Chuyển lưu dịch não tủy từ não thất xuống tâm nhĩ phải: Nhân 5 trường hợp
KẾT LUẬN
Vấn đề báng bụng, khoang ổ bụng lớn dần vì
không hấp thu dịch não tủy chỉ chiếm tỉ lệ rất
thấp do màng bụng của cơ thể có khả năng rất
tốt thẩm thấu dịch. Tuy nhiên một vài trường
hợp ngoại lệ xảy ra tình trạng báng bụng gây
phức tạp khó khăn cho cả bệnh nhân lẫn thày
thuốc khi đối mặt với vấn đề đặt biệt này. Cần
phải tìm cách giải quyết.
Dẫn lưu dịch não tủy từ hệ thống não thất
giãn rộng xuống khoang phúc mạc (V-P shunt)
là chọn lựa đầu tiên đối với đa số giãn não
thất. Tuy nhiên trong vài trường hợp xuất hiện
biến chứng bụng chướng do không hấp thu
dịch của màng bụng, giải pháp tốt nhất hiện
nay chuyển hướng dòng chảy dịch não tủy
vào tâm nhĩ phải là sự chọn lựa tốt nhất theo
nhiều tác giả trên y văn(1,7,5).
Trong 5 trường hợp trong báo cáo này,
không có tử vong sau mổ và chưa ghi nhận các
biến chứng liên quan đến kỹ thuật mổ V-A
shunt. Sau mổ các bệnh nhân đều cải thiện lâm
sàng rất tốt, đời sống sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên số lượng bệnh nhân ít (5 trường
hợp) và vẫn còn theo dõi, nên chưa có thể đưa ra
kết luận chính xác đối với phẫu thuật V-A shunt.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển lưu dịch não tủy từ não thất xuống tâm nhĩ phải: Nhân 5 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 307
CHUYỂN LƯU DỊCH NÃO TỦY TỪ NÃO THẤT
XUỐNG TÂM NHĨ PHẢI: NHÂN 5 TRƯỜNG HỢP
Trần Duy Hưng*. Phạm Thọ Tuấn Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Chuyển lưu dịch não tủy từ hệ thống não thất giãn rộng xuống khoang phúc mạc (V-P shunt) để
từ đó được hấp thu qua màng bụng đã là phẫu thuật được chọn lựa đầu tiên do khả năng hấp thu rất tốt của
màng bụng. nhưng trong vài trường hợp hiếm như viêm phúc mạc, dịch có chứa chất tiết từ u não... màng bụng
mất khả năng hấp thu dẫn đến bụng chướng. Chúng tôi báo cáo 5 trường hợp bụng chướng sau mổ V-P shunt
được thay đổi thành chuyển lưu dịch não tủy từ não thất xuống tâm nhĩ phải (V-A shunt) và đã giải quyết tốt
vấn đề trên.
Đối tượng và phương pháp: Có 5 ca mổ V-P shunt. trong đó gồm 4 ca u sọ hầu đã được mổ u. và 1 ca đầu
nước đơn thuần. Nhiều tháng sau mổ V-P shunt xuất hiện bụng chướng do lượng dịch không được hấp thu bởi
màng bụng. kèm theo các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và tiêu hóa. Phối hợp mổ gồm 2 chuyên khoa: Ngoại
thần kinh đặt catheter vào não thất sừng chẩm. Ngoại tim hở đặt catheter vào tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch cảnh.
Kết quả: Sau khi rút bỏ V-P shunt và chuyển thành V-A shunt các vấn đề trên đã được giải quyết tốt. không
còn bụng chướng và bệnh nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Kết luận: Chuyển lưu dịch não tủy từ hệ thống não thất dãn rộng xuống khoang phúc mạc (V-P shunt) là
chọn lựa đầu tiên đối với đầu nước. Tuy nhiên trong vài trường hợp xuất hiện biến chứng bụng chướng do không
hấp thu dịch của màng bụng. giải pháp tốt nhất hiện nay chuyển hướng dòng chảy dịch não tủy vào tâm nhĩ phải
là sự chọn lựa tốt nhất.
