Chuyên đề Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chương trình sản xuất của Công ty Cổ phần Tràng An

Gia nhập vào nền kinh tế thị trường, tham gia vào các tổ chức lớn như WTO, cơ hội đến với các doanh nghiệp nước ta là rất lớn đồng thời nguy cơ biến mất khỏi thị trường cũng khó tránh khỏi nếu doanh nghiệp đó không ngày một mạnh lên. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, Công ty cổ phần Tràng An trong những năm qua đã có những nỗ lực không ngừng trong sản xuất kinh doanh của mình. Công ty đã từng bước thay đổi cơ chế quản lý và kinh doanh của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty đến nay đã có mặt rộng khắp thị trường miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, phạm vi tiêu thụ không ngừng được mở rộng, số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ đặt ra ngày càng tăng, từ đó công ty đã thu được một số hiệu quả nhất định, đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên xuất phát từ một doanh nghiệp Nhà nước, lại bị sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước nên trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty phải đối mặt không ít khó khăn. Điều đáng ghi nhận là công ty đang cố gắng hết mình để vượt qua thử thách và hiện tại công ty đã có những dự định cho đầu tư mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình ra các thị trường mới. Nhưng để làm được những việc này thì công ty phải từng bước tăng cường tiềm lực của mình bằng cách thực hiện tốt các chỉ tiêu quan trọng trong kỳ kế hoạch.

doc58 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chương trình sản xuất của Công ty Cổ phần Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải thực hiện để đạt được mục tiêu của chương trình. Xác định thời gian thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể, mối liên hệ về thời gian giữa các nhiệm vụ nào phải thực hiện trước, những nhiệm vụ nào phải thực hiện sau. Tính toán thời gian sớm nhất có thể hoàn thành chương trình và những nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình. Lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất và cân đối năng lực sản xuất tức là xác định rõ lịch trình thực hiện các nhiệm vụ của chương trình và tại từng thời điểm của lịch trình cần những nguồn lực nào, với số lượng bao nhiêu và ai là người cung cấp. Xác định chi phí thực hiện chương trình, chi phí tăng thêm khi cần rút ngắn thời gian thực hiện chương trình. Công ty cổ phần Tràng An qua nhiều năm hoạt động, sản phẩm cùng với tên gọi của công ty đã khẳng định được thế mạnh trên thị trường. Ngày nay, với kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại được nhập từ các nước Pháp, Trung Quốc… sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng ưa thích, xứng đáng với danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay công ty sản xuất gần 100 chủng loại bánh kẹo. 2. Cơ sở lập kế hoạch và triển khai sản xuất của công ty Lập kế hoạch dựa trên định hướng phát triển doanh nghiệp và triển khai kế hoạch để thực hiện các chỉ tiêu đó. Dựa trên cơ sở xây dựng và triển khai kế hoạch công ty sẽ soạn thảo một chương trình sản xuất phù hợp với khả năng sản xuất kinh doanh của mình. 2.1. Lập kế hoạch sản xuất Kế hoạch sản xuất được lập dựa trên nhu cầu phát triển Công ty và dự kiến tiêu thụ của phòng bán hàng. - Căn cứ để lập kế hoạch chung: Căn cứ vào chiến lược và mục tiêu phát triển của công ty trong các giai đoạn. Căn cứ vào dự kiến, nghiên cứu phát triển thị trường dài hạn và ngắn hạn. Căn cứ vào tình hình tiêu thụ và lượng thành phần tồn kho để lập dự kiến kế hoạch tiêu thụ trong thời điểm lập kế hoạch (biểu dự kiến kế hoạch tiêu thụ năm, tháng, đơn đặt hàng sản phẩm). Căn cứ vào hiện trạng thiết bị, nhà xưởng, con người (biểu kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị tháng). Căn cứ vào tồn kho vật tư, và kế hoạch tiếp cận vật tư (biểu báo cáo nhập xuất tồn kho vật tư, hợp đồng vật tư và đơn đặt hàng vật tư). Căn cứ vào các quy định, tiêu chuẩn được áp dụng (định mức vật tư BM/HD 09.10, định mức lao động BM/HD 09.11). - Khi có nhu cầu, Phòng kế hoạch sản xuất với 3 mức sau: Kế hoạch sản xuất năm: Là kế hoạch sản xuất mang tính chất dài hạn, được lập dựa trên tình hình tiêu thụ thực tế của năm trước, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh trong năm nay. Kế hoạch sản xuất năm được lập vào trước ngày 15 tháng 1 bởi giám đốc sản xuất hoặc người được ủy nhiệm. thực hiện theo mẫu BM/HD 04.01. Kế hoạch sản xuất tháng: được lập từ ngày 20 đến 26 tháng trước bởi phòng kế hoạch sản xuất thực hiện theo mẫu BM/HD 04.02. Nhằm thuận lợi cho việc lập kế hoạch cho tháng tiếp theo, trước ngày 25, phòng bán hàng cấp cho phòng kế hoạch sản xuất dự kiến tiêu thụ tháng sau. Phòng kế hoạch sản xuất ước tính sản lượng từ ngày 26 đến hết tháng, cân đối với kế hoạch tiêu thụ tháng sau và lượng hàng dự trữ tối thiểu để xây dựng kế hoạch sản xuất. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất được lập hàng ngày căn cứ vào tiêu thụ của phòng bán hàng, báo cáo hoạt động của xí nghiệp. Thực hiện theo kiểu mẫu BM/HD 04.03. Kế hoạch sản xuất tuần: được lập từ thứ sáu tuần trước bởi phòng kế hoạch sản xuất. Thực hiện theo kiểu mẫu BM/HD 04.04. Sau khi kế hoạch sản xuất tháng, năm, quý, được phê duyệt, Phòng kế hoạch sản xuất lập kế hoạch vật tư tương ứng theo biểu mẫu BM/HD 04.06. 2.2. Duyệt Kế hoạch sản xuất được người có thẩm quyền phê duyệt, nếu đạt thì chuyển kế hoạch sản xuất đến đơn vị liên quan thực hiện, nếu không đạt thì thực hiện lại. Kế hoạch sản xuất năm BM/HD 04.01 được tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phê duyệt. Kế hoạch sản xuất tháng BM/HD 04.02 được tổng giám đốc hoặc phó tổng dám đốc duyệt Kế hoạch sản xuất tuần BM/HD 04.04 được giám đốc sản xuất duyệt. Kế hoạch sản xuất vật tư tháng BM/HD 04.06 được lập và phê duyệt bởi giám đốc sản xuất và tổng giám đốc. 2.3. Triển khai, kiểm soát tiến độ sản xuất Kế hoạch sản xuất tháng theo BM/HD 04/02, kế hoạch sản xuất tuần theo BM/HD 04/04 và kế hoạch cấp vật tư tháng theo biểu mẫu BM/HD 04/06 sau khi đã được phê duyệt, chuyển đến các đơn vị liên quan để thực hiện. Khi nhận được kế hoạch sản xuất các đơn vị liên quan xem xét, nếu phát hiện ra những điểm không phù hợp, phản hồi thông tin tới phòng kế hoạch sản xuất để điều chỉnh kịp thời. Phòng kế hoạch sản xuất thực hiện: Đối chiếu vật tư theo kế hoạch với vật tư tồn kho, tồn xưởng, vật tư đang trên đường tới, vật tư đặt mua, để từ đó có kế hoạch cung ứng và dự trữ cho sản xuất. Vận chuyển vật tư theo kế hoạch với vật tư tồn kho, tồn