Chuyên đề Xác lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp

Ở Việt Nam hiện có 25 nhà tài trợ song phương, 19 tổ chức tài trợ đa phương và hơn 300 tổ chức phi chính phủ (NGO) đang hoạt động. Dẫn đầu những nhà tài trợ song phương là Nhật Bản., dẫn đầu các tổ chức tài trợ đa phương là Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), LIên minh châu Âu (EU), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Quỹ nhi đồng thế giới (UNICEF), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).Trong đó, có 3 nhà tài trợ lớn nhất chiếm trên 80% tổng số vốn ODA cam kết là Nhật Bản, WB, ADB. Nhận thức rằng ODA là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng từ bên ngoài, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng quan tâm công tác quản lý và sử dụng nguồn lực này. Ngay từ hội nghị đầu tiên các nhà tài trợ dành cho Việt Nam ( tháng 11/1993 ), Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố quan điểm quan điểm của mình về quản lý và sử dụng ODA “ Điều quan trọng là nguồn vốn bên ngoài phải được sử dụng có hiệu quả. Chính phủ nhận trách nhiệm điều phối và sử dụng vốn vay, viện trợ nước ngoài với nhận thức rằng nhân dân Việt Nam là người gánh chịu cái giá phải trả cho sự thất bại nếu nguồn vốn này không được sử dụng có hiệu quả”.

doc64 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xác lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng may mặc và giầy dép. Xuất khẩu hàng nông sản, dầu thô cũng tăng nhanh trong năm 1996. Xuất khẩu gạo tăng lên 3,2 triệu tấn, đảm bảo Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Xuất khẩu dầu thô tăng 30% chia đều giữa mức tăng về giá và lượng. Thâm hụt thương maị năm 1996 chỉ được bù trừ một phần nhỏ bởi mức thặng dư của cán cân dịch vụ, dẫn đến mức thâm hụt của cán cân vãng lai khoảng 11% GDP trong năm 1996, cao hơn mức 10% của năm 1995. Phần lớn mức thâm hụt được bù trừ bằng nguồn FDI. Giải ngân của hỗ trợ phát triển chính thức – ODA,kể cả viện trợ không hoàn lại, tăng từ khoảng 430 triệu USD trong năm 1995 lên đến 570 triệu USD trong năm 1996. Các nguồn vay nợ thương mại và vay nợ ngắn hạn cũng tăng thêm. Đây là một mối lo ngại vì khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn còn yếu kém. Nói chung, đã có một mức thặng dư trong cán cân thanh toán và dự trữ ngoại tệ tăng thêm trên 400 triệu USD, nhưng mức tăng dự trữ ngoại tệ này chậm và thấp hơn mức tăng của nhập khẩu, dẫn đến mức dự trữ ngoại tệ giảm, tính theo “giá trị tháng nhập khẩu” tương đương, từ 2,3 “giá trị tháng nhập khẩu” năm 1995 xuống 2,2 “giá trị tháng nhập khẩu” vào cuối năm 1996. Mức dự trữ này được xem là thấp nếu so với thông lệ quốc tế và phản ánh tình trạng mỏng manh của cán cân thanh toán Việt Nam. Trong hai năm 1997 và 1998, tình hình cán cân thanh toán Việt Nam đã có nhiều xáo trộn không như các chuyên gia kinh tế đã dự báo do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu á.Thâm hụt cán cân thương mại của hai năm so với năm 1996 đã giảm đi rất nhiều do trong hai năm trên xuất khẩu đã có những bước tiến vượt bậc, xuất khẩu năm 1997 là 9,145 tỷ USD so với 7,337 tỷ USD. Bên cạnh những bước tiến của lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu trong hai năm 1997 và 1998 không những không tăng mà còn giảm. Tuy nhiên, đây không phải là điều tốt (nó chỉ đáng nói về mặt số liệu) mà là do chúng ta đã cố kìm hãm nhập khẩu lại nên cán cân vãng lai tốt lên nhưng tthực trạng nền kinh tế lại xấu đi. Cán cân thương mại hai năm 1997, 1998 lần lượt là -1.315 triệu USD và -981 triệu USD so với -3.143 triệu USD năm 1996. Tuy nhiên, cán cân vốn lại không có được những bước tiến như vậy mà liên tục suy giảm trong hai năm 1997 và1998. Một điều rất đáng mừng đối với cán cân thanh toán Việt Nam là các khoản vay nợ ngắn hạn đã giảm nhiều điều đó cũng có nghiã là chúng ta đã thực hiện tốt chính sách vay nợ và thực hiện thành công việc trả nợ nước ngoài. Phần lớn mức thâm hụt cán cân thanh toán chủ yếu vẫn được bù đắp từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta. Nguồn vốn FDI sau một thời gian liên tục tăng nhưng đến năm 1998 đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn chung của toàn bộ khu vực do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á mang lại. Điều này đặt ra cho chúng ta những thách thức to lớn trong quá trình “hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước” do nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí rất quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư của đất nước. Trên đây, chúng ta đã xem xét, phân tích tình tình kinh tế đất nước thông qua việc lập cán cân thanh toán. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, việc xây dựng cán cân thanh toán vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào quy định cụ thể nhiệm vụ cũng như vai trò của các cơ quan chức năng trong công tác này. Chúng ta vẫn cần rất nhiều đến sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ Quốc tế cũng như Ngân hàng Thế giới. 2.2.2. Thời kỳ từ 1999 đến nay. Năm 1999 đánh dấu một mốc quan trọng trong việc xác lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Ngày 16/11/1999 Nghị định số 164/1999/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, ngày 28/3/2000 Thông tư hướng dẫn thi hành một số điểm về lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ cũng đã được ban hành. Theo đó, việc lập cán cân thanh toán quốc tế được quy định cụ thể từng nhiệm vụ cho các Bộ, các cơ quan, Ban ngành có liên quan. Theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục Thống kê cùng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán. Trách nhiệm của từng cơ quan được quy định cụ thể như sau: Ngân hàng Nhà nước chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê phân tích cán cân thanh toán, đề xuất các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán trình Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước còn là đầu mối thu thập, tổng hợp số liệu, lập và theo dõi cán cân thanh toán thực tế và cán cân thanh toán dự báo. Chủ động điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động tín dụng, quản lý ngoại hối, đề xuất các biện pháp quản lý vay trả nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp nhằm cải thiện cán cân thanh toán. Cung cấp bảng cán cân thanh toán thực tế, cán cân thanh toán dự báo cho các Bộ, ngành có liên quan khi cần thiết. Trình Chính phủ cán cân thanh toán dự báo và thực tế và báo cáo phân tích cán cân thanh toán. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chịu trách nhiệm theo dõi tác động của kết quả cán cân thanh toán đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô để đề xuất các giải pháp, chủ trương, chính sách kinh tế dài hạn trình Chính phủ. Bộ Thương mại: chịu trách nhiệm điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, theo dõi tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến cán cân thanh tóan để đề xuất các biện pháp, chính sách thương mại nhằm cải thiện cán cân thương mại cũng như cán cân thanh toán. Bộ Tài chính: chịu trách nhiệm điều hành chính sách tài khoá để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách, đề xuất các biện pháp, chính sách tài khoá tác động tích cực đến cán cân thanh toán. Trong Nghị định số 164/1999/NĐ-CP cũng đã giải thích rõ các từ ngữ, các khái niệm cũng như quy định phạm vi áp dụng. Theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP thì cán cân thanh toán bao gồm cán cân thanh toán dự báo và cán cân thanh toán thực tế: Cán cân thanh toán dự báo được lập trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế tài chính dự báo cho thời gian tới. Cán cân thanh toán thực tế được lập trên cơ sở số liệu kinh tế tài chính thực tế phát sinh trong kỳ báo cáo. Nguyên tắc lập cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán phản ánh toàn bộ các giao dịch tiền tệ giữa Người cư trú và Người không cư trú (đã được quy định rõ trong Nghị định số 164/1999/NĐ-CP). Cán cân thanh toán được lập theo đơn vị tiền tệ thích hợp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Các giao dịch kinh tế được thống kê tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu. Giá trị các giao dịch kinh tế được tính theo giá thị trường và được quy đổi ra đơn vị tiền tệ thích hợp theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước quy định. Về cơ bản, nội dung của cán cân thanh toán Việt Nam theo quy định của Nghị định số 164/1999/NĐ-CP cũng tương tự như mẫu của IMF đưa ra áp dụng chung cho các quốc gia trong quá trình lập cán cân thanh toán. Nội dung của cán cân thanh toán Việt Nam được quy định như sau: Cán cân vãng lai tổng hợp toàn bộ các giao dịch tiền tệ giữa Người cư trú và Người không cư trú về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật. Cán cân vốn và tài chính tổng hợp toàn bộ các giao dịch tiền tệgiữa Người cư trú và Người không cư trú về chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy đinh của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ. Cán cân tổng thể là tổng hợp của cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính. Phần bù đắp tổng hợp những thay đổi trong tài sản có ngoại tệ ròng và những thay đổi về nợ quá hạn. Nghị định số 164/1999/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về thời hạn cung cấp số liệu, theo đó thời hạn cung cấp tình hình, số liệu được quy định như sau: Thời hạn cung cấp tình hình, số liệu cho Ngân hàng Nhà nước: Các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu dự báo của quý chậm nhất vào ngày 15 của tháng cuối cùng của quý trước; thông tin, số liệu dự báo năm và thông tin, số liệu dự báo cho thời kỳ trung hạn chậm nhất vào ngày 10/11 của năm trước. Các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu thực tế của quý chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu của quý sau và thông tin, số liệu thực tế năm chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 của năm sau. Tổng cục Hải quan ( nay thuộc Bộ Tài chính ) cung cấp số liệu nhanh 10 ngày một lần. Các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác cung cấp số liệu hàng tháng chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo; cung cấp thông tin, số liệu quý, năm chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 của năm sau. Thời hạn báo cáo thông tin, số liệu cán cân thanh toán của Ngân hàng Nhà nước cho Chính phủ: Báo cáo cán cân thanh toán dự báo quý chậm nhất vào ngày 25 của tháng cuối cùng của quý trước và cán cân thanh toán dự báo năm chậm nhất vào ngày 20 tháng 11 của năm trước. Báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán thực tế quý chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng đầu quý sau; cán cân thanh toán thực tế năm chậm nhất vào ngày 10 tháng 02 của năm sau. Bảng 2.4: Mẫu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Đơn vị: Triệu…. Quý Năm I Cán cân vãng lai. 1 Cán cân thương mại. Xuất khẩu ( FOB ). Nhập khẩu ( FOB ). 2 Thu, chi từ dịch vụ ( ròng ). Thu. Chi. 3 Thu nhập. Thu nhập của người lao động. Thu nhập về đầu tư. + Thu nhập từ đầu tư trực tiếp. + Thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá. + Nợ lãi đến hạn phải trả của các khoản vay nợ. ( Trong đó: thực trả ) 4 Chuyển giao vãng lai một chiều. Chuyển giao của khu vực Nhà nước. Chuyển giao của khu vực tư nhân. II Cán cân vốn và tàI chính. 1 Chuyển giao vốn một chiều. 2 Đầu tư trực tiếp ( ròng ). 3 Đầu tư vào giấy tờ có giá. 4 Tín dụng trung- dài hạn. Vay. Nợ gốc đến hạn phải trả của các khoản vay nợ. ( Trong đó: thực trả ) 5 Tín dụng ngắn hạn. Vay. Nợ gốc đến hạn phải trả của các khoản vay nợ. ( Trong đó: thực trả ) III Lỗi và sai sót. IV Cán cân tổng thể. V Nguồn bù đắp. 1 Thay đổi tài sản có ngoại tệ. Thay đổi dự trữ ( - tăng; + giảm ). Sử dụng vốn của IMF ( ròng ). + Vay. + Trả. 2 Thay đổi nợ quá hạn. Theo thông tư số 05/2000/TT-NHNN1 ra ngày 28/3/2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành một số điểm về lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP, các Bộ, ngành có liên quan khi tập hợp số liệu để lập cán cân thanh toán thì tương ứng với mỗi Bộ, ngành đều có những mẫu bảng, biểu riêng để thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu. Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét, phân tích tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam trong những năm gần đây khi Nghị định số164/1999/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán của Việt Nam đã có hiệu lực thi hành. Bảng 2.5:Cán cân thanh toán của Việt Nam thời kỳ 1999 – 2001. Đơn vị tính: Triệu USD Hạng mục 1999 2000 2001 Cán cân vãng lai. 1.285 642 1.059 Cán cân vãng lai ( không kể viện trợ cho Chính phủ ). 