Từ khóa: Chuyển lưu dịch não tủy từ não thất xuống tâm nhĩ phải. hệ thống não thất. tâm nhĩ phải.
ABSTRACT
VENTRICULOATRIAL SHUNT: REPORT OF FIVE CASES
Tran Duy Hung. Pham Tho Tuan Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 307-311
Objective: Ventriculoperitonial shunt is first choice operation for hydrocephalus because the peritoneum was
settled as the best resorptive site. but in some special cases as: Peritonitis cerebrospinal fluid contained substances
from tumor peritoneal membrane did not absorb fluid then abdomen received much fluid to become ascite. We
report five cases of ascite which to be operated by ventriculoatrial shunt with good result.
Patients and methods: We had 4 pediatric craniopharyngiomas subtotal tumor remove with V-P shunt and
1 simple V-P shunt. Combined operations: neurosurgery and open-heartsurgegy departments. Ventricular
catheter is placed into occipital ventricle cardiac catheter put into right atrium from jugular vein.
Results: After months put ventriculopeitoneal shunt appeared ascite which caused patients feel
uncomfortable. to have breathing difficulties digestive problems headach nausea from hydrocephalus. After put
ventriculoatrial shunt: free ascite patients feel better normal activities.
Conclusions: Ventriculoperitonial shunt is first choice operation for hydrocephalus. Some rarely cases have
complication with ascite there followed attempts to find a better absorption site other than the peritonium. It is
ventriculoatrial shunt the best choice to find solution this problem.
Key words: Ventriculoatrial shunt Ventricle right atrium.
* Khoa Ngoại Thần kinh, ** Khoa hồi sức tim hở bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS. BS Trần Duy Hưng; ĐT: 0903713447; Email: drduyhung@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 308
MỞ ĐẦU
Chuyển lưu dịch não tủy từ hệ thống não
thất giãn rộng xuống khoang phúc mạc (V-P
shunt) để từ đó được hấp thu qua màng bụng
trong các bịnh lý gây giãn não thất đã là phẫu
thuật được chọn lựa đầu tiên do khả năng hấp
thu rất tốt của màng bụng, nhưng trong vài
trường hợp hiếm như viêm phúc mạc, dịch có
chứa chất tiết từ u não... màng bụng mất khả
năng hấp thu dẫn đến bụng chướng. Nhiều
tháng sau mổ V-P shunt xuất hiện bụng chướng
do lượng dịch không được hấp thu bởi màng
bụng, kèm theo các triệu chứng về thần kinh, hô
hấp và tiêu hóa(2,8).
Vấn đề khó khăn này đã được quan tâm của
nhiều phẫu thuật thần kinh trên thế giới từ trước
đến ngày nay. Do tình thế bắt buộc phải rút bỏ
toàn bộ hệ thống dây shunt để tránh lượng dịch
trong ổ bụng ngày càng tăng lên không kiểm
soát được và bệnh nhân sẽ dẫn đến tử vong
không tránh khỏi. Sau khi rút bỏ toàn bộ dây
shunt, tình trạng giãn não thất vẫn tồn tại, áp lực
nội sọ tăng cao do vậy cần thiết bắt buộc phải
giải quyết vấn nạn này.
Có nhiều phương pháp cũ như dùng thuốc
ức chế sự tiết của dịch não tủy hay đốt đám rối
mạch mạc đã không còn phù hợp, nội soi phá
sàn não thất III rất hạn chế chỉ áp dụng được
trong đúng chỉ định, chuyển lưu dòng chảy dịch
não tủy từ não thất xuống túi mật, ống tiêu hóa,
màng phổi, tâm nhĩ phải, niệu quản, xoang tĩnh
mạch(3,10) đã được thực hiện trên thế giới với
những ưu điểm và biến chứng đi kèm. Hiện nay
chuyển lưu dịch não tủy từ não thất xuống tâm
nhĩ phải (V-A shunt) là phương pháp phù hợp
nhất được chọn lựa đầu tiên(1,7,5) và đã giải quyết
tốt vấn đề trên, không còn bụng chướng và bệnh
nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
PHƯƠNG PHÁP
Thực hiện 5 trường hợp chuyển lưu dịch não
tủy từ hệ thống não thất xuống tâm nhĩ phải tại
bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh nhân được ghi nhận các triệu chứng
lâm sàng, hình ảnh học giãn não thất và bịnh
lý đi kèm, siêu âm bụng kiểm tra lượng dịch
và phương pháp phẫu thuật, đánh giá kết quả
tại thời điểm xuất viện và theo dõi nhiều
tháng sau mổ.
