Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế từ năm 1991 đến nay

Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế từ năm 1991 đến nayMỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU, NGÀNH KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ, MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế 2. Khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế 3. Một số lý thuyết về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện "mở cửa", hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế 3.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lý thuyết lợi thế tuyệt đối 3.2. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay "cực tăng trưởng" 3.3. Lý thuyết phát triển theo mô hình "đàn nhạn bay" II. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 1. Tổng quan về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế 1.1. Kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh và ổn định 1.2. Cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phát huy các lợi thế so sánh 1.3. Cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển đổi theo chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, định hướng tăng trưởng xuất khẩu 12 2. Nhà nước và thị trường cùng tham gia vào qúa trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế 3. Những hạn chế chủ yếu của quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo chiến lược CNH, HĐH mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế III. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VỀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1. Quan điểm cơ bản về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế 2. Phương hướng chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta 10 năm đầu thế kỷ XXI IV. KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN

doc35 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế từ năm 1991 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng" Các nhà kinh tế học như A.Hirschman, F. Perrons, G.Pestane de Bernis… là những người đưa ra "lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối" hay "cực tăng trưởng", cho rằng, không thể và không nhất thiết phải đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia. Bởi vì: Thứ nhất, do thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hóa, các nước đang phát triển rất thiếu vốn, lao động kỹ thuật, công nghệ, thị trường nên không đủ điều kiện để cùng một lúc phát triển đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Thứ hai, trong mỗi giai đoạn phát triển của thời kỳ công nghiệp hóa, vai trò "cực tăng trưởng" của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Do đó, cần tập trung những nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực, ngành trong một số thời điểm nhất định. Thứ ba, việc phát triển cơ cấu ngành kinh tế không cân đối gây nên áp lực, tạo ra sự kích thích đầu tư. Với những căn cứ lý luận như vậy, các nhà kinh tế học kết luận rằng, các nước phải phát triển cơ cấu ngành không cân đối. Lý thuyết này lúc đầu không được người ta chú ý, do nó ngược với lý thuyết phát triển cân đối liên ngành với ý tưởng xây dựng một nền kinh tế độc lập có cơ cấu ngành cân đối để chống lại chủ nghĩa thực dân. Hơn nữa, nếu chấp nhận phát triển cơ cấu kinh tế không cân đối và mở cửa là chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, trong đó các nước chậm phát triển ở vào thế bất lợi. Nhưng, với những hạn chế của việc thực hiện công nghiệp hóa và chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo mô hình "thay thế nhập khẩu", "kế hoạch hoá tập trung" và những thành công "thần kỳ" của các NICs Đông á, lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay các cực tăng trưởng đã được thừa nhận phổ biến. Từ những năm 1980 trở đi, mô hình cơ cấu ngành không cân đối theo hướng công nghiệp hóa, mở cửa, hướng ngoại đã trở thành xu thế chính ở các nước đang phát triển. 3.3. Lý thuyết phát triển theo mô hình "đàn nhạn bay" Do giáo sư Kaname Akamatsu đề xướng. Từ những phân tích thực tế lịch sử phát triển kinh tế của các nước và dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh trong quan hệ quốc tế, ông đã đưa ra những kiến giải về quá trình "đuổi kịp" (catch up) các nước tiên tiến của các nước kém phát triển hơn. Theo ông, với những nước bắt đầu công nghiệp hóa muộn hơn so với các nước đã phát triển, quá trình phát triển công nghiệp hiện đại thường được bắt đầu với việc nhập khẩu một sản phẩm mới từ các nước tiên tiến hơn, tiếp theo là sản xuất để thay thế nhập khẩu, cuối cùng tiến tới sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài. Kaname Akamatsu đã nhấn mạnh chuỗi phát triển: nhập khẩu - sản xuất - xuất khẩu trong nghiên cứu thống kê của ông về thương mại và sản xuất của một số ngành công nghiệp hiện đại ở Nhật Bản trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Đến năm 1973, Kojima, sau khi kết hợp với mô hình chu kỳ sản phẩm của Raymond Vernon, đã phát triển mô hình này và gọi bằng tên mới "Rượt đuổi chu kỳ sản phẩm (CPC)". Mô hình CPC, hay còn gọi là chuỗi nhập khẩu - sản xuất - xuất khẩu - tái nhập khẩu, bao gồm 5 giai đoạn: Giai đoạn 1 - du nhập sản phẩm: Đây là giai đoạn các nước nhập sản phẩm mới từ nước ngoài về và bắt đầu tự sản xuất ra chúng, tuy nhiên sản phẩm lúc này chưa thể cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Giai đoạn 2 - thay thế nhập khẩu. Đây là giai đoạn phát triển tiếp theo khi sản phẩm mới đã gia tăng mạnh thị phần trên thị trường nội địa. Được khuyến khích phát triển bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước, kỹ thuật - công nghệ được triển khai và ngày càng được tiêu chuẩn hoá, làm cho sản xuất trong nước có thể được thực hiện trên quy mô lớn với năng suất cao, chất lượng được cải thiện, có thể tiến tới thay thế nhập khẩu. Giai đoạn 3 - bành trướng xuất khẩu. Trong giai đoạn này, nhu cầu nội địa đối với sản phẩm đã được đáp ứng về căn bản, kỹ thuật - công nghệ sản xuất sản phẩm đã đựoc cải tiến và hoàn thiện. Sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng tăng. Giai đoạn 4- Hoàn thiện. Đây là thời kỳ cả nhu cầu nội địa lẫn nhau cầu xuất khẩu sau khi được thoả mãn tối đa sẽ dần dần giảm xuống. Sản phẩm bắt đầu giảm sút năng lực cạnh tranh so với sản phẩm của những nước phát triển muộn hơn. Về mặt kỹ thuật, nền công nghiệp đã đạt đến mức ngang bằng với các nước công nghiệp phát triển bắt đầu chuyển giao công nghệ sang các nước kém phát triển hơn. Giai đoạn 5 - nhập khẩu trở lại. Sản phẩm trong nước không còn đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm từ nước ngoài tràn vào và có giá rẻ hơn, chất lượng cao hơn. Việc tiếp tục sản xuất các sản phẩm trở nên kém hiệu quả, buộc phải chuyển sang sản xuất