Ngành công nghiệp giầy dép được khẳng định là một thế mạnh trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt với những nước đang phátn triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình Công nghiệp hoá như Việt Nam. Ngành giầy dép Việt Nam trong những năm qua luôn đóng góp một phần đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam là nhiệm vụ qun trọng để thực hiện chiến lược CNH-HĐH hướng về xuất khẩu của đất nước. Xu huớng phát triển hàng giầy dép thế giới đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành giầy dép Việt Nam . Tuy nhiên, trong quá trình thâm nhập và tiếp cận thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường EU, ngành giầy dép Việt Nam đã và đang gặp phải không ít khó khăn chủ quan và khách quan cản trỏ kim ngạch đạt tới mức tiềm năng của ngành.
Trong giai đoạn tới, với những nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu của mình,ngành giầy dép Việt Nam nhất định sẽ tìm ra những giải pháp tốt nhất để vượt qua mọi khó khăn thủ thách và đạt được mục tiêu pát triển của mình.
43 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam sang EU:Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá, xã hội, môi trường tự nhiên.
Mỗi quốc gia đều có phong tục tập quán, những quy tắc, những điều cấm kỵ của riêng mình. Để hoạt động kinh doanh xuất khẩu khỏi thất bại, nhà xuất khẩu phải nghiên cứu thật kỹ xem những người mua ở nước ngoài chấp nhận mặt hàng này hay mặt hàng kia như thế nào và họ sử dụng chúng ra sao
Môi trường tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thường gây ra những đột biến khó lường. Vì vậy doanh nghiệp phải xem xét và dự đoán được xu hướng biến động của chúng để phát hiện cơ hội hay nguy cơ của doanh nghiệp.
Các nhân tố khoa học công nghệ.
Nhân tố công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả công tác xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Ví dụ, nhờ sự phái triển của hệ thống dịch vụ bưu chính viến thông giúp doanh nghiệp có thể đàm phán trực tiếp với khách hàng qua telex, điện tín, fax đặc biệt là Internet, công nghệ truyền tin nhanh nhất hiện nay, nó làm giảm thiểu chi phí đi lại, hơn nữa doanh nghiệp có khả năng nắm bắt thông tin mới nhất về thị trường. Khoa học công nghệ còn tác động vào các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, kỹ nghệ, nghiệp vụ ngân hàng. Đó cũng là nhân tố tác động tới xuất nhập khẩu.
Đối thủ cạnh tranh cạnh tranh.
Sự cạnh tranh từ phía các đối thủ cả trong và ngoài nước luôn đe dọa sự tồn tại của các doanh nghiệp. Xu hướng hội nhập kinh tế ngày nay càng là áp lực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu bởi vì khi tham gia hội nhập, các doanh nghiệp trong nước sẽ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài mà không còn sự bảo hộ của Nhà nước, điều đó có nghĩa là buộc các doanh nghiệp phải luôn tìm cách đổi mới cả trong quản lý và đổi mới sản phẩm để tồn tại trong xu hướng kinh tế mới này.
Các nhân tố về bản thân doanh nghiệp.
.Sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phản ánh tương quan lực lượng giữa thế và lực của doanh nghiệp và của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nó biểu hiện khả năng duy trì phần thị trường hiện có và chiếm lĩnh thị trường mới. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở ba yếu tố cơ bản sau: giá cả, chất lượng, dịch vụ sau bán hàng.
.Trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Bộ máy năng động, gọn nhẹ sẽ giúp doanh nghiệp luôn biến đổi để thích nghi với điều kiện kinh doanh mới, doanh nghiệp dễ dàng vượt qua những khóp khăn trong cạnh tranh. Bộ máy quản trị cần những người năng động và sáng tạo chịu được áp lực cạnh tranh.
.Trình độ kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp.
Đó là năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trình độ tay nghề của công nhân, thiết bị máy móc và công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng và sử dụng cho việc sản xuất và chế biến những mặt hàng xuất khẩu. Điều này phản ánh tiềm năng của doanh nghiệp, trình độ công nghệ của doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với chất lượng và giá thành phẩm. Có trình độ kỹ thuật tiên tiến hiện đại thì mới có điều kiện tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
.Nguồn lục tài chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp với một nguồn lực tài chính mạnh dễ dàng đáp ứng với đơn đặt hàng của khách hàng còn đối với những doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏ và phân tán thường gặp khó khăn khi cạnh tranh đẻ nhận được đơn đặt hàng. Tài chính tác động trực tiếp và toàn bộ tới quá trình sản xuất của các doanh nghiệp.
IV. Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thâm nhập vào thị trường EU hiện là muc tiêu ưu tiên đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và toàn nghành sản xuất giầy dép nói riêng. Do vậy, càng phải nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường thúc đẩy xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam sang EU, biểu hiện bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, EU không những là một thị trường lớn, là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới, mà đây còn là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với hàng giầy dép Việt Nam. Đây còn là thị trường có mức độ tieu dùng giầy dép tương đối cao ( 6-7 đôi/người/năm) và là thị trường lý tưởng cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Thứ hai, EU là thị trường rất khó tính với các rào cản kỹ thuật tương đối cao, thị hiếu người tiêu dùng EU lại tương đối cao, nhu cầu giầy dép đi lại ít mà làm đẹp thì nhiều. Do vậy nếu vượt qua được các rào cản kỹ thuật, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng thì không những chúng ta có thể chiếm được thị phần trên thị trường EU mà còn có thể thâm nhập dễ dàng các thị trường khác trên thế giới. Đây là phương pháp đi vòng mà Nhật Bản đã áp dụng từ những thập kỉ trước.
Thứ ba, xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam sang EU hiện nay đang đóng góp một nguồn thu đáng kể vào ngân sách quốc gia. Nếu như năm 1995, kim nghạch xuất khẩu giầy dép chỉ đúng thứ 6 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thì nay đã vươn lên đứng hàng thứ 3, chỉ sau có dầu khí và dệt may.
Thứ tư, cùng với việc tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU, chúng ta có thể tận dụng được sự chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp hiện đại của EU nay không còn ưu thế về đất đai, lao động, muốn chuyển giao các công nghệ đó cho các nước kém phát triển hơn. Do vậy, nó sẽ đảm bảo cho hàng giầy dép Việt Nam có thể vượt qua được các rào cản kỹ thuật của EU.
Thứ năm, ngành giầy dép là ngành sử dụng nhiều lao động, việc tăng cường xuất khẩu vào EU đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ sử dụng thêm nhiều lao động, giải quyết thêm công ăn việc làm cho người dân.
