Hạn chế chuyển nhượng cổ phần của
doanh nghiệp xã hội
Hiện nay, doanh nghiệp xã hội (DNXH)
là một trong các đối tượng chịu sự điều
chỉnh của LDN 2014, có thể tồn tại dưới cả
04 hình thức pháp lý doanh nghiệp là doanh
nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty
trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần5.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định
số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Doanh nghiệp (Nghị định số 96/2015/
NĐ-CP) thì “chủ doanh nghiệp tư nhân,
thành viên và cổ đông doanh nghiệp xã hội
chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp, cổ
phần của mình cho tổ chức, cá nhân khác
nếu họ có cam kết tiếp tục thực hiện các mục
tiêu xã hội, môi trường”. Yêu cầu phải có
“cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã
hội, môi trường” có thể hiểu là điều kiện để
được chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp.
Quy định này nhằm đảm bảo rằng nhà đầu
tư trước khi mua cổ phần có thể biết và hiểu
rõ về những đặc thù của DNXH, bởi những
đặc thù này có thể thu hẹp quyền lợi của cổ
đông. Xoay quanh quy định này của Nghị
định số 96/2015/NĐ-CP, chúng tôi thấy có
một số vấn đề sau:
Khoản 4 Điều 10 LDN 2014 trao
quyền cho Chính phủ trong việc quy định
chi tiết Điều 10, tức là các nội dung về tiêu
chí nhận diện DNXH, quyền và nghĩa vụ của
DNXH, ưu đãi, hỗ trợ cho DNXH. Còn vấn
đề chuyển nhượng cổ phần thì LDN 2014
không có quy định đặc thù dành riêng cho
DNXH, cho nên việc mua bán cổ phần của
DNXH vẫn phải theo quy chế pháp lý của
mô hình công ty cổ phần. Việc Nghị định
số 96/2015/NĐ-CP đặt ra điều kiện phải có
“cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã
hội, môi trường” là vượt quá sự phân quyền
mà LDN 2014 cho phép. Hơn nữa, nếu cổ
phiếu của DNXH không có nội dung về việc
người mua phải có “cam kết tiếp tục thực
hiện các mục tiêu xã hội, môi trường” thì
liệu rằng nhà đầu tư có bắt buộc phải làm
cam kết này hay không, khi mà khoản 1
Điều 126 LDN 2014 quy định những hạn
chế chuyển nhượng cổ phần phải được “nêu
rõ” trên cổ phiếu.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển nhượng cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2014: Một số bất cập và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014:
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ
Tóm tắt:
Vấn đề chuyển nhượng cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014
đang tồn tại một số bất cập. Tuy nhiên các bất cập này chưa được
giải quyết thấu đáo trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Do đó, cần nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan nhằm hoàn thiện
pháp luật ở lĩnh vực này.
Lê Nhật Bảo*
* ThS. Giảng viên Khoa Luật Thương mại - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Abstract
The mechanism for share transactions under the Law on Enterprises
of 2014 has revealed a numnber of shortcomings. However, these
shortcomings have not been thoroughly addressed in the Bill of
Law with amendments of a number of articles of the Law on
Investment and the Law on Enterprises. Therefore, it is necessary
to review for further improvements of the relevant regulations on
this area.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Luật Doanh nghiệp, cổ phần,
chuyển nhượng cổ phần.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 10/04/2019
Biên tập : 26/04/2019
Duyệt bài : 04/05/2019
Article Infomation:
Keywords: The Law on Enterprise,
shares, share transactions.
Article History:
Received : 10 Apr. 2019
Edited : 26 Apr. 2019
Approved : 04 May 2019
1. Chuyển nhượng cổ phần
Theo nghĩa phổ thông, “chuyển
nhượng” là chuyển quyền sở hữu1. Từ đây có
thể suy ra chuyển nhượng tài sản là chuyển
quyền sở hữu tài sản. Nói cách khác, chuyển
nhượng tài sản là hành vi làm thay đổi quyền
sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể
khác. Theo cách hiểu như vậy, “chuyển
nhượng” có thể được thực hiện thông qua
các loại giao dịch khác nhau như mua bán,
tặng cho, trả nợ, để lại thừa kế hoặc góp vốn
vào doanh nghiệp
1 Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb. Đà Nẵng, tr. 188.
