Chuyên đề Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam : Thực trạng và giải pháp

Trong quá trình luận giải vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xuất phát từ điều kiện địa lý, kinh tế tự nhiên, các tiềm năng chưa được khai thác, ở môi trường sinh thái khắc nghiệt dẫn đến sự tồn tại xã hội ở vùng này chưa có khả năng và thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài (Nhà nước, các tổ chức xã hội, các nhà tài trợ trong và ngoài nước). Có thể nói vùng này sẽ phát triển rất chậm, khoảng cách để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng xa. Từ sự phân tích thực trạng, những kết quả đạt đựơc và những yếu kém cần được khắc phục trong quá trình thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta, dẫn tới các kiến nghị và đề xuất các giải pháp tốt hơn, có hiệu quả hơn trong công tác xoá đói, giảm nghèo ở nước ta. Những năm qua, nền kinh tế nước ta đạt mức độ tăng trưởng khá, đời sống đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt, một số vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, miền Trung giảm được đói nghèo, bước đầu thực hiện sản xuất hàng hoá, nhiều hộ đã thoát được nghèo do trồng cà phê, cao su, bông.Điều đó khảng định vùng dân tộc thiểu số sẽ phát triển kịp vùng xuôi nếu có chính sách hỗ trợ thực sự có hiệu quả về đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất bảo đảm chất lượng hàng hoá được thị trường chấp nhận và Nhà nước cũng cần có chính sách bảo hộ khi giá cả biến động như: trợ giá, tiêu thụ sản phẩm, miễn giảm thuế cho đồng bào dân tộc thiểu số.Làm được như vậy, các vùng dân tộc thiểu số sẽ sớm hoà nhập cùng cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ cuộc vận động xoá đói, giảm nghèo năm 1992 đến nay đã thành phong trào mạnh mẽ trong cả nước, Chính phủ đã có nhiều chương trình, dự án cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đưa ra định hướng phát triển kinh tế vùng là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng dân tộc thiểu số, việc xây dựng các chỉ tiêu giảm mức đói nghèo ở các địa phương đã trở thành lương tâm và trách nhiệm của cả nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và cư dân nghèo cả nước nói chung. Sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo là rất khó khăn, phức tạp, càng khó khăn hơn đối với miền núi và vùng dân tộc thiểu số, nên không thể ngày một ngày hai, không thể khoán trắng cho một ngành, một Bộ đảm trách được. Từ thực tiễn công tác xoá đói, giảm nghèo cho thấy muốn thực hiện thành công chương trình xoá đói, giảm nghèo, cần phải thực hiện đồng bộ những vấn đề cơ bản sau đây: 1. Xoá đói, giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là nhiệm vụ cấp bách, cần có sức mạnh tổng hợp để sớm kết thức trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Cần có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức cùng triển khai thực hiện. 3. Có sự lồng ghép và có kế hoạch tổ chức các hoạt động xoá đói, giảm nghèo, các chương trình dự án trên địa bàn miền núi, tránh trùng lắp để đạt hiệu quả cao. 4. Trên cơ sở phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy mọi nguồn lực, sức mạnh, sáng kiến tiềm tàng trong tất cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tổ chức các hình thức giúp đỡ nhau đa dạng để các hộ đói nghèo từng bước vươn lên xoá đói, giảm nghèo và biết làm giàu. 5. Cần thường xuyên tổ chức các hội nghị để đúc kết và phổ biến các mô hình, kinh nghiệm đã thực hiện hiệu quả ở các điạ phương, triển khai các loại mô hình, tuỳ từng địa phương miền núi cho phù hợp, được truyền thông trên hệ thống thông tin cả nước. Nếu Nhà nước và các điạ phương tăng cường đầu tư và có quan tâm đúng mức, có biện pháp đồng bộ thực hiện mục tiêu xoá đói vào năm 2005 và xoá nghèo năm 2020 như đã ghi trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng, thì hoàn toàn có cơ sở hiện thực. Và mục tiêu từng bước xoá nghèo ở miền núi mỗi năm 5% là có thể thực hiện được.

doc134 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam : Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo. Lẽ đương nhiên là nếu xác định không đúng và định hướng sai lệch sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả chương trình. Phải bằng cách nào đó và tùy vào những tiêu chí đặt ra, sao cho đối tượng người nghèo được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình, và tạo cho họ cơ hội tham gia một cách thiết thực vào chương trình. Với địa bàn miền núi và vùng dân tộc có những đặc thù về lãnh thổ, dân tộc, tâm lý, xã hội, điều kiện sản xuất và các lĩnh vực xã hội có sự chênh lệch đáng kể thì định hướng mục tiêu như thế nào? Mặc dù học viên chưa chi tiết hoá về những tiểu vùng quá nhỏ, hoặc các vấn đề có sự khác biệt quá riêng rẽ mà chỉ đi vào những vấn đề lớn mang tính định hướng, để từ đó có thể áp dụng riêng rẽ hoặc phối hợp giữa các cách định hướng, mục tiêu để đạt hiệu quả cao nhất. 3.1.1. Định hướng mục tiêu theo vùng lãnh thổ. Đối với vùng dân tộc thiểu số ở nước ta đặc trưng đầu tiên là sự xen kẽ giữa các dân tộc. Tiếp đó là đặc trưng xen kẽ về đất đai, sông suối và rừng. Điều đó cho ta một thông tin quan trọng: sẽ là sai lầm nếu chương trình xoá đói, giảm nghèo chỉ nhằm vào một dân tộc nào đó hoặc vào một nhóm đối tượng nghèo riêng rẽ. Điều đó sẽ phá vỡ sự đoàn kết dân tộc và sẽ không được cộng đồng các dân tộc trên địa bàn ủng hộ. Hiệu quả là chương trình khó có thể thành công. Vì vậy, cần định hướng trước hết là theo lãnh thổ mà Uỷ ban Dân tộc và Miền núi đã phân thành ba khu vực. Nơi tương đối phát triển gần bằng miền xuôi là khu vực I. Nơi kém hơn là khu vực II. Nơi mà ở đó mọi lĩnh vực đều yếu kém là khu vực III. Theo số liệu tổng hợp 1997: người nghèo đa số nằm ở khu vực III, theo điều tra mới đây có tới 1.557 xã ở 42 tỉnh, thành trên toàn quốc; chiếm tới 37,97% số xã với 799.034 hộ và 4.533.598 khẩu, chiếm 25% số khẩu ở vùng cao miền núi. Tính đến số hộ đói nghèo năm 2000 còn phải giải quyết sẽ là 340.000 hộ trong cả nước. Nếu tính cả khu vực II là khu vực còn chậm phát triển cũng có số dân tới 7.764.202 nhân khẩu. Tổng hợp hai khu vực này đã có khoảng trên 10 triệu người. Số dân này nằm trên địa bàn rất yếu kém về cơ sở hạ tầng, dễ bị tái đói nghèo do thiên tai, bão lụt gây ra. Như vậy, đầu tư cơ sở hạ tầng theo lãnh thổ là phù hợp, bảo đảm cho mỗi đối tượng dân tộc đều được hưởng lợi từ đường sá, thủy lợi, bảo vệ môi trường, nước sạch sinh hoạt. Khi mọi người đều hưởng lợi thì họ sẽ tự giác bảo vệ, tu bổ để những hạ tầng đó ngày một phục vụ tốt hơn cho mọi nhà. Đầu tư cơ sở hạ tầng theo lãnh thổ sẽ tạo điều kiện cho các hộ đều được bình đẳng trong việc bàn bạc và tiến hành ở cấp cộng đồng có thể là một nhóm bản, một xã hoặc một huyện tùy theo quy mô và khả năng tài chính. Tùy thuộc vào những thông tin thu thập được cần có sự phân tích, đánh giá mức độ nghèo đói ở các nơi để xếp loại. Trên cơ sở các chỉ số thống nhất (mà chỉ số cơ bản là mức thu