Thứ sáu, hàng giầy dép Việt Nam sở dĩ cạnh tranh được với hàng của các nước khác trên thị trường EU, nguyên nhân chính là chúng ta đang được hưởng mức htuế quan ưu đãi GSP mà EU dành cho Việt Nam. Nhưng đến năm 2005, khi mà Trung Quốc đạt được thoả thuận với EU và cũng được hưởng GSP thì khi đó hàng giầy dép Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn về cạnh tranh về giá rất lớn. Để tranh đi nguy cơ này, buộc các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam phải tìm cách giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm. Một trong những nguyên nhân chính đẩy giá thành sản phẩm giầy dép của ta lên cao đó chính là việc chúng ta đã phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Một giải pháp đưa ra là chúng ta sẽ phát triển các đàn bò và xây dựng các nhà máy thuộc da để cung cấp nguyên liệu với giá thành rẻ hơn cho các doanh nghiệp sản xuất giầy dép.
Chương II:
thực trạng xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam vào thị trường eu
I. Khái quát về thị trường EU.
Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.
Lịch sử hình thành Liên minh châu Âu (Eropean Union - EU): được đánh dấu từ ngày 18/4/1951 khi 6 nước: Pháp, Bỉ, CHLB Đức, Italia, Hà Lan, Lucxămbua đã đi tới ký hiệp ước thiết lập cộng đồng than thép châu Âu (CECA). Mục tiêu của CECA là đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than của các nước thành viên trong những điều kiện thống nhất, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phân phối, tiêu thụ và nâng cao năng suất lao động. Trên cơ sở những kết quả mà CECA mang lại về mặt kinh tế cũng như chính trị, Chính phủ các nước thành viên thấy cần thiết phải tiếp tục con đường đã chọn để sớm đạt được “thực thể châu Âu mới”. Ngày 25/3/1957, hiệp ước thiết lập cộng đồng kinh tế châu Âu (Eropean Economic Community-EEC) và cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (CEEA) đã được ký kết tại Roma. Trong đó, CEEA chỉ điều chỉnh một lĩnh vực của công nghiệp và kinh tế, nhiệm vụ của nó chỉ là đẩy mạnh việc sáng tạo và phát triển công nghiệp nguyên tử và đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu, bảo vệ môi trường EEC bao trùm lĩnh vực kinh tế chung, bảo đảm hoà nhập kinh tế, tiến tới một thị trường thống nhất, tạo ra tự do lưu thông hàng hoá và con người trong toàn khối. Năm 1967, CECA, CEEA,EEC chính thức hợp nhất thành một tổ chức chung gọi là “Cộng đồng châu Âu” (Eropean Community-EC).
2. Đặc điểm của thị trường EU.
2.1. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU.
EU là một thị trường rộng lớn, với 377,3 triệu người tiêu dùng. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. Thị trường này còn mở rộng sang các nước thuộc Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (Eropean Free Trade Association-EFTA) tạo thành một thị trường rộng lớn trên 380 triệu người tiêu dùng. (Theo nguồn: Tạp chí Nghiên cứu châu Âu )
EU là một trong những thị trường lớn trên thế giới, sở thích và nhu cầu của họ cũng cao, họ có thu nhập, mức sống cao, khá đồng đều và yêu cầu rất khắt khe về độ an toàn của sản phẩm nói chung. Yếu tố trước tiên quyết định tiêu dùng của người châu Âu là chất lượng và thời trang của hàng hoá sau đó mới đến giá cả của đại đa số mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này.
Hàng năm EU nhập khẩu một lượng lớn hàng hoá chủ yếu là hàng tiêu dùng từ các nước đang phát triển như thuỷ sản, dệt may, giầy dép... Nhu cầu nhập khẩu một số sản phẩm tiêu dùng chính của EU từ 1995 đến 1999 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Nhu cầu nhập khẩu một số sản phẩm tiêu dùng chính của EU từ các nước đang phát triển.
Đơn vị : triệu USD.
Mặt hàng
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1. Thuỷ sản
326
404
501
623
702
812
895
2. Dệt may
130.638
132.981
134.489
135.834
138.551
139.145
141.452
3. Giầy dép
1.949
2.667
4.364
3.231
4.462
4.225
4.576
* Nguồn: Thống kê hải quan,Vụ xuất nhập khẩu, Bộ thương mại.
Niêm giám thống kê, Tổng cục thống kê (2000)& Tổng cục hải quan.
Số liệu từ bảng 1 cho thấy EU là một thị trường nhập khẩu hàng tiêu dùng rất lớn. Song để vào được thị trường EU, hàng tiêu dùng của các nước đang phát triển phải thoả mãn những điều kiện khá ngặt nghèo.
Đối với hàng giầy dép, thị hiếu của người tiêu dùng trong thị trường EU được đánh giá là khá khó tính và chọn lọc. Yêu cầu về mẫu mốt và kiểu dáng hàng hoá thay đổi nhanh, đặc biệt đối với những hàng thời trang (giầy dép, quần áo...).
2.2. Nhu cầu nhập khẩu hàng giày dép.
EU là một thị trường rộng lớn với hơn 375 triệu dân, nhu cầu tiêu dùng hàng giầy dép rất lớn, vào hàng thứ hai thế giới (sau Mỹ). Thị trường EU có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu hàng giầy dép đứng hàng đầu thế giới. Đồng thời, các nước EU cũng đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng giầy dép. ở thị trường EU, người ta có thể thấy đủ các mặt hàng giầy dép từ khắp các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung quốc, Singapore...
2.3. Hệ thống phân phối của hàng giầy dép trên thị trường EU.
Trong nền thương mại châu Âu , hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng trong khâu lưu thông và xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này. Hệ thống phân phối EU chủ yếu bao gồm các hình thức sau: các trung tâm thu mua, các đơn vị chế biến, dây truyền phân phối, các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng.
Trong xu hướng hiện nay, nhập khẩu trực tiếp hàng giầy dép vào EU tăng lên do yêu cầu về cạnh tranh trong khâu bán lẻ. Hệ thống bán lẻ ngày càng chiếm ưu thế trong hệ thống phân phối hàng giầy dép vào thị trường EU.
Hàng giầy dép tại các nước EU cơ bản được phân phối qua hệ thống bán lẻ như: Các dây chuyền chuyên doanh hàng giầy dép, các cửa hàng chuyên doanh hàng giầy dép liên nhánh, các trung tâm bán hàng qua bưu điện, các siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập, các kênh tiêu thụ khác.
Với các thị trường khác nhau trong EU, hệ thống phân phối hàng giầy dép lại có sự khác biệt. Nếu như ở Anh, các công ty bán lẻ độc lập chiếm thị phần nhỏ thì kênh phân phối này lại khá phổ biến với các nước phía Nam EU như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia.
