Chuyên đề Xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới

Chiến lược kinh doanh của một công ty có vai trò rất quan trọng với mỗi một công ty. Nhưng để có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh, đầy đủ và phát huy được hiệu quả của nó cần có một quy trình nghiên cứu, xây dựng sáng tạo và phù hợp với tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp, quy trình đó phải mang tính khoa học, logic và chặt chẽ. Đồng thời khi lựa chọn cũng cần phải cần nhắc và phân tích đúng đắn để lựa chọn, nếu không sẽ vướng phải sự sai lầm về chiến lược sẽ là rất nguy hiểm đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Sau khi đã lựa chọn cho mình một chiến lược, doanh nghiệp cần có một quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, và khi thực hiện chiến lược kinh doanh cần phải thường xuyên chú ý đến các vấn đề về môi trường kinh doanh, tiềm lực và những nhược điểm của mình để điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với thực tế hiện tại của doanh nghiệp. Công ty Cổ phân Đầu tư phát triển Công nghệ Thời Đại Mới đã xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh mang tính toàn diện cao, đồng thời công ty cũng đã luôn chú trọng đến việc nghiên cứu, đánh giá chiến lược kinh doanh để bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế của công ty. Điều đó đã được thể hiện qua thành công của công ty trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Vị thế của công ty luôn được khẳng định là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nhỏ, khối chính phủ, khu vực doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, các khu công nghiệp. Tình hình kinh doanh, tài chính, nhân sự của công ty. Tăng trưởng, doanh số, lợi nhuận và vốn: Sau hơn 3 năm xây dựng và hoạt động, công ty đã bước đầu đạt được nhiều thành công lớn, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh. Sự tăng trưởng liên tục và đều đặn, quy mô doanh nghiệp không ngừng tăng về cơ cấu sản phẩm cũng như mức doanh số. Trong đó dự phát triển của công ty có một dấu ấn đậm nhất, mạnh mẽ và bất ngờ lớn là trong hai năm 2006 và 2007. Dưới đây là một số số liệu về tình hình kinh doanh của công ty qua các năm: Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã Năm 2006 Năm 2007 Tỉ lệ tăng 07/06 (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 7.293.585.879 9.103.634.991 124,82% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 7.293.585.879 9.103.634.991 124,82% 4. Giá vốn hàng bán 11 6.664.214.698 8.034.568.847 120,56% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 629.371.181 1.069.066.144 169,86% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 2.894.871 3.465.876 119,72% 7. Chi phí tài chính 22 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 611.206.284 764.645.829 125,10% 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 21.059.768 307.886.191 1461,96% 10. Thu nhập khác 11. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 21.059.768 307.886.191 1461,96% 12. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 5.896.735 86.208.133 1461,96% 13. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 15.163.033 221.678.057 1461,96% Tốc độ tăng trưởng đã tăng một cách đáng kể với mức tăng hàng năm đạt từ 20-25%, với mức doanh thu thuần đạt trên 9 tỉ năm 2007. Sự tăng trưởng này nhờ vào những chiến lược kinh doanh mà công ty đã xây dựng, đặc biệt là chiến lược quảng bá về TMĐT và công ty, chiến lược tăng trưởng tập trung vào một số ngành nghề có sự phát triển cao, và các ngành nghề có xu hướng ổn định. Hoạt động kinh doanh của công ty hiện nay đang được tiến hành khá mạnh mẽ và đổi mới liên tục. Sự tăng trưởng theo ba hướng cơ bản là: mở rộng, đa dạng các mặt hàng trên siêu thị điện tử; cung cấp hàng có chất lượng cao và khả năng phục vụ nhanh và tốt nhất. Sau khi thành lập năm 2004, mức tăng trưởng của công ty không ngừng tăng lên với tốc độ khá cao. Đặc biệt trong hai năm 2006 và 2007 tốc độ tăng trưởng rất cao. Hệ thống nhân viên kinh doanh được phân chia theo từng ngành hàng, mỗi nhóm nhân viên phụ trách một hoặc một số nghành hàng trên siêu thị điện tử. Các gian hàng được mở rộng và ngày càng đa dạng các sản phẩm ngay trong cùng một ngành hàng. Phương trâm kinh doanh của công ty là “Mang lại cho khách hàng nhiều lợi thế nhất khi mua hàng của công ty”. Vói quy mô năm 2005, chỉ có 4 nghành hàng chính là Máy tính; linh kiện máy tính, thiết bị tin học; thiết bị và máy văn phòng và đồ mọi thất. Trong đó chỉ có 10 gian hàng nhỏ. Đến năm 2006, công ty để mở rộng thêm 4 ngành hàng nữa, số gian hàng nhỏ tăng lên trên 25 gian hàng. Và đến năm 2007, công ty đã hoàn thành cơ cấu các gian hàng như hiện nay với 8 ngành và 40 gian hàng con. Nhiều mặt hàng nhờ đầu tư tìm hiểu và lựa chọn nhà cung cấp có chất lượng nên đã trở thành nguồn hàng chủ lực của công ty như máy tính, thiết bị điện tử, đồ nội thất… Các sản phẩm kinh doanh chính của công ty: Máy tính, thiết bị tin học. Thiết bị văn phòng. Điện tử cầm tay. Thiết bị viễn thông, thiết bị mạng. Nội thất văn phòng và trường học. Linh kiện máy tính. Đồ gia dụng và công nghiệp. Văn phòng phẩm. Tình hình nhân sự của công ty: Hiện nay công ty có 46 nhân viên và một số vị trí khác không chính thức như là các cộng tác viên. Trong sô nhân viên trên thì Phòng kinh doanh chiếm một số lượng đông nhất với 25 nhân viên. Các nhân viên của công ty đa phần đều là những cử nhân của các trường đại học, cao đẳng (1 thạc sĩ, 30 người tốt nghiệp đại học, 13 người tốt nghiệp cao đẳng và chỉ có 2 người là tốt nghiệp từ các trường trung cấp. Trong đó chủ yếu là cử nhân của các trường trong khối ngành kinh tế và công nghệ thông tin. Số nhân viên làm việc lâu năm chiếm trên 40 % số nhân viên, gần 50 % nhân viên đã làm việc được trên 1 năm và số nhân viên mới chỉ chiếm 10 %, đa số các nhân viên khi mới tiếp xúc với lĩnh vực mới TMĐT đều rất bỡ ngỡ, nhưng sau một thời gian ngắn, đã bắt nhịp với công việc và làm rất tốt. Kỉ luật của công ty luôn được công ty coi trọng, các vi phạm đều có hình thức phạt tương ứng, những trường hợp tái phạm nhiều lần sẽ bị xử phạt một cách nghiêm khăc, nặng nhất là buộc thôi việc. Một phương pháp công ty sử dụng là phạt thẻ đối với nhân viên vi phạm để đánh giá mức độ vi phạm cũng như mức độ tái phạm của nhân viên. Thẻ được chia làm hai loại là thẻ vàng và thẻ đỏ. Mức đối với thẻ vàng là chỉ áp dụng cho nhân viên mắc những khuyết điểm nhẹ, nhưng khuyết điểm mà không do cố tình hoặc là do sơ suất của nhân viên mà chưa gây thiệt hại lớn cho công ty. Thẻ đỏ là mức phạt đối với những lỗi nghiêm trọng cho công ty, lỗi cố tình vi phạm các quy định của công ty, bị hai thẻ vàng