Tuy nhiên, trong pháp luật nước ta,
khái niệm “chuyển nhượng” đang được hiểu
không thống nhất. Chẳng hạn trong pháp
luật về chứng khoán, giao dịch mua bán và
chuyển nhượng cổ phần đều được quy về loại
giao dịch mua bán chứng khoán, các giao
dịch này được gọi là mua bán cổ phiếu nói
riêng và mua bán chứng khoán nói chung.
Pháp luật chứng khoán xem chuyển nhượng
cổ phần là quan hệ mua bán cổ phần. Trong
khi đó, Luật Doanh nghiệp năm 2014 (LDN
2014) có cách tiếp cận khác với pháp luật
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
36 Số 11(387) T6/2019
chứng khoán. Theo đó, chuyển quyền sở hữu
cổ phần trong LDN 2014, có thể phân loại
thành hai nhóm chế định khác nhau. Cụ thể:
- Cổ đông chuyển quyền sở hữu cổ
phần của mình cho người khác, nhóm các
giao dịch này được quy định tại Điều 126
LDN 2014 với tên gọi là “chuyển nhượng
cổ phần”. Quan hệ pháp luật này được thực
hiện giữa bên chuyển nhượng là cổ đông
công ty và người nhận chuyển nhượng, bản
thân công ty cổ phần không phải là một bên
trong giao dịch chuyển nhượng cổ phần. Hệ
quả của việc chuyển nhượng cổ phần là làm
thay đổi chủ sở hữu đối với cổ phần được
chuyển nhượng, nhưng không làm thay đổi
vốn điều lệ và tài sản của công ty cổ phần.
- Giao dịch chuyển quyền sở hữu cổ
phần giữa công ty với nhà đầu tư. Đó là giao
dịch giữa công ty với tổ chức, cá nhân mua
cổ phần khi công ty chào bán cổ phần được
quyền chào bán thông qua các quy định về
chào bán cổ phần (Điều 122 LDN 2014),
hoặc giao dịch giữa công ty với cổ đông khi
cổ đông đề nghị công ty mua lại cổ phần của
mình (Điều 129 LDN 2014), công ty mua
lại cổ phần của cổ đông theo quyết định của
mình (Điều 130 LDN 2014). Hệ quả là làm
thay đổi vốn điều lệ và tài sản của công ty cổ
phần (tùy từng trường hợp mà tăng lên hoặc
giảm xuống). Điểm chung của các giao dịch
này là, công ty cổ phần hiện diện với tư cách
là một bên trong quan hệ pháp luật, LDN
2014 gọi những giao dịch như vậy bằng từ
“mua” hoặc “bán” cổ phần.
Cách tiếp cận như trên cũng diễn ra
tương tự trong mô hình công ty TNHH hai
thành viên trở lên thông qua các quy định
về chuyển nhượng phần vốn góp (Điều 53
LDN 2014), mua lại phần vốn góp (Điều
52 LDN 2014) Giải thích cho lý do LDN
2014 thiết kế 2 điều 52, 53, có quan điểm
cho rằng, “khi cổ phần của công ty đã được
bán cho cổ đông, thì việc cổ đông chuyển
quyền sở hữu cổ phần đó cho người khác sẽ
không còn được gọi là “bán” mà được gọi
2 Trương Thanh Đức, Luận giải về Luật Doanh nghiệp 2014: 36 kế sách pháp lý của doanh nghiệp, Nxb. Sự thật, 2017, tr. 237.
