Thứ nhất, khuyến khích nhà đầu tư nước
ngoài dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của
nước tiếp nhận đầu tư trong ISDS. Tuy nhiên,
để thực hiện được việc này, các quốc gia phải
cải thiện hệ thống toà án, trọng tài trong nước
theo hướng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu
quả, khách quan, minh bạch và hiện đại.
Thứ hai, trong trường hợp các bên tranh
chấp chọn ISDS tại trọng tài quốc tế, thì việc
sử dụng trọng tài của khu vực ASEAN sẽ giảm
đáng kể các chi phí giải quyết tranh chấp do lợi
thế về khoảng cánh, văn hóa, ngôn ngữ. Tuy
nhiên, điều này cũng đòi hỏi ASEAN và các
nước thành viên phải có biện pháp hỗ trợ hiệu
quả việc nâng cao năng lực của các thiết chế
trọng tài trong khu vực ASEAN, nhất là các
thiết chế có chức năng hòa giải tranh chấp đầu
tư quốc tế.
Thứ ba, tiến tới, rà soát bổ sung các mô
hình về cơ chế ISDS mới thuận lợi và hiệu
quả hơn cho các bên tranh chấp đang được đề
xuất tại các điều ước quốc tế có quy định về
đầu tư thế hệ mới, ví dụ: cơ chế ISDS theo
Hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại toàn
diện giữa Canada và EU, Hiệp định thương
mại tự do Việt Nam – EU. Bên cạnh đó, cũng
cần nghiên cứu, tiếp thu các ý tưởng mới liên
quan tới phương thức ISDS như việc công
nhận các thỏa thuận hòa giải tranh chấp
thương mại, đầu tư quốc tế mà Ủy ban Liên
hợp quốc về luật thương mại quốc tế hiện nay
đang thảo luận.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước theo cam kết nội khối Asean: Những thách thức đạt ra đối với Việt Nam và các quốc gia thành viên Asean khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAÙP LUAÄT THEÁ GIÔÙI
94
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI VÀ NHÀ NƯỚC THEO CAM KẾT NỘI KHỐI ASEAN:
NHỮNG THÁCH THỨC ĐẠT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA
THÀNH VIÊN ASEAN KHÁC
Trần Anh Tuấn1
Tóm tắt: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm 1967 và ngày
càng đẩy mạnh tự do hóa, tăng cường mối quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa các quốc gia
thành viên. Trong quá trình đó, để điều chỉnh tất cả các hoạt động đầu tư thuộc khối ASEAN,
Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đã được soạn thảo và được các quốc gia tham gia
ký kết. Một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định này là cam kết về giải quyết tranh
chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước (ISDS). Bài viết này sẽ làm rõ sự hình thành, phát
triển, thực tiễn ISDS của ASEAN và những thách thức đặt ra cho Việt Nam cũng như các quốc
gia ASEAN khác từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của cơ chế ISDS trong khuôn
khổ ASEAN.
Từ khóa: nhà đầu tư nước ngoài, nhà nước, tranh chấp, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Nhận bài: 05/5/2017; Hoàn thành biên tập: 28/6/2017; Duyệt đăng: 01/8/2017
Abstract: The Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) is established in 1967 and
it is speeding liberalization, promoting relationship in all fields between its members. In that
process, to adjust all investment activities in ASEAN block, the ASEAN Comprehensive
Investment Agreement (ACIA) has been developed and signed by its members. One of the
agreement’s important contents is commitement to investors-State Dispute Setttment (ISDS).
This article will clarify the formation, development, reality of ISDS and challenges set out for
Viet Nam as well as other ASEAN countries to suggest some solutions to increase the
effectiveness of ISDS mechanism in ASEAN.
Keywords: Foreign investor, state, dispute, the Association of Southest Asian Nations
(ASEAN)...
Date of receipt: 05/5/2017; Date of revision: 28/6/2017; Date of approval: 01/8/2017
1. Tổng quan về quá trình hình thành,
phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp
giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước
theo cam kết nội khối ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) được thành lập vào năm 1967 gồm có
05 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore và Thái Lan với mục tiêu chủ yếu là
hợp tác về chính trị và an ninh. Sau này, có thêm
Brunei, Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia,
nâng tổng số thành viên ASEAN lên 10 quốc gia
với việc mở rộng hội nhập trong nội khối trên
cơ sở Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột là:
Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng
Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – xã hội.