xưởng, vật tư đang trên đường tới, vật tư đặt mua, để từ đó có kế hoạch cung ứng và dự trữ vật tư cho sản xuất. Vận chuyển vật tư theo yêu cầu cung ứng vật tư của xí nghiệp. Thực hiện theo biểu mẫu BM/HD 21.01. Xí nghiệp thực hiện: Chuẩn bị tốt các điều kiện như nhân lực, thiết bị, công nghệ nhằm hoàn thành kế hoạch được giao. Nhận vật tư về và xác nhận vật tư theo số thực nhận, căn cứ theo biểu mẫu sổ theo dõi vật tư hàng ngày BM/HD 21.10. Sắp xếp chỗ để vật tư nhận về và dán phiếu chỉ danh lên lô vật tư nhận về, đảm bảo các tổ sản xuất nhận biết được mã lô vật tư khi sản xuất và ghi lại mã lô sử dụng. 2.4. Báo cáo, cập nhật, quyết toán vật tư, thành phẩm Đối với vật tư sản xuất: Kiểm soát được số sử dụng, tồn đầu và cuối trong tuần, ghi sổ kiểm soát vật tư theo BM/HD 04.08. Giám đốc xí nghiệp triển khai, giám sát việc thực hiện kiểm kê vật tư vào cuối tháng nhằm tổng hợp về số lượng, chủng loại vật tư (nhập về, sử dụng, tồn cuối) trong một tháng. Thực hiện theo biểu mẫu BM/HD 04.10. Đối với các vật tư không có kế hoạch sản xuất của tháng tiếp theo xí nghiệp trả lại kho, phải có lý do rõ ràng, được phòng quy chế kiểm tra chất lượng và có đủ chữ ký của các bên liên quan trước khi thực hiện nhập kho trởi lại. Đối với sản phẩm làm ra: Báo cáo hoạt động của xí nghiệp vào ngày hôm sau được thực hiện theo BM/HD 04.05. Vào sổ kiểm soát sản phẩm xí nghiệp về sản lượng của mỗi ca sản xuất, theo biểu mẫu BM/HD 04.09 (thực hiện bởi Thống kê). Thực hiện kiểm kê thành phẩm vào cuối mỗi tháng và việc lập báo cáo quyết toán sản lượng sản xuất trong tháng. Thực hiện theo biểu mẫu BM/HD 04.11. Thành phẩm nhập kho hàng ngày, tháng thực hiện theo biểu mẫu BM/HD 04.13 BM/HD 21.01. Hàng tháng Thống kê có trách nhiệm báo cáo số liệu tiêu hao vật tư cho giám đốc xí nghiệp, phòng kế hoạch sản xuất. II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty Để đánh giá đúng tình hình thực hiện kế hoạch giá trị tổng sản lượng, giá trị sản lượng hàng hóa cần phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu sản lượng và từ đó thay đổi các mặt hàng. Nghiên cứu tình hình sản xuất và tình hình tiêu thụ các mặt hàng là cơ sở xác định chuyển biến của sự thay đổi đó. Cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ là cơ sở để xây dựng và hoàn thành kế hoạch sản xuất của một công ty. 1.1. Tình hình sản xuất của công ty Bảng 2.1: Mặt hàng chính và sản lượng sản xuất của công ty năm 2003 - 2007 Chỉ tiêu Đơn vị Sản lượng sản xuất 2003 2004 2005 2006 2007 1.Kẹo mềm Tấn 755,4 870,6 892,0 884,9 1140,0 Tỉ lệ so với năm trước % 112,3 102,5 99,2 128,8 2.Kẹo cứng Tấn 614,3 625,6 558,3 513,3 450,0 Tỉ lệ so với năm trước % 101,8 89,2 91,9 87,7 3.Bánh quy Tấn 312,3 354,0 402,6 548,2 560,0 Tỉ lệ so với năm trước % 113,4 137,3 136,2 102,2 4.B.quế kem Tấn 249,5 287,9 346,8 335,8 550,0 Tỉ lệ so với năm trước % 115,4 120,5 096,8 163,8 5.Snack Tấn 614,7 682,7 787,4 953,3 1000,0 Tỉ lệ so với năm trước (%) % 111,1 115,3 121,1 104,9 6.Bánh Pháp Tấn - - 58,3 247,2 300,0 Tỉ lệ so với năm trước % 424,0 121,4 Tổng Tấn 2546,2 2820,8 3045,4 3482,7 4000 Tỉ lệ so với năm trước % 110,8 108,0 114,4 114,9 (Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất – Công ty Cổ phần Tràng An) Các số liệu trong bảng 2.2 cho thấy trong suốt 5 năm qua tổng sản lượng sản xuất của công ty không ngừng tăng lên. Từ 2346.2 tấn năm 2003 hiện nay công suất sản xuất của công ty đã tăng lên 4000 tấn, tốc độ tăng trung bình 112,1%/năm. Hai năm gần đây tốc độ tăng nhanh, năm 2006 tăng 14,4%, 2007 tăng 14,9%. Kẹo cứng là mặt hàng truyền thống của công ty, bao gồm: kẹo caramen béo, hoa quả, kẹo sữa… Mỗi loại sản phẩm kẹo cứng có hương vị khác nhau phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng. Kẹo cứng có nhân lần đầu tiên sản xuất ở Việt Nam tại Công ty cổ phần Tràng An với dây chuyền sản xuất nhập từ Ba Lan. Nó có đặc trưng về mùi thơm, giòn, dễ ăn, hương vị hài hòa. Tuy nhiên vì đây là dây chuyền sản xuất lâu đời nên thị trường kẹo cứng hiện tại đang bị các dây chuyền sản xuất kẹo cứng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh quyết liệt. Nhìn vào bảng số liệu về kẹo cứng trên ta thấy sản lượng kẹo cứng sản xuất giảm trong suốt mấy năm gần đây, từ 625,6 tấn năm 2004 đến 2007 mức sản xuất chỉ còn 450 tấn. Hiện nay trong công ty, kẹo mềm chiếm ưu thế hơn về số lượng và chất lượng về sản phẩm kẹo. Các chủng loại kẹo mềm bao gồm: kẹo mơ, sữa, dừa, cốm… Kẹo mềm rất thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng. Mặc dù vậy cũng như kẹo cứng, hầu hết các dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng đã được công ty đầu tư cách đây nhiều năm, nên lượng sản phẩm bán ra cũng không tăng nhiều, có năm còn sụt giảm như năm 2005 sản lượng là 892,0 tấn, đến năm 2006 chỉ còn sản xuất 884,9 tấn, chỉ tiêu đạt 99,2% so với năm 2005. Các dây chuyền sản xuất bánh thì có nhiều biểu hiện tích cực hơn. Khác với các loại kẹo, bánh ít ngọt nên khách hàng dễ chấp nhận. Vả lại bánh có nhiều hương vị nổi bật gây cảm giác rất hấp dẫn. Các loại bánh trong công ty đó là: bánh quy, bánh quế kem, bánh Pháp và Snack. Các số liệu trong bảng cho thấy sản lượng sản xuất các loại bánh này tăng lên qua các năm. Bánh quy thì tăng đều qua các năm, sản lượng tăng từ 312,3 tấn năm 2003 lên đến 560 vào năm 2007. Riêng với bánh quế kem và Snack tốc độ sản lượng sản xuất tăng nhanh. Bánh quế kem năm 2003 sản lượng là 249,5 tấn thì đến năm 2007 là 550 tấn. Snack mức sản lượng sản xuất hiện nay là rất lớn. Con số đó gần đây tính trung bình mỗi năm 900 tấn/năm, chỉ tiêu từ năm 2004 đến năm 2007 lần lượt đạt 111,1%; 115,3%; 121,1%; 104,9%, các con số đều dương và có mức tăng khá cao, chỉ năm 2007 tốc độ này hơi giảm do một số nguyên nhân về mức phân phối sản phẩm này, tuy nhiên mức lâu dài dự báo sản phẩm này vẫn giữ nguyên tốc đô tăng như trước đây và có thể mức tiêu thụ còn cao hơn nhiều. 