho nhiều kỳ khác nhau.
4.4. Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp:
Là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội thi công xây lắp và ở các công trường xây dựng. Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí tổng hợp bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau và đều có mối quan hệ gián tiếp với các đối tượng xây lắp. Chi phí sản xuất chung có thể bao gồm các chi phí theo yếu tố như sau:
Chi phí nhân viên phân xưởng: là chi phí về tiền lương, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp; khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ % qui định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng xe máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của doanh nghiệp);
Chi phí vật liệu: là chi phí vật liệu dùng cho đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời;
Chi phí dụng cụ sản xuất: là chi phí cho các công cụ, dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động quản lý của đội xây dựng;
Chi phí khấu hao TSCĐ: là chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng;
Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của đội xây dựng như: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại; các khoản chi mua và sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại,… không thuộc TSCĐ được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí của đội, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ;
Chi phí bằng tiền khác: là các chi phí bằng tiền mặt ngoài các khoản chi phí kể trên phục vụ cho hoạt động của đội xây dựng, khoản chi cho lao động nữ.
Chi phí sản xuất chung được chia thành hai loại: chi phí trong định mức và chi phí ngoài định mức.
Chi phí trong định mức: là các chi phí về quản lý hành chính ở công trường như: tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng; BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ 19% trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp (thuộc biên chế của doanh nghiệp) và nhân viên quản lý đội; tiền công tác phí, giao thông phí, hành chính phí; chi phí bảo vệ công trường, phòng chống bão lụt, chi phí sửa chữa doanh trại, đường sá,…
Chi phí ngoài định mức: gồm các khoản chi về tiền phạt do vi phạm hợp đồng, thiếu hụt vật tư vượt định mức và các khoản thiệt hại khác do chủ quan đơn vị gây ra.
Mối quan hệ giữa các yếu tố của kết quả sản xuất kinh doanh xây lắp có thể được biểu diễn qua hai công thức sau:
Lãi/lợi nhuận gộp bàn giao công trình
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế (chưa có VAT)
Giá thành thực tế xây lắp (G)
-
=
Lãi/lợi nhuận thuần về bàn giao công trình
Lãi/lợi nhuận gộp bàn giao công trình
-
=
Chi phí bán hàng (tiêu thụ)
Chi phí quản lý doanh nghiệp
-
4.5. Chi phí bán hàng tiêu thụ:
Là những chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm xây, lắp, và các sản phẩm khác (cấu kiện, panel…), hàng hoá, dịch vụ, lao vụ. Chi phí này bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng hàng bán, chi phí bảo hành công trình xây dựng,… Chi phí bán hàng chung có thể bao gồm các chi phí theo yếu tố như sau:
- Chi phí nhân viên: là các khoản phải trả cho nhân viên trong quá trình tiêu thụ các sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn,…;
- Chi phí vật liệu bao bì: là các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp;
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng: là chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp;
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng;
- Chi phí bảo hành: là chi phí về lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp, bao gồm chi phí điện, nước mua ngoài, điện thoại, fax,… phải trả bưu điện, thuê ngoài chữa TSCĐ có giá trị không lớn, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng;
- Chi phí bằng tiền khác: là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp ngoài các chi phí đã kể trên, khoản chi cho lao động nữ.
4.6. Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Là những chi phí quản lý chung của doanh nghiệp xây lắp gồm những chi phí về lương cán bộ nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp; BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; khoản thu trên vốn; thuế đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng nợ phải thu khó đòi; dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp có thể bao gồm các chi phí theo yếu tố như sau:
- Chi phí nhân viên quản lý: là các khoản phải trả cho lương của cán bộ và nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (lương chính, lương phụ, phụ cấp lương,…), BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí vật liệu quản lý: là chi phí cho các vật liệu sản xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như giấy, bút, mực,…, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa các TSCĐ, công cụ, dụng cụ của bộ phận quản lý doanh nghiệp,…;
- Chi phí đồ dùng văn phòng: là chi phí cho dụng cụ, đồ dùng văn phòng sử dụng trong công tác quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp;
- Thuế, phí và lệ phí: là các chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, thu trên vốn, thuế nhà đất,…, và các khoản phí, lệ phí khác;
- Chi phí dự phòng: là các khoản chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho văn phòng doanh nghiệp gồm: các khoản chi mua và sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại,… không thuộc TSCĐ được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ; chi điện, nước mua ngoài; chi trả dịch vụ bưu điện (điện thoại, fax,…); chi bảo hiểm tài sản, cháy, nổ,…;
Chi phí bằng tiền khác: là các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp xây lắp ngoài các chi phí kể trên như: chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,…
5. Nguồn thông tin để tính giá trị sản xuất xây lắp.
Trên cơ sở phương pháp tính trên, căn cứ vào từng loại hình kinh tế tạo ra công trình, hạng mục công trình mà có nguồn thu thập số liệu để tính giá trị sản xuất. Cụ thể:
5.1. Đối với các doanh nghiệp xây lắp và sửa chữa lớn nhận thầu và các doanh nghiệp chuyên thi công cơ giới phục vụ cho xây dựng. Đối với các doanh nghiệp này cần chú ý:
Doanh thu sản xuất chính là doanh thu về xây dựng, lắp đặt, sữa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc, tuỳ theo nhiệm vụ chính của đơn vị. Số liệu sẽ được lấy trong biểu “kết quả sản xuất - kinh doanh” trong hệ thống báo cáo quyêt toán ban hành theo Quyết định số 1141/TC – CĐKT của Bộ Tài chính.
