Cơ hội và thách thức vươn lên khởi nghiệp của phụ nữ trong nền kinh tế số

Thứ tư, tăng cường và phát huy vốn xã hội bản thân. Để phát huy vốn xã hội, phụ nữ cần phát huy năng lực, trình độ để nâng cao uy tín bản thân và tạo niềm tin với đối tác, khách hàng. Đồng thời, trau dồi và rèn luyện các phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ hiện đại trong thời đại mới, đó là tự tin, tự trọng, đảm đang và sáng tạo để hỗ trợ quá trình khởi nghiệp. Mặt khác, tích cực tham gia các chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, các kỹ năng quản lý, không ngừng cập nhật kiến thức mới, tham gia các tổ chức hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp, doanh nhân nữ để kết nối mạng lưới đối tác, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, góp phần thúc đẩy cho sự thành công của quá trình khởi nghiệp. Thứ năm, phụ nữ cần có tư tưởng tiến bộ và đấu tranh bảo vệ cái mới. Phụ nữ cần phải không ngừng đấu tranh chống lại những tư tưởng lạc hậu như phân biệt nam nữ, bảo vệ và phát huy những tư tưởng tiến bộ, ủng hộ cái mới như nam nữ bình quyền, nữ giới hay nam giới đều có thể làm và làm tốt kinh tế hay các hoạt động khác trong xã hội. Thứ sáu, tận dụng sức mạnh của khoa học công nghệ trong việc học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm động lực cho bản thân. Thiếu hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức về khởi nghiệp sẽ làm cho phụ nữ gặp khó khăn khi hoạt động thực tế. Để khắc phục những khó khăn này, bản thân phụ nữ phải biết tận dụng sức mạnh của khoa học công nghệ trong việc chủ động tìm hiểu thông tin, cập nhật chính sách pháp luật và học hỏi những kinh nghiệm khởi nghiệp thành công. Có như vậy họ mới có sự khác biệt và tận dụng tối đa cơ hội có được. Ngoài ra, một trong những bí quyết thành công của phụ nữ để phát triển bền vững, đó là triết lý kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội. Để hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, phụ nữ cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển cộng đồng và ý thức về bảo vệ môi trường.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ hội và thách thức vươn lên khởi nghiệp của phụ nữ trong nền kinh tế số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
345 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VƯƠN LÊN KHỞI NGHIỆP CỦA PHỤ NỮ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ Từ Thị Thanh Mỵ Trường Đại học An Giang Tóm tắt Từ xưa, phụ nữ Việt Nam được biết đến với những đức tính hết sức cao đẹp “công, dung, ngôn, hạnh”. Ngày nay, trong nền đại công nghiệp số hóa, phụ nữ Việt Nam càng khẳng định vai trò, vị trí của mình với những phẩm chất hiện đại “siêng năng, thông minh, sáng tạo và chịu khó”. Với vốn tài sản quý báu ấy, phụ nữ đã từng bước chinh phục những thách thức trong thời đại mới, vượt qua những rào cản về bản thân để phấn đấu vươn lên chu toàn cho cả gia đình và công việc, cố gắng tiếp thu tri thức mới khi khoa học công nghệ quá mới mẻ, làm gì để cạnh tranh với các hoạt động khởi nghiệp khác, cũng như rào cản quá lớn từ văn hóa của dân tộc. Mặt khác, họ bản lĩnh và tự tin tranh thủ các cơ hội sẵn có từ thành tựu của nền kinh tế số như tiếp thu tri thức mới; bồi dưỡng vốn ngoại ngữ, tin học; học hỏi để biết và sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật hiện đại; rèn luyện các kĩ năng mềm như giao tiếp ứng xử, hợp tác để phát triển vốn xã hội; học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp trong và ngoài nước, để vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội. Từ khóa: Phụ nữ, khởi nghiệp, cơ hội, thách thức, công nghiệp 4.0, I. Giới thiệu 1. Khởi nghiệp hởi nghiệp có thể được hiểu là một cá nhân hay một tổ chức đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh. hởi