1.2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường Nghiên cứu để nắm chắc nhu cầu thị trường về từng loại sản phẩm là bước quan trọng trong xây dựng các kế hoạch sản xuất. Xác định nhu cầu thị trường là một trong các căn cứ cơ bản để hoạch định sản xuất và là một trong các yếu tố cơ bản để cân đối theo mô hình “cân bằng động”. Quy mô, cơ cấu và sự biến động của thị trường về nhu cầu cơ bản quyết định quy mô, cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp. Bảng 2.2: Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chính những năm gần đây: Sản phẩm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 Bánh các loại và Snack Tấn 1105,0 1296,4 1511,6 1792,5 2025,8 Kẹo các loại Tấn 1355,8 1403,0 1425,3 1329,6 1577,6 Bánh Pháp Tấn - - 58,0 239,6 295,0 Tổng Tấn 2460,8 2699,9 2994,9 3361,7 3898,4 (Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất – Công ty Cổ phần Tràng An) Thống kê các chỉ tiêu từ bảng 2.3 ta thấy tình hình tiêu thụ các loại bánh và Snack tăng lên qua các năm nhưng tổng sản lượng kẹo thì vẫn còn bấp bênh, vẫn tăng nhưng mức tăng không đáng kể, năm 2006 còn giảm đi so với năm trước đó. Tổng sản lượng sản phẩm sản xuất của công ty Cổ phần Tràng An thì mặc dù cũng tăng qua các năm (từ 2936,7 tấn năm 2005 lên 3898,4 tấn năm 2007), nhưng mức độ này vẫn còn nhỏ so với thị trường. Bảng 2.3: cơ cấu sản lượng tiêu thụ sản phẩm của các thành phần doanh nghiệp ngành sản xuất bánh kẹo. Khu vực cung cấp 2005 2006 2007 Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % 1.Doanh nghiệp nhà nước 50130 42,1 52760 41,0 56250 40,2 2.Công ty liên doanh 16313 13,7 17887 13,9 19729 14,1 3.Các thành phần kinh tế khác 35484 29,8 37833 29,4 41418 29,6 4.Nhập khẩu 17147 14,4 20203 15,7 22528 16,1 Tổng cộng 119074 100 128683 100 139925 100 So với năm trước 108,1 108,7 C.ty Cổ phần Tràng An 2936,9 2,5 3361,7 2,6 3898,4 2,8 (Nguồn: Phòng Marketing và bán hàng – Công ty Cổ phần Tràng An) Ở nước ta, với những điều kiện về vị trí địa lý cũng như tự nhiên cộng với dân số trên 80 triệu dân, thị trường bánh kẹo đã tạo nên một sức thu hút lớn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay thị trường bánh kẹo rất sôi động với số lượng doanh nghiệp tham gia đông đảo và danh mục các loại sản phẩm trong lĩnh vực này rất đa dạng. Qua bảng 1.1 ta thấy sản lượng trên thị trường bánh kẹo toàn quốc là rất lớn. Khai thác thị trường sẽ làm cho mức tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng lên. Sản lượng tiêu thụ ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Căn cứ vào sản lượng tiêu thụ của các kì thực hiện trước đó các nhà quản lý vạch ra kế hoạch sản xuất cho kì tiếp theo. Đánh giá quy mô tiêu thụ của doanh nghiệp để kế hoạch tăng sản lượng sản xuất ở những thị trường công ty có thể khai thác thêm. Tuy nhiên công ty cần xác đinh mức độ tiêu thụ tối đa của sản phẩm trên thị trường để kế hoạch đặt ra không quá xa vời với thực tế. 2. Tình hình sản xuất của công ty trong năm 2007 Dùng thước đo hiện vật để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng trong kỳ của doanh nghiệp năm 2007, chúng ta dùng thước đo hiện vật. Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2007 Tên sản phẩm Sản lượng sản xuất (tấn) Chênh lệch Kế hoạch Thực hiện +(-) % 1.Kẹo mềm 1000,0 1140,0 140 14 2.Kẹo cứng 550,0 450,0 -100,0 -18,2 3.Bánh quy 550,0 560,0 10,0 1,8 4.Bánh quế kem 450,0 550,0 100,0 22,2 5.Snack 1000,0 1000,0 0 0 6.Bánh Pháp 250,0 300,0 50,0 14,3 Tổng 3900 4000 200 5 (Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất – Công ty Cổ phần Tràng An) Nhìn vào con số tổng sản lượng sản xuất của công ty ta thấy số lượng thực hiện đã cao hơn so với kế hoạch là 200 tấn tương đương với 5%. So sánh lượng thực tế với lượng kế hoạch của từng loại sản phẩm chủ yếu của công ty, ta thấy hầu hết các mặt hàng đêu có số chênh lệch dương, tức những loại sản phẩm này đều thực hiện vượt kế hoạch. Một số mặt hàng chỉ tiêu thực hiện còn vượt xa so với kế hoạch như bánh quế kem sản xuất vượt kế hoạch đề ra là 22,2 %, kẹo mềm 14%, bánh Pháp là 14,3%. Snack thì sản xuất vừa đủ con số kế hoạch. Tuy nhiên với chỉ tiêu mà kẹo cứng đạt được đã làm cho chênh lệch âm, sản xuất thấp hơn kế hoạch 100 tấn, tương đương 18,2%. Như vậy doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng của mình. 3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hóa của Công ty Cổ phần Tràng An Quá trình lập kế hoạch sản xuất phải tính toán cân đối nhiều lần giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; cân đối giữa nhiệm vụ sản xuất và khả năng bảo đảm các yếu tố sản xuất như: vốn, sức lao động, nguyên vật liệu, khả năng máy móc thiết bị và diện tích sản xuất,…; cân đối giữa nhu cầu sản phẩm mà thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. 3.1. Đánh giá tình hình sử dụng lao động Thực trạng về tình hình sử dụng lao động của Công ty Cổ phần Tràng An thể hiên qua các chỉ tiêu về năng suất lao động, mức sinh lời bình quân một lao động qua bảng sau Bảng 2.5: Tình hình sử dụng lao động của công ty những năm gần đây Chỉ tiêu ĐV 2003 2004 2005 2006 2007 1.Giá trị tổng sản lượng Tr.đồng 47.242 50.480 55.400 62.150 62.668 2.Số lao động Người 600 610 617 632 646 3.Năng suất lao động Tr.đ/người 78,737 82,754 89,789 98,339 97,009 4.Thu nhập bình quân Ng.đ/người/tháng 950 1.050 1.150 1.350 1.400 (Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất – Công ty Cổ phần Tràng An) Qua bảng số liệu trên ta thấy năng suất lao động bình quân đầu người khá cao, từ 78,737 nghìn đồng/người năm 2003 đến năm 2006 đã là 98,339 nghìn đồng/người. Sự tăng cao của năng suất lao động những năm 2003 đến 2006 là do sự tăng lên đồng thời khá nhanh của giá trị tổng sản lượng. Tuy nhiên năng suất lao động năm 2007 vừa qua chỉ tiêu đó đã giảm đi và thấp hơn năm 2006 là 0,33 triệu đồng/người. Chứng tỏ sự tăng lên của giá trị tổng sản lượng năm 2007 chủ yếu là do sự tăng lên của số lượng lao động. Mặc dù mức sinh lời bình quân một lao động còn chưa cao nhưng công ty Cổ Phần Tràng An đã nỗ lực phấn đấu để tăng tiền lương cho người lao động. Thu nhập bình quân tăng thể hiện sự quan tâm của công ty đến đời sống của công nhân viên trong toàn công ty, đời sống của họ ngày càng được nâng cao. Qua các chỉ tiêu về năng suất lao động có thể cho thấy tình hình sử dụng lao động vào sản xuất cũng chưa ổn định. Để cho công tác sản xuất diễn ra liên tục, công ty cần xem xét lại cách quản lý công nhân viên của mình. Như vậy, để công nhân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chương trình sản xuất được thực hiện đúng tiến độ, không làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. 3.2. Đánh giá tình hình sử dụng nguyên vật liệu Một trong những điều kiện chủ yếu để hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch sản xuất là việc cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng phải được tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ, đúng phẩm chất và đúng thời gian. Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng. Nghĩa là, nếu cung cấp với số lượng quá lớn, dư thừa sẽ gây ứ đọng vốn và do đó, sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Nhưng ngược lại nếu cung cấp không đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất, kinh doanh. Thực tế cho thấy: các doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, phần lớn là do thiếu nguyên vật liệu. Một trong những yêu cầu nữa của nguyên vật liệu là phải đảm bảo tính đều đặn, đúng thời hạn, đúng chủng loại theo các hợp đồng hoặc theo các kế hoạch. Tuy nhiên, cầu về nguyên vật liệu hàng hóa về một thời kỳ kế hoạch không được cung ứng một lần mà phải chia ra làm nhiều lần cung ứng với số lượng xác định. Về nguyên tắc, số lần và lượng cung ứng ở mỗi lần cụ thể do tốc độ sản xuất sản phẩm, các thông số về kho tàng và lưu kho, diễn biến và dự báo về tình hình cung ứng, giá cả nguyên vật liệu trên thị trường quy định. Dự trữ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất. Nguyên vật liệu dự trữ bao gồm tất cả các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, công cụ lao động nhỏ hiện có ở doanh nghiệp, đang chờ đợi để đưa vào tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm. Dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất là một yêu cầu tất yếu khách quan. Đại lượng dự trữ cho sản xuất phụ thuộc rất nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đại lượng dự trữ vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp là: Lượng vật tư tiêu dùng trong một ngày đêm. Số lượng này phụ thuộc vào quy mô sản xuất, mức độ chuyên môn hóa của doanh nghiệp và phụ thuộc vào mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. Tình hình tài chính của doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp có bán và thu được tiền bán hàng hay không? Trọng tải và tốc độ của các phương tiện vận chuyển. Tính chất và thời vụ sản xuất của doanh nghiệp. Thuộc tính tự nhiên của các loại vật tư. Nhưng một yêu cầu rất quan trọng trong định mức tiêu hao nguyên vật liệu của một công ty tồn tại khá lâu như Tràng An là tính đến chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ta so sánh chi phí nguyên vật liệu với giá trị của sản phẩm hoàn thành: Bảng 2.6: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong những năm gần đây Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 1.Tổng giá trị sản phẩm Tỷ đồng 47,242 50,480 55,400 62,150 62,668 Tỷ lệ so với năm trước 106,9 109,7 112,2 100,8 Tổng chi phí nguyên vật liệu tiêu dùng Tỷ đồng 32,350 34,780 38,030 42,970 43,820 Tỷ lệ so với năm trước 107,5 109,3 113,0 102,0 (Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất – Công ty Cổ phần Tràng An) Bảng cho thấy chi phí nguyên vật liệu tăng lên qua các năm, từ 32,350 tỷ đồng năm 2003 lên 43,820 tỷ đồng vào năm 2007, bằng 138,6% so với năm 2003. Trong khi đó tổng giá trị sản phẩm hoàn thành cũng tăng nhưng mức tăng năm 2007 so với năm 2003 chỉ đạt 132,7%, như vậy giá trị nguyên vật liệu sử dụng đã tăng nhanh hơn so với giá trị sản phẩm hoàn thành. Mặt khác do nguồn tài chính tài trợ cho nguyên vật liệu là có hạn, mà các doanh nghiệp trong ngành hiện nay đang cạnh tranh với chiến lược giá rẻ. Việc tìm nguồn nguyên liệu với giá thành hợp lý trong tình hình hiện nay là rất khó, điều này ảnh hưởng đến công tác thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Nguồn tài chính hạn hẹp doanh nghiệp sẽ không cung ứng đủ nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng tới chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch sản xuất của công ty. 3.3. Đánh giá tình hình huy động vốn Vốn là chìa khóa để mở rộng và phát triển kinh tế. Mọi doanh nghiệp đều nỗ lực để huy động được một lượng vốn nhất định trước khi quyết định thực hiện một mục tiêu nào đó. Song việc tìm kiếm nguồn vốn đó như thế nào thì doanh nghiệp còn phải dựa vào các nguồn cung ứng vốn. Đảm bảo nguồn vốn là cơ sở cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, đưa doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu của mình. Do vậy, xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất cũng rất cần nguồn tài chính yểm trợ. Trong thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động vì thiếu vốn nhưng Công ty cổ phần Tràng An do hoạt động kinh doanh trong những năm qua có hiệu quả nên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng hàng năm. Bảng 2.7: Đánh giá nguồn vốn sử dụng của công ty trong những năm gần đây Đơn vị: Tỉ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1.Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 20,840 22,004 24,203 30,080 34,551 % 38,8 39,6 41,3 45,7 49,1 2.Vay ngắn hạn Tỷ đồng 25,865 26,120 26,488 27,974 28,224 % 48,1 46,9 45,2 42,5 37,6 3.Vay từ nguồn khác Tỷ đồng 7,020 7,524 7,911 7,767 9,630 % 13,1 13,5 13,5 11,8 13,3 Tổng Tỷ đồng 53,725 55,648 60,602 65,820 72,405 So với năm trước % 103,6 108,9 108,6 110,0 (Nguồn: Bộ phận tài chính – Công ty Cổ phần Tràng An) Qua bảng 4.1 chúng ta có thể thấy rằng nguồn vốn của công ty đã tăng lên qua các năm. Năm 2003 vốn của công ty từ 53,725 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 72,437 tỷ đồng, tốc độ tăng vốn trung bình 7,6%, chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt công tác huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chứng tỏ công ty đang làm ăn có hiệu quả, không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm không ngừng tăng lên,từ năm 2005 là 24,203 tỷ đồng đến năm 2007 là 34,551 tỷ đồng, kết hợp với khả năng huy động vay từ các nguồn khác. Qua các năm nguồn vốn vay tăng lên nhưng tính chung thì sự huy động thêm nguồn vốn của công ty chủ yếu cũng chỉ dựa vào sự tăng lên của vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn hữu hạn và rất hạn chế với một công ty kinh doanh lớn như công ty Cổ phần Tràng An. Vì vậy về lâu dài, công ty phải huy động thêm các nguồn vốn vay và từ một số nguồn khác để thực hiện các chương trình sản xuất cũng như các mục tiêu kinh doanh. 4. Những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại 4.1. Ưu điểm Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2005, công ty lắp đặt thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Sự đổi mới này phù hợp với các nguồn năng lực công ty hiện có và nó đã mang lại hiệu quả thiết thực như đưa năng suất lên gần 4000 tấn/năm. Nhờ áp dụng chính sách đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng chất lượng công ty đã đưa vào sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới, những sản phẩm này bước đầu cũng đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. 