Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2000-2009 – thực trạng và những vấn đề đặt ra

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nông thôn Tăng cường, khuyến khích xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề. Để làm được điều này, một mặt, chính quyền địa phương các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng và có chương trình/chính sách hỗ trợ cho thanh niên nông thôn học nghề, cũng như chính sách cho lao động ở các vùng nông thôn, vùng bị mất đất do đô thị hoá tham gia XKLĐ; Mặt khác, Nhà nước xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ tìm kiếm các đơn hàng chất lượng cao, đưa lao động đã qua đào tạo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Nhà nước xây dựng chính sách để thống nhất quản lý hoạt động XKLĐ đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp, người lao động phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong nước, nước ngoài trong XKLĐ. Đối với doanh nghiệp XKLĐ, nhà nước nên đầu tư xây dựng một số doanh nghiệp XKLĐ mạnh cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ để có thể cạnh tranh, tìm kiếm được nhiều thị trường trên thị trường quốc tế; các doanh nghiệp đưa lao động đi XKLĐ nên có chính sách sử dụng lao động sau khi về nước hoặc hướng dẫn, kết nối với các doanh nghiệp liên quan nhằm tạo thêm nhiều kênh thông tin để người lao động trở về tìm được nghề làm thích hợp.

pdf18 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2000-2009 – thực trạng và những vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm từ 65,10% xuống còn 51,28%; số lượng lao động công nghiệp tăng gấp 2,1 lần (10,46 triệu người năm 2009 so với 5,03 triệu người năm 2000), đưa tỷ trọng lao động công nghiệp từ 13,11% tăng lên đến 21,94%; và số lao động dịch vụ cũng tăng gần gấp 1,5 lần (12,77 triệu người năm 2009 so với 8,37 triệu người năm 2000), đưa tỷ trọng lao động dịch vụ tăng từ 21,8% lên đến 26,78%. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp còn chậm và chưa theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn 2000-2009, trung bình mỗi năm cơ cấu lao động nông nghiệp chỉ giảm bình quân 1,53 điểm phần trăm, tương đương với việc mỗi năm rút khoảng 58 ngàn lao động ra khỏi ngành nông nghiệp; cơ cấu lao động công nghiệp tăng 1 điểm phần trăm và của dịch vụ tăng 0,6 điểm phần trăm, tương ứng với 604 ngàn lao động và 489 ngàn lao động mỗi năm. Đến năm 2009, tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn trên 51%. Trong khi đó, mức độ đóng góp của ngành nông nghiệp cho tăng trưởng kinh tế vẫn còn rất hạn chế - một nghịch lý là hiện nay (năm 2009) lao động nông nghiệp chiếm trên 51% tổng lao động xã hội nhưng giá trị GDP được tạo ra từ ngành này lại thấp nhất, chiếm khoảng 21% giá trị GDP của cả nước. Ngược lại, tỷ lệ lao động công nghiệp là gần 21% và lao động dịch vụ là 26,65% nhưng tạo được giá trị GDP của mỗi ngành chiếm gần 40% giá trị GDP của cả nước (xem hình 1). Điều này cho thấy, năng suất lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp vẫn còn rất thấp, lao động ngành nông nghiệp chưa trú trọng phát triển theo chiều sâu. Xét tổng thể, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Việt nam đã có những tác động nhất định, trong đó tác động trực tiếp tới chuyển dịch cơ cấu lao động là các chính sách phát triển đô thị, thu hồi hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống tại các địa phương cũng như chính sách đầu tư phát triển và mở rộng các khu/cụm công nghiệp, dịch vụ. Ngoài ra, các chính sách phát triển nông nghiệp như chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, đưa tiến bộ khoa học và cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã và đang góp phần giải phóng sức lao động và thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển, qua đó thu hút lao động nông nghiệp chuyển dịch sang các ngành hàng có chuỗi giá trị cao hơn4. Trong những năm qua, kinh tế tăng trưởng cao đã thu hút một lượng lớn lao động phi nông nghiệp, nhưng chưa đủ lớn để rút được nhiều hơn nữa lao động nông nghiệp ra, lượng lao động thu hút được dường như chỉ tương đương với số lao động mới gia tăng hàng năm. Kinh tế phát triển nhưng chưa tạo được bước đột phá lớn trong chuyển dịch lao động sang các ngành phi nông nghiệp. 4 Đặng Kim Sơn-Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Nông nghiệp nông dân nông thôn Việt nam hôm nay và mai sau, tr. 12-13. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 17 Hình 1: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu cơ cấu lao động Việt Nam và cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế, giai đoạn 2000-2009 0% 20% 40% 60% 80% 100% 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 Cơ cấu lao động cả nước Cơ cấu Tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Nguồn: Số liệu Thống kê 2000-2009, TCTK, 2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn a. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo ngành kinh tế Trong giai đoạn 2000-2009, trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 16,75% năm 2000 lên 23,5% năm 2009. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm và sử dụng hiệu quả lao động nông nghiệp; trong khi ngày càng tăng thêm lao động làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ - xem hình 2. Hình 2: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam theo ngành kinh tế, giai đoạn 2000-2009 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Cơ cấu lao động nông thôn Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Nguồn: Số liệu điều tra Lao động việc làm năm 2000 - 2006 của Bộ LĐTBXH; Số liệu Điều tra Lao động Việc làm năm 2007, 2008 của TCTK; Tổng điều tra Dân số 2009 của TCTK. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 18 Giảm và sử dụng hiệu quả lao động nông nghiệp Trong giai đoạn 2000-2009, lao động nông nghiệp nông thôn nhìn chung đã giảm cả số lượng lẫn tỷ trọng. Mỗi năm có khoảng 145 ngàn lao động rút ra khỏi ngành nông nghiệp, tương đương với tốc độ giảm khoảng 0,51%/năm. Về tỷ trọng, lao động nông nghiệp nông thôn đã giảm được 15 điểm phần trăm trong cả giai đoạn (từ 79,04% năm 2000 xuống 64,02% năm 2009), mức giảm cũng khá ấn tượng đối với ngành nông nghiệp truyền thống như ở Việt nam. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng chuyển từ hoạt động thuần nông, giản đơn, năng suất thấp sang các công việc, ngành nghề có chuỗi giá trị kinh tế cao. Đó là phát triển kinh tế trang trại, phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình thu hút một lượng lao động đáng kể vào làm việc. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tính đến giữa năm 2009, cả nước có khoảng 150.102 trang trại, bình quân mỗi tỉnh có 2.382 trang trại, chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm tăng thêm khoảng 8.600 trang trại. Trang trại phát triển, đã thu hút một lượng lao động đáng kể vào làm việc, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Nếu như năm 2001, các trang trại đã thu hút được 374.701 lao động vào làm việc, thì đến năm 2007 số lượng này tăng lên là 488.277; và đầu năm 2009 đạt con số trên 510.000 lao động, trong đó lao động của chủ trang trại chiếm khoảng 40%, còn lại là lao động thuê ngoài5. 5Lê Phi Hùng, Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam, VN/61/43/2/97/97/81211/Default.aspx Cầu lao động trong khu vực kinh tế hộ gia đình nông thôn có xu hướng gia tăng. Theo kết quả Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt nam hàng năm, lao động làm thuê thường xuyên cho các hộ gia đình ở nông thôn tăng từ 1,3 triệu lao động (năm 1998) lên 3,1 triệu lao động (năm 2008), với tốc độ tăng bình quân là 7,82%/năm trong giai đoạn 1998-2008. Phát triển lao động phi nông nghiệp Ở ngành công nghiệp- xây dựng, lao động trong các ngành này năm 2000 ở nông thôn chỉ có 2,5 triệu người, sau gần 10 năm đã lên tới 6,41 triệu người, tăng bình quân 10,91%/năm trong giai đoạn 2000-2009, góp phần nâng tỷ trọng lao động trong ngành tăng thêm 9,83 điểm phần trăm (từ 8,29% lên 18,27%). Trong công nghiệp nông thôn nói chung, số lượng và tỷ trọng lao động của các ngành đều tăng, đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến mà chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao (trên 10% tổng lao động có việc làm ở nông thôn) và liên tục tăng trưởng với tốc độ nhanh (14%/năm); tiếp đến là ngành xây dựng cũng có tốc độ tăng trưởng lao động khá nhanh (10,1%/năm)- xem bảng 2. Lao động ngành dịch vụ tăng khiêm tốn hơn với tốc độ tương ứng là 6,14%/năm trong giai đoạn 2000-2009, đạt 6,2 triệu lao động vào năm 2009, chiếm 21,08% trong tổng số lao động nông thôn (tăng 6,64 điểm phần trăm so với năm 2000). Hầu hết các phân ngành dịch vụ đều tăng cả về quy mô và cơ cấu như thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô xe máy đồ dùng cá nhân và gia đình, khách sạn nhà hàng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc - xem bảng 3. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 19 Bảng 2: Số lượng và cơ cấu lao động công nghiệp ở nông thôn theo các ngành chính Số lượng (1000 người) Cơ cấu (%) 2000 2005 2009 2000 2005 2009 Tổng cộng 30056 32931 35074 100 100 100 1. Công nghiệp khai thác mỏ 126 302 263 0.36 0.86 0.75 2. Công nghiệp chế biến 2087 3164 3991 5.95 9.02 11.38 3. Điện, khí đốt và nước 25 53 88 0.07 0.15 0.25 4. Xây dựng 666 1407 2066 1.9 4.01 5.89 5. Khác (các ngành dịch vụ và nông nghiệp) 32168 30152 28666 91.71 85.96 81.73 Nguồn: Số liệu điều tra Lao động việc làm năm 2000 - 2006 của Bộ LĐTBXH; Số liệu Điều tra Lao động Việc làm năm 2007, 2008 của TCTK; Tổng điều tra Dân số 2009 của TCTK Bảng 3: Số lượng và cơ cấu lao động dịch vụ ở nông thôn theo các ngành chính Số lượng (1000 người) Cơ cấu (%) 2000 2005 2009 2000 2005 2009 Tổng cộng 29462 32229 35074 100.00 100.00 100.00 1. Thương nghiệp, sửa chữa 1859 2286 2918 6.31 7.09 8.32 2.Khách sạn nhà hàng 200 275 800 0.68 0.85 2.28 3. Vận tải kho bãi và TT liên lạc 457 546 835 1.55 1.69 2.38 4. Giáo dục và đào tạo 461 618 891 1.56 1.92 2.54 5. Các ngành dịch vụ khác 758 1044 768 2.57 3.24 2.19 6. Khác (các ngành công nghiệp và nông nghiệp) 26485 28504 28862 87.33 85.22 82.29 Nguồn: Số liệu điều tra Lao động việc làm năm 2000 - 2006 của Bộ LĐTBXH; Số liệu Điều tra Lao động Việc làm năm 2007, 2008 của TCTK; Tổng điều tra Dân số 2009 của TCTK Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn đã và đang góp phần quan trọng trong phát triển lao động phi nông nghiệp. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ khi luật doanh nghiệp 2000 được thực hiện, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở các vùng nông thôn cũng tăng rất nhanh - Năm 2001 mới có 3.600 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư, nghiệp, thì nay đã có 16.000 doanh nghiệp, không kể gần 8.600 hợp tác xã. Khu vực doanh nghiệp này đang thu hút khoảng 25-26% lực lượng lao động phi nông nghiệp và sẽ thu hút mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay còn nhiều hạn chế. Đó là do nguồn vốn ít, lực lượng lao động chủ yếu là lao động thủ công và khép kín trong quan hệ gia đình, ít thu hút lao động bên ngoài. Những hạn chế này đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp như công nghệ lạc hậu, sản xuất phân tán, manh mún, sức cạnh tranh kém. Mặt khác, cơ sở hạ tầng chưa được coi trọng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 20 Ở khu vực nông thôn, khu vực làng nghề cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển lao động phi nông nghiệp. Khu vực làng nghề ngày càng mở rộng và thu hút ngày càng nhiều lao động. Năm 2006 cả nước ta có 1077 làng nghề (trong đó có 951 làng nghề truyền thống thuộc khu vực nông thôn), thu hút khoảng 8,2 triệu lao động, trong đó, có khoảng 42% lao động làm công ăn lương; số còn lại là kiêm nghề và sử dụng lao động trong gia đình. Đến năm 2009, cả nước có 2790 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, trong đó có cả những người già, thương binh, người tàn tật và lao động lúc nông nhàn. Lực lượng lao động nữ ở các làng nghề chiếm tới hơn 80%. Những làng nghề có tỷ lệ lao động nữ thấp thì cũng chiếm tới 45%; đặc biệt, một số làng nghề như Ngư Lộc thuộc tỉnh Thanh Hóa, lao động nữ, chiếm tới 98%6. Tuy nhiên, lao động trong các làng nghề đang phải đối mặt với các vấn đề về môi trường ô nhiễm nặng nề và điều kiện lao động không đảm bảo, không được ký kết hợp đồng lao động và do đó cũng không được thụ hưởng các chế độ bảo hiểm và bảo trợ xã hội khi cần thiết. Kết quả trên đây lần nữa cho thấy quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa và hiện đại hoá nông thôn đã có những tác động nhất định đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, chuyển sang các ngành có hiệu quả kinh tế và năng suất lao động cao hơn, góp phần cải thiện thu nhập và đời sống của người lao động. Tuy nhiên, vấn đề an ninh việc làm, an sinh xã hội của lao động nông thôn chưa được chú trọng. 