Trong các năm tới, hình thức kinh doanh bán lẻ có thể có nhiều thay đổi, đó là sự giảm đi thị phần của các công ty bán lẻ độc lập và tăng lên các loại hình bán lẻ khác. Đồng thời, các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển châu á, trong đó có Việt Nam sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh của các nước Đông Âu và Trung Đông do các nước này có ưu thế hơn hẳn trong khả năng tiếp cận hệ thống bán lẻ của các nước EU.
2.4. Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU.
Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua các quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu. Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc châu Âu.
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, EU tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền.
Ngoài việc ban hành và thực hiện quy chế trên, EU còn đưa ra các Chỉ thị kiểm soát từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng.
2.5. Chính sách thương mại.
EU được coi là một đại quốc gia của châu Âu. Bởi vậy, chính sách thương mại của EU giống như chính sách thương mại của một quốc gia. Nó bao gồm chính sách thương mại nội khối và chính sách ngoại thương.
Chính sách thương mại nội khối: chính sách nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung châu Âu, xoá bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan( xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan ) để tự do lưu thông vốn, hàng hoá, dịch vụ và vốn, điều hoà các chính sách kinh tế - xã hội của các nước thành viên.
Chính sách ngoại thương: gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định được xây dựng trên những nguyên tắc sau: không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và đối xử công bằng. Các biện pháp bảo hộ chủ yếu được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
Tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Uỷ ban châu Âu (EC) là người đại diện duy nhất cho Liên minh trong việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.
3. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của EU dành cho các nước đang phát triển.
Hàng hoá từ các nước đang phát triển nếu thoả mãn nhưng quy định của EU sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới (WTO) là không phân biệt đối xử và đối ứng. Nguyên tắc này thể hiện qua việc các nước đối xử tối hụê quốc( Most Favour Nation – MFN). Nhưng do trình độ phát triển kinh tế của các nước thành viên WTO rất khác nhau nên việc tôn trọng nguyên tắc không phân biệt đối xử sẽ làm cho hàng hoá của các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước chậm phát triển ( dưới đây gọi chung là các nước đang phát triển ) không có khả năng cạnh tranh với hàng hoá của các nước phát triển. Do vậy cần phải có biện pháp nới lỏng nguyên tắc trên cho các nước đang phát triển, chiếm đa số trong WTO.
II. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU
1. Thuận lợi
Thứ nhất, với các quy định của EU đối với hàng giầy dép xuất khẩu trên, hàng giầy dép Việt Nam có những thuận lợi hơn so với hai nước cạnh tranh trực tiếp trên thị trường EU là Trung Quốc và Indonexia. Về thuận lợi, trong khi hàng giầy dép Việt Nam vẫn được hưởng GSP (mức cao nhất là 11,9%) thì hàng giầy dép của Indonexia đang phải chịu mức thuế chống phá giá của EU (17%).
Thứ hai, các doanh nghiệp VN có lợi thế cạnh tranh là có nguồn nhân lực trẻ, chi phí nhân công thấp. Mặt khác, với một bản chất cần cù siêng năng, nhân công VN có khả năng chịu được những áp lực tốt trong công việc.
Thứ ba, các chính sách mới được dưa ra nhằm khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước cùng với nền kinh tế mở và hội nhập là điều kiện tốt cho các doanh nhiệp xuất khẩu.
Thứ tư, vì đang là một trong ba ngành xuất khẩu mũi nhọn nên các doanh nghiệp giầy dép được sự hỗ trợ từ phía chính phủ bằng các chính sách ưu đãi như: chính sách thuế, mặt bằng sản xuất...
Thứ năm, với một nền kinh tế tương đối ổn định, VN là môi trường tốt cho kinh doanh, điều kiện tốt cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, yên tâm sản xuất.
Thứ sáu, đồng thời đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nha nước liên tục đổi mới phương cách quản lý kinh tế phù hợp và thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế; tạo điều kiện tốt cho các DNXK thi thố tài năng.
Một vài thuận lợi khác mà Việt nam có được như: vị trí địa lý thuận lợi cho lưu thông(Gần biển) và thuộc khu vực đang có sự phát triển nhanh, tham gia AFTA...Sẽ là những điều kiện thuận cho các doanh nghiệp VN nói chung và giày dép nói riêng.
2.Khó khăn
Thứ nhất, vừa qua Trung Quốc đã đạt được việc gia nhập tổ chức WTO, như vậy hàng giầy dép của Trung Quốc vào EU sẽ không phải chịu mức thuế chống phá giá nữa. Mặt khác các doanh nghiệp sản xuất giầu dép xuất khẩu của Trung Quốc và Indonexia có khả năng thiết kế mẫu mã và thâm nhập thị trường EU tốt hơn các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, các DNVN có đến 80% là DN vừa và nhỏ, hầu gết các DN gặp khó khăn về nguồn vốn.
Thứ ba, các doanh nghiệp VN phải đương đầu với các bộ luật như: luật chống phá giá, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật bản quyền kiểu dáng mẫu mã. Những nhân tố này còn rất mới và gây bỡ ngỡ cho các doanh nghiệp VN khi tham gia hoạt động xuất khẩu. Để tránh bị theo đuổi kiện tụng do luật bảo vệ nguòi tiêu dùng, các doanh nghiệp xuất khẩu VN cần tuân thủ và chấp hành đúng theo yêu cầu bên đối tác đưa ra.
Thứ tư, sự khác biệt ngôn ngữ cũng là một khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu VN. Phần lớn các quốc gia thuộc cộng đồng EU dùng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp. Các hợp đồng đựoc viết bằng tiếng Anh. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý DNVN có một trình độ ngoại ngữ giao tiếp tốt.
Thứ năm, hệ thống ngân hàng của VN còn chưa mạnh biểu hiện là khả năng thanh toán và khả năng về vốn cho vay còn chậm và thấp, chưa đủ uy tín để làm trung gian giao dịch, điều đó cản trở sự thanh toán nhanh trong giao dịch XNK.
Thứ sáu, hệ thống thông tin và các trung tâm phân tích thông tin về sự biến động của thị trường ở VN rất yếu và gần như không có. Các doanh nghiệp XK sẽ luôn bị động trước những biến động của thị trường,điều đó thật sự nguy hiểm cho các doanh nghiệp xuất khẩu VN.
Thứ bẩy, thủ tục hải quan VN bị đánh giá là quá phức tạp và yếu kém trong bộ máy quản lý với rất nhiều giấy tờ và thủ tục. Các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và với các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép nói riêng luôn phải chờ đợi tốn nhiều thời gian. Mặt khác còn phải trả cho những chi phí lưu kho và bảo quản, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ khó khăn trong việc thực hiện điều kiên đúng thời hạn trong hợp đồng và nhiều rủi ro khác.
