Chyên đề Quản lý có hiệu quả công tác huy động và sử dụng nguồn vốn huy động tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tây Đô

Quản lý sử dụng nguồn vốn huy động là một trong những phương châm thiết thực đề ra cho mỗi công tác huy động nguồn vốn.Huy động vốn có tốt,có hiệu quả cao nhưng nếu công tác sử dụng vốn còn lỏng lẻo,chưa thực sự giải quyết được những yêu cầu thiết yếu mà bản thân ngân hàng và xã hội đề ra thì coi như công tác huy động vốn sẽ không còn là ý nghĩa gì nữa với một cơ chế nhanh nhạy như hiện nay.Để giải quyết được những nhu cầu đó,bên cạnh việc nâng cao hiệu quả huy động vốn,em xin đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả công tác huy động vốn : - Cho vay nguồn vốn huy động một cách có hệ thống và hiệu quả: Có được một số lượng vốn huy động dồi dào trong dân,từ các cá nhân,tổ chức kinh tế,tổ chức tín dụng, nhà quản lý cần thực hiện tốt vai trò điều tiết nguồn vốn sao cho hợp lý nhất.Vạch rõ chiến lược cho vay có hiệu quả,hiệu quả ở đây là phải mang lại một số lãi phù hợp với quy mô nguồn vốn huy động được. - Mở rộng đầu tư trong nước và đặc biệt chú trọng đầu tư nước ngoài để phát huy được nội lực vốn của bản thân ngân hàng và của chủ đầu tư.Đầu tư đúng hướng và đúng mục đích sẽ mang lại sự gia tăng cơ số vốn cao, làm lợi cho nguồn vốn đầu tư của ngân hàng. - Có một hệ thống quản lý riêng biệt,có chủ đích về cơ cấu vốn, về hoạt động chi dùng nguồn vốn huy động được từ các tổ chức,cá nhân trong cả nước và nước ngoài. Quản lý phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc đã đề ra,quản lý phải có trước, có sau, có hệ thống,quy mô, đúng đối tượng

doc47 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chyên đề Quản lý có hiệu quả công tác huy động và sử dụng nguồn vốn huy động tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tây Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược hiểu như sau : Tiền gửi tích kiệm : là khoản tiền của cá nhân được gửi vào các tài khoản tiền gửi tiết kiệm,được xác nhận trên số tiền gửi tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của NHNo và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đơn vị nhận tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống NHNo : là các chi nhánh; Sở giao dịch; Phòng giao dịch; Công ty trực thuộc theo điều lệ quy định. Người gửi tiền : là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Người gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm. Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm : là người đứng tên trên sổ tiền gửi tiền tiết kiệm. Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm : là trường hợp có 2 các nhân trở lên cùng đứng tên trên sổ tiền tiết kiệm. Giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm : là giao dịch gửi, rút tiền gửi tiết kiệm và các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm : là tài khoản đứng tên một cá nhân hoặc một số cá nhân và được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng quy định này. Số tiền gửi tiết kiệm : là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng sử hữu tiền gửi tiết kiệm vè khoản tiền đã gửi tại NHNo. 9) Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày nào làm việc của NHNo. 10) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn : là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với NHNo nhận tiền gửi tiết kiệm. 11) Kỳ hạn gửi tiền : là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào NHNo đến ngày NHNo cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm. 12) Số ngày gửi tối thiểu :là số ngày gửi thực tế tối thiểu người gửi tiền phải gửi tính từ ngày mở sổ hoặc nộp tiền gửi tiết kiệm. 13) Phí đóng sớm : là mức phí mà NHNo áp dụng trong trường hợp người gửi tiền rút tiền trước hạn với số ngày thực gửi nhỏ hơn số ngày gửi tối thiểu theo quy định. 14) Người cư trú là cá nhân thuộc đối tượng sau : a, Công dân việt nam cư trú tại việt nam ; công dân việt nam cư trú nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân việt nam làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của việt nam tại nước ngoài ; Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế được thành lập hoạt động kinh doanh tại việt nam; công dân việt nam làm việc ở văn phòng đại diện tại nước ngoài của các cơ quan nhà nước đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp , tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quy xã hội , quỹ từ thiện của việt nam hoạt động tại việt nam và các nhân đi theo họ. b, Công dân Việt nam đi du lịch , học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài; c, Người nước ngoài cư trú tại việt nam có thời gian từ 12 tháng trở lên, trừa các trường hợp người nước ngoài học tập , chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho các cơ quan đại diện ngoại giao,lãnh sự , văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại việt nam. 15)Người giám hộ , người đại diện theo pháp luật: Người giám hộ : là các nhân , tổ chức (gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích , hợp pháp của người chưa thành niên , người mất năng lực hành vi dân sự (gọi chung là người được giám hộ). Người đại diện theo pháp luật bao gồm : Cha, mẹ đối với con cái chưa thành niên. Người giám hộ đối với người được giám hộ; Người được tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; vii)Những người khác theo quy định của pháp luật. Chứng minh thư : giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh quân đội, giấy chứng minh công an nhân dân. Điều 4. Sổ tiền gửi tích kiệm Sổ tiền gửi tích kiệm do NHNo phát hành theo mẫu in sẵn trong đó có các yếu tố chủ yếu sau: Tên đơn gị nhận tiền gửi tiết kiệm : loại tiền , số tiền ; kỳ hạn gửi tiền ; ngày gửi tiền ; gày đến hạn thanh toán(đối với tiền gửi có kỳ hạn); lãi suất; phương thức trả lãi ; thời điểm trả lãi; địa điểm thanh toán tiền gốc và lãi. Họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm; số chứng minh thư hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm(trừ trường hợp chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm chưa đến tuổi được cấp chứng minh thư hoặc hộ chiếu) Họ tên , địa chỉ và số chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật ( chỉ áp dụng đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật). Số sổ gửi tiết kiệm, con dấu, chữ ký của Giám Đốc NHNo nơi nhận tiền gửi tiết kiệm hoặc người được giám đốc ủy quyền, chữ ký giao dịch viên. Quy định về chuyển quyền sở hữu, cầm cố sổ tiền gửi tiết kiệm tại NHNo;xử lý đối các trường hợp rủi ro. Các nội dung ghi chú, chỉ dẫn khác đối với từng loại hình tiền gửi tiết kiệm. Điều 5.