6 Văn hóa doanh nhân Việt Nam, Lực lượng lao động nữ ở các làng nghề chiếm tới hơn 80%, t&view=article&id=7299:Lc-lng-lao-ng-n--cc-lng- ngh-chim-ti-hn-80&catid=96:xa-hi. b. Chuyển dịch chất lượng lao động nông thôn Về trình độ học vấn, nhìn chung, trình độ học vấn của lao động nông thôn thấp. Đến năm 2009, mới chỉ có gần 1/5 lực lượng lao động nông thôn tốt nghiệp trung học phổ thông; trong khi đó, còn gần 6% lao động nông thôn không biết chữ và 16% chưa tốt nghiệp tiểu học. Trong giai đoạn 2000-2009, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ học vấn còn chậm. Sau gần 10 năm, lao động có trình độ tốt nghiệp trung học mới tăng gần gấp đôi về số lượng (từ 3,397 triệu lao động năm 2000 lên 6,399 triệu lao động năm 2009) và về tỷ lệ tăng thêm gần 7 điểm phần trăm (từ 11,18% năm 2000 lên đến 17,8% năm 2009); lao động ở các cấp trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở, tốt nghiệp tiểu học và chưa tốt nghiệp tiểu học tăng về số lượng nhưng lại giảm nhẹ về tỷ lệ trong cơ cấu lao động nông thôn. Điều đáng lưu ý, trong giai đoạn này, lao động nông thôn có hiện tượng tái mù chữ - số lượng lao động mù chữ đã tăng lên gần 500 ngàn người (từ 1,456 triệu người năm 2000 tăng lên 2,049 triệu người năm 2009) và tỷ lệ lao động mù chữ cũng tăng lên gần 1 điểm phần trăm (từ 4,79% năm 2000 lên 5,7% năm 2009) - xem Bảng 4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn cũng thấp và chuyển dịch còn chậm. Năm 2009, lao động qua đào tạo của nông thôn là 5,78 triệu người, chỉ chiếm khoảng 16% trong tổng số lao động nông thôn. Trong thời kỳ 2000-2009, LLLĐ nông thôn có trình độ CNKT có bằng trở lên tiếp tục gia tăng về số lượng và tỷ lệ - số lượng lao động đã tăng gấp 2 lần (từ 1,775 triệu lao động năm 2000 lên đến 3,707 triệu lao động năm 2009) và tỷ lệ cũng tăng gần 5 điểm phần trăm (từ Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 21 5,84% năm 2000 lên đến 10,31% năm 2009). Trong khi đó, lao động ở trình độ sơ cấp học nghề, CNKT không bằng lại giảm nhẹ về số lượng và tỷ lệ. Lao động không có chuyên môn kỹ thuật chỉ giảm 1,5 điểm phần trăm qua gần 10 năm (85,43% năm 2000 giảm xuống còn 83,92% năm 2009) và vẫn tiếp tục tăng về số lượng (từ 25,954 triệu người năm 2000 và 30,171 triệu người năm 2009). Bảng 4: Cơ cấu lao động nông thôn chia theo trình độ học vấn, 2000-2009 Trình độ học vấn 2000 2009 Số lượng (1000 người) Cơ cấu (%) Số lượng (1000 người) Cơ cấu (%) 1. Mù chữ 1,456 4.79 2,049 5.7 2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 5,614 18.48 5,716 15.9 3. Tốt nghiệp tiểu học 9,403 30.95 10,750 29.9 4. Tốt nghiệp trung học cơ sở 10,509 34.59 11,037 30.7 5. Tốt nghiệp trung học phổ thông 3,397 11.18 6,399 17.8 Tổng số 30,379 100 35,952 100 Nguồn: - Số liệu TK Việc làm - Thất nghiệp ở VN giai đoạn 1996- 2005, NXB LĐXH, Số liệu Tổng điều tra Dân số 2009 của TCTK đã được điều chỉnh theo xu thế Bảng 5: Cơ cấu lao động nông thôn chia theo trình độ CMKT, 2000-2009 Trình độ chuyên môn kỹ thuật 2000 2009 Số lượng (1000 người) Cơ cấu (%) Số lượng (1000 người) Cơ cấu (%) 1. Không có CMKT 25,954 85.43 30,171 83.92 2. Sơ cấp học nghề, CNKT không bằng 2,650 8.72 2,074 5.77 3. CNKT có bằng trở lên 1,775 5.84 3,707 10.31 Tổng số 30,379 100 35,952 100 Nguồn: - Số liệu TK Việc làm - Thất nghiệp ở VN giai đoạn 1996- 2005, NXB LĐXH, Số liệu Tổng điều tra Dân số 2009 của TCTK đã được điều chỉnh theo xu thế. 2.3. Chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị và các vùng kinh tế Cùng với chính sách phát triển kinh tế, xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp cũng như phát triển làng nghề thì chính sách phát triển đô thị và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm đang là lực hút lao động di cư tới làm việc, tạo điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tìm kiếm việc làm cho thu nhập cao hơn. Các vùng kinh tế trọng điểm (phía Bắc, miền Trung và phía Nam) là một thí dụ về việc thu hút tỷ lệ lớn lao động di cư làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là các vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung cả nước và có mức đóng góp quan trọng trong tổng GDP cả nước7. Riêng về công nghiệp Đông Nam bộ -vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã đóng góp tới trên phân nửa giá trị sản xuất công nghiệp cả nước suốt 7 Vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam 753/ns041124104306#Hbam63Z3uOQF Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 22 từ 1999 đến nay, Đồng Bằng sông Hồng- vùng trọng điểm phía Bắc đóng góp trên 20% trong nhiều năm và gần ¼ giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008. Tập trung các điểm/ cụm du lịch quốc gia nổi tiếng và sự hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế và cảng biển nước sâu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang phát huy thế mạnh của kinh tế biển. Các khu công nghiệp như khu lọc hóa dầu, hóa chất Dung Quất đã chính thức đi vào hoạt động đang tạo ra một chuỗi việc làm phát sinh (backwards and forwards employment) phục vụ những người lao động từ các ngành nghề nói trên. Bên cạnh đó, một số khu công nghiệp khác đang tiếp tục được xây dựng và đi vào hoạt động, trong vài năm tới nơi đây sẽ là nơi thu hút một lượng lao động không nhỏ. Không chỉ các vùng trọng điểm mới là nơi thu hút lao động, các vùng kinh tế khác cũng có sức hút riêng bởi tính đặc thù của mỗi vùng miền. Tây nguyên là vùng cao nguyên rộng lớn, khí hậu mát mẻ, hứa hẹn tiềm năng du lịch, công nghiệp chế biến và phát triển nông nghiệp dựa vào thế mạnh về các loại cây công nghiệp và cây hàng năm vốn đã nổi tiếng như cà phê, hồ tiêu, cao su, bông, chè, ngô, rau màu và hoa xuất khẩu, ... Sức hút lao động di cư đến sinh sống lập nghiệp vùng này, vì thế, là rất lớn. Bảng 4 cho thấy mặc dù đã có sự hoán vị ngôi thứ nhưng Đông Nam bộ và Tây nguyên là 2 vùng duy nhất có tỷ suất di cư thuần dương ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn trong thời kỳ 1999-2009, tỷ suất di cư thuần của 2 vùng này năm 2009 tương ứng là 117%0 và 8,9%0. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng này lớn nhưng Đông Nam bộ - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ vẫn là nơi có kinh tế phát triển nhất cả nước nên sức hút lao động di cư tới làm việc cũng là lớn nhất cả nước. Thành thị là nơi thu hút dòng di cư lớn chủ yếu từ nông thôn ra với tỷ suất di cư thuần năm 2009 lên tới 19,3%0. Trong đó, vùng núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng là nơi có tỷ suất di cư thuần dương ở khu vực thành thị bởi tiềm năng phát triển kinh tế mậu dịch biên giữa Việt Nam và các nước láng giềng cũng như điểm nóng tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, vùng Đông Nam bộ với hầu hết các tỉnh có tiềm lực phát triển công nghiệp to lớn có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước (57,1% năm 2009) nên mức độ thu hút di cư cũng là cao nhất, trong đó Bình Dương là tỉnh có tỷ suất di cư thuần lớn nhất cả nước (340,4%0), tiếp đó là thành phố Hồ Chí Minh (135,7%0). Ngoài ra Đà Nẵng cũng là nơi thu hút di cư đến khá lớn với tỷ suất di cư thuần là 76,7%0 trong khi Hà nội chỉ đạt 49,5%08. Chính sách đô thị hóa kết hợp với dòng di cư nông thôn - thành thị hay Bắc- Nam đã góp phần làm cho khu vực đô thị ngày càng được mở rộng và phát triển. Biểu 6 cho thấy tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ dân số thành thị cả nước và các vùng kinh tế đã có những thay đổi tích cực trong 10 năm qua (1999-2009). Trong khi dân số nông thôn tăng trưởng không đáng kể (0,4%) thì dân số thành thị có tốc độ tăng trưởng cao vượt lên, đạt 3,4%. Kết quả này là do có dòng di cư nông thôn thành thị lớn, bình quân mức nhập cư đã đóng góp 0,57 điểm phần trăm cho tỷ lệ tăng dân số thành thị hàng năm9. 8 Một số chỉ tiêu chủ yếu từ TĐTDS và nhà ở 2009 của TCTK 9 Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009: Những kết quả chủ yếu, Phần II, tr.85 Hà nội, 6/2010. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 23 Bảng 6: Tốc độ và tỷ lệ tăng dân số và tỷ suất di cư thuần qua các cuộc TĐTDS và Nhà ở 1999- 2009. Tốc độ tăng dân số bình quân năm 1999-2009 (%) Tỷ lệ dân số thành thị (%) Tỷ suất di cư thuần (%0) Cả nước Nông thôn Thành thị 1999 2009 1999 2009 Cả nước 1.2 0.4 3.4 23.5 29.6 0 0 Trung du và miền núi phía Bắc 1.0 0.7 2.5 13.8 16.0 -10 -17.9 Đồng bằng sông Hồng 0.9 -0.2 4.3 21.1 29.2 -11 -2.3 Bắc Trung bộ và DH miền Trung 0.4 -0.2 2.8 18.4 24.1 -19 -38.4 Tây nguyên 2.3 2.2 2.5 26.7 27.8 76 8.9 Đông Nam bộ 3.2 2.8 3.7 55.1 57.1 49 117.0 Đồng bằng sông Cửu Long 0.6 -0.1 3.5 17.1 22.8 -10 -42.1 Nguồn: Trích từ phụ lục 2 trong "Báo cáo: Kết quả sơ bộ TĐTDS và Nhà ở 1/4/2009" tại Hội nghị công bố kết quả sơ bộ và tính toán từ mẫu 15% TDTDS và Nhà ở 2009, biểu B.2 tr. 176-182, TCTK và TDTDS và nhà ở 1999. Ngoài ra, dân số thành thị tăng một phần là do mở rộng địa giới các khu vực hành chính10. Việc này đồng nghĩa với việc thừa nhận mô hình phát triển kinh tế của khu vực đó đã có những thay đổi cơ bản, các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ phát triển nhiều hơn, người lao động cũng chuyển dịch mạnh sang các hoạt động phi nông nghiệp nhiều hơn thay vì sản xuất nông nghiệp. Đối với lao động di cư, vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là chuyện nhà ở và các vấn đề xã hội liên quan như hộ khẩu và chính sách giáo dục, y tế, an sinh cho con cái và gia đình đi theo lao động di cư. Việc làm tại nơi đến tuy tốt hơn nhưng thu nhập của người lao động di cư thấp hơn lao động sở tại 20%, trong khi 10 Nông thôn có tỷ suất sinh thô cao hơn thành thị, tỷ suất chết thô giữa 2 khu vực không có chênh lệch đáng kể trong khi đó dân số nông thôn tăng trưởng thấp, dân số thành thị tăng cao là do có sự di cư lớn từ nông thôn ra thành thị-xem “Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009: Những kết quả chủ yếu”, Phần II, tr.84 Hà nội, 6/2010 của Ban Chỉ đạo TĐTDS&Nhà ở. đó điều kiện nhà ở chật chội, không đảm bảo vệ sinh, giá sinh hoạt đắt đỏ, nhiều lao động không được hưởng phúc lợi từ doanh nghiệp và hầu như không được tham gia sinh hoạt cộng đồng nơi cư trú. Trường hợp khó khăn, thậm chí nếu có rơi vào tình trạng nghèo thành thị thì người lao động di cư cũng khó tiếp cận được các hỗ trợ từ chính quyền sở tại. Những khó khăn, bức xúc như vậy dường như thường trực trong cuộc sống hàng ngày của người lao động di cư. Thêm vào đó, các mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp gia tăng đã làm cho vấn đề mưu sinh của người lao động càng thêm bức xúc, dồn nén và là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bùng phát các cuộc đình công tự phát trong những năm gần đây tại các khu công nghiệp ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội... Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 24 2.4. Chuyển dịch lao động ra ngoài nước (Xuất khẩu lao động) Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được thực hiện từ hơn 30 năm nay nhằm mục tiêu giải quyết việc làm bền vững trong bối cảnh thị trường lao động (TTLĐ) chưa phát triển ở Việt Nam. Thời gian qua, thị trường lao động ngoài nước ngày càng phát triển và mở rộng. Năm 2008, Việt Nam đã đưa đi 86.990 người tăng gấp 1,2 lần so với năm 2005, và 2,8 lần so với của năm 2000; trong đó lao động nữ chiếm 33%. Năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế, số lao động xuất khẩu đã suy giảm so với năm 2008. Hàng năm, lao động nông thôn chiếm trên 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài của cả nước. Đến nay, Việt Nam có khoảng 500 ngàn lao động đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề, tập trung chủ yếu ở các nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia; mở thêm thị trường mới ở Trung Đông; và hiện đang xúc tiến mở thị trường ở Bắc và Đông Âu. Bảng 6: Số lượng và cơ cấu lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong năm theo hợp đồng, giai đoạn 2005-2009 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 I. Tổng số (người) 70.594 78.855 85.020 86.990 73.028 II. Cơ cấu (%) 2.1. Theo giới tính 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 -Nam 66,37 64,80 64,83 70,18 63,79 -Nữ 33,63 35,20 35,17 29,82 36,21 2.2. Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 -Lao động qua đào tạo 15,36 23,24 34,69 40,12 45,47 -Lao động phổ thông 84,64 76,76 65,31 59,88 54,53 Nguồn: Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2010 Lao động đi XK của ta chủ yếu là lao động nông nghiệp nông thôn (chiếm trên 80%) và phần lớn chưa qua đào tạo (54,53%). Trên thực tế, việc đưa lao động phổ thông đi làm việc ở nước ngoài chưa thực sự hiệu quả do thu nhập thấp và công việc kém ổn định. Mặt khác hầu hết là các lao động này xuất thân từ nông dân nên việc tuân thủ kỷ luật công nghệ, ý thức tổ chức còn hạn chế, đã dẫn đến những tranh chấp, mâu thuẫn với chủ sử dụng lao động. Thậm chí gây rối trật tự trị an ở nước bạn. Hiện nay, xu hướng chung của phần lớn các thị trường đều có nhu cầu về lao động có tay nghề song hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam thường bị động trước những đơn hàng mới do thiếu trầm trọng nguồn lao động qua đào tạo. Nhìn chung, xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã trở thành một kênh giải quyết việc quan trọng cho lao động nông thôn, đã và đang đem lại nguồn ngoại tệ hàng năm khá lớn, riêng năm 2008, số ngoại tệ chuyển về nước khoảng 1,8 tỷ USD chiếm khoảng 2% GDP. Nguồn lợi về kinh tế mà những người đi lao động có thời hạn gửi về trong thời gian qua Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 25 đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống cho nhiều gia đình nông dân. Bản thân người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tiếp thu được những kiến thức kỹ thuật tiên tiến, kỹ năng hiện đại, phong cách và phương pháp làm việc chuyên nghiệp và những phẩm chất tốt từ những nước nhập khẩu lao động. Bên cạnh tác động tích cực, xuất khẩu lao động cũng đã và đang tồn tại một số vấn đề, bất cập từ khâu làm thủ tục đi XKLĐ, đến quá trình làm việc tại nước ngoài và sau khi trở về nước - Nhiều người lao động để được đi XKLĐ đã phải chi thêm những khoản chi phí không chính thức hoặc những khoản chi phí cao hơn quy định; các vấn đề phá vỡ hợp đồng, lao động bỏ trốn lại nước ngoài; lao động có thu nhập thấp, bấp bênh; lao động phải về nước trước thời hạn do thiếu việc làm, mất việc làm v.v.. Ngoài ra, hàng năm một lực lượng không nhỏ lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về Việt Nam họ đang gặp phải các vấn đề về tái hoà nhập thị trường lao động và xã hội. Trongkhi đó, Nhà nước vẫn thiếu các chính sách hậu xuất khẩu hỗ trợ những lao động này tái hòa nhập vào thị trường việc làm trong nước. Đặc biệt, những lao động ở khu vực nông thôn sau khi trở về nước rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm vì thiếu thông tin và trình độ tay nghề thấp. 2.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo vùng kinh tế Các vùng kinh tế trọng điểm11 vẫn là các vùng phát triển chủ lực với các 11 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm 8 tỉnh thuộc ĐB sông Hồng: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp phần mềm, tin học, tự động hóa, công nghiệp đóng tàu và các ngành công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh như cơ khí chế tạo thiết bị phụ tùng ô tô xe máy, thiết bị điện, điện tử, động cơ điện, Với ngành dịch vụ, phát triển toàn diện, đặc biệt phát triển các dịch vụ chất lượng cao thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, du lịch, khoa học công nghệ, viễn thông, vận tải hàng không, vận tải hàng hải. Ngoài các thế mạnh này vùng kinh tế trọng điểm vẫn phát triển nông nghiệp, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất và chất lượng cao, đặc biệt chú ý đến nông nghiệp sạch, gắn nông nghiệp với phát triển kinh tế trang trại và hộ gia đình. Đây là các vùng tạo nhiều việc làm phi nông nghiệp nhất và cũng là nơi thu hút phần lớn lao động di cư tập trung về đây, có nơi lao động di cư chiếm tới quá bán như khu công nghiệp Bắc Ninh (54,85%12), Hà Nội, Hải Dương, hay thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Điều đáng bàn là sự tập trung các khu công nghiệp như hiện nay lại đang trở thành các thị trường nóng về cầu lao động trong khi cung lao động (cả lao động địa phương và lao động di cư) đã có hiện tượng khan hiếm, đặc biệt, lao động có trình độ cao. Khả năng một số ngành sử dụng nhiều lao động (như dệt may) sẽ phải di chuyển hoặc mở rộng đầu tư đến những vùng kinh tế chưa phát triển đang dần trở thành hiện thực nhằm thu hút lao động địa phương, giải quyết bài toán thiếu nhân lực, đồng thời cũng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Thành phố Bà Rịa-Vũng tàu, Tây Ninh, Bình Phước. 12 &id=6374&category_id=3734&portal=kcnbn Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 26 giảm gánh nặng chi phí đối với lao động nếu phải di cư. ĐB sông Cửu Long không chỉ là vựa thóc của cả nước mà còn đứng đầu về diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản, về số trang trại nói chung cũng như trang trại nuôi trồng thủy sản13 nói riêng và các loại cây trái giá trị. Sản phẩm của vùng được xuất khẩu đi nhiều nước và mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Thế mạnh này được xem là lĩnh vực chủ lực trong phát triển kết hợp với phát triển công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp chế biến dựa vào vùng nguyên liệu sẵn có của vùng từ nông nghiệp và thủy sản) và mậu dịch biên. Vấn đề là nguồn nhân lực của vùng đang là điểm yếu so với mặt bằng chung của cả nước xét về trình độ văn hóa và chuyên môn. Đây là vùng bị xem là “vùng trũng” của ngành giáo dục Việt Nam, tiềm năng phát triển của vùng, vì thế, bị hạn chế 14 và còn kéo theo vấn đề giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc Khmer. Tây nguyên có thế mạnh về cây công nghiệp và du lịch sinh thái. Bên cạnh đó là công nghiệp sơ chế biến nông sản giúp cải thiện chuỗi giá trị sản phẩm ngay tại địa phương. Quỹ đất canh tác của Tây nguyên tuy đã bị thu hẹp nhưng sức hút lao