Thứ tám, phương tiên vận tải dung cho hoạt động XNK của VN rất ít và thấp kém về kĩ thuật cũng như khả năng chuyên chở. Các doanh nghiệp xuất khẩu thường phải thuê phương tiện nước ngoài với chi phí cao. Họ luôn bị động về tìm kiếm phương cách vận chuyển.
Thứ chín, các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép VN phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài mà trong nước chưa có nguồn nguyên liệu thay thế. Điều đó đồng nghĩa với việc các DN giày dép VN chỉ tập trung chủ yếu là làm gia công cho đối tác. Lợi nhuận thu về từ gia công nhỏ hơn rất nhiều so với tự sản xuất.
III. Thực trạng hoạt động XK hàng giày dép VN vào EU thời gian qua
1. Kết quả xuất khẩu giầy dép Việt Nam vào thị trường EU.
Kim ngạch xuất khẩu
Biến động chính trị ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu năm 1991 đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất hàng giầy dép của Việt Nam mất đi thị trường truyền thống, ổn định trong nhiều năm trước đó. Điều đó tạo ra những khó khăn nhất thời nhưng mặt khác nó cũng thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất giầy dép Việt Nam tự vươn lên bằng nội lực để khẳng định mình. Trong giai đoạn từ 1992 đến nay, các doanh nghiệp sản xuất giầy dép Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc. Từ giai đoạn 1992-1994 tuy Việt Nam chưa ký Hiệp định thương mại với EU song hàng giầy dép Việt Nam đã xuất khẩu được một lượng khá lớn vào thị trường châu Âu.
Nhìn vào bảng 4 (Trang sau) ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam vào thị trường EU từ khi nước ta mở của đến nay ngày càng tăng (tuy có hơi giảm vào những năm gần đây). Năm 1992, khi nước ta mới mở cửa, kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam vào EU mới chỉ đạt 26 triệu USD thì chỉ một năm sau, con số đấy đã là 119 triệu USD, tăng 357,7%. Và đến năm 1995 kim ngạch xuất khẩu đã đạt tới con số 481,1 triệu USD, tăng 18,5 lần so với năm 1992.
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam sang thị trường châu Âu.
Stt
Năm
Giá trị xuất khẩu
(Tr.USD)
Tốc độ tăng
(%)
1
1992
26
2
1993
119
3.577
3
1994
271
1.277
4
1995
481,3
0.776
5
1996
664,6
0.381
6
1997
1032,3
0.553
7
1998
1043,1
0.01
8
1999
1310,5
0.256
9
2000
1153,7
-0.12
10
2001
1072,4
-0.07
Nguồn: số liệu tổng hợp từ Xuất khẩu nước-Mặt hàng chủ yếu
-Tổng cục hải quan-
Những năm gần đây (2000-2001), tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam vào EU tăng trưởng âm (năm 2000 tốc độ tăng trưởng là -12% so với năm 1999 và năm 2001 tốc độ tăng trưởng là -7% so với năm 2000), nguyên nhân chủ yếu là do sự quan trở lại của các nước châu á vốn trước đây bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở châu á. Những nước này vốn đã có công nghệ sản xuất giầy dép tốt hơn Việt Nam, nay giá công nhân trong nước lại giảm nên họ có lợi thế về giá. Ngoài ra còn một nguyên nhân quan trọng nữa là việc Trung Quốc mới gia nhập WTO. Thông thường khi một quốc gia chuẩn bị gia nhập WTO thì quốc gia đó sẽ thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình để tạo
Nếu như thời kỳ 1991-1993, xuất khẩu giầy dép đứng hàng thứ 10 trong số các mặt hàng xuất khẩu thì đến năm 1994 giầy dép đã vươn lên hàng thứ 6 và hiện nay giầy dép đứng hàng thứ 3 trong số những mặt hàng xuất khẩu chỉ sau dầu khí và dệt may.
1.2. Các nước nhập khẩu chính hàng giầy dép của Việt Nam trong EU.
Từ năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất hải quan có định mức thuế quan chung cho tất cả các nước thành viên. EU được đánh giá là thị trường khá tương đồng về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng.. Với hơn 377,3 triệu dân, thị trường EU thực sự là thị trường lý tưởng cho sản phẩm tiêu dùng nói chung và sản phẩm giầy dép nói riêng.
`Bảng 5: Các nước nhập khẩu hàng giầy dép Việt Nam trong EU.
Đơn vị: USD
STT
Nước
1999
2000
2001
1
Ailen
12.577.122
11.662.069
9.899.703
2
Anh
279.064.573
254.485.338
254.201.518
3
áo
4.942.624
2.619.052
5.837.782
4
Bỉ
161.452.626
146.440.850
158.386.498
5
Đan Mạch
9.956.453
9.868.052
11.095.097
6
Đức
230.969.295
192.302.583
214.019.716
7
Hà Lan
174.068.328
125.567.143
157.364.056
8
Hi Lạp
6.387.468
1.782.383
9.610.457
9
Lúcxămbua
6.5267
66.783
22.061
10
Italia
7.307.041
8.453.525
4.498.491
11
Phần Lan
8.746.482
7.433.322
6.916.388
12
Pháp
190.567.362
132.718.615
166.343.582
13
Tây Ba Nha
80.345.422
76.882.504
44.652.055
14
Thuỵ Điển
38.345.345
36.560.315
21.900.965
15
Thuỵ sĩ
7.734.573
6.373.243
7.677.178
Tổng
1.310.529.981
1.153.215.777
1.072.425.547
Nguồn: Xuất khẩu nước-Mặt hàng chính-Tổng cục hải quan.
Từ số liệu bảng 2 cho thấy các nước Anh, Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp là những quốc gia trong EU nhập khẩu một lượng lớn hàng giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó Anh luôn là nước đứng đầu trong các nước EU về nhập khẩu hàng giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2000, kim ngạch nhập khẩu của Anh là 194.48 triệu USD thì đến năm 2001 là 234.2 triệu USD, tăng 30.7% tiếp theo là các nước Đức, Pháp, Hà Lan. Như vậy, hàng giầy dép Việt Nam vào thị trường EU thực chất là chỉ mới thâm nhập chủ yếu vào các nước lớn. Nguyên nhân một phần là do tập quán thị hiếu của người dân, một phần do có mối quan hệ hợp tác hữu nghị từ lâu. Đối với Đức, trước đây Đông Đức đã từng biết tới sản phẩm giầy dép Việt Nam với hàng ngàn người Việt Nam đang làm việc hiện nay tại Đức đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại giữa hai nước. Đối với Pháp, Việt Nam là thành viên của cộng đồng Pháp ngữ nên có nhiều hiểu biết về văn hoá cũng như thị hiếu tiêu dùng của nhau.
Biểu 3: Tỷ trọng các nước nhập khẩu giầy dép Việt Nam trong EU.
