This paper presents an estimation of the velocity of the Earth’s crust in Vietnam and the Southeast Asian region,
determined from the GPS data in nearly 8 years (4/2005-11/2013) at 5 sites in Vietnam (DBIV, PHUT, VINH, HUES and
HOCM) plus more than 20 ones in Southeast Asia and other regions using GAMIT software. The horizontal velocity
vectors in ITRF2005 at the considered Southeast Asia stations show that they drive to the south-eastward, but the
KUNM, DBIV, PHUT, VINH and HUES (with velocity of about 31-36mm/yr) move faster than the HOCM, CUSV, NTUS
and BAKO (with the velocity of 21.5-25.5 mm/yr); meanwhile the PIMO drives to the northwest with the velocity of 29.8
mm/yr. The fact that the relative velocity vectors with respect to the Eurasian plate decrease from 9.4 mm/yr at VINH, 5.6
mm/yr at HUES, 3.1 mm/yr at CUSV to 1.9 mm/yr at HOCM, as well as the increase of the motion azimuths from 104o at
VINH, 138o at HUES, 204o at HOCM to 247o at CUSV shows that the Indochina block rotate clockwise; however, its
northern part moves faster than the southern one. The significant difference of the relative velocities with respect to
Sundaland at the stations, 1.4 mm/yr at BAKO, 2.9 mm/yr at VINH, 6.8 mm/yr at HUES, 9.3 mm/yr at HOCM, 10.7 mm/yr
at NTUS and 11.7 mm/yr at CUSV) implicates that the Sundaland also undergoes a significant internal deformation.
13 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển động hiện đại vỏ trái đất theo số liệu gps liên tục tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
36(1), 1-13 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2014
CHUYỂN ĐỘNG HIỆN ĐẠI VỎ TRÁI ĐẤT
THEO SỐ LIỆU GPS LIÊN TỤC TẠI VIỆT NAM
VÀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
LÊ HUY MINH1, FRÉDÉRIC MASSON2, ALAIN BOURDILLON3,
ROLLAND FLEURY4, JAR-CHING HU5, VŨ TUẤN HÙNG5,
LÊ TRƯỜNG THANH1, NGUYỄN CHIẾN THẮNG1, NGUYỄN HÀ THÀNH1
Email: lhminhigp@gmail.com
1Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Viện Vật lý Địa cầu Strasbourg, Pháp
3Trường Đại học Rennes 1, Pháp
4Trường Viễn thông Quốc gia Bretagne, Pháp
5Trường Đại học Quốc gia Đài Loan
Ngày nhận bài: 21 - 7 - 2013
1. Mở đầu
Khu vực Đông Nam Á là nơi gặp gỡ của các
mảng thạch quyển lớn của vỏ Trái Đất: mảng Âu -
Á ở phía bắc, mảng Ấn - Úc ở phía tây và phía
nam, mảng Philippine ở phía đông. Dịch chuyển
kiến tạo và biến dạng vỏ Trái Đất ở đây chịu tác
động chủ yếu bởi quá trình va chạm thúc ép mảng
Ấn Độ vào mảng Âu - Á, cũng như sự hút chìm
xuống dưới của mảng Úc và mảng Philippine. Khu
vực Đông Nam Á tạo từ hai khối kiến tạo chủ yếu:
(1) khối Sunda (bao gồm địa khu Đông Dương
gồm phần lớn lãnh thổ Việt Nam, Lào và
Campuchia), Thái Lan, bán đảo Malaysia, Sumatra,
Borneo, Java và các vùng biển nông nằm giữa và
(2) khối Nam Trung Hoa. Chuyển động của các
mảng nói trên từ hàng triệu năm qua đã hình thành
các hệ thống đứt gãy trong khu vực được cho là
gây bởi sự thúc ép của mảng Ấn Độ, tạo nên bức
tranh dịch chuyển và biến dạng vỏ Trái đất khu vực
phức tạp. Sự biến dạng khu vực được giải thích
bằng hai giả thiết chính: thứ nhất do chuyển động
liên tục của vỏ Trái Đất và thạch quyển được xem
là môi trường biến dạng nhớt [7, 8, 11] và thứ hai
do chuyển động của các khối thạch quyển rắn dọc
theo các vùng đứt gãy hẹp [1, 18, 23-25] Việc thu
thập các chứng cứ mới về biến dạng và dịch
chuyển hiện đại của vỏ Trái Đất sẽ cho phép hiểu
được tính đúng đắn của các giả thiết trên. Trong
khoảng 20 năm gần đây việc đo đạc dịch chuyển
vỏ Trái Đất ở khu vực Đông Nam Á bằng công
nghệ GPS [3, 4, 14, 15, 21, 22, 31], đã cho thấy
khối Sunda chuyển động như là một khối so với
mảng Âu - Á. Trên lãnh thổ Việt Nam cũng đã có
những kết quả nghiên cứu dịch chuyển kiến tạo ở
khu vực một số đứt gãy hoạt động (đứt gãy Lai
Châu - Điện Biên, đứt gãy Sơn La, đứt gãy Sông
Hồng) dựa trên việc đo lặp GPS [5, 6, 9, 26, 27].
Tuy nhiên, do chuyển dịch tương đối trên các đứt
gãy ở nước ta thường nhỏ, các kết quả đo lặp trong
thời gian quan sát chưa đủ dài, nên thật sự chưa
cho được những thông tin tin cậy về dịch chuyển
tương đối trên các đứt gãy nghiên cứu. Sử dụng số
liệu GPS liên tục ở các trạm Hà Nội, Huế (HUES)
và Tp. Hồ Chí Minh (HOCM) cùng với các trạm
IGS ở khu vực Đông Nam Á trong [17] chúng tôi
chỉ ra rằng khối Sunda đang dịch chuyển về phía
đông nam và có xu thế quay theo chiều kim đồng
hồ. Tiếp tục nghiên cứu trong bài báo trước [17],
trong bày báo này, bằng việc bổ sung số liệu mới
của các trạm GPS liên tục tại Điện Biên (DBIV) và
Vinh (VINH), chuỗi số liệu dài hơn ở HOCM,
HUES, chuỗi số liệu tin cậy hơn tại trạm Phú Thụy
(PHUT) - Hà Nội, chúng tôi trình bày những thông
tin mới về dịch chuyển kiến tạo ở khu vực Đông
Nam Á.