sản phẩm mới khác. Bước chuyển này là tất yếu, và do đó phải nhập khẩu trở lại những sản phẩm trước đây đã xuất khẩu. Năm giai đoạn trên của mô hình CPC thể hiện vòng đời phát triển của một ngành công nghiệp. Mô hình CPC thực chất là một mô hình lợi thế so sánh được xem xét trong trạng thái động đã được áp dụng ở Nhật Bản. Trong quá trình phát triển theo mô hình CPC, lợi thế so sánh sẽ vận động và biến đổi. Cụ thể, lợi thế so sánh của Nhật Bản đã chuyển dịch dần từ những sản phẩm ban đầu sử dụng nhiều lao động sang các sản phẩm có hàm lượng vốn và kỹ thuật ngày càng cao, công nghệ hiện đại. Quá trình chuyển dịch lợi thế so sánh này diễn ra đồng thời với sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế Nhật Bản dưới tác động của các chính sách kinh tế của chính phủ. Mô hình "đàn nhạn bay" hay mô hình "Rượt đuổi chu kỳ sản phẩm" là khuôn khổ lý thuyết chung về quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trên phạm vi thế giới. Với việc phân chia các giai đoạn như trên, sự chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế là một quá trình liên tục mang tính khách quan. Khái niệm "liên tục" ở đây như một sự rượt đuổi thực sự về sản phẩm và công nghệ giữa các nước. Cũng theo cách phân chia này, quan điểm chuyển đổi cơ cấu ngành của lý thuyết "đàn nhạn bay" có nhiều điểm tương đồng với "lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối", các cực tăng trưởng ở đây thay đổi theo từng giai đoạn và nhân tố lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại có ý nghĩa quyết định sự thay đổi này. II. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 1. Tổng quan về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế 1.1. Kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh và ổn định Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế nước ta từng bước cấu trúc lại theo chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và các ngành kinh tế thời kỳ 1991 - 2002. Đơn vị tính: % 1991 1992 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 GDP 5,8 8,7 8,8 9,54 9,34 8,15 5,76 4,77 6,79 6,89 7,04 Nông - lâm - thủy sản 2,18 6,88 3,37 4,8 4,4 4,33 3,53 5,23 4,63 2,98 4,06 Công nghiệp và xây dựng 7,71 12,8 13,4 13,6 14,5 12,6 8,33 7,68 10,1 10,4 9,44 Dịch vụ 7,4 7,6 9,56 9,83 8,8 7,14 5,08 2,25 5,32 6,1 6,54 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1996, 1999, 2001, 2002. Tăng GDP như trên là kết quả của những thay đổi tích cực của nhiều yếu tố. Trước hết, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế đã thay đổi tích cực theo hướng chiến lược xác định trong từng thời kỳ. Thứ hai, do tăng trưởng tiết kiệm, đầu tư, xuất nhập khẩu: sự tăng trưởng của các ngành công, nông nghiệp và dịch vụ, trong đó công nghiệp làm đầu tàu cho tăng trưởng chung của nền kinh tế; sự gia tăng của các sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế v.v… Thứ ba, nhờ sự gia tăng khối lượng đầu tư phát triển xã hội, đầu tư của khu vực nhà nước (xem bảng 2) Thứ tư, mở cửa, hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế đã có tác động thúc đẩy mạnh đối với nền kinh tế nước ta, thể hiện ở những đóng góp to lớn của tăng trưởng ngoại thương, đầu tư nước ngoài vào tăng trưởng của các ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế; tăng thu nhập, tạo việc làm, nâng cao trình độ công nghệ - kỹ thuật. Những năm 1994- 1996, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu tăng mạnh đã đóng góp to lớn đẩy tốc độ tăng trưởng GDP lên cao: năm 1995 đạt 9,54%, năm 1996 là 9,34%. Trong 2 năm 1998 - 1999 do tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu giảm đã tác động làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP. Kết quả tăng trưởng GDP và các ngành lớn trong nền kinh tế đã góp phần đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng; tạo lòng tin của nhân dân vào đường lối chuyển đỏi sang kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước; tạo thế phát triển vững chắc để đi nhanh vào giai đoạn tăng trưởng và phát triển cao hơn. 1.2. Cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phát huy các lợi thế so sánh Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ - thương mại có xu hướng tăng lên khá nhanh, tỷ trọng nông nghiệp giảm tương ứng; tỷ trọng công nghiệp chế biến và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao tăng lên. Xu hướng này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự thay đổi mạnh mẽ tỷ trọng, giá trị sản lượng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ cũng tăng nhanh, nhờ có thay đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch tập trung, khép kín sang cơ chế thị trường - mở cửa đã mở đường cho lực lượng sản xuất có bước phát triển mới và tạo khả năng huy động, phân phối, sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Cơ cấu ngành chuyển đổi mạnh theo hướng tăng tỷ phần công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn là do mức đầu tư phát triển, đầu tư nước ngoài dành cho hai nhóm này tăng nhanh hơn. Còn khu vực nông nghiệp do chỉ dựa chủ yếu vào vốn đầu tư của các hộ gia đình nông dân, còn mức đầu tư phát triển xã hội dành cho ít hơn, lại bị cản trở bởi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cho nên tốc độ tăng trưởng đạt được thấp hơn hai khu vực kia. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Tuy diễn ra còn chậm và kết quả chuyển đổi cơ cấu sản lượng theo ngành chưa tỷ lệ thuận với chuyển đổi cơ cấu lao động, nhưng tiến trình chuyển đổi cơ cấu lao động trên đây là một bước tiến bộ trong phân bổ nguồn lực lao động xã hội vào quỹ đạo chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.3. Cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển đổi theo chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, định hướng tăng trưởng xuất khẩu Thứ nhất, sự thay đổi cơ cấu đầu tư phát triển xã hội đã hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mở cửa và hội nhập. Bảng 2: Vốn đầu tư phát triển qua các năm (Theo giá thực tế) Năm Tổng số Chia ra Khu vực nhà nước Ngoài quốc doanh Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Nghìn tỷ đồng Tăng % Nghìn tỷ đồng Tăng % Nghìn tỷ đồng Tăng % Nghìn tỷ đồng Tăng % 1990 7.581 3.057 3.544 0.990 1991 13.470 79.2 5.114 67.3 6.430 81.4 1.926 94.5 1992 24.736 84.3 8.687 69.9 10.864 68.9 5.185 69.2 1993 42.176 74.3 18.555 13.6 13.000 19.6 10.621 104.8 1994 54.296 31.9 20.796 12.0 17.000 30.7 16.500 55.3 1995 72.447 26.8 30.447 46.4 20.000 17.6 22.000 33.3 1996 87.394 20.6 42.894 40.8 21.800 9.0 22.700 22.7 1997 108.371 24.0 53.570 12.9 24.500 12.3 30.30 12.2 1998 117.134 8.0 65.034 21.4 27.800 13.4 24.30 -19.8 1999 131.170 12.0 76.958 18.3 31.542 13.4 22.670 -6.7 2000 145.333 10.8 83.567 8.6 34.593 9.6 