Kết luận
Chung quanh chúng ta ngày nay, các mô hình kinh doanh đang được chuyển đổi
triệt để bằng cách số hoá. Các cơ hội mới đang được tạo ra, khi tốc độ thay đổi tiếp
tục gia tăng, số lượng công nghệ mới tiếp tục phát triển. Qua bài viết, chúng tôi cũng
muốn đề cập tới một số xu hướng phát triển số hóa trong du lịch hiện nay trên thế
giới, đặc biệt là marketing du lịch, nhưng chưa được khai thác hiệu quả ở Việt Nam.
Điều này cho thấy chuyển đổi số chưa được thực hiện thực sự triệt để trong ngành du
lịch nước ta.
Vì vậy, các doanh nghiệp du lịch cần chấp nhận sự thay đổi đến từ sự chuyển
đổi số và nhanh chóng bắt kịp xu hướng bằng cách kiểm tra lại mô hình kinh doanh,
xem xét lại cơ cấu, mô hình quản lý công ty và đầu tư nhiều hơn vào công nghệ. Nếu
văn hóa doanh nghiệp không bắt kịp nhịp độ đó, chắc chắn đó sẽ là một sự trì trệ,
không chỉ đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn đối với quá trình hội nhập
của ngành du lịch Việt Nam vào các xu hướng công nghệ mới trên thế giới.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển đổi số (digital transformation) trong lĩnh vực du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHUYỂN ĐỔI SỐ (DIGITAL TRANSFORMATION)
TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
Ngô Thanh Loan*
Tóm tắt
Trong bối cảnh internet phát triển một cách mạnh mẽ, chuyển đổi số (Digital
Transformation) hiện là xu hướng hàng đầu của các doanh nghiệp du lịch,
nhằm bắt kịp sự chuyển đổi trong mô hình kinh doanh và makerting. Bài viết
tổng hợp một số khái niệm liên quan đến chuyển đổi số, các xu hướng chuyển
đổi số trong du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực makerting du lịch. Qua đó có thể
thấy khả năng ứng dụng rất to lớn của kỹ thuật số, đòi hỏi ngành du lịch Việt
Nam cần đầu tư hơn để bắt kịp các xu hướng mới trong thời kỷ bùng nổ của
công nghệ.
Từ khóa: chuyển đổi số, du lịch, makerting du lịch.
1. Mở đầu
Sự phổ biến của internet ngày nay đã làm thay đổi dần sự tương tác giữa doanh
nghiệp, khách hàng và sản phẩm. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chiến lược
hàng đầu của các công ty đó chính là chuyển đổi số (Digital Transformation) các hình
thức quản lý, kinh doanh và đặc biệt là tiếp thị.
Bài viết tổng hợp một số tài liệu giới thiệu về xu hướng số hóa trong du lịch,
đặc biệt là makerting du lịch trong thời đại bùng nổ của internet, dẫn đến việc chuyển
đổi sang các phương thức tiếp thị mới và các thách thức mà doanh nghiệp du lịch Việt
Nam cần đối đầu trong quá trình chuyển đổi số.
2. Khái niệm “Chuyển đổi số”
Chuyển đổi số được mô tả là việc đưa kỹ thuật số vào tất cả các khu vực của
một doanh nghiệp, làm thay đổi một cách cơ bản cách điều hành và chuyển giao giá trị
doanh nghiệp tạo được đến khách hàng (The Enterprises Project, năm[?]).
Internet chính là chất xúc tác nhanh chóng cho sự chuyển đổi số với theo từng
giai đoạn phát triển của nó. Internet hiện đang cho phép tất cả các công ty để tạo ra
một dạng thức doanh nghiệp mới, bằng cách thay đổi mô hình kinh doanh hiện tại của
* TS, Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
2
họ theo các mô hình số hóa. Sự phát triển của internet đem lại những ưu điểm và hiệu
quả mới cho việc tính toán, phát triển kinh doanh nhờ các yếu tố sau:
- Mô hình điện toán đám mây (Cloud Computing) cho phép người sử dụng truy
cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà
không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như
không cần quan tâm và đầu tư nhiều cho các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ
đó. Mô hình này giúp việc tính toán trở nên nhanh chóng, thuận tiện và giảm
chi phí rất nhiều cho doanh nghiệp.