Điều kiện thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm Cá nhân người việt nam từ đủ tuổi 18 trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của bộ luật dân sựm, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại việt nam từ đủ tuổi 18 có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật việt nam được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Cá nhân người việt nam và nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại việt nam từ đủ tuổi 15 đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của bộ luật dân sự thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Đối với người chưa thành niên (trừ 2 trường hợp quy định tại khoản 2 điều này ), người mất năng lực hành vi dân sự , người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì chỉ được thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật. B. Gửi tiền tiết kiệm: Điều 6. Thủ tục tiền gửi tiết kiệm lần đầu Người gưi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại NHNo, lập giấy gửi tiền theo mẫu của Nhno và xuất trình những giấy tờ sau: Đối với người gửi tiền là cá nhân người việt nam phải xuất trình chứng minh thư hoặc hộ chiều còn thời gian hiệu lực. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu được cấp thị thực còn thời hạn hiệu lực, nếu người gửi tiền đó nhập cảnh được miễn thị thực theo quy định của pháp luật về nhập cảnh thì xuất trình hộ chiều còn thời hạn hiệu lực. Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo theo pháp luật,ngoài việc xuất trình chứng minh thư hoặc hộ chiều còn thời hạn hiệu lực, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám họ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đối với các nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng, ngoài việc xuât trình chứng mình thư hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực phải xuất trình giấy tờ đế chứng minh số tiền gửi ngân hàng là tài sản riêng của mình như giấy tờ về thừa kế, cho tặng, hoặc giấy tờ khác chứng minh số tiền gửi vào ngân hàng là tại sản của mình. Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại NHNo. Trong trường hợp người gửi tiền ko thể viết được dưới dạng bất kỳ hình thức nào thì NHNo hướng dẫn cho người gửi tiền điểm chỉ hoặc đăng ký mã số, ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký. Người gửi tiền được đăng ký mã số người gửi tiền và được cấp thẻ người gửi tiền trong trường hợp người gửi tiền có nhu cầu thực hiện giao dịch rút và gửi tiền nhiều nơi trước khi thực hiện giao dịch gửi tiền. NHNo thực hiện các thử tục nhận tiền gửi tiết kiệm, mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm và nâng cấp số tiền tiết kiệm cho người gửi tiền sau khi người gửi tiền đã thực hiện các thử tục nên tại khoản 1,2,3 điều này. Điều 7.Thủ tục các lần gửi tiền gửi tiết kiệm tiếp theo Trường hợp mở sổ tiềngửi tiết kiệm mới: Người gửi tiền xuất trình thẻ người gửi tiền hoặc chứng minh thư, viết giấy , gửi tiền.NHNo Kiểm tra xác thực thông tin cho người gửi tiền đã đăng ký, nếu đúng NHNo nhận tiền gửi mà ko cần thực hiện các thủ tục nêu tại khoản 1 Điều 6. Trường hợp gửi tiền vào sổ tiền gửi tiết kiệm đã nâng cấp: Người gửi tiền có thể thực hiện gửi tiền trực tiếp tại ngân hàng hoặc thông qua người khác. 1.3.2. Quy định về sử dụng tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam Điều 8. Sử dụng tài khoản gửi tiền tiết kiệm Tài khoản gửi tiền tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện các giao dịch thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 điều này. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay của chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại NHNo hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác do chính chủ sở tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản tại NHNo. Đối với tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng đồng việt nam, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm có quyền yêu cầu NHNo chuyển khoản thanh toán tới ngân hàng khác.NHNo thực hiện thu phí dịch vụ chuyển tiền, mức phí do Tổng Giám Đốc quy định. Điều 9. Sử dụng sổ tiền gửi tiền tiết kiệm làm tài sản bảo đảm tiền vay. Sổ tiền gửi tiết kiệm được phép sử dụng làm tài sản cầm cố để vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Khi sử dụng sổ tiền gửi tiết kiệm làm tài sản cầm cố để vay vấn tại NHNo, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm phải cam kết trường hợp đến trả nợ mà không trả được nợ thì NHNo được quyền trích tài khoản tiền gửi tiết kiệm của mình để thanh toán tiền gốc và lãi của khoản vay. Điều 10.Đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm Trong giấy đề nghị gửi tiền tiết kiệm, ngoài các yếu tố quy định tại điều 5, các đồng sở hữu đăng ký mẫu chữ ký của mình và NHNo chỉ thực hiện chi tả khi có đầy đủ các chữ ký của các hợp đồng sở hữu trên giấy để thanh toán tiền hoặc giầy ủy quyền hợp pháp của các đồng sở hữu còn lại. Điều 11.Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm NHNo nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch nơi cấp sổ tiền gửi tiết kiệm hoặc thực hiện theo khoản 2 điều này. Trường hợp thực hiện việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại nhiều địa điểm giao dịch thực hiện theo quy định gửi tiền nhiều nơi, rút tiền nhiều nơi của NHNo. Điều 12.Lãi suất và phương thức trả lãi. Lãi suất do NHNo công bố từng thời kỳ phù hợp vời lại suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao. Lãi suất gửi tiền tiết kiệm được quy định sử trên cơ sở ngày, tháng ,hoặc năm. Trường hợp lãi suất tính theo tháng thì những ngày lẻ(không đủ tháng) sẽ được tính quy đổi về lãi suất dựa trên tháng 30 ngày. Trường hợp lãi suất tính theo năm thì những ngày lẻ(không đủ năm) sẽ được tình quy đổi về lại suất dựa trên năm có 360 ngày. Phương thức trả lãi bao gồm : trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ,trả lại bậc thang theo thời gian thực gửi, trả lãi theo bậc thang theo số dư. Điều 13.Kéo dài kỳ hạn gửi tiền. Đối với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có gia hạn, khi đến hạn,nếu người gửi tiền không đến lĩnh và không có yêu cầu gì khác thì NHNo thực hiện nhập lãi vào gốc, chuyển kỳ hạn mới tương ứng và áp dụng mức lại suất hiện hành cho kỳ hạn mới. Điều 14.Mức thu phí đối với việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm và các dịch vụ liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại NHNo được thực hiện miễn phí(trừ trường hợp quy định tại khoản 2, 3 điều 11 quy định) Đối với các dịch vụ khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm, NHNo thực hiện thu phí phù hợp với những thời kỳ, từng loại và từng loại hình tiết kiệm. Chương II: Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT Tây Đô. 2.1. Kết quả kinh doanh năm 2008 của NHNo&PTNT Tây Đô. Công tác huy động vốn rất được coi trọng trong hoạt động cuả các NHTM,chính vì vậy,đối với NHNo &PTNT Tây Đô thì hoạt động này cũng nằm trong mục tiêu chiến lược của ngân hàng sao cho nguồn vốn huy động được là tối đa và công tác sử dụng nó sao cho có hiệu quả nhất.Ngân hàng luôn coi trọng chiến lược khách hàng trong huy động vốn và đưa ra mọi biện pháp nhằm khai thác nguồn vốn trên địa bàn như: vận động khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng, luôn lắng nghe ý kiến đóng góp từ phía khách hàng… Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên trong những năm qua ngân hàng luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các thời kỳ trong năm vừa qua,năm 2008.điều đó được thể hiện trong bảng 1: Bảng 1: Kết quả huy động vốn. Đơn vị: triệu đồng Nội Dung 31/12/2007 KH năm 2008 31/12/2008 So 31/12/2007 So với KH Năm 2008 (+,-) % (+,-) % Nội tệ Tổng nguồn vốn 493 1,121 332 142% 628 227 Trong đó: Tiền gửi dân cư 64 222 103 39 161% -119 46% Ngoại tệ Tổng nguồn vốn 2,876 3,400 1098 148% 524 118% Trong đó: Tiền gửi dân cư 2,242 2,013 2,700 458 120% 687 134% (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 NHNo &PTNT Tây Đô) Nguồn vốn huy động nội tệ đến 31/12/2008 đạt 1.121 tỷ đồng : So với năm trước tăng 332 tỷ đồng (142%); So với kế hoạch được giao tăng 628 tỷ đồng (227%). Nguồn vốn ngoại tệ đến 31/12/2008 đạt 3.400 ngàn USD: So với năm trước tăng 1.098 ngàn USD (148%); So với kế hoạch được giao tăng 524 ngàn USD (118%). Ta nhận thấy tốc độ tăng của nguồn vốn huy động có giảm đi . Sự giảm này là do năm 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh công chúng thay vì gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất họ đã tham gia chơi chứng khoán. Mặt khác do năm 2008 giá vàng tăng cao, tỷ lệ lạm phát tăng cao điều này ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn huy động của ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn: Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, ở NHNo&PTNT Tây Đô, công tác sử dụng vốn cũng rất được coi trọng vì đây là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy công tác huy động vốn. Do bám sát định hướng phát triển kinh tế của đia bàn, định hướng kinh doanh của ngành NHNo&PTNT Tây Đô đã đưa ra được các chính sách hợp lý nhằm tăng trưởng dư nợ, đáp ứng được nhu cầu vốn trên địa bàn.Từ năm 2008 trở lại đây, dư nợ của ngân hàng tăng trưởng, thể hiện ở bảng 2. Bảng 2: Dư nợ cho vay nền kinh tế Đơn vị : Triệu đồng Nội Dung 31/12/2007 KH năm 2008 31/12/2008 So 31/12/2007 So với KH Năm 2008 (+,-) % (+,-) % Nội tệ Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 298 277 70 134% -119 46% Trong đó: Dư nợ trung hạn 41 28 6 127% -13 68% Dư nợ dài hạn 171 167 164 -7 96% -3 98% Ngoại tệ Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 1,235 9 -2,091 0% (1,226) 1% Trong đó: Dư nợ trung hạn _ 0 _ Dư nợ dài hạn 2,100 1,050 _ -2100 0% -1050 0% (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 NHNo &PTNT Tây Đô) Dư nợ nội tệ đến 31/12/2008 đạt 277 tỷ đồng: So với năm trước tăng 70 tỷ đồng (134%); So với kế hoạch được giao giảm 21 tỷ (93%). Tỷ lệ dư nợ vay trung,dài hạn 69%. Dư nợ ngoại tệ đến 31/12/2008 đạt 9 ngàn USD: So với năm trước giảm 2.091 ngàn USD (38%); So với kế hoạch được giao giảm 1.226 ngàn USD là do trong năm có khoản nợ đến hạn của công ty tài chính dầu khí đã trả hết nợ.Sở dĩ chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua là do Chính Phủ đã có chính sách đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy mà nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Ngân hàng nhà nước cũng tạo điều kiện tối đa cho các ngân hàng thành viên có thế mở rộng tín dụng. Chính vì các nguyên nhân trên mà trong ba năm qua hệ thống ngân hàng nói chung cũng như chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng. 2.2. Thực trạng về công tác huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô. 2.2.1. Tình hình huy động của ngân hàng trong thời gian qua Đối với ngân hàng thương mại nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Việc các ngân hàng thương mại đảm bảo huy động đủ vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước vừa đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng thương mại được ổn định và đạt hiệu quả cao. Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, hoạt động của các ngân hàng thương mại dựa chủ yếu vào nguồn vốn huy động, nguồn vốn tự có chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu được đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo uy tín đối với khách hàng. Ngoài ra các ngân hàng thương mại còn sử dụng một số nguồn vốn khác như đi vay, vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư. Nhưng những nguồn vốn này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Nhận thức được điều đó NHNo&PTNT Tây Đô đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh nên vốn huy động đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Các hình thức huy động chủ yếu được áp dụng tại NHNo&PTNT Tây Đô trong thời gian qua bao gồm: nhận tiền gửi tiết kiệm, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá. Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động nội tệ. Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 31/06/2008 31/12/2008 30/01/2009 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % 1.Tiền gửi TV của các TCTD 90,000 8.03 100,000 9.4 2.Tiền gửi của các tổ chức kinh tế,cá nhân 367,848 83.8 928,065 82.8 845,204 79.8 3.Tiền gửi tiết kiệm 68,570 15.6 102,738 9.2 113,200 10.7 4. Phát hành giấy tờ có giá 30 0.007 284 0.03 1,170 0.1 5. Tiết kiệm đảm bảo bằng vàng 2,486 0.57 8,204 0.7 7,795 0.7 6. Nguồn vốn ưu tiên đầu tư Tổng 438,934 100 1,121,087 100 1,059,574 100 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 và tháng đầu năm 2009-NHNo &PTNT Tây Đô) Bảng 4:Cơ cấu nguồn vốn huy động ngoại tệ. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/06/2008 31/12/2008 30/01/2009 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % 1.Tiền gửi TV của các TCTD 2.Tiền gửi của các tổ chức kinh tế,cá nhân 13,295 29.7 11,224 19.0 60,247 56.1 3.Tiền gửi tiết kiệm 31,136 69.6 47,748 81 47,157 43.9 4. Phát hành giấy tờ có giá 337 0.7 5. Nguồn vốn ưu tiên đầu tư Tổng 44,763 100 58,973 100 107,404 100 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 và tháng đầu năm 2009-NHNo &PTNT Tây Đô) Qua biểu đồ trên cho thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Tây Đô bao gồm: Tiền gửi TV của các tổ chức tín dụng; tiền gửi tiết kiệm; tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân; phát hành giấy tờ có giá;tiết kiệm đảm bảo bằng vàng.Trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động( 83.8%, 82.8% và 79.8% tương ứng với các thời kỳ - Đối với nguồn vốn huy động nội tệ). Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình sử dụng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế cá nhân luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Vì đây là nguồn vốn huy động có chi phí rất thấp nhất, tạo điều kiện cho ngân hàng tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng được tỷ trọng nguồn này nghĩa là ngân hàng đã thắng trong kinh doanh không chỉ trong hoạt động tín dụng mà còn trong công tác dịch vụ ngân hàng.Nguồn vốn từ tiết kiệm đảm bảo bằng vàng chỉ xuất hiện ở hình thức huy động nôị tệ,bởi đây là hình thức đánh vào tâm lý những người tiêu dùng có thói quen tích trữ vàng,bằng hình thức này,ngân hàng cũng huy động được them một số vốn không phải là quá nhỏ. Bên cạnh đó, với nguồn vốn huy động ngoại tệ thì tiền gửi tiết kiệm laị chiếm ưu thế hơn cả( 69.6%, 81% và 43.9%). Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của NHNo&PTNT Tây Đô chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các nguồn vốn trên. Mặc dù đây là nguồn vốn có chi phí huy động cao hơn các nguồn vốn khác nhưng nó cũng chính là nguồn vốn mà ngân hàng có thể chủ động huy động cả về số lượng, lãi suất và thời điểm huy động. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư trung dài hạn một lĩnh vực đang mở ra rất nhiều tiềm năng cho ngân hàng. Để làm rõ nguyên nhân và các nhân tố tác động đến công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Tây Đô ta đi vào phân tích từng khoản mục của nguồn vốn huy động. + Tiền gửi TV của các TCTD: Đây là khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng,góp phần gia tăng nguồn vốn huy động ở hệ thống các ngân hàng trong và ngoài nước. Có thể ở một số thời kỳ nguồn vốn này là không xuất hiện nhưng hơn ai hết các nhà quản lý nguồn vốn huy động hiểu được tầm quan trọng của nó đối với hoạt động và sự phát triển của ngân hàng thương mại,góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn vốn huy động. Bảng 5: Tiền gửi TV của các TCTD: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/06/2008 31/12/2008 30/01/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Tiền gửi không kỳ hạn _ _ _ _ _ _ - Tiền gửi TV có kỳ hạn _ _ 90000 100 100000 100 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 và tháng đầu năm 2009-NHNo &PTNT Tây Đô) + Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân: Đây là các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế , cá nhân, các doanh nghiệp dùng để thực hiện các khoản đảm bảo thanh toán để chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hoá, trả dịch vụ.. Nhưng tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng trong một thời gian nhất định. Đối với các ngân hàng thương mại do thời gian và số lượng các khoản thanh toán là không giống nhau do luôn có khoản thanh toán đi ra và đi vào ngân hàng nên tại ngân hàng luôn tồn tại một khoản tiền ổn định và ngân hàng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn vay trong ngắn hạn. Như vậy, các ngân hàng thương mại có thể bù đắp được các chi phí bỏ ra khi thực hiện quản lý tài khoản của khách hàng. Trong những năm gần đây, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ số lượng các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn có xu hướng ngày càng mở ra cho ngân hàng một nguồn huy động vốn dồi dào trong tương lai. Bảng 6: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế , cá nhân Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/06/2008 31/12/2008 30/01/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % - TG không kỳ hạn+ ký quỹ 156,198 42.46 398,265 42.91 246,127 29.12 - Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng 118,150 32.12 4,000 0.43 2,899 0.34 + Tiền gửi có KH từ 12T- 24T 10,500 2.85 200,000 21.55 200,000 23.66 + Tiền gửi có KH>24tháng 83,000 22.56 325,800 35.1 396,178 46.87 Trong đó: TGTCTC 40,000 4.31 Tổng cộng 367,848 100 928,065 100 845,204 100 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 và tháng đầu năm 2009-NHNo &PTNT Tây Đô) Qua biểu trên ta thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế cá nhân tăng rất nhanh qua các thời kỳ,cụ thể là vào ngày 31/06/2008,nguồn tiền gửi là 367,848 triệu đồng.Cùng kỳ đó sau 6 tháng,ngày 31/12/2008 là 928,065 triệu đồng, tăng 152.3%.Tháng đầu của năm 2009,do người dân còn xu hướng mùa lễ hội đầu xuân nên nguồn gửi có giảm đi chút ít( từ 928,065 triệu còn 845,204 triệu,giảm 8.9%. Trong đó nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền gửi có kỳ hạn. Đây là khoản tiền của các tổ chức cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích chi trả hàng hóa.Ngày 31/06/2008 tiền gửi của các tổ chức cá nhân là 156,198 triệu đồng chiếm 42.46% tổng tiền gửi của các tổ chức cá nhân. Ngày 31/12/2008 là 398,265 triệu đồng chiếm 42.91% và sang đầu năm 2009 là 246,127 triệu đồng đạt 29.12%,tỷ lệ này giảm tương đối nhiều,với tỷ lệ là gần một nửa.Trong khi đó,tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn >24 tháng trong thời điểm đầu năm 2009 có xu hướng gia tăng là 396,178 triệu đồng,chiếm 46.87% tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức,cá nhân. Qua việc huy động nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân cũng phần nào nói lên uy tín của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng. Trong giai đoạn hiện nay cá tổ chức kinh tế đang có nhu cầu lớn về tín dụng, các đơn vị mở tài khoản tại ngân hàng có thể sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như : séc chuyển khoản, séc bảo chi, UNT, UNC…..khi thực hiện các thanh toán. Trong nền kinh tế hiện nay sự rộng khắp của việc không dùng tiền mặt là do yêu cầu