Trong sự mở rộng hội nhập nội khối nêu
trên, tự do hóa và thúc đẩy đầu tư giữa các quốc
gia là một thành tố quan trọng. Ngay từ thời kỳ
ASEAN mới có 06 thành viên (Brunei,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và
Thái Lan), năm 1987, các quốc gia ASEAN đã
ký Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư
ASEAN(IGA), trong đó có cam kết về giải
quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và
Nhà nước (sau đây gọi tắt theo tiếng Anh là
ISDS). Theo đó, tranh chấp giữa nhà đầu tư
nước ngoài và Nhà nước trước hết được tự giải
quyết giữa hai bên một cách thiện chí. Trong
trường hợp giải quyết thiện chí giữa hai bên
không thành công, thì các bên có thể giải quyết
1 Thạc sỹ, Vụ Pháp luật Quốc tế - Bộ Tư pháp
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
95
tranh chấp bằng hòa giải hoặc trọng tài tại Trung
tâm giải quyết tranh chấp đầu tư thành lập theo
Công ước năm 1965 về giải quyết tranh chấp
đầu tư giữa quốc gia và công dân của các quốc
gia khác (Trung tâm ICSID), trọng tài thành lập
theo Quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên hợp quốc
về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) hay
Trung tâm trọng tài khu vục Kuala Lumpur hoặc
bất cứ trung tâm trọng tài khác của khu vực
ASEAN. Tiếp theo đó vào năm 1996, các quốc
gia ASEAN (trong đó có Việt Nam) ký Nghị
định thư sửa đổi IGA. Liên quan đến cơ chế
ISDS, Nghị định thư chỉ sửa đổi tên Điều X của
IGA là “Giải quyết tranh chấp giữa một bên và
nhà đầu tư của bên khác” để phù hợp hơn, chứ
không sửa đổi nội dung của điều này.
Đến năm 1998, các quốc gia ASEAN (thời
điểm đó gồm 09 nước: Brunei, Indonesia,
Malaysia, Mianma, Lào, Philippines, Singapore,
Thái Lan và Việt Nam) lại ký Hiệp định khung
về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) với mục đích
thiết lập khu vực đầu tư mang tính cạch tranh
của khu vực ASEAN, từ đó thúc đẩy tự do hóa
đầu tư nội khối. AIA là một bước ngoặt trong tư
duy và tầm nhìn của các quốc gia ASEAN về
vai trò của đầu tư khu vực. Cũng theo AIA,
nhằm tăng cường thúc đẩy một dòng vốn đầu tư
tự do hơn trong khu vực, tạo nên một khu vực
hấp dẫn nhất, các nước đã quyết tâm hướng đến
những quy định đầu tư được đơn giản hóa thông
qua sự minh bạch các quy tắc, thủ tục cũng như
các chính sách điều hành về đầu tư. Tuy nhiên,
AIA không có quy định về ISDS và IGA vẫn tồn
tại song song theo nguyên tắc những quy định
về cùng một vấn đề trong hai điều ước này, thì
quy định nào thuận lợi hơn cho các bên sẽ được
ưu tiên áp dụng.
Sau khi Hiến Chương ASEAN được ký kết
vào năm 2007 với mục tiêu thức đẩy hình thành
Cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng
Kinh tế ASEAN, để thực hiện mục tiêu cuối
cùng của hội nhập kinh tế nhằm hình thành một
khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng
và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng
hóa, dịch vụ, và vốn đầu tư sẽ được lưu chuyển
tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo
và chênh lệch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào
năm 2020. Nhằm đạt mục tiêu này, trong lĩnh
vực đầu tư, năm 2009, các quốc gia ASEAN
(gồm 10 nước: Brunei, Campuchia, Indonesia,
Malaysia, Mianma, Lào, Philippines, Singapore,
Thái Lan và Việt Nam) đã cùng nhau ký kết
Hiệp định đầu tư toàn diện trong ASEAN
(ACIA). ACIA được xây dựng dựa trên nền tảng
của hai hiệp định đầu tư trước đó là AIA và IGA.
Do đó, các quy định về ISDS của ACIA về cơ
bản tiếp thu từ IAG, ngoại trừ một số nội dung
được chỉnh sửa theo tiêu chuẩn mới về bảo hộ
đầu tư và bổ sung việc ISDS tại thiết chế giải
quyết tranh chấp của nước tiếp nhận đầu tư.