- Một lượng lớn không gian lưu trữ miễn phí cho phép lưu trữ, phân tích, khai
thác một lượng dữ liệu khổng lồ (Big Data). Số lượng không gian ổ cứng “gần
như miễn phí” đang được triển khai cũng như trong các trang máy chủ toàn cầu
và các trung tâm dữ liệu, có khả năng lưu trữ mọi video, email, bài đăng trên
Instagram, bài đăng trên Facebook, sẵn sàng để được phân tích, tính toán khi
cần.
- Xu hướng IoT (Internet of Things): mọi vật đều có thể kết nối với nhau qua
internet. Trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể kết nối với nhiều dữ liệu, cho
phép “chần đoán” được nhu cầu của khách hàng. Người tiêu dùng có thể kiểm
soát “hàng hóa” của mình mua qua một thiết bị thông minh như laptop, PC hay
smartphone mà không cần tương tác trực tiếp với người bán hoặc sản phẩm.
- Sự phát triển của máy móc tự động hóa: Con người không giỏi trong việc lặp đi
lặp lại các nhiệm vụ với một năng suất cao và sự chính xác tuyệt đối giống như
máy móc. Vậy nên, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự mà thay vào đó là
sự gia tăng của robot và các quy trình máy móc với tốc độ làm việc nhanh
chóng và chính xác hơn.
Chuyển đổi số trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0 sẽ cải thiện khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy khả năng của họ để đưa ra quyết định
tối ưu. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không nghĩ đến việc chuyển đổi của mô hình kinh
doanh của mình theo hướng số hóa, họ sẽ bị các đối thủ vượt mặt và giảm khả năng
cạnh tranh
Nhưng bên cạnh đó, điều này cũng làm biến đổi mô hình kinh doanh hiện tại,
dẫn tới thay đổi cấu trúc kinh tế xã hội, mô hình tiêu dùng, các biện pháp pháp lý và
chính sách của nhà nước, kéo theo một sự thay đổi về văn hóa kinh doanh, đòi hỏi
doanh nghiệp phải dám thử thách mình một cách liên tục, không tự bằng lòng với cái
mình hiện có, đồng thời biết chấp nhận rủi ro và thất bại nếu có.
3
3. Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch
Cũng như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, doanh nghiệp lữ hành và khách
sạn chịu tác động mạnh của quá trình chuyển đổi số (Newman, 2018). Trong số các
giải pháp công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, có thể kể một số xu
hướng sau:
- Ứng dụng mobile
Các ứng dụng này phù hợp với một đặc trưng của khách hàng (du khách) của
các doanh nghiệp du lịch là ở xa nơi có sản phẩm và “tiêu thụ” sản phẩm trong quá
trình di chuyển. Các ứng dụng trên điện thoại di động thông minh cho phép khách
hàng có thể khai thác thông tin, thực hiện các thao tác giao dịch và tích hợp nhiều tiện
ích khác. Ví dụ: điện thoại thông minh còn được sử dụng để mở cửa phòng khách sạn,
đặt các bữa ăn phục vụ tại phòng, đặt các dịch bổ sung trong khách sạn... Thực tế cho
thấy, với thiết bị di động người ta có thể lên kế hoạch cho toàn bộ chuyến đi từ đặt vé,
đặt dịch vụ đến tìm kiếm thông tin về địa điểm tham quan, chọn hướng dẫn viên
trong chuyến đi mà không cần tương tác trực tiếp với bất kỳ người nào.