cùng về một lỗi... Mức hình phạt cao nhất được áp dụng là đuổi việc đối với những nhân viên gây những thiệt hại đặc biệt nhiêm trọng, vô kỉ luật, chống đối. Tình hình tài chính của công ty: Bảng 1. Bảng cân đối kế toán năm 2006 và 2007: Đơn vị tính: VNĐ Loại Mã Năm 2006 Năm 2007 Tỉ lệ 07/06 TÀI SẢN A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 1.625.792.359 2.122.352.447 130,54% I. Tiền và các khoản tuơng đương tiền 110 986.179.553 1.242.586.236 126,00% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 391.940.630 550.453.440 140,44% 1. Phải thu của khách hàng 131 391.940.630 535.687.660 136,68% 2. Trả trước cho người bán 132 14.765.780 - IV. Hàng tồn kho 140 247.360.905 328.765.985 132,91% V. Tài sản ngắn hạn khác 150 311.271 546.786 175,66% 1. Thuế và các khoản khác phải thu NN 152 311.271 546.786 175,66% B – TÀI SẢN DÀI HẠN 200 118.122.547 184.868.197 156,51% I. Tài sản cố định 210 118.122.547 184.868.197 156,51% 1. Nguyên giá 211 119.916.198 187.675.967 156,51% 2. Giá trị hao mòn luỹ kế 212 (1.793.651) 2.807.170 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 1.743.914.906 2.307.220.644 132,30% NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 300 648.751.873 784.263.188 120,89% I. Nợ ngắn hạn 310 648.751.873 784.263.188 120,89% 1. Vay ngắn hạn 311 11.000.000 - 2. Phải trả người bán 312 584.347.108 670.640.865 114,77% 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 126.547 165.450 130,74% 4. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 64.278.218 102.456.873 159,40% II. Nợ dài hạn 320 - - - B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 1.095.163.033 1.547.957.456 141,34% I. Vốn chủ sở hữu 410 1.095.163.033 1.522.957.456 141,34% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1.080.000.000 1.508.218.688 139,65% 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 15.163.033 14.675.768 96,77% II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430 25.000.000 - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 1.743.914.906 2.307.220.644 132,30% Cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản của công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn chiếm tỉ lệ cao. Trong đó chủ yếu là tiền mặt. Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2006 chiếm tỉ trọng là 93,23% trong tổng số tài sản. Trong đó cơ cấu tài sản ngắn hạn thì lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền chiếm 56,55% tổng tài sản, các khoảng phải thu của khách hàng chiếm 22,47% và hàng tồn kho chiếm 14,18% tổng tài sản. Còn lại là các khoản phải thu khác. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định Năm 2007, việc đầu tư thêm cơ sỏ hạ tầng và trang thiết bị cho công ty đã làm tăng thêm tài sản dài hạn cho công ty, tuy nhiên trong cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỉ lệ cao là 92%. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 53,86% tổng tài sản. Tài sản cố định dài hạn chiếm 8% trong cơ cấu của tổng tài sản. Cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty cơ cấu chủ yếu là hai thành phần chính: Vốn chủ sở hữu và nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu chiếm 63% năm 2006 và 67,1% năm 2007 trong tổng nguồn vốn của công ty. Điều đó thể hiện sự chú trọng đầu tư của Hội đồng quản trị của công ty cho sự phát triển của công ty. Nợ ngắn hạn của công ty năm 2006 chiếm 37% và năm 2007 là 32,9% tổng nguồn vốn. Trong đó cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty đều là công nợ của các công ty cung cấp qua việc mua hàng (chiếm 85,5% nợ ngắn hạn) và đều trả người bán trong thời gian ngắn. Các khoản vay nợ chiếm một tỉ lệ rất ít và hầu như là không có. Cơ cấu về nguồn vốn của công ty là đảm bảo hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và các khoản nợ, không có các khoản nợ dài hạn. Khả năng thanh toán: Với tỉ lệ của vốn chủ sở hữu cao như trên thì khả năng đảm bảo thanh toán cho các đối tác của công ty là rất lớn. Các hợp đồng mua bán của công ty đều được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả. Công ty đã xây dựng được một hệ thống thanh toán nhanh, tin cậy với nhiều phương thức thanh toán như trả bằng tiền mặt trực tiếp, chuyển khoản, qua các loại thẻ tín dụng. Với việc mở thanh toán ở nhiều Ngân hàng, công ty đã tạo điều kiện để khách hàng có thể thực hiện nhanh chóng và an toàn trong việc chuyển tiền cũng như nhận tiền. Đánh giá về việc xây dựng và lựa chọn những chiến lược của công ty. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô. Chính sách chung của nhà nước đối với hoạt động TMĐT hiện nay. Nhìn chung hiện nay chính sách của nước ta là đẩy mạnh phát triển hoạt động TMĐT trong cả nước, xây dựng một hệ thống chính sách pháp luật đầy đủ để làm cơ sở pháp lý đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên so với trên thế giới cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ra đời khá muộn. Cuối năm 2005, Việt Nam mới có "Luật Giao dịch điện tử" và năm 2006 mới ra đời Nghị định hướng dẫn thi hành luật này. Tới đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính", số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 "Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số", số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng". Hiện nay công ty đã có sự giao dịch với 5 ngân hàng lớn, các ngân hàng này đều chấp nhận cơ chế chữ kí điện tử và là phương tiện thanh toán quan trọng đối với công ty. Đồng thời các ngân hàng cũng được tạo cơ chế và chính sách bảo đảm để phát triển hoạt động TMĐT. Cuối năm 2006, với sự ra đời của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Công thương đã tạo ra một đơn vị chủ quản nghiên cứu và phát triển các vấn đề về Thương mại điện tử. Đồng thời, với việc ra đời Hiệp hội thương mại điện tử, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sẽ có nhiều điều kiện để trao đổi và gắn kết với nhau trong quá trình phát triển, có thể từ những kinh nghiệm thực để góp phần hình thành và xây dựng một khung chính sách và pháp lý cho hoạt động TMĐT. Tác động của văn hoá tiêu dùng đối với công ty. Nhờ vào những chính sách phát triển và quảng bá về TMĐT, bên cạnh đó là sự bùng nổ về công nghệ thông tin và Internet đã hình thành nên một thói quen tiêu dùng của một bộ phận dân cư, thói quen tiêu dùng thương mại điện tử. Họ đã hiểu hơn về các hoạt động kinh doanh này, đồng thời chấp nhận và sử dụng nó với những ưu điểm mà TMĐT mang lại cho họ. Chính yếu tố đó đã góp phần tạo nên một thị trường rộng lớn cho công ty trong những năm gần đây. Bên cạnh đó với việc đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh này, công ty đã có tiếng nói tốt từ công chúng, tăng