Có một số đơn vị( chủ yếu thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh) thực hiện thi công mang tính chất thi công, trong đó toàn bộ hoặc một phần nguyên, vật liệu do chủ đầu tư bảo đảm đưa đến chân công trình, đơn vị nhận thầu chỉ thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư . Doanh thu của đơn vị chưa bao gồm giá trị nguyên, vật liệu trên. Trong trường hợp này, cần phải thông qua chủ đầu tư hoặc qua định mức được thoả thuận tính bổ sung phần giá trị nguyên, vật liệu trên vào doanh thu cho đủ giá trị của công trình.
Chỉ tiêu số dư đầu kỳ và cuối kỳ về sản phẩm dở dang, chi phí về xây lắp và sửa chữa lớn dở dang bao gồm cả giá trị các công trình đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho chủ đầu tư, chưa thanh toán hoặc các khoản thanh toán, còn để ở tài khoản tạm ứng chưa ghi vào doanh thu, nhưng không bao gồm các khoản đã thanh toán với chủ đầu tư, đã ghi vào doanh thu nhưng chủ đầu tư chưa đủ kinh phí để trả, còn ghi ở tài khoản các khoản phải thu. Nguồn thông tin để tính vào chỉ tiêu này lấy trong biểu 01- DN(bảng cân đối kế toán) ban hành theo Quyết định 1141/TC/QĐ- CĐKT của Bộ Tài chính.
Đối với các doanh nghiệp ngoài thành phần kinh tế nhà nước về nguyên tắc phải thực hiện chế độ hạch toán và báo cáo quyết toán theo Quyết định 1141/TC/QĐ- CĐKT của Bộ Tài chính; tức là nội dung , nguồn thông tin của chỉ tiêu giá trị sản xuất giống như đối với các doanh nghiệp nhà nước.
5.2. Phần sản xuất và sữa chữa lớn tự làm:
Đây là hình thức xây dựng và sữa chữa lớn đặc biệt, có thể xảy ra ở mọi ngành, mọi thành phàn kinh tế và các tầng lớp dân cư, nhưng nó không thường xuyên, nên không có đơn vị ổn định.
Xây dựng và sữa chữa lớn tự làm là hoạt động sản xuất dGO các chủ đầu tư tự tổ chức để thực hiện vốn đầu tư xây lắp và sửa chữa lớn của đơn vị mình theo hình thức thanh toán theo chi phí thực tế, với lực lượng thi công của chính chủ đầu tư hoặc thuê lao động cá thể do chủ đầu tư trực tiếp quản lý và trả công lao động.
Đối với thành phàn kinh tế nhà nước(không kể phàn xây dựng của xã, phường) thì số liệu lấy trong báo cáo chi phí về xây lắp và sửa chữa lớn tự làm của thống kê xây dựng cơ bản.
Đối với phần xây dựng tự làm của xã, phường: về mặt sở hữu, đây cũng là một bộ phận thuộc tành phần kinh tế nhà nước nhưng do vốn dùng vào xây dựng của xã, phường được huy động từ nhiều nguồn như từ ngân sách nhà nước cấp, từ nguồn thu thường xuyên của xã, phường, huy động từ dân cư… do đó việc tính trực tiếp Giá trị sản xuất của phần này là rất khó khăn và phức tạp. Để tính được đúng và đủ thì cần phải tiến hành điều tra chọn mẫu một số xã, phường để tính Giá trị sản xuất của xã, phường chọn mẫu, sau đó suy rộng cho toàn bộ các xã, phường trên địa bàn.
5.3. Đối với xây dựng tự làm của các tổ chức thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Để có được nguồn thông tin của thành phần xây dựng này cần tiến hành điều tra chọn mẫu từ 3- 5% số hợp tác xã nông nghiệp và từ 5- 10% số tổ chức kinh tế – xã hội ngoài kinh tế nhà nước khác(theo biểu mẫu kèm theo), sau đó suy rộng theo số xã viên, hộ xã viên hoặc thành viên của từng loại hợp tác xã hoặc kinh tế – xã hội khác.
6. Chi phí trung gian.
6.1 Khái niệm.
Chi phí trung gian là một bộ phân của chi phí sản xuất nói chung, nó được cấu thành trong giá trị sản phẩm và được thể hiện dưới dạng vật chất như nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng… và dưới dạng dịch vụ phục vụ sản xuất là các chi phí.
Nội dung chi phí trung gian trong xây dựng gồm 2 phần:
- Chi phí vật chất gồm:
+ Chi phí về nguyên vật liệu chính, và phụ (gồm cả các cấu kiện bê tông đúc sẵn) đã dùng cho xây lắp và sửa chữa lớn.
+ Chi phí về nhiên liệu, gồm cả nhiên liệu dùng cho máy móc thi công và dùng cho các phương tiện quản lý.
+ Chi phí về động lực dưới nhiều hình thái khác nhau, trong đó chủ yếu là điện dùng cho sản xuất và quản lý.
- Chi phí về dịch vụ thuê ngoài gồm:
+ Chi phí về vận tải, bưu điện, phục vụ sản xuất, không kể phần đã tính vào giá trị nguyên, nhiên, vật liệu.
+ Chi phí về dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá, khoa học, phục vụ sản xuất và đời sống của đơn vị đã hạch toán vào giá thành và chi phí sản xuất.
+ Chi phí về dịch vụ sửa chữa thường xuyên thiết bị, máy móc và phương tiện quản lý.
+ Chi phí thuê các máy móc, thiết bị và các phương tiện phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất của đơn vị.
+ Các chi phí về dịch vụ khác đơn vị đã phải trả và đã hạch toán vào chi phí sản xuất.