- Trí tuệ nhân tạo (AI) and Chatbots
Trí tuệ nhân tạo đã khằng định được vị trí quan trọng của nó trong các xu
hướng của thị trường kỹ thuật số, bao gồm cả trong lĩnh vực du lịch. Chabot là một
chương trình được tạo từ máy tính, là một công cụ cho phép con người có thể tương
tác giao tiếp, thông qua một trí tuệ nhân tạo đã được lập trình sẵn. Chatbot được chia
thành 2 loại theo cách mà chúng tương tác với con người là audiotory (âm thanh) và
textual (chữ) và ngày càng phổ biến trên trang web của các doanh nghiệp du lịch. Ưu
điểm của một Chatbot là có khả năng làm việc liên tục và sẵn sàng trả lời nhiều loại
yêu cầu khác nhau như xử lý một yêu cầu đặt phòng, thông báo tình hình thời tiết, cho
biết vị trí của các ATMcủa người dùng ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào và sử
dụng bất kỳ ngôn ngữ nào.
- Kết nối IoT
Ngày càng có nhiều thiết bị được kết nối với IoT, các doanh nhiệp du lịch có
thể khai thác để giúp việc phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn. Dữ liệu IoT
giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu, thói quen du lịch và một số đặc điểm khác để có
thể chuyển đến khách hàng tiềm năng những thông tin mà họ thật sự quan tâm. Việc
khai thác các dữ liệu IoT vừa giúp doanh nghiệp tăng khả năng bán được sản phẩm,
vừa biết rõ khách hàng hơn, đồng thời giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm
và thực hiện các thao tác để mua sản phẩm mà họ muốn.
- Rating và Review
4
Việc khách hàng có thể chia sẻ các ý kiến của họ một cách nhanh chóng thông
qua mạng xã hội như Facebook, Yelp, TripAdvisor hay các trang web du lịch giúp các
cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch hiểu rõ hơn mong muốn của
du khách. Công cụ kỹ thuật này thúc đẩy các doanh nghiệp này quan tâm hơn đến chất
lượng để tạo sự hài lòng của du khách, gây dựng uy tín thông qua điểm đánh giá của
khách hàng.
Ngoài ra đây cũng là kênh tham khảo, giúp khách hàng cảm thấy yên tâm khi
chọn lựa một sản phẩm hoặc một dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, có thể thấy là xu hướngg
này hướng tới việc phục vụ khách tốt hơn, chứ không nhằm tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp du lịch.
- Thực tế ảo (Virtual Reality)
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ dựa trên nền tảng internet,
thuật ngữ Vitual Tour (chuyến tham quan ảo) hay Interactive Tour (chuyến tham quan
tương tác) được xuất hiện từ năm 1994 và trở nên phổ biến hơn đối với khách du lịch
ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên thuật ngữ trên vẫn còn rất mới mẻ và chưa được
ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Nhằm đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin, trải nghiệm địa điểm du lịch
trên internet của du khách, trước và trong chuyến đi, nhiều địa điểm du lịch hoặc các
công ty đã xây dựng tour ảo hay tour tương tác nhằm mô phỏng địa điểm du lịch
thông qua các hình ảnh, video, các yếu tố đa phương tiện khác như hiệu ứng âm thanh,
âm nhạc hoặc các bản tường thuật, giới thiệu, các văn bản. Yếu tố khiến tour ảo trở
nên hấp dẫn với du khách là các công nghệ mới được áp dụng như một phần cốt lõi
của hệ thống đó như ảnh 360, video 360, ảnh Panaroma, ảnh Flycam Điều đó đã
giúp cho du khách có thể hiểu rõ hơn về địa điểm sắp tham quan và kích thích được
cảm hứng cho chuyến du lịch của mình.
Hiện nay xu hướng cá nhân hóa trong du lịch với hình thức du lịch tự túc, tự
mình tham quan trải nghiêm ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đáp ứng cho xu hướng
này, ứng dụng tour ảo sẽ giúp du khách hình dung được một lịch trình đầy đủ trước
khi đi. Đồng thời trong quá trình du lịch, ứng dụng tour ảo có thể cung cấp thông cần
thiết giúp khách du lịch có thể có được những trải nghiệm đầy đủ nhất tại điểm đến
(Trần Duy Minh, Phan Quốc Trần Kha, Ngô Thanh Loan, 2018). Thậm chí một số
doanh nghiệp còn đề xuất tour du lịch “tại nhà” với chi phí thấp hơn nhiều so với việc
thực hiện chuyến đi trong thực tế. Ví dụ khách có thể bỏ ra 200 USD để mua 1 tour du
lịch ảo tại Bảo tàng Louvre, thay vì phải tốn chi phí rất nhiều để đến Paris và mua vé
vào tham quan bảo tàng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn e dè với cách tiếp cận này, vì
5
cho rằng thông tin được cung cấp qua tour du lịch ảo không thể thay thế trải nghiệm
thực tế, đặc biệt là về mặt cảm xúc.