(Minh hoạ bảng trên)
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Nếu trong giai đoạn 1986-1991, hình thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là hình thức xuất khẩu để thực hiện nghị định thư về trao đổi hàng hoá và trả nợ các nước hay gia công mũ giầy cho Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu thì từ năm 1992 đến nay, hình thức xuất khẩu chủ yếu là gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp. Các đối tác của hình thức gia công xuất khẩu là Hàn Quốc, Đài Loan. Hàng giầy dép được sản xuất ở Việt Nam sau đó được xuất sang các nước này để đóng nhãn mác, từ đó đi vào các thị trường tiêu dùng trong EU. Đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp, hình thức này được thực hiên dựa trên các đơn đặt hàng của các nước thuộc Liên minh châu Âu như : Đức, Anh, Pháp, Italia... Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất giầy dép xuất khẩu Việt Nam đã có cố gắng trong vệc tìm kiếm và mở rộng thị trường EU để thúc đẩy xuất khẩu bằng hình thức trực tiếp. Bởi hình thức xuất khẩu trực tiếp không chỉ nâng cao giá trị hàng xuất khẩu của doanh nghiệp so với gia công mà còn tạo điều kiện tiếp cận nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng EU.
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam
vào thị trường EU theo hình thức xuất khẩu.
Đơn vị:Nghìn USD
Hình thức xuất khẩu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Gia công xuất khẩu
360.975
485.158
745.320
752.075
942.249
819.127
754.969
Xuất khẩu trực tiếp
120.325
179.442
286.979
291.024
368.250
334.573
317.434
Tổng
481.300
664.600
1.032.299
1.043.099
1.310.499
1.280.573
1.072.403
Nguồn: số liệu tổng hợp từ các báo cáo về Xuất khẩu nước-Mặt hàng chủ yếu qua các năm-Tổng cục Hải quan.
Biểu đồ 1: Hình thức xuất khẩu vào thị trường EU
( Minh họa số liệu bảng trên)
Số liệu từ bảng 2 và biểu đồ cho thấy, kim nghạch xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp sản xuất giầy dép xuất khẩu ngày càng tăng. Tuy giai đoạn 2000-2001 có giảm xuống một chút, nhưng so bình quân cả thời kỳ thì vẫn tăng. Nếu năm 1995 chỉ đạt 120.325 Tr.USD thì đến năm 2001 là 317.4304 Tr.USD tăng 197.1054. Trong khi đó hình thức gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn ( Trên 70% ) trong kim ngạch xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU.
3. Cơ cấu mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang EU.
Hàng giầy dép xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU chủ yếu là: giầy vải, giầy thể thao, giầy dép nữ cao cấp, giầy da trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch là giầy vải.
Bảng 7: cơ cấu hàng giầy dép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.
Đơn vị : 1000 đôi
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu
1999
2000
2001
Giầy vảI
40645
40092
26684
Giầy nữ
3547
5415
6745
Giầy thể thao
6315
9853
11724
Dép đi trong nhà
2341
2474
2395
Giầy da
1024
1909
2336
Nguồn: Báo cáo của Bộ thương mại.
Bảng 8: Giá xuất khẩu trung bình giầy dép Việt Nam sang EU.
đơn vị: USD/đôi FOB
1994
1997
2001
Giầy thể thao
6.8
7.8
8.25
Giầy nữ
4.0
4.5
4.72
Giầy vải
2.7
3.5
3.8
Nguồn : Trung tâm thương mại thông tin-Bộ thương mại.
Số liệu từ bảng trên cho thấy, năm 1997 giá hàng giầy dép Việt Nam xuất khẩu sang EU có tốc dộ tăng trưởng khá cao trong đó tốc độ tăng giá cao nhất là giầy vải , đạt 9.14%/năm; giầy thể thao 4.77%, giầy nữ 4.9%; so với năm 1994. Nhưng đến năm 2001, xu hướng dùng giầy vải đang giảm xuống giầy vải tăng 9,01%, giầy thể thao và giầy nữ cao cấp tăng (Giầy thể thao: 5,7%; giầy nữ: 5,2% Nhưng sản phẩm giầy vải có giá trị xuất khẩu thấp hơn so với giầy nữ và giầy thể thao. Điều đó chứng tỏ thị trường EU đã bão hoà với sản phẩm giầy vải, sản phẩm được ưu chuộng trên thị trương EU là giầy thể thao, giầy da, giầy nữ cao cấp.
III. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian qua.
Thành tựu.
Hoạt động tìm kiếm thị trường và bạn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất hàng giầy dép Việt Nam xuất khẩu trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ so với trước. Các doanh nghiệp sản xuất giầy dép đã chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về hàng tiêu dùng được tổ chức hàng năm ở các nước EU để tiếp cận với người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm và tìm đối tác kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng rất tích cực tham gia các đoàn khảo sát thị trường EU do nhà nước hoặc thành phố tổ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở tổ chức, đặc biệt là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua các tham tán thương mại Việt Nam tại các nước trong Liên minh châu Âu để tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tìm hiểu đối tác...
Cơ cấu sản phẩm giầy dép xuất khẩu đã khá đa dạng. Bên cạnh sản phẩm giầy vải truyền thống, các doanh nghiệp sản xuất giầy dép xuất khẩu cũng đã có sự đầu tư vào thiết bị công nghệ sản xuất các chủng loại giầy dép mới như: giầy thể thao, giầy nữ xuất khẩu, giầy da và các sản phẩm khác... Tuy nhiên, tỷ trọng các sản phẩm này trong sản phẩm giầy dép xuất khẩu còn thấp so với giầy vải. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đã từ bước đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu của mình để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường EU, khai khác triệt để nguồn nguyên liệu trong nước. Nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất giầy dép đã thấy nhu cầu tiêu thụ của thị trường EU đối với sản phẩm : giày thể thao, giầy nữ, giầy dự án... ngày càng tăng không những thế giá nhập khẩu còn cao hơn sản phẩm giầy vải. Ngoài ra sản phẩm giầy thể thao và giầy nữu xuất khẩu có thời gian chuyển vụ dài hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể sản xuất liên tục.
Hình thức xuất khẩu chủ yếu mà các doanh nghiệp sản xuất giầy dép Việt Nam đang áp dụng là hình thức gia công xuất khẩu. Tuy hình thức này có những hạn chế nhất định nhưng lại là phương thức phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp giầy dép mà nhiều nước đang phát triển đã áp dụng thành công. Bởi vì hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giầy dép xuất khẩu hiện nay đang trong tình trạng hạn chế về vốn, về sáng tác phát triển mẫu mốt và về quản lý để thâm nhập trực tiếp vào thị trường nhập khẩu. Hình thức gia công xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, học hỏi kinh nghiệm quản lý, từng bước tiếp cận với thị trường nước ngoài.