4.2. Những tồn tại: Các phương thức huy động vốn mới công ty áp dụng không mấy hiệu quả, công ty vẫn đang ở tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Giá bán sản phẩm cao: So với một số công ty sản xuất bánh kẹo như: công ty Bánh kẹo Hải Hà, Hải Châu,… thì giá bán sản phẩm của công ty còn ở mức cao, gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Hiệu suất sử dụng lao động chưa cao, sinh lời lao động bình quân còn thấp, đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua. Hiệu suất sử dụng máy móc ngày càng kém hiệu quả, độ chính xác thấp, chất lượng sản phẩm sản xuất hầu như còn kém. Những tồn tại trên tuy công ty đã có nhiều điều chỉnh qua các năm nhưng hiện nay vẫn chưa được khắc phục và mang lại hiệu quả. Trong thời gian tới công ty cần tập trung hơn nữa trong việc bố trí và sử dụng tốt những năng lực này. 4.3. Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan Công ty còn thiếu vốn trầm trọng dẫn tới chậm đổi mới máy móc thiết bị. Các hình thức huy động vốn còn kém. Công ty chưa chủ động trong việc sản xuất kinh doanh. Đầu tư máy móc thiết bị hàng năm chưa đồng bộ. Số thiết bị hiện đại có nhưng không đáng kể. Những máy móc cũ kĩ từ những năm 60 vẫn còn được sử dụng. Mặt khác nguồn gốc trang thiết bị của công ty chủ yếu nhập từ những nước khác nhau như: Ba Lan, Trung Quốc, Pháp,… Với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn cả về thị trường về mặt hàng, tuy nhiên lực lượng cán bộ làm công tác marketing, chiêu thị của công ty chủ yếu là trẻ tuổi, vừa mới tốt nghiệp nên công ty khó theo sát được thị trường, do vậy công tác nghiên cứu thị trường của công ty không đạt hiệu quả. Việc tổ chức nhân sự của công ty chưa hợp lý, sự phối hợp sản xuất giữa các phòng ban chất lượng còn kém làm tốn thời gian và chi phí thực hiện. * Nguyên nhân khách quan Hiện nay thị trường bánh kẹo nước ta có sự tham gia của nhiều công ty trên thị trường, cũng có nghĩa là có rất nhiều đối thủ cạnh tranh ở mọi hình thức về giá cả, mẫu mã sản phẩm lẫn chất lượng và phân phối dịch vụ. Do vậy việc cạnh tranh với các đối thủ là rất khó khăn. Giá nguyên liệu ngày càng tăng trong khi giá bán sản phẩm của công ty không tăng đáng kể. Lợi nhuận thấp công ty phải hạn chế sản xuất một số loại sản phẩm có giá thành cao. Phát hiện ra những nguyên nhân trên sẽ là cơ sở cho công ty có thể khắc phục những nhược điểm của mình. Em mong rằng với những kết quả mà em đã tìm hiểu được về công ty trong suốt thời gian thực tập sẽ có ích cho kế hoạch hóa của công ty ngày càng tốt hơn. III. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2008 Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường thu được cùng với tốc độ sản xuất những năm gần đây, công ty đề ra kế hoạch sản xuất sản phẩm cho năm 2008 (dự kiến năm 2008 bảng 2.8). Bảng 2.8: Kế hoạch sản xuất năm 2008 Tên sản phẩm ĐV Thực hiện năm 2007 Tồn kho Dự kiến tiêu thụ 2008 SX dự kiến năm 2008 1.Kẹo mềm Tấn 1140,0 100 1300 1200,0 2.Kẹo cứng Tấn 450,0 20 440 420,0 3.Bánh quy Tấn 560,0 40 640 600,0 4.Bánh quế kem Tấn 550,0 20 620 600,0 5.Snack Tấn 1000,0 60 1360 1300,0 6.Bánh Pháp Tấn 300,0 20 420 400,0 Tổng Tấn 4000 280 4800 4520,0 (Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất – Công ty Cổ phần Tràng An) Theo kế hoạch công ty sẽ tiếp tục nâng tổng sản lượng sản xuất lên 4520,0 tấn, tăng 13,0% so với năm 2007. Theo thăm dò thị trường, tình hình tiêu thụ bánh Snack vẫn có khả năng tăng cao. Vì vậy, năm tới việc sản xuất các loại bánh và Snack tiếp tục tăng về sản lượng. Bánh Snack sản lượng sản xuất 1000 tấn trong năm 2007 sẽ tăng lên 1300 tấn vào năm 2008, tương đương với mức tăng của sản phẩm này là 13%. Bánh quy, bánh quế kem sản lượng sản xuất dự tính cũng theo đó mà tăng lên một ít, tỉ lệ lần lượt tăng so với năm 2007 là 7,1 và 9,1%. Với bánh Pháp, vì đây là sản phẩm vừa tung vào thị trường chưa lâu và còn theo kiểu thăm dò ý kiến của khách hàng về nhu cầu của sản phẩm này nên kết quả sản lượng này tăng nhưng tốc độ không ổn định va mức sản lượng còn thấp, vì vậy trong năm tới công ty tiếp tục nâng mức sản lượng sản xuất từ 300 tấn lên 400 tấn vào năm 2008. Riêng với các loại kẹo điều chỉnh không đáng kể và tùy theo nhu cầu của từng loại mà cho tăng giảm hay kết thúc sản xuất một vài danh mục nào đó. Xu hướng nói chung kẹo nói chung thì sản lượng năm tới kẹo mềm vẫn tăng, mức sản lượng sản xuất 1140 tấn năm 2007 thì năm 2008 sẽ tăng lên 1200 tấn. Còn với kẹo cứng công ty vẫn tiếp tục giảm số lượng sản xuất từ 450 tấn xuống còn 420 tấn do nhu cầu thị trường hiện nay về loại sản phẩm này thấp. Kế hoạch sản xuất năm đặt ra, thì mỗi năm công ty lại lập ra kế hoạch từng tháng. Trong từng tháng, công ty lại đề ra kế hoạch sản xuất tuần. Thực hiện kế hoạch sản xuất tuần này đồng thời công ty tiếp tục lên kế hoạch cho tuần sản xuất tới. Công ty dựa vào mức sản xuất trong tháng đồng thời dựa vào mức tiêu thụ và sản lượng dư thừa của tuần trước mà công ty đặt ra lượng cần sản xuất của tuần kế tiếp. Theo chu kì sản xuât bánh kẹo nói chung cũng như sản phẩm của Tràng An nói riêng vào giữa năm sản lượng sản xuất sẽ thấp hơn mức bình thường. Tháng tới là tháng 5, công ty sẽ cắt giảm sản lượng sản xuất và số ca làm việc của công nhân cũng ít đi, đồng thời phân bổ đêu số lượng công nhân ở các dây chuyền sản xuất với nhau cho hợp lý. Như vậy, kế hoạch sản xuất tháng 5 và tuần thứ nhất của tháng được xây dựng như sau: Bảng 2.9: Kế hoạch sản xuất tháng 5 năm 2008 (từ ngày 01 tháng 5 đến 31 tháng 5 năm 2008) Tên sản phẩm ĐVT Sản lượng Tuần SX 30 31 32 33 34 1.Kẹo mềm kg 85200 1 ca 1 ca 1 ca 1 ca 1 ca 2.Kẹo cứng kg 28200 x x x x x 3.Bánh quy kg 45500 x x x x x 4.Bánh quế kem kg 42000 2 ca 2 ca 2 ca 2 ca 2 ca 5.Snack kg 96500 x x x x x 6.Bánh Pháp kg 28600 x x x x x Tổng kg 326000 (Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất – Công ty Cổ phần Tràng An) Bảng 2.10: Kế hoạch sản xuất tuần thứ 30 năm 2008 (từ ngày 01 tháng 5 đến 07 tháng 5 năm 2008) Tên sản phẩm ĐVT Sản lượng Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN 1/5/08 2/5/08 2/5/08 2/5/08 2/5/08 2/5/08 2/5/08 1.Kẹo mềm kg 22500 1 ca 1 ca 1 ca 1 ca 1 ca 1 ca 1 ca 2.Kẹo cứng kg 7200 x x x x x x x 3.Bánh quy kg 11500 x x x x x x x 4.Bánh quế kem kg 11500 2 ca 2 ca 2 ca 2 ca 2 ca 2 ca 2 ca 5.Snack kg 32000 x x x x x x x 6.Bánh Pháp kg 7500 x x x x x x x Tổng kg 80700 (Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất – Công ty Cổ phần Tràng An) Chương III NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN TỐT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 1. Phương hướng chung của ngành Hiện nay, ngành sản xuất bánh kẹo của nước ta phát triển với tốc độ 10 – 15% mỗi năm. Có sản phẩm nội địa được người tiêu dùng trong nước đánh giá cao không khác gì hàng ngoại nhập. Chính những thuận lợi này đã giúp cho