2. Số liệu và phương pháp phân tích
Số liệu được đưa vào sử dụng là số liệu các
2
trạm GPS liên tục ở Việt Nam: DBIV, PHUT,
VINH, HUES, HOCM (bảng 1), và các trạm của
Trung tâm dịch vụ IGS quốc tế: BAKO, NTUS,
CUSV, KUNM, PIMO, Trong [17] chúng tôi sử
dụng số liệu của trạm Hà Nội trong khoảng thời
gian 4/2005-12/2006, chuỗi số liệu tương đối ngắn.
Từ tháng 2/2009 cho đến nay, máy thu GSV4004B
được đặt hoạt động liên tục tại đài Vật lý địa cầu
Phú Thụy có được chuỗi số liệu hơn 4 năm liên
tục, do vậy chúng tôi chỉ sử dụng số liệu của trạm
PHUT mà không sử dụng số liệu của trạm Hà Nội
như trước đây. Trong [17] chuỗi số liệu của các
trạm từ 5/2005 cho tới 12/2009 được sử dụng,
trong bài báo này số liệu được cập nhật đến tháng
11/2013. Bảng 1 liệt kê vị trí 05 trạm của Việt
Nam, loại thiết bị và thời gian sử dụng số liệu để
phân tích, trong số này trạm HOCM có độ dài
chuỗi số liệu dài nhất là 92 tháng số liệu liên tục,
trạm VINH có độ dài chuỗi thời gian ngắn nhất là
27 tháng. Phần nhiều số liệu các trạm của IGS
được sử dụng thường có đầy đủ số liệu từ tháng
5/2005 đến nay, nghĩa là có số liệu 8 năm liên tục.
Bảng 1. Vị trí các trạm GPS liên tục ở Việt Nam
Tọa độ
Tên trạm
Kinh độ (oE) Vỹđộ (oN)
Máy thu Anten Thời gian
DBIV 103,01829 21,38992 NetRS Zephyr geodetic 11/2009 - 11/2013
PHUT 105,95871 21,02938 GSV4004B NOV533+CR 2/2009 - 6/2013
VINH 105,69659 18,64999 Trimble 5700 Zephyr geodetic 9/2011 - 11/2013
HUES 107,59265 16,45919 GSV4004A NOV503+CR 1/2006 - 10/2011
HOCM 106,55979 10,84857 GSV4004A NOV533+CR 5/2005 - 10/2012
Một điều cũng được lưu ý là việc đặt các trạm
đo GPS liên tục sao cho đảm bảo điều kiện nghiên
cứu địa động lực. Tại các trạm DBIV và trạm
VINH, các trạm địa chấn được xây dựng trên nền
đá gốc, cột đặt anten được làm bằng beton trên nền
đá gốc gắn với hầm đặt máy hoặc nhà đặt máy đảm
bảo cột đo không bị biến dạng theo thời gian. Tại
các trạm PHUT, HUES và HOCM, anten thu được
đặt trên nóc nhà bằng beton xây dựng từ hàng chục
năm qua, đảm bảo không còn bị lún hoặc biến
dạng. Như thế các mốc đo GPS liên tục được sử
dụng đều đảm bảo ổn định và vững chắc đáp ứng
yêu cầu nghiên cứu địa động lực.
Phần mềm GAMIT/GLOBK được sử dụng để
tính toán chuỗi thời gian của các tọa độ trạm và sau
đó là tính toán tốc độ dịch chuyển của vỏ Trái Đất
tại vị trí trạm [10]. Để chạy GAMIT, một số tệp
quan trọng trong phần mềm phải được cập nhật:
lfile, station.info, process.default, sites.default,
sestbl,... Ngoài ra cần phải cập nhật thông tin lịch
thiên văn vệ tinh, các mô hình triều Mặt Trăng và
Mặt Trời, vị trí cực, Số liệu quan sát ở các trạm
thu GPS được chuyển đổi sang dạng rinex và đưa
vào thư mục cùng tên rinex trong thư mục xử lý
GAMIT. Việc xử lý bằng phần mềm GAMIT với
khoảng cách các trạm lớn (trên 500 km) đòi hỏi
dùng mode BASELINE và số liệu của hơn 10 trạm
IGS/ITRF, như thế trong tệp glorg.com đòi hỏi
dùng ít nhất 10 trạm ITRF có vận tốc tương đối ổn
định để ổn định trường vận tốc tại các trạm cần
nghiên cứu. Sau khi xem xét chúng tôi đã sử dụng
13 trạm trong đó một số trạm ở lãnh thổ Trung
Quốc như KUNM, SHAO và WUHN, một số trạm
ở nền Âu - Á như ARTU, JOZE, ZECK, POL2,
IRKT, Phương pháp xử lý này sử dụng số liệu
của nhiều trạm nên đòi hỏi thời gian cho việc xử lý
nhiều hơn, tuy nhiên kết quả tính toán rất ổn định.
Việc xử lý số liệu được thực hiện trong ITRF2005,
như vậy, sau khi xử lý mỗi ngày số liệu phần mềm
GAMIT sẽ tạo ra một thư mục ngày lưu trữ toàn bộ
kết quả tính toán. Kết quả đầu ra sẽ là số liệu đầu
vào cho việc chạy chương trình GLOBK để đánh
giá vận tốc dịch chuyển vỏ Trái Đất.