2. Tồn tại.
Có thể nói, bên cạnh những ưu điểm trên, công tác mở rộng thị trường còn hạn chế, trên nhiều thị trường, mối quan hệ với bạn hàng còn lỏng lẻo, hoạt động xuất khẩu nhiều lúc còn mang tính bị động, thiếu định hướng, nhiều khi khách hàng tìm đến các doanh nghiệp chứ không phải các doanh nghiệp tìm đến khách hàng. Một số thị trường mặc dù đã thâm nhập được nhưng còn nhiều bấp bênh. Trong một thời gian dài , việc mở rộng thị trường chưa được đề cao một cách đúng mức. Hoạt động nghiên cứu thị trường diễn ra lẻ tẻ, chưa cập nhật đầy đủ thông tin về sự biến động của thị trường thế giới, có những biến động lớn thì vẫn chậm đưa ra những giải pháp đối phó.
Ngoài ra sức cạnh tranh của hàng giầy dép còn yếu trên thị trường quốc tế. Mới chỉ có một số doanh nghiệp được đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại (công ty giày Thăng Long, Giầy Phú Lâm...) còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn sử dụng các trang thiết bị lạc hậu, cũ kỹ do đó chất lượng, mẫu mã sản phẩm còn thua kém nhiều so với một số hàng giầy dép của một số nước khác như Thái Lan, Trung Quốc...
3. Nguyên nhân của các tồn tại.
3.1. Nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất là: Mặc dù sản phẩm giầy dép là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đạt doanh thu lớn, song các doanh nghiệp sản xuất giầy dép xuất khẩu lại chưa chú ý đúng mức đến vai trò của công tác nghiên cứu và dự đoán thị trường. Chưa xác định đúng vai trò và chức năng của hoạt động nghiên cứu thị trường. Từ đó việc tổ chức, xác định mục tiêu nghiên cứu cho hoạt động này chưa phù hợp, chưa đem lại thông tin cần thiết cho việc hoạch định các chiến lược và các chính sách phát triển của các doanh nghiệp . Kinh phí cho hoạt động này còn eo hẹp, vì vậy các thông tin thu thập được về thị trường chưa nhiều, chưa có độ tin cậy cao để đáp ứng cho việc hoạch định chiến lược và các chính sách phát triển thị trường.
Thứ hai là: Các doanh nghiệp chưa xây dựng được một chiến lược mở rộng thị trường cụ thể và hợp lý, các hoạt động xuất khẩu còn nhiều bị động, việc so sánh và lựa chọn thị trường nước ngoài chưa tốt, các thông tin thu thập được còn thiếu chính xác. Do vậy chưa đưa ra được các chính sách mở rộng và thâm nhập thị trường hợp lý.
Thứ ba là: Chưa tạo lập được một mạng lưới phân phối tốt trên các thị trường nước ngoài. Việc lập các cửa hàng đại lý và văn phòng đại diện ở nước ngoài còn rất hạn chế. Việc xuất khẩu chủ yếu là thông qua đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài.
Thứ tư là: Các doanh nghiệp chủ yếu làm gia công cho phía nước ngoài nên giá thành xuất khẩu bị giảm nhiều, thị trường xuất khẩu không ổn định, bị ép giá, không trực tiếp tiếp xúc với thị trường. Nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng làm gia công thì an toàn, ít rủi ro, không sợ bị phá sản, do đó chưa chủ động chuyển sang các hoạt động xuất khẩu mang tính thương mại. Thị trường xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào Quota và hạn ngạch được cấp từ phía Nhà nước.
Thứ năm là: Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam chưa tạo lập được một hệ thống nhãn mác có uy tín trên thị trường thế giới. Nhãn mác các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu được gắn nhãn các hãng nổi tiếng nước ngoài như NIKE, ADIDAS do vậy thực tế hàng giầy dép Việt Nam không được người tiêu dùng quốc tế biết đến. Điều này cũng một phần là do hàng của ta chủ yếu làm theo hình thức gia công hoặc xuất sang các nước khác được gắn mác mới rồi mới được tái xuất khẩu đi. Mặt khác, cũng còn nhiều doanh nghiệp chưa tự tin, mạnh dạn trong việc sử dụng nhãn mác riêng cho sản phẩm của mình mặc dù chất lượng không thua kém hàng ngoại.
3.2. Nguyên nhân khách quan.
Thứ nhất: Bảo hộ mậu dịch của các nước và các khu vực thị trường đối với sản phẩm giầy dép rất mạnh. Các yêu cầu về xuất xứ hàng hoá để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập rất khắt khe. Mặt khác, hàng Việt Nam phải chịu sự cạnh trang rất khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh khác, như Trung Quốc, Thái Lan...
Thứ hai: Việc nhà nước áp dụng một lúc ba loại thuế mới: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu từ năm 1999 đã gây không ít biến đổi trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề khấu trừ thuế đối với hàng xuất khẩu gặp phải nhiều thủ tục rườm rà, gây chậm trễ ứ đọng vốn không đáng có, làm hiệu quả kinh doanh chung bị suy giảm.
Thứ ba: Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính của nước ta rườm rà, thiếu linh hoạt, trong đó thủ tục hải quan là một trong những khâu còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động mở rộng thị trường của các doanh nghiệp. Những tồn tại về hải quan chủ yếu xoay quanh việc áp giá, áp mã để tính thuế và thủ tục thông quan, giải phóng hàng hoá. Từ sau cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các giám đốc doanh nghiệp đầu năm 1998, những vướng mắc này đang được tháo gỡ và bước đầu đã có kết quả tốt trong việc là thủ tục thông quan hàng hoá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất giầy dép giao hàng nhanh chóng và đúng hạn- một trong những yêu cầu chặt chẽ của đối tác nước ngoài.
Thứ tư: Tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước phục vụ cho sản xuất giầy dép. Trong nhưng năm qua, chúng ta mới chỉ chú trọng đến việc đầu tư vào việc phát triển cơ sở sản xuất giầy dép chứ chưa chú trọng đến việc đầu tư vào các cơ sơ sản xuất nguyên, phụ liệu. Do vậy cúng ta bị lệ thuộc quá nhiều vào việc cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu, phụ tùng, thiết bị máy móc từ nước ngoài.
Thứ năm Do nước ta mới mở của, do vậy mức tiếp cận với các thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thị trường EU. Nhiều doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệp trong việc mở rộng và thâm nhập thị trường nước ngoài. Do đó tốc độ mở rộng thị trường còn chậm và kém hiệu quả.