1.154 906 909 Cán cân vốn và tàI chính. -334 -772 563 Lỗi và sai sót. -183 247 -1.275 Cán cân tổng thể. 768 117 347 Nguồn: IMF, Ngân hàng Nhà nước Dưới đây ta sẽ phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2001 thông qua các chỉ tiêu trên cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Kinh tế thế giới và kinh tế trong nước năm 2001 có nhiều biến động đã tác động đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Sau 3 quý thặng dư, cán cân vãng lai quý IV đã thâm hụt 120 triệu USD một phần do tác động của sự kiện 11/9. Tuy nhiên, tính cả năm cán cân vãng lai vẫn có thặng dư ước đạt 1.059 triệu USD. Như vậy, cán cân vãng lai của Việt Nam thặng dư trong 3 năm liền kể từ năm 1999. Trong cán cân vãng lai, cán cân thương mại hàng hoá và dịch vụ tương đối cân bằng. Mặc dù có giảm so với năm 2000, song thâm hụt cán cân thu nhập (theo nhân tố sản xuất) vẫn lên tới 510 triệu USD. Chuyển giao tư nhân (ròng) giảm xấp xỉ 14% so với năm 2000 do suy thoái kinh tế ở các nước phát triển đã làm giảm thu nhập của Việt kiều cũng như sự kiện 11/9 đã hạn chế việc chuyển kiều hối về nước trong quý IV năm 2001. Do có những cải thiện nhất định trong môi trường đầu tư cộng với sự ổn định về mặt chính trị, đầu tư nước ngoài (vốn giải ngân, kể cả vốn chủ sở hữu và vốn vay) tăng hơn so với năm 2000. Các khoản vay ròng ngắn hạn, trung và dài hạn cũng không quá mất cân đối. Khác với tình trạng thâm hụt năm 2000, cán cân vốn và tài chính năm 2001 ước bội thu 563 triệu USD. Do vậy, cán cân tổng thể thặng dư xấp xỉ 350 triệu USD (do sai số còn lớn) góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ổn định kinh tế vĩ mô và hạn chế áp lực căng thẳng cung cầu về ngoại tệ. Tỷ lệ dịch vụ thanh toán nợ (tỷ lệ % giữa số trả nợ trên tổng số xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ) năm 2001 ở mức 4,3% trong đó 2,0% là trả nợ lãi (con số tương ứng của năm 2000 là 13,0% và 2,5%). Mặc dù tỷ lệ dịch vụ thanh toán nợ thấp, song trả nợ gốc chỉ đạt ở mức khiêm tốn so với khoản cần phải thanh toán và điều này có thể làm giảm lòng tin của cộng đồng tài chính quốc tế đối với Việt Nam. Do chính sách công bố thông tin tài chính của Việt Nam mang nặng tính quốc gia, tính chất quan trọng của công việc cũng như tầm quan trọng của cán cân thanh toán quốc tế đối với mỗi nền kinh tế nên mặc dù năm 2002 đã qua đi nhưng cán cân thanh toán của năm 2002 vẫn chưa được công bố rộng rãi. Tuy nhiên, vào đầu năm 2002, các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới và IMF đã đưa ra những dự đoán về tình hình cán cân vãng lai của Việt Nam trong năm 2002 và cho cả hai năm 2003 và 2004. Dưới đây là những dự đoán của các chuyên gia mà giờ đây, sau khi năm 2002 đã đi qua chúng ta có thể kiểm tra lại độ tin cậy của các dự đoán này. Trong năm 2002, nhập khẩu sẽ tăng nhanh do những cải cách về thương mại và sự tăng trưởng trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư khu vực kinh tế tư nhân. Trong năm 2002, nhập khẩu tăng nhanh chủ yếu là do luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài “chảy” vào các dự án khai thác dầu, khí gas và điện đã được phê duyệt vào đầu năm. Những khoản đầu tư này sẽ cần một lượng rất lớn hàng hoá và đầu vào phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhập khẩu sẽ chịu tác động của những cải cách thương mại, đầu tư và các sản phẩm đầu ra tăng cao. Nhập khẩu được dự đoán sẽ tăng với tỷ lệ trung bình 12% một năm trong vòng 3 năm tới, cao hơn tăng trưởng dự đoán của GDP danh nghĩa. Thâm hụt cán cân vãng lai sẽ tiếp tục tăng để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Cán cân vãng lai được dự đoán sẽ chuyển từ thặng dư sang thâm hụt khoảng 2,7 tỷ USD trong vòng 3 năm tới, chiếm khoảng 2 đến 3% GDP trong suốt thời kỳ này. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho chương trình cải cách và đầu tư vào lĩnh vực công cộng, Việt Nam sẽ cần khoản giải ngân hoặc tổng luồng vốn “chảy” vào khoảng 2,7 tỷ USD cho năm tới (năm 2002). Khoảng một nửa nguồn vốn này là từ các khoản trợ giúp tài chính hoặc các khoản ODAvà phần còn lại là từ các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài và các khoản tín dụng thương mại. Sự gia tăng của các khoản bù đắp tài chính từ nước ngoài có thể có được mà không làm phát sinh các vấn đề về thanh toán nợ, bởi vì tiến trình giải ngân của các khoản trợ giúp ưu đãi từ những nhà tài trợ song phương hoặc đa phương và từ từ các quỹ cam kết, các khoản giải ngân “nóng” sẽ đáp ứng được phần lớn các khoản nợ phải thanh toán khi đến hạn. Như vậy, việc thanh toán nợ vẫn đảm bảo trong trung hạn. Thực tế, nếu tỷ lệ tăng xuất khẩu có giảm xuống thấp hơn, việc thanh toán các khoản nợ dự kiến của Việt Nam vẫn đảm bảo. Sự đánh giá này đòi hỏi sự cải thiện trong hiệu quả của các dự án công cộng, đặc biệt là các dự án do phía nước ngoài trợ giúp. Bảng 2.6: Thâm hụt cán cân vãng lai tiếp tục gia tăng do nhập khẩu đã có được động lực. Đơn vị tính: tỷ USD Hạng mục 2002 2003 2004 Cán cân thương mại -0,3 -0,8 -0,6 Xuất khẩu ( FOB ) 16,1 18,1 20,5 Nhập khẩu ( FOB ) 16,4 18,9 21,1 Thu nhập từ dịch vụ, đầu tư, chuyển giao một chiều ( ròng ). - 0,2 - 0,2 - 0,2 Cán cân vãng lai (+ quà biếu tặng ). - 0,6 - 1,1 - 0,9 %GDP. -1,9 - 3,3 -2,7 Tỷ lệ tăng trưởng. - Giá trị xuất khẩu. 5,0 12,0 13,0 - GIá trị nhập khẩu. 10,0 15,0 11,0 Nguồn: Ngân hàng Thế giới – Viet Nam development report 2002. Trong thực tế, thâm hụt cán cân thanh toán năm 2002 là 300 triệu USD và theo các chuyên gia kinh tế thì năm 2003, thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam là 800 triệu USD, nhưng Việt Nam vẫn đủ dự trữ ngoại tệ cho 9 tuần lễ nhập khẩu. Thâm hụt cán cân thanh toán năm 2003 ở khoảng 800 triệu USD nhưng chủ yếu do việc mua máy bay, tuy nhiên, trong dài hạn thì điều đó sẽ đem lại một khoản thu lớn về dịch vụ vận tải và du lịch để bù lại. 2.3. Những khó khăn trong công tác xác lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt nam hiện nay. Từ ngày 16/11/1999, Nghị định số 164/NĐ-CP về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam ra đời đã đem lại nhiều thuận lợi cho các cơ quan chức năng có nhiệm vụ xác lập cán cân thanh toán của Việt Nam hơn giai đoạn trước. Mặc dù vậy, cán cân thanh toán vẫn còn là một công cụ quản lý tương đối mới mẻ đối với nền kinh tế Việt Nam, do đó, việc xác lập nó vẫn còn gặp không ít khó khăn. Về cán cân thương mại: Trong từng tháng, hoặc từng quý; cơ quan xây dựng cán cân thanh toán thường phải họp với các cơ quan theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan mới tập hợp được số liệu. Hiện tại, cơ quan thống kê của ta chưa đủ điều kiện để có một biểu báo cáo xuất nhập khẩu chính xác theo yêu cầu xây dựng cán cân thanh toán; vì vậy, để có được số liệu cho tính toán chỉ tiêu xuất nhập khẩu này thường cơ quan xây dựng phải tự tập hợp và tính toán theo yêu cầu của mình. Mặt khác, các số liệu nhập khẩu hiện đang thống kê hàng nhập khẩu tại cảng Việt Nam, có nghĩa là tính theo giá CIF (có cả vận tải trong hàng nhập). Vì vậy, để đưa giá trị hàng nhập khẩu vào cán cân thanh toán cần phải bóc tách phần cước phí vận tải ra khỏi giá trị hàng nhập