Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 8 năm 2019 có tổng
số 123 trường hợp vô sinh nam thỏa mãn các điều kiện
được đưa vào mẫu nghiên cứu. Bước đầu tiên, chúng tôi
chia cỡ mẫu ra làm hai nhóm: nhóm mắc HCCH (n = 16)
và nhóm không mắc HCCH (n = 107). Sau khi tìm hiểu
mối liên quan giữa các thông số trong xét nghiệm sức
bền tinh trùng như độ di động và tỷ lệ tinh trùng sống tại
các thời điểm 0 giờ, 24 giờ và 48 giờ, chúng tôi nhận thấy
độ di động của tinh trùng tại thời điểm 0 giờ và 24 giờ và
tỷ lệ tinh trùng sống tại thời điểm 0 giờ của nhóm không
mắc HCCH cao hơn so với nhóm mắc (giá trị lần lượt là
72,81% ± 8,16; 28,63% ± 13,96; 84,19% ± 6,74 và 73,08%
± 8,83; 28,99% ± 13,35; 85,07% ± 5,98), tuy nhiên sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Để làm rõ thêm về tác dụng bất lợi của các thành tố
trong hội chứng chuyển hóa như: vòng bụng, nồng độ
lipid máu, glucose máu hay các yếu tố như: chỉ số khối
cơ thể - BMI, tỷ số vòng bụng/vòng mông và tỷ số vọng
bụng/chiều cao lên sức bền tinh trùng tại các thời điểm
0 giờ, 24 giờ và 24 giờ thì cũng không thấy có mối tương
quan nào (p > 0,05). Kết quả này tương tự với các nghiên
cứu như đã trình bày ở trên.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận ra rằng kết quả của
nghiên cứu không phù hợp với một số báo cáo. Có tác
giả đã báo cáo rằng nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol trong huyết thanh tăng cao có liên quan đến chất
lượng tinh trùng kém hoặc giảm khả năng vận động của
tinh trùng [29], [30]. Những lý do dẫn đến sự khác biệt
giữa các kết quả nghiên cứu này được có thể bao gồm
sự khác biệt về dân số nghiên cứu, kích thước cỡ mẫu,
phương pháp phân tích số liệu, đặc biệt là sự khác nhau
về chủng tộc, chế độ ăn uống mà môi trường sống.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 6 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Có mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và sức bền tinh trùng?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38
Có mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và sức bền tinh trùng?
Lê Minh Tâm, Trần Thị Như Quỳnh, Nguyễn Thị Hiệp Tuyết
Trung tâm Nội tiết sinh sản và vô sinh, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và sức bền tinh trùng ở nam giới các cặp
vợ chồng hiếm muộn.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các trường hợp nam giới các cặp vợ chồng đang điều trị tại Trung tâm Nội
tiết sinh sản và vô sinh, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 8 năm 2019. Thu thập thông tin cơ
bản về hành chính, tiền sử bệnh tật, đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông, huyết áp, xét nghiệm bilan lipid máu,
đường máu và đánh giá sức bền tinh trùng. Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa (HCCH) theo AHA/
NHLBI năm 2005 chia mẫu nghiên cứu thành 2 nhóm: nhóm mắc HCCH và nhóm không mắc. So sánh các thông số trong
xét nghiệm sức bền tinh trùng: độ di động và sức sống tại thời điểm 0 giờ, 24 giờ và 48 giờ và phân tích mối liên quan.
Kết quả: Tổng số 123 trường hợp vô sinh nam thỏa mãn các điều kiện được đưa vào mẫu nghiên cứu, độ tuổi trung bình
34,28 ± 5,41. Tỷ lệ mắc HCCH 13%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi giữa hai nhóm mắc HCCH (36,88 ±
3,46) và không mắc (33,94 ± 5,55) của đối tượng vô sinh nam giới (p < 0,05). Đối với thông số tinh trùng được khảo sát
tại thời điểm 0 giờ, 24 giờ và 48 giờ, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm mắc và không mắc HCCH về độ di
động và tỷ lệ tinh trùng sống. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê nào giữa các tiêu chuẩn chẩn đoán mắc hội
chứng chuyển hóa, chỉ số cơ thể BMI, tỷ số vòng bụng/vòng mông, tỷ số vòng bụng/chiều cao với sự bất thường sức
bền tinh trùng.
Kết luận: Hội chứng chuyển hóa ở nam giới ở các cặp vợ chồng hiếm muộn có sự khác biệt theo tuổi nhưng chưa thấy
có mối liên quan đến sức sống của tinh trùng.
Từ khóa: Hội chứng chuyển hóa; sức bền tinh trùng; nam giới; hiếm muộn.
Does metabolic syndrome relate to sperm survival test?