Trong ACIA, cơ chế ISDS được quy định tại các
Điều từ 21 đến 41, theo đó:
Thứ nhất, về căn cứ khởi kiện ISDS: theo
ACIA, nhà đầu tư nước ngoài có thể khởi kiện
nhà nước tiếp nhận đầu tư dựa trên những hành
vi của nước này được cho là vi phạm các nghĩa
vụ sau đây:
a) Vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia (NT)
theo Điều 5 của ACIA. Vi phạm điều này có
nghĩa là nước tiếp nhận đầu tư đã đối xử với
đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài nào đó kém
thuận lợi hơn mức đối xử mà nước này đã dành
cho đầu tư và nhà đầu tư trong nước trong
những điều kiện tương tự.
b) Vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc
(MFN) theo Điều 6 của ACIA, tức là nước tiếp
nhận đầu tư đã đối xử kém thuận lợi hơn so với
mức đối xử mà nước tiếp nhận đầu tư dành cho
đầu tư và nhà đầu tư của của nước thứ ba trong
những điều kiện tương tự.
c) Vi phạm cam kết liên quan đến nhân sự
quản lý cao cấp và ban điều hành (Senior
Management and Board of Directors) theo
Điều 8 ACIA với nội dung là một nước thành
viên không được yêu cầu: (i) một pháp nhân
của nước đó bổ nhiệm vào các vị trí quản lý
cấp cao những cá nhân cụ thể cho dù những
người này mang bất kỳ quốc tịch nào; (ii) yêu
cầu số lượng thành viên hội đồng quản trị của
một pháp nhân của mình là những người có
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
96
quốc tịch hoặc cư trú trên lãnh thổ của nước
này dẫn đến làm suy yếu đáng kể khả năng của
chủ đầu tư để kiểm soát đầu tư.
d) Vi phạm nghĩa vụ về đãi ngộ đầu tư
(Treatment of Investment) theo Điều 11 ACIA,
có nghĩa là nước tiếp nhận đầu tư không thực
hiện hoặc không thực hiện không đúng các
nghĩa vụ liên quan đến việc dành cho các
khoản đầu tư của nước thành viên ASEAN
khác sự đối xử công bằng và thỏa đáng, bảo vệ
đầy đủ và an toàn.
đ) Bồi thường trong trường hợp có xung
đột (Compensation in Cases of Strife) quy định
tại Điều12 ACIA, theo đó nước tiếp nhận đầu
tư vi phạm nghĩa vụ bồi thường cho nhà đầu tư
nước ngoài liên quan đến các khoản đầu tư
được bảo hộ của họ bị thiệt hại trên lãnh thổ
của mình do xung đột vũ trang, xung đột dân
sự hoặc tình trạng khẩn cấp.
e) Vi phạm nghĩa vụ về việc cho phép tự do
chuyển tiền, thu nhập hợp pháp (Transfers) từ
đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định
tại Điều 13 ACIA.
g) Vi phạm nghĩa vụ về bồi thường và bồi
hoàn (Expropriation and Compensation) trong
trường hợp nước tiếp nhận đầu tư trưng thu,
quốc hữu hóa khoản đầu tư của nhà đầu tư
nước ngoài theo Điều 14 ACIA.
Thứ hai, về các phương thức ISDS: trước
hết, việc giải quyết tranh chấp được thông qua
tham vấn giữa hai bên với thời hạn 180 ngày kể
từ ngày bên nhà nước tiếp nhận đầu tư nhận
được yêu cầu tham vấn. Trong trường hợp
không giải quyết được bằng tham vấn, thì các
bên có thể đưa tranh chấp ra giải quyết tại: (i)
Tòa án hoặc cơ quan hành chính có thẩm
quyền của nước tiếp nhận đầu tư; (ii) Trung
tâm ICSID và Quy tắc tố tụng của trung tâm
này nếu đáp ứng yêu cầu về quy chế thành viên
của ICSDS hoặc Quy tắc phụ trợ của ICSDS
dành cho nước ký kết liên quan đến tranh chấp
không phải là thành viên ICSID; (iii) Quy tắc
trọng tài của Ủy ban Liên hợp quốc về thương
mại quốc tế (UNCITRAL); (iv) Trung tâm
trọng tài khu vực Kuala Lumpur hoặc trung
tâm trọng tài khác của khu vực ASEAN hoặc
(v) Bất kỳ một trung tâm trọng tài nào khác.