Phối hợp mổ gồm 2 chuyên khoa: Ngoại
thần kinh đặt catheter vào não thất sừng chẩm.
Ngoại tim hở đặt catheter vào tâm nhĩ phải qua
tĩnh mạch cảnh.
Tiến hành đồng thời tại phòng mổ: (1) Dẫn
lưu dịch báng màng bụng ở vùng hố chậu phải
bằng kim luồn số 20, lưu kim 24 giờ sau và rút bỏ
tại lầu trại khi bụng xẹp không còn báng bụng.
(2) Rút bỏ toàn bộ hệ thống dây shunt cũ, (3) Mổ
đặt dây shunt từ sừng chẩm não thất đến tâm
nhĩ phải qua tĩnh mạch cảnh cùng bên.
KẾT QỦA
Đặc điểm về dịch tễ
- Bệnh nhi nhỏ nhất 4 tuổi, lớn nhất 10 tuổi.
- 5 trường hợp đều được mổ V-P shunt trước
đó, trong đó có 4 trường hợp là u sọ hầu đã mổ
lấy u bán phần kèm xạ trị hỗ trợ sau mổ. Một
trường hợp đầu nước đơn thuần.
- 2 trường hợp được mổ kiểm tra V-P shunt
trước đó do tắt nghẽn shunt.
Đặc điểm về lâm sàng
- Thời gian xuất hiện triệu chứng báng
bụng sau mổ V-P shunt ngắn nhất 1 năm và
dài nhất 4 năm.
- Không có trường hợp nào có bịnh lý tim
mạch hay phổi đi kèm.
- Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân
Triệu chứng Số lượng
Báng bụng 5
Nhức đầu 5
Liệt dây VI 3
Mờ mắt 4
Đái tháo nhạt 2
Khó thở nhẹ 4
Nôn ói 5
Ít vận động 4
Nằm tại gường 2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 309
Triệu chứng Số lượng
Ăn uống kém 5
Phù 2 chân 1
Không sốt 5
Suy giảm tri giác 5
Đặc điểm về hình ảnh học và siêu âm bụng,
siêu âm tim
- Tất cả 5 trường hợp đều được chụp CT
Scan sọ não: giãn não thất rõ rệt và 4 trường hợp
còn sót u sọ hầu.
- Tất cả 5 trường hợp đều được siêu âm
bụng, kết quả lượng dịch ổ bụng rất nhiều.
- Siêu âm tim trước mổ bình thường.
- Ngoài ra các xét nghiệm tiền phẫu trước mổ
đều trong giới hạn bình thường.
Kết quả điều trị
Không có trường hợp bệnh nhân tử vong
sau mổ. Xuất viện trong tình trạng tỉnh táo
hoàn toàn, bụng xẹp không còn báng bụng,
sinh hoạt bình thường, ăn uống tốt, không khó
thở, không nhiễm trùng, vết mổ lành tốt. Các
triệu chứng do tăng áp lực nội sọ và do báng
bụng gây ra không còn.
Theo dõi lâu dài chưa ghi nhận biến chứng
do hoạt động của V-A shunt cũng như về tim
mạch đều ổn định. Có một trường hợp nhập
viện 1 năm sau mổ V-A shunt được phẫu thuật
vi phẫu lấy khối u sọ hầu tái phát nhưng tử vong
sau hậu phẩu 2 ngày.
BÀN LUẬN
Đặc điểm về dịch tễ
- Tỉ lệ bệnh nhân mắc phải bịnh lý màng
bụng không hấp thu được dịch não tủy rất ít,
không ghi nhận sự khác biệt về giới tính cũng
như tuổi tác(2,3,10,8).