6.2. Nguồn thông tin để tính chi phí trung gian.
- Đối với các doanh nghiệp xây lắp và sửa chữa lớn bao thầu thuộc các thành phần kinh tế:
Dựa vào báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố của doanh nghiệp hàng năm và tài liệu điều tra SNA năm 1997 để tính.
Nội dung biểu chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố như sau:
- Nguyên liệu, vật liệu.
(2) Nhiên liệu, động lực.
(3) Chi phí nhân công.
(4) Chi phí khấu hao tài sản cố định.
(5) Chi phí dịch vụ mua ngoài.
(6) Chi phí bằng tiền khác.
Trong các yếu tố trên:
- Yếu tố nguyên liệu, vật liệu gồm cả nguyên, vật liệu chính, phụ, bán thành phẩm mua ngoài và yếu tố nhiên liệu, động lực 100% là chi phí vật chất. Trường hợp tiền công trả cho người lao động của đơn vị trực tiếp bốc vác nguyên, vật liệu đã tính vào giá thành vật liệu thì phải trừ khỏi yếu tố này và đưa về yếu tố 3 (chi phí nhân công).
- Các yếu tố chi phí nhân công và khấu hao TSCĐ 100% thuộc giá trị tăng thêm.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 100% là chi phí dịch vụ trong chi phí trung gian.
- Các chi phí bằng tiền khác: Yừu tố này thường có lẫn cả 3 nội dung là chi phí trung gian(chi phí vật chất, chi phí dịch vụ), thu nhập của người sản xuất và giá trị tăng thêm khác.
Để bóc tách yếu tố này, trong khi tính chi phí trung gian và giá trị tăng thêm hàng năm, cần dựa vào tỉ lệ đã được xác định qua kết quả điều tra SNA năm 1997.
Tỉ lệ này sẽ được sử dụng để tính cho một số năm, khi chưa có điều kiện điều tra lại hoặc điều tra bổ sung để chỉnh lý.
Trong thực tế đến thời điểm báo cáo có những đơn vị chưa làm(hoặc không làm được ) báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố. Vì vậy quy trình tính cần phải theo các bước sau:
+ Tính giá trị sản xuất của các đơn vị có báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố của từng thành phần kinh tế.
+ Tổng hợp báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố của từng thành phần kinh tế đó.
+ Dùng tỉ lệ đã được xác định thông qua điều tra năm 1997 để tách yếu tố chi phí bằng tiền khác ra ba phần: Chi phí vật chất, chi phí dịch vụ ; thu nhập của người sản xuất và giá trị tăng thêm khác.
+ Tổng hợp chi phí trung gian của các đơn vị có báo cáo theo từng thành phần kinh tế.
+ Tính tỉ lệ % chi phí trung gian so với giá trị sản xuất của các đơn vị có báo cáo chi phí sản xuất theo từng thành phần kinh tế.
+ Tính giá trị sản xuất toàn bộ hoạt động xây lắp và sửa chữa lớn bao thầu trên địa bàn theo từng thành phần kinh tế (Nhà nước, hợp tác, tư nhân, hỗn hợp).
+ Dùng tỉ lệ % chi phí trung gian so với giá trị sản xuất đã tính được từ các đơn vị có báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố trên nhân (´) với giá trị sản xuất của toàn bộ hoạt động xây lắp và sửa chữa lớn bao thầu trên địa bàn theo thành phần kinh tế, ta được chi phí trung gian của từng thành phần kinh tế
6.3. Đối với hoạt động xây lắp và sửa chữa lớn tự làm:
- Xây dựng và sửa chữa lớn tự làm của các đơn vị thuộc kinh tế nhà nước (không kể phần xây dựng và sửa chữa lớn tự làm của xã, phường):
Nội dung chi phí trung gian, nguồn thông tin và phương pháp tính giống như đối với doanh nghiệp nhà nước, nhưng là đơn vị xây lắp tự làm nên không phải nộp thuế và không hạch toán lợi tức kinh doanh do đó giá trị sản xuất quy ước bằng tổng chi phí sản xuất thực tế thực hiện trong năm. Vì vậy, phải xác định tỉ lệ chi phí trung gian so với tổng chi phí sản xuất của những đơn vị có báo cáo để ước tính cho các đơn vị không có báo cáo chi phí chi tiết. Trong trường hợp đặc biệt, phải dựa vào tỉ lệ chi phí trung gian của các doanh nghiệp nhà nước để tính(cũng chỉ tính tỉ lệ chi phí trung gian so với tổng chi phí sản xuất ).
- Xây dựng tự làm của xã, phường:
Nội dung của chi phí trung gian cũng bao gồm:
+ Chi phí vật chất:
+ Nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực mua ngoài.
+ Trị giá các loại nguyên, vật liệu chính, phụ đã dùng vào xây lắp, nhưng không phải mua ngoài mà sử dụng nguyên, vật liệu do tự sản xuất, thu hồi từ các loại công sản cũ, nhân dân đóng góp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê máy móc, thiết bị, phương tiện dùng vào xây dựng và sửa chữa lớn, thuê sửa chữa thiết bị, dụng cụ dùng cho xây dựng và các dịch vụ khác đã tính vào chi phí xây dựng và sửa chữa tự làm của xã, phường.
