Chuyên đề Xây dựng mô hình cộng đồng phát triển bền vững theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên trường hợp hợp tác xã Nấm Chùa Hang – Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Phát triển bền vững là một yêu cầu cấp bách không chỉ giành riêng cho một quốc gia, một tổ chức nào mà đó là trách nhiệm của toàn thể nhân loại. Phát triển bền vững phải được tiến hành ở mọi ngành mọi lĩnh vực và ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong công tác xây dựng định hướng chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia đều xác định rõ vấn đề này. Và trong quá trình tổ chức thực hiện PTBV thì việc huy động toàn dân tham gia xây dựng và thực hiện PTBV là điều tối quan trọng. Việc xây dựng các điển hình cộng đồng PTBV về hệ thống tự quản tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và nhân rộng các mô hình là một cách thức qua việc huy động sự tham gia của nhân dân.

doc49 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng mô hình cộng đồng phát triển bền vững theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên trường hợp hợp tác xã Nấm Chùa Hang – Đồng Hỷ - Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tạo cơ hội và khuyến khích các cuộc gặp gỡ và trao đổi giữa các cá nhân, các tổ chức, đồng thời khuyến khích sự đồng tâm của các ngành, khuyến khích sự trao đổi và bổ sung các kiến thức từ đó đưa ra những ý tưởng và đề xuất. Ba là, xây dựng sự đồng tâm nhất trí trong mọi vấn đề. Đây là mục tiêu quan trọng vì nhằm giải quyết các vấn đề mâu thuẫn từ đó tăng cường mối liên kết giữa các bên tham gia. Bốn là, ủy quyền ra quyết định cho cộng đồng địa phương. Qúa trình ra quyết định có sự tham gia của cộng đồng địa phương sẽ cho phép những ý tưởng, những dự án mới sẽ được quản lý và phối hợp một cách đầy đủ. 2.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của phương pháp tiếp cận từ dưới lên Nguyên tắc đầu tiên: là phải có sự tôn trọng ý kiến của mọi người. Vì đây là điều kiện tiên quyết cho sự thành công như tính khả thi của phương pháp. Bởi lẽ sẽ không thể có sự trao đổi, phối hợp nếu như tồn tại sự thờ ơ, lãnh đạo không quan tâm để ý cũng như coi thường ý kiến của người khác. Nguyên tắc thứ hai, là thừa nhận các nhu cầu khác biệt: Đảm bảo sự phối hợp giữa khía cạnh kinh tế - xã hội vì đây là tiền đề cho sự phát triển cân đối và bền vững. Phải tìm ra được sự cân đối hài hòa về nhu cầu của các bên liên quan. Nguyên tắc thứ ba, là đảm bảo tính sinh hoạt theo đó cần rõ ràng và công khai trong việc giao nhiệm vụ cũng như ra quyết định... Nguyên tắc thứ tư, là phương pháp tiếp cận từ dưới lên phải có sự linh hoạt điều chỉnh sao cho phù hợp với từng cá nhân, tổ chức, hoàn cảnh, mục tiêu cũng như mục đích khác nhau. 2.2.3. Nội dung cơ bản của phương pháp tiếp cận từ dưới lên Phương pháp tiếp cận từ dưới lên về cơ bản bao gồm 4 cấp độ. Mỗi cấp độ có đặc điểm riêng về công cụ, phương pháp, thời gian và đối tượng khác nhau. Các cấp độ Công cụ và phương pháp Thời điểm Đối tượng tham gia Thông tin - Họp tập thể quần chúng - Thông tin đại chúng và truyền thông Giai đoạn đầu tiên các giai đoạn thực hiện chương trình giai đoạn xác định dự án Toàn thể cộng đồng các bên tham gia, người lãnh đạo dự án, các cơ quan, người ra quyết định Bàn bạc, thảo luận - Kiểm tra sổ sách, số hiệu, thống kê địa phương - Các phương pháp phân tích cộng đồng, đào tạo những người tham gia đề xuất Giai đoạn đầu và giai đoạn phát triển kế hoạch mang tính chiến lược Các nhóm cộng động địa phương tích cực, các hiệp hội, các nhóm sở thích. Cùng hợp tác và phát triển Các nhóm làm việc chuyên môn, sự tham gia sáng kiến của các bên, đào tạo người nêu đề xuất ý tưởng, các tổ chức địa phương Giai đoạn đầu của dự án giai đoạn thực hiện chương trình, tự đánh giá Các nhóm làm việc, ngành liên quan, các nhóm sở thích. Ra quyết định tập thể Lựa chọn phương án theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên, với các ý tưởng đề xuất của các bên Xác định các chương trình hành động và chiến lược của chương trình Các bên tham gia vào nhóm hoạt động địa phương, những người lãnh đạo dự án III. XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TỪ DƯỚI LÊN 3.1. Khái niệm, nguyên tắc mục tiêu xây dựng mô hình 3.1.1. Khái niệm Xây dựng mô hình cộng đồng phát triển bền vững theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên là một quá trình kết hợp hài hòa giữa mục tiêu phát triển cộng đồng với những yêu cầu về phát triển bền vững trong đó sử dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên (như một công cụ thực hiện) 3.1.2. Nguyên tắc xây dựng mô hình * Nguyên tắc đầu tiên là phải đảm bảo mục tiêu phát triển cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên nhưng vẫn phải đảm bảo được các yêu cầu về phát trieenr bền vững tứ là dung hòa được ba yếu tố kinh tế - xã hội – môi trường trong toàn bộ quá trình. Đây cũng là cơ sở và căn cứ để xây dựng được các tiêu chí cũng như khung chiến lược thực hiện. * Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng: Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng. Vì cộng đồng là trung tâm trong mô hình này. Theo đó họ phải là đối tượng tham gia tực tiếp vào việc thiết kế chương trình cũng như sự điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh thực tế vì điều kiện ban đầu ở địa phương là yếu tố cốt yếu quyết định hình thức tham gia của cộng đồng. * Nguyên tắc phát huy sức mạnh cộng đồng dựa vào nội lực. Theo đó mô hình phải được xây dựng trên phương châm kết hợp sự hỗ trợ từ bên ngoài với nội lực bên trong nhưng dựa vào nội lực vẫn là chủ yếu, sự hỗ trợ chỉ là yếu tố giúp cho đánh thức sự đóng góp của người dân và huy động năng lực cộng đồng. 3.1.3. Mục tiêu xây dựng mô hình cộng đồng PTBV theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên. Nhằm xây dựng lên một mô hình cộng đồng có kinh tế phát triển, văn minh, hạ tầng cơ sở được cải thiện, đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư phong phú, lành mạnh, đảm bảo tính truyền thống và hiện đại, môi trường tự nhiên được duy trì, bảo vệ và phát triển. Mục tiêu thứ hai là phát huy được tính tự chủ, chủ động sáng tạo của cộng đồng dân cư để giải quyết tốt những vấn đề chung của cộng đồng với phương châm dựa vào nội lực do cộng đồng dân cư làm chủ. 3.2. Nội dung xây dựng mô hình cộng đồng phát triển bền vững theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên 3.2.1. Nghiên cứu – phân tích thực trạng địa phương và xây dựng tiến trình lựa chọn mô hình dự án Các cơ quan và tổ chức tham gia hoạt động hỗ trợ thực hiện mô hình này như các nhóm hành động địa phương, ban phát triển xã, huyện, chính