27.171 19.8 2001 163.543 12.5 95.020 13.7 38.512 11.3 30.011 10.4 2002 193.099 18.07 106.231 11.8 52.111 35.3 755 15.8 Nguồn: - Số liệu thống kê - kinh tế - xã hội Việt Nam 1975 - 2000 - Niên giám thống kê năm 1996, 1999, 2001, 2002. Đầu tư phát triển xã hội tăng lên cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng tạo nguồn lực cho phát triển sản xuất. Nhà nước đã có chính sách thu hút nguồn vốn khác nhau vào phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và tài trợ cho các vùng chậm phát triển, vùng khó khăn. Đầu tư phát triển đã hướng vào sản xuất xuất khẩu, phát triển nhanh các ngành công nghiệp, nông nghiệp làm hàng xuất khẩu, phát triển các ngành dịch vụ thu ngoại tệ, tăng hiệu quả sử dụng vốn luôn đặt ra đối với tất các các khu vực kinh tế: nhà nước, ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành mối quan tâm lớn đối với các ngành, các khu vực của nền kinh tế. Thứ hai, đầu tư của khu vực kinh tế trong nước, trong đó khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, đã hướng vào các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu. Đầu tư của khu vực kinh tế trong nước (khu vực nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư xã hội và đã đóng góp với tỷ trọng lớn vào xuất khẩu hàng hóa. Đầu tư nhà nước chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội và đã đóng góp nhất định vào tăng trưởng. Đầu tư nhà nước tăng nhanh là một nhân tố quan trọng chặn đà giảm sút tốc độ tăng trưởng những năm qua, mặc dù nguồn đầu tư đó còn dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước. Đầu tư nhà nước theo ngành từ nguồn ngân sách đã được cơ cấu lại hướng vào việc tạo lập môi trường, các điều kiện chung cho sự chuyển đổ cơ cấu ngành và phát triển các yếu tố thị trường, thay vì đầu tư trực tiếp cho sản xuất của ngành theo cơ chế bao cấp trước đây. Chính những tác động của việc "mở cửa" nền kinh tế, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường làm thay đổi phương hướng đầu tư nhà nước. Vốn đầu tư Nhà nước dành cho nông - lâm nghiệp - thủy sản được đầu tư cho thuỷ lợi tới 70%, ngoài ra còn dành cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, phổ biến và ứng dụng khoa học - kỹ thuật nông nghiệp và phát triển một số hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như giao thông, điện khí hoá nông thôn. Trong công nghiệp đầu tư công cộng được ưu tiên cho các ngành then chốt như điện, xi măng, thép, phân bón, hoá dầu và chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ xuất khẩu như dệt, may, giày dép, lắp ráp điện tử. Đầu tư nhà nước cho cơ sở hạ tầng, thương mại, khoa học - kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, y tế cũng tăng nhanh. Đây được coi là một bước chuyển biến tích cực nhằm cơ cấu lại đầu tư theo hướng phát triển mạnh các ngành dịch vụ hiện đại, thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư của doanh nghiệp nhà nước được tập trung vào các ngành khai thác lợi thế sẵn có như lao động dồi dào, giá rẻ, phát triển những sản phẩm có hàm lượng lao động cao như dệt may, giày dép, nước giải khát… Hiện nay, trước yêu cầu phải chặn đà giảm sút tăng nhanh trở lại tốc độ tăng trưởng, doanh nghiệp nhà nước hướng đầu tư vào các ngành công nghiệp được bảo hộ, các ngành sử dụng nhiều vốn và các ngành xuất khẩu theo hạn ngạch ưu đãi, một số ngành độc quyền hoặc độc quyền bán phần. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã hướng đầu tư vào chiều sâu, cải tiến kỹ thuật, đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh sản phẩm. Đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đã dần dần hướng vào phục vụ nông nghiệp và nông thôn, tạo sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh đã đóng góp tích cực, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hội nhập. Thứ ba, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân hướng vào tăng trưởng xuất khẩu. FDI ở Việt Nam là một nguồn vốn bổ sung vào vốn đầu tư phát triển xã hội, đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng nền kinh tế (xem bảng 3). Bảng 3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành Ngành Từ 1988 đến hết năm 1996 Từ 1988 đến hết năm 2002 Tổng vốn đăng ký (Tr.USD) % Tổng vốn đăng ký (Tr.USD) % Tổng vốn 26.974,3 100 43.194,0 100 1. Nông - lâm - thủy sản 1.394,6 5,2 1.813,7 4,2 - Nông, lâm nghiệp 1.086,8 4,0 1.433,3 3,3 - Thủy sản 307,8 1,2 380,4 0,9 2. Công nghiệp và XD 12.490,5 46,3 24.132,2 55,9 - Công nghiệp 9.508,5 35,2 19.422,4 45,0 Trongđó: CN dầu khí 1.504,6 5,6 4.709,8 9,7 - Xây dựng * 2.982,0 11,1 4.696,5 10,9 3. Dịch vụ 13.089,1 48,5 17.248,1 39,9 - Khách sạn, du lịch 3.692,1 13,7 5.013,5 11,6 - Giao thông vận tải, bưu điện 2.006,0 7,5 3.676,8 8,5 - Tài chính - ngân hàng 174,3 0,64 248,4 0,6 - Văn hóa - y tế- giáo dục 276,5 1,0 607,6 1,4 - Dịch vụ khác** 6.940,2 25,7 7.702,1 17,8 * Bao gồm cả xây dựng khu chế xuất ** Bao gồm cả xây dựng văn phòng và căn hộ. Nguồn: Niên giám thống kê năm 1996, 1999, 2001, 2002. FDI đã có tác dụng làm tăng cả số lượng và chất lượng đầu tư,bởi vì nguồn vốn này thường đi kèm với công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý tiên tiến. FDI đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành hướng vào xuất khẩu, thể hiện: - Thay đổi tỷ trọng giữa ba khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. - FDI đã hướng vào các ngành phục vụ xuất khẩu và đã đóng góp tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước. Có hai ngành chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao là dầu khí và công nghiệp thực phẩm. - FDI đã có hướng chuyển đầu. Nếu những năm đầu đổi mới, FDI tập trung vào lĩnh vực thăm dò dầu khí và xây dựng khách sạn, các ngành công nghiệp xi măng, đồ uống, sản phẩm kim loại, lắp ráp điện tử và lắp ráp ô tô, xe máy, thì gần đây, FDI có sự dịch chuyển, hướng sang các ngành giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, xây dựng văn phòng cho thuê và khu công nghiệp. Thứ tư, chuyển đổi cơ cấu ngành theo chiến lược tăng trưởng hướng vào xuất khẩu được thể hiện qua sự thay đổi cơ cấu thương mại. Chuyển đổi cơ cấu ngành được thể hiện ở sự thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Kim ngạch và tốc độ tăng xuất khẩu đạt cao làm tăng mức độ mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy cơ cấu ngành từng bước chuyển đi phù hợp theo xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có bước chuyển biến tích cực ngày càng đa dạng. Trước năm 1989, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nông - lâm nghiệp - thủy sản, chiếm 62,7%, mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 29,8%, công nghiệp nặng và khai khoáng chiếm 7,5%. Từ năm 1989, nước ta đã xuất khẩu dầu thô và gạo với khối