nhập và mức chi tiêu). Qua điều tra cho thấy mức độ đói nghèo ở các vùng là rất khác nhau và ngay trong từng vùng cũng có sự chênh lệch về tỷ lệ. Nếu theo định hướng này thì khu vực III (tính theo cách của Uỷ ban Dân tộc và Miền Núi) hay khu vực vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên sẽ nằm trong diện ưu tiên. Sự đầu tư sẽ là không công bằng nếu chia đều cho những khu vực vùng cao, miền núi nói chung. Vì vậy, nguồn tài chính cần được cân nhắc và phải tính đến một số chỉ tiêu phụ nhưng cần thiết. Ví như việc Bộ Giao thông và Bộ Xây dựng xếp trên 1.000 xã vào diện ưu tiên và vì có nhu cầu cấp thiết về đường sá mà không cần tính đến những xã đói nghèo ở mức nào. Thực tế 1.000 xã đặc biệt khó khăn nêu trên mới là thí điểm; năm 2000 lại tăng lên 1870 xã; đến 2004 sẽ tăng lên 2.325 xã thuộc khu vực III cần được ưu tiên. Như vậy sự cần thiết phải đối chiếu và kết hợp theo một tỷ lệ giữa các chỉ tiêu là không thể bỏ qua. 3.1.2. Định hướng theo nhóm sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Đối với dân tộc thiểu số và vùng miền núi, cách định hướng mục tiêu kiểu này có tác dụng không nhỏ. Tức là phải biết được những sản phẩm của người nghèo ở trong vùng này làm ra là những sản phẩm nào. Tất nhiên đã là người nghèo thì sản phẩm để trao đổi thường không có số lượng lớn. Nhưng nếu được bao tiêu hoặc trợ giá mua sẽ tạo điều kiện đáng kể để cải thiện kinh tế gia đình. Chỉ cần bán được vài chục cân quả mận Tam Hoa hay các loại hoa quả, mật ong hoặc sản phẩm chăn nuôi là đã tăng đáng kể cho thu nhập gia đình. Để giải quyết người nghèo có thu nhập, ngoài việc tư vấn sản xuất cần có chế độ trợ cấp giá hoặc cho không một số vật tư nông nghiệp thiết yếu kết hợp với việc đưa các loại giống mới, khoa học vào sản xuất. Trong mấy năm qua chương trình trợ giá trợ cước của Chính phủ đã và đang được thực hiện. Chương trình này còn bao hàm cung cấp hàng hoá thiết yếu cho vùng dân tộc thiểu số. Song mặt cung ứng chiều ngược lại là dịch vụ để sản xuất hàng hoá chưa được coi trọng. Nếu khép kín được cả hai phía thì sẽ đỡ tốn kém trong vận chuyển và hiệu quả trong thực hiện, nghĩa là chiều đi lên vùng cao là các mặt hàng thiết yếu và vật tư nông nghiệp, chiều quay về là sản phẩm hàng hoá của đồng bào gồm tất cả những thứ gì mà họ làm ra và có nhu cầu bán mà miền xuôi và xuất khẩu có yêu cầu mua. Kiểu làm này chắc chắn sẽ hiệu quả hơn việc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền vì có tiền nhiều khi lại sử dụng sai mục đích. Định hướng mục tiêu theo kiểu này sẽ tác động mạnh tới người nghèo, kích thích sản xuất hàng hoá. Nó càng tốt hơn nếu kết hợp với một vài chương trình của Bộ Lao đông - Thương binh và Xã hội như tạo việc làm, sản xuất thủ công gia đình, v.v... Khi đã được cải thiện về sức khoẻ, lại có việc tất yếu tạo ra các nhân tố rất cơ bản để có thu nhập, góp phần xoá đói, giảm nghèo. 3.1.3. Định hướng mục tiêu theo lĩnh vực. Việc định hướng mục tiêu theo lãnh thổ cùng với sự đánh giá tiềm năng và mức độ tăng trưởng của vùng, miền tức là đã chỉ ra cho ta những cơ sở đáng tin cậy để quyết định đầu tư một cách đúng đắn, hợp lý theo lĩnh vực. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu vùng dân tộc thiểu số miền núi đã cho một kết luận khá chắc chắn về những lĩnh vực yếu kém ở những vùng này cần được đầu tư: đó là giao thông, thủy lợi, nước sạch sinh hoạt, y tế, giáo dục, văn hoá và thông tin. - Về hệ thống giao thông, thủy lợi và nước sạch sinh hoạt: Việc hệ thống giao thông quá trắc trở hoặc chưa vươn tới những vùng cao miền núi đang là vấn đề đặc biệt nghiêm tọng và bức xúc. Chính khó khăn này đã làm nản lòng các nhà đầu tư. Mặc dầu họ đã nhìn thấy tiềm năng to lớn và lợi nhuận khi đầu tư vào miền núi. Nhưng vì chi phí sẽ rất cao để cải tạo được con đường dẫn tới việc khai thác tiềm năng, nên họ đành bỏ cơ hội đầu tư đó để tìm đến mọt nơi thuận tiện giao thông hơn. Hệ thống thủy lợi cũ kỹ và xuống cấp ít được tu bổ đã hạn chế khả năng canh tác và năng suất cây trồng. Hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt cư dân chưa tương xứng, đang kêu gọi một sự đầu tư mở rộng thích đáng... Trên cơ sở đánh giá khả năng tăng trưởng kinh tế của cộng đồng dân cư từng miền, vùng có thể cho ta một kết luận toàn cục về những vấn đề các công trình hạ tầng cần thiết để phát huy hiệu quả về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để có một hạ tầng đủ đảm bảo thu hút được sự đầu tư vào vùng này số tiền mà Chính phủ bỏ ra chắc chắn sẽ gồm nhiều tỷ đồng - vượt quá khả năng có được. Vì vậy, việc huy động nguồn lực trong nhân dân về cả tiền vốn và sức lao động sẽ là rất đáng kể để tự hoàn thiện từng bước hạ tầng cơ sở của địa phương. Một số nông thôn đồng bằng ở nước ta mà tiêu biểu: tỉnh Thái Bình, huyện Bình Lục (Hà Nam), hay Quỳ Châu là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã làm tốt công tác làm đường giao thông nông thôn. Vấn đề đặt ra ở đây cho Chính phủ chính là việc nghiên cứu các điển hình này để kết luận và đưa một phương hướng, kế hoạch cơ chế thực hiện cho các địa phương. Trong đó các vùng miền núi, dân tộc thiểu số cần được hỗ trợ nhiều hơn về vốn cũng như các nhân lực kỹ thuật và phương tiện cơ giới để thao tác ở những nơi có địa hình phức tạp. - Về hệ thống giáo dục, đào tạo: Hiện nay, hệ thống giáo dục - đào tạo ở vùng miền núi dân tộc là chỗ yếu nhất trong mạng lưới giáo dục quốc gia. Yếu về chất lượng, số lượng (tỷ lệ học sinh ở các cấp học), thiết bị. Đặc biệt là các trường dạy nghề đang đặt ra một cách cấp thiết nhằm tạo ra một đội ngũ công nhân có kỹ thuật cho phát triển công nghiệp miền núi giai đoạn hiện đại hoá nông thôn. Song, nếu quá nhấn mạnh vào việc đào tạo kỹ thuật sẽ là chệch hướng mục tiêu bao trùm về giáo dục miền núi; nhiều khi tốn kém một cách vô ích khi những vùng này chưa tạo dựng được cơ sở công nghiệp để sử dụng con người được đào tạo. Vì vậy, trong tình hình hiện nay, mục tiêu lớn về giáo dục miền núi là phổ cập giáo dục tiểu học và xoá nạn tái mù chữ. Trong đó hướng mở rộng các loại trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, xã hội hoá giáo dục là hướng đi đúng đắn. Tuy vậy, cần phải xét đến khả năng đóng góp của người dân thiểu số chủ yếu là công lao động với một ít tiền hết sức hạn chế. Chính phủ cần phải đầu tư với định suất cao hơn vùng đồng bằng, đô thị mới tạo được cơ hội cho giáo dục miền núi vươn lên. Theo tính toán của các nhà kinh tế thế giới, việc đầu tư cho giáo dục sẽ mang lại tỷ lệ có lãi từ 2,5 đến 4 lần so với đồng vốn bỏ ra. Tuy nhiên, nhìn thấy rõ lợi nhuận từ giáo dục không dễ dàng. Dường như lợi nhuận có được giáo dục có mặt ở khắp các lĩnh vực kinh tế - xã hội và ngay trong những sản phẩm cụ thể mà con người có tay nghề, kỹ thuật làm ra. Đầu tư cho giáo dục nâng cao dân trí đem lại lợi ích rất rõ ràng và hiệu quả. Đặc thù giáo dục ở vùng dân tộc miền núi cũng chỉ ra rằng: nếu đầu tư giáo dục mà không chú ý ưu tiên tới đối