khẩu. Về nguyên tắc thì không có vấn đề gì lớn nhưng trong thực tế, đây lại là một vấn đề khá rắc rối khi tính cước phí vận tải hàng nhập khẩu. Bởi vì phần cước phí do tàu nước ngoài vận chuyển, lại là chu chuyển nội bộ, tính bằng đồng Việt Nam (VND) nên không đưa vào phàn thu dịch vụ. Trong khi đó số liệu thống kê chưa tính chi tiết như yêu cầu. Hiện tại, do quản lý của ta còn chưa đủ sức bao quát hết hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới (đặc biệt là qua biên giới với các nước láng giềng). Rồi tình trạng buôn lậu hàng hoá qua biên giới đất liền (mậu biên) chưa được kiểm soát triệt để nên lượng hàng hoá xuất nhập khẩu chưa tính hết được giá trị còn lớn. Trong những năm trước đây và cũng như hiện nay, hoạt động buôn lậu vẫn xảy ra rất nghiêm trọng, ngày càng tinh vi hơn như những vụ Tân Trường Sanh, vụ Hang Dơi năm 2002…đều là những vụ buôn lậu với quy mô lớn. Để có thể nhập được hàng lậu, những kẻ buôn lậu cũng phải dùng một lượng ngoại tệ lớn để có thể chi trả cho số hàng đó, ngoại tệ từ trong nước chảy ra nước ngoài do đó không thể thống kê được số lượng chính xác giá trị giao dịch giữa “người cư trú” và “người không cư trú” do đây là những hoạt động phạm pháp nên đều nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Buôn lậu ở đây không chỉ là hàng hoá mà đó còn là ngoại tệ mạnh và vàng, những mặt hàng có giá trị lớn và đem lại lợi nhuận cao. Vì vậy, độ chính xác của các chỉ tiêu này còn phải xem xét và tiếp tục xây dựng chính xác hơn. Chính vì chưa tính đúng, tính đủ được chỉ tiêu này mà phần hạng mục “Lỗi và sai sót” trong cán cân thanh toán có giá trị tuyệt đối đang quá lớn. Trong thu, chi của các ngành dịch vụ. Trước hết, dãy số liệu so sánh của những năm trước đây trong thời kỳ bao cấp là chưa có. Bởi vì, trước đây ta thống kê theo hệ MPS, tức là chỉ những phần giao dịch có tạo ra thu nhập quốc dân mới được thống kê (tức là phần dịch vụ phục vụ sản xuất), còn phần dịch vụ phục vụ cho tiêu dùng chưa được thống kê đúng. Từ 1993, ta chuyển sang sử dụng hệ SNA mà các nước có nền kinh tế thị trường đang sử dụng thì chỉ tiêu dịch vụ mới được ghi chép đầy đủ hơn. Tuy vậy, do mới chuyển đổi hệ thống thống kê nên nội dung, phương pháp, phạm vi thống kê không phải ngày một ngày hai là có thể hoàn chỉnh được. Hơn nữa, từ cơ quan lập biểu mẫu đến người ghi chép, báo cáo rồi hệ thống tổng hợp số liệu từ dưới lên còn rất nhiều bất cập. Vì vậy, cũng phải có thời gian nhất định thì hệ thống này mới nề nếp được và độ chính xác của các chỉ tiêu chắc chắn là cũng phải hoàn thiện dần chứ không thể có ngay được. Năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có đề tài cấp Bộ nghiên cứu phương pháp luận để tính toán các chỉ tiêu về thu chi dịch vụ. Đề tài đã đưa ra một số phương pháp tính các chỉ tiêu trong khối dịch vụ. Đây là một thuận lợi cho những người xây dựng cán cân thanh toán của nước ta. Tuy nhiên, để có được một hệ thống hoàn chỉnh từ xây dựng các biểu mãu đến việc ghi chép số liệu, báo cáo; rồi tổng hợp số liệu….cũng cần phải có thời gian nhất định mới thực hiện được. ở đây, có thể chỉ ra 1 ví dụ đơ giản cũng có thể hình dung được khó khăn trong việc xây dựng chỉ tiêu thu, chi dịch vụ của ta: Trong vận tải biển, đội tàu của ta hiện mới báo đảm khoảng 15% nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu – trong đó còn chia ra tàu ngành hàng hải quản lý, tàu do các địa phương quản lý, còn có một số tàu do quân đội quản lý. Hiện tại, ta chủ yếu mới nắm chắc được khối vận tải do Trung ương quản lý. Các dịch vụ hàng hải khác: cảng vụ, hoa tiêu, bảo dưỡng tàu……thì số liệu còn rất nhiều bất cập. Các khó khăn trong việc tính cước phí vận tải ra khỏi giá trị hàng nhập khẩu như phần trên đã nói cũng là một điểm cần chú ý. Việc tính toán mức thu, chi cho bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng là một điểm cần phải chú ý. Các cơ quan bảo hiểm của ta hiện chưa đủ khả năng bảo hiểm những khối lượng hàng có giá trị lớn. Ngoài ra, độ tin cậy của các chủ hàng đối với bảo hiểm cũng chưa cao. Vì vậy, nhiều chủ hàng đã mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nước ngoài lớn, có uy tín. Một số mua bảo hiểm trong nước thì cơ quan bảo hiểm lại phải đem tái bảo hiểm với một số hãng nước ngoài và chỉ được hưoửng một phần phí bảo hiểm. Việc này cũng là một khó khăn đáng kể cho việc tính toán khi xây dựng chỉ tiêu thu, chi dịch vụ. Các chỉ tiêu khác trong khối dịch vụ như: hàng không, bưu điện, du lịch, các dịch vụ tài chính…tuy là ít khó khăn hơn nhưng chưa phải là đã hoàn toàn thuận lợi cho quá trình tính toán. Xây dựng các chỉ tiêu khác: Những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 164/1999/NĐ-CP về lập và quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, việc xây dựng các chỉ tiêu của cán cân thanh toán đã bước đầu có những thuận lợi nhất định và dần dần đã đi vào nề nếp. Tuy vậy, vẫn còn không ít những khó khăn. Chẳng hạn, ngoài phần tiền tư nhân hàng năm chuyển về trrong nước của người Việt Nam ở nước ngoài qua con đường chính thức thì còn một lượng rất lớn ngoại tệ chuyển về nước không qua con đường chính thức như: chuyển tiền do người cầm qua biên giới dưới mức phải khai báo, tiền dưới dạng quà biếu, quà tặng….Theo tính toán mấy năm gần đây thì số lượng này cũng rất đáng kể và có ngững tác động đến cung cầu tiền trong nước nhưng chúng ta chưa có một biện pháp thích hợp để tính toán, thống kê được tương đối chính xác số lượng này. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta được các chuyên gia kinh tế xem như là nền kinh tế tiền mặt do các giao dịch giữa dân chúng hầu hết đều không thông qua ngân hàng mà đều dùng tiền mặt, hạn chế rất lớn khả năng kiểm soát ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Vấn đề nữa đó chính là chúng ta có thể trở thành nơi lý tưởng cho các băng đảng tội phạm quốc tế chuyển tiền vào dưới nhiều hình thức khác nhau để rửa tiền, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có những điều khoản chống nạn rửa tiền, một hình thức tội phạm bị cấm ở nhiều quốc gia phát triển. Nhiệm vụ xác lập cán cân thanh toán của Việt Nam được giao cho nhiều cơ quan chức năng cùng phối hợp thực hiện do cán cân thanh toán có liên quan và nó cũng chính là một tập hợp của các số liệu từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Khó khăn ở đây chính là do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp số liệu như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Tổng cục Thống kê….. và cơ quan có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu được cung cập đó để lập nên một cán cân thanh toán