niềm tin nơi người tiêu dùng. Sự phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Thương mại điện tử, một công nghệ tiên tiến của sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và các hoạt động thương mại nhằm mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích trong việc tiết kiệm thời gian, công sức cho việc tiêu dùng mà vẫn có được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Điều đó đã cho thấy, TMĐT là lĩnh vực đòi hỏi phải sử dụng các công nghệ tiến tiến trong khoa học kĩ thuật. Công nghệ càng được chú ý phát triển càng tạo nên những lợi thế cho các hoạt động của công ty. Công ty đã sớm chú ý đến điều này và đã luôn chú ý đên việc nâng cao chất lượng các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động kinh doanh như nâng cao đường truyền Internet, đầu tư hệ thông sử chữa, bảo hành có chất lượng cao, sử dụng website thương mại điện tử đa dạng, tiện dụng với nhiều công nghệ phần mền phức tạp nhằm tạo cho khách hàng những thuận lợi nhất trong việc tiêu dùng. M ôi trường tác nghiệp của công ty. Khách hàng của công ty. Khách hàng của công ty là các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Có nhiều tổ chức, doanh nghiệp là những khách hàng lâu dài của công ty như: Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông VNPT, Công ty VASC, VDC, Vietel, Mobiphone, Vietnam Airlines, PetroVietnam. Các tập đoàn lớn: FPT, Vietel, Bảo Việt, Dầu khí, Vietnam Airlines …Công Ty ICT lớn như CMC, CMS, HiPT, 3C… Các công ty liên doanh, cổ phần và 100% vốn nước ngoài có nhà máy đóng tại các khu công nghiệp trong cả nước: CANON, PANASONIC, SANKYU, DOOSAN, NOBLE, BROTHER, NISSEI, REGENT GARMENT, HONDA, TOYOTA, VINAKOREA, PRIME GROUP… Các Ngân hàng lớn như: Ngân hàng Nhà nước, TECHCOMBANK, VIETCOMBANK, OCEANBANK, BIDV, HSBC.... Công ty cổ phần, liên doanh công nghệ lớn như: Công ty NEO; Công ty FITC, CFTD... Khách sạn Horison, Sofitel Plaza, Fortuna, Metrople… Cơ quan ban ngành chính phủ như: VCCI, Tổng cục Hải quan và Cục hải Quan các tỉnh, Bộ Thương mại, Bộ Tài Chính, Bộ NN&PTNT Ban Quản Lý Dự Án, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế: UNICEF, UNESCO, UNDP, WHO... Các trường đại học lớn trong cả nước: ĐHBK, ĐH Kinh tế Quốc dân, Đại Học Quốc Gia, ĐH Ngoại Thương, ĐH Văn Hóa, ĐH Cảnh Sát Nhân dân... Viện Xã Hội Học, Viện khoa học Việt Nam: Viện CNTT, Viện Toán học, Viện vật lý địa cầu… Bên cạnh những khách hàng là đối tác chiến lược, công ty còn một số lượng khách hàng là các cá nhân trong việc mua sản phẩm của công ty. Nhận định về thị trường: Hiện nay, TMĐT đang được nhiều người biết đến với nhưng ưu điểm rõ rệt đã tạo nên cho công ty một thị trường rộng lớn hơn ngay cả trong hiện tại và tương lai. Sự ra đời của Luật thương mại điện tử đã tạo nên một cơ hội không nhỏ để các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phát triển. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và Internet đã thúc đẩy các doanh nghiệp, khách hàng sử dụng làm công cụ mua bán. Là công ty đi đầu trong lĩnh vực TMĐT, công ty đã xây dựng được niềm tin trong khách hàng, www.megabuy.vn đang trở thành một địa chỉ đáng tin cậy trên Internet để khách hàng có thể mua hàng hoá. Thị trường của công ty hiện tuy vẫn chưa thể bao phủ được trên toàn quốc nhưng đã bao phủ được một thị trường lớn ở Hà Nội và các thị trường của các tỉnh miền Bắc. Trong tương lai, công ty đang có những chiến lược và bước đi mạnh mẽ để mở rộng các thị trường, nhanh chóng bao phủ trên toàn quốc bằng việc thành lập thêm nhiều chi nhánh ở các tỉnh, thành phố, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Hướng ra các nước bạn láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia và Thái Lan. Bên cạnh đó, công ty cũng mở rộng các thị trường mục tiêu ra nhiều đối tượng khách hàng. Trong đó sẽ hướng tới nhiều hơn các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức. Mở rộng nhiều ngành hàng, mặt hàng để tạo nên sự đa dạng về hàng hoá, tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng, thu hút nhiều khách hàng tiểm năng. Vị thế của công ty trên thị trường. Là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, công ty đã xây dựng được cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Liên tục trong nhiều năm được bầu chọn là website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Và nếu xem xét trên góc độ là một sàn giao dịch TMĐT đa dạng mặt hàng thì website www.megabuy.vn của công ty là một trong những doanh nghiệp số một tại Việt Nam. Nhà cung ứng có vai trò quan trọng. Với bất kì doanh nghiệp nào đầu vào đều là rất quan trọng đối với hoạt động của công ty. Đối với công ty, với số lượng gian hàng và mặt hàng lớn như hiện nay thì số lượng các nhà cung cấp cho công ty là khá lớn. Chính vì thế, công ty xác định mở rộng và phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp là một nhiệm vụ hàng dầu. Một mặt xây dựng một quan hệ uy tín, tin cậy lẫn nhau với các nhà cung cấp thường xuyên nhằm tạo ra nguồn hàng bền vững, mặt khác cũng chủ động trong việc tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới, để có thể chủ động trong hoạt động của mình và có nhiều cơ hội lựa chọn để giảm chi phí đầu vào. Hiện nay công ty đã có mối quan hệ với nhiều đối tác quan trọng, theo phương trâm hợp tác lâu dài, tin cậy lẫn nhau, hai bên cùng có lợi. Nhiều đối tác là những tập đoàn, doanh nghiệp lớn và có uy tín như SHARP, BROTHER, KONICA MINOLTA, POLYVISION, VEGA,  IBM, HP, CISCO SYSTEMS, LG, CANON, SAMSUNG, PANASONIC, RICOH, TOSHIBA, NEC, SANYO, HOÀ PHÁT, FPT, CMC, CMS, FINTEC, Lê Bảo Minh, HiPT, Vĩnh Xuân, Á Châu, Thế giới hoàn mỹ, Âu lạc, NETCOM, NETSYSTEM, Thái Vinh, Sao Nam, Digiworld, Digiland, Biển Bạc … Đối thủ cạnh tranh. Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của lĩnh vực TMĐT đã tạo nên sự hấp đẫn đối đối với nhiều doanh nghiệp và hướng đi phát triển song song giữa bán hàng truyền thống với TMĐT được nhiều doanh nghiệp hướng đến. Để nhận định về đối thủ cạnh tranh của công ty, ta có thể nhận định như sau: Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp cùng kinh doanh TMĐT, đó là các sàn giao thương mại điện tử lớn hiện nay ở Việt Nam, họ cũng là những siêu thị bán hàng trên Internet. Phải nhìn nhận là trong số các đối thủ này ta có thể chia thành các đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường, đó là các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường Hà Nội và Miền Bắc. Và các đối thủ tại một số thị trường mới mà công ty đã và đang hướng đến là các thị trường Miền Trung, Miền Nam và TP Hồ Chí Minh. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhưng là kinh doanh theo phương thức truyền thống. Đây là những đối thủ rất nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ đên hoạt động của công ty, các công ty này do vẫn có những lợi thế như quan niệm của người dân, là các đại lý cho các hãng lớn... Trong năm 2007, số lượng các doanh nghiệp thương mại và các siêu thị tăng nhanh một cách đáng kể, làm cho một số thị trường của một số ngành mà công ty đang kinh doanh như máy tính, thiết bị viễn thông đang có cung vượt quá cầu. Đặc biệt, công ty cần sẵn sàng đối phó với những doanh nghiệp bán lẻ của nước ngoài mà đầu năm 2009 khi nước ta mở cửa thị trường bán lẻ sẽ vào Việt Nam. Bên cạnh những đối thủ trực tiếp, doanh nghiệp còn chịu tác động không nhỏ từ các đối thủ gián tiếp kinh doanh các mặt hàng khác. Nhiều đối thủ của công ty là lại chính là các nhà cung cấp cho công ty, các doanh nghiệp cung cấp này cũng đã xậy dựng cho mình hệ thống bán hàng TMĐT, các khách hàng đã lựa chọn sản phẩm của các doanh nghiệp này nhiều hơn. Các thế mạnh và các yếu tố tiềm năng (điểm mạnh) của công ty. Thế mạnh của công ty. Ngay từ khi mới thàh lập, công ty đã xác định cho mình những điểm mạnh, sau hơn 3 năm phát triển, sự điều chỉnh kế hoạch và do những điều kiện mới đã mang lại cho công ty những điểm mạnh mới. Các điểm mạnh của công ty bao gồm: Kinh nghiệm kinh doanh lĩnh vực TMĐT của công ty cũng đã có một thời gian dài tích luỹ, vì thế khi gặp khó khăn, công ty có thể sẵn sàng đối phó và thay đổi. Công ty đã tuyển chọn được một đội ngũ kinh doanh có kiến thức kinh doanh tốt, bên cạnh đó đội ngũ nhân viên này còn chịu khó học hỏi, tìm tòi về sản phẩm để có thể tư vấn bán hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đội ngũ kinh doanh, công ty còn xây dựng được một đội ngũ kĩ thuật có trình độ và am hiểu về tất cả các ngành của công ty, các nhân viện kĩ thuật này có thể sử lý tốt về việc lắp đặt, bảo hành, sửa chữa cho các khách hàng một cách nhanh nhất. Ban Giám đốc của công ty đã xây dựng được cho mình những đối tác lớn, mối quan hệ bền vững lâu dài, hai bên cùng có lợi. Lợi thế về giá, đó là một yếu tố công ty luôn chú trọng đến, chính vì thế công ty thường đưa ra những giá thấp hơn với giá của nhiều công ty khác, đồng thời với dịch vụ vận chuyển tận nhà đã tạo nên những lợi thế cho công ty. Uy tín về thương hiệu www.megabuy.vn đã được xây dựng trong lòng khách hàng, công ty đã có nhiều khách hàng lâu dài, tin cậy. Công ty tự hào là một trong số ít những doanh nghiệp đã đóng góp xây dựng nên hình ảnh TMĐT ở Việt Nam. Năm 2007, công ty đã nhận chứng chỉ quản lý ISO 9000-2000, đây là doanh nghiệp TMĐT đầu tiên nhận chứng chỉ quản lý ISO. Các yếu tố tiềm năng của công ty. Bên cạnh các điểm mạnh đã được công ty gây dựng, thì còn có những yếu tố mang lại những tiềm năng hứa hẹn sự phát triển cho công ty. Các yếu tố này đã và đang được xây dựng trong hiện tại và tương lai. Công ty chuẩn bị xây dựng một showroom (của hàng) bán và giới thiệu sản phẩm lớn nhằm đem đến cho khách hàng sự thuận lợi cho việc xem xét và kiểm tra hàng hoá. Uy tín của công ty được xây dựng trên toàn quốc, tuy nhiên thị trường công ty vẫn mới chỉ bó hẹp tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Chính vì thế, một thị trường rộng lớn về phía Nam đang được công ty nghiên cứu và phát triển. Công ty đang hướng đến xây dựng một số mặt hàng, sản phẩm trở thành các mặt hàng mang bản sắc riêng cho công ty, các sản phẩm này sẽ là mũi nhọn của công ty khi ra bên ngoài. Trong tương lai, khi hệ thống thanh toán của Việt Nam phát triển sẽ tạo nên nhiều hình thức thanh toán mới cho công ty, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty có thể hướng ra thị trường nước ngoài. Các nhược điểm (điểm yếu) của công ty. Nhược điểm từ cách tổ chức kinh doanh. Tuy đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh, nhưng trong việc tổ chức kinh doanh, công ty vẫn mặc phải những nhược điểm rất lớn Việc tổ chức kinh doanh vẫn còn chưa thật chuyên nghiệp, cách tổ chức kinh doanh có ít sự sáng tạo và dập khuôn theo mô hình cũ từ nhiều năm trước. Việc phân chia các gian hàng còn nhiều bất cập, còn có sự chồng chéo giữa các nhân viên kinh doanh, có nhiều lúc vẫn còn xảy ra việc nhân viên kinh doanh này thiếu nhiệt tình trong việc giúp đỡ nhân viên kinh doanh khác trong việc xử lý các đơn hàng. Việc bán hàng thông qua các con số, hình ảnh trên mạng đã khiến cho nhiều khách hàng không tin tưởng và có phần e ngại khi mua hàng qua mạng. Quy trình làm việc còn phức tạp, chưa đơn giản. Nhất là với những khách hàng ở xa và phương thức thanh toán nhiều khi là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của nhiều đơn đặt hàng. Sự liên kết về trách nhiệm của nhiều nhân viên đôi khi còn thiếu, trong đó việc phối hợp giữa nhân viên kinh doanh bán hàng và nhân viên kĩ thuật tham gia bảo hành nhiều khi còn thấp nên dẫn đên khách hàng, làm uy tín của công ty bị giảm sút. Nhược điểm từ yếu tố khoa học công nghệ. Dù đã chú trọng tới việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật nhưng công ty vẫn có nhiều nhược điểm, nhất là trong việc xây dựng tranh web. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho công ty bị mất khá nhiều khách hàng trong thời gian qua. Website bố cục còn nhiều rờm rà và khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Khả năng cập nhật về thông tin của trang web vẫn chưa thật cao, dẫn đến nhiều sản phẩm đã thay đổi công nghệ, mức giá nhưng chưa được cập nhật, dẫn đến sự thiếu tin tưởng của khách hàng. Thông tin đưa lên website nhiều khi còn thiếu, chưa đây đủ về thông tin của sản phẩm nên chưa tạo nên sức hấp dẫn đối với khách hàng. Các chiến lược cụ thể của công ty. Chiến lược tăng trưởng. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, công ty đã chú trọng xây dựng một chiến lược tăng trưởng với một thời gian dài và được chia nhỏ thành nhiều giai đoan, các chiến lược này vẫn được áp dụng cho đến bây giờ và được điều chỉnh, xây dựng thêm nhằm có một hướng phát triển bền vững, lâu dài, mang lại hiệu quả và sự tăng trưởng lớn trong tương lai. Một số chiến lược tăng trưởng cơ bản: Chiến lược tăng trưởng tập trung: Phát triển nhiều gian hàng, đa dạng hoá các mặt hàng để tăng thêm nhiều đoạn và khúc thị trường. Bên cạnh đó sẽ củng cố các mặt hàng đã có nhằm tăng doanh số, nâng cao chất lượng các sản phẩm. Nhiều mặt hàng có mức lợi nhuận thấp, nhưng lại là những mặt hàng có thể lôi kéo được sự chú ý quan tâm của khách hàng tới thương hiệu của công ty, công ty vẫn đầu tư kinh doanh và chú trọng tới. Phát triển một số mặt hàng từ các nguồn trực tiếp của nước ngoài, tạo ra một thương hiệu riêng cho công ty, hướng tới có thể trở thành các nhà phân phối cho các sản phẩm đó cho các doanh nghiệp kinh doanh khác. Không ngừng chú trọng đầu tư vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với các dịch vụ kèm theo cho các sản phẩm đó. Xây dựng thêm các đại lý tại nhiều thị trường mới như thị trường miền Trung, miền Nam và cả các thị trường nước ngoài. Xây dựng và phát triển thị trường trên mạng. Chiến lược liên kết. Liên kết các công ty theo cả hai chiều, tuy nhiên chủ yếu là liên kết theo chiều ngược, sự liên kết chặt chẽ với nhiều nhà cung cấp thông qua việc cho phép các nhà cung cấp được tham gia quản lý các gian hàng trên mạng, mua cổ phần từ các nhà cung cấp. Tham gia nhiều tổ chức liên kết, hiệp hội liên quan đên các sản phẩm của công ty, từ đó hình thành các mối quan hệ ổn định, tin tưởng với các nhà cung cấp. Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm. Ngay từ khi thành lập, công ty đã xác định từng bước đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá gian hàng, phân đấu xây dựng thành một siêu thị với nhiều mặt hàng, nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Sự đa dạng hoá theo từng bước bền vững, khi mở thêm các gian hàng, công ty đều chú trọng nghiên cứu kĩ về nhu cầu, đặc tính của các sản phẩm trong gian hàng đó, tập huấn cho nhân viên kinh doanh và kĩ thuật. Trong mỗi gian hàng, sự đa dạng cũng được thể hiện khi mà số lượng các sản phẩm, các mã hàng đều tăng lên một cách đáng kể, phù hợp với nhu cầu thị trường. Chiến lược ổn định và suy giảm. Chiến lược ổn định được công ty áp dụng hiện tại cho một số gian hàng đang đi vào ổn định về số lượng khách hàng cũng như các thị trường. Các gian hàng này thường là gian hàng về thiết bị tin học có sự tăng trưởng thấp, thậm chí là không có sự tăng trưởng, nhưng doanh số bán ra vẫn còn lớn. Các gian hàng này có chiến lược phát triển nhằm tăng uy tín và thu hút người xem quan tâm đến các gian hàng khác có quy mô phát triển lớn hơn. Chiến lược suy giảm được công ty nghiên cứu cho một số gian hàng, mặt hàng đang có xu hướng giảm mạnh về doanh số bán ra. Chiến lược đối với các sản phẩm này được công ty áp dụng như sau: Hạn chế hoặc không nhập các sản phẩm hoặc gian hàng này, các hợp đồng có giá trị lớn phải được xem xét cân nhắc lợi nhuận của nó. Tăng cường các hoạt động khuyến mại với các sản phẩm này, đặc biệt là các sản phẩm còn nhiều trong kho hàng. Tăng thêm lợi thế về giá cho các sản phẩm này, từ từ rút ra ngoài thị trường. Chiến lược về con người và nghiên cứu phát triển. Hướng tới một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao trong hoạt động TMĐT. Từng bước tăng nhân sự lên về số lượng trong từng gian hàng đã có sẵn cùng như các gian hàng mới. Bên cạnh đó công ty sẵn sàng đầu tư cho các khoản đào tạo cho nhân việc cả kinh doanh và kĩ thuật như cử người tham gia các buổi hội thảo, các khoá tập huấn ngắn hạn cho các nhân viên. Đặc biệt nhân viên kĩ thuật được cử tuần từ 1 đến 2 buổi tham gia học về kĩ thuật tại các lớp của các trường ĐH trong lĩnh vực khoa học và của các công ty cung ứng. Ngoài việc đầu tư cho đội ngũ nhân viên, công ty còn chú trọng đến việc phát triển khoa học kĩ thuật cho công ty. Điều đó được thể hiện qua việc công ty đã có chiến lược nâng cấp trang web, Tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty. Tổ chức bộ máy kinh doanh trong việc thực hiện chiến lược. Khả năng quản lý của đội ngũ lãnh đạo. Cơ cấu lãnh đạo của công ty được tổ chức từ trên xuống dưới với sự phân trách nhiểm rõ ràng các nhiệm vụ. Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty: Kế toán trưởng Tổ nhập liệu Trưởng phòng Kĩ Thuật Trưởng phòng HC-NS Trưởng phòng Kinh Doanh Bộ Phận I Bộ Phận II Bộ Phận III Bộ Phận IV Bảo Hành I Bảo Hành II KT I KT II Ban giám đốc Như trong sơ đồ trên thì cơ cấu nhân sự của công ty mở về cả hai chiều, ngang và dọc. Theo chiến lược của công ty trong tương lai, công ty sẽ phát triển theo hướng tăng thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh, tăng thêm nhiều gian hàng, điều đó đồng nghĩa với việc số lượng nhân viên công ty tăng nhanh. Bên cạnh việc quản lý theo chiều dọc trên, cơ cấu tổ chức của bộ phận kinh doanh còn được phân theo các gian hàng, mỗi gian hàng có một nhóm nhóm trưởng phụ trách, các nhóm trưởng này sẽ quản lý các nhân viên tham gia vào gian hàng và chịu trách nhiệm về sự phát triển của các gian hàng đó. Mô hình tổ chức, quản lý phòng kinh doanh: Dấu x: tham gia bộ phận tương ứng Nhân viên KD Bộ phận I (Nhóm trưởng) Bộ phận II (Nhóm trưởng) Bộ phận III (Nhóm trưởng) Bộ phận IV (Nhóm trưởng) Nhân viên I x x x Nhân viên II x x x Nhân viên III x x x Nhân viên IV x x Mỗi bộ phận tương ứng với mỗi một gian hàng, các nhân viên kinh doanh tự đánh giá khả năng của mình có khả năng kinh doanh trong những gian hàng nào sẽ đăng kí với Ban Giám đốc và được cử tham gia vào bộ phận đó, các nhóm trưởng sẽ phụ trách và chỉ kinh doanh trong gian hàng của mình. Trong trường hợp các gian hàng khác cần hỗ trợ, các nhóm trưởng hoặc nhân viên không kinh doanh ở gian hàng đó vẫn có thể hỗ trợ. Bên cạnh việc tổ chức và quản lý như trên, công ty có chế độ tính lương thưởng theo doanh số, các nhân viên trong phòng kinh doanh khi bán được sản phẩm sẽ được tính vào doanh số, cuối tháng công ty sẽ dựa trên doanh số đó để thưởng cho nhân viên. Điều này đã tạo động lực cho nhân viên cố gắng trong việc kinh doanh theo phương trình “làm bao nhiêu, hưởng bấy nhiêu”. Tổ chức nhân sự và phân bố nguồn lực để thực hiện kế hoạch. Nhân sự của công ty được tổ chức chặt chẽ và cùng liên kết trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh. Khi có một hoạt động kinh doanh, các bộ phận của công ty hình thành một chuỗi liên kết nhanh chóng đầy đủ cho khách hàng: Nhân viên kinh doanh tổ chức tư vấn bán hàng, nhân viên kĩ thuật đi nhận hàng và nhập hàng hoặc kế toán xuất kho, nhân viên kĩ thuật phụ trách đi giao hàng. Công ty sau khi cân nhắc về chiến lược, số lao động trong từng thời kì và số lao động thực tế để tuyển chọn số lao động cho các vị trí kinh doanh, kĩ thuật, kế toán và nhập liệu, để đảm bảo hoạt động được diễn ra liên tục. Đồng thời với việc xây dựng nhân sự cho từng vị trí, công ty còn chú trọng xây dựng cho từng gian hàng, mặt hàng để xác định số nhân viên tham gia về gian hàng và sản phẩm . Tổ chức các kế hoạch hoạt động kinh doanh. Các hoạt động marketing, phát triển thị trường và hoạt động kinh doanh. Các hoạt động nghiên cứu thị truờng: Đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty được chia tham gia vào các nhóm phụ trách một hoặc một số ngành hàng trong công ty. Mỗi nhóm này được trao quyền tự chủ trong việc tổ chức kinh doanh cho ngành hàng của mình theo một định hướng