Ngoài ra, hòa giải trong ISDS có thể thực
hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải
quyết tranh chấp miễn là trước khi cơ quan tài
phán đưa ra phán quyết về vụ việc ISDS.
2. Thực tiễn ISDS của ASEAN và những
thách thức đặt ra cho Việt Nam cũng như
các quốc gia ASEAN khác
ASEAN đang là một khu vực đầu tư hấp
dẫn nhất thế giới, theo một Báo cáo của Ban
Thư ký ASEAN và Hội nghị Liên hợp quốc về
thương mại và phát triển (UNCTAD) vào năm
2016, thì tại thời điểm năm 2015, ASEAN thu
hút khoảng 16% tổng số vốn đầu tư FDI toàn
cầu vào các nước đang phát triển với tổng số
vốn là 120 tỷ USD. Bên cạnh đó, đầu tư trong
nội khối giữa các quốc gia ASEAN với nhau,
trong những năm gần đây cũng tăng khá
nhanh, ví dụ: chỉ trong giai đoạn 2015-2016 đã
có khoảng 20 dự án tầm cỡ của các công
ty/doanh nghiệp ASEAN đầu tư trực tiếp trong
nội khối với số vốn tương đối lớn, có dự án lên
tới hàng chục tỷ USD (dự án của nhà đầu tư
Singapore, Thái Lan)2.
Cùng với việc thu hút số lượng lớn dòng
vốn đầu tư nước ngoài, thì các quốc gia
ASEAN cũng phải đối mặt với nhiều vụ việc
ISDS. Tính đến nay, số lượng các ISDS mà một
bên là quốc gia thành viên ASEAN khá cao.
Theo thống kế của UNCTAD3, cho đến ngày
10/05/2017, các quốc gia ASEAN phải đối mặt
với 23 vụ việc ISDS tại trọng tài quốc tế và chủ
yếu được phát sinh trong khoảng 05 năm trở lại
đây (Brunei và Singapore không có vụ nào,
Campuchia 01 vụ, Indonesia 07 vụ, Mianma 01
vụ, Lào 03 vụ, Malaysia 03 vụ, Philippines 05
vụ, Việt Nam 06 vụ). Tuy nhiên, trong số các
vụ việc này chỉ có 03 vụ do nhà đầu tư có quốc
2 Xem The ASEAN Secretariat and United Nations Conference onTrade and Development (2016), ASEAN
Investment Report 2016 Foreign Direct Investment and MSME Linkages, Jakarta.
3 Xem trên
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
97
tịch của các quốc gia ASEAN khởi kiện (01 vụ
do nhà đầu tư quốc tịch Singapore kiện nhà
nước Mianma và 02 vụ do nhà đầu tư quốc tịch
Singapore kiện nhà nước Indonesia), còn lại là
do các nhà đầu tư có quốc tịch của các quốc gia
châu Âu, châu Úc, châu Mỹ hoặc Trung Đông
khởi kiện. Đặc biệt, trong 03 vụ việc ISDS do
nhà đầu tư có quốc tịch các nước ASEAN khởi
kiện nêu trên, 02 vụ được khởi kiện dựa trên
căn cứ vi phạm Hiệp định khuyến khích và bảo
hộ đầu tư ASEAN (IGA), 01 vụ căn cứ khởi
kiện là Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu
tư song phương (Hiệp định giữa Singapore và
Indonesia năm 2005).
Đối với Việt Nam, trong những năm vừa
qua, đầu tư từ các quốc gia ASEAN vào Việt
Nam tăng nhanh đáng kể4 và ngược lại đầu tư
từ Việt Nam sang các quốc gia ASEAN khác
cũng có tiến triển, ví dụ: đầu tư của Hoàng Anh
Gia Lai, Vietel, VNPT và một số doanh nghiệp
khác sang các quốc gia ASEAN. Tuy nhiên,
cho đến nay, cả phía Nhà nước và các cá nhân,
doanh nghiệp của Việt Nam hầu như vẫn chưa
sử dụng đến cơ chế ISDS, nhất là việc ISDS tại
trọng tài quốc tế theo các hiệp định đầu tư
trong ASEAN.