là “chuyển nhượng” cổ phần”2. Theo quan
điểm này, quan hệ mua bán cổ phần là quan
hệ mà một trong các bên chính là công ty
có cổ phần mua bán, còn chuyển nhượng
cổ phần là giao dịch giữa cổ đông với các
cá nhân, tổ chức khác không phải là công
ty. Tuy nhiên, mặc dù hoạt động chuyển
nhượng cổ phần giữa cổ đông công ty với
người khác thông qua việc mua bán cổ phần
không được LDN 2014 minh thị rõ ràng bằng
cụm từ “mua bán cổ phần”, nhưng xét về
bản chất, đây cũng là một loại quan hệ mua
bán. Nghĩa là hoạt động “chuyển nhượng cổ
phần” bao hàm trong nó nhiều loại giao dịch
khác nhau, và mua bán cổ phần là một trong
số đó. Cho nên, hiện nay, khi nói đến “mua
bán cổ phần” cần phải đặt trong ngữ cảnh cụ
thể để xác định chủ thể của quan hệ này có
công ty cổ phần tham gia hay không.
Xét các quy định về chuyển nhượng
cổ phần tại Điều 126 LDN 2014, có thể phân
thành hai nhóm:
- Nhóm quy phạm chung của hoạt
động chuyển nhượng, đó là toàn bộ nội dung
tại khoản 1 (về điều kiện chuyển nhượng cổ
phần), một phần nội dung của khoản 2 (về
hình thức chuyển nhượng cổ phần), khoản 6
(xử lý trường hợp cổ phiếu cũ bị huỷ bỏ) và
khoản 7 (thời điểm xác lập tư cách cổ đông).
- Nhóm các quy phạm còn lại trong
Điều 126 LDN 2014 quy định về các hình
thức chuyển nhượng cụ thể, các hình thức
chuyển nhượng này chịu sự chi phối bởi
các quy định ở nhóm một. Tuy nhiên, vì các
nhóm quy định này lại được tách thành các
điều khoản khác nhau nên tạo nên sự mâu
thuẫn trong chuyển nhượng cổ phần. Chẳng
hạn, khoản 3 Điều 126 LDN 2014 quy định,
“trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì
người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp
luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty”.
Quy định này có thể hiểu, từ thời điểm cổ
đông chết thì quyền sở hữu cổ phần đương
nhiên thuộc về người thừa kế mà không có
ngoại lệ. Đặt trường hợp cổ đông sáng lập
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
37Số 11(387) T6/2019
chết và công ty cổ phần vẫn đang trong thời
hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu người thừa
kế không phải là cổ đông sáng lập của công
ty đó thì họ có đương nhiên trở thành cổ
đông hay cần phải được thông qua Đại hội
đồng cổ đông như quy định tại khoản 1 Điều
126 LDN 2014 (dẫn chiếu đến khoản 3 Điều
119 LDN 2014)?
Chúng tôi cho rằng, Điều 126 LDN
2014 cần được thiết kế lại theo sự phân chia rõ
ràng như trên. Chẳng hạn, khoản 1 Điều luật
này nên sửa lại với tên gọi là “quy định chung
về chuyển nhượng cổ phần”, khoản 2 Điều
luật này sửa lại thành “các hình thức chuyển
nhượng cổ phần”, trong đó khoản 2 Điều 126
LDN 2014 cần minh thị cụ thể “quyền mua
bán cổ phần” để khẳng định bản chất pháp
lý của hoạt động chuyển nhượng này, cũng
nhằm đảm tính thống nhất trong cách hiểu và
áp dụng của pháp luật doanh nghiệp.
2. Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng
cổ phần
2.1 Đối với cổ phần ưu đãi
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức
và cổ phần ưu đãi hoàn lại được LDN 2014
khẳng định có các quyền như cổ đông phổ
thông, trừ các trường hợp hạn chế3. Theo
khoản 1 Điều 114 LDN 2014 về quyền của
cổ đông phổ thông, cổ đông có quyền “tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật
này”. Theo quy định của khoản 1 Điều 126
LDN 2014, nếu “trường hợp Điều lệ công
ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng
cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực
khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần
tương ứng”. Các quy định trên cho thấy, cổ
đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ
phần ưu đãi hoàn lại có thể tự do chuyển
nhượng cổ phần này cho người khác, còn
nếu công ty cổ phần có hạn chế chuyển
nhượng loại cổ phần này thì phải đáp ứng đủ
hai điều kiện: (i) sự hạn chế chuyển nhượng
3 Điểm c, khoản 2 Điều 117, khoản 2 Điều 118 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
phải được quy định trong Điều lệ công ty,
và (ii) những hạn chế đó phải được “nêu rõ”
trên cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Do đó,
nếu công ty đã có hạn chế chuyển nhượng
nhưng không được “nêu rõ” trên cổ phiếu
thì không có giá trị hạn chế chuyển nhượng
(chẳng hạn như cổ phiếu tồn tại dưới hình
thức dữ liệu điện tử, bút toán ghi sổ).