động di cư từ các nơi đến vẫn là tỷ suất dương nhưng mức tăng đã giảm đi nhiều so với thời điểm TĐTDS 1989. Tây nguyên có địa hình đồi núi và chịu tác động của biến đổi khí hậu nên việc canh tác nông nghiệp ở nhiều nơi gặp khó khăn. Nhiều nơi trong vùng vẫn chưa thấy sự hiện diện của kinh tế hàng 13 Chiếm 70,6% diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước và trên 66,27% về giá trị sản xuất thủy sản- Niên giám Thống kê 2009 của TCTK. 14 hóa, nhất là các vùng sâu, vùng xa. Trình độ sản xuất của người dân tộc thiểu số còn lạc hậu bởi trình độ văn hóa và CMKT thấp nên việc hội nhập thị trường lao động cũng như chuyển dịch cơ cấu lao động ở đây là khó khăn. Tỷ lệ nghèo ở vùng này đang đứng vào nhóm nghèo nhất nhì cả nước. Vùng miền núi phía Bắc có địa hình đồi núi xen kẽ không mấy thuận lợi cho canh tác nông, lâm nghiệp nhưng đó lại là nguồn thu chính của hầu hết các hộ, đặc biệt các vùng sâu, vùng xa và vùng có đông người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ nghèo của vùng đứng trong nhóm cao nhất cả nước. Chính sách khuyến nông, khuyến công, tín dụng, hỗ trợ người nghèo vay vốn và đào tạo nghề cho nông dân nông thôn đang góp phần cải thiện phần nào đời sống người dân. Mới đây, các nhà đầu tư đã chú ý đến khả năng phát triển cây công nghiệp cao su trên vùng đồi núi và đang triển khai dự án ở một số tỉnh miền núi như Sơn La, Lai Châu, Có thể đây là mô hình hợp tác mới về góp vốn bằng phần đất hộ sở hữu (tiểu điền). Qua đó người nông dân trở thành công nhân nông nghiệp có nghĩa vụ chăm sóc cây cao su để vừa có lương thu nhập hàng tháng vừa có thu hoạch thêm từ việc trồng xen canh các loại hoa màu trên diện tích cao su đang trong thời gian đầu tư cơ bản. Mô hình dồn điền đổi thửa bằng góp đất làm vốn cổ phần còn quá sớm để tổng kết nhưng nếu cao su cho sản phẩm thì đây là cứu cánh cho người nông dân ở các vùng này. Ngoài nông lâm nghiệp, miền núi phía Bắc còn có lợi thế về du lịch và mậu dịch biên, các ngành này có phát triển nhưng chưa xứng với tiềm năng của vùng do hạn chế về nguồn nhân lực có trình độ, khả năng liên kết kinh tế giữa các vùng, các Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 27 doanh nghiệp, vì vậy, chưa cao. Giữa các nhà quản lý các vùng chưa có sự gắn kết hợp tác để khai thác nguồn vốn xã hội nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm du lịch và dịch vụ thương mại biên. Các ngành công nghiệp khai thác mỏ, chế biến lâm sản, phát triển thủy điện cùng các nghề truyền thống của địa phương vẫn tiếp tục khai thác và phát triển nhưng giá trị sản xuất của ngành đem lại chưa nhiều so với các vùng khác (chiếm 3.6%15 tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước năm 2009, đứng thứ năm, trên Tây nguyên). Lao động làm trong các ngành này chiếm tỷ lệ khiêm tốn, chủ yếu là lao động địa phương với trình độ CMKT và văn hóa, nhìn chung, còn thấp so với mặt bằng chung cả nước, khả năng gia tăng chuỗi giá trị ở một số sản phẩm (khai thác mỏ,chế biến lâm sản), vì thế, là thách thức đối với các nhà đầu tư. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Mặt được Thời gian qua, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn đã đạt được một số điểm sau: Mặc dù có tỷ lệ sinh cao, và chiếm số đông trong tổng dân số cả nước (chiếm 70,4% năm 2009) nhưng dân số nông thôn trong 10 năm qua đã tăng chậm với tốc độ 0,4%/năm. Thành tích này là do chính sách phát triển đô thị và các chính sách phát triển kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế thu hút dòng di cư lao động nông thôn ra làm việc. Trong gần 10 năm qua (2000-2009), cơ cấu lao động cả nước đã có sự thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lao động làm trong các ngành công 15 Tính theo gia so sánh từ nguồn của TCTK, Niên giám Thống kê 2009, tr. 365, Hà Nội, NXB Thống kê, 2010. nghiệp, dịch vụ khu vực nông thôn đang gia tăng mạnh, tăng gấp 2,22 lần so với năm 2000. Lao động nông nghiệp tuy chưa giảm về số lượng nhưng đã giảm được 10,85 điểm phần trăm về cơ cấu so với năm 2000 (chiếm 68,19% tổng lao động nông thôn vào năm 2009) . Cơ cấu lao động nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực, nghiêng về các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng và thương mại. Trong nội bộ ngành nông nghiệp nông thôn, lao động cũng đang dịch chuyển từ hoạt động thuần nông, giản đơn, năng suất thấp sang các công việc, ngành nghề có chuỗi giá trị kinh tế cao hơn như phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình, hay sang các nghề phi nông nghiệp qua việc phát triển không ngừng các doanh nghiệp vừa và nhỏ và mở rộng, phát triển các làng nghề ở địa phương. Chất lượng lao động nông thôn cũng đã có những chuyển biến tích cực. Trình độ CMKT và văn hóa của lao động nông thôn thấp nhưng có hướng được cải thiện trong gần thập kỷ qua, số có trình độ văn hóa cao ngày càng gia tăng cùng với số được đào tạo nghề. Thị trường lao động ngoài nước ngày càng phát triển và mở rộng trở thành một kênh tạo việc làm và thu nhập quan trọng cho lao động nông thôn, nhằm giảm bớt áp lực việc làm trong nước và cho phép người dân Việt Nam có cơ hội thực hành kỹ năng và tích luỹ một số vốn nhằm tạo sinh kế sau khi trở về Việt Nam. 2. Tồn tại Hiện nay, sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát. Kinh tế hàng hóa chưa phát triển, đặc biệt, ở các vùng sâu, vùng xa kinh tế tự cung tự cấp vẫn là phổ biến. Ruộng đất canh tác Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 28 không đủ lớn để có thể đưa cơ giới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và giảm thiểu thất thu khi thu hoạch. Vấn đề dồn điền đổi thửa, tập trung, tích tụ ruộng đất vẫn nan giải chưa tìm được lối thoát cho người sử dụng hay nhà đầu tư trong khi nhiều nơi đất bị bỏ hóa do không có người làm gây lãng phí tài nguyên. Sản xuất hàng hóa và ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp phát triển khá nhanh nhưng chưa tạo ra thị trường để thu hút mạnh lao động nông nghiệp. Tình trạng lao động nông thôn thiếu việc làm vẫn phổ biến do mất đất/chuyển đổi mục đích sử dụng và xu hướng tích tụ ruộng đất gia tăng. Tính bền vững, ổn định và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta16. Chính sách tín dụng cho lao động nông thôn đi làm việc ở nước ngoài đã tạo điều kiện cho nhiều người có cơ hội ra nước ngoài làm việc, tích lũy kinh nghiệm làm ăn và có thu nhập cao. Tuy nhiên, chính sách này đối với lao động dân tộc các vùng miền núi, vùng sâu, xa chưa thật sự có ý nghĩa bởi công tác tuyên truyền, tiếp thị xã hội chưa thật hiệu quả. Tâm lý không muốn xa nhà và chịu ảnh hưởng nặng của cách làm ăn thụ động, tự phát-trông vào may rủi hơn là chủ động tìm cách phòng chống nên nhiều người không muốn đi xuất khẩu, hoặc có tham gia nhưng chưa chắc đã đi bởi khả năng hội nhập thấp, không thích nghi được với tác phong công nghiệp ngay cả khi đã qua thời gian đào tạo ở Việt Nam17. 