Chuyên đề Xuất khẩu gạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Một là - Về quản lý điều hành: việc chỉ đạo đánh giá tình hình sản xuất, tình hình thị trường tiêu thụ của các Bộ, ngành chức năng, mặc dù được khắc phục nhiều trong ba năm gần đây, nhưng xét cả quá trình 10 năm thì vẫn là khâu còn yếu. Hiệp hội chỉ mới đóng vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp, chưa thực sự là tổ chức có đủ khả năng bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp thông qua hoạt động của mình. Vai trò của Uỷ ban nhân dân các tỉnh đã được nâng cao, gắn liền từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, nhưng mới chỉ ở một phạm vi hạn chếcủa địa phương, từng thời điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu chung và tổng thể ở tầm quốc gia. Hai là : Tình trạng yếu kém trong việc phối hợp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn đưa được khắc phục. Việc nhiều doanh nghiệp cùng bán cho một khách mua nên tình trạng ép giá vẫn chưa thoát. Có giai đoạn do không tính toán và bám sát tình hình, nên các doanh nghiệp tập trung ký hợp động và giao hàng với khối lượng lớn trong cùng thời gian, làm vượt quá khả năng về nguồn hàng, xay sát, chế biến, vận chuyển, bao bì, bốc dỡ . làm mất cân đối trên một số mặt, ảnh hưởng đến giá cả thị trường và giảm hiệu quả xuất khẩu. Ba là: Chưa giải quyết được ngịch lý trong xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu gạo của chúng ta sẽ còn cao hơn nữa nếu việc điều hành hàng xuất khẩu gạo tạo ra được tiến độ xuất khẩu phù hợp với sự lên xuống của giá cả thế giới. Đây là điểm yếu của chúng ta khiến năm nào xuất khẩu gạo cũng bị thua thiệt có năm tới hàng chục triệu USD. Sự biến động giá xuất khẩu trong những tháng đầu năm của 3 năm liên tục vừa qua hầu như ngược nhau, trong khi tiến độ xuất khẩu gạo lại ngược với sự biến động giá. Những tháng đầu năm 1998, giá gạo xuất khẩu còn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm thấo thì lượng gạo xuất khẩu của ta lại quá ít ; đến khi giá xuất khẩu giảm xuống thì lượng gạo xuất khẩu lại tăng cao. Những tháng đầu năm 1999, giá gạo xuất khẩu còn ở mức thấp nhưng đang có xu hướng tăng lên, thì lượng xuất khẩu lại ổ ạt (gấp 3 lần tiến độ cùng là 1998 và chiến tỷ trọng cao so với cả năm); khi giá xuất khẩu tăng lên thì giá trong nước cũng tăng quá cao và để bảo đảm an toàn lương thực đành phải giảm hoặc dừng tiến độ xuất khẩu ; đến khi đẩy mạnh tiến độ thì giá thế giới đã giảm 20-30USD/tấn.

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xuất khẩu gạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế biến ở các cơ sở xay xát địa phương; sau đó gạo dược phân phối phần nhỏ cho nhu cầu tiêu dùng ỏ địa phương, số còn lại được cung ứng cho các chợ đầu mối dọc theo tuyến lưu thông lương thực; rồi từ đây gạo được tái chế cung cấp cho các tầng lớp tư thương bán lẻ, các công ty lớn đem xuất khẩu. - Các doanh ngiệp nhà nước chỉ trực tiếp thu mua khoảng 5 -10% lúa hàng hoá, phần lớn trong số này được cung ứng cho Cục dự trữ quốc gia đưa vào dự trữ bảo hiểm theo kế hoạch của Chính phủ. Cuối cùng được chế biến đưa vào thị trường những lúc đảo kho hoặc can thiệp bình ổn thị trường lương thực theo lệnh của Chính phủ. Hệ thống kinh doanh như hiện nay có ưu điểm là huy động cao vốn, lao động và kinh nghiệm của các thành phần kinh tế tao cho nô9ng dân nhiều khả năng lựa chọn để bán lúa đạt giá cao vừa tạo việc làm và thu nhập cho lực lượng lao động lớn góp phần điều hoà và ổn định của thị trường gạo trong nước. Tuy vậy, do thiếu vốn nên phần lớn các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ mang tính khu vực. Cũng do thiếu vốn nên các doanh nghiệp ít đầu tư xây dựng kho tàngdự trữ nên không đóng vai trò tích cực trong việc giảm tính thời vụ của giá cả trong nước. II. xuất khẩu gạo của việt nam giai đoạn 1990 -2001. II.1. Vài nét về tình hình xuất khẩu: Xuất khẩu hàng hoá nói chung trong giai đoạn 10 năm trở lại đây đã đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Kim ngạch xuất khẩu thời kì 1992 -1996 gấp 2 - 2,5 lần so với 5 năm trước. Nhịp độ tăng trưởng bình quân 18,4%/năm, nhanh hơn tốc độ so với năm 1991. Cơ cấu xuất khẩu đã được cải thiện theo hướng "tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỉ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định". Nếu như năm 1992 mới có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD (dầu thô, thuỷ sản, gạo và hàng dệt may) thì nay có thêm 8 mặt hàng khác (cà phê, điều, cao su, giầy dép, than đá, điện tử, hàng thủ công mĩ nghệ và hàng rau quả). Việc thực hiện chủ trương "phát triển nhiều hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, nhất là hoạt động du lịch" có nhiều tiến bộ. Việt Nam đã vượt qia được "cuộc khủng hoảng thị trường " vào đầu những năm 90 do chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu bị xoá bỏ; đẩy lùi được chính sách bao vây cấm vận của các thế lực thù địch; về cơ bản thực hiện được chủ trương "đa dạnh hoá thị trường, đa phương hoá quan hệ kinh tế ... tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, phát triển quan hệ mới". Chính phủ đã đổi mới một cách cơ bản cơ chế quản lý theo hướng mở rộng quyền kih doanh xuất nhập khẩu, giảm dần hào rào phi thuế, hạn chế và xoá bỏ cơ chế "xin - cho", giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao vai trò của các công cụ vĩ mô như thuế, lãi suất, tỉ giá thông qua các chương trình hỗ trợ như trợ cấp, trợ giá, lập quỹ hỗ trợ, quỹ thưởng ... Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt cho xuất khẩu. Hành lang pháp lý từng bước được hoàn thiện: Luật thương mại đã được thông qua. Có được như như vậy là do công cuộc đổi mới của Đảng đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu. Mặt khác, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã góp phần đẩy lùi chính sách bao vây cấm vận, mở rộng thị trường xuất khẩu. Xuất khẩu được đặt thành một nhiệnm vụ trọng tâm kèm theo các cơ ché chính sách ngày càng phù hợp, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghành sản xuất trong đó có gạo, cho các địa phương và các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, tồn tại của xuất khẩu nói chung là quy mô xuất khẩu còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực. Tăng trưởng xuất khẩu (kể cả gạo) chưa thật ổn định, bền vững. Tỷ trọng hàng thô và sơ chế trong có cấu xuất khẩu còn khá cao. Trong số sản phẩm chế biến, hàng gia công còn chiếm tỉ trọng lớn. Tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao còn rất nhỏ, khả năng cạnh tranh của phần lớn hàng hoá còn thấp. Thêm vào đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nó chung, trong lĩnh vực nghành hàng nói riêng chưa bám sát