tượng người nghèo tức là vô hình chung đã đẩy người nghèo xuống sâu hơn cái hố ngăn cách với các đối tượng xã hội khác; là tự loại con em người nghèo ra khỏi quá tình nâng cao giáo dục miền núi. Do đó, cần có một cơ chế, chế độ hợp lý nâng đỡ con em người nghèo có cơ hội tiếp cận và hưởng thụ giáo dục phổ thông. Ví dụ, giảm nhẹ sự đóng góp, cho không sách giáo khoa, giấy bút và đồ dùng học tập, giảm nhẹ học phí, cho không bữa ăn trưa nếu là trường bán trú. - Về y tế và chăm sóc sức khoẻ: Do nhiều yếu tố khác nhau về giao thông, điều kiện kinh tế, nhận thức... người nghèo dân tộc thiểu số thường tự chữa lấy bệnh hoặc do các thầy lang, thầy mo chữa bệnh, có nơi tới 70% người bệnh chữa kiểu đó ở miền núi. Điều đó cho thấy người nghèo chưa được hưởng lợi nhiều ở hệ thống bệnh viện, trạm y tế - tức là hệ thống này thực sự quá mỏng manh và chưa hoạt động hiệu quả do thiếu cơ số các loại thuốc; thiếu thiết bị và thiếu cả cán bộ y tế. Mấy năm vừa qua, những hoạt động của loại hình y tế công cộng, nhất là tiêm chủng mở rộng, các dịch vụ y tế của các đồn biên phòng, giáo dục tập huấn bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tỏ ra rất có hiệu quả. Từ kết quả này có thể khẳng định hướng đầu tư cho y tế miền núi: nên tập trung vào việc bảo vệ sức khoẻ ban đầu. Hay nói một cách khác là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi nào người dân có đủ hiểu biết để chủ động chữa những bệnh tật khi chúng vừa phát sinh không để biến chứng nặng hơn, đã là sự tiết kiệm lớn về tiền của cho Nhà nước. Ở nhiều nơi miền núi nên xem xét có nên xây dựng cơ sở y tế tốn kém để rồi hoạt động kém hiệu quả hay nên dành số tiền đó vào việc phát triển y tế cộng đồng, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế thôn bản và sự hiểu biết của nhân dân. Theo dõi về y tế miền núi những thập niên gần đây cho thấy các ổ dịch bệnh thường phát sinh, do người dân không có ý thức bảo vệ môi trường, hoặc thiếu sự hiểu biết gây nên; hoặc do thiếu sự cung cấp dịch vụ vệ sinh bảo vệ sức khoẻ. Đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số hiện nay, cần phát động lại phong trào 3 sạch mà những năm 60 của thế kỷ XX ngành y tế đã thực hiện khá hiệu quả và mang lại lợi ích rất thiết thực cho người dân. Hình thức này làm cho mọi người, nhất là người nghèo đều tham gia được và là hình thức hoạt động y tế ít tốt kém lại có kết quả tốt. Ăn sạch, ở sạch, uống sạch - phong trào sạch làng, tốt ruộng... sẽ làm giảm đi nhiều loại bệnh tật và các dịch bệnh. Cùng với việc xã hội hoá y tế là việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ sức khoẻ của Nhà nước như: nước sạch, hỗ trợ cung cấp phương tiện kỹ thuật, thuốc men, cán bộ y tế có trình độ chuyên môn tốt để từng bước cải thiện tình hình bảo vệ sức khoẻ, khám chữa bệnh cho các dân tộc thiểu số miền núi. Nên và cần thiết đầu tư, cung cấp các dịch vụ y tế thông thường, ít tốn kém để người nghèo có thể được hưởng lợi nhiều hơn. Đồng thời có một chính sách trợ giúp, miễn viện phí khi người nghèo buộc phải chữa trị ở các cơ sở y tế đòi hỏi phải trả nhiều tiền. Tức là cần phân bổ nguồn lực dành cho y tế sao cho công bằng giữa những vùng miền núi, nhưng không vì thế mà cào bằng nơi khó khăn với nơi ít khó khăn hơn. Đặc biệt, phải nhằm vào đối tượng người nghèo. Mở rộng các hình thức giúp đỡ, hỗ trợ như việc trợ cấp lương thực, cấp không thuốc thông thường, cấp sổ bảo hiểm y tế, các tổ chức xã hội như thanh niên, phụ nữ, hội nông dân cũng có thể góp phần vào việc giúp đỡ người nghèo trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ bằng nhiều hình thức khác nhau... - Về văn hoá - thông tin: Mười năm lại đây Chính phủ đã có nhiều nỗ lực cải thiện tình hình văn hoá - thông tin miền núi. Kết quả là mang lại sự hiểu biết và nâng cao mức độ hưởng thụ văn hoá - thông tin cho đồng bào các dân tộc. Sự hiểu biết có được từ giáo dục và thông tin - văn hoá đã giúp người nghèo biết cách tạo ra thu nhập. Các mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh nghiệm của các hội sản xuất giỏi, thông tin thị trường, các tiến bộ khoa học, giống mới... mở ra cho người nghèo những tư duy mới mẻ; tin tưởng rằng không phải tìm kiếm đâu xa con đường thoát nghèo mà hoàn toàn có thể thoát nghèo, thậm chí làm giàu ngay trên quê hương mình nếu biết cách sản xuất hàng hoá thích hợp. Tất nhiên ở miền núi đất đai vẫn là vấn đề quan trọng, nhưng không phải là tất cả là nhân tố duy nhất để tạo ra thu nhập. Người nghèo có thể thu nhập từ các yếu tố phi nông nghiệp nhờ vào sự hiểu biết mà thông tin tuyên truyền gợi ý hoặc cung cấp cho họ. Tuy nhiên, các hình thức văn hoá - thông tin hiện nay vẫn chưa phong phú và liều lượng về ấn phẩm, thời gian phát sóng (với phát thanh và truyền hình) vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xét trên khía cạnh xoá đói, giảm nghèo. Vì vậy, cần tăng thêm khối lượng, số lượng, ấn phẩm, biên soạn phù hợp với các thông tin kinh tế, sản xuất, kinh nghiệm làm giàu, cây con nào thì phù hợp với vùng nào, kỹ thuật về chăn nuôi và cây trồng, vấn đề phòng dịch và chăm sóc vật nuôi... Đó là những "món ăn" thông tin hết sức cần có ngày và thiết thực đối với người nghèo dân tộc thiểu số miền núi. Tư vấn, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ thông tin lưu động và các hình thức hoạt động văn hoá - thông tin cơ sở, các câu lạc bộ văn hoá hướng nội dung vào các vấn đề sản xuất, kinh tế... sẽ là những cách tốt để nâng cao kiến thức cho người nghèo. Bởi người nghèo do không có điều kiện về kinh tế để hưởng thụ hoặc tiếp cận với các loại hình văn hoá - thông tin cao cấp như rạp chiếu phim, video, tivi... Vấn đề hiện nay cần lưu ý là đối với văn hoá - thông tin miền núi cho người nghèo, không chỉ đơn thuần ở chỗ tăng vốn đầu tư mở rộng mà còn ở nội dung thông tin cái gì, thông tin thế nào, thông tin mang lại cái gì, góp gì vào xoá đói, giảm nghèo. Tức là hình thức và nội dung phải phù hợp để người nghèo dễ tiếp thu và vận dụng vào sản xuất trong điều kiện còn rất khó khăn ở vùng cao, miền núi... 3.2 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm XĐGN ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. 