lượng lớn nên lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu Việt Nam vượt con số 1 tỷ, đạt 1.946. Tỷ trọng các nhóm hàng xuất khẩu có biến đổi: công nghiệp nặng và khai khoáng có xu hướng giảm xuống (năm 1992 là 37% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, đến năm 2002 là 29.0%); xuất khẩu hàng nông sản cũng có xu hướng giảm (năm 1991 là 52.1%, đến năm 2002 còn chiếm 30.0%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao; xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng lên, từ 14,4% năm 1992 lên 41,0% vào năm 2002. Số lượng, kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã tăng lên và nhiều mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Bảng 4: 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 1991 - 1995. Mặt hàng 1991 1992 1993 1994 1995 Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % 1. Dầu thô 580 27.9 840 33.9 866 29.0 976 24.1 1074 19.7 2. Dệt may 116 5.6 161 6.5 450 15.1 554 13.7 700 12.8 3. Thuỷ sản 252 12.1 305 12.3 427 14.3 551 13.6 620 11.7 4. Gạo 230 11.0 40.4 16.4 358 12.3 423 10.4 550 10.1 5. Giầy dép 15 00.7 16 0.6 24 0.8 100 2.5 250 4.6 6. Than đá 47 22.3 51 2.1 60 2.0 88 2.2 119 2.2 7. Cà phê 74 33.6 91 3.8 119 4.0 249 6.1 560 10.3 8. Cao su 51 22.4 64 2.6 71 2.4 143 3.5 77 1.4 9. Hạt điều 24 1.2 41 1.7 58 1.9 110 2.7 92 4.6 10. Lạc nhân 40 19 32 1.3 47 1.6 78 1.9 46 0.8 % tổng kim ngạch XK 68.7 81.2 83.1 80.7 77.9 Nguồn: Hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam tới năm 2010 + Chất lượng hàng xuất khẩu đã từng bước được cải thiện: Chất lượng gạo (gạo phẩm cấp cao tăng), thủy sản (một số mặt hàng thủy sản đã thâm nhập được những thị trường khó tính như EU), các mặt hàng may mặc, giầy dép, hàng điện tử, máy tính v.v… đã được nâng lên, khối lượng xuất khẩu hàng tiếp sang các thị trương tiêu thụ tăng đáng kể. * Chuyển đổi cơ cấu ngành được thể hiện ở sự chuyển đổi tích cực cơ cấu mặt hàng nhập khẩu. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, do đầu tư nước ngoài giảm cho nên nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị giảm làm giảm tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất tăng lên, hàng nhập khẩu quan trọng nhất là xăng, dầu,thép, phân bón, linh kiện điện tử và máy tính, nguyên liệu cho dệt may, giầy da. Trong số đó, chỉ có nguyên liệu cho hàng dệt may và giầy da phục vụ gia công xuất khẩu, đa số nhập khẩu còn lại là phục vụ sản xuất thay thế nhập khẩu. Cơ cấu nhập khẩu như vậy vừa là kết quả, vừa là nhân tố thúc đẩy phát triển cơ cấu xuất hướng vào thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu. Khu vực FDI tăng nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng các công trình, nhằm phát triển sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu sản xuất gia công để bán trên thị trường nội địa hơn là xuất khẩu. * Chuyển đổi cơ cấu ngành thể hiện ở sự thay đổi cơ cấu thương mại trong nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ở thị trường trong nước năm 2002 tăng 1,87 lần so với năm 1996. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân hàng năm thời kỳ 1991 - 2002 tăng 23,24%/năm. Tuy vậy, nhìn chung, tổng mức bán lẻ trên thị trường trong nước tăng chậm, chất lượng hàng hoá thấp, chủng loại nghèo nàn, đơn điệu, mẫu mã còn chưa hấp dẫn. Về cơ bản nền thương nghiệp còn nhỏ bé, phân tán, manh mún, hệ thống luật pháp còn chưa đồng bộ, công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả chưa cao. * Đa phương hóa thị trường xuất nhập khẩu đã góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành hướng vào tăng trưởng xuất khẩu (xem bảng 5) Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1991 - 2002. Đơn vị tính: % 1991 1994 1995 1996 1997 1999 2001 2002 + Châu á 76.9 72.0 72.4 72.4 65.51 56.8 55.0 50.4 - Đông Nam á 25.1 22.0 20.4 24.5 22.02 21.8 16.0 14.5 - Các nước Châu Á khác 51.8 50.0 52.0 47.9 43.49 35.0 39.0 35.9 + Châu Âu 17.1 13.9 18.0 16.15 24.03 25.19 21.6 19.3 +Châu Mỹ 0.3 3.4 4.4 4.13 4.64 5.73 8.1 15.7 - Mỹ 2.3 3.1 2.8 3.17 5.01 2.54 14.5 + Châu Phi 0.6 0.5 0.7 0.37 0.54 0.6 +Châu Úc 0.2 1.2 1.0 1.0 2.78 5.39 7.06 8.2 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1996, 1999, 2001, 2002. 2. Nhà nước và thị trường cùng tham gia vào qúa trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế Vai trò kinh tế nhà nước tăng lên, nhưng sự can thiệp trực tiếp có xu hướng giảm. Là người khởi xướng công cuộc đổi mới kinh tế. Nhà nước đã thông qua việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để định hướng chiến lược và thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân. Những nỗ lực hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô, việc ban hành các luật phù hợp với yêu cầu thị trường và hội nhập quốc tế: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật Hải quan, Luật thuế GTGT và nhiều văn bản dưới luật, việc công bố lịch trình, danh mục cắt giảm thuế quan và phi thuế quan,v.v… phù hợp với thông lệ khu vực AFTA/ASEAN, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và những thông lệ quốc tế (WTO) đã thể hiện bước đầu thích ứng của nhà nước với tình hình mới. Nhà nước đã cố gắng tạo môi trường pháp lý, kinh tế cho các chủ thể kinh tế hoạt động và cạnh tranh lành mạnh bằng việc nỗ lực thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế, chính sách, phương thức tác động, ổn định chính trị - xã hội, cung cấp các dịch vụ công cộng và tăng cường gắn kết vai trò của Chính phủ với doanh nghiệp. Nhà nước vừa tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích công bằng thông qua các công cụ chính sách như thuế, tín dụng, v.v… Những nỗ lực của Nhà nước trong những năm qua đã có tác dụng tích cực trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở cửa, hội nhập. Tuy vậy, việc phát huy vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế cũng bộc lộ nhiều hạn chế (trong công tác quy hoạch, trong việc tạo môi trường pháp lý và kinh tế, môi trường cạnh tranh, tiếp cận bình đẳng các nguồn lực giữa các chủ thể,v.v.) làm chậm tốc độ chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân. + Giải pháp thị trường thực hiện điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH và mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế được áp dụng ngày càng tăng. Thực hiện chủ trương chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và có sự quản lý của Nhà nước, yếu tố thị trường (trong nước và ngoài nước) đã bắt đầu tham gia trong việc định hướng phân bổ nguồn lực đầu tư, lựa chọn ngành nghề, hình thức kinh doanh.Cùng với sự "cởi trói" của Nhà nước, dưới tác động của thị trường, các thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng hoá, kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển "bùng nổ", nhiều ngành nghề kinh doanh mới xuất hiện, nhiều sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, nhiều loại hình dịch vụ được phát triển. Sự điều chỉnh của thị trường đối với sự chuyển đổi cơ cấu ngành đã bắt đầu có tác dụng khắc phục những hạn chế của sự điều tiết mang tính hành chính của Nhà nước, mặc dù vẫn còn rất khiêm tốn. Trên thực tế mặt trái của sự điều tiết qua thị trường trong việc điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế nói riêng, và đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nói chung đã bộc lộ. Sự tự phát trong đầu tư, phát triển những ngành nghề dẫn đến cơ cấu dàn trải, chồng chéo, trùng lắp, trang bị công nghệ lạc hậu.Sự "bùng nổ" dịch vụ nông thôn kém chất lượng làm giảm hiệu quả của những giải pháp điều tiết của thị trường. Qua phân tích thực trạng chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trên đây có thể khái quát những thành tựu to lớn của quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực từ năm 1991 đến nay như sau: + Trong cơ cấu nội dung của nền kinh tế quốc dân, xét về giá trị sản phẩm và về lao động thì tỷ trọng ngành công nghiệp tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp giảm. + Cơ cấu ngành công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ có sự biến chuyển tích cực theo hướng CNH và từng bước HĐH, mở cửa, hướng vào tăng trưởng xuất khẩu, phát huy các lợi thế so sánh gắn với đáp ứng nhu cầu thị trường (trong nước và quốc tế), giải quyết nhiệm vụ xã hội, tạo việc làm và bước đầu gắn kết với chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế. + Các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tiếp cận các công nghệ tiên tiến, hiện đại, tốc độ chuyển giao công nghệ tăng lên, trình độ công nghệ của một số ngành đã có tiến bộ rõ rệt. + Nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng, suy thoái và đã vượt qua giai đoạn suy giảm tăng trưởng, đạt mức tăng trưởng cao, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số sản phẩm, một số lĩnh vực có sự chuyển biến tích cực.Danh mục sản phẩm có khả năng cạnh tranh khá trên thị trường ngày càng được mở rộng và một số sản phẩm thương hiệu Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. 3. Những hạn chế chủ yếu của quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo chiến lược CNH, HĐH mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Thứ nhất, sự chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân theo chiến lược CNH, HĐH và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực còn rất chậm, cả về tỷ trọng lẫn chất lượng. Xét về lượng, từ năm 1991 đến năm 1997, về cơ bản sự chuyển đổi cơ cấu ngành tuân theo quy luật chuyển đổi cơ cấu trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (tỷ trọng trong GDP của công nghiệp và dịch vụ tăng lên, nông nghiệp giảm xuống). Nhưng từ năm 1998, sự chuyển đổi cơ cấu ngành không tuân theo triệt để quy luật đó: tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp tăng nhanh và tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm xuống là thể hiện sự phù hợp, còn tỷ trọng dịch vụ giảm xuống (chuyển dịch ngược).Sự chuyển đổi cơ cấu ngành chậm còn thể hiện trong nội bộ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Xét một cách tương đối, mức độ chuyển đổi cơ cấu ngành theo quy luật chuyển đổi cơ cấu ngành trong quá trình CNH, HĐH và theo chiến lược tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay còn ở trình độ tương đương các nước ASEAN vào khoảng trước năm 1980. Chẳng hạn, Philippin năm 1980 tỷ trọng công nghiệp trong GDP chiếm 38,8%; nông nghiệp 25,1%; dịch vụ 36,1%. Cùng năm đó ở Malaixia, công nghiệp chiếm tỷ trọng 35,8% GDP, nông nghiệp 22,9%, dịch vụ 41,3%. Kể từ năm 1980, các nước ASEAN đã chuyển sang chiến lược hướng vào xuất khẩu dựa vào tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo và chế biến, còn ở Việt Nam hiện nay, cơ cấu ngành vẫn nghiêng về thay thế nhập khẩu. Trong công nghiệp đầu những năm 1980, Đài loan bắt đầu chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp có giá trị gia tăng cao và công nghiệp tiết kiệm năng lượng. Đến năm 1990, sản phẩm công nghệ cao là đã chiếm tới 40,2% tổng giá trị xuất khẩu, bao gồm các sản phẩm điện tử, tin học và thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đầu những năm 1990, Đài Loan vừa phát triển mạnh các ngành công nghệ cao đồng thời chuyển các ngành công nghiệp truyền thống ra nước ngoài. Hàn Quốc đầu những năm 1980 đã điều chỉnh và cải tổ cơ cấu kinh tế theo các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, thực hiện tự do hóa và mở cửa nền kinh tế. Còn ở Việt Nam hiện nay, nền kinh tế về cơ bản đang ở giai đoạn chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, chủ yếu khai thác lợi thế "tĩnh" (tài nguyên đất đai, lao động) để thực hiện chiến lược hướng vào xuất khẩu. Ngành dịch vụ Việt Nam năm 2002 mới chỉ chiếm 38,46% GDP, trong khi đó năm 1986, ngành dịch vụ của Malaixia chiếm tới 40% GDP, Inđônêxia là 41,0%, Philippin là 40,66%. Trong nội bộ ngành dịch vụ mỗi nước, dịch vụ tài chính của Malaixia chiếm 13,7%, Inđônêxia chiếm 17,5%, Philippin chiếm 7,7% thì ở Việt Nam năm 2002, dịch vụ tài chính tín dụng mới chiếm 4,73%. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ nước ta thấp và tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP giảm sút kể từ năm 1996 tới nay là do giảm sút tỷ trọng của các ngành thương mại (từ 37,3% năm 1996 xuống 36,67% năm 2002), du lịch khách sạn (từ 8,45% xuống 8,32%) và tốc độ tăng chậm của các ngành dịch vụ khác như: hoạt động khoa học và công nghệ, dịch vụ tư vấn và kinh doanh tài sản,v.v… Quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành còn chưa làm thay đổi căn bản về chất của cơ cấu ngành, chưa tạo được sự nhảy vọt trong cơ cấu, chưa tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa các ngành công, nông nghiệp và dịch vụ, giữa các phân ngành, phân nhánh ngành của nội bộ ngành đó. Có thể nhận thấy hạn chế này trong công tác quy hoạch phát triển cơ cấu ngành, cơ cấu đầu tư, cơ cấu phân công lao động xã hội theo ngành. Chẳng hạn: tác động của công nghiệp tới phát triển nông nghiệp và nông thôn còn hạn chế, cụ thể như, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản còn yếu, phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu cầu chế biến nguyên liệu nông - lâm - thủy sản; cơ khí nông nghiệp phát triển không ổn định, lao động trong khu vực liên quan đến cơ khí hoá nông nghiệp giảm sút, mức độ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, chế biến nông sản còn dừng ở trình độ sơ chế và dùng lao động thủ công làchủ yếu v.v… Các ngành, loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, tư vấn, các dịch