quyền địa phương cùng phối hợp nghiên cứu và phân tích thực trạng kinh tế, xã hội địa phương, nêu lên những khó khăn , thách thức, điểm yếu, đủ mạnh... Xây dựng được cái nhìn tổng quan về địa phương trên mọi mặt Kết quả đối với các cơ quan thực hiện hoạt đồng xây dựng hỗ trợ thực hiện hoạt động xây dựng mô hình thì lập được kế hoạch trình cho các bước tiếp theo. 3.2.2. Tập huấn, hướng dẫn đào tạo về đánh giá cộng đồng * Nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong dự án về vai trò của cộng đồng trong quá trình thực hiện. Thực chất của quá trình này là nhằm đào tạo các thành viên trong ban phát triển của địa phương cũng như các bên có trách nhiệm trong qúa trình xây dựng mô hình nhằm trang bị các kiến thức và biện pháp cho họ trong việc tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá, thu thập kết quả cũng như giảng giải cho người dân về mối liên hệ giữa công tác đánh giá cộng đồng * Những người tham gia trong quá trình này bao gồm những cá nhân cán bộ có liên quan có trách nhiệm trong xã về việc tổ chức thực hiện chương trình này, những người đại diện cho các tổ chức quần chúng như (chi hội phụ nữ, hội nông dân...) * Thời gian của giai đoạn này là trước khi tiến hành các hoạt động thực hiện dự án trong chương trình xây dựng mô hình cộng đồng phát triển bền vững. 3.2.3. Tổ chức truyền thông về tiến trình thực hiện dự án xây dựng mô hình cộng đồng phát triển bền vững. * Các hoạt động truyền thông: sử dụng mọi phương tiện và cách thức truyền thông để đưa thông tin về chủ chương thực hiện dự án đến người dân. Các hoạt động cụ thể có thể kể đến như: phát thanh của thôn, xã các cuộc họp xóm hoặc phát tờ rơi... Các hoạt động này thông qua sự phối hợp và cho phép của ban phát triển xã, huyện với các nhóm hành động của địa phương. Mục tiêu của bước này là truyền đạt thông tin tới cộng đồng, ảnh hưởng vào toàn bộ cộng đồng, đặc biệt là các thành viên năng động nhất, cùng như thành viên của các hiệp hội địa phương, các tổ chức và những người có thể làm chủ dự án trong tương lai. Kết quả thu được bước này : Mọi người dân hiểu được công tác và chủ trương của dự án cũng như lý do hoạt động của chương trình Người dân hiểu được vai trò và tự quyết định những vấn đề mà họ muốn thảo luận. 3.2.4. Giai đoạn bàn bạc thảo luận và đề xuất dự án Nội dung cơ bản của giai đoạn này có thể chia thành 2 cấp độ - Cấp độ tập thể - Cấp độ cá nhân * Cấp độ tập thể: tổ hcức các buổi hội thảo với sự tham gia của cộng đồng và các bên tham gia. Địa điểm tổ chức hội họp ngay tại địa phương (Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ giai đoạn trước để thông báo về kế hoạch tổ chức hội thảo) * Cấp độ cá nhân: tiến hành trợ giúp và hướng dẫn cho những người có khả năng trở thành chủ dự án hướng dẫn họ trong việc hoàn thành các thủ tục đăng ký dự án bằng cách liên hệ trực tiếp Nhưng hoạt động chủ đạo trong giai đoạn này là bàn bạc và thảo luận giữa các bên liên quan, trong đó cộng đồng đóng vai trò là trung tâm. Có một điểm quan trọng trong các hoạt động này là vai trò hướng dẫn của một cơ quan tổ chức, chuyên môn. Theo đó họ sẽ đưa ra các chủ đề và tiêu chí mà được xây dựng dựa trên nền tảng của phát triển bền vững. Dựa vào đó làm cơ sở cho cộng đồng thảo luận rồi đưa ra các đề xuất dự án sao cho phù hợp với các tiêu chí và có tính khả thi trong thực hiện Kết quả thu được từ giai đoạn này cho ta - Các đề xuất của cộng đồng về việc hỗ trợ thực hiện các dự án đã được bàn bạc và thảo luận dự trên các tiêu chí đảm bảo yêu cầu về PTBV. - Đối với các cơ quan chuyên môn đóng vai trò là đơn vị hướng dẫn và tổ chức hoạt động thì tập hợp được một danh sách các dự án và đề xuất từ phía cộng đồng. Phục vụ cho công tác xem xét đánh giá từ đó đưa ra những tư vấn lựa chọn dự án... 3.2.5. Cộng tác lựa chọn dự án theo mô hình cộng đồng phát triển bền vững Các dự án do cộng đồng đề xuất thỏa mãn những yêu cầu và tiêu chí về phát triển bền vững sẽ được hỗ trợ thực hiện. Tuy nhiên việc lựa chọn dự án đòi hỏi phải áp dụng phương pháp cho điểm. Việc cho điểm thông qua tiến hành thảo luận nhóm nhỏ theo đó các cán bộ và chuyên viên kỹ thuật thuộc đơn vị tổ chức hoặc trong nhóm hành động của địa phương tiến hành đánh giá và so sánh với các tiêu chí đã đề ra. (Đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu về phát triển bền vững) các dự án và đạt điểm cao trong danh sách sẽ được lựa chọn. 3.2.6 Thực hiện các dự án theo mô hình cộng đồng PTBV tới phương pháp tiếp cận từ dưới lên. * Bước 1 : Thành lập Ban quản trị dự án - Tổ chức một cuộc họp bao gồm đầy đủ các thành viên tham gia đề xuất dự án, mục tiêu là chọn ra ban quản trị điều hành hoạt động dự án. - Phương pháp : biểu quyết tập thể - Kết quả của bước này là : Xác định được các thành viên ban quản trị được thể hiện trong biên bản và nghị quyết cuộc họp Hoàn tất các thủ tục pháp lý cho dự án Ban quản trị của dự án thay mặt cho các thành viên tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý với cơ quan quản lý Nhà nước cùng với sự hỗ trợ của các đơn vị cơ quan tham gia xây dựng mô hình. * Bước 2 : Xác định trình tự ưu tiên thực hiện các hạng mục của dự án. Tổ chức họp các thành viên của dự án. Tiến hành thảo luận và xác lập trình tự ưu tiên thực hiện cho các hạng mục. * Bước 3 : Tiến hành đấu thầu và xây dựng (thực hiện các hạng mục) Hoạt động này do ban quản trị dự án đại diện tiến hành nhưng phải thông qua ý kiến của tất cả các thành viên, trong quá trình lựa chọn phải đảm bảo tính minh bạch. * Bước 4 : Vận hành kết quả của dự án Nhóm kỹ thuật của cơ quan chuyên môn tham gia hỗ trợ xây dựng mô hình sẽ thực hiện chức năng giám sát và thực hiện cùng với cộng đồng. Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật - lựa chọn đề xuất có tính khả thi triển khai thực hiện TG và RDG khảo sát đề xuất Thu đề xuất từ người dân Đào tạo, hướng dẫn nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò cũng như khả năng tự quyết định vấn đề mà họ muốn thảo luận Lựa chọn đề xuất phù hợp với bản kế hoạch chiến lược cho điểm sau đó lấy điểm từ cao xuống thấp Tổ chức hội thảo và thảo luận nhóm nhỏ tại địa phương hướng dẫn người dân đề xuất dự án trên cơ sở PTBV 3.3 Lợi ích từ việc xây dựng mô hình cộng đồng PTBV theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên Việc xây dựng thành công một mô hình cộng đồng phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa. Vì phát triển bền vững đang là vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu. Riêng đối với một nước mà trình độ phát triển còn thấp như nước ta hiện nay thì các mô hình cộng đồng phát triển bền vững càng có ý nghĩa to lớn Trước hết nó giúp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển bền vững. Thứ hai là nâng cao hiệu quả trong thực hiện các chính sách phát triển nông thôn cũng như mục tiêu giảm nghèo. Thứ ba, huy động được nội lực của nhân dân vào quá trình phát triển, phát huy được tính tự chủ của người dân. Từ đó giúp cho chính phủ giảm bớt được những gánh nặng trong nhiệm vụ điều hành các chính sách phát triển nông thôn cũng như xoá đói giảm nghèo. Vì nếu thực hiện tốt mô hình cộng đồng PTBV theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên sẽ giúp không chỉ nâng cao đời sống của người dân một cách bền vững mà còn giúp chính quyền địa phương dễ quản lý. Đặc biết nó khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún hiện nay, thay vào đó là tính chuyên môn và tập trung trong sản xuất. Là nhân tố phát triển hoạt động sản xuất có tính chuyên môn hoá cao - hướng ra xuất khẩu. Thứ tư nâng cao trình độ dân trí của cộng đồng. Đặc biệt là tư duy hiểu biết về cách làm kinh tế trong giai đoạn của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay. Đồng thời đạt được mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường hôm nay. 3.4 Kinh nghiệm của các nước và Việt Nam trong việc xây dựng mô hình cộng dồng PTBV Vấn đề xây dựng phát triển cộng đồng này đã được đề cập từ khá sớm tại các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu có nhiều hình thức khác nhau. Tại mỗi quốc gia có một cách tiếp cận và xây dựng riêng. Cùng với sự phát triển của thế giới, vấn đề môi trường ngày càng trở nên cấp bách thì yêu cầu về tính bền vững trong phát triển ngày càng được quan tâm. Các biện pháp tiếp cận trong phát triển cộng đồng cũng có những yêu cầu và mục tiêu mới song song được thiết lập và lồng ghép vào quá trình xây dựng mô hình phát triển có sự tham gia của cộng đồng. Ví dụ như tại Ireland là chương trình phát triển địa phương. Scotland với quỹ giải quyết các thách thức nông thôn Thụy Điển, Bỉ, Áo cũng đã xây dựng những chính sách và mô hình tiếp cận đem lại những định hướng mới. Với Việt Nam thì đã có những thành công bước đầu trong việc xây dựng các mô hình HTX kiểu mới. Bên cạnh đó cùng với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế, các tổ chức NGOs và hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam và các quốc gia khác thì việc xây dựng mô hình cộng đồng PTBV theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên đã có được những thành công bước đầu được thể hiện thông qua một số mô hình HTX nằm trong dự án thí điểm phát triển nông thôn theo vùng tại Thái Nguyên do tổ chức INSA – GTEA (Tây Ban Nha) thực hiện. IV. Đánh giá hiệu quả của mô hình cộng đồng phát triển bền vững. Đây là phần hết sức quan trọng trong công tác xây dựng và nhân rộng mô hình này. Nó đòi hỏi phải tiến hành một quá trình mang tính hệ thống và khách quan. Trên cơ sở đó ta tiến hành xem xét tính phù hợp hiệu quả, hiệu suất, ảnh hưởng và tính bền vững của dự án Công tác đánh giá được tiến hành trên ba khía cạnh * Khía cạnh kinh tế * Khía cạnh xã hội * Khia cạnh môi trường Với mỗi khía cạnh khác nhau ta có các tiêu chí đánh giá và phân tích hiệu quả khác nhau. 4.1 Đánh giá hiệu quả trên khía cạnh kinh tế của mô hình 4.1.1 Tiêu chí về lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh Đây là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của mô hình. Tiêu chí này thể hiện khả năng duy trì và phát triển mô hình. Hoạt động sản xuất kinh doanh của mô hình phải đem lại lợi nhuận mới có thể có kinh phí duy trì hoạt động, đảm bảo cuộc sống cho các thành viên. Sau đó là vốn cho tài sản xuất mở rộng quy mô. Hơn nữa, hiệu quả của mô hình phải thể hiện được tính ưu việt hơn so với các loại hình sản xuất kinh doanh đơn lẻ của các thành viên trước đó, có như vậy mới đảm bảo được sự nhiệt tình và hứng thú tham gia của các thành viên đó là cơ sở cho sự bền vững theo thời gian của mô hình cũng như mục tiêu phát triển và mở rộng mô hình 4.1.2 Tiêu chí về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của mô hình Đây là một nhóm các yêu cầu về đầu ra của mô hình (sản phẩm hoặc dịch vụ) theo đó : Các sản phẩm cần có tính đổi mới : sản phẩm mới – cách làm mới. Điều này có nghĩa là mô hình nên đia vào tìm kiếm và sản xuất các sản phẩm mới cho địa phương, mới ở đây là đặt trong tương quan so sánh với các sản phẩm đã có trong vùng. Hoặc là cách làm mới, điều này là việc mô hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm mà tại khu vực đó đã có thể sản xuất được nhưg dưới hình thức tư nhân nhỏ lẻ, nay mô hình đưa vào áp dụng quy trình sản xuất mới, quy trình quản lý mới, cũng như phương thức phân phối mới. Cùng trong vấn đề này còn phải đề cập đến giá trị thương mại hoá của sản phẩm. Thể hiện thông qua quy mô sản xuất sản phẩm – dịch vụ, giá trị kinh tế của sản phẩm - dịch vụ, kế hoạch hay chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh 4.1.3 Tiêu chí về khả năng nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm và dịch vụ của địa phương Bản chất của tiêu chí này đòi hỏi mô hình cần khả năng kéo theo sự phát triển của các ngành khác trong khu vực có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mô hình. 4.2 Nhóm các tiêu chí liên quan đến khía cạnh xã hội của mô hình 4.2.1 Tiêu chí về tạo công ăn việc làm Đây là tiêu chí căn bản bảo vệ mặt xã hội cho hầu hết các dự án phát triển. Trong mô hình cộng đồng PTBV thì nó cũng là tiêu chí hàng đầu. Nó thể hiện tầm ảnh hưởng về mặt xã hội của mô hình. Việc tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động không chỉ giúp nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống mà còn giúp tính hình văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương thêm ổn định, giảm được tệ nạn xã hội cũng như các vấn đề tiêu cực liên quan 4.2.2 Tiêu chí về sự tham gia của phụ nữ, dân tộc thiểu số, người tàn tật và thực hiện các kế hoạch đào tạo. * Sự tham gia của phụ nữ, dân tộc thiểu số, người tàn tật thể hiện tính nhân văn của dự án. Bên cạnh đó các đối tượng tham gia mô hình là phụ nữ còn là điều kiện để đánh giá mức độ bình đẳng giới. Đây là một tiêu chí mà nếu một mô hình có thể thực hiện được sẽ mang lại một tầm ảnh hưởng xã hội rất rộng & có tính lan toả. * Việc xây dựng các kế hoạch đào tạo : là một tiêu chí quan trọng thể hiện khả năng duy trì phát triển của mô hình trong dài hạn. Hay nói cách khác, việc thực hiện xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo một cách bài bản là một tiêu chí đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của mô hình đồng thời giúp nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ý nghĩa của việc thực hiện PTBV. 4.3 Đánh giá hiệu quả của