Theo quy định của khoản 4 Điều 113
LDN 2014, “người được quyền mua cổ phần
ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và
cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy
định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết
định”. Có thể hiểu rằng, nếu công ty đặt ra
tiêu chuẩn về “người được quyền mua cổ
phần ưu đãi” thì đây là một trường hợp hạn
chế chuyển nhượng cổ phần ưu đãi. Những
tiêu chuẩn như vậy chỉ có hiệu lực nếu thoả
mãn các điều kiện tại khoản 1 Điều 126
LDN 2014 - phải “nêu rõ” trên cổ phiếu.
Tuy nhiên, bên cạnh Điều lệ công ty, khoản
4 Điều 113 LDN 2014 quy định: Đại hội
đồng cổ đông cũng có thể đặt ra những hạn
chế về người mua cổ phần ưu đãi. Quy định
này đặt ra câu hỏi sau đây: (i) Nếu những
hạn chế về người mua cổ phần ưu đãi theo
quyết định của Đại hội đồng cổ đông không
có trong Điều lệ công ty và không được “nêu
rõ” trên cổ phiếu ưu đãi thì quyết định này
có hiệu lực hay không? (ii) Đại hội đồng cổ
đông có quyền đặt ra các tiêu chuẩn về người
mua cổ phần ưu đãi khi mà các bên hoàn tất
việc mua bán hay không? Sự không rõ ràng
này có thể bị lợi dụng làm ảnh hưởng tiêu
cực đến quyền được tự do chuyển nhượng
cổ phần ưu đãi.
Khi nhà đầu tư quyết định mua cổ phần
ưu đãi, họ có quyền được biết tất cả những
thông tin liên quan đến loại hàng hoá mà họ dự
định đầu tư, những triển vọng cũng như khả
năng rút lui thông qua cách chuyển nhượng.