3. Kết quả và phân tích
3.1. Chuỗi thời gian các thành phần tọa độ
Kết quả xử lý số liệu GPS bằng phần mềm
GAMIT sẽ cho chúng ta chuỗi thời gian theo từng
ngày của 3 thành phần tọa độ trạm: thành phần bắc
N, thành phần đông E và độ cao U. Nói chung, việc
xác định độ cao U thường mắc sai số lớn nên kết
quả tính U không được bàn luận trong bài báo này
mà chỉ có hai thành phần nằm ngang N và E được
quan tâm tới. Hình 1 biểu diễn chuỗi thời gian của
hai thành phần nằm ngang dịch chuyển vỏ Trái Đất
của 10 trạm ở Việt Nam và lân cận.
3
Để đánh giá chất lượng của chuỗi thời gian thu
được, phần mềm GAMIT đã tính 2 tham số: độ
lệch bình phương trung bình chuẩn hóa
(normalized root mean square - NRMS) và độ lệch
bình phương trung bình lấy trọng số (weighted roor
mean square - WRMS) và thống kê số ngày có số
liệu đã tính. Các tham số này của 10 trạm trong
khu vực Đông Nam Á được liệt kê trong bảng 2.
Hình 1 xem chú giải trang bên
4
Hình 1. Biến đổi theo thời gian của thành phần N (trên) và thành phần E (dưới) tại 10 trạm GPS ở khu vực Đông Nam Á
Bảng 2. Số ngày có số liệu phân tích và các tham số độ lệch bình phương trung bình chuẩn hóa (NRMS)
và độ lệch bình phương trung bình lấy trọng số (WRMS) của 10 trạm khu vực Đông Nam Á
Thành phần Bắc N Thành phần Đông E
Trạm Số ngày có số liệu
NRMS (mm) WRMS (mm) NRMS (mm) WRMS (mm)
DBIV 1425 0,92 2,7 0,88 2,6
PHUT 1406 0,61 3,3 0,50 3,2
VINH 536 0,88 3,0 0,85 3,3
HUES 1481 1,55 4,6 1,15 3,4
HOCM 2456 1,10 4,3 0,97 4,1
KUNM 2762 1,16 2,8 1,09 2,6
PIMO 2915 1,31 3,9 1,11 3,3
NTUS 2757 2,03 7,8 2,51 9,9
BAKO 2982 1,13 4,4 1,05 4,4
CUSV 1851 1,71 5,7 1,17 5,0
Như đã nêu ở bảng 1 và bảng 2, 5 trạm của IGS
và các trạm HOCM, PHUT và HUES có hơn 4
năm số liệu, trạm DBIV có 47 tháng số liệu (1.425
ngày), trạm VINH có 27 tháng số liệu nhưng thực
tế có 536 ngày số liệu. Trong xử lý số liệu GPS
bằng phần mềm GAMIT người ta thấy trong
khoảng thời gian đủ dài chuỗi thời gian của trạm
nào có NRMS xấp xỉ 1 mm hoặc nhỏ hơn, tương
5
ứng WRMS xấp xỉ 4 mm hoặc nhỏ hơn [10] thì
chuỗi số liệu được xử lý tốt và kết quả đánh giá
vận tốc tin cậy. Chuỗi thời gian của cả hai thành
phần ở 5 trạm ở nước ta thỏa mãn điều kiện này,
trong khi ở 5 trạm của IGS, các trạm KUNM,
PIMO và BAKO thỏa mãn điều kiện trên, cả hai
thành phần của trạm NTUS và thành phần N của
CUSV tương ứng có NRMS=2,03 mm, 2,51 và
1,71 mm, WRMS=7,8 mm, 9,9 và 5,7 mm. Trên
hình 1 chúng ta thấy ở thành phần N của trạm
CUSV thay đổi xu hướng tuyến tính vào khoảng
3/2011, ở cả hai thành phần của trạm NTUS có
nhảy bậc vào tháng 8/2007 và ở thành phần E của
trạm NTUS có nhảy bậc nhỏ vào khoảng 2/2012,
đó là những nguyên nhân làm cho các giá trị
NRMS và WRMS ở hai trạm này có giá trị lớn như
đã nêu. Do có sự nhảy bậc rõ rệt ở cả hai thành
phần N và E ở trạm NTUS vào tháng 8/2007, và ở
thành phần E từ tháng 4/2012 nên số liệu ở trước
tháng 8/2007 và sau 1/4/2012 sẽ không được sử
dụng để tính vận tốc của trạm. Chúng ta có thể thấy
ở trạm PHUT, sai số xác định vị trí của trạm ở một
ngày riêng lẻ có thể lớn hơn ở các trạm khác có thể
do trạm ở khu vực đỉnh dị thường điện ly xích đạo
[16], nhiễu điện ly mạnh có thể gây sai số đáng kể
trong việc xác định tọa độ trong một số ngày,
nhưng các giá trị NRMS và WRMS lại khá nhỏ,
điều đó cho phép chúng ta thu được đánh giá vận
tốc tin cậy ở trạm này.
3.2. Trường vận tốc
Từ các chuỗi thời gian của các thành phần tọa
độ thu được ở trên nhờ phần mềm GAMIT, sử
dụng phần mềm GLOBK chúng ta tính được tọa độ
của các trạm và các thành phần vectơ vận tốc dịch
chuyển tuyệt đối trong khung quy chiếu chuẩn
ITRF2005 (thành phần Đông Ve và thành phần
Bắc Vn cùng với các sai số tương ứng). Từ hai
thành phần vận tốc chúng ta tính được các vecto
dịch chuyển tuyệt đối, sai số, độ tin cậy tương ứng
và phương vị của chúng được trình bày ở bảng 3 và
được biểu diễn ở hình 2. Như trên đã nêu, để tính
toán trường vận tốc trong ITRF2005, chúng tôi sử
dụng 13 trạm của IGS như những trạm chuẩn, kết
quả cho thấy hai thành phần vecto vận tốc của các
trạm chuẩn sau khi tính toán sai lệch so với giá trị
tương ứng trong ITRF2005 cỡ xấp xỉ 1 mm/năm
hoặc nhỏ hơn, như vậy trường vận tốc dịch chuyển
của vỏ Trái đất với phương pháp tính toán sử dụng
phần mềm GAMIT/GLOBK đã trình bày cho kết
quả ổn định và phù hợp. Trong bảng 3 cũng trình
bày độ tin cậy của việc xác định vecto dịch chuyển
tuyệt đối tại 10 trạm ở khu vực Đông Nam Á mà
chúng tôi quan tâm đều trong khoảng 96-98%.