Nguồn thông tin: Dựa vào tài liệu điều tra chọn mẫu về xây dựng và sửa chữa lớn tự làm của xã, phường để tính theo phương pháp sau:
Chi phí trung gian về XD và SCL tự làm của xã(phường)
=
Giá trị sản xuất XD và SCL tự làm của xã(phường)
´
Chi phí trung gian về XD và SCL tự làm của xã(phường) điều tra
Giá trị sản xuất về XD và SCL tự làm của xã(phường) điều tra
ắắắắắắắắắắắắắ
6.4. Xây dựng cơ bản tự làm của các loại hợp tác xã và tổ chức kinh tế- xã hội không thuộc thành phần kinh tế nhà nước khác:
Nội dung chi phí trung gian gồm:
- Chi phí vật chất:
+ Nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, động lực mua ngoài.
+ Giá trị nguyên, vật liệu do thành viên của đơn vị đóng góp bằng hiện vật theo nghĩa vụ hoặc tự nguyện quy ra tiền theo giá bình quân trên thị trường trong thời gian xây dựng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê máy móc, thiết bị và phương tiện dùng cho xây dựng, thuê các đơn vị có hạch toán kinh tế, thiết kế và các dịch vụ thuê ngoài khác.
Nguồn thông tin: Dựa vào tài liệu điều tra tỉ lệ % chi phí trung gian so với giá trị sản xuất của các đơn vị điều tra chọn mẫu, theo từng ngành và từng thành phần kinh tế để tính suy rộng theo phương pháp đã giới thiệu trong phần xây dựng tự làm của xã, phường.
Chi phí trung gian về XD tự làm của HTX nông nghiệp
=
Giá trị sản xuất về XD tự làm của các HTX nông nghiệp trên địa bàn
´
Tỉ lệ % chi phí trung gian so với Giá trị sản xuất của các HTX nông nghiệp đã điều tra về XD tự làm
Ví dụ:
Cũng tính tương tự như vậy cho các hợp tác xã phi nông nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ chức, tư nhân khác v.v…
6.5. Xây dựng tự làm của hộ gia đình dân cư thành thị và nông thôn:
Nội dung của chi phí trung gian là:
- Chi phí vật chất gồm:
+ Chi phí mua nguyên, vật liệu chính và phụ đã dùng cho xây dựng và sửa chữa lớn.
+ Giá trị nguyên, vật liệu tự sản xuất theo giá bình quân thị trường trên địa bàn vào thời kỳ xây dựng hoặc sửa chữa.
+ Giá trị nguyên, vật liệu từ các nguồn không phải mua khác đã dùng vào xây dựng, tính theo giá bình quân trên thị trường.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Nguồn thông tin: Dựa vào tài liệu điều tra về tỉ lệ % chi phí trung gian so với giá trị sản xuất của các hộ điều tra, sau đó suy rộng cho toàn bộ theo phương pháp sau:
Chi phí trung gian về XD tự làm của hộ nông thôn
=
Giá trị sản xuất về XD tự làm của hộ nông thôn
´
Tỉ lệ % chi phí trung gian so với giá trị sản xuất về XD tự làm của các hộ nông thôn đã điều tra
Cũng tính tương tự như trên cho các hộ gia đình ở thành thị.
7. Giá trị tăng thêm.
7.1. Khái niệm:
Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất sau khi trừ đi phần chi phí trung gian.
Nói chung, giá trị tăng thêm của các ngành và thành phần kinh tế đều gồm 5 yếu tố sau:
(1)Thu của người sản xuất
(2) Thuế sản xuất
(3) Khấu hao tài sản cố định
(4) Giá trị thặng dư
(5) Thu nhập hỗn hợp.
Tuy nhiên do thực tế hạch toán và nguồn thông tin của các loại hình xây lắp bao thầu, xây lắp tự làm của các thành phần kinh tế có những đặc điểm khác nhau, nên khi tính cần vận dụng cụ thể cho các loại hình xây dựng và các thành phần kinh tế.
7.2. Nguồn thông tin và phương pháp tính.
Đối với các doanh nghiệp xây lắp và sửa chữa lớn bao thầu thuộc thành phần kinh tế nhà nước.
- Thu của người sản xuất là toàn bộ lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các khoản tiền thưởng từ kết quả sản xuất, các khoản trả công lao động khác chưa tính vào tiền lương của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, đã tính vào chi phí sản xuất của đơn vị.
Nội dung về thu của người sản xuất được thể hiện trong yếu tố nhân công và các khoản thu nhập khác , trong yếu tố chi phí bằng tiền khác của phụ biểu chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố của đơn vị xây lắp.
- Thuế sản xuất là thuế doanh thu phải nộp theo tỉ lệ doanh thu thực tế đã thực hiện trong năm. Ngoài ra, thuế sản xuất còn bao gồm cả thuế vốn, thuế đất, tài nguyên và các khoản lệ phí khác coi như thuế đã hạch toán trong yếu tố chi phí bằng tiền khác.
Nguồn thông tin: Căn cứ vào các báo cáo khoản thanh toán với ngân sách để ghi( phần phải nộp trong năm). Nếu đơn vị có sản xuất phụ không hạch toán riêng, đã tính vào giá trị sản xuất chính của đơn vị sản xuất, cần cộng thêm cả thuế doanh thu của hoạt động sản xuất này.
- Khấu hao tài sản cố định là toàn bộ khấu hao cơ bản và khấu hao sữa chữa lớn tài sản cố định dùng cho sản xuất đã trích và hạch toán vào chi phí sản xuất trong năm. Số liệu này lấy toàn bộ phần khấu hao trong chi phí sản xuất theo yếu tố.
- Giá trị thặng dư là lợi tức trước khi nộp thuế lợi tức của doanh nghiệp về sản xuất, kinh doanh, lợi tức trả tiền vây, lợi tức trả tiền liên doanh, góp cổ phần, đóng góp theo cấp trên…
Nguồn thông tin: Căn cứ vào lợi tức trả tiền vay, nộp thuế lợi tức, các khoản nộp cho cấp trên, phân chia lợi tức kinh doanh cho các đơn vị liên doanh góp cổ phần để tính toán và tổng hơp.