Le Minh Tam, Tran Thi Nhu Quynh, Nguyen Thi Hiep Tuyet
Hue Center for Reproductive Endocrinology and Inferility, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital
Abstract
Objective: To determine the relationship between metabolic syndrome and sperm survival in men from infertile couples.
Methods: A cross-sectional study retrieved data from men treated at Hue Center for Reproductive Endocrinology and
Infertility, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital from September 2017 to August 2019. The basic informa-
tion such as: administration, medical history, height, weight, waist, hips, blood pressure, bilan lipid and glucose test as
well as sperm survival test were performed. Based on the diagnostic for metabolic syndrome (MS) according to AHA /
NHLBI in 2005, patients were divided into 2 groups: MS and non-MS group. Comparison of the parameters in the sperm
survival test: mobility and vitality at the first hour, after 24 hours and after 48 hours were analyzed.
Results: Total of 123 male from infertile couples were recruited with mean age of 34.28 ± 5.41. The incidence of MS in
infertile men accounts for 13%. There was a statistically significant difference between these two groups: MS (36.88 ±
3.46) and non-MS (33.94 ± 5.55) with the age of male infertility (p = 0.042). There was no significant difference between
two groups MS and non-MS in terms of motility and vitality of sperm at the first hour, after 24 hours and after 48 hours.
There was no significant relationship between MS, BMI, waist/hips ratio and sperm survival test.
Conclusion: Metabolic syndrome in men from infertile couples relates to male age but not impact to sperm survival test.
Key words: Metabolic syndrome, sperm survival test, male, infertility.
doi:10.46755/vjog.2020.1.799
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Lê Minh Tâm, email: lmtam@huemed-univ.edu.vn
Nhận bài 05/12/2019 - Chấp nhận đăng (accepted) 20/04/2020
NGHIÊN CỨU SẢN KHOA
Lê Minh Tâm và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):38-44. doi: 10.46755/vjog.2020.1.799
39Lê Minh Tâm và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):38-44. doi: 10.46755/vjog.2020.1.799
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng 8 - 12% các cặp vợ chồng
vô sinh và ngày càng có xu hướng tăng lên [1]. Trong
đó, nguyên nhân vô sinh từ phía nam giới chiếm khoảng
20% [2]. Do vậy, việc đánh giá chất lượng tinh trùng là
một vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong tiếp
cận chẩn đoán và điều trị vô sinh. Tinh dịch đồ là một xét
nghiệm thường quy ở các trường hợp vô sinh đã được
đồng thuận về các tiêu chí mật độ, độ di động, hình thái
tinh trùng bởi Tổ chức y tế thế giới (WHO) [3], [4]. Ngoài
ra, những xét nghiệm đánh giá chất lượng tinh trùng khác
cũng được các nhà khoa học đề xuất và nghiên cứu,
trong đó thử nghiệm sức sống tinh trùng khi nuôi qua
đêm, để đánh giá khả năng sống tinh trùng là một yếu tố
quan trọng được khảo sát [5].
Tỷ lệ di động và tỷ lệ sống của tinh trùng sau 24 giờ
đã được xem là yếu tố dự đoán khả năng thụ tinh trong
ống nghiệm cổ điển [6]. Độ di động, sức sống của tinh
trùng bị ảnh hưởng và giảm dần theo thời gian sau khi
xuất tinh. Sức sống của tinh trùng có thể chưa thay đổi
đáng kể trong vòng 6 giờ đầu tiên khi được xuất ra ngoài
cơ thể, sau 24 giờ sẽ có giảm có ý nghĩa thống kê [7].
Dựa trên kết quả xét nghiệm này, các bác sĩ hỗ trợ sinh
sản có thể tiên lượng cơ hội thụ tinh khi chỉ định bơm tinh
trùng vào buồng tử cung.
Trong số nhiều tiếp cận nghiên cứu về chất lượng
tinh trùng ở nam giới hiếm muộn, ngoại trừ nghiên cứu
đứt gãy nhiễm sắc thể, nhiều bất thường tinh trùng chưa
thật sự giải thích được nguyên nhân. Các giả thuyết
được đưa ra liên quan đến sức bền tinh trùng có thể do
môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến lối sống như
tiếp xúc ô nhiễm, phóng xạ, nhiệt độ cao và chất độc môi
trường [8]. Các yếu tố lối sống bao gồm hút thuốc lá, chế
độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ít hoạt động thể chất, thừa
cân, béo phì và hội chứng chuyển hóa có thể làm tổn
thương tinh trùng [9].