tín hiệu của thị trường thế giới nên nhiều sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Đầu tư vào khâu nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng tiêu thụ chưa thoả đáng. Nhiều hình thức kinh doanh đã trở thành phổ biến trên thế giới nhưng ở nước ta lại chưa phát triển. Dịch vụ thu ngoại tệ chưa được đặt đúng vị trí cần có của nó. Sự hiểu biết về thị trường nước ngoài còn hạn chế. Nhà nước chưa cung cấp được thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp. Về phía mình, nhiều doanh nghiệp còn ỷ lại vào Nhà nước, thụ động chờ khách hàng. Đối với một số thị trường, hàng xuất khẩu vẫn còn phải bán qua trung gian. Việc hội nhập kinh tế thế giới và khu vực còn không ít lúng túng. Đến nay chưa hình thành được chiến lược tổng thể, chưa có lộ trình giảm thuế và hàng rào phi thuế quan dài hạn. Nhiều doanh nghiệp còn trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước. Công tác quản lý Nhà nước về thương mại tuy đã có nhiều cải tiến nhưng nhìn chung còn khá thụ động. Sự phối hợp giữa các ngành các Bộ, các địa phương đã có chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn chưa tạo được sức mạnh tổng hợp. Còn thiếu cán bộ quản lý có trình độ. Tất nhiên cónhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại này, nhưng phải kể đến những nguyên nhân cơ bản nhất, đó là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, cơ cấu kinh tế nói chung còn lạc hậu; nước ta nằm trong cơ chế tập trung, bao cấp lại bị bao vây cô lập khá lâu, thực tế mới chuyển sang cơ chế thị trường và mới tiếp cận với thị trường toàn cầu tong khoảng 10 năm nay nênkhông thể tránh khỏi những bỡ ngỡ. Hơn nữa, trong việc đề ra cơ chế quản lý nhằm thực hiện phương châm hướng mạnh ra xuất khẩu và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới còn lúng túng. Cùng với sự phát triển của sản xuất nói chung, sản xuất lúa hàng hoá ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và việc xuất khẩu gạo hơn 10 năm qua cũng đã đạt đuợc một số kết quả, nhưng cũng còn nhiều bất cập cần phải tháo gỡ. II.2.Đánh giá quá trình xuất khẩu gạo của nước ta từ năm 1990 đến nay: II.2.1- Về cơ chế điều hành: Xét cả quá trình hơn 10 năm qua, nếu tính từ năm 1989, năm đầu tiên nuớc ta tham gia thị trường buôn bán gạo thế giới với tư cách là nước xuất khẩu, có thể tóm lược trước hết về cơ chế điều hành đối với từng thời kì, cụ thể là:ư - Năm 1990: chưa có cơ chế rõ ràng. - Năm 1991 - 1992, với chủ trương là mở rộng để tiêu thụ hàng hoá nên có nhiều công ty tham gia xuất khẩu. Thời gian này sản xuất nông nghiệp ở các đồng tỉnh bằng sông Cửu Long phát triển mạnh, trong khi chúng ta thiếu bạn hàng và thị trường. - Năm 1993 - 1996, do tình hình giá gạo thị trường thế giới giảm mạnh, các công ty lương thực ở các địa phương kinh doanh xuất khẩu gạo bị lỗ, khônglàm được. Các tỉnh đề nghị chỉ lo khâu sản xuất và cung ứng, tạo chân hàng, tức là thu mua, xay xát, chế biến, vận chuyển nội địa; còn việc xuất khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp khối các Bộ, ngành của Trung ương đảm nhiệm. Cơ chế này được thực hiện trong cả giai đoạn 1993 - 1996 là thời gian khá dài. - Đến năm 1997, tình hình tiêu thụ của thế giới trở lại thuận lợi, việc kinh doanh xuất khẩu gạo có lời. Tuy nhiên tình trạng mua ép giá người sản xuất là nông dân phát sinh, xuất hiện nhiều tiêu cực trong khâu kí kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài như việc hoàn giá, độn giá ... Chính phủ đã chỉ đạo chấn chỉnh lại việc xuất khẩu gạo và huy động nguồn hàng bằng cách chỉ định các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp địa phương) thực sự kinh doanh gạo nghiêm túc và có hiệu quả làm đầu mối xuất khẩu gạo. Từ năm 1998 - 2001, ngoài quyết định điều hành xuất khẩu hàng hoá nói chung, riêng về mặt hàng gạo, Chính phủ đã có các quyết định riêng để điều hành xuất khẩu (năm 1998: Quyết định số 141- TTg; năm 1999: Quyết định số 12/1999/QĐ-TTg; năm 2000: Quyết định số 250/QĐ-TTg và năm 2001: Quyết định số 237/2001/QĐ-TTg). Nội dung cơ bản của các quyết định này được thể hiện trên các mặt: Nhà nước điều hành việc xuất khẩu gạobằng hạn ngạch, chỉ tiêu định hướng ( hàng năm công bố hạn ngạch, chỉ tiêu và giao các doanh nghiệp, địa phương thực hiện); Nhà nước quy định giá sàn thu mua lúa nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất; Nhà nước chọn và chỉ định một số doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu. Tuy nhiên, do tình hình thị trường tiêu thụ, đặc biệt là hai năm gần đây (2000-2001) có khó khăn, Nhà nước đã khuyến khích tất cả các doanh nghiệp tìm được thị trường, thương nhân mới, có giá xuất khẩu tốt hoặc đảm bảo hiệu quả xuất khẩu thì đều được xuất khẩu. Và hạn ngạch, chỉ tiêu hay đầu mối xuất khẩu đã chỉ còn mang ý nghĩa tương đối. Mặt khác, Nhà nước còn công bố giá sàn và bố trí kế hoạch tài chính mua lúa, gạo tạm trữ khi cần thiết nhằm ổn định giá lương thực trong nước cũng như quyền lợi của người sản xuất hàng hoá. (Thực tế từnưm 2000 - 2001 hạn ngạch chỉ là chỉ tiêu định hướng. Đầu mối cũngđược mở rộng đếncác doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Năm 2000 số doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu gạo - hay còn gọi là Doanh nghiệp đầu mối- chỉ có 47; nhưng để khuyến khích, các doanh nghiệp ngoài đầu mối tìm được thị trường, thương nhân mới cũng được phép xuất khẩu, số các doanh nghiệp này lên tới 53 dơn vị, tuy nhiên chỉ có 17 doanh nghiệp xuất khẩu được một phần chỉ tiêu được giao). - Để đáp ứng yêu cầu thực tế tình hình trong thời gian tới, mới đây (ngày 04.4.2002) Chính phủ đã có quyết định số 46/2002/QĐ-TTg về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kì 2002-2005. Theo tinh thần của quyết định này, sẽ bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng như việc quy định doanh nghiệp đầu mố xuất khẩu. Đây là bước đột phá mới trong cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được xuất khẩu gạo chỉ cần có đăng kí kinh doanh ngành hàng lương thực hoặc nông sản. Đối với những hợp đồng xuất khẩu gạo sang một số thị trường có sự thoả thuận của Chính phủ ta với Chính phủ các nước (hợp đồng Chính phủ), Bộ thương mại, sau khi trao đổi với Hiệp hội lương thực Việt Nam, sẽ chỉ định và chỉ đạo doanh nghiệp làm đại diện giao dịch, kí kết hợp đồng. Sau đó sẽ phân chia số lượng kí kết được trên cơ sơ lượng lúa hàng hoá của địa phương để Uỷ ban Nhân dân tỉnh trực tiếp giao cho các doanh nghiệp trực thuộc thực hiện, có tính đến quyền lợi cử doanh nghiệp kí kết hợp đồng. Cũng theo quyết định này, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định các biện pháp cần thiết, can thiệp có hiệu quả vào thị trường lúa gạo nhằm đảm bảo lợi ích của nông dân, ổn