Thứ sáu : Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các công ty trong toàn ngành nhằm tranh thủ năng lực thiết bị của nhau, đặc biệt là giữa các công ty thuộc Tổng công ty giầu dép Việt Nam. Vẫn còn tình trạng cạnh tranh nội bộ, thiếu hỗ trợ nhau, chạy theo lợi ích cá nhân. mặt khác, các doanh nghiệp chưa chủ động trong việc tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, đa số nguồn nguyên liệu vẫn phải nhập.
Thứ bảy: Thị trường EU rất phức tạp bởi vì đây là một thị trường hỗn hợp gồm rất nhiều quốc gia với những đặc điểm riêng biệt. Sự phức tạp trong nghiên cứu thị hiếu và sở thích, nền văn hoá riêng sẽ cản trở các doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường này. Mặt khác, thị trường EU với một rào cản kĩ thuật và chất lượng cao cùng với thị hiếu thay đổi nhanh sẽ là nguyên nhân gây khó khăn chính đối với các doanh nghiệp xuất khẩu VN.
Chương III:
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam
vào thị trường EU
I. Định hướng và những quan điểm xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam vào thị trường EU.
Trong chiến lược phát triển đến năm 2010, ngành giầy dép đã xác định mục tiêu “hướng ra xuất khẩu” để thu hút ngoại tệ, tự cân đối các điều kiện để sản xuất và phát triển. Với mục tiêu đó, ngành giầy dép đã có những quan điểm của mình trong việc tăng cường khả năng xuất khẩu sang EU trong những năm tới như sau:
Quan điểm hướng ra xuất khẩu và chuyển từ gia công sang mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả, tăng nhanh tích uỹ, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá những mặt hàng xuất khẩu.
ưu tiên phát triển những cơ sở sản xuất nguyên liệu phụ, hoá chất phục vụ cho ngành nhằm tiết kiệm ngoại tệ, hạn chế sự phụ thuộc và tạo thế chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Coi trọng thị trường nội địa, khai thác tối đa năng lực để nhằm khai thác nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế.
Chú trọng khâu thiết kế và triển khai những mẫu mã đẹp,mới đáp ững yêu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề để đảm bảo sự tiếp thu nhanh chóng chuyển giao công nghệ, phấn đấu làm chủ trong sản xuất và không phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.
Chú trọng đầu tư chiều sâu để đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, bổ sung các thiết bị lẻ, thay thế những thiết bị lạc hậu, đổi mới công nghệ làm tăng sản lượng, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam vào thị trường EU.
Giải pháp về phía nhà nước.
Cải thiện môi trường đầu tư và môi trường thương mại.
Chính sách đầu tư.
Đầu tư chọn lọc theo mặt hàng có thế mạnh nhằm tạo khả năng liên kết, hợp tác và khai khác tốt hơn năng lực thiết bị. Khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhất là cho việc sản xuất các sản phẩm giầy dép cao cấp đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Nâng cao và cải thiện môi trường đầu tư. Xoá bỏ sự phân biệt giữa đầu tư trong nước và nước ngoài đồng thời giảm bớt thủ tục nhanh chóng cấp giấy phép đầu tư. Khuyến khích đầu tư công nghệ cao và công nghệ sạch.
Cải thiện môi trương thương mại phải bắt đầu từ cải cách các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hải quan, áp dụng công nghệ thông tin vào kê khai và tính thuế hàng hoá xuất nhập khẩu. Đồng thời, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng là biện pháp thu hút vốn đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Cải thiện môi trường thương mại là giải pháp hết sức cơ bản nhưng lại mang tính tổng hợp cao độ. Vì vậy cần có sự phối hợp của Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng và các định chế xã hội, văn hoá.
b) chính sách thuế:
Với vai trò là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước cùng với những đặc điểm riêng của ngành như nghành phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu phụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, chủ yếu là gia công hàng giầy dép xuất khẩu chính phủ nên có những chính sách ưu đãi về thuế:
áp dụng thuế suất 0% đối với nguyên liệu chính nhập khẩu như da thuộc và áp dụng thuế suất ưu đãi cho các nguyên liệu phụ khác.
Xây dựng mức thuế nhập khẩu chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu. Xoá bỏ tình trạng một loại nguyên liệu với các thông số kỹ thuật khác nhau, định mức tiêu hao cùng nhiều chức năng khác nhau được áp dụng cho cùng một thuế suất. điều này gây nhiều thiệt thòi cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp giầy dép sử dụng lợi tức để tái đầu tư thì được miễn thuế lợi tức với phần đầu tư đó.
Tổ chức tốt hệ thống thông tin.
Thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt với hoạt động xuất khẩu. Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hàng giầy dép Việt Nam vào thị trường EU không thể không quan tâm đến vấn đề thông tin.
Thông tin phải đảm bảo các nguyên tắc:
Chính xác, rõ ràng.
Thường xuyên, đầy đủ và thống nhất về tiêu chí.
Phù hợp thông lệ quốc tế.
Phải tổ chức trung tâm thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp giầy dép để có các biện pháp kịp thời như điều chỉnh cơ cấu, cân đối giữa các mặt hàng, giữa các yếu tố sản xuất, để tạo nên sự đồng bộ trong sản xuất kinh doanh và tận dụng tối đa khả năng sản xuất và những cơ hội có được.
Về nội dung thông tin:
Để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác, thông tin cần nêu lên được các vấn đề: Thông tin về thị trường thể hiện qua nhu cầu của thị trường (tập quán, thị hiếu tiêu dùng), khả năng sản xuất , khả năng tiêu thụ của thị trường , các đòi hỏi về chất lượng , tập quán thương mại quốc tế của thị trường.
Thông tin về sản xuất trong nước.
Thông tin về tình hình xuất khẩu và khả năng xuất khẩu của từng doanh nghiệp và của toàn ngành.
Thông tin về các đối thủ cạnh tranh.
Thông tin về các yếu tó ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu hàng giầy dép thế giới như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, sự tăng trưởng giảm tỷ giá hối đoái.
Chính phủ nên nhanh chóng thành lập cục xúc tiến thương mại, nơi chuyên cung cấp thông tin về thị trường thế giới, trong đó có thị trường EU. Cơ quan này sẽ đóng vai trò cung cấp thông tin môi giới thương mại cho cả hai bên.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU.
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang EU là công việc chính của doanh nghiệp, nhưng tại thời điểm này là do có những hạn chế nhất định nên rất cần sự trợ giúp của Nhà nước.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng giầy dép Việt Nam thâm nhập dẽ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU, nhà nước nên thực hiện một số hoạt động trợ giúp sau:
Đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển thị trường EU thông qua việc đàm phán, ký kết các Hiệp định, thoả thuận thương mại song phương, đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.
Nhà nước Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hộ chợ, triển lãm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường, giúp các doanh nghiệp trực tiếp tiếp cận thị trường, trực tiếp tiếp cận thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính của thị trường EU.