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một thuật ngữ
được dùng để chỉ một nhóm các rối loạn toàn thân bao
gồm béo phì, kháng insulin, tăng huyết áp và rối loạn lipid
máu [10]. Theo Tổ chức đái tháo đường quốc tế (Interna-
tional Diabetes Federation), HCCH được chẩn đoán khi
thỏa mãn ≥ 3/5 tiêu chuẩn gồm: tăng vòng bụng, tăng
triglyceride máu, giảm HDL-Cholesterol, tăng huyết áp và
tăng glucose máu đói (IDF, 2005). Tình trạng béo phì gây
ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh tinh, làm giảm nồng
độ hormone sinh dục ở nam giới [11] và gây ra rối loạn
cương dương [12-14]. Nghiên cứu của Dupont C và cộng
sự năm 2019 về mối liên quan giữa HCCH và hút thuốc
lá với chất lượng sinh sản của nam giới hiếm muộn được
thực hiện trên 196 trường hợp kết luận rằng hội chứng
chuyển hóa là yếu tố nguy cơ độc lập gây vô sinh [15].
Sermondade và cộng sự vào năm 2012 đã thực hiện
một phân tích tổng hợp về mối liên quan giữa béo phì
với các thông số tinh trùng, kết quả cho thấy thừa cân
hoặc béo phì có liên quan vô tinh và thiểu tinh [16]. Các
giả thuyết không nhất quán rằng béo phì có thể liên quan
đến sinh lý bệnh chuyển hóa cơ bản liên quan đến hội
chứng này. Ảnh hưởng của hội chứng chuyển hóa lên
chức năng sinh sản của nam giới vẫn còn chưa thống
nhất. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm
hiểu mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa với các
thông số sức bền tinh trùng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các trường hợp nam giới các cặp vợ chồng vô sinh
được chẩn đoán theo Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), đang điều trị tại Trung tâm Nội tiết sinh sản
và vô sinh, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, thỏa mãn các
điều kiện sau: có đầy đủ thông tin hành chính: tên, tuổi,
địa chỉ, trình độ học vấn; có đầy đủ xét nghiệm liên quan
đến HCCH: huyết áp, vòng bụng, glucose máu đói, bilan
lipid; có xét nghiệm sức bền tinh trùng và đồng ý tham
gia nghiên cứu. Những bệnh nhân không không có tinh
trùng trong tinh dịch, xuất tinh ngược dòng, đang viêm
nhiễm cấp toàn thân hoặc đường tiết niệu, bệnh lý mãn
tính khác, tiền sử phẫu thuật vùng bẹn bìu, tiền sử quai
bị hoặc không có đầy đủ thông tin cần thiết theo thiết kế
nghiên cứu bị loại khỏi nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Các trường hợp nam giới vô sinh đưa vào mẫu sẽ
được thăm khám theo các bước như sau: khai thác
thông tin hành chính: tuổi, địa dư, nghề nghiệp, trình độ
học vấn, thời gian vô sinh, phân loại vô sinh; khai thác
tiền sử: quai bị, bệnh lý mãn tính, tiền sử phẫu thuật tiết
niệu - sinh dục, khám lâm sàng: đo cân nặng, chiều cao,
vòng bụng, vòng mông, đo huyết áp; khám cận lâm sàng:
xét nghiệm glucose máu đói, bilan lipid máu, tinh dịch
đồ, xét nghiệm sức bền tinh trùng.
Xét nghiệm sức bền tinh trùng
Xét nghiệm được thực hiện khi bệnh nhân kiêng quan
hệ 3 - 5 ngày, sử dụng lọ vô trùng để lấy mẫu tinh dịch.
Xét nghiệm khảo sát độ di động và sức sống của tinh
trùng trong môi trường CO2 sau 24 giờ, 48 giờ so sánh
với các tiêu chuẩn để xác định bình thường hoặc bất
thường. Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO năm
2010 về một mẫu có xét nghiệm sức bền tinh trùng bình
thường bao gồm: mật độ ≥ 15 x 106/ml; độ di động tại
thời điểm 0 giờ ≥ 32%; tỷ lệ tinh trùng sống tại 0 giờ ≥
58%, tại 24 giờ ≥ 50% và tại 48 giờ ≥ 20%. Nếu có bất kỳ
tiêu chuẩn nào không phù hợp sẽ được kết luận sức bền
tinh trùng bất thường.
Hội chứng chuyển hóa
Dựa vào các tiêu chí của AHA/NHLBI năm 2005 về
chẩn đoán HCCH (Bảng 1), nếu thỏa mãn bất kỳ 3/5
tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhóm mắc HCCH, còn lại là
40
nhóm không mắc HCCH. Tiến hành thu thập số liệu, xử
lý, so sánh các thông số sức bền tinh trùng giữa 2 nhóm
này và bàn luận. Biến số nghiên cứu bao gồm các yếu
tố trong Hội chứng chuyển hóa: vòng bụng, triglycerid
máu, HDL-cholesterol, glucose máu đói và huyết áp; tinh
dịch đồ; các yếu tố xét nghiệm sức bền tinh trùng: tỷ lệ
tinh trùng di động, tỷ lệ tinh trùng sống sau 24 giờ, 48
giờ là các biến phụ thuộc. Các yếu tố LDL-cholesterol, tỷ
lệ vòng bụng/vòng mông, tỷ lệ vòng bụng/chiều cao là
những biến số tham khảo.
Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo AHA/NHLBI
Tiêu chuẩn Phân loại
Tăng vòng bụng ≥ 102 cm
Tăng triglyceride máu ≥ 150 mg/dL (1,7 mmol/L)
hoặc đang điều trị thuốc tăng triglyceride máu
Giảm HDL-C < 40 mg/dL (1,03 mmol/L)
hoặc đang điều trị thuốc giảm HDL-C
Tăng huyết áp Huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg
hoặc Huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg
hoặc đang điều trị thuốc hạ huyết áp/bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp
Tăng glucose máu đói ≥ 100 mg/dL hoặc đang điều trị tăng đường máu
hoặc ≥ 5,60 mmol/l
Xử lý số liệu
Phần mềm SPSS phiên bản 22.0, SPSS Inc., Chicago,
IL, US được sử dụng để phân tích tất cả các thống kê. Dữ
liệu số được trình bày theo giá trị trung bình ± độ lệch
chuẩn. Phân tích kiểm tra phương sai được dùng để so
sánh các giá trị trung bình và tỷ lệ phần trăm giữa hai
nhóm nghiên cứu. Sự liên quan giữa các thông số và kết
quả sức bền tinh trùng (biến liên tục) được thể hiện bằng
hệ số tương quan Pearson (r). Khi giá trị p < 0,05 được
cho là có ý nghĩa thống kê.
3. KẾT QUẢ
Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 8 năm 2019 có tổng số 123 trường hợp vô sinh nam thỏa mãn các điều kiện được
đưa vào mẫu nghiên cứu.
Bảng 2. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu và hội chứng chuyển hóa
Yếu tố
Tổng
(N, mean SD)
n = 123
HCCH
n = 16
Không HCCH
n = 107
P
Tuổi 34,28 ± 5,41 36,88 ± 3,46 33,94 ± 5,55 0,04
Nghề nghiệp
Lao động trí óc 53 (43,1) 8 (15,1) 45 (84,9)
0,55
Lao động chân tay 70 (56,9) 8 (11,4) 62 (88,6)
Địa dư
Thành thị 44 (35,8) 5 (11,4) 39 (88,6)
0,69
Nông thôn 79 (64,2) 11 (13,9) 68 (86,1)
Vô sinh
Nguyên phát 85 (69,1) 12 (14,1) 73 (85,9)
0,77
Thứ phát 38 (30,9) 4 (10,5) 34 (89,5)
Thời gian vô sinh
< 3 năm 53 (43,1) 6 (11,3) 47 (88,7)
0,18
≥ 3 năm 69 (56,9) 10 (14,5) 59 (85,5)
BMI (kg/m2) 23,01 ± 2,95 23,93 ± 3,72 22,88 ± 2,81 0,18
Lê Minh Tâm và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):38-44. doi: 10.46755/vjog.2020.1.799
41
Vòng bụng (cm) 82,82 ± 7,75 85,0 ± 9,46 82,56 ± 7,55 0,35
Vòng mông (cm) 94,94 ± 5,95 96,6 ± 7,14 94,75 ± 5,82 0,36
Vòng bụng/Vòng mông 0,87 ± 0,07 0,88 ± 0,05 0,87 ± 0,07 0,77
Huyết áp
HATT (mmHg) 111,99 ± 6,23 113,75 ± 8,85 111,73 ± 5,75 0,39
HATTr (mmHg) 70,65 ± 3,79 71,25 ± 5,00 70,56 ± 3,59 0,49
Bilan lipid
Total cholesterol 4,84 ± 0,95 5,22 ± 1,08 4,79 ± 0,92 0,09
Triglycerid 2,28 ± 1,25 3,13 ± 0,86 2,15 ± 1,26 0,003
LDL-Cholesterol 3,32 ± 0,90 3,66 ± 0,84 3,27 ± 0,90 0,11
HDL- Cholesterol 1,20 ±0,30 0,96 ± 0,26 1,24 ± 0,29 0,001
Glucose máu đói 5,49 ± 0,97 6,82 ± 1,68 5,29 ± 0,60 < 0,001
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm
về độ tuổi, nồng độ triglycerid máu, HDL-cholesterol và
nồng độ glucose máu đói với p < 0,05. Không tìm thấy sự
khác biệt đáng kể nào về nghề nghiệp, địa dư, phân loại
và thời gian vô sinh, chỉ số cơ thể BMI và huyết áp giữa
hai nhóm mắc và không mắc HCCH.