Bảng 3. Tọa độ và vận tốc dịch chuyển vỏ Trái Đất tại các trạm GPS liên tục ở Việt Nam và Đông Nam Á
Tọa độ Thành phần Đông Thành phần Bắc Vecto dịch chuyển tuyệt đối
Trạm Kinh độ
(o)
Vỹ độ
(o)
Ve
mm/năm
Sai số
mm/năm
Vn
mm/năm
Sai số
mm/năm
V
r
mm/năm
Sai số
mm/năm
Phương vị
(o)
Độ tin cậy
(%)
KUNM 102,79720 25,02954 31,0 0,7 -18,2 0,7 35,9 0,7 120 98
DBIV 103,01829 21,38992 31,6 1,1 -9,5 1,1 33,0 1,1 107 97
PHUT 105,95871 21,02938 30,6 1,0 -10,0 1,0 32,2 1,0 108 97
VINH 105,69659 18,64999 34,1 1,5 -11,2 1,5 35,9 1,5 108 96
HUES 107,59265 16,45919 28,3 0,9 -13,6 0,9 31,5 0,9 116 97
HOCM 106,55979 10,84857 23,0 0,8 -11,0 0,8 25,5 0,8 116 97
NTUS 103,67996 1,34580 18,6 1,0 -10,8 1,0 21,5 1,0 120 95
CUSV 100,53392 13,73591 21,6 0,9 -8,9 0,9 23,4 0,9 112 96
BAKO 106,84891 -6,49106 23,8 0,7 -9,3 0,7 25,5 0,7 111 97
PIMO 121,07773 14,63572 -28,8 0,7 7,4 0,7 29,8 0,7 284 97
6
Hình 2. Chuyển dịch tuyệt đối của các trạm GPS khu vực Đông Nam Á trong ITRF2005. Các đường liền nét biểu thị
các đứt gãy kiến tạo chính trong khu vực. Con số ở gần đầu vector biểu thị độ dài của vector, đơn vị mm/năm.
Sơ đồ đứt gãy lược theo Nguyễn Đình Xuyên [29, 30], 1) Đ/g Sông Hồng, 2) Đ/g Lai Châu - Điện Biên, 3) Đ/g Sông Mã,
4) Đ/g Thà Khẹt - A Lưới, 5) Đ/g vách dốc đông Việt Nam, 6) Đ/g bắc Biển Đông, 7) Đới hút chìm Manila, 8) Đ/g Ba Tháp
Như đã nêu khu vực Đông Nam Á là nơi giao
lưu của các mảng Âu - Á, Úc, Philippine và Thái
Bình Dương. Phần mảng Âu - Á ở khu vực này
được chia làm hai khối chính là khối Sunda và khối
Nam Trung Hoa và đới đứt gãy Sông Hồng được
cho là ranh giới giữa hai khối ở khu vực phía bắc
7
lãnh thổ nước ta [25-27]. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu của Sone và Metcalfe [13, 19] và một
số tác giả Việt Nam [2] coi đứt gãy Sông Mã là
ranh giới của các địa khu (Terrane) Nam Trung
Hoa và Đông Dương, và theo khái niệm về khối
Sunda của Hutchison [12] thì địa khu Đông dương
là hợp phần của khối này và vì thế có thể coi đới
đứt gãy Sông Mã là ranh giới của khối Sunda ở
phần miền Trung lãnh thổ nước ta. Chuyển động
hiện đại theo số liệu GPS trong khối Sunda và lân
cận đã được đánh giá [14, 15, 21, 22], tuy nhiên
trong nghiên cứu này còn chưa có số liệu tin cậy
của các đo đạc trên lãnh thổ nước ta, mà chỉ có số
liệu của 2 điểm đo lặp CAMP và NONN đã thực
hiện trong chương trình GEODYSSEA. Trong số
10 trạm GPS liên tục đang xem xét trong bài báo
này các trạm VINH, HUES, HOCM, CUSV,
NTUS và BAKO thuộc khối Sunda, các trạm
PHUT, DBIV và KUNM thuộc khối Nam Trung
Hoa, trạm PIMO thuộc mảng Philippine.
Từ bảng 3 và hình 2 chúng ta có thể thấy rằng
các trạm ở khu vực Đông Nam Á đang xem xét, trừ
trạm PIMO, đều dịch chuyển về phía đông nam với
vận tốc thay đổi trong khoảng từ 21,5 mm/năm ở
trạm NTUS tới 35,9 mm/năm ở trạm VINH;
phương vị thay đổi từ 107° ở trạm DBIV đến 120°
ở trạm KUNM và NTUS; trạm PIMO dịch chuyển
về phía tây - tây bắc (góc phương vị 284°) với vận
tốc 29,8 mm/năm. Điều này hoàn toàn phù hợp với
mảng Âu - Á đang dịch chuyển về phía đông nam,
còn mảng Philippine dịch chuyển về phía tây bắc.