- Nguyên nhân gây giãn não thất có thể được
xác định rõ khi có khối u chèn ép gây tắc đường
lưu thông bình thường của dịch não tủy, cũng có
khi chỉ đơn thuần là đầu nước vô căn khó xác
định. Giải quyết được nguyên nhân tái lập trở lại
lưu thông bình thường của dịch não tủy là cách
tốt nhất, một số trường hợp cần phải chuyển lưu
dịch não tủy đến vị trí cơ quan khác trong cơ thể
để hấp thu, V-P shunt vẫn là chọn lựa đầu tiên.
- 4 trong 5 trường hợp báng bụng nêu trên
vẫn còn khối u sọ hầu kính thước lớn đi kèm dù
đã được phẫu thuật lấy một phầu u trước đó và
đặt V-P shunt. Ngoài ra theo tác giả cũng ghi
nhận 2 trường hợp tương tự: một bệnh nhân xin
xuất viện không can thiệp ngoại khoa và một
trường hợp quyết định mổ lấy khối u sọ hầu tái
phát rất lớn nhằm mục đích giải phóng sự tắc
nghẽn dòng lưu thông của dịch não tủy, hy vọng
không còn giãn não thất sau khi rút bỏ shunt gây
ra báng bụng, kết quả tử vong sau mổ do tổn
thương trục hạ đồi - tuyến yên vì số lượng khối
u được cắt bỏ lớn. Như vậy có một ghi nhận dù
tạm thời nhưng đáng chú ý dịch tiết ra của u sọ
hầu có liên quan đến phản ứng hấp thu của
màng bụng hay không? Các loại u não khác
chúng tôi chưa ghi nhận.
Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng
- Ngoài các triệu chứng lâm sàng do bản
thân khối u não gây ra, vị trí, kích thước khối u,
xâm lấn cấu trúc bên cạnh như rối loạn nội tiết
trong u sọ hầu. Triệu chứng lâm sàng do không
hấp thu dịch não tủy của màng bụng là tăng áp
lực nội sọ và tình trạng báng bụng(2,8).
- Tăng áp lực nội sọ: hình ảnh dãn não thất
rất rõ, nhức đầu kéo dài nhất là về sáng sớm, suy
giảm tri giác, nôn ói, ít hoạt động. Mặc dù dịch
não tủy vẫn chảy xuống ổ bụng và bụng lớn dần
lên để chứa đựng khối lượng dịch hàng ngày
không hấp thu, nhưng áp lực dội ngược lại luôn
luôn có làm tăng áp lực nội sọ, bằng chứng rõ rệt
nhất trên hình ành CT Scan và trong lúc mổ
quan sát thấy tĩnh mạch cảnh có đường kính
giãn rất lớn so với bình thường, cũng vì vậy thủ
thuật đặt dây shunt vào rất thuận lợi dễ dàng.
- Tình trạng bụng lớn dần do lượng dịch tích
tụ ngày càng nhiều, bệnh nhân rất khó chịu với
bụng báng, ăn uống không tiêu, chán ăn, giảm
trọng lượng, nôn ói, trước đây khi chưa thực
hiện V-A shunt đã ghi nhận tình trạng suy kiệt ở
bệnh nhân báng bụng, khó thở đa số tình trạng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 310
nhẹ do thích nghi dần với lượng dịch ổ bụng
tăng từ từ, phù chân do ứ đọng tuần hoàn máu
vùng chậu ghi nhận một trường hợp. Hầu hết
thích nằm tại chỗ ít hoạt động do bụng quá lớn.
Đặc điểm về hình ảnh học và siêu âm
- Ngoài hình ảnh khối u được ghi nhận, tùy
theo vị trí, tính chất, kích thước khối u sẽ được
đánh giá xem xét khả năng phẫu thuật lấy u.
Như một trường hợp u sọ hầu tái phát được đề
nghị mổ lấy u vi phẫu sau 1 năm.