định sản xuất nông nghiệp và thị trường trong nước, giảm bớt khó khăn đối với hoạt động lưu thông lúa gạo. Kế hoạch trả nợ, viện trợ bằng gạo của Chính phủ hàng năm sẽ được thực hiện theo cơ chế đấu thầu hoặc theo quyết định viện trợ của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định này sẽ được thực hiện từ ngày 01.5.2002. Tuy mới vừa ban hành nhưng đã có nhiều ý kiến đặc biệt từ các cơ quaqn báo chí hỏi về Bộ thương mại, tỏ ý lo ngại đến hiệu quả xuất khẩu khi cạnh tranh quá tự do giữa các doanh nghiệp. Đây là những lo ngại có cơ sở nhưng không thể không thực hiện quản lý điều hành hoạt động xuất khẩu gạo theo quyết định trên. Đây là cơ chế phát huy cao nhất khả năng của các doanh nghiệp, đáp ứng tiến trình hội nhập hiện nay. Còn những lo ngại nêu trên về những bất cập trông sản xuất lúa hàng hoá va xuất khẩu gạo, đặc biệt là tình trạng xuất khẩu kém hiệu quả, cần phải được xem xét một cách tổng thể. III.2.2. Về kết quả xuất khẩu gạo. Từ năm 1990 đến hết năm 2001, mặc dù diễn biến thị trường nhiều khi không thuận (điều nàykhông thể tránh khỏi nhất là dối với nước ta, khi tham gia vào thị trường xuất khẩu vào lúc thị trường tiêu thụ đã được phân chia), có những năm thời tiết không thuận lợi, lại thêm khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 1998 ... nhưng số lượng gạo vẫn đạt trên 30,2 triệu tấn, thu về trên 6 tỷ 990 triệu USD. Đó là một thành tựu lớn không thể phủ nhận. Ngoài việc kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển, số ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo đã góp phần quan trọng trong việc nhập khẩu lại những vật tư cần thiết (xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu) cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả xuất khẩu cụ thể của từng năm như sau: Biểu 5: Kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam (1990 - 2001) Năm Số lượng (1000 tấn) Trị giá (1000 USD) Gía bình quân FOB USD/MT 1990 1.372 310.249 226,1 1991 1.478 275.390 186,3 1992 1.016 229.857 226,2 1993 1.954 405.132 207,3 1994 1.649 335.651 203,5 1995 1.962 420.861 214,5 1996 2.025 538.838 266,1 1997 3.047 868.417 285,0 1998 3.682 891.342 242,1 1999 3.793 1.005.484 265,1 2000 4.559 1.007.847 221,0 2001 3.470 667.000 192,2 2002 4.000(*) Tổng cộng 30.277(**) 6.990.345 Nguồn: Bộ thương mại. (*): dự kiến Năm 1997, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 sau Thái Lan. Riêng 9 tháng đầu năm 1998, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới với lượng gạo xuất khẩu 2,86 triệu tấn. Gạo bắt đầu được xuất khẩu với khối lượng lớn vào năm 1990 nhưng chủ yếu là 1993 - 1996 vị trí của gạo trong cơ cấu hàng xuất khẩu mới được khẳng định với lượng xuất khẩu đạt bình quân trên 2 triệu tấn/năm. Tình hình gia tăng xuất khẩu gạo là do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Trước hết, do sản xuất phát triển, sản lượng tăng nhanh là yếu tố quyết định làm thay đổi hẳn cục diện tình hình. Thứ hai do cơ chế đổi mới từ năm 1987 trong nông nghiệp đã xác nhận quyền tự chủ của hộ gia đình, đồng thời xoá bỏ việc ngăn sông cấm chợ theo lối tập chung bao cấp, cản trở đó trong sản xuất và lưu thông lương thực đã được khơi thông, tạo ra động lực phải lớn nhất trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có dấu hiệu chạm trần, sản luợng xuất khẩu năm 2001 giảmmạnh so với năm 2000 và dự kiến xuất khẩu của năm 2002 cũng chỉ đạt xấp xỉ 4 triệu tấn. Tuy có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nhưng trong năm 2002 này cũng như một số năm tới sản lượng xuất khẩu khó có thể vượt qua ngưỡng của năm 2000. III.2.3. Về chất lượng gạo xuất khẩu: Chất lượng gạo xuất khẩu thời gian qua cũng không ngừng được cải thiện. Gạo Việt Nam hiện nay đã có chỗ đứng, được chấp nhận trên thị trường thế giới. Nhờ cải tiến đầu tư trong khâu chế biến, gạo Việt Nam đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng. Hầu như không có trường hợp khiếu nại về phẩm chất gạo 3 năm gần đây. Nếu xét trên một tiêu chí của phẩm cấp là độ gãy (hay tỷ lệ tấm) có thể thấy phần nào phẩm cấp gạo xuất khẩu Việt Nam những năm vừa qua như sau: Biểu 6: Chất lượng gạo xuất khẩu (1990 - 2001) (% so với tổng số lượng xuất khẩu năm đó) Năm/Tỉ lệ %tấm Cấp cao (5% - 10%) Cấp trung bình (15%) Cấp thấp (25% - 35%) & loại khác 1990 - 1996 (*) 41,20 14,15 44,65 1997 45,50 11,00 43,50 1998 41,00 9,00 50,00 1999 53,00 11,00 36,00 2000 34,78 23,34 41,88 2001 42,68 26,24 31,08 Nguồn: Bộ thương mại Chất lượng gạo xuất khẩu có liên quan đến một loạt các yếu tố từ khâu sản xuất như đất đai, nước tưới tiêu, phân bón đến giống lúa và khâu chế biến. Hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng gạo là giống lúa và chế biến. Về giống lúa: Năm 2001 ở đồng bằng sông Cửu Long, tổng diện tích lúa đã lên tới 3 triệu 743 ngàn ha với lượng lúa trên 750 ngàn tấn. Trong đó vụ Đông Xuân: 1.750.000 ha, trên 352.000 tấn lúa và vụ mùa 634.000 ha, 128.000 tấn lúa giống. Vừa qua Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xây dựng đề án phân vùng quy hoạch 1 triệu ha gieo trồng lúa chất lượng cao ở đồng bằng sông Cửu Long để đạt xuất khẩu 4 triệu tấn gạo/ năm. Như vậy cần tới trên 200.000 tấn lúa giống phải được chọn tạo có năng suất, chất lượng cao. Hiện nay ta đã có khá nhiều giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, phẩm chất tốt, đạt tiêu chuẩn về độ dài, độ trong, ít bạc bụng, xuất khẩu tốt như IR64, IR59656- 68, IR1707, IR59673, IR56279, IR66707, IR841, IR9729, OM269, OM1370, OM1754, OM1325, OM0894, OM1643, OM1490, VID95-19, HT94... Nhưng thông tin về đặc tính của các giống lúa mới chưa đến tường tận đối với nông dân, không đủ để bán , mua, nhất là vùng sâu, vùng xa. Mạng lưới cung cấp giống quốc gia ở Philippin là 15% nhu cầu, Trung Quốc 25%, ấn Độ 30%, Nhật 72%, còn ở đồng bằng sông Cửu Long không quá 2%, phần lớn nông dân lấy lúa thịt, lúa bồ làm giống. Công tác đầu tư cho nghiên cứ sản xuất giống của ta còn rất thấp, chưa phát huy hết khả năng của đội ngũ khoa học ở các Viện, Trường, Trạm, Trại giống. Chưa có Công ty Nhà nước, các tổ chức cá nhân đứng ra tổ chức sản xuất kinh doanh giống để cung ứng cho nhu cầu của nông dân. Nguồn dự trữ dự phòng khi gặp thiên tai hoặc mất mùa không đáng kể. Hệ thống nhân giống, phân phối, trao đổi giống trong nông dân còn thiếu và yếu so với các loại vật tư nông nghiệp khác như phân bón, thuốc trừ sâu bệnh. Cơ chế, chính sách về sản xuất, quản lý giống cây, giống con và giống lúa nói chung chưa thoả đáng, có lúc, có nơi còn thả nổi về chất lượng, chủng loại, dẫn đến kết quả nhiều trà lúa phát triển, trổ chín nhiều đợt, nhiều tầng và lẫn nhiều cỏ dại. Như vậy, nhìn chung tình trạng giống lúa, đặc biệt là giống lúa xuất khẩu ở nước ta còn