vụ sử dụng nhiều trí tuệ, chất xám phát triển chậm, chưa đáp ứng kịp thời và ngày càng cao cho phát triển các ngành công, nông nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế. Thứ hai, xu hướng cơ cấu ngành nghiêng về hướng nội, thay thế nhập khẩu, chưa triệt để theo chiến lược tăng trưởng hướng vào xuất khẩu. Trong cơ cấu công nghiệp, phát triển các ngành nghiêng về hướng nội, sử dụng nhiều vốn, sử dụng ít lao động, thậm chí sử dụng lãng phí vốn xã hội, không tạo điều kiện nhảy vọt cơ cấu và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đi vào kinh tế tri thức. Cụ thể như: trong danh mục các sản phẩm chủ yếu và tăng trưởng nhanh có đa số các sản phẩm có xu hướng tiêu thụ chủ yếu trên thị trường nội địa, còn xuất khẩu chiếm phần nhỏ, đa số là những ngành đòi hỏi nhiều vốn, như thép, xi măng, khai thác dầu khí, đồ uống, lắp ráp điện tử, xe máy; nhiều sản phẩm tăng trưởng quá nhanh, cung đã vượt cầu nhưng vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng trên quy mô (điển hình như thép, xi măng, mía đường). Những ngành mức tăng trưởng thấp và là ngành gia công, hầu như không có tác động cải biến kỹ thuật và công nghệ, có tỷ lệ xuất khẩu cao và sử dụng nhiều lao động thì được chú trọng phát triển, như dệt, may; các ngành mũi nhọn phát triển, có hàm lượng công nghệ - kỹ thuật và lao động cao như điện và điện tử và một số ngành chế tạo ô tô, xe máy thì còn "non trẻ" vẫn còn ở trình độ lắp ráp, chưa đủ sức cạnh tranh quốc tế. Trong cơ cấu sản phẩm khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp, tuy trong cơ cấu ngành đã có nhiều sản phẩm hướng vào xuất khẩu, như gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều, thịt lợn chế biến, các sản phẩm thủy sản, nhưng những ngành mới thay thế ngành sản xuất khai thác lợi thế có sẵn chưa nhiều, các ngành sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong khu vực dịch vụ, cơ cấu ngành, loại hình dịch vụ chất lượng cao hướng đi xuất khẩu còn chiếm tỷ trọng nhỏ, các ngành dịch vụ "xuất khẩu tại chỗ", dịch vụ cho nền kinh tế hiện đại để hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và quốc tế còn chưa phát triển mạnh. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chậm đổi mới, còn rõ nét "thay thế nhập khẩu", mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, kim ngạch xuất khẩu gia tăng mạnh hơn chục năm qua. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thô, hàng sơ chế hiện vẫn còn chiếm trên 60%, trong khi tỷ trọng này ở Trung Quốc cách đây 10 năm chỉ còn là 25,6%. Tỷ trọng nhóm hàng nguyên liệu nhập khẩu vẫn còn chiếm khoảng 66 - 72% tổng kim ngạch nhập khẩu. Hàng nhập khẩu quan trọng là nhiên liệu, sắt thép, phân bón, linh kiện điện tử, hàng dệt, phụ tùng ô tô, xe máy… tăng nhanh, nhưng nếu trừ các sản phẩm phục vụ gia công xuất khẩu và phân bón cho nông nghiệp, các sản phẩm nhập khẩu khác có tỷ trọng lớn chủ yếu phục vụ sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu. Thị trường và bạn hàng còn chưa thật đa dạng, tỷ trọng kim ngạch xúat khẩu sang các nước Châu Âu , Bắc Mỹ, các nước phát triển còn chưa cao, vẫn còn một lượng hàng hóa Việt Nam phải xuất khẩu qua thị trường trung gian. Chưa xây dựng một cơ cấu thị trường gồm có thị trường chỗ dựa đảm bảo tính ổn định tương đối cho hoạt động xuất khẩu. Việc duy trì thị trường truyền thống, mở rộng thị trường xuất khẩu mới còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin, thiếu những hiểu biết sâu sắc về luật pháp, bản sắc văn hoá các nước, những "luật chơi chung" trong buôn bán quốc tế, những rào cản kỹ thuật phi thuế quan khá tinh vi của nước ngoài đặt ra (qua các vụ kiện bán phá giá cá da trơn, giày Việt Nam, các vụ tranh chấp thương hiệu như: cà phê trung nguyên). Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, nguyên liệu để sản xuất, hàng thay thế nhập khẩu còn chiếm tỷ trọng lớn; các máy móc, thiết bị, phụ tùng nhập khẩu có trình độ thấp, chưa thúc đẩy quá trình đổi mới kỹ thuật, ngay cả ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.Trình độ hoạt động thương mại quốc tế còn thấp, thể hiện ở hệ thống cơ sở vật chất của hoạt động này còn chưa cao, việc quảng báo hình ảnh hàng Việt Nam, đăng ký thương hiệu hàng Việt Nam chưa nhiều, thương mại điện tử còn chưa được triển khai. Tình trạng nhập lậu, trốn thuế, lợi dụng sự thông thoáng trong việc thực hiện cắt giảm thuế quan, đơn giản thủ tục hải quan theo CEPT, quy định hàng xuất xứ ASEAN để buôn bán trái pháp luật,v.v. chưa được hạn chế hiệu quả. Thứ ba, hình thành một cơ cấu ngành khai thác nguồn lực kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh kinh tế thấp cả trên thị trường trong nước và nước ngoài. Cơ cấu ngành hiện nay còn chưa sử dụng hết các nguồn lực, hơn nữa gây lãng phí công nghệ đang được sử dụng trong các ngành, kể cả các ngành công nghiệp có ý nghĩa then chốt, được đánh giá là lạc hậu so với trình độ tiên tiến. Sự phát triển các ngành với công nghệ - kỹ thuật như vậy đã không thu hút nhiều lao động. Do đó, việc giảm tỷ trọng lao động trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp để di chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ diễn ra rất chậm, cơ cấu trình độ của đội ngũ lao động chuyển theo hướng trí tuệ ngày càng cao cũng còn rất chậm và tình trạng dư thừa lao động đang là sức ép lớn hiện nay. Sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả, thể hiện ở hệ số ICOR của toàn nền kinh tế có xu hướng tăng lên cao, bình quân giai đoạn 1996 - 2002 là 5,72 lần (cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực). Hiệu quả đầu tư thấp được thể hiện ở tất cả các khu vực, ngành của nền kinh tế, do đó, nhiều sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ có giá thành còn cao (chẳng hạn như giá xi măng, đường, giấy, một số nông sản, v.v…)nên giá bán trong nước cao, thậm chí còn cao hơn giá nhập khẩu các sản phẩm đó. Nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng rất nhỏ, bởi sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập khẩu hoặc gia công nên giá đầu vào còn cao, chẳng hạn như hàng dệt may, hoá chất, lắp ráp ô tô, xe máy, hàng điện tử, kể cả một số nông sản, thủy sản xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm còn thấp, mẫu mã còn đơn điệu, kém hấp dẫn, số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO chưa nhiều, thương hiệu sản phẩm chưa được chú trọng,thương hiệu hàng hóa quốc gia còn chưa hình thành, thời hạn giao hàng không đảm bảo, dịch vụ sau bán hàng chưa tốt… Kết quả là khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp, khó tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tỷ lệ tồn kho các sản phẩm những năm qua còn lớn. Trong khi đó, tình trạng nhập lậu tràn lan, trốn thuế, lậu