quốc tế hoàn chỉnh của Việt Nam. Đây chính là một sai sót mang nặng tính quan liêu trong lĩnh vực hành chính của chúng ta và điều này cần sớm được loại trừ để có thể có được một cán cân thanh toán có chất lượng cao hơn, cung cấp được thông tin về nền kinh tế kịp thời cho các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Một khó khăn nữa trong quá trình xác lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam hiện nay chính là vấn đề nhân sự. Mặc dù lập cán cân thanh toán chính thức là nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước nhưng việc thu thập số liệu lại do các cơ quan khác tiến hành và khó khăn chính là ở khâu cán bộ thu thập số liệu để lập cán cân thanh toán có trình độ chưa cao, chưa chuyên sâu mà còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau dẫn đến khả năng tập trung cho công việc bị hạn chế. Hệ thống đào tạo đại học khối kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn còn chú trọng nhiều đến vấn đề lý thuyết mà chưa đưa ra những vấn đề thực tiễn về cán cân thanh toán cho sinh viên có thể tiếp cận. Do đó, lực lượng cán bộ có hiểu biết sâu sắc về cán cân thanh toán vẫn còn ít và chưa chuyên sâu. Tất cả những khó khăn nêu trên của Việt Nam trong việc xác lập cán cân thanh toán đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho những nhà quản lý kinh tế vĩ mô, các nhà doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Do đó, ngững khó khăn này cần sớm được khắc phục để Việt Nam có thể có được cán cân thanh toán đáp ứng nhu cầu của những người cần thông tin và các nhà doanh nghiệp. Những giải pháp cụ thể sẽ được đề cập đến trong chương 3. Chương 3 Các giảI pháp hoàn thiện công tác xác lập cán cân thanh toán quốc tế ở việt nam. 3.1. Triển vọng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Triển vọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong những năm gần đây, như chúng ta đã phân tích tình hình cán cân thanh toán, nước ta đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Từ chỗ năm nào cũng phải nhập siêu, chúng ta đã có được những năm xuất siêu mặc dù chưa lớn nhưng đó cũng là những tiến bộ đáng kể. Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho chúng ta không chỉ những thách thức mà còn có rất nhiều cơ hội, tuy nhiên, vấn đề ở đây là các doanh nghiệp cũng như Nhà nước có những chính sách như thế nào để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tận dụng được tối đa những lợi thế mà chúng ta có được. Trong năm 2000, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 14.477 triệu USD, tuy nhiên, trong đó nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã chiếm 10.827 triệu USD. Năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 15.027 triệu USD, tăng 3,8% so với năm 2000 nhưng chỉ đạt 89,7% kế hoạch đề ra. Trong năm 2001, nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực chỉ đạt 10.816 triệu USD, giảm so với năm 2000 do giá đầu thô giảm mạnh trong khi đầu thô chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu dầu thô năm 2001 ước đạt 3,1 tỷ USD, giảm 12,8% so với năm 2000 cho dù tăng 7,9% khối lượng. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản đều giảm do gía giảm nên xuất khẩu gạo tăng 6,5% song giảm 6,6% về giá trị và đạt 624 triệu USD, cà phê tăng 34,2% về khối lượng nhưng giảm 19,4% giá trị. Xuất khẩu thuỷ sản tăng mạnh tuy không còn cao như năm 2000, 20,5% so với 51,9%. Hàng dệt may và giày dép xuất khẩu xấp xỉ 2 tỷ USD và 1,6 tỷ USD, tăng 8,8% và 14,1% chưa thực sự cao như mong đợi. Hiện có khoảng 220 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, thị trường tiêu thụ hàng hoá của Việt Nam lớn nhất năm 2001 là Nhật Bản với 2,51 tỷ USD, Trung Quốc 1,42 tỷ USD, Mỹ 1,07 tỷ USD, Singapore 1 tỷ USD… và đó vẫn tiếp tục là những thị trường xuất khẩu chính của hàng hoá Việt Nam. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2001 đạt 16,2 tỷ USD, tăng 3,4% so với năm 2000, đạt 93,4% kế hoạch do giá nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm. Do giá đầu thô giảm nên các sản phẩm từ dầu mỏ nhập khẩu cũng giảm theo, kéo theo tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giảm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng. Tuy vậy, để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế, trong những năm tiếp theo, tốc độ tăng nhập khẩu sẽ có thể cao hơn do hàng loạt các dự án lớn sẽ được triển khai. Trong năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10% so với năm 2001, gấp đôi mức tăng của năm 2001, đạt 16.529 triệu USD. Hàng dệt may tăng 36,7% đạt tỷ lệ tăng cao nhất trong 3 năm gần đây, cơ cấu thị trường xuất khẩu từ chỗ chủ yếu là Châu á nay chuyển sang Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi. Nhập khẩu tăng do đầu tư trong nước sôi động, nhiều dự án lớn đang triển khai, máy móc, thiết bị, phụ tùng và nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm khoảng 90% kim ngạch nhập khẩu. Nói chung, nhập siêu vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Bắt đầu từ 1/1/2003, 6 nước thành viên cũ của ASEAN đã đưa thuế nhập khẩu của hầu hết các dòng thuế giảm xuống còn từ 0 – 5%. Đây là lợi thế để tăng xuất khẩu hàng Việt Nam vào các nước này. Cũng trong năm 2003, chúng ta cũng phải chuyển toàn bộ những dòng thuế mà trước đây thuộc danh mục loại trừ tạm thời vào danh mục cắt giảm và mức cắt giảm tối thiểu là 20%, điều này đồng nghĩa với việc hàng hoá của các nước trong ASEAN cũng sẽ xâm nhập thị trường Việt Nam dễ dàng hơn và như vậy cũng có nghĩa là nhập khẩu lại có thể gia tăng khi tâm lý chuộng hàng ngoại có điều kiện để thắng thế. Hàng hoá Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt trên cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, đây là một xu thế tất yếu của thời đại mà các doanh nghiệp của chúng ta sẽ phải đương đầu và tin rằng các doanh nghiệp sẽ có được những thành công như mong đợi. Bên cạnh việc tham gia AFTA đã có hiệu lực, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng đã có hiệu lực, mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc nắm vững được các điều luật, các quy tắc cũng như truyền thống thương mại Hoa Kỳ là một yếu tố đang gây bất lợi cho hàng hoá Việt Nam trong quá trình thâm nhập thị trường Mỹ, một thị trường mà các chuyên gia kinh tế đánh giá là cực kỳ triển vọng. Mặc dù vậy, những mặt hàng chúng ta xuất khẩu sang thị trường này đều gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các mặt hàng tương tự cuả Trung Quốc. Thị trường Mỹ vừa qua có những động thái bất lợi cho Việt Nam, điển hình là vụ kiện bán phá giá cá tra và cá ba sa, tuy nhiên, theo