nhiều yếu kém. Đã đến lúc đòi hỏi có tính cấp bách về công tác giống, trước hết là các giống mũi nhọn phục vụ cho hướng về xuất khẩu nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và thế giới. Về khâu chế biến: Hiện nay hệ thống máy móc chế biến của ta nằm trong tình trạng cực kỳ lạc hậu và không đầy đủ. Tại miến Bắc có tới 6 trong tổng số 13 nhà máy gạo lắp đặt các thiết bị viện trợ từ năm 1960 về trước. Hầu hết các nhà máy này chỉ thích hợp với việc xay sát gạo cung cấp nội địa. Tại 2 vùng trọng điểm là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hệ thống chế biến sau khi thu hoạch lúa chưa được tổ chức hợp lý và đồng bộ do chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, trong khi đó công nghệ sau thu hoạch lại đóng vai trò rấ quan trọng nhằm khắc phục tổn thất lao động đang xảy ra hiện nay và nâng cao chất lượng gạo. Hệ thống sau thu hoach bao gồm một loạt các khâu như gặt, đập (tuốt) phơi (sấy), phân loại, làm sạch, vận chuyển, bảo quản, xay sát, chế biến , bao bì, đóng gói.... toàn bộ hệ thống này dang rất thiếu nề nếp với trình độ tổ chức yếu kém , mang nặng tính chất truyền thống giản đơn, thủ công lạc hậu. Trong khâu bảo quản còn quá ít các phương tiện phòng chống vi sinh vật gây hại như chuột, mọt, mối, nấm mốc.... và chưa đáp ứng được những đòi hỏi thực tế của quá trình sản xuất lưu thông. Thực tế cho thấy việc giải quyết công nghệ sau thu hoạch đang là điều bức xúc nhằm giảm được nhiều tổn thất cả về số lượng và chất lượng, nâng cao giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Tuy nhiên giải quyết vấn đề này là rất khó khăn vì hiện nay chúng ta đang thiếu vốn đầu tư, thiếu vốn để thu mua, bảo quản và dự trữ. Việc thu hoạch lúa chủ yếu vẫn được tiến hành bằng tay. Khâu phơi sấy vẫn là phơi nắng tự nhiên. Kho chứa thóc cũng không được trang bị đầy đủ,...Đây là bài toán rất nan giải mà việc giải quyết nó đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân. II.2.4.Về thị trường, thương nhân và giá cả xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu gạo của nước ta không ngừng được mở rộng và quan hệ bạn hàng từng bước được cải thiện. Ta đã có quan hệ tốt với một số khách hàng và bước đầu có một số thị trường tương đối ổn định. Chính vì vậy khoảng cách về giá xuất khẩu FOB so với các nước xuất khẩu truyền thống khác (đặc biệt là Thái Lan) đã được rút ngắn đáng kể. Nếu như những năm đầu của thập kỷ 90 khoảng cách về giá giữa ta và Thái Lan ở mức từ 50 - 60 USD/tấn (đối với từng loại gạo có phẩm chất tương tự và các điều kiện thương mại giống nhau), có loại chênh lệch tới gần 100 USD/tấn thì những năm gần đây chỉ từ 15 - 30 USD/MT. Có loại gạo của ta lúc đã bán bằng, thậm chí cao hơn giá bán của Thái Lan. Cụ thể theo biểu sau: Biểu 7: So sánh giá gạo xuất khẩu Việt Nam và thế giới (USD/tấn) Năm Gía quốc tế FOB Băngkok 5% tấm Gía xuất khẩu trung bình của Việt Nam Gía xuất khẩu Việt Nam quy theo giá 5% tấm Chênh lệch giá xuất khẩu thế giới so với Việt Nam 1992 290 226,2 234 66 1993 250 207,3 197 60 1994 268 203,5 220 48 1995 295 214,5 265 30 1996 338 266,1 314 24 1997 362 285,0 342 20 1998 364 242,1 345 19 1999 378 265,1 352 26 2000 320 221,0 300 20 2001 290 192,2 270 20 . Việc xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả. Số lượng bán trực tiếp vào các thị trường tiêu thụ tăng đáng kể, bán qua trung gian ngày càng giảm. Biểu 8: Thị trường tiêu thụ năm (1996 - 2001) (% so với tổng số lượng xuất khẩu năm đó) Thị trường/Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Châu á 66,00 33,30 31,00 73,0 54,46 45,16 Châu Phi 17,00 31,00 42,00 7,60 23,67 26,27 Trung Đông 6,00 19,00 15,00 11,0 12,52 17,51 Châu Mỹ 11,00 15,70 9,00 3,10 5,54 5,19 Thị trường khác 1,00 3,00 4,00 3,81 5,86 Nguồn: Bộ thương mại Như vậy thị trường của Việt Nam vẫn là Châu á, Châu Phi-nơi nhập gạo chất lượng thấp.Việt Nam có sức cạnh tranh ở thị trường này với ưu thế giá rẻ Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã có bước trưởng thành trong thương trường, nhấtlà trong việc tìm kiếm thị trường và thương nhân, trong việc củng cố và phát triển thị trường. Phương thức kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú: bán trực tiếp, gián tiếp, bán thông qua dự thầu, chuyển khẩu ... đã được các doanh nghiệp vận dụng. Trong 3 năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu với số lượng khá lớn, từ 10 vạn tấn trở lên mỗi năm, cụ thể như sau: Biểu 9: Các doanh nghiệp xuất khẩu với số lượng khá lớn (1998 - 2001) Năm 1998 Đơn vị: tấn; 1000 USD STT TÊN DOANH NGHIệP Số LƯợNG TRị GIá 1 Tổng công ty lương thực miền Nam 729.089 196.642 2 Công ty lương thực Vĩnh Long 370.327 82.552 3 Công ty lương thực Tiền Giang 347.133 77.532 4 Công ty lương thực An Giang 325.834 71.253 5 Tổng công ty lương thực miền Bắc 309.057 93.405 6 CôngtyXNK lương thực VTNN ĐồngTháp 297.207 66.265 7 Công ty XNK Kiên Giang 181.446 42.403 8 Công ty AFIEX An Giang 165.490 37.524 9 Công ty XN K Trà Vinh 150.844 30.500 10 Công ty lương thực Long An 142.290 32.834 Năm1999 STT TÊN DOANH NGHIệP Số LƯợNG TRị GIá 1 Tổng công ty lương thực miền Nam 1.203.230 333.510 2 Tổng công ty lương thực miền Bắc 372.578 107.705 3 Công ty lương thực Tiền Giang 303.495 77.670 4 Công ty lương thực An Giang 226.027 57.401 5 Nông trường Sông Hậu 189.902 49.757 6 CôngtyXNK lương thực VTNN ĐồngTháp 179.955 49.757 7 Công ty lương thực Cần Thơ 178.120 43.869 8 Công ty lương thực Long An 153.746 39.139 9 Công ty lương thực TP.HCM 106.027 25.515 10 Công ty AFIEX An Giang 99.538 25.357 Năm2000 STT TÊN DOANH NGHIệP Số LƯợNG TRị GIá 1 Tổng công ty lương thực miền Nam 653.727 157.021 2 Tổng công ty lương thực miền Bắc 399.747 96.972 3 Công ty lương thực Tiền Giang 323.029 68.948 4 Công ty lương thực Vĩnh Long 306.626 65.097 5 Công ty lương thực Sóc Trăng 257.518 55.728 6 Công ty lương thực An Giang 219.129 46.898 7 Công ty lương thực Long An 217.353 47.951 8 CôngtyXNK lương thực VTNN ĐồngTháp 216.901 45.652 9 Nông trường Sông Hậu 205.447 43.089 10 Công ty XNK Kiên Giang 176.644 37.259 Năm2001 STT TÊN DOANH NGHIệP Số LƯợNG TRị GIá 1 Tổng công ty lương thực miền Bắc 711.000 181.842 2 Tổng công ty lương thực miền Nam 529.395 90.976 3 Công ty lương thực Vĩnh Long 207.417 33.536 4 Công ty lương thực Long An 176.923 28.897 5 Công ty lương thực Tiền Giang 165.389 27.693 6 Công ty XNK An Giang 112.740 17.937 7 Nông trường Sông Hậụ 110.604 18.558 8 CôngtyXNKnông sản thực phẩm An Giang 109.350 19.090 9 CôngtyXNK lương thực VTNN ĐồngTháp 108.365 19.122 10 Công ty lương thực Sóc Trăng 107.162 18.434 ii.2.5. Những tồn tại trong xuất khẩu gạo: Một là - Về quản lý điều hành: việc chỉ đạo đánh giá tình hình sản xuất, tình hình thị trường tiêu thụ của các Bộ, ngành