của kinh tế thị trường. Khi nền kinh tế phát triển thì khối lượng giao dịch ngày càng lớn do đó cần có những phương thức thanh toán nhanh và thuận tiện, an toàn, giảm chi phí kịp thời phục vụ khách hàng. Thanh toán qua ngân hàng hiện là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu, tổ chức tốt công tác thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh doanh. Trong những năm qua công tác thanh toán tại NHNo&PTNT Tây Đô được thực hiện tốt nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Chính vì vậy chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô cần đưa ra các biện pháp thích hợp để thu hút các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn. + Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng được nhân dân quen dùng và trở thành tập quán của dân cư khi có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân là nguồn vốn rất quan trọng của mỗi ngân hàng, nó là một trong ba bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn chủ yếu cho các ngân hàng đầu tư. Nhờ thực hiện tốt những giải pháp mà công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh đã đạt kết quả tốt. Trong những năm gần đây, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. .Bảng 7: Tiền gửi tiết kiệm. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/06/2008 31/12/2008 30/01/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ 68,570 40.8 102,738 40.6 113,200 41.4 - Tiết kiệm KKH 9 0.005 163 0.06 2,021 0.74 - Tiết kiệm có KH<12tháng 60,673 36.06 72,385 28.6 74,455 27.2 - Tiết kiệm từ 12T-<24T 3,378 2.0 11,380 4.5 11,010 4.0 - Tiết kiệm có KH từ 24tháng 4,511 2.6 18,810 7.4 25,713 9.4 2. Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ 31,123 18.5 47,748 18.9 47,157 17.2 Tổng cộng 168,264 100 253,224 100 273,556 100 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 và tháng đầu năm 2009-NHNo &PTNT Tây Đô) Qua biểu trên ta thấy tổng lượng tiền gửi tiết kiệm tăng đều qua các thời kỳ. Ngày 31/06/2008 huy động từ tiết kiệm là 168,264 triệu đồng. Ngày 31/12/2008 là 253,224 triệu đồng,tăng 84,960 triệu đồng.và tính đến ngày 30/01/2009 thì tiền gửi tiết kiệm là 273,556 triệu đồng,tăng 20,332 triệu đồng. Tuy nhiên nguồn này tăng không đều do trên thực tế năm 2008 nhất là vào thời điểm cuối năm tốc độ huy động vốn rất khó khăn do lãi suất của các tổ chức tín dụng đều tăng mạnh trong các ngân hàng cũng có sự cạnh tranh lẫn nhau. Ngoài nguồn tiền gửi bằng VNĐ chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô còn huy động thêm nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ, nguồn này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn. Cụ thể là ngày 31/06/2008 tỷ trọng này là 18.5%, đến ngày 31/12/2008 tỷ trọng này là 18.9% và đến tháng đầu năm 2009 tỷ trọng này có giảm chút ít là 17.2%.Tỷ trọng này giảm dần qua các thời kỳ vì trong những năm qua và dặc biệt là năm 2008 tỷ giá đồng đôla biến động mạnh và ngày càng giảm giá so với VNĐ. Vì thế người dân sẽ có xu hướng giảm tiết kiệm bằng ngoại tệ. + Phát hành giấy tờ có giá: Nhận rõ tầm quan trọng của việc huy động vốn nên chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô thực hiện huy động vốn thông qua phát hành các giấy tở có giá với nhiều thời hạn khác nhau và lãi suất huy động ưu đãi nên đã thu hút được lượng tiền mặt lớn trong lưu thông, đáp ứng được nhu cầu vốn trung và dài hạn của ngân hàng đồng thời huy động hộ NHNo&PTNT Hà Nội. Bảng 8: Bảng phát hành giấy tờ có giá nội tệ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/06/2008 31/12/2008 30/01/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn _ _ 284 _ 1,170 _ PHGTCG từ 12T- <24T 30 100 _ _ _ _ PHGTCG từ 24T trở lên _ _ _ _ _ _ Tổng 30 100 284 100 1,170 100 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 và tháng đầu năm 2009-NHNo &PTNT Tây Đô) Bảng 9: Bảng phát hành giấy tờ có giá ngoaị tệ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/06/2008 31/12/2008 30/01/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn _ _ _ _ _ _ PHGTCG từ 12T- <24T _ _ _ _ _ _ PHGTCG từ 24T trở lên 337 100 _ _ _ _ Tổng 337 100 _ _ _ _ (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 và tháng đầu năm 2009-NHNo &PTNT Tây Đô) Như vậy công tác thu hút vốn bằng việc phát hành các loại giấy tờ có giá ở NHNo&PTNT Tây Đô không phải là nhiều,đơn cử ở thời kỳ ngày 31/06/2008,ngân hàng chỉ huy động được 30 triệu từ phát hành các loại giấy tờ có giá,con số đó có cao hơn vào các thời kỳ sau,như ngày 31/12/2008 là 284 triệu đồng và vào tháng đầu tiên của năm 2009 là 1,170 triệu đồng. Nói về tỷ lệ gia tăng thì là tương đối khác biệt qua các thời kỳ nhưng so với các nguồn huy động khác thì ở nguồn huy động này, NHNo&PTNT Tây Đô cần có thêm một số biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực vốn có cuả mình. + Tiết kiệm đảm bảo bằng vàng: Bảng 9: Tiết kiệm đảm bảo bằng vàng. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/06/2008 31/12/2008 30/01/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiết kiệm đảm bảo bằng vàng 2,486 100 8,272 100 7,975 100 Tổng 2,486 100 8,272 100 7,975 100 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kỳ năm 2008 và tháng đầu năm 2009-NHNo &PTNT Tây Đô) Như trên bảng số liệu trên ta thấy,nguồn tiết kiệm đảm bảo bằng vàng tăng qua các thời kỳ,ở giai đoạn thứ nhất tăng từ 2,486 lên 8,272 triệu đồng.tiếp sau đó ở giai đoạn thứ hai có chững lại và giảm chút ít( từ 8,272 còn 7,975 triệu đồng)sự giảm sút này là không đáng kể bởi ở tháng đầu năm 2009,người dân còn tâm lý tết âm lịch nên họ chưa bỏ hết nguồn tiền hiện có vào gửi tiết kiệm,tình hình sẽ trở lại theo xu hướng trong những tháng tiếp sau. Với quy mô và kết cấu nguồn vốn trên cho thấy : nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô đã tăng trưởng khá và tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt cho kinh doanh nhưng chưa tương xứng với tiềm năng nguồn vốn trên địa bàn và cũng chưa thể hiện được ưu thế đối với toàn ngành. Nguồn vốn của NHNo&PTNT Tây Đô tương đối vững chắc, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế cao đảm bảo lợi thế vững chắc cho cân đối nguồn vốn cũng như lãi suất cạnh tranh. 