Giá trị thặng dư
=
Giá trị sản xuất
Chi phí trung gian
-
Thu của người sản xuất
-
Thuế sản xuất
-
Khấu hao tài sản cố định
-
Trường hợp chưa có đủ thông tin để tính chi tiết, giá trị thặng dư được tính toán theo phương pháp sau:
Đối với các doanh nghiệp xây lắp và sửa chữa lớn bao thầu thuộc các thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước khác:
Nội dung, phương pháp tính Giá trị tăng thêm giống mhư đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, trong thực tế ta không thể thu được đầy đủ các báo cáo quyết toán, do đó giá trị tăng thêm được tính như sau:
Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian
Để phân tích Giá trị tăng thêm theo các yếu tố , căn cứ vào tỉ lệ của các đơn vị có báo cáo chi tiết hoặc tỉ lệ trong điều tra chọn mẫu về Tài sản quốc gia năm 1997 để tính cho từng thành phần kinh tế rồi tổng hợp cho toàn bộ.
c. Xây dựng và sửa chữa lớn tự làm của xã, phường:
Do đặc điểm của xây dựng cơ bản tự làm là tự tổ chức xây dựng để sử dụng, không phải nộp thuế, không hạch toán lỗ lãi, không có tài sản cố định, nên Giá trị tăng thêm của xây dựng và sửa chữa lớn tự làm chỉ còn phần thu của người sản xuất với 3 nội dung sau:
- Tiền công trả cho những người lao động thuê ngoài để làm các công trình xây dựng và sửa chữa lớn tự làm của xã, phường.
- Tiền công lao động, tiền bồi dưỡng hoặc giá trị công lao động của cán bộ chuyên trách quản lý, theo dõi thi công các công trình xây dựng và sửa chữa lớn tự làm của xã, phường.
- Trị giá công lao động( theo giá thị trường) do nhân dân đóng góp theo nghĩa vụ hoặc tự nguyện để làm các công trình xây dựng và sửa chữa lớn của xã, phường.
Xây dựng cơ bản tự làm của tổ chức kinh tế hợp tác:
Giá trị tăng thêm của phần này cũng có nội dung như xây dựng cơ bản tự làm của xã, phường.
e. Xây dựng cơ bản tự làm của hộ gia đình dân cư :
Nội dung Giá trị tăng thêm bao gồm các yếu tố:
- Thu của người sản xuất như: Tiền công trả cho người lao động xây dựng, kể cả công khoán hoặc công theo ngày. Nếu theo thoả thuận chủ đầu tư phải nuôi cơm thợ thì phải tính cả chi phí ăn uống của họ.
- Giá trị công lao động của chủ đầu tư và giá trị ngày công do bà con xóm làng giúp đỡ bằng cách trực tiếp tham gia lao động đã tính vào giá trị sản xuất ở trên.
- Để đơn giản cho việc tính và lập báo cáo và suy rộng được Giá trị sản xuất và Chi phí trung gian như hướng dẫn ở trên, có thể tính giá trị tăng thêm như sau :
Giá trị tăng thêm trong XD & SCL tự làm
=
Giá trị sản xuất XD & SCL tự làm
-
Chi phí trung gian trong XD & SCL tự làm
Toàn bộ giá trị tăng thêm đưa vào thu của người sản xuất. Công thức trên áp dụng cho từng thành phần kinh tế như : Xây dựng và sửa chữa lớn tự làm của Nhà nước, xã, phường; các hợp tác xã nông nghiệp, phi nông nghiệp và xây dựng cơ bản tự làm của hộ gia đình dân cư.
8. Nhân tố ảnh hưởng đến việc tính toán các chỉ tiêu GO, IC và VA xây lắp của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế thị trường.
Để tính đúng và tính đủ các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng, thì trước hết phải tính thật chính xác các chỉ tiêu này trong các doanh nghiệp xây dựng của nước ta.
Hiện nay ở nước ta, các doanh nghiệp chỉ mới áp dụng Hệ thống tài khoản quốc gia nói chung và các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và chi phí tăng thêm nên việc tính toán còn mới mẻ và khó khăn. Chính vì vậy, kết quả đạt được còn rất hạn chế về chất lượng do những sai sót trong quá trình thu thập thông tin và quá trình tính toán xử lý thông tin. Trong thực tế hoạt đông sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng phát sinh nhiều chi phí mà trong phương pháp tính hiện nay đang áp dụng thì không đề cập hết được. Bên cạnh các chi phí sản xuất, nhiều chi phí không thường xuyên khác được tập hợp vào mục gọi là “ các chi phí trực tiếp khác” hay “ chi phí gián tiếp”... trong khoản này có chi phí thường xuyên tự làm hoặc thuê ngoài, vừa tự làm có lẫn các chi phí trung gian và giá trị tăng thêm. Việc tách chi phí trung gian và giá trị tăng thêm ra khỏi phần này là hết sức khó do tỷ lệ bóc tách phụ thuộc rất nhiêù vào hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng và phương pháp bóc tách rất phức tạp, nó cũng không mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mà nếu thực hiện công việc bóc tách thì hệ số bóc tách có độ tin cậy chưa cao. Chính vì vậy, việc bóc tách phần trùng nhau dù được làm hay chưa làm cũng chỉ có tính tương đối. Hiện nay báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp xây dựng còn thiếu độ chính xác do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan mang lại. Trình độ thống kê ở các doanh nghiệp xây dựng hầu hết còn non kém và chưa coi trọng công tác thống kê mà chỉ dựa vào kinh nghiệm để ước tính. Mặt khác, các doanh nghiệp xây dựng còn thiếu kinh phí cho công tác điều tra thống kê định kỳ còn rất ít. Vì vậy, số mẫu điều tra định kỳ ít, không đủ đảm bảo tính đại diện, dẫn đến kết quả thu được có độ chính xác chưa cao. Đây là nguyên nhân quan trọng và chủ yếu với chất lượng tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm của các doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, việc tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm nếu tính toán một cách đầy đủ và chính xác thì nó có vị trí quan trọng đối với các nhà quản lý kinh tế doanh nghiệp vì nó đem lại cái nhìn tổng quát nhất và chi tiết nhất với sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác thống kê, cấp kinh phí cho việc đào tạo cán bộ, tổ chức các cuộc hội thảo, truỳen kinh nghiệm qua các lớp giảng dạy, từ đó giúp cho bộ phận thống kê của các doanh nghiệp xây dựng tính chính xác và đầy đủ các chỉ tiêu có chất lượng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của các doanh nghiệp xây dựng.
Trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng tính các chỉ tiêu GO, IC và VA chính xác và đầy đủ, chỉ có các đơn vị áp dụng chế độ báo cáo thống kê định kỳ tính các chỉ tiêu này theo phương pháp đã nêu mới thu được kết quả chính xác và sát thực.
Việc tính toán các chỉ tiêu GO, IC và VA xây lắp không chính xác là do ảnh hưởng của nhân tố chủ quan và khách quan mang lại như:
Do đặc điểm phức tạp của sản xuất xây dựng, do trình độ công nghệ và tổ chức xây dựng còn thấp, trong đó có cả khó khăn về vốn và trình độ con người. Vì vậy, số liệu báo cáo thiếu độ chính xác, chưa có hệ thống thanh tra kểm soát hữu hiệu, trong cùng một doanh nghiệp, trong cùng một thời kỳ tính toán tuỳ theo mục tiêu của doanh nghiệp có nhiều báo cáo với nội dung khác nhau dẫn đến tình trạng lãi giả, lỗ thật là tương đối phổ biến ở các doanh nghiệp xây dựng.
Do tác động của đấu thầu cạnh tranh làm cho giá cả luôn luôn biến động do đó việc định ra những tỷ lệ, định mức cụ thể, chính xác cho từng yếu tố trong chi phí giá thành là không cố định, không theo định mức đưa ra của Nhà nước. Chẳng hạn như chi phí khấu hao tài sản cố định do giá đấu thầu thấp nên phải kéo dài thời hạn khấu hao trong khi các nguồn vốn vay tín dụng, đầu tư thường là trung hạn từ 3 đến 5 năm. Điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác hạch toán.
Tình trạng chậm thanh toán vốn thi công xây dựng công trình dẫn đến các chi phí lãi vay ngân hàng lớn. Mặt khác chi phí tiêu cực trong hoạt động xây dựng chiếm một tỉ trọng tương đối lớn làm cho việc phân bố chi phí và đánh gí các chỉ tiêu bị sai lệch, không còn mang ý nghĩa thực chất chính xác của chi phí giá thành.
Yếu tố thường sai lệch nhiều nhất là tình trạng giấu doanh thu báo cáo của các doanh nghiệp và thiếu sự quản lý chặt chẽ chi phí dở dang.
- Ngoài sự thay đổi liên tục của các chế độ chính sách có liên quan của Nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống thu thập số liệu, xử lý thông tin phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất , chi phí trung gian và giá tăng thêm của doanh nghiệp xây dựng.
9. Một số tồn tại trong quá trình tính GO, VA và IC.
Các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm có vai trò rất quan trọng như chúng ta đã biết và việc tính toán các chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Mặt khác, trong thực tế các doanh nghiệp xây dựng còn một số tồn tại, do đó dẫn đến việc tính toán các chỉ tiêu này còn không đầy đủ và chính xác. Những tồn tại đó là:
Số liệu báo cáo thiếu độ chính xác dẫn đến có một số doanh nghiệp thực tế bị thua lỗ nhưng trên báo cáo vânx đang phát triển và làm ăn có lãi.
Hệ thống tổ chức, thống kê, tính toán vận dụng các chỉ tiêu không đồng bộ thiếu sự chính xác và thống nhất.
Hệ thống kiểm toán và thanh tra hoạt động kém hữu hiệu.
Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chưa hài hoà.
10. Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng.
Để nâng cao chất lượng tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan của mình.
(1). Về phương pháp tính.
Hiện nay, ở nước ta các doanh nghiệp xây dựng nói chung và ngành Thống kê nói riêng đang sử dụng phương pháp tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm chưa được rõ ràng và đồng bộ. Đó là do mỗi doanh nghiệp có trong tay nguồn số liệu khác nhau nên dẫn đến phương pháp tính cũng khác nhau. Mặt khác, các phương pháp tính đó còn tồn tại những nhược điểm là chưa phản ánh đầy đủ và chính xác giá trị thực tế của các chỉ tiêu GO, IC và VA. Nên điều cần thiết hiện giờ là Tổng cục Thống kê phải nghiên cứu và đưa ra phương pháp tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm phản ánh một cách đúng đắn và đầy đủ.
(2). Về vấn đề tổ chức thu thập thông tin.