chức năng, mặc dù được khắc phục nhiều trong ba năm gần đây, nhưng xét cả quá trình 10 năm thì vẫn là khâu còn yếu. Hiệp hội chỉ mới đóng vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp, chưa thực sự là tổ chức có đủ khả năng bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp thông qua hoạt động của mình. Vai trò của Uỷ ban nhân dân các tỉnh đã được nâng cao, gắn liền từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, nhưng mới chỉ ở một phạm vi hạn chếcủa địa phương, từng thời điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu chung và tổng thể ở tầm quốc gia. Hai là : Tình trạng yếu kém trong việc phối hợp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn đưa được khắc phục. Việc nhiều doanh nghiệp cùng bán cho một khách mua nên tình trạng ép giá vẫn chưa thoát. Có giai đoạn do không tính toán và bám sát tình hình, nên các doanh nghiệp tập trung ký hợp động và giao hàng với khối lượng lớn trong cùng thời gian, làm vượt quá khả năng về nguồn hàng, xay sát, chế biến, vận chuyển, bao bì, bốc dỡ ... làm mất cân đối trên một số mặt, ảnh hưởng đến giá cả thị trường và giảm hiệu quả xuất khẩu. Ba là: Chưa giải quyết được ngịch lý trong xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu gạo của chúng ta sẽ còn cao hơn nữa nếu việc điều hành hàng xuất khẩu gạo tạo ra được tiến độ xuất khẩu phù hợp với sự lên xuống của giá cả thế giới. Đây là điểm yếu của chúng ta khiến năm nào xuất khẩu gạo cũng bị thua thiệt có năm tới hàng chục triệu USD. Sự biến động giá xuất khẩu trong những tháng đầu năm của 3 năm liên tục vừa qua hầu như ngược nhau, trong khi tiến độ xuất khẩu gạo lại ngược với sự biến động giá. Những tháng đầu năm 1998, giá gạo xuất khẩu còn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm thấo thì lượng gạo xuất khẩu của ta lại quá ít ; đến khi giá xuất khẩu giảm xuống thì lượng gạo xuất khẩu lại tăng cao. Những tháng đầu năm 1999, giá gạo xuất khẩu còn ở mức thấp nhưng đang có xu hướng tăng lên, thì lượng xuất khẩu lại ổ ạt (gấp 3 lần tiến độ cùng là 1998 và chiến tỷ trọng cao so với cả năm); khi giá xuất khẩu tăng lên thì giá trong nước cũng tăng quá cao và để bảo đảm an toàn lương thực đành phải giảm hoặc dừng tiến độ xuất khẩu ; đến khi đẩy mạnh tiến độ thì giá thế giới đã giảm 20-30USD/tấn. chương iii Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong thời gian tới Xuất phát từ thực tế tình hình trong và ngoài nước, căn cứ vào các mục tiêu của chiến lược chung về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2002 -2010 (đã được thông qua tại Đại hội IX của Đảng), theo đó những nội dung cơ bản của công tác xuất nhập khẩu trong 10 năm tới đây đã được định hướng cụ thể là: Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; Về nhập khẩu, chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, đảm bảo cán cân thương mại ở mức hợp lý, mở rộng và đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh doanh, hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới. Chớp thời cơ thuận lợi tạo ra sự phát triển đột biến, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa kinh tế nước ta và các nước trong khu vực. Trước thực tế nhu cầu thế giới tương đối ổn định, khoảng trên 20 triệu tấn gạo /nam, cùng với những chính sách của nhiều nước nhập khẩu có ý thức chú trọng an ninh lương thực, bảo vệ sản xuất trong nước...Đối với nước ta, việc duy trì sl lúa để đáp ứng nhu cầu trong nước và dành khoảng 4 triệu tấn gạo/năm để xuất khẩu, thu về khoảng 1 tỷ USD như đã được vạch ra trong Nghị quyết 09/200/NQ-CP ngày 15.6.2001 của Chính phủ cũng như trong "chiến lược phát triển xuất nhập khẩu " được thông qua từ Đại hội Đảng IX , là hợp lý. Từ thực trạng của sản xuất lúa hàng hoá và xuất khẩu đã đuợc phân tích ở trên, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã được định hướng cho thyời kì 2002 - 2010, yêu cầu đặt ra là phải có những giải pháp đối với việc sản xuất lúa hàng hoá và xuất khẩu gạo. I. giải pháp đối với sản xuất lúa hàng hoá I.1.Hình thành các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu Cần phải nhanh chóng hình thành các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu. Chỉ có như vậy mới có đáp ứng được yêu cầu của thị trường, tăng sức cạnh tranh. Hiện tại ta mới chỉ xuất khẩu những loại gạo ta có, chưa phải xuất khẩu cái thị trường cần. Nhà nước đã xác định vùng chuyên canh lúa xuất khẩu (ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 70 vạn ha, phía Bắc 30 vạn ha) từ năm 1999 nhưng đến nay vận hành còn rất chậm chạp nếu không muốn nói là chưa có động tĩnh gì. I.2. Giải pháp về sản xuất và chế biến I.2.1. Giải pháp để giảm giá thành sản xuất. Giảm giá thành sản xuất là yếu tố cơ bản quyết định đối với xuất khẩu, đặc biệt trong thực tế cạnh tranh quyết liệt giữa các nước xuất khẩu hiện nay. Gần đây, nhiều yếu tố liên quan đến đầu vào của sản xuất lúa đã được Chính phủ giao cho các Bộ, ngành nghiên cứu tháo gỡ nhằm giảm giá thành sản xuất. Đối với sản xuất lúa hàng hoá cũng cần có những chính sách ưu đãi riêng, kể cả việc xem xét miễn thuế nông nghiệp trước hết đối với những vùng quy hoạch trồng lúa dành riêng cho xuất khẩu. I.2.2.Về khâu chế biến Do gạo phẩm cấp thấp hiện nay đang có nhu cầu cao trên thế giới nên khâu chế biến chưa đòi hỏi cấp bách lắm. Tuy vậy, để có hiệu quả lâu dài, ngay từ bây giờ phải đầu tư theo hướng: tiếp tục đầu tư vào khâu xay xát, chế biến; từng bước đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, từ nạo vét, xây dựng một vài cảng sông, các kho chứa đử tiêu chuẩn; hoàn thiện " công nghệ sau thu hoạch " để nâng cao chất lượng. Nhà nước có chủ trương hỗ trợ cho việc hiện đại hoá chế biến gạo xuất khẩu và muộn nhất trong vòng hai năm tới cần phải hoàn thành công việc này, có như vậy mới giảm được tỉ lệ mất mát sau thu hoạch. Theo tính toán của các nhà quản lý, nếu giao hàng tại các cảng sông (ở các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp,An Giang..), giá thành gạo xuất khẩu sẽ giảm được từ 3 -5 USD/tấn. Cụ thể là: Một là: Nhập khẩu thiết bị hiện đại để xây dựng 1-2 nhà máy xay sát và đánh bóng gạo có công suất cao ở miền Nam ( khoảng 1 triệu tấn / năm) và 1 số nhà máy xay xát và đánh bóng gạo có công suất nhỏ ở miền Bắc : khoảng 150.000 tấn/năm để chế biến gạo đặc sản và phục vụ chế biến gạo xuất khẩu của vùng chuyên canh phía Bắc Hai là: Cải tiến , nâng cấp các nhà máy chế biến gạo cũ, đồng thời đầu tư cho thử nghiệm , sản xuất công nghệ chế biến gạo của Việt Nam. I.2.3 Về khâu nâng cao kỹ thuật canh tác Cần cử cán bộ chuyên môn xuống cấp xã để truyền đạt kỹ thuật , hướng dẫn canh tác cho các hộ nông dân trồng lúa xuất khẩu theo quy trình đã biên soạn trước cho từng loại giống lúa và quy trình