Chính những thông tin này góp phần giúp
họ cân nhắc việc có nên mua cổ phần ưu đãi
hay không, đặc biệt là đối với những trường
hợp thu hẹp khả năng chuyển nhượng. Bởi
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
38 Số 11(387) T6/2019
vậy, nhà đầu tư có quyền được biết trước, khả
năng tiên liệu trước những điều kiện về người
mua cổ phần ưu đãi. Để đáp ứng quyền này,
công ty cổ phần phải minh bạch, công khai
nội dung quyết định hạn chế chuyển nhượng
cổ phần ưu đãi cho nhà đầu tư, điều này cũng
góp phần thể hiện nguyên tắc thiện chí trong
các giao dịch dân sự nói chung. Từ góc độ
công ty cổ phần, nếu công ty xét thấy cần hạn
chế người mua cổ phần ưu đãi, có thể thông
qua quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
(điểm d khoản 2 Điều 135 LDN 2014) của
Đại hội đồng cổ đông để đưa các nội dung
này vào, nhằm đảm bảo tương thích với quy
định tại khoản 1 Điều 126 LDN 2014. Do đó,
chúng tôi đề xuất bỏ cụm từ “hoặc do Đại hội
đồng cổ đông quyết định” tại khoản 4 Điều
113 LDN 2014.
2.2 Hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ
thông của cổ đông sáng lập
Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau
đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần
phổ thông được quyền chào bán tại thời
điểm đăng ký doanh nghiệp, và lượng cổ
phần này bị hạn chế chuyển nhượng trong
ba năm đầu theo quy định tại khoản 3 Điều
119 LDN 2014: “trong thời hạn 03 năm, kể
từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có
quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được
chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình
cho người không phải là cổ đông sáng lập
nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng
cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định
chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu
quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần
đó”. Quy định về tỷ lệ cổ phần phổ thông tối
thiểu mà cổ đông sáng lập phải nắm giữ và
quy định hạn chế khả năng chuyển nhượng
các cổ phần này trong ba năm đầu là nhằm
đảm bảo sự gắn kết các cổ đông sáng lập về
mặt tài sản và trách nhiệm với công ty trong
thời gian “khởi sự” của công ty4.
4 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Bùi Xuân Hải (Chủ biên), Nxb.
Hồng Đức, 2016, tr. 250.
Tuy nhiên, LDN 2014 có quy định về
các trường hợp ngoại lệ tại khoản 4 Điều 119,
đó là đối với: (i) cổ phần mà cổ đông sáng
lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh
nghiệp, và (ii) cổ phần mà cổ đông sáng lập
chuyển nhượng cho người khác không phải
là cổ đông sáng lập của công ty. Trong đó,
“cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau
khi đăng ký thành lập doanh nghiệp” có thể
đến từ nhiều nguồn. Chẳng hạn, cổ đông
sáng lập nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ
đông khác, hoặc cổ đông sáng lập mua thêm
cổ phần khi công ty chào bán cổ phần được
quyền chào bán trong quá trình hoạt động.
Vấn đề đặt ra là, các cổ đông sáng lập có
thể sử dụng ngoại lệ này để vô hiệu hoá quy
định về hạn chế chuyển nhượng tại khoản 3
Điều 119 LDN 2014.
Ví dụ, Công ty cổ phần A có 4 cổ đông
phổ thông là A1, A2, A3 và A4 (trong đó,
A1, A2, A3 là các cổ đông sáng lập). Với
quy định tại khoản 3 Điều 119 LDN 2014 thì
trong ba năm đầu khởi sự, A1 có thể tự do
chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình
cho các cổ đông sáng lập còn lại, nhưng
nếu A1 muốn chuyển nhượng cổ phần cho
A4 hoặc người khác thì phải được Đại hội
đồng cổ đông đồng ý. Để “lách” quy định
này, A1 có thể chuyển nhượng cổ phần phổ
thông của mình sang A2, lượng cổ phần mà
A2 nhận chuyển nhượng từ A1 là số cổ phần
mà A2 “có thêm sau khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp”. Do đó, theo khoản 4 Điều
119 LDN 2014 thì A2 có thể tự do chuyển
nhượng cho A4 hoặc người khác theo thoả
thuận ngầm với A1. Lúc đó, tổng lượng cổ
phần mà các cổ đông sáng lập nắm giữ có
thể thấp hơn so với lúc đăng ký công ty.
Bên cạnh trường hợp trên, việc cho
phép cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng
cổ phần phổ thông cho người không phải là
cổ đông sáng lập khi được Đại hội đồng cổ
đông chấp thuận có thể dẫn đến hệ quả là
lượng cổ phần phổ thông mà các cổ đông
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
39Số 11(387) T6/2019
sáng lập nắm giữ thấp hơn 20% so với lúc
đăng ký thành lập doanh nghiệp. Khi đó,
ý nghĩa của quy định tại khoản 2 Điều 119
LDN 2014 trong việc gắn kết các cổ đông
sáng lập với công ty không còn. Do đó, để
khắc phục bất cập này, chúng tôi đề nghị bổ
sung quy định về yêu cầu các cổ đông sáng
lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% tổng
số cổ phần phổ thông trong 03 năm kể từ
ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
2.3 Hạn chế chuyển nhượng cổ phần của
doanh nghiệp xã hội
Hiện nay, doanh nghiệp xã hội (DNXH)
là một trong các đối tượng chịu sự điều
chỉnh của LDN 2014, có thể tồn tại dưới cả
04 hình thức pháp lý doanh nghiệp là doanh
nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty
trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần5.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định
số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Doanh nghiệp (Nghị định số 96/2015/
NĐ-CP) thì “chủ doanh nghiệp tư nhân,
thành viên và cổ đông doanh nghiệp xã hội
chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp, cổ
phần của mình cho tổ chức, cá nhân khác
nếu họ có cam kết tiếp tục thực hiện các mục
tiêu xã hội, môi trường”. Yêu cầu phải có
“cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã
hội, môi trường” có thể hiểu là điều kiện để
được chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp.