Có sự giảm biên độ dịch chuyển rõ rệt từ trạm
VINH là 35,9 mm/năm, HUES là 31,5 mm/năm,
tới các trạm HOCM, CUSV, NTUS và BAKO có
biên độ dịch chuyển gần như nhau trong khoảng
21,5-25,5 mm/năm. Biên độ dịch chuyển ở trạm
VINH lớn hơn biên độ dịch chuyển ở các trạm
PHUT, DBIV và KUNM. Chúng ta hãy xem xét
chi tiết biến đổi theo vỹ độ của các thành phần vận
tốc Vn và Ve của các trạm thuộc khối Sunda và
khối Nam Trung Hoa minh họa trên hình 3. Vn
biến đổi trong khoảng 5 mm/năm từ trạm BAKO
đến trạm DBIV; khoảng 8,7 mm/năm giữa trạm
DBIV và trạm KUNM; điều này có thể do trạm
DBIV ở gần đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, đứt gãy
có phương á kinh tuyến phải có thành phần Bắc
của dịch chuyển là đáng kể. Ve ở trạm VINH lớn
hơn ở HUES 5,7 mm/năm và lớn hơn ở PHUT là
3,5 mm/năm, điều này có nghĩa là dịch chuyển trên
các đứt gãy giữa VINH và HUES, cũng như giữa
VINH và PHUT có thành phần theo phương vĩ
tuyến là đáng kể. Giữa VINH và PHUT có hai hệ
thống đứt gãy lớn là Sông Mã và Sơn La; trên cả
hai hệ thống đứt gãy này đã xảy ra những trận động
đất lớn như trận động đất Điện Biên năm 1935 có
M=6,8 và trận động đất Tuần Giáo với M=6,8 năm
1983. Giữa VINH và HUES có hệ thống đứt gãy
quan trọng là đới đứt gãy Sông Cả; động đất
thường xuyên xảy ra trên đới đứt gãy này như động
đất Nghệ An năm 1821 với Ms=6, động đất Sekon
năm 1981 với Ms = 5,5, động đất Tương Dương
năm 1957 với Ms = 5,2, động đất Đô Lương ngày
07/01/2005 với Ms = 4,7, [20]. Cho tới nay còn
chưa có những kết quả đo đạc dịch chuyển vỏ Trái
Đất một cách tin cậy trên những đứt gãy đã nêu,
những kết quả thu được ở đây cho thấy dịch
chuyển kiến tạo trên các đứt gãy này có thể rất
đáng kể và vì thế cần thiết phải tiến hành đo đạc
các dịch chuyển này một cách chính xác để có
được đánh giá đầy đủ về hoạt động kiến tạo hiện
đại và độ nguy hiểm động đất của chúng. Cần phải
nói rằng vận tốc thu được ở trạm VINH dựa trên số
liệu của 27 tháng số liệu, và những thảo luận trên
có thể còn thay đổi ít nhiều khi vận tốc ở trạm này
được xác định với độ chính xác cao hơn dựa trên
chuỗi số liệu thời gian dài hơn.
-10 -5 0 5 10 15 20 25 30
VÜ ®é ®Þa lý
-20
-15
-10
-5
0
V
n
(m
m
/n
¨m
)
-10 -5 0 5 10 15 20 25 30
VÜ ®é ®Þa lý
15
20
25
30
35
V
e
(m
m
/n
¨m
)
B
A
KO
N
TU
S
H
O
C
M
CU
SV
H
U
ES
VI
N
H
PH
U
T
DB
IV
KU
NM
BA
K
O
Sunda Nam Trung Hoa Sunda
Nam
Trung Hoa
Hình 3. Thành phần Vn và thành phần Ve tại các trạm thuộc khối Sunda và khối Nam Trung Hoa ở khu vực Đông Nam Á
8
Để thấy được rõ hơn ý nghĩa kiến tạo của dịch
chuyển tại các trạm GPS liên tục đã nêu chúng tôi
tiến hành tính toán dịch chuyển tương đối của các
trạm này so với mảng Âu - Á, khối Sunda, nghĩa là
tính các chuyển dịch tương đối của các trạm so với
cực Euler của mảng Âu - Á và cực Euler của khối
Sunda được lấy theo Calais et al. [3] và Simons et
al. [21] một cách tương ứng. Các kết quả được nêu
ra trong bảng 4, bảng 5 và được trình bày trên hình
4 và hình 5.
Bảng 4. Dịch chuyển tương đối của các trạm
so với mảng Âu - Á
Tên trạm Ve
(mm/năm)
Vn
(mm/năm)
|V|
(mm/năm)
Phương vị
(o)
KUNM 5,3 -9,9 11,3 152
DBIV 6,3 -1,2 6,4 101
PHUT 5,5 -1,0 5,6 100
VINH 9,4 -2.2 9,4 104
HUES 3,8 -4,2 5,6 138
CUSV -2,8 -1,2 3,1 248
HOCM -0,8 -1,8 1,9 204
NTUS -3,3 -2,3 4,0 235
BAKO 3,9 0,0 3,9 90
PIMO -52,5 19,8 56,1 290
Bảng 5. Dịch chuyển tương đối của các trạm
so với khối Sunda
Tên trạm Ve
(mm/năm)
Vn
(mm/năm)
|V|
(mm/năm)
Phương vị
(o)
KUNM -4,5 -11,0 11,9 202
DBIV -3,2 -2,3 3,9 234
PHUT -4,0 -1,6 4,3 248
VINH 0,0 -2,9 2,9 180
HUES -5,1 -4,5 6,8 228
CUSV -11,4 -2,6 11,7 257
HOCM -9,0 -2,3 9,3 256
NTUS -10,2 -3,3 10,7 252
BAKO -1,6 -0,5 1,7 253
PIMO -61,2 21,6 64,9 289
So với mảng Âu - Á, dịch chuyển tương đối của
các trạm đang xem xét ở khối Nam Trung Hoa
giảm dần từ KUNM (11,6 mm/năm) đến Điện Biên
6,4 mm/năm và PHUT 5,6 mm/năm. Biên độ dịch
chuyển tương đối giảm dần từ VINH 9,4 mm/năm,
HUES 5,6 mm/năm, CUSV 3,1 mm/năm tới
HOCM 1,9 mm/năm, và có sự quay theo chiều kim
đồng hồ rất rõ ràng với phương vị thay đổi từ 104°
ở VINH, 138° ở HUES tới 204° ở HOCM và 235°
ở CUSV, có nghĩa là phần phía bắc của địa khu
Đông Dương quay nhanh hơn phần phía Nam. Các
trạm BAKO và NTUS có biên độ dịch chuyển
tương đối so với mảng Âu - Á tương ứng là 3,9
mm/năm và 4,0 mm/năm. Dịch chuyển tương đối
so với mảng Âu - Á của trạm PIMO đạt tới
55,6 mm/năm với góc phương vị là 291°; điều đó
chỉ ra rằng mảng Philippine đang hút chìm rất
mạnh mẽ về phía tây bắc xuống dưới mảng Âu - Á.