4. Chuyển đổi số trong lĩnh vực makerting du lịch
Cùng với sự phát triển chung trong ngành du lịch, chuyển đối số diễn ra đặc biệt
mạnh mẽ trong lĩnh vực makerting du lịch, do kết hợp đồng thời sự thay đổi trong
phương thức makerting và ứng dụng các kỹ thuật số.
Sự phổ biến của internet đã thay đổi dần cách chúng ta tương tác với thương
hiệu và sản phẩm. Các hình thức tiếp thị truyền thống như TVC (Television
Commercials), poster, quảng cáo báo, panô quảng cáo (billboards), thư tín đã dần
mất đi tính hiệu quả. Các hình thức tiếp thị mới được hình thành qua việc mang đến
nhiều giá trị hơn qua việc tương tác với người tiêu dùng nhanh chóng và nắm bắt được
thị hiếu của họ dễ dàng hơn.
4.1. E-marketing
Khái niệm E-marketing ra đời, dùng để chỉ việc áp dụng các nguyên tắc tiếp thị
và kỹ thuật marketing truyền thống thông qua phương tiện như internet, phương tiện
truyền thông điện tử, để bán sản phẩm hoặc một dịch vụ. Thuật ngữ E-marketing còn
được dùng để chỉ Internet marketing (i-marketing), online marketing hay web-
marketing.
Digital Marketing (Tiếp thị sử dụng các phương thức kỹ thuật số) là hình thức
marketing tích hợp hệ thống kỹ thuật số như là một kênh để làm marketing, giúp
thương hiệu tiếp cận nhiều kênh truyền thông để đến đúng với người tiêu dùng
(Website, Blog, Web 2.0, dịch vụ cung cấp thông tin đơn giản (Really Simple
Syndication – RSS), dịch vụ tin nhắn (Short Messgae Services - SMS...). Các phương
tiện kỹ thuật số đem lại giá trị bổ sung cho các phương thức makerting truyền thống,
và hoàn toàn không phụ thuộc vào qui mô của doanh nghiệp.
4.2. Từ Outbound Makerting đến Inbound Makerting
Outbound Marketing, hay “Tiếp thị truyền thống”, là phương thức tiếp thị
nhằm đẩy sản phẩm hay dịch vụ đến với người tiêu dùng. Người làm tiếp thị
(makerters) tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm, làm tăng tính hấp dẫn của sản
phẩm để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên, thông điệp truyền đến mọi
khách hàng là như nhau.
Tên gọi “tiếp thị truyền thống” dễ làm ngộ nhận đó là các phương thức tiếp thị
cũ như qua các ấn phẩm truyền thống (brochure, tờ rơi), video quảng cáo, panô
quảng cáo, thư tín, điện thoại Thực tế, Outbound Marketing đang ngày càng được
6
chuyển đổi sang công cụ kỹ thuật số. Ví dụ: Thay vì gửi thư giới thiệu sản phẩm qua
bưu điện người bán hàng sẽ chuyển sang dùng email, các video quảng cáo được đưa
lên mạng xã hội... Dù hình thức có khác nhưng phương thức tiếp thị này vẫn nhằm
giới thiệu sản phẩm tới mọi khách hàng một cách giống nhau.