thứ trưởng Bộ Thương mại Lê Danh Vĩnh tranh chấp thương mại là không thể tránh khỏi, nhưng Việt Nam hoàn toàn không yếu thế trong những vụ việc như vậy. Việc Việt Nam thắng trong vụ kiện bán phá giá giày chống thấm vào Canada năm ngoái là một ví dụ. Thêm nữa, thị trường này chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định, Việt Nam còn có khả năng khai thác nhiều thị trường khác. Theo đánh giá sắp tới, việc xuất khẩu của Việt Nam sẽ rất khó khăn, bất chấp việc trong hai tháng đầu năm 2003, xuất khẩu tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2002, trong khi đó nhập khẩu chỉ tăng 25,1%, do việc Mỹ có thể áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp chưa biết cụ thể là như thế nào thì họ chưa dám ký hợp đồng. Mặt khác, chiến sự I-rắc bùng phát làm tăng giá hàng loạt các nguyên liệu dẫn đến giá thành hàng xuất khẩu sẽ tăng nên kim ngạch xuất khẩu có thể sẽ giảm sút. Năm 2003, Chính phủ đã đề ra mục tiêu xuất khẩu 18,5 tỷ USD, tuy nhiên, đứng trước những khó khăn mới nảy sinh trong tình hình thế giới, Chính phủ đã có những biện pháp nhất định để có thể đạt được mục tiêu đề ra. Chính phủ sẽ cam kết hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp bằng việc hỗ trợ giảm chi phí đầu vào – thông qua giảm thuế nhập khẩu, cải cách bộ máy hành chính giúp doanh nghiệp tiết kiệm được những chi phí không cần thiết. Chính phủ cũng sẽ đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, nắm bắt được những biến động tại thị trường để có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Triển vọng về du lịch quốc tế của Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã được bạn bè quốc tế công nhận là một điểm đến an toàn, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh cũng như con người, đất nước và bản sắc văn hoá ngày càng được nhều du khách quốc tế biết đến. Bắt đầu từ năm 2000, với Festival Huế 2000 đã thực sự đem lại cho du khách quốc tế sự mới mẻ về cả một nền văn hoá, cả một đất nước, cả một dân tộc – nơi mà đối với nhiều người trong ký ức của họ Việt Nam gắn liền với chiến tranh, với nghèo đói. Festival Huế 2000 cũng chính là hoạt động đầu tiên trong chiến lược giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới của ngành du lịch Việt Nam và đã đem lại những thành công nhất định, góp phần biến Việt Nam trở thành “Việt Nam, điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới như động Phong Nha, cố đô Huế, phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, di tích Mỹ Sơn…..chúng ta đã có được những điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói. Những điều kiện như vậy cho phép chúng ta có thể triển khai nhiều loại hình du lịch từ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp hội họp, du lịch sinh thái ,du lịch mạo hiểm….. Theo bà Võ Thị Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam, mặc dù tình hình thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động, đặc biệt là sự kiện 11/9/2001và những vụ đánh bom trên hòn đảo du lịch nổi tiếng của Indonesia – Bali cũng như nạn khủng bố hoành hành trên toàn thế giới nhưng Việt Nam vẫn được coi là một điểm du lịch an toàn, thân thiện nhất. Đây chính là 1 trong những điều kiện tốt để ngành du lịch Việt Nam có thể đẩy mạnh thu hút du khách quốc tế. Năm 2002 là một năm rất thành công của du lịch Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Trong năm chúng ta đã đón tổng cộng 2,63 triệu lượt khách quốc tế, tăng 12,7% so với năm 2001, đạt kỷ lục cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Cũng trong năm, tất cả các thị trường khách đều có sự tăng trưởng mạnh: Malaysia tăng 75,3%; Tây Ban Nha tăng 41%; Hàn Quốc tăng 39,7%; Nhật Bản tăng 33%..... Đặc biệt, Việt Nam từ vị trí thứ 30 trong bảng xếp hạng những điểm đến được ưa thích nhất khách du lịch Nhật Bản đã vươn lên vị trí thứ 18, đánh dấu một bước tiến lớn về chất của ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến với Việt Nam, ngành du lịch cũng còn rất nhiều điều phải làm. Đó chính là: Chú trọng hơn đến công tác quảng bá và xây dựng các sản phẩm dịch vụ du lịch phù hợp với từng thị trường khách, điều này không chỉ thu hút khách đến với chúng ta nhiều hơn mà còn kéo dài thời gian ở lại cũng như chi tiêu của du khách về các sản phẩm dịch vụ, các loại hình giải trí, quà tặng – những thứ luôn đi kèm với du lịch. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là ở những nơi có tiềm năng lớn về du lịch. Cơ sở hạ tầng ở đây chính là đường giao thông, hệ thống khách sạn, vui chơi giải trí, thông tin liên lạc…. Đào tạo được lực lượng cán bộ làm việc trong ngành du lịch phải thực sự hiểu biết, nắm bắt được bản sắc dân tộc để có thể đêm lại cho du khách một cái nhìn đầy đủ hơn về Việt Nam. Quy hoạch và phát triển bền vững những tiềm năng du lịch. Phát huy thành công của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2002, năm 2003 Chính phủ đã có kế hoạch đầu tư 450 tỷ đồng cho ngành du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, loại hình dịch vụ và cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm 2003, đã có nhiều hoạt động nhằm quảng bá cho du lịch Việt Nam như “Hành trình Hội An” và ngành du lịch Việt Nam cũng quyết định lấy năm 2003 là năm du lịch Hạ Long, đưa một danh lam thắng cảnh được UNESCO công nhận ra toàn thế giới. Năm 2003 cũng hứa hẹn một năm thành công cho ngành du lịch Việt Nam với việc chúng ta đăng cai tổ chức Seagames 22, một ngày hội lớn của thể thao khu vực và cũng là quãng thời gian cho du khách các quốc gia Đông Nam á đến Việt Nam để cổ vũ cho đội nhà. Ngay từ những tháng đầu tiên, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, theo Tổng cục du lịch thì trong quý 1, Việt Nam đã đón 712.000 lượt du khách quốc tế, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2002. 2003, hứa hẹn một năm thuận buồm xuôi gió cho du lịch Việt Nam. 3.1.3. Triển vọng của Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế quốc dân được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Luật Đầu tư nước ngoài là một nội dung quan trọng. Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành tháng 12 năm 1987 và được sửa đổi năm 1992, 1996 và 2000 đã thu hút lượng vốn đáng kể từ nước ngoài cho quá trình sản xuất và góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam chiếm tỷ trọng 7,2% GDP cao hơn nhiều các nước thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực (Trung Quốc:4,9%,Thái Lan: 2,4%, Malaysia: 5,2%, Indonesia: 2,2%...- số liệu của UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới năm 1999). Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến 31 tháng 12 năm 2001, có 3072 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 37,9 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Trong năm 2002, số dự án được cấp giấy phép là 754 với tổng số vốn đăng ký là 1,558 tỷ USD, giảm sút nhiều so với năm 2001 là 2,536 tỷ USD mặc dù số dự án được cấp phép cao hơn nhiều so với năm 2001 (523 dự án được cấp phép). Trong 3 tháng đầu năm 2003, cả nước có thêm 86 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký gần 191 triệu USD. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng nhiều vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến dần đến mục tiêu mà Đảng đã đề ra là đến năm 2020, nước ta cơ bản là một nước công nghiệp. Mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 đề ra cho khu vực FDI là vốn đăng ký mới đạt khoảng 12 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 11 tỷ USD, đến năm 2005, khu vực này đóng góp khoảng 15% GDP, 25% tổng kim ngạch xuất khẩu và 10% tổng thu ngân sách cả nước (không kể dầu khí). Đây là mục tiêu không dễ đạt được nếu không khắc phục được những hạn chế, bất cập về sự đồng bộ của pháp luật, hiệu quả, hiệu lực của công tác điều hành, nhất là một số chế độ chính sách cần theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn, việc công bố quy hoạch chi tiết từng ngành, từng địa phương, đặc biệt là giải quyết ách tắc trong triển khai thực hiện như vướng mắc về đền bù và giải phóng mặt bằng….Giải quyết được những vấn đề trên thì việc đạt được mục tiêu đề ra không phải là không thể thực hiện được với những dấu hiệu khả quan về sự hồi phục của nền kinh tế thế giới. 3.1.4. Triển vọng trong thu hút vốn ODA ở Việt Nam hiện có 25 nhà tài trợ song phương, 19 tổ chức tài trợ đa phương và hơn 300 tổ chức phi chính phủ (NGO) đang hoạt động. Dẫn đầu những nhà tài trợ song phương là Nhật Bản...., dẫn đầu các tổ chức tài trợ đa phương là Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), LIên minh châu Âu (EU), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Quỹ nhi đồng thế giới (UNICEF), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)....Trong đó, có 3 nhà tài trợ lớn nhất chiếm trên 80% tổng số vốn ODA cam kết là Nhật Bản, WB, ADB. Nhận thức rằng ODA là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng từ bên ngoài, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng quan tâm công tác quản lý và sử dụng nguồn lực này. Ngay từ hội nghị đầu tiên các nhà tài trợ dành cho Việt Nam ( tháng 11/1993 ), Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố quan điểm quan điểm của mình về quản lý và sử dụng ODA “ Điều quan trọng là nguồn vốn bên ngoài phải được sử dụng có hiệu quả. Chính phủ nhận trách nhiệm điều phối và sử dụng vốn vay, viện trợ nước ngoài với nhận thức rằng nhân dân Việt Nam là người gánh chịu cái giá phải trả cho sự thất bại nếu nguồn vốn này không được sử dụng có hiệu quả”. Bảng 3.1: Tình hình giải ngân ODA Đơn vị: tỷ USD Năm Vốn cam kết Vốn giải ngân 1993 1,819 0,413 1994 1,914 0,725 1995 2,261 0,737 1996 2,430 0,900 1997 2,420 1,000 1998 2,186 1,200 1999 2,100 1,120 2000 2,100 1,298 2001 2,356 1,7 Nguồn: Bộ Tài chính Nhìn chung vốn cam kết lớn nhưng tốc độ giải ngân của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 43% tổng vốn cam kết. Nguồn vốn ODA này trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: từ cơ sở hạ tầng kinh tế đến hạ tầng xã hội, nâng cấp và xây dựng mới hàng loạt các dự án quốc gia quy mô lớn trong các lĩnh vực giao thông, điện, thuỷ lợi, y tế, giáo dục….Đó là những lĩnh vực đầu tư có tính xúc tác vừa có tác dụng trước mắt, đồng thời là cơ sở lâu dài cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3.1.5. Triển vọng hội nhập kinh tế khác Hội nhập kinh tế giờ đây không còn là vấn đề để có thể đem ra tranh luận mà nó dường như đã trở thành một tất yếu khách quan đối với mỗi nền kinh tế, mặc dù bị phản đối rất gay gắt từ phía các nhà hoạt động chống quá trình toàn cầu hoá nhưng không ai có thể phủ nhận lợi ích mà quá trình này đem lại cho mỗi cá nhân và mỗi quốc gia. Đổi mới nền kinh tế từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng và Chính phủ đã nhận thấy được tầm quan trọng của tiến trình này và đã hướng đất nước hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Sau khi chính thức bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, chúng ta đã có một bước tiến lớn đó là gia nhập ASEAN năm 1995, đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Ngay sau đó, Việt Nam lại trở thành thành viên của APEC; thành viên ASEM, tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA và năm nay chúng ta đã chính thức áp dụng mức thuế nhập khẩu mới. Chính sách mở cửa muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới của Việt Nam đã đem lại cho chúng ta rất nhiều bè bạn, những quốc gia khâm phục truyền thống của nhân dân ta cho đến các quốc gia vốn từng là kẻ thù, cùng với đó là những quan hệ hợp tác nhiều mặt. Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các quốc gia trong các lĩnh vực thể thao, văn hoá từ các nước như Pháp, Đức… và từ các tổ chức như UNESCO, UNICEF, FIFA……, góp phần đem đến một diện mạo mới mẻ cho Việt Nam về mọi mặt như hiện nay. Bên cạnh việc hợp tác trong quá trình xây dựng nền kinh tế, chúng ta đã ký kết được một số hiệp định với các quốc gia về lĩnh vực lao động, góp phần giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư, tạo thêm thu nhập cho người lao động. Năm 2002, cả nước đã đưa hơn 46.120 lao động đi làm việc ở nước ngoài và tăng 24,65% so với năm trước và tăng 21,37% so với kế hoạch, trong đó gần 13.200 lao động đi làm việc tại Đài Loan, 20.000 lao động đi Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Libya. Như vậy, đến nay tổng số lao động Việt Nam ở nước ngoài là trên 300.000, có mặt ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ, làm trên 30 ngành nghề khác nhau, mỗi năm gửi về nước khoảng 1,4 tỷ USD. Trong “Chiến lược về việc làm thời kỳ 2001-2010” đã xác định mục tiêu: từ 2010 trở đi Việt Nam phải luôn có khoảng 0,8-1,0 triệu lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài. Năm 2002, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ chính thức có hiệu lực đặt ra cho chúng ta rất nhiều thuận lợi cũng như thách thức, thuận lợi ở chỗ hàng hoá của chúng ta sẽ có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ, một thị trường hết sức rộng lớn, với mức thuế suất ưu đãi, tuy nhiên, chúng ta cũng phải mở cửa đối với hàng hoá Mỹ. Trong những năm tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành đàm phán để ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – EU, nếu