Để tính đúng và tính đủ các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm thì nguồn thông tin về số liệu cần phải tin cậy và chính xác. Điều này thì hiện nay các doanh nghiệp xây dựng chưa thật sự quan tâm tới công tác thống kê định kỳ, chưa thấy được vai trò quan trọng như thế nào đối với việc quản lý doanh nghiệp và với việc quản lý vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy, các doanh nghiệp xây dựng cần phải thật sự quan tâm tới công tác thống kê định kỳ, đầu tư kinh phí vào công tác này, cần đưa kinh phí vào công việc đào tạo nhân viên về kiến thức thống kê, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về việc thu thập thống kê và báo cáo tài chính; báo cáo thống kê định kỳ... cho các cơ quan nhà nước. Về Tổng cục Thống kê cần phải quan tâm tới công việc thống kê của các doanh nghiệp xây dựng hơn nữa, cần cử người tới doanh nghiệp để phổ biến, tuyên truyền về cách thu thập thông tin và phương pháp tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm, mở thêm các cuộc họp, hội thảo với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để tăng thêm sự thống nhất với nhau. Cần phải đưa thêm ra các quy đinh hữu hiệu nhằm có được nguồn số liệu thật đầy đủ và chính xác.
(3). Về công tác thống kê - tổng hợp báo cáo.
Trong điều kiện kinh tế thị trường diễn biến phức tạp nhưng công tác thống kê - tổng hợp báo cáo thời gian vừa qua trong phạm vi các doanh nghiệp xây dựng thực hiện chưa nghiêm đặc biệt là báo cáo tác nghiệp hàng ngày, báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng và năm. Nội dung các báo cáo thường sơ sài, các số liệu chưa phản ánh đúng thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn chạy theo thành tích của các đợt thi đua cho nên lãnh đạo chỉ huy các cấp không có điều kiện đánh giá phân tích tình hình một cách khách quan để có các biện pháp chỉ đạo một cách sát thực và hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới lãnh đạo và chỉ huy các cấp cần quan tâm hơn nữa trong tổ chức thực hiện công tác báo cáo thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lên cơ quan cấp trên một cách trung thực chính xác và kịp thời.
Chương III
Minh hoạ việc tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian(IC) và giá trị tăng thêm(VA)
Chúng ta đã xác định được các chỉ tiêu GO, VA và IC ở chương II và việc tính toán cho thật chính xác, sát thực của các doanh nghiệp xây dựng cũng cần một khối lượng số liệu tin cậy. Việc tính toán các chỉ tiêu đó cho các doanh nghiệp xây dựng chúng ta phải dựa vào báo cáo thống kê định kỳ theo Quyết định số 01/QĐ - TCTK ngày 5/1/1995 của Tổng cục Thống kê và chế độ báo cáo hiện hành của bộ tài chính.
Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng thường phát sinh nhiều chi phí mà trong phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thường không đề cập hết được. Bên cạnh những chi phí sản xuất chính còn nhiều khoản các chi phí khác thì các doanh nghiệp thường đưa tất cả vào yếu tố chi phí khác bằng tiền, trong yếu tố đó chi phí khác bằng tiền bao gồm cả chi phí trung gian, chi tền lương cho người lao động và cả giá trị tăng thêm. Chẳng hạn, chỉ tiêu chi phí sử dụng máy bao gồm cả chi phí chung và bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí dịch vụ thuộc chi phí trung gian, chi tiền lương cho người lao động thuộc giá trị tăng thêm. Vì vậy, muốn tính được chính xác thì phải tiến hành bóc tách được các chỉ tiêu yếu tố chi phí khác bằng tiền để đưa về chỉ tiêu IC, VA mà trong đó có chứa cả chi phí trung gian và giá trị tăng thêm.
Trong chương này, chúng ta dùng số liệu từ vụ Xây dựng, giao thông và bưu điện năm 2001 của Công ty lắp máy điện nước và xây dựng để minh hoạ, nhằm giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn việc tính toán các chỉ tiêu GO, IC và VA. Công ty lắp máy điện nước và xây dựng là một trong 10 thành viên trực thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng. Tuy Công ty là trực thuộc nhưng đã hoạt động tương đối độc lập có hạch toán nội bộ, được mở tài khoản tại Ngân hàng và kho bạc. Vì vậy, việc tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm xây lắp cho công ty là rất cần thiết và khách quan.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty lắp máy điện nước và xây dựng năm 2001
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm xây dựng trong kỳ
17.581
2
Xây lắp dở dang:
+ Đầu năm
+ Cuối năm
2.120
8.532
3
Giá trị công tác SCL nhà cửa, vật kiến trúc
13.749
4
Nguyên liệu và vật liệu
16.590
5
Nhiên liệu và động lực
2.980
6
Năng lượng
400
7
Doanh thu cho thuê MMTB thi công có người
điều khiển đi kèm
9.747
8
Tiền lương và các khoản phụ cấp khác
4.250,94
9
BHXH, BHYT và KPCĐ
198,50
10
Khấu hao tài sản cố định
2.203,00
11
Chi phí dịch vụ mua ngoài
3.450,0
12
Chi phí bằng tiền khác
3.368,50
13
Giá trị phế liệu, phế phẩm do thi công tạo ra
53
14
Thuế sản xuất
900
15
Lợi nhuận và các khoản phải nộp khác
15.414,06
1. Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất xây lắp (GO).