Inbound Marketing, hay “Tiếp thị mới”, là phương thức tiếp thị với mục tiêu
tạo sự quan tâm, thích thú của khách hàng tiềm năng thay vì trực tiếp thúc đẩy họ mua
hàng. Phương thức tiếp thị này nhắm tới giới thiệu thông tin hấp dẫn cho từng nhóm
khách hàng phù hợp, vào thởi điểm phù hợp nhất. Khách hàng sẽ tiếp cận với các
thông tin được cung cấp, tự chọn lựa và qua đó tiếp xúc với doanh nghiệp cung cấp
sản phẩm, dịch vụ khi sử dụng mạng xã hội hoặc các công cụ tìm kiếm. Điều này cũng
thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch cố gắng thích nghi với các sở thích thay đổi của
khách hàng và tìm cách “hiển thị” nhiều hơn trong các tìm kiếm của khách hàng.
Chuyển đổi số tạo điều cho Inbound Makerting tận dụng hết lợi thế của phương
thức tiếp thị này. Số doanh nghiệp du lịch chọn phương thức Inbound Marketing ngày
càng tăng nhanh vì nhiều lý do, trong đó có việc khai thác hai yếu tố quan trọng là:
- Không làm khách hàng có cảm giác bị làm phiền
Gần đây nhiều khách hàng than phiền vì thường xuyên nhận được những cuộc
gọi, email, video quảng cáo giới thiệu những sản phẩm mà họ không quan tâm.
Inbound marketing hướng tới cách tiếp cận quảng cáo một cách “tự nhiên” hơn. Ví dụ
thay vì cố gắng giới thiệu một chương trình du lịch tới Hàn Quốc cho một khách hàng
chưa có ý định đi du lịch, doanh nghiệp lữ hành sẽ xây dựng một bài viết hoặc một
video về các điểm đến hấp dẫn tại Hàn Quốc, tạo sự tò mò, ý muốn tìm hiểu tử khách
hàng tiềm năng. Và khi khách bị thu hút và quyết định sẽ mua tour du lịch họ sẽ tìm
đến doanh nghiệp thông qua các công cụ tìm kiếm.
Khi gợi cho khách hàng mong muốn đi du lịch, doanh nghiệp đã tạo cho khách
hàng cảm giác đó là sự chọn lựa chủ động của họ, khiến họ thoải mái hơn và hài lòng
với chọn lựa của mình. Điều này khác với trước đây, khi doanh nghiệp can thiệp bằng
cách gửi các quảng cáo khi họ đang xem một video hoặc khi họ được lướt facebook,
vô hình chung làm họ thấy bị làm phiền.
- Chi phí thấp
Đối với khách hàng tiềm năng, chi phí họ bỏ ra để có được thông tin rẻ hơn so
với trực tiếp đến hoặc gọi điện thoại cho công ty lữ hành hay khách sạn. Với hơn 3,5
tỷ lượt truy cập mỗi ngày trên Google (Mai Xuân Đạt, 2019), đây chính là nguồn
phong phú và đa dạng, và là môi trường kinh doanh tiềm năng cho tất cả các công ty.
7
Đồng thời, inbound marketing cũng giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp, hiệu
quả quảng bá thì lại lâu dài, nhất là khi doanh nghiệp tạo được “evergreen content”1
thì khả năng người tìm kiếm truy cập được thông tin sẽ tiếp tục đem lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau đó. Điều này đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp phải đầu tư cho các nội dung quảng cáo, tuy chi phí có thể cao hơn
trước nhưng có thể xem như đây là khoản đầu tư lâu dài cho doanh nghiệp.
4.3. Một số xu hướng Digital Marketing ở Việt Nam
- Facebook: Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp du lịch dành một
phần kinh phí quan trọng cho quảng cáo trên các mạng xã hội như Facebook. Nhưng
gần đây Facebook liên tục gặp phải các cáo buộc nghiêm trọng về bảo mật. Sự bất ổn
của Facebook khiến cho doanh nghiệp sẽ phải suy nghĩ lại: liệu Facebook có còn là
kênh mà các doanh nghiệp, cá nhân tin tưởng? Hoàn toàn tin tưởng thì không chắc,
nhưng tiếp tục đầu tư là chắc chắn bởi Facebook đã chứng minh được hiệu quả. Có
điều chi phí có thể sẽ tăng, vì những gì "miễn phí" có thể sẽ dần biến mất, kể cả các
khoản thuế kinh doanh.