nghiệp tức là đang xây dựng một mô hình kinh doanh có tính đổi mới, sáng tạo, tính đột phá và tăng trưởng. Người khởi nghiệp là người có can đảm chấp nhận thách thức, chấp nhận rủi ro, bỏ vốn hay hùn vốn để kinh doanh trên cơ sở dám cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội66. Bằng hành động đó, người khởi nghiệp hy vọng làm giàu hoặc chí ít cũng tự chủ về kinh tế. Tuy nhiên, cũng bằng hành động dám chịu rủi ro, người khởi nghiệp cũng có thể chịu kết cục phá sản. Các đặc trưng của khởi nghiệp: Làm chủ trong công việc, có cơ hội thực hiện những sở trường trong kinh doanh; cơ hội thu được những khoản lợi nhuận lớn, đầu tư vào những lĩnh vực yêu thích; được hưởng trọn vẹn thành quả lao động làm ra.67 Như vậy, phụ nữ khởi nghiệp có thể được hiểu là quá trình phụ nữ tự chủ bắt đầu kinh doanh với những ý tưởng có tính đổi mới, sáng tạo nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho bản thân, gia đình và xã hội. 2. Công nghiệp 4.0 và sự tác động đến quá trình khởi nghiệp 66 Đặng Ngọc Dinh (2018), Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Một số đánh giá và đề xuất chính sách, JSTTPM, Tập 7, Số 1, tr. 1-2 67 Jeanne Holden (2017), Những nguyên tắc cơ bản của việc kinh doanh, Bộ Ngoại Giao Hoa ỳ, tr.7 346 Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực-ảo (cyber- physical system), Internet vạn vật, điện toán đám mây và điện toán nhận thức (cognitive computing). 68 Công nghiệp 4.0 tạo ra nhà máy thông minh (tiếng nh: smart factory). Trong các nhà máy thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực-ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định phân tán. Qua Internet vạn vật, các hệ thống thực-ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực, và với sự hỗ trợ của Internet dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng.69 Như vậy, rõ ràng trong phạm vi nào đó, công nghiệp 4.0 cũng có ảnh hưởng đến quá trình khởi nghiệp của một cá nhân, doanh nghiệp hay một tổ chức. Đặc biệt, quá trình khởi nghiệp trong giai đoạn hiện nay là một mô hình kinh doanh có tính đổi mới, sáng tạo, tính đột phá và tăng trưởng. Do vậy, những tác động của cuộc cách mạng này sẽ góp phần không nhỏ cho sự thành công hay thất bại của một quá trình khởi nghiệp. Cụ thể như giúp người khởi nghiệp tận dụng những tác động tích cực của công nghệ mới lựa chọn các phương án đầu tư tối ưu nhất, biết cách khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, biết xây dựng và phát triển mạng lưới thị trường, dự tính được nhu cầu của xã hội về sản phẩm cần thiết, phương thức tạo lập uy tín cá nhân và doanh nghiệp, Ngoài ra, công nghiệp 4.0 cũng sẽ đặt ra những yêu cầu mới về kiến thức, kỹ năng và tâm thế của người khởi nghiệp. Những kiến thức và kỹ năng có thể chia thành 3 nhóm: Các kiến thức và kỹ năng liên quan đến nhận thức, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kỹ năng thích nghi, kỹ năng sáng tạo; Các kỹ năng về thể chất như kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng số, kỹ năng kết nối; Các kỹ năng về xã hội như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tạo lập quan hệ và làm việc nhóm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho một quá trình khởi nghiệp như sự cạnh tranh ngày càng dữ dội hơn, nhu cầu thị trường sản phẩm sẽ khó tính hơn và chất lượng nguồn nhân lực với yêu cầu cao hơn. Tóm lại, công nghiệp 4.0 đã có những tác động rất tích cực đến sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có cả sự tác động đến quá trình khởi nghiệp. Ngoài sự hỗ trợ về khoa học công nghệ, cuộc cách mạng này còn tạo điều kiện để tất cả mọi người, đặc biệt là người phụ nữ có cơ hội để thử thách bản thân, vươn lên xây dựng địa vị và khẳng định bản thân trong