đạt được thì đây sẽ là một thành công nổi bật của Việt Nam trong quá trình hội nhập, bên cạnh đó, Đảng và Chính phủ cũng đã đặt ra mục tiêu gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO vào năm 2005. Khi nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới, cơ hội cũng gia tăng cũng đi đôi với sự gia tăng của những thách thức. Có thể nói khi ta vận hành cơ chế thị trường ở trong nước thì mới là bơi ở hồ, ao. Khi ta hội nhập với kinh tế thế giới là bơi trong biển cả. Vậy làm thế nào để “ra khơi” không những không bị nhấn chìm mà còn đánh được nhiều cá. Trước tiên, điều quan trọng khi đi vào thị trường thế giới, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp phải nắm vững những thông tin về thị trường thế giới cùng những biến chuyển không ngừng và khôn lường của nó. Cần năm vững những thông tin vĩ mô lẫn thông tin cụ thể của từng mặt hàng, từ mẫu mã đến giá cả, chất lượng và bạn hàng. Thứ hai, các doanh nghiệp của ta phải được quản lý, điều hành tốt, đem ra thương trường những hàng hoá người ta cần với chất lượng cao, giá thành thấp, mẫu mã đẹp… Cuối cùng, quyết định “ra khơi” là ở các vị lãnh đạo doanh nghiệp. “Ra khơi” bước đầu chắc chắn sẽ bị ngợp bởi sóng to gió lớn, biển rộng. Song người Việt Nam chúng ta vốn giàu lòng dũng cảm và tinh thần sáng tạo ắt sẽ vượt qua được những thử thách, gặt hái được thành công, làm giàu cho Tổ quốc. 3.2. các giải pháp nâng cao chất lượng cán cân thanh toán quốc tế của Việt nam. Để có thể có được cán cân thanh toán có độ tin cậy cao, chính xác, trong những năm tới đây, Nhà nước cũng như các cơ quan ban ngành cần thực hiện những công việc sau: 3.2.1. Giải pháp về mặt hành chính. Trong thời gian tới đây, để xác lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam chính xác hơn, đem lại nhiều thông tin cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà đầu tư, các cơ quan ban ngành chức năng phải phối hợp với nhau chặt chẽ hơn nữa, đặc biệt là giữa các cơ quan thu thập số liệu và cơ quan có trách nhiệm lập cán cân thanh toán. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này không chỉ đem lại sự chính xác hơn về mặt số liệu mà còn có thể trình Chính phủ cán cân thanh toán đúng thời hạn quy định để có thể giúp Chính phủ có được những chính sách kịp thời và hợp lý trong từng thời kỳ nhất định. 3.2.2. Giải pháp về mặt chính sách của Nhà nước. Như phần trên đã trình bày, khó khăn của chúng ta trong việc xác lập cán cân thanh toán một phần do tình hình kinh tế vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng buôn lậu còn diễn ra rất phổ biến, do vậy, để có thể có được cán cân thanh toán phản ánh đầy đủ các giao dịch giữa “người cư trú” và “người không cư trú” thì các cơ quan như: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan…. Phải có được những biện pháp ngăn chặn tình trạng buôn lậu hàng hoá, vàng, ngoại tệ mạnh từ các nước có biên giới với chúng ta. Không như người dân ở các nước phát triển, người dân Việt Nam vẫn chưa có thói quen thực hiện các giao dịch của mình thông qua hệ thống ngân hàng cũng như tình trạng “đô la hoá” trong nền kinh tế vẫn diễn ra với quy mô lớn, vì thế, cho dù không thể một sớm một chiều khắc phục được tình trạng này thì chúng ta cũng cần có những quy định về giao dịch thông qua ngân hàng áp dụng cho các cá nhân và các loại hình thanh toán thuận tiện cho người dân, khuyến khích các cá nhân có nhu cầu mở tài khoản tại ngân hàng (thủ tục mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng đã được đơn giản hoá). Chính phủ cũng cần sớm ban hành các quy phạm pháp luật nhằm ngăn chặn tình trạng rửa tiền của các tổ chức tội phạm quốc tế. Trong thời gian gần đây, tình trạng này đã được cảnh báo buộc chúng ta phải có những bước đi thích hợp để có thể giành được sự tin cậy của các nhà đầu tư cũng như niềm tin của thế giới vào sự ổn định cả về chính trị và tài chính của nước ta. 3.2.3. Giải pháp về mặt nhân sự. Tiến tới, chúng ta phải phân công công việc rõ ràng cho những cán bộ làm nhiệm vụ thu thập số liệu, lập cán cân thanh toán, tránh tình trạng kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau. Trong lĩnh vực đào tạo, hệ thống giáo dục của chúng ta nói chung cũng như các trường đại học khối kinh tế nói riêng cần đưa thêm nhiều thực tiễn về cán cân thanh toán bên cạnh việc cho sinh viên tiếp cận lý thuyết, điều này trong tương lai sẽ góp phần tạo ra cho đất nước một đội ngũ cán bộ có trình độ, hiểu biết về cán cân thanh toán. Kiến nghị: Để đáp ứng yêu cầu, theo các cán bộ làm công tác xác lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua thì điều cần thiết hiện nay là nên lập một vụ chuyên chịu trách nhiệm tính toán, xác lập cán cân thanh toán thì mới đáp ứng được yêu cầu hiệ tại. Vụ này có thể thuộc Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nước có nền kinh tế đã phát triển cũng đều có những Vụ tương tự. Như vậy, trước những thuận lợi cũng như thách thức trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, Việt Nam còn phải nỗ lực rất nhiều mới có thể tiếp tục duy trì đà phát triển như trong những năm qua chúng ta đã có được, phấn đấu đạt được những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra. Kết luận Cán cân thanh toán quốc tế, một công cụ quan trọng trong công tác quản lý kinh tế vĩ mô, ngày càng có một vị trí đáng kể trong thống kê kinh tế. Thông qua cán cân thanh toán, chúng ta có thể có được một cái nhìn toàn diện về nền kinh tế Việt Nam trong năm đó. Mặc dù việc xác lập cân thanh toán hiện nay còn gặp nhiều khó khăn nhưng tin rằng trong tương lai chúng ta sẽ có những bước đổi mới trong nhận thức về tầm quan trọng cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế. Luận văn này không nhằm mục đích nghiên cứu sâu sắc các vấn đề về cán cân thanh toán cũng như các phương pháp tiếp cận cán cân thanh toán, các phương pháp lập cán cân thanh toán mà chỉ có thể đưa ra cho người đọc một cái nhìn tổng quát về cán cân thanh toán của Việt Nam trong những năm vừa qua. Luận văn không thể tránh khỏi những sai sót đáng tiếc do trình độ còn hạn chế cũng như nguồn tài liệu về lĩnh vực này còn rất thiếu. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô. Để có được luận văn này, một lần nữa xin chân thành cảm ơn PGS., TS. Phan Duy Minh và chú Hoàng Anh-Vụ Tài chính-Tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ và đưa ra những nhận xét quý báu trong quá trình hoàn thành luận văn này. Hà nội, ngày 25 tháng 4 năm 2003 Sinh viên: Trần Thanh Phương Lớp: K37-0802

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37131.doc
Tài liệu liên quan