mô hình cộng đồng PTBV trên khía cạnh MT. 4.3.1 Tiêu chí không gây tổn hại đến môi trường Điều này đòi hỏi các mô hình cần phải đảm bảo trong quá trình sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm môi trường. Nó đồng nghĩa với việc đặt các vấn đề môi trường như là một phần bắt buộc trong quy trình thực hiện mô hình. Và cộng đồng là những người trực tiếp tham gia thực hiện, giám sát và quản lý. 4.3.2 Tiêu chí về sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và hợp lý các nguồn TNTN Vấn đề này và vấn đề bảo vệ - không gây ô nhiễm môi trường ở phần trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc sử dụng hiệu quả tiết kiệm và hợp lý các nguồn TNTN đòi hỏi mô hình cần phải có một định hướng ngay từ bước đầu theo đó sản xuất cái gì ? lựa chọn công nghệ nào ? quản lý quá trình vận hành sản xuất ra sao ? giám sát và đánh giá như thế nào ? Việc trả lời các câu hỏi đó cần hướng vào nội dung bảo vệ MT vì đó là điều kiện cho phát triển bền vững. Trên đây là những tiêu chí cơ bản khi đánh giá tính hiệu quả của mô hình cộng đồng PTBV được xây dựng theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên. Tuy nhiên các tiêu chí trên không xem xét một cách độc lập mà phải đặt trong một mô hình cụ thể và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Tuỳ vào đặc điểm của từng mô hình mà yêu cầu cũng như tầm quan trọng của từng tiêu chí có thể thay đổi. Nhưng có yếu tố cơ bản là tính cộng đồng và sự phát triển bền vững thì luôn đảm bảo xuyên suốt trong toàn bộ mô hình. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HTX NẤM CHÙA HANG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRẤN CHÙA HANG - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.1. Vị trí địa lý Thị trấn Chùa Hang là một trong 2 thị trấn của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. Nằm cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên 6 km trên đường quốc lộ Thái Nguyên - Lạng Sơn. Là khu vực trung tâm của cả huyện. 1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Thị trấn Chùa Hang có tổng diện tích là 812,6ha, bao gồm: Diện tích đất nông nghiệp: 514,5ha. Diện tích đất lâm nghiệp: 36,3ha Diện tích đất chuyên dùng: 113,6ha. Diện tích đất mặt nước và nuôi trồng thuỷ sản: 12,5ha. Diện tích đất ở : 48,6ha. Diện tích đất chưa sử dụng: 84,4ha. Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp của khu vực khá lớn với địa hình bằng phẳng. Là khu vực trung tâm của cả huyện và giáp danh với thành phố Thái Nguyên rất thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán hàng hoá tạo đà cho công nghiệp và dịch vụ phát triển. 2. Đặc điểm kinh tế xã hội Toàn thị trấn có 1300 hộ với 5992 nhân khẩu trong đó có 3820 người trong độ tuổi lao động chiếm 63,75 dân số. Mật độ trung bình 680 người /km2 .Số hộ nghèo trên địa bàn thị trấn là 45 hộ chiếm tỷ lệ 3.82% tổng số hộ gia đình trong toàn xã. Thu nhập bình quân đầu người 8.2 triệu / người/ năm. Trên địa bàn có 5 dân tộc anh em sinh sống bao gồm dân tộc : Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Tày. * Cơ cấu kinh tế của thị trấn: Nông nghiệp: 54% Công nghiệp: 24% dịch vụ : 22% II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HTX NẤM CHÙA HANG THEO MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Đây chỉ là một trong số nhiều các dự án nằm trong chương trình hỗ trợ của tổ chức INSA – ETEA (Tây Ban Nha) cho tỉnh Thái Nguyên. Các dự án này đều có đặc điểm chung là áp dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên, do vậy bên cạnh những đặc điểm riêng của từng dự án về lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nơi đặt dự án, sự khác biệt về đặc điểm giữa các cộng đồng và người hưởng lợi.. thì có những điểm chung trong công tác xúc tiến xây dựng mô hình như các hoạt động nghiên cứu, phân tích thực trạng địa phương; xây dựng tiến trình lựa chọn mô hình dự án; tăng cường nhận thức cho các bên tham gia và đối tượng hưởng lợi về hoạt động đánh giá cộng đồng; các hoạt động truyền thống đại chúng về mục tiêu và tiến trình thực hiện công tác xây dựng mô hình cộng đồng bền vững. Những điểm chung này đã được trình bày kỹ trong phần III của chương I. Trong phần này tôi tập chung trình bày về quy trình xây dựng và phát triển HTX Nấm Chùa Hang bắt đầu từ khâu đề xuất dự án cho đến khi thực hiện rồi vận hành kết quả của dự án vẫn trên nền tảng của phương pháp tiếp cận từ dưới lên. 2.1. Giai đoạn bàn bạc đề xuất dự án xây dựng và phát triển HTX Nấm Chùa Hang Xuất phát từ thực tế Nấm là một nông sản đặc trưng của thị trấn, được nhiều hộ dân trồng với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Cùng với chủ chương xây dựng và các mô hình cộng đồng PTBV được tiến hành tại địa phương, 14 hộ gia đình tâm huyết với nghề trồng nấm đã họp nhau lại cùng bàn bạc và xây dựng đề xuất thành lập HTX Nấm Chuà Hang. Sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn này được thể hiện một cách rõ nét thông qua một số công việc sau: Quá trình bàn bạc thảo luận xác định quy mô của HTX: theo đó bao gồm 14 thành viên tham gia với 7 xưởng sản xuất nấm. Sản lượng bình quân 2,1 tấn/vụ. Công tác thảo luận và xem xét khả năng đáp ứng được các tiêu chí của mô hình cộng đồng PTBV. Theo đó mỗi vấn đề đưa ra trong bản đề xuất phải đảm bảo khả thi trong thực hienẹ. Ba là công tác xác định cơ cấu nguồn vốn cho dự án: Theo đó nguồn vốn huy động từ các thành viên là bao nhiêu: Vốn hỗ trợ là bao nhiêu? Tiếp đó là việc xác định của các hạng mục cơ bản của dự án và phân bổ nguồn vốn cho từng hạng mục. Đồng thời trong từng hạng mục cũng xác định rõ nguồn vốn cần hỗ trợ, nguồn vốn đối ứng. Ba hoạt động cơ bản trên trong quá trình xây dựng đề xuất cho dự án HTX Nấm Chùa Hang hoàn toàn do cộng dodòng những người hưởng lợi trực tiếp tiến hành. Tuy nhiên trên thực tế có một số hạng mục và vấn đề của việc đề xuất dự án có sự hướng dẫn của cơ quan hỗ trợ thực hiện ở đây là trung tâm VSDC (Việt Bắc Sustainable Development Center). Do phải đảm bảo yêu cầu PTBV. Kết quả của các hoạt động trong giai đoạn này là hình thành nên bản đề xuất với những nội dung cơ bản sau: 1. Tên dự án đề xuất: Xây dựng và phát triển HTX Nấm Chùa Hang 2. Tài chính cho dự án Đơn vị: EURO STT Kinh phí Số lượng 1 Kinh phí hỗ trợ tổ chức INSA - ETEA 11600 2 Kinh phí đối ứng của cộng đồng 4250 3 Tổng 15850 3. Các hoạt động cụ thể và mục tiêu kết quả STT Hoạt động Mục tiêu kết quả 1 Thiết lập và quản lý HTX Thành lập được HTX Nấm Chùa Hang 2 Cải tạo trụ sở và trang thiết bị VP Có được trụ sở và trang thiết bị như bàn ghế, máy tính… phục vụ công việc. 3 Cải tạo cơ sở sản xuất và máy móc Cải tạo 7 cơ sở sản xuất và mua 2 máy