1.4. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng giầy dép của Việt Nam đều có quy mô vừa và nhỏ, nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu không cao; vì thế để đẩy mạnh, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường này, nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn thông qua hệ thống ngân hàng.
Giải pháp về phía doanh nghiệp.
Đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU.
Để làm chủ nguồn nguyên liệu, chủ động trong sản xuất kinh doanh, từng bước chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam phải chú trọng đến đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, thay thế các máy móc thiết bị lạc hậu để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối trên thị trường EU.
Có rất nhiều phương thức để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường EU, như : xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, đầu tư trực tiếp. Mỗi phương thức thâm nhập thị trường trên đây có những ưu thế và hạn chế riêng.
Xuất khẩu qua khâu trung gian là con đường mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng để thâm nhập thị trường EU ở thời kỳ ban đầu, mới khai phá thị trường này. khi đó, thị trường EU còn rất mới mẻ và bỡ ngỡ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hơn nữa lại thiếu kinh nghiệm về thương trường nên không thiết lập được quan hệ bạn hàng trực tiêp với các nước EU. Do vậy, các doanh nghiệp đã xuất khẩu sang EU qua các bạn hàng trung gian mà chủ yếu là qua các nước Châu á.
2.3 Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU (thúc đẩy hoạt động marketing).
Việt Nam chỉ mới chiếm một thị phần nhỏ trên thị trường này. hàng giầy dép Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thâm nhập trực tiếp được nhiều vào thị trường này, ngoài nguyên nhân chính là do sức cạnh tranh của hàng Việt Nam chưa cao phải kể đến nguyên nhân quan trọng là công tác xúc tiến xuất khẩu của ta còn yếu, chưa hỗ trợ được nhiều cho việc đưa hàng hoá thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường EU.
Do vậy ngoài việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành snr phẩm, các doanh nghiệp giầy dép cần phải chú ý đến năng lực tiếp thị , tích cực mở rộng hoạt động xúc tiến sang thị trường EU:
chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua cac Hội chợ, triển lãm và các hội thảo chuyên đề.
Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại Eu tại Việt Nam, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Cục xúc tiến thương mại-Bộ thương mại, Tham tán thương mại tại các nước EU để biết được các chính sách kinh tế thương mại của EU, nhu cầu và thj hiếu tiêu dùng của thị trường, biến động cung cầu của thị trường…
Các doanh nghiệp Việt Nam phải ứng dụng các nghiệp vụ Marketing để phát hiện những biến đổi về thị hiếu nhu cầu tiêu dùng, tăng cường đầu tư cho các mặt hàng đem lại lợi nhuận cao. Tổ chức tốt các dịch vụ trước và sau khi bán hàng để duy trì và củng cổ uy tín của hàng giầy dép Việt Nam với người tiêu dùng trong Liên minh.
2.4 Bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực.
Trong ngành giầy dép yếu tố lao động đóng góp quan trọng vào giá trị sản phẩm. Do đó việc đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công nhân là việc làm rất cần thiết. Công tác đào tạo đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp. nâng cao năng lực cán bộ công nhân phải bắt đầu tư nâng cao năng lực chuyên môn:
- Đào tạo đội ngũ công nhân thông thạo về kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tốt thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời nâng cao năng lực của cán bộ thương mại để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng EU.
- Đào tạo đội ngũ chuyên về thiết kế, tạo mẫu thời trang cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của EU, đồng thời tạo nét đặc sắc riêng cho hàng giầy dép Việt Nam để từ đó hàng giầy dép Việt Nam tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường EU.
- Tổ chức lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức kinh doanh và trình độ quản lý cho các cán bộ quản lý và chỉ đạo kinh doanh của doanh nghiệp. Mở các lớp thuyết trình các thông tin mới nhất về chính sách, chế độ, các thể lệ kinh doanh thương mại cũng như các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như Marketing, vận tải, bao bì thanh toán ... tổ chức các buổi hội thảo để trao đổi học hỏi kinh nghiệp đối với các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam với nhau và với giới kinh doanh EU.
2.5 Đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO để đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.
Đối với mỗi tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển ISO 9000 do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đặt ra nhằm giúp các đơn vị sản xuất cải tiến hệ thống quản lý nhằm đạt được các mục tiêu tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm, giảm lãng phí và tỷ lệ phế phẩm để duy trì một dạng sản phẩm luôn có chất lượng đồng nhất phù hợp với giá thành. Do đó đối với doanh nghiệp áp dụng hệ thông quản lý chất lượng ISO 9000, người tiêu dùng có thể yên tâm hơn với chất lượng sản phẩm. Nói cách khác ISO 9000 có thể coi như một “ngôn ngữ” để xác định chữ tín giữa người sản xuất với người tiêu dùng, giữa các nghề với nhau, là con đường hội nhập khi các nhà sản xuất thâm nhập vào các khu vực mậu dịch và là sự khẳng định của nhà sản xuất cung ứng các sản phẩm có chất lượng tin cậy. Thực tế cho thấy ở các nước Châu á và Việt Nam, hàng của các doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hoá của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này.
KếT LUậN
Ngành công nghiệp giầy dép được khẳng định là một thế mạnh trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt với những nước đang phátn triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình Công nghiệp hoá như Việt Nam. Ngành giầy dép Việt Nam trong những năm qua luôn đóng góp một phần đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam là nhiệm vụ qun trọng để thực hiện chiến lược CNH-HĐH hướng về xuất khẩu của đất nước. Xu huớng phát triển hàng giầy dép thế giới đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành giầy dép Việt Nam . Tuy nhiên, trong quá trình thâm nhập và tiếp cận thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường EU, ngành giầy dép Việt Nam đã và đang gặp phải không ít khó khăn chủ quan và khách quan cản trỏ kim ngạch đạt tới mức tiềm năng của ngành.
Trong giai đoạn tới, với những nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu của mình,ngành giầy dép Việt Nam nhất định sẽ tìm ra những giải pháp tốt nhất để vượt qua mọi khó khăn thủ thách và đạt được mục tiêu pát triển của mình.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình thương mại quốc tế-Trường Đại học Kinh tế quốc dân-PGS.Ts Nguyễn Duy Bột chủ biên.
Thời báo Kinh tế Việt Nam, thương mại, Thương nghiệp thị trường.
Tạp chí Nghiên cứu châu Âu các số năm 2000-2001.
Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại.
Một số bài viết về Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam trong trang Wed của thời báo kinh tế Việt Nam:
ệtNam/doanh_nghiep/nganh/da_giay 6. Tạp chí Công nghiệp Da-Giầy Việt Nam (Hiệp hội - Da giầy Việt Nam ) năm 1999,2000.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0632.doc