- Dịch não tủy tích tụ trong não thất và
khoang màng bụng trong đó có tồn tại dây shunt
ở hai đầu luôn luôn thấy khi chụp CT Scan và
siêu âm bụng. Siêu âm tim kiểm tra trước mổ
thực sự không cần thiết theo ý kiến chuyên khoa
tim mạch trừ trường hợp nghi ngờ bịnh lý trước
đó tương tự như mọi cuộc phẫu thuật khác.
- Chống chỉ định phẫu thuật V-A shunt nếu
bệnh nhân có bịnh lý tim bẩm sinh, hay những
bịnh lý bất thường tim-phổi nặng(2,6).
Đặc điểm về phẫu thuật
- Chuẩn bị tư thế bệnh nhân hết sức quan
trọng do phối hợp nhiều thao tác kỹ thuật: Dẫn
lưu dịch màng bụng vùng hố chậu phải, rút bỏ
toàn bộ hệ thống dây shunt cũ, bộc lộ vùng tam
giác cơ cổ để thấy rõ tĩnh mạch cảnh đưa lên, đặt
một hệ thống dây shunt mới từ sừng chẩm não
thất đến tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch cảnh, trong
nhiều y văn một số phẫu thuật viên có khuynh
hướng đưa dây shunt vào tĩnh mạch mặt có
đường kính nhỏ đổ về tĩnh mạch cảnh, một số
khác đưa trực tiếp vào tĩnh mạch cảnh, sự khác
biệt không có ý nghĩa(2,7).
- Luôn luôn rút bớt khối lượng dịch báng
bụng qua dẫn lưu hố chậu phải đầu tiên, vì lý do
rất rõ ràng là sau khi rút dây shunt cũ dịch ổ
bụng theo đường hầm cũ của shunt sẽ trào
ngược lên toàn bộ phẫu trường vùng cổ, cản trở
rất lớn phải chờ đợi phẫu trường sạch khô trở
lại. Chúng tôi đã thử nhiều lần rút dịch màng
bụng từ dây shunt cũ sẵn có nhưng không thành
công, có lẽ do cấu tạo của đầu dưới dây shunt chỉ
thích hợp một chiều chảy. Ngày hôm sau mổ
bệnh nhân tỉnh táo và thoải mái hoàn toàn do
bụng xẹp và các triệu chứng gây khó chịu từ
báng bụng biến mất, rút bỏ kim dẫn lưu.
- Đầu dưới shunt nằm trong buồng tâm nhĩ
phải được phẫu thuật viên tim mạch có kinh
nghiệm xác định rất dễ dàng trên phim XQ phổi
và bằng cách đo trước khoảng cách từ điểm mở
tĩnh mạch cảnh đến khoang liên sườn 2. Để
chính xác tuyệt đối phải dùng siêu âm tim tại
phòng mổ, tuy nhiên nhiều tác giả cũng không
cho là cần thiết. Dây shunt đầu dưới phải là loại
xẻ khe để tránh máu đi vào, thực tế hầu như y
văn không ghi nhận máu đi ngược từ tim vào
não thất do cấu trúc valve một chiều (trừ khi
valve bị hư) và áp lực nội sọ luôn luôn cao hơn
áp lực tâm nhĩ phải(2,10,6).
- Nguyên tắc vô trùng cũng được chú ý
cẩn thận như mổ V-P shunt, khả năng nhiễm
trùng huyết có thể xảy ra như y văn báo cáo.
Các biến chứng sau phẫu thuật đối với V-A
shunt cũng tương tự như V-P shunt. Ngoài ra
y văn còn ghi nhận tuy hiếm xảy ra biến
chứng thuyên tắc tĩnh mạch, huyết khối động
mạch phổi, thủng tĩnh mạch, dây shunt đứt tụt
vào tim hay động mạch phổi(4,10,6,9).
- Khâu tĩnh mạch cảnh nơi shunt đặt bằng
chỉ prolent 6.0. Cầm máu tuyệt đối phẫu
trường vùng cơ cổ, vì nguy cơ tử vong rất cao
nếu chảy máu tạo ra khối máu tụ gây chèn ép
trực tiếp khí quản.