nghiền và kẻ nguyên vật liệu 4 Xây dựng gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm Có được 1 gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm 5 Thiết kế và đăng ký nhãn hiệu Đăng ký bản quyền thương hiệu nấm Chùa Hang 6 Tư vấn quản lý chất lượng đầu vào Xây dựng tiêu chuẩn cho các yếu tố đầu vào trong sản xuất. 7 Hoàn thiện quy trình trồng và nuôi cấy nấm Toàn bộ xã viên nắm vững và áp dụng đúng kỹ thuật trồng và nuôi nấm 8 Thông tin thị trường Xây dựng dữ liệu thông tin về thị trường Nấm cũng như kế hoạch mở rộng thị trường tương lai. 4. Dự kiến một số lợi ích mang lại - Số người hưởng lợi trực tiếp từ dự án: 70 – 100 lao động thường xuyên, 30 lao động thời vụ. - Người hưởng lợi gián tiếp: dịch vụ cung cấp giống và nguyên liệu cho Nấm. - Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập. - Khai thác và sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên rừng, hõo trợ công tác phát triển hoạt động trồng rừng. 2.2. Giai đoạn đánh giá xét duyệt dự án Dự án sau khi được đề xuất đã được VSDC tiến hành khảo sát đánh giá và cho điểm. Sau đó trình lên RDG (ban phát triển nông thôn) huyện Đồng Hỷ thông qua. Bảng khảo sát và chấm điểm cho dự án. STT Tiêu chí Điểm 1 Tạo công ăn việc làm * Tạo ra việc làm cho hơn 5 lao động thường xuyên (10đ) * Tỉ lệ giữa số tiền tài trợ và số lao động tạo ra nhỏ hơn 1 số trung bình (15) 15 2 Có kế hoạch đào tạo 5 3 % đối ứng bằng tiền của nhóm người hưởng lợi * Nếu tỉ lệ phần trăm đối ứng so với tổng số tiền tài trợ trong khoảng 30% - 50% (5đ) * Nếu tỉ lệ phần trăm đối ứng so với tổng số tiền tài trợ lớn hơn 50% (10đ) 10 4 Triển khai tại xã khó khăn nhất 0 5 Người đề xuất * HTX, Doanh nghiệp hay 1 hội (10đ) * Một nhóm người (7đ) 10 6 Triển khai tại xã chưa có sự tài trợ của bất cứ dự án nào 0 7 Phụ nữ, dân tộc thiểu số, người tàn tật 0 8 Sơ chế sản phẩm 5 9 Tính đổi mới (sản phẩm mới, cách làm mới) 8 10 Thương mại hoá sản phẩm (Quy mô, giá trị sản phẩm, chiến lược kinh doanh) 5 11 Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm và dịch vụ của địa phương (kéo theo các ngành khác phát triển) 6 12 Không gây tổn hại đến môi trường 5 13 Tổng số tiền mong muốn tài trợ nhỏ hơn 150.000.000đ 0 Tổng 69 Do tính khả thi của dự án và sự đáp ứng được khá nhiều các tiêu chí cho xây dựng mô hình cộng đồng PTBV nên dự án đã được thông qua và được sự hỗ trợ thực hiện. 2.3. Giai đoạn tổ chức thực hiện dự án xây dựng và phát triển HTX Nấm Chùa Hang 2.3.1. Thiết kế và quản lý HTX * Ở bước này các bên liên quan tiến hành một cuộc họp với sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong cộng đồng, những người mong muốn xây dựng mô hình đại diện của chính quyền địa phương ban phát triển xã, ban phát triển nông thôn, huyện ĐỒng Kỷ, đại diện nhóm kỹ thuật của VSBV. - Địa điểm tổ chức ngay tại nhà văn hoá thị trấn chùa Hang - Nội dung cuộc họp: Bầu chọn ra bản quản trị HTX và xây dựng quy chế hoạt động. Thành viên ban quản trị HTX được cộng đồng bầu ra theo hình thức biểu quyết tập thể. Công tác lựa chọn các ứng cử viên được tiến hành bởi sự kết hợp giữa cộng đồng với nhóm chuyên môn của VSDC và phía RDG huyện Đồng Hỷ. Theo đó cộng đồng sẽ cung cấp thông tin về ứng viên, nhóm chuyên môn tiến hành kiểm tra và lập danh sách. kết quả của hoạt động này là bầu trọn ra được ban quản trị bao gồm ba thành viên: Chủ nhiệm HTX: Ông Lương Xuân Nhị Phó chủ nhiệm HTX: Ông Chu Đức Lợi Uỷ viên Ban quản trị: Ông Nguyễn Khắc Học Ngoài ra còn thành lập một ban kiểm soát độc lập với ban quản trị do ông Nguyễn Văn Tòng làm trưởng ban. Bên cạnh đó cuộc họp cũng đã xây dựng được một quy chế hoạt động chung cho HTX. * Sa khi xác lập được ban quản trị và quy chế hoạt động, HTX tiến hành hoàn thiện các thủ tục pháp lý với cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động này do ban chủ nhiệm HTX tiến hành. 2.3.2. Công tác xác định các hạng mục cơ cấu vốn Hoạt động này có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Trong đó ban chủ nhiệm HTX sẽ kết hợp với nhóm kỹ thuật của VSDC tiến hành xây dựng bản dự thảo sơ bộ về nội dung các hoạt động và cơ cấu kinh phí. Tiếp sau đó sẽ đưa ra bàn bạc thảo luận và sửa đổi những vấn đề chưa chính xác cả bản dự thảo. Hoạt động này được tiến hành bởi chính các thành viên trong cộng đồng cùng với ban giám sát. Điều này đảm bảo được tính minh bạch cũng như tối ưu chi phí và hiệu quả cho từng hạng mục. Kết quả bước này cho ta bảng sau: Bảng 2 Hoạt động Kinh phí (EURO) Tổng kinh phí Xin hỗ trợ Đối ứng 1. Cải tạo nhà xưởng trồng nấm, trụ sở HTX và quầy giới thiệu sản phẩm 1.1. Cải tạo nhà xưởng trồng nấm Chi phí cải tạo nhà xưởng (7 cái x 500 Euro) 3,500 3,500 1.2. Cải tạo trụ sở và trang thiết bị văn phòng Chi phí cải tạo trụ sở 800 800 Trang thiết bị văn phòng 700 700 1.3. Xây dựng quầy giới thiệu và bán sản phẩm 2,250 1,250 1,000 2. Xây lò hấp, mua máy móc và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất 2.1. Mua máy móc phục vụ sản xuất Mua 01 máy xẻ nguyên vật liệu 150 150 2.2. Xây lò hấp nguyên vật liệu 150 150 Xây 02 lò hấp nguyên vật liệu 2.3. Chi phí mua nguyên vật liệu 1.200 700 500 Chi phí nguyên vật liệu sản xuất Chi phí dự phòng 1,500 1,500 Tư vấn kỹ thuật trồng nấm 550 550 3. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hoá sản phẩm đầu ra Thiết lập hệ thống tổ chức kế toán tài chính cho HTX 800 800 Thiết lập, quản lý HTX và xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh 1,000 1,000 Xây dựng và quản lý thương hiệu 1,100 1,100 Tư vấn nghiên cứu hị trường 900 900 5. Giám sát và thực hiện triển khai dự án 750 750 Tổng 15,850 11,600 4,250 2.3.3. Tổ chức thực hiện các hạng mục Đây là khâu cuối trước khi đi vào vận hành sản xuất kinh doanh. Các hoạt động chủ yếu diễn ra trên thực địa. Một số hạng mục diễn ra song song hoặc sau khi đi vào vận hành sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn này vai trò của cộng đồng thể hiện ở công tác kiểm tra và giám sát tiến độ và chất lượng thi công. 2.4. Vận hành kết quả của dự án Đây là giai đoạn HTX Nấm Chùa Hang chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó HTX tiến hành hoạt động trên 2 lĩnh vực chính: * Sản xuất nấm - Nấm thực phẩm: Nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ - Nấm dược liệu: Linh chi hồng Trong quá trình vận hành sản xuất, HTX nhận thấy nếu chỉ tập chung sản xuất nấm thì việc sử dụng nguyên liệu vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Vì chất thải đầu ra là bã nấm không có biện pháp sử lỹ hữu hiệu. Trước tình hình đó cộng đồng xã viên và ban quản trị HTX quyết định mở rộng quy trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả cũng như đa dạng hoá sản phẩm và đáp ứng đầy đủ về các tiêu chí về môi trường bằng việc sản xuất phân bón vi sinh và đồ gõ mĩ nghệ. Quy trình sản xuất mở rộng ra như sau: Nội dung quy trình sản xuất Cây lâm nghiệp Phế thải SX N2 Hạt gỗ - Chiếu - Mành - Đệm ghế - Trang sức Hoạt động TM - Nấm mỡ - Nấm sò - Mộc nhĩ - Nấm trà tân - Nấm linh chi Mùn cưa - N.liệu trồng nấm - Chất đốt Nấm Làm hương đốt Công nghệ SH Bã nấm Phân bón VS - Thuốc chữa bệnh - Rượu nấm - Trà nấm - Trà nấm - Nấm khô - Nấm muối - Nấm salat Theo quy trình sản xuất của HTX đề ra thì việc đưa thêm hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã được thực hiện. Chỉ có quá trình sản xuất phân bón vi snh là vẫn chưa thực hiện được. Và theo dự kiến đầu quý III 2008 sẽ đưa vào xây dựng dây chuyền sản xuất phân bón vi sinh. Trong giai đoạn vận hành sản xuất – kinh doanh của HTX vai trò của cộng đồng được thể hiện như là chủ thể trực tiếp của toàn bộ hoạt động từ khâu vận hành đến tỏo chức quản lý. III. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HTX NẤM CHÙA HANG Sau một năm hoạt động mô hình cộng đồng PTBV được xây dựng theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên của HTX nấm Chùa Hang đã có một số kết quả bước đầu rất khả quan. 3.1. Kết quả về mặt kinh tế Ta có bảng sau: Đơn vị: Triệu VNĐ STT Khoản mục Số lượng 1. 2. 3. Doanh thu Lợi nhuận Thu nhập bình quân, người/tháng 1700 387 1,05 - Ngoài ra sản lượng nấm các loại của HTX tăng từ 3,1 tấn/vụ lên 10,7 tấn/vụ - Giá bán sản phẩm tưng từ 1,4 lên đến 1,85 lần. 3.2. Kết quả về mặt xã hội Mở rộng quy mô từ 14 hộ thành viên ban đầu lên 42 hộ thành viên. Giải quyết thêm công ăn việc làm cho 62 lao động. Đặc biệt giúp đỡ tạo việc làm cho 2 đối tượng sau cai nghiện. Công tác tập huấn đào tạo cho cộng đồng về kỹ thuật và kinh nghiệm cũng thường xuyên được tổ chức (mỗi quý một lần). Ngoài ra mô hình cũng được đài truyền hình tỉnh và báo nông thôn ngày nay đưa tin. Điều này có tác động rất lớn đến khả năng nhân rộng mô hình. 3.3. Một số kết quả về khía cạnh môi trường Mô hình áp dụng một cách chặt chẽ yêu cầu về nguyên liệu đầu vào nên chỉ nhập gỗ từ rừng trồng, đây là một điểm ưu việt của mô hình. Bên cạnh đó cùng với công tác đào tạo cho thành viên trong mô hình về kỹ thuật, thì công tác tư vấn của cơ quan hỗ trợ: RDG huyện Đồng Hỷ, nhóm kỹ thuật VSBV đã giúp nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phát triển bền vững và ý nghĩa của vấn đề này, từ đó cũng giúp các thành viên trong cộng đồng nhận thức rõ vai trò và tính chủ động của mình trong việc xây dựng vùng nguyên liệu, từ đó có kế hoạch phát triêể rừng trồng một cách có định hướng trên tổng diện tích 83ha đất rừng được giao theo chính sách giao đất giao rừng của chính phủ. CHƯƠNG III PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG PTBV HTX NẤM CHÙA HANG Với đặc trưng là một mô hình thí điểm, có vai trò tiên phong trong mục tiêu phát triển bền vững với sự tham gia của cộng đồng thì công tác phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án là rất quan trọng trong việc đúc rút kinh nghiệm cũng như xây dựng kế hoạch phát triển mô hình. I. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HTX NẤM CHÙA HANG * Xét vè tính đúng đắn: Tính đúng đắn của dự án xây dựng và phát triển. HTX nấm Chùa Hang theo mô hình cộng đồng phát triển bền vững là rất cao, vì mục tiêu của dự án này phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của nước ta, và là một cách tiếp cận PTBV rất được khuyến khích. * Về tính hiệu quả của dự án (mức độ đạt được các mục tiêu đề ra) ta có thể kết luận. Việc xây dựng mô hình cộng đồng PTBV trường hợp HTX Nấm Chùa Hang đã đạt được khá nhiều mục tiêu và tiêu chí đề ra. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Vì vậy cần củng cố và phát triển các kết quả đã đạt được trong quá trình triển khai dự án. Bên cạnh đó vấn đề kiểm soát cũng như phân tích hiệu quả tài chính của dự án vẫn gặp khá nhiều khó khăn do việc vận hành mạng lưới kế toán cho HTX chưa đạt được kết quả như mong đợi. Thông qua phân tích các báo cáo của hợp tác xã và từ hoạt động thực tế trong việc thực hiện dự án có thể nhận thấy trong quá trình triển khai dự án đã có một số hoạt động không trùng khớp giữa kế hoạch và thực hiện. Trong số đó có thể kể đến một số sự chậm trễ trong việc xây dựng và hoàn thiện các báo cáo kinh nghiệm và việc lắp đặt mố số trong thiết bị. Tuy vậy sự lệch lạc này dường như không ảnh hưởng nhiều đến các mục tiêu của dự án. * Xét về tính ảnh hưởng của dự án: Dự án đã có tác động tích cực và nhiều mặt đối với thị trấn. Trong đó nổi bật lên là khả năng nâng cao năng lực cộng đồng mà các đối tượng tham gia dự án đã có được cũng như sự tác động đến các tác nhân khác trong vùng. II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN THEO CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG MÔ HÌNH 2.1. Hiệu quả trên khía cạnh kinh tế 2.1.1. Lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh Sau một năm hoạt động, HTX Nấm Chùa Hang đã xác định được lợi nhuận cụ thể bằng tiền là 387 triệu đồng. Đây là một mốc rất quan trọng đối với HTX, vì nó cho thấy khả năng sinh lời của dự án, và hoàn toàn có đủ khả nưng tái sản xuất mở rộng. Hơn nữa mức lợi nhuận này là đã trừ đi các chi phí sản xuất , kinh doanh và khoản thu nhập chia đều cho người lao động. Thu nhập bình quân của hộ xã viên tăng từ 700.000đ/người/tháng đã tăng lên 1050.000đ/người/tháng. Điều này cho thấy rõ việc xây dựng mô hình này đã giúp cho các hộ gia đình tham gia có sự gia tăng về thu nhập một cách đáng kể. Thể hiện sự vượt trội so với cách làm cũ qua đó nâng cao được sự tin tưởng cũng như hứng thú của các thành viên tham gia mô hình, điều này đảm bảo cho tính bền vững lâu dài và khả năng củng cố lợi ích cộng đồng. Cũng trong vấn đề này còn có việc HTX đã mở thêm được 2 cơ sở sản xuất nấm tại huyện Đại Từ và huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên. Nó là tiềm năng nhân rộng mô hình là rất lớn, tính khả thi cao. Sản lượng và giá bán sản phẩm của HTX cũng có những biến dodỏi rất tích cực. Sản lượng tăng từ 3,1 lên 10,7 tấn/vụ. Giá bán tăng từ 1,4 đến 1,8 lần. Những điều này thể hiện năng suất và chất lượng sản phẩm của HTX Nấm Chùa Hang tăng nhanh và hiệu quả hơn so với việc sản xuất nhỏ lẻ và đocọ lập giữa các hộ thành viên trước khi tham gia xây dựng mô hình HTX. 2.1.2. Các tiêu chí về sản phẩm đầu ra của dự án * Đầu tiên ta xét đến tình đổi mới của sản phẩm. Trong vấn đề này rõ ràng ta thấy có một sự khác biệt rõ nét trong hoạt động sản xuất Nấm. Nếu như trước kia, các hộ gia đình tiến hành sản xuất một cách độc lập thì nay với sự ra đời của HTX việc