- Video: Trên thế giới người ta nói đến kỷ nguyên video đã lâu. Lượng tìm
kiếm sản phẩm, dịch vụ trên YouTube nhiều gấp 3 trên Google (Mai Xuân Đạt,
2019). Thế giới đã dịch chuyển, nhưng Việt Nam thì chưa. Cùng một chủ đề, các
video quảng cáo bằng tiếng Anh (là ngôn ngữ phổ biến nhất) thường rất chỉnh chu,
đẹp và hữu ích. Trong khi đó các video bằng tiếng Việt nội dung khá đơn điệu, thông
điệp không rõ ràng và vì vậy chưa thu hút người xem. Có thể xem đây là một kênh
tiếp thị còn bỏ ngõ và cần được đầu tư nghiêm túc, bài bản hơn.
Nói đến Video không thể không nói đến TikTok. Khi các marketers còn đang
loay hoay với sự thay đổi của truyền hình, Youtube, Facebook ... thì thế hệ Z2 đã
chuyển sang TikTok. Thế hệ trẻ này có xu hướng ít dùng Facebook hay Instargram
hơn, nhưng chúng rất thích TikTok và thường xuyên theo dõi mạng xã hội video lớn
nhất hiện nay này. Vì vậy các chiến lược makerting trong thời gian tới cần hướng tới
thế hệ Z và những thay đổi trong sở thích công nghệ của các khách hàng tương lai
này.
- Mobile: Trên thế giới xu hướng hiên nay là “Mobile First”. Facebook, Google
cũng đã thay đổi theo xu hướng này. Truy cập vào các website không còn là 50% từ
mobile nữa mà hiện nay là 70%. Nhưng ở Việt Nam, thiết kế website vẫn duyệt bản
1 Evergreen content là thông tin có thể sử dụng bất kỳ lúc nào. Thông tin này luôn có ý nghĩa và không cần cập
nhật thường xuyên và hoạt động liên tục trên trang web (https://woocontent.com/what-is-evergreen-content/)
2 Dùng để chỉ thế hệ trẻ sinh từ khoảng giữa thập niên 1990 đến giữa những năm 2000. Phần lớn thế hệ Z có thói
quen sử dụng internet từ rất trẻ và quen thuộc với các phương tiện công nghệ và mạng xã hội.
8
trên máy tình bàn (PC) đầu tiên, nội dung tạo ra được kiểm duyệt trên PC, tốc độ
website được ưu tiên phân tích phiên bản PC. Ngay cả Hãng hàng không quốc gia
Vietnam Airlines cũng chỉ mới giới thiệu phiên bản Mobile vào tháng 02/2019. Vì
vậy, việc chuyển đổi sang các ứng dụng mobile là cấp thiết đối với các doanh nghiệp
du lịch, để bắt kịp sự phát triển của thế giới và tạo sự tiện dụng cho khách hàng.
- Blog: Có một thời gian, phong trào viết blog du lịch phát triển rầm rộ, tuy
nhiên không mang lại hiệu ứng quảng bá cao. Viết blog không giúp doanh nghiệp lên
top Google Search, viết blog chỉ thấy viewer nhưng không thấy buyer, viết blog lâu có
hiệu quả đó là những trở ngại có thật. Mất niềm tin vào việc thu được lợi ích từ
blog, các doanh nghiệp Việt Nam từ lâu đã rời bỏ công cụ marketing này. Tuy vậy, thị
phần blog trên Google vẫn có một số cá nhân và doanh nghiệp thành công như
Toplist.vn, Dulichtoday.vn, Wikihow.vn, Dulich9.com Theo dự đoán của các
chuyên gia, xu hướng của blogging có thể sẽ trở lại mạnh mẽ trong những năm tới và
trở thành công cụ makerting hiệu quả khi doanh nghiệp biết khai thác CRO
(Conversion Rate Optimization – Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi) và xa hơn là tiếp thị tự
động (Automation Marketing).
- Virtual Reality (thực tế ảo): chúng ta có thể thấy ừng dụng này rất nhiều trên
quảng cáo, trong các chương trình tham quan của nước ngoài. Nhưng ở Việt Nam đây
vẫn còn là một ứng dụng chưa được khai thác nhiều trong du lịch.