2.2.2. Sử dụng nguồn vốn huy động: Bằng các hình thức huy động phong phú, đa dạng, cố gắng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô đã không ngừng mở rộng nguồn vốn huy động của mình, đưa số dư nguồn vốn tăng lên rõ rệt. Với nguồn vốn ngày càng lớn đã tạo điều kiện để Chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay của mình. Tuy nhiên điều quan trọng là công tác cho vay có phù hợp và thúc đẩy một cách có hiệu quả công tác sử dụng nguồn vốn hay không?Chúng ta cùng xem xét chi tiết ở bảng số liệu sau đây: Bảng 10: Tình hình huy động vốn và cho vay Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/06/2008 31/12/2008 30/01/2009 Tổng nguồn vốn 483,697 1,180,059 1,116,978 Tổng dư nợ 287,521 276,810 277,472 1.Cho vay nội tệ 267,828 276,648 277,310 + Ngắn hạn( trong hạn) 61,492 84,762 87,531 + Trung hạn (trong hạn) 41,302 28,375 25,719 + Dài hạn(trong hạn) 167,034 163,510 164,059 + Doanh số cho vay 200 7,707 _ + Doanh số thu nợ 9 558 5,512 2. Cho vay bằng ngoaị tệ quy đổi 17,693 162 163 + Ngắn hạn 162 163 + Trung hạn _ + Dài hạn 17,693 _ + Doanh số cho vay + Doanh số thu nợ 2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn taị NHNo&PTNT Tây Đô. 2.3.1. Những kết quả đạt được: Sau gần một năm đi vào hoạt động tuy thời gian là không nhiều để có thể khẳng định được hiệu quả trong mọi công tác hoạt động,trong đó có công tác huy động vốn nhưng chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô đã đạt được những bước tiến vững chắc trong hoạt động kinh doanh của mình. - Chi nhánh đã đẩy mạnh việc huy động vốn theo hướng đa dạng sản phẩm,chú trọng sự ổn định của nguồn vốn. Triển khai các đợt huy động lớn như huy động TGTK có kỳ hạn rút gốc kinh hoạt, huy động tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày thành lập Agribank đợt I/2008 và đợt II/2008, huy động tiết kiệm đảm bảo theo giá vàng. - Tăng trưởng dư nợ tín dụng theo hướng đầu tư có chọn lọc và nâng cao chất lượng tín dụng. Riêng trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2008 Chi nhánh thực hiện giới hạn nợ theo chỉ đạo cuả Tổng giám đốc về việc giảm dư nợ. Tổng nguồn vốn cũng như tổng dư nợ của chi nhánh không ngừng tăng trưởng qua các thời kỳ, chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô đã tích cực sử dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn, rẻ góp phần tăng trưởng nguồn vốn để kinh doanh và huy động hộ trung ương đặc biệt là đầu tư cho phát triển sản suất phục vụ đời sống. Trong thời gian hoạt động nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô liên tục tăng. Tổng nguồn vốn huy động thu được của ngân hàng tăng trưởng trong tổng cơ cấu tài sản nợ. Với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng cho thấy nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cá nhân tăng rất nhanh và đây là nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp. Do chi phí đầu vào thấp nên đã giúp cho ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Đạt được kết quả trên là do : - NHNo&PTNT Tây Đô không ngừng chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức, phong cách nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên, đổi mới phong cách giao dịch tạo được uy tín, lòng tin đối với khách hàng. - Bên cạnh đó cán bộ ngân hàng luôn vận động các cá nhân, đơn vị mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nên tiền gửi của các cá nhân ngày càng tăng. - Chi nhánh đã mở rộng nhiều hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng như chuyển tiền qua mạng, thực hiện mua bán ngoại tệ, thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng. Có thể nói công tác huy động vốn đã góp phần tích cực vào việc hình thành nhiệm vụ kinh doanh thể hiện : Trong điều kiện nền kinh tế ở khu vực còn chưa phát triển huy động trong dân cư còn hạn chế, việc tổ chức tốt công tác huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân, của kho bạc Nhà nước đã góp phần quan trọng hình thành kế hoạch huy động và chủ động mở rộng cho vay các thành phần kinh tế trong khu vực. Chi nhánh chấp nhận cạnh tranh cùng các tổ chức khác, cùng thực hiện huy động vốn trên địa bàn đảm bảo hiệu quả kinh doanh tài chính vững chắc. Công tác huy động vốn thông qua việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ cá nhân có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng vay vốn để thanh toán tiền mua hàng, cung ứng dịch vụ cho bên bán là các tổ chức kinh tế, cá nhân có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc các ngân hàng, kho bạc, các tổ chức tín dụng khác được nhanh chóng góp phần mở rộng cho vay hộ nông dân. 2.3.2.Hạn chế còn tồn tại: Trong công tác huy động vốn ngoài những thành tựu đã đạt được chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô còn có những hạn chế nhất định.Trên địa bàn Quận Cầu Giấy có quá nhiều ngân hàng cùng tham gia huy động vốn nên sự cạnh tranh diễn ra rất khốc liệt hơn nữa ngân hàng chưa thu hút được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi từ trong dân cư. Công tác huy động vốn tại một số địa bàn chưa sâu rộng, chưa đồng đều kết quả huy động chủ yếu tại các trung tâm. Công tác huy động vốn thông qua nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều hạn chế đặc biệt chưa tổ chức nối mạng thanh toán, hệ thống thanh toán tại các phòng giao dịch đều phải qua trung tâm. Quá trình thực hiện tổ chức công tác huy động vốn còn nhiều sai sót, nhầm lẫn (trong tính trả lãi), phong cách giao dịch của một số cán bộ kế toán chưa thực sự đổi mới. Trong khâu quảng cáo, tiếp thị đưa ra sản phẩm mới còn dè dặt, chưa mạnh bạo, còn phụ thuộc nhiều vào chế độ chi tiêu tài chính, chưa thực sự năng động sáng tạo và còn phụ thuộc nhiều vào NHNo&PTNT Hà Nội. Các dịch vụ ngân hàng còn ít do : phí chuyển tiền, bảo lãnh, mở L/C cao, chuyển tiền nhanh mới chỉ có ở trung tâm còn các phòng giao dịch chưa thực hiện được. Công nghệ ngân hàng còn hạn chế. Dịch vụ phonebanking có làm song mới chỉ tập trung vào 4,5 doanh nghiệp có dư nợ lớn, tiền gửi lớn. Tuy lãi suất luôn thay đổi nhưng vẫn còn khá cứng nhắc, tiền gửi chủ yếu là nhận lãi sau cùng với gốc mà chưa có sự đa dạng trong chi trả. Mặc dù chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô đã đa dạng các hình thức huy động nhưng trên thực tế tiền gửi dân cư và phát hành kỳ phiếu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Hơn nữa các hình thức huy động tiền gửi dân cư tuy đa dạng nhưng chưa có những hình thức mới thực sự hấp dẫn trong khi đó tiền gửi từ các tổ chức kinh tế có tiềm năng nhưng lại chưa được khai thác triệt để và bị san sẻ với nhiều ngân hàng khác trên địa bàn. Các loại hình dịch vụ chưa phong phú, đa dạng, chi nhánh còn mang nặng hình thức là một ngân hàng truyền thống với chức năng chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay. Mặc dù trong những năm gần đây chi nhánh không ngừng cung cấp ra thị trường những sản phẩm mang tính hiện đại phù hợp với xu thế mới : hệ thống chuyển tiền nhanh Western Union, máy rút tiền tự động ATM, làm đại lý thanh toán thẻ cho các ngân hàng bạn…. nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh tuy đã ý thức tầm quan trọng của khách hàng nhưng chưa có biện pháp kế hoạch triển khai thật hữu hiệu, đội ngũ cán bộ hầu hết còn trẻ tuy năng động nhiều sáng kiến nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm. Đặc biệt nguyên nhân quan trọng nhất là do tâm lý người dân Việt Nam quen dùng tiền mặt chưa thích nghi với các dịch vụ ngân hàng cung cấp. Vì vậy ngân hàng cần sớm đưa ra các hình thức huy động vốn với lãi suất hợp lý nhằm phục vụ cho nhu cầu vốn trên địa bàn. Chương III: Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác huy động và sử dụng nguồn vốn huy động. 3.1. Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác huy động và sử dụng nguồn vốn huy động. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nước ta phấn đấu đến năm 2020 sẽ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Muốn đạt được kết quả này chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho quá trình phát triển. Chúng ta coi trọng cả hai nguồn vốn này nhưng đồng thời cũng xác định rõ nguồn vốn trong nước là chủ yếu còn nguồn vốn từ nước ngoài là quan trọng. Do đó ngoài việc tìm mọi cách thu hút mọi nguồn lực có thể từ nước ngoài, thì việc thu hút nguồn vốn trong nước, phát huy nội lực có ý nghĩa hết sức to lớn và đây là nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế của nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường và đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên lượng vốn tích luỹ của nền kinh tế chưa nhiều trong khi nhu cầu vốn thì lớn phục vụ quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy một trong những nhiêm vụ của ngân hàng là huy động vốn để có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Rõ ràng thực hiện được điều này không đơn giản vì với thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và hình thức giư tiền tiết kiêm của họ thì chúng ta khó có thể huy động được hết nguồn vốn nhàn rỗi mà chỉ có thể dùng các biện pháp nghiệp vụ để huy động được một phần trong đó. Do xác định được những khó khăn như vậy nên cùng với các ngân hàng trên địa bàn, NHNo&PTNT Tây Đô đã và đang tìm mọi biện pháp để có thể thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn trên địa bàn. Những định hướng trong những năm tới của NHNo& PTNT cụ thể như sau: - Đẩy mạnh việc huy động vốn theo hướng đa dạng sản phẩm( huy động tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm bậc thang, đảm bảo giá trị theo giá vàng, SMS banking…), chú trọng sự ổn định của nguồn vốn.nhằm tạo điều kiện tốt nhất để có thể thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. - Tiếp cận các đơn vị ,tổ chức kinh tế để huy động nguồn vốn lãi suất thấp gửi vào ngân hàng. - Tăng cường các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền kiều hối qua hệ thống Western Union, dịch vụ thẻ ATM, thẻ quốc tế Visa, Mastercard, dịch vụ SMS banking,…. 3.2.Giải pháp về huy động vốn. Trong thời gian hoạt động vừa qua, công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Tây Đô đã đạt được những thành công nhất định. Cùng với việc đưa ra các hình thức thanh toán mới vào thực nghiệm thì ngân hàng còn chú trọng đến việc mở rộng và hoàn thiện các hình thức thanh toán tiền vốn. Bên cạnh đó ngân hàng còn có những hạn chế nhất định. Để khắc phục những hạn chế và phát huy những thành tựu đạt được NHNo&PTNT Tây Đô cần có giải pháp hữu hiệu và phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các giải pháp đó. Trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Tây Đô em thấy quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn có một số vướng mắc, cụ thể là trong quá trình huy động và sử dụng nguồn vốn huy động, xuất phát từ tình hình thực tế huy động vốn tại NHNo&PTNT Tây Đô em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng: 3.2.1.Hoàn thiện cơ sở vật chất: Hình ảnh của ngân hàng có những ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người gửi tiền. Chính vì vậy mà ngân hàng không ngừng phải nâng cao chất lượng hoạt động, uy tín trên thị trường, có trụ sở và phòng giao dịch khang trang, hệ thống thông tin hiện đại, đội ngũ nhân viên luôn ân cần niềm nở, nhiệt tình chu đáo và cần thường xuyên đổi mới đội ngũ cán bộ. Vì vậy ngân hàng cần tạo được một cơ sở vật chất vững mạnh, trang trí bề ngoài sao cho thu hút được khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. 3.2.2.Mở rộng mạng lưới giao dịch: Hiện nay nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng đối với người dân là rất lớn, bên cạnh đó, NHNo&PTNT Tây Đô lại nằm trong khu vực đô thị mới Mỹ Đình,nơi đó tập trung nhiều dân cư,hơn ai hết, nhà quản lý nên tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống các chi nhánh ngân hàng để đáp ứng được nhu cầu của phần lớn dân cư tại điạ bàn mình đặt chi nhánh. 3.2.3. Sử dụng lãi suất linh hoạt: Lãi suất tiền gửi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến số vốn huy động được ở mỗi ngân hàng.Chính vì vậy để nâng cao ưu thế cạnh tranh chi nhánh cần phải điều chỉnh mức lãi suất để cạnh tranh với các ngân hàng khác, mức lãi suất huy động này cần phải vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền vừa đảm bảo lợi ích cho ngân hàng vừa phải mang tính cạnh tranh. Tuy nhiên khi sử dụng giải pháp này ngân hàng cần chú ý đến mức lãi suất huy động cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. 3.2.4. Hoạt động maketing ngân hàng - Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng và có chính sách khách hàng đúng đắn. - Tuyên truyền quảng cáo hoạt động ngân hàng trong xã hội. - Hoạt động khuyến mại.Khuyến mại là việc sử dụng nhóm các công cụ nhằm tác động trực tiếp và tích cực vào việc định hướng cho sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng, nó có tác dụng tăng doanh số hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Khuyến mại có tác dụng khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ hơn và thu hút khách hàng mới. Hoạt động khuyến mại thường tiến hành song song với các chiến dịch quảng cáo để phát huy hiệu quả tổng hợp của chúng. Các hoạt động khuyến mại này được áp dụng nhiều ưu đãi tín dụng, quà tặng, giảm hoặc miễn phí lần đầu quan hệ hoặc lâu dài. Đây là công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhằm mở rộng thị phần. - Marketing trực tiếp.Marketing trực tiếp được hiểu là việc sử dụng một hệ thống các biện pháp nhằm thiết lập và mở rộng việc đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng. Các phương thức của Marketing trực tiếp bao gồm: - Gửi thư và tờ rơi tới từng khách hàng. - Gửi lời giới thiệu về ngân hàng và sản phẩm của ngân hàng đến từng khách hàng. - Gải pháp truyền hình, truyền thanh. - Điện thoại. - Hội nghị Khách hàng. 3.2.5. Mở rộng các hình thức đầu tư khác Hơn ai hết, nhà quản lý cần nắm rõ được nhu cầu và đòi hỏi vốn cuả ngân hàng cũng như từ thị trường dân cư.