các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo thêm tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai, tiến tới “người Việt Nam dùng bánh kẹo Việt Nam”, đẩy lùi hàng ngoại nhập và đẩy mạnh xuất khẩu bánh kẹo Việt Nam ra nước ngoài. Theo dự đoán về thị trường bánh kẹo trong nước những năm sắp tới cho thấy Việt Nam có nhiều thuận lợi trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, cụ thể là: Nguồn nguyên liệu sẽ phong phú hơn vì nước ta là một nước nông nghiệp nhiệt đới nên sản lượng hoa quả, các loại củ, bột, đường thuận lợi cho sản xuất bánh kẹo. Mặt khác, Đảng và Nhà nước có chủ trương đường lối kinh tế đúng đắn, đẩy mạnh mội lực và hợp tác phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam là một trong những thành viên của khối ASEAN là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng, nhưng đó cũng là thử thách lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Dân số tăng nhanh, nhu cầu bánh kẹo rất cần thiết bổ sung thêm cho khẩu phần ăn hàng ngày của người dân. Số lượng bánh kẹo tiêu thụ sẽ tăng lên. Qua đó chiến lược ngành bánh kẹo những năm sắp tới là: Đảm bảo sản xuất và cung ứng đầy đủ về số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng, hạn chế tối đa bánh kẹo ngoại nhập và tiến tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Đổi mới trang thiết bị, tiến tới cơ giới hóa, tự động hóa khâu gói kẹo, đóng gói sản phẩm, đồng bộ hóa các dây chuyền sản xuất… Hoàn chỉnh phương tiện vận chuyển ( các hệ thống vận chuyển bằng băng chuyền giữa các khâu sản xuất từ thành phẩm đến nhập kho…). Đảm bảo tự túc phần nguyên liệu đường, cố gắng tự túc sản xuất sữa, dầu thực vật, tinh dầu để sản xuất bánh kẹo. Tự túc sản xuất in trong nước một số phụ liệu như giấy nhôm, nhãn túi, bao bì, băng dán, hộp sắt… Đa dạng hóa sản phẩm: sản xuất các sản phẩm bánh kẹo có đường, không đường, có chất béo hoặc không, và các sản phẩm nâng cao thể lực. 2. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong những năm tới Năm 2008 sẽ là một năm đầy khó khăn do ảnh hưởng những năm trước để lại. Thị trường Bánh kẹo trong nước bị thu hẹp do sức mua của người mua không tăng nhiều, các doanh nghiệp trong nước tự khai thác thị trường trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đã thâm nhập thị trường trên toàn quốc. Nhà nước có nhiều chủ trương biện pháp đổi mới kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp quốc doanh, nhưng các văn bản còn thiếu đồng bộ và đang trong quá trình hoàn thiện. Dựa trên cơ sở phân tích thị trường bánh kẹo trong và ngoài nước, công ty đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cần được thực hiện trong những năm tiếp theo, đó là: Tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh và bám sát thị trường nội địa, tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là thị trường miền Nam. Mở rộng liên doanh, liên kết với các công ty trong và ngoài nước. Đổi mới tổ chức, sắp xếp lại lao động, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên, tăng cường công tác quản lý lao động, tài sản… cho phù hợp với tình hình kinh doanh mới, bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát huy nhân tố con người. Định hướng của công ty là tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tìm nguồn cung ứng phù hợp nhằm cố gắng giảm vốn đầu tư cho nguyên vật liệu đến mức thấp nhất để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Năm nay cũng là năm cuối cùng của nhiệm kỳ thứ nhất, tập thể lãnh đạo và công nhân viên công ty cổ phần Tràng An phải song song thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn như: Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch SXKD 2007, đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm (đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mỳ kiểu Pháp- đầu tư giai đoạn 2 với tổng vốn xấp xỉ 20 tỉ đồng), xây dựng triển khai các dự án lớn mang tính chiến lược như xây dựng nhà máy Tràng An No2 tại thị xã Cửa Lò - Nghệ An, dự án di chuyển cơ sở sản xuất ra khu công nghiệp (Đan Phượng – Hà Tây), lập dự án xây dựng Trung tâm Thương mại và căn hộ cao cấp tại trụ sở phố Phùng Chí Kiên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy… Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần nỗ lực cao, cho đến hiện nay, tập thể CBCNV công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu KHSX kinh doanh cũng như các nhiệm vụ chiến lược đã đề ra. Kết quả trong những năm qua , Công ty cổ phần Tràng An đã đạt được không ít thành công đáng kể và tìm ra chỗ đứng của mình, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Với những thành công đã có, Công ty Cổ phần Tràng An tự hào là một trong những doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong hoạt động sản xuất tự chủ và có hiệu quả. Nhưng trong nền kinh tế thị trường phải đối đầu với những khó khăn và thách thức, nếu tự bằng lòng với những gì mình đạt được rất có thể công ty sẽ gặp khó khăn trong những năm tiếp theo. Qua thời gian thực tập tại công ty và từ những kết quả thu thập được về công tác kế hoạch hóa mà công ty đã đạt được cũng như những ưu điểm và nhược điểm của nó, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm bổ sung cho công tác kế hoạch hóa công ty thực hiện tốt hơn. 1. Tăng cường điều tra nghiên cứu thị trường. Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh mà lại không muốn gắn kinh doanh của mình với thị trường. Hiểu về thị trường của mình sẽ là nhu cơ sở vững chắc cho thành công của doanh nghiệp. Trách nhiệm này thuộc về những người có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường của công ty. Do vậy, công ty cần phải có lực lượng nghiên cứu thị trường đủ mạnh mẽ về chất lượng và số lượng. Đứng trước giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang mở cửa nền kinh tế thị trường sản phẩm bánh kẹo ngày càng trở nên đa dạng và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước đang tham gia trên thị trường, bên cạnh đó tâm lý người tiêu dùng ngày càng trở nên phức tạp thay đổi thường xuyên. Để nắm bắt những biến đổi của thị trường đòi hỏi công ty cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng trong khâu nghiên cứu thị trường. Một số giải pháp nên thực hiện đó là tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường ở đây là việc tiến hành các hoạt động nắm bắt thị trường về nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, các phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty, thu thập thông tin về sự đánh giá so sánh của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty đối với sản phẩm của các đối thủ cạnh