KẾT LUẬN
Vấn đề báng bụng, khoang ổ bụng lớn dần vì
không hấp thu dịch não tủy chỉ chiếm tỉ lệ rất
thấp do màng bụng của cơ thể có khả năng rất
tốt thẩm thấu dịch. Tuy nhiên một vài trường
hợp ngoại lệ xảy ra tình trạng báng bụng gây
phức tạp khó khăn cho cả bệnh nhân lẫn thày
thuốc khi đối mặt với vấn đề đặt biệt này. Cần
phải tìm cách giải quyết.
Dẫn lưu dịch não tủy từ hệ thống não thất
giãn rộng xuống khoang phúc mạc (V-P shunt)
là chọn lựa đầu tiên đối với đa số giãn não
thất. Tuy nhiên trong vài trường hợp xuất hiện
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 311
biến chứng bụng chướng do không hấp thu
dịch của màng bụng, giải pháp tốt nhất hiện
nay chuyển hướng dòng chảy dịch não tủy
vào tâm nhĩ phải là sự chọn lựa tốt nhất theo
nhiều tác giả trên y văn(1,7,5).
Trong 5 trường hợp trong báo cáo này,
không có tử vong sau mổ và chưa ghi nhận các
biến chứng liên quan đến kỹ thuật mổ V-A
shunt. Sau mổ các bệnh nhân đều cải thiện lâm
sàng rất tốt, đời sống sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên số lượng bệnh nhân ít (5 trường
hợp) và vẫn còn theo dõi, nên chưa có thể đưa ra
kết luận chính xác đối với phẫu thuật V-A shunt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Borgbjer. B.. Gjerris. F.. Albeck. M.. Hauerberg. J.. & Borgesen.
S. (1998). A Comparison between vetriculo-peritoneal and
ventriculo-atrial cerebrospinal fluid shunts in relation to rate
of revision and durability. Acta Neurochirurgica. 140(5). 459-
64.
2. Britz. G.W.. Avellino. A.M.. Schaller. R.. & Loeser. J.D. (1998).
Percutaneous placement of ventriculoatrial shunts in the
pediatric population. Pediatric Neurosurgery. 29(3). 161-3.
3. El-shafei. I.. & El-shafei. H. (2010). The retrograde
ventriculovenous shunts: The El-shafei retrograde
ventriculojugular and ventricolosinus shunts. Pediatric
Neurosurgery. 46 (3). 160-71.
4. James. C.A.. McFarland. D.R.. Wormuth. C.J.. & Teo. C.M.
(1997). Snare retrieval of migrated ventriculoatrial shunt.
Pediatric Radiology. 27(4). 330-2.
5. Kariyattil R, Steinbok P, Singhal A, Cochrane DD. (2007).
Ascites and abdominal pseudocysts following
ventriculoperitonial shunt surgery: variations of the same
theme. J Neurosurg (5 suppl Pediatrics) 106: 350-353.
6. Keucher TR.., Mealey. J Jr.(1979). Long-term results after
ventriculoatrial and ventriculoperitoneal shunting for infantile
hydrocephalus. J neurosurg 50:179-186.
7. Martin. J.E.. Keating. R.F.. Cogen. P.H.. & Midgley. F.M.
(2003). Long-term follow up of direct heart shunts in the
management of hydrocephalus. Pediatric Neurosurgery. 38
(2). 94-7.
8. Salomao. J.F.. & Leibinger. R.D. (1999). Abdoment
pseudocysts complicating CSF in infants and childrent.
Pediatric Neurosurgery. 31(5). 274-8.
9. Tomita. T.. & McLone. D.G. (1998). Abdoment cerebrospinal
fluid Pseudocyst: A complication of ventriculoperitoneal
shunt in childrent. Pediatric Neurosurgery. 29(5). 267 - 73.
10. Wilkinson N, Sood S, Ham SD, Gilmer-Hill H, Fleming P,
Rajpurkar M (2008) .Thrombosis associated with
ventriculoatrial shunts. J Neurosurg Pediatrics 2:286-291.
Ngày nhận bài: 08/04/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/08/2013
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_luu_dich_nao_tuy_tu_nao_that_xuong_tam_nhi_phai_nhan.pdf