xã hội. II. Cơ hội và thách thức vươn lên khởi nghiệp của phụ nữ trong nền kinh tế số 1. Những cơ hội Thứ nhất, cơ hội để tiếp thu tri thức mới Công nghiệp 4.0 thực sự mang lại cơ hội lớn cho phụ nữ khi tham gia khởi nghiệp. Các ứng dụng của nó sẽ giúp các hoạt động khởi nghiệp thuận tiện, làm tăng khả năng 68 Hermann, Pentek, Otto, 2016: Design Principles for Industrie 4.0 Scenarios, accessed on ngày 4 tháng 5 năm 2016; Heiner Lasi, Hans-Georg Kemper, Peter Fettke, Thomas Feld, Michael Hoffmann: Industry 4.0. In: Business & Information Systems Engineering 4 (6), pp. 239-242 69 Bùi Nhật Quang (2017), Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Viện Hàn lâm hoa học xã hội và nhân văn, tr.36 347 thành công. Ngoài ra, công nghiệp 4.0 còn buộc người khởi nghiệp phải nâng cao năng lực quản trị, tập trung tìm kiếm và đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu, sản xuất, quản trị và kinh doanh 70 Đây là điều kiện để phụ nữ tranh thủ, tận dụng thời cơ để tiếp thu tri thức mới, nâng cao năng lực bản thân trong quản lý, tổ chức quá trình sản xuất lao động. Thực tiễn cho thấy, từ những thành tựu của công nghiệp 4.0, phụ nữ dễ dàng tiếp cận được các nguồn tài liệu phong phú, họ có thể nâng cao trình độ tri thức mọi lúc, mọi nơi thông qua các phương tiện công nghệ hiện đại, trao đổi và giao lưu với nhau để sẻ chia những tri thức mới. Thứ hai, cơ hội tốt để bồi dưỡng vốn ngoại ngữ, tin học và khả năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, phụ nữ có nhiều thuận lợi trong việc học tập, nâng cao trình độ và tiếp thu tri thức mới. Đồng thời, cũng trong thời kỳ này, khoa học công nghệ phát triển rộng khắp, kéo theo đó là vô vàn các chương trình, phần mềm hỗ trợ để nâng cao vốn ngoại ngữ và tin học nên phụ nữ có thể dễ dàng học tập được ở mọi lúc, mọi nơi. Đó cũng là một cơ hội rất lớn cho những người phụ nữ của gia đình tận dụng hết những thành tựu mới của công nghiệp 4.0 để rèn luyện, bồi dưỡng vốn ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Đây được xem là điều kiện cơ bản của người công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập. Mặt khác, thành thạo những kỹ năng này sẽ giúp họ rất nhiều trong quá trình khởi nghiệp, phụ nữ sẽ có cơ hội tiếp thu tri thức mới và học hỏi kinh nghiệm từ thế giới. Thứ ba, có điều kiện rèn luyện các kĩ năng mềm như giao tiếp ứng xử, hợp tác để phát triển vốn xã hội. Cũng trong thời đại mới, phụ nữ sẽ có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại để học tập và rèn luyện thêm các kỹ năng mềm. hi thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin, phụ nữ sẽ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, là người khởi nghiệp, những người phụ nữ này không những phải tiên phong, làm gương trong sản xuất mà còn phải có khả năng quản trị tốt. Để quản trị tốt thì họ phải khéo léo trong các mối quan hệ, có khả năng hợp tác và kết nối tốt, phải tạo uy tín cho bản thân, niềm tin cho người đồng hợp tác và đồng thời phải có tầm nhìn xa và rộng, tự tin và quyết đoán trong các tình huống. Từ những yêu cầu đó, người phụ nữ hiện đại sẽ tự ý thức được và nghiêm túc rèn luyện, trau dồi những kỹ năng mềm và nâng cao vốn xã hội cho bản thân. Thứ tư, công nghệ phát triển tạo điều kiện cho người phụ nữ dễ dàng học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước về khởi nghiệp. Với phụ nữ khởi nghiệp, việc kết nối, tạo mối quan hệ với những nữ doanh nhân khác là điều cần thiết. Nó giúp việc tìm kiếm và chia sẻ cơ hội hợp tác kinh doanh được thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì thế, công nghệ thông tin hiện nay là một công cụ không thể thiếu trong quá trình tạo lập các mối quan hệ, phụ nữ sẽ dễ dàng trao đổi thông tin cũng như kinh nghiệm cho nhau trong việc