Bảng 3. Mối liên quan giữa các yếu tố sức bền tinh trùng với hội chứng chuyển hóa
Sức bền tinh trùng
Tổng HCCH Không mắc HCCH P
TB SD TB SD TB SD
Độ di động
0 giờ 73,05 8,71 72,81 8,16 73,08 8,83 0,91
24 giờ 28,94 13,38 28,63 13,96 28,99 13,35 0,92
48 giờ 6,52 8,08 6,75 7,19 6,49 8,24 0,90
Tỷ lệ tinh trùng sống
0 giờ 84,96 6,06 84,19 6,74 85,07 5,98 0,59
24 giờ 50,78 14,65 50,38 15,14 50,84 14,65 0,91
48 giờ 18,97 12,40 19,19 12,89 18,93 12,39 0,94
Kết quả (n %)
Bình thường 91 74,0 11 12,1% 80 87,9%
0,76
Bất thường 32 26,0 5 15,6% 27 84,4%
Đối với thông số tinh trùng được khảo sát tại thời điểm 0 giờ, 24 giờ và 48 giờ, không có sự khác biệt đáng kể giữa
hai nhóm về độ di động và tỷ lệ tinh trùng sống.
Bảng 4. Mối liên quan giữa các yếu tố hội chứng chuyển hóa với sức bền tinh trùng
Hội chứng chuyển hóa
SBTT bất thường SBTT bình thường
P
n % n %
Vòng bụng ≥ 102cm 1 100 0 0 n/a
Triglycerid ≥ 1,7mmol/L 11 34,4 21 65,6 0,40
HDL-C < 1,03mmol/L 27 71,1 11 28,9 0,62
Tăng huyết áp 4 80,0 1 20,0 0,61
Lê Minh Tâm và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):38-44. doi: 10.46755/vjog.2020.1.799
42
Tăng glucose máu đói 25 67,6 12 32,4 0,26
BMI 23,93 3,72 22,88 2,82 0,18
Vòng bụng/Vòng mông 0,87 0,05 0,87 0,07 0,77
Vòng bụng/Chiều cao 0,52 0,06 0,49 0,05 0,13
Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê nào giữa các tiêu chuẩn chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, chỉ số
cơ thể BMI, tỷ số vòng bụng/vòng mông, tỷ số vòng bụng/chiều cao với sự bất thường sức bền tinh trùng.
Bảng 5. Mối tương quan giữa sức sống tinh trùng và các yếu tố khác
Yếu tố
Hội chứng chuyển hóa
TT sống 0 giờ TT sống 24 giờ TT sống 48 giờ
Hệ số
tương
quan
(rho)
p
Hệ số
tương
quan (rho)
p
Hệ số
tương
quan (rho)
p
Vòng bụng tăng -0,066 0,53 -0,134 0,19 -0,132 0,21
Triglycerid tăng 0,045 0,62 -0,104 0,25 -0,038 0,68
Giảm HDL-C 0,073 0,43 0,165 0,07 0,070 0,44
HATT 0,224 0,01 0,138 0,12 0,118 0,19
HATTr 0,126 0,17 0,036 0,69 -0,003 0,97
Tăng glucose máu đói -0,007 0,94 0,079 0,39 0,009 0,92
BMI tăng -0,071 0,43 -0,101 0,27 -0,057 0,53
Vòng bụng/Vòng mông tăng -0,079 0,45 -0,098 0,35 -0,052 0,62
Vòng bụng/Chiều cao tăng -0,045 0,66 -0,099 0,34 -0,112 0,28
Tại các thời điểm khảo sát sức bền tinh trùng 0 giờ,
24 giờ và 48 giờ, sự phụ thuộc của các biến vòng bụng,
triglycerid máu, HDL-Cholesterol máu, huyết áp tâm thu,
huyết áp tâm trương, Glucose máu, chỉ số cơ thể BMI,
tỷ số vòng bụng/vòng mông, tỷ số vòng bụng/chiều cao
được thể hiện trong bảng 5. Có một mối tương quan
thuận giữa huyết áp tâm thu với sức sống tinh trùng tại
thời điểm 0 giờ (rho = 0,224, p = 0,013). Các yếu tố còn lại
không có mối liên quan thuận nghịch có ý nghĩa nào với
sức bền tinh trùng tại 0 giờ, 24 giờ và 48 giờ.
4. BÀN LUẬN
Hội chứng chuyển hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ
một nhóm các bất thường về chuyển hóa bao gồm tăng
huyết áp, béo bụng, đề kháng insulin và rối loạn lipid máu.