Quy định này nhằm đảm bảo rằng nhà đầu
tư trước khi mua cổ phần có thể biết và hiểu
rõ về những đặc thù của DNXH, bởi những
đặc thù này có thể thu hẹp quyền lợi của cổ
đông. Xoay quanh quy định này của Nghị
định số 96/2015/NĐ-CP, chúng tôi thấy có
một số vấn đề sau:
Khoản 4 Điều 10 LDN 2014 trao
quyền cho Chính phủ trong việc quy định
chi tiết Điều 10, tức là các nội dung về tiêu
chí nhận diện DNXH, quyền và nghĩa vụ của
DNXH, ưu đãi, hỗ trợ cho DNXH. Còn vấn
5 Lê Nhật Bảo, Bản chất của doanh nghiệp xã hội và cách phân loại pháp nhân theo Bộ luật Dân sự 2015, Tạp chí Khoa
học pháp lý, số 8 (120), 2018, tr. 63.
đề chuyển nhượng cổ phần thì LDN 2014
không có quy định đặc thù dành riêng cho
DNXH, cho nên việc mua bán cổ phần của
DNXH vẫn phải theo quy chế pháp lý của
mô hình công ty cổ phần. Việc Nghị định
số 96/2015/NĐ-CP đặt ra điều kiện phải có
“cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã
hội, môi trường” là vượt quá sự phân quyền
mà LDN 2014 cho phép. Hơn nữa, nếu cổ
phiếu của DNXH không có nội dung về việc
người mua phải có “cam kết tiếp tục thực
hiện các mục tiêu xã hội, môi trường” thì
liệu rằng nhà đầu tư có bắt buộc phải làm
cam kết này hay không, khi mà khoản 1
Điều 126 LDN 2014 quy định những hạn
chế chuyển nhượng cổ phần phải được “nêu
rõ” trên cổ phiếu.
Hiện nay, nếu làm “cam kết tiếp tục
thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường”
thì chúng ta cũng đang thiếu một khoảng
trống pháp lý về vấn đề này. Chẳng hạn, cam
kết này làm theo hình thức nào vì không có
quy định cụ thể, nên các bên có thể tự do lựa
chọn hình thức cam kết, kể cả là nói miệng
với nhau, và như vậy giá trị chứng minh của
cam kết là rất thấp; Hay nội dung của cam
kết gồm những gì? Hiện tại, Nghị định số
96/2015/NĐ-CP và Thông tư số 04/2016/
TT-BKHĐT có đề cập về nội dung và biểu
mẫu của “Cam kết thực hiện mục tiêu xã
hội, môi trường”, còn “cam kết tiếp tục thực
hiện các mục tiêu xã hội, môi trường” thì
chưa được làm rõ.
Khi trở thành cổ đông của công ty, nhà
đầu tư có nghĩa vụ tuân thủ theo Điều lệ công
ty (Điều 115 LDN 2014), khi những mục
tiêu xã hội, môi trường của DNXH được ghi
nhận trong Điều lệ công ty thì các cổ đông
DNXH có trách nhiệm thực hiện theo mục
tiêu mà DNXH đó theo đuổi. Do đó, chúng
tôi kiến nghị bỏ quy định yêu cầu tổ chức,
cá nhân mua cổ phần của DNXH phải làm
“cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã
hội, môi trường” như Nghị định số 96/2015/
(Xem tiếp trang 64)
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
40 Số 11(387) T6/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_nhuong_co_phan_theo_luat_doanh_nghiep_nam_2014_mot_so.pdf