này thông qua hoạt động thực tiễn phải được thường xuyên nâng cao cho phù hợp. I.2.4.Về giống lúa Để đáp ứng cho quy hoạch hơn 1 triệu ha lúa xuất khẩu cần có 135.000 tấn giống siêu nguyên chủng và 56.000 tấn nguyên chủng của cả nước -theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT - Muốn thực hiện được khối lượng lúa giống rất lớn như vậy cần quán triệt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy sức mạnh nội lực từ dân bằng những giải pháp sau đây: Một là: Các hội đồng giống các tỉnh trồng lúa xuất khẩu ( gồm sở Nông nghiệp, sở Khoa học công nghệ - môi trường , doanh nghiệp xuất khẩu lương thực ....) xác định các giống lúa xuất khẩu phù hợp với địa phương, đặt hàng với các cơ quan khoa học sản xuất hạt siêu, mỗi trà một loại giống để nâng cao độ đồng đều của hạt lúa xuất khẩu, nguyên chủng các giống lúa xuất khẩu ( OM1490, 2031, 1723, OMCS99, IR 64, 62032, VND 95- 20, MTL 145, lúa thơm Việt Nam...) Hai là: Đối với các viện, trường, các cơ quan nghiên cứu , quản lý ở trung ương về giống lúa cần thu thập, đánh giá và bảo quản quỹ gen ưu việt, có lợi thế so sánh để cung cấp nguyên liệu cho việc chọn tạo giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Kết hợp giữa chọn tạo giống ở trong nước với nhập nội giống mới cùng với phương tiện công nghệ hiện đại nhằm tranh thủ thời gian “ đi tắt, đón đầu” trong công tác giống. Ba là: Tăng cường đầu tư trại giống cấp tỉnh để sản xuất đầu dòng, cung cấp cho các điểm trình diễn, câu lạc bộ, các tổ chức nhân giống, sau đó cung ứng đến mọi tổ chức , cá nhân , hộ nông dân sản xuất kinh doanh giống thương phẩm đại trà thành một mạng lưới rộng rãi, được phép mua bánm, trao đổi trực tiếp với nông dân, tạo thị trường giống sôi động đều khắp. Theo tính toán của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích sản xuất giống chiếm, 3% diện tích đại trà nên mỗi tỉnh trung bình cần khảng 1500 – 2001 hộ nông dân tham gia sản xuất lúa giống xác nhận để cung cấp cho nông dân. Bốn là: Dùng kinh phí khuyến nông để mở nhiều đợt tập huấn , hội thảo tham quan, trình diễn, chuyển giao kỹ thuật... nhằm phổ cập và nâng cao kiến thức về giống cho nông dân. Dùng các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với các tổ chức, hợp tác xã , hội nông dân và các tổ chức quần chúng để tuyên truyền , vận động nông dân chuyển đổi cccơ cấu giống lúa. Năm là: Có cơ chế chính sách về quản lý, sản xuất lúa giống . Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước và liên doanh với nước ngoài được phép sản xuất và kinh doanh lúa giống, có đăng ký và chịu sự quản lý của Nhà nước như miễn giảm thuế, trợ giá giống gốc, bán quyền tác giả về giống, về hợp tác quốc tế xuất nhập khẩu giống. Sáu là: Các Tổng công ty, công ty, các đầu mối xuất khẩu gạo cần liên kết với địa phương, với hợp tác xã, với hộ nông dân, ký kết hợp đồng đầu tư bao tiêu sản phẩm. “ Kê đơn hàng” mua bán theo phẩm cấp, giá cả của các chủng loại lúa gạo, để nông dân yên tâm sản xuất. Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác giống nên tính một phần tư lãi xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp. II. khắc phục những hạn chế trong xuất khẩu gạo: Căn cứ tổng quan về sản xuất, tiêu dùng, dự trữ và buôn bán gạo toàn cầu những năm qua và từ những tồn tại trong việc xuất khẩu gạo của nước ta hiện nay có thể thấy những điều cần khắc phục trong thời gian trước mắt đối với xuất khẩu gạo, cụ thể như sau: II.1. đối với các doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần nỗ lực chủ động để thực sự vào cuộc. Trước nay, doanh nghiệp xuất khẩu gạo thường chỉ quan tâm đến thị trường tiêu thụ và một phần trong khâu lưu thông nội địa; một số ít có chú ý đến công đoạn chế biến. Rất ít doanh nghiệp quan tâm đến sản xuất hàng hoá. Nông dân sẵn sàng làm gạo xuất khẩu nhưng những vướng mắc của họ là giá mua và nếu thất thu thì chưa có ai cùng chịu. Gỉa như chúng ta có giống chuẩn, có chuyển giao công nghệ kĩ thuật hoàn hảothông qua hệ thống khuyến nông, nhưng nếu không giải đáp được vướng mắc trên của nông dân thì việc có gạo chất lượng cao phù hợp cho xuất khẩu vẫn sẽ còn là xa vời. Đã đến lúc doanh nghiệp phải bỏ vốn ra, hợp tác với người sản xuất, công bố giá mua gạo trước thời vụ, chia sẻ với người sản xuất khi gặp thiên tai, mất mùa... thì người dân mới yên tâm làm lúa xuất khẩu. Một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển là người sản xuất có kí được hợp đồng tiêu thụ trước khi sản xuất hay không. ở các nước kinh tế phát triển, việc kí hợp đồng tiêu thụ trong sản xuất khu vực nông nghiệp đạt mức rất cao, có nước đến 100%. Chính vì vậy, cấc công ty lương thực cần thấy rõ trách nhiệm của mình mà đầu tư thích đáng vào sản xuất lúa, gạo xuất khẩu. Trong thương trường, doanh nghiệp cần chủ động và tăng cường công tác tiếp thị, nắm chắc thị trường thế giới, hạ giá thành xuất khẩu. Phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau. Dứt khoát loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh; không để tình trạng "gạo ta đánh gạo ta" tiếp tục tiếp diểntên thị trường thế giới (nhất là sắp tới đây cơ chế điều hành xuất khẩu gạo sẽ rất thông thoáng). Doanh nghiệp phải chú trọng công tác "hậu mãi" đối với khách hàng, đặc biệt là với người tiêu dùng nếu không sẽ quanh quẩn trong tình trạng buôn bán chụp giật, không thể có bạn hàng tin cậyvà không giành được tình cảm củangười tiêu thụ, đặc biệt là trong xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi với chất lượng phục vụ ngày càng cao hơn. Doanh nghiệp có trách nhiệm lo và bảo đảm phần lớn thị trường tiêu thụ, giữ tín nhiệm gạo xuất khẩu Việt Nam ở thị trường đó, cũng như người sản xuất phải có trách nhiệm tự bảo đảm uy tín về hàng hoá của mình. Làm xuất khẩu nhưng không thể xem nhẹ việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. II.2. Các chính sách và giải pháp về thị trường. Ngoài việc lựa chọn cơ cấu, xây dựng chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến xuất khẩu, các cơ quan chức năng của Nhà nước phải định hướng, dự báo tình hình thị trường; Nhà nước phải tạo được môi trương thông thoáng thuận lợi, cũng như có những cam kết quốc tế để doanh nghiệp yên tâm hoạt động. Cần tiếp tục có những hiệp định, thoả thuận thương mại ở cấp Chính phủ để tiêu thụ một số lượng gạo nhất định hàng năm. Phát triển công tác thị trường ở tầm vĩ mô và khắc phục đông thời hai biểu hiện "ỷ lại vào Nhà nước" - "phó mặc cho doanh nghiệp"; Tăng cường mạnh mẽ công tác thông tin về thị trường gạo. Tiếp tục có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp - đặc biệt là trong đầu tư cho sản xuất, chế biến và khai thác thị trường ... đó là những việc cụ thể mà các cơ quan tham mưu của Chính phủ phải có trách nhiệm