Hội chứng chuyển hóa cũng được biết đến như là “hội
chứng đề kháng insulin”, “hội chứng X”, “tăng triglycerid
máu”. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa thay đổi trên toàn
thế giới và thường tương ứng với tỷ lệ béo phì. Có sự khác
biệt lớn về tỷ lệ lưu hành dựa trên độ tuổi, giới tính, chủng
tộc/sắc tộc và các tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán
[17]. Trong nghiên cứu này, độ tuổi trung bình của nhóm
nghiên cứu là 34,28 ± 5,41. Trong đó, độ tuổi trung bình
của nhóm mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn so với
nhóm không mắc (lần lượt là 36,88 ± 3,46 và 33,94 ± 5,55),
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,042.
Các cơ chế gây bệnh của hội chứng chuyển hóa rất
phức tạp và vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Việc các
thành phần riêng lẻ của HCCH đại diện cho các bệnh lý
hoặc các biểu hiện riêng biệt của một cơ chế gây bệnh
thông thường vẫn đang được bàn luận. Sự khác biệt
lớn trong phân bố về mặt địa lý và sự tăng tỷ lệ mắc
ở các nước đang phát triển gần đây nhấn mạnh tầm
quan trọng của các yếu tố môi trường và lối sống tiêu
thụ lượng calo dư thừa và thiếu hoạt động thể chất như
là những yếu tố đóng vai trò quan trọng. Quá trình tích
tụ mỡ và rối loạn chức năng mô mỡ được chứng minh
là một tác nhân chính cho hầu hết các con đường liên
quan đến HCCH [18].
Có nhiều bằng chứng cho thấy béo phì, rối loạn
chuyển hóa và đái tháo đường làm giảm nồng độ tes-
tosterone trong huyết thanh. Cơ chế này có thể liên quan
với khiếm khuyết trong các tế bào Leydig [19]. Hơn nữa,
béo phì và rối loạn chuyển hóa có liên quan đến việc
giảm sản xuất androgen và tăng hoạt động của men aro-
matase khi liên kết với mô mỡ dư thừa - hiện tượng đề
kháng insulin là nguyên nhân làm giảm nồng độ globulin
liên kết với hormone giới tính. Hậu quả làm giảm nồng độ
Lê Minh Tâm và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):38-44. doi: 10.46755/vjog.2020.1.799
43
testosterone trong huyết tương và tăng estradiolemia.
Do đó, phản hồi từ trục hạ đồi - tuyến yên bị gián đoạn,
dẫn đến suy sinh dục, chức năng của các tế bào Sertoli
bị ảnh hưởng và sản xuất tinh trùng bị biến đổi [15].
Qua thời gian, nghiên cứu về ảnh hưởng của béo phì
đến các thông số tinh trùng vẫn còn gây tranh cãi. Các
nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng béo phì có liên quan
đến việc giảm số lượng tinh trùng, nồng độ, độ di động,
sức sống và tính toàn vẹn DNA tinh trùng [20-24]. Ngược
lại, các nghiên cứu khác lại không tìm thấy mối liên quan
nào [25-27]. Nghiên cứu thí điểm có kiểm soát của Leise-
gang K và cộng sự được tiến hành vào năm 2014 về ảnh
hưởng của hội chứng chuyển hóa lên chức năng sinh
sản nam giới cho kết quả rằng ở nhóm mắc hội chứng
chuyển hóa giảm đáng kể nồng độ tinh trùng (p = 0,002),
tổng số tinh trùng (p = 0,0034), tổng số tinh trùng di động
(p = 0,0291) và sức sống tinh trùng (p = 0,002) [28]. Tuy
nhiên, nghiên cứu được thực hiện trên cỡ mẫu nhỏ (n =
54), do đó còn nhiều hạn chế.
Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 8 năm 2019 có tổng
số 123 trường hợp vô sinh nam thỏa mãn các điều kiện
được đưa vào mẫu nghiên cứu. Bước đầu tiên, chúng tôi
chia cỡ mẫu ra làm hai nhóm: nhóm mắc HCCH (n = 16)
và nhóm không mắc HCCH (n = 107). Sau khi tìm hiểu
mối liên quan giữa các thông số trong xét nghiệm sức
bền tinh trùng như độ di động và tỷ lệ tinh trùng sống tại
các thời điểm 0 giờ, 24 giờ và 48 giờ, chúng tôi nhận thấy
độ di động của tinh trùng tại thời điểm 0 giờ và 24 giờ và
tỷ lệ tinh trùng sống tại thời điểm 0 giờ của nhóm không
mắc HCCH cao hơn so với nhóm mắc (giá trị lần lượt là
72,81% ± 8,16; 28,63% ± 13,96; 84,19% ± 6,74 và 73,08%
± 8,83; 28,99% ± 13,35; 85,07% ± 5,98), tuy nhiên sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Để làm rõ thêm về tác dụng bất lợi của các thành tố
trong hội chứng chuyển hóa như: vòng bụng, nồng độ
lipid máu, glucose máu hay các yếu tố như: chỉ số khối
cơ thể - BMI, tỷ số vòng bụng/vòng mông và tỷ số vọng
bụng/chiều cao lên sức bền tinh trùng tại các thời điểm
0 giờ, 24 giờ và 24 giờ thì cũng không thấy có mối tương
quan nào (p > 0,05). Kết quả này tương tự với các nghiên
cứu như đã trình bày ở trên.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận ra rằng kết quả của
nghiên cứu không phù hợp với một số báo cáo. Có tác
giả đã báo cáo rằng nồng độ triglycerid và LDL-choles-
terol trong huyết thanh tăng cao có liên quan đến chất
lượng tinh trùng kém hoặc giảm khả năng vận động của
tinh trùng [29], [30]. Những lý do dẫn đến sự khác biệt
giữa các kết quả nghiên cứu này được có thể bao gồm
sự khác biệt về dân số nghiên cứu, kích thước cỡ mẫu,
phương pháp phân tích số liệu, đặc biệt là sự khác nhau
về chủng tộc, chế độ ăn uống mà môi trường sống.
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu HCCH ở nam giới các cặp vợ chồng vô
sinh ghi nhận sự liên quan giữa tuổi và sự xuất hiện
HCCH với độ tuổi trung bình khá trẻ. Tuy nhiên, ảnh
hưởng HCCH sức bền của tinh trùng chưa ghi nhận sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ombelet W, Coole I, Dyer S, Serour G and Devroey P. In-
fertility and the provision of infertility medical services in
developing countries. Hum Reprod Update. 2008; 14:605-
621. 10.1093/humupd/dmn042.
2. Agarwal A, Gupta S, Sharma R. Basic Semen Analysis.
In: Agarwal A, Gupta S, Sharma R, editors. Andrological
Evaluation of Male Infertility A Laboratory Guide. New
York: Springer; 2016. p. 39–46.
3. World Health Organization. WHO Laboratory Manual for
the Examination and Processing of Human Semen. World
Health Organization, Geneva, Switzerland, 2010b.
4. World Health Organization. World health statistics
2010. World Health Organization, Geneva, Switzerland,
2010a.
5. Oehninger S, Franken D.R. and Ombelet W. Sperm func-
tional tests. Fertil Steril. 2014; 102: 1528-1533.
6. Sukcharoen N, Aribarg A, Kriangsinyos R, Chanprasit Y,
Ngeamvijawat J. Contraceptive efficacy and adverse ef-
fects of testosterone enanthate in Thai men. J Met Assoc
Thai. 1996 Dec: 79(12):767-73.
7. Iemmolo M, Simmons L, Matson P. The rapid detection
of Cytotoxicity using a modified human sperm survival as-
say. J Assist Reprod Genet. 2005 Apr; 22(4):177-80. Doi:
10.1007/s10815-005-4916-4.
8. Levine H, Jorgensen N, Andrade A.M., Mendiola J et al.
Temporal trends in sperm count: A systematic review and
meta-regression analysis. Hum Reprod Update. 2017 Nov
1;23(6):646-659. Doi: 10.1093/humupd/dmx022.
9. K Michalakis, D G Goulis, A Vazaiou, G Mintziori, A
Polymeris, A Abrahamian-Michalakis. Obesity in the
ageing man. Metabolism. 2013 Oct;62(10):1341-9. Doi:
10.1016/j.metabol.2013.05.019.
10. International Diabetes Federation, Worldwide defini-
tion of the metabolic syndrome, Available at:
idf.org/webdata/docs/IDF_Metasyndrome_definition.
pdf. Accessed August 24, 2005.
11. Lu JC, Jing J, Yao Q, Fan K, Wwang GH, Feng RX, Li-
ang YJ, Chen L, Ge YF, Yao B. Relationship between lipids
levels of serum and seminal plasma and semen param-
eters in 631 Chinese subfertile men. PloS One. 2016 Jan
4;11(1):e0146304. Doi: 10.1371/journal.pone.0146304.
12. Esposito K, Giugliano F, Martedì E, Feola G, Marfella
R, D’Armiento M, Giugliano D. High proportions of erectile
Lê Minh Tâm và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):38-44. doi: 10.46755/vjog.2020.1.799
44
dysfunction in men with the metabolic syndrome. Diabe-
tes Care. 2005 May; 28(5): 1201-3.
13. Robeva R, Kirilov G, Tomova A, Kumanov P. Low
testosterone levels and unimpaired melatonin secre-
tion in young males with metabolic syndrome. Androlo-
gia. 2006 Dec;38(6):216-20.