trnah để từ đó có chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả. Thị trường của công ty tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung, còn thị trường miền Nam đang trong thời kì phát triển và đây là thị trường tiềm năng của công ty. Bằng việc tổ chức nghiên cứu thị trường, không chỉ thị trường miền Bắc và thị trường miền Trung mà điều quan trọng là nắm bắt được thông tin về thị trường miền Nam sẽ tạo cho công ty nắm bắt được cơ hội để chiếm lĩnh thị trường này. Hiện nay khách hàng của công ty là tất cả các đối tượng khách hàng từ tầng lớp bình dân tới tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội. Lượng khách hàng thuộc tầng lớp có thu nhập cao còn rất ít công ty khai thác tốt trong lĩnh vực này do đó công ty cần nắm bắt cơ hội. Do áp dụng chiến lược giá rẻ nên sản phẩm của công ty đã đạt được sự chú ý rất lớn của số đông đảo người tiêu dùng, trong chiến lược của mình công ty cần tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn phù hợp với nhu cầu của khách hàng thuộc tầng lớp cao. Để đẩy mạnh hơn nữa sức tiêu thụ cho hàng hóa của công ty, một số giải pháp hữu hiệu là cần tăng cường công tác tiếp thị, marketing nhằm giữ vững thị trường và phát triển thị trường trong nước cả về bề rộng và chiều sâu, tìm kiếm những mối quan hệ nhằm tiếp cận các bạn hàng trong khu vực và trên thế giới. Trước mắt công ty cần có chiến lược xuất khẩu sản phẩm của mình ra các bạn hàng mà công ty đã đặt quan hệ từ lâu. Song song với nó, công ty cần mở thêm các cửa hàng bán lẻ kèm theo các dịch vụ giải khát và ăn nhanh tại các khu đô thị lớn sẽ thúc đẩy khả năng tiêu thụ rất cao. Ngoài ra, công ty cũng có thể sử dụng biện pháp quảng cáo để thực hiện mục đích mở rộng thị trường của mình, việc hoạt động quảng cáo, giao tiếp và khuyếch truơng của công ty Cổ phần Tràng An trong những năm gần đây đã được coi trọng, tuy nhiên để phát triển hơn nữa công ty cũng cần cố gắng nhiều hơn nữa. Bên cạnh quảng cáo sản phẩm của mình, công ty có thể tăng cường một số hoạt động yểm trợ bán hàng khác như: tham gia nhiều hơn nữa các hội chợ, tham gia hoạt động quần chúng, mở rộng các hoạt động chiêu thị khác. 2. Tiết kiệm nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm Là một công ty chế biến thực phẩm nên công tác thu mua bảo quản chất lượng nguyên vật liệu là rất quan trọng. Nó có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm làm ra và đến cả uy tín của công ty trên thị trường. Chín vì vậy, công tác nguyên vật liệu phải được chú ý một cách đặc biệt. Hiện nay, công y cũng đã chú trọng rất nhiều vào công tác này nhưng nếu làm tốt hơn nữa thì chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lên rất nhiều. Hiện nay, quá trình sản xuất của công ty, tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn: kẹo cứng 73,4%, kẹo mềm 72,1%... nên công ty phải giảm chi phí nguyên vật liệu, áp dụng các biện pháp kĩ thuật và đổi mới công nghệ sản xuất, cụ thể là: Công ty cần tiếp tục kiểm tra chặt chẽ công tác nguyên vật liệu, cân đo theo phương thức kỹ thuật, theo định mức tiêu chuẩn, ghi sổ sách xí nghiệp và tổ chức sản xuất phải giao cho những người có trách nhiệm cao, có tính trung thực và có trình độ chuyên môn thích hợp. Cần có chế độ thưởng phạt rõ ràng để chấm dứt tình trạng tráo nguyên vật liệu ra ngoài khi hòa đường và nấu, và tình trạng để rơi vãi, đánh đổ để nước rửa rồi quay lại sản xuất. Sở dĩ cần quan tâm đến vấn đề này vì khâu nấu hòa đường tiêu hao nguyên vật liệu lớn (chiến tỉ trong trên 70% tiêu hao). Nâng cao hơn nữa trình độ quản lý của các tổ trưởng sản xuất, nâng cao tay nghề của công nhân, thợ sửa chữa, gắn chất lượng hiệu quả với thu nhập, từ đó có chế độ thưởng phạt trực tiếp vào thu nhập. Đối với quá trình sản xuất các loại bánh người tổ trưởng cần thu gom ngay nguyên vật liệu còn thừa sau khi cắt khuôn, đồng thời loại bỏ những chiếc bánh bị vỡi, hỏng, khẩn trương giao cho bộ phận đánh trộn bột chế biến để tái chế nhằm giảm thiểu được sự vận chuyển đến nơi sản xuất. Đối với các sản phẩm kẹo, các tổ chức kiểm tra chất lượng cần thu hồi các loại kẹo không đảm bảo chất lượng hoặc trọng lượng, đem tái chế sản xuất lại. Bên cạnh đó công ty không nên nhập quá nhiều nguyên vật liệu cùng một lúc, tránh tình trạng khó bảo quản, dẽ hư hỏng, lãng phí… Nhưng công ty cũng không nên để xảy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tốt nhất công ty chỉ nên nhập đủ để có thể vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu. Nếu làm tốt những công tác trên không chỉ giúp cho công ty tiết kiệm được nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, giữ vững uy tín của công ty trên thị trường. 3. Tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ có trọng điểm Tình trạng máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất có ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nó là phương tiện trực tiếp để đảm bảo kế hoạch kinh doanh được thực hiện đúng tiến độ. Việc đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ sẽ đem lại cho doanh nghiệp những ưu điểm lớn trong sản xuất. Trước hết là sự thay đổi về chất lượng: sản phẩm bánh, kẹo có hương vị thơm hơn, dễ tan hơn, hấp dẫn hơn…Nhờ đổi mới công nghệ, tiêu hao vật tư sụt giảm: tỉ lệ sản phẩm hỏng ít hơn, rơi vãi nguyên vật liệu ít hơn.... Do vậy, công ty phải nhanh chóng nắm bắt, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất. So với các giải pháp nêu trên, thì việc đầu tư theo chiều sâu là mang tính chiến lược lâu dài, có tác động tới vị thế của công ty trong tương lai. Do nhu cầu phát triển sản xuất công ty đã không ngừng đầu tư máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ nước ngoài, với nguồn vốn vay là chủ yếu nên chưa thể thay thế toàn bộ máy móc cũ, chưa đồng bộ hóa tất cả các dây chuyền sản xuất được. Do đó công ty vẫn phải sử dụng máy móc thiết bị cũ, thiếu đồng bộ dẫn đến lãng phí nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Như thực trạng máy móc hiện nay, công ty cần đầu tư vào dây chuyền sản xuất kẹo cứng, mềm. hầu hết các máy móc thiết bị ở đây đã quá cũ sử dụng trên 20 năm. Các thiết bị đó nay đã lạc hậu về kỹ thuật, khó đổi mới sản phẩm, ảnh hưởng đến năng suất, sử dụng kém hiệu quả, dẫn đến ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất sản phẩm. Trước mắt công tu cần chú ý đến những thiết bị sau: Hệ thống nồi nấu kẹo của Ba Lan sản xuất từ năm 1969, nay đã xuống cấp gây nên tình trạng kẹo bị hồi đường cần thay thế. Hệ thống làm lạnh thủ công cần được thay thế hoặc sửa chữa để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Về