hoàn thiện về chính sách, trực tiếp chỉ đạo thực hiện. II.3.Tăng cường vai trò của Hiệp hội lương thực củng cố và tăng cường vai trò của Hiệp hội lương thực, đổi mới phương thức hoạt động để hoạt động của Hiệp hội thực sự có hiệu quả. Hiệp hội phải là tổ chức thực sự bảo vệ được quyền lợi của các doanh nghiệp thành viên. Từng bước thành lập các Hiệp hội khác: Hiệp hội xay xát chế biến, Hiệp hội của những người vận chuyển, cung ứng gạo...Hiệp hội lương thực cần nhanh chóng thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu cho mặt hàng gạo, trên tinh thần tự nguyện, tự quản và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động theo quy chế do Bộ tài chính xây dựng. iii. giải pháp quản lý và điều hành hoạt động xuất khẩu gạo giai đoạn 2002-2010 iii.1. về mặt hàng. Bỏ hạn ngạch chỉ tiêu xuất khẩu nhưng cần công bố số lượng định hướng xuất khẩu hàng năm. Phải công bố số lượng định hướng xuất khẩu gạo vì các lí do dưới đây: Một là: Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ (số 09/200/NQ-CP ngày 15.6.2001) về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thì lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta. Phải đảm bảo an ninh lương thực, đủ lúa gạo dự trữ quốc giavà có số lượng cần thiết để xuất khẩu. Mức sản lượng ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm, trong đó lúa gạo để ăn và dự trũ khoảng 25 triệu tấn/năm; số còn lại để xuất khẩu và cho các nhu cầu khác. Như vậy lượng gạo hàng năm có thể xuất khẩu trên dưới 4 triệu tấn. Việc công bố kế hoạch định hướng xuất khẩu hàng năm còn cần được hướng dẫn cụ thể về số lượng từng mùa vụ, có như vậy doanh nghiệp xuất khẩu mới chủ động tính toán trong kinh doanh. Đã nhiều lần xảy ra, kkhi thị trường tiêu thụ thuận lợi, doanh nghiệp ồ ạt kí hợp đồng, tập trung giao hàng... với số lượng vựot quá khả năng về hàng hoá, chế biến, bốc xếp, vận tải, bao bì... dẫn đến mất cân đốivới khả năng ở hầu hết các khâu nêu trên, làm giá thị trường biến động, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quảvà Nhà nước đã phải can thiệp bằng những mệnh lệnh hành chính. Hai là: Gạo là mặt hàng nhạy cảm. Biến động giá lúa gạo do việc kiểm soát yếu kém sẽ ảnh hưởng ngay đến đời sống của 80% dân số là nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia. Ba là: Vẫn còn những yếu tố đe doạ an ninh lương thực quốc gia, đó là nhu cầu lương thực ngày càng tăng do tỷ lệ tăng dân số vẫn còn cao, đó là diện tích đất sản xuất lương thực có xu hướng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá diễn ra nhanh chống cung với hiệu quả kinh tế thấp từ nghề trồng lúa. Cần phải xác định là xuất khẩu gạo trước hết là để khuyến khích sản xuất. Kế hoạch xuất khẩu do vậy phải được kiểm soát tốt trong quá trình thực hiện. iii.2. về quản lý doanh nghiệp xuất khẩu Bỏ đầu mối nhưng trước mắt không nên thực hiện ngay lập tức theo nghĩa hoàn toàn tự do. Vả lại, những năm tới đây gạo vẫn là mặt hàng phép chỉ định doanh nghiệp xuất khẩu cũng như quy định hạn mức xuất khẩu mà không vi phạm các cam kết quốc tế. Tuy vậy nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, không nên có những quy định thu thêm bất kì một loại phí, lệ phí nào đố với doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như không nên quy định về khả năng tài chính tối thiểu của doanh nghiệp. Việc can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ các cơ quan quản lý phải dần được loại bỏ. Tuy nhiên, cần có một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo như sau: - Doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng. - Là hội viên Hiệp hội lương thực. -Cam kết xuất khẩu các loại gạo theo tiêu chuẩn gạo xuất khẩu Việt Nam. Trường hợp xuất khẩu các loại gạo khác với quy định phải được cơ quan chức năng (Bộ thương mại) đồng ý. -Để giúp cơ quan chức năng điều hành xuất khẩu phù hợp với số lượng định hưỡng xuất khẩu, doanh nghiệp (hoặc ít nhất quy định những doanh nghiệp xuất khẩu từ hai vạn tấn trở lên) phải gửi đăng kí xuất khẩu hàng năm từ 12 tháng trước. - Hàng tháng có báo cáo kết quả xuất khẩu về Bộ thương mại III.3. giải pháp về chính sách thị trường iii.3.1. Giải pháp phát triển thị trường Nhà nước phải lựa chọn được cơ cấu, xây dựng chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến, xuất khẩu và Nhà nước định hướng dự báo thị trường, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và có những cam kết quốc tế để doanh nghiệp yên tâm hoạt động. Về tình hình thị trường có thể thấy rõ các doanh nghiệp của ta nhìn chung chưa có được những hợp đồng lớn, ổn định và cũng chưa bán trực tiếp được gạo sang một số thị trường giàu tiềm năng (Châu Phi). Để giải quyết vấn đề hợp đồng lớn cần nỗ lực hơn nữa trong viêc tìm kiếm những thoả thuận ở cấp Chính Phủ. Để hỗ trợ cho quá trình đàm phán và ký kết những thoả thuận như vậy, nước xuất khẩu thường phải có những thoả hiện nhất định với nước nhập khẩu, thí dụ như cấp tín dụng xuất khẩu (bán trả chậm) hoặc chấp nhận mua lại một lượng hoàng hoá nào đó. Vấn đề thứ nhất (bán trả chậm ) đã được Chính phủ bàn bạc nhiều lần và gần đây đã chấp nhận cho Bộ Thương mại được đàm phán bán gạo trả chậm với khối lượng trước 300.000 tấn, thời hạn thanh toán sau 01 năm (công văn số 1039/CP-KTTH ngày 30 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ về điều hành xuất khẩu gạo quý IV/2000). Quyết định này chắc chắn đã mở ra những hướng mới cho việc gạo. Tuy nhiên, việc đàm phán và ký kết những hợp đồng lớn ở cấp Chính phủ sẽ gặp nhiều hơn nữa nếu được phép sử dụng một số chỉ tiêu nhập khẩu hàng hoá, thí dụ như phân bón, sắt thép, xe tải... để tăng sức “mặc cả”. Một trong những thị trường có thể áp dụng những biện pháp này là Hàn Quốc bởi hàng năm ta thường nhập khẩu trên dưới 200.000 triệu USD phân bón, sắt thép, ô tô các loại từ thị trường này. Việc trực tiếp xuất khẩu gạo sang châu Phi gặp khó khăn duy nhất là khả năng thanh toán của bạn. Để giải quyết vấn đề này, trước mắt cần phải dựa vào các nước cung cấp viện trợ cho châu Phi nhưng có thể thăm dò một hướng đi mới là đổi hàng. Hiện nay, ngành điều của ta đang có nhu cầu lớn đối với hạt điều thô của châu Phi. nhu cầu hàng năm có thể từ 70-100.000 tấn, ổn định cho đến 2005. Lượng ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu sẽ từ 70-100 triệu USD/năm, tương đương với khoảng 300-450.000 tấn gạo. Nếu có thể kết hợp nhập khẩu điều với xuất khẩu gạo thì sẽ tạo ra một hướng đi mới cho việc thâm nhập thị trường châu Phi. Ngoài ra, cơ quan đại diện của ta tại các nước cung cấp nhiều viện trợ cho châu Phi, đặc biệt là Hoa Kỳ, cần tìm hiểu kỹ hơn về khả năng thuyết phục các nước này mua, hoặc mua thêm gạo của Việt Nam cung cấp cho châu Phi. iii.3.2. chính sách bình ổn thị trường ổn định thị trường lương thực trong nứơc liên quan đến nhiều yếu tố mà xuất khẩu chỉ là một. Muốn ổn định, gia tăng giá trị xuất khẩu cần cố chính sách thị trường đúng và hiệu quả. Nhà nước phải lựa chon cơ cấu và định hướng dự báo thị trường. Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo trực tiếp các doanh nghiệp trực thuộc, và doanh nghiệp có trách nhiệm lo, đảm bảo phần lớn thị trường tiêu thụ ổn định đảm bảo giữ tín nhiệm gạo Việt Nam ở các thị trường đó. Người sản xuất phải có trách nhiệm tự bảo đảm uy tín về hàng hoá của mình, tổ chức lại sản xuất. Những nội dung cụ thể nên đựoc thể hiện rõ trong cơ chế là: - Uỷ ban Nhân dân tỉnh phối hợp Hiệp hội ngành hàng chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải có kế hoạch và chủ động kí hợp đồng tiêu thụ lúa gạo với nông dân. - Cần giữ một số thị trường đặc biệt có lợi nhuận cap hoặc phải cói sự can thiệp của Chính phủ và giao một vài doanh nghiệp tập trung giao dịch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Bộ thương mại và Hiệp hội. Phần lớn lợi nhuận thu được từ các dịch vụ xuất khẩu từ những thị trường này bổ sung trực tiếp vàp Quỹ bảo hiểm xuất khẩu. - Về thực hiện kế hoạch trả nợ hàng năm, để không trái với các thoả thuận song phương đã kí với các nước, các doanh nghiệp được tự do giao dịch, nhưng ngoài việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh phải có tỷ lệ đóng góp nhất định cho Quỹ bảo hiểm xuất khẩu. - Trước mắt, để ổn định thị trường trong nước, nên giao một số doanh nghiệp có năng lực mua tạm trữ hoặc bán ra trong lưu thông để đề phòng, can thiệp khi có biến động ảnh hưởng đến tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy cần có quy định giá sàn tối thiểu (có thể là giá thành + 20% lãi) và cơ chế đảm bảo thực hiện giá sàn này. - Về lâu dài thành lập một số trung tâm lúa gạo để người sản xuất thuận tiện trong việc tiêu thụ hàng hoá của họ, làm như vậy sẽ tránh được cách giải quyết theo kiểu tình thế, hiệu quả không cao như việc mua lúa gạo tạm trữ thường làm xưa nay. Mặt khác, cần có tác động và can thiệp từ khâu sản xuất, ví dụ Nhà nước giải quyết trợ cấp để hạ giá thành. kết luận Cùng với những thành tựu to lớn trong đương lối phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước trong những năm vừ qua, sản xuất lúa hàng hoá và xuất khẩu gạo từ năm 1990 đến 2001 đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Sản xuất lú hàng hoá và xuất khẩu gạo đã có tác động tích cực trở lại đó với sản xuất nông nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung của đất nước. Mặc dù chỉ là một mặt hàng cụ thể, nhưng lúa gạo có vai trò, có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó là mặt hàng nhạy cảm. Biến động giá lúa gạo do việc kiểm soát yếu kém sẽ ảnh hưởng ngay đến đời sống của hơn 80% dân số trong khoói nông nghiệp, ảnh hưởng đến an toàn lương thực quốc gia và an ninh trật tự xã hội Không chỉ ở bình diên quốc gia, ngay cả trên thế giới các nhà kinh tế cũng đã nghiên cứu và đưa ra nhận định: " thế giới có đủ khả năng sản xuất lương thực để nuôi sống hơn 6 tỷ người hiện nay nhưng vẫn có nguy cơ bị đói'. Với trên 700 triệu ha đang được sử dụng để sản xuất lương thực (trong đó có lúa), chưa kể việc tăng năng suấtcây trồng và mở rộng thêm diện tích canh tác đó làkhả năng đảm bảo lương thực của toàn thể nhân loại. Tuy nhiên nguy cơ bị đói vẫn còn do việc nghiên cứu sản xuất và tiêu dùng lương thực hiện nay của thế giới chủ yếu do các tổ chức tư nhân thực hiện. Quyền lợi tiếp cận và được đáp ứng nhu cầu lương thực của con người chưa được đảm bảo và quan tâm đúng mức ở nhiều quốc gia; ấy là chưa kể đến yếu tố thiên tai khó lường trước và thường xuyên xảy ra ở mọi nơi. Nhà kinh tế học ấn độ đoạt giải Nobel kinh tế năm 1999 -người có công lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo đối với các nước đang phát triển, đã từng nói: "Bất kì một quốc gia nào, và bất kì vì lí do gì, nếu còn có người bị đói thì chưa có một nền dân chủ dân chủ thực sự ",điều này hẳn làm cho những ai quan tâm về nhu cầu lương thực của con người phải suy nghĩ. Đối với Việt Nam, trong thời gian tới gạo vẫn là mặt hàng cần được quan tâm và hỗ trợ trong các khâu từ sản xuất, chế biến dự trữ đến xuất khẩu bởi vì hiện nay chúng ta phải duy trì và ổn định sản lượng lương thực do vẫn còn chứa đựng các yếu tố đe doạ an ninh lương thực quốc gia Sản xuất lúa hàng hoá và xuất khẩu gạo có tác động tích cực đến việc phát huy nguồn lực trong nước, góp phần đáng kể để phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nước ta và các nước khác trên thế giới, góp phần thực hiện thànhcông mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng. Yêu cầu cơ bản cụ thể đã và sẽ vẫn còn được đặt ra đối với sản xuất lúa hàng hoá và xuất khẩu gạo của Việt Nam là: - Tiêu thụ hết lúa hàng hoá, đảm bảo quyền lợi của người sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển. -Đảm bảo không có biến động trên thị trường nội địa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần tăng thu ngoại tệ phục vụ công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chúng ta vừa đi qua một chặng đường 1990-2001. Việc sản xuất lúa hàng hoá và xuất khẩu gạo trong thời gian tới, trước mắt đối với thời kì 2002-2005 đang có thế và lục mới. Nhà nước đã có khá đủ chủ trương, chính sách cơ chế mở lối thông thoáng cho sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt có đường lối, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với nỗ lực cao của Chính phủ, của các ngành, các cấp, của chính quyền địa phương và của các doanh nghiệp, hy vọng rằng mọi thử thách sẽ được vượt qua, những yêu cầu nêu trên trong nhiệm vụ của sản xuất lúa hàng hoá - xuất khẩu gạo chắc chắn sẽ được thực hiện một cách tốt đẹp./. tài liệu tham khảo 1. Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001-2005 -Bộ thương mại 2. Giáo trình kinh tế thương mại -Trường đại học KTQD Hà Nội 3. Kinh tế học (Samelan) 4. Chương trình an ninh lương thực quốc gia đến năm 2005 - UB Quốc gia về an ninh lương thực 5. World Economic outlook - IMF (Bộ nông nghiệp Mỹ) 6. Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá thời kì 1997 - 2001 7. Quyết đinh số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu thời kì 2001 - 2005 8. Các Nghị quyết số 09/2001/ NQ-CP; Số 08/2001/NQ-CP; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 22/2001/ CT-TTg ... 9. Các tài liệu báo cáo hàng năm thời kì 1997-1998 của - Các Sở thương mại khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Thương vụ Việt Nam tại một số nước - Bộ thương mại Thái Lan - Bộ thương mại Mỹ - Hiệp hội lương thực Việt Nam -Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0473.doc
Tài liệu liên quan