Thực tiễn ISDS trên thế giới cho thấy, cơ
chế ISDS tại trọng tài quốc tế thường là lựa
chọn ưu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, kể từ khi có các hiệp định đầu tư
khu vực ASEAN (năm 1987), cơ chế ISDS tại
trọng tài quốc tế theo các hiệp định này rất ít
được sử dụng.
Hiện tượng các nhà đầu tư của các quốc gia
ASEAN ít sử dụng cơ chế ISDS có thể được lý
giải bởi một trong các lý do sau đây:
(1) Có thể các hiệp định đầu tư trong khuôn
khổ ASEAN trong thời gian vừa qua không
phát huy hiệu quả, dẫn đến quá trình tự do hóa
về đầu tư trong nội khối diễn ra chậm chạp nên
ít có các dự án đầu tư nước ngoài từ các quốc
gia nội khối; hoặc
(2) Hiệp định đầu tư trong khuôn khổ
ASEAN đã làm tốt vai trò thúc đẩy đầu tư
trong nội khối và cải thiện môi trường đầu tư
tại mỗi quốc giai ASEAN nên môi trường đầu
tư vận hành “trơn tru”, không có tranh chấp
đầu tư quốc tế xảy ra; hoặc
(3) Hiệp định đầu tư trong khuôn khổ
ASEAN đã cải thiện tốt môi trường đầu tư nội
khối nhưng do văn hóa, thói quan không muốn
kiện tụng của người châu Á, nhất là Đông Nam
Á mà vụ việc về ISDS mà nguyên đơn là công
dân của các quốc gia ASEAN là rất hãn hữu.
(4) Quy mô của các dự án đầu tư quốc tế
giữa các quốc gia ASEAN còn nhỏ, lẻ nên ít
nhà đầu tư nước ngoài đủ tiền lực để theo
nhưng vụ việc ISDS rất tốn kém tại trọng tài
quốc tế.
Tuy nhiên, với việc các vụ ISDS mà bị đơn là
quốc gia ASEAN tăng khá nhanh trong những
năm gần đây, nhưng nguyên đơn chủ yếu lại
không phải do nhà đầu tư của các quốc gia
ASEAN khởi kiện như trên đã nêu; trong khi đó,
sự tăng trưởng đầu tư nội khối ASEAN trong
khoảng hơn một thập niên trở lại đây là khá
nhanh, thì có thể đưa ra kết luận là việc ít sử dụng
cơ chế ISDS trong khuôn khổ các hiệp định về
đầu tư khu vực ASEAN là có thể do nguyên
nhân (3) và nguyên nhân (4) đã nêu ở trên.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
của cơ chế ISDS trong khuôn khổ ASEAN
3.1. Đối với các quốc gia ASEAN
Xuất phát từ đặc điểm về quy mô đầu tư
của các nhà đầu tư ASEAN (trừ một số dự án
của nhà đầu tư Singapore và Thái Lan) thường
là nhỏ, chỉ có số vốn đầu tư khoảng dưới 550
triệu USD đến bảy tám chục triệu USD5 nên
4 Theo thông tin của Cục Đầu tư nước ngoài trên thì tính đến cuối tháng 03/2015, chỉ riêng
nguồn vốn FDI từ các quốc gia ASEAN đầu tư vào Việt Nam đã lên tới 3.219 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký
đạt 61,65 tỷ USD, trong khi đó ở thời điểm tháng 07/2015 mới chỉ có 2.632 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký
54,6 tỷ USD.
5 ASEAN Secretariat and United Nations Conference onTrade and Development (2016), ASEAN Investment Report
2016 Foreign Direct Investment and MSME Linkages, Jakarta, tr 27-33.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
98
khó có khả năng theo kiện những vụ việc ISDS
có chi phí lớn. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử
dụng cơ chế ISDS trong ACIA và hiệp định
đầu tư song phương giữa các quốc gia ASEAN,
điều quan trọng là phải tạo thuận lợi trong việc
tiếp cận và giảm thiểu chi phí ISDS. Trên cơ
sở đó, các giải pháp về vấn đề này được đề xuất
như sau:
Thứ nhất, khuyến khích nhà đầu tư nước
ngoài dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của
nước tiếp nhận đầu tư trong ISDS. Tuy nhiên,
để thực hiện được việc này, các quốc gia phải
cải thiện hệ thống toà án, trọng tài trong nước
theo hướng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu
quả, khách quan, minh bạch và hiện đại.