Các nghiên cứu của Tapponnier và cộng sự cho
rằng do quá trình xô húc của mảng Ấn Độ vào
mảng Âu - Á làm cho khối Sunda thúc trượt dọc
theo đới đứt gãy sông Hồng và quay theo chiều
kim đồng hồ [23-25]. Trên hình 4 cho thấy hướng
dịch chuyển tương đối so với mảng Âu - Á ở
BAKO không cùng hướng với dịch chuyển tương
đối ở HOCM, CUSV và NTUS. Như vậy có thể
hiện nay chỉ có khu vực Đông Dương vẫn còn quay
theo chiều kim đồng hồ dưới tác dụng của sự thúc
ép đã nêu, còn phần phía nam của khối Sunda chịu
sự tác động nhiều hơn của quá trình hút chìm của
mảng Úc xuống dưới mảng Âu - Á. Những thông
tin có tính định lượng nêu ra trong bài báo này có
thể giúp các nhà kiến tạo xây dựng các mô hình
động học giải thích chuyển động hiện đại của khối
Sunda như đã được đề cập bởi Nguyễn Văn Vượng
và các cộng sự [29].
Biên độ dịch chuyển tương đối so với khối
Sunda thu được trong bài báo khá phù hợp với kết
quả của Simons và nnk [21]. Ví dụ, đối với trạm
KUNM, BAKO, PIMO kết quả của Simons và nnk
tương ứng là 13 mm/năm (hoặc 11 mm/năm), 2
mm/năm và 64 mm/năm (các kết quả trong bài báo
tương ứng là 11,9 mm/năm, 1,7 mm/năm và 64,9
mm/năm với phương vị tương tự). Kết quả tính
toán của Simons cho thấy biên độ dịch chuyển
tương đối so với khối Sunda ở các trạm thuộc khối
Sunda nằm trong khoảng 1-3 mm/năm và cho rằng
hiện nay khối Sunda dịch chuyển như là một khối
thạch quyển được cố kết tốt. Tuy nhiên, biên độ
dịch chuyển tương đối tính được tại trạm CUSV là
11,7 mm/năm, tại HOCM là 9,3 mm/năm, tại
HUES là 6,8 mm/năm, tại VINH là 2,9 mm/năm và
tại NTUS là 10,7 mm/năm lại chứng tỏ rằng các
dịch chuyển nội khối theo các đứt gãy đóng một
vai trò quan trọng, và khối Sunda đang bị biến
dạng đáng kể. Trong chương trình GEODYSSEA
[14, 15, 22], đã tiến hành đo lặp tại điểm NONN
(Non Nước) (cách Huế khoảng 100 km về phía
nam) cho kết quả dịch chuyển tương đối của điểm
này so với khối Sunda chỉ khoảng 1mm/năm, trong
khi dịch chuyển tương đối của HUES như đã nêu là
6,8 mm/năm. Tương tự ở khu vực miền Bắc, kết
quả đo lặp tại điểm CAMP (Cẩm Phả) cho thấy
dịch chuyển tương đối của điểm này so với khối
Sunda là 2mm/năm, trong khi dịch chuyển tương
đối của trạm PHUT là 4,5 mm/năm; như vậy kết
quả đo lặp của các điểm NONN và CAMP được
tiến hành trong thời gian chưa đủ dài, có thể chưa
phản ánh đầy đủ dịch chuyển kiến tạo tại những
điểm này.
9
Hình 4. Chuyển dịch tương đối của các trạm so với mảng Âu-Á.
Con số ở gần đầu vector biểu thị độ dài của vector, đơn vị mm/năm
10
Hình 5. Chuyển dịch tương đối của các trạm so với khối Sunda.
Con số ở gần đầu vector biểu thị độ dài của vector, đơn vị mm/năm
4. Kết luận
Từ các kết quả đánh giá tốc độ dịch chuyển vỏ
Trái Đất tại các trạm GPS liên tục ở Việt Nam
cùng với các trạm IGS trong khu vực Đông Nam Á
cho giai đoạn 2005 - 2014 có thể rút ra một số kết
luận sau:
- Số liệu GPS thu được ở các trạm GPS liên tục
ở Việt Nam có chất lượng tốt, đảm bảo thu được
11
những thông tin tin cậy về dịch chuyển kiến tạo vỏ
Trái Đất. Tốc độ dịch chuyển thu được tại các trạm
này có thể coi là những thông tin có độ chính xác
cao để đánh giá chất lượng đo đạc GPS theo định
kỳ ở các khu vực khác của nước ta.
- Các trạm DBIV, PHUT, VINH, HUES và
HOCM có biên độ dịch chuyển tuyệt đối trong
ITRF2005 tương ứng là 33,0 mm/năm, 32,2
mm/năm, 35,9 mm/năm, 31,5 mm/năm và 25,5
mm/năm về phía Đông Nam. Các kết quả này phù
hợp với bối cảnh kiến tạo hiện nay ở khu vực Đông
Nam Á thể hiện qua trường vận tốc dịch chuyển vỏ
Trái Đất thu được tại các trạm KUNM (35,9
mm/năm), CUSV (23,4 mm/năm), NTUS (21,5
mm/năm), BAKO (25,5 mm/năm). Trạm PIMO
nằm ở mảng Philippine dịch chuyển về phía tây
bắc với vận tốc 29,8 mm/năm.