trồng và bán sản phẩm nấm đã có sự thay đổi lớn, chuyển sang hoạt động sản xuất tập chung, chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ hạ tầng, cùng hợp tác giải quyết các vấn đề, do đó làm giảm nhẹ rủi ro, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. * Thứ hai, ta xét đến giá trị thương mại của sản phẩm Nấm: Có thể nhận thấy điều này thông qua công tác khảo sát thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm của HTX, trên thực tế nấm do HTX sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Do vậy HTX quyết định mở rộng quy mô sản xuất tạo điều kiện mở rộng đối tượng hưởng lợi và sâu chuỗi giá trị dịch vụ trong vùng theo hướng bền vững. 2.1.3. Các tiêu chí về nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm của địa phương Điều này phản ánh sự liên quan tác động ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Nguyên liệu để sản xuất nấm là sản phẩm phụ của ngành chế biến gỗ và sản xuất nông nghiệp: Mùn cưa, rơm, rạ, loi ngô… Do vậy HTX Nấm Chùa Hang ra đời trở thành một đối tượng thu mua các nguyên liệu đầu vào như trên góp phần nâng cao thu nhập cho bà con và cơ sở chế biến gỗ. Sản phẩm phụ của HTX Nấm chùa Hang là bã nấm. Sau khi áp dụng dây truyền làm phân bón vi sinh sẽ giúp cho HTX có thêm sản phẩm và tạo điều kiện tác động trở lại với hoạt động sản xuất nông nghiệp. 2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án trên khía cạnh xã hội 2.2.1. Tiêu chí về tạo công ăn việc làm. Theo tiêu chí này có thể thấy mô hình HTX Nấm Chùa Hang đã đạt được một kết quả khá tốt khi tạo ra việc làm cho 90 lao động thường xuyên và 30 lao động thời vụ. Bên cạnh đó còn giúp đỡ tạo việc làm cho 2 đối tượng sau cai nghiệm. Mặt khác cũng góp phần tạo công ăn việc làm gián tiếp cho những thành viên cộng đồng khác tuy không tham gia vào mô hình nhưng đóng vai trò là người cung cấp nguyên liệu đầu vào cho HTX. Để làm được việc này chứng tỏ mục đích của việc thành lập HTX về khía cạnh xã hội là rõ ràng và có tính khả thi cao. Nền tảng của mô hình là sự tham gia của cộng đồng, việc duy trì một lượng lao động thường xuyên lớn thể hiện tính ổn định của HTX trong hoạt động sản xuất. Ngoài ra việc hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho các đối tượng sau cai nghiện thể hiện tính xã hội và nhân văn sâu sắc của mô hình. Nói chung công tác giải quyết công ăn việc làm cho người lao động của HTX đã không chỉ nâng cao thu nhập, mức sống cho hành viên trong mô hình mà còn góp phần làm ổn định tình hình trật tự an ninh quốc phòng, giảm tệ nạn xã hội trong huyện nói chung và thị trấn Chùa Hang nói riêng. 2.2.2. Nhóm tiêu chí về sự tham gia của phụ nữ, dân tộc thiểu số, người tàn tật và việc xây dựng các kế hoạch đào tạo * Đối với việc tham gia của phụ nữ, dân tộc thiểu số, và người tàn tật thì mô hình vẫn chưa thực hiện tốt. Chỉ có một tiêu chí duy nhất về sự tham gia của dân tộc thiểu số là mô hình đã thực hiện được. Và nét đặc biệt là chủ nhiệm HTX Lương Văn Nhị là người dân tộc Tầy. Đây cũng là điều đáng khích lệ đối với mô hình. * Tiêu chí về công tác xây dựng các kế hoạch tập huấn và đào tạo có thể nói HTX đã thực hiện khá tốt. Theo đó các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, nuôi cấy nấm và quy trình sản xuất được tổ chức thường xuyên 3 tháng một lần. Công tác đào tạo các kiến thức về quản lý giám sát HTX cũng được tiến hành thường xuyên. Việc thực hiện đầy đủ hoạt động lập và thực hiện kế hoạch đào tạo thể hiện tầm nhìn cũng như mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững của HTX. Nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu chất lượng nhân lực cho sự vận hành bền vững của mô hình với vai trò trung tâm là cộng đồng. 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình trên khía cạnh môi trường 2.3.1. Tiêu chí không gây tổn hại đến môi trường Có thể nói đây là tiêu chí thành công nhất của mô hình HTX Nấm Chùa Hang. Điều này xuất phát từ đặc thù của loại hình sản xuất. Tuy nhiên đóng góp lớn vào sự thành công trong thực hiện tiêu chí này là những nguyên tắc rong quản lý nguyên liệu đầu vào, theo đó chỉ chấp nhận những nguyên liệu nguồn gốc từ rừng trồng. 2.3.2. Tiêu chí sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên Việc thực hiện tiêu chí này của HTX Nấm Chùa Hang được thực hiện rất tốt. Do việc áp dụng một quy trình khép kín trong quá trình sản xuất. Sản xuất đồ mỹ nghệ → Sản xuất Nấm → Sản xuất phân vi sinh nên phế thải của khâu này lại trở thành nguyên liệu đầu vào cho khâu tiếp theo. Có thể nói là hiệu suất sử dụng tài nguyên là rất cao lại không gây ô nhiễm môi trường. Nằm trong khía cạnh môi trường còn có một vấn đề rất đáng chú ý là nhận thức của thành viên trong cộng đồng về vai trò và ý nghĩa của phát triển bền vững và việc thực hiện phát triển bền vững. Có lẽ vì vậy mà cộng đồng nhân dân trong mô hình đã bắt đầu xem xét cho việc cải tạo và chăm sóc tổng diện tích 83ha rừng được giao trong chính sách giao đất giao rừng của Chính phủ nhằm mục tiêu chủ động nguồn nguyên liệu. III. NHỮNG TỒN TẠI CỦA MÔ HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN 3.1. Những tồn tại của mô hình Là một mô hình tiên phong theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên cho mục tiêu cộng đồng phát triển bền vững, nên không tránh khỏi những tồn tại cần giải quyết. * Trên khía cạnh kinh tế Do nguyên liệu sản xuất nấm là hàng hoá cồng kềnh, phải thu gom nhỏ lẻ từ nhiều địa phương khác nhau nên chi phí vận chuyển rất lớn và mất nhiều công lao động. Điều này làm giảm hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vốn ít nên hợp tác xã chủ yếu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thô hoặc chỉ qua sơ chế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá cả của sản phẩm trên thị trường. Đối với sản phẩm rượu Linh Chi chưa có công nghệ khử độc tố trước khibán ra thị trường. Điều này làm cho chất lượng sản phẩm không đảm bảo cho người sử dụng. Ngoài những tồn tại trên không thể kể đến một yếu tố quan trọng khác kà sự hỗ trợ vốn lớn từ bên ngoài (cơ quan tài trợ: Tổ chức INSA-ETEA) điều này đôi khi làm giảm tính tự chủ của mô hình. Trên khía cạnh xã hội. Tồn tại chủ yếu của mô hình trên khía cạnh xã hội là do chưa thể hiện được vai trò tham gia của phụ nữ trong các hoạt động đáo tạo phát triển kinh tế. Mặc dù đã có kế hoạch và tổ chức đào tạo thường xuyên song sự kết hợp giữa cộng đồng với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học vẫn chưa thể hiện một cách hiệu quả , mà chủ yếu thông qua sự năng động của ban chủ nhiêm hợp tác xã tìm tòi học hỏi. * Trên khía cạnh môi trường. Tồn tại của mô hình trên khía cạnh môi trường chủ yếu là tầm ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và các vấn đề môi trường trong cộng đồng ngoài mô hình chưa cao. Những yêu cầu về môi trường mô hình đạt được chủ yếu xuất phát từ đặc thù của loại hình sản phẩm và quy trình sản xuất. Ngoài những tồn tại trên ta còn thấy có một số tồn tại liên quan đến công tác hỗ trợ xây dựng mô hình đó là mặc dù là phương pháp tiếp được áp dụng trong khâu thực hiện song đôi khi cộng đồng vẫn bị động trong việc xây dựng đề xuất do thời gian cũng như hoạt động truyến thống chưa đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra còn một số vấn đề từ công tác quản lý như sự kiểm soát quá nhiều của các nhà lãnh đạo đặc biệt UBND huyện. 