thuế làm cho hàng hóa sản xuất trong nước càng khó tiêu thụ. Thứ tư, cơ cấu ngành chưa tạo được tiềm lực cho phát triển nền kinh tế vững chắc lâu dài. Các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, ngành cơ khí chế tạo phát triển chậm và quá nhỏ bé. Ngành công nghiệp điện tử tuy có chủ trương phát triển thành ngành mũi nhọn, song hiện nay các ngành lắp ráp tivi, radio thiết bị truyền thông với trình độ công nghệ ở mức trung bình, quy mô nhỏ năng suất lao động thấp. Các ngành sản xuất vật liệu làm cơ sở để cho các ngành công nghiệp khác phát triển còn chưa hình thành, chẳng hạn, ngành sản xuất thép mới chỉ sản xuất được thép xây dựng thông thường, còn thép tấm và thép cao cấp phải nhập hoàn toàn; ngành công nghiệp chế biến dầu khí và hoá dầu còn chưa có nên phải nhập xăng dầu, nguyên liệu nhựa, nhựa đường, sợi hoá học,v.v… Lắp ráp và gia công trong nước bước đầu có năng lực khá, song sản xuất trong nước đi theo lắp ráp và gia công kém (chưa kể tình trạng nhập lậu các linh kiện phụ tùng, kê khai gian lận làm méo mó tỷ lệ nội địa hóa), chẳng hạn các ngành sản xuất phụ trợ đi theo lắp ráp ô tô, xe máy, ti vi mới ra đời, còn nhỏ bé nên tỷ lệ nội địa hoá còn rất thấp. Trong công nghiệp chế biến, tỷ lệ sau chế biến còn thấp. Các ngành dịch vụ quan trọng đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường "mở", như tài chính - ngân hàng, khoa học - kỹ thuật, viễn thông, tư vấn, du lịch,v.v… còn chưa phát triển, ngay cả trên những vùng kinh tế trọng điểm. III. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VỀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1. Quan điểm cơ bản về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế Một là, chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững. Hai là, chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo mô hình tăng trưởng hướng vào xuất khẩu. Ba là, chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Bốn là, chuyển đổi cơ cấu ngành cần phải nhằm mục tiêu tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập người lao động. 2. Phương hướng chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta 10 năm đầu thế kỷ XXI Thứ nhất, trong thời gian tới sự chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy luật chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa "rút ngắn", chuyển nhanh cơ cấu ngành kinh tế từ nghiêng về nông nghiệp hiện nay sang cơ cấu ngành nghiêng mạnh về công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tương ứng tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, hướng tới nền kinh tế dịch vụ trong dài hạn. Thứ hai, phát triển cơ cấu ngành đảm bảo các cân đối giữa khu vực sản xuất kinh doanh (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) với khu vực kết cấu hạ tầng "cứng" (giao thông, vận tải, hạ tầng đô thị, bưu chính - viễn thông, điện, nước…) giữa khu vực giữa sản xuất với khu vực kết cấu hạ tầng "mềm" (dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm) giữa sản xuất với lưu chuyển hàng hóa, v.v.. Thứ ba, lựa chọn phát triển cơ cấu ngành theo hướng xuất khẩu, chuyển nhanh xu hướng xuất khẩu hàng hóa thô hiện nay (sản phẩm khoáng sản và nông nghiệp) sang xu hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp chế biến, trong kim ngạch xuất khẩu. Trong quy hoạch tổng thể phải thể hiện những nội dung là: giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô nói chung bằng cách phát triển mạnh xuất khẩu hàng nông sản và khoáng sản chế biến, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu dựa vào định hướng công nghệ hiện đại. Như vậy là phải thay đổi cơ cấu công nghiệp hiện nay, chuyển từ phát triển các ngành thay thế nhập khẩu theo hướng kiểu dàn trải, trùng lắp, kém hiệu quả (kiểu trùng lắp ở địa phương) sang phát triển những ngành hướng vào xuất khẩu, phát triển các dự án có triển vọng ứng dụng công nghệ cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường quốc tế. Thứ tư, lựa chọn phát triển cơ cấu ngành phát huy các lợi thế so sánh và tăng sức cạnh tranh. Phát triển mạnh những ngành sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh "tĩnh". Lợi thế cạnh tranh quốc tế (cả trên thị trường nội địa) của nước ta cho đến năm 2006 về căn bản là lợi thế "tĩnh". Đó là lợi thế về nguồn tài nguyên và nguồn lao động.Theo thứ tự, ưu tiên hàng đầu là những ngành cần ít vốn và sử dụng nhiều lao động, nhất là các ngành sản xuất hàng xuất khẩu cần nhiều lao động, cần vốn ít, như công nghiệp chế biến xuất khẩu từ nguyên liệu nông - lâm - hải sản, dựa vào trình độ công nghệ ngày càng cao để chuyển nhanh từ sản phẩm sơ chế sang chế biến sâu nhằm chuyển xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu sản phẩm có giá trị tăng cao. Ba là, các ngành dựa chủ yếu vào việc khai thác lợi thế tài nguyên(sản xuất sản phẩm thô). Trong các ngành sản xuất sản phẩm thô, thứ tự được cân nhắc tuỳ thuộc vào giá trị của nguồn tài nguyên cũng như mức độ giá trị gia tăng của những ngành chế biến dựa trên nguồn tài nguyên. Khai thác lợi thế "tĩnh", phát triển các ngành xuất khẩu "tại chỗ".Tận dụng lợi thế so sánh của đất nước về nguồn nhân lực, phát triển gia công chế biến, lắp ráp hàng hóa, các loại hình xuất khẩu vô hình như dịch vụ sản xuất, dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá, chuyển khẩu các dịch vụ thu ngoại tệ khác như: du lịch, vận tải (dịch vụ cảng biển, hàng không quốc tế), dịch vụ tài chính - ngoại hối (các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, dịch vụ bưu chính viễn thông quốc tế, quảng cáo, xuất khẩu lao động…). + Phát triển các ngành dựa trên lợi thế "động". Để tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế trong tương lai, cần phát triển những ngành công nghiệp dựa trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ cao. Sau những ngành trên, sự ưu tiên phát triển cần dành cho những ngành sử dụng tương đối nhiều vốn hơn và cũng đỏi hỏi công nghệ cao. Đó là những ngành công nghiệp như công nghiệp hoá chất quy mô lớn, công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu biển, ô tô… Hiện nay hầu hết hoặc một phần các loại nguyên liệu, hoá chất… nước ta vẫn phải nhập khẩu.Việc phát triển các ngành này (có tính chất thay thế nhập khẩu) trong bối cảnh quốc tế hiện nay, trong xu thế tự do hoá, đòi hỏi phải cân nhắc cẩn thận và phải được chú trọng phát triển có hiệu quả, bởi trong điều kiện hội nhập sẽ không còn sự phân biệt lớn giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. + Lựa chọn một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn và sản phẩm xuất khẩu chủ lực để ưu tiên phát triển. IV. KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN Nhật Bản đã từ một "đống tro tàn"sau chiến tranh thế giới thứ hai vươn