16 PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn” - tạp chí Cộng sản 17 Nhiều nơi (như vùng Tây nguyên hay miền núi phía Bắc) chính quyền đến vận động các hộ nghèo Xuất khẩu lao động trong thời gian qua mới chỉ quan tâm đến số lượng, lao động xuất khẩu chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo sang nước ngoài làm các công việc giảm đơn có thu nhập thấp và không ổn định, nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao. Bên cạnh đó, công tác quản lý lao động xuất khẩu chưa được chú trọng và còn thiếu các chính sách hậu xuất khẩu lao động để hỗ trợ lao động xuất khẩu hòa nhập thị tị trường lao động, xã hội sau khi về nước. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn chậm. Đến nay, kinh tế nông thôn về cơ bản vẫn là nông nghiệp (68.19%). Lao động nông thôn chưa được giải phóng khỏi ruộng đất, đàn gia súc nên năng suất lao động, tỷ suất hàng hóa và thu nhập của họ còn thấp và tăng chậm. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và miền núi phía Bắc, cơ cấu kinh tế và lao động chuyển dịch với tốc độ chậm hơn. Trình độ văn hóa và CMKT của lao động nông nghiệp nông thôn nói riêng hay lao động nông thôn nói chung tuy có được cải thiện nhưng so với nhu cầu phát triển hiện nay thì chưa đáp. Nông dân thiếu kiến thức khoa học trong khi công tác phổ biến thông tin khoa học/chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến thiếu hệ thống, bài bản nên hiệu quả chuyển giao không cao, thách thức này tiếp tục đưa họ vào thế bất lợi hơn nữa khi chúng ta muốn gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa trong các ngành hàng và rút người ra khỏi nông nghiệp. Lao động di cư đang gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm ở khu vực cho con em đi xuất khẩu lao động nhưng kết quả là con số rất khiêm tốn, vài người trong một xã hoặc thậm chí không tuyển được ai. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 29 chính thức và tiếp cận đến các dịch vụ xã hội. Theo đó, các vấn đề xã hội phát sinh, nhiều gia đình tan vỡ, bất hòa; con cái thiếu sự chăm sóc cha mẹ và các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng ở cả nơi đến lẫn nơi đi, Đây là những vấn đề xã hội đáng báo động đối với các nhà quản lý cũng như cộng đồng xã hội. III. HÀM Ý CHÍNH SÁCH Một số đề xuất nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta trong bối cảnh hội nhập. Phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực nông thôn, từng bước phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn tiếp tục nên tỷ lệ lao động nông thôn thiếu việc làm sẽ vẫn cao, chưa có khả năng giảm. Tính vững chắc, ổn định và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta. Vì vậy, Nhà nước cần có sự chỉ đạo tập trung bằng nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ18 để người lao động có được hành trang kiến thức tối thiểu khi vào làm việc như đào tạo nghề và đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và rút người ra khỏi nông nghiệp nhiều hơn. Nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề cho lao động nông thôn cần chú trọng đến (i) công tác truyền thông, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho người dân nông thôn thông qua các phương tiện truyền thông, tuyên truyền, để mọi thành 18 PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn” - tạp chí Cộng sản viên xã hội thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc lựa chọn con đường học tập cho phù hợp với bản thân và xã hội; (ii) Xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thu hút lao động nông thôn học nghề (hỗ trợ như ưu tiên giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo nghề, hỗ trợ lao động có nghề vay vốn phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, ...); (iii) Đào tạo ”kỹ năng mềm” cho lao động nông thôn. Lao động trẻ nông thôn hiện nay không chỉ thiếu chuyên môn mà cả kiến thức xã hội, giao tiếp cộng đồng giúp họ có được tác phong làm việc nghiêm túc, tuân thủ kỷ luật lao động và có tinh thần đồng đội khi làm việc ở bất cứ môi trường nào. Phát triển kinh tế trang trại và phục hồi các làng nghề truyền thống, thích ứng với thị trường hiện đại và tạo các làng nghề mới; tạo ra các làng chuyên về chế biến thực phẩm, nông sản; đa dạng hoá dịch vụ, buôn bán và cung cấp lao động cho thị trường nông thôn mới cũng như đô thị. Cản trở lớn nhất trong quá trình phát triển các hoạt động phi nông nghiệp chính là độ rủi ro cao và thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu các chính sách khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước do đó mà có những vùng phát triển rất năng động như các khu công nghiệp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì vẫn còn nhiều vùng khá trì trệ. Các quá trình này chưa khắc phục được trong thời gian ngắn mà cần có biện pháp thống nhất lại mới hy vọng có lợi cho công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Công nghiệp hóa nông thôn là chủ trương xây dựng nông thôn Việt nam phát triển và thu hẹp khoảng cách khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu lao động sang Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 30 những việc có năng suất và thu nhập cao hơn, hay có việc làm đàng hoàng hơn đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống cho người lao động, trong đó có lao động nữ nông thôn đang được các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý quan tâm tới. Đặc biệt, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang đòi hỏi các ngành các cấp