Để mở rộng các hình thức đầu tư khác yêu cầu phải có đủ năng lực tài chính cũng như sự đầu tư kỹ lưỡng của hệ thống nhân viên và cán bộ làm việc trong ngân hàng. Chẳng hạn như: phát hành thẻ ATM rộng khắp trong hầu hết bộ phận cư,tài khoản tồn tại trong thẻ ATM chính là nguồn vốn để ngân hàng có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động đầu tư khác; đối với các hình thức gửi tiền tiết kiệm, nhà quản lý cần phát huy những lợi thế của mình trong cơ cấu lãi suất như: lãi suất theo kỳ hạn trên, dưới 24tháng, nhà đầu tư sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt cho từng hình thức gửi tiền; hay theo hình thức đảm bảo giá vàng, nhà đầu tư sẽ luôn được hưởng một mức lãi suất nhất định không đổi khi giá vàng có biến động như trong thời điểm vừa qua... 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động Quản lý sử dụng nguồn vốn huy động là một trong những phương châm thiết thực đề ra cho mỗi công tác huy động nguồn vốn.Huy động vốn có tốt,có hiệu quả cao nhưng nếu công tác sử dụng vốn còn lỏng lẻo,chưa thực sự giải quyết được những yêu cầu thiết yếu mà bản thân ngân hàng và xã hội đề ra thì coi như công tác huy động vốn sẽ không còn là ý nghĩa gì nữa với một cơ chế nhanh nhạy như hiện nay.Để giải quyết được những nhu cầu đó,bên cạnh việc nâng cao hiệu quả huy động vốn,em xin đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả công tác huy động vốn : Cho vay nguồn vốn huy động một cách có hệ thống và hiệu quả: Có được một số lượng vốn huy động dồi dào trong dân,từ các cá nhân,tổ chức kinh tế,tổ chức tín dụng,…nhà quản lý cần thực hiện tốt vai trò điều tiết nguồn vốn sao cho hợp lý nhất.Vạch rõ chiến lược cho vay có hiệu quả,hiệu quả ở đây là phải mang lại một số lãi phù hợp với quy mô nguồn vốn huy động được. Mở rộng đầu tư trong nước và đặc biệt chú trọng đầu tư nước ngoài để phát huy được nội lực vốn của bản thân ngân hàng và của chủ đầu tư.Đầu tư đúng hướng và đúng mục đích sẽ mang lại sự gia tăng cơ số vốn cao, làm lợi cho nguồn vốn đầu tư của ngân hàng. Có một hệ thống quản lý riêng biệt,có chủ đích về cơ cấu vốn, về hoạt động chi dùng nguồn vốn huy động được từ các tổ chức,cá nhân trong cả nước và nước ngoài. Quản lý phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc đã đề ra,quản lý phải có trước, có sau, có hệ thống,quy mô, đúng đối tượng… KẾT LUẬN Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh.Và muốn làm tốt được công tác kinh doanh đó thì phải làm tốt công tác quản lý từng phần của quát trình huy động và sử dụng sao cho có hiệu quả nhất nguồn vốn đó. Riêng đối với ngân hàng, vốn là cơ sở để ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Nói cách khác ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh. Bởi vì, với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường vốn ngắn hạn và thị trường vốn dài hạn. Những ngân hàng trường vốn là những ngân hàng có nhiều thế mạnh trong kinh doanh. Chính vì thế, có thể nói: vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Do đó, ngoài vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định, thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Đồng thời vốn của ngân hàng lớn sẽ giúp ngân hàng có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, kinh doanh dịch vụ thuê mua, mua bán nợ, kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tạo thêm vốn cho ngân hàng đồng thời tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thương trường. Mặc dù trong công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn do có sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn song NHNo&PTNT Tây Đô cũng gặt hái được những thành công trong công tác huy động vốn. Trong những năm qua NHNo&PTNT Tây Đô đã không ngừng đổi mới hoạt động kinh doanh phù hợp với nền kinh tế đề ra nên trong những thời kỳ qua, nguồn vốn huy động thời kỳ trước bao giờ cũng có bước tiến so với kỳ sau đó, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh cho ngân hàng.Để nguồn vốn đó phát thuy được hiệu quả tối đa thì các nhà quản lý cần áp dụng,nhận thức và sử dụng một cách triệt để nhất các giải pháp đã nêu ra để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân cũng như của xã hội trong và khu vực. Với kiến thức đã học và trong thời gian thực tập tại chi nhánhNHNo&PTNT Tây Đô em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quản lý có hiệu quả công tác huy động và sử dụng nguồn vốn huy động taị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô.” . Do trình độ nhận thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế do vậy chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Em mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo,các cô chú cán bộ tại NHNo&PTNT Tây Đô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Ngiệp vụ kinh doanh Ngân hàng – Khoa Tài chính ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế quốc dân. 2. Quản trị Ngân hàng thương mại – Peter S.Rose - NXB Tài chính Hà Nội, 2004. 3. Tạp chí Ngân hàng. 4. Thời báo Ngân hàng. 5. Giáo trình Khoa Học Quản Lý I, II - Khoa Khoa học quản lý - Trường ĐH Kinh tế quốc dân - NXB Khoa học kỹ thuật. 6. Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic Miskin - NXB Khoa học kỹ thuật, 1999. 7. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng – Trường ĐH Kinh tế quốc dân. 8. Báo cáo kết quả kinh doanh,huy động vốn của NHNo& PTNT Tây Đô qua các thời kỳ 31/06/2008; 31/12/2008; 30/01/2009. 9. Báo cáo thường niên 2008 – NHNo& PTNT Tây Đô. 10. Quy định về tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam( Ban hành kèm theo quyết định số 123/QĐ/HĐQT-KHTH ngày 21 tháng 2 năm 2008 cuả HĐQT NHNo Việt Nam).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22614.doc
Tài liệu liên quan