14. Wang P1, Mariman E, Renes J, Keijer J. The secretory
function of adipocytes in the physiology of white adipose
tissue. J Cell Physiol. 2008 Jul;216(1):3-13. doi: 10.1002/
jcp.21386.
15. Dupont C, Faure C, Daoud F, Gautier B, Czernichow S,
Levy R, ALIFERT collaborative group. Metabolic syndrome
and smoking are independent risk factors of male idio-
pathic infertility. Basic Clin Androl. 2019 Jul 1;29:9. Doi:
10.1186/s12610-019-0090-x.
16. Sermondade N, Faure C, Fezeu L, Levy R, Czernichow
S, Obesity-Fertility Collaborative Group. Obesity and in-
creased risk for oligozoospermia and azoospermia. Arch
Intern Med. 2012 Mar 12;172(5):440-442. Doi: 10.1001/
archinternmed.2011.1382.
17. Rochlani Y, Pothineni N V, Kovelamudi S, Mehta
J L. Metabolic syndrome: pathophysiology, manage-
ment, and modulation by natural compounds. Ther
Adv Cardiovasc Dis. 2017 Aug;11(8):215-225. Doi:
10.1177/1753944717711379.
18. Matsuzawa Y, Funahashi T, Nakamura T. The concept
of metabolic syndrome: contribution of visceral fat ac-
cumulation and its molecular mechanism. J Atheroscler
Thromb 2011; 18(8): 629-639.
19. La Vignera S, Condorelli R, Vicari E, D’Agata R, Calog-
ero A E. Diabetes mellitus and sperm parameters. J
Androl. Mar-Apr 2012; 33(2): 145-53. Doi: 10.2164/jan-
drol.111.013193.
20. Fejes, I., Koloszar, S., Szollosi, J., Zavaczki, Z. & Pal,
A. Is semen quality affected by male body fat distribu-
tion? Andrologia. 2005; 37: 155–159.
21. Hakonsen LB, Thulstrup AM, Aggerholm AS, et al.
Does weight loss improve semen quality and reproduc-
tive hormones? Results from a cohort of severely obese
men. Reprod Health. 2011;8:24. doi: 10.1186/1742-4755-
8-24.
22. Hofny E R M, Ali M E, Abdel-Hafez H Z, Kamal E, Mo-
hamed E, El-Azeem G, Mostafa T. Semen parameters
and hormonal profile in obese fertile and infertile males.
Fertil Steril. 2010 Jul; 94(2): 581-4. Doi: 10.1016/j.fertn-
stert.2009.03.085.
23. Jensen, T. K. et al. Body mass index in relation to se-
men quality and reproductive hormones among 1,558
Danish men. Fertil. Steril. 2004; 82: 863–870.
24. Kort HI, Massey JB, Elsner CW, Mitchell-Leef D, Shapiro
DB, Witt MA, et al. Impact of body mass index values on
sperm quantity and quality. J Androl. 2006;27(3):450–2.
25. Aggerholm, A. S., Thulstrup, A. M., Toft, G., Ram-
lau-Hansen, C. H. & Bonde, J. P. Is overweight a risk factor
for reduced semen quality and altered serum sex hor-
mone profile? Fertil. Steril. 2008; 90: 619–626.
26. Chavarro JE, Toth TL, Wright DL, Meeker JD, Hauser
R. Body mass index in relation to semen quality, sperm
DNA integrity and serum reproductive hormone levels
among men attending an infertility clinic. Fertil Steril.
2010;93(7):2222–31.
27. Pauli, E. M. et al. Diminished paternity and gonadal
function with increasing obesity in men. Fertil. Steril. 90,
346–351 (2008).
28. Leisegang K, Udodong A, Bouic PJ, Henkel RR. Effect of
the metabolic syndrome on male reproductive function: a
case-controlled pilot study. Andrologia. 2014;46(2):167–
176. doi: 10.1111/and.12060.
29. Ebesunun MO, Solademi BA, Shittu OB, Anetor JI,
Onuegbu JA, Olisekodiaka JM, Agbedana EO, Onyeaghala
AA. Plasma and semen ascorbic levels in spermatogen-
esis. West Afr J Med. 2004; 23(4): 290-3. Doi: 10.4314/
wajm.v23i4.28143.
30. Ergün A, Köse SK, Aydos K, Ata A, Avci A. Correlation
of seminal parameters with serum lipid profile and sex
hormones. Arch Androl. 2007 Jan-Feb; 53(1):21-3. Doi:
10.1080/01485010600888961.
Lê Minh Tâm và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):38-44. doi: 10.46755/vjog.2020.1.799
Các file đính kèm theo tài liệu này:
co_moi_lien_quan_giua_hoi_chung_chuyen_hoa_va_suc_ben_tinh_t.pdf