3.2.1. Vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Vấn đề đáng lưu ý là ở các nước đang phát triển thường mắc sai lầm là gây ra mâu thuẫn giữa việc phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường. Chỉ đến khi môi trường tự nhiên bị phá hoại nghiêm trọng, tác động trở lại gây thiệt hại to lớn về người và của mới nhận ra. Lúc đó đã quá muộn và tốn kém nhiều tiền của để khôi phục môi trường. Vì vậy, việc phát triển kinh tế phải luôn hài hoà với việc bảo vệ môi trường, đó là nguyên tắc bảo đảm cho sự bền vững cho cuộc sống của người dân, nhất là ở vùng cao miền núi, nơi mà nông thôn luôn bị đe doạ và dễ tổng thương. Có nhiều vấn đề cần nghiên cứu đề đề xuất những biện pháp nhằm phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô hoặc vi mô. Nhưng ở đây học viên chỉ đề cập trên góc độ xoá đói, giảm nghèo, từ những giải pháp thiết thực để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở miền núi. a) Khuyến nông, khuyến lâm. Khái niệm khuyến nông được hiểu bao hàm cả khuyến lâm và khuyến ngư. Để giải quyết đói nghèo hiện nay ở miền núi, điều dễ nhìn thấy là phải khai thác triệt để những ruộng nương, ao, hồ, sông, suối, bãi bồi để trồng trọt và chăn nuôi... Từ thế mạnh đó có thể định ra khuyến nông phải làm gì? Không thể khai thác thế mạnh của đất rừng bằng cách dân số tăng thì đất phá rừng tăng để giải quyết đất sản xuất lương thực. Và không thể tăng thu nguồn bằng các biện pháp không tích cực như nổ mìn đánh bắt thuỷ sản, đốt rãy, phá nương... Những biện pháp trên là kẻ thù của môi trường và đã quá cũ kỹ không thể chấp nhận trong yêu cầu phát triển bền vững hiện nay. Đặt vấn đề trên cũng coi như là khẳng định giải pháp kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu sản xuất với các loại giống mới, năng suất cao và xây dựng loại mô hình VACR (vườn, ao, chuồng, rừng) là trọng tâm của công tác khuyến lâm miền núi. Tuy nhiên để đảm trách được công việc này cần có một hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến các địa phương, các trung tâm nghiên cứu các dự án chương trình, kế hoạch trong khuôn khổ quỹ xoá đói, giảm nghèo, mà Ngân hàng người nghèo cùng tham gia. Có thể hình dung quy trình khuyến nông, lâm, ngư như sau: - Các trung tâm nghiên cứu đào tạo cán bộ khuyến nông, trang bị kiến thức cho họ bằng các thông tin mới nhất và kỹ nghệ tiên tiến sát với yêu cầu của nông dân miền núi và thị trường. - Hệ thống khuyến nông chính quy bao hàm Cục Khuyến nông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; các trung tâm khuyến nông của tỉnh, huyện. - Hệ thống khuyến nông tự nguyện gồm các viện, trường cao đẳng, đại học, các hội, các tổ chức đoàn thể, các tình nguyện viên, các hộ nông dân sản xuất giỏi. Đối với những người, đơn vị tham gia khuyến nông tự nguyện tuy họ từ chối việc được trả lương, song cũng cần có hình thức khuyến khích, động viên hoặc tạo điều kiện nhất định để họ có thể tiến hành thuận lợi công việc của mình. Những người trong hai hệ thống này sẽ trực tiếp truyền bá kiến thức và huấn luyện cho nông dân những kiến thức cần thiết - đảm bảo những kiến thức này là cập nhật và có thể áp dụng cho hiệu quả tốt. Khi người nghèo đã có kiến thức và sản xuất hiệu quả thì từng bước bỏ dần việc bao cấp trả lương từ ngân sách nhà nước cho cán bộ khuyến nông bằng hình thức các nhóm nông dân hoặc các nhóm người cùng sản xuất một loại hàng hoá thuê các chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật, cán bộ khuyến lâm, nông, ngư nghiệp. Nhưng biện pháp này chỉ áp dụng khi người nông dân đã có kinh tế khá để có đủ khả năng đóng góp trả tiền thuê các loại cán bộ kỹ thuật và khuyến nông. Tình hình miền núi nước ta hiện nay giải pháp khuyến nông Nhà nước vẫn cần phải duy trì và mở rộng. Và về một số vật tư nông, lâm, ngư như thuốc trừ sâu, thuốc tiêm phòng gia súc, thức ăn tổng hợp gia súc... vẫn cần phải cho không hoặc trợ cước, trợ giá để đỡ bớt gánh nặng đầu vào trong quy trình sản xuất cho người nghèo. Một hình thức khuyến nông ít tốn kém và hiệu quả là xây dựng tốt mô hình sản xuất VACR cho các hộ nông dân miền núi. b) Tín dụng. Phần lớn các hộ dân tộc thiểu số nghèo đều ngại vay tiền trong hệ thống dịch vụ tài chính chung cho mọi đối tượng dân cư. Mô hình này chính là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đang làm. Đối với vùng dân tộc, hình thức hấp dẫn đối với họ phải với điều kiện là thời gian đầu cho vay không lãi, sau đó lãi suất thấp. Tức là tín dụng ưu đãi kiểu mô hình Ngân hàng người nghèo, vốn vay luân chuyển không lãi như Hội Phụ nữ Việt Nam đã triển khai. Tuy nhiên, loại tín dụng ưu đãi nêu trên còn rất ít người nghèo được vay trong số hàng chục vạn hộ nghèo ở vùng cao miền núi. Nhìn chung người dân tộc thiểu số ngần ngại vay tín dụng bởi hai lý do chính: - Không biết cách sử dụng vốn để sinh lãi: - Sợ rủi ro trong sản xuất, chăn nuôi (bão lụt, dịch bệnh trong chăn nuôi). Muốn thu hút được người dân tộc thiểu số tiếp cận ngày càng đông với tín dụng thì phải giải quyết được hai khúc mắc, ngần ngại đó. Chắc chắn họ sẽ sẵn sàng vay tín dụng với mức lãi suất có thể cao hơn mức tín dụng ưu đãi, nếu ngân hàng có một quỹ bảo hiểm (lấy số tiền chênh lệch từ tỷ lệ phần trăm tín dụng ưu đãi đến tín dụng thương mại từ 0,6% - 10% chẳng hạn). Nguồn vay được xoá nợ nếu gia súc bị bệnh dịch hay sản xuất thực sự bị rủi ro cho việc bảo hiểm cây trồng, hoặc giúp dân biết làm ăn sinh lãi, bao tiêu sản phẩm... Có một thực tế là với nguồn lực quốc gia hiện nay không thể có khoản tiền khổng lồ để dành cho Ngân hàng người nghèo hoặc giải quyết được cho đa phần người nghèo ở miền núi vay lãi suất ưu đãi. Vì vậy, cần phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau từ các quỹ tín dụng hợp tác xã, ngân hàng cổ phần, quỹ tín dụng nông thôn... ở những nơi mà Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng người nghèo chưa vươn tới hoặc không đủ khả năng cung cấp tín dụng cho yêu cầu của số đông. Đối với miền núi, dân tộc thiểu số, các quỹ tín dụng kiểu như vậy có lẽ phù hợp với điều kiện dân cư phân tán, đường sá khó đi, chi phí vận chuyển cao, khó tiếp cận với ngân hàng thuộc Nhà nước. Những quỹ tín dụng thôn, xã, nhóm họ dễ tiếp cận hơn, dễ bề kiểm soát đồng vốn vay, biết được các hộ đầu tư vào công việc gì. Nó phù hợp ở chỗ đáp ứng được vốn vay nhỏ cải thiện đời sống. Đồng thời cũng phải cải cách dần dần chính sách lãi suất hợp lý để thu hút được vốn vay cho hộ nghèo vay, khuyến khích các tổ chức tài chính tự huy động các nguồn vốn từ cộng đồng, cá nhân và coi trọng quyền tự chủ của họ, miễn là họ đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người nghèo. Song, dù dưới hình thức nào, kiểu cách nào cũng phải tăng hạn mức vay và kéo dài thời gian vay để người nghèo đủ lực vốn, đủ thời gian để cây, con trưởng thành đến khi thu hoạch. Tức là phải bỏ dần vốn ngắn hạn và quy định hạn mức. Tăng dần vốn trung hạn và dài hạn cùng hạn mức vay. Với miền núi cũng cần xem xét xen kẽ vốn ngắn hạn và dài hạn nếu cùng một lúc hộ nghèo có kế hoạch đầu tư vào sản xuất ngắn hạn để thoát nghèo và đầu tư dài hạn để làm giàu. c) Giao thông vận tải. Vấn đề số một hiện nay là giao thông được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Vì chính đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên sự cách biệt, nhưng nếu giải quyết tốt sẽ là cơ hội của người nghèo miền núi, dân tộc thiểu số thoát khỏi đói nghèo. Những năm gần đây, đặc biệt là hai năm (1996 - 1997) giao thông miền núi đã được chú trọng hơn; song chủ yếu vẫn tập trung ở các đường quốc lộ, một số tỉnh lộ được duy tu và nâng cấp. Điều đáng chú ý là giao thông trên đường cấp huyện, cấp xã và cấp bản - hệ thống đường xương cá để nối ra quốc lộ và tỉnh lộ còn rất khó khăn. Phương châm Nhà