3.2. Nguyên nhân của những tồn tại. Trên phương diện của mô hình có thể xác định được nguyên nhân cơ bản là điều kiện kinh tế cuỉa cộng đồng còn nhiều khó khăn nên khi tiến hành các hoạt động đề xuất thì khả năng huy động vốn đối xứng còn thấp dẫn đến sự phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tài trợ. Trên phương tiện xã hội thì chịu ảnh hưởng nhiều của tập quán địa phương nói riêng và văn hoá á đông nói chung nên vai trò tham gia của phụ nữ còn bị xem nhẹ. Bên cạnh đó do xuất phát điểm từ hoạt động sản xuất nhỏ lẻ nên khi xay dựng thành mô hình thì quá trình tư vấ hỗ trợ cũng như đào tạo gặp nhiều khó khăn do thói quen và tư duy sản xuất kinh doanh vẫn bị chi phối nhiếu bởi thói quen cũ. Trên khí cạnh môi trường thì những vấn đề còn tồn tại chủ yếu là do tính quy mô của sự án còn nhỏ nên tầm ảnh hưởng chưa lớn. Thứ hai là do hạ tầng cơ sở xưởng bãi vẫn chưa tốt và đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật do hạn chế nguồn vốn nên năng xuất chưa đạt tiêu chuẩn về kỹ thuậ do hạn chế của nguồn vốn nên năng xuất chưa đạt mong muốn. Ngoài những nguyên nhân trên thì do việc mô hình rất mới nên công tác điều hành, quản lý vận hành mạng lưới kế toán HTX chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó lại là yếu tố vốn nhưng là xét trên tổng thể dự án còn nhỏ nên tính hiệu quả mặc dù có những tầm ảnh hưởng và lan toả chưa cao. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG PTBV THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CANẠ TỪ DƯỚI LÊN 3.1. Kiến nghị nhân rộng mô hình này Từ thực tế phân tích nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm cộng đồng phát triển bền vững của HTX nấm Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên tôi nhận thấy đâu là một mô hình tốt có nhiều điểm ưu việt. Theo đó cần đẩy mạnh phong trào tuyên truyền về các thành quả của kinh nghiệm thí điểm tới các huyện khác của tỉnh Thái Nguyên và tới các tỉnh khác. Cần báo cáo thành quả này tới các nhà chức trách thuộc lĩnh vực nông thôn và các lĩnh vực khác. Có thể tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu mô hình tới các địa phương khác với sự tham gia của các hộ được hưởng lợi ích từ mô hình này. 3.2. Kiến nghị tới các cơ quan tổ chức, đoàn thể có trách nhiệm khác trong xây dựng mô hình Nhằm nâng cao tính hiệu quả thì trong khâu thực hiện cần tránh trồng chéo và tận dụng tối đa sự kết hợp giữa các hoạt động. Vì vậy nên đưa các hộ được hưởng lợi từ mô hình thí điểm vào trong các hoạt động tập huấn của mạng lưới trung tâm. Điều này có nghĩa là tận dụng tối đa các nguồn lực đào tạo của trung tâm/ Trong công tác lập kế hoạch cho các hoạt động trong tương lai cần chú ý đến những hạn chế trong việc tiến hành trang bị phương tiện liên lạc cho các vùng thuộc dự án. Điều này sẽ tránh được nguy cơ không tiến hành được các hạot động cần sử dụng các phương tiện đó (tránh sự lãng phí ngân sách…) Việc mở rộng mô hình sang các khu vực khác, địa phương khác cần chú ý đến việc phải đảm bảo được sự có mặt của các nhóm hỗ trợ cho các hoạt động. Có thể lấy điển hình về nhóm hỗ trợ của VSDC. Ngoài ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương như ban phát triển của huyện, UBND cần tránh việc kiểm soát quá nhiều vào các dự án. Điều này sẽ giảm vai trò của cộng đồng không những thế làm giảm hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn do phân bổ không hiệu quả, không phù hợp với nhu cầu của người dân. Phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của phương pháp tiếp cận từ dưới lên. Cần đảm bảo sự bình đẳng về giới trong công tác thực hiện dự án. Vì một yếu tố thiết yếu trong việc phát triển xã hội là sự tham gia cảu phụ nữ trong các hạot động đào tạo phát triêể kinh tế xã hội. Xuyên suốt quá trình thực hiện các mô hình cộng đồng phát triển bền vững cần đảm bảo 2 nguyên tắc cơ bản: Sự tham gia của cộng đồng trong tất cả các khâu và yêu cầu về phát triển bền vững phải được đảm bảo. KẾT LUẬN Phát triển bền vững là một yêu cầu cấp bách không chỉ giành riêng cho một quốc gia, một tổ chức nào mà đó là trách nhiệm của toàn thể nhân loại. Phát triển bền vững phải được tiến hành ở mọi ngành mọi lĩnh vực và ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong công tác xây dựng định hướng chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia đều xác định rõ vấn đề này. Và trong quá trình tổ chức thực hiện PTBV thì việc huy động toàn dân tham gia xây dựng và thực hiện PTBV là điều tối quan trọng. Việc xây dựng các điển hình cộng đồng PTBV về hệ thống tự quản tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và nhân rộng các mô hình là một cách thức qua việc huy động sự tham gia của nhân dân. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam – Hà Nội tháng 8/2004) 2. Phát triển bền vững ở Việt Nam (Sổ tay tuyên truyền) – Văn phòng phát triển bền vững dự án VIE/01/021. 3. Định hưỡng chiến lược phát triển bền vững Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010 và đến năm 2020 – Văn kiện chương trình nghị sự 2. 4. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông thôn theo vùng - Trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội – NXB Nông nghiệp. 5. Văn bản nghiên cưú tổng quan Huyền Đồng Hỷ. 6. Phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng – Tài liệu dự án giảm nghèo miền núi phía Bắc. 7. Báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án xây dựng và phát triển HTX Nấm Chùa Hang. XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Sinh viên : Hoàng Chí Hiếu Lớp : Kinh tế môi trường 46 Khoa : Kinh tế quản lý tài nguyên môi trường & Đô thị Trường : Đại học Kinh tế Quốc dân Thời gian thực tập từ:….../……/2007 đến …../…../2008. NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP Ngày …..tháng…..năm 2008. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP (Ký tên, đóng dấu) MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33376.doc
Tài liệu liên quan