5. Kết luận
Chung quanh chúng ta ngày nay, các mô hình kinh doanh đang được chuyển đổi
triệt để bằng cách số hoá. Các cơ hội mới đang được tạo ra, khi tốc độ thay đổi tiếp
tục gia tăng, số lượng công nghệ mới tiếp tục phát triển. Qua bài viết, chúng tôi cũng
muốn đề cập tới một số xu hướng phát triển số hóa trong du lịch hiện nay trên thế
giới, đặc biệt là marketing du lịch, nhưng chưa được khai thác hiệu quả ở Việt Nam.
Điều này cho thấy chuyển đổi số chưa được thực hiện thực sự triệt để trong ngành du
lịch nước ta.
Vì vậy, các doanh nghiệp du lịch cần chấp nhận sự thay đổi đến từ sự chuyển
đổi số và nhanh chóng bắt kịp xu hướng bằng cách kiểm tra lại mô hình kinh doanh,
xem xét lại cơ cấu, mô hình quản lý công ty và đầu tư nhiều hơn vào công nghệ. Nếu
văn hóa doanh nghiệp không bắt kịp nhịp độ đó, chắc chắn đó sẽ là một sự trì trệ,
không chỉ đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn đối với quá trình hội nhập
của ngành du lịch Việt Nam vào các xu hướng công nghệ mới trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
9
1. Bondarik E., 2018. Digital transformation in travel and tourism.
https://www.geospatialworld.net/blogs/digital-transformation-in-travel-and-
tourism-the-customer-journey/. Cập nhật ngày 17/08/2018.
2. Brands Vietnam. Inbound Marketing vs Outbound Marketing.
Outbound-Marketing. Truy cập ngày 15/02/2019.
3. Irniger A., 2017. Difference between Digitization, Digitalization and Digital
Transformation. https://www.coresystems.net/blog/difference-between-
digitization-digitalization-and-digital-transformation. Posted on 29 November
2017
4. Mai Xuân Đạt, 2019. 11 xu hướng Digital Marketing Việt Nam 2019: Nền tảng
quan trọng cho những năm sau.
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/14010-11-xu-huong-Digital-
Marketing-Viet-Nam-2019-Nen-tang-quan-trong-cho-nhung-nam-sau. Cập
nhật ngày 02/01/2019.
5. Newman D., 2018. Top 6 Digital Transformation Trends in Hospitality and
Tourism. https://www.forbes.com/sites/danielnewman/2018/01/02/top-6-
digital-transformation-trends-in-hospitality-and-tourism/#18c97fff67df. Posted
on 02/01/2018.
6. Ngọc Mai, 2018. Digital Transformation – Từ khóa của thời đại công nghiệp
4.0. https://marketingai.admicro.vn/digital-transformation-tu-khoa-cua-thoi-
dai-cong-nghiep-4-0/. Cập nhật ngày 22/11/2018
7. The Enterprisers Project. (năm?). What is digital transformation?
https://enterprisersproject.com/what-is-digital-transformation. Truy cập ngày
15/02/2019.
8. Travel Daily News, 2018. Why inbound marketing is taking off in the travel
sector. https://www.traveldailynews.com/post/why-inbound-marketing-is-
taking-off-in-the-travel-sector. Posted on 07/02/2018.
9. Trần Duy Minh, Phan Quốc Trần Kha, Ngô Thanh Loan, 2018. Kết hợp
WEBGIS và công nghệ hình ảnh 360 để xây dựng ứng dụng hướng dẫn tham
quan du lịch ảo tại khu du lịch Núi Sam. Hội thảo “Định hướng nghiên cứu và
ứng dụng KHCN tỉnh An Giang giai đoạn đến 2020 – 2025 trên ba lĩnh vực:
đổi mới tăng trưởng, phát triển nông nghiệp và du lịch”, Tháng 06/2018.
10
10. VietnamOnline Technology. Tổng quan về E-Makerting.
Truy cập ngày 15/02/2019.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_doi_so_digital_transformation_trong_linh_vuc_du_lich.pdf