Theo công thức đã xác định:
=
Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm xây lắp trong kỳ
+
Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
-
Giá trị khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
Giá trị công tác xây lắp
Ta có:
= 17.581 + 8.532 - 2.120
= 23.993 (triệu đồng)
Giá trị sản xuất xây lắp
=
Giá trị công tác xây lắp
+
Giá trị công tác SCL nhà cửa, vật kiến trúc
+
Doanh thu cho thuê TB, MM có người điều khiển đi kèm
+
Giá trị phế liệu, phế phẩm do thi công tạo ra
= 23.993 + 13.749 + 9.747 + 53
= 47.542 (triệu đồng)
Như vậy, giá trị sản xuất của Công ty lắp máy điện nước và xây dựng năm 2001 là:
GOxl = 47.542 (triệu đồng)
2. Tính chi phí trung gian của Công ty lắp máy điện nước và xây dựng năm 2001.
Ta đã có :
Chi phí trung gian xây lắp
=
Tổng chi phí vật chất(không kể khấu hao TSCĐ)
+
Tổng chi phí dịch vụ
Trong đó tổng chi phí vật chất bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu và động lực, năng lượng và chi phí vật chất khác. Cụ thể:
Chi phí nguyên vật liệu : 16.590 (tr.đ)
Chi phí nhiên liệu, động lực: 2.980 (tr.đ)
Chi phí năng lượng: 400 (tr.đ)
Chi phí vật chất khác: 3.368,5 (tr.đ)
ị Tổng chi phí vật chất = 16.590 + 2.980 + 400 + 3.368,5 = 23.338,5 (tr.đ)
và tổng chi phí dịch vụ : 3.450 (tr.đ)
Vậy ta đượcgiá trị chỉ tiêu chi phí trung gian xây lắp (IC) năm 2001 của Công ty lắp máy điện nước và xây dựng là :
ICxl = 23.338,5 + 3.450 = 26.788,5 (tr.đ)
3. Tính giá trị tăng thêm (VA)của Công ty lắp máy điện nước và xây dựng năm 2001.
3.1. Tính VA theo phương pháp sản xuất:
VAxl = GOxl - ICxl
= 47.542 – 26.778,5 = 20.763,5 (tr.đ)
3.2. Tính VA theo phương pháp phân phối:
Theo phương pháp này ta có công thức:
Giá trị tăng thêm
=
Thu nhập của người lao động
+
BHXH, BHYT,KPCĐ doanh nghiệp đã trích nộp trong kỳ
+
Lợi nhuận và các khoản phải nộp khác
+
Thuế sản xuất
+
Khấu hao TSCĐ
= 4.250,94 + 198,5 + 15.414,06 + 900 + 2.203
= 20.763,5 (tr.đ)
Vậy giá trị tăng thêm xây lắp năm 2001 của công ty lắp máy điện nước và xây dựng là:
VAxl = 20.763,5 (tr.đ)
Kết luận
Sau một thời gian thực tập thực tế, tôi đã cố gắng bằng hiểu biết của mình đã học được ở trường để mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế của ngành Xây dựng và là các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) đặc biệt là ba chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng. Qua thực tập tốt nghiệp tôi thấy được việc tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO),chi phí trung gian(IC) và giá trị tăng thêm(VA ) là rất quan trọng đối với việc quản lý kinh tế của các doanh nghiệp ở tầm vi mô cũng như việc quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Hầu hết các doanh nghiệp bây giờ đều áp dụng tính các chỉ tiêu đó vừa giúp cho cấp trên quản lý kinh tế vừa tiện lợi cho việc so sánh đánh giá giữa các doanh nghiệp với nhau. Có những doanh nghiệp vì không tập hợp được đầy đủ số liệu về chi phí hoặc số liệu không chính xác làm cho kết qủa thiếu độ tin cậy không phản ánh đúng bản chất của các hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
Trong bài viết, tôi dựa vào các phương pháp tính của các tài liệu đưa ra và đang áp dụng để cố gắng nêu ra phương pháp tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm ngành Xây dựng, đặc biệt là Giá trị sản xuất xây lắp. Vì các chỉ tiêu này phản ánh đúng kết quả cuối cùng của doanh nghiệp và của toàn ngành Xây dựng và việc phân bố giá trị cho từng đối tượng để từ đó giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp , cho Nhà nước hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo.
Vì thời gian thực tập tốt nghiệp ở Vụ Xây dựng, Giao thông và Bưu điện thuộc Tổng cục Thống kê chưa nhiều cho nên kinh nghiệm thực tế của tôi còn hạn chế, nhưng được sự giúp đỡ của các bác, các cô và các chú ở Vụ Xây dựng, Giao thông và Bưu điện và các thầy, cô trong khoa Thống kê nhất là được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Ngọc Phác nên tôi đã hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Qua chuyên đề thực tập tốt nghiệp này cho tôi một lần nữa gửi tới các bác, các cô, các chú ở Vụ Xây dưng, Giao thông và Bưu điện và thầy giáo TS. Trần Ngọc Phác lời cảm ơn chân thành nhất.
Tài liệu tham khảo
Phương pháp biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia(SNA) ở Việt nam.
Tổng cục Thống kê biên soạn.
Xây dựng Hệ thống tài khoản quốc gia(SNA) ở Việt nam.
Tổng cục Thống kê biên soạn.
Kinh tế xây dựng.
Trường ĐH Xây dựng biên soạn.
4. Giáo trình Thống kê kinh tế.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân biên soạn.
5. Giáo trình Kinh tế chính trị.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân biên soạn.
6. Chế độ báo cáo thống kê xây dựng cơ bản định kỳ.
Vụ Xây dựng, Giao thông và Bưu điện biên soạn.
7. Quản lý Nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng .
GS.TS .Nguyễn Văn Chọn chủ biên.
8. Lý thuết kinh tế và công nghiệp xây dựng.
Bộ Xây dựng biên soạn.
9. Tạp chí xây dựng năm 2001.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29115.doc