nước và nhân dân cũng làm có thể xem như khá thích hợp với việc xây dựng hệ thống giao thông miền núi. Sự trợ giúp của Nhà nước về phương tiện kỹ thuật và thuê lao động địa phương sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho những hộ nghèo hoặc trợ quỹ dưới hình thức Nhà nước cho không lương thực, dân đóng góp ngày công. Các nguồn vốn nên chuyển thẳng về cấp huyện để tránh khỏi vòng vèo và chi phí quản lý, các hiện tương tiêu cực, thất thoát ở cấp tỉnh. Đồng thời dành quyền chủ động cho cấp huyện, có sự tham gia của cộng đồng vào kế hoạch ưu tiên. Như vậy sẽ sát hợp với yêu cầu của người dân hơn là sự vạch kế hoạch, chỉ định mục tiêu từ cấp tỉnh và cấp trung ương một cách áp đặt. Ngoài ra, vốn cho giao thông còn có thể huy động một phần từ các chương trình dự án trên địa bàn nếu thấy giao thông là rất cần và tạo điều kiện để góp phần tăng hiệu quả của chính chương trình dự án đang và sẽ thực hiện. Hoặc góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương. Cũng cần có một cơ chế, chế độ chính sách ưu đãi về vốn vay, thu phí giao thông... để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng giao thông miền núi. Có nghĩa là cần có nhiều hình thức huy động nguồn lực năng động để đạt được mục tiêu đề ra. Một vấn đề hết sức quan trọng là việc duy trì, bảo dưỡng đường miền núi. Do địa hình dốc, phức tạp, độ xói mòn lớn, mưa gió bất thường nên đường thường xuyên hư hỏng nặng sau mùa mưa. Biện pháp tốt nhất là nên giao công việc này cho cơ quan địa phương phối hợp cùng với Sở giao thông các tỉnh và được Nhà nước giúp đỡ một phần kinh phí sửa chữa. Về lâu dài cần có kế hoạch từng bước nâng cấp đường theo hướng nhựa hoá tỉnh lộ, đá hoá huyện lộ, cơ giới hoá xa lộ và mở rộng đường liên thôn, liên bản để xe ngựa và xe máy có thể đi lại dễ dàng. Cái lợi đầu tư vào đường giao thông miền núi đã được khẳng định ở nhiều địa phương, có thể việc đầu tư này không mang lại lợi ích nhanh chóng như đầu vào các lĩnh vực khác. Nhưng cái lợi lớn nhất là giải thoát thế bí cho kinh tế địa phương, tạo cơ hội cho dân tộc thiểu số tiếp cận với kinh tế thị trường, giao lưu buôn bán, trao đổi để cải thiện đời sống và từ đó có thể vươn lên xoá dần khoảng cách kinh tế - xã hội giữa miền núi và miền xuôi. d) Giao đất giao rừng. Tình trạng mất đất do mua bán, sang nhượng hoặc thiếu đất để canh tác đang diễn ra rất trầm tọng ở khắp các vùng đồng bằng và miền núi, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Hiện tượng thiếu đất canh tác diễn ra thường xuyên ở vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, nghiêm trọng nhất là ở dân tộc Mông và Dao. Đối với đa phần các dân tộc thiểu số miền núi, đất đai là nguồn lực quan trọng bậc nhất để sinh sống. Đất đai gồm cả đất nông nghiệp và lâm nghiệp từ trước tới nay đối với họ thuộc quyền sở hữu của cá nhân và dòng họ. Trong phong trào hợp tác hoá những năm 60 của thế kỷ XX, đất đai của họ nhập vào kinh tế tập thể hợp tác xã (chỉ còn một phần nhỏ đất đai họ được chia để tự canh tác và thu nhập riêng cho gia đình). Nay hợp tác xã kiểu cũ không còn phù hợp nữa, sự diễn biến đất đai rất phức tạp, việc phân chia không dễ dàng. Hầu như ở các vùng dân tộc miền núi chưa triển khai được bao nhiêu việc chia đất, khoán rừng. Một mặt cho tới hiện nay việc xác định giữa các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất rừng chưa phản ánh đầy đủ các hô hình sử dụng đất đai của người miền núi. Việc quy định đất không sử dụng trong thời hạn coi như vô chủ, nên Nhà nước thu lại. Làm như vậy là sự thiếu hiểu biết thực tế ở miền núi, bởi vì những đất đó thuộc quyền sử dụng của các hộ đang trong thời kỳ bỏ hoá theo chu kỳ luân canh và vô hình chung các hộ đã bị Nhà nước lấy mất đất canh tác. Một số địa phương đã thực hiện chia đất khoán rừng một cách ồ ạt; hình thức hộ gia đình nhận số đỏ nhưng nhiều khi cũng không biết phạm vi đất đai của mình đến đâu. Hoặc nhận để đó không có khả năng khai thác biến nó thành nguồn lợi. Đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số - nơi phức tạp bởi các phong tục tập quán truyền thống, việc chia đất khoán rừng cần được thực hiện theo các bước sau đâu: - Lập một bản đồ tổng thể ở các xã, bản có cán bộ địa chính và chính quyền xã, già làng, trưởng bản tham gia. - Tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến dân chủ trong nhân dân. - Xác lập mốc giới trên thực địa có mặt các hộ và cấp sổ đỏ sử dụng đất. Nghiên cứu cấp sổ đỏ và chia đất khoán rừng theo nguyên tắc gắn với nơi cư trú của các hộ và tùy vào khả năng canh tác và số nhân khẩu. Một số đất đai dự trữ dành cho sự phát triển dân số giao cho tập thể công động quản lý và sử dụng. Cần có sự hướng dẫn việc sử dụng đất đai khai thác rừng, sản xuất, giữ gìn và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng v.v. để đảm bảo tính bền vững lâu dài cho môi trường sinh thái. Những nơi không còn khả năng sản xuất thì giãn dân đi nơi khác. Hướng giải quyết đất đai ưu tiên trước hết là giãn trong nội huyện, nội tỉnh; tránh tối đa sự xáo trộn quá nhiều ảnh hưởng tới đời sống và xã hội trong vùng. đ) Chuyển giao khoa học - kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Thực tế diễn ra ở khu vực đồng bằng đông dân như tỉnh Thái Bình cho thấy: nếu biết ứng dụng khoa học tiên tiến, tìm kiếm giống mới, thâm canh thì không cần thăng diện tích vẫn có thể làm giàu được. Tuy đất đai rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Một đơn vị (1 ha) đất người dân Thái Bình có thể làm ra một giá trị là 30 triệu đồng/ năm chứng tỏ việc đầu tư như thế nào để nâng cao hiệu quả là rất quan trọng. Cho nên bằng một mức độ nào đó (chưa thể mong toàn diện như ở Thái Bình) người nghèo miền núi phải được tập huấn và tạo nên một cách làm ăn mới. Bỏ dần cây, con và cách canh tác lạc hậu truyền thống, thay vào đó là những cây, con mới hoàn toàn hoặc lai tạo với giống địa phương có khả năng phù hợp với thổ nhưỡng và sinh thái ở địa phương. Làm được việc này tức là đã giải quyết một cách tích cực, giải toả được sự căng thẳng về thiếu đất đai. Đồng thời tạo nên cơ sở bền vững có tính khoa học cho người dân yên tâm sản xuất và làm giàu ngay trên quê hương mình. Hiện nay ở một số vùng dân tộc Mông, Thái, Dao, Khơme... đã làm quen và rất phấn khởi chuyển đổi cây trồng, vật nuôi: ngô năng suất cao Q2, Bioseed, bông, dâu tằm, cà phê... đã thay thế những cây địa phương kém hiệu quả kinh tế. Về chăn nuôi các loại bò lai Sin, gà Tam Hoàng, vịt Xiêm, bò sữa... đã quen thuộc với một số bà con dân tộc thiểu số. Tuy vậy một số nơi cũng đã xuất hiện sâu hại, bệnh dịch và thoái hoá giống mới gây hoang mang cho bà con. Vì vậy, công tác chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật cần phù hợp điều kiện thực tế của vùng dân tộc thiểu số. Để giúp đỡ bà con các dân tộc dần xoá đói, giảm nghèo nên chăng mỗi huyện cần có một trung tâm chuyển giao hướng dẫn khoa học - kỹ thuật, trước hết là những kỹ thuật đơn giản cho nhân dân