chung của công ty. Vì vậy các nhóm này cũng được tự chủ trong việc nghiên cứu, tìm kiếm thị trường. Bên cạnh đó, Ban giám đốc phải thường xuyên tổ chức các buổi họp đánh giá về các đoạn thị trường, thông qua các mối quan hệ và các tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp để đánh giá nhận định về các thị trường. Một trong những hoạt động nghiên cứu thị trường mà công ty áp dụng trực tiếp trên trang web là tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng để đánh giá thị trường đó. Công ty còn tổ chức cử nhân viên trực tiếp tham gia các buổi hội thảo về TMĐT và công nghệ thông tin, tin học của Vụ Thương mại điện tử và các tổ chức khác. Các buổi hội thảo này thường cung cấp một cách tổng quát nhất về thị trường TMĐT nói chung và của những ngành hàng nói riêng. Các hoạt động xúc tiến thương mại: Công ty hàng năm luôn có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như tham gia tài trợ, tổ chức, giới thiệu về công ty qua các buổi hội thảo về TMĐT, qua các hội chợ về công nghệ thông tin. Hàng năm, công ty đều đăng kí tham gia xếp hạng của Vụ Thương mại điện tử. Năm 2007, công ty đã tài trợ cho chương trình “Sinh viên với TMĐT” tại nhiều trường đại học phát triển môn học TMĐT, tài trợ cho cuộc thi “Tôn vinh tài năng thương mại điện tử”. Bên cạnh đó công ty còn đạt cup đồng CNTT-TT Việt Nam: Vinh danh 30 sản phẩm, giải pháp xuất sắc. Đặc thù của lĩnh vực TMĐT này là khách hàng thường tìm kiếm sản phẩm trước khi tìm kiếm đối tác cung cấp, do đó công ty đã chú trọng đến việc nâng cao mức chi cho các hoạt động quảng cáo, mua quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm lớn hiện nay như www.google.com, www.yahoo.com... Mở các liên kết trên các trang web của các nhà cung cấp, các đại lý phân phối của các hãng lớn. Tham gia quảng bá thương hiệu trên các kênh của VTV. Kế hoạch phát triển nguồn cung cấp. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, công ty không ngừng tạo mối quan hệ tin tưởng với các đối tác kinh doanh. Đặc biệt, với đặc thù là một siêu thi điện tử với nhiều ngành hàng, mặt hàng, công ty có một số lượng nhà cung cấp đồ sộ. Để tránh tình trạng phụ thuộc vào các nhà cung cấp, công ty đã chủ động xây dựng cho mình mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp cho một mặt hàng, từ đó so sánh và đánh giá về sản phẩm của các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, Ban giám đốc và các nhân viên kinh doanh thường xuyên có những sự trao đổi thông tin của khách hàng với nhà cung cấp. Xây dựng mối quan hệ tin cậy lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong các vấn đề liên quan đến kĩ thuật, giá thành, chất lượng và thậm chí là vẫn chuyển. Dự trữ và bảo quản hàng hoá. Với của hàng hiện tại của công ty có diện tích không lớn, số hàng dự trữ thường không lớn. Công ty luôn cố gắng để có thể giới thiệu được nhiều sản phẩm đến khách hàng thông qua các sản phẩm demo. Kho chứa của công ty có thể dự trữ được một số lượng sản phẩm, để sẵn sàng chuyến cho khách hàng khi nhận được yêu cầu, giảm sự chờ đợi của khách hàng, tăng hiệu quả của hoạt động TMĐT. Sau đó, sản phẩm nhanh chóng bổ sung vào kho dự trữ của công ty để luôn sẵn sàng và chủ động trong việc cung cấp sản phẩm. Xây dựng và đổi mới trang web: Trang web là công cụ quan trọng nhất để công ty hoạt động, vì thế việc xây dựng trang web đa dạng, đầy đủ thông tin, khách hàng dễ dàng tìm kiếm luôn được công ty xác định hàng đầu. Trang web được bố trí một cách không cầu kì nhưng đầy đủ thông tin trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ nhập liệu thường xuyên cập nhập giá trên thị trường và giá của công ty một cách nhanh chóng. Các công nghệ cũng thường xuyên được cập nhập với nhiều sản phẩm mới. Công ty còn xây dựng một trang tin tức về công nghệ và thông tin liên quan đến sản phẩm. Các hoạt động bán hàng. Hoạt động bán hàng được tổ chức trên một quy trình chặt chẽ, từ việc tư vấn đến bán hàng hoá và cả sau khi bán hàng hoá đều được xây dựng thành một quy trình. Nhân viên kinh doanh vừa chủ động tìm kiếm khách hàng, vừa tiếp nhận các đơn đặt hàng, sau đó các nhân viên này sẽ tư vấn cho khách hàng. Giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất, sau đó chuyển hàng và kí hợp đồng (với những đơn hàng lớn). Đội kĩ thuật sẽ phụ trách lắp đặt, vận chuyển trang thiết bị cho khách hàng. Khi có vấn đề về bảo hàng, kĩ thuật công ty sẵn sàng cử nhân viên kĩ thuật sang sửa chữa, bảo hành, đổi mới. Hoạt động vận chuyển được công ty chú trọng với việc vận chuyển trong thời gian nhanh nhất và an toàn nhất. Các đơn hàng ở gần đều được chuyển đến trong thời gian ngắn, các đơn hàng xa đều được công ty gửi đi bằng chuyển phát nhanh hoặc thông qua hệ số đại lý, cửa hàng của công ty tại một số địa phương. Các hoạt động sau bán hàng. Công ty luôn đặt uy tín lên hàng đầu, vì vậy ngay từ ngày đầu thành lập, công ty đã xác định làm tốt các hoạt động bán hàng đồng thời tổ chức các hoạt động sau bán hàng một cách đầy đủ, nhanh chóng. Xây dựng niềm tin cho khách hàng về công ty và các sản phẩm do công ty kinh doanh. Các hoạt động sau bán hàng được công ty áp dụng nhiều nhất: Lắp đặt, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm cho khách hàng. Hướng dẫn bảo quản, sẵn sàng tiếp nhận các câu hỏi về sản phẩm trong quá trình sử dụng. Bảo hành cho khách hàng theo quy định của công ty và hãng sản xuất. Lắp đặt các phụ kiện đi kèm, đồng thời với nhiều mặt hàng đơn giản, nhân viên kĩ thuật của công ty hướng dẫn trực tiếp cho khách hàng. Phương hướng và mục tiêu của công ty. Xây dựng những sản phẩm mang đặc thù riêng của công ty. Lấy các sản phẩm này làm mũi nhọn cho sự phát triển của công ty. Mục tiêu của công ty là nâng cao mức tăng trưởng của công ty, luôn duy trì ở mức từ 20% - 40%. Đồng thời song song với việc nâng cao tăng trưởng của doanh số, công ty còn chú trọng nâng cao tăng trưởng về lợi nhuận thuần. Phấn đấu đạt doanh thu trên 1.000.000 USD/một năm vào năm 2010, với tốc độ tăng trưởng đạt 20% /một năm. Xem xét, đánh giá lại chiến lược kinh doanh. Sự thay đổi môi trường làm thay đổi chiến lược. Hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, công ty có thể sẽ phải đối đầu với những rủi ro khiến cho chiến lược phải được điều chỉnh: Hệ thống pháp luật có nhiều sự thay đổi về cơ bản làm thay đổi cơ hội hoặc tăng rủi ro hơn khi kinh doanh trên môi hình TMĐT. Tốc độ tăng trưởng của công ty diễn ra quá nhanh làm cho quy mô phát triển tăng nhanh đáng kể, mà những chiến lược cũ không lường được. Khi tham gia vào thị trường Việt Nam, một số công ty nước ngoài muốn liên kết với công ty trong việc phát triển thị trường bán hàng qua mạng. Xuất