lên hiện đại hoá nền kinh tế, đạt những kỳ tích chấn động thế giới, trở thành siêu cường kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Đến nay Nhật Bản đã gia nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như: IMF, WB, WTO, OECD, APEC.Suốt một thời kỳ lịch sử dài, Nhật Bản thực hiện khá thành công chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc gia theo hướng công nghiệp hóa và chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Năm 1960, tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP đạt 45,6%, trong đó, công nghiệp chế tạo 29,3%, tỷ trọng ngành dịch vụ là 48% và tỷ trong nông nghiệp là 6,4%. Đến năm 1999, tỷ trọng công nghiệp chiếm 32,1% GDP, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 66,4%, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 1,5%. Nhật Bản là nước có thặng dư thương mại lớn nhất thế giới, xuất khẩu của họ chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, mặc dù kinh tế Nhật bị suy thoái, còn chưa khôi phục, nhưng Nhật Bản vẫn là một siêu cường kinh tế của thế giới. Đạt được thành tựu trong chuyển đổi cơ cấu ngành trước hết là do Nhật Bản đã thực thi các chính sách và biện pháp sau: + Mạnh dạn mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cho dù nền kinh tế còn non yếu, để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài thực hiện công nghiệp hóa và phát triển đất nước. Thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư từng bước, phù hợp với điều kiện, khả năng trong từng giai đoạn của quá trình phát triển, bằng việc xin bảo lưu, trì hoãn một số điều khoản khi gia nhập GATT, IMF, OECD lập và công bố kế hoạch từng bước cắt giảm thuế quan, giảm bớt hoặc hủy bỏ các biện pháp phi thuế quan, tự do hoá dần một số lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, giao thông vận tải, du lịch, tiền tệ… lập cụ thể, chi tiết và từng bước thực thi kế hoạch tự do hóa đầu tư để có đủ thời gian phát triển ngành công nghiệp mới mà không cần bảo hộ và nâng cao sức cạnh tranh của các ngành kinh tế. + Bảo hộ một số ngành thị trường khi cần thiết bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan, mức thuế bảo hộ được xác định tùy theo khả năng cạnh tranh của từng ngành. Có chính sách nuôi dưỡng, bảo hộ các ngành ưu tiên, những ngành công nghiệp non trẻ.Tuy vậy, biện pháp này đã làm giảm khả năng cạnh tranh đối với một số ngành, hàng hóa được bảo hộ một thời gian dài. + Kiên trì chiến lược cơ cấu ngành kinh tế hướng về xuất khẩu, coi xuất khẩu hàng hoá luôn là lợi ích sống còn, là động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế và dùng nhiều biện pháp khuyến khích hỗ trợ, đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành, hàng hoá trên thị trường quốc tế. Khi buộc phải "tự nguyện hạn chế xuất khẩu", Nhật bản mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài rồi "tái nhập khẩu" một phần, còn một phần xuất khẩu ra các nước. Đối với Nhật bản, "sự tiến bộ của cơ cấu công nghiệp phải đạt đến mức độ tiến hành xuất khẩu", bởi vậy, cơ cấu ngành luôn được điều chỉnh theo hướng tăng trưởng xuất khẩu. + Nhật Bản lựa chọn những ngành có lợi thế so sánh động, những ngành có khả năng tăng năng suất cao; những ngành được mở rộng trong tương lai, những ngành có nền tảng công nghệ cao để đưa ra cơ cấu công nghiệp trung và dài hạn. Trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, Nhật Bản xây dựng cơ cấu công nghiệp phát triển theo chiều rộng, chọn ngành công nghiệp cơ bản (công nghiệp nặng, gồm sản xuất sắt thép, chế tạo cơ khí và hoá chất), có công nghệ mũi nhọn có hiệu quả nhờ quy mô để ưu tiên phát triển. Nhật bản sắp xếp thứ tự ưu tiên các ngành theo từng thời kỳ, trước tiên là ngành luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, ô tô, điện lực, thép… sau đó các ngành cơ khí, hoá chất cuối cùng là ngành công nghệ cao. Kết quả là chỉ trong thời gian ngắn công nghiệp nặng đã thay thế vai trỏ chủ đạo của công nghiệp nhẹ.Để hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Nhật bản điều chỉnh cơ cấu ngành theo hướng tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, hướng lựa chọn vào phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn và khoa học - công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao ít tài nguyên và lao động sống như công nghiệp điện tử, viễn thông, tin học, sinh học, vật liệu mới, khai thác biển… thực hiện "dịch vụ hoá kinh tế", phát triển các ngành dịch vụ ngân hàng tài chính, bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, hàng không, viễn thông, du lịch. Trong đó, chú trọng phát triển mạnh các ngành ngân hàng, bảo hiểm, du lịch và tăng cường vai trò của các ngành dịch vụ gắn liền với xu hướng trí tuệ hoá nền kinh tế. Nhật bản cũng coi trọng và chú ý phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, để ngành nông nghiệp đảm bảo nhu cầu trong nước, đảm bảo lương thực cho 127,1 triệu dân, đảm bảo sự ổn định để phát triển. + Đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, kể cả mặt hàng chủ lực. Hướng mạnh vào xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng làm gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, phù hợp với từng thời kỳ và mức độ công nghiệp hóa, đáp ứng theo sự biến động của thị trường. Tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm máy móc thiết bị, giảm mạnh tỷ trọng xuất khẩu các hàng sơ cấp. Nhật Bản thực hiện đa dạng hoá thị trường xuất khẩu phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Lúc đầu chỉ xuất khẩu sang thị trường chỗ dựa là Mỹ và Tây Âu, sau đó, tăng cường xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu á, Trung Quốc và nhiều nước khác. + Nhật Bản di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ công nghiệp sang dịch vụ, chuyển mạnh từ lao động ít kỹ năng sang lao động nhiều kỹ năng, tăng cường đào tạo người vừa trung thành với công ty, vừa năng động và sáng tạo, làm thay đổi chế độ lao động suốt đời, nếp nghĩ, phong cách lao động và quản lý lao động tại các công ty Nhật Bản. + Nhật Bản đã kết hợp vai trò nhà nước và sự năng động của thị trường trong việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế. Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường can thiệp vào nền kinh tế với nhiều công cụ khá đa dạng thông qua các chính sách, kế hoạch định hướng phát triển, khuýên khích các công ty tư nhân, các thương xá tổng hợp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, khuyến khích và ủng hộ mọi mặt cho sự phát triển các tập đoàn tài phiệt - Zaibatsu, còn các Zaibatsu phát triển năng động, mở cửa thị trường bên ngoài và đề dần phát triển thành các công ty xuyên quốc gia hiện đại. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKTCT (11).doc
Tài liệu liên quan