miền núi. Trung tâm này mở các lớp tập huấn ngắn cho một số người có trình độ học vấn tối thiểu ở các xã, bản theo mùa vụ của cây con, rồi từ đó họ toả xuống các bản xóm chỉ dẫn kỹ thuật cho đồng bào ngay trên thực địa. Cách làm này chi phí ít nhưng rất hiệu quả, phù hợp với điều kiện cư dân sinh sống phân tán ở miền núi. 3.2.2. Các vấn đề xã hội. 3.2.2.1. Y tế. Tình hình y tế miền núi, vùng dân tộc hiện nay, cần lưu ý mấy vấn đề sau: - Sự kém hiểu biết của người dân miền núi về bảo vệ sức khoẻ và phòng bệnh dịch thường dẫn đến tình trạng phát bệnh đến giai đoạn trầm trọng, mãn tính nên rất khó chữa trị. - Các bệnh nguy hiểm lại thường bắt nguồn từ những bệnh rất thông thường. Do một lý do nào đó coi thường hoặc ngại đi đến các cơ sở khám chữa, do không có thuốc... nên từ bệnh này đã chuyển sang bệnh khác khó chữa trị hơn. - Các phương pháp chữa trị dân gian tỏ ra có hiệu quả, rẻ tiền và dễ kiếm ở địa phươn. Song vẫn để xảy ra tình trạng một số bà con vùng sâu, vùng xa chữa bệnh bằng các phương pháp lạc hậu hoặc bị lừa bịp phản khoa học của thầy mo, thầy cúng nên thường gây nguy hiểm đến tính mạng. - Hệ thống trạm y tế dường như nặng về hình thức, thiếu khả năng chuyên môn, thuốc thang và cán bộ để phục vụ trên địa bàn rộng nhưng phân tán. Từ những vấn đề nêu trên, xin đề xuất một số biện pháp y tế miền núi có tính khả thi như sau: - Giáo dục, phổ biến kiến thức y tế, bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho bà mẹ, trẻ em để bước đầu có thể phát hiện, tự chữa các bệnh thông thường. - Phổ biến rộng khắp mạng lưới y tế viên cộng đồng gồm các giáo viên phổ thông, người có trình độ học vấn, cán bộ các đoàn thể... kết hợp công tác chuyên trách với công tác y tế cộng đồng. - Cung ứng đủ cơ số thuốc thông thường cho các "túi thuốc thôn bản". - Tập hợp, tổ chức các bà lang, ông lang có uy tín ở địa phương cùng hợp tác chữa bệnh. Khuyến khích chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc lá. Xây dựng vườn thuốc thôn bản. - Kết hợp với sự giúp đỡ về y tế của lực lượng y tế bộ đội biên phòng ở các đồn vùng xa vùng sâu. - Tổ chức các đợt khám chữa bệnh lưu động, miễn phí, định kỳ xuống các thôn bản. Phát hiện kịp thời để đưa các bệnh nhân nặng về tuyến y tế huyện, tỉnh. - Cấp thuốc nhân đạo cho các trường hợp quá khó khăn và các đối tượng thuộc chính sách xã hội. 3.2.2.2 Giáo dục. Vấn đề nổi cộm về tình hình giáo dục miền núi hiện nay đó là mù chữ và tái mù chữ còn nhiều. Một số dân tộc như Chứt, Phù Lá, Lự... có tới 90% - 98% dân số mù chữ. - Việc phổ cập giáo dục tiểu học cho đối tượng trẻ em nhà nghèo chưa đạt yêu cầu. - Sự bất bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái còn phổ biến. Các em gái có tỷ lệ đi học ít hơn rất nhiều so với em trai và càng lên các cấp học cao hơn càng bị rơi rụng gần hết. - Đồ dùng dạy học và sách giáo khoa thiếu nghiêm trọng. - Đội ngũ thầy cô giáo quá mỏng, thiếu về số lượng, yếu kém về trình độ chuyên môn. Đặc biệt thiếu giáo viên là người dân tộc thiểu số. - Cơ sở hạ tầng như trường lớp xuống cấp, chất lượng học sinh yếu so với mặt bằng giáo dục phổ thông nói chung. Từ thực trạng nêu trên cho thấy muốn giúp người nghèo được hưởng thụ chương trình giáo dục nâng cao dân trí để tiếp bước xoá đói, giảm nghèo, cần phải quyết những vấn đề cơ bản sau đây: - Có cơ chế chính sách ưu tiên cho đối tượng nghèo và con em của họ đảm bảo xoá được nạn mù chữ và phổ cập tiểu học, được miễn hoàn toàn về học phí và các khoản đóng góp khác. - Mở các nhóm xoá mù tại chòm xóm, bản; người biết khá dạy người biết kém, người biết kém dạy người chưa biết ở bất kỳ nơi nào (ở nhà buổi tối, nghỉ ở nương, trên đường đi chợ, đi làm)... Người tình nguyện dạy đạt kết quả tốt thì được hỗ trợ một khoản tiền hoặc vật chất để khuyến khích. - Mở rộng loại hình lớp học bán trú dân nuôi thành một quy định đóng góp hợp lý của toàn dân (bằng ngô, lúa, lương thực thực phẩm tự có). - Dần dần đào tạo, thay thế hệ thống giáo viên thôn bản bằng giáo viên dân tộc và có chế độ đãi ngộ để họ đủ sống, yên tâm bám trường lớp giảng dạy. - Cải thiện đời sống tinh thần cho thầy trò nhà trường mở miền núi (tài trợ một số trang thiết bị văn hoá thiết yếu như sách báo, tranh ảnh, video, catssette...). - Mở rộng việc kết nghĩa giữa các đơn vị quân đội, đoàn thể nhân dân với nhà trường nhằm giúp đỡ, ủng hộ về vật chất, ngày công sửa trường lớp và đồ dùng, sách vở học tập. - Cần trích hợp lý một phần nhỏ kinh phí từ các chương trình dự án trên địa bàn để hỗ trợ cho giáo dục và con em nhà nghèo. Cần phải thấy đầu tư cho giáo dục tốt chính là nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình dự án. 3.2.2.3. Về bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi muốn giữ được bẳn sắc văn hoá trước hết phải có thông tin đúng và thường xuyên về chính sách văn hoá đối với từng dân tộc, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Vấn đề quyết định là phải có chế độ, chính sách thoả đáng trong việc đầu tư cho phong trào văn hoá quần chúng ở cơ sở, đẩy mạnh hơn nữa công tác văn hoá, thông tin lưu động, cổ động trực quan phục vụ đồng bào dân tộc và miền núi. Tăng cường hơn nữa công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua các hoạt động xuất bản, phát hành, thư viện. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào đọc sách, báo qua các thư viện, tủ sách cơ sở, các trường học, đồn biên phòng, bưu điện văn hoá xã ở các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, miền Trung Nam Bộ, các chùa dân tộc Chàm, chùa dân tộc Khơme, nhà Rông Tây Nguyên... bằng các hình thức thi đọc, kể chuyện tìm hiểu các chủ đề về bản sắc văn hoá vật thể). Coi trọng hơn nữa việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá, thông tin cơ sở phục vụ đồng bào ở các dân tộc thiểu số. Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính cần có các đề tài nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy định một số chính sách cụ thể làm công tác văn hoá, thông tin ở cơ sở; chính sách ưu đãi đối với phóng viên, biên dịch tiếng dân tộc; tổ chức học tiếng dân tộc; sưu tầm phổ biến về văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể của từng dân tộc thiểu số làm phong phú thêm nền văn hoá đa dân tộc của Việt Nam. Trong công tác nghiên cứu, sưu tầm phong tục tập quán dân tộc thiểu số cần trú trọng tổ chức hội thảo, toạ đàm, tập huấn các chủ đề về truyền thống các dân tộc, cần chủ động tổ chức giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, tiếp thu nền văn hoá và văn minh của các dân tộc ở trên thế giới làm phong phú thêm bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số ở nước ta. 3.2.3. Trợ giúp đối tượng chính sách xã hội. 3.2.3.1. Người có công với đất nước và gia đình họ. Kể từ khi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ban hành ngày 29-8-1994, đối tượng được hưởng ưu đãi do Nhà nước trợ giúp ngày càng tăng: từ 1,3 triệu người vào đầu năm 1994 (tức là trước khi ban hành Pháp