Thứ hai, trong trường hợp các bên tranh
chấp chọn ISDS tại trọng tài quốc tế, thì việc
sử dụng trọng tài của khu vực ASEAN sẽ giảm
đáng kể các chi phí giải quyết tranh chấp do lợi
thế về khoảng cánh, văn hóa, ngôn ngữ... Tuy
nhiên, điều này cũng đòi hỏi ASEAN và các
nước thành viên phải có biện pháp hỗ trợ hiệu
quả việc nâng cao năng lực của các thiết chế
trọng tài trong khu vực ASEAN, nhất là các
thiết chế có chức năng hòa giải tranh chấp đầu
tư quốc tế.
Thứ ba, tiến tới, rà soát bổ sung các mô
hình về cơ chế ISDS mới thuận lợi và hiệu
quả hơn cho các bên tranh chấp đang được đề
xuất tại các điều ước quốc tế có quy định về
đầu tư thế hệ mới, ví dụ: cơ chế ISDS theo
Hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại toàn
diện giữa Canada và EU, Hiệp định thương
mại tự do Việt Nam – EU. Bên cạnh đó, cũng
cần nghiên cứu, tiếp thu các ý tưởng mới liên
quan tới phương thức ISDS như việc công
nhận các thỏa thuận hòa giải tranh chấp
thương mại, đầu tư quốc tế mà Ủy ban Liên
hợp quốc về luật thương mại quốc tế hiện nay
đang thảo luận.
3.2. Đối với Việt Nam
Đối với Việt Nam, bên cạnh việc là thành
viên của ACIA, thì Việt Nam cũng có các hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song
phương đang có hiệu lực với 07/10 quốc gia
thành viên ASEAN (Campuchia, Indonesia,
Malaysia, Lào, Philippines, Singapore và Thái
Lan). Đa số các hiệp định này được ký trong thập
niên 90 của thế kỷ XX và có quy định về cơ chế
ISDS tương tự như ACIA.
Thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư
nói chung, cam kết về ISDS trong nội khối
ASEAN nói riêng, các văn bản pháp luật của
Việt Nam liên quan như: Bộ luật tố tụng dân
sự, Luật đầu tư, Luật trọng tài thương mại và
các văn bản hướng dẫn các luật, bộ luật này
đều quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam có thể khởi kiện nhà nước Việt Nam
liên quan đến các vi phạm nghĩa vụ về bảo hộ
đầu tư tại các thiết chế giải quyết tranh chấp
trong nước và trọng tài quốc tế.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sử dụng
cơ chế ISDS trong khuôn khổ ASEAN, Việt
Nam cần thực hiện những giải pháp sau đây:
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế liên quan đến
ISDS và nâng cao năng lực giải quyết tranh
chấp đầu tư quốc tế của hệ thống tòa án, trọng
tài Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, minh
bạch và hiện đại;
- Nâng cao năng lực tham gia ISDS của các
cơ quan nhà nước Việt nam, cùng với đó dần
hình thành đội ngũ chuyên gia cả ở khu vực
nhà nước và ngoài nhà nước (luật sư, trọng tài
viên) về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư
nước ngoài và nhà nước;
- Đối với các doanh nghiệp Việt Nam có đầu
tư tại các quốc gia ASEAN cũng cần được nâng
cao nhận thức, hiểu biết về ISDS để có thể bảo
vệ lợi ích hợp pháp của mình tại nước ngoài.
Cùng với quá trình thực hiện Cộng đồng
ASEAN, dòng đầu tư lưu chuyển giữa các
quốc gia ASEAN ngày càng thuận lợi và phát
triển, nhằm tận dụng lợi thế của từng nước
thành viên. Do đó, hoàn thiện cơ chế ISDS
trong khuôn khổ nội khối ASEAN cũng là một
biện pháp thúc đẩy nhanh, mạnh hơn dòng lưu
chuyển này. Đây là một trong những thách thức
mà các quốc gia ASEAN cần phải tính tới
trong quá trình thực hiện Cộng đồng ASEAN
những năm tới đây./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_che_giai_quyet_tranh_chap_giua_nha_dau_tu_nuoc_ngoai_va_n.pdf