kinh doanh bất kể không gian, thời gian và khoảng cách địa lý. Họ dễ dàng tìm thấy và học hỏi những tấm gương phụ nữ thành công điển hình với các bài học kinh nghiệm quý báu, những kinh nghiệm quản lý và kinh doanh trong thời đại mới hay cách trở thành những con người năng lực trong xã 70 Nguyễn Sỉu (2018), Phụ nữ khởi nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Tài chính 348 hội hiện đại, tất cả sẽ là động lực rất lớn cho họ phấn đấu để tiến đến giấc mơ của mình. Tận dụng được những thời cơ đó, nghĩa là phụ nữ đang từng bước hoàn thiện bản thân, làm giàu thêm nhân cách của người phụ nữ Việt Nam trong môi trường hiện đại. Qua đó, góp phần hoàn thiện quá trình phát triển đất nước, thực hiện lối sống mới dân chủ, công bằng, văn minh. 2. Và một số thách thức Ở Việt Nam, hòa cùng dòng chảy phát triển, phong trào khởi nghiệp đã và đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều mô hình khởi nghiệp vẫn còn gặp nhiều thách thức trong thời kỳ công nghiệp số, đặc biệt là những mô hình khởi nghiệp của phụ nữ. Trước tiên, phải kể đến là thách thức làm sao chu toàn cho cả gia đình và công việc. Một trong những khó khăn lớn nhất của người phụ nữ khi kinh doanh đó là rào cản về giới tính. Là người vợ, người mẹ trong gia đình, người phụ nữ Việt Nam phải chu toàn cho tất cả, từ việc chăm sóc gia đình, nuôi nấng con cái đến đảm đương công việc ngoài xã hội. Ngay cả bản thân họ còn thiếu tự tin, chủ động, mạnh dạn trong hoạt động kinh doanh nhưng vẫn luôn phải nỗ lực để cân bằng giữa kinh doanh và việc chăm sóc gia đình. Chính vì lẽ đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội tiếp cận, cập nhật thông tin, kết nối, giao lưu để học hỏi, nâng cao hoặc bổ sung kiến thức, kỹ năng mềm và gặp nhiều khó khăn trong liên kết mạng lưới thị trường. Hai là, khó khăn khi tiếp cận khoa học công nghệ mới. Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, phụ nữ gánh chịu thiệt thòi và gặp nhiều trở ngại hơn trong quá trình khởi nghiệp. Rào cản lớn đối với họ hiện nay đó là không được đào tạo bài bản, chính quy, thiếu kỹ năng kinh doanh, trình độ ngoại ngữ và khả năng áp dụng tin học hóa cũng chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập71. Đây cũng là một trong những thách thức không nhỏ đối với quá trình khởi nghiệp của phụ nữ. Ba là, cạnh tranh gay gắt với các hoạt động khởi nghiệp khác. Hiện nay, các nước đang phát triển đều cạnh tranh quyết liệt, tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu công nghệ từ công nghiệp 4.0 đem lại để giành lợi thế phát triển. Sẽ là áp lực rất lớn cho những người phụ nữ khi tiến hành hội nhập, hợp tác quốc tế, phát triển kinh doanh trên thị trường khoa học công nghệ. Và trong thực tế, thiếu vốn sản xuất, thiếu kỹ năng kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm đang là những thách thức lớn đặt ra trong quá trình khởi nghiệp của phụ nữ. Như vậy, nếu không chủ động tìm hiểu để nâng cao kiến thức và kỹ năng thì họ sẽ có nguy cơ bị tụt hậu trong bối cảnh thị trường thế giới đang thay đổi. Bốn là, rào cản quá lớn từ văn hóa của dân tộc. Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã được cải thiện. Tuy nhiên, phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn trong việc làm kinh tế. Thực tế, phần lớn xuất phát từ định kiến xã hội khiến họ chưa thực sự phát huy hết tiềm năng vốn có. Là phụ nữ, họ sẽ khó tiếp cận nguồn vốn do thiếu thông tin, thiếu tài sản thế chấp, thiếu sự ủng hộ, hậu thuẫn từ chồng và gia đình; thiếu kỹ năng, kiến thức quản lý; trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và công 71 Vi Thị Hương Lan (2016), Thực trạng tiếp cận giáo dục, đào tạo của trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb hoa học xã hội, Hà Nội, tr.175 349 nghệ còn yếu