- Dịch chuyển tương đối so với mảng Âu - Á
giảm từ 9,4 mm/năm tại VINH, 5,6 mm/năm ở
HUES, 3,1 mm/năm ở CUSV tới 1,9 mm/năm ở
HOCM và phương vị thay đổi từ 104° tại VINH,
138° tại HUES, 204° ở HOCM và 247° ở CUSV
cho thấy rằng khối Đông Dương đang quay theo
chiều kim đồng hồ với phần phía bắc quay nhanh
hơn phần phía nam.
- Dịch chuyển tương đối so với khối Sunda của
các trạm VINH, HUES, CUSV, HOCM, NTUS và
BAKO tương ứng là 2,9 mm/năm, 6,8 mm/năm,
11,7 mm/năm, 9,3 mm/năm, 10,7 mm/năm và 1,4
mm/năm cho thấy rằng khối Sunda đang chịu
những biến dạng nội khối đáng kể.
Lời cảm ơn: Đề tài được sự hỗ trợ kinh phí
của đề tài nghiên cứu cơ bản mã số 105.01.42.09
“Sử dụng số liệu GPS liên tục ở Việt Nam và Đông
Nam Á nghiên cứu nồng độ điện tử tổng cộng tầng
điện ly và mối liên quan với biến thiên trường từ
Trái Đất, đánh giá hàm lượng hơi nước tổng cộng
tầng đối lưu và dịch chuyển vỏ Trái Đất ở các điểm
quan sát tại Việt Nam”.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Avouac J. P. & P. Tapponnier, 1993:
Kinematic model of active deformation in Central-
Asia, Geophys. Res. Lett., 20 (10), 895-898.
[2] Lê Duy Bách và Trần Văn Trị, 2000:
Chương 3, Kiến tạo, Sách tra cứu các phân vị địa
chất Việt Nam. Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam.
[3] Calais E., M. Vergnolle, V. San’kov, A.
Lukhnev, A. Miroshnitchenko, S. Amarjargal and J.
Deverchere, 2003: GPS measurements of crustal
deformation in the Baikal-Mongolia erea (1992-
2002); Implications for current kinematics of Asia,
J. Geophys. Res., 108(B10), 2501,
doi:10.1029/2002JB002373.
[4] Chamote-Rooke N. & X. L. Pichon, 1999:
GPS determined eastward Sundaland motion with
respect to Eurasia confirmed by earthquake slip
vectors at Sunda and Philippine trenches, Earth
Planet. Sci. Lett., 173, 439-455.
[5] Duong Chi Cong, 2006: GPS measurements
of horizontal deformation across of Lai Chau-Dien
Bien (Dien Bien Phu) fault in Northwest of
Vietnam, 2002-2004, Earth Planets Space, 58,
523-528.
[6] Duong Chi Cong & K. L. Feigl, 1999:
Geodetic measurement of horizontal strain across
the Red River fault near Thac Ba, Vietnam, 1963-
1994, Journal of Geodesy, 73, 298-310.
[7] England P. & G. Houseman, 1986: Finite
strain calculations of continental deformation: 2.
Comparison with the India-Asia collision zone,
J. Geophys. Res., 91(B3), 3664-3676.
[8] England P. & P. Molnar, 1997: Active
deformation of Asia: from kinematics to dynamics,
Science, 647-650, doi:10.1126/science.278.5338.647.
[9] Vy Quốc Hải, 2009: Xác định chuyển dịch
tuyệt đối khu vực lưới GPS Tam Đảo - Ba Vì, Tạp
chí Địa chất, A 311 (3-4), 22-30.
[10] Herring T. A., R. W. King, S. C. McClusky,
2009: GAMIT reference manual, Department of
Earth, Atmotspheric, and Planetary Sciences,
Massachussetts Institute of Technology.
[11] Houseman G. & P. England, 1993: Crustal
thickening versus lateral expulsion in the Indian-
Asian continental collision, J. Geophys. Res,
98(B7), 12233-12249.
[12] Hutchison C. S., 1989: Geological
evolution of South-East Asia, Oxford, Oxford
University press.
[13] Metcalfe I., 2011: Tectonic framework and
phanerozoic evolution of Sundaland, Gondwana
research, 19, 3-21.
12
[14] Michel G. W., M. Becker, D. Angermann,
C. Reigber & Reinhart, 2000: Crustal motion in E-
and SE-Asia from GPS measurements, Earth
Planet Space, 52, 713-720.
[15] Michel G. W., Y. Q. Yu, S. Y. Zhu, C.
Reigber, M. Becker, E. Reinhart, W. Simons, B.
Ambrosuis, C. Vigny, N. Chamote-Rooke, X. L.
Pichon, P. Morgan, S. Matheussen, 2001: Crustal
motion and block behaviour in SE-Asia from GPS
measurement, Earth Planet. Science Lett., 187,
239-244.
[16] Lê Huy Minh, Nguyễn Chiến Thắng, Trần
Thị Lan, R. Fleury, P. Lassudrie-Duchesne, A.
Bourdillon, C. Amory-Mazaudier, Trần Ngọc Nam,
Hoàng Thái Lan, 2007: Ảnh hưởng của bão từ tới
nồng độ điện tử tổng cộng vùng dị thường điện ly
xích đạo Đông Nam Á quan sát được từ số liệu
GPS, Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, T.29, (2),
104-112.
[17] Lê Huy Minh, K. Feigle, F. Masson,
Dương Chí Công, A. Bourdillon, P. Lassudrie-
Duchesne, Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Hà
Thành, Trần Ngọc Nam, Hoàng Thái Lan, 2010.