hiện những sản phẩm mới mang lại lợi ích cao khi kinh doanh. Môi trường cạnh tranh lớn hơn khiến cho việc bán hàng trở nên khó khăn hơn bắt buộc công ty có những điều chỉnh chiến lược mới. Nền kinh tế gặp những khó khăn mà công ty không lường trước được khiến cho công ty phải có sự điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp. Các chiến lược đề phòng và thay đổi. Khi xảy ra những điều nằm ngoài dự đoán của công ty về nhiều yếu tố như lạm phát tăng quá cao, một số mặt hàng kinh doanh không hiệu quả, công ty cần đã xây dựng cho các mặt hàng đó những chiến lược cụ thể như chiến lược suy giảm, chiến lược ổn định. Bên cạnh đó, công ty còn dựa vào sự phát triển của công ty trong tương lai để điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp. Các chiến lược cụ thể bộ phận như marketing, khách hàng, người cung ứng... cũng sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Hướng phát triển chiến lược kinh doanh của công ty trong tương lai. Nhận định về sự thay đổi của môi trường và cơ hội phát triển của công ty. Sự thay đổi về môi trường trong tương lai. Theo đánh giá từ phía công ty, môi trường kinh doanh của công ty trong thời gian tới đây đang có nhiều thay đổi theo nhiều hướng như sau: Nhà nước đang dần hoàn thiện chính sách đối với TMĐT, luật TMĐT đã được đưa vào cuộc sống ở Việt Nam với những tác động không nhỏ đến ý thức cũng như nhận biết của người dân đối với lĩnh vực này. Văn hoá sử dụng mạng ở Việt Nam đang có chiều hướng tăng nhanh trong mấy năm tới, sự tăng này tất yếu sẽ dẫn đến việc sử dụng Internet làm phương tiện mua bán trở nên nhiều hơn. Môi trường cạnh tranh trở nên khắc nghiệt hơn với việc gia nhập của nhiều doanh nghiệp chuyển từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh TMĐT. Khách hàng càng ngày càng có sự chọn lựa nhiều hơn và am hiểu hơn về sản phẩm, dịch vụ Các cơ hội phát triển của công ty. Chiến lược dài hạn của công ty. Chiến lược phát triển, dẫn đầu trong nước. Hướng ra nước ngoài. CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỔNG NGHỆ THỜI ĐẠI MỚI Biện pháp tổ chức bộ máy quản lý. Nâng cao năng lực quản lý và định hướng chiến lược của Ban lãnh đạo công ty. Việc xây dựng một chiến lược kinh doanh tốt đòi hỏi phải có một ban lãnh đạo công ty tốt. Ban lãnh đạo của công ty nhìn chung là có năng lực và khả năng cao trong việc xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh cho công ty, những chiến lược đề ra đang được thực hiện và mang lại những hiệu quả cao. Tuy nhiên hiện nay có nhiều điều mới tác động đến việc xây dựng và phát triển các chiến lược kinh doanh đòi hỏi phải có nhiều sự đổi mới cả về nội dụng và phương pháp tư duy trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh. Sự thay đổi này thể hiện qua những yếu tố như: Sự tăng cường hợp tác giữa công ty và đầu ra đầu vào trở nên rất cần thiết để hoạt động của công ty trở nên bền vững hơn trước các mối đe doạ, thay đổi. Môi trường cạnh tranh trở nên gay gắt hơn với nhiều sự đe doạ hơn từ nhiều đối thủ cạnh tranh. Điều đó buộc Ban lãnh đạo của công ty cần phải chủ động sáng suốt trong việc xác định những đối thủ cạnh tranh cho mình. Đặc biệt sang năm 2009, thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa sẽ có hàng loạt công ty nước ngoài đi vào thị trường Việt Nam, trong đó có cả những doanh nghiệp về TMĐT. Quy mô công ty đang tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, một bộ máy nhân sự lớn trong tương lai sẽ khiến công ty khó khăn hơn trong việc tổ chức các hoạt động kinh doanh. Khách hàng là một yếu tố quan trọng đối với công ty, việc chăm sóc khách hàng không phải chỉ có ở việc bán hàng, sau bán hàng mà còn phải có cả bên ngoài bán hàng, sự quan tâm của công ty sẽ thu hút nhiều các khách hàng đến với công ty. Sự thay đổi này là điều tất yếu khi mà các doanh nghiệp đều đã xác định nâng cao các hoạt động bán hàng và sau bán hàng, tạo niềm tin trong mắt khách hàng, thậm chí nhiều công ty còn làm tốt các vấn đề này. Vị thế của công ty đã được xây dựng một cách lớn mạnh, thương hiệu của công ty đã có đòi hỏi Ban lãnh đạo công ty phải quan tâm đến vấn đề xây dựng, phát triển và khai thác thương hiệu riêng của mình. Xây dựng cơ cấu nhân sự một cách phù hợp, đúng đắn. Nhân sự hiện nay là một thế mạnh của công ty, tuy nhiên với mức phát triển như hiện nay và một tốc độ tăng trưởng cao thì yêu cầu phải thay đổi về nhân sự là một vấn đề cần thiết. Những nhược điểm của cơ cấu nhân dự hiện nay của công ty đối với sau này là: Khi số lượng gian hàng và số lượng mặt hàng tăng lên, số nhân viên đòi hỏi phải tăng lên theo. Tuy nhiên nếu chỉ phân chia các nhân viên đăng kí tham gia vào các nhóm sẽ dễ xảy ra tình trạng chồng chéo trong công việc. Mỗi nhân viên kinh doanh được quyền đăng kí cho mình một số gian hàng sẽ dẫn tới nhân viên đó phải làm việc với nhiều trưởng nhóm và sẽ giảm đi mức độ chuyên môn hoá cho các nhân viên đó. Các nhân viên kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của Ban giám đốc và Phòng Hành chính nhân sự, còn các trưởng các nhóm kinh doanh không trực tiếp quản lí mà chỉ hướng dãn và chịu trách nhiệm về khả năng bán các mặt hàng trong gian hàng của mình. Sự liên kết giữa nhân sự phòng kinh doanh, phòng kĩ thuật và bộ phận nhập liệu chưa thật chặt chẽ và đồng nhất, đôi khi lại là sự chồng chéo. Nhất là khi tư vấn cho khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ tư vấn nhưng khi lắp đặt, bảo hành lại là nhân viên kĩ thuật và đưa thông tin lên web là nhân viên nhập liệu. Để có thể quản lí một tổ chức nhân sự với quy mô tăng gấp nhiều lần trong tương lai, đòi hỏi phải chuyên môn hoá công việc một cách chi tiết, tăng khả năng quản lí trong công việc cho các trưởng phòng và trưởng nhóm. Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên nhập liệu để thông tin trên trang web sẽ là thông tin chính xác nhất, đầy đủ và được sử dụng cho cả nhân viên kinh doanh và nhân viên kĩ thuật, tăng khả năng am hiểu về sản phẩm cho các nhân viên này. Tổ chức đào tạo cho các nhân viên, để các nhân viên có thể am hiểu về lĩnh vực của mình một cách đầy đủ, giảm thời gian tìm tòi của các nhân viên này, nâng cao hiệu quả làm việc. Biện pháp nâng cao hiệu quả của bộ máy kinh doanh. Mở rộng quy mô kinh doanh. Với tốc độ phát triển kinh doanh hiện nay, công ty cần thiết phải mở rộng kinh doanh để tăng quy mô kinh doanh. Tăng số lượng nhân viên và trách nhiệm của nhân viên trong các gian hàng, các bộ phận kinh doanh của công ty. Phát triển công ty một cách đa dạng hoá, chuyên sâu hoá. Bên cạnh tăng quy mô kinh doanh trên đoạn thị trường mà công ty đang kinh doanh, công ty cũng cần phảt triển thêm ở nhiều đoạn thị trường khác như các đoạn thị trường phân theo khu vực, đoạn thị trường phân theo ngành nghề... Nâng cao khả năng thanh toán, khả năng vận chuyển, nhất là các thanh toán quốc tế để có thể tiếp nhận nhiều hơn nữa các đơn hàng từ những thị trường xa, thị trường nước ngoài. Phát triển các đại lý trung gian, các liên kết web tại nhiều địa bàn. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên đông đảo về số lượng cũng như các trung gian thương mại. Đây là lực lượng quan trọng để công ty vừa quảng bá thương hiệu của mình lại vừa nâng cao uy tín và cũng là để tăng khả năng bán hàng. Tăng doanh số bán hàng. Khuyến khích sự chủ động của nhân viên trong việc tìm kiếm khách hàng, đặc biệt nâng cao các hoạt động marketing, hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng. Đồng thời nâng cao trình độ các nhân viên kinh doanh, tăng khả năng tư vấn. Xây dựng uy tín với khách hàng để khách hàng tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, công ty đã tạo ra lợi thế về giá cho các sản phẩm từ trước đến nay, và công ty cần cố gắng duy trì lợi thế này. Bằng nhiều biện pháp như tìm kiếm nguồn cung cấp tận gốc, giảm bớt lợi nhuận để hạ giá bán, giảm chi phí kinh doanh, sửa chữa, vận chuyển. Giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Tăng doanh số sẽ tăng cơ hội rhu lợi nhuận của công ty, có điều nếu tăng doanh số mà lợi nhuận không thay đổi se đẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Do đó công ty cần chú trọng đến vấn đề giảm chi phí đầu vào, giảm giá mua hàng hoá, từ đó tăng lợi nhuận. Bên cạnh việc giảm chi phí cho sản phẩm, công ty còn cần tiến hành các hoạt động tiết kiệm vật tư một cách đúng mức, điều đó cũng sẽ góp phần hạ chi phí chung cho việc kinh doanh của công ty. Biện pháp thực hiện chiến lược dài hạn. Nhằm hướng tới mục tiêu chiến lược trong dài hạn, công ty đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ sở hạn tầng, các của hàng. Bên cạnh đó, công ty hướng tới mục tiêu xây dựng những mặt hàng là bản sắc riêng của công ty, những sản phẩm liên kết với nhà cung cấp về thương hiệu. Trở thành nhà phân phối độc quyền cho các sản phẩm đó. Bên cạnh đó, liên tục hướng tới lợi thế cạnh tranh về giá là mục tiêu quan trọng mà công ty cần phải xác định, đó sẽ mang lại thế mạnh mà ít doanh nghiệp có được, nó chỉ có thể có ở các doanh nghiệp TMĐT. KẾT LUẬN Chiến lược kinh doanh của một công ty có vai trò rất quan trọng với mỗi một công ty. Nhưng để có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh, đầy đủ và phát huy được hiệu quả của nó cần có một quy trình nghiên cứu, xây dựng sáng tạo và phù hợp với tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp, quy trình đó phải mang tính khoa học, logic và chặt chẽ. Đồng thời khi lựa chọn cũng cần phải cần nhắc và phân tích đúng đắn để lựa chọn, nếu không sẽ vướng phải sự sai lầm về chiến lược sẽ là rất nguy hiểm đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Sau khi đã lựa chọn cho mình một chiến lược, doanh nghiệp cần có một quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, và khi thực hiện chiến lược kinh doanh cần phải thường xuyên chú ý đến các vấn đề về môi trường kinh doanh, tiềm lực và những nhược điểm của mình để điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với thực tế hiện tại của doanh nghiệp. Công ty Cổ phân Đầu tư phát triển Công nghệ Thời Đại Mới đã xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh mang tính toàn diện cao, đồng thời công ty cũng đã luôn chú trọng đến việc nghiên cứu, đánh giá chiến lược kinh doanh để bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế của công ty. Điều đó đã được thể hiện qua thành công của công ty trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Vị thế của công ty luôn được khẳng định là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam. Điều đó càng khẳng định về tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn đối với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ths. Lê Thanh Ngọc, người thầy hướng dẫn em làm đề tài này. Sự tận tình chỉ bảo của thầy đã giúp em hoàn thành bài viết này, từ đó em đã hình thành được một lối tư duy đúng đắn về việc xây dựng một chiến lược để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu phát triển của mình. Thời gian qua, được làm việc trong nhóm thầy hướng dẫn, em nhận thấy mình thật may nắm. Bên cạnh sự tận tình chỉ bảo, hướng đẫn về nội dung bài viết, em còn được thầy tận tình chỉ bảo về những bài học bên ngoài cuộc sống, đó là những bài học về cách làm việc, tác phong làm việc, bài học kinh doanh... Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của khoa Thương mại đã dạy em những kiến thức cơ bản về hoạt động kinh doanh thương mại. Những kiến thức đó đã giúp em có một cách nhìn tổng thể và chiến lược về bài viết của mình. Em xin chân thành cảm ơn! CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Giáo trình Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại-Bộ môn kinh tế và kinh doanh thương mại-Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động – xã hội. Giáo trình Thương mại điện tử - TS Trần Văn Hoè – NXB Thống kê 2006. Giáo trình Kinh tế Thương mại – GS.TS Đặng Đình Đào, GS.TS Hoàng Đức Thân – NXB Thống Kê 2003. Giáo trình Quản trị danh nghiệp thương mại (dùng cho cao học) – TS Nguyễn Xuân Quang, TS.Nguyễn Thừa Lộc – NXB Thống Kê 1999. Website Thương mại điện tử www.trustvn.gov.vn của Vụ TMĐT. Website chiến lược kinh doanh www.chungta.com Tiếng Anh Fred R. David: Concepts of Strategic Management (Khái luận về Quản trị chiến lược). Dịch giả: Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như. NXB Thống kê, 2006 Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2008. ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP Kính gửi: Ban giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Thời Đại Mới. Tôi viết đơn này, kính xin Ban giám đốc công ty xác nhận về việc tôi đã hoàn thành thời gian thực tập ở công ty với các nội dung sau: Họ tên: Lê Thiện Ninh Lớp: Thương Mại 46B Khoa: Thương Mại Trường: ĐH Kinh tế Quốc dân. Thực tập tại: Công ty CP Đầu tư phát triển Công nghệ Thời Đại Mới. Bộ phận: Phòng Kinh doanh. Tôi xin xác nhận, từ ngày 10/01/2008 đến ngày 24/04/2008 thực tập tại công ty. Trong thời gian thực tập, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám đốc, phòng Kinh doanh và phòng Hành chính – Nhân sự cùng toàn thể các nhân viên trong công ty đã ủng hộ, giúp đỡ tận mình để tôi hoàn thành bài viết này một cách tốt đẹp. Xin chân thành cảm ơn. Xác nhận của cơ quan thực tập Người viết đơn Lê Thiện Ninh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11471.doc
Tài liệu liên quan