kém. Những hạn chế này phần lớn là do hệ quả của việc bất bình đẳng giữa nam và nữ ở xã hội Việt Nam. 72 III. Một vài đề xuất góp phần giúp phụ nữ khởi nghiệp thành công trong nền kinh tế số Công nghiệp 4.0 thật sự đặt quá trình khởi nghiệp của phụ nữ trước rất nhiều thách thức mới. Do vậy, phụ nữ cần phải biết tận dụng những thời cơ và tự tin vượt qua các thách thức thì mới mong đạt được những mục tiêu đã đề ra. Cụ thể như sau: Thứ nhất, rèn luyện tác phong công nghiệp và làm việc khoa học. Hiện nay, người phụ nữ luôn được xem là hạt nhân của tế bào gia đình, với tư cách là người mẹ, là công dân của xã hội có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của gia đình hướng tới mục tiêu no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Vì thế, là người phụ nữ hiện đại, cần phải rèn luyện tác phong và phương thức làm việc một cách khoa học mới có thể chu toàn cho cả gia đình và công việc ngoài xã hội. Để làm được điều đó, họ phải sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lý cho gia đình và công việc. Biết tận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ để giảm thiểu thời gian lao động và cả thời gian làm việc nhà nhưng hiệu quả vẫn cao; xác định đâu là việc quan trọng cần phải làm trước, việc nào làm sau. Đồng thời, với các ứng dụng công nghệ cao, phụ nữ vừa có thể ở nhà quán xuyến gia đình vừa tham gia công việc từ xa hay ngược lại. Thứ hai, chủ động nâng cao nhận thức về công nghiệp 4.0 và nâng cao trình độ bản thân. Với sự lan tỏa nhanh chóng và mạnh mẽ, công nghiệp 4.0 đòi hỏi bản thân mỗi người phải có một tư thế chuẩn bị tốt. Phụ nữ cần nâng cao nhận thức, đi trước đón đầu tìm hiểu các thông tin cần thiết, để biết được một nền kinh tế thông minh và công nghiệp hóa. Mỗi cá nhân phụ nữ cần nỗ lực, tự vượt qua chính mình, tự học tập, tự trang bị kiến thức, để đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Mặt khác, ý thức được sự thay đổi và cảm nhận được áp lực, thách thức từ cuộc công nghiệp 4.0 lần này để có ứng phó phù hợp với bản thân; cần nỗ lực tự trau dồi, trang bị cho mình khả năng học hỏi, sẵn sàng tiếp thu những kỹ năng mới. Ngoài ra, cần phải thay đổi tư duy và chấp nhận thay đổi môi trường, địa điểm làm việc trong những điều kiện nhất định, thậm chí sẵn sàng chấp nhận thất bại. Thứ ba, phát triển kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp 4.0. Trình độ chuyên môn chưa đủ để quyết định hiệu quả trong công việc, mà đồng thời phụ nữ phải tạo cho mình các yếu tố đặc trưng về kỹ năng làm việc, khả năng sáng tạo, thích ứng, linh hoạt với công việc và giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, tin học, Những kỹ năng này có thể không được học trong nhà trường, không được đào tạo chính quy nhưng có thể trau dồi, rèn luyện từ kinh nghiệm trong công việc và thực tế cuộc sống. Vậy muốn thành công, phụ nữ phải hội tụ đủ cả trình độ chuyên môn, kỹ thuật và kỹ năng mềm để thích ứng với công nghiệp 4.0. Để làm được điều đó, phụ nữ cần phải trang bị cho mình nhiều tri thức cần thiết để tự tin và mạnh dạn trong giao tiếp; tạo cho bản thân nhiều cơ hội tham gia các hoạt động xã hội, các buổi giao lưu, tuyên truyền về khởi nghiệp và kinh doanh; rèn luyện tác phong hiện đại và tinh thần học hỏi tích cực; thừa nhận và chấp nhận sự góp ý của người cùng hợp tác; quản lý thời gian hợp lý và có tinh thần tập thể tốt. 72 Trần Thị Thanh Loan (2016), Tiếp cận đất đai, vốn và việc làm của phụ nữ nông thôn Việt Nam, Nxb hoa học xã hội, Hà Nội, tr.188 350 Thứ tư, tăng cường và phát huy vốn xã hội bản thân. Để phát huy vốn xã hội, phụ nữ cần phát huy năng lực, trình độ để nâng cao uy tín bản thân và tạo niềm tin với đối tác, khách hàng. Đồng thời, trau dồi và rèn luyện các phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ hiện đại trong thời đại mới, đó là tự tin, tự trọng, đảm đang và sáng tạo để hỗ trợ quá trình khởi nghiệp. Mặt khác, tích cực tham gia các chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, các kỹ năng quản lý, không ngừng cập nhật kiến thức mới, tham gia các tổ chức hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp, doanh nhân nữ để kết nối mạng lưới đối tác, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, góp phần thúc đẩy cho sự thành công của quá trình khởi nghiệp. Thứ năm, phụ nữ cần có tư tưởng tiến bộ và đấu tranh bảo vệ cái mới. Phụ nữ cần phải không ngừng đấu tranh chống lại những tư tưởng lạc hậu như phân biệt nam nữ, bảo vệ và phát huy những tư tưởng tiến bộ, ủng hộ cái mới như nam nữ bình quyền, nữ giới hay nam giới đều có thể làm và làm tốt kinh tế hay các hoạt động khác trong xã hội. Thứ sáu, tận dụng sức mạnh của khoa học công nghệ trong việc học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm động lực cho bản thân. Thiếu hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức về khởi nghiệp sẽ làm cho phụ nữ gặp khó khăn khi hoạt động thực tế. Để khắc phục những khó khăn này, bản thân phụ nữ phải biết tận dụng sức mạnh của khoa học công nghệ trong việc chủ động tìm hiểu thông tin, cập nhật chính sách pháp luật và học hỏi những kinh nghiệm khởi nghiệp thành công. Có như vậy họ mới có sự khác biệt và tận dụng tối đa cơ hội có được. Ngoài ra, một trong những bí quyết thành công của phụ nữ để phát triển bền vững, đó là triết lý kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội. Để hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, phụ nữ cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển cộng đồng và ý thức về bảo vệ môi trường.73 IV. Kết luận Thực tế chứng minh, phụ nữ khởi nghiệp có thừa sự đam mê. Họ cũng thừa thời gian để chịu thất bại. Là những người rất cẩn thận, chu đáo và bản lĩnh, đây là những lý do cho thấy nền kinh tế số sẽ là nền kinh tế của phụ nữ. Nền kinh tế này gắn với thời kỳ của năng lực trí tuệ, đổi mới và sáng tạo. Do vậy, để thành công và phát triển, hơn ai hết, phụ nữ cần phải chủ động trong việc học hỏi kiến thức, nâng cao năng lực và kỹ năng, đặc biệt phải khéo léo vượt qua các thử thách của bản thân và gia đình để có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu trong tình hình mới. Có như vậy, mới thấy được rằng, tuy những thách thức công nghiệp 4.0 mang lại rất nhiều nhưng chưa đủ mạnh để làm nản lòng những phụ nữ Việt Nam với những đức tính hết sức tốt đẹp. Hơn thế, đây sẽ là động lực rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam phát triển trên nền tảng internet./. 73 Ngô Chuẩn (2017), Thay đổi tư duy khởi nghiệp, Báo An Giang online ngày 13/10/2017 351 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Thu Hồng (2018), Cơ hội và thách thức với lao động nữ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư ( cong-gioi-510/co-hoi-va-thach-thuc-voi-lao-dong-nu-trong-thoi-ky-cach-mang- cong-nghiep-lan-thu-tu-333053.tld) 2. Nguyễn Hồng Sơn, Phan Chí nh (2013), Phụ nữ khởi nghiệp tại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội 3. Bùi Thị Quỳnh Trang (2017), Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Lấy từ doi/trao-doi-binh-luan/co-hoi-va-thach-thuc-cua-doanh-nghiep-truoc-cuoc-cach- mang-cong-nghiep-40-114346.html) 4. Võ hánh Vinh, Nguyễn Hữu Minh (2016), Các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội hướng tới chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ, Nxb hoa học xã hội, Hà Nội 5. Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (2017), Tài liệu Giáo dục khởi nghiệp, Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_vuon_len_khoi_nghiep_cua_phu_nu_trong_n.pdf
Tài liệu liên quan