lệnh trên) tăng lên 2,4 triệu vào năm 1995 và tiếp tục tăng 3,5 triệu vào năm 2000. Theo số liệu của ngành thương binh - xã hội thì kể cả những người trong gia đình có công với nước cần trợ giúp đã lên tới gần 4 triệu người. Đây cũng là một gánh nặng quá lớn với Nhà nước. Hàng năm đã dành ra hàng ngàn tỷ đồng giúp đỡ đối tượng này. Ngoài ra các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cơ quan cũng có sự giúp sức đáng kể bằng các hình thức tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm... Tuy vậy, những đối tượng này còn gặp không ít khó khăn và chỉ trông chờ vào số tiền trợ giúp của Nhà nước hoặc một số rất nhỏ có sổ tiết kiệm thì chưa thể giải quyết được đời sống ổn định. Vì vậy, cần có một chính sách ưu tiên rộng lớn và phong phú hơn, đa dạng về hình thức sản xuất, chăn nuôi, nghề rừng theo hướng sản xuất hàng hoá để giúp các đối tượng này có được mức sống bằng và dần dần cao hơn mặt bằng đời sống ở địa phương như yêu cầu của Nhà nước. Như phần nguồn lực đã phân tích, cần tạo ra cho các đối tượng loại này có thu nhập ổn định bền vững về lâu dài. Có thể nghiên cứu các loại ưu tiên, giúp đỡ sau đây: - Ưu tiên đất canh tác tốt hơn khi chia đất khoán rừng và có cự ly gần nhà để tiện chăm sóc. - Ưu tiên việc đầu tư giống mới, cấp cho không (hạt giống) hoặc miễn một phần dịch vụ và các vật tư nông nghiệp... - Ưu tiên cho con em họ khi sắp xếp việc làm, ngành nghề. - Ưu tiên về vốn tín dụng, lãi suất và các hình thức khuyến nông, khuyến lâm miễn phí... - Cấp sổ khám bệnh và miễn phí trong trường hợp bệnh nặng cần số tiền lớn để điều trị... - Các tổ chức đoàn thể nhân dân thường xuyên quan tâm chăm sóc, động viên các hộ nghèo theo hướng sản xuất tiên tiến bằng cả vật chất và tinh thần trong điều kiện cho phép ở địa phương... 3.2.3.2. Người tàn tật, già yếu, trẻ mồ côi. Đây là đối tượng cũng rất đông đảo do nguyên nhân chiến tranh, do điều kiện sống quá thiếu thốn nghèo đói gây ra. Nhà nước đã có nhiều quyết định và được thể chế hoá và hướng dẫn tiêu chuẩn, chế độ cho từng loại: người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tâm thần, các loại tàn tật... Nguồn kinh phí cấp cho đối tượng này do địa phương giải quyết. Hình thức phổ biến hiện nay là trung tâm bảo trợ và điều dưỡng giúp đỡ tại gia đình cho người thâm chăm sóc. Theo thống kê chưa đầy đủ thì đối tượng này có trên 1 triệu người, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân mới giải quyết được chưa tới 20% loại đối tượng này mà kinh phí đã vọt lên trên 500 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân sách nhà nước còn phải chi thêm vào việc phục hồi chức năng người tàn tật hàng năm từ 5-7 tỷ đồng, cùng với các nguồn tài trợ quốc tế như của Hội chữ thập đỏ quốc tế, của Chính phủ liên bang Đức... và các nguồn nhân đạo, phi chính phủ, các tổ chức, đoàn thể doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nhà nước và chính quyền địa phương cũng đã lưu ý ưu tiên về vốn vay, việc làm, miễn thuế... cho họ. Tuy có rất nhiều cố gắng như vậy nhưng vẫn chưa giải quyết được số đông trong họ và sự bình đẳng giữa các địa phương có người tàn tật, cô đơn chưa công bằng và chưa được chuẩn hoá. Những địa phương, thành phố lớn, một số tỉnh giàu, kinh tế phát triển thì người tàn tật, cô đơn được quan tâm tốt hơn nhiều so với các tỉnh miền núi nghèo. Đó là chưa kể khi họ đi nhận đồng tiền, bát gạo cứu trợ còn gặp nhiều khó khăn do đường sá cách trở và thủ tục phiền hà. Những đối tượng loại này cũng cần được nghiên cứu, tìm những khả năng phù hợp để mở rộng các hình thức và biện pháp giúp đỡ họ theo hướng sản xuất và ngành nghề phù hợp. Các địa phương cần có những lớp dạy nghề phù hợp cho từng loại đối tượng, cần tợ giúp bao tiêu sản phẩm cho họ để ít nhất họ có thể thu nhập đủ sinh sống một cách khiêm tốn. Nên khuyến khích và có chế độ giảm thuế đối vói các cơ sở sản xuất nhận người tàn tật, giúp đỡ trẻ mồ côi... 3.2.4. Cứu tế, viện trợ khẩn cấp. Hàng năm, Nhà nước dùng khoản kinh phí khoảng trên dưới 40 - 60 tỷ đồng cho các đối tượng thuộc diện cần cứu trợ khẩn cấp. Nguồn viện trợ cứu tế này chủ yếu tập trung vào hai hình thức chủ yếu: - Cứu tế khi bị thiên tai. - Cứu tế khi giáp hạt. Trong đó chủ yếu là lương thực, thuốc men và đồ dùng sinh hoạt thiết yếu. Đặc biệt năm 1996 có lũ lụt lớn ở Tây Bắc và trong các năm 1997-2000 bão biển và lũ lụt ở các tỉnh ven biển phía Nam nên số tiền viện trợ khẩn cấp là rất to lớn. Cơ cấu trong nguồn kinh phí cứu tế thường chi cho cứu đói giúp hạt gần 50%. Có thể nói phần lớn nguồn viện trợ này là dành cho miền núi, biên giới và hải đảo, vùng các dân tộc thiểu số sống tập trung. Đó là nơi môi trường sinh thái dễ bị tổn thương, nơi dễ xảy ra các vụ lũ lụt, hoả hoạn, hạn hán và các hiện tượng thiên tai khác đe doạ. Hiện nay, Nhà nước đã cho phép các địa phương lập quỹ dự trữ để khắc phục các hậu quả do thiên tai. Tuy nhiên, khi có thiên tai xảy ra thường bị động và cung cấp chậm những nhu cầu khẩn cấp. Để chủ động hơn nữa việc phòng chống thiên tai, xin đề nghị: - Cần chủ động dự báo trước các hiện tượng thiên tai trên mọi phương tiện thông tin và cách phòng chống cho nhân dân. Điều này làm được sẽ đỡ tốn kém rất nhiều. - Trước mùa mưa lũ nên tập kết các loại vật chất thiết yếu (để viện trợ kịp thời khi xảy ra thiên tai)... Cần có sự tuyên truyền rộng lớn và các hình thức giúp đỡ phong phú khai thác nguồn lực và đóng góp của nhân dân trên tinh thần "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều"... 3.2.5. Chống tệ nạn xã hội - xây dựng nếp sống văn hoá. Tệ nạn xã hội chủ yếu ở miền núi hiện nay là nghiện hút thuốc phiện, ma chay cưới xin lạc hậu, tốn kém đã ảnh hưởng lớn tới kinh tế gia đình làm cho họ đã nghèo càng nghèo hơn. Chính phủ đã có Nghị quyết số 05/CP và Nghị quyết số 06/CP về chương trình chống ma túy và mại dâm, mỗi năm nguồn kinh phí cho hai chương trình này vài ba chục tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ hai chương trình này thì chưa thể xoá hết những tệ nạn, phong tục tập quán lạc hậu đang tồn tại là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến đói nghèo. Để giúp người nghèo thoát khỏi những tệ nạn này, biện pháp tập trung cai nghiện hoặc cải tạo gái mại dâm ở miền núi là khó có thể triển khai trên diện rộng, do khó khăn về kinh phí và các khoản chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và bộ máy quản lý. Biện pháp tốt nhất là tuyên truyền phát động phong trào bỏ hút thuốc phiện, tác động từ phía người thân ruột thịt trong gia đình. Trợ giúp thuốc cai nghiện tại gia là phù hợp với đồng bào các dân tộc thiểu số sống phân tán và không muốn xa nhà. Nên dành ra một khoản chi phí riêng từ nguồn của Bộ Văn hoá - Thông tin để vận động trợ giúp, tập huấn tuyên truyền đồng bào bỏ những tệ nạn xã hội, phong tục lạc hậu, tốn kém và phi khoa học. Đồng thời xây dựng các quy ước văn hoá cộng đồng, xây dựng các chuẩn mực văn hoá phù hợp với vùng dân tộc và từng dân tộc. Song song với việc giúp đỡ cai nghiện, hoàn lương cho các đối tượng thuộc diện nêu trên cần tạo cho họ việc làm và giáo dục nhận thức xã hội để mọi người thông cảm, chấp nhận và giúp đỡ họ sau cải tạo, giúp đỡ họ lấy lại được niềm tin, ổn định đời sống, hoà nhập vào cộng đồng, giúp họ không quay lại con đường cũ. Chống các tệ nạn xã hội cần được xã hội hoá để mọi người cùng tham gia. Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động, Nhà nước cần từng bước thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật để đưa những đối tượng này vào kỷ cương phép nước. Trước mắt, do trình độ dân trí ở vùng dân tộc thiểu số còn thấp, còn nhiều tập quán lạc hậu, cần tiến hành từng bước thận trọng giúp đỡ đồng bào giác ngộ dần. Lấy phương châm tuyên truyền vận động làm chủ đạo. KẾT LUẬN Trong quá trình luận giải vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xuất phát từ điều kiện địa lý, kinh tế tự nhiên, các tiềm năng chưa được khai thác, ở môi trường sinh thái khắc nghiệt dẫn đến sự tồn tại xã hội ở vùng này chưa có khả năng và thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài (Nhà nước, các tổ chức xã hội, các nhà tài trợ trong và ngoài nước). Có thể nói vùng này sẽ phát triển rất chậm, khoảng cách để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng xa. Từ sự phân tích thực trạng, những kết quả đạt đựơc và những yếu kém cần được khắc phục trong quá trình thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta, dẫn tới các kiến nghị và đề xuất các giải pháp tốt hơn, có hiệu quả hơn trong công tác xoá đói, giảm nghèo ở nước ta. Những năm qua, nền kinh tế nước ta đạt mức độ tăng trưởng khá, đời sống đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt, một số vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, miền Trung giảm được đói nghèo, bước đầu thực hiện sản xuất hàng hoá, nhiều hộ đã thoát được nghèo do trồng cà phê, cao su, bông...Điều đó khảng định vùng dân tộc thiểu số sẽ phát triển kịp vùng xuôi nếu có chính sách hỗ trợ thực sự có hiệu quả về đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất bảo đảm chất lượng hàng hoá được thị trường chấp nhận và Nhà nước cũng cần có chính sách bảo hộ khi giá cả biến động như: trợ giá, tiêu thụ sản phẩm, miễn giảm thuế cho đồng bào dân tộc thiểu số...Làm được như vậy, các vùng dân tộc thiểu số sẽ sớm hoà nhập cùng cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ cuộc vận động xoá đói, giảm nghèo năm 1992 đến nay đã thành phong trào mạnh mẽ trong cả nước, Chính phủ đã có nhiều chương trình, dự án cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đưa ra định hướng phát triển kinh tế vùng là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng dân tộc thiểu số, việc xây dựng các chỉ tiêu giảm mức đói nghèo ở các địa phương đã trở thành lương tâm và trách nhiệm của cả nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và cư dân nghèo cả nước nói chung. Sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo là rất khó khăn, phức tạp, càng khó khăn hơn đối với miền núi và vùng dân tộc thiểu số, nên không thể ngày một ngày hai, không thể khoán trắng cho một ngành, một Bộ đảm trách được. Từ thực tiễn công tác xoá đói, giảm nghèo cho thấy muốn thực hiện thành công chương trình xoá đói, giảm nghèo, cần phải thực hiện đồng bộ những vấn đề cơ bản sau đây: 1. Xoá đói, giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là nhiệm vụ cấp bách, cần có sức mạnh tổng hợp để sớm kết thức trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Cần có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức cùng triển khai thực hiện. 3. Có sự lồng ghép và có kế hoạch tổ chức các hoạt động xoá đói, giảm nghèo, các chương trình dự án trên địa bàn miền núi, tránh trùng lắp để đạt hiệu quả cao. 4. Trên cơ sở phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy mọi nguồn lực, sức mạnh, sáng kiến tiềm tàng trong tất cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tổ chức các hình thức giúp đỡ nhau đa dạng để các hộ đói nghèo từng bước vươn lên xoá đói, giảm nghèo và biết làm giàu. 5. Cần thường xuyên tổ chức các hội nghị để đúc kết và phổ biến các mô hình, kinh nghiệm đã thực hiện hiệu quả ở các điạ phương, triển khai các loại mô hình, tuỳ từng địa phương miền núi cho phù hợp, được truyền thông trên hệ thống thông tin cả nước. Nếu Nhà nước và các điạ phương tăng cường đầu tư và có quan tâm đúng mức, có biện pháp đồng bộ thực hiện mục tiêu xoá đói vào năm 2005 và xoá nghèo năm 2020 như đã ghi trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng, thì hoàn toàn có cơ sở hiện thực. Và mục tiêu từng bước xoá nghèo ở miền núi mỗi năm 5% là có thể thực hiện được. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, khoá VI, VII, VIII và IX, Nxb. Sự thật, Nxb. Chính trị quốc gia. 2. Nghị quyết số 22/1989/NQ-TW, ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị (khoá VI). 3. Quyết định số 72/1990/HĐBT, ngày 13-3-1990 của HĐBT (nay là Chỉnh phủ). 4. Chỉ thị số 525 (1993) và Chỉ thị số 393 (1996) của Thủ tướng Chính phủ. 5. Đề án tổng quan định canh định cư đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi Việt Nam thời kỳ 1998 - 2000. 6. Báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000, kế hoạch và chương trình mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và việc làm 5 năm (2001 - 2005) và năm 2001 (của Bộ LĐ - TB và XH). 7. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa năm 1999 và kế hoạch năm 2000 của Chính phủ. 8. Báo cáo của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, tháng 5 - 2001 sơ kết thực hiện chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa 2 năm (1999 - 2000) và kế hoạch năm 2001. 9. Viện Dân tộc học - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia: 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945 - 1995), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995. 10. Ban Nông nghiệp Trung ương: Kinh tế, xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay, Nxb. Tư tưởng - Văn hoá, Hà Nội, 1991, t. II. 11. Viện khoa học Lâm nghiệp: Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1997. 12. Việt Nam tiếng nói của người nghèo (Báo cáo tổng hợp đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân của Ngân hàng thế giới (WB), tháng 11 - 1990. 13. Việt Nam tấn công vào đói nghèo (Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000, của các nhà tài trợ - tổ chức phi chính phủ, tại Hội nghị tháng 12 - 1999. 14. Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian xuất bản năm 2000). 15. Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở xã nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xuất bản năm 2000). 16. Thực trạng về nghèo khổ trên thế giới (Báo OXFAM, Kevin Watkins, 1997). 17. Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Báo cáo của Liên hợp quốc (UNDP, UNFPA, UNICEF).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37188.doc
Tài liệu liên quan