lâu dài, công ty cần đổi mới thay thế toàn bộ dây chuyền sản xuất và tổ chức quản lý nhằm phân công đúng người, đúng việc, đúng khả năng, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các quy trình công nghệ. Công nghệ đổi mới được lựa chọn phải nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Công ty cũng không nên đầu tư lớn ngay một lúc mà nên từ đầu tư những dây chuyền sản xuất nhỏ mang tính chất thử nghiệm, thăm dò tính hiệuq ảu đồng thời nắm bắt, tiếp thu những bí quyết của công nghệ mới và cách quản lý có hiệu quả. 4. Huy động thêm vốn đầu tư có hiệu quả Vốn là điều kiện tiên quyết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc huy động vốn có hiệu quả là một trong những nội dung của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như đã biết, các nguồn huy động thì có rất nhiều, việc lựa chọn nguồn vốn nào rất quan trọng và phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu nhu cầu đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng thì trước hết cần huy động vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại, từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, phần còn lại có thể vay tín dụng, vay ngân hàng thu hút vốn liên doanh, liên kết. Doanh nghiệp cần sử dụng vốn linh hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗ của các quỹ trích lập theo quy định nhưng chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối, các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn trả, phần còn lại có thể vay ngân hàng và các đối tượng khác, ngoài ra công ty còn khuyến khích công nhân viên trong công ty góp vốn mua cổ phần. Đây là hình thức huy động vốn mới nên hiện tại vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả. Công ty cần tích cực tuyên truyền, động viên để không chỉ những người trong công ty mà cả những người ngoài công ty có thể tham gia đóng góp trực tiếp hay gián tiếp. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ làm tăng vòng quay vốn lưu động. Đặc biệt sản phẩm bánh kẹo có tỷ suất sinh lời thấp nên việc giảm tối đa lượng thành phẩm tồn kho sẽ làm giảm tình trạng ứ đọng vốn. Mặt khác, trong cơ chế thị trường, công ty không nên dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu, vừa tăng chi phí dự trữ vừa làm chậm vòng quay của vốn. 5. Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động là ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Vì vậy, quá trình sản xuất đạt hiệu quả hay không là do yếu tố con người quyết định nên để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả còn phụ thuộc vào trình độ, kiến thức, kinh nghiệm của người lao động. Tình trạng tay nghề công nhân của công ty hiện nay không đồng đều, trình độ tay nghề cao hay là chưa cao, do vậy việc nâng cao tay nghề cho công nhân là việc làm cấp bách cùng với việc bố trí lại cơ cấu lao động trong công ty. Vì vậy việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề là việc làm cần thiết với công ty, để đạt được yêu cầu có kế hoạch và chương trình đào tạo phù hợp, khoa học cụ thể là: Đối với đội ngũ công nhân: thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho công nhân, cán bộ kỹ thuật. Để làm được điều đó, hàng quý, hàng năm công ty phải tổ chức kiểm tra tay nghề cho công nhân trên cơ sở đó mà phân loại: Công nhân có tay nghề khá Công nhân có tay nghề trung bình. Công nhân có tay nghề yếu: cần bồi dưỡng thêm. Với những công nhân có tay nghề yếu: tổ chức nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn ngành nghề để họ nắm vững quy trình công nghệ kỹ thuật, có thể tổ chức học tập ngoài giờ tùy theo tình hình sản xuất. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: công ty cần có biện pháp khuyến khích, khen thưởng hay biện pháp hành chính sau: Chỉ đề bạt vào vị trí lãnh đạo những người có đức, có tài, thể hiện tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nhân cách, trình độ quản lý hợp với cơ chế thị trường. Thưởng phạt bằng vật chất, lên lương trước thời hạn cho những người đóng góp trí tuệ, sáng tạo. Trong sự phát triển của công ty. Có biện pháp xử lý thỏa đáng đối với cán bộ không đảm nhận được công việc, không có chuyên môn bằng hình thức bố trí công việc khác hoặc cho thôi việc khi cần. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ thì kiến thức về kinh tế, ngoại ngữ, tin học là rất cần thiết, do đó công ty cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ đi học thêm văn bằng hai ở các trường đại học. KẾT LUẬN Gia nhập vào nền kinh tế thị trường, tham gia vào các tổ chức lớn như WTO, cơ hội đến với các doanh nghiệp nước ta là rất lớn đồng thời nguy cơ biến mất khỏi thị trường cũng khó tránh khỏi nếu doanh nghiệp đó không ngày một mạnh lên. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, Công ty cổ phần Tràng An trong những năm qua đã có những nỗ lực không ngừng trong sản xuất kinh doanh của mình. Công ty đã từng bước thay đổi cơ chế quản lý và kinh doanh của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty đến nay đã có mặt rộng khắp thị trường miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, phạm vi tiêu thụ không ngừng được mở rộng, số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ đặt ra ngày càng tăng, từ đó công ty đã thu được một số hiệu quả nhất định, đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên xuất phát từ một doanh nghiệp Nhà nước, lại bị sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước nên trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty phải đối mặt không ít khó khăn. Điều đáng ghi nhận là công ty đang cố gắng hết mình để vượt qua thử thách và hiện tại công ty đã có những dự định cho đầu tư mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình ra các thị trường mới. Nhưng để làm được những việc này thì công ty phải từng bước tăng cường tiềm lực của mình bằng cách thực hiện tốt các chỉ tiêu quan trọng trong kỳ kế hoạch. Trên đây là bản chuyên đề thực tập về công ty Cổ phần Tràng An. Hoàn thành chuyên đề này em xin cảm ơn các cán bộ công nhân viên trong công ty và cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền – 2004 – Giáo trình Quản trị kinh doanh – NXB Lao động xã hội – Hà Nội. 2. Trần Minh Đạo – 2002 – Giáo trình Marketing căn bản – Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Nguyễn Năng Phúc – 1998 – Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – NXB Thống kê – Hà Nội. 4. Các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 – 2007 của Công ty cổ phần Tràng An. 5. WEBSITE: www.trangan.com.vn/ MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12062.doc
Tài liệu liên quan