đổi mới và hoàn thiện các chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Bởi vì, chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt xu hướng lao động nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là xu hướng tất yếu và là động lực của phát triển. Hỗ trợ lao động nông thôn di chuyển Tăng cường hỗ trợ, cung cấp thông tin cho lao động di cư được xem như một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ lao động di cư. Ngoài ra, cần phổ biến thông tin về các chính sách và luật pháp về lao động cho lao động di cư. Điều này sẽ giúp người lao động có được thông tin về quyền và nghĩa vụ của người lao động, giúp họ có được vị thế cần thiết khi đàm phán về các hợp đồng lao động. Hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận các dịch vụ xã hội ở nơi đến. Trước hết, là vấn đề hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người nhập cư. Cần có quy định đối với các cơ sở tuyển dụng lao động phải bảo đảm chỗ ở cho người nhập cư gần trụ sở của mình và theo quy hoạch chung. Công tác quản lý hộ khẩu cần cải tiến linh hoạt hơn, dễ tiếp cận và không gây phiền hà cho người dân. Trong thời gian tới, Nhà nước cần sớm chuyển cách thức quản lý nhân lực lao động theo hộ khẩu sang quản lý theo thẻ công dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong thực hiện quyền được tự do cư trú, được tham gia và hưởng thụ sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các dịch vụ y tế, văn hoá- xã hội cũng như các sinh hoạt chính trị- xã hội tại nơi tạm trú. Tăng thẩm quyền cho chính quyền địa phương kết hợp với đổi mới chính quyền địa phương theo hướng tăng cường sự tham gia của người dân, để chính quyền có trách nhiệm với người lao động di cư trên địa bàn của mình, tăng cường quản lý về trật tự an ninh xã hội trong vùng có đông người lao động di cư. Xây dựng quy hoạch đô thị phục vụ phát triển kinh tế có tính đến yếu tố lao động nhập cư nhằm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội cùng với việc thông thoáng các quy định đối với lao động nhập cư, tạo điều kiện để họ ổn định cuộc sống. Cuối cùng, tiếp tục tự do hóa luật đất đai cho phép người nông dân chuyển đổi tài sản của mình thành một loại vốn khác như vào giáo dục và vào nền nông nghiệp hiện có, cải thiện khả năng dịch chuyển lao động của họ. Sự hỗ trợ hoặc cho phép mở rộng các hệ thống tài chính vi mô và tín dụng tương hỗ sẽ giúp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người nông dân để họ có thể chi trả cho việc di cư tốn kém. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nông thôn Tăng cường, khuyến khích xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề. Để làm được điều này, một mặt, chính quyền địa phương các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng và có chương trình/chính sách hỗ trợ cho thanh niên nông thôn học nghề, cũng như chính sách cho lao động ở các vùng nông thôn, vùng bị mất đất do đô thị hoá tham gia XKLĐ; Mặt khác, Nhà nước xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ tìm kiếm các đơn hàng Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 31 chất lượng cao, đưa lao động đã qua đào tạo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Nhà nước xây dựng chính sách để thống nhất quản lý hoạt động XKLĐ đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp, người lao động phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong nước, nước ngoài trong XKLĐ. Đối với doanh nghiệp XKLĐ, nhà nước nên đầu tư xây dựng một số doanh nghiệp XKLĐ mạnh cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ để có thể cạnh tranh, tìm kiếm được nhiều thị trường trên thị trường quốc tế; các doanh nghiệp đưa lao động đi XKLĐ nên có chính sách sử dụng lao động sau khi về nước hoặc hướng dẫn, kết nối với các doanh nghiệp liên quan nhằm tạo thêm nhiều kênh thông tin để người lao động trở về tìm được nghề làm thích hợp. Tài liệu tham khảo: 1. Ban Chỉ đạo TĐTDS&Nhà ở -TCTK (2010), Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009: Những kết quả chủ yếu, NXB Thống kê, Hà nội, 6/2010. 2. Ban Chỉ đạo TĐTDS&Nhà ở -TCTK và UNDP Việt nam “Di cư và đô thị hóa ở Việt nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt-Kết quả từ ba cuộc Tổng điều tra Dân số &Nhà ở gần đây”, 2010. 3. Bộ LĐTB&XH (2006), Số liệu TK Việc làm - Thất nghiệp ở VN giai đoạn 1996- 2005, NXB LĐXH. 4. Bộ LĐTB&XH (2007), Số liệu điều tra Lao động việc làm năm 2006. 5. Cục Việc làm (7/2009), Báo cáo chuyên đề “Tình hình lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế 6 tháng đầu năm 2009 và việc thực hiện quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/2/2009 cúa Thủ tướng chính phủ”. 6. Đặng Kim Sơn, Nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình CNH thế giới: Liên hệ với Việt nam. 7. Đặng Kim Sơn (2010), Nông nghiệp nông dân nông thôn Việt nam hôm nay và mai sau 8. Đặng Nguyên Anh, Di cư và Phát triển Việt Nam: Những vấn đề nổi bật cần xem xét về chính sách, 2009 9. VN/61/43/2/97/97/81211/Default.aspx 10. ws_detail&id=6374&category_id=3734&porta l=kcnbn 11. 48100/ 12. IPSARD (2009), Báo cáo Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế lên lao động việc làm và đời sống người dân nông thôn. 13. Lê Phi Hùng, Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam, 14. PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn” - tạp chí Cộng sản 15. PGS.TS. Trần Đình Thiên, Về chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam- Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Hà Nội, 27-28/11/2008. Bài viết cho Hội nghị khoa học hàng năm lần thứ 33 của liên hiệp hội khoa học các nước ASEAN “Hợp tác ASEAN và phát triển nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh toàn cầu hóa" 16. TCTK (2005), Kết quả Điều tra Di cư Việt Nam 2004 17. TCTK (2008), Kết quả Điều tra biến động dân số năm 1999 và 2007 18. TCTK (2008), Số liệu Điều tra Lao động Việc làm năm 2007. 19. TCTK (2009), Số liệu Điều tra Lao động Việc làm năm 2008. 20. TCTK (2010), Niên giám Thống kê 2009. 21. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam, Hà Nội, 1/2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_dich_co_cau_lao_dong_nong_nghiep_nong_thon_thoi_ky_20.pdf
Tài liệu liên quan