Dịch chuyển vỏ Trái đất theo số liệu GPS liên tục
tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Tạp chí
Các khoa học về Trái Đất, T.32, (3), 249-260.
[18] Peltzer G. & F. Saucier, 1996: Present-day
kinematics of Asia derived from geologic fault
rates, J. Geophys. Res., 101, 27943-27956.
[19] Sone M. & I. Metcalfe, 2008: Parallel
Tethyan sutures in mainland Southeast Asia: new
insights for Palaeo-Tethys closure and implications
for the Indosinian orogeny, Comptes Rendus
Geoscience, 340, 166-179.
[20] Lê Tử Sơn, Vũ Văn Chinh và nnk, 2006:
Động đất Đô Lương, Nghệ An M4,7 ngày 7/1 và
M4,6 ngày 12/1 năm 2005. Tạp chí Các Khoa học
về Trái Đất, 28(1), 51-60.
[21] Simons W. J. F., A. Socquet, C. Vigny, B.
A. C. Ambrosius, S. H. Abu, C. Promthong, C.
Subarya, D. A. Sarsito, S. Matheussen, P. Morgan,
& W. Spakman, 2007: A decade of GPS in
Southeast Asia : Resolving Sundaland motion and
boundaries, J. Geophys. Res., 112, B06420,
doi:10.1029/2005JB003868.
[22] Simons W. J. F., B. A. C. Ambrosius, R.
Noomen, D. Angermann, P. Wilson, M. Becker, E.
Reinhart, A. Walpersdorf and C. Vigny, 1999:
Observing plate motions in S. E. Asia: Geodetic
results of GEODYSEA project, Geophys. Res.
Lett., 26(4), 2081-2084.
[23] Tapponnier P., G. Peltzer, A. Y. Le Dain,
R. Armijo & P. Cobbold, 1982 : Propagating
extrusion tectonics in Asia ; new insights from
simple experiments with plasticine, Geology, 12,
611-616.
[24] Tapponnier P., G. Peltzer, R. Armijo,
1986: On the mechanics of the collision between
India and Asia, Geological Society, London,
Special Publications, 19, 113-157.
[25] Tapponnier P., R. Lacassin, P. H. Leloup,
U. Schärer, D. Zhong, H. Wu, X. Liu, S. Ji, L.
Zhang & J. Zhong, 1990. The Ailao Shan/Red
River metamorphic belt : Tertiary lest-lateral shear
between Indochina and South China, Nature, 343,
431-437.
[26] Trần Đình Tô, Nguyễn Trọng Yêm K.
Feigl, Dương Chí Công, Vy Quốc Hải, 2001: Về
hoạt động của đới đứt gãy Sông Hồng theo số liệu
đo GPS, Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, T.23,
(4), 436-441.
[27] Tran Dinh To, Nguyen Trong Yem, Duong
Chi Cong, Vy Quoc Hai, W. Zuchievicz, Nguyen
Quoc Cuong, Nguyen Viet Nghia, 2012: Recent
crustal movements of northern Vietnam from GPS
data, J. Geodynamics, Doi:10.1016/j.jog.2012.02.009.
[28] Nguyễn Văn Vượng, Tạ Trọng Thắng, Vũ
Văn Tích, 2002: A new kinematic model for the
cenozoic deformation along the Red River shear
zone: implication for the Song Hong basin
formation, J. Geology, Serie B, 19-20, 79-89.
[29] Nguyễn Đình Xuyên, 2004: Nghiên cứu dự
báo động đất và dao động nền ở Việt Nam. Báo
cáo tổng kết Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Viện
Vật lý Địa cầu, Viện KH & CN VN, Bộ KH & CN.
[30] Nguyên Đình Xuyên, 2008: Nghiên cứu
đánh giá độ nguy hiểm sóng thần vùng ven biển
Việt Nam và các giải pháp phòng tránh, Báo cáo
tổng kết đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam, Viện Vật lý Địa cầu, Hà Nội.
[31] Wilson P. et al., 1998: Study provides data
on active plate tectonics in Southeast Asia region,
Eos Trans. AGU, 79(45), 545-549.
13
SUMMARY
Recent crustal motion in Vietnam and in the Southeast Asia region by continuous GPS data
This paper presents an estimation of the velocity of the Earth’s crust in Vietnam and the Southeast Asian region,
determined from the GPS data in nearly 8 years (4/2005-11/2013) at 5 sites in Vietnam (DBIV, PHUT, VINH, HUES and
HOCM) plus more than 20 ones in Southeast Asia and other regions using GAMIT software. The horizontal velocity
vectors in ITRF2005 at the considered Southeast Asia stations show that they drive to the south-eastward, but the
KUNM, DBIV, PHUT, VINH and HUES (with velocity of about 31-36mm/yr) move faster than the HOCM, CUSV, NTUS
and BAKO (with the velocity of 21.5-25.5 mm/yr); meanwhile the PIMO drives to the northwest with the velocity of 29.8
mm/yr. The fact that the relative velocity vectors with respect to the Eurasian plate decrease from 9.4 mm/yr at VINH, 5.6
mm/yr at HUES, 3.1 mm/yr at CUSV to 1.9 mm/yr at HOCM, as well as the increase of the motion azimuths from 104o at
VINH, 138o at HUES, 204o at HOCM to 247o at CUSV shows that the Indochina block rotate clockwise; however, its
northern part moves faster than the southern one. The significant difference of the relative velocities with respect to
Sundaland at the stations, 1.4 mm/yr at BAKO, 2.9 mm/yr at VINH, 6.8 mm/yr at HUES, 9.3 mm/yr at HOCM, 10.7 mm/yr
at NTUS and 11.7 mm/yr at CUSV) implicates that the Sundaland also undergoes a significant internal deformation.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4132_34297_1_pb_2292_2100701.pdf